Monday, October 3, 2011

An toàn thực phẩm(7)

Ớt bột làm gia vị mì tôm có chất gây ung thư
Nguyên liệu làm gia vị không thể thiếu trong các món ăn thường gặp như mì tôm, khô hải sản, bún bò... là ớt bột, vừa bị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Định phát hiện sáng nay có Rhodamine B - chất gây ung thư.
Kiểm tra các cơ sở chế biến bột ớt ở xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Định test nhanh tại chỗ mẫu sản phẩm và bột hạt điều, phát hiện dương tính với Rhodamine B, chất có thể gây ngộ độc hoặc ung thư nếu dùng lâu dài nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ các cơ sở này cho biết đã dùng phẩm màu công nghiệp trộn vào hạt điều nghiền, tẩm vào bột ớt để tăng vẻ đẹp của màu.
Kiểm tra ớt bột tại cơ sở chế biến ở xã Trung Chánh, Phù Mỹ, Bình Định. Ảnh: Hằng Nga
6 tấn hạt điều và bột hạt điều lập tức bị cơ quan chức năng niêm phong. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm một lần nữa để xác định hàm lượng Rhodamine B.
Kiểm tra nhanh ngay tại chỗ, bột hạt điều tẩm vào bột ớt dương tính với Rhodamine B. Ảnh: Hằng Nga
Theo dân cư tại đây, các cơ sở chế biến ớt bột hoạt động tại xã Mỹ Chánh từ khoảng 6-7 năm nay. Môi trường bị ô nhiễm, người đi đường chỉ cần qua khu vực này đã bị mùi ớt bột xông lên mũi sặc sụa đến chảy nước mắt, hắt hơi.
Chủ các cơ sở này cho biết, ớt bột tại đây được đưa ra bán ở các tỉnh miền Trung như Huế, Đà Nẵng... và vào TP HCM để chế biến thành gói ớt gia vị cho mì tôm.
Hàn the độc nhưng vẫn phải ăn
"Vẫn biết hàn the độc hại nhưng tẩy chay nó thì chỉ có cách nhịn luôn giò chả, bánh giò và nhiều món ngon khác, vì chúng luôn có hàn the" - chị Hoa, khách mua hàng ở chợ Trương Định (Hà Nội), nói. Đây cũng là ý kiến của đa số độc giả tham gia khảo sát trên VnExpress.
Hàn the là muối của acid boric (tên hóa học là natri borat), khi vào cơ thể được đào thải phần lớn qua nước tiểu và các tuyến mố hôi, còn khoảng 15% tích lũy trong các mô, tập trung nhiều nhất ở gan, óc, tim, phổi, dạ dày, thận, ruột... Cơ thể tích lũy hàn the nhiều sẽ gây khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi do ngộ độc mãn tính; nếu nặng sẽ làm thoái hóa cơ quan sinh dục, gây suy yếu khả năng sinh sản và tổn thương bào thai.
Tuy những tác hại của hàn the hiện không còn xa lạ với công chúng nhưng trong hơn 1.000 độc giả tham gia khảo sát trên VnExpress, vẫn có 29 người cho rằng hàn the chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Ông Văn Hà, một cán bộ nhà nước 49 tuổi, sống ở quận Hai Bà Trưng, thuộc nhóm này: "Tôi nghiện giò chả, ngày nào chả ăn suốt mấy chục năm nay có làm sao đâu? Mà bao nhiêu đời vẫn dùng hàn the để chế biến, ai cũng ung thư với vô sinh thì làm sao sinh ra thế hệ sau nữa? Tôi nghĩ chẳng qua báo chí và khoa học nói quá, chứ muốn độc thì có khi phải ăn cả thúng hàn the ấy".
Điều đáng nói là một bộ phận lớn dân cư hoàn toàn không để ý đến lượng hàn the khi mua thực phẩm. Trong khảo sát của VnExpress, tỷ lệ này là 22,6%. Sự thiếu thông tin về ảnh hưởng của hàn the lên cơ thể, hoặc thiếu tin tưởng vào khuyến cáo của giới khoa học có thể là nguyên nhân của sự bàng quan này.
Mặc dù vậy, đa số độc giả đều đã nhận thức được tác hại của phụ gia này. Cứ 10 bạn đọc tham gia cuộc thăm dò thì gần 7 người cho biết họ phải dùng sản phẩm chứa hàn the vì không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ vĩnh viễn những món ăn khoái khẩu, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong thực đơn của người Việt Nam.
Một bộ phận nhỏ khác tuy biết hàn the có hại nhưng vẫn chấp nhận vì tưởng rằng hàm lượng chất này "chẳng đáng là bao". Gần 7% độc giả dùng thực phẩm chứa hàn the vì cho rằng hàm lượng chất này không đáng kể nên chắc không ảnh hưởng gì.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Cán bộ y tế kiểm tra kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm chủ một cửa hàng thức ăn đường phố. Ảnh: M.L.
Bỏ ngoài tai các khuyến cáo, những mặt hàng có hàn the vẫn không hề ế ẩm. Người nội trợ vẫn mua chúng cho gia đình vì các lý do: rẻ, ngon; ăn ít không sao; không biết sản phẩm nào là an toàn, hoặc biết an toàn nhưng sản phẩm không ngon nên không mua...
Trong một điều tra do Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thực hiện trên gần 400 người, với câu hỏi "Vì sao biết sản phẩm có hàn the mà vẫn mua?", có đến 17% người tiêu dùng cho biết vì nó rẻ, 20% chấp nhận ăn thực phẩm có hàn the vì... ngon. Nhiều người tiêu dùng còn khẳng định rằng, họ chủ động đặt làm sản phẩm có hàn the để bảo đảm được ngon miệng.
Trong số các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, khoảng 70% có kiến thức về hàn the. Họ biết đây là phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế nhưng vẫn sử dụng. Cứ 10 "ông chủ" thì 9 cho biết họ buộc phải dùng hàn the vì nếu không, sản phẩm sẽ không đủ sức thu hút khách hàng. Họ chấp nhận bị phạt tiền và hủy hàng nhưng không tìm cách khắc phục.
Bà Đào Mỹ Thanh, Trưởng khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, chủ nhiệm cuộc khảo sát, cho biết: "Đa số các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nhất là ở các chợ, không khai báo địa chỉ cung cấp sản phẩm cho mình. Kết quả kiểm tra cho thấy, hàn the được dùng phổ biến nhất ở các thực phẩm như chả lụa (giò lụa), giò sống, mì sợi. Các cơ sở sản xuất ở nội thành hay dùng hàn the hơn so với ngoại thành".
Bà Thanh cho rằng, muốn thay đổi tình trạng trên, chỉ còn cách kêu gọi người tiêu dùng thay đổi thói quen trong chọn lựa thực phẩm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt thật nghiêm các cơ sở cố tình vi phạm. Cần thông tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm không hàn the. "Sắp tới, trong đợt thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Bộ Y tế, đoàn kiểm tra sẽ phạt tiền 10-15 triệu đồng với những cơ sở vi phạm dù quy mô sản xuất kinh doanh lớn hay nhỏ, theo nghị định 45 của Chính phủ", bà Thanh cho biết thêm.

Hàn the là một chất phụ gia không được phép sử dụng vì gây độc cho cơ thể. Thế nhưng, trên thực tế, chưa bao giờ hàn the lại được sử dụng rộng rãi như bây giờ. Ngay trong Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm này, hàn the vẫn được bày bán công khai tại các chợ. Hơn thế, muốn mua cả tấn để cho vào thịt, cá…cũng có.

Tại các điểm trung chuyển hàn the lớn nhất Hà Nội như chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hôm, một số phố như phố Hàng Buồm, Hàng Đường…, hàn the Trung Quốc được bán với giá 4.000-5.000 đồng/kg, hàn the Mỹ(?) giá cao hơn, khoảng 8.000 đồng/kg.
"Yên tâm đi!"
Tại chợ Đồng Xuân, hàng được bầy bán thoải mái tại các sạp bán đồ khô. Những người bán hàng ở đây cho biết, dân buôn cá từ các tỉnh về hoặc đánh cá từ Hà Nội đi đều phải dùng hàn the. Do trời nóng, chỉ nửa ngày là cá ươn, nên họ thường lấy hàn the hoà với nước, tưới lên cá. Làm như vậy, 1 tuần sau cá vẫn tươi như mới. Mà đâu chỉ có cá, cả giò, chả, nem... cũng cần đến sự "trợ giúp" của hàn the.
Điều đáng lo ngại là hầu hết những người bán và sử dụng hàn the đều không hiểu hết tính chất độc hại của chất này. Tại chợ Hàng Da, người ta công khai pha hàn the để "bảo dưỡng" thịt, tôm, cá… Một bà bán hàng giải thích hết sức dân dã: "Nếu muốn tôm không bị nhũn nhanh, để đến chiều bán thì cho nhiều hàn the, còn nếu bán ngay thì cho ít". Khi được hỏi hàn the có độc không bà hồn nhiên trả lời: "Độc có mà chết hết!". Một chủ sạp khác thì trấn an khách mua: "Ngày nào tôi chả bán hàng chục gói cho các cửa hàng làm mọc, giò chả, nem chua ở Hà Nội. Yên tâm đi!".
Khó bị đào thải
Hàn the có tên hoá học là natri borat, ở dạng tinh thể có màu trắng. Hoà tan trong nước thành chất không mùi vị, trong suốt, có tính sát khuẩn nhẹ. Hàn the làm cho thực phẩm trở nên giòn, dai, làm chậm lại quá trình phân rữa thực phẩm, khiến thịt cá giữ được vẻ tươi lâu hơn.
Trong cuốn sách "Hỏi đáp về vệ sinh an toàn thực phẩm" do Bộ Y tế phát hành vào tháng 3/2001, có viết: "Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với liều lượng thấp. Liều từ 5 g trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tác động của hàn the chủ yếu là mạn tính. Hàn the ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, gan, gây biếng ăn, suy nhược cơ thể… Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mạn tính".
Tiến sĩ Khánh Trâm, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, hàn the không nằm trong danh mục 247 chất phụ được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Đây là chất bị cấm sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Như vậy, sự thiếu hiểu biết của cả người bán hàng và người sử dụng đang dẫn đến những hậu quả trầm trọng: Hàng triệu người tiêu dùng đang "ngày đêm" tích tụ bệnh tật, có thể gây chết người từ từ.
Kinh hoàng với công nghệ trồng rau muống bằng nhớt và nước rửa chénHiện mỗi ngày TPHCM cần hàng trăm tấn rau muống để phục vụ sinh hoạt cho người dân. Để thỏa mãn nhu cầu đó, với cả chục loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng được các nhà nông ven đô sử dụng như một bửu bối để gặt hái rau quanh năm.
Cứ vô tư, miễn rau đẹp!
Đến phường Thạnh Xuân, quận 12, dù trời đã đứng bóng nhưng trên hàng trăm hecta rau muống nước, nhiều nông dân vẫn đang chăm sóc, tưới tắm cho ruộng rau của mình bằng nguồn nước ô nhiễm từ các kênh rạch chảy vào.
Trên bờ ruộng, vô số bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng đủ nhãn hiệu ta, tàu vứt lăn lóc. Anh T.V. T vừa lúi húi gom lại để đốt, vừa mau miệng: “Thời gian thu hoạch rau muống này là từ 20 – 25 ngày, những lúc nhu cầu thị trường tăng mạnh thì “tạt” nhiều thuốc tăng trưởng, siêu vượt để gặt sớm hơn. Ngọn và thân rau của ruộng nào dài, nhọn và soắn là do tạt nhiều thuốc tăng trưởng, siêu vượt đấy”.
Nước bị ô nhiễm được dùng để tưới rau.
Quan sát các ruộng liền kề ruộng rau của anh T, chúng tôi thấy ruộng nào rau cũng xanh um, tươi tốt. Tuy nhiên, nước trên các ruộng rau này đều lờ nhờ váng của dầu nhớt, có ruộng còn bốc mùi hôi. Chúng tôi đề nghị anh T cho biết “kỹ nghệ” trồng rau của mình, anh vô tư kể: “Lúc rau vừa cắt còn gốc thì phải tưới nhớt pha với nước rửa chéntheo tỷ lệ: 1.000m² cần từ 4 – 5 lít nhớt thải xe máy và một ít nước rửa chén, như vậy “hỗn hợp” mới tan đều trong nước.
Công đoạn này dùng để xử lý các con rầy trên ruộng. Sau khi rau được khoảng 8 – 9 ngày, dùng ngay các loại thuốc trừ sâu như: Fortazeb, Mexyl MZ… Nếu không có những loại này, dùng “thuốc” (vô danh) của Trung Quốc cũng được. Nếu vẫn không hết sâu bệnh, tiếp tục “tạt” thuốc “nặng đô” hơn. Gần ngày thu hoạch hoặc trước khi thu hoạch 1 ngày thì“tạt” thêm thuốc làm đẹp rau. Thuốc này sẽ cho thành quả: Rau trắng, đều cọng, đứng cây…”.
Vỏ các chai thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc.
Sau khi tìm hiểu được “kỹ nghệ”, chúng tôi hỏi anh T: “Vậy còn các quy định về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì sao?”.
Anh T cho biết, các hộ nông dân không mấy quan tâm đến vấn đề này. Cứ “tạt” thuốc nếu thấy còn sâu bệnh, thuốc này không được thì xài thuốc khác. “Hiệu quả là “tạt” thôi. Thậm chí, có khi phải kết hợp nhiều loại thuốc mới có tác dụng”, anh T nói.
Theo thông tin từ Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM, tình trạng sâu bệnh kháng thuốc là rất hiếm, chủ yếu do người dân không nhận “mặt” được sâu, hoặc “tạt” thuốc khi sâu đã quá lớn nên khi dùng thuốc (trong danh mục cho phép) mới không hoặc ít tác dụng.
Còn việc dùng thuốc bừa bãi như nông dân một số nơi đang làm, với thời gian cách ly không đủ như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Có thể không bị ngộ độc ngay lập tức, nhưng ăn nhiều, thời gian kéo dài rất dễ bị tích tụ chất độc trong cơ thể…
Chính quyền “đầu hàng”
Tình trạng người dân lạm dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và dùng cả nhớt xe trong quá trình trồng rau đã diễn ra nhiều năm nay. Nhưng việc quản lý, xử lý thì vẫn còn khá lỏng lẻo. Phường Thạnh Xuân, quận 12, với diện tích trồng rau muống khoảng 200 hecta (chiếm 20% diện tích phường), là một điển hình.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch phường Thạnh Xuân đã thừa nhận: “Nhiều năm qua, việc đổ nhớt và sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trong trồng rau muống vẫn phổ biến. Đa số người trồng rau đều là dân nhập cư, có khi ngụ ở phường hoặc quận khác qua đây làm rau vào ban đêm, nên khó quản lý”.
Theo ông Hùng, phường đã từng tổ chức phổ biến kiến thức trồng rau sạch cho nông dân 4 lần, nhưng số người đến dự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù các cơ quan chức năng cũng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Những lần thấy đoàn kiểm tra xuống là người dân bỏ đi hết.
Thậm chí bây giờ họ đã “nhẵn mặt” mấy ông thanh tra. Điều đó rất khó cho cơ quan quản lý. Bên cạnh đó thì việc xét nghiệm các loại thuốc có độc hay không độc, nằm trong danh mục cho phép hay không, chuyên môn của cán bộ phường cũng khó mà nắm bắt(!?)
Vậy là câu chuyện trồng rau với “kỹ nghệ” đáng lo ngại như trên vẫn chưa có hồi kết. Người tiêu dùng vẫn từng ngày, từng giờ bị đe dọa đến sức khỏe.
* Chỉ tay xuống mảnh ruộng rau muống phủ đầy váng, anh Dũng, cán bộ khuyến nông xã Bình Mỹ, TP HCM. lắc đầu: "Nhìn là biết mới tạt nhớt thải xong". Đi thẳng ra phía trước căn lều, anh nhặt lên hai can nhớt trống rỗng và giơ ra cho xem như để khẳng định điều mình vừa nói.Trong khi người phụ nữ trồng rau quê Ninh Bình ra sức thanh minh rằng chị không sử dụng nhớt để tạt lên rau thì anh Dũng khoát tay: "Vậy cái chậu nhỏ ở giữa ruộng kia dùng làm cái gì?". Đứng ngay dậy, cầm lấy một chiếc sào, anh kéo chiếc chậu lại gần bờ ruộng. Quả thật trong chậu còn bám một mảng nhớt đen sì chưa tan hết. Đến lúc này, chị Thu, người phụ nữ trồng rau mới chịu nhận là mình có sử dụng nhớt thải để tạt lên rau, chống rệp ăn hại, lá rau lại xanh hơn, bóng hơn.Tuy nhiên, khi nghe anh Dũng gọi cho ông trưởng ấp để thông báo thì chị Thu lớn tiếng: "Cả xã này ai mà không dùng nhớt tưới rau. Nhà chúng em còn hiền là chưa pha thêm các thứ thuốc khác vì sợ mấy đứa con bị ảnh hưởng còn nơi khác họ cho đủ thứ vào ấy chứ".
Hai bên đường sang ấp 6B ngập tràn rau muống. Ruộng nào cũng xanh mướt mắt. Lác đác đây đó một vài khoảnh rau muống đã cắt, đang được xả nước vào để phát huy tác dụng diệt nấm của nhớt thải sau khi được tạt lên các gốc rau.Có một điều không tiện hỏi anh Dũng là chuyện cuối mỗi ruộng rau đều có một chiếc cầu tõm. Phân tươi vẫn được thải trực tiếp xuống ruộng rau vì chẳng có người thuê đất nào tại khu vực này lại đi xây nhà vệ sinh tự hủy cả.Dừng lại trước khu vực trồng rau muống mà theo anh Dũng là có quy mô nhất trong tổng số hơn 150 ha hiện có trên địa bàn xã, anh nói ngay: "Nhà báo cứ vào trước đi, tôi quen mặt quá nên nhiều khi không tiện". Đúng là không tiện thật khi mà ngay trước bờ ruộng chình ình một bình phun thuốc dung tích 40 lít cùng một bọc nilông những hạt trắng không rõ phân đạm hay thuốc kích thích đang chờ được sử dụng. Còn cạnh mương nước nhiều chai thuốc đủ các loại để vương vãi. Vòng ra phía sau lều của người trồng rau, giật thót mình khi thấy một can đựng nhớt thải khoảng 30 lít được để công khai ngay trên bờ ruộng, một nửa số đó đã được sử dụng.Thấy cảnh này, anh Dũng chán nản: "Không hiểu họ nghĩ gì mà lại đi dùng cái thứ độc hại này. Khuyến nông xã đã mở nhiều lớp hướng dẫn bà con chỉ dùng những loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép. Vậy mà.Toàn xã Bình Mỹ huyện Củ Chi có hơn 300 hộ từ nơi khác đến thuê đất trồng rau muống trong khi biên chế khuyến nông chỉ có mình tôi. Không phải mình không cố gắng nhưng nhiều lúc lực bất tòng tâm, nội chuyện đi hết 150 ha để xem người trồng rau sử dụng phân bón loại gì, thuốc trừ sâu bệnh có đúng cách không cũng đã khó".Còn ngay cạnh rạch Cầu Dừa, đối diện nhà máy Wooyang Vina, nơi đang là điểm đen về ô nhiễm của quận 12 lại là nơi đắc địa cho các ao rau rút. Lý do đơn giản là nước càng bẩn thì loại rau này càng mọc nhanh. Chạy nhanh qua chiếc cầu gỗ bắc qua dòng kênh nước đen nồng nặc mùi hôi thối, định giơ máy ảnh chụp cảnh một người trồng rau đang trộn một dung dịch gì đó sền sệt trong chiếc thùng nhựa gần bờ ao. Thoáng thấy bóng người lạ, anh thanh niên chạy biến về phía căn nhà lá phía cuối ao.
Hôm sau đổi hướng đi về Khu công nghiệp Tân Bình. Sau khi chạy ngang chạy dọc khắp các đường nội bộ trong khu công nghiệp, ngửi đủ thứ mùi hóa chất, mùi nước thối của dòng kênh chứa nước thải của các nhà máy, mới đến được khu vực trồng rau trên đường Chế Lan Viên.“Chúng em từ Hà Tây vào đây thuê đất giá 5 triệu/sào một năm trồng rau. Phải có thuốc rau mới xanh chứ anh. Rau xấu người ta thèm vào mua", chị Hồng vô tư nói. Thấy khách vừa bịt mũi vừa săm soi mấy vỏ chai thuốc không nhãn hiệu đang nổi lềnh bềnh gần đó, chị cười: "Các bác xem làm gì, thuốc đấy độc lắm. Chỉ mấy người làm nông như chúng em mới quen thôi. Bác không cẩn thận là rộp tay đấy”.Tháo bỏ thùng phun thuốc, chị tiếp tục pha thêm 20 lít thuốc, nói như tâm sự: "Chúng em nào có muốn dùng thuốc kích thích đâu nhưng mấy hôm mối rau giục quá nên phải làm thôi. Thuốc đã có người đem đến, chủ yếu là hàng Trung Quốc. Người bán nói sao thì mình nghe vậy chứ chúng em có được hướng dẫn gì đâu".Lúc tạm biệt, chị còn dặn với: "Có ăn rau thì chọn rau xâu xấu thôi. Đừng thấy rau đẹp, rau dài mà tưởng ngon. Ngay cả chúng em có bao giờ ăn rau mình trồng".Chiều xuống, hàng trăm bó rau lại được cắt nhanh để kịp cho chuyến chợ đêm. Không ai biết trong cảnh tranh tối, tranh sáng của công nghệ trồng rau nguy hiểm này thì ai sẽ là nạn nhân mà chỉ biết rằng tỷ lệ rau an toàn là rất thấp trong tổng số hơn 1.200 tấn rau hằng ngày được người dân thành phố sử dụng.(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)*Sáng nay lang thang trên mạng thì bắt gặp một cái tít giật mình "Trồng rau muống bằng nước...đen" của Tuoitreonline. Thôi thì trích dẫn vài đoạn để pà con cùng đọc chơi cho dzui nhé!
Ngày 15-5-2002, UBND TP.HCM đã có chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh việc trồng rau muống nước. Nguyên nhân do ngộ độc cấp tính vì ăn rau muống trong thời điểm này rất đáng báo động, phần lớn do các vùng trồng rau muống nước sử dụng nguồn nước kênh rạch bị ô nhiễm nặng và sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, kể cả thuốc cấm.
Sáu năm sau...
Len lỏi vào những con hẻm đất ở P.Bình Chiểu (Q.Thủ Đức, TP.HCM), chúng tôi đến khu phố 2 của phường - vùng truyền thống trồng rau muống nước. Theo anh Nguyễn Văn Thảo - phó chủ tịch Hội Nông dân P.Bình Chiểu, diện tích rau muống nước của phường khoảng 15ha. Đây cũng là một trong những vùng tập trung trồng rau muống nước ở quận.
Lão nông Trần Văn Kỉnh mô tả sau một buổi làm đồng về là phải “gảy đàn” và chân cẳng nổi ghẻ lốm đốm như “những bông hoa nhỏ”. Ông Kỉnh than phiền nước ở đây lúc màu đen, lúc màu vàng, lúc màu đục như nước cơm... rất hôi. Đấy chính là nguồn nước kênh Ba Bò - con kênh tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp ở Bình Dương chảy về phía hạ nguồn thuộc địa phận TP.HCM - đã ô nhiễm rất nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Biết là nước ô nhiễm nhưng nhiều hộ vẫn phải sử dụng nước kênh Ba Bò để dẫn vào ruộng trồng rau muống.smiley26smiley11
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện thành phố vẫn còn một số vùng rau muống nước với tổng diện tích khoảng 115ha đang bị ô nhiễm, nằm rải rác ở một số vùng như quanh lưu vực của kênh Tham Lương (Q.12), rạch Cầu Lớn, rạch Nghe thuộc nhánh sông Sài Gòn... Từ năm 2002, hàng trăm hecta đất trồng rau muống nước trong vùng ô nhiễm đã được khoanh vùng và ngành nông nghiệp TP.HCM xác định “phải chuyển đổi, không phù hợp trồng cây rau muống nước”. Song ông Nguyễn Văn Đức Tiến - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM - cho rằng tiến độ còn chậm.Vì vậy, rau muống trồng ở những nơi ô nhiễm vẫn cứ tồn tại cho đến nay.
“Người tiêu dùng tự giữ cái bụng”!
Điều mà nhiều người tiêu dùng lo lắng nhất hiện nay là nhiều tấn rau muống được trồng ở vùng bị ô nhiễm được tiêu thụ hằng ngày, chưa có biện pháp kiểm soát. Đặc biệt là ở các chợ, các bà nội trợ rất khó phân biệt đâu là rau muống trồng ở những vùng an toàn và đâu là rau muống trồng ở những vùng bị ô nhiễm (ngoại trừ một số loại rau muống có bao bì, nhãn mác... bán ở các siêu thị và một vài cửa hàng). Mặt khác, lượng rau muống được đóng dấu an toàn so với nhu cầu được ước đoán là còn rất thấp.
Chi cục Bảo vệ thực vật TP cho biết đã lấy hơn 40 mẫu rau muống để kiểm tra các chỉ tiêu về E.coli, Samonella, chì... Đa số các mẫu rau kiểm tra (lấy tại các nơi buôn bán và tại vùng trồng) bị nhiễm E.coli - thủ phạm gây ra một số bệnh liên quan đến đường ruột - cao hơn mức qui định. Riêng vi khuẩn Samonella (cũng là một tác nhân gây ngộ độc thực phẩm), kết quả kiểm tra 40 mẫu rau muống khẳng định đều không phát hiện loại khuẩn này. Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật TP cho biết vẫn còn 30% nông dân sử dụng dầu nhớt để phòng trừ rầy mềm ở giai đoạn 2-3 ngày sau thu hoạch trên rau muống nước. Đây là biện pháp không thể chấp nhận đối với cây rau.
Người có thu nhập khá thì có thể vào siêu thị mua rau an toàn, nhưng những người thu nhập thấp thì sao nhỉ???Bao giờ thì vấn đề sức khoẻ người tiêu dùng và cái tâm của nhà sản xuất mới được đánh thức đây?" Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện thành phố vẫn còn một số vùng rau muống nước với tổng diện tích khoảng 115ha đang bị ô nhiễm, nằm rải rác ở một số vùng như quanh lưu vực của kênh Tham Lương (Q.12), rạch Cầu Lớn, rạch Nghe thuộc nhánh sông Sài Gòn... Chi cục Bảo vệ thực vật TP cho biết đã lấy hơn 40 mẫu rau muống để kiểm tra các chỉ tiêu về E.coli, Samonella, chì... Đa số các mẫu rau kiểm tra (lấy tại các nơi buôn bán và tại vùng trồng) bị nhiễm E.coli - thủ phạm gây ra một số bệnh liên quan đến đường ruột - cao hơn mức qui định "
Cách đây khoảng một tháng, báo " Người Lao Động cũng có một bài viết tương tự về việc người nông dân sử dụng hóa chất kích thích sinh trưởng để rút ngắn thời gian giữa 2 lần thu hoạch rau muống chỉ còn...... 2 ngày!
Đọc những bài viết như vậy phú có một suy nghĩ "mình và gia đình đã sử dụng những loại rau được trồng như vậy bao nhiêu lần rồi?"
Nhân đây phú mong anh chị hãy cùng thảo luận 3 câu hỏi sau, nhằm góp một phần nhỏ vào việc giảm tỉ lệ các ca ngộ độc thực phẩm do rau đang ngày càng tăng nơi phòng cấp cứu:
.
- Liệu chúng ta có cách gì phân biệt, nhận diện các loại rau được canh tác theo phương thức nguy hiểm để hạn chế sử dụng?
- Làm cách nào chúng ta sử dụng những loại rau nguy hiểm như vậy một cách an toàn? Vì một thực tế là hiện nay số lượng các nông trại sản xuất rau an toàn còn rất khiêm tốn và những tổ chức như rausach.com.vn vẫn chưa có khả năng đáp ứng đủ rau sạch cho cộng đồng
- Những giải pháp nào nên đuợc đặt ra để giúp các tổ chức đang phấn đấu nhằm cung ứng rau an toàn cho cộng đồng có thể phát triển nhanh chóng?

PHÒNG NGỪA VÀ SƠ CẤP CỨU KHI BỊ NGỘ ĐỘC DO ĂN RAU

Phòng ngừa:
Thông thường, người tiêu dùng sẽ gánh chịu những hậu quả xấu từ người sản xuất khi trực tiếp sử dụng các sản phẩm rau bị ô nhiễm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng ngộ độc do ăn rau nếu vận dụng tốt các kĩ năng sau:
- Chọn mua rau:
§ Nói chung, không nên chọn mua rau có màu xanh quá đậm, phiến lá dày, kích thước lớn hơn bình thường; hoàn toàn không có vết sâu bệnh; mọng nước. Điều này cũng đúng với rau mầm các loại.
§ Nên mua rau ở ở những điểm chuyên bán rau sạch, có uy tín; các sản phẩm phải có dán tem kiểm định/chứng nhận của cơ quan chuyên trách, nguồn gốc và qui trình trồng rõ ràng.
- Chế biến rau:
§ Khi nhặt (lặt) rau, nên cẩn thận bỏ hết những phần bị thối, nhũn, kém chất lượng. Nên gọt vỏ các loại rau quả và củ dùng để ăn tươi.
§ Rửa rau nhiều lần dưới vòi nước; nếu có điều kiện thì nên ngâm với nước muối, nước pha thuốc tím (KMnO4), hoặc các chế phẩm chuyên dùng,..
§ Không nên ăn rau quá 400g/ngày (mức khuyến cáo của WHO). Hạn chế số buổi ăn rau sống, vì ăn rau đã qua chế biến thì ít bị ngộ độc hơn.
- Ngoài ra, các ngành chức trách cần phổ biến rộng rãi một số biện pháp lâu dài và bền vững đã được nói đến gần đây để góp phần hạn chế thực trạng ngộ độc, gồm: sản xuất rau trong điều kiện bảo vệ (nhà kín, nhà lưới,..); sử dụng màng phủ nông nghiệp (giảm sâu bệnh, dẫn tới giảm áp lực sử dụng thuốc BVTV); trồng rau gia đình, trồng rau trong dung dịch (thuỷ canh), rau mầm; nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch hại,..
*Nhận xét: (Trên các mẫu phân tích)
- Sau khi rửa sạch thì dư lượng Met. trên cải bẹ xanh, cải ngọt, cải bắp và cải thảo giảm trung bình, tương ứng, là 52,9%, 19,5%, 54,8% và 61,7%.
- Sau khi rửa sạch và nấu chín thì dư lượng Met. trong phần cái của cải bẹ xanh, cải ngọt, cải bắp và cải thảo giảm trung bình, tương ứng, là 100%, 92,1%, 92% và 89,3%; còn phần nước thì không có dư lượng.
Sơ cấp cứu khi bị ngộ độc:
Nguyên tắc chung khi xử lí tình huống bị ngộ độc do ăn rau là tìm cách để nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất và mang theo mẫu thức ăn gây độc hoặc nghi ngờ gây ngộ độc.
Đồng thời, tuỳ từng trường hợp và điều kiện cụ thể mà thực hiện càng sớm càng tốt các thao tác sau:
- Kích thích cho bệnh nhân nôn ngoài bằng cách cho uống một trong các dung dịch:
§ Nước muối, nồng độ 3% (30g muối/ 1lít nước);
§ Lòng trắng trứng (còn sống);
§ Sữa bò tươi;
§ Nước than hoạt tính, nồng độ 3%;..
- Rửa đường tiêu hoá bằng cách cho uống dung dịch gồm: 0,5 lít nước ấm + 30g than hoạt tính + 30g dinatrisunphat (Na2SO4).
- Giải độc bằng cách cho uống 2 lần/ngày nước sắc của: 60 –90g hoa kim ngân (Lonicera japonica) + 6g phèn chua + 15g đại hoàn + 60 –90g cam thảo. (Trích: Đơn phương nghiệm phương tân y luyện pháp tuyển biên)
- Trong trường hợp bệnh nhân khó thở hay ngất đi thì phải tiến hành làm hô hấp nhân tạo, xoa ấn l*ng ngực,..
- Nên giữ ấm nhưng phải đảm bảo độ thông thoáng cho bệnh nhân.
- Cho bệnh nhân uống trà đặc, cà phê đặc, bổng sung các vitamin nhóm B, C,..; ăn cháo đậu, chè đậu;..để chóng hồi sức.

Dùng dầu ăn thải chế biến quẩy, ngô chiên
Mua mỡ, dầu ăn thải đen kịt từ các nhà hàng, họ lọc qua lớp vải rồi bán cho các cơ sở chế biến thức ăn. Hàng trăm kg ngô chiên, quẩy sử dụng mỡ bẩn vừa bị công an Hà Nội phát hiện.
Ngày 3/12, tại nhà ông Nguyễn Văn Hải ở xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội), Phòng cảnh sát môi trường Công an Hà Nội phát hiện có nhiều thùng phuy (loại 200 lít) đựng dầu, mỡ thải có màu đen.
Chủ cơ sở này cho biết đã mua số "hàng" trên của Ngô Văn Dũng với giá 11.000 đồng một kg để dùng chiên ngô và quẩy. Mỗi ngày, cơ sở của ông Hải tung ra thị trường 100-300 kg thành phẩm...
Mùi chiên ngô bằng dầu, mỡ thải có mùi khét lẹt. Ảnh: CTV.
Chiên ngô bằng dầu, mỡ thải có mùi khét lẹt bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện sáng 3/12. Ảnh: CTV.
Lần theo lời khai, cảnh sát phát hiện tại nhà Ngô Văn Dũng (cũng xã La Phù) có 60 thùng phuy mỡ, 4,5 tấn dầu ăn đen kịt, cùng hàng chục bao tải đựng mỡ vụn động vật chưa kịp sơ chế.
Cơ quan chức năng làm rõ, ông Dũng thường thu mua mỡ và dầu ăn thải từ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên địa bàn Hà Nội với giá 4.000 đồng mỗi kg. Số hàng trên sau khi sơ chế đổ vào bể chứa được lọc cặn qua lớp vải để lấy mỡ trong. "Sản phẩm" sau đó được đóng vào thùng, can đưa đi tiêu thụ với giá cao gấp 2-3 lần.
Thời điểm kiểm tra, cơ sở thu mua mỡ, dầu thải loại của ông Dũng chỉ xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh ngành hàng mua bán hàng nông sản, dầu thực vật mà không có giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy công bố chất lượng sản phẩm, cam kết bảo vệ môi trường. Nước và mỡ thải trong quá trình sản xuất, lọc mỡ đều xả thẳng ra môi trường.
Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội cùng cơ quan liên ngành đã quyết định đình chỉ lưu thông với các sản phẩm thực phẩm mất vệ sinh tại các cơ sở bị phát hiện.Tận mắt chứng kiển cảnh tượng "kinh hoàng" ở các cơ sở làm lòng bò: Từ lâu, phá lấu bò là món ăn khoái khẩu của tuổi tím. Thế nên, nhiều bạn dẫu đã “nghe đồn” món này thường được chế biến khá...ẹ nhưng vẫn không ngại “xơi tuốt”. Tuy nhiên, nếu tận mắt chứng kiến cảnh tượng nhếch nhác ở các cơ sở làm lòng bò, hẳn mọi người khó lòng nuốt nỗi món phá lấu “hấp dẫn”...Gần cầu chữ Y (thuộc P.9, Q.8), trong con hẻm nhỏ có một nơi chuyên làm lòng bò phân phối cho các chợ, tiệm bán lẩu bò và phá lấu. Công việc của họ thường chỉ diễn ra từ 3 - 6 giờ sáng. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được thu gom từ các lò giết mổ trâu, bò trong thành phố và các tỉnh lân cận.
Kinh hoàng phá lấu bò

Quần tà lỏn, áo “da người”, cậu bạn này không ngại ngồi xổm lên đống lòng bò nhớt nhợt bốc mùi thum thủm để làm công việc cắt bỏ những miếng mỡ bầy nhầy.
Kinh hoàng phá lấu bò
Nước luộc lòng bò lợn cợn màu xanh xanh, vàng vàng và bốc mùi hôi nồng nặc.

Hãi hùng với các món nhậu: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hơn 150 ca nhập viện cấp cứu (trong đó khoảng 30 trường hợp tử vong) vì nhậu. Mặc dù cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân chính là ngộ độc rượu, tuy nhiên nguyên nhân còn lại cần phải kể đến là ngộ độc… mồi nhậu (ngộ độc thực phẩm). Có tìm hiểu thực tế ở nhiều quán nhậu, chúng tôi mới cảm thấy hãi hùng vì xuất xứ và cách chế biến thức ăn mất an toàn vệ sinh nghiêm trọng.
http://buonchuyen.info/tin-tuc-nong-hap-dan/hai-hung-voi-cac-mon-nhau-3264.html
http://a8.vietbao.vn/images/vn862/tet/62214412-53-CHIEN-LOI-PHAM-.jpgCHUỘT CỐNG THAY CHUỘT ĐỒNG: Từ những đĩa thức ăn dư trở thành 2 đĩa mồi ngon bắt mắt, chuột cống trước khi bị xẻ thịt và thau tiết canh “tổng hợp”. Từ lâu, những xe đẩy chuyên phục vụ món bò nướng lá lốt trên vỉa hè đường Tôn Đức Thắng (Q1) là nơi thu hút nhiều thực khách. Ngoài ưu thế giá cả cạnh tranh, một trong những mồi nhậu được nhiều dân ghiền cực kỳ “khoái” là bò nướng lá lốt. Với mùi nướng thơm lừng vừa miệng, món này hợp khẩu vị rất nhiều người, kể cả những cây nhậu nữ. Tuy nhiên, có “mục sở thị” những gì người ta chế biến, người viết mới cảm thấy bàng hoàng về những thứ “bùi nhùi” mà người ta đã cuộn trong cái lá lốt ấy để nướng.Thịt tạp nhạp gồm nhiều thứ: thịt bò, thịt heo (trong đó có cả thịt ôi, thiu…) được thu gom từ các chợ về khu nhà trọ sau buổi sáng. Sau khi cho vào máy xay nhuyễn, thịt nguyên liệu được dồn vào một cái thau to. Tiếp theo là công đoạn ướp khử mùi, gần nửa ký tỏi đập dập nát trộn đều với thau thịt khoảng 20kg, bột ngọt, đường, muối, nước mắm cùng hương liệu dùng để tạo… mùi thịt bò, trộn đều và giữ khoảng một giờ đồng hồ sẽ cho ra thau thịt “thuần” bò. Đến khoảng 5 giờ chiều, thịt được cuộn sẵn trong lá lốt mang ra những xe ba gác di động. Để ngoài vỉa hè nướng lên, mùi hương sau vỉ nướng càng kích thích khứu giác người đi đường và thế là một đĩa mồi ngon được bày ra. Ít ai biết trước khi những cuộn bò nướng lá lốt này được đưa ra phục vụ cho khách, chúng là một ổ vi trùng khi không được rửa sạch chứ đừng nói chi nguồn gốc thịt xuất phát từ đâu.Những tưởng sự mất vệ sinh căn bản ấy chỉ xuất hiện ở những quán vỉa hè, nào ngờ nhiều quán nhậu hoành tráng cũng chẳng khác gì hơn. Trong một lần tình cờ gặp một số thiếu niên lang thang chuyên dùng ná bắn tên sắt nhọn mon men dưới gầm một cây cầu trên địa bàn quận Bình Thạnh, tôi hỏi làm gì thì được Tân, một thành viên trong nhóm, trả lời “đi săn chuột cống bán cho quán nhậu”. Nghĩ bọn trẻ đùa vì có ai dám ăn thịt chuột cống bao giờ, nào ngờ Tân cau mày: “Không lẽ bọn em bắt về ăn sao?”Nói rồi Tân bật mí, trước đây nhóm gồm 5 thành viên thường hay ra ngoại thành săn chuột đồng sau đó làm sẵn bán lại cho các quán nhậu đặc sản. Vì những cánh đồng ngoại thành giờ đã bị san lấp cất nhà, xây xí nghiệp nên chuột đồng ngày càng hiếm. Thiếu “hàng”, một số nơi đã gợi ý thu luôn cả chuột… cống với giá chỉ 10-15 ngàn đồng/kg (thay vì 30-40 ngàn đồng/kg như trước kia) và tất nhiên điều kiện họ đưa ra là cấm không được bép xép chuyện này, nếu không thì họ sẽ ngưng lấy hàng.Tân hăm hở: “Nhiều lúc trúng chỉ cần năm con lớn, mỗi con gần 2kg là đủ rồi anh ơi”. Có lẽ vì sợ tôi làm lỡ dở chuyện “làm ăn” của mình nên khi thấy tôi quá chú tâm đến đề tài tiêu thụ, nhất là việc tôi cố năn nỉ xin đi theo đến những địa chỉ thu mua thịt chuột để làm mồi nhậu này, Tân và các bạn đã nhất mực im lặng.
Gặng hỏi mãi Tân mới rỉ tai cho biết những nơi mình thường hay bỏ mối thịt chuột không phải ở các quận vùng ven mà là một số quán nhậu đặc sản nằm ở… trung tâm thành phố. Hỏi anh bạn tên Lâm từng là “bếp trưởng” của quán nhậu N.H trên đường Xuyên Á, nghe xong anh gật đầu bảo so với chuột đồng thì thịt chuột cống chẳng khác mấy. Do trước khi mang ra bán, chuột nguyên liệu đã được “xử lý cơ bản” (lột da, ngâm nước sôi, ướp hương vị…) nên ít thực khách nào đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là chuột đồng đâu là chuột cống.
Để kiểm chứng về món thịt chuột… không thể chấp nhận này, tối chủ nhật cuối tuần, tôi cùng nhóm bạn rủ nhau vào một quán nhậu đặc sản ở quận 3, sau khi gọi món chuột ram nước mắm, tôi bước ra sau bếp quan sát. Gã đầu bếp lôi một bịch thịt chuột nguyên liệu ướp gia vị trước từ tủ lạnh ra, sau vài phút cho vào tô nước mắm và để lên chảo lửa, đĩa mồi thịt chuột thơm phức trông ngon mắt được mang lên. Nhìn thì thật là ngon nhưng thú thật nhóm chúng tôi chẳng ai dám đụng đũa vào vì không rõ đó là chuột đồng hay chuột… cống!
GỎI GÀ… PHỤC CHẾ Tuy nhiên có lẽ điều tệ hại nhất mà các “đệ tử lưu linh” không ai ngờ tới đó là việc các chủ quán “cải thiện đời sống” bằng cách sử dụng “mồi tái chế”. Tại một quán hải sản ở phố nhậu trên đường bờ kè Nhiêu Lộc (quận 3) khoảng 10 giờ khuya, giả vờ là một nhóm thực khách say đang làm tiếp “tăng hai”, chúng tôi gọi ngay hai đĩa nghêu hấp lá gừng.
Sau một hồi loay hoay, gã phục vụ bưng ra ngay hai đĩa mà khi kiểm chứng lại toàn… vỏ nghêu là chính! Sò dương nướng mỡ hành giờ chỉ là một cục mỡ heo nướng rồi cho vào vỏ sò đã sử dụng. Thật hết biết!
Tại quán nhậu A.T trên đường Tây Thạnh khuya 10-12, chúng tôi cũng đã trở thành nạn nhân của lối kinh doanh bẩn thỉu trên. Sau khi gọi một đĩa gỏi gà với giá 50 ngàn đồng cùng năm chai bia, thấy dáng vẻ chúng tôi say bí tỉ, bà chủ quán cho nhân viên mang ra một đĩa xương… còn dính vài miếng da gà! Bị chúng tôi phản ánh, chủ quán chạy ra cho rằng chúng tôi đến quậy rồi hù sẽ gọi công an phường đến. Tuy nhiên khi tôi “chứng minh” bằng một cánh gà còn nguyên… dấu răng của ai đó để lại trong đĩa gỏi thì bà này bỏ vô trong một nước.
Câu chuyện về việc tái sử dụng các món mồi nhậu đã được chúng tôi “vén màn” khi trong tuần đầu tháng 10-2008, trong vai một người xin việc làm bán thời gian, tôi đã có ba ngày phục vụ trong quán nhậu B.A gần khu công nghiệp Tân Bình. Bà chủ là một người miền Trung mập mạp (mà mọi người thường gọi là bà Chín) phân công nhiệm vụ của tôi chỉ là rửa chén và phân loại thực phẩm thừa. Nghe qua có vẻ lạ tai nhưng đối với những nhân viên đã có thâm niên trong quán thì không lạ gì. Sau khi dọn bàn, mồi còn dư sẽ được mang xuống sàn rửa chén để nhân viên (trong đó có tôi) ngồi phân loại. Loại một (tạm gọi là vậy) quăng vào thùng rác; loại hai được cho riêng vào thùng để bán cho những người thu gom đem về nấu cho heo, chó ăn; loại ba là những thức ăn thừa chưa dùng đến được mang lại cho nhà bếp tái chế. Nhiều lúc tàn thuốc, tăm xỉa răng được nén đầy trong phần thức ăn còn lại nhưng sau khi lựa ra xong, cho lên bếp thì vẫn nóng hổi như thường.

CẦN DẸP BỎ LỐI KINH DOANH NÀY Chỉ mới điểm sơ qua cách tái chế mồi cùng xuất xứ nguồn gốc của những món “đặc sản” trên, chúng tôi đã cảm thấy hãi hùng. Nạn nhân của những quán kiểu này thường là các thực khách vào muộn (khi quán gần đóng cửa) hoặc khách đã quá say. Trong khi đó, chỉ vì lợi nhuận kinh doanh mà các chủ quán nhậu kiểu trên đã lừa dối khách hàng. Bất chấp những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bất chấp đạo đức kinh doanh, họ đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng (đôi khi mất mạng) chỉ vì cách làm ăn tính toán của họ. Ba đĩa mồi dư có thể “gộp” lại thành một đĩa mồi mới, 2kg thịt chuột cống giá chỉ bằng 1kg thịt chuột đồng…. Rõ ràng với kiểu kinh doanh tận thu trên, nhiều nơi đã xem thường tính mạng, sức khỏe người khác. Trong khi đó để phát hiện hay bắt quả tang những trường hợp vi phạm trên là điều cực khó. Tuy nhiên, qua đây cũng cần phải cảnh báo đối với thực khách, nhất là các vị “đệ tử lưu linh”, cần cẩn trọng khi chọn cho mình một địa chỉ thích hợp, tin tưởng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
Theo một cán bộ ngành y tế cho biết, hiện nay khách nhậu tràn lan đã dẫn đến tình trạng mất kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài một số ít quán nhậu, nhà hàng lớn đã được cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phần lớn những điểm nhậu đều mất vệ sinh nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có khá nhiều trường hợp dẫn đến mất mạng sau những chầu nhậu nhưng chưa thấy cơ quan chức năng làm rõ và quy trách nhiệm quán ăn hay nhà hàng nào gây ra hậu quả đối với các nạn nhân.
Luật cũng chưa có điều khoản ràng buộc, xử lý rõ ràng đối với những trường hợp đã xác định chủ thể gây ra vụ việc. Và chính từ những yếu tố trên, những vụ ngộ độc gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra nhưng vẫn không có người chịu trách nhiệm. Thiết nghĩ đã đến lúc cần những chế tài về luật rõ ràng, đồng thời thực khách cần cẩn trọng đề phòng những quán nhậu hè phố, có như thế mới bảo vệ được sức khoẻ của chính bản thân mình và người quen.

No comments:

Post a Comment