Friday, January 6, 2012

Bonsai(1)

Định nghĩa Bonsai/Kỹ thuật trồng Bonsai
Bon: cái khay, cái chậu.
Sai: cây, trồng cây.

Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẳn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống.
Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vùa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thơ cổ điển "Hai-Kai" của họ chỉ có 17 âm tiết diễn tả một cách cô động súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt.
Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.
Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi.

Xin thêm phần này để chúng ta thấy Bonsai Tàu có nhiều điểm khác với Bonsai Nhật cũng như Bonsai Nhật cũng có nhiều điểm khác với Bonsai VN và Tây phương.
Người Tàu đặc biệt thích bộ rễ phơi bày với gốc lớn u nần bể nát đầy hang hốc. Họ chú trọng tổng thể, chấm phá hơn là chi ly đường nét, thích tự do phóng khoáng hơn là gò bó khuôn mẫu. Họ say mê thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh Bonsai còn có đá, phụ kiện và họ thành công với loại Bồn cảnh, Non Bộ.
Tóm lại, Bonsai xuất xứ ở Tàu, từ đời Tần, TK thứ Ba sau CN cách nay gần 1700 năm và phát triển hoàn thiện ở Nhật hơn 1000 năm qua nhiều thời đại. Có nhiều quan niệm tư tưởng, triết lý mang tính cách cao siêu huyền bí của Thần đạo, Thiền đạo... cho đến các quan niệm xem Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp như tác giả H. Tomlinson, một nghệ nhân hàng đầu ở Âu châu hiện nay, nhưng theo tôi, cái cốt lõi của tinh thần Bonsai vẫn là nổ lực muốn đưa con người gần lại với thiên nhiên, hòa hợp hòa đồng với thiên nhiên và yêu thương thiên nhiên như chính bản thân mình.
Việc thưởng thức một tác phẩm Bonsai cũng giống như thhưởng thức một bài thơ cho nên muốn nắm bắt được cái hồn của cây cảnh, người chơi trước hết phải từng trải hiểu biết và đủ bản lĩnh,tay nghề mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một nghệ thuật. đa số người chơi điều cho rằng Bon sa trước hết là cía đẹp về ngoại hình: bao gồm 4 yếu tố cơ bản là bộ góc rể, thân, cành lá. như của cây cảnh. Nhưng xét cho cùng đâychỉ là diện mạo bên ngoài chưa thể sánh với cái đệp tìm ẩn bên trong đó là chiều sâu triết lý, và tâm hồn mà nghệ nhan muốn gửi gắm trông đó.
Trước đây nhiều người thường hay kén chọn những loài cây quý hiếm có chỉ số sống lâu như tùng, bách, sanh, si, đa, kim quít…để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn, ít quan tâm đến chủng loại mà họ cho có giá trị thực sự của một tác phẩm Bonsai là ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sỉ .
Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp tự nhiên, nếu không có sự nâng niu , cắt lọc từ những bàn tay tài hoa lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đố chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uôn sữa mà chúng ta can thiệp một cách thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thái hoá, kiểu quạ thành “công”, mèo thành “chồn” thì không thể goi là nghệ thuật. Người xưa thường nói “ ngừời đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì” Người chơi Bonsai cũng như thuế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn rtay mình trên vết cắt, dục khoét, hoặc tạo ra những đường thô thiển cho cây bị dị dạng, go bó, tàn nhánh trở nên rời rạc, mất hết vẻ thanh thoát.
Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ nhưng con đường tìm tồi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cai sâu lắng vốn dĩ tìm ẩn từ bên trong. Một tác phẩm Bonsai được gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua cổ kinh, còn giữ nét hoang sơ đương nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ lúc đầu. Cụ thể các vết cắt phải liền sẹo tàn nhánh hài hoà với tông thể tàn nhánh của cây, trong đó dáng thế của cây là phần quyết định .
Tiếp đền đó là bộ rể phải phơi bày trên mặt chậu vơi đầy vẻ sung mãn và kiêu hãnh. một bộ rể lý tưởng bao giơ củng nổi trên mặt giá thể gợi lên sự vững chảy và bền bỉ với đất trời. Cây càng gia rể càng trồi lên, tượng trương cho sự chiến thắng trong cuộc đấu sinh tồn. Vỏ cây có thể lồi lỗm, sần sùi nhưng không mang đấu vết chấp nói thô kệch. Vồm cây phải thoáng không được che khuất thân cây, nhất là lá phải nhỏ phù hộp với kích thướt của cây và nào cũng xanh tươi nom mơn mỡn..
Trong nghệ thuật Bonsai hoa và trái chỉ là yêu tố phụ vì theo quang điểm của người Á Đông đời hoa quá ngắn ngủi so với sự trường tôn vĩnh cưữ của Bonsai. Nhiều người gọi Bonsai là những cổ thụ được tiểu hình hoá chiều cao con lại khoảng 10cm tới trên một mét, đặt trong chiếc chậu cạn cân đối hài hoà. Còn tỉ lệ cân xứng với đường kính góc với chiều cao cvủa cây thương là từ 1/5 dến 1/7. Cúng ta thường chia Bonsai làm nhiều loại như Bonsai mini, kiển trung, kiển sân nhưng người nhật lại coi Bonsai như là một nghệ thuật sống nên họ thích chía ra làm nhiều nhóm như Bonsai lá xanh, Bonsai rụng lá, Bonsai bông, Bonsai trái. Giá trịh của chậu Bonsai thường bắt nguồn từ thiên nhiện có khi người chơi phải chăm sóc từ 5 đến 10 năm và phải dồn vào đó cả tâm huyyết của mình mới có thể tạo ra một sản phẩm vừa ý. Đặt điểm của nghệ thuật Bonsai là tự do phóng khoáng là sự tái tạo nhiện không có sự sao chép và mô phỏng một cách thụ động tuỳ tiện mà không biết lược bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết nhất klà phải biết tôn trọng một số nguyên tắt chung, đó là qui luật tự nhiên. Chẳng hạng cây càng gia tán ngọn càng tròn và các nhành trên cao thường bị xô dạt về phía sau(xuy phong) trái lại cây càng tơ thì đầu càng nhọn biểu hiện cho sự vương lên đầy ứơc vọng. Cây cảnh thu nhỏ tượng trưng cho cây già lâu năm đứng trơ trụi một mình giữa đất trời bao la, dáng dấp và phong thái cao quí như một tiên ông đạocốt. Đó chính là sự quân bình thiên liên trong vũ trụ nói lên sự khôn ngoan minh triết của con người.
Như vậy Bonsai là một nghệ thuật _nghệ thuật sống và nó là kết quả của một quá trình lao động. Từ nhhững cây hoang dã nếu được những bàn tay tài hoa của con người tác động vào, cộng thêm thời gian chăm sóc giá trị của một cây hoàn chỉnh co thể lên đến vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.
Người chơi Nonsai trước hết phải kiên trì nhẫn nại và phải khôn ngoan và am hiểu cuộc sống của từng chửng loại, đặt biệt là có lòng thương yêu cây cỏ coi đời sống của cây cỏ nhue một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tỉnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên như nhà văn Sơn Nam, đã viết : cây kiển đống vai trò như một viện ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mản khác vọng đựợc hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành.
Là một phong cách trang nhã, là một hình ảnh quê hương mà ai cũng đã thấy qua lúc còn thơ ấu, như cây đa quán nước, gốc gạo đầu làng, lũy tre xanh, hàng dừa bên sông..

Trong một cái khay hình chữ nhật, trồng một cây đa có dáng vóc cổ thụ, tàn lá xum xuê cho một vùng bóng mát rộng lớn, dưới gốc cây có một cái miễu nhỏ xinh xắn, có con đường đi ngang qua, có một con sông nhỏ chảy quanh co, trên cây cầu lủi bắc xuống sông có ông già ngồi câu cá, xa xa bên kia sông có căn nhà tranh nho nhỏ dưới chòm cau, khóm trúc xanh tươi. Cây đa gốc to lớn, cây rễ ngoằn ngòeo lồi lõm, có nhiều rễ phụ lòng thòng xuống tới đất, thường có một quán nước nhỏ để cho người đi đường nghỉ chân khi trời nắng, có vài ba trẻ con tụ tập nô đùa, bãi cỏ bên ngòai có vài con trâu đứng gặm cỏ, với chú mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng thổi sáo… Hình ảnh này là hương thôn tiểu cảnh mến yêu, không ai có thể quên được.
Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.

Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.
Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.

Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.
Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.
Có hai cách để có cây Bonsai cho mình: Thu thập trong thiên nhiên hay mua ở vườn kiểng.
Trong thiên nhiên nếu vì lý do nào đó không thể bứng cây được thì có thể thu lượm hột đẻ gieo lấy cành ngọn để ươm. lấy mặt để ghép chiết nhánh để trồng, ...
Như vậy, có thể tạo kiểng Bonsai bâng nhiều nguồn:
Tạo kiểng bonsai từ thu thập trong thiên nhiên
+ Ưu điểm:
- Rút ngắn được thời gian
- Có thêm loài mới lạ
+ Khuyết điểm: gian nan và không đơn giản
Chọn cây:
Trong thiên nhiên bạn phải chọn lựa những loài có thể làm Bonsai vì không thể cây gì cũng có thể trồng cho nó nhỏ lại được. Đơn giản nhất là chọn những loài có lá nhỏ hơn là những
loài có lá rừng. Không phải bạn đi dạo bình yên trốn núi và cậy Bonsai mơ ước sẽ hiện ra trước mặt mà chỉ một phần: gốc, cành, rễ đáp ứng được yêu cầu, bạn cần phải bứng trồng rồi sửa chữa. Thường những loài như vậy chỉ có ở vách đá cheo leo, nơi khô cần khốc liệt, nơi đá sỏi, nàng gió liên miên. Một khi đã phát hiện được bạn phải có cuốc xẻng, bao bì và có sức khỏe để bứng cây.
Bứng cây:
- Thời gian thích hợp để bứng cây là vào đầu thời kỳ phát triển của cây thường vào cuối mùa khô đầu mùa mưa hay đầu mùa xuân
- Dọn sạch cỏ rác quanh gốc cây
- Tỉa bớt cành nhánh không cần thiết
- Đào một rãnh quanh gốc cây để bứng gốc cây với một bầu đất nguyên vẹn
- Bầu đất có kích thước to nhỏ tùy theo kích thước của cây. Không nhất thiết phải giữ lại
tất cả rễ cây. Cắt bỏ những rễ già, to, những rễ lồi rá khỏi giới hạn của bầu đất
- Tỷ lệ giữa cành và rễ được giữ lại khoảng 6/4. Một khi đã bứng lên thì phải nhanh chóng gói kín bấu đất lại bằng rơm, giấy báo hay bẹ chuối và bọc lại bâng túi nylon rồi buộc dây cho chặt
- Tránh làm bể bầu khi di chuyển.
Trồng và chăm sóc:
Chọn chậu phù hợp: kích thước của chậu tùy thuộc vào hệ rễ cành và chiều cao của cây
Có thể đây là giai đọan dưỡng cây nên chưa nhất thiết chọn chậu phù hợp với cây
Đổ đất tho vào khoảng ¼ chậu rồi phủ một lớp mỏng đất mặt
Mở bao ở bầu đất ra, cẩn thận đừng để bể bầu
Cắt bỏ những rễ bị tổn thương
- Cho vào chậu rồi thêm đất mặt vào cho được nửa chậu. Tốt nhất là dùng đất nơi cây đó sống vỗ vào thành chậu sao cho đất ém sát vào hệ rễ, Thêm đất cho lấp rễ nhưng không quá tràn lên mặt chậu vì như thế khi tưới nước sẽ trôi mất.
- Dùng tay ém nhẹ khéo hư rễ non ở dưới
- Phủ thêm rơm rạ, rêu hay rễ bèo để tránh mất nước nhất là mùa khô.
- Sau khi trồng, cần buộc chắc cây vào chậu để tránh gió làm lay động gốc cây hay làm cây ngả đổ, nhất là với những cây cao.
- Cắt bỏ bớt cành, lá để giảm sự thóat nước của cây
Tưới nước nhẹ hạt ở gốc rồi cho toàn cây
- Để chậu vào nơi râm mát, ít gió, không để trực tiếp ngoài nắng
- Tưới nước tối đa hai lần ngày, đừng để quá ẩm dễ thối cây
- Khi các chồi có dấu hiệu phát triển tăng dần độ nắng sáng lên và bắt đầu tưới phân cho cây
Sửa chữa:
Khi cây đã khỏe mạnh (6-12 tháng sau khi trồng) ta bắt đầu sửa chữa
- Nếu cây có một số lượng phong phú rễ cám và một ít rễ to thì ta có thể cắt bỏ các rễ to đi. Ngược lại nếu chỉ có vài rễ lớn thì chỉ cát bỏ từng rễ một qua từng năm một, bằng cách này
ta giới hạn được phần rễ trong chậu và làm cây chậm phát triển
- Phần cành lá ta tiến hành hai bước: cắt bỏ tất cả các cành nhỏ (chi) ngay cả cành lớn không ít lợi – Đó là “trút bỏ” những kẻ ăn “hại” giữ lại các chi khác ngòai việc sẽ tạo dáng vẻ cho tương lai nó còn gây ra hoạt động hữu ích trong việc vận chuyển nhựa nuôi các vết thương mau liền. Một khi hệ rễ đã định hình và vết thương đã lành sẹo ta tiến hành bước thứ hai: Là bỏ những cành nhỏ không ích và uốn nắn các chi khác để định hình cây Bonsai.
- Mất đi từ 4-5 năm để các chi nhô chuyền đổi thành cành và cây lấy được và đặc sắc riêng của tác phẩm. Từ khởi thủy việc sưu tầm cây trong thiên nhiên để làm Bon sai là cách duy nhất và phấn lớn những tuyệt tác nhiều tuổi nhất cũng do từ trung thiên nhiên mà có. Cho đến nay đây vẫn là nguồn Bonsai hấp dẫn đối với chúng ta.
Vật liệu dùng thực hiện bon sai loại nhỏ và mini thì chủ yếu được chế tạo bằng những phương pháp nhân tạo.Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt.

Gieo hạt: có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt hột, cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 - 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi . Nếu vỏ của hạt cứng
quá không hay thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần được phủ lá thông hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp lá
thông hoặc trấu. Ta có thể gieo hạt vào mùa thu hoặc vùi hạt trong đất ướt rồi chờ đến mùa xuân thì gieo. Hạt cây thích và cây du Nhật Bản thì có thể gieo ngay sau khi lấy được từ cây .
Giâm cành: Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành. Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5 cm -15 cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới ,chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt)để rễ mới dễ trổ. Giâm cành mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.
Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một rễ giâm thường dài 10 cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó.
Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Nếu một cành hoàng dương một năm tuổi sống được sau khi trồng. mười năm sau nó mới cao thêm được khỏang 1.5cm. Nếu kiếm được một cành hoàng dương như thế, ta có thể tạo dáng cho nó vào năm sau khi các rễ của nó mọc đầy đủ. Ngoài hoàng dương, cành giâm từ cây nhựa ruồi Trung Quốc, Hedge sageretia, du, đậu tía, hoa trà Fujian, hoa nhài có mũ và hoa nhài sao Trung Quốc có thể thực hiện phương pháp ghép cành. Phương pháp sau đây cần được áp dụng: cắt một cành già, dáng đẹp. Nếu cắt từ loại cây xanh quanh năm thì nên giữ lại một ít là. Chôn cành nghiêng một bên trong đất, chỉ để lú lên phần ngọn cú lá. Ta
có thể trồng những cành giâm như thế vào mùa xuân, hè và thu. Loại cây nào cũng cần được che nắng vào mưa hè và thường xuyên phun bụi nước cho lá, giữ bề mặt lá luôn ẩm.
Sau khi cành giâm như thế được trồng, một rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.
Chiết cành trên không: nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta cú thể dựng phương pháp chiết cành trên không. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dẫn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những mụ bị thương và thúc cho một rễ mới chúng mọc. đến, phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt
nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.
Có nhiều cách chiết cành. Những cách chiết cành thông thường gồm có: chiết cạnh, chiết giâm, chiết gần (cũng gọi ghép áp), chiết cành non và chiết rễ chiết cạnh: phương pháp này thường được dùng để truyền giống thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản. Ta nên thực hiện việc chiết cành những loại cây đó với đầu mùa xuân, vì đó là lúc cây chưa đâm chồi nhưng là thời điểm sắp đâm chồi. Nếu ta chiết thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản thì nên chọn cây thông đen Nhật Bản họ thông Masson được hai đến ba năm tuổi nhưng có những chồi non và lỏ ở gốc ghép .
Một cành non từ một đến hai năm tuổi được Chọn làm mầm thì cần dài khoảng 10 cm. Khoản 10 cụm lá kia (cây thông) ở đỉnh cần giữ lại, những cụm khác thì cần loại bỏ. Ta cắt phía dưới chồi non này một đường chéo dài 2 cm ở một bên, một đường chéo 1/2 cm ở bên kia. Sau đó, rạch một đường xiên ở gốc ghép gần nơi tiếp giáp với đất. Vết rạch này phải ở một góc 30 độ với trục thẳng đứng với gốc ghép. Chiều sâu của đường rạch phải bằng một phần ba đến một nửa bề ngang của gốc ghép được dựng. Kế đến, ta cắm chồi non vào vết rạch chéo, bề mặt vết cắt dài hướng lên trên, đặt thẳng phần "cambnan" (nghĩa là lớp sợi vỏ có sự sống bên dưới vỏ cây) của chồi non khớp với gốc ghép, cột chúng lại bằng một lớp ny - lông. Khi thấy cành chiết (ghép cạnh) này sống được, ta chờ đến mùa đông thì cắt lấy cành khỏi gốc ghép.
Chiết giâm: phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non. Phương pháp này thường được áp dụng để truyền giống cây mận đào trường sinh, đậu tía. táo dại và cây sơ-ri có hoa Nhật Bản. Để chiết cành, gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3 cm trên mặt đất. Phần thân trơn láng hơn thường được chọn, ta
rạch một đường khoảng 3 cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh. Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần "cambnan" của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép cần được giữ liền lạc ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp ny- lông rồi ta nén đất cho chặt.
Chiết gân (ghép áp): kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bệnh thường bằng rộ của riêng chúng. Nhơ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riờng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Đôi khi ta để ý thấy mẫu bonsai của ta thiếu một cành ở một vị trí nào đó mà đấy lại là nhược điểm trong một tác phẩm coi như. . . hoàn hảo. Việc ghép gần hay ghép áp được thực hiện để hoàn chỉnh dáng của cây. Trong quá trình việc ghép như vậy, trước hết phải chọn lựa vị trí nơi tiếp giáp của gốc
ghép và chồi rồi gọt chính xác nơi đó, cả chồi và gốc ghép khoảng một phần ba đến một nửa sau vào trong thân gỗ. Chiều dài của vùng giao nhau tùy theo chiều ngang của chồi , thường thì chính xác gấp bốn lần đường kính của chồi. Sau đó, áp hai phần gọt vào nhau, chính xác phần ta đó gọt, cột chặt chằng lại bằng nylông. Thường thường vết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, cũng gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép gần này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng của các loại cây.
Chiết canh non: nếu ta tìm được một thân cây cụt cổ dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những hoa đẹp và quả to. Ví dụ như ta có thể chiết ghép một cành dâu dại non đang có quả và một thân cây dâu dại cụt đào ở nơi hoang dã, hoặc ta cũng có thể chiết những cây lai họ đỗ quyên vào cây khô họ đỗ quyên hoặc đỗ quyên tuyết . Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1 cm. Kế đến, gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phần dưới, cắm nó vào khe ta đó chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng, ta cột chúng lại bằng ny- lông và dùng bao ny- lông che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô.
Chiết Rễ: lấy rễ của một cây còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường, cũng có một cách chiết rễ nữa, nếu một cây thiếu một rễ lớn vỡ rễ chính tỏa ra nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc và có thể chiết ở ngay cả một cành non có dáng đẹp phía phần dưới rồi trồng luôn nó trong đất Nhờ vậy ta có thề tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ.
- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.
- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.
- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.
Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).
- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.
Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
+ Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
(Lê công kiệt - Nguyễn Thiện Tịch)
Trái sứ to nhỏ tùy theo giống, mang 2 hàng hạt bên trong, màu da bên ngoài lúc còn nhỏ xanh, lớn lên có thể xanh xám, xanh nâu hoặc xanh đỏ, khi già chín đổi thành màu xám đen. Người trồng phải lấy dây cột lại đừng cho bung vỏ ra hoặc lấy bao nylon bao lại để lấy hạt.

a) Hạt :
Hạt sứ cỡ như hạt gạo nhưng nhỏ hơn và dài hơn, màu xám, ở 2 đầu có 2 chùm lông tơ mịn, dài, khi ra khỏi vỏ xòe rộng bay đi rất xa theo chiều gió. Mỗi trái có thể có từ vài chục hạt đến vài trăm hạt, Tùy theo loại tùy thco giống sứ.
b) Gieo hạt :
Muốn gieo phải gở bỏ hết lông tơ, để phơi nơi ít nắng cỡ 1 ngày, xong pha một dung dịch nước ấm cớ 30 độ C với 2 phần ngàn chất kích thích ra rễ như Atonic trong vòng 1 đêm.
Làm đất 3% đất tơi xốp với 70% tro trấu, trộn đầu, bỏ vô khay, tưới nước vừa đủ ẩm, gạch
thành ô cỡ 8 phân vuông đến 10 phân vuông, gạch thêm một đường sâu cớ 1 phân giữa các ô vuông.
Vớt hạt đã ngâm ra bỏ hạt nào lép, đặt nằm từng hạt một xuống đường mới vừa kẻ, làm sao cho hạt nằm giữa ô vuông. Xong lấy rổ có lưới nhỏ rây trấu hoặc sơ dừa mục phủ lên một lớp mỏng lên hạt. Mổi sáng sớm mỗi tưới nước bằng vòi phun mịn cho vừa đủ ẩm, cớ 3 ngày hạt sẽ bất đầu nẩy mầm. Mầm rất to, ngọn vươn lên, rễ chĩa ruộng đất. Nên để ý cây nào mọc không đúng chỗ, lấy tăm tre chống sửa lại cho ngay ngắn. Cứ tiếp tục chăm sóc, tưới nước vừa đủ ẩm cho cây con lên mạnh. Khoảng 10 ngày sau, có thể tưới thêm một lần nữa dung dịch Atonic 2 phần ngàn như trước, hoặc mỗi 10 ngày tưới phân NPK có lỷ lệ đạm cao
30 – 10 - 10 để cho cây tăng trưởng nhanh. Khi thấy đất lún xuống, lòi rễ ra, nên bỏ đất thêm vô chân cho cây sứ con đứng vững.
c) Cây con
Vài tháng sau khi thấy cây con có 5 - 6 lá, có thể bứng lên trồng vô giỏ trực nhỏ, hoặc chậu nhỏ được cứ trồng từng cây một chậu mau lớn, tưới phân tưới nước đầy đủ cỡ 7 - 8 tháng có thể ra hoa. Đến lúc này cây sứ sẽ có củ rễ to cỡ bằng bắp tay, cao trên 50 - 60 cm. Đến 1 năm cây sứ có thể cao từ 80 cm đến 1m. Khi ra hoa mới biết cụ thể hoa lai tạo ra màu
gì có thể một số cây ra hoa đỏ giống cây cho phấn đực một, số cây ra hoa trắng giống cây mẹ và một số cây có hoa trung gian nửa trắng, nửa đỏ hoặc đỏ (đậm, đỏ nhạt v.v...) .
Tên khoa học: Ficus Neriifolia
Loại cây nhỏ này dễ phân biệt do lá cua nó hẹp thon nhọn ở mỗi đầu - hơi giống như lá của cây liễu rũ - có màu xanh tươm
Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào dầu hay cuối mùa xuân với 60% dây, 10% than bùn, và 30% cật to hay vật liệu tương đương.
Xén tỉa và giăng dây: Thực hiện công việc xén tỉa hệ thống rễ lần dầu cùng lúc khi thay chậu và cắt giảm phần trên của cây. Trong mùa gieo trồng tỉa bớt các chồi non chỉ còn chừa lại hai lá đầu. Có thể thực hiện công việc giằng dây vào bất cứ lúc nào trong năm bảo quản phần vỏ cây.
Bón phân: Cách 25 - 30 ngày từ mùa xuân cho đến mùa thu cách mỗi 40 - 60 ngày vào mùa thu và mùa đông.
Lưu ý: Cây này có vẻ đẹp đặc biệt và thích hợp để được trồng như bonsai và bonsai liên nó phát triển gốc thân và các rễ lồi trông đẹp mắt chỉ trong vòng vài năm. Tránh những thay đổi bất ngờ về nhiệt độ và phun xít nước cho tán lá mỗi ngày ít nhất một lần trong mùa hè bằng nước có nhiệt độ ôn hòa. Để cho đất khô đi phân nào giữa ngửng lần trói nước, đặc biệt vào mùa đông nếu được đặt bên ngoài nhà thì hãy bảo quản cho cây tránh khỏi nhiệt dộ dưới 60độ F (15độC)
Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân, cành rất đẹp, song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm cho lá sung và lá đa nhỏ lại khi trồng trong chậu.

Đối với cây đa: Đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá trên cây cứng, già đều, ta lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ cắt phần lá, còn cuống để lại, sau vài ngày cuống lá sẽ rụng dần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường sống khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, lá to nhất cũng chỉ bằng lá si, lá nhỏ chỉ bằng lá cây sanh. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.
Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc cây to cho người chơi cây cảnh quả thật trở nên đáng báo động bà cần được giải quyết một cách cấp bách. Bài viết này không ngoài ý định là cung cấp cho bạn đọc một cách khá dễ dàng và nhanh chóng nhất để có được một gốc cây to, đẹp với những đường nét như ý mình. Nếu tác giả có duyên hay đủ sáng tạo thì có thể tạo được một gốc cây với đường nét không kém trong thiên nhiên. Bài viết này được biên soạn và dịch lại từ website http://www.dugzbonsai.com/, tuy nhiên chỉ lấy phần hình ảnh và ý tưởng là chính, còn lới diễn giải đa phần viết theo cảm nghĩ.
Về cây cảnh nói chung, ngoài các thế văn nhân, chi mai thanh mảnh, nho nhã ra thì các thế đa phần đều dựa vào hình dáng, kích cỡ của gốc cây để thể hiện sự vững chãi, lão tính của tác phẩm. Trong cái nhìn so sánh của con người, từ thuở xa xưa, phần số lượng, hình dáng đóng một vai trò quan trọng. Nhờ phân biết được lớn nhỏ, ít nhiều mà người ta biết săn con thú lớn, chọn cây có trái nhiều. Âu đó cũng là lẽ thường tình của tạo hóa và sự tiến hóa. Chắc cũng vì lẽ đó mà người ta thích cái gì cũng phải nhiều một chút, lớn một chút. Ngay cả việc chơi cây cảnh ép nhỏ, bonsai thì lắm người cũng không qua khỏi được cái cảnh muốn có cái cây bề thế, đủ lớn để thể hiện hết những đường nét sinh động và để thể hiện mình, chủ nhân của tác phẩm. Cây dù lớn hay nhỏ thì bản chất của nó vẫn không thay đổi, với cùng đường nét đó thì một tác phẩm vẫn giữ nguyên cái hồn của nó và những gì tác giả muốn nói. Để ngộ ra được điều này hay vận dụng việc thổi vào cái gốc cây thấp bé đường nét và cái thần của một cây cổ lão, to lớn thì không dễ chút nào.
Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua việc cân đối cành lá của cây. Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc chơm bơm, tay chân lều khều vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi. Một cây, tùy theo loại mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Chúng ta khó mà bảo mấy cái cây tác phẩm của mình rằng “đại ca cây ơi là đại ca cây, đệ làm ơn chỉ lớn cái gốc nhanh nhanh cho huynh là được rồi, đừng có vươn cao lên.” Nếu dùng phương pháp cắt tỉa gây nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Còn để cây cao lớn thì chúng ta lại lãng phí thời gian cũng như dinh dưỡng của cây vào phần ngọn phía trên. Đó là chưa kể những giống cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to.
Vào khoảng năm 1993, Doug Philips nhận thấy rằng có một số loài cây có đặc tính rễ và lá có thể liền với nhau như được ghép cành. Và rồi thì anh cũng lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc cây to từ nhiều cây nhỏ hay từ các cây trồng từ hạt. Một hai năm sau, anh bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật.
Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo gần như chỉ là cái khuôn của gốc. Cũng như người thợ kim hoàng xưa kia tìm ra được cách làm đồ trang sức rỗng ruột với số lượng vàng ít ỏi, chúng ta cũng học theo cách đó mà tạo gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được các gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì anh Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cân gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường lớn nhất của gốc cây ta có thể tạo. Các bước thực hành khá đơn giản, chúng ta có thể theo dõi qua những tấm hình và chú thích sau đây.
(1.1) Cây thích trồng từ hạt có lá mùa thu.
(1.2) Đẻo một gốc cây bonsai từ khúc gỗ nào đó làm đế cho mấy cây thích con bám vào. Có thể khắc trên đế gỗ này những đường xoắn ốc để ta dễ cố định thân cây con theo những rãnh này.

(1.3) Đặt cây con vào đế gỗ. Ta bắt đầu bằng việc cố định vài cây trước, để chúng chạy dọc theo đường xoắn ốc, thiết lập đường xoắc ốc cơ bản. Có thể chia đều phần gốc ra làm 3 phần, mỗi phần sẽ tạo một tán lá của tác phẩm sau này, rồi cho chúng chạy dọc theo đường xoắc ốc.

Tiếp tục cố định các thân cây nhỏ lên phần đế gỗ. Các thân cây giúp tạo gốc mà không dùng đề làm cành cây sau này sẽ được cắt bỏ sau khi các thân cây ăn liền với nhau.

Hoàn tất việc cố định các thân cây nhỏ đầy hết phần đế của gốc cây này mất khoảng 9 tiếng đồng hồ. Khâu này khá quan trọng, với việc cố định thân cây nhỏ bằng kẽm, dây thông thường mất khoảng 12 đến 18 tháng để các thân cây liền với nhau. Nếu dùng kẽm nhỏ, đặt các thân cây xoắn chặt với nhau hơn thì các thân cây nhỏ chỉ khoảng 6 đến 12 tháng để liền với nhau.

Sau đó chúng ta có thể vô chậu liền hay trồng cây xuống đất.

(1.4) Trồng cây xuống đất lại. Chú ý, với những thế thông thường và không có dụng ý đặc biệt ta đừng bó nguyên chùm cây này đến tận ngọn, hãy để cành chỉa ra một số chỗ, mỗi chỗ một vài cành. Các cành này có thể tạo cây cho thân cây lớn sau này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

(1.5) Bứng cây lên vào năm thứ 2. Góc nhìn này từ phần đáy của đế, ta có thể thấy rễ mọc đều xung quanh. Lần bứng này có thể được lợi dụng để lấy phần đế ra luôn hay để nó tự hủy.

(1.6) Cắt tỉa, trồng trở lại với sự chỉnh hướng rễ cây tỏa ra xung quanh theo ý muốn. Thời gian này, các thân cây bắt đầu liền với nhau. Cây có thể được trồng thẳng dưới đất thêm một hoặc hai năm nữa.

(1.7) Sang năm thứ ba, các thân liền với nhau tốt hơn.

(1.8) Năm thứ năm

(1.9) Gốc cây năm thứ năm (hè năm 2001

(1.10) Chuẩn bị vô chậu khoảng 50 cm đường kính (xuân năm 2002).

Cành và rễ được cắt tỉa ngắn lại.



Các cành được cắt có thể trét keo sinh học màu đen gây liền da cho cây (hoặc dầu hắc, mỡ bò tự chế…).

Cận cảnh gốc cây.

(1.11) Năm tháng sau (tháng 5 năm 2002), cành lá đã phát triển.

(1.12) Thời gian để quấn kẽm, uốn cành.

Hoàn tất quấn kẽm, uốn cành.

(1.13) Cây đâm chồi mới (ngày 20 tháng 5 năm 2002).

(1.14) Cành nhánh đã tạm đầy đủ sau khoảng 6 năm (ngày 6 tháng 8 năm 2002).
+ Ngoài ra, chúng ta còn có thể dùng các vật liệu khác để làm phần đế, tùy
theo sự thuận lợi của địa phương. Dưới đây là những hình ảnh với các bước tương
tự trên phần đế bằng kim loại.








Ở Việt Nam cũng có khá nhiều loại cây dễ liền da như cần thăng, mai chiếu
thủy, bằng lăng, sanh, si, đa, ổi. Ngoài ra, chúng ta có thể thử nghiệm trên
một số loại cây khác như bông giấy, bông cứt lợn,… Tuy thời gian tạo được gốc
cây to bằng kỹ thuật này mất ít nhất từ 6 tháng cho đến 12 tháng nhưng cũng
mong rằng nó có thể góp phần giảm bớt nạn lấy gốc trong rừng. Mong rằng, sau
khi tìm hiểu, thử nghiệm, các nghệ nhân sẽ bổ sung thêm tư liệu cho chủ đề này.
Biên soạn và dịch lại: Lý, Khải Vinh(Email: khaivinhly@yahoo.com). Theo website:http://www.dugzbonsai.com


Nguồn: http://www.caycanhvietnam.com
 

1 comment: