Friday, October 7, 2011

Sức khỏe của chúng ta(7)

Đôi điều về sữa nhiễm melamine
BS Nguyễn Văn Tuấn (Úc)
Mấy tuần nay, tin sữa sản xuất ở Trung Quốc bị nhiễm melamine làm công chúng quan tâm. Thật ra nói “nhiễm” không đúng; phải nói là pha chế giả (adulterate) từ/bằng/với melamine thì chính xác hơn, bởi vì có bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất sữa Trung Quốc cố ý sử dụng hóa chất này từ nhiều năm qua. Báo chí đã tốn nhiều giấy mực bàn về vấn đề này. Tính đến nay, có ít nhất là 53.000 trẻ em ở Trung Quốc mắc bệnh vì uống sữa chứa melamine, và trong số này có 4 em đã không may tử vong. Trước tác hại đến con người như thế, cả thế giới đều quan tâm, nếu không muốn nói là phẫn nộ, với một số người vì lợi nhuận mà quên đi đạo lí và trách nhiệm xã hội. Nhưng cũng như bất cứ vấn đề nào, nhiều thông tin có khi dẫn đến nhiễu thông tin. Trong bài này, tôi cố gắng cung cấp vài thông tin từ y văn thế giới để hi vọng làm sáng tỏ vấn đề hơn qua những câu hỏi và trả lời.
Melamine là gì?
Melamine là một chất hữu cơ, màu trắng pha lê, và khó hòa tan trong nước. Tên khoa học của melamine là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine, với cấu trúc hóa học gồm 3 nguyên tử carbone, 6 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử nitrogen (C3H6N6). Trọng lượng phân tử của melamine chỉ 126; trong đó, 66% là nitrogen.
Melamine sử dụng ra sao?
Vì giàu nitrogen, nên melamine được sử dụng làm chất dập lửa. Melamine thường kết hợp với chất formaldehyde để sử dụng trong qui trình sản xuất nhựa, chất keo, giấy, vải, và một số sản phẩm phục vụ cho việc tẩy rửa. Vào thập niên 1950s và 1960s, melamine từng được sử dụng như là phân bón vì nó hàm chứa lượng protein khá cao, nhưng khi đưa vào ứng dụng thì thất bại.
Melamine độc hại như thế nào?
Melamine tự nó không được xem là một độc chất, nhưng khi kết hợp với axít cyanuric thì nó mới trở thành độc hại. Khi melamine kết hợp với cyanamide sẽ cho ra melamine cyanurate (còn có tên khoa học là tripolycyanamide), và đây chính là hợp chất tìm thấy từ sữa sản xuất ở Trung Quốc. Trong bài này khi đề cập đến melamine, tôi muốn nói đến melamine cyanurate.
Chưa ai biết mức độ độc hại của melamine ở con người ra sao, vì thiếu dữ liệu lâm sàng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chuột, thỏ, và chó cho thấy mức độ độc hại của melamine tương đối thấp. Thí nghiệm trên chuột cho thấy khi cho uống melamine với liều lượng 3161 mg/kg thì 50% chuột chết. Khi chuột được cho ăn thức ăn chứa 1200 mg/kg/ngày suốt 1 năm liền, các nhà nghiên cứu ghi nhận sạn trong nước tiểu, và một số triệu chứng như biếng ăn và mất cân. Nghiên cứu trên 75 cá hồi và cá basa, 4 con heo và 1 mèo cho thấy chỉ khi nào melamine và axít cyanuric thì mới gây sạn thận. Một nghiên cứu khác trên 38 con mèo bị tình cờ cho ăn thức ăn chứa melamine và axít cyanuric cũng thấy sạn thận.
Độ melamine an toàn?
Không có dữ liệu cụ thể ở con người để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung Quốc thì sữa của công ti Sanlu sản xuất hàm chứa melamine đến 2.565 mg/kg, và phần lớn các em bé bị sạn thận là do uống sữa này. Vì thế, có thể xem >2.565 mg/kg là ngưỡng độc hại.
Sữa sản xuất ở Việt Nam có an toàn không?
Gần đây có thông tin cho biết sữa lưu hành ở Việt Nam có nồng độ melamine cao nhất là 6000 ppb (6000 phần tỉ), tức tương đương với 6 mg/kg (tính theo đơn vị 1 ppm = 1 mg/kg). Do đó, sữa hiện đang lưu hành ở Việt Nam có lượng melamine rất thấp và an toàn. Tuy nhiên, theo nguyên lí phòng ngừa, đáng lẽ lượng melamine không nên có trong sữa, nhất là sữa cho trẻ em.
Theo Cục thực phẩm và thuốc của Mĩ (FDA) thì liều lượng an toàn của melamine cho người lớn là 0,63 mg/kg/ngày, và cho trẻ em là 0,32 mg/kg/ngày. Chú ý “kg” là trọng lượng cơ thể. Nếu lượng melamine trong sữa là 10 mg/kg (hay 10 ppm), một em bé phải uống trên 0,30 kg sữa thì có thể vượt ngưỡng an toàn cho phép.
Tại sao pha trộn melamine vào sữa?
Câu trả lời ngắn là: tăng lợi nhuận. Lượng protein trong sữa càng nhiều nhà sản xuất có lí do để nâng giá sữa.
Nhưng câu chuyện có chút lí do kĩ thuật đằng sau. Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định lượng protein trong thực phẩm là phương pháp Kjeldahl và Dumas. Cả hai phương pháp này đều dựa vào giả định rằng: (a) carbohydrate và mỡ không hàm chứa nitrogen; (b) hầu hết nitrogen trong thực phẩm hiện diện dưới dạng axít animo trong protein; và (c) tính trung bình lượng nitrogen trong protein là khoảng 16%. Dựa vào các giả định này, phương Kjeldahl và Dumas đo lượng nitrogen trong thực phẩm, và nhân lượng nitrogen này với một hệ số 1/0.16 để cho ra hàm lượng protein.
Bởi vì 66% melamine là nitrogen, và nắm được giả định của phương pháp đo lường như tôi vừa mô tả, nên giới sản xuất sữa cố tình pha chế melamine vào sữa, và khi được kiểm nghiệm bằng hai phương pháp Kjeldahl và Dumas thì hàm lượng protein trong sữa gia tăng. Lượng protein tăng cũng có nghĩa là giá sữa tăng theo. Một cách lường gạt có khoa học. Một cách làm giàu bất chính!
Ngoài sữa ra, có thực phẩm nào khác chứa melamine?
Thật ra, melamine không chỉ phát hiện trong sữa, mà còn thấy trong cà rem, sữa chua, kẹo, bánh biscuit, v.v… Đương nhiên, theo nguyên tắc phòng ngừa, bất cứ thực phẩm nào cũng không nên hàm chứa melamine. Do đó, việc kiểm tra và kiểm nghiệm các sản phẩm lưu hành trong thị trường nước ta không chỉ tập trung vào sữa mà còn xem xét đến các thực phẩm vừa kể.
Melamine mới phát hiện?
Thật ra, thông tin về việc các nhà sản xuất sữa ở Trung Quốc pha chế melamine đã được giới báo chí nêu ra từ những 15 năm qua, nhưng chỉ đến tháng 9 năm 2007, khi một số thực phẩm cho chó mèo nhập cảng từ Trung Quốc bị phát hiện có chứa chất melamine thì vấn đề mới được chú ý. Và, cao điểm là tháng qua khi các giới chức Trung Quốc phát hiện tác hại của pha chế giả tạo này đến trẻ em thì melamine trở thành tin tức.
Phải làm gì ?
Thực phẩm không chỉ là dinh dưỡng và mùi vị, mà còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phòng bệnh ở qui mô cộng đồng. Do đó, đã đến lúc kĩ nghệ thực phẩm cần phát triển những tiêu chí đạo đức kinh doanh tương tự như y đức và đạo đức khoa học trong ngành y. Một qui ước đạo đức như thế có thể giúp cho công chúng nhận diện những cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức và góp phần cải tiến tình trạng an toàn thực phẩm.
Nếu giới y khoa có những tiêu chuẩn đạo đức hành nghề (y đức), thì kĩ nghệ sản xuất thực phẩm cũng cần phải có những qui ước đạo đức (Code of Ethics) cho ngành. Ngành y có phương châm “Trước hết, không hại người”. Kĩ nghệ thực phẩm cũng cần phải có một phương châm tương tự như “Không sản xuất ra những thực phẩm độc hại, những thực phẩm mà cá nhân nhà sản xuất không dám dùng cho bữa ăn gia đình của họ”.
Sự thật về melamine

Một nạn nhân của sữa có melamine phải nằm viện chữa sạn thận ở Trung Quốc.

Không có mấy nghiên cứu về độ độc của melamine gây ra với con người. Nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng melamine không chuyển hoá ở chuột và được thải ra nguyên xi.
Độ độc về lâu dài
Ăn melamine có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc thận, có thể gây ung thư bàng quang.
Vừa qua, Sanlu (có một phần sở hữu trong tập đoàn cung cấp sữa lớn trên thế giới Fonterra, New Zealand) thu hồi toàn bộ sữa bột ở vùng tây bắc Cam Túc. Sữa bột bị nhiễm melamine khiến nhiều trẻ em phải nhập viện trong tình trạng sức khoẻ rất xấu. Đến 15/9, có hai trẻ em được xác định là chết do dùng sữa bị nhiễm melamine.
Ngày 27/4/2008, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng tất cả protein thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc dành cho người và vật nuôi phải tạm giữ mà không cần khảo sát vật lý, bao gồm gluten lúa mì, gluten gạo, protein gạo, protein gạo cô đặc, gluten bắp, thức ăn gluten bắp, phó phẩm bắp, protein đậu nành, gluten đậu nành, thực phẩm đậu nành và đạm đậu dạng nước giải khát.
Ngày 28/4, bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và FDA, trong một thông cáo báo chí chung thừa nhận rằng: Thịt heo nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamine đã hiện diện trong nguồn cung thực phẩm cho người, khẳng định: “Dựa trên thông tin nắm được, FDA và USDA cho rằng có thể mắc bệnh rất thấp do ăn thịt từ heo được nuôi bằng thực phẩm nhiễm”.
Đến ngày 30/5, sau nhiều thông báo cập nhật, FDA phát đi một thông cáo báo chí khẳng định rằng hai nhà sản xuất thực phẩm gia súc đã pha trộn thực phẩm gia súc và tôm/cá với melamine. FDA cũng đã yêu cầu các trung tâm phòng chống bệnh (CDC) sử dụng mạng lưới giám sát của mình để kiểm soát các dấu hiệu bệnh ở người, như suy thận để xác định việc lây nhiễm melamine đối với thực phẩm cung cấp cho người.
Ngày 7/6, cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) kết luận: “EFSA tạm thời quy định không áp dụng hàm lượng 0,5mg/kg thể trọng đối với melamine và các chất tương đương...”.
Ngày 21/6, giám đốc chỉ đạo bảo vệ sức khoẻ và người tiêu dùng của uỷ ban Châu Âu chỉ đạo “trong trường hợp thực phẩm sản xuất từ gia súc được nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamine và các hợp chất liên quan, nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, phải tuân thủ các kết luận của EFSA”.
Từ năm 2002 đến 2007, trong khi giá melamine trên thế giới ổn định, giá urea (nguồn cung cấp melamine cho chăn nuôi) tăng đã làm giảm lợi nhuận của ngành sản xuất melamine. Hiện nay, Trung Quốc là nhà xuất khẩu melamine lớn nhất thế giới, trong khi lượng tiêu thụ nội địa tăng 10%/năm.
Thêm melamine làm gì?
Ngày 30/4/2007, tờ New York Times viết rằng: Việc thêm melamine vào thức ăn gia súc và cá tạo ra một mức độ protein cao một cách giả tạo. Một bí mật tiết lộ tại nhiều nơi ở Trung Quốc cho rằng có cả một nhà máy chế biến than thành melamine. Loại vệt melamine này được bán rẻ hơn vệt melamine tinh khiết.
Ngày 12/9/2008, Tân Hoa Xã loan tin rộng rãi việc làm giả sữa formula (dành cho trẻ em từ sáu tháng tuổi trở xuống) bằng melamine. Chất này gây ra cho nhiều trẻ em những viên sạn thận có đường kính lớn đến 1cm. Việc làm giả sữa này do tập đoàn Sanlu, một nhà sản xuất sữa hàng đầu Trung Quốc. Sanlu đã kêu gọi thu hồi 10.000 tấn sữa formula nhiễm melamine trước ngày 6/8/2008.
FDA đã đưa ra thông báo coi sữa formula dành cho trẻ em của Trung Quốc sản xuất là bất hợp pháp tại Mỹ.
Ngày 15/9/2008, bộ Y tế Trung Quốc công bố rằng 1.253 trẻ em ở Trung Quốc mắc bệnh sau khi uống sữa formula nhiễm melamine với 340 nhập viện và 53 em bị nặng.
Không chỉ là melamine
Melamine được xem là ít độc đối với người nhưng gây tác hại nghiệm trọng đối với trẻ em. Là vì sữa formula dành cho trẻ em thiếu sữa mẹ dưới sáu tháng tuổi phải dùng dạng sữa nhái sữa mẹ này, bị trộn melamine. Điều chế sữa formula đòi hỏi công nghệ cao và sản xuất quy mô lớn để hạ giá thành. Do lợi nhuận kếch sù, nhiều loại formula không đạt yêu cầu chất lượng dành cho trẻ trong tình trạng thận chưa phát triển cũng được lưu hành trên thị trường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngay cả trẻ em dưới sáu tháng tuổi uống sữa bò nguyên chất đối chứng với trẻ em uống formula đạt yêu cầu chất lượng, cũng để lại những di chứng về thận cũng như cao huyết áp “bẩm sinh” vì hàm lượng khoáng trong dạng sữa này cao hơn sữa mẹ và đã không được lấy bớt đi. Nhiều thế hệ trẻ em trong nước cũng đã uống sữa bò dạng này và formula không đạt yêu cầu chất lượng.(Theo Sài Gòn tiếp thị)
Có nên cho con bú sữa đặc ?
Sữa đặc là loại sữa tươi chưng cất chỉ còn 2/5 dung lượng của sữa tươi, rồi cho thêm 40% đường, sau đó đóng hộp, vô khuẩn. Thông thường thì 250ml sữa tươi chỉ có thể chưng cất thành 100ml sữa đặc. Do chất ngọt quá cao, khi uống cần phải hòa thêm nước từ 5-8 lần mới dùng được.
Vì thế, 100ml sữa đặc cần pha loãng thành từ 500-800ml nước sữa, có nghĩa là pha loãng 250ml sữa tươi ra thành gấp hai, ba lần. Sau khi pha loãng chất đạm và chất béo trong sữa không cung cấp đầy đủ cho trẻ, do đó trẻ ăn sữa đặc lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng. Vì thế, sữa đặc tuy có ngọt hơn các loại sữa khác, nhưng trẻ ăn không béo lên được. Với những gợi ý trên, hy vọng bạn sẽ có được sự lựa chọn và điều chỉnh thích hợp cho con mình.
Cho con bú sẽ giảm nguy cơ ung thư vú
Theo phân tích 7000 trường hợp của Tổ chức nghiên cứu về Ung Thư Thế Giới thì nếu cho con bú trong khoảng một năm sau khi sinh, khả năng giảm nguy cơ ung thư vú là 4,8%. So với việc cứ 9 phụ nữ lại có 1 người bị mắc ung thư vú, thì điều đó có nghĩa, khả năng giảm nguy cơ lên tới 0,5 %.
Theo các nhà nghiên cứu, việc để phụ nữ nhận ra tác động tích cực của việc cho con bú là rất cần thiết.
Không chỉ có lợi ích cho mẹ, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sẽ giảm khả năng béo phì, trì trệ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, đề kháng lại những tác động ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm, các bệnh về đường hô hấp.
Tuy nhiên, theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, cứ 4 phụ nữ ở Anh Quốc chỉ có một người biết rằng cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Mặc dù có đến 3/4 số phụ nữ cho con bú sữa mẹ sau khi sinh, nhung chỉ có 22% là còn tiếp tục cho bú sau sáu tháng.
Cho con bú cũng là cách làm hạn chế sự phát triển của một số hoóc-môn có thể gây ung thư trong cơ thể người mẹ, làm giảm khả năng gây nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm. Do cuối thời kỳ cho con bú, trong cơ thể người mẹ sẽ giải phóng những tế bào DNA có khả năng gây hại. Chính điều này đã làm giảm nguy cơ gây ung thư vú phát triển trong tương lai.
“Chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp rằng: việc cho con bú rất có lợi cho các bà mẹ, vì như thế nó sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú”, bác sĩ Rachel Thompson, trưởng nhóm nghiên cứu tuyên bố như vậy.
"Bởi những bằng chứng về việc cho con bú sẽ làm khả năng mắc chứng ung thư vú là đã được xác nhận, và chúng tôi cũng khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú ít nhất trong sáu tháng và nên tiếp tục cho ăn bổ sung sau khoảng thời gian đó”.
Bác sĩ Lesley Walker, Giám đốc thông in của tổ chức Nghiên cứu Ung Thư Anh Quốc, cũng cho rằng: “Bên cạnh những yếu tố di truyền, tuổi tác, tiền sử mắc ung thư vú hay mắc các chứng u lành tính, chúng tôi cho rằng những điều nguy hiểm ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ đó là việc người mẹ có con sớm, có bao nhiêu con, bắt đầu kinh nguyệt khi nào, mãn kinh khi nào, có hay không việc cho con bú”.
Người mẹ cần ăn gì khi cho con bú?Hỏi: Tôi sinh cháu được 1 tháng. Tháng đầu cháu chỉ lên có 500g mặc dù tôi có rất nhiều sữa. Được biết chế độ ăn cho sản phụ sau sinh rất quan trọng và ảnh hưởng tới sữa. Vậy rất mong bác sĩ cho biết người mẹ cần ăn gì khi cho con bú? Mai Thu Hằng (Lạng Sơn)
Trả lời: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con, bữa ăn ở những người đang nuôi con bú phải đa dạng, số lượng thức ăn đầy đủ, cân đối và có giá trị dinh dưỡng (chọn những loại thức ăn có nhiều protein và canxi).
Thành phần trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ thường bao gồm: ngũ cốc từ 450-500g, trứng các loại: 100-150g, đậu và chế phẩm từ đậu: 50-100g, cá và thịt các loại từ 150-200g, sữa bò: 220-440ml, rau (chú ý nhiều đến rau có màu xanh): 500g, trái cây: 100-200g, đường: 20g, dầu ăn: 20g, gia vị vừa đủ, hạn chế muối.
Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ trong ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán. Người mẹ cũng cần uống nhiều nước để lượng sữa tiết ra nhiều hơn.
Trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế uống nước chè, nước ngọt có ga, các thực phẩm có tính kích thích; tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu. Bên cạnh đó phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm những công việc nặng nhọc, tránh bị stress...
Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân dẫn tới ung thư vú hiện vẫn là một trong những tranh cãi chưa có lời đáp rõ ràng. Do đó, ung thư vú hiện là nỗi lo không chỉ của riêng chị mà còn của rất nhiều phụ nữ trên thế giới.
Ung thư vú có thể có một số dấu hiệu như: thay đổi cấu trúc vú với u cục cứng không đau, sưng, da dày lên, núm vú lẹm vào, nhăn nhúm, có vẩy, lở loét, đau hoặc chảy nước. Nếu chị thấy một trong các dấu hiệu kể trên thì tốt nhất nên tới bác sỹ để được khám. Các bác sỹ có thể thực hiện thủ thuật chụp quang tuyến vú. Từ đó có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác dành cho chị.
Hiện vẫn chưa thể chữa trị dứt điểm 100% ung thư vú. Tuy nhiên nếu phát hiện càng sớm thì hiệu quả chữa trị sẽ cao và sẽ có nhiều hi vọng hơn. Ở đây, Phòng khám aFamily sẽ đưa ra một số việc cần làm để giúp chị giảm thiểu nguy cơ mắc phải ung thư vú nhé:
- Ngưng thuốc lá; vận động cơ thể nhiều lần mỗi tuần; hạn chế uống rượu.
- Giới hạn thịt đỏ, giảm mỡ động vật dưới 30%; ăn nhiều rau trái cây có chất xơ.
- Giảm cân nếu quá mập nhất là sau thời kỳ mãn kinh.
- Nếu định có con, nên có con sớm và cho con bú sữa mẹ trong nhiều tháng.
- Tự khám nhũ hoa hàng tháng; chụp nhũ ảnh hàng năm nếu trên 40 tuổi.
- Nếu có thân nhân gần bị ung thư vú thì nên khám tổng quát thường xuyên hơn và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn về thử nghiệm gene di truyền.
- Nên đi khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khoẻ toàn diện.
Xuất tinh sớm
“Chưa đi đến chợ đã hết tiền” là một trong những điều khó nói của khoảng 30% quý ông trên toàn thế giới. Các nguyên nhân thường gặp có thể là: Thói quen thủ dâm vô độ, lo lắng khi quan hệ tình dục, bị cưỡng ép tình dục, hút quá nhiều thuốc lá, hoặc quan hệ tình dục bừa bãi với gái mại dâm… Vì “lòng tự trọng” nên rất ít người dám công khai, và tìm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Khiến cho cuộc sống vợ chồng gặp nhiều sóng gió và nguy cơ tan vỡ hoàn toàn có thể xảy ra.
Trước khi nghĩ tới sự can thiệp của các phương pháp y học, bạn có thể giúp anh ấy sử dụng một số phương pháp dưới đây để khắc phục dần dần xem có được không nhé.
- Thư giãn. Đây là điều quan trọng nhất anh ấy cần chú ý. Đi tắm, hít thở sâu, hoặc ngồi tĩnh tâm.
- Giải quyết các trục trặc trong mối quan hệ. Đảm bảo rằng cả đầu óc và con tim đều sẵn sàng cho sex.

1 comment: