Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(13)

Dinh dưỡng cho bệnh tăng huyết áp
Huyết áp có khuynh hướng tăng dần
“Kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như não, mắt, tim, thận, mạch máu. Tại não tăng huyết áp gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, xuất huyết não, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Tại mắt, tăng huyết áp làm mờ mắt, mù mắt.
Tại tim, tăng huyết áp gây tim lớn, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim. Tại thận, tăng huyết áp gây tiểu đạm và cuối cùng là suy thận. Tại mạch máu, tăng huyết áp làm tổn thương phồng bóc tách động mạch chủ, xơ vữa động mạch, viêm tắc động mạch chi…
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nghe nói người này, người kia bị tăng xông máu, cao máu, lên máu dùng để chỉ bệnh tăng huyết áp nhưng không chính xác. Khi mắc bệnh tăng huyết áp ngoài việc dùng thuốc thì biện pháp điều trị không dùng thuốc - trong đó vai trò của dinh dưỡng để phòng ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp rất quan trọng.
Lối sống điều trị tăng huyết áp
Ăn mặn là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp. Mỗi người tập thói quen ăn giảm bớt muối từ bữa ăn hằng ngày. Bình thường chúng ta ăn 4.000 – 6.000mg natri tương đương với 15g muối. Đối với người tăng huyết áp, nên ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày. Trong thực tế, lượng muối có trong nhiều thức ăn và đồ uống, chúng ta nên thực hiện các chế độ ăn giảm muối thích hợp.
Từ từ giảm lượng muối từ nguồn trên bàn ăn như nước mắm, xốt tương hột, muối tiêu, bột canh… hạn chế các thức ăn mặn như tương, chao, mắm các loại, dưa cà trứng muối, cá khô. Các thức ăn chế biến sẵn như cháo, mì ăn liền, giò chả. Bằng cách này có thể giảm 3 – 5g muối/ngày.
Trong nấu nướng không nên nêm muối, mắm, tương, bột canh, bột ngọt. Có thể luộc rau, thịt bỏ nước để loại bỏ muối. Tuy nhiên cách giảm này khó thực hiện và ngày nay các bệnh viện dùng thuốc lợi tiểu tăng huyết áp nên người bệnh không phải ăn lạt quá mức.
Người bị tăng huyết áp cần phải giảm dần hút thuốc lá và tiến tới bỏ hẳn hút thuốc lá. Hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút/ngày. Nam giới nếu uống rượu thì uống ở mức độ vừa phải: uống 2 ly rượu nhỏ, 720ml bia, 90ml whisky 80 độ. Phụ nữ và người nhẹ cân uống một nửa lượng trên.
Chất béo làm tăng mỡ xấu trong cơ thể như mỡ, gan, tim, cật, óc của động vật. Chúng ta nên ăn các loại chất béo có lợi như các loại mỡ cá, đậu phộng, bắp, cải, mè và các sản phẩm bơ sữa ít béo.
Các bước thực hiện để có được con số huyết áp chính xác
- Không uống thuốc và uống cà phê trước 30 phút
- Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh 5 phút, nếu vừa hoạt động mạnh phải nghỉ 15 phút
- Tư thế đo chuẩn là ngồi ghế có tựa lưng, tay chân thả lỏng không được bắt chéo nhau
- Tầm ngang bao hơi quấn tay phải đặt ngang tim, mép dưới của bao cách lằn khuỷu tay 3cm
- Đo ít nhất hai lần cách nhau hai phút, nếu hai lần chênh nhau lớn hơn 5mmhg, cần đo thêm vài lần nữa để lấy trị số trung bình
- Nên đo cả hai tay, con số huyết áp cao hơn sẽ được lấy.
Tư vấn bởi Bác sỹ Phạm Văn Chín, Phó khoa dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM(Theo SGTT)

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ CHỮA BỆNH CỦA CHUỐI
Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất cần thiết cho sự biến dưỡng của cơ thể. Ngoài ra chuối có thể điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch do hàm lượng Potassium tự nhiên rất cao có trong chuối Một mâm ngủ quả thường có 2 nãi chuối nằm phía dưới với những quả chuối mập tròn bao quanh và vươn lên hình tượng như hai bàn tay phù trợ chở che. Chẳng lạ mà nhân dân nhiều nơi có tập tục chuẩn bị một vài nãi chuối đẹp để bày biện mâm ngủ quả trong dịp Tết Nguyên Đán. Không phải chỉ có ý nghĩa tâm linh hay cầu may mắn; không chỉ là hình ảnh quen thuộc gắn bó, tượng trưng cho quê hương (Gió đưa bụi chuối sau hè…); chuối còn là một loại cây trồng ăn quả có nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh thiết thực. Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae). Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng Potassium rất cao và cả 10 loại axid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm.
Chuối chín có tác dụng làm hạ áp huyết cao
Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết quà này. Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết cao mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp. Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng Potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396 mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg Sodium. Sự tương quan giữa muối Sodium và Potassium có liên quan đến việc duy trì độ PH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi Sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì Potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt Sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết. Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận "những loại thực phẩm giàu Potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ máu cao và đột quị." Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng Potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ "A banana a day keeps the doctor away" (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu Potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quị là 3gram mỗi ngày.
Chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực
Theo Tiến sĩ Douglas N. Graham, chuối là một nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một bữa ăn chỉ toàn bằng chuối cũng có thể cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng giờ đồng hồ. Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp nầy, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó. Đặc biệt tỷ lệ Potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng
Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loài chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này. Kết quả này cũng phù hợp với kinh nghiệm dân gian dùng chuối xanh phơi khô tán bột để trị bệnh loét dạ dày. Điều đáng lưu ý là khoa học đã xác định chuối phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của Y Học Cổ Truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này.
Chuối chín chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già
Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.
Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính.
Thành phần dinh dưỡng của chuối
100 gram thịt chuối cung cấp:
92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine

Lưu ý
Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người có bệnh tiểu đường chỉ nên dùng chuối theo hướng dẫn của bác sĩ.Lương y Võ Hà

Một số huyệt cơ bản phòng trị mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay, xã hội càng phát triển thì căn bệnh càng gia tăng. Mất ngủ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tâm lý sức khỏe người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Cách phòng và trị chứng mất ngủ cũng có nhiều kinh nghiệm, phương pháp khác nhau.Lý luận của y học cổ truyền cho rằng “sự mất ngủ lấy gốc ở âm huyết, mọi nguyên nhân dẫn đến chân âm huyết hao tổn, âm tinh không đủ để nuôi dưỡng lên tâm não đều có thể dẫn đến mất ngủ hoặc gây rối loạn giấc ngủ”. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng “mất ngủ đều bởi âm huyết có thiếu, ba tạng tâm, can, tỳ đều có bị tổn thương”.Do vậy phòng điều trị mất ngủ cần phải bồi bổ âm huyết, điều dưỡng cho ba tạng tâm, can và tỳ. Xin giới thiệu các huyệt cơ bản phòng trị chứng mất ngủ:Tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, sát bờ sau xương chày. Tác dụng bổ âm, điều huyết…Nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn. Tác dụng định tâm thần…http://www.suckhoedoisong.saigonnet.vn/hinh_bao/386%20(15).jpgAn miên: Ở sau tai, trung điểm giữa huyệt ế phong và phong trì. Tác dụng trị mất ngủ đau đầu…Bách hội: Ở đỉnh đầu, chân mi tóc trán đo lên 5 thốn chỗ lõm đường giữa đầu.Ấn đường: Ở trung điểm đầu trong cung lông mày. Tác dụng định thần trí, thanh nhiệt an thần mất ngủ…Trên đây là một số huyệt có thể tự day ấn hay mát-xa thường xuyên ngày một đến hai lần phòng trị mất ngủ, đây cũng là huyệt châm cứu trị mất ngủ rất hiệu quả, tuy nhiên cần gia giảm thêm một số huyệt theo từng thể chứng người bệnh cho phù hợp.1. Nếu người vốn hay lo nghĩ quá độ, giấc ngủ không sâu, hay mơ màng, ăn ít, người mệt mỏi… (thể tâm tỳ hư) châm bổ thêm huyệt có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm như: thần môn, túc tam lý, tâm du, tỳ du…2. Nếu người vốn gầy ốm lại hay ăn uống thức ăn khô nóng, người bứt rứt, khó ngủ về khuya (thể âm hư nội động) thêm huyệt có tác dụng tư âm giáng hỏa như: thái khê, thái xung…http://www.suckhoedoisong.saigonnet.vn/hinh_bao/386%20(16).jpg3. Nếu người tính tình không thoải mái, hay uất giận hoặc ăn nhiều thức ăn béo ngọt, ngủ hay giật mình tỉnh giấc khó ngủ trở lại, thêm huyệt có tác dụng thanh can đởm như: phong trì, hành gian, túc khiếu âm.. 4. Người tỳ vị yếu lại ăn đồ khó tiêu, ít vận động, bụng hay đầy trướng khó ngủ (thể vị khí hư) thêm huyệt có tác dụng kiện tỳ trệ như: túc tam lý, trung quản nội đình…5. Người cao tuổi tiểu đêm nhiều lần làm mất ngủ (bệnh về thận tiết niệu) thêm huyệt có tác dụng bổ thận bớt đi tiểu đêm như: thận du, khí hải… (nếu chân lạnh thận dương hư nên cứu ấm các huyệt).Châm cứu hoặc tự day ấn mát-xa một số huyệt cơ bản trên có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, lợi cho ba tạng tâm, can, tỳ, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng lên tâm não… phòng trị chứng mất ngủ rất tốt lại đơn giản không gây tác hại. Cần lưu ý trước khi đi ngủ không nên bấm mát-xa một số huyệt trên vùng đầu mặt, dễ làm đầu óc tỉnh táo khó ngủ. Ngoài ra cần ăn uống, thuốc bổ dưỡng âm huyết, hạn chế thức ăn mặn, khô, nóng không có lợi cho âm huyết, kiêng chất kích thích như cà phê, trà đậm, thuốc lá, rượu bia… Nên ăn thức ăn thanh đạm, không nên ăn no và đi bộ vận động nhẹ nhàng cần để cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ.Lương y MINH PHÚC (TT Y tế DK Vietsovpetro)
Vitamin B5 - "khắc tinh" của mụn!
(Netmode) - Thủ phạm chính của những cái mụn “đáng ghét” trên da bạn không phải chỉ là những bụi bẩn mà bạn thấy khi lau da bằng miếng bông vô trùng. Nếu bỗng nhiên thấy da bạn nổi mụn nhiều thì đó là do sự thiếu cân bằng hooc-môn gây ra.
Phương pháp trị mụn theo cách tự nhiên từ vitamin B5 sẽ giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh sự mất cân bằng này đồng thời xóa đi dấu hiệu của mụn một cách mau lẹ. Đặc biệt, vitamin B5 có tác dụng làm se các lỗ chân lông, trả lại cho bạn làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Vitamin B5 hoạt động ra sao?

Hoạt động chính của vitamin B5 trên da là phân giải lượng dầu thừa trên da – nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành mụn trứng cá. Quá trình trao đổi chất của chất nhờn cần đến coenzim A, mà loại enzim này lại không thể hình thành nếu thiếu vitamin B5. Khi cơ thể bạn không đủ lượng vitamin B5 cần thiết cho quá trình tạo enzim A, sự mất cân bằng hooc-môn sẽ xảy ra dẫn đến sự xuất hiện cuả mụn.
Enzim A là một trong những loại enzim được cơ thể sử dụng để sản sinh các hooc-môn sinh dục như testoterol và estrogen. Khi lượng enzim này không đủ, cơ thể sẽ sử dụng toàn bộ số enzim để sản xuất các hooc-môn sinh dục, khiến quá trình phân giải chất nhờn bị ngưng trệ, tạo điều kiện cho sự hình thành mụn trên da.Hầu hết các phương pháp trị mụn khác đều có một nhược điểm chung là chỉ có tác dụng chữa trị các triệu chứng “nhìn thấy được” của mụn mà không có tác dụng trị mụn tận gốc, nghĩa là các quá trình hoạt động sinh lí của cơ thể - cội nguồn của lượng dầu thừa trên da.Trị mụn bằng vitamin B5 là phương pháp đơn giản có thể khắc phục được hạn chế này. Không những thế, sử dụng vitamin B5 trong liệu pháp trị mụn còn giúp bạn tránh được hiện tượng khô da và tổn thương da do các hóa chất trị mụn gây nên. Các liệu pháp trị mụn bằng thảo dược không làm hại da, nhưng thường quá nhẹ đối với những trường hợp nổi mụn tương đối nhiều. Vì vậy vitamin B5 là cách tối ưu giúp bạn xóa đi những âu lo về mụn.
Sử dụng vitamin B5 thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?Thực ra tác dụng trị mụn của vitamin B5 đã được các nghiên cứu khẳng định và công bố rộng rãi từ lâu. Nhưng để có được hiệu quả trị mụn như mong muốn, bạn cần chú ý sử dụng vitamin theo đúng cách. Thông thường với các dạng thuốc vitamin B5 có bán trên thị trường hiện nay, bạn phải uống tới khoảng 10gr thuốc (tương đương 20 viên thuốc) mỗi ngày! Có thể bạn thấy như vậy là quá nhiều, nhưng sự thực đó là liều lượng cần thiết cho cơ thể bạn để bổ sung đầy đủ lượng vitamin B5. Vitamin B5 là một chất dễ tan trong nước, vì vậy cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ một lượng rất thấp trước khi vitamin bị thải ra ngoài cơ thể. Bạn cần thường xuyên uống nhiều lần vitamin B5 trong ngày để đảm bảo đủ lượng cho cơ thể ngăn chặn sự xuất hiện của lượng dầu thừa trên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự bổ sung lượng vitamin B5 cho cơ thể mỗi ngày bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm giàu loại vitamin này bao gồm: thịt bò, trứng, thịt gà, gan lợn, cá biển, rau cải xanh, súp lơ xanh, nấm, các loại đỗ, ngũ cốc, dâu tây...

5 thực phẩm giảm cholesterol
Những loại thực phẩm giúp bạn giảm lượng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Trước hết, cần khẳng định cholesterol hoàn toàn không phải là hoạt chất chỉ có hại mà không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn hấp thu quá nhiều hoạt chất này từ thực phẩm trong thời gian dài, những tác động tiêu cực mà bạn phải gánh chịu cho sức khỏe là điều rất khó tránh khỏi.Theo các nhà dinh dưỡng, nếu có những loại thực phẩm làm tăng cholesterol trong máu thì cũng có những loại thực phẩm làm giảm loại hoạt chất này, trong đó đứng đầu là 8 loại thực phẩm quen thuộc sau đây:

Gạo lứt
1. Gạo lứt: Chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp cơ thể hạn chế hấp thu cholesetrol "xấu" LDL qua thành ruột, đồng thời tạo điều kiện để cơ thể đào thải hoạt chất này từ thực phẩm dễ dàng hơn. Chỉ cần dùng một chén cơm gạo lứt mỗi ngày cũng có thể giảm hơn 5% lượng cholesterol LDL trong máu.1b.Yến mạch và cám yến mạch (Oatmeal and oat bran - tương tự gạo lứt):Nó chứa chất xơ giúp giảm lượng cholesterol có hại LDL, dạng này nó khiến bạn gặp nguy cơ tim mạch và độ đột quỵ. Đậu Hà Lan, cải brussel, táo, lê, lúa mạch và mận khô cũng chứa các dạng chất xơ hoà tan.
Dạng chất xơ này giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol qua thành ruột. Chất keo từ nó sẽ làm vón cục cholesterol từ mật và thức ăn và rồi cơ thể sẽ đào thải chúng. Ăn khoảng 1 chén cơm yến mạch nấu chín mỗi ngày và với 5-10 gr sẽ giúp giảm 5% lượng cholesterol LDL

2. Đậu tương: Các hoạt chất axit amino, chất xơ hòa tan, chất saponin, phytosterol, lecithin...có trong các sản phẩm làm từ đậu tương từ lâu được xem là những khắc tinh của cholesterol.2b.Đạm đậu nành: Đạm đậu nành, có trong đậu phụ, hạt đỗ tương, sữa đậu nành và các loại bánh đỗ tương, có thể giúp bạn giảm cholesterol LDL, nhất là khi nó được dùng để thay thế cho đạm động vật. Với 25 đến 50gr mỗi ngày, tất nhiên là không phải ai cũng muốn dùng nó, sẽ có thể giảm lượng cholesterol LDL từ 4-8%. Rõ ràng là những người đang có vấn đề cholesterol sẽ hoàn toàn có lợi khi dùng nó. Người ta cho rằng nguyên nhân ở chỗ nó có chứa axit amino, tuy nhiên, còn một hợp chất gọi là phytoestrogens, có lợi cho tim mạch, có tác dụng tốt cho động mạch vành.Còn đối với phụ nữ với căn bệnh ung thư vú, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi ăn với lượng lớn, vì hiện tại vẫn chưa có kết luận cụ thể về ảnh hưởng của nó với căn bệnh này.
3. Táo: Tác dụng trước hết của táo là giúp tiêu mỡ, giảm béo. Các nhà khoa học nhật bản cho rằng mỗi ngày ăn từ một đến hai quả táo ( khoảng 400g ) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu vốn có thể gây xơ cứng động mạch, tăng nguy cơ đột qụy và cao huyết áp. 4. Tỏi: Dân cư vùng Địa Trung Hải thường có thói quen dùng tỏi trong các bữa ăn hàng ngày nên tỉ lệ mắc phải các bệnh về tim mạch của họ rất thấp trong khi họ vẫn dùng thực phẩm động vật tương tự như những vùng khác trên thế giới. Theo nhiều nhà nghiên cứu, chẳng những tỏi có tác dụng giảm cholesterol trong máu mà còn có thể giúp cơ thể chuyển hóa cholesterol "xấu" LDL thành cholesterol "tốt" HDL.


5. Quả óc chó(Walnut, almonds và các loại đậu khác): Ngoài khả năng giúp thành mạch máu đàn hồi tốt, quả óc chó còn giúp thuyên giảm cholesterol trong máu khá hiệu quả nhờ vào tác dụng của các loại axit béo không bão hòa. Tuy nhiên, do có hàm lượng calori cao nên không ăn nhiều loại quả này để tránh tăng cân.Để tránh lên cân, loại quả này chỉ nên dùng để thay thế cho các thực phẩm chứa lượng mỡ bão hoà và calo cao, như pho mát, bơ và thịt mỡ.
6. Rau cần: Có tác dụng chính là làm mát gan, hạ cholesterrol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.Rau cần giúp làm mát gan, hạ cholesterrol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.

7. Nấm: Các loại nấm như ngân nhĩ, mộc nhĩ đen, nấm mỡ, nấm rơm... đều có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, giúp máu lưu thông tốt, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm cholesterol và triglycerid.
8. Cá & Dầu cá(Fish oil/ Omega-3fatty acids): Nhiều nghiên cứu gần đây cho
thấy việc ăn cá ( nhất là ăn cá thu, cá chình, cá ngừ, cá trích và cá hồi ) mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, nhất là giảm nguy cơ đột qụy, cao huyết áp.Các nghiên cứu cũng chỉ ra những bằng chứng về việc ăn nhiều cá giúp mang lại những ích lợi cho hệ thống tim mạch. Hạt cây lanh, óc chó, dầu đậu nành cũng rất giàu loại axit này. Nó giúp hạ huyết áp, giữ cho trái tim ổn định và chống tạo xơ, vón cục trong máu. Đối với những người bị bệnh tim, dầu cá là phương thuốc giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Các bác sỹ khuyến cáo rằng nên ăn cá biển hàng tuần, càng nhiều càng tốt. Những loại cá giàu axit béo omega-3 gồm cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích. Hình thức chế biến tốt nhất có lợi cho cơ thể và tim mạch là nướng bỏ lò hoặc nướng trên vỉ, còn với cá chiên hoặc băm thành chả viên thì không có giá trị mấy.
9.Thực phẩm với sterol và stanol. Hãy giảm mỡ ngay, thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu Olive hay Pho mát thực vật Thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu Olive hay Pho mát thực vật; hoặc bổ sung với những sản phẩm giàu sterol. Ngày nay, các nhà cung cấp thực phẩm đưa ra rất nhiều thực phẩm chế biến với những chiết xuất thực vật. Cả sterol và stanol đều có cấu trúc tương tự như cholesterol qua ruột. Với khoảng 10%, bạn có thể thử với bơ thực vật và nước cam được làm giàu với sterol.Những thực phẩm này không ảnh hưởng tới việc hấp thụ loại cholesterol tốt HDL hãy những vitamin béo bão hoà, A, D, E và K.Theo một nghiên cứu của Đại học Kuopio (Phần Lan), việc ăn pho mát thực vật (thay vì sử dụng pho mát làm từ sữa động vật) có thể giúp giảm lượng LDL - loại cholesterol xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Trong các thử nghiệm, những người tình nguyện (có mức cholesterol cao trong cơ thể) được ăn nhiều phomát thực vật trong 4 tuần. Kết quả là hàm lượng cholesterol LDL ở họ giảm được 5%.Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, việc sử dụng các loại dầu làm từ hạt cải có thể giúp hạ mức cholesterol máu.Tuy nhiên, Hiệp hội tim mạch Mỹ cũng khuyến cáo chỉ những người có lượng LDL cholesterol cao mới nên sử dụng những thực phẩm này.
10. Hãy ăn nho, đừng bỏ vỏ:Nho được con người dùng làm thực phẩm từ thời cổ đại và được biết tới là loại quả bổ dưỡng, có tác dụng phòng chữa bệnh. Không những thế, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh trong vỏ và hạt nho đều chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe.
Ăn nho chớ bỏ hạt
: Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hoocmon oestrogen ở người. Chúng có tác dụng tốt đối với cholestrol và thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch. Trong cao làm từ hạt nho có chứa chất proantho-cyanidin, là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y, chống xơ vữa động mạch và quá trình lão hóa sớm. Khả năng loại trừ các gốc tự do của chất này lớn hơn nhiều so với vitamin C và E. Chất proantho-cyanidin đã được thử tác dụng trên tế bào ung thư vú, dạ dày, phổi và bạch cầu ở người, cho kết quả tốt. Các dòng ung thư đều bị ức chế và đẩy mạnh hoạt động của các tế bào khỏe mạnh. Mức độ tác dụng tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và thời gian ủ cao hạt nho. Chất này còn phòng được các bệnh do virus gây ra, kháng virus herpes, bại liệt. Hạt nho còn được ép lấy dầu, chứa nhiều axit linoleic, có tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và hạn chế nguy cơ về bệnh tim mạch nếu dùng hàng ngày. Dầu này còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch). Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống chứng tăng huyết áp (do ăn nhiều muối), hàn gắn vết thương do tiểu đường và béo phì gây ra.
Vỏ không phải là bã
: Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dùng toàn thân rất tốt. Vỏ nho chứa nhiều resveratrol hơn trong thịt quả nho. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy khi ăn nho ta nên ăn cả vỏ.
Quả nho giàu dinh dưỡng
: Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 71 calo, 10-12g đường dễ hấp thụ, 11mg vitamin C (18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ nhằm cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng 500g. Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giải khát, thông tiểu và lợi mật.Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Vì vậy ăn nho giúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong quả nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nước ép từ quả nho
: Uống 1 ly nước ép nguyên chất từ quả nho đỏ hay tím sẫm rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ có ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch. So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. Người ta phân tích các chất có trong thành phần nước ép này cho thấy nó cũng chứa những hoạt chất được tìm thấy trong trái quất, có hiệu quả phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiểu cao.
Rượu nho tốt cho tim mạch
: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, uống một lượng rượu vang vừa phải hàng ngày (1-2 ly) làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và có tác dụng điều hòa huyết áp ở những người có tiền sử cao huyết áp. Với liều lượng vừa phải, rượu vang có tác dụng làm tăng lượng cholesterol có lợi và giảm lượng cholesterol có hại, nhờ vậy giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Tác dụng thải độc
: Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này. Vì vậy, nếu có điều kiện, mỗi tuần bạn nên ăn nho một lần để làm sạch cơ thể. Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao, những người cần nhiều năng lượng.
Giảm cân và phòng chống sâu răng
: Nho được coi là thần dược của những người muốn giảm cân. Lượng insulin, chất chuyển hóa đường trong quả nho rất thấp, giúp giảm lượng đường trong cơ thể. Nhờ vậy, sau khi ăn nho, ta ít thấy đói và có thể kiềm chế được cơn thèm ăn vặt. Lâu nay quả nho vẫn bị mang tiếng là kẻ phá hoại răng (do có vị ngọt) song thực chất, thứ quả nhỏ bé này sở hữu 5 hợp chất đặc biệt có khả năng diệt khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu lợi. Ngoài ra, quả nho chứa đường fructose và glucose, chứ không phải đường sucrose gây bệnh.
Không nên uống thuốc với nước nho
: Thức ăn bạn dùng có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của thuốc trong cơ thể. Một trong những sự kết hợp nguy hiểm nhất là uống thuốc với nước nho, loại nước được nhiều người ưa chuộng. Nước nho ảnh hưởng tới sự sản xuất men gan tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc, làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu. Theo các chuyên gia dược phẩm, khi dùng thuốc với nước nho, nồng độ trong máu của một số thuốc tăng lên so với tính toán, trong khi một số thuốc khác lại bị giảm thấp hơn so với yêu cầu. Phần lớn các dược phẩm đều chịu ảnh hưởng của nước nho, trong số này có: Thuốc kháng histamin để chống dị ứng, cảm cúm; thuốc an thần nhóm benzodiazeptine; thuốc chẹn kênh canxi để điều trị cao huyết áp; các thuốc nhóm statin để giảm cholesterol trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy phản ứng cũng xuất hiện với các thuốc viagra, singulair và aircept.
11.
Hành tây: Có chứa vitamin A tác dụng làm giãn huyết quản, hạ huyết áp. Ngoài ra một số hợp chất khác có trong hành tây, ngoài tác dụng giảm mỡ trong máu còn có thể phòng bệnh sơ cứng động mạch.
12. Bắp/Ngô: Có chứa hàm lượng vitamin E và các chất caxi (Ca) phôt pho (P), sillic (Se) có tác dụng làm giảm cholesteron trong huyết thanh. Người India hầu như ít bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim chủ yếu là do họ ăn nhiều ngô.
13. Rong biển:
Cũng là đồ ăn có tác dụng làm giảm cholesterol có trong máu và dịch gan.

14.Gừng: Có tác dụng giảm béo, hạ thấp cholesterol trong huyết thanh rõ rệt. Ngoài ra gừng có thể hạn chế hấp thụ cholesterol qua đường ruột.
15. Hãy nghĩ đến chuyện ăn kiêng (diet)
Điều đầu tiên để có một chế độ ăn uống lành mạnh chính là phải giảm lượng cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hoà trong thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể sẽ muốn đưa thêm vào thực đơn nhiều chất xơ hoà tan, đạm đậu nành, và mỡ cá. Sau đó,Hãy kết hợp nhiều yếu tố để có kết quả khả quan nhất, tuy nhiên, không phải ai cũng có kết quả như nhau. Nếu bạn thấy lượng cholesterol vẫn cao, hãy điều chỉnh thực đơn, bắt đầu chế độ tập thể dục và hỏi tư vấn của bác sỹ để có hình thức điều trị phù hợp.
Sau đây là một số lưu ý giúp bạn chọn thực phẩm làm giảm cholesterol:
1. Sandwich rất thích hợp cho bữa trưa hoặc khi bạn quá bận rộn. Dùng bánh mì làm từ lúa mì hoặc bánh mì pita (ổ dẹp) với thịt gà (nạc, không mỡ), cá ngừ (tuna) hay hầu hết các loại cá khác đều được, dùng kèm rau xanh. Tránh không dùng các loại thịt chế biến có nhiều cholesterol như xúc xích.
2. Cá hồi (salmon) là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ít cholesterol. Loại cá hồi đỏ tốt cho sức khỏe của bạn vì chứa nhiều axít béo Omega-3 (còn được gọi là Essential Fatty Acids – EFA). Nếu bạn không thể mua được cá hồi, hãy dùng các loại thực phẩm bổ sung EFA như dầu hạt lanh, dầu cá.
3. Hạn chế dùng thực phẩm có chứa chất béo tổng hợp như bơ thực vật, bột nổi, hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp, một số loại bơ đậu phộng và thực phẩm trong đó có dầu nành sơ chế. Loại chất béo này không chỉ làm tăng lượng LDL trong mạch máu mà còn làm giảm lượng HDL trong cơ thể.
4. Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể ăn một số thực ăn vặt trong đó có chứa nhiều loại đậu khác nhau như hạnh nhân (almond), hạt điều (cashew), hạt hồ đào… Mặc dù đa số các loại đậu đều chứa nhiều chất béo nhưng đó là loại chất béo có lợi mà cơ thể bạn rất cần. Tránh các loại bánh ngọt và luôn theo dõi chặt chẽ số bữa ăn đồ ngọt trong tuần. Nếu bạn quen phải ăn sau mỗi bữa ăn, chỉ nên ăn những loại có lợi như sữa chua (yogurt). Nếu muốn giảm cân, ruột khỏe mạnh và giảm cholesterol máu, hãy chọn gạo lức (brown rice) thay cho gạo trắng. Gạo này giàu chất xơ và vitamin B, axit folic, sắt, kali, kẽm và các yếu tố vi lượng.
5. Ăn nhiều chất xơ như bánh mì đen, yến mạch (không đường), trái cây, rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc.
6. Chỉ ăn thịt nạc và sử dụng lò hay vỉ để nướng. Làm vậy lượng chất béo có hại sẽ chảy bớt.
7. Các loại rau trộn đều rất tốt, nhưng những thứ thường dùng kèm như thịt xông khói, bánh mì nướng… thì không tốt chút nào. Nên sử dụng dầu ô liu, giấm hay nước chanh.
8. Hầu hết các loại trái cây và rau xanh như đậu Hà Lan, cải xanh, táo, cam, xoài, đu đủ, thơm, cà chua, tỏi củ hành, hạt dẻ, chuối, mơ, dâu,…đều có lượng chất bổ dưỡng và chất chống lão hóa rất cao, do đó rất tốt cho những người muốn có khẩu phần ăn ít cholesterol.
9. Nên hạn chế đến fast food restaurant (nhà hàng bán thức ăn nhanh).Có nhiều cách để làm giảm cholesterol, nhưng khẩu phần ăn làm giảm cholesterol là một sự bắt đầu đơn giản và hiệu quả.(Theo PN&TT)

1 comment: