Tuesday, January 31, 2012

Bẫy "chim hiếp dâm"

image

Cái hĩm được cấy răng

Trong không khí tưng bừng nhộn nhịp của mùa đá banh World Cup 2010, bác sĩ Ehlers, đã phân phối 30,000 bao cao su chống hiếp dâm Rape-Axe đến Nam Phi để bảo vệ giới phụ nữ. Bà giải thích rằng, trong khi tất cả lực lượng an ninh của Nam Phi đổ dồn về các sân vận động để bảo vệ an toàn cho du khách thì bọn bất lương có thể tha hồ tung hoành tại các tỉnh khác của Nam Phi. Điều tệ hại này có thể dẫn đến tệ nạn hiếp dâm phụ nữ.

Nam Phi là nước có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất thế giới, mỗi năm có đến hơn 50.000 trường hợp được ghi nhận chính thức (con số thật sự phải cao hơn nhiều). Cứ 4 người đàn ông thì có 1 ông thú nhận đã từng hiếp dâm phụ nữ. Theo tổng số những đứa trẻ ra đời trong một ngày thì có 961 em là kết quả thụ thai của các nạn nhân bị hiếp dâm. Năm vừa qua, có khoảng 21,000 trường hợp các em nhỏ bị hãm hiếp được báo cáo.

image

Vị nữ bác sĩ người Nam Phi này đã phát minh ra một phương cách để giúp giới phụ nữ tại Nam Phi thoát khỏi nạn cưỡng hiếp nhờ một công cụ, gọi là . Nó có hình dạng và kích thước nhỏ như một thỏi băng vệ sinh của phụ nữ và được nhét vào trong âm hộ.

image

Mặt trong của Rape-Axe có gắn một cái móc câu, để khi “đụng chuyện”, có thể móc chặt vào dương vật khiến kẻ bất lương phải giật mình hốt hoảng vì quá bất ngờ và vì quá đau đớn, trong khi nạn nhân nhân cơ hội tìm đường thoát chạy! Một khi móc câu đã dính chặt vào dương vật rồi thì kẻ bất lương chỉ còn cách duy nhất là… gỡ bỏ bằng phẫu thuật; do đó, khi tới bệnh viện thì tội phạm đã rành rành, kẻ bất lương hết đường chối cãi. Ngoài công dụng “phóng móc câu” để gây bất ngờ cho kẻ tấn công (tình dục), Rape-Axe còn có thể bảo vệ các bà các cô không bị nhiễm HIV và tránh cho họ mang thai ngoài ý muốn hệt như một bao-cao-su thực sự nhưng dành cho phụ nữ.

Ý tưởng về thỏi Rape-Axe đã được bác sĩ Ehlers nghĩ tới, qua những lần phỏng vấn các nạn nhân bị cưỡng bức, khi nghe họ than rằng: “Phải chi phía dưới của tôi cũng có răng!” Và thế là thỏi Rape-Axe được thành hình từ 2005 nhưng chưa được sản xuất đại quy mô.


image

Bản tin chấn động thế giới này được CNN tung ra ngay mùa World Cup cuối tháng 6 đã gây tranh cãi rất nhiều cho cả hai phía nam và nữ. Phía phụ nữ có người bùi ngùi cảm động vì nghĩ rằng từ nay chúng tôi có một khí giới hữu hiệu để chống lại một thảm kịch ghê gớm làm tan nát đời người con gái. Phái nam chợt hốt hoảng hỏi thầm, cái đó là cái quái gì vậy? Nhìn hình chụp thì thấy nó có răng cưa tua tủa muốn rùng mình, rởn tóc gáy.

image

Như lời mô tả, bao cao su Rape-Axe còn được gọi là cái khoá trinh tiết thời đại mới. Đây là một phát minh tân kỳ được dùng không những bảo vệ người phụ nữ mà nó còn có công dụng như một vũ khí làm đau đớn địch thủ, đau đến độ không cất bước nổi. Nó có tác dụng như một con nhím sẽ xù lông khi bị địch tấn công.

Trước khi dùng một sản phẩm nào chúng ta phải lưu ý đến mặt hữu dụng và cả bất tiện dụng của nó. Hơn nữa ta cần phân tích cũng như suy nghĩ sâu hơn và đặt câu hỏi có nên dùng phát minh này để bảo vệ chính mình không? Chúng ta còn phải lắng nghe và suy ngẫm ý kiến của nhiều người khác trên khắp thế giới hầu tìm một câu trả lời thoả đáng cho mình.
Có người bảo phát minh này trên lý thuyết mới nghe thì hay nhưng nó có thật sự thực tiễn như đã mô tả không? Khi một kẻ gây tội ác bị đau và bối rối hắn có thể nổi giận và thú tính hung bạo sẽ nổi lên làm sao hắn không phương hại đến tính mạng của nạn nhân? Sát nhân là kết quả thấy rõ trước mắt. Một người mặc bao cao su Rape-Axe là tự mặc vào người bản án tử hình cho mình.

image

Có người lấy làm tiếc tại sao người ta không nghĩ ra được những phát minh hay phương pháp nào trị tận gốc căn bệnh thích hiếp dâm phụ nữ hoặc giáo dục tâm lý bệnh hoạn của những người thích dùng bạo lực để thoả mãn thú tính của mình. Nếu chúng ta thay đổi được tư duy, thái độ, lối cư xử của thiếu niên hay phái nam trong một xã hội toàn những hành động bạo hành như hiếp dâm phụ nữ thì có phải thế giới thái bình hay không?
Người thì lo lắng cho phái nam vì họ nghĩ có thể những phụ nữ thù ghét đàn ông sẽ lợi dụng vũ khí này để trả thù người tình đã lừa dối họ. Với một kế hoạch vạch sẵn và chỉ cần một bao Rape-Axe, gã sở khanh sẽ trả một giá khá đắt bằng một kinh nghiệm đau thương cho hành động bội bạc của hắn.

image

Ở các nước văn minh còn lạc hậu, có người tin rằng làm tình với gái đồng trinh sẽ chữa được bệnh AIDS hay HIV. Để chắc chắn một thiếu nữ còn trinh, cách tốt nhất họ đi lùng kiếm trẻ em. Đó là kết quả năm rồi có tới 21,000 em bé bị hiếp dâm ở Nam Phi!!! Hiếp dâm là một nạn bạo hành lớn nhất ở đây. Hãy xem những tin tức và tài liệu trên mạng, chúng ta sẽ xúc động khi thấy có những em bé tuổi vừa dậy thì gầy tong teo, bụng mang dạ chửa vì bị hiếp dâm. Lại có những em gái bị nhiễm HIV nằm mệt mỏi trên giường bất động mặc cho ruồi bu đen quanh người. Bạn sẽ không ngăn được giọt nước mắt mà khóc cho các em và van vái nếu trời cao có mắt xin trừng phạt đích đáng những kẻ gieo gió. Cái đau đớn của Rape-Axe nào có thấm gì. Ở Nam Phi vì nghèo và không vũ khí tự vệ có nhiều phụ nữ dấu lưỡi lam trong quần lót hay cửa mình để phòng thân.

image

Nếu đặt giả thuyết phát minh này được dùng trong những tình huống khác nhau thì Rape-Axe không phải là vô dụng. Trong trường hợp kẻ gian không có nhiều thì giờ để hành động, khi bị móc câu của bao cao su móc phải, hắn sẽ đau đớn vô cùng, tìm cách gỡ mãi mà không được, càng gỡ càng bị dính chặt, đi tiểu tiện cũng không được. Trong cơn hoảng hốt, nạn nhân sẽ nhân cơ hội đó mà trốn thoát. Bác sĩ Ehler còn nhấn mạnh lợi điểm của Rape-Axe là bảo vệ được nạn nhân không bị nhiễm HIV.
Nhưng vấn đề là đâu ai biết tình trạng nguy hiểm lúc nào sẽ xảy ra để mặc bao cao su. Không ai tiên đoán được âm mưu và giờ hành động của kẻ bạo hành để ngăn ngừa. Không lẽ cứ phải mặc nó bất cứ lúc nào đi ra đường hoặc phải vượt qua những nơi bị coi là nguy hiểm? Nhất là các em bé làm sao biết cách mặc bao cao su và các em có cảm thấy thoải mái khi mặc nó hay không?

image

Có những bà mẹ xưa nay rất lo âu về con gái của mình từng có ý định bắt con mình mặc Rape-Axe vào ngày lễ ra trường. Các cô cậu tốt nghiệp trung học thường đi party thâu đêm suốt sáng sau buổi lễ và cơ hội các cô bị hiếp hay có bầu rất cao sau buổi lễ này.
Một nạn nhân bị hiếp dâm không những bị tổn thương thể chất sinh lý mà còn bị đau đớn trầm trọng ở mặt tâm thần. Có người không bao giờ hồi phục và trở về được với đời sống bình thường. Họ sợ hãi, kinh tởm và thù ghét đàn ông và tự hủy thân hay tự vẫn. Nếu chịu thêm cái đau của bệnh AIDS thì còn bi kịch nào trầm thống hơn? Nếu phải lựa chọn cái chết họ thà bị kẻ bạo hành giết ngay lúc đó họ sẽ không bị cái đau dai dẳng theo đuổi suốt đời người. Đó là ý kiến của một số người về tiện dụng của Rape-Axe.

image

Có người còn đề nghị sao không tiêm thuốc độc hay một loại thuốc mê gì đó trong móc câu để kẻ bạo hành bị mê đi và không tiếp tục hành động được nữa. Tuy nhiên nếu bao cao su có tẩm thuốc mể thì thuốc mê hay loại thuốc độc đó có thể phương hại đến chính người mặc nó, kẻ cưỡng dâm chưa bị hại mà người mặc đã bị hại trước tiên.
Vài ý kiến ngỏ rằng sao chúng ta không giúp phụ nữ bằng cách giáo dục họ biết đối phó với các trường hợp nguy hiểm khi có bạo hành? Có người bảo làm sao bạn phản ứng lại khi trong đêm thức dậy thình lình với con dao(hay súng) kề cổ của kẻ dâm dục. Nó ra ngoài tầm kiểm soát của con người. Cách tốt nhất là thiến luôn những thủ phạm hiếp dâm đã từng phạm tội để hắn không còn tiếp tục mang của quí đi hiếp người khác nữa!!!!

image

Một ý kiến của phái nam cho rằng Rape-Axe có tác dụng tâm lý nhiều hơn nếu được xử dụng nhiều. Nó có tính cách doạ nạt và áp đảo tinh thần kẻ bắt đầu có ước muốn phạm tội. Nếu kẻ cưỡng dâm ý thức được rằng phụ nữ có mặc bao cao su thì họ dè chừng và nghĩ đến việc bị mắc câu mà kinh hãi đến nỗi không dám liều lĩnh mà làm bậy.
Tôi trộm nghĩ khi đó phụ nữ chúng ta tương kế tựu kế, các phụ nữ có cơ hội bị hại ra đường ai cũng mặc áo với hàng chữ "Chúng tôi có mặc bao cao su Rape-Axe" dù có mặc hay không. Kẻ bạo hành có muốn hành động cũng suy nghĩ lại và không dám tự tiện như trước nữa vì hắn đâu biết hư thực ra sao?

image

Khi ấy một vấn đề sẽ được nêu ra "Các ông nghĩ gì khi thấy một cô gái đẹp mặc chiếc áo có hàng chữ này?"
Vấn đề đôi lúc đơn giản ở nơi này nhưng phức tạp ở nơi khác. Hoàn cảnh địa dư và phong tục điạ phương chi phối một hành vi phạm tội. Ở Nam Phi, hiếp dâm không những là một hành vi bạo hành xảy ra trong nhà mà nó xảy ra ngoài đường rất nhiều. Nó đã biến thành một phong tục hay luật rừng của một hay vài nhóm người. Có lúc nó minh chứng cho một biểu tượng nam tính đầy uy quyền thống trị mà một người đàn ông trong nhóm cần chứng tỏ.

image

Một người chợt nghĩ ra giả thuyết, nếu kẻ bạo hành sợ gặp phải Rape-Axe, hắn sẽ thử nghiệm bằng cách đút một dương vật giả(dildos), trái chuối hay dưa leo vào để thử và bao cao su được lấy ra rồi hắn lộn ngược từ trong ra ngoài và mặc vào cái dương vật giả để trả thù thì việc gì sẽ xảy ra? Gậy ông đập lưng ông! Nạn nhân sẽ đau đớn đến chết.
Có những băng đảng hay tụ tập và kéo bè, kéo nhóm để hiếp dâm. Hẳn nhiên Rape-Axe sẽ trở nên vô dụng khi nạn nhân bị bề hội đồng và cơ hội bị giết của nạn nhân có xác xuất rất cao.

image

Và có người còn nghĩ ra rằng, khi kẻ cưỡng dâm sợ đụng phải Rape-Axe, hắn sẽ quay ra hiếp phụ nữ bằng đường hậu môn và miệng. Có phải vì phát minh này mà chúng ta khuyến khích kẻ cưỡng dâm gia tăng phương pháp hiếp dâm bằng một lối khác là cửa sau?
Cuối cùng, có vài ý nghĩ phản kháng từ phía nam giới cho rằng nguyên nhân gây ra nạn hãm hiếp chính là do phái nữ khiêu khích gợi dục phái nam mà ra. Những quần áo, thời trang hiện nay, có nhiều loại hở ngực, hở bụng, hở đùi trông rất gợi cảm, bảo sao các ông không bị kích động. Phim ảnh, truyền hình, internet với hàng ngàn, hàng vạn hình ảnh khiêu dâm lộ liễu mỗi giây mỗi phút bày thân thể phụ nữ ra như món hàng khuyến mại hấp dẫn, dụ dỗ con mồi phạm tội. Nếu tất cả phụ nữ trên thế giới đều bắt chước phụ nữ Hồi dấu thân thể sau tấm áo chùng kín mít thì có đâu những kẻ hiếp dâm?

image

Nhưng chúng ta thử hỏi xem nếu phái nam không có nhu cầu thì các kỹ nghệ sách báo, phim ảnh khiêu dâm sản xuất và bán cho ai? Và tại sao các dịch vụ buôn hương bán phấn, những kinh doanh chung quanh chữ "sex" lúc nào cũng đắt như tôm tươi làm giàu cho bao nhiêu người trên thế giới. Cung và cầu đi đôi với nhau và chuyện tranh cãi này giống như cái trứng và con gà không biết cái nào có trước?

image

Nói tóm lại, Rape-Axe là một sản phẩm mới được tung ra cho phụ nữ dùng chống lại tệ nạn hiếp dâm gây nhiều tranh cãi nhất từ trước tới nay. Dĩ nhiên như nhiều ý kiến đưa ra nó có nhiều khuyết điểm và chưa được toàn hảo, chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng nó. Nhưng chúng ta nên ghi nhận đây là một bước tiến quan trọng trên con đường tìm tòi và phát minh một trong những sản phẩm giúp ích và bảo vệ sự an toàn thiết yếu của phụ nữ.

Cái hĩm ơi! giá như mà cái hĩm có răng thế giới sẽ ra sao?
Trịnh Thanh Thủy( Theo http://baomai.blogspot.com/2011/11/bay-chim-rape-axe.html)

Cạm bẫy xinh đẹp

image
Trong quán bar lạnh tanh. Sau khi ngồi xuống ghế, người đàn bà ngẩng đầu nhìn quanh một lượt. Đúng lúc ấy, ánh mắt của nàng và ánh mắt của Cao Đắc Thắng không hẹn mà gặp nhau. Giữa lúc Cao Đắc Thắng sắp phải rút lui vì ánh mắt của nàng chiếu tướng, thì nàng lại đột nhiên cười.
Một nụ cười đôi chút phiêu lãng.
Cao Đắc Thắng như được khuyến khích. Chàng không chút do dự đứng phắt dậy, tay cầm cốc, bước thẳng đến trước mặt nàng, nói:
- Nếu không phản đối, tôi có thể ngồi xuống cùng chị nói chuyện không?
- Muốn bao tôi chăng? - Đối phương tung ra một câu hỏi bất ngờ làm Cao Đắc Thắng bỗng bối rối.
- Hay là thích qua một đêm?
Cao Đắc Thắng cứng họng, lúng túng như gà mắc tóc.
- Tôi là Lâm Đạt! - Đối phương đột nhiên mau lẹ chuyển làn, chốc lát đã giải vây cho chàng.
- Tôi là Cao Đắc Thắng! - Tim của Cao Đắc Thắng đập bình thường trở lại
- Kết bạn lung tung với người khác giới ở nơi tứ chiếng, lẽ nào đàn ông không sợ nguy hiểm sao? Đàn bà nguy hiểm lắm đấy!
Nàng hỏi một câu làm cho Cao Đắc Thắng cảm thấy khó hiểu vô cùng.

image
- Nguy hiểm! Tại sao lại nguy hiểm? Không! Trái ngược một trăm phần trăm, chỉ có ở bên cạnh đàn bà, những người đàn ông mới có cảm giác an toàn thật sự. Nếu bàn về nguy hiểm tôi lại cảm thấy rằng đàn ông còn nguy hiểm hơn đàn bà! Lâm Đạt tình tứ nhìn chàng.
Đến lúc này, Cao Đắc Thắng mới ý thức được mình đã quá lời, vội vàng lái sang chuyện khác:
- “Chị không định uống chút gì sao? Ở đây tôi rất quen, tôi gọi cho chị!”
- Một cốc rượu vang đá! Cảm ơn! - Lâm Đạt mỉm cười nhìn chàng.
Cao Đắc Thắng nghĩ bụng, đêm nay rõ ràng lại là một đêm khó quên. Lát sau, họ vừa uống vừa nói chuyện, tỏ ra rất tâm đầu ý hợp.
Bất giác, Cao Đắc Thắng nhẹ nhàng cầm tay nàng hỏi:
- “Nếu không phật ý, có thể nói cho tôi hay bàn tay nhỏ xinh xắn này dùng để cầm cái gì nào?”.
- Dao! - Nàng nói cộc lốc.
- Chị là bác sĩ ngoại khoa ư? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên.
- Nếu nói rõ hơn thì đã từng là một bác sĩ ngoại khoa! Còn nay lại là một người phụ nữ chủ gia đình một trăm phần trăm! Sao, anh không tin à?
- Xin lỗi! Trong ấn tượng của tôi, bác sĩ ngoại khoa đều là những động
vật máu lạnh. Mà chị …
- Lẽ nào tôi lại không máu lạnh ư?
- Không! Không! Trông chị dịu hiền làm sao, hơn nữa còn rất phong lưu
thanh nhã nữa...
- Anh đã tưởng tượng tôi là một người hoàn mỹ như thế ư? …
- Đúng thế! Từ khi chị vừa bước chân vào cửa, tôi đã bị chị làm cho mê
muội, hoàn toàn bị mê muội! - Cao Đắc Thắng đắm đuối nhìn thẳng vào mắt
nàng, nói.
- Nhưng, tôi đã kết hôn rồi...
- Nói thật lòng, tôi thích những người đàn bà thành thục. Chỉ có đứng trước người đàn bà thành thục tôi mới cảm thấy mình là một người đàn ông ra trò.
Người đàn bà áo đen khanh khách cười, má ửng hồng.
Giữa lúc tay Cao Đắc Thắng muốn đưa ra một lần nữa, thì nàng đột nhiên đứng bật dậy, nói: "Xin lỗi! Muộn quá rồi! Tôi nghĩ tôi nên ra về!".
Nói xong, nàng quay người lướt đi như bay.
Cao Đắc Thắng bỗng như ngây như dại. Chàng cảm thấy đau khổ quá, thậm
chí còn có một cảm giác bị lừa dối, bị bỡn cợt.
image

Chính giữa lúc Cao Đắc Thắng bải hoải tâm hồn, ngồi ủ dột, thì Lâm Đạt lại bất ngờ quay lại. Nàng nói: "Sao? Anh không muốn cùng đi với tôi à?".
Lát sau, hai người cùng ra khỏi cửa hàng...
- Nếu chàng không ngại gì, em mời chàng đến nhà em coi thử!
- Thật thế ư? - Cao Đắc Thắng hơi do dự.
Lâm Đạt cười, nói: "Đừng lo! Chồng em, anh ấy thường không ở nhà!".
- Thế à? - Cao Đắc Thắng nghe vậy mới yên tâm.
- Nhưng trước khi lên xe, em có một điều kiện! - Nàng nói.
- Điều kiện gì nào?
- Trước khi tới nhà, em phải bịt kín hai mắt anh lại!
- Tại sao phải làm như vậy? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên, hỏi.
- Bởi vì, chồng em là một người có địa vị cao. Em không muốn do một sơ suất nhất thời của mình, mà đem lại bất cứ một phiền phức không đáng có nào.
- Em sợ sau khi biết nhà của em, biết đâu một lúc nào đó anh lại mò đến
tìm em? - Cao Đắc Thắng có vẻ giận dỗi, nói.
- Em đâu có nói anh đúng là loại người ấy! Song, một người ở vào bối cảnh gia đình như vậy, thì biện pháp đề phòng nhất định là không thể thiếu, nếu không, cuối cùng người bất hạnh chỉ có thể là một mình em! -
Lâm Đạt nhẫn nại giải thích.
- Sao không thuê phòng ở khách sạn chẳng hạn.
- Không được! Em thường cùng chồng em xuất đầu lộ diện ở những nơi công cộng, cho nên số người biết em rất nhiều, nếu bị họ phát hiện ra, thì em sẽ gay to!
Cao Đắc Thắng vẫn còn do dự.
- Anh Cao! Xin cứ tin vào em! Em làm như vậy cũng là bất đắc dĩ. Nói thật nhé, tối nay, em cũng như anh, cũng muốn có một người ở bên cạnh, nếu không thì vừa rồi em đã chẳng quay lại tìm anh nữa. Em biết, em làm như vậy là rất ngốc, rất manh động, biết đâu chẳng đem lại nguy hiểm chơi lửa đốt mình. Song, em đã hết cách khống chế được mình...
Vừa nói, Lâm Đạt bất giác nắm lấy tay chàng, nước mắt ngân ngấn. Cao Đắc Thắng cảm động vô cùng trước câu nói của Lâm Đạt. Chàng đột nhiên ôm nàng vào lòng: "Anh nguyện hy sinh tất cả vì em!".
Như thế là Cao Đắc Thắng đã lên xe của Lâm Đạt.
Sau khi xuống xe, Lâm Đạt vẫn chưa tháo tấm vải đen che mắt Đắc Thắng, mà cứ dắt tay chàng đi chầm chậm trên con đường nhỏ trải đầy đá quạ.
Bốn bề im lặng. Trong gió lạnh thoang thoảng mùi hoa thơm. Cao Đắc
Thắng đoán đây là vườn hoa của nhà Lâm Đạt, xem ra nàng đâu có lừa dối
mình.
Lát sau, nàng dẫn chàng leo lên mấy bậc thềm, sau khi qua cổng lớn, lại đi dọc một hành lang dài, mãi sau mới dừng lại.
- Bây giờ anh có thể mở to mắt rồi! - Lâm Đạt tháo mảnh vải đen che mắt cho chàng, tủm tỉm cười, nói.
Cao Đắc Thắng dụi dụi mắt, ngẩng đầu lên nhìn, thì ra mình đã ở trong một phòng ngủ xinh xắn.
Cao Đắc Thắng lớ ngớ không biết làm gì, cứ đứng trơ ra đó.

image
Đột nhiên, từ phía sau Lâm Đạt đã ôm chặt chàng, mặt áp sát vào tấm lưng rộng của chàng, nũng nịu:
- Bây giờ, chẳng có ai đến quấy rầy chúng ta được nữa!
Cao Đắc Thắng quay người lại, nâng mặt nàng lên, hôn thắm thiết. Người đàn bà bất giác thở dài, toàn thân mềm mại, rung động. Tiếp đó, nàng khẽ khàng cởi áo quần cho Cao Đắc Thắng, từng chiếc một, rất thứ tự ngăn nắp. Thân thể Cao Đắc Thắng vô cùng tráng kiện, do thường xuyên vận động thể thao. Lâm Đạt đứng ngây ra nhìn Cao Đắc Thắng đang trần
như nhộng.
- Trẻ trung tuyệt vời! - Nàng nói.
Bây giờ, tay nàng bắt đầu khẽ khàng vuốt ve cơ thể Cao Đắc Thắng, di chuyển chậm chạp từng điểm một, từng tấc một, rất chi tỷ mẩn, vô cùng thận trọng, không sót một tí nào. Cao Đắc Thắng cảm thấy thần thái của nàng như đang kiểm tra tật bệnh cho bệnh nhân. Chàng đoán rằng đó là thói quen nghề nghiệp trước đây của nàng để lại.

image
Cuối cùng, tay nàng dừng lại bên cạnh đoạn xương sống ở thắt lưng, ngẩng đầu nói:
- Lưng anh chắc nịch. Em mê lắm!
Sau một trận mây mưa, người đàn bà tỏ ra khoan khoái như cá gặp nước, nói:
- Anh thật tuyệt vời! Còn tuyệt vời hơn em tưởng tượng nhiều!
- Đây còn chưa phải là trạng thái tuyệt nhất của anh đâu! Không tin hãy thử lại lần nữa xem! - Cao Đắc Thắng đắc ý, nói.
- Không được! Hãy nghỉ một lát đã! Anh muốn uống chút gì không? - Nàng nói.
- Tùy em ! - Chàng đáp.
Lát sau, từ ngoài cửa, nàng bưng vào hai ly nước cam, hai người cầm cốc trên tay, lặng lẽ uống. Bỗng nhiên Cao Đắc Thắng cảm thấy có cái gì không bình thường. Đầu tiên óc choáng váng, trời đất quay cuồng, sau đó bèn bất tỉnh nhân sự ngã gục trên sàn nhà.

image
Người đàn bà cười lên một nụ cười quỉ quái, vẻ mặt thần bí ranh ma…
Khi tỉnh lại, Cao Đắc Thắng vội vàng kiểm tra xem mình có mất cái gì không. Song, những thứ quý giá đều còn cả! Chàng khó nhọc cố nhổm lên.
Bỗng nhiên cảm thấy một trận đau điếng khó mà chịu được từ lưng truyền lên. Cao Đắc Thắng vội lấy tay sờ ra sau lưng. Đến lúc ấy chàng mới cảm giác thấy trên cơ thể có nhiều vết thương, mà hình như đã được khâu chỉ. Trái tim của Cao Đắc Thắng bỗng tựa hồ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, suýt nữa chàng kinh hoàng thét lên.
Mấy giờ sau, Cao Đắc Thắng đã có mặt ở trong phòng hội chẩn của bệnh viện. Sau khi đã tiến hành kiểm tra xong cơ thể chàng, bác sĩ cơ hồ vô cùng kinh ngạc:
- Thiếu một quả thận! - Bác sĩ nói.
- Một quả thận? - Cao Đắc Thắng tối tăm mặt mũi, toàn thân suýt đổ gục
xuống đất.
- Ngành cảnh sát nói rằng hiện ở ta đang có một tổ chức tội phạm chủ yếu đánh cắp các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó chúng bán cho những bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép thể tạng. Cảnh sát đang ra lệnh truy nã một thủ phạm trong số bọn chúng. Đó là một nữ bác sĩ ngoại khoa, có biệt hiệu là "nữ sát thủ", tuổi khoảng trên ba mươi. Nghe nói, ả rất xinh đẹp, khéo léo mồi chài đàn ông...
Nghe bác sĩ nói vậy, Cao Đắc Thắng im lặng không nói được một lời nào.
Bác sĩ ngắm nhìn chàng, an ủi.
- Thật ra, anh cũng không nên quá đau buồn. Ít nhất trong cơ thể anh vẫn còn lại một quả thận nữa. Nếu lúc đầu cái mà ả nhắm vào không phải là quả thận, mà là quả tim của anh, thì kết cục sẽ không còn cảnh tượng như thế này nữa.

image

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể nói cho tôi biết, một quả thận giá bao nhiêu tiền không?
- Tám mươi vạn nhân dân tệ!
Cao Đắc Thắng bỗng đờ đẫn, đổ oặt người xuống ghế.

Chuyện phàm phu tục tử

image

Bài này tựa đề là phàm phu tục tử nên một vài từ ngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy. Người viết báo trước để những ai dị ứng với chuyện bậy bạ thì cảm phiền nhắm mắt đừng đọc.. Những đoạn thơ hoặc nhạc nếu không ghi chú tên tác giả tức được trích trong internet hoặc lưu truyền trong dân gian.

Nhớ ngày xưa còn con gái mới lớn, đầu óc tui thật trong sáng, thánh thiện. Tui mơ có được một người bạn đời hợp ý tâm đầu để cùng ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ, đối ẩm, thả diều, bắt bướm..Vợ chồng phải coi nhau như bạn, giữ tình thanh tao chứ không để ba cái chuyện đầu gối tay ấp làm vẩn đục vấy bẩn. Tui mơ, tui mộng đủ thứ cho đến khi tui gặp được chàng.
Chàng là một thư sinh tuấn tú tướng người rất nho nhã, đàng hoàng, và hiền như bụt. Chàng thuộc thơ của các văn nhân thi sĩ như cháo; lâu lâu lại xổ vài bài thơ lãng mạn mà vì chàng chỉ đọc vài câu, vừa vặn hợp tình, hợp cảnh, không nhiều hơn ý muốn nói nên tôi khó mà nhận ra là thơ văn của ai. Cho dù mơ mộng mấy đi nữa, nhưng cũng là nhi nữ thường tình, tui vốn không quên “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”.
Nay đã gặp người hợp nhãn, hợp ý tui chẳng ngần ngại gì mà không gần gũi để tìm hiểu thêm. Nhiều lần trốn đi ngắm sóng biển, ngắm sao trời, thơ thẩn với chàng quá, má tui đã cấm không cho hai đứa gặp nhau nữa. Chàng thở dài ngâm nga thơ Nguyễn Bính :

“Giá đng có du mng tơi
Ti nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.”

Tui kể lại với má. Thế là má tui bỏ lệnh cấm vận vì không muốn trở thành dậu mồng tơi lỡ ai hái nấu canh thì khổ. Má tui lâu nay rất mê thơ, đã từng chép mấy tập thơ dầy cộm nên thấy chàng biết xài thơ đã cho điểm tốt ngay. Chàng còn là một thư viện truyện cười, kể tui nghe đủ thứ truyện vui thật dễ thương... Chàng lắng nghe tâm sự của tui; đồng cảm với mơ ước của tui và đã tỏ tình một cách rất thơ theo đúng cái thắc mắc đang lởn vởn trong đầu tui hôm hai đứa đang thơ thẩn dạo chơi :

Người đâu gp g làm chi !
Trăm năm biết có duyên gì hay không ?

image
Hình minh họa

Rồi chàng hứa...sẽ là người bạn đời mà tui tưởng tượng. Thế là chẳng bao lâu đám cưới của đôi trai thanh gái lịch đã xảy ra. Chàng trở thành chồng tui và từ từ lộ nguyên cái chất phàm phu tục tử mà tui không thể nào tưởng tượng được.
***

Bắt đầu buổi tân hôn, hai đứa tui ngủ chung giường nhưng chắn giữa là một cái gối như đã giao hẹn trước kia. Ðược đâu vài phút chàng bắt đầu hát :
- Tay có bằng lòng cho tay nắm với ?
- Xin nắm tay hở ? Nắm một chút thôi nhen. Nắm tay được vài phút chàng hát tiếp :
- Tóc có bằng lòng xin một sợi thôi ?
- Xin tóc làm gì vậy ?
- Ðể anh kết tóc se tơ ấy mà...
Giọng chàng êm như ru hát thì thầm bên tai tôi :
- Chân có bằng lòng cho chân kẹp lại ?
- Một phút thôi nhen! (tui nói ỉu xìu)
- Môi có bằng lòng xin một nụ hôn ?
Im lặng ! Tui hết trả lời được nữa mà nhắm mắt chết trân.
Rồi chàng xin lần cuối cùng với ca khúc của Ngô Thụy Miên :
“Cho tôi ôm em vào lòng, Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng, Yêu thương vợ chồng”

Cứ thế, chàng tấn công từng tí từng tí thật tình tứ.
Cái gối chắn bị quăng khỏi giường ! Từ nay hết tình thoát tục, hết tình thanh tao, hết tình bạn bè mà bắt đầu cho tình vợ chồng chính hiệu. Nhưng đó đâu có phải là lần xin cuối cùng. Ðêm đó chàng cứ xin thêm, xin nữa, xin tới, xin lui.
Tui hỏi chàng :
- Sao anh xin hoài vậy ?
Chàng hát : Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng lòng bỗng rộn ràng... (Tình nhớ của TCS)
Thật ăn gian, trích câu này ghép câu nọ nhưng cũng không sao ! Tình vợ chồng ngó bộ cũng hay hay đó chứ. Tui làm thơ cho chàng nghe :

Hình như em đã lên tiên,
Mây xanh, gió mát, kỳ viên chn này.
Anh ơi em mun vòng tay,
Gi em tht cht ngt ngây sut đi.

Người ta cứ hỏi tình yêu màu gì ? Trong Asia 57, Thùy Dương bảo là màu đỏ, màu hồng, màu cầu vồng ngũ sắc, nhưng Việt Dũng đều cho là trật và cuối cùng anh ta trả lời là tình yêu màu xanh.
Sai hết quí dị ơi. Câu trả lời đúng nhất là “Tình yêu màu nho”. Quí dị théc méc hả ? Tại sao là màu nho ? Nho xanh, nho đỏ hay nho đen ? Xin thưa “màu nho” nói lái lại là “mò nhau”.
Ðúng quá rồi còn gì ! Yêu nhau là phải mò nhau rồi phải không ? Vậy mà nghĩ lại cái hồi hai đứa tui bồ nhau, chỉ toàn là đưa nhau đi thưởng ngoạn ngắm cảnh, chẳng hun chẳng hít gì ráo trọi. Thế mới phục chàng biết kiềm chế, giả nai nên mới dụ được tui, con bé ngây thơ sống trên mây trên gió. Nhưng mà nghĩ kỹ, nếu chàng cho tui biết màu của tình yêu sớm chắc tui ... lấy chàng sớm hơn không chừng ! Chàng lý sự với tôi :

đi ai cũng như ai
Ăn cơm bng đũa, đ tay mà mò.”

Ăn ở với nhau một thời gian, tui thấy ai chế ra câu này thật đúng quá xá cỡ :

“Tình ch đp khi còn dang d,
Ly nhau ri nham nh lm ai ơi !”

Bây giờ 2 đứa tui chẳng còn giữ gìn, chẳng còn kín đáo, chẳng còn ý tứ với nhau gì cả. Câu châm ngôn về tứ khoái của con người mà chàng kê đầu giường và lấy làm tâm đắc là :

“Trên đi có bn cái vui.
Ăn, ng, iêu, lui cui c ngày”.

image

Nhất khoái của chàng là cái máu ăn thì ôi thôi khỏi nói. Chàng ăn uống như hùm như hổ, ăn lia chia suốt ngày không liền miệng. Cái từ “Ăn to, nói lớn” là thế nào giờ đây tui mới biết. Vì ăn nhiều quá nên “nói lớn” bằng bên dưới hơi nhiều, chàng nổ pháo liên hồi khắp nhà nghe bất nhã hết sức dị đó. Vậy mà chàng cũng có câu để bào chữa :

Cái đt là cái tri cho,
Ai mà không đt m o gy mòn.
Cái đt là cái tròn tròn,
Ai mà không đt gy mòn m o !

Chuyện gì chồng tui cũng trích thơ, trích ca dao tục ngữ chế biến để ngâm nga. Thơ văn tao nhã ngày nào đã đi đâu mất mà giờ đây chỉ toàn là thơ nham nhở, thô tục, bậy bạ hết nước nói. Nhưng nguy hiểm một điều là tui dần dần trở thành ma tà đạo như chàng - tui thấy thích và cười quá xá khi nghe những bài thơ quái đản đó mới chết chứ. Bây giờ tui nói về “nhị khoái” của chàng tức cái tính ngủ.

Chàng ngủ dễ lắm và rất say. Ngủ say đến nổi có lần tôi nghịch lấy màu vẽ vằn vẽ vện lên mặt mà vẫn không biết gì cả. Ăn được, ngủ được là tiên trên đời mà. Thấy vậy tôi cũng mừng cho chàng nhưng ngặt cái chàng lại ngáy dữ dội. Có lúc tiếng ngáy như tiếng rắn kêu, có lúc như tiếng bò rống, và có lúc nghe như tiếng đàn cò ò e. Không sao !

“Yêu nhau yêu c ngáy to đy mà !”

Có lần tụi tui vừa mới mua về cái xe Honda đời mới, chạy êm như ru. Tối đó, tui nằm ngủ mơ thấy mình lái chiếc xe mới này tà tà dạo biển. Ðang chạy ngon lành, bỗng dưng tiếng máy xe kêu lên kỳ lạ - rẹt...rẹt....khẹt...khẹt rồi lớn lên dần. Cuối cùng nó khẹt lên một cái rồi xe bị dừng lại không chạy nữa.
Tui tá hỏa tam tinh. Thôi tiêu! Mua nhằm cái xe dỏm rồi. Xe mới có bảo hành, sửa không tốn tiền nhưng máy đã có vấn đề thì dù sửa lại cũng không được tốt. Chơi bạo bỏ ra hai mấy ngàn mà mang đồ bịnh về nhà, xui thật là xui. Tui buồn hết sức và giật mình tỉnh dậy. Ðang còn lơ mơ tui mơ hồ nghĩ :
- Xe đã tắt máy hết chạy nhưng sao vẫn còn nghe tiếng máy nổ rột rột thế kia ?
Tui bàng hoàng một lúc rồi chợt tỉnh hẳn ngó sang bên cạnh. Anh chàng yêu dấu của tui đang ngủ ngon ngủ lành, miệng đang kê gần tai tui mà ngáy vang trời hệt như tiếng xe hư trong giấc mơ của tui. Trời ơi hỡi trời! Tui nhớ trong dân gian người ta có câu ca dao nói về cô vợ ngáy nhiều nhưng khi chồng yêu thì vẫn bảo :

Ðêm nm thi ngáy o o.
Chng yêu chng bo ngáy cho vui nhà.

Còn tui ? Vừa tức cười, vừa thương chồng, trong khi anh chàng đang kéo đờn cò thì tui ngồi dậy lấy bút rặn mấy câu thơ ngày mai chàng thức dậy tặng làm quà :

Xe mi chng cũ !

Va mua được chiếc Honda
Mi teng, bóng rnh, trông mà bt mê
Lái xe đi do đng quê
Bao nhiêu người ngm, h hê lòng nàng.
Xe đang bon chy trên đàng,
Bng nhiên máy nght, kêu vang tiếng n.
R.....t... r.....t..., r.....t.. r.....t, r....n.. r....n..,
Kêu như tàu la chy vô đường hm.
Kêu to như tiếng tri gm.
Xe mi mà thế!!! Ti tăm mt mày.
Cái s tui tht không may!
Git mình thc dy! Mi hay chng già.
ng đang dí m chĩa qua
tai mình mà ngáy như là sm vang
Xe cũ đi mi d dàng.
Chng già sao đi ? Ðành mang sut đi.

Chàng được tui tặng bài thơ khoái chí tử lắm, bảo là tui bây giờ đã thực tế hơn nhiều, làm thơ không còn màu mè hoa lá cành nữa. Cũng phải, sống với một kẻ phàm phu tục tử như chàng mà tui còn thanh cao mơ mộng mới là chuyện lạ.
Sống chung với nhau, từ từ chàng đem cái khả năng trích dẫn làm cho những chuyện phàm tục mà tui chỉ biết lơ mơ trước đây bỗng trở thành thi vị. Tui bắt đầu cảm thấy cái ý tưởng của chàng sao mà trực tiếp, thực dụng quá, không có chút mộng mơ, bay bổng nào cả. Nhưng phải thừa nhận là không phải là không có chút lý sự. Rồi những suy diễn của chàng dẫn tui đi xa hơn chút nữa, không phải chỉ trích dẫn mà còn suy luận, dĩ nhiên là theo cái cách của chàng.
Những lúc thong thả, rảnh rang tui hay nghe nhạc tiền chiến, nhạc tình để mơ mộng. Bài nào cũng bị chàng bình loạn tứ lung tung. Chẳng hạn bài “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng, khi nghe đến đoạn :
Vì sao thân anh rung, Vì sao chân không vững, Vì sao, và vì sao ?
......
Chàng cười lớn xía vô : - Vì anh hết xí quách rồi. Rồi khi nghe:
Hãy nói về cuộc đời Tình yêu như lưỡi dao Tình yêu như mũi nhọn Êm ái và ngọt ngào
......
Chàng nói với tui : - Trước đây hai đứa mình đều có cái ấn tượng về những nhà văn nhà thơ và những nhạc sĩ với nhiều chữ nghĩa, nhiều cảm xúc nên đã phong thần các vị ấy rồi tha hồ tưởng tượng ra những cảm giác thật cao siêu, thoát tục. Nay anh mới ngộ ra rằng họ cũng chỉ từ những cảm giác trần tục mà làm cho nó đẹp thêm nhờ chữ nghĩa bóng bẩy.

image

- Ừ nhỉ, nghe cũng đúng đấy chứ. Anh Bằng này ghê thiệt! Ví cái đó như con dao với mũi nhọn đâm địch thủ vừa êm ái vừa ngọt ngào. Nạn nhân không chết không bị thương mà sát thủ lại bị rụng rời.
Chàng tiếp thêm để dẫn chứng : - Còn Trịnh Công Sơn thì trong bài Tình sầu có viết “Cuộc tình lên cao vút, như chim mỏi cánh rồi...”. Phạm Duy trong bài Tôi đang mơ giấc mộng dài có câu “Tình yêu nở những con chim, nở những con chim tuyệt vời...”. Thấy không, toàn ví von tình yêu với chim chóc chứ đâu có trừu tượng để em mơ mộng.
Tụi tui tiếp tục thưởng thức cái thanh, cái tục của âm nhạc. Nhưng nghe một đỗi tôi bị tẩu hỏa nhập ma luôn vì nhạc sĩ nào cũng bị chàng lôi ra dẫn chứng. Riết rồi tôi có cảm giác tình yêu và tình dục chỉ là một, và trên đời này chẳng có ai thanh cao ráo trọi.

Còn nữa, những chuyện tiếu lâm dễ thương ngày nào bây giờ đã thay bằng mấy cái chuyện chàng gọi là chuyện cấm đàn bà, chuyện dành cho người lớn. Chàng hay dẫn cái trí tưởng tượng của tui đi vào con đường tà đạo rồi cười khoái chí. Hôm đó chàng đố :
- Hai con rùa một đực một cái rủ nhau vào hang. Một lúc sau có một con rùa chạy ra ngoài. Theo em thì con rùa nào còn ở lại trong hang ? Tại sao ?
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời : - Em nghĩ là con rùa cái chạy ra vì nó chịu không nổi phải bỏ chạy.
- Sai !
Tôi đía chàng :
- Chẳng lẽ con rùa đực phải chạy ra ngoài kiếm con rùa cái khác thế thân vì con dợ của nó chịu không nổi bị chết rồi?
- Ðúng là rùa đực chạy ra ngoài nhưng lý do thì em nói sai.. Con rùa cái nằm lại trong hang vì nó bị... lật ngửa mất rồi !
**
image

Không biết từ ngày nào tui và chàng thường thưởng thức và ngâm thơ Hồ Xuân Hương cho nhau nghe chứ không còn những bài thơ tình lãng mạn của Xuân Diệu, hay những vần thơ dễ thương của Nguyễn Bính, Huy Cận ...Cái thanh và cái tục của thơ Hồ Xuân Hương thì quá xá hay, nhưng tụi tui thích nhất là bài “cờ người” mà chàng cứ rủ tui chơi hoài.

Thot mi vào chàng lin nhy nga.
Thiếp vi vàng vén pha tượng lên.
Hai xe ngà chàng gác hai bên,
Thiếp s bí thiếp lin nghnh sĩ.
Chàng la thiếp đang cơn bt ý,
Ðem cht đu dú dí vô cung....
HXH

Ðấu cờ kiểu này được một thời gian thì tui kéo cờ trắng đầu hàng. Chàng như dũng tướng, đêm bảy ngày ba ngày nào cũng chiếu tướng nên tui chịu đời hổng thấu. Nhưng tui phải ráng chịu đấm ăn xôi để tình vợ chồng được nồng nàn, chồng khỏi phải đi cày “guộng” khác mất hạnh phúc gia đình. Chàng của tui bây giờ cũng không còn dùng nhạc hoặc thơ văn chính qui nữa, chàng huy động đến kho tàng văn chương bình dân, nói trắng ra là những điều thu lượm được từ các quán cóc, vỉa hè; sửa lại ý tứ của những tác giả uy tín hoặc tự đặt vè. Thay cho việc đánh cờ, bây giờ chàng ngâm :

Con heo n n trong chung
Má mày có mun vô bung vi tao ?

Nghe mà rợn da gà, tui vội vắt giò lên cổ bỏ chạy. Tụi tui chơi rượt bắt y chang cái cảnh con gà trống lên cơn chạy rượt con gà mái. Ðến khi chụp được con gà mái thì gà trống chồng tui hí hửng xuống giọng ca mấy câu vọng cổ ngay :
- Em cưng ơi ! Nếu em có thương anh thì hãy cắn răn chằng con mắt, để anh leo lên anh lúc, anh lắc, anh đẩy củ khoai ...từ!
Tui thật là thảm thương, gọi trời, trời không thấu, gọi chồng, chồng hổng tha. Tui vừa la làng vừa nghĩ kế để thoát khỏi ....cảnh bị gà trống dí mỗi ngày. Hồi giờ chỉ nghe nói thuốc kích thích dục tình chứ đâu nghe nói thuốc làm giảm bao giờ. Bỗng dưng tui nhớ đến câu truyền khẩu của dân gian “Ăn gì bổ nấy”, chắc phải nghiên cứu đến vấn đề thực phẩm cho chàng mới được.

Suy nghĩ riết cũng ra, trước nhất mình phải tránh cho chàng ăn trứng, hotdog, ngầu pín, cà dái dê, gân bò, tránh những món gì dai dai. Thay vì thế thực đơn ngày nào sáng trưa chiều tui cũng chơi món bún và rau muống luộc vì người ta hay nói “mềm như bún”, hoặc “ỉu xìu như cọng rau muống luộc” mà. Ở tiểu bang Minnesota người ta không cho bán rau muống nữa, không mua được thì tui chơi bún riêu, bún bò, bún sứa, miễn sao là bún thì được! A, cái món bún sứa coi được đây. Vừa bún vừa sứa thì làm sao mà cương cho nổi.
Chàng rất thích món bún sứa tui nấu, khen ngon nức nở và ăn quá xá cỡ. Tui cười thầm trong bụng thấy tội nạn nhân của mình hết sức. Tui vừa gắp thêm sứa bỏ vào tô cho chàng vừa giả bộ yêu chìu nói với chồng :
- Anh thích sứa hở ? Ðể em làm gỏi sứa cho anh ăn nữa nhen?
Tui làm gỏi sứa liên tục mấy ngày luôn và “hy sinh” ăn rau nộm mà dành hết sứa cho chàng. Sứa khô bên này bán hơi mắc nhưng vì việc lớn không thể tiếc tiền được. Ăn bún, ăn sứa chưa đủ đâu. Tui còn nghĩ ra món gà cho chàng ăn vì người xưa còn nói “nhanh như gà” mà.. Kỳ này cho gục luôn cái con dê chúa.

Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn sót có một thứ, đó là con chi chi như người ta vẫn nói “nhũn như con chi chi”. Hỏi hoài vẫn không biết nó là con gì, có ăn được không nên tui đành chịu thua, không có món này trong thực đơn của chàng.
Nhưng mà như Nguyễn Ngọc Ngạn nói trên Paris By Night - con dê ăn cỏ mà sao cũng cứ dê - chồng tui ăn bún, ăn sứa, ăn gà mà chàng cứ “sung” như thường, vẫn dê như trước thế mới công toi. Kế hoạch một thất bại thì tui binh qua đường khác, đó là “Dĩ độc trị độc”! hay còn gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Kết quả thế nào thì hạ hồi sẽ phân giải...
Sống với nhau đã lâu nhưng hai đứa tui vẫn còn tình điệu lắm, vẫn còn rủ nhau ngồi ngoài vườn ngắm hoa, xem bướm. Nhưng khi thấy tui bắt hụt con bướm chàng lại ngâm :

“Bướm đng đng đến thì bay
Bướm nhà đng đến lăn quay ra giường...”

Ðến khi nhìn những con chim se sẻ đang bay nhảy đớp những vụn bánh mì tui quăng trên sân cỏ thì chàng đọc tiếp:

“ Chim rng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to !!!!”

image

- Ðồ quỉ ! Anh này càng ngày càng tục hà !
Tui vừa mắng yêu anh chàng và vừa cười quá xá cỡ. Chàng của tui cứ đi sưu tầm trên mạng những câu thơ tục và vui như vậy để đầu độc tâm hồn trong trắng của tui mỗi ngày, bảo sao tui không bị ba trợn theo. Gần nhà tui có sợi dây điện giăng ngang đường. Trừ mùa đông tuyết giá, ngày nào cũng có rất nhiều con chim sẻ đậu dầy đặc một hàng dài trông đẹp hết sức. Tui có cảm tưởng những con chim này sau những lúc tung cánh khắp phương trời, chúng tụ tập về đây để nghỉ ngơi, tán dóc, thăm hỏi, tán tỉnh nhau...
Còn chồng tui thì nhìn tụi nó rồi tuyên bố một câu ....thúi ình :
- Nhìn tụi nó là anh nhớ cái thời đi ỉa hồi nhỏ !!!
Tui phản đối :
- Dô diên ! Mắc mớ gì mấy con chim này với chuyện đi ị của anh ?
Chồng tui tỉnh bơ kể : - Hồi anh còn nhỏ ở xóm biển. Nhà cửa ở đây vừa chật chội, vừa lụp xụp, đâu có ai xây nhà cầu riêng trong nhà. Cả xóm xài chung một cái cầu công cộng. Cái cầu này được dựng ra trên mặt biển, cách bờ khoảng chừng vài chục mét, che chắn bởi vài tấm ván. Lối đi ra cầu là những tấm ván nhỏ và dài bắc trên những trụ gỗ. Cái kiểu giông giống như cầu tre vậy đó. Ị xuống nước thủy triều lên là cuốn trôi hết trọi.. Thường thì người lớn mới ngồi trong cầu, còn đám con nít tụi anh thích ngồi trên lối ra cầu vừa khỏi chờ đợi, vừa ị vừa tán dóc, mát mẻ và thú vị lắm. Gió đồng sao bằng gió biển, vậy mà người ta nói “nhất quận công, nhì ỉa đồng”. Iả đồng còn thua xa ỉa biển.
Ðời anh quả là được hưởng khá nhiều lạc thú. Ði ị bọn anh cũng rủ nhau cả đám cho vui, từ xa nhìn tới giống y như mấy con chim đậu trên sợi dây điện này vậy. Thành ra anh nhìn tới mấy con chim của em là lại nhớ tới chuyện đi ị ngày xưa. Chàng làm tui giờ đây bị ám ảnh cứ nhìn đến mấy con chim đậu trên dây điện là lại tưởng tượng ra cảnh ỉa biển của bầy con nít. Bữa nào có dịp về Việt Nam phải về thăm cái xóm lưới ấy để cùng nhau hưởng thử cái thú mà chàng cho là hơn cả quận.

Bỗng dưng tui nghĩ ra một điều và hỏi chàng :
- Vậy chứ hồi đó bọn anh chùi bằng gì ? Rửa bằng nước biển hở ?
Chàng cười hơi quê quê :
- Cái cầu ván cao hơn mặt biển cả thước thì làm sao mà lấy nước rửa được. Bọn anh thường ngồi hong gió biển cho khô !
Eo ui ! Tui nghe mà hết nước nói. Thì ra lời đồn tui nghe còn thua sự thật. Tui nghe nói người ta đi ị đồng lấy cục đá hay lấy lá mà chùi. Bây giờ còn nghe chính đương sự nói là hong gió cho khô! Nghe mà rợn cả da gà. Hồi xưa thì vậy, không biết bây giờ còn giữ tật xưa không ta ?

Cái xóm lưới của chàng hồi nhỏ nghe kể lại cũng rất thú vị tuy hơi bậy bạ. Dân biển thường chế thơ, chế nhạc ngâm nga trong những buổi nhậu làm vui. Không biết sao những bài chế biến này chui tọt vô nằm trong ký ức của chàng để lâu lâu sống lại và đem ra phun châu nhả ngọc. Trong hãng tui có chị Nga, chơi thân với tui lắm. Tui hay kể cho chồng tui nghe về chuyện này chuyện nọ có nhắc tên Nga. Chàng bỗng cười tủm tỉm, hỏi tui :
- Có muốn nghe xóm lưới của anh hát về Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên không ?
Tui biết chàng nhắc đến “xóm lưới” tức sắp xổ “thơ chế” gì đây rồi. Nhưng như đã biết đàn bà là chúa tò mò, và đầu óc tui đã lỡ bị đầu độc rồi nên tui dỏng tai lên ngay. Anh chàng hắng giọng :

Vân Tiên ngi núp bi môn,
Ch cho trăng ln, bóp ... mm Nguyt Nga
Nguyt Nga va khóc, va la
M ơi, b m, người ta bóp .... mm

Ối trời ơi ! Nguyễn Ðình Chiểu ở trên trời chắc phải bịt tai không dám nghe tiếp. Nhưng tui thì khác, đã nói đầu óc bị vẩn đục rồi mà, tui cười quá xá cỡ và còn hỏi ảnh :
- Còn gì nữa không ?
- Muốn nghe nữa hở ? Ðể anh nhớ thử coi. Hình như có hát về Thạch Sanh và công chúa.
Ảnh lục trong óc một chút rồi nhớ ra và đọc:

Thch Sanh ngi gc cây đa
Thy nàng công chúa bay qua ... trung.
Thch Sanh đng dy mà dòm
Thy nàng công chúa... trung bay qua.

Xin lỗi ! tui phải sửa lại vài chữ trong mấy bài thơ chớ không ghi lại nguyên văn kẻo độc giả bảo là thô tục quá. Ðề tài là “phàm phu tục tử” thì phải viết cho đúng cái tục chứ nhưng tui cũng phải né né một chút kẻo thiên hạ chửi! Văn vẻ gì mà toàn kể chuyện yêu, ị, xì hơi... eo ơi nghe ghê quá. Nói chứ mấy chuyện đó là chuyện thường tình của con người. Văn chương thi phú diễn tả bằng những từ ngữ bóng bẩy cho lắm nói chung chỉ để đánh lừa lỗ nhĩ của ta mà thôi, thực chất cũng là nhiêu đó.

Ngày xưa thơ dại tui đã sống trên mây trên gió, suy nghĩ về những gì xa vời phi thực tế - tui đã từng nghĩ là công chúa hoàng tử không bao giờ đi cầu vì họ không phải là người thường nữa đó. Ông chồng của tui đã từ cái xóm lưới chân chất, trần tục mà lôi tui xuống với thực tại trần trụi, tục lụy và rất người này. Tui giờ lại thấy yêu cái “tục” của “người” bởi vì “người” có thể sống thực với chính mình. Mắc mớ gì phải che đậy, phải màu mè, phải tránh né.
Nghĩ đi nghĩ lại, có phải chỉ có vợ chồng tui phàm trần thế tục như vậy không? Chắc là không rồi vì người xưa có nói “Phu phụ tương kính như tân”, vợ chồng phải trọng nhau như lúc mới cưới. Tại sao phải nói vậy? Có lẽ vì hết thời mới cưới phần đông người ta không còn giữ kẽ lịch sự hảo với nhau nữa. Và cũng vì vậy mới có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Yêu đối phương thì phải cùng nuôi con rận thì hôn nhân mới hạnh phúc và tồn tại. Phải không ?

image

Thời gian cứ thế mà trôi. Chàng cứ tiếp tục làm phàm phu tục tử và tui thì chìu chàng hết nước nói. Nhưng đừng nhìn bề ngoài của tui vui vẻ hạnh phúc như thế mà lầm. Tui vẫn âm thầm và kiên trì chiến đấu với phương cách “Gậy ông đập lưng ông” của mình. Và gần đây chuyện lạ bỗng xuất hiện. Mấy món đồ ăn vặt tui làm từ đầu tuần vẫn nằm đúng vị trí trong tủ lạnh. Tối hôm đó tui đề nghị : - Ðã sang xuân rồi, mình tắt máy sưởi để hưởng chút không khí lành lạnh của mùa xuân nhen anh !
Chàng co mình :
- Ðừng, anh còn lạnh lắm !
Tui ôm chàng vào lòng, âu yếm nói :
- Heat tự nhiên có ngay bên cạnh nè, sao lại phí phạm năng lượng vậy ? Chàng lơ tì nằm xụi lơ !
Liên tiếp mấy hôm liền, mới 4 giờ sáng chàng đã thức dậy, lụi hụi pha cà phê. Hôm nay chàng gây tiếng động hơi lớn làm tui giật mình thức dậy, rồi ngủ lại không được nên tui lần xuống bếp. Hình ảnh mà tui nhìn thấy là chàng đang ngồi mơ màng nhìn những giọt cà phê nhỏ long tong vào ly. Tui than :
- “Ðêm xuân một khắc ngàn vàng” ! Sao lại phí phạm của cải mà ngồi mơ mộng vớ vẩn vậy hở anh?
Giọng chàng buồn hiu trả lời tôi :

Vàng bc là ca phù du.
Gi anh ch mun đi tu cho ri
Sc cùng lc kit tàn đi,
Còn đâu t khoái ? nên ngi mng mơ..

Mừng quá, thành công rồi. Nhớ lại một đoạn thơ vui, tui vừa cười vừa chọc địch thủ :

Bây gi sng cũng bng không,
Thôi ri cái kiếp làm chng làm cha.
Dù cho có sng đến già,
Dù cho béo tt cũng là công toi.
Gi đây súng đã tt ngòi,
Gia tài còn li mt... vòi nước trong.

Napoleon suốt một đời chinh chiến đã rút ra kết luận “Kẻ chiến thắng là kẻ thắng trận cuối cùng”. Tui nghĩ hoài vẫn không thông. Ðó là trong hai đứa tui ai là kẻ thắng trận cuối cùng ? Chàng đã biến tui thành một phàm thê tục tĩu hay tui đã biến một phàm phu tục tử thành gã mơ mộng ?
Hoàng Thanh

Vietnamese-American women place strict rules on men returning to homeland

image


HO CHI MINH CITY, Vietnam -- The trouble for Henry Liem begins every time he prepares to return to his homeland.
Getting the required visa from the Vietnamese government is a breeze. It's the "second visa" -- from his wife worried that he will stray over there -- that requires diplomatic skills.
"My wife is always cranky every time I go," said Liem, a philosophy instructor at San Jose City College who visits Vietnam twice a year to teach at a university. "So I rarely disclose my upcoming trip until the last minute. It's pain minimization. The longer she knows, the longer I have to bear the pain."
Thirty-six years after the Vietnam War ended, Communist government officials openly welcome Vietnamese-Americans back, even those who fought against them. But another Civil War has erupted, this one pitting Vietnamese-American women against their husbands and boyfriends who want to return to the Southeast Asian country. The men's significant others contend that Vietnamese women lie in wait to ambush them, often eager for the financial stability such a match would bring.
"All the girls in Vietnam are aggressive. They attack!" said Ha Tien, 38, who owns an accounting business in San Jose. She said she lost her man to such a love guerrilla a few years ago.

image

Women are worried
The tension over this issue has reached epic proportions in the Bay Area Vietnamese community and elsewhere. Vietnamese comedy skits poke fun at the household strife and pop performers sing about it. It's the No. 1 topic for women, Tien said. Any time a man travels back alone, she added, it's assumed he's not just going to visit Uncle Vu or Cousin Thuy but to play in a country with an abundance of attractive young women.
"There is not a Vietnamese family (in Silicon Valley) that doesn't know a man who has done this," Tien said.
Hien Nhan, who owns the Polo Bar in the central part of bustling Ho Chi Minh City, said that Vietnamese-American women do have reasons to worry.
"The problem is, Vietnamese women are getting prettier and prettier," said Nhan, perched on a stool at his cozy establishment that serves up draft beer, hamburgers and female employees in short shorts who flirtatiously brush against male customers they like. "They wear more cosmetics. They eat better. They exercise."
And they are not afraid to let foreigners know they are open to a frolic, a fling or something more serious.
"The tradition has been the male chases after the female," Liem said. "Now, it's the other way around in Vietnam."

image

Said one Vietnamese-American tech executive from Silicon Valley who didn't want to reveal his name for fear of causing his own second visa problems: "You get hit on all the time. Even at the hotel. You check in and they hit on you. I can't do more than 10 days in Vietnam at a time. Otherwise, I get into trouble."
Those who get a second visa often have strict limits placed on them, said San Jose's Peter Nguyen, who until recently had a girlfriend in Ho Chi Minh City. Not long ago, a buddy of his overstayed a two-week second visa issued by his girlfriend. "When he came back, she tossed all his stuff out onto the street," he said.
"He was having so much fun," Nguyen added. "The temptations are so great. Guys 50 and over can get girls who are in their 20s and look like models. It's too good to pass up."
A friskiness permeates the culture in Vietnam that many men visiting from other countries find irresistible.

image
Club in Saigon

"There's a certain charm here that you don't see in Singapore or China," let alone the United States, said Chung Hoang Chuong, a faculty member in the Asian American Studies department at City College of San Francisco, who spends about half his time in Vietnam. "If you make a pass at a girl, she won't push you away. She'll answer with a smile."
The apparent role reversal is driven in part by the popularity of Western culture and poor economic conditions in Vietnam. Indeed, Nguyen, a 40-year-old who works in customer service but is now unemployed, said his girlfriend in Vietnam recently dumped him because he failed to find a good job in Vietnam.

It's a money thing
Vietnam is a demographically youthful society -- about 70 percent of the country's 90 million citizens are younger than 35 -- and young people flow into the big cities from the countryside every day looking for opportunities. Viet Kieu, the term for ethnic Vietnamese living overseas, and foreigners are seen as ideal catches for some women because they can support them and their families.
"Good-paying, decent jobs are extremely difficult to find," even for Vietnamese with college degrees, Nhan said.
Nguyen Le, a 29-year-old who operates a Ho Chi Minh City sidewalk cafe, says she and other women are attracted to Viet Kieu and foreigners for a number of reasons, the first being financial security.
"They have more money, more earnings," said Nguyen. "And they are more considerate, more tender and caring with their women. In the eyes of a foreigner, love is more important than it is with Vietnamese gentlemen."

image
U.S. sailors chat with Vietnamese women at a bar in Da Nang.

Suspicions unfounded
Still, some men say the suspicion that most Vietnamese-American males come here just to play is overblown -- plenty of Viet Kieu come back only for business or family visits.
"We love fun, but we are not stupid," said Khanh Tran, a retired teacher who lives in San Jose. "I am still healthy, but I am not going to (misbehave in Vietnam) at the expense of my family, my wife. We have been together for more than 40 years."
Nonetheless, his wife, taking no chances, refuses to issue the former officer in the South Vietnamese military a second visa. "I would love to go back," he said wistfully.
Increasingly, some Vietnamese say, the appeal of foreigners is waning because of a new class of wealthy Vietnamese, including many multimillionaires. And some Viet Kieu males have a bad reputation because they act like playboys who throw money around and convince women they are sincere in their affections -- only to disappear when they return to the United States.
But at times it's the Viet Kieu who end up on the losing end. Some who marry and bring their new bride home to the United States have discovered the women envisioned a much richer lifestyle than they can provide, leading to strife and divorce.
Viet Kieu men receive little sympathy from Viet Kieu women for their dalliances, whether they lead to love or heartbreak. "We blame the men for their weakness, for not being responsible," said My Hanh, a 31-year-old San Jose resident.
Returning to Vietnam holds little appeal for women like her: "There's a saying, 'If a girl goes back to Vietnam, it's like bringing wood to the forest.' "

1 comment: