Friday, January 6, 2012

Bạch quả

http://www.evitaminsformemory.net/wp-content/uploads/2009/ginkgo.jpg
Mùa Thu, California có những con đường thật đẹp với hàng cây bạch quả (ginkgo) vàng óng ả rực rỡ trong nắng ấm, gió nhẹ hiu hiu... Cây bạch quả không chỉ là cây trồng ven đường (street tree) tuyệt đẹp mà cây bạch quả còn là thức ăn bổ dưỡng và là cây thuốc quý.
Ginkgo: một cây hóa thạch sống

Bản thể cây phải chăng một cội
Tự mình chia chẻ làm thành đôi
Hay cây là hai tự tìm chọn
Để mọi người xem như một thôi.
dịch ý thơ Johann Wolfgang von Goethe (1815)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifeLDR3to-yq0QNf9sx8dV0x9NN9KUI8mrX7cElxb8lUtRVAq8kUcyb2-TNd8vRHV8_XPk-iaQGODvK1TUOqd4bEaTlNLpe5yFR6v9QRkV0GkiskdbRS7X7w1wX7gsc7qUm5wnVTVkDMpx/s1600/Ginkgo_biloba.jpgSam là một động vật sống cách đây 500 triệu năm, trong rất lâu chỉ được biết dưới hình thức hóa thạch, phải đợi đến đầu thế kỷ 17 mới bắt gặp dưới biển. Sự tích cây ginkgo cũng ly kỳ không kém : vết ấn lá cây đã được tìm ra trong đá có 270 triệu năm tuổi, vào kỷ thứ hai, nghĩa là trước cả những khủng long đã sống vào kỷ Jura (213 triệu năm). Có lẽ vào thời ấy có nhiều loài ginkgo, chẳng hạn Ginkgo primigenia, nhưng qua nhiều tai biến địa chất, tiếp theo sự tàn lụi của những khủng long là những động vật phân tán hột cây, chỉ còn hai loài vào kỷ ba (65 triệu năm) : Ginkgo adiantoides Ginkgo gardneri theo những di tích hóa thạch. Cách đây khoảng 7 triệu năm, ginkgo không còn thấy ở châu Mỹ và 5 triệu năm sau đến lượt châu Âu cũng mất tích nó. Cây chỉ còn mọc ở châu Á, không thay đổi vì lá cây ngày nay không mấy khác là cây hóa thạch kỷ ba. Là cây độc nhất tồn tại từ thuở xa xưa, với những quả xem như là cổ nhất, làm dây liên lạc giữa hiện tại và quá khứ trong số hàng vạn loài cây, ginkgo là một kỳ quan trong ngành thảo mộc.
http://thingswholesale.com/images/ginkgo_biloa_tree.JPGBên Trung Quốc cây đã được tìm ra trước ở miền bắc nhưng sau cũng bắt gặp mọc hoang trong nhiều dãy núi miền trung và miền nam. Từ thời nhà Hán (206 tCN- 220 sCN), quả hạt cây đã được dùng làm thức ăn và được ghi chép vào sách Thần nông bản thảo kinh nhưng phải đợị đến 1578 mới được Lý Thời Trân (1518-1593) kê vào cuốn Bản thảo cương mục. Một bài thơ đã đề cao nó như những viên ngọc đem tặng cho một người khách cực thân. Nhiều họa sĩ chiếu cố hình thức ngọn lá, còn các thi sĩ thì đua nhau ca ngợi vừa quả vừa lá. Người ta trồng nó bắt đầu từ các triều đại Tống (960-1280), Thanh (1280-1368), nhất là trong các sân chùa, sân miếu, những nơi có nhiều Phật tử và đồ đệ Lão tử tuy không có liên hệ giữa cây và đạo giáo. Bên Nhật Bản thì quả được dùng trong các buổi trà đạo, làm bánh, kẹo và được biết qua sách từ 1492. Vào thời Edo (1600-1867), dân chúng ăn nó như rau, dùng nó trong giấm đóng hộp. Đã từng được tôn vinh là kho tàng quốc gia vì sống lâu đời, không hề bị môi trường ô nhiễm chi phối, lại vẫn còn tồn tại tươi tốt sau quả bom nguyên tử ở Hiroshima, ngày nay cây còn được xem như một cổ thụ thần thoại, hoang đường.
http://www.verwaal.org/home/Blog/Entries/2010/1/19_DQ__Engelbert_Kaempfer_files/shapeimage_1.pngChâu Âu biết được ginkgo nhờ ông bác sĩ kiêm nhà thảo mộc người Đức Engelbert Kaempfer (1651-1716). Được Công ty Hòa Lan Ấn Độ Đông phương gửi đi công cán, ông sống ở Nhật Bản từ 1690 đến 1692. Năm 1691, lần đầu tiên ông có dịp xem xét cây và tả nó trong cuốn Amoenitatum Exoticarum năm 1712. Ông viết : "Cây đạt kích thước một cây hồ đào : thân dài, thẳng, dày, nhiều nhánh ; vỏ trở nên xám, có nhiều kẽ nứt, lỗ hổng khi về già ; gỗ cây nhẹ, ít dày đặc, ít bền ; lõi mềm, xốp… Cuối xuân, đầu mút nhánh mang cụm hoa đuôi sóc chứa đầy một thứ bột mịn. Trái thịt, dày đặc, qua một cuống dài bằng ngón tay cái mắc vào cây ở chỗ lá mọc, từ hình dáng tròn và dài ngoằn qua kích thước, vỏ ngoài sần sùi một màu vàng lạt, nó giống như một quả mận Damas : vỏ thịt, giàu, trắng, mùi vị chát, dính chặt vào quả hạch trừ phi tách nó ra, để úng thối và khuấy trong nước như thường làm với Areca indica. Quả được gọi là ginnau, giống như quả đào lạt nhưng lớn gấp đôi, có dáng một nhân quả mơ với một vỏ gỗ mỏng, trong, mảnh dẻ ; nhân trắng chứa một quả hạnh độc nhất có vị dịu, dễ tách ra, thịt chắc. Ăn điểm tâm, những quả nầy giúp ích tiêu hóa, giảm hạ bụng trướng do thức ăn gây ra : vì vậy, nó được dọn cho khách vào phần thứ hai của bữa ăn. Những quả hạnh được dùng nhiều cách trong bếp từ khi người ta khám phá ra có thể nấu hay nướng chúng…." Ông đem hột về trồng những cây đầu tiên ở Utrech bên Hòa Lan trong vườn bách thảo. http://www.iep.utm.edu/wp-content/media/hamilton-william.jpgSau đó cây mới được đem qua Anh (Gordon 1754), Nga (Kew 1762), Pháp (Montpellier 1778). Hoa Kỳ chỉ biết nó từ 1784 trong vườn ông William Hamilton và qua 1900 thì cây được trồng suốt ven đường những đô thị bờ biển miền đông.
Cây ginkgo ở vườn Luxembourg tại Paris
Nguồn gốc tên cây ginkgo là từ danh từ tiếng Tàu yin hsing, ta phiên âm ngân hạnh, người Tây phương dịch ra quả mơ bạc (abricot d'argent). Người Nhật phiên âm gin kyo : có thể ông Kaempfer chép lầm chữ y ra chữ g, hay ở vùng Lempo quê ông miền bắc nước Đức người ta không phân biệt y và g, hay chữ ông ta viết không rõ nên xảy ra sự lầm lẫn biến ginkyo thành ra ginkgo. Những tự điển ngày nay cũng sử dụng nhiều danh từ khác : gingko, ginko, ginkgo, gingo hay ginkyo. Người Tàu còn gọi cây là it cho, ya chio (chân vịt), bai guo hay pei kuo. Từ danh từ nầy mà ta có tên cây bạch quả, hay nôm na hơn ta gọi cây lá quạt vì hình dáng lá cây (đừng lầm với cây rẻ quạt Daniella ensifolia DC hay Belamcanda sinensis Lem.).
http://www.nrm.se/images/18.11201a1106789e1d8180004420/linnaeus2.jpgNăm 1771, bác sĩ kiêm nhà vạn vật học Thụy Điển Carl von Linné (1707-1778) xác định tên cây là Ginkgo biloba L., biloba chỉ loài cây vì lá có hai (bi) thùy (lobe). Sau nầy còn có hai tên Salisburia adiantifolia (Smith 1797), Phterophyllus salisburiensis (Nelson 1866) được đề nghị nhưng không mấy ai hưởng ứng.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhd7EboHFnnx70s8iwFlPBVDYQrKKKjz0HBVjRCjLLZZivVZ3TOUFTYVB4SOSRjQthIk4zlBCFAGjuUkQnyZpvDFLTsQF4mxdcYpLDgr9a_JPFsLJtUoiXE9TGYXQWjTy9QSX-6RLIniaI/s320/Ginkgo_biloba,I_GABG32.jpgMột tác giả Loudon kể chuyện năm 1780, một người ở Paris tên là Pétigny qua London, gặp một người làm vườn chịu bán cho ông 5 cây ginkgo với giá tiền 25 ghinê (đồng vàng Anh) ; hôm sau, người làm vườn tiếc của, xin mua lại một cây thôi với cùng giá tiền ; ông Pétigny không chịu, đem 5 cây ginkgo về trồng ở Pháp. Vì 25 ghinê tương đương với 40 êcu (tiền Pháp) nên ngày nay ở Pháp có danh từ "cây 40 êcu" (arbre aux quarante écus) . Tên nầy nay rất được thông dụng và thường được gặp trong các vườn bách thảo trên bảng đặt trước cây. Cũng còn có một tên ít thông dụng hơn là "cây 1000 êcu" vì khi lá vàng rụng xuống gốc cây trông như một thảm êcu. Cây ginkgo có những tính chất giữa những cây dương xỉ và những cây thuộc bộ thông nên rất khó xếp hạng nó. Lúc đầu, người ta muốn xếp nó vào lớp Coniferopsidaea như dương xỉ, nhưng sau thấy cần phải đặt cho nó một lớp riêng biệt Gingopsida hay Ginkgophyta. Ngày nay loài Ginkgo biloba L. chính thức thuộc chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae, bộ Ginkgoales.
Hoa cây cái mùa xuân
Hoa cây đực mùa xuân
Ginkgo là một cây biệt chu (dioïque) nghĩa là chùy (cône) phấn hoa (pollen) và tiểu noãn (ovule) nằm trên hai cây đực và cái khác nhau, tuy cũng có ginkgo ngày xưa mang cả hai bộ phận nầy trên một cây. Đằng khác, ginkgo là một loại cây khỏa tử hay hạt trần (gymnosperme) nghĩa là hạt không chứa trong trái như ở những cây bí tử (angiosperme) thường thấy. Trên cây đực, chùy phấn hoa màu vàng mọc từng nhóm 3-6 cái rủ thõng như những đuôi chồn, mỗi cái dài 1-2 cm. Hạt phấn hoa thường mang hai bao phấn hoa gọi là tiểu bào tử nang (microsporange) đằng mút có tinh dịch. Trên cây cái, tiểu noãn gồm có một cái bì bao quanh một bộ mô gọi là noãn tâm (nucellus) chứa đựng bốn đại bào tử (macrospore).
http://www.gymnosperms.org/users/dws/8_31_06/Ginkgo_biloba3.jpgVào mùa xuân, những hạt phấn hoa rời cây đực được gió đưa lại cây cái thì luồn qua lỗ noãn (micropyle) là một lỗ nhỏ trên bì tiểu noãn, để lọt vào buồng thụ phấn rồi phát triển thành giao tử (gamétophyte). Tế bào giao tử phân chia, cấu thành hai tinh trùng mang tiêm mao rung động (một đặc tính của cây ginkgo và cây tuế cycas) rồi đợi thời kỳ thụ tinh vào mùa thu, từ lỗ noãn bên dưới bơi lên, một tinh trùng phối hợp với noãn tâm. Khi phôi thai bắt đầu phát triển, noãn tâm từ xanh thay màu phồng lớn bằng quả mận vàng và vẫn tiếp tục ngay cả khi quả rơi xuống đất nhờ chất dinh dưỡng có sẵn. Khi ấy, thai là một bì chất dinh dưỡng đùm bọc hai tử diệp (cotylédon); bì nầy gồm có một lớp trong cứng (sclerotesta) và một lớp ngoài vàng cam (sarcotesta) dày khoảng 5 cm. Lớp ngoài nầy trở dần nên vàng đỏ, mang nhiều vết và cho thoát ra một mùi thúi khi thoái hóa vì chất butanoic acid. Bì cây còn có thể gây nôn mửa, mụn nhọt trên cơ thể ta vì cơm quả chứa đựng urushiol là một chất gây dị ứng khi chạm vào da. Vì những mô bên trong của hạt là giao tử và phôi thai có thể ăn được nên phải dùng găng tay lượm hạch rồi phải rửa nước thật sạch để thải hết bì trước khi dùng. Bì nầy trì hoãn cuộc nảy mầm, may nhờ trong bao tử các thú ăn hạt, bì bị tiêu hủy và hạt hết còn bì khi được bài tiết ra ngoài.
Ngoài hạt, có thể phát tán cây ginkgo bằng các phương pháp giâm cành hay tháp cành. Giâm cành là cách chắc chắn nhất để có được một cây theo giới tính mong muốn. Người ta thường hay ghép cành cây đực lên thân cây cái để cuộc thụ tinh được dễ dàng. Rất khó phân biệt được giới tính khi chưa đến mùa cây trỗ hoa. Bên Nhật, trẻ con được nghe giảng khi lá hai thùy lá cây cách nhau rõ rệt như hai ống quần thì đó là cây đực, còn nếu hai thùy gần như gắn liền với nhau như một cái váy thì đó là một cây cái. Lắm người tin mùa xuân lá cây đực mọc sớm hơn lá cây cái và qua mùa thu lá cây đực cũng rơi sớm hơn. Nhận xét nầy nghe nói cũng diễn biến trong một cây ghép vừa đực vừa cái. Cây ginkgo cao 30-40 m nhưng cũng có lúc lên đến 50 m, choáng một khoảng càng rộng khi cây càng già. Cũng vào lúc nầy, cây có thể cho mọc những rễ ngoài trời, rơi xuống dọc thân cây và cành, chạm vào đất, nẩy rễ thành thân, mọc cành. Xem xét cặn kẽ gỗ cây, người ta nhận thấy mộc bộ (xylème) không có mạch dẫn nhựa mà là những sợi mạch (trachéide) gây ra những khoảng gian bào, chứa đựng những đám tinh thể (druse) mà thành phần là calcium oxalat. Muối oxalat nầy còn nhiều hơn trong vỏ cây. Đây là những đặc tính khác của cây ginkgo.
http://www.freewebs.com/smaragdgarden/photos/Ukrasni%20drvca/Ginkgo%20biloba.jpgQuả hạch ginkgo có vị dịu, nấu chín ăn tựa như hạt dẻ. Người ta có thể luộc, hấp hay nướng, ăn với cơm, nấm, rau, đậu phụ hay trộn vào cháo. Chỉ chứa đựng 3% chất mỡ, nó cống hiến một nguồn tinh bột, protein, niacin. Ăn nhiều hay ăn lâu ngày, đặc biệt ở con trẻ thiếu vitamin B6, thường có xảy ra sự ngộ độc do chất methoxy pyridoxin gây ra. Bên Nhật Bản, từ thế kỷ 18, mang tên ginnan, quả được đem nướng làm đố nhắm rượu saké. Ngày nay, quả được dùng làm món nhúng nabe ryori hay đem nướng hoặc luột, hấp với trứng trong món chawan mushi. Ngoài chợ có bán quả hạch tươi hay đóng hộp qua những nhãn Pakewo, Pakgor,...
http://img.21food.com/userimages/sunnygiggle/sunnygiggle$81584730.jpgDầu quả hạt đã được dùng làm nhiên liệu thắp đèn. Người ta cũng cho trộn cơm quả hạt với dầu hay rượu làm xà phòng. Lá cây, trước khi được chiết để nghiên cứu chất thuốc, thường đã được sắc uống, chế trà, dùng trong mỹ phẩm bảo vệ da , điều hòa lưu thông máu trong da, thuốc rửa tóc, kích thích tóc lại mọc. Nó cũng được dùng làm thuốc sát trùng hay làm phân bón.
http://www.lappen.de/typo3temp/pics/b8a09b0f87.jpgMột sử dụng nghệ thuật là nhờ hình dáng lạ, màu vàng đẹp mùa thu, lá tự nó là một dải đánh dấu trang vừa rẻ tiền vừa trang nhã ; hơn nữa nhờ tính chất diệt trùng, một phần nào nó bảo vệ sách ! Có lẽ bên Nhật hình dáng lá cây được thấy nhiều nhất, trên áo kimono, khăn quàng, khăn tay cũng như trên bia mộ, huy hiệu các gia đình, trường học, tượng trưng cho thành phố Tokyo từ năm 1989. Nó được dùng làm mẫu cho những búi tóc các nàng gheisa, các lực sĩ sumo. Trong các viện bảo tàng, khách ngắm được những mảnh đốc kiếm sukashi tsuba bằng kim loại hình lá cây rất thanh nhã, nay thành mẫu những đồ nữ trang lắc lư trên ngực các cô, các bà. Sau cùng gỗ cây, nhẹ, trơn, dẻo, được dùng để chạm trổ, chế tạo bàn và con cờ, những vật dụng trong buổi trà đạo, trên bàn thờ chùa miếu, thùng vận dụng rượu saké, những tủ chống cự lại được sâu mối, gỗ cây cái trong kỹ nghệ làm giấy.
Trái và lá mùa thu
Sách vở Tàu từ lâu đã bàn đến những vị thuốc trong cây ginkgo. Quả nhuộm đỏ được sử dụng trong các buổi lễ, dọn ăn trong các đám cưới, giúp tiêu hóa, giải rượu. Thường được dùng thay thế hột sen, quả là một thuốc lại sức trong thời kỳ bổ dưỡng, thuốc yang qui tăng cường năng lực tính phái. Nó là thành phần các liều thuốc chữa những bệnh tim, phổi, ho hen, viêm họng, iả chảy, nóng sốt, điều hòa đường niệu, tương quan giữa thận và bóng đái. Người ta tin nấu chín, nó ổn định tinh dịch, còn tươi thì nó có khả năng tác dụng chống ung thư, độc trùng. Nhờ các chất ginkolic acid , ginnol, nó có tính chất ức chế hoạt động vi khuẩn, nhiễm trùng do mốc meo gây ra. Quả hạch xay nhỏ đem sắc uống có khả năng kích thích sự tuần hoàn. Lá cây trong thang thuốc bai guo ye được dùng để chữa những chứng hô hấp như hen suyển, viêm phế quản, những chứng thính giác, những bệnh ngoài da, khí hư, ho lao, tuần hoàn, huyết áp, bệnh lậu, bao tử, kiết kỵ, trí nhớ, lo âu. Đem nghiền thành bột, lá cây được đem xông chữa tai, mũi, họng cũng như viêm mũi hay phế quản. Lá cây còn được dùng làm thuốc cao dán. Nó được xem là thuốc trị liệu khớp cắn (occlusion) động mạch ngoại biên gây ra tật đi khập khiễng cách quảng (claudication intermittente). Chứa đựng nhiều flavonoid , nó có hoạt động phản oxy hóa, thu hồi những gốc tự do ở mức não và võng mạc ở mắt nên có tác dụng ngăn ngừa những rối loạn nguyên do từ tuổi già, rối loạn tuần hoàn óc não, chứng Alzheimer và làm chậm sự lão hóa võng mạc . Tác động lên sự lão suy của não, kích thích sự tổng hợp dopamin, nó cải thiện trí nhớ, tâm trạng, cảnh giác, năng lực nhận thức . Tăng máu vào não, nó giảm nhẹ sự sa sút trí tuệ thoái hóa tuy có khả năng tăng gia xuất huyết. Nó có thể giúp ích cho những người không thoải mái ở núi cao hay bị loạn năng tình dục. Đặc biệt cho các bà, nó có khả năng giảm đau sau thời kỳ mãn kinh .
http://www.iamfromearth.com/Images/leo-mic-Ginkgo-biloba-1806.jpgBắt đầu từ 1950, người Đức là những người Tây phương đầu tiên muốn khảo cứu sâu rộng tiềm lực y học của ginkgo, đặc biệt phần chiết từ lá, tưởng có phần phong phú hơn phần chiết từ quả hạch. Nói chung, ở Âu châu, những phần chiết được xem có hiệu nghiệm không kém gì những phương thuốc cổ điển để kìm hãm cuộc tiến triển của chứng Alzheimer cũng như để làm giảm bớt những hỗn loạn có liên hệ đến sự suy đồi của trí nhớ và chức năng nhận thức. Chính bác sĩ kiêm nhà thực vật học Willmar Schwabe ở Karlsruhe đầu tiên phân tích những thành phần của phần chiết từ lá, nghiên cứu những hoạt động của chúng và năm 1965 cho sản xuất thuốc Tebonin, nồng độ 10/1 (nghĩa là 1kg chiết từ 10 kg lá). Sau đó, hãng Beaufour ở Pháp và nhiều hảng khác tiếp tay phát triển phần chiết, phần lớn với nồng độ 50/1. Riêng ở Đức, phần chiết EGB 761 (ngoài Tebonin còn mang những tên Kaveri, Tanakan, Rokan, Ginkgold) là một trong 5 vị được ghi nhiều nhất trong các toa thuốc, theo sau là phần chiết Li 1370, chứa đựng 22-24% glucoflavonoid (quercetin, kaempferol, isohamnetin,…) (32) và 5-7% terpenolacton (những ginkgolid, bilobalid) (14,30). Flavonoid là những chất chống oxy hóa, cũng đã tìm ra được trong rau quả. Còn những ginkgolid là những chất ức chế sự đông tụ máu, có hiệu nghiệm nhất là ginkgolid B (16) trong toa thuốc BN-52021 (9). Được Furakawa chiết xuất năm 1932, phải đợi đến 1966 mới thấy Nakanishi khảo cứu tường tận cấu tạo, ginkgolid được Corey ở Viện Đại học Harvard năm 1988 thành công nhân tạo tổng hợp để nghiên cứu các tính chất chống sự hắt gạt những cơ quan vừa ghép và nhân đó hai năm sau đuợc thưởng giải Nobel. Hội đồng Liên bang Đức về Sức khỏe năm 1988 có kê khai một bảng những hoạt chất của cây ginkgo đuợc Hội đồng thực vật học Hoa Kỳ in.
http://www.camnangthuoc.vn/news/images/product/GINKGO%20BILOBA3.jpgNói chung, tính chất cốt yếu của ginkgo là chống oxy hóa, đào thải những gốc tự do , được dùng trong cuộc trị liệu chứng Alzheimer. Người ta dùng nó để điều trị bệnh trên nền tảng cơ chế bệnh lý gây ra một cuộc thoái hóa thần kinh , những biến chứng sau một cuộc nhồi máu não như những rối loạn nhận thức, trí giác, vận động, trí nhớ, ngôn ngữ, những chứng ù tai, chóng mặt. Phần chiết với ginkgolid có tính chất bảo vệ thần kinh, hoạt động tiết acetylcholin phụ thuộc cơ chế chứng Alzheimer, bảo vệ màng ruột, giảm hạ bệnh phù và tổn thương sau chứng tăng thân nhiệt. Bên phần chiết với flavonoid thì có tác dụng chống đầu độc tế bào, bảo vệ những tế bào thần kinh, tất nhiên cũng chống bệnh thiếu máu cục bộ não. Theo một văn bằng sáng chế Hàn Quốc, phần chiết chứa đựng isoginkgetin thi giảm hạ nhựa và nicotin trong thuốc hút, đồng thời làm tăng mùi hương, lá dùng quấn điếu thay thuốc lá (34). Phần chiết ginkgo không chỉ là chống oxy hóa, nó còn là một thuốc có tiềm năng chống viêm , giảm nhẹ bất an tâm thần, ngăn cản, kềm hãm, giảm hạ thiệt hại động lực thần kinh, mất cân (24). Trái cây ginkgo được dùng để làm dấm chữa các chứng tăng huyết áp, tăng lipid huyết, bệnh đái đường. Một văn bằng Nhật Bản đề nghị một thức uống hạ huyềt áp, điều hòa máu, tăng miễn dịch, phòng ngừa các chứng mạch tim, mạch não, bổ sức gồm có ginkgo và nga truật Curcuma zedoaria. Thuốc men thì đã sử dụng nhiều ginkgo. Năm 1997, số tiền bán phần chiết lá ginkgo vượt quá 100 triệu USD. Những lá nầy được sản xuất trong một đồn điền lớn 400 ha (25.000 cây mỗi ha) ở South-Caroline (Hoa Kỳ) của một công ty Pháp-Đức và những đồn điền nhỏ hơn ở Bordeaux (Pháp). Ở Á châu, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây Trung Quốc đều có trồng ginkgo. Năm 1990, một đồn điền ở tỉnh Shandong và nhất là ở tỉnh Jiangsu đạt đến 3000 ha. Khí hậu hai nơi gần giống nhau nên công ty Pháp-Đức đã kết hợp với người Tàu, đem qua máy móc gặt hái vì đến nay người Tàu hái lá bằng tay : những cây trồng nầy không cao quá con người và cứ 5 năm thì nhổ đi trồng lại.
Nếu cây ginkgo ngày nay đang trở thành một cây thuốc quan trọng trong môn liệu pháp thực vật học, nó có thể ghi trong lịch sử một nạn nhân :
http://img.westatic.com/ic/?u=http%3A%2F%2Fupload.wikimedia.org%2Fwikipedia%2Fcommons%2Fthumb%2F3%2F31%2FSakugoro_Hirase.jpg%2F225px-Sakugoro_Hirase.jpgÔng Sakugoro Hirase (1856-1925). Cán sự thực vật học ở Phân khoa Khoa học, Viện Đại học Hoàng gia Tokyo, ông tự học kỹ thuật nuôi trồng. Từ năm 1894 ông khảo cứu thời gian thụ trái và cấu tạo phôi thai cây ginkgo. Khảo sát noãn tâm qua kính hiển vi, ông thấy được một cấu trúc tỏa tia đặc biệt, hai noãn cơ thực vật (archegonia) trong tiền phôi nhũ (endosperme), sau đó những tiêm mao rung động : ông đã khám phá ra những tinh trùng (1896) cây ginkgo. Sau những báo cáo ở Hội Thực vật học Tokyo, ông cho đăng kết quả trong tờ Tạp chí của Hội (1898) : ở Tokyo, thời kỳ thụ phấn nằm giữa tháng 4 và tháng 5, còn thời kỳ thụ tinh thì giữa tháng 9 và tháng 10. Cùng Seiichino Ikeno (1866-1943), giảng sư đại học, với những khám phá về tinh trùng cây tuế Cycas revoluta, hai ông được tặng thưởng giải Viện Hàn lâm Hoàng gia Tokyo năm 1912. Những khám phá của ông được chính thức thừa nhận, nhưng không phải giảng viên hay giáo sư đại học, thành công của ông có lẽ đã gây khó khăn cho ông trong giới khảo cứu, vì sau đó ông từ chức và đi làm giáo viên. Năm 1925, khi ông từ trần, S. Ikeno trở thành giáo sư ở Viện Đại học Tokyo, có viết bài ca tụng và năm 1967, Gs Y. Ogura cũng có bài nhắc lại sự tích khám phá tinh trùng cây ginkgo. Bên phần S. Hirase, dù sao đã để lại một tấm gương sáng không những cho những nhà thực vật học mà cho cả một thế hệ thanh niên Nhật Bản.
Vietsciences- Võ Quang Yến
Vài điều thú vị về loài cây có lá như những chiếc quạt này:
1. Ginkgo là loài cây đơn tính khác gốc
...tức là có cây “đực” và cây “cái”. Cây đực thường cao và thẳng trong khi các cây cái có xu hướng trải rộng các tán lá.
2. Ginkgo xuất hiện tầm 270 triệu năm trước ( trước khi khủng long xuất hiện khoảng 40 triệu năm)
Những cây Ginkgo lớn nhất cao khoảng 40 mét và đã sống được chừng 4000 năm, hiện những cụ ông, cụ bà này đang sống ở rừng sâu Chiết Giang, Trung Quốc.
3. Loài cây này được biết đến nhờ khả năng tồn tại bền bỉ.
Cây Ginkgo ở Hiroshima
Sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, 300 nghìn người chết và bị thương, những toà nhà sụp đổ, cây cối cháy rụi và điêu tàn… Người dân nói: “Này, chẳng còn gì có thể mọc lên được nữa, đất đai bị nhiễm độc quá rồi.” Nhưng ngay mùa xuân sau đó, trên cây Ginkgo già cỗi tưởng đã cháy trụi, lại mọc lên những chồi lá đầu tiên của vùng đất từ sau vụ nổ kinh hoàng.
Người Nhật Bản coi Ginkgo tượng trưng cho lòng hi vọng. Họ trồng Ginkgo ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Lá cây Gingko đã trở thành biểu tượng của thành phố Tokyo.
Người Nhật gọi tên loài cây này là Icho
4. Không chỉ ở Nhật Bản, hiện nay càng ngày càng có nhiều “siêu đô thị” nhân trồng Ginkgo.
Ginkgo có khả năng chống chịu, sinh tồn trong môi trường ô nhiễm và cải thiện tình hình sinh thái ở khu vực đó. Một điều thú vị là ở Manhattan – New York, Ginkgo chắc chắn là loài cây phổ biến nhất. Mỗi khi có một cây loài khác chết đi, tức khắc người ta sẽ thế vào đó bằng một cây Ginkgo.
5. Người Trung Hoa xưa đã có thói quen ép lá Ginkgo vào trong sách.
Khoa học ghi nhận rằng hầu như không có loài sâu bọ, nấm mốc nào tấn công cây Ginkgo. Bởi vậy, bằng cách ép những lá cây Ginkgo vào trong sách, người Trung Hoa bảo vệ sách không bị mối mọt phá hoại.
6. Tên gọi từ một sự nhầm lẫn.
Engelbert Kaempfer – bác sĩ, nhà du hành người Đức, khi ghi chép tên loài cây này trong chuyến đi của ông đến Trung Quốc, đã viết Ginkyo thành Ginkgo. Vậy là từ sự viết không rõ ràng chữ y thành chữ g, cây Ginkyo đã mang một cái tên khác, và cái tên kì lạ khó phát âm này vẫn được giữ cho đến tận bây giờ.
Bạch quả (tên khoa học: Ginkgo biloba; 銀杏 trong tiếng Trung, tức là ngân hạnh hay 白果 là bạch quả), là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae.
Bạch quả là ví dụ tốt nhất về hóa thạch sống, do bộ Ginkgoales đã không còn biết đến từ các hóa thạch kể từ sau thế Pliocen.
Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng nó đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng hiện nay người ta biết rằng nó còn mọc tại ít nhất là ở hai khu vực nhỏ trong tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, trong khu vực bảo tồn Thiên Mẫu Sơn. Các cây bạch quả trong các khu vực này có thể đã được các nhà sư Trung Quốc chăm sóc và bảo tồn trong trên 1.000 năm. Vì thế, việc các quần thể bạch quả hoang dã bản địa có còn tồn tại hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn.
Quan hệ giữa bạch quả với các nhóm thực vật khác vẫn chưa rõ ràng. Nó đã từng được đặt lỏng lẻo trong ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) và ngành Thông (Pinophyta), nhưng đã không có sự đồng thuận nào trong việc xếp đặt như thế. Do các hạt của bạch quả không được bảo vệ trong thành bầu nhụy, nên về mặt hình thái học nó có thể coi là thực vật hạt trần. Các cấu trúc tương tự như của quả mơ do các cây bạch quả cái sinh ra về mặt kỹ thuật không phải là quả, mà là các hạt có vỏ bao gồm phần mềm và dày cùi thịt phía ngoài (sarcotesta), và phần cứng phía trong (sclerotesta).

Đặc trưng

http://www.cepolina.com/photo/nature/trees/ginkgo_biloba/2/Ginkgo_biloba_ginkgoaceae.jpgCây bạch quả về mùa thu

Hình thái học

Bạch quả là cây thân gỗ rất lớn, thông thường đạt tới chiều cao 20–35 m (66-115 ft), với một vài cây tại Trung Quốc cao trên 50 m (164 ft). Cây có tán nhọn và các cành dài, gồ ghề, thông thường có rễ ăn sâu có khả năng chống chịu sự tàn phá của gió, tuyết. Các cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành; tán lá trở nên rộng hơn khi cây lớn. Trong mùa thu, lá đổi màu thành vàng sáng và sau đó bị rụng, đôi khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (1–15 ngày). Sự kết hợp giữa khả năng kháng chịu sâu bệnh, gỗ có sức đề kháng mối mọt và khả năng sinh ra các chồi và rễ khí làm cho bạch quả có khả năng trường thọ, với một vài cây được cho là đã trên 2.500 năm tuổi: Một cây 3.000 năm tuổi được thông báo là tồn tại ở tỉnh Sơn Đông.
Một số cây bạch quả già sinh ra các rễ khí, gọi là chichi (nghĩa là "núm vú" trong tiếng Nhật) hay zhong-ru (tiếng Trung quan thoại), hình thành ở mặt dưới của các cành lớn và phát triển xuống phía dưới. Sự phát triển của các rễ khí này là rất chậm, và có thể phải mất hàng trăm năm để xuất hiện. Chức năng của các rễ khí dày này vẫn chưa được hiểu rõ.
Vỏ thân cây

Thân cây

Các cành bạch quả phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển các cành non với các lá mọc cách đều đặn, như được ghi nhận ở phần lớn các cây. Từ nách lá của các lá này, các "cành cựa non" (hay các cành non ngắn) phát triển vào năm thứ hai của sự phát triển. Các cành non ngắn có các gióng rất ngắn (đến mức mà sự phát triển sau vài năm chỉ có thể kéo dài chúng thêm 1-2 cm) và các lá của chúng thông thường không có thùy. Chúng ngắn và có bướu, được sắp xếp đều trên các cành to, ngoại trừ trên sự phát triển năm đầu tiên. Do các gióng ngắn, nên các lá dường như là một cụm ở đỉnh của các cành non ngắn, và các cấu trúc sinh sản chỉ được hình thành trên chúng (xem hình – các hạt và lá chỉ có trên các cành non ngắn).
http://web.1.c2.audiovideoweb.com/1c2web3536/Ginkgohires.jpgHạt và lá bạch quả
Ở bạch quả, giống như ở các thực vật khác có cấu trúc tương tự, các cành non ngắn cho phép hình thành các lá mới trên các phần già hơn của tán lá. Sau một số năm, các cành non ngắn này có thể phát triển và thay đổi để trở thành các cành non thông thường (dài), hoặc ngược lại.

http://www.gflora.com/zen-cart/images/ginkgo_biloba_1.jpg

Các là duy nhất trong thực vật có hạt, có dạng hình quạt với các gân lá tỏa ra thành phiến lá, đôi khi chia hai nhánh nhưng không bao giờ nối lại thành một hệ thống. Hai gân lá đi vào phiến lá tại gốc lá và chia nhánh lặp lại thành hai; theo kiểu gọi là hệ gân lá phân đôi. Các lá thông thường dài 5-10 cm (2-4 inch), nhưng đôi khi tới 15 cm (6 inch). Các lá này trông tương tự như một số lá chét của dương xỉ đuôi chồn (Adiantum capillus-veneris).
http://128.253.177.181/users/temp/toupload6/Ginkgo_seeds10.jpgCác lá ở các cành non dài thông thường có vết khía hình chữ V hay có thùy, nhưng chỉ từ mặt ngoài, giữa các gân lá. Chúng sinh ra ở phần đầu của các cành lớn nhanh, mọc so le và cách nhau đều đặn; cũng như trên các cành non ngắn thành cụm ở đầu cành.

Sinh sản

Bạch quả là loài cây đơn tính khác gốc, với các cây mang các giới tính khác nhau, một số cây là cây đực và những cây khác là cây cái. Các cây đực sinh ra các nón phấn nhỏ với các lá bào tử mang 2 túi bao tử nhỏ sắp xếp thành vòng xung quanh trục trung tâm.
Các cây cái không sinh ra nón. Hai noãn được hình thành tại đầu cuống, và sau khi thụ phấn, một hoặc hai noãn sẽ phát triển thành hạt. Hạt dài 1,5-2 cm. Lớp vỏ ngoài dày cùi thịt (sarcotesta) có màu nâu vàng nhạt, mềm, trông tương tự như quả. Nó trông hấp dẫn bề ngoài, nhưng chứa axít butanoic và có mùi tương tự như ôi (cũng chứa cùng hợp chất hóa học này) hay mùi phân khi rụng. Bên dưới lớp vỏ ngoài (sarcotesta) là lớp vỏ cứng (sclerotesta, thông thường gọi là "vỏ" hạt) và lớp vỏ trong (endotesta) mỏng tựa như giấy, với phôi tâm bao quanh thể giao tử cái ở giữa.Quá trình thụ phấn ở hạt bạch quả diễn ra nhờ giao tử đực có thể di động, giống như ở tuế, dương xỉ, rêu và tảo. Giao tử đực có kích thước lớn (khoảng 250-300 micromét) và tương tự như giao tử đực của tuế (có kích thước hơi lớn hơn). Giao tử đực của bạch quả lần đầu tiên được nhà thực vật học Nhật Bản Sakugoro Hirase phát hiện ra năm 1896.[6] Giao tử đực có cấu trúc nhiều lớp phức tạp, là một dải liên tục của các thể cơ sở, tạo ra từ đáy của vài nghìn roi có chuyển động tựa như lông mao. Bộ máy các roi/lông mao đẩy cơ thể giao tử đực về phía trước. Giao tử đực chỉ phải di chuyển một quãng ngắn để tới các túi chứa noãn. Hai giao tử đực được sinh ra, một trong chúng sẽ thụ phấn thành công cho noãn. Mặc dù người ta tin một cách rộng khắp rằng việc thụ phấn của hạt bạch quả xuất hiện chỉ ngay trước hay ngay sau khi chúng rụng vào đầu mùa thu, nhưng các phôi thông thường xuất hiện trong các hạt chỉ ngay trước và ngay sau khi chúng rụng khỏi cây.
Từ nguyên học
Tên gọi cũ trong tiếng Trung để chỉ loài cây này là 银果 yínguo ('ngân quả'). Tên gọi thông dụng ngày nay là 白果 bái guǒ ('bạch quả') và 銀杏 yínxìng ('ngân hạnh'). Tên gọi đầu tiên trong số tên mới này được vay mượn trực tiếp sang tiếng Việt (bạch quả). Tên gọi sau được vay mượn sang tiếng Nhật (ぎんなん '"ginnan") và tiếng Triều Tiên (eunhaeng), khi cây này được du nhập từ Trung Quốc sang.
Tên gọi khoa học Ginkgo dường như là do sự phát âm na ná của từ này trong Hán tự, thông thường có nhiều kiểu phát âm trong tiếng Nhật, và các ký tự 銀杏 được dùng để chỉ ginnan cũng có thể phát âm sai lệch thành ginkyō. Engelbert Kaempfer, người phương Tây đầu tiên nhìn thấy loài này năm 1690, đã ghi lại cách phát âm sai này trong cuốn Amoenitates Exoticae (1712) của ông; trong đó chữ y do ông viết đã bị đọc sai thành g, và lỗi chính tả này đã được giữ nguyên tới nay,

http://farm4.static.flickr.com/3285/3012393220_c4f92cd6df.jpgGieo trồng và sử dụng

Bạch quả được trồng từ lâu tại Trung Quốc; một số cây trồng tại các ngôi chùa được coi là có trên 1.500 năm tuổi. Ghi chép đầu tiên của người châu Âu về bạch quả có vào năm 1690 trong các vườn chùa ở Nhật Bản, khi nhà thực vật học người Đức là Engelbert Kaempfer nhìn thấy cây này. Do bạch quả được coi là cây thánh trong cả Phật giáo lẫn Nho giáo, nên nó được trồng rộng rãi tại Triều Tiên và một số khu vực tại Nhật Bản; và trong cả hai khu vực này thì một số trường hợp tự nhiên hóa đã diễn ra, với bạch quả gieo rắc giống trong các khu rừng tự nhiên.
Ở một số khu vực, đáng chú ý là Hoa Kỳ, những cây bạch quả được gieo trồng có chủ định nhiều nhất là các giống cây đực được ghép trên các cây trồng từ hạt, do các cây đực không sinh ra hạt nặng mùi. Giống cây trồng phổ biến 'Autumn Gold' là dòng vô tính của cây đực.
Bạch quả là cây chính thức của thành phố Kumamoto, và hai lá của nó tạo thành biểu tượng của Đại học Tokyo, khu trường sở chính của đại học này cũng có một số cây bạch quả.
Bạch quả cũng là loại cây phổ biến để trồng trong bồn cảnh và trong nghệ thuật bonsai; chúng có thể được giữ một cách nhân tạo ở dạng nhỏ trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, chúng cũng dễ dàng nhân giống bằng hạt.
Các ví dụ về sự ngoan cường của bạch quả có thể thấy tại Hiroshima, Nhật Bản, nơi có 4 cây mọc cách vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 chỉ 1–2 km. Chúng nằm trong số chỉ rất ít các sinh vật trong khu vực còn sống sót sau vụ nổ [10]. Trong khi phần lớn các động, thực vật khác bị tiêu diệt thì bạch quả, mặc dù bị đốt cháy, nhưng vẫn sống sót và phục hồi nhanh chóng. Hiện nay, chúng vẫn còn sống.

Ẩm thực

http://us.123rf.com/400wm/400/400/ntwowe/ntwowe1008/ntwowe100800059/7565438-this-is-ginkgo-biloba-seed-in-thai-food-market.jpg
Thể giao tử tựa quả kiên bên trong hạt được coi trọng tại châu Á, và nó là một trong các thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung nó được gọi là 银杏 ("ngân hạnh") hay 白果 ("bạch quả" như tên gọi của nó trong tiếng Việt. Hạt bạch quả được sử dụng trong món cháo, và thường được làm trong các dịp đặc biệt như lễ cưới hay Tết Nguyên Đán (một phần của món ăn chay gọi là La Hán thái (罗汉菜)). Trong văn hóa Trung Quốc, người ta tin rằng bạch quả có các tác dụng tốt với sức khỏe; một số người còn cho rằng nó có tác dụng kích thích tình dục. Trong ẩm thực Nhật Bản, người ta thêm hạt bạch quả (gọi là ginnan) vào các món ăn như chawanmushi (茶碗蒸し), và hạt đã chế biến thường được ăn cùng các món khác. Hạt bạch quả cũng có sẵn ở dạng đóng hộp, được bán dưới tên gọi "White Nuts", và có thể thấy ở nhiều cửa hàng thực phẩm châu Á tại phương Tây.
Khi trẻ em dùng với một lượng lớn (trên 5 hạt mỗi ngày), hay trong một thời gian dài, thể giao tử tươi (thịt) của hạt có thể gây ra ngộ độc MPN (4-methoxypyridoxin). MPN là chất ổn định về mặt nhiệt. Các nghiên cứu chứng minh rằng chứng co giật do MPN gây ra có thể ngăn ngừa hay hóa giải bằng pyridoxin.
Một số người mẫn cảm với các hóa chất trong lớp vỏ ngoài (sarcotesta). Những người này khi phải tiếp xúc với hạt cần cẩn thận như đeo găng tay dùng một lần. Các triệu chứng là chứng viêm da hay bỏng giộp tương tự như khi tiếp xúc với sơn độc (Toxicodendron radicans). Tuy nhiên, hạt không còn cùi thịt lại là an toàn để tiếp xúc.
http://drinkhealthydrinks.com/wp-content/uploads/2008/04/ginkgo-biloba-leaves.jpg

Y học

Các chất chiết ra từ lá bạch quả chứa các flavonoit-glicozit và các terpenoit (ginkgolit, bilobalit) và được sử dụng trong dược phẩm. Chúng có nhiều tính chất được coi là tăng độ minh mẫn, và được sử dụng chủ yếu như là các chất làm tăng trí nhớ và sự chú ý, cũng như là tác nhân chống chóng mặt. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại đưa ra các kết quả rất khác nhau về hiệu quả. Một số tranh luận đã nảy sinh về các kết luận mà một số nghiên cứu đưa ra mà người ta cho rằng được các hãng tiếp thị cho bạch quả tài trợ. Slate, một tạp chí trên Internet do Công ty The Washington Post sở hữu, báo cáo tháng 4 năm 2007:
Năm 2002, một bài báo xuất hiện trên JAMA (Tạp chí của Hiệp hội Y học Hoa Kỳ) với tiêu đề "Ginkgo for memory enhancement: a randomized controlled trial." Đây là nghiên cứu của Cao đẳng Williams, do Viện tuổi già quốc gia Hoa Kỳ (NIA) bảo trợ, đã kiểm tra các hiệu ứng của việc dùn bạch quả đối với những tình nguyện viên mạnh khỏe và trên 60 tuổi. Kết luận, được trích dẫn trong bảng dữ liệu về bạch quả của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH), cho rằng: "Khi sử dụng tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, bạch quả không đem lại lợi ích có thể đo đạc được về trí nhớ hay các chức năng nhận thức liên quan đối với những người lớn với chức năng nhận thức lành mạnh."
Bên ngoài những kết quả còn mâu thuẫn, các chất chiết từ bạch quả có thể có ba tác dụng đối với cơ thể người: cải thiện lưu thông máu (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ) đến phần lớn các mô và cơ quan; bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào do ôxi hóa các gốc tự do; và nó ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu (tụ tập tiểu huyết cầu, vón cục máu)[11] có liên quan tới sự phát triển của một loạt các rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương. Bạch quả cũng có thể dùng để điều trị chứng tê liệt rời rạc.
Theo một số nghiên cứu, trong một vài trường hợp, bạch quả có thể cải thiện đáng kể sự tập trung ở các cá nhân mạnh khỏe. Tác dụng gần như là ngay tức thì và đạt tới đỉnh điểm trong vòng 2,5 h sau khi dùng.
Tại Việt Nam, nhiều bài thuốc được nghiên cứu với mục đích giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, tập trung, đau đầu. Trong đó các sản phẩm như Ích Trí Minh, Hoàn ích Trí... là thành quả của y học cổ truyền với chiết xuất từ cao lá bạch quả .
http://www.ginko-ginkgobiloba.com/wp-content/uploads/2011/07/gingko-bottle-789495.jpgMột bài thuyết trình tại hội nghị năm 2004 đã tổng quát hóa kết quả các thử nghiệm khác nhau cho thấy bạch quả có triển vọng trong điều trị bệnh Alzheimer, mặc dù cần có thêm các nghiên cứu bổ sung.
Bạch quả cũng thường được bổ sung trong một số loại đồ uống tăng lực, nhưng lượng bổ sung thông thường là quá thấp nên không có các tác dụng đáng kể nào, ngoại trừ có lẽ là thông qua tác dụng làm yên lòng do có liệt kê bạch quả trên tem mác. Tuy nhiên, một hộp 454 g (16 oz.) đồ uống tăng lực Rockstar chứa khoảng 300mg Ginkgo biloba.
Các chất bổ sung Ginkgo thông thường chỉ cần khoảng 40–200 mg trên ngày.

http://thumbs.dreamstime.com/thumblarge_544/1286051713U5Lq10.jpgHiệu ứng phụ

Bạch quả có thể có tác động phụ không mong muốn, đặc biệt là ở các cá nhân với các rối loạn tuần hoàn máu và ở những người sử dụng các thuốc chống đông máu như aspirinwarfarin, mặc dù các nghiên cứu gần đây cho thấy bạch quả có ít hay không có tác động đối với tính chất chống đông hay dược động lực học của warfarin[16][17]. Bạch quả cũng không nên dùng cho những người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI) hay cho các phụ nữ đang mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Các hiệu ứng phụ của bạch quả có thể là: tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn. [18] Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào cần dừng ngay việc sử dụng bạch quả.
http://i01.i.aliimg.com/photo/v2/242041461/health_food_ginkgo_biloba_leaf_oral_liquid.jpg

Biệt dược

Ích Trí Minh với cao Bạch Quả kết hợp với bài thuốc cổ truyền có ích cho não với 2 tác dụng:
  • Dưỡng não: Gia tăng dung nạp oxy trong máu, tăng tuần hoàn máu lên não, cải thiện tích cực tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Giúp não hoạt động bền bỉ, nâng cao sức tập trung, khả năng phân tích và suy đoán, giúp tăng cường trí nhớ.
  • Thanh tâm, ích trí: Khắc phục các triệu chứng buồn ngủ, căng thẳng, nhức đầu, tinh thần bất an, giúp trí não luôn được minh mẫn để có kết quả tốt hơn trong công việc, học hành và thi cử.

1 comment: