Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(14)

10 cách chăm sóc vòng 1: Sự thay đổi nội tiết tố, thời tiết, môi trường, tuổi tác... sẽ dần làm núi đôi của bạn không còn độ hấp dẫn. 10 lưu ý dưới đây giúp bạn cải thiện phần nào "chất lượng" vòng 1.


1. Dinh dưỡng
Để duy trì độ căng của núi đôi, bạn cần phải nuôi dưỡng cơ ngực và cơ dưới da. Hãy ưu tiên những thực phẩm giầu protein (thịt đỏ, gia cầm, trứng, phomat trắng, đậu tương, cá, dầu ô lưu,...) vì nó có tác dụng phát triển và tái tạo cơ.
2. Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ cho ngực là một cách làm tái tạo tế bào và giúp máu lưu thông. Từ đó, da sẽ trở nên mềm mại, săn chắc và sáng mịn.
Bạn có thể chọn loại mặt nạ có những hạt nhỏ li ti dành cho da mặt vì tính nhạy cảm của làn da ở 2 vùng này là tương đương.

Tốt nhất là 2 tuần bạn thực hiện đắp mặt nạ 1 lần. Ngay sau khi bỏ mặt nạ, hãy dùng một loại kem dưỡng ẩm để mát xa.
3. Mát xa với tinh dầu
Mát xa núi đôi với các loại tinh dầu sẽ giúp da ở vùng này trở nên săn chắc. Động tác này không chỉ giúp lưu thông mạch máu mà còn giúp kết cấu và bề mặt của làn da được cải thiện.
Tốt nhất là mát xa sau khi tắm. Sau đó, rửa sạch chúng với nước lạnh.
4. Tắm nước lạnh
Nước quá nóng hoàn toàn không tốt cho da, đặc biệt là da ngực. Nước ấm vừa phải luôn là lựa chọn hàng đầu và khi thời tiết cho phép hãy "tráng" người bằng nước lạnh, trong đó ưu tiên cho vùng ngực ít nhất là 5 phút.
Nước lạnh giúp lưu thông mạch máu và làm săn chắc da. Da ngực săn chắc, điều đó cũng có nghĩa là ngực bạn luôn căng và đẹp.
5. Để núi đôi được "thở"
Để có vòng 1 lý tưởng bạn cũng cần biết cách tạo sự thoải mái cho khu vực này. Tránh mặc những loại áo con chật đến nỗi để lại những vết hằn trên da. Chúng sẽ cản trở sự lưu thông mạch máu và làm mất đi sự đàn hồi của da.Hãy mặc những chiếc áo con được làm bằng coton tháng mát, vừa với số đo vòng 1 của bạn.
Các chuyên gia cũng khuyên chị em không nên nằm sấp vì tư thế này không tốt cho núi đôi.
6. Hãy đứng thẳng
Để có vòng 1 thật đẹp bạn cần luôn đứng thắng. Khi bạn đứng ở tư thế này, vai của bạn sẽ hướng ra phía sau và và ngực sẽ đẩy lên phía trước, lồng ngực sẽ mở ra và các cơ của nửa người trên phải hoạt động. Hãy nhớ rằng núi đôi có rất nhiều cơ và các cơ này cần hoạt động nhiều để có độ dẻo dai.
7. Hạn chế tiếp xúc với tia UV
Da ngực rất nhạy cảm, rất mỏng mảnh nhưng lại phải “gánh 1 nhiệm vụ nặng nề”. Nếu thường xuyên để vòng 1 của mình tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tia cực tím sẽ làm tổn thương lớp da mỏng manh này và gây nên những vết nám.
Nếu như buộc phải để lộ vòng 1 dưới ánh nắng mặt trời (đi bơi, tắm biển...) hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 nhưng cũng đừng ra nắng trong khoảng 11 - 16h hàng ngày vào mùa hè.
8. Chọn các môn thể thao phù hợp
Không nên chơi những môn thể thao mạnh, quá sức. Thư giãn và nghỉ ngơi để có một tinh thần khỏe mạnh... Hãy chú ý tới việc chăm sóc cơ thể cũng như sức khỏe. Chơi những môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bạn. Giữ cân nặng ổn định và phù hợp với chiều cao. Sức khỏe tốt và cân nặng ổn định sẽ cho phép bạn bảo vệ được số đo của vòng 1.
9. Đến các trung tâm thể dục thẩm mỹ
Nếu mới sinh em bé hoặc vừa trải qua một đợt điều trị bệnh và bạn muốn nâng cấp vòng 1, hãy đến các trung tâm thể dục, ở đó họ sẽ hướng dẫn bạn những bài tập phù hợp giúp bạn lấy lại vóc dáng cho vòng 1. Ngoài ra bơi luôn là môn thể thao rất tốt cho vòng 1.
10. Chăm sóc sức khỏe toàn thân
Nếu bạn ốm yếu hay quá gầy hoặc quá béo, đương nhiên rồi núi đôi của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách ăn uống đủ chất, tránh xa stress, nói không với rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác, ngủ đủ giờ... (Theo: Dân trí)

Trị hôi chân: Chân “nặng mùi” là do tuyến mồ hôi ở khu vực này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để tống khứ thứ mùi khó chịu này.




Thói quen hằng ngày
- Ngâm chân trong chậu nước nóng 50 - 60oC, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần.
- Dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi do mồ hôi chân gây ra.
- Lấy 15g rễ bột sắn cho vào 15g rượu trắng, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi để nguội rửa chân, mỗi ngày làm 1 lần.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10 - 15ml giấm nếp vào trong nước, quấy đều, cho hai chân vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”.
Chữa trị bằng đông y
Khi căn bệnh hôi chân trở nên trầm kha và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng thì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn.
- Đối với chân bị lở loét, nặng mùi, hãy lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, hoàng bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch chân, hãy rắc bột này vào chỗ lở loét.
- Đối với chân bị mụn nước, hôi thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật, hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên rửa chân 1 - 2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.
- Đối với chân bị mòn gót, nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g, cho vào 250g giấm và ngâm trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm chân khoảng 20 phút, trị liên tục trong vòng 7 ngày.
Những lưu ý
Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu quá lâu, cộng với môi trường bít kín của giày… sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng… sẽ hạn chế rất nhiều bệnh này.
Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi ngày, thường xuyên thay tất và không nên đi các loại giày kín như giày thể thao, giày du lịch để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.
Tích cực “trừ khử” những nguyên nhân gây bệnh như mồ hôi chân, bệnh nấm chân bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví dụ như ớt cay, hành sống, tỏi sống...
Nếu mắc các bệnh về da như lở loét, mụn nước do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hôi chân thì hạn chế gãi để tránh kích thích lây nhiễm. Bạn nên dùng chậu rửa chân và khăn lau chân riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng để giặt tất. (VTC)
Trị mụn trứng cá: Da bị trứng cá đa số là da dầu ít được chăm sóc, khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mạnh hoặc khi thay đổi nội tiết, hoặc do tác động của môi trường sống... sẽ làm lỗ chân lông to nên bụi bẩn dễ bám vào, dễ sinh ra các loại mụn.



Những người mới trưởng thành, nội tiết còn chưa ổn định, lại mới đi làm nên sức ép công việc dẫn đến lo lắng cũng gây ra nhiều mụn.
Nguyên nhân sinh mụn trứng cá là do các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Bình thường, bã nhờn sẽ được đào thải qua lỗ chân lông. Khi vệ sinh không đúng cách hay bị bụi bám sẽ làm cho bã nhờn bị bít tắc.
Tuyến bã hoạt động quá mức, bã nhờn càng tiết ra nhiều dầu gây nổi mụn nhiều. Hoặc do vi khuẩn Propioni Bacterium Acnes gia tăng hoạt động. Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy loại vi khuẩn này xuất hiện nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá.
Khi bạn không chú ý giữ gìn da sạch sẽ và nhất là do nặn nhân trứng cá, vi khuẩn sẽ từ các ngón tay hay do đã có sẵn trên da xâm nhập, các mụn sẽ sưng lên, mưng mủ, có khi trở thành nhọt rất nguy hiểm. Mụn để lâu ngày sẽ trở nên to, rộng ra ở dưới da tạo thành các “trứng cá bọc”, nếu nặn ra hoặc vỡ mủ sẽ để lại sẹo, càng làm da trở nên xù xì, mất thẩm mỹ.
Cách điều trị:
- Chăm sóc da để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, tránh bít tắc lỗ chân lông và giảm lượng dầu trên da bằng cách rửa mặt sạch thường xuyên bằng sữa rửa mặt, không sờ, nặn vào mụn. Tránh dùng xà phòng để rửa mặt vì xà phòng có chất gây tổn hại cho da.
- Với những người bị mụn trứng các do vi khuẩn Propioni, hiện nay trên thế giới, chỉ có tia sáng xanh Blue Light theo công nghệ PDT mới có tác dụng tập trung và hiệu quả nhất đối với vi khuẩn loại này. Ánh sáng sẽ chỉ tìm diệt vi khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến làn da.
- Bổ sung dinh dưỡng đều đặn cho làn da bằng các loại kem dưỡng chuyên dụng và một chế độ ăn ngủ, giữ gìn vệ sinh cẩn thận. Đắp mặt nạ tự chế hoặc sử dụng sản phẩm dành riêng cho da dầu mỗi tuần để loại bỏ chất nhờn trên mặt. Sử dụng sản phẩm làm se lỗ chân lông như nước hoa hồng.(Theo: VnExpress)
Mẹ stress, con có thể bị tâm thần phân liệt:
Con của những phụ nữ mang bầu trong thời kỳ chiến tranh Ả rập – Israel năm 1967, được phát hiện là bị mắc bệnh tâm thần phân liệt. phụ nữ mang bầu trong thời kỳ chiến tranh Ả rập – Israel năm 1967, được phát hiện là bị mắc bệnh tâm thần phân liệt.


Đó là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên nhật báo về Y học BMC Psychiatry (chuyên về tâm thần học).Bác sĩ Dolores Malaspina và các đồng nghiệp từ trường ĐH Y New York đã viết trong bản báo cáo: “Bệnh tâm thần phân liệt có liên quan tới việc các bà mẹ mang thai bị tổn thương tâm lý do mất người thân, nạn đói kém và nhiều thảm họa khác”.Và theo những bằng chứng gần đây cho thấy, 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể dễ bị tổn thương nhất.Bà Malaspina cho biết: “Chúng tôi đã có thêm những bằng chứng thuyết phục tích lũy sau quá trình nghiên cứu rằng “tổn thương tâm lí tự thân” trong thời kỳ mang thai (không hề do nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng hay bất cứ khó khăn nào trước khi sinh) có thể để lại những di chứng đối với sức khỏe của đứa con”. “Một số di chứng có thể không biểu hiện ra bên ngoài trong nhiều năm, bệnh tâm thần phân liệt là một ví dụ”.Bà lưu ý rằng một số nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy tác động của stress trước khi sinh đối với tinh thần và vật chất trong cơ thể đứa trẻ. Bà giải thích “Những thay đổi này phản ánh sự tiến hóa tích cực và phù hợp của vật chất cũng như tinh thần của đứa trẻ sắp chào đời trong quá trình người mẹ bị stress”“Rõ ràng là bệnh tâm thần phân liệt không có khả năng thích nghi nên thường biểu hiện khá muộn, nhưng có thể những tổn thương tâm lí trước khi sinh của mẹ đang làm cho bào thai nhạy cảm hơn với những mối đe dọa tiềm ẩn hay chỉ đơn giản là có cảm giác lo lắng, thận trọng hơn. Đây có lẽ là những tác động làm gia tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt về sau này”.
Làm gì khi bị chảy máu cam?
Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh. Dưới đây là những phương pháp xử lý khi rơi vào tình huống này. Trước hết, cần phải tránh các hoạt động mạnh. Tốt hơn cả là bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.Nếu bị chảy máu cam ở nhà, bạn cần phải thực hiện từng bước như sau:
- Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 - 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.
- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 - 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 - 1,5h.
- Nếu sau khi lấy bông gòn ra, mũi tiếp tục chảy máu, khi đó, bạn nên đến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.
Thông thường, hiện tượng chảy máu cam là do bị một cái gì đó tác động vào. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây, bệnh này thường gắn với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao thì thành động mạch không thể “chịu được” và sẽ mất soát. Trong trường hợp này, máu sẽ chảy không ngừng cho đến khi huyết áp ổn định. Đối với những người bị cao huyết áp, cách xử lý bệnh chảy máu mũi rất đơn giản, vì có nhiều loại thuốc giúp người cao huyết áp bình ổn lại huyết áp.
Những người mắc bệnh khoang mũi cũng thường bị chảy máu cam.
Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn cần xin lời khuyên của bác sỹ. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bạn nên bổ xung vitamin C và K. Tuy nhiên, các loại vitamin này chỉ có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam thông thường.(Theo Dân trí)
Ngáy và Hội chứng ngưng thở lúc ngủ: Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người, trung bình người bình thường cần 6-8 giờ ngủ trong một ngày hoặc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian đời người. Ngủ được xem là một quá trình động liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa não, các trung tâm tiềm thức và sự nghỉ ngơi của cơ thể, vì vậy rối loạn giấc ngủ rất có hại cho sức khỏe nói chung và cho công việc hằng ngày nói riêng. cau truc hongNgáy là âm phát ra trong khi ngủ do sự rung động phần mềm ở mũi và thành sau họng. Âm ngáy do dòng không khí bị xáo động khi đi ngang qua khoảng hẹp. Nói chung trong hầu hết các trường hợp ngáy không phải là một bệnh lý ngoại trừ việc gây khó chịu hoặc làm mất ngủ cho những người xung quanh. Tuy nhiên một số bệnh lý quan trọng liên quan đến ngáy như ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn hoặc các bệnh lý tim mạch khác có thể gây đột tử trong khi ngủ.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NGÁY

Tần xuất ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn gia tăng theo tuổi tác, ở tuổi 30-60, 2% phái nữ, 4% phái nam và khoảng 60% người lớn tuổi có hội chứng ngưng thở lúc ngủ và ngáy.
  • Thường xảy ra ở người béo phì, mô mở tích tụ nhiều ở thành bên họng hoặc đáy lưỡi quá lớn gây hẹp đường thở và làm giảm trương lực cơ vùng họng gây ngáy và ngưng thở lúc ngủ.
  • Phái nam thường bị 7-10 lần nhiều hơn so với phái nữ, ở phái nữ thường khởi phát sau tuổi mãn kinh.
  • Có liên quan đến tiền sử gia đình và di truyền.
  • Bại liệt và teo cơ gây ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn.
  • Một số bệnh lý khác như viêm xoang, dị ứng, cảm nhiễm, các u vùng mũi và suy giáp cũng có thể gây ngáy và ngưng thở lúc ngủ tạm thời.

SINH LÝ BỆNH

Ngưng thở lúc ngủ là dạng nặng của tắc nghẽn đường hô hấp, biểu hiện đầu tiên thường là ngáy với những cơn ngưng thở kéo dài từ 10-20 giây do:
  • Quá phát các cuống mũi nhất là cuống mũi dưới, vẹo lệch vách ngăn.
  • Quá phát amidan, VA
  • Bất thường khung sọ mặt.
  • Các mô mềm vùng họng như khẩu cái mềm, lưỡi gà, đáy lưỡi bị sụp vào thành sau họng gây tắc nghẽn đường thở.
  • Áp lực âm trong thì hít vào làm phần mềm bị hút vào lòng ống hô hấp khiến tiết diện ống hẹp lại và gây tắc nghẽn đường thở

veovachngan
Vẹo vách ngăm mũi
quaphatamidan
Quá phát Amiđan

polypype
Polype mũi

Phì đại cuống mũi dưới
Chu kỳ ngáy-ngưng thở lúc ngủ:
  • Trong hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn: bắt đầu bằng ngáy, sau đó là ngưng thở từ 10-20 giây và không còn phát ra tiếng ngáy, để đưa không khí vào phổi ở cuối giai đoạn ngưng thở người bệnh thường trở giấc trong trạng thái lơ mơ, lúc này trương lực cơ họng, lưỡi, màng hầu tăng lên giúp đường thở mở ra, tiếp đến với tiếng khịt mũi hoặc âm ú ớ phát ra từ họng, cuối cùng bệnh nhân thở trở lại và tiếp tục ngủ. Chu kỳ ngáy có thể xảy ra 5-7 lần trong một giờ ngủ.
  • Chu kỳ ngưng thở lập lại nhiều lần trong đêm.
Các đặc trưng của ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn.
  • Thay đổi tư thế nằm khi trở giấc để có thể thở dễ dàng hơn.
  • Chứng ngủ gật ban ngày, khó tập trung vào công việc, trạng thái lo lắng, dễ bị trầm cảm và giảm khả năng tình dục.
Các bệnh lý liên quan.
  • Tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, cơn đau tim và đột qụi
  • Tăng áp động mạch phổi.
  • Lú lẫn, giảm trí nhớ, tâm lý không ổn định.

THĂM KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM

  • Đánh giá cân nặng và huyết áp.
  • Chức năng tuyến giáp.
  • Nội soi mũi xoang để phát hiện các bất thường ở vùng này như vách ngăn mũi, quá phát cuốn mũi hoặc các khối u vùng mũi.
  • Thăm khám họng vòm họng để đánh giá khẩu cái mềm, lưỡi gà, đáy lưỡi.
  • Trong trường hợp nặng bệnh nhân cần nhập viện và thực hiện các xét nghiệm trong khi ngủ nhằm đánh giá và xác định mức độ ngưng thở lúc ngủ.

ĐIỀU TRỊ

1. Tự điều trị

  • Do ngáy thường xuất hiện khi ngủ ở tư thế nằm ngữa, vì vậy nên tập nằm nghiêng một bên, có thể hỗ trợ tư thế này bằng một gối dài chèn ép ở lưng.
  • Tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm cân.
  • Tránh dùng rượu nhất là 4 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh dùng các thuốc an thần, thuốc ngủ. Điều cần lưu ý rượu, thuốc an thần và thuốc ngủ gây giãn các cơ họng, làm hẹp lòng đường thở gây ngáy và ngưng thở lúc ngủ.

2. Điều trị nội khoa

Đối với ngáy nhẹ do phù nề niêm mạc họng mũi
  • Sử dụng các thuốc xịt corticoid tại chỗ.
  • Thở áp lực dương liên tục qua mặt nạ thở giúp các mô mềm không bị sụp vào lòng ống hô hấp nhằm duy trì đường thở tốt. Phương pháp này được đánh giá thành công từ 90-95%, điểm bất tiện của phương pháp này là phải đeo mặt nạ suốt đêm và lệ thuộc vào sự vận hành của máy thở, sự vận hành máy này không đơn giản.

3. Phẫu thuật

  • Chỉ thực hiện khi các biện pháp nêu trên thất bại và ngáy-ngưng thở lúc ngủ có nguyên nhân từ các bất thường cấu trúc giải phẫu.
  • Nhiệt điện cực (somnoplasty): sử dụng điện cực nhỏ đặt ở màng hầu và nhiệt độ được tăng dần làm mô mềm ở vòm họng co và rút ngắn, phương pháp này kéo dài trong vài tuần.
  • Cắt amidan, VA khi có chỉ định.
  • Cắt một phần màng hầu và lưỡi gà.
Nghiên cứu gần đây cho thấy sự rung màng hầu là nguyên nhân chủ yếu gây ngáy, yếu tố gây rung lệ thuộc vào chiều dài và độ căng của màng hầu, vì vậy phẫu thuật điều trị ngáy dựa trên hai nguyên lý này với phẫu thuật cắt bỏ phần giữa niêm mạc màng hầu, kể cả lưỡi gà. Phương pháp này có ưu điểm:
  • Xơ hóa cơ màng hầu.
  • Tăng độ căng màng hầu.
  • Ít đau.
  • Chống hiện tượng trào ngược thức ăn, nước uống lên mũi.Tuy nhiên hiệu quả lâu dài đối với ngáy vẫn cần phải nghiên cứu nhiều.TS. BS. Đặng Xuân Hùng
Nghiên cứu điều trị tiểu đường bằng bí đao non

Sau 30 ngày được ăn 1g bí đao non/con/ngày, kết hợp với uống nước nấu từ bí đao non, những con chuột nhắt trắng bị bệnh tiểu đường bắt đầu ổn định đường huyết. Đó là kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Sinh - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
  • Bí đao đang được hy vọng trở thành loại quả giúp ổn định đường huyết bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh: Hải Nhun
    Ngày 14/11, cử nhân Trương Hải Nhung - cán bộ trẻ của Khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho biết như trên. Chị Nhung cho biết, nghiên cứu này bắt nguồn từ một bài thuốc dân gian. Người bị tiểu đường nên uống nước luộc từ những trái bí đao non (Benincasa Hispida). Do đó, nhóm nghiên cứu của chị đã đưa quả bí đao vào để nghiên cứu với đề tài "Xây dựng mô hình bệnh lý tiểu đường trên chuột và khảo sát khả năng ổn định đường huyết của trái bí đao non."Nghiên cứu này đã tập trung vào xây dựng một mô hình động vật mắc bệnh tiểu đường và ứng dụng mô hình này để kiểm tra khả năng ổn định đường huyết của các loại dược liệu, cụ thể, trái bí đao non. Động vật sử dụng trong nghiên cứu này là loại chuột nhắt trắng, sạch bệnh do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp. Chuột nhắt sau khi làm cho bị mắc bệnh, sẽ được ăn bí đao non trong vòng 30 ngày.Trong giới hạn của thời gian khảo sát (một tháng), nhóm nghiên cứu bước đầu nhận thấy, việc cho ăn bí đao non với liều 1g/con/ngày, kết hợp với uống nước nấu từ bí đao non có tác dụng ổn định đường huyết của chuột. Từ ngày 0 đến ngày thứ 20, đường huyết của những con chuột bệnh có xu hướng giảm và đến ngày 30, giá trị đường huyết của chuột bệnh ở một mức không quá cao so với đường huyết của chuột bình thường (75 ±7mg/dl).Tiểu đường là một nhóm các hội chứng liên quan đến nồng độ đường huyết, và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), trong vòng 20 năm tới, chỉ tính riêng châu Á, số người mắc bệnh tiểu đường lên đến 330 triệu người.Đề tài nghiên cứu này đã được báo cáo trong hội nghị khoa học lần thứ 6 của ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức vào ngày 14/11. Hội nghị này tổ chức dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của hai năm học 2006-2007 và 2007-2008, với gần 390 đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau.Từ kết quả của hội nghị, các báo cáo xuất sắc sẽ được chọn lọc, phản biện độc lập để công bố thành các bài báo khoa học trong Tạp chí Phát triển Khoa học - Công nghệ, ĐHQG TP.HCM.

1 comment: