Tuesday, January 31, 2012

Chim di trú

Nhiều loài chim hàng năm thường di trú đến những nơi rất xa, cùng rất nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn và bất thường.

http://www.medwet.org/wp-content/uploads/2011/04/jussi_mononen-Small.jpg
Cứ khoảng vào mùa xuân, nhìn lên bầu trời cao, chúng ta dể dàng nhìn thấy những đàn chin trú đông bay về phương nam tránh đông. Chúng bay thành từng đàn, tạo nên một hình ãnh quen thuộc của tự nhiên trên bầu trời và đặc biệt chính cách thức chúng bay hay chính xác hơn là cách chúng hổ trợ nhau trong lúc bay, tưởng chừng là những điều bình thường nhưng đó lại là một bài học quý cho chúng ta đấy bạn ạ.
Birds (74)
Khi bay, chim di trú thường bay hình chữa V, có nhiều người nói rằng loài chim di trú đã được thiên nhiên ban cho một năng khiếu nghệ thuật sắp xếp hoặc là một năng khiếu tổ chức bầy đàn vâng vâng. thế còn một câu chuyện khác nữa về loài chim di trú
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhnatlFcYeHiir0ihNPtvpuVNRugR4RGufcb6SK06KJIa1PCCjD_ONUtRpFn4FiduIeNOrdllu8UC_5LzGs9SPgN-nC5tnrJM5DJ3sIDVST0hWohH0bZMAyk7l1C9YmMNi8q9nQC54tci0/s320/migratory+birds+2.JPGCó bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại bay theo đàn hình chữ V ? đơn giản vì khi bay bằng cách ấy, lực vổ cánh của mỗi con chim sẽ tạo ra một lực đẩy cho con chim bay trước nó .
* Khi sống trong một tập th
, đạt được thành quả d dàng hơn và ít tốn công sức hơn.
Mỗi khi con chim đầu đàn cảm thấy đuối sức nó sẽ bay lùi về phía hai bên. Và một con chim khác sẽ tự động bay lên thay thế vị trí dẫn đầu .
* chúng ta không nên mãi dựa dẫm vào sự tiên phong của người khác mà phải thay phiên nhau đảm nhận vị trí khó khăn ấy .
Trong suốt chuyến bay đàm chim kêu to để động viên con chim đầu đàn luôn gi
tốc độ bay của nó
*Trong bất kỳ việc gì, những lời động viên luôn tạo nên được sức mạnh.
Và khi một con chim vì quá mệt hay bị thương mà rơi xuống vài con chim khác sẽ cùng rơi khỏi đàn và bay xuống đất để bảo vệ bạn mình .Khi nào con chim kia khỏe lại , chúng sẽ cùng tiếp tục lên đường.
* Trong tình bạn đều đáng quý là phải cùng sát cánh bên nhau trong những lúc khó khăn nhất.
http://www.birdingisrael.com/birdNews/recentSightings/2004/fall2004/img/storks_landing.jpg
Nhiều chim quý di trú về Vườn chim Bạc Liêu
(Dân Việt) - Khoảng 10 ngày trở lại đây, loài chim bồ nông di trú về Vườn chim Bạc Liêu khá nhiều. Bồ nông là loài chim quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam ở cấp độ hiếm.
Nhiều loài chim quý hiếm về vườn chim Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Niên
Ông Trần Trung Chánh - Giám đốc Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cho biết, năm ngoái cũng vậy, vào thời điểm này (tháng 11 dương lịch) là lúc vườn chim đón nhiều cá thể bồ nông bay lượn từng đàn trông rất đẹp mắt. Chúng trú ngụ ở đây khoảng vài tháng rồi di chuyển đi nơi khác.
Bồ nông là loài chim quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam ở cấp độ hiếm, đồng thời còn có tên trong Sách đỏ thế giới ở cấp độ bị đe dọa nguy cấp. Sự trở lại của chim bồ nông chứng tỏ môi trường sinh thái ở Vườn chim Bạc Liêu được duy trì rất tốt, là "đất lành" cho các loài chim trú ngụ..
http://www.belarus.by/apimages/176.jpgNhững giấc ngủ ngắn giúp chim di trú lại sức
Chim hét Swainson.
Vào mùa di trú, các vị khách du lịch đường dài này ăn vào ban ngày và bay vào đêm để tránh những loài thú ăn thịt và tận dụng khí trời êm ả ban đêm. Giống như ở những người mất ngủ trên những chuyến đường dài, giải pháp của chim hét là từ bỏ thời gian rỗi và dùng nó cho những giấc ngủ ngắn.
Các nhà khoa học hy vọng những khám phá của họ sẽ được áp dụng cho những người thường bị mất ngủ - các quân nhân, phi công, lái xe tải, các doanh nhân hay phải đi xa, những người làm việc ca đêm, những người thường phải bay qua các múi giờ hoặc làm việc trong thời gian kéo dài. Theo ước tính, có khoảng 25-35 triệu người dân Mỹ chịu chứng khó ngủ và 35 triệu người khác mắc chứng mất ngủ.
Ngủ với một bên bán cầu não.
Bingman, Moore và Thomas Fuchs - sinh viên tốt nghiệp trường Bowling Green là những người nghiên cứu loài chim hét Swainson (Catharus ustulatus). Đó là loài chim di trú có bộ lông màu nâu lục thường kiếm ăn ở các khu rừng tùng bách Alaska, miền nam Canada, bang bắc California, Michigan, New England và Newfoundland (Mỹ).
Vào mùa thu, loài chim hét bay đi rất xa, đến Peru và Ecuador - nơi chúng trú đông - một quãng đường dài tối thiểu 4.800 km, phải bay không nghỉ suốt 16 tiếng qua vịnh Mexico. Loài chim này là những đối tượng thí nghiệm đặc biệt thuận lợi. Một điều ngẫu nhiên là các chú chim hét có những hành vi di trú ngay cả khi chúng chưa bao giờ rời khỏi phòng thí nghiệm. Trong chiếc lồng tròn "chúng nhảy nhót hướng về phía Nam nếu là vào mùa thu và về phía Bắc nếu là vào mùa xuân", Bingman nói.
Vào những mùa không đi di trú, loài chim này hoạt động vào ban ngày và ngủ vào đêm. Nhưng khi mùa thu đến và ngày trở nên ngắn hơn, những chú chim này bắt đầu ăn nhiều hơn - tăng cân trước khi di trú - và có những biểu hiện của "tình trạng không ngủ được về đêm". Vào thời kỳ đó chúng nhảy nhót suốt đêm. Theo Bingman, thực tế loài chim này không ngủ theo mùa. "Chúng là hiện thân của chứng mất ngủ tự nhiên".
Những giấc ngủ ngắn trong khi đang bay?
Các động vật khác đã tiến hóa hình thức ngủ cho phù hợp với lối sống của chúng. Cá heo và loài chó biển lông được gọi là loài động vật ngủ bằng một bán cầu não: Chúng tiếp tục bơi và thở trong khi một nửa não bộ của chúng ngủ và nửa còn lại vẫn hoạt động.
Giả thuyết ban đầu cho rằng, loài chim hét Swainson cũng dùng phương pháp ngủ một bán cầu não, một hình thức ngủ đã được quan sát thấy ở nhiều loài chim: một mắt nhắm còn mắt kia vẫn mở. Giả thuyết này cho rằng chim bay được với những quãng đường lớn là nhờ vào việc ngủ luân phiên từng bên não bộ của chúng. Nhưng sau khi thực hiện một số thí nghiệm sơ bộ, Bingman cho rằng cách ngủ này không phải là phương thức chính mà chim hét dùng để xử lý việc mất ngủ. Thay vì thế, chúng thay đổi thói quen hằng ngày vào mùa di trú: chúng ít hoạt động hơn và ngủ lơ mơ. "Chúng có thể để cho mắt xếch lên và xù lông ra - một dấu hiệu của việc ngủ lơ mơ". Cách thức ngủ này rất hiếm gặp vào mùa không di trú. "Chúng tôi cho rằng những giấc ngủ ngắn này rất quan trọng trong việc chiến đấu với tình trạng mất ngủ. Có thể chúng có những giấc ngủ cực ngắn trong khi bay".
Để có thời gian dành cho những giấc ngủ dạng này, chim hét phải từ bỏ những việc mà Bingman mô tả là hoạt động khám phá hoặc chơi đùa nhảy nhót.
Khoa học và Đời sống (theo Discovery)
http://www.belarus.by/apimages/176.jpgNếu một khu rừng tươi tốt và an toàn với những dòng suối uốn lượn được coi là điểm dừng chân xa xỉ dành cho chim di trú, thì thực tế, theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Purdue, những con chim này lại rất dễ hài lòng với điểm dừng chân tương đương một khách sạn giá rẻ bên đường.
John Dunning, giáo sư chuyên ngành rừng và tài nguyên thiên nhiên, đã phát hiện ra rằng những con chim di trú chỉ cần một vườn cây nhỏ giữa vùng canh tác nhân tạo để nghỉ lại qua đêm, miễn sao nơi đó có đủ thức ăn và sự an toàn cho chúng. Dunning nói kết quả này cho thấy các nỗ lực bảo tồn nên được triển khai ở cả những vùng rừng nho nhỏ để bảo vệ các đàn chim di trú đang ngày càng giảm đi về số lượng.“Hiện có nhiều chiến lược bảo vệ rừng cho chim di trú, nhưng đó là những chiến lược tập trung vào các trảng rừng rộng,” Dunning nói. “Chúng tôi mới phát hiện ra rằng, ngay cả những vườn cây nhỏ đôi khi cũng chứa đầy chim di trú. Điều này khiến chúng tôi tin rằng cần phải bảo vệ tất cả các khoảng rừng, dù lớn hay nhỏ.”
Giáo sư Dunning cùng nghiên cứu sinh Diane Packett đã quan sát các khu vườn nằm ở những vị trí khác nhau tính từ sông Wabash bang Indiana – cách sông nửa km, cách sông 1-5 km, và cách sông 20 km. Các khu vườn đều có diện tích dưới 20 mẫu Anh (tức 8 hecta) và có cây trồng ở ít nhất ba mặt. Dunning và Packett tiến hành quan sát vào cả mùa xuân và mùa thu, và đã công bố kết quả trên The Auk số mới nhất, một tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Điểu cầm học Hoa Kỳ.




Có 76 loài chim di trú khác nhau được tìm thấy trong các khu vườn này; số loài cũng như số lượng chim không chênh lệch đáng kể bất kể khoảng cách từ con sông Wabash đến các khu vườn là khác nhau.
Packett nói rằng những con chim di trú di chuyển qua hàng ngàn dặm giữa miền Trung và Nam nước Mỹ và Canada hai lần mỗi năm đôi khi chỉ cần một nơi đơn giản để nghỉ chân dọc đường. Do rừng ngày càng bị tàn phá để phục vụ cho sự phát triển, sản xuất nông nghiệp cùng nhiều mục đích khác của con người, những con chim giờ đây dễ dàng hài lòng với bất kì khoảng rừng hoặc vườn cây nào chúng tìm thấy khi mỏi mệt hay gặp thời tiết xấu.
“Chúng không bay một mạch suốt hành trình. Chúng phải di chuyển tới cả hàng ngàn dặm,” Packett lí giải. “Chúng cần nơi an toàn để dừng lại, nghỉ ngơi và ăn uống. Nếu không, rất có thể chúng không thể sống sót qua chặng bay dài.”
Những nỗ lực khác nhằm ngăn chặn sự suy giảm số lượng chim di trú tập trung vào các hiểm họa đối với nơi trú đông ở Trung và Nam Mỹ và các nơi sinh sản của chim. Nhưng những khu vực đô thị và các cánh đồng trống không phù hợp dành cho chim di trú do chúng rất dễ gặp nguy hiểm từ các loài ăn thịt khi ở môi trường mở. Đó chính là lí do vì sao những vườn cây hay vạt rừng nhỏ lại quan trọng đối với chim di trú đến vậy.
Một đàn ngỗng đang tìm nơi dừng chân. (Ảnh: iStockphoto/Sarah Holmstrom)
Dunning nói rằng các kết quả nghiên cứu công bố vào thời điểm này là rất ý nghĩa do những khu rừng nhỏ đang bị đe dọa bởi việc sản xuất ethanol. Ông nói các nhà sản xuất bị cám dỗ trước lợi nhuận sẽ chặt phá nhiều khu rừng và vườn cây để phục vụ cho sản xuất ethanol.
“Mối quan tâm lớn hiện này là nguyên liệu sinh học. Nếu việc sử dụng gỗ mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất ethanol, thì rất có thể những rừng cây sẽ biến mất,” Dunning nói. “Nếu con người nghĩ rằng chẳng có gì giá trị trong những rừng cây kia, họ sẽ chặt phá cây và trồng ngô thay vào đó.”
Dunning nói ông muốn gắn các thiết bị phát tín hiệu radio vào chim di trú trong các vườn cây để theo dõi xem chúng ở lại đó bao lâu và chúng sẽ dừng lại ở những điểm nào khác trên hành trình di trú.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Hiệp hội Amos W. Butler Audubon và Viện hàn lâm khoa học bang Indiana..G2V Star (Theo ScienceDaily)
http://www.greatwalltravel.net/China-Tours/Beijing-Bird-Watching-Tour/image/Watching-bird-China3.jpgLàm thế nào mà các loài chim di trú biết được đâu là hướng Bắc? Một nghiên cứu mới xác định rằng trong thực tế chúng đã “nhìn” được từ trường của Trái Đất để định hướng toàn cầu trong khi bay...
Chim di tru nhin thay tu truong Trai Dat
Từ bấy lâu nay, qua các thử nghiệm hành vi, các nhà khoa học đã biết rằng chim di trú sử dụng một loại la bàn từ trường nội tại (tức trong cơ thể) để định hướng bay. Nhưng việc la bàn đó vận hành cụ thể như thế nào thì vẫn còn là một ẩn số.
Giờ đây, nhà khoa học Dominik Heyers, thuộc Trường Đại học Oldenburg, Đức, và các cộng sự đã có những bằng chứng để khẳng định rằng những phân tử trong mắt chim di trú có sự liên kết với một khu vực trong não có chức năng định hướng.
Cụ thể là nhóm nghiên cứu đã xác lập được mối liên hệ chức năng trực tiếp giữa các tế bào trong võng mạc và một vùng ở não trước có tên là Cluster N. Theo đó, tín hiệu từ những tế bào thần kinh trong mắt nhạy cảm với hướng từ trường đã được nối với một khu vực ở não trước chịu trách nhiệm về thị giác.
Nhóm nghiên cứu đã tiêm một chất đánh dấu (tracer) vào Cluster N, trong khi một chất đánh dấu khác được tiêm vào võng mạc. Chất đánh dấu này có khả năng di chuyển dọc theo các sợi thần kinh.
Sau khi chim định hướng xong, nhóm nghiên cứu nhận thấy cả hai chất đánh dấu này đều di chuyển đến cùng một chỗ – đó là một khu vực chịu trách nhiệm về thị giác nằm trong vùng đồi (thalamus) của não.
Chim di tru nhin thay tu truong Trai Dat
Chim di trú Garden Warbler đã được sử dụng trong nghiên cứu này. (Ảnh: Nature)
Vùng đồi là nơi mà mọi tín hiệu từ các giác quan – như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác – đều phải đi qua trước khi được kết nối với những tế bào thần kinh ở các khu trung tâm khác của não. Có nghĩa những tín hiệu đó phải đi qua một bộ phận lọc thông tin rồi mới đến được khu vực não phân tích (não tư duy).
Qua thử nghiệm này, nhóm nghiên cứu xác định Cluster N và võng mạc có sự liên hệ chặt chẽ với nhau để giúp chim có khả năng định hướng theo từ trường. Nói cách khác, não đã xử lý những thông tin về hướng từ trường được chuyển đến từ mắt chim.
Điều đó có nghĩa là chim di trú cảm nhận từ trường như là một mô hình thị giác, tức “nhìn thấy” từ trường.
Bà Heyers giải thích rằng trong võng mạc chim di trú có các protein cryptochrome chứa các phân tử cần thiết cho việc cảm ứng từ trường. Chính các protein này đã kích thích các tế bào cảm thụ hình ảnh, tùy theo hướng của từ trường.
Theo nhóm nghiên cứu, các protein cryptochrome này đóng vai trò như một la bàn giúp chim di trú có khả năng định hướng trong khi bay.
Chim di trú được sử dụng trong nghiên cứu này là Garden Warbler – loài chim được ước tính có khoảng 10 triệu con trên toàn thế giới, thường sinh sản ở Bắc Âu và trú đông ở châu Phi.
Quang Thịnh (Theo Nature, Science Mode, Reuters)
NHỮNG CÁNH CHIM THIÊN DI QUA LÒNG PHỐ NHỎ
Đó là một thành phố nhỏ nằm ở miền biên cương giáp giới Nam Bắc. Phố là một trạm dừng chân cho những cánh chim thiên di. Mỗi độ cuối Thu, khi cái lạnh phương bắc chưa kịp ùa về, phố vươn mình đón bầy chim di trú.
Mỗi năm một lần, đàn chim thiên di về ngang phố nhỏ. Phố vốn lặng lẽ, bỗng bừng lên sức sống như trong mùa vũ hội. Những cánh chim di trú ào đến từ phương bắc mang theo cái sức sống rừng rực vần vũ trên đầu phố. Phố rộn ràng những thanh âm kỳ bí. Phố ngợp chìm trong vũ khúc điệu đàn của loài chim di trú.
Đón những cánh thiên di, người dân phố chờ đợi vũ khúc thăng hoa của loài chim lạ. Cuối mùa, hàng triệu triệu cánh chim hợp đàn tạo nên những vũ khúc ngoạn mục. Từ giữa lùm cây, đàn chim nhỏ cùng nhau lao vút thẳng lên nền trời. Như cùng nhau hẹn ước, cả đàn lượn lờ rồi tụ lại tại một điểm giữa lưng chừng không trung. Khối xám những cánh chim cứ tụ lại nhỏ dần nhỏ dần, rồi đột ngột tản ra xa, như một làn khói xám mỏng mảnh tan mất giữa trời. Người ta ngây ngất trước vũ khúc đầy ngẫu hứng của loài chim di trú. Không ít người muốn ước muốn kéo dài vũ hội cho mùa di trú. Không ít người mơ một mùa lễ hội vĩnh viễn bên những cánh chim trời…
Thế nhưng khi những cánh chim hợp đàn trong vũ khúc thăng hoa, người ta biết đàn chim sắp rời phố nhỏ. Một chút gì đó như là tiếc nuối, một chút gì đó như là buâng khuâng. Người dân phố yêu quý những cánh chim xa lạ, bởi chính sự hồn nhiên yêu đời của chúng. Lạ làm sao, chúng luôn có thể ca hát, luôn có thể múa lượn ngay chính trên mảnh đất lạ lẫm. Chính sự hồn nhiên trong những vũ khúc tưng bừng của bầy chim thiên di đã làm cho những nơi chúng đi qua bỗng ngợp bừng sức sống.
Cái lạnh từ phương bắc ùa về, những cánh chim lại lên đường, tiếp tục cuộc hành trình tìm về vùng trời nắng ấm. Phố chỉ là một trong vô vàn những trạm dừng chân tạm bợ. Phố làm đâu ôm xuể cái sự sống hồn nhiên bay bổng như thế. Chút hơi ấm giữa lòng phố làm sao giam hãm được những cánh chim trời phiêu bạt.
Đàn di trú kéo nhau đi, bỏ lại phố trong cái trầm mặc cố hữu. phố buồn lặng lẽ.
Xuân về. Đàn thiên di lại lội ngược chuyến hành trình tìm về phương Bắc. Khí trời ấm áp, những cánh thiên di chẳng buồn dừng chân trên con phố nhỏ. Trông bóng những cánh thiên di ngút ngàn xa, người dân phố lại ngẩn ngơ tiếc nuối. Có người trách đàn chim vô tình. Có người chép miệng, phủi tay. Có người lặng lẽ gặm nhấm niềm day dứt của của luyến tiếc khôn nguôi.
Trong số những người ngơ ngẩn trông theo bóng chim dần xa, có ai nhận ra rằng đàn chim trở về đâu còn là những cánh thiên di mùa cũ? Một mùa di trú giữa trời Nam đủ là một khoảng thời gian dài để đổi thay cả một thế hệ. Trong số đàn chim di trú quay về, có còn cánh chim năm cũ nào chăng?
Hồn những cánh thiên di đã đậu lại ở trởi Nam. Ấy thế mà những thế hệ sau vẫn mơ về Phương Bắc như hoài vọng về cố xứ. Như một thúc đẩy bí ẩn của định mệnh, chúng lên đường tìm về nguồn cội. Có lẽ vì vậy mà chúng được gọi là những cánh thiên di chăng? Ơn gọi của chúng là lên đường. Cuộc đời của chúng ở phía trước…
Bay đi hỡi những cánh thiên di. Bay đi theo những đổi thay thăng trầm của đất trời. Bay đi để tìm về vùng trời nắng ấm. Bay đi để cuộc sống thêm tươi trẻ rộn ràng. Một lúc nào đó, cánh chim có thể dừng lại giữa lòng một phố lạ nào đó. Hãy cho phố chút thanh âm ngọt ngào. Hãy cho đời chút hương vị nồng thắm. Rồi lại bay đi. Cuộc sống này còn biết bao điều tươi đẹp phía trước. Bay đi, bay đi… Tác giả: Lưu Minh Gian
Chim thiên di tại MỹĐàn sếu bay dưới trăng, ngỗng tuyết bay rợp trời là những cảnh tượng về chim thiên di tại Mỹ.
Mặt trăng hiện ra phía trên đàn sếu khi chúng bay qua bang Nebraska. Ảnh
Hai con sếu
Hai con sếu châu Mỹ bay gần thành phố Socorro, bang New Mexico. Ảnh: AP.
Nhóm sếu đứng giữa đồng cỏ trong khu bảo tồn Bosque del Apache, bang New Mexico. Ảnh: AP.
Ngỗng tuyết bay phía trên thành phố Gordonville, bang Pennsylvania trong hành trình di cư của chúng. Ảnh: AP.
Những con sếu kiếm ăn trên một lạch trong khu bảo tồn Bosque del Apache, bang New Mexico. Ảnh: AP.
Một con sếu châu Mỹ nhảy gần một đàn sếu khác trong một lạch thuộc bang Nebraska trong quá trình di cư. Ảnh: AP.
Ba con sếu bay trên bầu trời bang Arizona. Ảnh: AP.
Hàng nghìn con sếu
Hàng nghìn con sếu, ngỗng tuyết và các loài chim di cư khác đứng trong khu bảo tồn Bosque del Apache thuộc bang New Mexico. h: AP.
Hằng năm, những con chim hải âu Manx thường có cuộc hành trình dài đến 20.000 km. Những chiếc thẻ điện tử được gắn lên người chúng để theo dõi hành trình di trú cho thấy cứ sau 2 tuần bay thì chúng có một đợt nghỉ ngơi để tìm thức ăn, tái nạp năng lượng rồi tiếp tục lên đường.
12 con chim được gắn thẻ điện tử đã cung cấp nhiều dữ liệu quý giá trong chặng đường bay của chúng. Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy chim biển bay vượt đại dương khác với cách mà những loài chim sống trong đất liền, chúng không bay cùng một hành trình mà mỗi năm mỗi khác.

Những con hải âu Manx được gắn thẻ có trọng lượng cơ thể khá nhỏ, chỉ 400g. Chúng không dự trữ nhiều năng lượng nên việc bay và nghỉ xen kẽ cùng với cấu trúc khí động học của cơ thể chúng là rất phù hợp.

7 trong số 12 thẻ điện tử có dính nước muối khi chúng trở về sau 7 tháng thiên di cho thấy loài hải âu này từng vờn trên ngọn sóng để nghỉ mệt, thậm chí lặn xuống biển để kiếm mồi.
Cũng như nhiều khách du lịch học các từ địa phương, những chú chim di trú có vẻ như học và hiểu được lời gọi phổ biến của những loài chim không liên quan mà chúng gặp phải trong chuyến hành trình của mình.

Những chú chim định cư lâu dài tại một địa điểm trong suốt cả năm không gặp nhiều khó khăn khi xác định các loài săn mồi như diều hâu, chồn và rắn.

Tuy nhiên, chim di trú thường xuyên phải đối diện với nguy cơ gặp phải thú săn mồi trong quá trình di chuyển mà chúng không nhận diện được mối nguy hiểm đó ngay lập tức.

Theo tác giả của công trình nghiên cứu Joe Nocera, ĐH Queen, “Khi lần đầu tiên tôi đến một cánh rừng già ở Belize tôi bị sự đa dạng của các loài rắn làm cho kinh ngạc. Tôi nhận ra tôi không thể dành cả ngày tránh từng con rắn mà tôi thấy. Tôi phải học từ người dân ở đây loài nào là nguy hiểm.”

“Điều đó khiến tôi tự hỏi làm cách nào chim di trú, tức cũng mù mờ như tôi, đối phó với việc này. Tôi ngờ rằng chúng cũng phải học từ loài bản địa.”

Một số nhà sinh thái trước đây cho rằng những loài di chuyển xa học hỏi từ các loài địa phương để nhận được thông tin về các loài săn mồi lạ, nhưng chứng cứ cho giả thuyết này vẫn mơ hồ.

Để khám phá khả năng trên, các nhà nghiên cứu tại ĐH Queen, Ontario, Canada, bật những tiếng gọi cảnh báo thú săn mồi của cả loài bản địa và loài ngoại cư cho các loài chim đi qua Belize trong những chuyến di cư dài cũng như cho chim bản địa rồi theo dõi phản ứng của chúng.

Công trình xuất hiện trên ấn bản tháng 7 của tờ Behavioral Ecology and Sociobiology.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng của chim di trú học và hiểu được những tiếng gọi phổ biến của các loài chim không liên quan, như loài chim chích Kentucky quan sát được trong ảnh, sống ở Bắc Mỹ và trú đông ở Trung Mỹ. (Ảnh: Joe Nocera/ Đại học Queen)
Được xuất bản vào tháng 7 năm 2008, phát hiện của công trình nghiên cứu cho thấy chim di trú có thể tách thông tin chi tiết từ những tiếng gọi chống thú săn mồi do các loài khác phát ra mà chúng gặp phải trong quá trình di chuyển.

Thổ ngữ

Belize đầy những thú săn mồi từ trăn nhiệt đới đến mèo rừng và diều hâu. Nó nằm trong tuyến di cư chính của 83 loài chim bay từ Bắc Mỹ xuống miền nam trú đông. Trong khi một số loài chim kết thúc chuyến đi của mình tại Belize, một số khác lại tiếp tục di chuyển xuống Nam Phi.

Nocera và các cộng sự thu được những tiếng gọi chống kẻ thù do đám đông chim tanager xanh xám và chim chickadee mỏ đen rồi bật cho các loài chim trong vùng nghe.

Các nhà khoa học hy vọng chim bản địa sẽ phản ứng lại tiếng gọi của chim tanager, vì tanager có ở khắp nơi thuộc Belize. Nhưng họ không chắc chắn liệu chim di trú có hiểu thổ ngữ của chim địa phương hay không.

Nhóm phát hiện ra rằng khi chim bản địa và chim di trú nghe tiếng kêu của tanager, chúng phản ứng bằng thái độ lo lắng, bồn chồn thông qua việc liên tục phát ra tiếng kêu và thay đổi vị trí.
Đáng chú ý là họ phát hiện chim di trú cũng phản ứng với tiếng kêu chống kẻ thù của chim chickadee, thậm chí khi chim chickadee không được thấy ở bất kỳ nơi nào gần Belize. Chim bản địa không phản ứng với tiếng kêu của chickadee chút nào.

“Việc chim di trú phản ứng lại tiếng gọi của một loài mà chúng không thể nghe trong vòng 2.000 km tính từ nơi là một ngạc nhiên lớn.”
Hồi ức

Lauren Benedict, nhà điểu học tại ĐH California, Berkeley, người không tham gia vào công trình này, phát biểu “Thật đáng ngạc nhiên rằng thậm chí ở cách xa cả một châu lục loài chim vẫn nhớ và phản ứng lại tín hiệu nguy hiểm. Điều này chứng minh khả năng ấn tượng của loài chim là nhận ra và ghi nhớ các tín hiệu âm thanh.”

Laszlo Garamszegi, nhà sinh thái học tại ĐH Antwerp, Bỉ, cũng không tham gia vào công trình, “Những phát hiện này có phần tương tự với những gì chúng tôi phát hiện về sự bắt chước âm thanh. Chúng tôi phát hiện rằng chim di trú khoảng cách dài học được nhiều âm thanh hơn chim bản địa.”
Tuệ Minh (Theo National Geographic)
Mẫu máu của loài dơi lớn nhất ở châu Âu cho thấy dường như nó đã săn thịt những con chim đang bay đêm. Nếu đúng như vậy, chúng là loài duy nhất được biết làm điều này đến nay.
Gần 5 tỷ con chim bay di trú qua vùng biển Địa Trung Hải mỗi năm, chủ yếu vào ban đêm. Mặc dù hơn 90% trong số chúng chỉ nặng trung bình chưa đầy 20 gram, song tổng khối lượng của chúng có thể lên đến hơn 100.000 tấn - nguồn thực phẩm đáng mơ ước cho các loài ăn thịt.
Song, không có động vật nào được biết tới nay lại đi săn chim khi chúng đang bay trong đêm. Chim ưng săn mồi dọc theo bờ Địa Trung Hải chỉ vào ban ngày, trong khi cú và một số loài dơi nhiệt đới khác ăn những động vật có xương sống trên mặt đất hoặc trên các bề mặt khác vào ban đêm.
Năm 2001, nhà sinh học Carlos Ibáñez tại Trạm sinh vật Doñana ở Seville, Tây Ban Nha và cộng sự phát hiện ra bằng chứng rằng loài dơi khổng lồ cực hiếm Nyctalus lasiopterus dường như ăn thịt chim, dựa vào lượng lông chim khổng lồ trong 14.000 mẫu phân của chúng. Lượng lông chim này đạt đỉnh vào mùa xuân và mùa thu - cũng là mùa mà chim di trú.
Loài dơi khổng lồ Nyctalus lasiopterus
Loài dơi khổng lồ Nyctalus lasiopterus (Ảnh: msu.ru)
Mới đây, chuyên gia về dơi Ana Popa-Lisseanu và cộng sự đã cung cấp thêm bằng chứng mạnh mẽ về thói quen ăn thịt này. Đó là hàm lượng đồng vị carbon và nitơ cao trong máu dơi - phản ánh thực đơn của chúng.
Họ tìm thấy trong máu dơi chế độ ăn thịt chim vào mùa xuân, thu và chế độ ăn côn trùng trong mùa hè. Mùa đông, chúng ngủ vùi trong hang. Theo Livescience, Vnexpress
Bộ nông nghiệp Đài Loan cho biết đã tìm thấy thêm một dòng virus độc hại khác H7N3 trong phân của chim di trú. Lãnh thổ này đang cho xét nghiệm để tìm xem virus này có lan sang những trang trại gia cầm hay chưa.
Chủng virus H5N1 giết hại hơn 60 người quanh châu Á, H7N3 cũng có thể tấn công người, theo quan chức Hội đồng nông nghiệp Huang Kwo-ching. Ông này cho biết Đài Loan đang quan ngại nhất hai dòng virus H5 và H7 nên đang cho xét nghiệm trong chu vi 3km quanh Tainan, nơi họ đã tìm thấy virus H7N3 trên phân chim trong đầm lầy. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy gia cầm hay chim di trú nào chết do virus này.
Đây là lần thứ hai Đài Loan ghi nhận virus H7N3. Lần đầu là ở ngoại vi Đài Bắc hồi tháng 4 năm nay.
Virus H7N3 có thể gây bệnh cho người được phát hiện lần đầu tiên trong gà tây ở Anh năm 1963 và sau đó trở lại ở Canada tháng 4 và 5 - 2004, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO). WHO cho biết H5 và H7 là hai dòng virus cúm gia cầm độc hại có thể tác động lên người.
Hôm nay, Indonesia chính thức tuyên bố đã có bảy người chết vì cúm gia cầm trên tổng số 11 người bị nhiễmbệnh.
Birds (75)Birds (82)Birds (77)Birds (76)Birds (78)Birds (79)Birds (80)Birds (81)Birds (83)
Ghé thăm xứ sở loài chim Thiên Đường

Có một loài được coi là “Diva” của thế giới chim muông, những con chim này có bộ lông dài thướt tha, sặc sỡ… Truyền rằng, chim Thiên Đường (Birds Of Paradise) là một con chim thần, sống ở trên Thiên Đường, ăn mật hoa, uống giọt sương. Khi múa sẽ vang lên tiếng nhạc mê hồn. Người ta gọi nó với nhiều tên khác như: chim Cực Lạc, chim Mặt trời, chim Phượng…




Phần lớn chim Thiên Đường được tìm thấy tại khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Nam Duong và phía đông Uc. Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.


Chim Thiên Đường đầu có màu vàng chanh, khoác bộ lông vũ tuyệt đẹp, nhất là chiếc đuôi dài xòe rộng, càng rực rỡ. Chân của chim rất ngắn, khi bay, chân giấu trong bộ lông nên người ta không nhìn thấy. Chim Thiên Đường màu lam khi gọi bạn tình, vẫn thường ngửa đầu, cong lưng, dựng bộ lông màu vàng kim ở cạnh sườn, hoặc treo ngược trên cành cây, rũ toàn bộ bộ lông gấm hoa diễm lệ của mình ra để hấp dẫn bạn gái. Các loài chim dòng họ nhà Thiên Đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.




Chim Thiên Đường là biểu tuong của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của chim Thiên Đường.

Có 42 loài chim Thiên Đường trên thế giới, trong đó, có tới 37 loài chỉ có ở New Guinea – hòn đảo lớn thứ 2 trên thế giới sau Greenland với diện tích 786.000 km2. Không phải chỉ mình New Guinea, mà loài chim này còn xuất hiện ở cả hòn đảo nhỏ nằm cách biệt ở vùng biển Caribê có tên Little Tobago, nằm cách phía đông đảo Tobago 3 km và chỉ rộng 2,6 km2, với điểm cao nhất là 155 m so với mực nước biển. Điều đặc biệt là hòn đảo này nằm cách xa so với môi trường sống tự nhiên của loài chim Thiên Đường.


Nhưng vào năm 1909, một người Anh có tên William Ingram – chủ một trang trại dừa ở Trinidad, đã có ý tưởng biến nơi đây thành “ngôi nhà” mới cho loài chim Thiên Đường. Tháng 9 năm đó, ông đã đem đến hòn đảo này 24 con chim trống và 24 con chim mái. Sau đó, 2 con chim mái khác được đưa tới ngôi nhà này. Đây là một ý tưởng khá hay bởi lẽ vào thời điểm đó, những con chim Thiên Đường sống trong môi trường tự nhiên ở New Guinea đang phải đối mặt với nguy cơ săn bắn vì bộ lông tuyệt đẹp và rực rỡ của nó. Ngày 28/5/1928, người thừa tự của ông William Ingram đã tặng cả hòn đảo và khu vực sống của loài chim Thiên Đường cho chính phủ Trinidad & Tobago.
Kể từ năm 1929, hòn đảo nhỏ này trở thành nơi bảo tồn tự nhiên và được bảo vệ. Những chuyến viêng thăm hòn đảo với mục đích nghiên cứu khoa học và du lịch có giấy phép mới được thực hiện và phải đi theo hướng dẫn. Hòn đảo nhỏ này bao phủ bởi vô số loài thực vật khác nhau. Rất nhiều loài cây bụi và một số loại cây co trai là thức ăn của loài chim này.


Chuối, đu đủ, và một số loại cây quả khác được trồng để đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào cho chim Thiên Đường. Hòn đảo nhỏ này cũng là Thiên Đường cho rất nhiều loài chim khác, chẳng hạn như loài chim biển nhiệt đới mỏ đỏ, chim Ruồi, chim Mòng Biển, chim Hoàng Anh đuôi vàng, chim Hét, chim Hồng Tước, chim Bồ Câu,… Những loài vật như nhện, mối, bọ cạp, giun đất, rết, dơi, ốc sên, rắn và thằn lằn cũng xuất hiện ở đây.




Hòn đảo này là nơi duy nhất có loài chim Thiên Đường ngoài môi trường sống tự nhiên của nó.





Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata





Thiên đường đuôi đen Terpsiphone paradisi




1 comment: