Monday, October 31, 2011

Những phong tục oái oăm về sex

Các quả phụ tại Tasmania phải đeo "của quý" của người chồng quá cố trên cổ, xem đó là chiếc bùa hộ mệnh và chỉ tháo ra khi tìm được người đàn ông mới cho đời mình. Trên thế giới tồn tại rất nhiều phong tục kỳ lạ về chuyện nam nữ. Đó là những quan niệm khiến người ta mới nghe qua đã phải bật cười.

Người dân tại Tikopia.

Tại hòn đảo nhỏ bé Tikopia thuộc quần đảo Solomon, người đàn ông thường không xuất tinh trong mỗi lần “lâm trận”, trừ khi có sự giúp đỡ đặc biệt hoặc không “kiềm chế” được. Và bọn trẻ vẫn ra đời trong những lần “trót lỡ” đó.
Cư dân Tasmania.

Tại Tasmania, các quả phụ sẽ phải cắt “cậu nhỏ” của người chồng quá cố, đem phơi khô rồi đeo miết trên cổ như một lá bùa hộ mệnh, cho tới khi tìm được người đàn ông mới để kết hôn. Với chiếc vòng cổ đặc biệt này, quả phụ chỉ được phép nhìn ngắm mà thôi.
Hai người đàn ông tộc Shiva.

Khi tới du lịch Bắc Phi, bạn hãy cảnh giác nếu một người đàn ông tộc Shiva mời mọc đồ ăn. Bởi bộ tộc này có phong tục trộn lẫn “tinh binh” vào thức ăn. Nếu người phụ nữ chịu nhón vài miếng, có nghĩa cô ấy đã đánh giá cao ma lực hấp dẫn của anh ta.
Phụ nữ Nam Mỹ.

Một số bộ tộc tại vùng Nam Mỹ như Llan của Venezuela, Caingang của Brazil, Siriono của Bolivia... lại có phong tục ngược đời khi cho phép một cặp vợ chồng có quyền quan hệ tình dục với anh chị em ruột thịt của bạn đời. Nghĩa là chồng có thể công khai “chung đụng” với chị, em của vợ; vợ có thể sex với anh, em trai của chồng.
Vùng Haidatesa.

Những sản phụ tại tộc Haidatesa sau khi lâm bồn nếu vẫn không thể hồi phục khả năng “chăn gối” với người chồng thì buộc phải gọi chị hoặc em gái ruột tới giúp đỡ, khiến đức lang quân được thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình.
Một người dân Uganda.

Trong bộ tộc Uganda lại lưu truyền một phong tục cũng không kém phần kỳ quái, đó là nếu một vị thủ lĩnh bộ lạc cưới một trinh nữ làm thê thiếp thì sẽ chịu sự chửi rủa và sỉ nhục của dân làng. Sự trong trắng không có giá trị gì với những người Uganda.
Những bé trai của quần đảo Cook.

Để giúp bạn đời tương lai tăng khoái cảm, mỗi dịp xuân về, những người đàn ông có kinh nghiệm tại quần đảo Cook sẽ chỉ bảo cho thanh niên bí kíp giúp hâm nóng chuyện phòng the. Và các chàng trai trẻ sẽ phải thu nạp kiến thức hữu ích này trước khi bước vào thời kỳ trưởng thành. Nếu lười nhác và thờ ơ với việc này, họ sẽ bị không vượt qua được kỳ “sát hạch” công nhận là đàn ông thực thụ.
Hai bé gái Guiana.

Tại Guiana, các cô dâu mới cưới sẽ phải quen dần với tục lệ làm bạn tình của tất cả đàn ông trong gia đình chồng. Và nếp sinh hoạt ấy được duy trì cho tới khi họ làm mẹ. Còn đàn ông Uruguay lại phải tuyệt đối kiêng kỵ chuyện chung đụng trong những ngày “đèn đỏ” của vợ. Nếu phạm phải luật cấm này, anh ta sẽ phải ngồi tù. Nhưng bù lại, các quý ông có quyền giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách tìm tới các cô gái ở các nhà chứa, nhưng không được quá 20 lần trong một tuần.

Phụ nữ tại Bolivia càng đẫy đà càng được đàn ông yêu chiều.

Theo quan niệm của một dân tộc ở Bolivia, một phụ nữ xinh đẹp phải là người có thân hình đẫy đà và trẻ trung. Đẫy đà ở đây được hiểu là có một vòng ba nảy nở và vòng một căng tròn. Chỉ khi đủ hai tiêu chuẩn này, người phụ nữ mới nhận được tình yêu nồng nhiệt từ chồng.
Phụ nữ Ai Cập.

Trong xã hội cổ xưa của Ấn Độ từng tồn tại phong tục kỳ quái: trước lễ cưới, nếu cô dâu đột ngột qua đời, chú rể buộc phải thực hiện nghi lễ quan hệ tình dục với người đã khuất.
Một tộc người ở Columbia.
Tại một số địa phương của Columbia còn lưu truyền tập tục trong đêm động phòng, mẹ cô dâu có quyền đứng cạnh giường giám sát và lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương nếu họ còn vụng về.
Phụ nữ Nigeria.
Còn các thiếu nữ ở một số địa phương thuộc Nigeria nếu muốn phá bỏ trinh tiết, cần có sự chứng giám của hai người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm để ghi chép lại từ A đến Z.
Chế độ “đa thê” không chỉ cực thịnh trong xã hội cổ xưa mà còn duy trì tới tận ngày nay tại một số bộ tộc trên thế giới, đặc biệt là ở lục địa đen. Nơi đây từng có vị tù trưởng Alaibuka nổi tiếng bởi chung sống hòa thuận với 400 bà vợ của mình.
Vị tù trưởng nổi tiếng này sinh sống tại bộ tộc Utah Roba, thuộc đất nước Nigeria. Theo quan niệm của người dân địa phương, đàn ông càng nhiều vợ càng thể hiện địa vị và uy tín cao trong xã hội. Tại đây, đất đai, nhà cửa đều không đáng giá, thậm chí không một bóng dáng ngân hàng nào tồn tại ở bộ tộc này. Thứ quý hơn vàng và thực sự có giá trị tại Utah Roba chính là người vợ.
Tại bộ tộc Utah Roba, người vợ là thứ của cái quý giá nhất.
Một người đàn ông trong bộ tộc thường có tới 10 phu nhân, nếu ai đó nói với bạn, anh ta có 50 bà vợ, đó cũng là chuyện hết đỗi bình thường. Chỉ với một số lễ vật truyền thống như vải vóc, gia súc, dụng cụ lao động hoặc mức tiền không quá 700 USD, một người đàn ông tại Utah Roba sẽ có thêm vợ mới. Số tiền này sẽ do anh ta tận tay giao cho người nhà cô dâu. Sau khi nhận lễ vật, cô gái sẽ theo về nhà chồng, phục vụ và lao động chăm chỉ quanh năm. Nếu hôn nhân thất bại, nhà gái phải hồi lại toàn bộ số tiền, hoặc lễ vật cho nhà trai. Chính vì vậy, khi sở hữu gia đình vĩ đại với 400 bà vợ, tên tuổi và uy danh của tù trưởng Alaibuka đã thực sự vang xa khắp lục địa đen. Và cuộc sống của ông với các phu nhân đã trở thành những giai thoại đầy thú vị của dân địa phương suốt nhiều năm qua. Dù Utah Roba bé nhỏ với khoảng 100.000 người và được duy trì dưới chế độ quốc vương, nhưng quốc vương không có địa vị cao nhất, mà dưới quyền của vị tù trưởng “đa thê” này. Các phu nhân của tù trưởng Alaibuka thực sự mãn nguyện với cuộc sống đầm ấm mà họ đang tận hưởng. Những phụ nữ may mắn này luôn được dân làng yêu mến và ngưỡng mộ với một niềm tôn kính vô bờ.

Càng đông vợ, địa vị và danh vọng của người đàn ông tại Utah Roba càng cao.

Chính vì phong tục kỳ lạ này mà các thiếu nữ của bộ tộc luôn ao ước được “trao thân, gửi phận” cho những người đàn ông nhiều vợ. Với họ, đó mới là niềm hạnh phúc và vinh dự lớn nhất của cuộc đời. Ngược lại, nếu bị gả cho một người ít thê thiếp thì phải hứng nỗi buồn tủi trong những năm tháng chung sống sau này. Trên thực tế, chuyện các tù trưởng tại châu Phi có nhiều vợ là hiện tượng bình thường. Dù luôn tự hào với đại gia đình đông đúc của mình, tù trưởng Alaibuka vẫn không vượt qua được mức kỷ lục của quốc vương Abomey Benin, người có tới 4.000 vợ. Trước khi chết, ông này còn chọn ra 41 thê thiếp xinh đẹp để chôn cùng mình và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc dưỡi cõi âm.
Chuyện tăng đạo nuôi kỹ nữ, ni cô làm thê thiếp được thiên hạ ví von là những “quái sự” khiến xã hội Trung Quốc thời Tống thêm phần rối ren.
Đông Kinh (Khai Phong ngày nay) – kinh đô của Bắc Tống, và Lâm An (Hàng Châu ngày nay) – kinh đô của Nam Tống, vốn là những chốn phồn hoa, nơi hưởng lạc của các tầng lớp thống trị, thương lái giàu có. Đây còn là hai "kinh đô" của thanh sắc, nơi nghề kỹ nữ phát triển cực thịnh, nở rộ nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Riêng Lâm An còn được đặt biệt danh là “sắc hải” (biển nữ sắc).
Cổ xúy hưởng lạc luôn là nếp sống được các tầng lớp thống trị đề cao. Hoàng đế khai quốc của triều nhà Tống Triệu Khuông Dẫn (thế kỷ thứ 10) từng tuyên bố trước quần thần: “Tích lũy nhiều tiền bạc để hưởng lạc về sau”. Các hoàng đế Tống Nhân tông, Tống Chân tông cũng hết mức đề cao tư tưởng này.
Do vậy, chuyện nuôi kỹ nữ trong nhà trở thành “mốt thời thượng”, được phổ biến rộng rãi trong các gia đình quan lại, sỹ phu thời Tống.
Trong “Dã khách tùng thư” thời Nam Tống chép rõ: “Kim quý công tử đa sức cơ anh”, ý chỉ các gia đình giàu có, quyền quý thời bấy giờ thường nuôi dưỡng ca kỹ trong nhà hoặc cưới nhiều thê thiếp để dùng vào việc đàn ca, hát múa, tiếp rượu, mua vui cho chủ nhân lẫn khách khứa tới nhà.

Các kỹ nữ thời Tống được tuyển chọn, nuôi nấng trong nhà để mua vui cho chủ nhân và quan khách. Ảnh minh họa.

Theo sử sách, thời bấy giờ, Âu Dương Tu - một chính trị gia, nhà thơ lớn đời Tống - có nàng ca kỹ nổi tiếng Bát Cửu muội, Tô Đông Pha, cũng là một nhà thơ lớn tham gia chính trường, có nhiều ca kỹ đàn hát tài tình... Tóm lại là những người phong lưu đều nuôi ca kỹ.

Điều kỳ quái là các tăng nhân, đạo sĩ thời Tống cũng không chịu sống cảnh cô quạnh, ẩn dật, mà lũ lượt nuôi ca kỹ hoặc cưới thêm thê thiếp về nhà. Theo “Thanh dị lục”, các tăng nhân của chùa Đại Tướng nuôi dưỡng kỹ nữ và gọi họ là các “phạn tẩu”. Tới thời Tống Huy tông, nhiều đạo sĩ cưới thêm thê thiếp để sống cảnh hoan lạc. Chuyện ni cô làm thiếp trong thời Tống cũng khiến thiên hạ nhiều phen “giật mình”. Theo ghi chép trong “Tống sử”, năm 1196, một vị quan tên là Chu Hi vướng vào “thập đại tội trạng” (10 tội trạng lớn nhất), trong đó có tội “dụ dỗ hai ni cô và cưới làm ái thiếp. Chu Hi là học trò bốn đời của Trình Di và học trò của Chu Đôn Di. Trong suốt quãng đời 15 năm làm quan, Chu Hi dụng công học tập, rèn luyện trí thuật. Vì vậy tính thực hư của câu chuyện này hiện vẫn còn gây tranh cãi tới tận ngày nay.

1 comment: