Friday, January 6, 2012

Trà túi

http://www.istockphoto.com/file_thumbview_approve/5287070/2/istockphoto_5287070-tea-bag.jpgLá trà xanh đã được dùng phổ biến tại Trung Quốc từ xa xưa cho tới tận những năm 1700. Lịch sử cho biết Trung Quốc sáng chế ra máy cắt trà, một thiết bị nhỏ xé lá trà để chuẩn bị cho uống trà dưới thời Hoàng đế Shen-Nung (khoảng 2737 trước công nguyên). Các máy cắt trà này sử dụng một bánh xe sắc nét ở trung tâm của một nồi gốm hoặc bằng gỗ mà có thể cắt lá thành những mảnh trà mỏng manh. Tuy vậy, sau khi trà được nhập khẩu vào châu Âu qua con đường tơ lụa và đường biển, nhu cầu về trà đen dần dần thay thế trà xanh và sữa bắt đầu được thêm vào trà, tạo thành món đồ uống cuppa khoái khẩu của người Anh. Tới thế kỷ XIX, trà được trồng tại Ấn Độ cũng bắt đầu có tên tuổi và được xuất khẩu sáng các nước khác. Làm sao để pha được ấm trà ngon là cả một câu chuyện. Có những cách pha trà cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, cách pha trà sử dụng chén Tống, chén Quân của người Trung Quốc hay cách pha trà dân dã của người Việt Nam. Tại châu Âu, người ta sử dụng một khối cầu rỗng có đục lỗ để chứa trà. Khi pha nhúng khối cầu này vào nước nóng, trà sẽ được phai ra theo nước nóng nhưng các lá trà vẫn nằm khối cầu này. Có thể nói, đây chính là thủy tổ của túi trà lọc ngày nay.Các túi trà đầu tiên được làm từ túi muslin khâu tay lụa và bằng sáng chế túi trà loại này có niên đại sớm nhất là năm 1903. Vào đầu thế kỷ XIX, một doanh nhân có tên Thomas Sullivan tại New York đã tìm cách cải thiện khả năng marketing của doanh nghiệp sản xuất trà của mình. Ông đã gửi cho khách hàng các túi lụa nhỏ có chứa trà để khách hàng uống thử. Rất nhiều khách hàng đã nhúng thẳng túi trà này vào nước để pha và sau đó gửi thư lại cám ơn Sullivan về phát kiến mới này. Tuy vậy, họ cũng phàn nàn rằng túi lụa quá dày nên khá nhiều hương trà đã không thẩm thấu qua chất liệu này trong khi pha trà được. Sullivan tiếp tục cải tiến phát kiến của mình nhưng phải đợi đến khi Joseph Krieger hoàn thiện chúng, trà túi lọc mới được công chúng chấp nhận rộng rãi, đặc biệt là sau thế chiến thứ II. Như vậy, chính việc khuyến mại-tiếp thị hoá trà đầu tiên xuất hiện khoảng năm 1904 khi túi trà của cửa hàng trà và cà phê của thương gia Thomas Sullivan đã tiếp thị thành công ở New York và Thomas Sullivan đã trở thành người đầu tiên vận chuyển túi trà của mình trên thế giới và đã sớm phát minh ra máy làm túi trà để thay thế việc may tay các túi trà. Cũng trong năm 1904, trà đá lần đầu tiên được báo cáo được phục vụ bởi người Anh tên Richard Blechynden tại hội chợ St Louis, tuy nhiên, có bằng chứng rằng nước giải khát này đã được phát minh ra trước ngày đó. Năm 1915, Thomas Lipton kết hợp các Công ty trà để thành lập Công ty trà Lipton. Trà Lipton được cấp bằng sáng chế túi trà mới vào năm 1952 gọi là túi trà flo-thru.Ngày nay, trà túi lọc với giấy sợi (fiber paper) do William Hermanson - chủ nhân Technical Papers Corporation of Boston sáng chế có các hương vị khác nhau đã được ưa chuộng và thưởng thức ở khắp nơi trên thế giới và cạnh tranh đáng kể với trà pha ấm theo cách bình thường. Hermanson bán bản quyền sáng chế cho Salada Tea Company vào năm 1930 và trà túi lọc có hình dáng và kích thước như hôm nay chỉ mới xuất hiện năm 1944.
http://blog.craftzine.com/teabag.jpgChỉ tính riêng cái túi khi chưa cho trà vào đã nặng tới 0,91 kg. Kevin Pereira cho biết, "Năm ngoái, chúng tôi có tổ chức cho nhân viên đi chơi một vài chuyến. Trong những chuyến đi chơi đó, mọi người nảy ra ý tưởng làm một vài trò quảng cáo và việc cùng nhau tạo lập kỷ lục thế giới".
Kỷ lục thế giới: Túi trà lớn nhất, Phi thường - kỳ quặc, ky luc, ky luc the gioi, ky luc guinness, tui tra
Túi trà lớn nhất thế giới
Các nhân viên của Kevin Pereira cho biết, họ đã phải bỏ ra 3 tuần để lên kế hoạch cộng thêm một vài tuần để thiết kế và làm chiếc túi.
Kỷ lục thế giới: Túi trà lớn nhất, Phi thường - kỳ quặc, ky luc, ky luc the gioi, ky luc guinness, tui tra
Chủ nhân của túi trà, Kevin Pereira và Candace Bailey
Kỷ lục túi trà lớn nhất thế giới trước đó thuộc về công ty Lancashire Tea (Anh). Công ty này đã giới thiệu túi trà nặng gần 60kg.
Ba Nguyen Thi Loc tham vuon Aticso o phuong Thai Phien DatlatChiều Đà Lạt đã hết nắng, tôi lững thững dạo quanh khu Hòa Bình khi ngang qua cửa hàng Ngọc Duy bán trà Atiso trên đường Tăng Bạt Hổ thấy đông khách, thuận chân ghé vào. Một phụ nữ trên 40 tuổi đang đứng gần với khách quay ra nhìn tôi với cái cười rất tươi, hỏi : “Chị mua gì ?”. Tôi hơi lúng túng : “À không, thấy đông khách quá tôi tò mò vào xem thôi”. Tôi quan sát nhanh một lượt, cơ man nào là trà, riêng các sản phẩm chế biến từ cây atiso trưng bày trên các quầy hàng cũng làm hoa cả mắt: Hoa Aticso sấy khô, thân cây Aticso sấy khô, cao Aticso , trà Aticso hòa tan, trà Aticso túi lọc, rồi trà linh chi, trà trái nhàu, trà cỏ ngọt, trà giải nhiệt, trà gừng, trà hoa cúc, trà hà thủ ô, trà khổ qua, trà rong biển vv… chưa kể các loại trà truyền thống. Làm sao một người có thể dùng đủ loại trà thế này nhỉ ? Vậy mà cửa hàng vẫn bán không kịp, nhưng tiêu thụ mạnh nhất vẫn là Atiso. Nụ cười của người phụ nữ đó không hề có chút thương mại khiến người ta khó quên lắm, tôi muốn bắt chuyện chị. Chị là chủ cửa hàng Ngọc Duy này, tên của chị rất giản dị – Nguyễn Thị Lộc – cũng từ ly trà atiso của chị mời mà tôi được biết chính chị là người đã sáng tạo ra loại trà atiso túi lọc đầu tiên ở Đà Lạt.
Sau giải phóng Đà Lạt, Lộc làm kế toán ở Xí nghiệp Liên hiệp dược Lâm Đồng, thời ấy dược sĩ còn hiếm lắm, nhưng xí nghiệp vẫn nhận lệnh của Ủy ban nhân dân tỉnh, lúc đó còn là tỉnh Tuyên Đức, là phải quan tâm sản xuất trà atiso để cung cấp người tiêu dùng trong nước và nhắm tới xuất khẩu, Lộc còn kiêm thêm nhiệm vụ theo dõi định mức trồng atiso ở dưới 5 phường thuộc khu vực Thái Phiên thành phố Đà Lạt. Mỗi vụ thu hoạch, xí nghiệp chỉ mua lá tươi atiso để sản xuất thuốc viên, hoa atiso để xuất khẩu, còn thân, rễ bị đắng không mua, nông dân bỏ đi cho bò ăn hoặc phơi khô để đun. Lộc thấy vậy tiếc lắm, làm trong ngành dược nên Lộc rất hiểu giá trị liệu pháp của cây Atiso, không lẽ một cây dược liệu quý như vậy lại xài được có hai thứ là hoa và lá như cây trà xanh ? Lộc ngày đêm trăn trở với ý nghĩ “giá mà có cách nào tận dụng được thân và rễ cây atiso để làm trà”, nước ngoài làm được trà lipton có túi lọc thì atiso cũng làm được trà túi lọc chứ.
Atiso tui locÝ tưởng thì bao giờ cũng độc lập, tự nghĩ ra thì phải tự làm, Lộc lẳng lặng xuống vườn Atiso ở Thái Phiên vác cây và rễ về nhà mày mò làm trà thử, chủ yếu làm sao cho trà không bị đắng, cặm cụi thử biết bao lần, 3 tháng sau thì thành công. Lúc đó người Đà Lạt chỉ quen dùng hoa atiso sấy khô không ai “khùng” uống trà atiso làm từ thân và rễ, thỉnh thoảng mới có khách nước ngoài hỏi mua với số lượng rất khiêm tốn. Lộc vẫn không nóng ruột tin tưởng dần dà người tiêu dùng sẽ tin và mua trà atiso túi lọc của chị. Một hôm Lộc nhận được lá thư rất dài của một bác sĩ người Nhật khen trà atiso túi lọc của chị thơm và ngon lắm, ông yêu cầu chị tiếp tục gởi trà sang Nhật để ông cho bệnh nhân uống, mọi chi phí ông lo hết. Niềm vui như có cánh khiến Lộc thấy vui đến mức không ngủ được. Thế rồi một du khách người Canada tên Vương Lan là giám đốc siêu thị city Orenit, sau khi sang Việt Nam đi tham quan Đà Lạt mua trà atisao túi lọc của chị về dùng thử cũng viết thư sang đặt mua 15.000 hộp để bán trong siêu thị của ông, đến nay ông vẫn là khách hàng thường xuyên của chị, rồi một Việt kiều tên Hải Minh là giám đốc một công ty thương mại ở Mỹ cũng đặt mua, mỗi ngày sản lượng xuất đi nước ngoài mỗi tăng. Lần khác, một vị khách Đài Loan ghé vào cửa hàng nhờ chị mua hoa trăm cánh, Lộc ngơ ngác “có giống hoa gì mà những trăm cánh ?”. Cả hai nói qua lại một hồi thì Lộc mới hiểu nó là hoa atiso, khi Lộc ra chợ cầm hoa atisô đếm thử quả là đúng một trăm cánh, mang về nhà cắm vào bình chừng hai tuần sau nó nở rộng nhú lên hàng trăm cánh nhụy màu tím xanh rất thơm và quyến rũ.
Từ tháng 3 năm 1990, tại Đà Lạt lần đầu tiên có trà Aticso túi lọc được ra đời từ cơ sở Ngọc Duy đã đi vào lịch sử sản xuất trà Aticso. Sử dụng thuận tiện, khách mua rất đông, Lộc mời thợ cơ khí tiếp tục tạo ra máy sản xuất trà túi lọc để nâng cao năng xuất, mỗi khi khách tới tham quan xưởng sản xuất đều rất yên tâm về vệ sinh công nghiệp và an toàn vệ sinh sản phẩm. Cho đến nay ít ai biết được công lao của chị Nguyễn Thị Lộc đã có công tạo ra trà túi lọc atiso, là người phụ nữ Đà Lạt đầu tiên tận dụng thân, rễ cây atiso sản xuất trà. Những sáng kiến của chị đã góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều cơ sở khác sản xuất trà atiso không chỉ trên TP Đà Lạt mà các công ty dược, các cơ sở sản xuất trà khác ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước cũng sản xuất trà atiso túi lọc. Người nông dân Đà Lạt mở thêm diện tích trồng atiso và có thêm thu nhập từ việc bán được cả thân và rễ. Những cố gắng của chị tạo ra đặc phẩm này của Đà Lạt trưng bày trong Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế năm 1995 đã được Ban tổ chức trao tặng Huy chương vàng cho cơ sở Ngọc Duy.

Trà Atiso đã và đang là sản phẩm không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp của người dân Đà Lạt trong gia đình cũng như trong công sở, trong nhà hàng, khách sạn, du khách lên Đà Lạt khi ra về hầu hết đều mua trà Atiso để uống hoặc biếu người thân. Trà atiso được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng không phải là “model” uống mà là giá trị liệu pháp của nó với sức khỏe con người. Từ cây atiso, ngành dược đã sản xuất thành thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc viên để xuất khẩu. Lá, bắp hoa, đế hoa tươi dùng để nấu canh, phổ biến nhất là được chế biến thành trà. Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi thì Atiso có tác dụng thông tiểu tiện, thông mật, trị các bệnh : Yếu gan, yếu thận cấp tính, kinh niên, sưng khớp, tẩy máu nhẹ, lọc máu của trẻ em, mẩn ngứa, chống bệnh vàng da …

Ba Nguyen Thi loc
Bà Nguyễn Thị Lộc thăm vườn Aticso tại phường Thái Phiên - Đalat

Bây giờ thì khách hàng từ các nước Pháp, Mỹ, Đức, canada, Nga, Nhật … không chỉ đặt hàng mua trà atiso của cơ sở Ngọc Duy mà còn đặt mua thêm các loại trà: Giảm béo, trà diếp cá, trà hoa mắc cỡ, trà linh chi, mỗi đợt giao hàng vạn 40.000 hộp. Nhưng khách đặt mua sản lượng trà atiso vẫn lớn nhất hàng vạn hộp, thậm chí không đủ hàng gởi bán trong các siêu thị, không người Đà Lạt nào lại không biết đến trà atiso của Ngọc Duy. Không chỉ vì yêu mến cách ứng xử nho nhã của chị mà hơn thế là yêu hương vị rất đặc biệt của trà Aticsô của cơ sở chị tạo ra.

Hai may lam tra tui loc dau tien nam 1990 cua Ngoc Duy.jpg
Hai máy sản xuất trà Atiso tui lọc đầu tiên

Từ con số không đến ý tưởng ban đầu như tạo ra một khả năng riêng của chính mình trên thương trường nó chính là vốn quý nhất Nguyễn Thị Lộc có được để mà tự hào. Chị có một hình hài bình dị, không đạo mạo, cái cười hiền thục, cách nói dịu dàng, cử chỉ khiêm tốn chất phát như chính con người chị. Nhưng sự hồn nhiên mộc mạc của chị không giống như ngọn cỏ thông thường trên núi Lang Bian, chị là một loại cây đã tự vươn lên vững vàng giữa cao nguyên xanh có thể chịu đựng những cơn mưa sa gió táp. Trong đời đôi lúc cô đơn nhưng không bao giờ chị khóc, ngược lại, Lộc thường rơi nước mắt trước những cử chỉ đẹp, trước một lời nói chân tình. Công việc dẫu có vất vả, cuộc đời dẫu có lúc không bình thường thì chị cũng không tự vật vã lấy làm đau khổ bởi mỗi ngày chị dành một chút thời gian cúi đầu ngồi trước Bồ tát để … thiền. Nhờ vậy, chị đã thiêu hủy được tất cả những suy nghĩ tiêu cực không để nó có thể trở thành thứ gai góc cào xé trong tâm trí mình. Một số người có nhà cao, của nhiều thường mắc cái bệnh nói cho sướng miệng, lên gân cốt để chứng tỏ mình là ai. Nhưng đôi khi chiến thắng lại không thuộc về những kẻ như thế, còn với Lộc thì chỉ nghĩ đến công việc để sớm hoàn thành mọi dự kiến nẩy sinh trong đầu, đó chính là nguyên nhân giúp cho Nguyễn Thị Lộc trải qua được những ngày đầu đầy khó khăn, lo sợ, coi công việc là niềm vui, là động lực vô tận của cuộc sống .

Người dân Đà Lạt và khách hàng của cơ sở Ngọc Duy đã gặp lại chị trong chương trình truyền hình trực tiếp trên VTV1 trong lễ trao giải Sao vàng đất Việt, Ngọc Duy là một trong 5 cơ sở của TP Đà Lạt có mặt tại chương trình này để nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt. Chắc rằng khách hàng ở trong nước và nước ngoài sẽ chia sẻ niềm vui này với chị nhiều lắm .http://www.hoalian.com/wp-content/uploads/2011/04/tea-bag.jpg
Công nghệ sản xuất trà túi lọc (tea bag)
Background
Tea has existed as a beverage since 2000 B.C. The brewing, serving, and drinking of tea are time-honored rituals throughout the world. While there is general agreement that the tea trade began in China, both China and India lay claim to discovering the dietary properties of tea leaves. The Chinese tell the story of a mythical emperor named Shen Nung who was so particular about his nutrition that he boiled his drinking water before he drank it. One day, the story goes, the wind caught some of the leaves on the tree branches that he had used to build a fire. The leaves floated into his boiling water and, lo, tea was created.
In India, the discovery is attributed to Bodhidharma, an actual person who founded the Ch-an School of Buddhism. In A.D. 527, after four years of a self-imposed nine-year meditation, Bodhidharma grew sleepy. In an attempt to stay awake, he began to chew on the twigs of a nearby tree and suddenly found himself wide awake; he had discovered tea.
The tea bush is a white-flowered evergreen in the Camellia family. Chinese documents record it as indigenous to the Hunan province in southwest China. In modern times, it is generally accepted that the original tea bush grew in India and was brought to China. It thrives in a rocky terrain. In approximately A.D. 350, tea cultivation was also reported in the Szechwan province along the Yangtze River.
During the T’ang Dynasty in the eighth century, tea drinking achieved the status of an art form. Tea merchants hired a man named Lu Yu to compile the first written record of Chinese tea ceremonies. Entitled Ch’a Ching (The Class of Tea), the three-volume work revolutionized the tea industry. The second volume includes an exhaustive list of the equipment necessary to brew tea correctly; all-told, 24 items are listed.
In the 12th century, monks from the Zen sect of Buddhists brought the tea-brewing process home to Japan from their travels in China. Yeisei, a Buddhist abbot, is credited with writing Japan’s first tea book: Kitcha-Yojoki (Book of Tea Sanitation). Since then, Zen Buddhism and tea have grown inseparable.
Several Europeans mentioned bringing tea back home from their visits to the Orient. One of them was Giambattista Ramusio, an editor of travel books and a diplomatic representative of the Venetian government. Gaspar da Cruz, a Portuguese Jesuit priest and missionary, also brought tea when he returned. In 1520, Ferdinand Magellan discovered the straits that now bear his name around the southern tip of South America and opened the door to a what would become a well-traveled westward trade route between Europe and the Orient.
Holland was the first to record the purchase of tea in 1607. The tea was first sold at apothecary shops, then in stores where spices and sugar were sold. By the 18th century, stores devoted entirely to the sale of tea and coffee had opened. The first tea sold to the English public occurred in 1657 at a coffee house called Exchange Alley. When King Charles HI married the Portuguese princess Catherine of Braganza in 1661, her dowry included tea. Fifty-five years later, on October 12, 1712, Thomas Twining opened England’s first tea shop.
England’s East India Company grew prosperous from its opium trade to China and although the English addiction to tea was not as detrimental as the Chinese addiction to opium, the company also profited by the sale of tea it brought back in exchange. The English government ignored the questionable nature of the company’s business so that it could levy a high import tax on tea. In spite of the tariff, or perhaps because of it, a great deal of tea was smuggled into the country. The tea tax also figured prominently in the American Revolution, as witnessed by the infamous Boston Tea Party when rebellious colonists pitched a shipment of East India Company tea into the harbor.
Until the early 20th century, tea was sold loose. Tea bags were invented quite by accident in 1904 when Thomas Sullivan, an enterprising merchant, wrapped samples of tea leaves in silk bags and sent them to prospective customers, some of whom dipped the bags directly into boiling water. The silk bags gave way to gauze pouches and eventually to specially treated filter paper.
Herb teas, caffeine-free and cultivated from a variety of plant leaves, flowers, roots, bark, and seeds, have become enormously popular over the last 20 years. Although they were probably brewed as early as prehistoric times, herb teas were primarily consumed for medicinal purposes.
Raw Materials
Tea bags are composed of two main ingredients: processed tea leaves and filter-paper bags. The top tea leaves and leaf buds are hand-picked from the plant. The leaves are then subjected to several processes including withering, rolling, drying, cutting, and blending. The intensity and duration of each process differs according to the type of tea.
The filter paper is made primarily of abaca, the leafstalk of Philippine bananas also known as Manila hemp.
The Manufacturing Process
Withering
1 Traditional withering practices call for manually spreading the leaves in thin layers and exposing them to the open air for 18-20 hours. Modern factory methods place the leaves in troughs, perforated drums, or tunnels and expose them to mechanical blasts of hot air. This process oxidizes the polyphenols, or tannins, the primary active ingredient, and turns the tea leaves a coppery color.
Crushing
2 The leaves are crushed either by hand or on rotating tables called rolling machines. Either method twists the leaves so that they are eventually coated with their own juices and torn into smaller pieces. Some companies employ high-tech machinery similar to tobacco-cutting machines to crush and tear the tea leaves.
Drying3 Black tea leaves are mechanically dried using a high-temperature method to seal in juices and flavor. This process turns the leaves to their characteristic black color.
Oolong tea leaves are rolled, dried, and rolled again. The drying time is shorter than that for black tea, therefore the fermentation is less natural and half or less of the polyphenols are oxidized.
Green tea leaves are steamed within 24 hours of harvesting, using either moist or dry heat in perforated drums or hot iron pans. This process destroys enzymes and prevents fermentation and the oxidation of polyphenols.
Herb tea is simply bundled together and hung upside down to air dry.
Milling4 After the leaves are dried, they are brought to a mill room, where they are cut with a rotating blade into varying degrees of fineness, depending on the type of tea. The cut leaves are further refined by sifting them through mechanical sieves with meshes of varying grades. The tea used in tea bags are typically broken-grade or smallsized teas because they require a shorter brewing time.
Blending5 The leaves are blended according to company recipes to achieve a uniform taste and texture. Most teas are a blend of between 20-40 types of tea leaves. The blending process may also include the addition of natural flavorings such as cinnamon, orange peel, nutmeg, cloves, chocolate, licorice root, peppermint, ginger, crushed hibiscus flowers, fennel seeds, and chicory root.
Measuring6 The processed and blended tea leaves are stored in hoppers that hold up to 800 pounds (363 kg) of tea. Flow tubes connect each hopper to a doser wheel. The doser wheel resembles a Ferris wheel with small chambers in the place of seats. Air pushes the leaves through the flow tube and into the wheel which separates the tea into the chambers in pre-measured amounts, usually two grams.
Tea bag assembly7 Two large rolls of filter paper are fed over the top and underneath the doser wheel. As each chamber arrives at the bottom of the doser wheel, it releases the tea onto the bottom paper layer of paper as it moves along a conveyer belt. The top layer of paper is lowered onto the lower layer so that each measure of tea is sandwiched between the two layers.
8 A conveyer belt moves the three components to a heat-sealing drum fitted with an indentation pattern. The drum quickly seals the paper along the indentation lines. The timing of this process is closely monitored because too much heat would adversely affect the tea.
9 The sealed paper continues along a conveyer belt until it reaches a perforation blade that is calibrated to cut the paper into precise squares. After a string and tag are stapled to the bag, they are dropped into pre-printed boxes.
Quality Control
Professional tea tasters check each batch of tea before it is inserted into the filter paper. Tea tasting is an art, not unlike wine tasting. Cups of brewed tea are lined up along with bowls of the tea leaves from the same batch. Tasters slurp the tea to the back of their throats, atomizing the tea so that they can taste it and smell it at the same time. The tasters also examine the unbrewed tea leaves to check for cleanliness, purity, and freshness.
The tea must also meet company standards. Each tea is blended to achieve a particular taste and appearance, therefore company recipes are strictly followed for consistency. Consistency is also maintained through computerized control systems that regulate the speed of the manufacturing machinery and heating processes. The systems alert plant workers to breakdowns and jams.
The FutureIn spite of coffee’s popularity, tea continues to be a fashionable beverage. The Tea Council of the United States estimates that Americans alone consume 122 million cups of tea each day. Worldwide, it is the second most popular beverage, preceded only by water.
Recently, the scientific community has become interested in the potential health benefits of tea, particularly in those properties that could lower blood pressure and blood cholesterol levels, stabilize blood sugar, prevent tooth decay, and inhibit the growth of cancerous tumors.

1 comment: