Monday, October 3, 2011

An toàn thực phẩm(10)

Hạt dưa có hóa chất gây ung thư
(VOV) - Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện một doanh nghiệp dùng chất Rhodamine B (một loại hóa chất cấm dùng trong thực phẩm) để tẩm vào hạt dưa bày bán trên thị trường.

Thu hồi hạt dưa có hóa chất gây ung thư
ảnh minh họa
Sau khi có kết quả của Trung tâm Kiểm nghiệm Đà Nẵng khẳng định trong hạt dưa của doanh nghiệp Tấn Phát có chất Rhodamine B gây ung thư, đoàn thanh tra Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng khẩn trương kiểm tra và thu hồi loại hạt dưa này tại các chợ.
Chi cục VSATTP Bình Thuận cho biết, hôm nay 11/12 cơ quan này sẽ lấy mẫu hạt dưa của DNTN Tấn Phát đem đi kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM.

Việc thu hồi hạt dưa mang nhãn hiệu Tấn Phát đang được khẩn trương tiến hành tại các chợ, trung tâm thương mại, các điểm kinh doanh hạt dưa, mứt… trên địa bàn sau khi có kết quả của Trung tâm Kiểm nghiệm Đà Nẵng khẳng định có chất gây ung thư Rhodamine B trong loại hạt dưa này.

Hóa chất Rhodamine B là chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng, thường dùng để nhuộm len và lụa.
Ngày 5/1, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, vừa đình chỉ một cơ sở sản xuất hạt dưa do phát hiện có chất Rhodamine B (một loại chất dùng để nhuộm quần áo. Ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine lâu dài có thể gây suy gan, thận và ung thư).
Từ ngày 14/12 đến nay, Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra 6 cơ sở sản xuất hạt dưa trên địa bàn thành phố, lấy 6 mẫu hạt dưa và 2 mẫu phẩm màu đem xét nghiệm. Qua đó, thanh tra phát hiện 5 cơ sở vi phạm về vệ sinh khu sản xuất, dụng cụ và nhân viên, một mẫu hạt dưa có sử dụng phẩm màu công nghiệp.Đó là mẫu hạt dưa của hộ kinh doanh Nguyên Hưng, địa chỉ số 251/20 đường Hậu Giang, phường 5, quận 6, được phát hiện có chất Rhodamine B (hàm lượng 1,19 mg/kg) và vệt màu hồng nằm ngoài danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
Dinh chi co so hat dua co hoa chat gay ung thu
16,5 kg hạt dưa có chất nhuộm công nghiệp của cơ sở Nguyên Hưng bị thanh tra niêm phong. Ảnh: Thanh Huyền.
Theo chủ cơ sở, mới chỉ có 30 kg hạt dưa được sản xuất với mục đích đem chào hàng và 10 kg trong số đó đã được tiêu thụ.Thanh tra Sở Y tế đã đình chỉ hoạt động sản xuất của cơ sở, niêm phong 16,5 kg hạt dưa không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời yêu cầu cơ sở nhanh chóng thu hồi số hạt dưa đã bán.Một thành viên trong đoàn thanh tra cho biết, chỉ riêng lỗi sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép thì cơ sở Nguyên Hưng đã bị xử phạt 12 triệu 500 ngàn đồng.
Thực phẩm khô chứa đầy chất bảo quản độc hại
Những con cá khô, những bịch tôm khô đỏ au... trông thật ngon mắt. Nhưng hãy coi chừng, nhiều loại thực phẩm khô đang được ướp “gia vị” là chất bảo quản, trong đó có không ít loại khá độc hại.
Tại một cơ sở sản xuất cá khô ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa- Vũng Tàu, sản phẩm phổ biến là cá lù đù, cá hồng, cá chỉ vàng, cá mối... Người quản lý cho biết, hàng khô thường được để lâu và đem đi xa nên phải tẩm ướp rất kỹ, nếu không chỉ vài ngày là hỏng, không bán được. Do cá khô rất dễ bị kiến đục nên phải xịt thuốc chống kiến. Sau 3 ngày, thuốc bay hơi hết nên khi đưa hàng ra chợ, người ta vẫn phải tiếp tục xịt thuốc diệt kiến. Hàng càng để lâu càng phải xịt nhiều thuốc.
Theo giới kinh doanh thực phẩm khô, tôm khô cũng thường được tẩm ướp hóa chất khá nhiều. Tôm nguyên liệu mua về được phân loại. Loại ngon chế biến riêng, phần còn lại được luộc sơ, lột vỏ, tẩm ướp gia vị, hóa chất, trong đó không thể thiếu phẩm màu để tôm săn cứng và màu sắc bắt mắt.
Theo Ban Quản lý chợ đầu mối thủy hải sản khô Bình Hưng TP HCM, mỗi ngày ở đây có khoảng 6 tấn thủy hải sản khô các loại từ các tỉnh miền Trung, miền Tây đổ về. Khá nhiều loại tôm khô được bày bán với giá chỉ 85.000-300.000 đồng/kg. Theo những người chuyên chế biến tôm khô thì loại càng rẻ tiền càng được tẩm ướp nhiều. Đặc biệt, có một loại khô mà người bán gọi là ruột vịt (làm từ ruột con vịt), màu đỏ au, được ép cuộn tròn như trái chuối ép, trông rất mất vệ sinh, giá bán 32.000 đồng/kg. “Mối hàng chủ yếu là những người bán hàng rong, nhất là ở các khu vực trường học” - một chủ hàng cho biết.
Theo một kỹ sư trong ngành chế biến thủy hải sản ở TP HCM, các loại thủy sản trước khi chế biến đều được xử lý bằng hóa chất. Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ để lại mùi hôi khó chịu, dính vào quần áo có thể gây rách. Để cá khô có lớp da bên ngoài tươi như vừa phơi xong, người ta phun rửa bằng sorbitol (chất tạo độ ngọt, độ bóng...). Nồng độ sorbitol cho phép là khoảng 3,5 g/kg cá khô. Đối với những đơn vị chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn. Nhưng ở những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng hóa chất rất tùy tiện, không theo đúng quy định.
Một người trong giới chế biến, kinh doanh thủy hải sản khô khẳng định, nhiều cơ sở sử dụng cồn, oxy già, thậm chí cả nước tẩy nền nhà P3 để tẩy cá khô bị nấm mốc, nhất là vào mùa mưa. Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho biết, trong một lần đi công tác miền Tây, ông đã chứng kiến cảnh tiểu thương bán cá khô ở Khu Thương mại Cái Khế (Cần Thơ) dùng một xô nước pha hóa chất giống như nước xà phòng để rửa khô cá lóc bị ẩm mốc.
Theo ông Mai, các loại thủy hải sản sau khi chết một vài giờ đã bị phân hủy. Đạm bị phân hủy sẽ tạo ra histamine (là chất chuyển hóa dở dang của chất đạm, thường có trong cá biển). Nếu bảo quản không tốt thì lượng histamine càng nhiều, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay.
Lượng histamine trong cá khô thường rất cao. Hơn nữa, trong quá trình phơi sấy, vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hủy, tạo ra “gói độc chất” rất nguy hiểm. Chất này có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người. Còn các loại thuốc diệt kiến, diệt ruồi đều rất độc. Nếu thuộc loại gây tê hoặc tác động lên hệ thần kinh, hô hấp (làm cho kiến chết) thì người ăn phải sẽ bị ngộ độc ngay, hoặc tổn thương nhiều bộ phận.
Còn bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng Phòng Thí nghiệm công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa TP HCM cho biết, tôm cá nguyên liệu càng không bảo đảm chất lượng thì càng bị nhà sản xuất sử dụng nhiều hóa chất. Nhiều khi họ dùng những sản phẩm hóa chất chỉ có tên thương mại nên các ngành chức năng khó kiểm soát. Ngay cả các hóa chất được Bộ Y tế cho phép dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm thì vẫn phải khống chế hàm lượng. Nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.
Các nhà chuyên môn khuyên rằng khi mua tôm cá khô, người tiêu dùng nên chọn lựa những sản phẩm không bị vụn nát, không có mùi lạ, có màu sắc tự nhiên; và phải rửa thật kỹ trước khi chế biến.
Thực phẩm có chất độc hại: Cơ quan quản lý bất lực
Sau một loạt những thông tin từ các nước trên thế giới về hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm của Trung Quốc không an toàn cho người sử dụng, các cơ quan chức năng của VN vẫn chưa đưa ra bất kỳ một lời cảnh báo nào đến người tiêu dùng VN.
Thông qua việc kiểm tra, kiểm nghiệm các mặt hàng đang có vấn đề, ngành y tế mới chỉ phát hiện trong son môi nhãn hiệu Lipbalm, Hengfang, Shilulan của Trung Quốc có chứa sudan. Còn các mặt hàng khác như: Chăn ga, gối, đồ chơi trẻ em, thực phẩm, hoa quả....đều chưa xác định được có chất gây độc.

Tuy nhiên, những lời cảnh báo từ các nước vẫn rất cần phải lưu tâm vì trên thực tế hàng Trung Quốc vào VN chủ yếu qua còn đường nhập lậu và bị thả nổi. Trước khi vào VN hàng hoá không được kiểm soát chất lượng. Các cơ quan quản lý chưa có đủ mạnh để ngăn chặn... Tất cả những điều này đang tác động lớn đến tâm lý người tiêu dùng.

Vì "vừa rẻ, vừa ngon, vừa đẹp" mà hàng tiêu dùng, hoa quả, thực phẩm của Trung Quốc (TQ) đã chiếm lĩnh thị trường VN. Song những cảnh báo của các nước trên thế giới về sản phẩm TQ trong những ngày gần đây đã làm người tiêu dùng (NTD) hoang mang.
Quản lý "hời hợt"
Trước những thông tin từ thế giới về sự mất an toàn của hàng tiêu dùng, thực phẩm TQ, các cơ quan quản lý mới "rục rịch" đi thanh kiểm tra, lấy mẫu về tìm xem có chất độc hay không.

Điều mong mỏi nhất của NTD là liệu có chất độc hại trong hàng tiêu dùng, trong thực phẩm có nhãn mác TQ thì ngay lập tức được cơ quan quản lý "hứa hẹn" sẽ có kết quả trong 2 tuần đến 1 tháng nữa. Dư luận lại dịu xuống và kết quả ra sao vẫn đang chờ cơ quan chức năng hồi âm.

Đã hơn 10 năm qua, những thông tin "bất ổn" về hàng tiêu dùng, đồ thực phẩm của TQ luôn được người dân xì xào nhưng vẫn chưa có thông tin nào được coi là chính thức.

Đầu năm 2007, sau khi báo chí loan tin về một loại gia vị lẩu có nhãn mác TQ được dùng rộng rãi ở các quán lẩu. Cơ quan chức năng vào cuộc thì mới hay biết, thứ gia vị nhập lậu đó đã được người dân dùng nhiều năm rồi. Lại lấy mẫu xét nghiệm không tìm thấy chất độc hại, rồi ra lệnh kiểm tra thu hồi những gói gia vị lẩu không rõ nguồn gốc.

Vậy các cơ quan chức năng đã làm gì khi mà thực phẩm trôi nổi được bán công khai? Một đại diện của ngành y tế khẳng định - đó là trách nhiệm của cấp chính quyền đã không thanh kiểm tra thường xuyên và phát hiện kịp thời. Sau sự kiện này, người dân mới vỡ nhẽ ra rằng, hoá ra đồ ăn thức uống được đưa về từ bên kia biên giới vẫn dùng hàng ngày đã không được một cơ quan nào kiểm soát.

Sự việc đã thật sự "nóng lên" khi các thông tin từ các nước cảnh báo về kem đánh răng, son môi, quần áo, đồ chơi trẻ em, thực phẩm... của TQ đều không an toàn cho sức khoẻ. Lúc này, NTD thật sự hoang mang. Song các cơ quan nhà nước vẫn coi đó như chuyện của "hàng xóm".

Khi được hỏi về chất diethylene glycol có trong hai loại kem đánh răng của TQ, một chuyên viên của Cục Quản lý dược VN cho rằng, chất đó vẫn được phép sử dụng trong mỹ phẩm, trong khi thế giới cảnh báo đó là chất độc (!?).

Cơ quan này luôn khẳng định loại kem đánh răng đó, loại son môi đó chưa được cấp phép lưu hành tại VN nhưng trên thị trường loại son có chất sudan vẫn có bán. Một quan chức của ngành y tế khi được hỏi về việc để các loại thực phẩm nhập lậu tràn lan có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân đã trả lời rất lạnh lùng rằng: Ngành y tế đâu có 3 đầu 6 tay mà kiểm soát được hàng lậu (!?).

Nhưng có một điều rất hiển nhiên rằng, hàng năm, hàng tháng, ngành y tế vẫn lấy tiền từ NSNN để thanh tra, xét nghiệm... song đáng buồn là chưa đưa ra bất kỳ một lời cảnh báo nào để người dân biết.

Kiểm nghiệm "bó tay"
Khi ngành y tế đưa ra thông báo, trong gia vị lẩu không có chất độc hại, nhiều NTD đã tỏ ra nghi ngại. Sau đó đến thông tin có chất sudan trong son môi, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm HN đã lấy mẫu và cho kết quả không có chất sudan trong son môi.

Nhưng cũng ngay sau đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc của Bộ Y tế lại tìm ra chất sudan trong son môi. Tìm hiểu sự việc mới hay, trung tâm này chỉ làm xét nghiệm ở 4 mẫu son, số mẫu quá ít để có thể đưa ra kết luận chắc chắn như vậy.

Nói về những chất bảo quản trong hoa quả, thực phẩm tươi sống dán nhãn TQ, Cục ATVSTP cho rằng, những hoá chất đó đều trong danh mục cho phép sử dụng và không vượt quá ngưỡng quy định. Nhưng lý giải vì sao quả táo, lê, quýt TQ lại có thể vẫn tươi xanh cả tháng trời thì cơ quan này cũng "lắc đầu".

Ông Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng thừa nhận, hiện có rất nhiều loại hóa chất mới không có trong danh mục cho phép sử dụng hoặc hoá chất được pha trộn nên tìm ra nó không dễ.

Có thể vì việc đó quá lớn hay quá khó đối với ngành y tế mà NTD đã có thêm những nghi ngờ về sản phẩm của TQ. Chỉ biết rằng danh sách người mắc các bệnh ung thư, bệnh mãn tính... đã tăng nhanh trong vài năm gần đây.

GS Nguyễn Vượng - Chủ tịch Hội Giải phẫu bệnh tế bào bệnh học VN - đã đưa ra những con số giật mình: Trước đây, trong 10 mẫu giải phẫu bệnh mới có 1 mẫu dương tính (có tế bào ung thư) thì nay cứ 3 mẫu đã có 1 mẫu dương tính.

Chuyên ngành thận nhân tạo cũng cảnh báo về tình trạng người mắc bệnh suy thận phải ghép thận đang tăng cao, trong đó có rất nhiều người mới 16-18 tuổi. Vì đâu dẫn đến tình trạng này, theo các chuyên gia y tế: Đó là do con người đang ăn phải các thực phẩm có chứa quá nhiều hoá chất độc hại.
Ông Đỗ Gia Phan - Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Người tiêu dùng đang bị đầu độc
Ngày 6.6, tại Văn phòng Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (VINASTAS) một công văn kiến nghị về việc an toàn cho NTD được soạn thảo. Ông Đỗ Gia Phan - Phó Chủ tịch VINASTAS - đã rất bức xúc khi nói về vấn đề này:

- NTD hiện nay chưa được bảo đảm về an toàn thực phẩm (ATTP). Hầu hết những vật dụng cho con người đều đang được cảnh báo không an toàn như: Chăn ga gối, mỹ phẩm, thực phẩm...

Việc không an toàn này đang đe dọa sức khỏe con người. NTD phân vân không biết tiêu dùng cái gì để an toàn nhưng do nhu cầu ăn, mặc vẫn phải mua, rồi vừa dùng lại vừa sợ.

Khi rộ lên những thông tin về các sản phẩm từ TQ không an toàn, NTD càng hoang mang hơn vì chẳng có cơ quan nào đứng ra xác định. NTD đã phải đứng trước "trận đồ bát quái" về ATTP và đã bị đầu độc mà không hay biết.

- Thưa ông, VINASTAS đã có những việc làm gì để bảo vệ NTD?
- Hội đã nhiều lần kiến nghị với các cơ quan nhà nước phải giải quyết triệt để, tận gốc các vấn đề không an toàn cho NTD. Hiện tại, hội đã dự thảo công văn gửi Chính phủ kiến nghị các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước dân về việc mất an toàn chứ không thể đổ lỗi cho nhau.

Vấn đề ATTP luôn nhạy cảm đối với NTD do vậy phải công bố thông tin trực tiếp, kịp thời chính xác đến dân. Với hàng vạn mặt hàng tiêu dùng như hiện nay, nếu không làm hết thì phải quản lý được những mặt hàng thiết yếu nhất. Khi phát hiện vi phạm phải xử phạt nghiêm hoặc có biện pháp cưỡng chế...

* GS Phạm Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư: "Cần phải có một chính sách tổng thể về ATTP"
Các sản phẩm TQ không được kiểm soát chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe NTD không thể chỉ là trách nhiệm của ngành y tế. Hàng rào thuế quan, hải quan phải có trách nhiệm ngăn chặn...

Về vấn đề này cần có một chính sách tổng thể với sự tham gia của nhiều bộ ngành. Cũng cần đề ra một chiến lược về VSATTP để năng cao năng lực quản lý, quyền hạn của cả hệ thống. Như hiện nay, cơ chế thị trường với sự tăng trưởng kinh tế mạnh trong khi đó năng lực quản lý chưa theo kịp đã dẫn đến tình trạng bất cập.

* TS Trần Đáng - Cục trưởng Cục ATVSTP: "Cơ quan quản lý lại không được ban hành tiêu chuẩn"
Quản lý nhà nước về ATTP là Bộ Y tế nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Vì thế dẫn tới việc ban hành tiêu chuẩn về thực phẩm lại không phải do bộ chuyên ngành ban hành cũng như muốn ban hành quy chuẩn kỹ thuật phải trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định mà thời gian thẩm định tới 60 ngày.

Thực tế đòi hỏi có tới vài nghìn tiêu chuẩn về thực phẩm, song đến nay mới ban hành được 717 tiêu chuẩn VN. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cần có chiến lược nhanh chóng ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn về thực phẩm để phục vụ cho công tác quản lý ATTP. Vì nguyên nhân này đã dẫn đến bất cập trong việc thanh tra, kiểm soát thực phẩm trên thị trường.

* TS Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: "Hệ thống kiểm soát phải đi trước"
Theo các quy định của ngành y tế, trong bảo quản thực phẩm, được phép sử dụng một số loại hóa chất bảo quản nhưng phải trong giới hạn cho phép. Việc sử dụng không đúng quy trình, quá liều lượng cho phép... phải được giám sát. Hệ thống kiểm soát luôn phải đi trước việc bảo quản, sử dụng.

Hiện nay, do NTD có thói quen thích tiêu dùng giá rẻ, thích mua hàng tươi sống hàng ngày... nên là một nguyên nhân gia tăng việc sử dụng các hóa chất bảo quản. Hệ thống labo kiểm nghiệm so với yêu cầu quá hạn chế. 64 tỉnh, thành mới có 16 labo có máy sắc ký lỏng. Năng lực xét nghiệm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh, hocmon, độc tố... còn rất hạn chế.
Chất chống dính trên xoong chảo không tốt cho sức khỏe
Các loại xoong nồi chống dính giả, kém chất lượng có thể gây ngộ độc vì chất chống dính thực ra là các loại sơn. Còn các sản phẩm thật khi được đun nóng ở nhiệt độ quá cao cũng có thể tạo ra hơi khói gây độc.
Kỹ sư Tống Kim Ty, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Bến Thành (TP HCM) cho biết, chất chống dính thực ra là một loại sơn chịu nhiệt. Tùy theo hợp chất không dính mà ta có các sản phẩm với chất lượng khác nhau. Loại kém nhất là nồi, xoong, chảo, khay, vỉ nướng... được làm bằng tôn hoặc sắt mỏng, phủ một lớp chống dính bằng chất silicon đen bóng rất mỏng. Loại khá hơn thì được phủ một lớp dày từ 2 mm trở lên, màu sậm và như có ánh bạc. Loại tốt có công nghệ phun phủ rất đặc biệt: lớp nhôm nền sau khi tẩy rửa còn được phủ thêm một lớp gai thép không gỉ để làm chân, sau đó mới phủ hợp chất chống dính dày tối thiểu là 3 mm. Lớp phun phủ này thường được định hình bằng cách ép thành vân hình song song hay ca rô, sức chịu nhiệt và chịu ma sát cao.
Các sản phẩm chống dính giả thì khi dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn. Còn với loại thật thì chưa có khuyến cáo nào cấm sử dụng. Tuy nhiên, các chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ loại polyme có tên là Polytetrafluoroethylene PTFE. Khi đốt nóng đến 300-500 độ C, nó sẽ tạo ra lớp khói chứa các chất độc gây tức ngực, khó thở như Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride.
Vì vậy, để sử dụng an toàn các sản phẩm chống dính, người tiêu dùng không nên nấu nướng ở nhiệt độ quá cao, không dùng các vỉ nướng trực tiếp trên bếp để nướng thực phẩm. Không nên đốt nóng nồi, xoong... để không trên bếp mà luôn phải có thực phẩm hoặc dầu ăn đựng trong đó. Các sản phẩm không dính khi đã tróc xước thì không nên dùng để nấu nướng nữa.
Phơi miến trên mương nước thải
Miến phơi trên mương nước thải, cạnh đường nham nhở đất, mỗi lần có xe đi qua, từng sợi miến lại khoác thêm lớp bụi mới.
Sáng sớm, xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) tấp nập xe tải lớn đỗ trước cửa cơ sở sản xuất miến chờ bốc hàng. Là làng nghề làm miến truyền thống nổi tiếng, càng gần Tết, Dương Liễu càng nhộn nhịp. Mỗi ngày trung bình một hộ sản xuất được 500 kg đến một tấn miến.
Ngay từ đầu làng, mùi hôi của rác thải lâu ngày, mùi chua của bã sắn, bã đót bốc lên nồng nặc, con đường bê tông nhầy nhụa bùn đất. Tại các cơ sở sản xuất, nước thải xả trực tiếp ra cống đen thui, có lúc lại đục ngầu màu đất. Những phên phơi miến được xếp dưới nền nhà bẩn thỉu, hay dựng sát những bức tường ẩm mốc, loang lổ rêu xanh.
Bên trong chiếc lò hấp đang tráng mỏng bột với hơi nóng bốc lên nghi ngút, những chiếc thùng, chậu được xếp la liệt, cả bên trong và phía ngoài, bột bám thành từng lớp, có chỗ đã lấm tấm mốc, ngả màu vàng quạnh.
Những chiếc xô, chậu cáu cạnh đặt dưới nền đất nhớp nháp
Tường nhà ẩm mốc, những chiếc xô, thùng cáu cạnh đặt dưới nền đất nhớp nháp.
Anh Thanh, người làm tại một cơ sở sản xuất miến cho biết: “Củ đót sau khi nghiền nát sẽ được ngâm trong các thùng lớn để lọc lấy bột trắng nên bột bám vào là không thể tránh khỏi. Bình thường chúng tôi cọ rửa thường xuyên, nhưng cuối năm làm nhiều nên thi thoảng mới vệ sinh".
Bột miến qua máy hấp được làm chín, tráng mỏng và phơi trên những phên tre cáu bẩn, bám bụi. “Công nghệ” phơi khô mới thật hãi hùng. Khắp đường làng đã bị thu hẹp vì rác thải và nguyên liệu làm miến, vì thế người ta phải chở những phên miến ra phơi ở đường đê.
Trên những đám đất đá lổn nhổn, miến được xếp san sát. Xe tải, xe máy qua lại tấp nập khiến cho lớp bụi này chưa kịp lắng thì đã được thổi tung mù mịt. Cứ mỗi lần như vậy, từng hàng miến lại được khoác thêm một lớp bụi mới.
Có chỗ dưới là đất ruộng, bên cạnh là nhà máy sản xuất đá hoa, trên là đường giao thông, những phên miến được phơi ở đây hàng ngày hứng chịu đủ thứ bụi khiến cho những con miến trắng tinh cũng phải chuyển màu vàng đất.
Mỗi lần xe đi qua, miến lại được khoác thêm một lớp bụi mới
Miến phơi trắng triền đê, mỗi lần xe đi qua miến lại được khoác thêm một lớp bụi mới.
Dọc hai con kênh Đan Hoài, kênh Tiêu, các con mương nhỏ đầy rác bốc mùi cũng được tận dụng làm điểm phơi miến. Những người dân đang túc trực ở bên, dùng tay đảo mặt miến cho khô đều. Khách qua đường thì nhăn mặt khó chịu vì mùi hôi thối, nhưng người làng có lẽ đã quen nên không ai phản ứng.
Anh Tuấn vừa dỡ những phên miến từ trên xe xuống phơi vừa nói: "Ở nhà chật nên chỉ có thể sản xuất, còn phơi khô thì phải tận dụng các nơi đất trống. Vẫn biết là mất vệ sinh nhưng không còn chỗ nào khác nên phải nhắm mắt mà làm".
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Danh Bảo, Chủ tịch UBND xã Dương Liễu thừa nhận việc phơi khô miến hiện nay không đảm bảo vệ sinh. Xã đã tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 200 hộ làm miến bằng các phương tiện truyền thanh, trong các cuộc họp, hội nghị. Ban kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (do bên y tế đảm nhiệm) cũng được củng cố để có sản phẩm đảm bảo an toàn cung cấp cho thị trường dịp cuối năm. Xã đã quyết định quy hoạch 10.000 m2 ở khu lò gạch cũ lãm bãi rác.
Theo ông Bảo, nan giải nhất hiện nay là việc giải quyết mặt bằng phơi miến. UBND xã đã đề xuất quy hoạch điểm công nghiệp vùng với diện tích 12,34 ha và mở rộng làng nghề vùng bãi nhưng chưa được phê duyệt.
"Nếu có một khu dành riêng cho người dân chế biến, phơi sản phẩm thì khâu vệ sinh sẽ được đảm bảo hơn”, ông Bảo nói.
Chất BPA trong sản phẩm nhựa
Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm
Bisphenol A (BPA) tên gọi khác của 4,4’-dihydroxydiphenyldimethylmeth, công thức hóa học C15H16O2, khối lượng phân tử M=228,29.
BPA có một số tính chất: Chất bột hoặc tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 158 - 158oC, áp suất bốc hơi 0,2mmHg (ở 170oC).
Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm.
Ngay những tháng đầu năm 2006, trong khi một số tổ chức thuộc chính phủ Mỹ, Đức, hội đồng khoa học của Đại học Harvard nổi tiếng khẳng định BPA chỉ gây độc khi vào cơ thể với liều cao.
Cuối năm 2008, theo FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ), công bố các nghiên cứu rằng BPA an toàn khi được dùng trong các loại đồ hộp thực phẩm, kể cả bình sữa trẻ em. Tuy nhiên FDA cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm về tác dụng có hại của BPA.
Một số nghiên cứu cho rằng BPA có các tác dụng phụ có hại như:
- BPA biểu hiện khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú.
- Có khả năng gây đột biến nội tiết tố.
Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa được kiểm chứng cụ thể trên người. Cũng chưa có bằng chứng cho thấy BPA gây nguy cơ đau tim và đái tháo đường.
Tóm lại, không nên quá lo lắng, vì hiện nay ngay cả Mỹ (một nước có tiêu chuẩn về thực phẩm cực kỳ chặt chẽ) và đa số các nước trên thế giới vẫn cho phép sử dụng BPA. Không thể không dùng và từ bỏ tất cả các sản phẩm nhựa nhưng nên hạn chế nó ở mức độ có thể:
- Không dùng những đồ nhựa đã bị hư hỏng.
- Tránh cho chúng tiếp xúc với hóa chất trong đó có các chất tẩy rửa.
- Không nên cho trẻ nhỏ chơi đồ chơi bằng chất dẻo và nhựa, hạn chế dùng núm vú giả.
- Chọn sử dụng loại nhựa polypropylene (PP) thay thế nhựa polycarbonate. Bằng mắt thường, người dùng có thể chú ý một vài đặc điểm như:
Nhựa polycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA. Nếu dưới đáy bình có biểu tượng có nghĩa là chắc chắn bình làm bằng nhựa polycarbonate.
Trong khi đó, các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate. Bình sữa được làm từ nhựa polypropylene sẽ có chữPP hoặc biểu tượng ở dưới đáy bình.Theo TS. Lê Thị Hồng HảoChuyện khó tin - Hãy xem cách chế biến trứng gà "giả" của Trung Quốc:
Trứng gà "Made in China" rứng gà "Made in China" chỉ giá 100 VNĐ - Những thông tin về trứng gà giả ở Trung Quốc một lần nữa lại rộ lên trước những hình ảnh về quy trình làm giả trứng được đăng tải trên Internet. Các cơ quan dinh dưỡng của Trung Quốc cảnh bảo người dân đề phòng mua phải trứng gà giả. Trứng gà giả không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà nó còn được xếp vào danh sách các chất độc ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây nguy hại cho não bộ. Các cơ quan chức năng vừa công bố về các nghiên cứu mới nhất về những tác hại do trứng gà giả gây ra. Do được làm từ những chất hóa học cấm chỉ định dùng cho thực phẩm nên trứng gà giả đang là mối đe dọa tới sức khỏe người tiêu dùng.

Người mua cần phải rất thận trọng với các nguồn trứng giả nhập từ Trung Quốc, cũng như nguồn trứng giả sản xuất theo công nghệ Trung Quốc. Các chất độc có trong trứng giả gây độc tác động mạnh tới não nhất là trẻ em.

Trứng gà giả Trung Quốc làm ra từ cacbonat canxi, tinh bột, nhựa, gelatin, phèn và các sản phẩm hóa chất khác; hoàn toàn không có chất dinh dưỡng. Tính theo giá nguyên vật liệu 1 đôla có thể sản xuất được 180 quả trứng gà giả Trung Quốc.

Cả thế giới phải kịt mũ, lắc đầu trước những chiêu "Made in China" như chiêu chế tạo trứng giả này. Không hiểu một khi Trung Quốc làm chủ được tất cả các công nghệ cao, kể cả công nghệ như hạt nhân tên lửa, thì họ sẽ mang lại cho con người những điều gì "tốt đẹp" nữa đây? Khoa học vốn được sáng tạo ra để mang lại hạnh phúc cho con người, tuy nhiên vào tay Trung Quốc thì không chừng nửa thế giới còn lại sẽ phải di tản sang thế giới khác chăng?

Sau đây là hình ảnh về qui trình "công nghệ" làm trứng gà giả "Made in China" Trung Quốc.

 



Khuôn và nguyên liệu tạo lòng đỏ và lòng trắng













Trứng gà giả sau khi đã thành phẩm,...



...khó có thể phân biệt giữa trứng thật và trứng giả.


Trứng gà giả luộc


Nguyên liệu sơ chế trứng gà giả bao gồm : cacbonat canxi, tinh bột, nhựa, gelatin, phèn và các sản phẩm hóa chất khác.

1 comment: