Wednesday, October 12, 2011

Steve Jobs


http://blog.y-axis.com/wp-content/uploads/2011/08/steve-jobs.jpg
Bạn phải tìm ra cho mình yêu cái gì?
Sáng nay tôi thức dậy với tin: Steve Jobs - cha đẻ của hãng máy tính Apple - qua đời ở tuổi 56.
Mặc dù không phải là một 'tín đồ' cuồng nhiệt cho các sản phẩm bóng loáng của hãng Apple nhưng tôi cũng thấy lòng mình chùng xuống. Tôi buồn và tiếc vì thế giới ngày hôm nay mất đi một con người có tài, có tâm, có tầm và dĩ nhiên có rất nhiều tiền nữa.

Trong phạm vi bài blog này, tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn vài suy nghĩ về chữ 'tâm' của Steve Jobs.

Ngày 14/06/2005, tại trường Đại học Stanford lừng danh thế giới của Hoa Kỳ, Steve Jobs đã chia sẻ câu chuyện 'tình yêu và nỗi mất mát' của mình trước các tân sinh viên vừa tốt nghiệp đại học xong, vẫn còn chân ướt chân ráo trước ngưỡng cửa sự nghiệp của mình đang mở ra trước mắt.

Cuộc đời của Steve Jobs và hãng Apple không phải lúc nào cũng một màu hồng. Năm 30 tuổi, ông bị Hội đồng quản trị của hãng Apple do chính tay mình tạo dựng sa thải, do bất đồng quan điểm với vị giám đốc điều hành lúc bấy giờ là John Sculley.

Chua xót. Ê chề. Nhưng ông nhận ra ngọn lửa đam mê công nghệ trong lòng ông vẫn còn đó. Năm năm sau, Steve Jobs đã thành lập nên một công ty mới mang tên NeXT và một công ty nữa mang tên Pixar, hãng sản xuất ra bộ phim hoạt hình điều khiển bằng máy tính đầu tiên trên thế giới với tựa đề Toy Story (Chuyện đồ chơi).

Thông điệp đơn giản mà ông muốn nhắn nhủ qua câu chuyện trên là: "Bạn phải tìm cho ra mình yêu cái gì!" (You've gotta find what you love). Điều này, theo quan điểm của ông, đúng cho cả công việc và cuộc sống. Bởi vì lập luận của ông là phần lớn cuộc đời của mình xoay quanh công việc mình làm. Nếu muốn cảm thấy thật sự thỏa mãn trong công việc thì phải tin rằng mình đang làm việc tốt. Mà muốn làm việc tốt thì phải yêu thích nó. Nếu chưa tìm ra thì phải tìm tiếp.

Đối với ông, những gì thuộc về tâm huyết thì tự khắc cái tâm nó sẽ biết. Cũng như trong chuyện tình cảm - càng lớn tuổi thì càng sâu thắm, và cũng như gừng, càng già càng cay.

Quả là một thông điệp màu hồng, đầy niềm khích lệ và hy vọng. Tôi xin kể lại câu chuyện trên như một phần tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp Steve Jobs - người đã dám sống cho 'tình yêu' của mình.

Nhưng 'tình yêu' là đề tài rất lớn, tốn không biết bao nhiêu giấy mực và công sức của nhân loại rồi, nên tôi xin không triển khai thêm ở đây. Và nó cũng là đề tài rất riêng cho mỗi người chúng ta, nên tôi để cho bạn một chút riêng tư để suy nghĩ về nó.
Xin cám ơn và chào vĩnh biệt Steve Jobs! Chúc ông yên nghỉ nơi chín suối...
Nguyễn Xuân (BBC)

Steven Paul Jobs (24 tháng 2 năm 1955 - 5 tháng 10, 2011) là ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar. Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).
Chữ ký

Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Mike Markkula, và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn nắm 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006. Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành viên của Hội đồng quản trị của Disney.
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple.Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56
Jobs sinh ra tại thành phố San Francisco, bang California, Hoa Kỳ, được Paul và Clara Jobs nhận làm con nuôi tại Mountain View, California, họ đã đặt tên ông là Steven Paul. Paul và Clara sau đó còn nhận nuôi một đứa con gái đặt tên là Patti.
Cha ruột của ông là Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria
Cha ruột của ông là Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria, sau này là giáo sư khoa học chính trị, Mẹ ruột của ông là Joanne Simpson, một sinh viên đại học người Mỹ sau này trở thành nhà ngôn ngữ học. Khi đã lập gia đình, bà sinh và nuôi dưỡng đứa em ruột của Jobs, tiểu thuyết gia Mona Simpson.
Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, bang California.[25] Sau giờ học, ông thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California. Ông nhanh chóng được thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè.[40] Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 đại học mỹ thuật hàng đầu của Hoa Kỳ[41] ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên (semester) vì học phí đại học tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. Sau này Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng dự lớp học thư pháp riêng lẽ đó tại đại học thì Mac sẽ không bao giờ có có nhiều kiểu chữ hay phông chữ có tỉ lệ cân xứng như vậy."
Mùa thu năm 1974, Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak. Ông làm kĩ sư cho hãng Atari, một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi thần thánh sang Ấn Độ.
Sau đó, Jobs đến Ấn Độ cùng với Daniel Kottke, người bạn học tại trường Reed (sau này là nhân viên đầu tiên của Apple), để tìm kiếm sự khai sáng tâm hồn. Ông trở về như một tín đồ Phật giáo, đầu cạo trọc và mặc đồ truyền thống của Ấn Độ. Trong thời gian này, Jobs đã thử nghiệm ma tuý, cho biết rằng trải nghiệm LSD là "một trong số hai hay ba thứ quan trọng nhất từng làm trong đời"". Jobs khẳng định rằng, đối với những người quanh nhưng không muốn chia sẻ những nguồn gốc nền văn hoá của ông, họ sẽ không thể nào hiểu được suy nghĩ của ông.
Jobs quay lại công việc trước đây của mình tại hãng Atari và được giao nhiệm vụ tạo một mạch điện tử cho trò chơi Breakout. Nolan Bushnell, nhà sáng lập Atari, cho biết Atari trả 100 đô la Mỹ cho mỗi con chip được loại ra khỏi chiếc máy. Do không hứng thú và cũng không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế mạch điện, Jobs đã thoả thuận với Wozniak chia đôi số tiền thưởng nếu Mozniak có thể giảm đến mức thấp nhất số lượng chip.
Vượt quá sự mong đợi của Atari, Wozniak đã giảm lượng chip xuống còn 50, một thiết kế quá nhẹ khiến cho nó không thể tái sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm đó, Jobs nói với Wozniak rằng Atari chỉ đưa cho họ 700 USD (thay vì con số thật sự là 5.000 USD) và Wozniak chỉ nhận được con số phân nửa là 350 USD.

Sự nghiệp
Khởi nghiệp với công ty máy tính Apple

Steve Jobs và Bill Gates tại hội thảo D: All Things Digital (D5) năm 2007
Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.
Steve Jobs muốn một người cùng quản lý công ty Apple cùng mình nên đã thuyết phục giám đốc điều hành của Pepsi lúc đó là John Sculley: "ông có muốn dùng cả đời mình bán thứ nước có đường đó hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới?". Năm 1983, John Sculley thay thế Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc điều hành và Apple đang lâm vào tình cảnh khó khăn và hội đồng quản trị Apple lại đứng về phía John Sculley. Jobs từ bỏ công ty, nhưng trước đó vào năm 1984 Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang, máy tính cá nhân Macintosh.
Công ty máy tính NeXT
Chiếc máy tính NeXT mà nhà sáng tạo và chủ tịch World Wide Web Tim Berners-Lee sử dụng tại CERN đã trở thành máy chủ đầu tiên trên WWW.
Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT Computer. Cũng như Apple Lisa, máy trạm NeXT ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao. Tuy nhiên phần lớn chúng bị ngành công nghiệp đào thải do chi phí cao không cho phép chúng trở nên phổ biến. Mặc dù trong số những người có đủ khả năng mua được, máy trạm NeXT nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ vì những điểm mạnh kỹ thuật của nó, đứng đầu trong số đó là hệ thống phát triển phần mềm hướng đối tượng được cài đặt bên trong.
Jobs bán ra sản phẩm NeXt cho những người trong lĩnh vực học thuật và khoa học vì tính công nghệ mới sáng tạo và thực nghiệm mà nó tích hợp, bao gồm kernel (phần mềm, ứng dụng ở mức thấp trong hệ thống, có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với phần cứng) Mach, chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số và cổng Ethernet.
Jobs bày tỏ rằng NeXTcube là một máy tính "tương tác – giao tiếp thông minh", ông tin rằng chiếc máy này là bước tiếp theo sau máy tính "cá nhân". Điều này có nghĩa là, nếu máy tính có thể cho phép con người dễ dàng giao tiếp và cộng tác với nhau, nó sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề mà máy tính "cá nhân" phải đối mặt.
Trong thời kỳ mà thư điện tử mà con người gửi cho nhau thường là những đoạn văn bản đơn thuần, Jobs muốn giới thiệu hệ thống thư điện tử của NeXT, với tên gọi NeXTMail, như một ví dụ cho triết lý "tương tác – giao tiếp thông minh" của ông. NeXTMail là một trong những dịch vụ đầu tiên hỗ trợ đồ hoạ và âm thanh tích hợp mà người dùng có thể nhấp vào trong thư điện tử.
Jobs điều hành NeXT với một nỗi ám ảnh về việc hoàn thiện thẩm mỹ. Điều này đặt ra căng thẳng đáng kể lên bộ phận phần cứng của NeXT. Trong năm 1993, sau khi chỉ bán bán ra được 50.000 máy, NeXT chuyển hoàn toàn sang phát triển phần mềm với việc phát hành NeXTSTEP/Intel.
Pixar và Disney Năm 1986, Steve Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau là Pixar Studios) với giá 10 triệu đô la, trong đó 5 triệu đô la dùng làm vốn cho hãng. Hãng mới, ban đầu đặt tại xưởng Kerner của Lucasfilm tại San Rafael, California; sau này di dời đến Emeryville, California. Hãng này theo dự định ban đầu được xây dựng để trở thành một nhà phát triển phần cứng đồ hoạ công nghệ cao. Sau hàng năm buôn bán máy tính Pixar Image không thu về lợi nhuận, hãng đã kí hợp đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt hình đồ hoạ, trong đó Disney sẽ cộng tác tài chính và phân phối.
Bộ phim đầu tiên hợp tác do sản xuất mang tên Câu chuyện đồ chơi đã đem lại danh tiếng và sự khen ngợi đối với xưởng phim khi ra mắt vào năm 1995. Hơn 10 năm sau đó, dưới điều hành của giám đốc sáng tạo John Lasseter của Pixar, hãng phim đã cho ra đời những phim hoạt hình nổi tiếng như A Bug's Life (1998), Câu chuyện đồ chơi 2 (1999), Monsters, Inc. (2001), Đi tìm Nemo (2003), Gia đình siêu nhân (2004), Cars (2006), Chú chuột đầu bếp (2007), WALL-E (2008), Up (2009) và Câu chuyện đồ chơi 3 (2010). Trong số đó, Đi tìm Nemo, Gia đình siêu nhân, Chú chuột đầu bếp, WALL-E, UpCâu chuyện đồ chơi 3 đều nhận được Giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất - giải thưởng được đưa ra vào năm 2001.
Ông đổi tên hãng thành Pixar (sau là Pixar Studios). Pixar sản xuất những bộ phim rất thành công biến Jobs trở thành tỷ phú.
Trong năm 2003 và 2004, vì hợp đồng của Pixar với Disney dần hết hạn, Jobs và giám đốc điều hành Disney là Michael Eisner đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thương lượng quan hệ cộng tác mới.[53] Đầu năm 2004, Jobs tuyên bố rằng Pixar sẽ tìm kiếm một đối tác mới để sản xuất phim khi hợp đồng với Disney hết hạn.
Vào tháng 10 năm 2005, Bob Iger lên thay thế Eisner tại Disney, sau đó Iger nhanh chóng nối lại quan hệ với Jobs và Pixar. Ngày 24 tháng 1 năm 2006, Jobs và Iger thông báo Disney đã đồng ý mua Pixar với việc chuyển giao toàn bộ cổ phần trị giá 7,4 tỷ đô la Mỹ. Khi thoả thuận kết thúc, Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Walt Disney, nắm trong tay khoảng 7% cổ phần của hãng. Trong khi đó, Eisner chỉ nắm 1,7% và Roy E. Disney, thành viên của gia đình Disney, cho đến khi qua đời chỉ có khoảng 1% cổ phần của hãng. Jobs tham gia vào ban lãnh đạo công ty dựa trên sự hợp nhất hãng Pixar. Ông cũng đảm trách trông nom vấn đề kinh doanh hoạt hình phối hợp giữa Disney và Pixar với một ghế trong hội đồng lãnh đạo đạo gồm 6 người.
Trở lại Apple
Jobs trên sân khấu tại Triển lãm và Hội thảo Macworld, San Francisco, 11 tháng 1 năm 2005.
Năm 1996, Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ. Thoả thuận mua bán đạt được vào cuối năm 1996, đưa Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập. Jobs trở thành người đứng đầu trên thực tế, sau đó tổng giám đốc điều hành Gil Amelio bị tước chức vào tháng 7. Ông chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời trong tháng 9 năm 1997 Tháng 3 năm 1998, nhằm tập trung cho việc thu lại lợi nhuận cho Apple, Jobs cho ngừng một số dự án như Newton, CyberdogOpenDoc. Trong những tháng tiếp theo, nhiều nhân viên có nỗi sợ hãi tăng dần khi gặp Jobs trong thang máy, "lo sợ rằng họ có thể không có một công việc làm khi cánh cửa mở ra. Thực tế là những hành quyết vắn tắt của Jobs hiếm khi xảy ra, nhưng một vài nạn nhân cũng đủ để khủng bố toàn bộ công ty." Jobs cũng thay đổi điều khoản trong bản quyền chế tạo các máy tính dòng Macintosh, khiến chúng trở nên quá tốn kém cho các nhà sản xuất tiếp tục chế tạo.

Công ty máy tính NeXT

Qua việc mua lại NeXT, hầu hết công nghệ của công ty được ứng dụng cho các sản phẩm của Apple, nổi bật nhất là NeXTSTEP, sau này đã trở thành hệ điều hành Mac OS X. Dưới sự chỉ huy của Jobs, công ty từng bước tăng doanh thu đáng kể qua việc ra mắt iMac và những sản phẩm mới khác. Kể từ đó, những thiết kế kế đầy sức hút và thương hiệu quyền lực vận hành trôi chảy phục vụ cho sự phát triển của Apple. Tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2000, Jobs chính thức từ bỏ chức vụ mang tính lâm thời và trở thành tổng giám đốc điều hành của Apple.
Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng các chi nhánh, liên tục đưa ra giới thiệu và cải tiến những thiết bị kĩ thuật số tiên tiến. Bằng việc giới thiệu máy nghe nhạc cầm tay iPod, phần mềm nghe nhạc kĩ thuật số iTunesiTunes Store, công ty đánh mạnh vào nhu cầu âm nhạc và điện tử phổ biến của người tiêu dùng. Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone, một loại điện thoại di động cảm ứng đa chạm, chứa đựng hầu hết các tính năng của iPod, có trình duyệt riêng dành cho điện thoại và màn hình trình duyệt mang tính cách mạng. Tuy khuyến thích sự đổi mới, Jobs cũng nhắc nhở nhân viên của mình về "con thuyền nghệ thuật" mà ông cho rằng việc tạo ra những sản phẩm vào đúng thời điểm cũng quan trọng ngang với việc phải thiết kế cho nó thật sáng tạo và hấp dẫn.
Jobs vừa nhận được ngưỡng mộ vừa bị phê phán vì kĩ năng thuyết phục và nghệ thuật bán hàng tài ba của ông.
Tháng 4 năm 2005, Jobs trả lời vụ việc Apple bị chỉ trích vì có quy trình tái chế rác thải điện tử kém tại Hoa Kỳ bằng cách mắng mỏ những người ủng hộ môi trường và một số khác tại buổi gặp gỡ hàng năm của Apple tại Cupertino. Tuy nhiên, vài tuần sau, Apple thông báo rằng sẽ nhận lại iPods và trao đổi miễn phí tại các cửa hàng bán lẻ. Chiến dịch thu hồi máy tính phát động bằng cách cho một chiếc máy bay treo băng rôn ngay phía trên địa điểm diễn ra buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford, nơi Jobs là phát ngôn cho phần khai mạc Trên băng rôn ghi "Steve — Don't be a mini-player — recycle all e-waste" (Steve — Đừng là một chiếc máy chơi nhạc nhỏ bé — hãy tái chế tất cả rác thải điện tử). Năm 2006, ông mở rộng chương trình tái chế của Apple đến bất kì khách hàng Mỹ nào mua một chiếc Mac mới. Chương trình này bao gồm phí giao hàng tận nhà và loại bỏ những thành phần không thân thiện với môi trường trong sản phẩm cũ của hãng.
Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy Macintosh. 2 chiếc máy đầu tiên được chuyển sang nền Intel là iMac và MacBook Pro, trước đó khi sử dụng chip IBM tên của chúng là iMac G5 và PowerBook G4. Đến hơn giữa năm 2006 tất cả máy tính Apple đều sử dụng chip Intel, đó là các máy Mac Mini, MacBook, Mac Pro. Các máy tính nền Intel này có khả năng chạy được Windows của Microsoft với phần mềm Boot Camp miễn phí của Apple. Steve Jobs cũng đã giới thiệu hệ điều hành tiếp theo Mac OS 10.5 "Leopard" và thiết bị xem phim, hình, nhạc trên TV kết nối không dây với vi tính mang tên iTV, cả iTV lẫn Leopard đều sẽ được tung ra năm 2007.
Rút khỏi Apple Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị. Vài giờ sau tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5% Trước đó, mỗi cổ phiếu của Apple đang ở mức tăng. Sự mất giá nhẹ này là do các nhà đầu tư xem xét tầm quan trọng của Jobs đối với Apple, kết hợp với việc tình hình sức khoẻ của ông luôn trong vòng tin tức trong những năm gần đây; hơn nữa ông đã ngừng điều trị y tế từ tháng 1 năm 2011. Theo Forbes, có thể khẳng định rằng tác động này sẽ dẫn đến một con đường tiêu cực hơn cho Apple, ngay cả tại hãng Pixar nơi Jobs giữ vai trò là giám đốc. Trong những giờ giao dịch sau vào ngày Jobs đưa ra tuyên bố rút khỏi Apple, cổ phiếu của hãng Walt Disney giảm xuống 1,5%.
Đời sống kinh doanhTài sản Mặc dù Jobs chỉ kiếm được 1 đô la Mỹ mỗi năm trong vai trò tổng giám đốc điều hành của Apple, ông nắm giữ 5,426 triệu cổ phần của Apple, cũng như 138 triệu cổ phần của Disney (mà ông đã nhận được đổi lại với việc Disney mua Pixar). Forbes ước tính toàn bộ tài sản của ông vào khoảng 5,1 tỉ đô la Mỹ vào năm 2009, điều này khiến ông được xếp vào hạng 43 trong những người Mỹ giàu có nhất. Sau khi truyền hình Bloomberg nhầm lẫn tai hại đưa ra cáo phó của ông vào năm 2008, phóng viên Arik Hesseldahl của tạp chí BusinessWeek ghi rằng "Jobs không nổi tiếng nhiều về những việc làm từ thiện của ông", so với những gì mà Bill Gates đạt được. Sau khi trở lại quyền kiểm soát Apple trong năm 1997, Jobs lờ đi tất cả các chương trình từ thiện đoàn thể.Vào tháng 6/2011, ông được xếp vị trí 109 trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất - theo Tạp chí Forbes bình chọn, với giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 8,3 tỷ USD.

Vụ gian lận cổ phiếu
Năm 2001, Steve được Apple ưu tiên quyền mua cổ phần với số lượng lên tới 7,5 triệu cổ phiếu với đơn giá khi mua vào là 18,3 đô la Mỹ một cổ phiếu, dù giá trị thị trường 1 cổ phiếu tại thời điểm đó là 21,1 đô la Mỹ, do đó phát sinh thu nhập chịu thuế từ 20 triệu đô la Mỹ mà ông không báo cáo trong phần thu nhập. Điều này là do việc ghi lùi ngày quyền mua cổ phần. Nếu tìm ra khả năng pháp lý, Jobs có thể đã phải đối mặt với một số trách nhiệm hình sự và tiền phạt dân sự. Apple cho biết rằng quyền chọn mua cổ phần ban đầu chỉ được ưu tiên tại hội nghị ban quản trị đặc biệt mà có thể sẽ không bao giờ diễn ra. Hơn nữa, các điều tra đang tập trung về việc ghi ngày sai lầm về quyền chọn mua dẫn đến việc dư ra 20 triệu đô la Mỹ. Vụ kiện từ phía cổ đông đối với ban lãnh đạo Apple vì sự thiếu minh bạch vụ việc này là đối tượng của các cuộc điều tra hình sự và dân sự của chính phủ.[73] Mặc dù cuộc điều tra nội bộ riêng của Apple hoàn thành vào ngày 29 thấng 12 năm 2006 đưa kết quả rằng Jobs không có ý thức về việc này và quyền chọn mua cổ phiếu từng cấp cho ông được thu hồi lại mà chưa được áp dụng vào năm 2003, đồng thời số tiền thất thoát được trả lại. Ngày 1 tháng 7 năm 2008 diễn ra một vụ kiện về việc thất thu 7 tỉ đô la Mỹ từ phía các cổ đông đối với một vài thành viên ban lãnh đạo Apple vì dính líu vào vụ gian lận chứng khoán này.
Tác phong quản lý
Jobs giới thiệu iPhone 4 cho Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào ngày 23 tháng 6 năm 2010.
Phần lớn tác phong quản lý của Jobs dựa trên tính hung hăng và đòi hỏi cao của bản thân ông. Tạp chí Fortune viết rằng ông "được xem là nhà tự cao tự đại hàng đầu của Thung lũng Silicon." Có thể tìm thấy các bình luận về phong cách nóng nảy của ông trong quyển The Little Kingdom (Tiểu vương quốc); một trong những tiểu sử được Jobs ủy quyền; The Second Coming of Steve Jobs (Sự trở lại lần hai của Jobs) của tác giả Alan Deutschman; và iCon: Steve Jobs (Biểu tượng: Steve Jobs) của tác giả Jeffre S. Young và William L.Simon. Năm 1993, Jobs lọt vào danh sách những ông chủ khó tính nhất của tạp chí Fortune trong vấn đề lãnh đạo Next. Tạp chí Fortune trích dẫn lời của nhà đồng sáng lập Dan'l Lewin cho biết thời gian đó, "Lúc cao độ ở mức không thể tin được... nhưng lúc thấp thì lại không thể tưởng tượng nổi", văn phòng của Jobs trả lời rằng tính cách của ông đã thay đổi kể từ đó.
Jef Raskin, bạn học trước đây của Jobs, từng nói rằng Jobs "hẳn sẽ là một vị vua Pháp tuyệt vời", ám chỉ đến đặc trưng con người hơn đời và thuyết phục của Jobs.

Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân
Apple I.
Jobs luôn luôn mong muốn vị thế của Apple và các sản phẩm của công ty được đặt ở vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin bằng cách dự báo và thiết lập các xu hướng, ít nhất là trong sự đổi mới và phong cách. Ông tổng kết quan điểm bản thân ở cuối bài phát biểu tại Triển lãm và Hội thảo Macworld diễn ra vào tháng 1 năm 2007 bằng cách trích lời huyền thoại hockey trên băng Wayne Gretzky:
Có một câu nói của Wayne Gretzky mà tôi yêu thích. 'Tôi sẽ trượt đến nơi bóng băng sẽ lăn đến, không phải đến nơi bóng đã lăn qua.' Và chúng tôi luôn luôn nỗ lực làm điều đó tại Apple. Ngay từ thuở khởi đầu sơ khai. Và chúng tôi sẽ luôn luôn làm như vậy.
—Steve Jobs
Hoạ sĩ phim hoạt hình Floyd Norman nói rằng tại Pixar, Jobs là một "nhân vật già dặn, chín chắn" và không bao giờ can thiệp vào quá trình sáng tạo của các nhà làm phim.
Năm 2005, Steve Jobs cấm tất cả những quyển sách do công ty John Wiley & Sons xuất bản tại các cửa hàng bán lẻ của Apple để phản ứng lại việc xuất bản tiểu sử trái phép iCon: Steve Jobs (Biểu tượng: Steve Jobs). Trong báo cáo doanh thu hàng năm năm 2010, Wiley cho biết việc này đã "đóng lại một giải pháp... để dùng tên gọi ấy cho iPad."

Phát minh
Jobs là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của hơn 230 bằng sáng chế được trao giải hoặc các ứng dụng được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực rộng lớn của công nghệ, từ máy tính cho tới thiết bị di động, giao diện người dùng (bao gồm giao diện dựa trên nền cảm ứng), loa, bàn phím, bộ chuyển năng lượng, cầu thang, móc cài, ống bọc ngoài, dây buộc và bao bì đóng gói sản phẩm.
Đời sống cá nhân

Steve làm đám cưới với Laurene Powell ngày 18 tháng 3 năm 1991, và họ có ba đứa con. Ông cũng có một đứa con gái từ mối quan hệ trước.
Sức khoẻ và sự qua đời Vào giữa năm 2004, Jobs thông báo cho nhân viên của mình rằng kết quả chẩn đoán cho biết ông có một khối u ung thư trong tuyến tụy. Các dự đoán về bệnh ung thư tuyến tụy thường không khả quan, tuy nhiên, Jobs tuyên bố rằng ông bị một loại ung thư ít xâm thực hiếm có gọi là u tuỵ nội tiết. Ban đầu ông phản đối việc áp dụng các biện pháp can thiệp y tế thông thường và bắt tay vào một chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn căn bệnh. Nhưng sau đó trong tháng 7 năm 2004, Jobs trải qua một dạng phẫu thuật phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư tuyến tuỵ gọi là pancreaticoduodenectomy (hay "thủ tục Whipple"), kết quả cho thấy đã thành công việc cắt bỏ khối u. Jobs dường như đã không yêu cầu hay không được trải qua hóa trị hoặc xạ trị. Trong thời gian Jobs vắng mặt, Timothy D. Cook, người chịu trách nhiệm đứng đầu về hoạt động và bán hàng trên toàn thế giới tại Apple điều hành công ty.
Jobs đang giữ chiếc laptop MacBook Air tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2008.
Vào đầu tháng 8 năm 2006, Jobs tuyên bố một phát biểu quan trọng trong Hội thảo Phát triển Toàn cầu diễn ra hàng năm của Apple. Vẻ ngoài "ốm, gần như gầy", phát biểu thiếu sức sống bất thường cùng với tuyên bố quyết định uỷ quyền những phần quan trọng trong vai trò then chốt mà ông vốn đảm đương đã làm dấy lên một làn sóng phương tiện truyền thông và internet xoáy vào vấn đề sức khỏe của ông. Ngược lại, theo tường thuật trên nhật báo Ars Technica, những người có mặt tại Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu thấy rằng Jobs "trông có vẻ khoẻ". Người đại diện của Apple cho biết rằng "Sức khoẻ của Steve rất tốt"
Hai năm sau, những nghi vấn tương tự lại diễn ra sau tuyên bố của Jobs tại Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu 2008. Apple chính thức tuyên bố rằng Jobs là nạn nhân của một loại vi trùng thông thường và hiện đang dùng thuốc kháng sinh, trong khi những người khác phỏng đoán dấu hiệu về bệnh suy nhược của ông là do các thủ tục Whipple trong điều trị. Tại một cuộc họp tháng 7 thảo luận về doanh thu của Apple, những người tham gia trả lời cho những câu hỏi không ngừng về sức khỏe của Steve Jobs nhấn mạnh rằng đó là một "vấn đề riêng tư". Tuy nhiên, những người khác bày tỏ ý kiến rằng ​​các cổ đông có quyền được biết nhiều hơn, họ muốn biết phương pháp chuyển giao để tiếp tục vận hành công ty của ông. Tờ New York Times xuất bản một bài báo dựa trên một cuộc trò chuyện điện thoại phá kỷ lục với Jobs, cho biết rằng các vấn đề sức khỏe của ông "không đe dọa tính mạng và ông không bị ung thư tái phát".
Ngày 28 tháng 8 năm 2008, truyền hình Bloomberg nhầm lẫn đưa ra bản cáo phó 2500 từ của Jobs trong phần tin tức doanh nghiệp, nhưng không cho biết về độ tuổi và nguyên nhân cái chết (các nhà truyền tin thường lưu trữ các bản cáo phó luôn được cập nhật để dễ dàng đưa tin sự kiện về cái chết không rõ thời điểm của một người nổi tiếng). Mặc dù lỗi được kịp thời sửa chữa, nhiều người đưa tin và các blog đã góp phần thuật lại điều này, tăng cường các tin đồn liên quan đến sức khỏe của Jobs. Jobs phản ứng trong bài tuyên bố tại Let's Rock vào tháng 9 năm 2008 của Apple bằng cách trích dẫn lời của Mark Twain: "Những tin tức về cái chết của tôi bị cường điệu quá mức. " Tại một sự kiện truyền thông tiếp theo, Jobs kết thúc phần trình bày với màn trình chiếu "110/70", đề cập đến huyết áp của ông, khẳng định rằng sẽ không tiếp tục trả lời các câu hỏi về sức khỏe.
Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Apple thông báo rằng phó chủ tịch marketing Phil Schiller sẽ chuyển giao những vị trí chủ chốt cuối cùng của công ty tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2009, một lần nữa làm sống lại các câu hỏi về sức khỏe của Jobs. Trong tuyên bố đưa ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2009 trên trang Apple.com, Jobs cho biết ông đang bị mất cân bằng hóc môn trong vài tháng. Ngày 14 tháng 1 năm 2009, trong một bản ghi nhớ nội bộ của Apple, Jobs viết rằng vào tuần trước, ông đã "nghiệm ra rằng các vấn đề liên quan đến sức khỏe của tôi phức tạp hơn so với suy nghĩ ban đầu" và tuyên bố nghỉ 6 tháng vắng mặt cho đến khi kết thúc tháng 6 năm 2009 để tập trung chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ. Tim Cook, từng đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc điều hành khi Jobs vắng mặt năm 2004, trở thành tổng giám đốc điều hành của Apple,trong khi đó Jobs vẫn còn tham gia vào những quyết định chiến lược chủ chốt.
Trong tháng 4 năm 2009, Jobs trải qua ca cấy ghép gan tại Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist ở Memphis, Tennessee. Dự báo của Jobs về kết quả của việc này là "tuyệt vời".
Ngày 17 tháng 1 năm 2011, một năm rưỡi sau khi Jobs trở về từ ca ghép gan, Apple thông báo rằng ông đã được cấp giấy nghỉ phép dưỡng bệnh. Jobs tuyên bố việc ra đi của mình trong một lá thư gửi các nhân viên, cho biết quyết định là để ông có thể tập trung vào tình hình sức khoẻ. Trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh của ông vào năm 2009, Apple thông báo rằng Tim Cook sẽ điều hành các hoạt động hàng ngày và Jobs sẽ tiếp tục được tham gia vào các quyết định quan trọng chiến lược của công ty. Mặc dù đã rời khỏi, ông vẫn xuất hiện tại sự kiện ra mắt iPad 2 vào ngày 2 tháng 3, tại tuyên bố giới thiệu iCloud trong Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu Apple diễn ra vào ngày 6 tháng 6, và tại hội đồng thành phố Cupertino vào ngày 7 tháng 6.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs đã viết rằng ông có thể "không còn đáp ứng các nhiệm vụ và mong đợi trong vai trò CEO của Apple nữa".
Vào ngày 05 tháng 10 năm 2011, trong một tuyên bố của gia đình anh có nói Jobs "đã ra đi thanh thản bên gia đình vào ngày hôm nay..."
Ảnh chụp màn hình của Apple.com bày tỏ sự tôn kính Steve Jobs
Apple đưa ra tuyên bố rằng Jobs đã qua đời. Nội dung như sau: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc thông báo rằng Steve Jobs qua đời ngày hôm nay. Nhiệt tình, đam mê và vinh quang của Steve là nguồn gốc cho vô số sáng kiến đã làm giàu và cải thiện đời sống của chúng ta. Thế giới trở nên vô cùng tốt đẹp hơn vì Steve. Tình yêu lớn nhất của ông dành riêng cho người vợ, bà Laurene, và gia đình. Tâm hồn chúng ta hướng đến họ và đến tất những những ai có cùng niềm rung động trước món quà đặc biệt mà ông đã trao trong cuộc đời."
Cũng từ ngày 5 tháng 10 năm 2011, trang chủ Apple chào đón khách ghé thăm bằng một thông điệp đơn giản: bức hình trắng đen của Steve Jobs, tên, năm sinh và mất của ông. Nhấp chuột vào hình ảnh của Jobs sẽ dẫn đến cáo phó với nội dung: "Apple đã mất đi một thiên tài sáng tạo và nhìn xa trông rộng, thế giới đã mất đi một con người tuyệt vời. Chúng tôi, những người đã may mắn quen biết và làm việc với Steve đã mất đi một người bạn thân thiết và người cố vấn đầy cảm hứng. Steve để lại sau lưng một công ty mà chỉ duy nhất ông là người có thể gầy dựng nên, và tinh thần của ông mãi mãi sẽ là nền tảng của Apple." Một địa chỉ email cũng được đăng lên công khai để chia sẻ những kỷ niệm, gửi lời chia buồn và cảm nghĩ.
Jobs qua đời để lại người vợ mà ông đã kết hôn hơn 20 năm, bà Laurene, cùng ba đứa con. Ngoài ra còn một đứa con thứ tư, Lisa Brennan-Jobs từ mối quan hệ trước đó.

Những phát biểu về việc Steve Jobs qua đời

Nhiều người nổi tiếng tại Mỹ đã đưa ra những lời phát biểu về sự ra đi của ông, trong đó bao gồm Bill Gates của Microsoft, Bob Iger của Walt Disney, nhà sáng lập Facebook Mark ZuckerbergTổng thống Barack Obama.
Bill Gates nói rằng:Tôi vô cùng đau buồn khi nghe tin về cái chết của Steve Jobs. Melinda và tôi xin gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình và bạn bè của ông, và đến tất cả mọi người có mối liên hệ với Steve trong công việc. Steve và tôi gặp nhau lần đầu tiên cách đây gần 30 năm, và từ lâu đã là cộng sự, người cạnh tranh và bạn bè suốt hơn nửa cuộc đời của chúng tôi. Hiếm ai trên thế giới gây được những tác động sâu sắc như Steve, và những hiệu quả mang lại từ đó sẽ được nhiều thế hệ sau ghi nhận. Đối với những ai trong chúng ta đủ may mắn từng làm việc với ông, đó là một vinh dự tột cùng. Tôi sẽ nhớ Steve rất nhiều.
Chủ tịch Walt Disney, Bob Iger bày tỏ thương tiếc với Jobs:
Steve Jobs là một người bạn tuyệt vời và là một cố vấn đáng tin tưởng. Di sản ông để lại sẽ vượt xa các sản phẩm ông đã tạo ra hoặc các doanh nghiệp ông mà đã xây dựng nên. Hàng triệu người đã được ông truyền cảm hứng, hàng triệu cuộc sống đã thay đổi vì ông và nền văn hóa ông xác lập ra. Steve là một tấm gương xác thực, với tâm trí đầy sáng tạo và trí tưởng tượng đã định một kỷ nguyên mới. Bất chất những gì lớn lao ông đã thực hiện, chúng dường như chỉ mới là sự bắt đầu. Sự qua đời của ông đồng nghĩa với thế giới đã mất đi một tấm gương, Disney đã mất đi một thành viên gia đình, và tôi đã mất một người bạn tuyệt vời. Xin dành những tâm tư và lời cầu nguyện của chúng tôi đến người vợ Laurene và con cái của ông trong thời gian khó khăn này.
Đạo diễn người Mỹ Steven Spielberg cho biết: "Steve Jobs là nhà sáng chế lỗi lạc nhất từ sau Thomas Edison. Ông đưa thế giới đến đầu ngón tay của chúng ta."

Vinh danh
Ông được Tổng thống Ronald Reagan trao tặng Huân chương Quốc gia về Công nghệ vào năm 1984 cùng với Steve Wozniak (nằm trong số những người đầu tiên từng nhận được vinh dự này), và một Giải thưởng Jefferson cho Dịch vụ công ở hạng mục "Dịch vụ công tuyệt vời nhất do một cá nhân 35 năm tuổi trở xuống" (hay còn gọi là giải thưởng Samuel S. Beard) vào năm 1987.
Ngày 27 tháng 11 năm 2007, Jobs được tạp chí Fortune mệnh danh là người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh.
Ngày 5 tháng 12 năm 2007, Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và Đệ nhất phu nhân Maria Shriver đưa nhân vật Jobs vào California Hall of Fame, tọa lạc tại Bảo tàng California về Lịch sử, Phụ nữ và Nghệ thuật.
Tháng 8 năm 2009, Jobs được bầu là doanh nhân được giới trẻ ngưỡng mộ nhiều nhất theo một cuộc khảo sát của tổ chức thanh thiếu niên phi lợi nhuận Junior Achievement.
Ngày 5 tháng 11 năm 2009, tạp chí Fortune mệnh danh Jobs là tổng giám đốc điều hành của thập kỷ.
Tháng 11 năm 2009, Jobs được xếp hạng thứ 57 tronng danh sách những người quyền lực nhất thế giới của công ty truyền thông và xuất bản Forbes.
Tháng 12 năm 2010, thời báo tài chính Financial Times gọi Jobs là nhân vật tiêu biểu của thời báo này trong năm 2010, phần cuối của bài luận đề cập đến trích dẫn trong tự truyện của John Sculley - cựu giám đốc điều hành PepsiCo, người từng điều hành Apple - như sau: "Apple được dự định sẽ trở thành một công ty sản phẩm tiêu dùng tuyệt vời. Đây quả là một kế hoạch điên cuồng. Công nghệ cao không thể được thiết kế và bán như một sản phẩm tiêu dùng." Bài báo kết luận rằng làm thế nào Sculley có thể sai lầm đến vậy.
Trong văn hoá đại chúng Dựa vào tuổi trẻ, tài sản lớn uy tín cá nhân, cùng với việc thành lập Apple, Jobs trở thành một biểu tượng của nền công nghiệp và công ty Apple. Khi tạp chí Time vinh danh máy tính là "Cỗ máy của năm", tạp chí này đăng kèm theo một tiểu sử dài về Jobs, đánh giá ông là "nhạc trưởng nổi tiếng nhất về những vật tinh vi ở tỉ lệ siêu nhỏ." Jobs nổi bật đặc trưng trong ba bộ phim về lịch sử của ngành công nghiệp máy tính cá nhân, bao gồm:
  • Triumph of the Nerds — phim tài liệu 3 phần năm 1996 chiếu trên PBS, nói về sự trỗi dậy của máy tính gia đình/máy tính cá nhân.
  • Nerds 2.0.1 — phim tài liệu 3 phần 1998 của chiếu trên PBS, (tiếp theo của Triumph of the Nerds) ghi lại sự phát triển của internet.
  • Pirates of Silicon Valley (Những tên cướp tại thung lũng Silicon) — phim phóng sự dựa trên những sự kiện có thật, sản xuất năm 1999, ghi lại sự phát triển của Apple và Microsoft. Trong phim này, Noah Wyle thủ vai Jobs.
Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó.
Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó.
Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống.




Steve Jobs m¥t ngày 5/10. ¢nh: Yahoo News.

Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News

Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ.


http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/steve-jobs-ke-ve-cuoc-doi-va-cai-chet-trong-dien-van-bat-hu/

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.

Đằng sau sự kiện gây sốc này, nhiều người không khỏi lo lắng cho sức khỏe của Jobs. Ông luôn cống hiến hết mình cho Apple bởi ông "yêu" công ty này và ông là "cha đẻ" của nó, do đó quyết định ra đi đồng nghĩa với việc ông không còn đủ sức lèo lái hãng công nghệ lớn nhất toàn cầu nữa. Trang Business Insider tổng hợp lại những hình ảnh đáng nhớ về nhân vật này:
Steve Jobs gặp và nhanh chóng kết bạn với Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple, ở trường Homestead High đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.
Hai chàng Steve năm 1975.
Những ngày đầu thành lập Apple.
Hồi trẻ, ông để tóc dài.
Khẩu hiệu "Think" (tư duy) phía sau Jobs. Sau này, slogan của Apple được đổi thành "Think Different" (Nghĩ khác).
Năm 1984, máy Mac đầu tiên với giao diện người dùng đồ họa ra đời.
Apple sa thải Jobs. Ông thành lập công ty NeXT phát triển máy tính và phần mềm mà sau này trở thành cơ sở của OS X. Năm 1997, Apple mua lại NeXT như một cách để đưa Jobs trở về.
Tại NeXT, ông có bộ dạng như một tay chơi khúc côn cầu.
Jobs cưới Laurene Powell năm 1991 và họ có 3 con.
Khi trở lại Apple, Jobs trông như mới ở rừng về. Trong ảnh là Steve Jobs tại triển lãm MacWorld 1998.
iPod là một trong những thiết bị "lật ngược thế cờ" lớn nhất của Apple.
Jobs vừa là bạn, vừa là đối tác sản phẩm với Bono của nhóm U2.
Jobs có bài phát biểu nổi tiếng tại Đại học Stanford năm 2005. Trong đó ông nói về việc bỏ học, con đường trở thành doanh nhân và cuộc chiến với bệnh ung thư cùng câu nói nổi tiếng "Stay Hungry. Stay Foolish" (Sống khao khát. Sống dại khờ". Xem video
Apple tham gia thị trường di động với iPhone - điện thoại "hot" nhất thế giới dù đã trải qua 4 thế hệ.
Tháng 1/2010, Jobs tiếp tục làm nức lòng người hâm mộ với máy tính bảng iPad, làm thay đổi thị trường máy tính khi tất cả các hãng sản xuất lớn đều phải chạy đua cho ra mắt tablet, đồng thời khiến công việc kinh doanh PC gặp khó khăn.
Jobs hiện gầy guộc hơn bao giờ hết. Đầu năm nay, ông đã phải rời Apple đi chữa bệnh.
Bữa tối với tổng thống Mỹ Barack Obama và các biểu tượng khác của làng công nghệ Mỹ.
Hoạt động đáng chú ý cuối cùng của Jobs trên cương vị CEO Apple là thuyết phục Hội đồng thành phố Cupertino cho xây dựng lại trụ sở của Quả táo trông như một phi thuyền.
Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:
Steve Jobs - biÃu t°ãng công nghÇ cça th¿ giÛi.
Steve Jobs - một biểu tượng công nghệ của thế giới. Ảnh: Apple.
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái thay vì tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thì chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ tôi hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì tôi muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè. Tôi đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Nó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải khỏi Apple lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại, không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất thế giới. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại Apple và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Steve Jobs t¡i NeXT sau khi bË Apple sa th£i. ¢nh: AP.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời đánh vào đầu bạn bằng một viên gạch. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa tìm ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi ta không còn gì nữa, chẳng có lý do gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải nói trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Steve Jobs m¥t ngày 5/10. ¢nh: Yahoo News.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".
Những doanh nhân đã làm thay đổi thế giới
Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet và Richard Branson là bốn doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của họ là nguồn cảm hứng bất tận cho những ai đang vật lộn với sự nghiệp kinh doanh của mình.

Hai phóng viên điều tra Wallace và Erickson đã tiết lộ nhiều bí mật thú vị về Gates trong tác phẩm: “Bill Gates: Tham vọng lớn lao và quá trình hình thành đế chế Microsoft".
Bill Gates được khắc họa là một kẻ “ngạo mạn”, là 1 người dường như luôn tin rằng bất cứ điều gì mình làm đều đem lại nhiều tiền.
Năm lớp 11, Bill Gates nói với người bạn của mình rằng Bill Gates sẽ là triệu phú trước năm 30 tuổi. Một số người nói ra điều đó vì khoác lác. Một số người nói ra điều đó vì họ đánh giá được chính họ. Bill thuộc loại thứ hai.
Lần theo bước chân của Gates và nói chuyện với tất cả những ai biết bất cứ điều gì đó về Gates và Microsoft đều có được những điểm thú vị. Hai phóng viên điều tra Wallace và Erickson đã tiết lộ nhiều bí mật thú vị về Gates trong tác phẩm: “Bill Gates: Tham vọng lớn lao và quá trình hình thành đế chế Microsoft".
Cuốn sách viết về những doanh nhân quyền lực.
Nhận xét về cuốn sách, báo New York Post viết “Một câu chuyện cuốn hút… Nếu bạn quan tâm đến máy tính, bạn sẽ tìm thấy ở cuốn sách này những hiểu biết kỳ thú. Nếu bạn quan tâm đến tiền bạc, đây là một nghiên cứu trường hợp về việc làm thế nào để tạo ra nó. Còn nếu bạn thích thú với vấn đề về con người, việc khám phá ra điều gì có thể làm Bill Gates dao động sẽ hoàn toàn chiếm lĩnh tâm trí của bạn”.
Khác với Bill Gates, hình ảnh Richard Branson lại hiện ra đầy hài hước nhưng cũng rất lôi cuốn thông qua chính tự truyện bản thân: Richard Branson - Đường ra biển lớn.
Ngay từ những ngày đầu mới chập chững bước đi trên con đường kinh doanh đầy chông gai, Richard Branson đã tự viết những quy tắc của riêng mình để xây dựng một hệ thống các công ty mang thương hiệu Virgin với mật độ hiện diện rộng khắp toàn cầu, nhưng lại không hề có trụ sở chính, không hề có hệ thống phân cấp quản lý và quan liêu.
“Một con người phi thường, một cuốn truyện phi thường… Một kiệt tác - Sex, khinh khí cầu, ngoại tình và tiền bạc”, tờ Sunday Business viết. “Đối với những ai đang cháy bỏng niềm đam mê với tinh thần doanh nhân, những trang sách lưu giữ hồi ức của ông tựa như một cuốn cẩm nang dẫn đường vậy”, Business Age thể hiện.
Còn Warren Buffett, người được mệnh danh là vị thánh trong lĩnh vực đầu tư tài chính, lại có một phong cách quản lý quỹ đầu tư khác thường: Không tiết lộ bất cứ điều gì về việc tiền của họ được đầu tư vào đâu. Hàng năm anh sẽ gửi cho họ một bản báo cáo kết quả, ngoài ra không còn gì khác. Thêm vào đó, anh sẽ chỉ “làm việc” với họ một ngày trong năm.
“Buffett muốn được toàn quyền đưa ra các quyết định đầu tư và mong muốn này cũng mãnh liệt không thua gì mong muốn có được số vốn đó”. Kể từ khi được xuất bản vào tháng 8/1995, cuốn Buffett: Quá trình hình thành một nhà tư bản Mỹ đã xuất hiện trong danh sách bán chạy nhất của các tờ Wall Street Journal, New York Times, San Francisco Chronicle, Los Angeles Times, Seattle Times, Newsday và Business Week.
Nhân vật cuối cùng là Steve Jobs - với triết lý “Một người thợ mộc giỏi sẽ không dùng gỗ xấu làm lưng tủ, cho dù sẽ không ai nhìn thấy”, các sản phẩm của Apple dưới sự giám sát trực tiếp của Steve Jobs luôn đạt đến sự hoàn mỹ, kể cả ở những chi tiết nhỏ nhất.
Trong tác phẩm Steve Jobs - Thiên tài gàn dở và câu chuyện thần kỳ về quả táo, Kahney đã hé lộ những nguyên tắc của Jobs trước khi tung ra những sản phẩm có sức mê hoặc, làm nức lòng những tín đồ yêu mến Apple cuồng nhiệt nhất đồng thời cũng là người sở hữu những thương hiệu danh giá nhất hành tinh. “Một tuyệt phẩm quý giá và cần thiết cho những ai muốn khám phá những bí mật thẳm sâu bên trong trí tuệ của Steve và tìm hiểu xem điều gì đã khiến Apple trở nên vĩ đại như vậy”, USA Today chia sẻ.
Bộ sách gồm 4 cuốn sách: “Bill Gates - Tham vọng lớn lao và Quá trình hình thành đế chế Microsoft”; “Steve Jobs - Thiên tài gàn dở và Câu chuyện thần kỳ về quả táo”; “Warren Buffett - Quá trình hình thành một nhà tư bản Mỹ” và “Richard Branson - Đường ra biển lớn”.
Bộ sách sẽ ra mắt ngày 26/9/2011. Khách hàng đặt mua bộ sách trước ngày 23/9/2011 tại Không gian sách Quản trị kinh doanh http://bizspace.vn/.

Liều như Steve Jobs mới có thể thành công
Tình hình kinh tế u ám khiến nhiều CEO tê liệt và hoảng sợ. Nhưng đối với những người như Steve Jobs hay Warren Buffett, liều lĩnh, mạo hiểm là yếu tố quan trọng để đạt được thành công.

Steve Jobs là một ví dụ điển hình cho việc thành công nhờ mạo hiểm (CNN)
Steve Jobs là một ví dụ điển hình cho việc thành công nhờ mạo hiểm.
Steve Jobs là một nhà lãnh đạo cực kỳ dũng cảm. Hết lần này đến lần khác, CEO của Apple đưa ra sản phẩm mới, dịch vụ mới và cả những mô hình kinh doanh chưa từng bao giờ tồn tại. Ông coi thường những cuộc thử nghiệm trên thị trường. Vì vậy, những sản phẩm của Apple hoàn toàn được giữ bí mật. Jobs cũng không thể chắc chắn được là mình sẽ thành công, nhưng ông vẫn liều lĩnh, dù biết rằng nếu thất bại, Apple sẽ phải chịu những khoản lỗ khổng lồ và bản thân ông cũng sẽ trở thành trò cười cho mọi người.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các sản phẩm của Apple là những thiết bị xuất sắc nhất và Jobs chính là người tạo ra của cải vĩ đại nhất. Điều đó sẽ không thể xảy ra nếu Jobs không dám mạo hiểm.
Chủ đề này đang trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết khi nền kinh tế đang ngày càng hỗn loạn. Nhiều CEO cảm thấy sợ hãi vì họ liên tục phải chứng kiến những việc mà họ cho là không thể xảy ra. Việc Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm là một ví dụ. Và sự thiếu an toàn trong mọi hành động cũng làm họ không dám nhúc nhích, làm việc gì cũng cảm thấy e sợ.
Thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà tháng sau người ta sẽ cho xuất bản cuốn: “Liều lĩnh: Biến nghi ngờ và sợ hãi thành nhiên liệu cho sự phát tài”. Một nhà tư vấn có tên Bill Treasurer đã dùng những kinh nghiệm thực tiễn của mình để dạy cho các doanh nhân lòng can đảm. Vì trước đó, anh đã từng kiếm sống bằng nghề thợ lặn. Năm ngoái, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cũng tổ chức hẳn một diễn đàn về sự can đảm. Các bài báo và blog về vấn đề này cũng càng ngày càng được chú ý.
Chẳng có gì đảm bảo là tình hình kinh tế sẽ bớt rối ren, vì thế, các nhà quản lý càng cần phải trở nên can đảm hơn, cụ thể là qua những việc làm sau:

1. Duy trì các chi phí cần thiết

Khi có biến động xảy ra, cách phổ biến nhất mà các CEO hay áp dụng chính là giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, vấn đề là những chi phí đó lại là các khoản đầu tư sẽ sinh lời trong tương lai như R&D, marketing hay mở rộng cơ sở sản xuất. Cắt giảm chúng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận trong năm nay, nhưng sẽ giảm lợi nhuận trong tương lai.
Những CEO nhút nhát thường phàn nàn rằng họ buộc phải làm thế vì các nhà đầu tư có tầm nhìn ngắn hạn. Nhưng một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi ông Baruch Lev của Đại học New York lại cho thấy sự thực không phải như vậy. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là những chi phí sinh lời, và đâu thì không.
Các CEO dũng cảm sẽ vẫn kiên trì với các khoản đầu tư sinh lời kể cả trong lúc kinh tế yếu kém. Công ty DuPont vẫn tích cực đổ tiền vào R&D trong giai đoạn đại suy thoái. Sáng tạo ra nylon, neoprene và nhiều sản phẩm khác giúp họ kiếm được hàng tỉ USD trong suốt hàng chục năm về sau. Khoản đầu tư gần đây nhất của Warren Buffett vào Bank of America chính là một ví dụ điển hình cho sự mạo hiểm. Đặt 5 tỉ USD vốn của Berkshire Hathaway vào loại cổ phiếu bị mọi người ghét bỏ trong thời kỳ suy thoái là việc làm cần rất nhiều sự liều lĩnh. Và đó chính là cái làm ông trở nên giàu có.

2. Không nên sa thải hàng loạt

Việc này có vẻ như không thể tránh khỏi trong tình hình kinh tế hỗn loạn. Sa thải hàng loạt diễn ra khắp mọi nơi trong lần suy thoái gần đây nhất, và giờ đây nó lại đang thịnh hành trở lại. HSBC chuẩn bị sa thải 30.000 nhân viên, Bank of America cắt giảm từ 3.500 đến 10.000 người, UBS thì dự định cho 3.500 nhân viên nghỉ việc và 2.350 người cũng sắp sửa phải chia tay ABN Ambro.
Đôi lúc sa thải là cần thiết, tuy nhiên, các CEO dũng cảm sẽ biết rằng chi phí về lâu dài cho việc này, đặc biệt là những khoản ưu đãi trong dài hạn cho việc giữ chân nhân viên qua thời kỳ khó khăn sẽ vượt xa bất kỳ khoản tiết kiệm nào có được từ việc sa thải ngày hôm nay.
Một lần nữa, các CEO lại biện bạch rằng phố Wall buộc họ phải làm vậy, và điều đó hoàn toàn sai. Các nhà đầu tư sẽ hài lòng với việc sa thải bớt nhân viên nếu họ vừa mua lại một công ty khác. Nhưng nếu mục đích của công ty đó chỉ là để cắt giảm chi phí, thì dĩ nhiên họ sẽ bị cho là đang gặp rắc rối, và cổ phiếu của họ sẽ bị giảm giá không thương tiếc.

3. Làm những việc lớn lao

Các nhà lãnh đạo nhút nhát thường không dám làm gì trong thời kỳ suy thoái. Họ lo lắng rằng mỗi bước đi của mình đều là mạo hiểm. Vì vậy, họ chọn giải pháp đứng yên. Nhưng việc đó không hề an toàn chút nào. Trong lúc biến động, người thắng chỉ có thể là người dũng cảm, và kẻ bại trận lại thường là những kẻ chỉ biết lo lắng đề phòng.
Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục đầu tư vào các dự án sinh lời, kể cả khi hiện tại đang chịu lỗ. Hoặc có khi chính thời kì khó khăn lại giúp bạn nhận ra rằng công ty đang chi tiêu quá bừa bãi và đây là cơ hội để bạn cải tổ lại toàn bộ công ty mình. Các nghiên cứu của McKinsey cho thấy trong những cuộc suy thoái trước, các công ty làm theo một trong hai cách trên đều là những công ty có kết quả tốt nhất. Và những công ty chỉ chăm chăm cắt giảm để sống sót qua ngày là những công ty tệ hại nhất. Bài học đặt ra là: Hãy quyết định xem doanh nghiệp bạn cần làm gì bây giờ và thu hết can đảm để làm những việc lớn lao đó.
Aristotle đã gọi lòng dũng cảm là phẩm chất hàng đầu, còn Samuel Johnson thì gọi nó là điều vĩ đại nhất. Lý luận của họ đều giống nhau. Đó là dũng cảm làm cho người ta có được mọi đức tính khác. Dũng cảm nghĩa là dám chấp nhận rủi ro, và điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn khi môi trường kinh doanh đang ngày càng khắc nghiệt. Đó cũng chính là thời khắc tạo nên kẻ thắng và người thua.
Chấp nhận rủi ro dĩ nhiên là một việc đáng sợ. Nhưng nhìn vào Jobs, Buffett hay các CEO dũng cảm khác, bạn sẽ nhận ra rằng đó chính là cơ hội duy nhất của mình trong thời điểm hiện tại.
Cuộc đời Steve Jobs qua hình ảnh
Người đời sẽ mãi nhớ đến Steve Jobs với những sản phẩm “thần kỳ” mà ông mang lại như iPhone, iPod hay MacBook Air.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Ngôi nhà nơi Steve Jobs đã sống thời thơ ấu. Ông sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco, là con nuôi của ông Paul và bà Clara Jobs. Nơi ông lớn lên sau này trở thành một trong những địa danh nổi tiếng nhất thế giới - thung lũng Silicon.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Gặp gỡ Steve Wozniak khi còn đang học Trung học. Cả hai chàng Steve đều có niềm đam mê cháy bỏng với máy tính. Sau đó, Jobs vào đại học Reed và bị đuổi học ngay sau kỳ học đầu tiên và quyết tâm sang Ấn Độ "tu nghiệp"...
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
...và trở về với phong cách của một tài tử điện ảnh.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Để thành lập ra Apple, hai chàng Steve đã phải bán đi toàn bộ những tài sản quý
giá nhất của mình. Jobs bán đi chiếc Volkswagen, còn Wozniak bán đi chiếc máy tính bỏ túi HP để mang về 1.300 USD làm vốn "khởi nghiệp".
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
"Think" là slogan của Apple những ngày đầu tiên. Sau đó, khẩu hiệu này được đổi thành "Think different". Cho đến nay, slogan này vẫn là kim chỉ nam cho những thành công của Apple.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Năm 1984, Steve Jobs giới thiệu chiếc máy Mac đầu tiên. Đây cũng là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới sử dụng giao diện đồ họa.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Năm 1985, sau khi bị đẩy khỏi Apple, Jobs sáng lập ra công ty có tên NeXT. Các sản phẩm của NeXt không có gì đặc biệt về phần cứng nhưng phần mềm của chúng chính là tiền thân của MacOS và iOS hiện đang được sử dụng trên máy Mac và iPhone hay iPad hiện tại.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Năm 1991, Jobs và Laurene Powell cưới nhau tại khách sạn Ahwahnee thuộc Công viên Quốc gia Yosemite dưới sự chứng giám của một vị Thiền sư. Họ có 3 người con là Reed Paul, Erin Sienna và Eve.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Ít ai biết được rằng khối tài sản khổng lồ trị giá 7 tỉ USD của Jobs hiện tại phần lớn đến từ phim hoạt hình. Năm 1986, Jobs mua lại xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar. Năm 1995, bộ phim hoạt hình "Toy Story" trở thành phim bom tấn, mang lại doanh thu 191 triệu USD tại Mỹ và Canada.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Năm 1998, sau khi Apple mua lại NeXT, Steve Jobs trở lại cương vị điều hành Apple và cho ra đời máy tính iMac. Ông nói vui rằng: "có vẻ như nó đến từ một hành tinh khác, và tất nhiên đó là một hành tinh tuyệt vời".
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
iPod ra đời năm 2001 làm thay đổi toàn bộ thị trường thiết bị nghe nhạc.
Và cũng từ đó, vị thế của Apple bước lên một tầm cao mới.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Tháng 6/2007, sản phẩm vĩ đại nhất đưa thương hiệu Apple lên một tầm cao mới
là iPhone ra đời và lập tức gây sốt khi 6 triệu chiếc được mua hết veo chỉ sau
một thời gian ngắn.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Năm 2009, Jobs trải qua một cuộc phẫu thuật ghép gan. Bộ dạng tiều
tụy của ông sau đó đã làm nhiều người yêu mến cảm thấy lo ngại về
tình hình sức khỏe của ông.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Năm 2010, Steve Jobs tiếp tục đăng đàn giới thiệu một sản phẩm "bom tấn" khác là iPad. Hiện iPad vẫn chiếm thế thượng phong so với hàng tá những máy tính bảng Android trên thị trường.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Một trong những hoạt động cuối cùng của Steve Jobs dưới cương vị điều hành Apple là giới thiệu trụ sở hình đĩa bay đẹp như mơ của hãng này.
CuÙc Ýi Steve Jobs qua £nh
Cách đây gần 2 tháng, ông giao lại quyền điều hành Apple cho Tim Cook, và hôm qua (5/10/2011), chỉ một ngày sau khi Apple ra mắt thế hệ iPhone thứ 5 mang tên iPhone 4S, Steve Jobs đã mãi mãi ra đi.
Steve Jobs
“Think Different”, dám nghĩ khác và làm khác, Steve Jobs là người luôn có những tư duy và cách suy nghĩ luôn làm mọi người cảm thấy bị bất ngờ và cảm thấy lạ lẫm, nhưng chính điều này đã mang đến sự thành công cho "triều đại" của Apple ngày hôm nay.

Đã từng đứng bên bờ vực của sự phá sản, dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Steve Jobs, Apple đã trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Vậy Jobs đã làm cách nào để thực hiện điều này? “Nghĩ khác” và dám làm chính là những bí quyết thành công ông.

Bắt tay với đối thủ

Đã bao giờ bạn từng nghĩ đến chuyện Pepsi hay Coca-Cola hợp tác cùng nhau? Hay 2 mạng viễn thông khổng lồ Verizon và AT&T cùng nhau phát triển mạng lưới di động? Đây dường như là điều không thể.

Tuy nhiên, không ít người hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng Apple và “đối thủ truyền kiếp” Microsoft đã từng thông báo mối quan hệ đối tác tại sự kiện Macworld Expo vào năm 1997.


Lúc khó khăn, Steve Jobs chấp nhận bắt tay đối thủ để vực dậy công ty

Sau 12 năm “sa vào vũng lầy”, Steve Jobs cần 1 khoản tiền lớn để giúp vực dậy Apple, và Jobs đã tìm đến Bill Gates. Microsoft sau đó đã nhanh chóng đầu tư khoản tiền 150 triệu USD vào Apple, nhờ khoản tiền này, Jobs đã giúp Apple hồi sinh thần kỳ, và giờ đây đã lại vượt mặt chính Microsoft.

“Thời đại của sự cạnh tranh giữa Apple và Microsoft đã vượt xa hơn mức tôi có thể mô tả” - Jobs nói tại sự kiện Macworld Expo 1997 - “Điều này nhằm giúp Apple mạnh mẽ hơn, giúp Apple có thể đóng góp cho ngành công nghiệp và trở lại như trước”.

Mang “sex” vào trong sản phẩm

Là 1 doanh nhân tuyệt vời, Jobs biết tầm quan trọng của tính thẩm mỹ, và ông đã nhận ra các sản phẩm của Apple trông như đã “quá đát”.

Năm 1998, Jobs tổ chức 1 cuộc họp tại Apple, và mắng vào nhân viên của mình: “Mọi người biết điều gì đang xảy ra với công ty này không? Sản phẩm quá tồi tệ - Không có ‘sex’ trong đó”.


Các sản phẩm của Apple luôn khiến các “đối thủ” phải “ngã mũ” kính phục về kiểu dáng

Từ cuộc họp này, giờ đây, Apple luôn là hãng tiên phong đi đầu để tạo ra những sản phẩm công nghệ có kiểu dáng đẹp mắt và lôi cuốn, từ iMac, iPhone đến iPad.

Thay đổi tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh ban đầu

Ban đầu, Apple chỉ là công ty sản xuất máy tính, tuy nhiên Jobs biết cần thiết phải mở rộng cách tiếp cận của mình nếu muốn đưa công ty đến với thành công.

Apple sau đó đã bắt đầu mở rộng sản phẩm của mình vượt ra ngoài phạm vi máy tính cá nhân, đầu tiên với việc phát hành phần mềm mang tên Final Cut Pro, tiếp theo là máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad.


Từ 1 công ty máy tính đơn thuần, Apple trở thành công ty sản xuất cả máy nghe nhạc, điện thoại và máy tính bảng

Ít ai biết rằng, Apple thậm chí còn sản xuất cả máy ảnh với tên gọi QuickTake vào năm 1994, tuy nhiên đã bị khai tử vào năm 1997.

Với việc mở rộng sản phẩm, Jobs đã đổi tên công ty vào năm 2007, từ Apple Computer thành Apple, như 1 cách để thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty.

Tạo các giải pháp để vượt qua rào chắn của “không thể”

Các cửa hàng bán lẻ đồ điện tử không thể tạo cho Apple 1 vị thế tương xứng với thương hiệu của “Quả táo”. Và giải pháp táo bạo của Jobs là Apple Store, những cửa hàng bán lẻ chỉ dành riêng cho sản phẩm của Apple.


Apple Store là sự thành công trong ngành công nghiệp bán lẻ và công nghệ

Rải rác khắp nơi trên thế giới, đến thời điểm này cho thấy giải pháp của Steve Jobs là hoàn toàn đúng đắn và thành công trong lĩnh vực bán lẻ máy tính và sản phẩm điện tử, lại giúp nâng cao vị thế thương hiệu của Apple.

Nói cho khách hàng biết họ muốn gì, thay vì phải hỏi họ

Có bao giờ bạn tự hỏi Apple luôn thành công với các sản phẩm của mình, và luôn là người tiên phong đi đầu tạo ra sự trào lưu? Chính là nhờ vào tư duy này của Steve Jobs. Thay vì phải chờ phản hồi của khách hàng để biết họ cần gì, muốn gì rồi mới đưa ra sản phẩm đáp ứng, Jobs luôn biết cách để đưa ra những sản phẩm đáp ứng sở thích của khách hàng.


Apple luôn biết cách để tạo sự thành công cho sản phẩm của mình

“Apple có một kỷ lục các thành tích tạo ra các sản phẩm mà khách hàng mong muốn, những thứ mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến hoặc họ nghĩ rằng mình không muốn” - Carl Howe, giám đốc nghiên cứu khách hàng của tập đoàn nghiên cứu thị trường Yankee Group cho biết.

Năm ngoái, khi iPad lần đầu được giới thiệu, nhiều người cho rằng đó chỉ là 1 sản phẩm không có gì nổi bật, và là một phiên bản phóng lớn của iPhone, nhưng rồi, chỉ sau 1 năm, gần 20 triệu chiếc iPad đã được tiêu thụ. 1 minh chứng cho sự thành công về tư duy khác người của Jobs.

“Kết nối các điểm với nhau”

Cùng với sản phẩm được ra mắt, Apple luôn biết cách để đi kèm theo đó những dịch vụ mở rộng để đáp ứng người dùng.

Khi giới thiệu máy nghe nhạc iPod, Apple đã kèm theo dịch vụ bán nhạc trực tuyến iTunes. Và sau này, khi iPhone hay iPad được trình làng, kèm theo đó là chợ ứng dụng App Store.

Như Jobs đã nói, “sáng tạo là sự kết nối nhiều điều với nhau”, Apple luôn cho thấy sự tổng thể luôn quan trọng hơn những thành phần rời rạc.

Khuyến khích mọi người cùng “nghĩ khác”

Đoạn quảng cáo với thông điệp “Think Different” (Nghĩ khác) của Apple đưa ra vào năm 1990 và trở thành 1 trong những khẩu hiệu mang lại sự ảnh hưởng lớn nhất, và giờ đây đã trở thành khẩu hiệu chính thức của Apple.

Chính Steve Jobs là người đã diễn đạt nội dung trong đoạn quảng cáo này. Đoạn quảng cáo với sự xuất hiện của các vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, John Lennon, Thomas Edison, Mahatma Gandhi, Pablo Picasso… với hàm ý hãy nghĩ khác để trở nên khác biệt và thành công với sự khác biệt đó.

Đoạn quảng cáo “Think Different” với giọng văn truyền cảm của Steve Jobs:


Không phức tạp hóa

Đơn giản là hạnh phúc. Jonathan Ives, 1 nhà thiết kế của Apple đã từng khẳng định tư duy này của Steve Jobs: “Chúng tôi luôn cố gắng xây dựng những giảm pháp rất đơn giản, bởi vì giống như vật lý, càng đơn giản, chúng ta càng nhìn thấy chúng rõ ràng hơn”.

Bán ước mơ, không phải bán sản phẩm


Với Jobs, mỗi sản phẩm phải được khách hàng đón nhận như chính tâm hồn họ

Với Jobs, những sản phẩm mà người dùng mua không chỉ là thứ để sử dụng, mà đó như là 1 sản phẩm để đại diện cho họ. Theo ông, thứ người dùng quan tâm đầu tiên chính là bản thân mình, chứ không phải là 1 thứ sản phẩm nào đó, nên phải làm sao, để ra mắt những sản phẩm mà từ đó, người dùng cảm nhận như chính mình.

Apple đã rất thành công với tư duy này của Jobs.

Tin vào sự can đảm và quyết tâm


Jobs đã có bài phát biểu được xem là kinh điển tại đại học Stanford vào năm 2005

Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp đại học Stanford vào năm 2005, Steve Jobs đã từng nói: “Phải có can đảm để làm theo trái tim và trực giác của bạn. Chỉ có trái tim và trực giác mới biết được bạn thực sự muốn trở thành như thế nào”.
Theo kế hoạch ban đầu cuốn tự truyện đầu tiên của Steve Jobs sẽ phát hành vào đầu tháng 3/2012. Tuy nhiên, sự ra đi của ông đã khiến tác giả Walter Isaacson quyết định ra mắt cuốn sách: iSteve: The Book of Jobs vào ngày 24/10 tới.
Cuốn tự truyện về cuộc đời Steve Jobs sẽ phát hành sớm hơn kế hoạch.
Walter Isaacson, cựu giám đốc điều hành tạp chí Time, một nhân vật nổi tiếng trong làng truyền thông, là người được “huyền thoại” Steve Jobs nhờ viết tự truyện cho mình. Theo lời tác giả cuốn tự truyện, Jobs muốn viết sách về cuộc đời mình bởi: “Tôi muốn các con tôi biết về mình”.
Trước đó, dù kế hoạch của nhà xuất bản Simon & Schuster sẽ phát hành tự truyện “iSteve: The Book of Jobs” vào tháng 3/2012 nhưng số lượng đơn đặt hàng cuốn sách này đã đưa nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon.
Walter Isaacson cho biết Jobs đã rất đau đớn và quá yếu nên không thể nào leo cầu thang vài tuần trước khi qua đời. Tác giả cuốn tự truyện duy nhất về Steve Jobs đã gặp ông lần cuối cùng trong một buổi phỏng vấn tại nhà riêng của Jobs ở Palo Alto, California. “Tôi không thường xuyên ở bên cạnh các con, và tôi muốn chúng hiểu những gì tôi đã làm”, Steve Jobs trăn trở trong những ngày cuối đời.
Trong lần gặp cuối cùng tại nhà riêng của Jobs cách đây vài tuần, Isaacson bắt gặp ông đã lăn lộn vật vã trong cơn đau trong phòng ngủ dưới tầng 1. Dù đã kiệt sức, “nhưng trí não của Jobs vẫn rất sắc bén và vẫn còn rất hài hước”, Isaacson viết trong một bài báo sẽ in trên tạp chí Time vào ngày 17/10.
Nhà sách Simon & Schuster sẽ in tự truyện về Jobs dựa trên hơn 40 bài phỏng vấn với ông từ hơn 2 năm nay. Cuốn sách cũng có những bài phỏng vấn hơn 1 trăm người thân trong gia đình, bạn bè, đối tác, đối thủ, và đồng nghiệp với Steve Jobs. Mặc dù Steve Jobs đã phối hợp thực hiện cuốn sách này nhưng ông yêu cầu không kiểm soát về nội dung và thậm chí cũng không đọc trước khi phát hành. Ông muốn tất cả đều nói thật về những gì họ nghĩ về ông. Jobs vẫn nổi tiếng là người thẳng thắn và đôi khi là khắc nghiệt với những người làm việc cùng ông, và cả những đối thủ của ông.
“Jobs có thể khiến những người xung quanh ông phát điên và thậm chí là tuyệt vọng. Tuy nhiên, tính cách của ông và sản phẩm của ông không hề liên quan đến nhau. Trong tất cả các câu chuyện mà ông kể, ông đều cuốn hút những người xung quanh bằng lối dẫn dắt thú vị và đầy cẩn trọng”
Một nhà sách khác Bluewater Productions cũng cho biết đang gấp rút phát hành phiên bản sách điện tử ebook đặc biệt của cuốn tiểu thuyết về Steve Jobs.
Tim Cook là người kế nhiệm ông. Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple.
Steve Jobs đã lên kế hoạch cho sản phẩm Apple bốn năm tới
Biết mình không còn sống được bao lâu, từ hơn một năm nay, Steve Jobs làm tất cả những gì có thể mà ông tin sẽ đảm bảo cho tương lai của công ty ông yêu quý.

Ban lãnh đạo Apple được cho là đã biết trước về sự ra đi của Steve Jobs trước đó một tuần.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: AP.
Theo trang Daily Mail, Jobs đã đấu tranh đến cùng để kế hoạch xây dựng đại bản doanh mới mang hình phi thuyền của Apple tại California (Mỹ) được phê chuẩn. Nó sẽ đủ lớn cho 12.000 nhân viên và nằm khá gần trụ sở cũ. Ông thậm chí còn dọa Hội đồng Cupertino rằng nếu họ không đồng ý xây dựng, Apple sẽ chuyển đi nơi khác và thành phố này sẽ mất đi công ty đóng thuế nhiều nhất.
Dù biết không còn sống được bao lâu, Steve Jobs vẫn đấu tranh để Apple được xây trụ sở mới như một món quà ông tặng cho nhân viên.
Steve Jobs sẽ không thể chứng kiến lễ khánh thành trụ sở mới mà ông đã đấu tranh để Apple được phép xây dựng (như một món quà ông tặng cho nhân viên). Ảnh: Apple.
Ông cũng duyệt lại lộ trình phát triển của dự án quan trọng của Apple là iCloud (cho phép người sử dụng lưu trữ nhạc, ảnh và các tài liệu khác từ xa) cũng như tham gia thiết kế và nâng cấp các phiên bản mới cho máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad, điện thoại iPhone và máy tính MacBook cho Apple trong 4 năm tới.
Steve Jobs chọn Tim Cook làm tân Tổng giám đốc Apple. Chưa ai biết liệu Apple có thay đổi dưới sự dẫn dắt của Cook hay không, nhưng ông đạt được vị trí ngày hôm nay là nhờ có nhiều điểm chung với nhà đồng sáng lập Apple: một người cầu toàn, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo, chỉn chu, luôn chú ý đến từng tiểu tiết và tỏ thái độ cứng rắn, tự tin trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, Tim Cook có cách cư xử mềm mại hơn Jobs (Steve Jobs sẵn sàng sa thải nhân viên ở bất cứ đâu, kể cả trong thang máy).
Dấu ấn Steve Jobs sẽ còn hiện diện trong sản phẩm Apple trong nhiều năm.
Dấu ấn của Steve Jobs sẽ còn hiện diện trong sản phẩm Apple trong nhiều năm. Ảnh: Getty Images.
Bên cạnh đó, Apple còn có bộ ba tài năng Jonathan Ives, bậc thầy về thiết kế sản phẩm, Phil Schiller, Giám đốc marketing và Scott Forstall, trưởng bộ phận phần mềm di động.
Steve Jobs: Chỉ có ở nước Mỹ  
 Chỉ có ở nước Mỹ mới có một người thành công như Steve Jobs. Nhiều người ví Steve Jobs với Henry Ford, Thomas Edison, những doanh nhân đã làm cách mạng trong ngành hoạt động của họ.
Các sản phẩm họ đưa ra thị trường thay đổi đời sống của hàng trăm triệu con người. Với Henry Ford là xe hơi, với Thomas Edison là máy hát, máy quay phim, bóng đèn, với hơn 1000 bằng sáng chế. Với Steven Jobs là Macintosh, iPod, iPhones, iPads.
Gốc tích Steve Jobs giống Tổng Thống Barack Obama, cả hai đều là “đứa con bị cha bỏ rơi,” của một sinh viên ngoại quốc và một phụ nữ Mỹ. Cha của Steve Jobs cũng đạo Hồi, người Syria, bỏ con từ khi ra đời, bà mẹ trẻ phải cho đứa bé làm con nuôi. Bố mẹ nuôi là những người lao động, Jobs phải rời trường đại học vì cha mẹ không đủ tiền trả học phí. Năm 20 tuổi, Jobs cùng Steve Wozniak, bạn học cũ, giúp vốn làm ăn. Wozniak bán chiếc máy tính hiệu HP, Jobs bán chiếc xe van Volkswagen góp được 1,350 đô la. “Chúng tôi làm việc 18 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, làm việc vui quá,” Wosniak kể. Mới đầu cặm cụi trong phòng ngủ của Wosniak, sau chật chội quá đổi qua garage nhà Jobs. Khi chế ra máy Apple 2, Jobs thuê Jerry Manock làm cho cái mẫu, giá 1,500 đô la. Nhà họa kiểu kỹ nghệ yêu cầu trả tiền trước, vì “không biết mấy ông tướng này sẽ làm ăn thế nào!” Steve Wozniak có tài chế ra máy, nhưng Steve Jobs là người nghĩ đến làm sao cho mọi người dùng được cái máy, để bán được máy.
Giấc mộng của Steve Jobs, có lúc nói với Wosniak, là sẽ dựng lên một công ty trị giá 10 tỷ Mỹ kim, mà “không mất linh hồn”. Khi Steve Jobs chết, 56 tuổi, công ty Apple trị giá 350 tỷ đô la, Jobs được cả thế giới nhớ tới như một doanh nhân lỗi lạc. Linh hồn của Apple vẫn là luôn luôn tìm cái mới, dám liều lĩnh làm cái mới, và nghĩ đến người trước khi nghĩ đến máy.
Một trong những người ngưỡng mộ Steve Jobs là một cậu ở Hồng Kông, Jonathan Mak, 19 tuổi. Tháng Tám, khi nghe tin Jobs từ chức vì bệnh ung thư nặng, cậu sinh viên này (họ Mạch đọc theo lối Hán Việt) đã vẽ kiểu một bức hình tỏ lòng kính trọng, đưa lên mạng. Hình đen trắng đơn sơ; dùng trái táo nhãn hiệu các sản phẩm của Apple, thay vết cắn trên trái táo bằng bóng Steve Jobs nhìn nghiêng. Trong mấy ngày qua, bức hình này được khắp thế giới hoan nghênh, nó thể hiện đúng như lối Steve Jobs vẫn chọn kiểu cho các sản phẩm của ông: Ðơn sơ mà đẹp. Cậu Jonathan đang được mấy trăm ngàn người vào mạng hoan hô, được các tờ báo ở Mỹ và Ðức xin phép sử dụng, được các công ty thương mại mua quyền in trên áo thung, trên các món tưởng niệm Steve Jobs (cậu nói sẽ xin phép công ty Apple trước để được sử dụng hình trái táo của họ, rồi sẽ tặng các món tiền thu được cho việc nghiên cứu chống ung thư).
Trong cùng thời gian đó, một cô gái 19 tuổi đang đi biểu tình ở New York, trong đám hàng ngàn người xuống đường với khẩu hiệu “Chiếm Wall Street” (Occupy Wall Street). Wall Street là trụ sở thị trường chứng khoán New York, tượng trưng cho kinh tế tư bản hàng trăm năm nay. Phong trào này đã làn ra các thành phố lớn khắp nước Mỹ. Cô Zubeyda Akil ra khỏi nhà từ ngày 17 Tháng Chín khi vụ biểu tình bắt đầu, hành trang có một cái túi ngủ, mấy bộ quần áo, cái đệm trải trên lề đường hay trong công viên mỗi đêm, và một điện thoại di động, để (theo lời mẹ dặn) mỗi ngày gọi về nhà hai lần cho má yên tâm. Lâu lâu cô phải đi “chạc” máy điện thoại nhờ trong quán ăn McDonald, đường Broadway. Những người biểu tình đem theo các khẩu hiệu tùy ý mình, không ai phối hợp, không ai nghiên cứu, ra lệnh. Chống chiến tranh, bảo vệ môi trường, bảo vệ thú vật, nhất là chống các nhà tài phiệt, các đại công ty, đòi Wall Street bớt tham lam, bớt làm liều gây khủng hoảng kinh tế làm bao người thất nghiệp. Nhiều người biểu tình là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, chưa có hay mới mất việc, và tất nhiên họ mang bên mình nhiều sản phẩm do Steve Jobs tung ra.
Chỉ có ở nước Mỹ mới thấy cảnh tượng đó. Ði biểu tình chống kinh tế tư bản mà vẫn sử dụng những thành tựu của nền kinh tế đó, iPod, iPhones, iPads. Rồi khi pin trong máy bị yếu, đi chạc điện nhờ ở quán McDonald, hệ thống “phát phút” này cũng là một thứ mà chỉ kinh tế tư bản mới đẻ ra được! Cảnh tượng này, nói giản dị, gọi là Tự Do.
Không có chính phủ nào đó nhân lực, tài nguyên và khả năng điều khiển cuộc sống kinh tế để đẻ ra những Apple hay McDonald; những Mark Zuckerberg (Facebook), Bill Gates (Microsoft), Larry Page (Google), hay Michael Dell (Dell). Họ thành công không phải chỉ nhờ kinh tế thị trường. Bộ Quốc Phòng Mỹ có thể đã trả tiền cho những người sáng tạo ra kỹ thuật làm thành Internet. Nhưng muốn Internet được phổ biến, thay đổi đời sống hàng tỷ con người, phải chờ các doanh nhân. Kinh tế thị trường và chế độ tự do dân chủ là môi trường sản xuất ra những người sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro, những người làm cách mạng trong đời sống hàng ngày cho mỗi ngày một tốt hơn. Quan trọng nhất là họ sống trong một xã hội tự do, dân chủ, tôn trọng luật pháp, trong đó có những luật lệ bảo vệ tài sản. Một món tài sản cần bảo vệ là bằng sáng chế, phát minh. Jonathan Mak sống ở một môi trường tự do và trọng pháp cho nên đã nghĩ ngay tới việc xin phép Apple sử dụng hình trái táo. Mai mốt, khi hình vẽ của chú được in trên áo thung, chắc chắn sẽ có hàng triệu chiếc áo tương tự được sản xuất ở Trung Quốc, không trả bản quyền; rồi lén lút chuyển ra bán ở Hồng Kông và các nước khác! Họ chưa có thói quen tôn trọng quyền sở hữu, còn lâu mới tiến được!
Khi nhớ lại thời họ khởi nghiệp, Steve Wozniak kể rằng trong thời gian đó “có hàng triệu thanh niên như chúng tôi. Ai cũng nhìn về tương lai, cố nghĩ làm sao biến các ý kiến của mình thành doanh nghiệp lớn.” Steve Jobs không mang hình ảnh một “nhà tư bản” Wall Street. Chịu ảnh hưởng của đạo lý Ðông Phương (theo đạo Phật sau chuyến đi Ấn Ðộ thời trẻ) Jobs sống giản dị, mang một lối nhìn không giống khuôn mẫu có sẵn. Người khác chế tạo máy vi tính cho thật tốt, thật hay, cho người tiêu thụ mua dùng rồi thích ứng với máy. Jobs luôn luôn dùng trực giác nghĩ tới người tiêu thụ trước, xem họ sống, nghĩ, cảm như thế nào và chế ra những cái máy thích hợp với con người, cho phép người và máy tương ứng, tương tác lẫn nhau.
Công ty Apple đã chế ra những cái máy giúp người mù “đọc” được giá trị đồng tiền họ nắm trong tay; giúp giáo dục trẻ em bị bệnh “tự kỷ” (autistic) biết đọc biết viết, chế những cái máy chuyển biến dữ kiện y khoa giúp việc chẩn bệnh; có máy giúp các hội từ thiện gây quỹ, chưa kể những iPod, iPhones, iPads thay đổi cách người ta sống hàng ngày, giải trí, liên lạc với nhau, thu thập tin tức và và học hỏi, đủ thứ. Ngoài 34,000 người làm cho công ty Apple ở Mỹ, còn hàng trăm ngàn công nhân khắp thế giới có công việc.
Nhiều người chỉ trích công ty Apple về tội “đưa công việc làm sang Trung Quốc” khi thấy những sản phẩm có chữ Made in China. Sự thực không phải.
Một cái iPad bán giá 499 đô la, thì trong đó chỉ có 12 đô la trả cho các xí nghiệp và công nhân Trung Hoa làm việc ráp các bộ phận lại. Có 250 đô la trả cho các công ty Samsung ở Ðại Hàn, Toshiba ở Nhật, Broadcom ở Mỹ, còn cái pin dựng trong đó là do công ty Amperex Technology ở Hồng Kông, do công ty TDK Nhật Bản làm chủ. Ngoài ra còn những bộ phận được chế tạo ở nhiều nước khắp thế giới. Phần lớn nhất trong số 499 đô la một chiếc iPad trả cho các cổ đông công ty Apple, dùng để trả tiền các bằng sáng chế, lương nhân viên, và đóng thuế. Ðây là một thành quả của nền kinh tế toàn cầu hóa.
Mặc dù nhiều bạn trẻ đang biểu tình chống Wall Street, nhưng chính nhờ các định chế tài chánh ở đó những người như Steve Jobs mới có cơ hội. Trước khi chính thức thành lập và ghi tên công ty Apple, Jobs và hai người bạn góp dần dần được 250,000 đô la. Bốn năm sau, công ty Morgan Stanley tổ chức việc phát hành thêm cổ phiếu đưa Apple vào thị trường chứng khoán, bán cổ phần cho công chúng. Số cổ phiếu mà ba nhà sáng lập làm chủ trị giá 1,800,000 đô la. Một cổ phần bán với giá 378 đô la trong tuần qua, hồi công ty mới ra công chúng năm 1980 chỉ đánh giá 2.75 đô la.
Paul Jobs, cha nuôi của Steve, là một công nhân chạy máy, chưa học hết trung học. Trong cái xưởng nhỏ mà ông dựng ở nhà, ông đã dành một khoảng cho cậu con nuôi, dậy con tập làm việc, tháo rồi ráp mấy cái máy, hy vọng cậu con sẽ thành một công nhân giỏi. Ông không ngờ đứa “con chửa hoang” ông nhận nuôi có sự nghiệp như sau này. Trong lúc kinh tế Mỹ suy yếu, ngành công nghiệp điện tử càng trì trệ, chỉ có Apple là vẫn được người ta chờ đợi khi tung ra các sản phẩm mới. Sau đó, bao nhiêu công ty khác thấy một thị trường mới mở ra, họ đua nhau chế các sản phẩm cùng công dụng. Cái tài của Steve Jobs không phải là tìm ra những sản phẩm mà thị trường muốn tiêu thụ. Năng khiếu đặc biệt của ông ta là làm ra những thứ mà người tiêu thụ thấy là phải thích. Những thứ đó lại thay đổi đời sống của mọi người.
Chỉ có một nền kinh tế thị trường trong một xã hội tự do dân chủ, mọi người bình đẳng pháp luật và bình đẳng cơ hội mới đẻ ra những nhà kinh doanh thành công như Steve Jobs. Những người biểu tình chống Wall Street không chống tất cả hệ thống kinh tế và chánh trị nước Mỹ. Ðúng ra là họ có thiện chí muốn cải thiện hệ thống đó. Họ đúng hay sai, không quan trọng. Trong chế độ dân chủ tự do, sau cùng các cử tri sẽ chọn muốn thay đổi cái gì, thay đổi ra sao. Bốn năm một lần, dân Mỹ có thể bắt đầu làm lại. Ðiều quan trọng là xã hội có tự do, ai cũng có quyền hội họp ngoài đường, có quyền phát biểu ý kiến. Bảo vệ các quyền tự do đó cần thiết hơn cả việc bảo vệ một hệ thống kinh tế tài chánh mà lúc nào người ta cũng thay đổi được.Ngô Nhân Dụng
Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford June 12, 2005:

Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học. Nói một cách trung thực thì ngày hôm nay tôi tiếp cận nhất với buổi lễ ra tốt nghiệp đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xảy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu chuyện.

Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm

image

 (Connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)

Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.

Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.

Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.

17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học. Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.

Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng $5, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:

Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.

Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows copy những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.

Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.

Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.

image

Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.

Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.

Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.

Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.

Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.

Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Ðó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.

Ðôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Ðiều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Ðừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

image

Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay? Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.

Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng. Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó.

Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.

Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Ðiều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Ðiều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Ðiều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vình biệt.

Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.

Ðó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.

Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Ðó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.

Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Ðừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Ðừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.

Ðiều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park , cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.

Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Ðó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Theo dòng sự kiện:
Cuộc đời và sự nghiệp của Steve Jobs (30/08)
Cha đẻ Steve Jobs chưa từng gặp con (30/08)
Bức ảnh gây sốc của Steve Jobs sau ngày từ chức (27/08)
Đi tìm 'biểu tượng công nghệ' kế cận Steve Jobs (27/08)
Sức khỏe của Steve Jobs vẫn là điều bí ẩn (26/08)
Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ (26/08)
Những khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời Steve Jobs (25/08)
Sự rút lui của Steve Jobs gây 'bão' trên mạng (25/08)
Steve Jobs từ chức CEO Apple (25/08)
Sốt áo Steve Jobs mặc trong sự kiện WWDC (11/06)
CEO Apple sẽ tiết lộ tiểu sử bản thân (13/04)

No comments:

Post a Comment