Monday, October 3, 2011

An toàn thực phẩm(12)

Cách Nhận Định Trái Cây ,rau Quả Không Tẩm Hóa Chất.
Vì lợi nhuận, vì không được kiểm soát chặt chẽ, người trồng trọt lẫn người bán đã phun, ướp, tiêm vào rau, quả một lượng hóa chất lớn. Cách làm rất tinh vi. Tuy vậy, nếu biết cách, người mua vẫn có thể nhận diện được để tránh chọn phải những loại rau quả trông tốt mã mà chất lượng xấu.
Chôm chôm, thanh long
Theo ông Lý Tấn Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, có một cách rất đơn giản giúp người tiêu dùng có thể nhận ra trái chôm chôm có chứa chất kích thích tăng trưởng. Cụ thể, trước khi mua hãy xin người bán tách thử một trái. Nếu có chứa thuốc kích thích tăng trưởng, lập tức một lượng nước lớn sẽ chảy ra ngay khi chôm chôm được tách đôi. Lớp cơm bên trong thì vừa mềm vừa mỏng. Đó là vì chưa đến ngày thu hoạch, trái còn non, lớp cơm chưa phát triển đủ đã bị chủ vườn xịt thuốc tăng trưởng kích thích chín sớm (thường được kích thích chín sớm đến 10 ngày). Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy chôm chôm rất nhanh héo (chỉ khoảng nửa ngày trong nhiệt độ thường và 1 ngày ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh) thì chắc chắn đã bị thừa đạm, không nên tiếp tục ăn. Với những trái chôm chôm có những vết đen trên vỏ người mua cũng không nên chọn vì những trái đó bị bệnh phấn trắng, đã được xử lý bởi thuốc trừ sâu nhưng không tiêu diệt hết. Ngược lại, chôm chôm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn sẽ cho trái đẹp, màu tươi, râu dày và cứng, phần cơm bên trong dày, chắc, giòn ngọt, không chảy nước.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Phó chủ nhiệm HTX Dương Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng chia sẻ kinh nghiệm chọn thanh long ngon, chất lượng với người tiêu dùng: Không nên mua trái quá to có trọng lượng từ 1,2 kg trở lên mà chỉ nên mua trái có trọng lượng trung bình từ khoảng 700g - 1 kg. Vì trái quá to là phần nhiều đã được nhà vườn phun thuốc kích thích tăng trưởng. Với những trái này, khi xẻ ra, cơm bên trong xốp như mộng dừa, ăn có vị nhạt nhẽo, vỏ rất dày.
Xoài
Đại diện hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết: hiện nay tình trạng trái xoài chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là khá phổ biến. Cách nhận diện cũng không quá khó: người tiêu dùng nên quan sát kỹ trước khi mua, cảnh giác với những mảng bám màu trắng trên vỏ trái. Nguyên nhân là do trước khi thu hoạch xoài bị bệnh nấm, nhà vườn xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không làm đúng quy trình, vừa xử lý xong đã mang đi bán.
Nhãn
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Trưởng bộ môn sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, lưu huỳnh là một trong những chất bảo quản thường được dùng đối với nhãn. Cách để phân biệt nhãn tự nhiên và nhãn sử dụng chất bảo quản rất dễ: Nhãn có sử dụng chất bảo quản sẽ cho vỏ trắng sạch (đối với nhãn da bò sẽ không còn màu da bò), da láng bóng (mất lớp phấn tự nhiên) nhưng có vẻ hơi khô, cuống khô; khi ngửi hoặc ăn có mùi hăng hắc. Tốt nhất người mua nên chọn nhãn có vỏ sần và cuống còn tươi. Những trái có đốm hay vết nhện giăng cũng không sao vì chứng tỏ loại nhãn đó không được chủ vườn phun thuốc trừ sâu trước khi hái và người bán cũng không dùng hóa chất để bảo quản.
Mít chín
Dấu hiệu đầu tiên để "cảnh giác" là mít chưa già (gai bên ngoài nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi), trong khi bên trong múi đã chín. Chỗ gần cuống trái mít (chỗ tiêm thuốc kích thích) bị nhũn thối trong khi phần dưới trái vừa chín tới chứng tỏ trái mít đó đã được dùng chất kích thích để làm chín. Người tiêu dùng chỉ nên mua múi mít được lấy ra từ trái chín tự nhiên với đặc điểm: có gai nở to, màu xanh vàng xam xám, chín đều từ cuống đến đít trái.
Rau
Theo bà Nguyễn Thị Giỏi, Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM - người đã nhiều năm giữ vai trò tổ trưởng tổ rau sạch ở địa phương này, rau có chứa dư lượng đạm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng sẽ có các đặc điểm như mượt, bóng, cành bẹ dày đặc, mập to, nhiều đọt non đâm lên tua tủa, sạch đẹp đến nỗi không thấy vằn vện của sâu bọ (dấu hiệu này thể hiện rõ trên các loại rau ăn lá như cải, dền, rau muống…), màu xanh đậm… Người mua nên chọn rau có màu nhạt, không mượt, bóng; bẹ cành thưa thớt, trông vừa thô vừa cứng, có dấu sâu non bò, lá có nhiều lỗ nhỏ li ti. Khi ăn, loại rau này cho vị đậm đà nhưng hơi cứng; thời gian bảo quản dài, có thể để được 4 - 5 ngày trong tủ lạnh mà không bị dập úng.
Đậu
Loại đậu này quả bóng nhẫy, ít lông tơ và có màu xanh đậm. Ngoài ra, nếu trái không hề có một dấu vết sâu bệnh nào chứng tỏ đậu đã được phun thuốc trừ bệnh trước khi thu hoạch mà không đảm bảo thời gian cách ly. Thậm chí, có nơi còn phun hóa chất kéo dài độ tươi bóng sáng cho đậu. Đặc điểm nhận diện này được cho là đúng trên nhiều loại đậu như đậu đũa, cô ve, Hà Lan…
Đặc biệt, với giá đỗ, người mua không nên chọn loại mầm to, trắng, giòn và ít rễ vì loại này có nguy cơ "ngậm" hóa chất rất cao..
Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần chọn rau, quả tươi, không úa dập, còn nguyên vẹn lớp vỏ, không bị đổi màu hay chảy nhớt... Đặc biệt, cách tốt hơn nữa là nên chọn mua trái cây, rau củ mà mình biết được nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng, được bảo quản tốt ở nhiệt độ mát (bán ở siêu thị chẳng hạn); có thể tìm hiểu để biết thêm một số đặc điểm về các loại giống cây ăn quả hay rau củ mà mình ưa thích và thông tin về mùa vụ để giúp ta có cơ sở xác định, lựa chọn trái cây "sạch". Vì những giống trái, rau củ hay gặp sâu bệnh thì nguy cơ bị phun thuốc trừ sâu không đúng quy trình là rất cao.Cẩm Nhi
Theo các chuyên gia rau quả, bảo vệ thực vật, chuyện một số hoa quả có hóa chất bảo quản là có, nhưng chất gì thì khó tìm.
Cam, lê, táo… có hóa chất bảo quản; đu đủ, chuối… có đất đèn; các loại dưa có phun hoặc tiêm thuốc… là những điều nhiều bà nội trợ vẫn bán tín bán nghi về độ xác thực của thông tin. Theo các chuyên gia rau quả, bảo vệ thực vật, chuyện một số hoa quả có hóa chất bảo quản là có, nhưng chất gì thì khó tìm.
Người bán cũng không phân biệt được
6h sáng, PV có mặt ở chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội). Loại quả được bày nhiều là: Xoài, dưa hấu, măng cụt, cam, quýt, bưởi, thanh long; vải, không thấy có đu đủ. Mỗi loại hoa quả lại có nhiều mặt hàng khác nhau như: xoài cũng có 5 - 7 loại, tùy thuộc vào giống, độ chín, loại quả to hay nhỏ... Bưởi hay cam quýt cũng vậy. Tạt vào một hàng cam quýt hỏi mua, chủ buôn có vẻ không mặn mà với khách mua lẻ, nhưng chị bốc dỡ hàng có vẻ mau mắn chào giá: 45.000đ/kg quýt, đảm bảo ngon. Loại khác rẻ hơn, 40.000đ/kg. Hỏi chị: Loại quýt nào của Việt Nam đảm bảo không có hóa chất, chị trả lời: Hàng Việt Nam cả đấy, loại nào cũng đảm bảo, không tin... ăn thì biết.
Màu sắc của hoa quả có hóa chất thường đẹp, ngửi có mùi hắc
Chị Nguyễn Thị Mai, bán hoa quả tại phố Ngọc Hà (Hà Nội) đã hơn chục năm - là người đi lấy hàng tại chợ Long Biên cũng ngơ ngác khi được hỏi: "Chị có biết hoa quả nào an toàn?". Chị trả lời: "Tôi đi bán, lấy gì bán nấy, ai nhúng cái này hay phun cái kia thì tôi cũng chịu". Tuy nhiên, khi gặng hỏi về hoa quả an toàn, chị Mai nói: Có lẽ táo ta (loại quả nhỏ) thì an toàn. Còn ngoài ra, nghe người ta nói đồ Trung Quốc không đảm bảo bằng của nhà mình.

Chỗ người quen, chị Nguyễn Thị T. (bán hoa quả trong chợ Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Nói chung, hoa quả loại to và bóng, mịn màng... đều có hóa chất. Là người bán, nhưng lê và táo, cam có ruột vàng óng thì mọi người trong nhà chị gần như không bao giờ ăn. Quả muốn chín nhanh thì ngâm thuốc, qua một đêm là chín. Thuốc vừa giúp chín nhanh, vừa giúp hoa quả để được lâu. Tất nhiên, ngâm ở đây là ai đó, chứ chị là người lấy hàng về bán, lấy sao bán vậy. Đang vào mùa dưa lê, dưa vàng, dưa bở, chị bảo: "Ăn phải cẩn thận bởi các loại dưa nói chung hay phun hóa chất"...

Có mùi hắc thì không ăn
Theo TS Nguyễn Thị Nhung, Viện Bảo vệ Thực vật, thực tế nhiều loại hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc chuyển về Việt Nam có sử dụng hóa chất để bảo quản. Biết là có hóa chất, nhưng hiện nay chưa có đủ chất chuẩn để thử, xác định đó là hóa chất gì. Thuốc bảo quản của Trung Quốc có cả chục loại, mà toàn không nhãn mác, không biết rõ có chất gì ở trong. Người dân khi nghi ngờ hoa quả có hóa chất bảo quản, nếu tự mang đi xét nghiệm tìm hóa chất thì rất tốn tiền, một mẫu phân tích có nhiều chỉ tiêu. Nếu nghi ngờ, chỉ có thể phân tích đa dư lượng hóa chất (với kinh phí khoảng 1,5 triệu đồng/mẫu), còn việc tìm ra cụ thể chất gì thì rất khó.
Hoa quả mà có hóa chất thì thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Cách kiểm tra hoa quả có an toàn không khá đơn giản nhưng lại... rườm rà. Đó là khi mua hoa quả, để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.
Còn theo ThS Phan Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu Rau quả, hoa quả mua về nên rửa kỹ, không nên ăn ngay mà nên để một thời gian để hóa chất nếu có sẽ bị phân hủy. Hoa quả giấm bằng đất đèn để một thời gian vài ngày thì nó cũng tự bay hơi, không còn gây hại. Theo kinh nghiệm của ThS Linh, khi mua hoa quả, đừng tham quả to mọng. Đã có chuyện người ta tiêm cả mỳ chính vào quả (mỳ chính hòa nước tiêm vào quả) để ăn gian trọng lượng. Việc tiêm mỳ chính như vậy thực ra không có hại, nhưng sẽ phá hủy chất lượng, ăn quả nhạt và người mua bị mua hớ ở trọng lượng bị tiêm thêm vào.
10 loại thực phẩm dễ ngộ độc:
1. Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi... Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
2. Trứng: Mới đây, Mỹ đã thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen “nuốt sống” trứng.
3. Cá ngừ: Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.
4. Hàu: Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.
5. Khoai tây: Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
6. Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.
7. Kem: Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
8. Cà chua: Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa thật kỹ trước khi chế biến.
9. Giá: Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ “gieo mầm” cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.
10. Dâu tây: Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.
Nhìn vỏ biết trứng nhiễm khuẩn độc?

Khuẩn salmonella có thể bám ngoài vỏ trứng hoặc nằm sẵn trong ruột trứng
Hơn một nửa tỷ quả trứng đã được thu hồi trong một cuộc điều tra toàn quốc về sự bùng phát khuẩn salmonella tại Mỹ sau khi có hơn 1.000 người ốm do nhiễm khuẩn này. Và số người nhiễm bệnh chắc chắn sẽ chưa dừng lại.
Một nửa tỉ quả trứng có phải là quá nhiều?
Câu trả lời là vừa có và vừa không. 550 triệu quả trứng này dường như là rất nhiều nhưng nó ít hơn 1% của khoảng 80 tỉ quả trứng được bán mỗi năm tại Mỹ. Theo ước tính của ngành công nghiệp trứng, người Mỹ tiêu thụ khoảng 220 triệu quả trứng/ngày.
Đợt dịch này có thể lây lan không?
Không có dấu hiệu nào cho tới thời điểm này. Ngoài 2 nông trang đã được FDA công bố. Thực tế, việc thu hồi 380 triệu quả trứng đầu tiên đã diễn ra từ đầu tháng này và mới nhất là 170 triệu quả vừa được thu hồi cuối tuần trước.
Có bao nhiêu người đã bị bệnh do ăn trứng nhiễm khuẩn?
Không ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn. Cơ quan quản lý cho biết có khoảng 1.300 trường hợp. TT Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh cho rằng đỉnh dịch đã xuất hiện từ tháng Năm.
Mặc dù từ cuối tháng Bảy, đã có thông tin rằng 2.000 trường hợp mắc bệnh nhưng có khoảng 1.300 trường hợp dự kiến là sẽ bị mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng tiếp theo. Con số này tăng lên kể từ khi các thông báo được phát đi.
Đã có ai tử vong trong đợt bùng nổ dịch này?
Chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo. Những biểu hiện thường gặp nhất khi nhiễm salmonella là tiêu chảy, đau bụng, chuột rút và sốt trong vòng 8-72 giờ sau khi ăn sản phẩm nhiễm khuẩn. Nó có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu.
Salmonella là khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất trong các khuẩn và chủng salmonella của đợt dịch này cũng là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 20% các vụ ngộ độc thực phẩm.
Nhìn vỏ trứng có biết trứng nhiễm khuẩn không?
Không. Hiện chưa có cách nào để nhận biết trứng nhiễm khuẩn qua vỏ ngoài. Nhưng không nên mua các quả trứng vỏ bị bẩn hoặc bị dập.
Trứng bị nhiễm khuẩn salmonella theo cách nào?
Khuẩn Salmonella có thể bị nhiễm bên ngoài vỏ trứng do các tác nhân hoặc nhiễm thẳng vào bên trong quả trứng nếu gà bị nhiễm khuẩn.

Cản báo gửi khách hàng về việc thu hồi rất trứng nhiễm khuẩn được dán ngay trước kệ trưng bày các hộp trứng tại 1 siêu thị ở Los Angles Mỹ
Công ty Hillandale Farms tại bang Iowa (tiểu bang sản xuất trứng hàng đầu tại Mỹ) đã thu hồi hơn 170 triệu quả trứng tại các trung tâm phân phối, các cửa hàng, công ty dịch vụ thực phẩm ở khắp 14 bang của nước Mỹ sau khi xét nghiệm cho thấy trứng nhiễm khuẩn salmonella. Công ty này không cho biết liệu việc thu hồi này có liên quan với sự thu hồi của 380 triệu quả trứng có thương hiệu Wright County Egg xuất xưởng từ tháng Tư đến tháng 8/2010 cũng được đặt tại bang Iowa. Việc thu hồi mới nhất đưa tổng số trứng có khả năng nhiễm độc vào khoảng 550.000.000.
Việc nấu kỹ sẽ diệt mọi khuẩn độc hại có trong trứng nhưng các chuyên gia y tế khuyên nên bỏ đi hoặc trả lại cửa hàng.
Theo một chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học Cornell, New York, nguồn gốc của ổ dịch này có thể do các loài động vật gặm nhấm, do lứa gà đẻ hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn.
GS vi sinh vật Patrick McDonough cho biết: “Khuẩn salmonella không lây từ gà sang gà mà thường là từ phân của các loài động vật gặm nhấm truyền sang”. Vấn đề là khuẩn này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào buồng trứng và ẩn mình bên trong quả trứng ngay khi trứng còn ở trong bụng con gà”.
Cơ quan Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết: ổ dịch sẽ chưa dừng ở đó bởi bệnh đã xuất hiện từ giữa tháng Bảy mà không được thông báo.
Mặc dù chưa gây ra ca tử vong nào trong đợt dịch này nhưng hơn 1.000 trường hợp đã có những biểu hiện rất đặc trưng: Đó là là tiêu chảy, đau bụng và sốt trong vòng 8-72 tiếng sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn này. Nó có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn uống. Nhưng tại sao thức ăn lại gây ngộ độc? Các nguyên nhân có thể được chia thành 3 nhóm: (1) thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật và các sản phẩm của vi sinh vật, (2) thực phẩm nhiễm các hoá chất, và (3) bản thân thực phẩm có chứa các chất độc.
Ngày nay khi thức ăn ngày càng phong phú, và tác nhân gây độc nằm trong thức ăn thì lại càng phong phú hơn, vì vậy chẩn đoán ngộ độc thực phẩm trở nên khó khăn phức tạp nhất là trong việc chẩn đoán tác nhân gây ngộ độc. Việc xét nghiệm để xác định tác nhân gây độc thường rất tốn kém và khó khăn, chưa kể có những xét nghiệm phải nhờ đến các phòng xét nghiệm hiện đại của nước ngoài như Trung tâm chống độc đã phải làm trước đây. Trong khi chẩn đoán và điều trị ngộ độc không những cần chính xác mà lại đòi hỏi nhanh chóng khẩn trương để kịp thời áp dụng các biện pháp cứu chữa. Chúng tôi xin giới thiệu một vài nguyên tắc áp dụng trong chẩn đoán lâm sàng ngộ độc thực phẩm
1. Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm căn cứ trước hết là hoàn cảnh xảy ra liên quan đến ăn, uống. Bệnh cảnh nhiễm độc có thể xảy ra sau năm mười phút đến vài giờ, thậm chí hàng ngày sau bữa ăn. Nếu là bữa ăn nhiều người cùng ăn thì việc có từ 2 người trở lên cùng ăn các thức ăn giống nhau, cùng bị bệnh và có các triệu chứng giống nhau giúp ta khẳng định chẩn đoán. Tìm hiểu chi tiết các thực phẩm mà bệnh nhân đã ăn trong vòng 24 giờ trước, xác định những thực phẩm nghi ngờ chứa mầm bệnh là cần thiết cho quá trình chẩn đoán. Đặc biệt quan trọng là nếu có thể, nhất là trong các vụ ngộ độc hàng loạt, cần tìm cách thu thập các mẫu thức ăn, đồ uống mà các bệnh nhân đã dùng để chuyển các phòng xét nghiệm tìm nguyên nhân. Liên quan giữa giờ ăn uống và giờ phát bệnh cũng rất quan trọng cho lập luận chẩn đoán: nhiễm độc do độc tố tụ cầu trong thức ăn thường có biểu hiện sớm sau 1 vài gìơ, do nhiễm khuẩn thì triệu chứng thường xảy ra muộn hơn sau 6-12 giờ hoặc lâu hơn. Nhiễm độc do hoá chất thì lại càng phức tạp hơn, nhưng các triệu chứng xảy ra thường sớm, có thẻ ngay sau khi ăn 5-10 phút, và bệnh cảnh thường là nặng nề.
2. Các triệu chứng khiến người bệnh phải đi cấp cứu và bác sĩ nghi ngờ tới ngộ độc. Vì tác nhân gây độc là đa dạng nên triệu chứng cũng hết sức đa dạng. Không phải tất cả nhưng hầu hết các triệu chứng thường là bắt đầu từ đường tiêu hoá (như nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn, nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư trong thức ăn) Tuy nhiên vẫn có các triệu chứng, hội chứng có tính chất đặc trưng đặc hiệu cho một loại tác nhân gây độc (ví dụ co giật nghĩ đến các hoá chất bảo vệ thực vật, sốt kèm đau bụng, ỉa chảy phân có máu hoặc như nước rửa thịt gợi ý ỉa chảy nhiễm trùng…).
3. Để xác định được tác nhân gây độc cần thiết phải thực hiện các xét nghiệm phân tích các mẫu bệnh phẩm như thức ăn, đồ uống, bao bì liên quan, chất nôn, phân, nước tiểu, máu bệnh nhân. Tìm các được hoá chất nghi ngờ, soi cấy vi khuẩn v. v.Tuy nhiên như chúng ta đã biết, có nhiều khó khăn về kỹ thuật, kinh phí xét nghiệm. Các kết quả xét nghiệm cũng thường về muộn, nhanh cũng là 4-5 giờ (với các xét nghiệm định tính các hoá chất thông thường), nhìn chung là mất vài ba ngày, và có nhiều xét nghiệm lại phải mất nhiều ngày nên kết quả chỉ có ý nghĩa khẳng định mà thôi.

Sau đây là vài ví dụ trong thực tế chẩn đoán ngộ độc thức ăn: Trong một vụ ngộ độc thức ăn, có 12 người cùng đi chơi và cùng ăn với nhau, với mục đích thưởng thức và để so sánh, họ ăn kem từ hai cửa hàng khác nhau. Sau 8 đến 12 giờ, 8 trong số 12 người bị đau bụng, sốt và ỉa chảy. Khi các bác sĩ hỏi bệnh thì được biết 8 người bị bệnh ăn kem của cả hai cửa hàng A và B (kem A và kem B) và đều bị các triệu chứng giống nhau, còn 4 người kia cũng ăn ở cửa hàng A nhưng không ăn ở cửa hàng B thì không bị sao. Lập luận chẩn đoán như sau: nhiều người cùng ăn cùng bị: ngộ độc thức ăn; triệu chứng chính là rối loạn tiêu hoá có tiêu chảy, sốt, thời gian ủ bệnh 8-12 giờ : ỉa chảy nhiễm khuẩn. Thức ăn gây bệnh: ngoài kem là ăn chung , 8 người bị bệnh thuộc 2 gia đình, ăn cơm tại 2 nhà khác nhau; 8 người này ăn cả kem A và kem B nhưng thức ăn gây bệnh được cho là kem B vì 4 người ăn kem A không ăn kem B không bị. Việc cấy phân của 2 trong số 8 người cho kết quả sau 4 ngày đã xác nhận chẩn đoán: vi khuẩn là Salmonella TyphiB Một ví dụ khác về chẩn đoán ngộ độc “thực phẩm bổ xung” là có một bệnh nhân vào viện không phải vì đau bụng ỉa chảy mà vì, buồn nôn, hốt hoảng kích thích, mạch nhanh, huyết áp tăng, sau khi uống một số viên “thần dược chữa bách bệnh” thực chất là những viên “thực phẩm bổ xung”. Hỏi kỹ thì bệnh nhân đã uống nhiều gấp hơn hai lần liều hướng dẫn. Đối chiếu với tài liệu khoa học thì trong thành phần của các viên “thần dược” kia có hoạt chất kích thích dạng cafein và một số hoạt chất khác cùng có tác dụng làm mạch nhanh huyết áp tăng. Sau khi được cứu chữa và đặc biệt là ngừng uống “Thực phẩm bổ xung” thì bệnh nhân hết triệu chứng và ra viện sau 1 ngày nằm viện. Như vậy là BN nhân này được chẩn đoán “ ngộ độc sản phẩm thực phẩm bổ xung “ vì các lí do sau: 1. Liên quan đến sau uống các viên ‘thực phẩm bổ sung’’ có nhiều cafein ở nồng độ đủ gây nhiễm độc. 2. BN có các triệu chứng, hội chứng của nhiễm độc chất cafein. 3. Bệnh nhân là người đã dùng quá nhiều gấp hai lần liều thường dùng, đạt tới liều ngộ độc. và 4. Ngừng uống loại thực phẩm bổ xung đó thì triệu chứng cũng giảm và hết
Trên đây là hai ví dụ từ các tình huống có thực đã xảy ra. Nhân dịp mùa hè có nhiều tai nạn ngộ độc thức ăn xin có vài điều bàn về chẩn đoán ngộ độc thức ăn để giúp cho người bệnh cũng như các bạn đồng nghiệp có thể định hướng được chẩn đoán. Khi không may bị ngộ độc thức ăn, xin các bệnh nhân hãy yên tâm tin tưởng mà đến gặp các bác sĩ ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng, và hãy mang theo các đồ ăn uống nghi ngờ, kể bệnh chi tiết chính xác giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng.
Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: Là một thể viêm dạ dày và ruột cấp tính gây nên bởi một số vi khuẩn, phổ biến nhất là trực khuẩn Salmonella.
1. Triệu chứng:
- Xảy ra sau bữa ăn 6 – 12 giờ.
- Xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:
+ Sốt cao 38 – 390c, rét run, đau mỏi toàn thân.
+ Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 – 10 lần hoặc hơn.
+ Nôn sau 1 – 2 lần ỉa lỏng; nôn thốc, nôn tháo những thức ăn chưa xuống ruột, chua, nhiều nước, ngày 2 – 3 lần hoặc hơn làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Chú ý có một số bệnh nhân chỉ có nôn mà không có ỉa lỏng.
+ Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dể có truỵ tim mạch.
2. Xử trí:
- Cách ly bệnh nhân, dụng cụ ăn uống riêng.
- Tẩy uế phân, chất nôn trước khi đổ vào hố xí.
- Bổ sung nước và điện giải ngay:
+ Uống dung dịch điện giải 1 – 2 lít/ngày.
+ Uống nước gạo rang + muối ăn hoặc ORESOL (gồm muối ăn 3,5g + Natri bicarbonat 2,5 g + Kaliclorua 1,5g + glucose 20g) pha trong 1 lít nước ấm.
+ Truyền dịch nếu bệnh nhân nôn nhiều, uống được rất ít hoặc khi mất nước nhiều. Truyền tĩnh mạch dung dịch Natri clorua 9%o hoặc dung dịch ringer, dung dịch glucose 5%x0,5-1lít/ngày.
+ Nếu bệnh nhân mất nước nặng (mất ≥ 10% trọng lượng cơ thể, tức là tương đương với > 100ml/kg), huyết áp có thể = 0, cần phải bù nhanh một lượng dịch lớn trong thời gian ngắn. Cụ thể trong 30 phút đầu cần đạt được 30ml/kg; sau khi kết thúc nếu mạch quay bắt được thì chuyển sang 70ml/kg trong 2,5 giờ, nếu sau 30 phút đầu truyền 30ml/kg mà vẫn không bắt được mạch quay thì phải nhắc lại lần 2 cũng như vậy; cùng với truyền dịch, khi bệnh nhân bắt đầu uống được, cho dùng dung dịch ORESOL ít một và dần đần.
- Nếu có truỵ tim mạch cho Noradrenalin hoặc Dopamin vào trong dung dịch truyền để nâng huyết áp lên (nhưng phải bảo đảm lượng dịch đã truyền là tương đối đầy đủ).
- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn:
+ Amoxicillin viên 0,25g, cho 1,5 – 2g/ngày, chia 3 – 4 lần.
+ Hoặc Co-trimoxasol (biseptol, Bactrim) viên 0,48g x 4 viên/ngày chia 2 lần, dùng trong 5 ngày.
+ Nếu 2 thuốc trên không có hiệu quả, có thể dùng nhóm Quinolon (Ofloxacin, Pefloxacin …)
- Nhịn ăn ngày đầu, thay bằng nước chè đặc pha ít glucose và vài miếng bánh mì nướng. Ngày thứ hai ăn cháo, ngày thứ ba ăn đặc dần.
- Có thể dùng thêm:
+ Chống đau bụng: tiêm Atropin.
+ Cầm ỉa chảy: Loperamid 2mg 2 viên/lần đầu, sau đó uống 1 viên sau mỗi lần đi ngoài, tối đa 6 viên/24 giờ.
+ Các Vitamin nhóm B, C.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định: mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên chi viện.
Thêm chất tạo đục thành chất tạo độc
TT - Cơn khủng hoảng phụ gia thực phẩm độc hại ở Đài Loan trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ quan y tế vừa phát hiện thêm chất di-isononyl phthalate (DINP), một hoạt chất độc hại gốc phthalate tồn tại trong một loạt sản phẩm nước giải khát được sản xuất tại lãnh thổ này.
Nhân viên một siêu thị ở thành phố Tân Bắc (New Taipei) rút sản phẩm nước uống thể thao có chứa chất DEHP khỏi quầy hàng - Ảnh: AFP
DINP là một dạng hóa chất nhóm phthalate có chức năng làm dẻo được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa.
DEHP và DINP
Ngày 28-5, Thời báo Đài Bắc cho biết cơ quan chức năng đã bắt gia đình giám đốc Công ty Tân Hán, công ty đã thêm chất DINP vào phụ gia tạo đục để bán cho các doanh nghiệp thực phẩm và sản xuất nước giải khát ở Đài Loan trong nhiều năm qua. Vợ chồng giám đốc Trần Triết Hùng, Vương Phấn và con trai Trần Uy Thừa đã bị cảnh sát thành phố Tân Bắc bắt giam nhưng Trần Uy Thừa được trả tự do sau khi nộp tiền tại ngoại.
Chất tạo đục được sử dụng trong thực phẩm và nước uống để tạo thêm sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng, nhưng “chất tạo đục giờ đây đã trở thành chất tạo độc, chúng tôi rất lo sợ” - một người tiêu dùng ở Đài Bắc cho biết.
Cơ quan y tế Đài Loan đã tịch thu các loại nước uống thể thao và nước măng tây của Tập đoàn Uni President ở Đài Nam và Công ty Mỹ Đạt (công ty trực thuộc của Uni President) ở huyện Vân Lâm cùng các sản phẩm thực phẩm của Công ty sản xuất dầu ăn Tai Hwa ở Cao Hùng.
Báo China Post dẫn lời tổng giám đốc Cơ quan giám sát dược phẩm và thực phẩm của Đài Loan (FDA), ông Khang Chiếu Châu, cho biết DINP là một hóa chất tương tự như DEHP được phát hiện gần đây trong các sản phẩm thức uống và thực phẩm của Đài Loan, chất này bị cấm sử dụng trong ngành sản xuất thực phẩm. Ông Khang cho biết thêm FDA đã tịch thu 54.822 hộp thức uống thể thao Pro Sweat, 36.533 hộp nước măng tây và 128kg chất tạo đục từ Tập đoàn Uni President Đài Loan. Trong khi đó tại Công ty Mỹ Đạt, cơ quan chức năng cũng tịch thu 5.682 hộp nước uống thể thao và 13,82kg chất tạo đục. Cả ba công ty này đều mua phụ gia tạo đục có chứa chất DINP từ Công ty Tân Hán trong nhiều năm qua.
Chất DINP và DEHP được sử dụng hợp pháp ở Đài Loan trong ngành nhựa nhưng bị cấm sử dụng như một phụ gia trong sản xuất thực phẩm.
China Post dẫn lời ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan, kêu gọi người dân hãy bình tĩnh trong cơn bão an toàn thực phẩm ở lãnh thổ này. Ông Mã cam kết trước ngày 30-5, tất cả sản phẩm có chứa chất DEHP sẽ được thu hồi trên toàn Đài Loan, nếu thêm trường hợp nào bị phát hiện sẽ bị trừng trị nghiêm ngay lập tức. Ông Mã thừa nhận vụ bê bối này đã gây hại cho sức khỏe người dân Đài Loan và làm tổn hại hình ảnh của lãnh thổ này trên trường quốc tế. Từ ngày 31-5, các sản phẩm nước uống thể thao, nước trái cây, trà, mứt trái cây và bột thực phẩm hay viên thực phẩm phải có giấy chứng nhận an toàn với DEHP mới được bán trên thị trường.
Nỗi lo sợ DEHP từ Đài Loan đang lan sang cả Hong Kong. Cơ quan y tế đặc khu Hong Kong ngày 29-5 đã ra lệnh theo dõi sát các sản phẩm thức uống của Đài Loan đang bán trên thị trường của mình. Hong Kong cho biết nếu cần thiết sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm bị ảnh hưởng của Đài Loan.
Đồ chơi cũng có chất độc
Báo Sina dẫn kết quả của Tổ chức Greenpeace cho biết nhiều loại đồ chơi nhựa dành cho trẻ em do Trung Quốc sản xuất đang bán trên thị trường Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong cũng có chứa hợp chất phthalate (gốc của chất DEHP) vượt mức cho phép.
Greenpeace đã phát hiện 21/30 sản phẩm đồ chơi như phao bơi, đồ chơi nhựa dành cho trẻ, hồ bơi nhựa dành cho trẻ dưới 1 tuổi đều có chứa chất tạo dẻo cao. Sina dẫn lời giáo sư Cổ Chính Quế, chuyên gia hóa học thuộc Đại học Nam Kinh, cho biết hợp chất phthalate phát hiện trong số đồ chơi này đều là phụ gia được dùng phổ biến trong ngành nhựa và có tính chất như DEHP. Ngành công nghiệp thường dùng 16 loại có gốc phthalate (có sáu loại bị cấm ở Mỹ, châu Âu và các nước Đông Nam Á) do có độc tính gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, miễn dịch của con người, trong đó có chất DEHP.
Cùng ngày, mạng báo Phương Nam của Trung Quốc dẫn kết quả từ cục kiểm định chất lượng nước này cho biết có 56 loại đồ chơi và đồ dùng cho trẻ em trên thị trường Trung Quốc không phù hợp với quy định an toàn của nước này. Trong đó tại Bắc Kinh, Giang Tô, Thượng Hải, Hà Bắc, Quảng Đông... có nhiều đồ chơi dành cho trẻ chứa nhiều kim loại nặng như chì, thiếc... cùng các chất gây nguy hại cho trẻ em nếu tiếp xúc lâu dài.
Dưa leo nhiễm khuẩn E.coli ở Đức
Ít nhất 10 người Đức đã thiệt mạng do nhiễm vi khuẩn E.coli, nguyên nhân được cho là từ loại dưa leo nhiễm khuẩn được nhập từ Tây Ban Nha.
Hầu hết nạn nhân đều sống ở khu vực quanh thành phố Hamburg, có hơn 300 người khác đã mắc hội chứng tan huyết urê (HUS), một biến chứng nghiêm trọng của khuẩn E.coli, hội chứng có thể dẫn tới suy thận và tử vong hoặc gây hại cho hệ thần kinh trung ương.
Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu ÂU có trụ sở tại Thụy Điển cho hay sự bùng phát của khuẩn E.coli ở Đức là lớn nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giới chuyên gia y tế Đức cảnh báo dịch E.coli đang có nguy cơ lan rộng ở Đức.
Loại dưa leo Tây Ban Nha nhiễm E.coli này có khả năng đã được xuất khẩu sang CH Czech, Áo, Hungary. Tại Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan và Anh đã xuất hiện các ca bệnh HUS, các bệnh nhân này đều có đi qua nước Đức.

Một số thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc... khi ăn vào có thể gây các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, trướng bụng không tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, dị ứng mẩn ngứa... Trường hợp nhẹ có thể dùng dược thảo để điều trị.

Trong trường hợp ngộ độc ở mức độ nặng, có thể dùng những vị thuốc này để điều trị sơ cứu, là biện pháp hỗ trợ cho những phương pháp điều trị cấp cứu của y học hiện đại. Sau đây là một số cây thuốc dễ kiếm có thể dùng để điều trị ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ hoặc vừa.

Chuối
Củ chuối có vị ngọt, tính lạnh. Để chữa ngộ độc thức ăn, lấy củ chuối tiêu thái miếng, cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy nửa lít nước sắc, uống để gây nôn (Bách gia trân tàng). Với mục đích dự phòng, người ta dùng quả chuối xanh chát, chuối hột non thái lát làm rau ăn sống với sứa, cá gỏi cùng với rau thơm để cho bớt tanh và đề phòng tiêu chảy.
Cam thảo bắc
Rễ cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, khi dùng sống (không sao, đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc. Cam thảo bắc được dùng làm thuốc giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm. Dùng bài thuốc gồm cam thảo bắc, đại hoàng, mỗi vị 20g, sắc uống ngày một thang.
Đậu xanh
Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát. Để chữa các loại ngộ độc, trong đó có ngộ độc thực phẩm, dùng đậu xanh nghiền sống chế nước vào, hòa đều và cho uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.
Đậu ván trắng
Hạt đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn, được dùng chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy. Dùng bài thuốc gồm đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.
Gừng
Gừng sống có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng tươi chữa dị ứng, mẩn ngứa do ăn cua, cá, thịt chim, thú độc, hoặc do uống vị thuốc bán hạ. Dùng bài thuốc gồm gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín, sắc lấy nước uống nóng.

Riềng
Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra nước, dùng bài thuốc gồm: riềng ấm, củ gấu, gừng khô lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.
Thảo quả
Thảo quả có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị, tiêu thức ăn, trị đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, giải độc thức ăn. Liều dùng 2-6g, tán bột uống.

Tía tô, khế
Lá tía tô vị cay tính ấm. Chữa dị ứng, mẩn ngứa do ăn cá, cua, sò, thức ăn tanh, dùng lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì xát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.
Quả khế vị chua ngọt, tính bình. Chữa ngộ độc thức ăn, dùng quả khế ép lấy nước uống thật nhiều.
Tỏi, thìa là
Tỏi vị cay, tính ấm. Để chữa ngộ độc thức ăn gây tiêu chảy, dùng tỏi 100g sắc với 300ml nước còn 100ml cho uống.
Thìa là vị cay tính ấm, có tác dụng làm ấm tỳ vị. Để giải ngộ độc thức ăn tanh, cua, cá, giúp tiêu hóa chữa nôn, đầy bụng, dùng quả (ta thường gọi là hạt) thìa là 3-6 g nhai nuốt. Lá thìa là được dùng làm gia vị nấu với cá, hến, ốc cho thơm ngon, làm bớt tanh, đề phòng tiêu chảy.
GS Đoàn Thị Nhu (Sức khỏe và Đời sống)

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em

ngo-doc-thuc-an-tre-emMùa hè, trẻ em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, du lịch cùng bố mẹ. Một trong những nỗi lo của người lớn khi đưa trẻ đi du lịch là những bệnh tật gặp phải khi đi du lịch như ho, sốt và ngộ độc thực phẩm. Trong đó ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh rất hay gặp. Đặc điểm nhận biết:
Ngộ độc thức ăn xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Nếu không được quan tâm đúng và xử trí thích hợp ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...

Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
Thông thường, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu căn nguyên do độc tố. Còn do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Nôn, tiêu chảy nhiều thường dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não...
Chăm sóc tại nhà:
Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Bù lượng nước, chất điện giải bị mất qua chất nôn tiêu chảy cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ.
Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm để bù nước và điện giải có sẵn như dung dịch oresol (ORS), viên hydrite. Lưu ý sử dụng loại oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút.
Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:
Tốt nhất là bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Đề phòng ngộ độc thực phẩm ngày hè - An toàn thực phẩm - Sức khỏe

Là một người nội trợ trong gia đình, ngoài việc phải quan tâm tới cách thức chế biến món ăn ra sao bạn còn cần phải lưu ý đến mức độ ăn tòan thực phẩm, để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc.
img1
Vậy bạn đã biết cách bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè chưa?
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng do ăn phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc. Các biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc là:
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Sốt
- Đau bụng
Loại vi khuẩn nào gây ngộ độc thực phẩm?
Khi ăn những loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thức ăn chưa được nấu chín kỹ, các món gỏi, rau chưa được rửa sạch… bạn sẽ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
Nguyên nhân là do thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí, đó là những loại vi khuẩn có tên dưới đây:
- Salmonella
- Listeria
- Campylobacter
- E.coli
Đối tượng nào dễ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm?
- Ăn thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.
- Ăn cá và hải sản (sò, chai, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.
- Ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ
- Ăn các món gỏi
Đề phòng ngộ độc thực phẩm ngày hè - Tin180.com (Ảnh 1)
- Ăn một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.
- Uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
Bí kíp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
- Chỉ ăn thực phẩm đã chín kỹ. Cách hiệu quả hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là nên chú ý khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi tốt, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
Thực phẩm chưa chế biến cần được bảo quản kỹ lưỡng.
- Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ sạch tay trong quá trình chế biến, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Làm chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp:Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc.
Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra.
Theo ý kiến từ phía các chuyên gia khuyên bạn, thức ăn an toàn là khi được nấu chín ở nhiệt độ 60 – 100 độ C.
- Đối với dụng cụ chế biến cần rửa lần đầu bằng xà phòng với nước ấm 450độ C-500 độ C, rửa lại lần hai bằng nước ấm như trên.
- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách: Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32 độ C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.
Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 - 5 ngày.
Nếu bị ngộ độc nặng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh để đến khi quá muộn.
Nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thức ăn?

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến bạn phải khổ sở vướng vào dịch bệnh mùa hè này như:

* Những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm có thể được chia thành hai loại: các tác nhân truyền nhiễm và các tác nhân độc hại.

- Các tác nhân truyền nhiễm bao gồm: virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

- Các tác nhân độc hại bao gồm: nấm mốc độc hại, chuẩn bị thức ăn không sạch sẽ, rau quả có chứa thuốc trừ sâu.


* Thức ăn thường trở nên bị ô nhiễm do vệ sinh kém hoặc khâu chuẩn bị thức ăn kém. Nếu khi xử lý thực phẩm, bạn không rửa tay kỹ càng hoặc bị bệnh nhiễm trùng thường gây ngộ độc.

Cũng có khi nguyên nhân là do bạn đóng gói thực phẩm không đúng cách hoặc thực phẩm được lưu trữ ở nhiệt độ sai cũng thúc đẩy sự ô nhiễm thực phẩm.


Điều trị ngộ độc thức ăn tại nhà


Nếu bạn bị nôn và bị tiêu chảy nhẹ trong một thời gian ngắn kéo dài ít hơn 24 giờ thì có thể chỉ cần tự điều trị và chăm sóc tại nhà.

* Không ăn thức ăn quánh đặc trong khi buồn nôn hoặc nôn mửa nhưng bạn nên uống nhiều chất lỏng.

- Nên uống nước thành từng ngụm nhỏ, uống thường xuyên để cơ thể không bị mất nước.

- Tránh dùng rượu, caffein, hoặc thức uống có đường. Nên sử dụng những sản phẩm bù nước có chứa một lượng muối và đường phù hợp.


- Không nên uống những thức uống tăng lực vì chúng có chứa quá nhiều đường ngay cả khi được pha loãng khiến tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.

* Khi những cơn buồn nôn và ói mửa đã ngừng, bạn nên bắt đầu ăn từ từ với số lượng thực phẩm nhỏ. Nên ăn cháo gạo, súp, lúa mì, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ít đường, thịt nạc và thịt gà lúc này.

Uống sữa thời điểm này cũng khá tốt và an toàn mặc dù một số nhân có thể gặp những triệu chứng khó chịu cho dạ dày do không dung nạp lactose.


* Ngộ độc thực phẩm nếu nhẹ bạn không cần phải sử dụng thuốc kê theo toa để ngăn chặn tiêu chảy. Nhưng nếu bạn muốn chấm dứt sớm tình trạng khó chịu này thì hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc để luôn được an toàn.

Khi nào bạn nên tìm một kiếm một sự chăm sóc y tế?

Liên lạc với bác sĩ nếu có các tình huống sau đây xảy ra:

* Buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.

* Đau bụng kèm theo sốt nhẹ.

* Các triệu chứng bắt đầu sau khi bạn đi du lịch nước ngoài trong thời gian gần đây.

* Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đã ăn cùng một loại thức ăn với bạn đang bị ngộ độc thực phẩm.


* Bạn không cải thiện được tình trạng bệnh trong vòng 2 ngày dù vẫn đang tích cực uống một lượng chất lỏng lớn hàng ngày.

* Bạn đang bị các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

* Bạn bị ngộ độc và không thể uống thuốc bình thường vì bị nôn.

* Bạn có những triệu chứng khác như: tầm nhìn lóa, khó nuốt.

Tới phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất nếu có các tình huống sau đây xảy ra:

* Hệ miễn dịch suy giảm, chhóng mặt, váng đầu, hoặc có vấn đề với tầm nhìn.

* Bị một cơn sốt cao 40 độ kèm theo các triệu chứng đau bụng.

* Tình trạng chuột rút không biến mất sau 10-15 phút.

* Bạn có bệnh dạ dày hoặc đầy bụng

* Da hoặc mắt chuyển sang màu vàng.

* Nôn ra máu hoặc bị đi tiêu ra máu.


* Bạn không đi tiểu được, hoặc đã giảm hẳn số lần đi tiểu, hoặc có nước tiểu tối màu.

* Bạn có vấn đề với hơi thở, nghe nói hoặc nuốt khó khăn.

* Một hoặc nhiều khớp bị sưng hoặc phát ban xảy ra trên da bạn.
Bột nghệ: Bột nghệ là một thuốc sát trùng (antiseptic) rất mạnh, là một antibiotic thiên nhiên (trụ sinh), có nhiều anti-oxidants (chống lão hoá). Khi dùng nghệ tươi để tẩy sẹo mổ hay sẹo trứng cá (trẻ dậy thì), thì vết sẹo lành thật nhanh và các mụn cũng bị tẩy sạch. Nghệ tốt hơn các thuốc trị trứng cá vì vừa sát trùng, vừa lành vết thương, vừa làm nhạt sẹo rất hiệu nghiệm. Chỉ trong vòng 1, 2 tuần là vết sẹo lành, vết sẹo nhoà đi và không thấy vết mổ nữa.
Nếu ta trộn chung bột nghệ với mật ong thật và sống (không phải nước đường, mật miá hay caramel - nước đường thắng như nước mầu) thì lại thêm anti-oxidants và mạnh như natural antibiotic.
Cháu có người mợ khi chạy sang Mỹ thì bị lang beng, loang lổ cùng mặt. Người con trai học bác sĩ lấy vợ bác sĩ Ấn độ, mách cho là bên gia đình vợ dậy trộn bột nghệ (mua ở tiệm Ấn độ bao to cho rẻ) với mật ong tươi (chưa nấu, mua ở local farmer's market), viên thành cục như ô mai cam thảo. Sau khi phơi khô thì cho vào microwave cho khô kỹ thêm. Thật ra mấy thứ sát trùng, antiobiotic này không thể mốc được. Mỗi ngày, mợ cháu nhai 3 viên, sáng trưa chiều ba bữa. Chỉ trong 2-3 tháng là da mặt trở lại bình thường, một mầu và trắng mịn như xưa.
Mỗi khi bị vết thương, sưng cổ họng... cần antibiotic, cháu cứ mua Turmeric viên từ các health food stores, uống thay cho trụ sinh. Chỉ 2-3 ngày là hết sưng. Tuy nhiên, ta là người Á Đông cần để ý xem mình có ăn món gì quá nóng (ớt, tỏi, sầu riêng, xoài, mít...), làm sưng cơ thể, khơi dậy arthritis (sưng khớp xương) thì nên bớt đi và uống nước mát. Nếu không chắc là bệnh gì thì nên nấu chè đậu xanh cả vỏ (neutralizer, detox), rong biển (phổ tai, seaweed) hay ăn nhiều rau ngò (1 bó cilantro 1 ngày - the best detoxifying herb) mà ăn. Chỉ trong vòng 1 ngày là tống được các chất độc như chì (lead), kim nhũ (mercury)... ra khỏi cơ thể. Những chất chemical và toxic metals rất độc, làm cho gan, thận... bị tắc nghẹt và ngưng làm việc tẩy độc. Rau ngò là binding agent, quện lấy các chất toxic metals và đẩy ra ngoài.
Cá (nục hay bất cứ loại cá nào) đã ươn hay mang toxic chemicals từ water run off ( từ chemical plants, pesticides từ ruộng đồng...) có thể làm tắc gan, cứng gan và gan ngưng làm việc tẩy độc ngay. Cơ thể ta có thể nhiễm trùng hay nhiễm độc trầm trọng và blood pressure cũng như sugar level drop nhanh chóng. Mercury có thể ảnh hưởng đến luồng điện trong cơ thể và óc, và làm ngăn cản (impair) những functions thật basic nhất như thở, đi đứng, tim đập... và có thể gây nên epilepsy (phong đòn gánh) hay bất tỉnh. Cá còn có thể đưa vào thân ta parasites (ký sinh trùng) nếu ăn sống (sushi, sashimi, seviche, gỏi...) nấu chưa chín hẳn hay chưa lọc sạch phần độc. Những ký sinh trùng có thể làm shut down toàn cơ thể trong 24 tiếng, làm gan sưng vù và nghẽn các lục phủ ngũ tạng, hay làm máu đóng cục, nghẽn các tinh mạch. Phổi không thở được, thì không có air exchange là tim cũng shut down. Ông bố chồng cháu ăn cá lúc 12 giờ trưa, 1 giờ là ngất siủ và blood pressure dropped to nothing. Ông ta vào nhà thương, 5 ông bác sĩ không chẩn được bệnh. Cháu hỏi một ông Nutritionist, chuyên về Toxicology thì được biết như trên. Cháu vội chạy vào nhà thương, chỉ cho các đấng kia biết và họ làm detox.
Parasites rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm bội phần khi chết hơn là khi sống. Khi sống, nó có thể đục thủng thân ta, muốn đi đâu là đi, từ da đến óc, làm ta bị chẩy máu toàn thân. Nếu nó lên óc thì có thể đứt mạch máu óc, mù mắt... Tuy nhiên, khi chết, các bạch huyết cầu trong thân ta bu lại, bám lấy con xác ký sinh trùng và tạo nên một cục to như bướu (tumor), làm nghẹt sự lưu thông của mạch máu hay cản trở việc làm của bắp thịt. Nếu bác có giờ, cháu mời bác tìm trong Internet chương trình Monsters Inside Me để hiểu rõ hơn.
Nước ngọt (Coca Cola, Pepsi Cola... ) rất độc cho sức khoẻ vì nhiều lý do:
1. Đường refined, biến chế, tẩy trắng... rất addictive (dễ nghiện) hơn bất cứ các chất độc khác. Trong cái lưỡi của người bình thường, các tế bào phát triển trước hết là tế bào cho ta thưởng thức chất ngọt, xong đến chua, mặn, đắng, chát và cay. Diet của người Mỹ chỉ có 3 vị là ngọc, mặn và chua. Cơm Ấn độ có cả 6 vị. Chính vì thế mà người Mỹ hay làm thức ăn và uống nhiều đường để bán cho nhiều hàng, dù biết là đường trắng cũng như bột mì trắng (hoá ra glucose khi vào cơ thể ta) làm gan ngưng làm insulin. Đó là khi ta mệt rũ ra và phài ăn thêm đường hay kẹo. Sau một thời gian dài, ta mắc bệnh tiểu đường (diabetes), tức là cơ thể không thể hấp thụ (metabolize) được đường từ thức ăn và ăn đường vào là sẽ thải qua đường tiểu ra. Cơ thể trở thành malnourished (thiếu dinh dưỡng) và nhiều phần bắt đầu chết dần.
2. Đường là nguyên do gây ra nhiều loại cancers.
Đường (refined sugar, refined starches, corn syrup...) là nguyên cơ của nhiều bệnh ung thư (cancers). Nếu ta có thèm chất ngọt thì nên ăn trái cây hay dùng các loại complex sugar (mật ong, kẹo mạch nha, agave nectar...), complex starches (gạo lứt) hay thay đường bằng lá cây Stevia (zero calorie) hay Xylitol (natural sugar but zero calorie). Xin chớ dùng Equal (Aspertame), Sweet & Low (Saccharin) hay Splenda. Cơ thể ta không thể nhận ra các chất hoá học nhân tạo này và không tiêu hoá được (metabolize). Các chất này đọng đầy các bộ phận detox như gan, kidney, pancreas... và làm chướng ngại vật như đống rác. Một ngày nào đó, cơ thể ta đầy rác rến, không làm việc nữa và đình công vĩnh viễn.
Nếu bác lùi xa và quan sát lại xã hội Mỹ thì sẽ nhận định là xứ Mỹ giầu có nhất nhưng cũng là sắc dân đứng hàng đầu về cancer, heart attack, strokes, diabetes và bao nhiêu bệnh nhà giầu như depression, gout... Nếu ăn theo đúng loại metabolic type của mình (Sympathetic hay ParaSympathetic ) và theo đúng loại máu của mình (A, B, AB, O, positive, negative...) thì sẽ không có bệnh gì. Ngoài ra môi trường sống có những pollution thấy được (rác rến, Asbestos...) và loại không nhìn thấy (Ozone, Radiation, Radon...). Có những nhà hay văn phòng xây quá gần cột điện cao thế, làm chất sắt hay metals trong máu chạy bậy bạ.
3. Các chất artificial flavoring rất độc. Mình không biết là các chất đó có phải là thức ăn cho người hay là chất bậy bạ như mấy hãng vô lương tâm bên Trung Hoa làm.
4. Carbon Dioxide làm nước có bọt có thể tạo nên các bong bóng trong cơ thể ta và gây nên vấn đề. Nếu thiếu kiến thức, nhiều khi các chemists vườn pha các chất tẩm bậy, phạt nhau, làm hư hại cơ thể hay tạo nên sạn trong thân.
5. Coca Cola, Pepsi Cola... rất nhiều chất độc mạnh, có thể dùng để lau chùi bình điện đóng corrosion, hay chất rỉ sét, đóng vôi, đóng nhựa. Chất acid rất tai hại dù lưỡi ta không cảm nhận được nhưng tiêu thụ trường kỳ độc.
6. Chất phèn để lọc nước và preservatives để tránh hư thối cũng rất là độc. Đó là những chất chemical hoá học, không phải là natural như đường trong trái cây, gạo hay đậu thiên nhiên. Cơ thể ta không nhận ra các molecules đó thì không tiêu hoá mà cũng không thải ra ngoài. Rốt cục, người ta toàn là chất độc, chất acid, ký sinh trùng... trục trặc hết chuyện này đến góc kia, gia tăng tốc độ của việc lão hoá cơ thể.
7. Nước bên Mỹ phải lọc từ chất chemical (pesticide, insecticide...), rác rến (particles, mud...) đến minerals, metals độc. Các nước ngoài không dùng các loại máy reverse osmosis nên có thể còn những chất này. Tuy nhiên, nếu uống nước purified, reverse osmosis... thì cơ thể ta sẽ thiếu chất minerals (khoáng chất) và thiếu ăn thức ăn tươi (thiếu vitamins) thì óc không làm việc điều hoà, làm điện chạy liên tục thì tư tưởng sẽ bị đứt đoạn, thiếu quân bằng, tứ chi rã rời, bủn rủn, chóng mặt hay có khi nói năng lảm nhảm, không đầu đuôi. Minerals rất ư quan trọng cho cơ thể ta làm việc chính xác. Ăn uống thiếu dinh dưỡng, tiêu thụ thức ăn giả (margarine hay shortening, transfat, đường hoá học, artificial flavoring, coloring...) sẽ làm cho cơ thể bị yếu dần. Lúc ấy, các con bệnh, vi trùng (bacteria), siêu vi trùng (virus)... sẽ xâm chiếm thân yếu như các ký sinh trùng (rong rêu, cây tầm gởi...) xâm nhập ăn tươi nuốt sống cây yếu ớt. Từ từ, chúng tiêu hủy cơ thể chúng ta.
Tốt hơn hết, ta nên ăn uống kỹ lưõng bằng cách học hỏi qua Internet. Chưa bao giờ việc nghiên cứu dễ dàng, nhanh chóng và phong phú như thời đại Information Age này. Tránh ăn thức ăn tiền chế (frozen TV dinners, các thức của VN hoặc Trung Quốc làm sẵn...) và tránh pizza, hamburgers, thức nướng cháy bén lửa (carcinogenic gây ra cancer), uống nước ngọt, thịt chứa preservatives như bacon, ham, luncheon meats, Spam, hot dogs, Vienna Sausages, lạp xưởng...
Ngoài ra, cháu xin lưu ý về vụ ăn chay, các thức giả cá, giả giò... làm bằng đậu nành, rong biển, mì căn...
Nhiều món như các bác đã thấy là plastic. Ăn vào không tiêu nhưng nếu không may mà thải không ra, thì ở lì trong ta, làm tắc tị, nghẹt cứng đường ruột hay trong ruột dư. Ngoài ra đậu nành dù mang tên là lành nhưng có thể rất tai hại cho nhiều người. Đậu nành mimic (giả) estrogen, một hormone có nhiều trong đàn bà nhưng thân đàn ông cũng có sản xuất một ít. Nếu ta có quá nhiều estrogen thì sẽ gây ra hormonal imbalance, làm xáo trộn cơ thể. Một người bình thường có trên 100 loại hormone thì mới function hoàn hảo. Quá nhiều loại hormone này, thiếu hormone kia, sinh ra nhiều bệnh. Đàn bà quá nhiều testosterone thì mọc râu rậm rạp, giọng nói ồ ồ như vịt đực. Đàn ông ăn quá nhiều đậu nành thường hay có giọng mái, thanh tao như đàn bà và ít râu ria, mặt mày láng coóng, da mịn màng, đi đứng yểu điệu như con gái. Đây là loại estrogen supplement các cô "boy" bên Thái Lan (hay Micheal Jackson) uống để thêm nét con gái.
Rau muống Hà Nội:
http://www.youtube.com/watch?v=La9nFXHlkx4
http://www.youtube.com/watch?v=NtbTwBAg03A

Rau muống Saigon
http://www.youtube.com/watch?v=luHjTWdX8As

Chế biến mứt đầy ruồi và dòi ( Saigon )
http://www.youtube.com/watch?v=tDGXEnUjbXU

Trà sữa trân châu plastic (các bạn ở hải ngoại nên coi chừng con em mình)
http://www.youtube.com/watch?v=4Sj_d3IBZKs

Hành phi mỡ thúi (Ha Noi)
http://www.youtube.com/watch?v=cIK-w72F_JQ

Thịt thúi mang lên bàn nhậu:
http://www.youtube.com/watch?v=RCanaP0cWog

Cách sản xuất miến thấy hết dám ăn
http://www.youtube.com/watch?v=VljykrxFDNE

Làm nước đá bằng nước dơ ( Saigon )
http://www.youtube.com/watch?v=zWG239qjYpk

Đầu nậu chế biến mỡ dầu phế thải bán lại
http://www.youtube.com/watch?v=DiFeRRuDLaQ

Rửa rau bằng nước cống công khai xong đem ra chợ bán (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QPBHYLV7Ajo

Chế biến bì lợn ghê người (Miền Bắc)
http://www.youtube.com/watch?v=IfmbcfBqKUU

Tẩy trắng trứng:
http://www.youtube.com/watch?v=_X4uJpZE27g

Đầu độc nhau qua thực phẩm, phóng sự tại Hà Nội http://www.youtube.com/watch?v=viUttXN5WPM

Sống bồng bềnh trên nước cống (Hà Nội)
http://www.youtube.com/watch?v=QJHkCrbpyBc
Chân gà, cánh gà
http://www.youtube.com/watch?v=qHKEcepzwUg

1 comment: