Tuesday, January 31, 2012

Chất gây nghiện

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjP3KO9_CiYcbowxEpi8zWEb1mgHDa2Gr5c_2c6C2SghpFlkK7xHkSVWPg6C4zJQIFMenE7OykNj3Ncc9xguEe0mBa9s4Jy3SO2VXdSkwyhj6nnSZJzEDgcS6RoB4peK3nB334DS048VvA/s1600/matuythamhoa.jpgChất gây nghiện: bất cứ chất gì có khả năng làm thay đổi về thể chất hoặc tâm lý; có thể ở thể rắn (‘khat’), thể lỏng (rượu) hoặc thể hơi (chất hít hơi). Chất gây nghiện là chất làm cho con người sử dụng nó một vài lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần. Chất gây nghiện giảm trì thần kinh (Depressant drug):Là loại chất gây nghiện có tác dụng làm chậm (giảm trì) các chức năng của cơ thể, kể cả những tín hiệu gởi tới và gởi đi từ não bộ. Chất gây nghiện giảm trì thần kinh bao gồm rượu, cần sa và ‘benzodiazepines’ (thuốc an thần loại nhẹ).
Nghiện chất gây nghiện (Drug dependence):Khi một người bị nghiện chất gây nghiện sau một thời gian sử dụng lâu dài hoặc với liều lượng mạnh, người này cảm thấy cần phải tiếp tục sử dụng chất gây nghiện này để có thể cảm thấy bình thường hay tránh bị những triệu chứng thiếu chất gây nghiện khó chịu. Nghiện chất gây nghiện có thể có tính cách thể chất hoặc tâm lý hoặc cả hai.
Chất gây nghiện gây Ảo giác (Hallucinogenic drug):Là loại chất gây nghiện ảnh hưởng đến sự cảm nhận của cá nhân. Người sử dụng chất gây ảo giác có thể nhìn thấy hoặc nghe được những điều không có thực, hoặc có thể nhìn thấy những điều này theo cách méo mó. ‘Ketamine’, ‘LSD’, “magic mushrooms” và cần sa là những chất gây ảo giác.
Chất gây ngủ (Narcotic):Bất cứ chất nào có khả năng làm cho con người ngủ hoặc trở nên ngầy ngật, hay bớt đau, giác quan bớt nhạy bén hoặc bị bất tỉnh.
Chất gây nghiện tác động thần kinh (Psychoactive drug):Chất gây nghiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Chất gây nghiện loại này tác động lên não bộ và có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người.
Chất gây nghiện kích thích (Stimulant drug):Là loại chất gây nghiện làm tăng tốc các chức năng của cơ thể, kể cả những tín hiệu gởi tới và gởi đi từ não bộ. Chất gây nghiện kích thích có thể làm cho người sử dụng cảm thấy tỉnh táo, lanh lợi hoặc tự tin hơn. Cafein, nicôtin, ‘amphetamines’, cocain và ‘ecstasy’ là ví dụ của những chất gây nghiện kích thích.
Dung nạp (Tolerance):Khả năng chịu đựng chất gây nghiện của cơ thể.
Tình trạng thiếu chất gây nghiện (Withdrawal):Nếu người nghiện ngưng sử dụng hay giảm bớt liều lượng chất gây nghiện, họ có thể bị những triệu chứng về thể chất vì cơ thể tìm cách thích nghi để hoạt động mà không có chất gây nghiện này. Mỗi loại chất gây nghiện khác nhau có những triệu chứng thiếu chất gây nghiện khác nhau nhưng có thể là trầm cảm, dễ cáu, vọp bẻ, buồn nôn, toát mồ hôi và khó ngủ.
Chất gây nghiện tác động thần kinh là loại đáng quan ngại nhất trong cộng đồng chúng ta vì chúng tác động lên não bộ và có thể thay đổi lối suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người.
http://nguoiviet.de/uploads/News/pic/1259612118.nv.jpgCần sa :Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo(Cannabis), cây Đai ma, Bồ đà... là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài: Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á và các khu vực xung quanh. Cần sa đã được sử dụng từ lâu để lấy sợi, hay dùng như chất ma túy hay trị bệnh (xem cần sa (chất)). Trong y hoc, Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác. Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
Cần sa vừa là tên cây (ruộng cần sa, trồng cần sa, ) vừa là tên gọi chất ma túy thu được từ cây đó (hút cần sa, mua bán cần sa...).
Cây cần sa còn có tên khác là cây gai dầu, cây lanh mèo, cây lanh mán, cây gai mèo, cây đại ma, cây hỏa ma, cây bồ đà. Tên khoa học (tiếng La Tinh) là Cannabis sativa L. Cần sa là kết quả ghép các âm tiết đầu của hai từ La Tinh. Cần sa theo chân quân Mỹ vào miền Nam trước năm 1975. Từ cần sa được ghi nhận trong từ điển Lê Văn Đức (1970b:186)
Cần sa còn được gọi là tài mà.. Đó chính là âm Quảng Đông của đại ma (大麻). Đại ma là từ ngữ sách vở, xuất hiện trong tiếng Việt đã lâu (Đào Duy Anh, 2005:21). Tài mà chỉ phổ biến ở phía Bắc. Nó là bằng chứng cho thấy một tuyến vận chuyển và một địa bàn tiêu thụ cần sa mới hình thành những năm gần đây.
  • Theo các nghiên cứu tại Đại học Complutense ở Madrid và Viện nghiên cứu Cajal (Tây Ban Nha), các hoạt chất trong cần sa (gọi chung là cannabinoid) có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng trong bệnh lẫn Alzheimer và từ đó làm chậm sự suy thoái của hệ thần kinh
Nếu như Ketamine (Ke) được coi là Hoàng Đế và Thuốc Lak ( Kẹo) được sánh như một bà Hoàng với vô vàn cảm giảm ảo loạn khác nhau thể hiện sự sắc sảo và độc nhất vô nhị hay Thuốc Phiện ( Heroin) bị coi thường như một sự nghèo khổ và vô duyên đến đáng thương của một kẻ bần cùng thì hôm nay can đảm viết lên một thứ đồ chơi mà hiện tại không dám khẳng định là 100% nhưng có lẽ phải đến 80% dân chơi thế giới chất kích thích không thể không nhắc đến Tài Mà - hay ở VN còn được gọi với cái tên rất mỹ miều là Thảo Dược Cần Sa với biệt danh (con điếm ).
Tiếng Việt ta còn gọi Cần Sa là Gai Dầu, Đại Ma. Tên khoa học là Cannabis sativa L.Tùy theo mỗi quốc gia, cần sa được chế biến với tên khác nhau:
Ở Mỹ châu gọi là Marijuana. Ấn Độ có tên Bhang hay Ganjah. Bắc Phi châu gọi là Takouri, Ai Cập và khối Ả Rập gọi là Haschich.
Cây cần sa có nguồn gốc từ miền núi non hiểm trở trên Hi Mã Lạp Sơn và đã được dân chúng khắp nơi trồng để dùng hoặc để bán từ nhiều ngàn năm.
Cây cần sa có thể cao tới trên 5 thước tây. Toàn cây có phủ một lớp lông mịn như tơ và cây đực thường gầy mảnh hơn cây cái. Hạt cần sa hình trứng có nhiều dầu; lá mọc cách, có cuống và lá phụ. Cây trưởng thành trong vòng từ ba tới sáu tháng sau khi hạt nẩy mầm.
Cần sa mọc ở nơi cao độ và khí hậu nóng sản xuất nhiều nhựa hơn và có tác dụng mạnh hơn.
Cần sa trong y học
Việc dùng cần sa với mục đích y học hiện đang là đề tài thảo luận, bàn cãi của nhiều giới chức trong cũng như ngoài ngành y khoa với nhiều ý kiến chống và thuận, chưa ngã ngũ.
Thực ra, cần sa đã được dùng để chữa bệnh từ thuở xa xưa.
Theo y học Trung Hoa, vua Thần Nông gọi cần sa là “Thượng Thảo” vì công dụng chữa được nhiều bệnh. Dân Hy Lạp dùng cần sa để trị bệnh đau tai, phù thủng; Ai Cập để chữa đau mắt. Hoa Đà cho người bệnh sắp giải phẫu dùng cần sa để bớt cảm giác đau. Ấn Độ xưa chế thuốc viên gồm cần sa với đường để người uống cho vui đời hơn.
Ngoài ra cây cần sa còn được dùng làm giấy viết, vải may quần áo, bao bố, dây thừng. Vào năm 1776, bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ nghe nói là được viết nháp trên giấy chế từ cây cần sa.
Tại nhiều quốc gia, cần sa đã và vẫn được dân gian dùng để chữa các bệnh như nhiễm trùng tiểu tiện, đau ngực, mất ngủ, phong thấp khớp, tiêu chẩy, ho suyễn, nhức đầu, lở bao tử, ung bướu.
Theo từ điển bách khoa Britannica, thì cần sa gây ra cảm say say, mê sảng rất là lạ kỳ đôi khi khiến người tiêu thụ vui nhộn cười đùa, nhẩy múa lung tung. Vì có tác dụng đó nên cần sa đã bị các chính quyền cũng như lãnh đạo tôn giáo nghiêm cấm, hạn chế tiêu thụ, trồng trọt.
Bên Mỹ, cần sa được xếp vào loại I của các chất có khuynh hướng gây ghiền mà chính phủ cần kiểm soát.
Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đã có những vận động để cần sa được dùng tự do như một dược phẩm. Họ nêu ra kết quả của nhiều nghiên cứu, nhất là của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nói là “những nguy cơ của cần sa dường như không độc hại cho công chúng bằng nguy cơ do dược phẩm, rượu và thuốc lá”. Họ còn nhấn mạnh rằng “mặc dù đã được dùng từ nhiều ngàn năm mà cần sa chưa trực tiếp gây ra một tử vong nào cho con người”.
Năm 1995, trong Tạp chí Y học của American Medical Association, Bác sĩ Lester Grinspoon và Luật gia James B. Bakalar viết: cần sa ít đưa tới ghiền và rất ít bị lạm dụng như mấy thứ dược phẩm hiện đang được dùng để trị bệnh. Chẳng hạn thuốc ngủ, thuốc thư giãn bắp thịt, thuốc chống đau nhức.
Nhưng đa số dân chúng chống đối nên cần sa vẫn còn được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền liên hệ. Bác sĩ không được biên toa cho bệnh nhân mua cần sa, dù có bệnh trầm trọng, với lý do là cần sa có thể có tác dụng phụ không tốt và có thể đưa tới ghiền.
Năm 1996, cử tri ở hai tiểu bang California và Arizona bỏ phiếu ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý cho phép dùng cần sa để trị bệnh. Tháng 11 năm 1998, cử tri của các tiểu bang Alaska, Washington, Arizona, Oregon, Nevada cũng bỏ phiếu hỗ trợ ý kiến tương tự.
Năm 1998, Hội Luật Gia Hoa Kỳ góp ý kiến là những người mắc bệnh trầm trọng mà cần sa coi như có thể giúp ích thì có quyền được chữa với thảo mộc này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cần Sa như Dược phẩm.
Cho tới nay ở Hoa Kỳ, dược phẩm Dronabinol (Marinol) có chất cannabinol được phép bào chế bán để trị bệnh. Đây là một hóa chất do sự tổng hợp trong phòng thí nghiệm chứ không phải chiết ra từ cây cần sa. Dược phẩm này được chính thức dùng trong hai trường hợp:
- Năm 1985, Marinol được dùng để giảm thiểu sự ói mửa của bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất hay phóng xạ, đặc biệt khi các dược phẩm khác không công hiệu. Theo một số nghiên cứu, cần sa công hiệu hơn hai thứ thuốc chống ói mửa thường dùng Compazine và Torecan.
- Năm 1992, thuốc được dùng để kích thích khẩu vị, tăng cân ở bệnh nhân bị ung thư hoặc bệnh AIDS. Bệnh nhân liệt kháng HIV-AIDS là nhóm người đông đảo nhất dùng cần sa với mục đích phụ trị bệnh vì họ kém ăn uống, hao mòn cơ thể. Nạn nhân của bệnh Alzheimer vì biếng ăn cũng đã được cho dùng Marinol với nhiều kết quả lên cân đáng kể.
Một số nghiên cứu khác cho rằng cần sa còn có thể được dùng như phương tiện trị liệu phụ để làm giảm triệu chứng bệnh trong mấy trường hợp sau:

1- Giảm các cảm giác đau đớn của cơ thể sau giải phẫu, đau nhức kinh niên trong các trường hợp ung thư, chứng đau nửa đầu, đau vì chấn thương cột tủy.

2- Làm giảm sự run rẩy chân tay hay co rút của cơ bắp trong bệnh xơ cứng lan tỏa thần kinh (multiple sclerosis), chấn thương cột tủy xương sống, bệnh Parkinson, Huntington, hội chứng Tourette, chứng kinh phong.
3- Giảm triệu chứng bệnh cao áp nhãn (Glaucoma). Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay áp suất trong nhãn cầu giảm tới 25% khi người bệnh hút cần sa hoặc uống Marinol đồng thời lại không có phản ứng phụ như các thuốc hạ áp suất mắt hiện nay đang được dùng.
Để được chữa bằng cách hút cần sa, nhiều chuyên gia khuyên dùng thử trong một thời gian ngắn như là dưới sáu tháng và trong những điều kiện sau:
* Có bằng chứng là các dược phẩm khác không công hiệu.
* Có nhiều hy vọng là cần sa có thể làm dịu bớt một số triệu chứng của người bệnh.
* Cần được chuyên gia y tế theo dõi việc điều trị, gia giảm liều lượng và ghi nhận kết quả.
Mặc dù có thuốc Marinol, nhiều người bệnh vẫn muốn và đòi hỏi được hút cần sa. Một số nghiên cứu cho hay tác dụng của hút cần sa mạnh hơn, mau hơn, ít tác dụng phụ và nhất là thỏa mãn cảm giác hơn là uống viên thuốc tổng hợp THC.
Cũng nên lưu ý là đa số các nghiên cứu về cần sa đều tập trung vào hoạt chất chính tetrahydrocannbinol (THC) và các chất có liên hệ với THC, được gọi chung là cannabinoids.
Cần sa như chất kích thích
Cho tới nay, cần sa vẫn được coi như chất kích thích bất hợp pháp.
Người tàng trữ, trồng cần sa bị pháp luật trừng phạt; người ghiền được khuyến cáo ngưng và chữa trị; nhân viên công tư sở có thể bị sa thải nếu thử nước tiểu thấy có dấu vết cần sa.
Cần sa hút được chế biến hoặc từ lá, hoa, rễ hay nhánh của cây Cannabis sativa phơi khô trộn lẫn với nhau. Thường có mầu nâu hoặc xanh xám, cần sa chứa gần 400 hóa chất mà chất chính là THC (delta-9-tetrahydrocannabinol).
Trước thập niên 1960, ít ai nghe nói tới ghiền hút cần sa nhưng ngày nay nó là loại thảo mộc, mặc dù bị cấm, mà lại được dùng rất nhiều ở mọi quốc gia. Riêng tại nước Mỹ, số trẻ em học lớp 8-10 dùng cần sa tăng lên gấp đôi; còn học sinh trung học thì tăng gấp ba. Trong khi đó số người quan niệm dùng cần sa là có hại lại giảm thiểu.
Theo một thống kê của chính phủ Hoa Kỳ, khoảng 69 triệu người trên 12 tuổi đã thử dùng cần sa ít nhất một lần trong đời. Cần sa được dùng nhiều nhất vào tuổi 14 tới 25; từ tuổi 35 trở đi thì số người dùng giảm.
1-Cách dùng cần sa
Có nhiều cách dùng cần sa:
a-Cuộn như thuốc lá để hút;
b-Nhồi ống điếu để hút;
c-Hút như kiểu người mình hút thuốc lào trong điếu cầy;
đ-Nhai cần sa hoặc trộn trong thức ăn;
e-Có người còn rạch điếu xì gà, lấy thuốc lá ra, thay thế bằng cần sa rồi hút. Khi hút như vậy lại uống thêm một xị rượu mạch nha thì gọi là làm một quả B-40. Nhiều tay ghiền còn trộn ma túy cocaine với cần sa để hút cho “phi” hơn.
2-Tác dụng của cần sa
Cần sa có tác dụng khác nhau trên cơ thể tùy theo cách dùng, có dùng lẫn với rượu hay các thuốc khác, nhất là có chứa nhiều hay ít hoạt chất cannabinol.
Có người sau khi dùng trở nên như mất cảm giác, tê dại. Nhưng đa số lại thấy tinh thần lên cao do đó có hiện chuyện lạm dụng. Họ cười nói huyên thuyên nhưng không gẫy gọn, mạch lạc. Họ như bị thu hút bởi những cảm giác, âm thanh, mùi vị thông thường và thấy những sự việc vụn vặt trở nên hấp dẫn, khêu gợi. Với họ, khái niệm về không gian không còn, họ như bị phân đôi và thời gian như lắng đọng, chậm lại.
Họ cảm thấy khát nước và đói. Tim tăng nhịp đập, miệng khô, đi đứng nghiêng ngả mất thăng bằng, cử động chậm chạp, cặp mắt đỏ ngầu, con ngươi mở to. Huyết áp lên cao, nhất là khi dùng cần sa chung với các thuốc kích thích khác hay với rượu.
Sau đó khoảng vài ba giờ thì triệu chứng phai lạt dần và người phi thuốc cảm thấy rã rượi rồi đi vào giấc ngủ triền miên.
Người mới dùng lần đầu hoặc dùng quá nhiều có thể có những cảm giác lo sợ, bồn chồn hoặc ý nghĩ hoang tưởng. Đôi khi có người như bị man dại, loạn trí, trầm buồn có ý muốn quyên sinh, cần được điều trị khẩn cấp.
Sau khi dùng, cần sa được chuyển hóa, tích tụ trong các tế bào mỡ và được nước tiểu và phân thải ra ngoài. Dăm ngày sau khi dùng, vẫn còn dấu vết hóa chất THC trong nước tiểu mà dùng nhiều thì chất này còn thấy ở trong nước tiểu nhiều tuần lễ sau khi ngưng.
3-Ảnh hưởng trên sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu cho biết cần sa có một số tác dụng không tốt cho sức khỏe.
a-Hậu quả gần.
Khi dùng nhiều, cần sa làm giảm trí nhớ về các sự kiện mới xẩy ra. Chẳng hạn vừa được giới thiệu tên một người khách mà vài phút sau đã quên bẵng đi; kém tập trung để hoàn tất một việc hơi phức tạp, tỷ mỉ. Cần sa làm rối loạn sự nhận thức và kéo dài thời gian phản ứng, dễ đưa tới tai nạn xe cộ.

Cần sa khiến học sinh chia trí, dành ít thì giờ cho việc học, đạt điểm xấu, hay trốn học. Còn các lực sĩ mà ghiền cần sa thì biểu diễn, tranh tài suy giảm trông thấy.
b- Về hậu quả lâu dài.
Sau nhiều nghiên cứu, các khoa học gia thấy rằng người hút cần sa mỗi ngày thường hay bị đau ốm vặt và hay đi bác sĩ hơn người không dùng. Cần sa làm tiêu hao T-cell, tế bào chính để chống nhiễm trùng, đưa đến suy yếu tính miễn dịch.
Cũng như thuốc lá, cần sa ảnh hưởng tới phổi, khiến ho nhiều có đàm, dễ bị sưng phổi. Trong cần sa cũng có những hóa chất có thể gây ung thư phổi như trong thuốc lá. Vài nghiên cứu khác cho biết cần sa có thể đưa đến ung thư cổ và đầu. Một vài nghiên cứu cho hay trong cần sa có nhiều chất gây ung thư hơn thuốc lá tới năm, sáu chục phần trăm. Ngoài ra cần sa không có đầu lọc và người hút thường hít mạnh hơn, giữ khói lâu hơn trong phổi.
Đàn bà có thai mà hút nhiều cần sa thì sanh non, con nhẹ ký, thân ngắn, đầu nhỏ, lớn lên kém tập trung. Mẹ hút, cho con bú thì hoạt chất THC từ sữa sang làm ảnh hưởng không tốt tới các cử động bắp thịt của con.
Ảnh hưởng của cần sa vào người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh mạch máu não rất đáng quan tâm. Cần sa làm tăng nhịp tim, tăng máu rời khỏi tim, thay đổi huyết áp, giảm dưỡng khí cho mạch máu tim, tất cả đều đưa tới hậu quả không tốt.
Tháng 2 năm 2000, American Heart Association đã đưa ra một kết luận là hút cần sa có thể gây ra cơn suy tim (Heart attack) ở người có trái tim không được mạnh: Nửa giờ sau khi hút, cơn suy tim xảy ra bốn lần nhiều hơn là không hút.
Thí nghiệm ở chuột thấy cần sa làm chết tế bào thần kinh nhất là vùng não có trách nhiệm về trí nhớ ngắn hạn, có thể đưa tới bệnh tâm thần, giảm động lực, kém nhanh nhẹn.
Về bộ phận sinh dục, cần sa có thể làm giảm kích thích tố testosterone, làm teo ngọc hành, thay đổi hình dạng và sự cử động của tinh trùng, giảm ước muốn ái ân, rối loạn kinh kỳ, trứng nữ trở thành bất bình thường.
Người dùng nhiều cần sa trở nên phụ thuộc vào nó, không có không chịu được và mỗi ngày cần nhiều hơn mới cảm thấy thỏa mãn. Khi nhớ thuốc mà không hít thì ngáp ngắn ngáp dài, mất ngủ, chẩy nước miếng, đổ mồ hôi, buồn nôn, tay chân run rẩy, nhiệt độ cơ thể tăng, ăn không ngon, trở nên bẳn tính, gắt gỏng, buồn bã.
Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu khác cho là cần sa ít gây ra ghiền hơn ma túy, rượu, thuốc lá hoặc các thuốc an thần.
Tóm lại
“Tài Mà " hay cần sa là một ! Có thể là do tiếng Phạn " Ganja" !
Cội nguồn nguyên thủy của nó mọc ở vùng Caucacus ( Ba Tư ) và vùng đồi núi ở phía Bắc Ấn Độ .
Và sau này nó bắt đầu lan tràn không chỉ nằm trong khu vực lãnh thổ mà con nhân rộng ra khắp thế giới cho đến bây giờ .
Có rất nhiều tài liệu cho rằng Cần Sa ở vùng này mới là Cần Sa có chất lượng tốt nhất và hoàn hảo nhất vì ở đây khí hậu nóng đã giúp cho sự phát triển mạnh của hoạt chất Cần Sa ( Cây có nhiều nhựa )
" Cần Sa " cũng có thể là do mấy chữ khoa đầu tiên của nó mà sinh ra cái tên Cần Sa là Canabis Sativa
Một số tài liệu khác lại cho rằng từ Cần Sa là sở dĩ nó được gọi là Cannabalis gần với từ Cannibal hay Cannibalism , ăn thịt người vì các tác giả ở Châu Âu đã liên hệ với một số thổ dân nghiện Cần Sa và có tục ăn thịt người .
Trong Cần Sa cũng có chất LSD , mescaline, psilocybin, phencyclidine…là nhóm chất gây ảo giác và kích thích hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất là cocain là một chất được trích ra từ lá coca (Hút Cần đi kèm với uống Coca thích là vì vậy! )và nó còn có các chất gây ngủ như Seduxen nên hút Cần xong ngủ thì phê !
Xin lưu ý : Tâm Lý là vấn đề rất được quan tâm khi sử dụng Cần Sa và một số các biểu hiện sau: Sau khi sử dụng : cảm giác buồn chán , kém tập trung tư tưởng , bồn chồn và đặc biệt là rất ngang bướng ( chớ hút xong mà đi đánh nhau nha )
Đôi khi có những thanh niên mới lớn có thể là do mới sử dụng thường hay nhức đầu, nôn mửa, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt và tim đập thì nhanh hơn nhạc Hard Trance. Khi sử dụng đối tượng có thể thích nghe nhạc , nói năng , hát múa luyên thuyên , cười , khóc và tự hủy hoại thân thể bằng những trò chơi vô bổ đến ngớ ngẩn . Mặt đỏ , mắt đỏ và có mùi khét đặc biệt là ở gáy và miệng .
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110811-134715-1-50dma-tuy.jpegMa tuý:Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý.Làm thay đổi trạng thái tinh thần, tư duy quan và kích thích suy nghĩ là những đặc điểm lớn nhất của các loại ma túy.Ma túy nếu tách ra từng từ “ma” và “túy” thì có nghĩa là “tê liệt” và “say sưa”. Nói một cách khác bất kỳ chất nào khi dùng nó, người sử dụng có trạng thái hưng phấn và bị lệ thuộc vào chúng hay còn gọi là “nghiện”, cuối cùng bị tê liệt ý chí, hủy hoại cơ thể, đó là ma túy.
Tạm thời có thể chia ma túy thành 3 nhóm:
- Ma túy thiên nhiên: Thuốc phiện, Cần sa (bồ đà)
- Ma túy bán tổng hợp: Heroin
- Ma túy tổng hợp (Hóa học): Ecstasy (thuốc lắc)
Cùng với hàng trăm loại tân dược có khả năng gây nghiện nếu tùy tiện sử dụng (không có sự hướng dẫn của bác sĩ). Hiện không ít thanh thiếu niên (TTN) nghiện ma túy là tân dược: Morphine, Immenoctal, Seconal, Diazepam, Seduxen...
Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc sử dụng là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng. Thông thường, số lớn chất ma túy tổng hợp (nhân tạo) có khả năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên.
  • Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine ) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.
  • Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.
Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sữ dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. Việc sử dụng một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng cao (Heroine, Chrystal Meth..) cho đến những chất gần như không độc hại (như cần sa, chất được sử dũng rộng rải ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử dụng dược phẩm này.
Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:

Ma túy tự nhiên

Ví dụ thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca...
  • Nguồn gốc:
    • Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
    • Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên
    • Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ

Ma túy bán tổng hợp

Ví dụ như heroine

Ma túy tổng hợp

Ví dụ như ectasy,đá (hay là crystal meth)), Morphine.
Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần.
Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng

Nguồn gốc và sự phát triển

Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng.
Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai[cần dẫn nguồn]

Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy

Sau đây là một vài những dấu hiệu thường gặp ở các người nghiện ma túy:
  • Răng vỡ vụn, mắt lờ đờ...
  • Khi say thuốc người nghiện rơi vào trạng thái ảo giác, không kiểm soát được ý thức((cần dẫn chứng))
  • Khi không có thuốc thì ngứa ngáy chân tay, đến cơn thì vật vã ...((cần dẫn chứng))
  • Người nghiện thường ít tiếp xúc với nước((cần dẫn chứng)), da xanh xao((cần dẫn chứng)), người ốm((cần dẫn chứng)).

Tác dụng phụ của ma túy

Chú ý: thông tin sau đây không nhằm tổng quát hóa toàn bộ các loại chất ma túy mà chỉ áp dụng cho một số loại nhất định.
Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi.
Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...
Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng((cần dẫn chứng)), dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu((cần dẫn chứng)). Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị

Những khu vực sản xuất ma túy lớn trên thế giới

Kiểm soát ma túy

Trung Quốc bị Anh Quốc gây cuộc chiến tranh nha phiến khiến đất nước hầu như bị tê liệt. Chiến tranh Trung - Anh mà lịch sử gọi là Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ.
Ma tuý vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, “chung tay đẩy lùi ma tuý” và “giảm thiểu tác hại” của ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta.Trong trang này chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một số kiến thức và thông tin giúp các bạn hiểu hơn bản chất của việc sử dụng ma túy để từ đó chúng ta có cách ứng xử hiệu quả hơn với vấn đề này.
1. Ma tuý là gì?
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó.
Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
- Người dử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
2. Một số loại ma tuý thường gặp
Thuốc phiện (Anh túc)
Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Mooc phin (Morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. Liều cao Morphin làm hạ huyết áp, làm giảm dịch tiết, lại ra mồ hôi nhiều.
Phụ nữ có thai dùng Morphin rất nguy hiểm, gây tác hại lâu dài đến sự trưởng thành của trẻ như đẻ non, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nôn, mất ngủ, đi lỏng... Morphin rất nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Nó có thể dẫn đến trẻ bị gù, vẹo, thương tổn đầu sọ, hen phế quản, bệnh và thận mãn tính...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý, nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thầm kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng 24 giờ thì 85 - 90% lượng Mor phin được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.
Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là " Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là " Heroin 3" dùng để hút, hít.
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.
Những năm gần đây nước ta đã xuât hiện các chất ma tuý tổng hợp rất nguy hiểm, đặc biệt là các chất ma tuý kích thích dạng amphetamine (viết tắt là ATS-amphetamine-type- stimulans) có xu hướng gia tăng rất mạnh. Các chất ma tuý thuộc nhóm ATS như amphetamine, methamphetamine, MDMA (3, 4 methylenedioxymethaphetamine, còn gọi là Ecstasy) đều có thể được hấp thụ qua đường tiêu hoá, sau 24 giờ thì khoảng 70 - 90% được bài tiết qua nước tiểu và được bài tiết gần hết sau 2 - 3 ngày.
Nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện. Người sử dụng ATS thường thiếu ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, chóng mặt và các dấu hiệu cường giao cảm như: tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm sinh lý và nhiều chức năng khác của cơ thể. Dùng ATS liều cao có thể sử dụng bằng nhiều hình thức như tiêm chích, hút, hít... Nhưng hiện nay, hình thức sử dụng ATS phổ biến nhất là dạng thuốc viên (như viên nhộng, viên nén) có kích thước, màu sắc, kí hiệu khác nhau./Tuổi TTN là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất lớn và luôn ở tâm trạng tìm tòi, khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn bè rất dễ tác động đến các em. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực.
Ngược lại khi các em không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ phá vỡ ước mơ với suy nghĩ vô tư trong sáng trẻ thơ. Điểm bị xâm hại đầu tiên là mất thăng bằng trong học tập → nguy cơ bỏ học xuất hiện → đi tìm nơi gởi gấm nương tựa → sẽ gặp bạn đồng cảm. Tất nhiên nhóm bạn này có chung những điểm tương đồng: ngại học tập – ưu tư - trầm uất - thiếu tự tin - sự gặp gỡ từ đồng cảm này khó tránh khỏi quan hệ tình dục sớm. Từ đây một chấn động (tinh thần) vừa và rất lớn xuất hiện. Nếu không ngăn chặn kịp thời các em dễ buông xuôi phó mặc và lao vào cuộc chơi với quỹ thời gian quá dư thừa. Các em rơi vào tầm ngắm của bọn xấu tình dục và ma túy với vô số ngõ ngách vồ lấy các em từ sự nông nổi buồn chán nhưng không chịu thua thiệt của các em. Giờ thì việc tìm tòi khẳng định chỉ là con đường sành điệu trong ăn chơi.
Những đồng cảm đáng ngại ấy là:
- Hụt hẫng tình cảm đối với gia đình - Nhầm lẫn tình cảm với tình yêu → Quan hệ tình dục sớm → Hối hận, cảm giác tội lỗi → Không còn khả năng học tập → Bỏ - Trốn học.
- Chạy trốn thực tại cuộc sống - Vội vã khẳng định mình.
- Chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng thực dụng từ thông tin lệch lạc của bạn bè, bị mê hoặc kiểu cách “sành điệu”.
- Dễ thách thức xã hội, chống đối cha mẹ.

Vì sao sử dụng ma túy lại bị nghiện?

- Nếu vô tình ăn uống, hút phải ma túy mà không biết thì không thể nghiện. Chỉ khi chính người dùng nó muốn biết cảm giác do ma túy tạo ra và chủ động sử dụng nhiều lần thì mới trở nên lệ thuộc vào ma túy, nói cách khác là đã nghiện.
- Lệ thuộc ma túy (nghiện ma túy): có hai hướng cùng tác động trong con người nghiện:
· Lệ thuộc về cơ thể (sinh học): không có ma túy sẽ trở nên bứt rứt khó chịu, uể oải, đau nhức.
· Về tinh thần: trở nên trống vắng, buồn chán, bi quan, bên cạnh đó, dư hương sự hưng phấn, ảo ảnh đẹp về cảm giác ma túy luôn hiện về và thôi thức (mãnh liệt) phải đến với nó.

Dấu hiệu nào giúp nhận biết một người nghiện ma túy?

- Sa sút trong học tập nhanh chóng. Bài vở không ghi đầy đủ, sách tập trở nên bê bối khác thường, có hiện tượng ngăn cản phụ huynh liên lạc nhà trường.
- Trầm tư – khi cáu gắt, bất cập vội vã, đặc biệt rất ngại khi bị kiểm tra vì không lý giải được việc sử dụng quỹ thời gian hàng ngày.
- Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao, báo chí.
- Ăn uống thất thường, hay về trễ sau 23 giờ, thường tìm kiếm đồ đạc sau khi đi về và thường lui tới những tụ điểm quán xá không dành cho học trò. Sáng dậy rất trễ, vệ sinh cá nhân lâu khác thường (do táo bón - tiểu gắt). Dần dần da mặt không còn trong sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử (con ngươi) khi giãn to, khi teo nhỏ.
- Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh thoảng để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định (các biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc= “phê”).

Những tác hại do ma túy gây ra:

- Những biểu hiện trên (phần 5) là do di chứng ức chế hệ thần kinh gây ra sau khi sử dụng ma túy.
- Ma túy trực tiếp tác động hệ thần kinh trung ương, nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ, suy sụp ý chí, mất phương hướng, thậm chí bị rối loạn tâm thần.
- Ma túy gây rối loạn hệ bài tiết, hệ tiêu hóa.
- Ma túy khi vào trong máu sẽ có một phần không thải được tích tụ ở gan dẫn đến xơ gan, sưng lách, dễ bị teo tĩnh mạch.
- Nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, sử dụng lâu năm có thể bị liệt dương, vô sinh.

Việc chữa trị cho người nghiện như thế nào?

Trước hết, cần biết rằng người nghiện cùng lúc mang trong người ít nhất hai thứ bệnh: bệnh lệch lạc đạo đức, sa sút nhân cách, mất phương hướng trong cuộc sống và bệnh thèm nhớ cảm giác do ma túy tạo ra, còn cơ thể lệ thuộc chất gây nghiện chỉ là cái cớ để họ đi mãi trong vòng xoáy của ma túy.
Do vậy, việc chữa trị cho người nghiện vừa phức tạp nhưng cũng vừa đơn giản:
Phức tạp vì:
- Đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nghiện, bởi họ phải vượt qua chính họ trong khi họ rất yếu đuối dễ dãi cho chính mình - tự lừa dối mình, vừa thù ghét ma túy, vừa tôn thờ ma túy.
- Họ không còn được sự nhìn nhận cuộc sống tích cực như bao người bình thường khác.
- Họ bị tha hóa bởi nhóm bạn nghiện, môi trường tiếp xúc hàng ngày.
- Họ vốn dĩ đã yếu đuối, sai lệch lại càng sa sút theo những năm tháng nghiện (vì khởi đầu tuổi nghiện thường 14 – 15 = lớp 6, lớp 7).
- Việc chữa trị cho người nghiện cần chuyên biệt hóa, cá biệt trong thời gian dài, đây là giai đoạn tác động, hồi phục đạo đức, nhân cách. Trong khi đó tính kiên nhẫn, sức chịu đựng của họ không cao, chưa kể họ bị suy sụp đạo đức đáng kể.
Đơn giản bởi:
- Trên 95% người nghiện đều sợ và muốn bỏ ma túy.
- Cắt cơn nghiện tương đối đơn giản nếu người nghiện và thân nhân họ đã sẵn sàng, có thể thực hiện tại gia đình mà người nghèo cũng có thể làm được dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc và nhà chuyên môn.
- Cần lưu ý: cắt cơn nghiện nghĩa là giúp người nghiện thoát khỏi sự đói ma túy, khỏi cơn đau ma túy, thật ra chỉ là bước khởi đầu của quá trình cai nghiện. Bước tiếp sau cắt cơn nghiện, là giai đoạn tiếp tục điều trị duy trì để chống tái nghiện, giai đoạn này đòi hỏi người nghiện và người đứng ra điều trị phải thật quyết tâm, kiên nhẫn, tạm gọi là tiến trình tác động phục hồi tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc. Mục tiêu phải đạt được là làm cho người nghiện quên cảm giác của ma túy bằng việc thay thế bằng một đam mê mới lành mạnh, yêu thương cuộc sống này, gắn liền với thân nhân người nghiện và gia đình họ trên cơ sở năng lực họ có thể thực hành được qua việc đọc, học, chơi và làm việc. Đây là những việc làm đòi hỏi người tham gia có những kỹ năng chuyên môn về tư vấn tâm lý nhất định, và đây chính là những tác động “chống tái nghiện”.
- Lưu ý khác: người nghiện có thể chủ quan và tái nghiện với suy nghĩ cai nghiện (cắt cơn) đơn giản và kích thích việc sử dụng lại ma túy, khi không muốn nữa thì cai vì cai dễ dàng không tốn kém, đây là suy nghĩ bệnh hoạn dễ xuất hiện trong cơn thèm nhớ ma túy.

Vậy chúng ta cần làm gì để các em tránh xa ma túy?

Ngoài việc cần lưu ý các tình huống đẩy trẻ đến với ma túy, gia đình và nhà trường cần lưu ý:
- Trẻ TTN kể cả thành niên rất cần hơi ấm gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với trẻ để giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có nơi nương tựa vững vàng.
- Thầy cô, nhất là ba mẹ có thể làm tổn thương trẻ khi giáo dục áp đặt quá nhiều mà thiếu sự yểm trợ tinh thần. Ba mẹ thường cho rằng trẻ là sản phẩm của mình, mình có quyền đặt để. Nên cho trẻ cơ hội phát triển suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, khó khăn với ba mẹ và thầy cô.
- Giúp trẻ phát huy tính tranh đua học tập, và khả năng tự khẳng định mình bằng những hoạt động tích cực, độc lập, đồng thời âm thầm yểm trợ giám sát các em từ phía sau.
- Ba mẹ nên có qui ước để các em rèn luyện, tránh chìu chuộng quá mức. Cần giúp các em có trách nhiệm với chính mình và gia đình, ví dụ các em đòi xe gắn máy đắt tiền, ba mẹ lại yêu cầu thi đậu sẽ mua, mà không cho các em thấy thi đậu là việc phải hoàn thành nghĩa vụ là con, học trò và không đi xe đắt tiền là hành vi tiết kiệm, đỡ đần ba mẹ, (tất nhiên ba mẹ phải gương mẫu).
- Nên trang bị kiến thức về tình dục và ma túy cho các em trong dịp thuận lợi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, không rao giảng. Giúp các em xử lý một số tình huống giả định thường xảy ra ở tuổi học trò về tình bạn, sự ngộ nhận, đổ vỡ, hụt hẫng...
Vài năm gần đây, ma túy "đá" xuất hiện và nhanh chóng có thị trường. Điều đáng lo ngại là việc ngăn ngừa tội phạm và tệ nạn liên quan đến dạng ma túy này đang gặp nhiều khó khăn...
ICE ( dân chơi thường gọi là hàng "đá" ) là tên gọi dành cho 1 sản phẩm dẫn xuất từ Amphetamine. Trong y học, có giai đoạn Amphetamine được sử dụng điều trị bệnh hen, viêm xoang, trầm cảm. Nhưng khi được dẫn xuất thành Ecstasy ( thuốc lắc !) , nó bị pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới xếp vào loại ma túy độc hại nhất và nghiêm cấm sử dụng. Tuy nhiên, ICE đang là loại sản phẩm được giới dân chơi rất ưa chuộng và dần dần thay thế thuốc lắc !

Đây là bảng so sánh tác dụng của 2 loại :

* Thuốc lắc ( Ecstasy ) : Ecstasy là dạng viên uống, sau khi uống trong vòng 10 đến 20 phút thì thuốc tác động trực tiếp vào não bộ, gây kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác ở người sử dụng trong nhiều giờ liền. Ảo giác đó làm cho người uống thuốc lắc có trạng thái sung mãn, tự tin, nhiệt độ cơ thể tăng tạo cảm giác nóng bỏng, thích thực hiện những hành vi có cảm xúc mạnh, đặc biệt khi đi kèm với âm thanh có cường độ lớn. Khi thuốc đã ngấm, con người bị kích động cuồng nhiệt và có những hành vi kỳ lạ như lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá đồ đạc, cởi bỏ quần áo và quan hệ tình dục tập thể… Càng nguy hiểm hơn là khi đang ở trạng thái hưng phấn, người sử dụng thuốc lắc rất thích cảm giác bay bổng bằng cách lái xe với tốc độ cao. Đặc biệt, khi say thuốc lắc, người ta thích hoạt động liên tục cùng tập thể nên dân chơi lắc thường kết thành hội để chơi chung với nhau.

* Thuốc "đá" ( ICE) : ICE là dạng hút ( đốt thành khói thông qua 1 bình lọc ), sau khi hút trong vòng 10 đến 20 phút thì thuốc tác động trực tiếp vào não bộ, gây kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác ở người sử dụng trong 3 ngày liên tiếp. Ảo giác đó làm cho người hút ICE có trạng thái sung mãn, tự tin, có thể làm những điều mà khi tỉnh táo không hề dám như cởi bỏ quần áo và quan hệ tình dục tập thể… Tuy nhiên, "đá" không hề gây hưng phấn, kể cả hưng phấn tình dục như "lắc". "Đá" gây ức chế thần kinh ở chỗ : sau khi hút, khi đầu óc tập trung suy nghĩ điều gì thì bản thân sẽ bị chi phối phải hành động như những gì đang nghĩ tới ! Tuy nhiên "đá" không gây cảm xúc với âm thanh lớn và không biểu hiện các hành vi manh động đến xung quanh.
Và đây là lý do "đá" thay thế "lắc" :
- "Đá" gây ức chế thần kinh ở dạng làm cho người hút mất ngủ suốt 3 ngày (ảo giác là tỉnh táo ! ) và người sử dụng cần sự yên tĩnh ( giống như tập trung suy nghĩ ) nên người hút không hề có biểu hiện của sử dụng ma túy !
- Chính do bản chất sử dụng là hút ( không vào đường máu, gây tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh ) nên những phương án test nhanh của cơ quan chức năng không thể phát hiện ra dấu hiệu sử dụng ma túy !
Theo Đại tá Trần Đức Long, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy - CATP Hà Nội, nói đến ma túy "đá" thì vấn đề quan trọng nhất là công tác quản lý tiền chất. Đây là loại ma túy tổng hợp thuộc nhóm ATS, thành phần chính là methapheta mine và amphetamine. Những chất này trong thành phần một số loại thuốc trị cảm cúm, có sản xuất trong nước và bán tự do trên thị trường. Nguyên liệu, tiền chất để sản xuất thuốc chữa bệnh có thể dễ dàng trở thành nguyên liệu để sản xuất ma túy. Đại tá Trần Đức Long cho biết, công tác quản lý tiền chất cũng như thuốc có chứa tiền chất ma túy còn nhiều sơ hở, do sự phối hợp giữa các ngành liên quan chưa đồng bộ, chính từ kẽ hở này, hoạt động sản xuất ma túy dạng "đá" đã hình thành. Qua công tác điều tra, từ cuối năm 2010 đến nay, lực lượng phòng, chống ma túy của CATP Hà Nội đã phát hiện, triệt phá 8 điểm sản xuất ma túy tổng hợp.

Thực tế, chỉ vài trăm nghìn đồng, con nghiện có thể có một liều ma túy đủ "bay" thâu đêm. Các vũ trường, quán karaoke, khách sạn, nhà nghỉ... phát triển ngày một nhiều và trở thành những tụ điểm có thể là nơi bán lẻ ma túy để "dân chơi" rủ nhau đi "đập đá", "phá núi". Rồi cũng chính những tụ điểm kinh doanh có điều kiện và nhạy cảm về ANTT như trên lại là bãi đáp, nơi chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Các vụ án điển hình về ma túy tổng hợp đều được CA khám phá khi kiểm tra các quán karaoke, nhà nghỉ.

Ngoài việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhạy cảm để bắt giữ quả tang các đối tượng phạm pháp, đối với ma túy tổng hợp, công tác phát hiện, phòng ngừa không dễ dàng. Nguyên nhân do đây là loại ma túy mới, kiến thức toàn diện về nó cũng chưa phải là phổ thông đối với cả những cán bộ tham gia công tác phòng, chống. Ngoài ra, biểu hiện của người nghiện ma túy loại này khác hẳn với biểu hiện của nghiện hêrôin. Không có những biểu hiện ban đầu rõ nét, người sử dụng ma túy "đá" vẫn sinh hoạt bình thường trong cộng đồng mà ít bị phát hiện. Chỉ đến khi người nghiện sử dụng lâu dài, bị ma túy tấn công và "phát" ra các triệu chứng như suy nhược, thần kinh không ổn định, hoang tưởng... thì việc ngăn chặn đã muộn.

Đại tá Trần Đức Long cho biết, 10 tháng đầu năm 2011, CATP đã bắt giữ, xử lý hình sự gần 3 nghìn vụ phạm tội về ma túy, tăng gần 400 vụ so với cả năm 2010, trong đó có 623 vụ liên quan đến ma túy tổng hợp. Nhưng nếu chỉ có lực lượng CA thì chưa đủ mà phải có sự phối hợp, hợp tác đầy đủ, trách nhiệm của nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Ở bình diện rộng, công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy tổng hợp, ma túy "đá" cần được đẩy mạnh hơn nữa, nhất là ở cơ sở, trong trường học, tại các tổ chức xã hội. Có như vậy, công tác phòng, chống ma túy nói chung, ma túy tổng hợp nói riêng mới có thể đạt kết quả.
Trước khi nói tới điểm khác nhau thì có hai điểm giống nhau ở ba loại ma túy này là chúng đều được chiết xuất từ các loại cây tự nhiên và có khả năng gây nghiện tới chết người (vì vậy bạn chớ có thử).Thuốc lắc là gì?

“Thuốc lắc” là từ thường gọi của giới nghiện dùng để chỉ Ecstasy, một loại ma túy tổng hợp. Ecstasy là chất thuộc nhóm kích thích thần kinh độc hại. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu.

Ecstasy cũng có rất nhiều loại, giá tiền tương ứng với nồng độ, liều lượng Ecstasy có trong viên thuốc lắc, với nhiều tên gọi như Yinyang, Adam, Eva, Love, VW, Ice, Mọi da đỏ, Mè đen, Tên lửa, Thiên thần… giá tiền từ 50.000 đồng đến 350.000 đồng/viên.

Có thể thấy “ hành trình” phổ biến của người nghiện ma tuý như sau: Hút cần sa (bồ đà) à uống tân dược gây nghiện à hút, chích Heroin à uống, hít, chích Ecstasy. Tuy nhiên có không ít người nghiện không qua giai đoạn sử dụng cần sa, tân dược mà bắt đầu từ Heroin, thậm chí Ecstasy.
* Các chất gây nghiện tổng hợp:

Trong y học, các nhà khoa học dùng những chất hóa học còn gọi là tiền chất như Methadone, Fentanyl, Pethidine, Amphetamine, Methamphetamine, Phencyclidine (PCP)… để bào chế thuốc phục vụ trong y học và được tổ chức, quản lý nghiêm ngặt. Sau này có một số chất bị cấm sản xuất, đây là những chất gây nghiện tổng hợp. Ngoài ra cần lưu ý không được tùy tiện sử dụng tân dược đặc trị an thần, giảm đau khi chưa có y lệnh của bác sĩ như: Morphine, Dolargan, Valium… nói chung là thuốc độc bảng A gây nghiện.

* Ma túy tổng hợp:

ECSTASY – XTC – MDMA được biết dưới cái tên phổ biến trên thị trường bất hợp pháp, dẫn xuất từ Amphetamine, trong y học có giai đoạn Amphetamine được sử dụng điều trị bệnh suyễn, viêm xoang, trầm cảm nhưng dẫn xuất thành Ecstasy thì pháp luật Việt Nam và các nước trên Thế giới xếp vào loại ma túy độc hại nhất và nghiêm cấm sử dụng

*Ma túy mới "Nước biển"

"nước biển" hay còn gọi là "GHB"- một loại tiền chất gây ảo giác mới xuất hiện trên thị trường…
"Nước biển" sau khi xâm nhập vào trong cơ thể thường khiến con người ta cảm thấy hưng phấn, xuất hiện ảo giác, kích thích hoạt động (nhất là ở nơi có âm thanh mạnh như: vũ trường, quán bar, karaoke…). Đặc biệt, khi sử dụng nhiều "nước biển", cơ thể, sức khỏe của dân chơi sẽ bị suy nhược. Hệ thần kinh bị rối loạn; làm giảm nhịp đập của tim, hệ hô hấp; buồn nôn, chóng mặt; trí nhớ giảm... Thậm chí còn bị co giật, tử vong nếu như khi bị sốc "nước biển" mà không được cấp cứu, chữa trị kịp thời.
GHB(nước biển)

Thời gian gần đây, tại một số quán bar, vũ trường ở Việt Nam đã xuấthiện một loại ma tuý hướng thần mới với tên gọi là “Nước biển” hay đơn giản chỉ có 3 chữ cái viết hoa GHB ghi trên vỏ các chai nhựa loại 30 và50 ml. Theo “truyền tụng” của các dân chơi, loại “hàng” mới này có độphê hơn cả thuốc lắc và “hàng trắng”.


Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì ma tuý “Nước biển” hay GHB thực chất là có tên gọi Gramma hydroxy axit butyrat(Gamma-Hydroxybutyrate), được bào chế và sử dụng như một loại thuốc gâymê và giảm đau cách đây gần 50 năm.
Đối với những tay chơi trác táng tại Mỹ và Châu Âu, đây là một loại ma tuý phổ thông thường được sử dụng trongcác bữa tiệc thiết đãi bạn bè hay các cuộc truy hoan của các nhóm thanh niên thích sống theo kiểu “bầy đàn”. Tại Việt Nam, GHB được các dân chơi đặt tên là “Nước biển” vì khi nếm, loại ma tuý này có vị mặn giống nước muối.

Phía sau cái gọi là: "nước biển"
"Nước biển" hay "GHB", "Vitamin G"… chính là cách gọi của dân chơi dùng cho chất Gamma hydroxy axit butyrat. Nguyên thủy, "nước biển" là một hợp chất dùng để lau sạch các mạch điện tử. Nó có dạng dung dịch lỏng không mùi, có vị hơi mặn hoặc được cố kết thành dạng bột trắng, viên nén (dạng này ít)…
Trong một số trường hợp, nó còn là chất dẫn truyền thần kinh gây ngủ, phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, những năm gần đây, "nước biển" đã trở nên biến tướng, được nhiều dân chơi (ở nước ngoài) ưa chuộng, sử dụng trong các cuộc ăn chơi thác loạn. Do đó nó đã bị cấm. Còn tại Việt Nam, sự bành chướng của "nước biển" trong thời gian qua là không lớn. Nó chỉ mới xuất hiện và được dân chơi biết đến độ khoảng hai tháng trở lại đây.
"Nước biển" mà một bộ phận dân chơi sử dụng ở Hà Nội thời gian qua thường được đựng trong các chai nhựa có dung tích dao động từ 50 - 100ml. Song bên cạnh đó, có một số "đầu nậu" còn nhập nguyên các chai loại to (500- 750ml) từ nước ngoài về san nhỏ ra để phân phối cho khách hàng. Mỗi chai "nước biển" loại 50ml có giá dao động từ 800.000đ - 1.400.000đ.


GHB ở dạng nước và bột trắng

GHB thườg k0 màu, có vị mặn, thườg đc bán trong các chai nhỏ hay ống nghiệm.ngoài ra còn có dạng chất lỏng màu xanh (gọi là blue nitro), và hiếm gặp hơn còn có dạng "bột pha lê".

GHB thườg đc dùng để uống theo ngụm nhỏ, một số ít ng còn dùng nó để tiêm. GHB đã từng đc dùng để điều trị chứng khó ở do rượu và heroin gây ra, tạo giấc ngủ sâu. có n~ ng sử dụng GHB như 1 loại thuốc giúp tăng cảm giác thư thái, cũng có n~ ng sử dụng nó theo kiểu làm "comedown" sau khi sử dụng amphetamines và ecstasy.

Trong mỗi buổi thác loạn, dân chơi có sức thì cũng chỉ uống được 2-3 nắp lavie "nước biển" (khoảng 10ml) là phê. Còn dân chơi mệt mà sử dụng quá ngưỡng trên sẽ bị ngộ độc, không thể kiểm soát được hành động của mình

tác dụng tức thì của GHB (có thể) gồm:
-cảm thấy "phởn phơ"
-kích dục
-giảm ức chế
-trạng thái ngủ lơ mơ
-hoa mắt, có thể là đau đầu
-run
-tăng nhiệt độ cơ thể, máu lưu thông nhanh và tăng nhịp tim
-buồn nôn
-** chẩy
-ko kiềm chế đc nước tiểu ( tiểu luôn khi đang bay )

GHB viết tắt từ chữ Gamma-hydroxybutyric acid là hóa chất mà các lực sĩ thường dùng để có bắp thịt nẩy nở.

Trong những năm gần đây thì GHB trở nên món thuốc ưa chuộng của giới trẻ tụ họp ăn chơi. Đây là chất không mùi hầu như không có vị, mà khi dùng vào thì con người thấy lên tinh thần cả mấy giờ đồng hồ. Nhiều trường hợp cưỡng bách **** dâm xẩy ra sau khi thuốc được lén bỏ vào nước uống vì nó không mầu mùi vị.

Loại này có chức năng kích dục đối với phái nữ


Vì sao thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc?
Hiện nay, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc vì những lý do sau:

- Hầu hết thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc là do hiểu sai hoàn toàn về thuốc lắc. Các em cho rằng thuốc lắc không có khả năng gây nghiện vì không gây vật vã như Heroin, thích thì dùng không thích thì có thể ngưng được

- Các em bị dụ dỗ rằng dùng thuốc lắc sẽ giúp các em tự tin, bản lĩnh, thêm năng lượng và trong quan hệ tình dục sẽ giúp đạt đến đỉnh điểm của khoái cảm

- Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn mà cơ thể đang phát triển để trở nên hoàn chỉnh, trở thành những chàng trai, những thiếu nữ và bắt đầu có khả năng sinh sản. Giai đoạn này nếu bị tác động, kích thích bởi những hình ảnh, sách, báo kích dục, các em sẽ bị ảnh hưởng và âm thầm tự đi tìm lời giải đáp với sự tò mò trẻ con mỗi khi có cơ hội hay khi học tập sa sút.

- Khảo sát cho thấy gần 100% đối tượng nghiện Ecstasy đều đã quan hệ tình dục từ rất sớm và cảm thấy rất thích thú với việc quan hệ tình dục sau khi sử dụng Ecstasy. Bên cạnh đó, các em còn lôi kéo bạn tình cùng sử dụng Ecstasy để tìm sự đồng cảm trong quan hệ tình dục, điều này gây nên sự ngộ nhận Ecstasy là loại thuốc hấp dẫn.

- Thiếu sự quan tâm gần gũi của gia đình. Ở giai đoạn phát triển này, các em dễ nhầm lẫn giữa tình yêu và tình bạn trong mối quan hệ bạn bè, dẫn đến sự hụt hẫng về mặt tâm lý tình cảm nếu gặp thất bại. Ngoài ra, vấn đề chuẩn bị tâm lý và giáo dục giới tính ở nhóm tuổi này gần như hoàn toàn không được phụ huynh quan tâm, giúp đỡ. Ở độ tuổi vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp và hoàn chỉnh về mặt cơ thể cũng như các nội tiết tố các em vẫn chưa sẵn sàng đón nhận các biểu hiện lạ trên cơ thể. Các xúc cảm bất chợt cũng có thể tạo ra những cú sốc đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng học tập, dẫn đến nguy cơ chán học, xa rời trường lớp. Rời khỏi “môi trường bình ổn”, trong tâm trạng hoang mang giao động, thiếu hơi ấm của gia đình, cùng lúc luôn muốn khẳng định mình theo một thần tượng được chọn lựa lúc yếu đuối, giao động nhằm che lấp những yếu kém, mặc cảm nội tâm trước một môi trường mới đầy phức tạp và quyến rũ, các em lao tới như kẻ mộng du, lúc này nếu bắt được điều gì là các em nắm chặt, và điều dữ ắc không tránh khỏi nếu các em tiếp xúc với môi trường, bạn bè xấu.

- Về mặt xã hội: Các hình ảnh nhạy cảm không phù hợp với văn hóa được đưa lên truyền thông đại chúng ngày một nhiều, tình trạng thiếu kiểm soát hệ thống dịch vụ thông tin điện tử, tình trạng kinh doanh văn hóa theo thị hiếu thấp kém… đã và đang làm vẫn đục sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ vị thành niên.

Thuốc lắc tác hại như thế nào đối với bản thân người nghiện:



- Tinh thần rệu rã suy sụp, chán chường, lo lắng, trầm cảm hoang tưởng, mất trí nhớ, mất phương hướng lâu dần sẽ dẫn đến tâm thần.

- Cơ thể: bị kích động mạnh, tiêu phí năng lượng và mất nước, thân nhiệt tăng, mất ngủ triền miên, biếng ăn dẫn đến suy kiệt, trạng thái hưng phấn tạo ra từng cơn ảo giác, gây rối loạn nhịp tim dễ trụy tim mạch và đột tử. Khả năng lây nhiễm HIV cao vì quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.

- Tâm lý: nhầm tưởng là thuốc lắc có khả năng kích dục trong giai đoạn đầu, có tác dụng đẩy mạnh hoạt động tình dục. Thực tế, thuốc lắc kích thích hệ thần kinh trung ương thường xuyên tạo trạng thái kích động và căng thẳng, dẫn đến mất khả năng tình dục, dễ sảy thai.

Vì không có triệu chứng vật vã, đói thuốc như đau nhức các cơ bắp, đau khớp, cảm giác dòi bò trong xương nên các em thường nghĩ rằng thuốc lắc không gây nghiện. Nhưng thật ra nếu ngưng sử dụng thuốc lắc thì người nghiện có triệu chứng uể oải, suy sụp, không vận động được, đau bụng, đau âm ỉ và co thắt từng cơn, tinh thần suy sụp hoàn toàn và có sự thôi thúc tâm lý rất mãnh liệt để tìm đến thuốc lắc.

Hiện tượng tự tin, nói nhiều, cảm giác mạnh mẽ, nhìn nghe sự vật chung quanh một cách hấp dẫn thích thú chỉ có khi sử dụng thuốc, đến khi hết thuốc thì người nghiện không còn nhớ điều gì cả và trở lại trạng thái tâm lý bị thôi thúc phải sử dụng thuốc lắc.





-Ketamine
được chế ra vào thập niên 1960 như một loại thuốc tê và dùng tại chiến trường Việt Nam. Rồi đến thập niên 1970, nó trở thành món thuốc giải trí và trong thập niên 1980 nó được kêu là sinh tố K. Tới thập niên 1990, Ketamine tái xuất hiện với tên mới là Special K.

Là một chất gây hoang tưởng rất mạnh với rối loạn thị giác, mất định hướng về không gian và thời gian, không nhận biết mình là ai. Tác dụng có thể kéo dài cả giờ, đôi khi cả ngày. Dùng nhiều, tử vong có thể xẩy ra vì suy hô hấp và suy tim.

1-Ketamine hydrochloride
là loại thuốc gây mê nhanh chóng được dùng hợp pháp ở cả con người (như thuốc giảm đau trong những tiểu phẩu) và động vật (như là thuốc làm dịu tính hung hăng ở vật). Với liều cao, nó có thể gây ra ngộ độc và gây ảo giác như chất LSD (Lysergic Acid Diethylamide).Hiện nay thanh niên dân chơi lạp dụng nhiều để sử dụng làm trò vui trò tiêu khiển nên giờ ko còn được nghĩ là các bạn đọc tưởng là hợp pháp nên đi buôn dưa nhá

2-
Dân sử dụng Ketamine thường là thanh niên và gọi nó bằng các tên lóng như K,viết tắt ( ke ) Ke chuyên dùng, cho thanh niên thời nay để phục vụ cho nhiêu cầu thích cảm giác đóng băng sung sướng hạnh phúc vvv.( tự Biết Cho Nhanh Mệt Lắm )

3-
Là để phục vụ cho những cuộc chơi tốn kém đi sàn thuê phòng vv.
Cách sử dụngà Đổ ra các mặt phẳng như đĩa hay vv gì đó miễn là đưa lên mũi hít là được rồi dùng tiền cuộn tròn vào hít móng tay ống mút nước vvv tự tìm hiểu mà dùng

4-Ketamine thường ở dạng bột dùng đường hít.
Người dùng thường sử dụng nó kèm chung với các thuốc khác như Ecstasy (thuốc lắc) hoặc cocaine hoặc rắc chúng lên cần xa.

5-
Ảnh hưởng đến sức khoe và tác hại nguy hiểm của nó mà chơi phải biết sợ còn ko sợ thì lên viện nhá

Người dùng có thể bị mê sảng, bị ảo giác, và mất cảm giác. Đóng băng Thuốc có tác dụng trong khoảng dưới 2 giờ

Người dùng có thể bị nôn mửa, mê sảng, đóng băng ,và giảm khả năng suy nghĩ và không nhớ gì cả.

Với liều cao, ketamine có thể gây ra những vấn đề về khả năng vận động, gây tê liệt, và khó thở,chảy máu ở mũi đừng nghĩ là chảy máu cam nhá

Dùng quá liều có thể làm Bạn ngừng thở và bị chết.

6-Tính gây nghiện:
Thanh thiếu niên rất dễ bị nghiện thuốc này về mặt tâm lý để có cảm giác tốt,và thích được sự đóng băng,đối mặt với cuộc sống hoặc chống lại căng thẳng.Để tìm vui với cuộc sống hiện tại.

7-Kết luận

Lạm dụng thuốc cấm đang là vấn nạn tại nhiều quốc gia vì tỷ lệ thiếu niên ghiền ngày một gia tăng. Ðiều đáng ngại là những thuốc này tràn ngập thị trường, mua dễ dàng. Những Club Drugs xuất hiện khắp nơi. Các hóa chất đều rất nguy hại cho sức khỏe người dùng và trong nhiều trường hợp có thể đưa tới tử vong, nhất là khi dùng chung với nhau hoặc với rượu.

Giải quyết vấn nạn là trách nhiệm chung của gia đình và chính quyền các cấp. Kinh nghiệm cho hay cô lập, trừng phạt người ghiền không phải là biện pháp hữu hiệu. Sự giáo dục, hướng dẫn cho dân chúng về nguy hại của thuốc là điều cần làm. Cũng như tận diệt buôn lậu, lén lút sản xuất, phân phối chất kích thích. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, như lời thường nói của cổ nhân mình.
Shisha là gì?



Shisha còn gọi là thuốc lào Ả Rập, với thành phần thuốc chủ yếu là mật ong, lá và rễ cây được ướp hương các loại trái cây như nho, cam, táo, dâu... Shisha được hút thông qua chiếc bình lọc giống như điếu bình. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thuốc shisha có rất nhiều loại, giá khoảng 650.000 đồng/250 g. Chủ các nhà hàng có phục vụ shisha đều quảng cáo thuốc được “xách tay” từ Ả Rập về. Tuy nhiên, một đại lý chuyên cung cấp thuốc shisha tại TPHCM cho biết shisha sản xuất từ Trung Quốc cũng đã có, giá rẻ hơn 30% so với giá thuốc Ả Rập.

Tiếp xúc với nhiều người hút và cả người bán shisha, họ đều cho rằng shisha thông thường không thể gây nghiện vì không có nicotine. Theo một cán bộ của Phòng Quản lý dược, Sở Y tế TPHCM, đây là loại thuốc hút mới du nhập nước ta, hiện nay chưa có tài liệu chính thức nào nói về nó và vì thế cũng chưa có báo cáo kiểm nghiệm về tác dụng và tác hại của nó. Nếu thuốc có nguồn gốc từ Ả Rập và có thể gây nghiện thì hải quan đã thu hồi và xử lý.

Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc hút nào khi vào bên trong cơ thể con người cũng đều có thể tạo ra những tác động xấu cho hệ hô hấp và hệ thần kinh. Điều đáng lo ngại và cần cảnh báo là nhiều trò “cách tân” shisha đã xuất hiện, biến shisha trở thành một thú chơi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Trên mạng đã có những trang web, tải hình ảnh một số bạn trẻ “phê thuốc”, rũ rượi sau buổi tiệc shisha.

Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay đang sáng tạo ra những cách “chơi” shisha đầy mạo hiểm với tài mà hay cần sa. Vô tình shisha đã trở thành một công cụ để một bộ phận người trẻ sử dụng trái phép chất ma túy. “Sạc pin” là tiếng lóng của dân chuyên hút shisha hay tài mà. Đó không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn là trò “nghịch dại” với chính sức khỏe của mình.
Addiction, Gluttony - Day 149 of Project 365
Heroin được chiết xuất từ cây thuốc phiện bằng cách chế thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau đó kết tủa ra Heroin dạng thô. Hiện tại trên thế giới có hơn 100 loài cây thuộc họ Papaver nhưng chỉ có 2 loại cây thuốc phiện là có khả năng sản xuất ra morphine. Người ta lấy nhựa loãng từ quả thuốc phiện rồi sấy khô để tạo ra nhựa thuốc phiện thô, sau đó mới dùng nhựa này chế tạo tiếp. Ngay từ thời xưa, các vua quan Việt Nam đã biết tác hại của thuốc phiện và ra lệnh cấm từ thế kỷ XVII (năm Cảnh Trị 3 – 1665). Càng về sau, việc chống thuốc phiện càng hà khắc hơn, sát sao hơn, đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn (nhất là ở thời vua Minh Mạng và Tự Đức).
Cần sa là loại thực vật có tên là Cannabis Sativa L. Cây cần sa được trồng ở các vùng có nhiệt dộ cao như các vùng nhiệt đới gió mùa Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. Từ cây cần sa người ta có thể chế tạo ra cần sa thảo mộc, cần sa nhựa và cần sa tinh dầu. Cần sa trong lịch sử đã từng được sử dụng để chữa các bệnh quáng gà, thiên đầu thống … Cho tới năm 1830 người ta mới phát hiện được các tính chất gây nghiện của cần sa. Ở các nước Đông Nam Á, việc trồng, vận chuyển và tàng trữ cần sa đứng thứ 2 sau thuốc phiện.
Cocaine là một chất tự nhiên được chiết xuất từ lá cây coca (Coca Cola đã từng chứa Cocaine) ở Nam Mỹ. Từ xa xưa, thổ dân các nước này đã dùng lá coca để làm thức ăn và được xem như một loại thực phẩm cứu đói và chữa bệnh mệt mỏi. Cho tới thế kỷ XIX, Cocaine mới được chiết xuất dưới dạng tinh khiết dùng để làm thuốc tê trong các ca mổ. Ban đầu nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud đã coi Cocaine như một loại thuốc đặc biệt để sử dụng phối hợp với các loại thuốc khác nhằm điều trị các bệnh thần kinh nhưng sau này ông đã từ bỏ ý kiến nói trên vì biết tới khả năng gây nghiện tiềm tàng của Cocaine.
Như vậy, cả ba loại ma túy gây hại này được xuất phát từ ba loại thực vật tự nhiên khác nhau và cần quá trình chế biến khác nhau. Ngày nay, tác hại của việc sử dụng ma túy đã được nêu rõ, Nhà nước cũng đã và đang sử dụng mọi biện pháp khác nhau để ngăn trừ ma túy và đưa những người nghiện ma túy trở lại với cộng đồng.Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện ma túy ngày càng tăng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên những hành vi phạm tội, gây rối loạn an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt nhất là lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng.
Mặc dù, thông tin về tác hại của ma túy đối với con người được thực hiện khá phổ biến và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng vẫn còn không ít người không thấy rõ sự tác hại của nó nên hậu quả của ma túy vẫn còn là một thảm họa của con người. Vậy ma túy là gì? Ma túy được định nghĩa (theo Hán Việt): ma là đê mê, túy là say sưa. Như vậy, có thể gọi nôm na: ma túy là chất đưa đến sự say sưa và mê mẫn, hay nói cách khác: ma túy là chất gây nghiện. Đó là những loại: thuốc phiện, morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế.
Ma túy được đưa vào cơ thể qua các đường: hút, hít, nhai, nuốt, tiêm tĩnh mạch,... gây ra phản ứng làm thay đổi một số chức năng trao đổi chất, tổn thất lên hệ thống thần kinh trung ương, tạo ra cho tâm lý con người một thói quen, những khát khao đam mê khó có thể bỏ được hoặc gây nên những trạng thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ thể, tạo thành những ảo giác, cảm giác mới lạ hoặc làm giảm cơn đau. Nhưng nếu được dùng đúng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc thì nó đem lại tác dụng tốt. Còn như sử dụng với mục đích giải trí, liều lượng và thời gian bừa bãi, sẽ gây ra sự lệ thuộc về mặt thể chất và tâm lý trong cơ thể con người. Khi ngưng hay không sử dụng tiếp, người nghiện sẽ bị các rối loạn hay còn gọi là “hội chứng cai thuốc” gây cơn vật vã dữ dội như: tiêu chảy, ói mữa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn, không ăn, mất ngủ, sụt cân nhanh chóng,... làm cho người nghiện đau đớn, khổ sở không chịu được buộc phải tiếp tục sử dụng ma túy. Có thể nói, ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại.
Ma túy và các chất gây nghiện chính là độc chất, chỉ cần dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, cơ thể người nghiện còn bị tổn thương hay nhiễm trùng do phương cách sử dụng, tức người nghiện dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan virus B, C, đặc biệt là HIV/AIDS. Người nghiện hít heroin, cocain thì bị thủng vách mũi; người hút cần sa thì bị viêm nhiễm đường hô hấp. Đồng thời, do chỉ quan tâm đến sử dụng ma túy để đạt khoái cảm, người nghiện không tha thiết đến việc ăn uống và tình trạng này thường là kéo dài nên người nghiện bị suy kiệt, từ đó dễ bị nhiễm nhiều bệnh cùng một lúc. Ma tuý còn gây tác hại lâu đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, làm suy yếu nòi giống. Phụ nữ mang thai nghiện ma túy sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bào thai, dị dạng thai nhi, nhiễm độc bào thai, trẻ sinh ra sẽ chậm lớn, đần độn.
Tệ nạn ma túy không chỉ có tác hại khu trú ở cá nhân mà còn tác động đến gia đình và xã hội, chỉ cần gia đình có một người nghiện thì nếp sống gia đình bị xáo trộn, tiền bạc bị thất thoát, sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị giảm sút, tình cảm bị rạn nứt. Không những thế, người nghiện rất có thể làm bất cứ điều gì dù cho ảnh hưởng đến an ninh trật tự hay trở thành tội phạm miễn sao có tiền để thỏa mãn cơn nghiện của mình. Tóm lại, tác hại của ma túy là khó lường, do đó các bậc cha mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm, gần gũi, chăm sóc con cái, nhất là ở độ tuổi mới lớn; tích cực giáo dục phòng ngừa không cho trẻ lâm vào con đường nghiện ngập.
Cây anh túc (chiết xuất ra thuốc phiện)


Ảnh minh hoạ

I. Khái niệm về ma tuý.
Ma tuý là một chất gây ra cảm giác huyền ảo, kì lạ. Sau khi sử dụng ma tuý, người nghiện có cảm giác ấm vùng thắt lưng, ấm bụng, thấy người nhẽ nhõm lâng lâng như sóng lượn, hay thấy người mình thơm phức như nước hoa, khoái cảm. Quá trình liên tưởng nhanh, tái hiện dễ dàng. Các chất ma tuý có thể có sẵn trong tự nhiên như thuốc phiện, cocain hay bán tổng hợp như heroin, hay tổng hợp như amphetamin. Chúng tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trạng thái nghiện ma tuý.
II. Các chất ma tuý.
+ Các chất ma tuý hợp pháp.
-Các chế phẩm sử dụng trong y tế
. Nhóm thuốc bình thần: Benzodiazepin (seduxen)
.Thuốc dạng thuốc phiện :morphin, codein, dolagan, methadone, Buprenorphin
. Thuốc cường thần: amphetamin, cafein
- Các chế phẩm khác: Rượu, thuốc lá, dung môi hữu cơ…
+ Các chất ma tuý bất hợp pháp.
- Thuốc phiện, heroin, cần sa.
- Các thuốc gây ảo giác và kích thích tâm thần (thuốc lắc)
. Methamphetamin
. Ecstasy (hồng phiến) còn gọi là MDMA (methylendioxymethamphetamin)
. Ketamin.
Các ma tuý tổng hợp trên gây ảo giác và kích thích vận động, vì vậy đối tượng dùng nó lắc thâu đêm suốt sáng trong một thế giới đầy ảo giác, kì ảo mà không ý thức được mình đang làm gì.
III. Cơ chế gây nghiện và phương pháp cai ma tuý.
Nghiện ma tuý là vấn đề gắn liền với lịch sử loài người. Tác dụng giảm đau và an thần của morphin đã được con người biết đến từ 4000 năm trước công nguyên, Cùng với việc ứng dụng nó trong điều trị, con người đã lạm dụng nó.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, người nghiện ma tuý là một tội phạm nhưng đồng thời cũng là một người bệnh. Do đó cần được quản lí và điều trị. Phòng chống nghiện ma tuý cần có sự hợp tác hành động của toàn thế giới. Trong mỗi một quốc gia cần có sự phối hợp cả nhiều ngành và cả cộng đồng. Vấn đề điều trị, phòng chống tái nghiện cần có vai trò đặc biệt của ngành y tế.
Nghiện ma tuý là lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ của tâm thần học. Nghiện ma tuý và rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng chất được xếp vào mục từ F10-F19 của ICD-10 (bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)
Cơ chế gây nghiện, tái nghiện (hiện tượng đói ma tuý trường diễn) là cơ chế lệ thuộc về mặt tâm lí. Những người nghiện có nhân cách đặc biệt là họ luôn thấy thiếu một cái gì đó vì vậy mà họ tìm cách lấp đầy chỗ thiếu ấy.
Nghiện ma tuý là một trạng thái nhiễm độc chất ma tuý mạn tính hay chu kì với các đặc điểm cơ bản là có nhu cầu không cưỡng lại được phải dùng chất ma tuý, không kiểm soát được tập tính sử dụng, có hiện tượng tăng dung nạp. Xuất hiện hội chứng cai khi giảm hoặc ngừng sử dụng ma tuý. Sao nhãng các thú vui và công việc vì người nghiện phải dành thời gian để sử dụng chất ma tuý và tận hưởng những cảm giác kì ảo mà ma tuý mang lại. Người nghiện ý thức được tác hại của ma tuý nhưng vẫn tiếp tục dùng.
Theo phân loại bệnh của hội Tâm thần học Mĩ (DSM-IV), hội chứng cai nghiện các chất dạng thuốc phiện gồm các triệu chứng sau: Bồn chồn, dị cảm, buồn nôn hay nôn, đau cơ bắp, chảy nước mắt, nước mũi, giãn đồng tử, vã mồ hôi, đi ỉa lỏng, ngáp, sốt, mất ngủ… Các triệu chứng này xuất hiện sau khi ngừng sử dụng ma tuý từ 6-8 giờ. Hội chứng cai (lên cơn vật) có cường độ cao nhất vào ngày thứ 2 thứ 3, giảm dần và kết thúc sau 7-10 ngày.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Nghiện ma tuý trước hết và chủ yếu lệ thuộc về tâm thần. Do bản năng cơ thể con người có thể tự điều chỉnh sự lệ thuộc về cơ thể ( hội chứng cai; lên cơn vật). Tuy nhiên hiện tượng thèm, nhớ chất ma tuý vẫn kéo dài nhiều năm (hiện tượng đói ma tuý trường diễn) nó diễn ra theo cơ chế như sau: Bộ não hàng ngày đã tiếp nhận những cảm giác kì ảo do ma tuý mang lại. Những cảm giác này lưu giữ vững chắc tại các thụ thể µ (muy), nó tồn tại tiềm tàng và thường trực trong não. Khi gặp một kích thích gợi nhớ chất ma tuý (nhìn thấy bạn nghiện, đi qua nơi từng mua thuốc) các dấu vết phản xạ đó được hoạt hoá trở lại, gây xung động thèm chất ma tuý dẫn đến thúc đẩy người nghiện quay lại dùng ma tuý. Trong điều trị nghiện ma tuý khó khăn gặp phải lớn nhất là hiện tượng đói ma tuý trường diễn.
-Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa nghiện ma tuý. Các phương pháp hiện có chủ yếu hỗ trợ người nghiện vượt qua hội chứng cai (lên cơn vật) một cách nhẹ nhàng hơn, nhằm hạn chế những biến chứng của hội chứng cai. Điều quan trọng trong cai nghiện ma tuý là chống tái nghiện ( tỷ lệ tái nghiện hơn 90%). Trong điều trị cần phối hợp các biện pháp khác như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm và quản lí bằng pháp luật.
- Mục tiêu của cai nghiện gồm 2 mục tiêu:
+ Mục tiêu trước mắt: Điều trị hội chứng cai ( lên cơn vật)
+ Mục tiêu lâu dài: Điều trị trạng thái đói ma tuý trường diễn
1. Điều trị trạng thái cai (lên cơn vật) Là phương pháp điều trị ngắn ngày (1-2 tuần) nhằm hỗ trợ người nghiện có thể vượt qua hội chứng cai một cách nhẹ nhàng và tránh được các biến chứng của hội chứng cai như truỵ tim mạnh, mất nước, điện giải, co giật…
- Các phương pháp cai nghiện như sau:
. Dùng thuốc hướng thần.
. Dùng Methadone là một dạng của thuốc phiện có tác dụng thay thế ma tuý dạng thuốc phiện.
. Các phương pháp hỗ trợ khác: vật lí tị liệu, thuốc dân tộc, châm cứu, ngồi thiền, yoga.
- Ở Việt Nam, các phương pháp cai nghiện đang được dùng là:
+ Dùng thuốc hướng thần: có tác dụng điều trị nhanh các triệu chứng của hội chứng cai như bồn chồn, lo âu, mất ngủ, dòi bò trong xương. Các thuốc hướng thần hay dùng là Seduxen, levomepromazin (tisercin), Gacdernal. Ngoài ra còn dùng một số thuốc khác có tác dụng giảm đau như paracetamol, thuốc nâng huyết áp như heptamil, truyền dịch…
+ Dùng các bài thuốc dân tộc như: Heantos, Hufusa, Bông sen… Nhưng hiệu quả của những bài thuốc này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
2. Điều trị trạng thái đói ma tuý trường diễn.
Mục đích là đưa người nghiện thực sự từ bỏ ma tuý và làm giảm thiểu tác hại của người nghiện đối với cộng đồng. Đây là công việc cực kì khó khăn và đạt được rất ít hiệu quả.
Người nghiện thường có nhân cách phụ thuộc, thích trải nghiệm cái mới, luôn cảm thấy thiếu một cái gì đó và vì vậy mà họ luôn tìm cách lấp đầy chỗ thiếu ấy. Trong tư tưởng họ luôn nảy sinh xung đột, mâu thuẫn mà kết cục lại không ngã ngũ về bên nào. Hay nói cách khác, người nghiện thường thiếu ý chí, và không có chứng kiến riêng của mình vì vậy mà họ dễ bị lôi kéo bởi người nghiện khác hoặc không tự kiềm chế được cơn thèm khát ma tuý của mình do vậy họ rất dễ tái nghiện.
- Trên thế giới, điều trị trạng thái đói ma tuý trường diễn đang áp dụng các phương pháp sau:
+ Chiến lược giảm hại:
. Dùng Methadone để thay thế.
. Phát bơm kim sạch miễn phí.
+ Phương pháp đối kháng: Là dùng một chất đối vận với thụ thể µ (muy). Khi dùng chất đối kháng cho người nghiện, chất này ngay lập tức gắn kết với thụ thể µ (muy), ( thụ thể µ kết hợp với chất ma tuý gây cảm giác kì ảo). Nếu người bệnh đang dùng chất đối kháng mà dùng ma tuý thì không có cảm giác huyền ảo do ma tuý mang lại vì thụ thể tạo ra cảm giác huyền ảo ấy đã bị chất đối kháng chiếm chỗ.
Trong khi đang dùng chất đối kháng mà người nghiện vẫn dùng ma tuý thì có thể dẫn đến tử vong do ức chế trung tâm hô hấp và tim mạch.
- Chất đối kháng có tên là Naltrexone. Hiện nay trên thị trường có nhiều biệt dược khác nhau như Abernil 50mg, Danapha-natrex 50mg. Biệt dược khác nhau nhưng tính an toàn và hiệu quả của thuốc thì như nhau. Chỉ khác nhau về giá thành.
- Để được dùng chất đối kháng, người nghiện phải ngừng dùng ma tuý tối thiểu là 7 ngày.Thời gian dùng chất đối kháng ít nhất là 2 năm. Mỗi ngày 1 viên 50 mg vào một giờ nhất định trong ngày.
-Tại Việt Nam, dùng chất Methadone thay thế chưa phổ biến, vì chưa có hành lang pháp lí và kinh phí đầy đủ cho chiến dịch này. Phương pháp điều trị chống tái nghiện (đói ma tuý tường diễn) chủ yếu vẫn là dùng chất đối kháng ( Naltrexone) và các liệu pháp tâm lí.
Cai nghiện ma túy
Theo GS Jon Currie, điều trị nghiện ma tuý nên có 3 trụ cột quan trọng là não, hành vi và bối cảnh xã hội. Trong đó, phải tính đến các yếu tố gia đình, dịch vụ hướng nghiệp, tài chính, dịch vụ y tế, giáo dục, phòng chống HIV/AIDS, tư vấn pháp luật, nhà ở, đi lại…
Một trận đấu bóng của các học viên cai nghiện ở Lào Cai. Ảnh: Việt Hưng
Tái nghiện ma túy đang là vấn nạn nhức nhối chưa có hồi kết của toàn xã hội. Chọn cách nào để cai nghiện cho con - vào trại, lên núi, gửi vào chùa hay tự xích con ở nhà - vẫn là câu hỏi hóc búa với nhiều gia đình không may mắn.
Trong số nhiều phương pháp cai nghiện ma túy hiện nay, chúng tôi nhận thấy nổi lên một quan điểm khá mới mẻ. Đó là cần hiểu rõ về tình trạng nghiện để giúp đỡ người muốn cai ma túy, chứ không nên quá lệ thuộc, ảo tưởng vào thuốc, biện pháp mạnh hay ý chí của người nghiện.
Những kiến thức mới về nghiện ma túy
GS Jon Currie, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y học về nghiện và sự biến đổi hệ thần kinh, Bệnh viện Thánh Vincent, Melbourne, Australia đã phát biểu tại Việt Nam rằng: Phần đông người ta đều coi lạm dụng ma tuý và nghiện là các vấn đề xã hội, cần giải quyết bằng các giải pháp mang tính xã hội, đặc biệt là hệ thống pháp luật hình sự. Người ta cũng thường cho rằng, người nghiện ma tuý là những người yếu ớt, người xấu, không tự rèn luyện đạo đức hoặc không làm chủ được các hành vi của bản thân.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng của khoa học thần kinh trong 15 năm qua đã cho chúng ta hiểu biết mới về nghiện. Theo đó, khái niệm nghiện là một bệnh tái phát mạn tính của bộ não được coi là hoàn toàn mới. Mới đối với công chúng, đối với nhiều nhà hoạch định chính sách và đáng buồn là mới ngay cả với nhiều người có chuyên môn y tế.
Người ta sử dụng ma tuý vì họ thích những gì ma tuý gây ra cho bộ não của mình, dù chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma tuý và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma tuý. Nghiện ma tuý là một bệnh mạn tính và tái phát như các loại bệnh tiểu đường, hen, viêm khớp và tim mạch.
Điều trị ma tuý không phải như cắt ruột thừa hoặc điều trị gãy xương, chỉ một lần điều trị sẽ không giúp ích gì. Do đó, không bao giờ được coi cắt cơn, giải độc là một giải pháp điều trị thực sự với cai nghiện ma tuý, mà đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên và quan trọng để khởi đầu cho một quá trình điều trị cai nghiện lâu dài, liên tục.
Hiểu mới giúp được người cai nghiện
Theo GS Jon Currie, nếu chỉ theo một liệu pháp điều trị đơn lẻ, mà giúp một người nào đó hoàn toàn bỏ được ma tuý, thì chỉ là trường hợp hãn hữu. Chúng ta nên hiểu, mục đích của điều trị cai nghiện là chữa căn bệnh đang mang, chứ không phải một đợt điều trị khỏi hẳn, điều trị đúng sẽ cho kết quả giảm đáng kể việc sử dụng ma tuý, kéo dài thời gian không sử dụng ma tuý, nhưng có thể sử dụng lại vài lần.
GS Jon Currie nhấn mạnh, điều trị nghiện ma tuý nên có 3 trụ cột quan trọng là não, hành vi và bối cảnh xã hội. Trong đó, phải tính đến các yếu tố gia đình, dịch vụ hướng nghiệp, tài chính, dịch vụ y tế, giáo dục, phòng chống HIV/AIDS, tư vấn pháp luật, nhà ở, đi lại…
Sau gần một thế kỷ thành lập các bệnh viện điều trị cho người nghiện heroin (năm 1932), các bác sỹ Mỹ thừa nhận mô hình này thất bại bởi tỷ lệ tái nghiện rất cao (93-97%). Hiện nay, trên thế giới, liệu pháp điều trị cai nghiện hiệu quả và hiện đại hơn cả là dùng thuốc thay thế. Trong đó có Methadone - hiện đã được triển khai tại 6 điểm Hải Phòng và TP HCM.
Methadone từng gây tranh cãi và gây lo ngại khi đưa vào sử dụng, vì nó là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp. Nó có thể thay thế heroin ở các điểm tiếp nhận heroin ở não, làm mất hiện tượng nhớ và thèm cảm giác sảng khoái của heroin, từ đó mất tập tính tìm kiếm heroin bằng mọi giá - nguyên nhân của tội phạm.
Methadone tồn tại trong não lâu hơn heroin rất nhiều, mỗi ngày chỉ cần uống 1 liều là người nghiện có thể lao động học tập bình thường. Methadone không có tính dung nạp cao như heroin nên có thể không gây tăng liều và được kiểm soát chặt chẽ tại cơ sở điều trị.
Theo quan điểm mới về điều trị cai nghiện, khi chưa tìm ra một loại "thần dược" cai nghiện hữu hiệu, thì cần chọn một giải pháp khả thi, hiệu quả và ít có mặt trái nhất. Methadone đáp ứng được nhiều đòi hỏi như làm giảm và mất các biểu hiện cai chất dạng thuốc phiện; nguyên chất, không có chất pha tạp; dùng bằng đường uống, mỗi ngày một liều; hợp pháp, giảm các hành vi phạm tội; ít tác dụng phụ, không gây tăng liều; không gây gà gật và "phê".
Liệu pháp dùng Methadone đã cho những hiệu quả bước đầu ở nước ta. Song Methadone hiện điều kiện của nước ta chưa thể đáp ứng rộng rãi cho người có nhu cầu. Ngoài ra, để liệu pháp dùng Methadone hiệu quả, cần đến ý thức nghiêm túc hợp tác của người bệnh và gia đình.
Hiện các chất dạng ma tuý đang sử dụng được phân chia theo tỷ lệ: heroin 87%, ma tuý tổng hợp (Amphetamin, ATS) 4,5%, các chất ma tuý khác (thuốc phiện, cần sa…) 8,5%, hình thức sử dụng chủ yếu là tiêm chích (86,3%), hút hít (13,7%). Điều đáng lo ngại là riêng tỷ lệ người nhiễm HIV từ tiêm chích ma tuý đã chiếm tới 60%.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước ta có 132.440 người nghiện có hồ sơ quản lý, nhưng hệ thống trung tâm giáo dục cai nghiện ma tuý (gồm 109 trung tâm giáo dục do Nhà nước quản lý và 19 trung tâm do tư nhân quản lý) chỉ tiếp nhận được khoảng 50.000-60.500 đối tượng. Đó là chưa kể khoảng 34.000 người nghiện trong các cơ sở thuộc ngành Công an quản lý, đa số không nghề nghiệp (54%).
Tuy nhiên, ngay cả chính những người thân của người nghiện cũng khó có điều kiện hiểu biết rõ về tính chất phức tạp của tình trạng nghiện ma túy, về khả năng đáp ứng có hạn của cơ quan quản lý. Khi đã không hiểu, thì rất khó để giúp được người muốn cai nghiện. Đã đến lúc xã hội cần có "cuộc cách mạng" quan niệm về người nghiện như với đại dịch HIV/AIDS.
Chúng ta không đồng tình với những hành vi buôn bán trái phép, quấy rối trật tự xã hội liên quan đến ma túy, nhưng nếu chúng ta quay lưng với những người muốn cai nghiện, thì chẳng giúp được xóa đi vấn nạn ma túy, mà còn đẩy họ vào thế cô lập. Trên thực tế, người nghiện ma tuý rất cần được giúp đỡ trong quá trình điều trị. Hơn ai hết, họ chính là những người cảm nhận rõ nhất những hậu quả mà ma tuý gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội.
Giáo dục gia đình là quan trọng nhất
Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần - nơi có kinh nghiệm điều trị cai nghiện ma tuý bằng Methadone cho gần 70 bệnh nhân cho biết một thông tin đáng chú ý: Hiếm có nước nào trên thế giới mà các đoàn thể như hội cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố, dòng họ… lại có thể tác động, tham gia tuyên truyền vận động, giúp đỡ người cai nghiện ma tuý như ở Việt Nam.
Ở các địa phương làm tốt công tác này, người bệnh đỡ mặc cảm hơn, tuân thủ điều trị tốt hơn, dẫn đến hiệu quả điều trị cao, ít phá phách, quấy rối ngoài xã hội, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
Tuy nhiên, qua thực tế điều trị cho người nghiện ma tuý, bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn khẳng định, yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công là giáo dục gia đình. Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Gia đình cần hiểu sâu sắc đặc điểm của điều trị cai nghiện ma tuý, không ảo tưởng ở thứ "thần dược" hay liệu pháp mạnh nào chữa khỏi được tình trạng nghiện, kể cả Methadone - đó mới là thái độ cần thiết khi có con cháu nghiện ma tuý.
Nếu gia đình quản lý được bệnh nhân theo quy trình: chỉ sinh hoạt ở nhà, ở nơi vui chơi lành mạnh, rồi đến bệnh viện uống Methadone, không gặp gỡ, tụ tập với bạn xấu, có niềm vui, có việc làm… thì đã loại trừ được nhiều nguy cơ bệnh nhân tái sử dụng ma tuý bất hợp pháp.
Động viên, gần gũi, chia sẻ với người bệnh trong quá trình điều trị là vô cùng cần thiết, nhưng trái lại, thái độ nuông chiều, mềm lòng của gia đình khi thấy con thèm nhớ thuốc phiện hay gặp tác dụng phụ của Methadone - lại là điều cực kỳ nguy hiểm. Điều trị cai nghiện ma tuý cho hiệu quả tốt hơn ở người có nhân cách mạnh, so với người có nhân cách yếu, mà nhân cách của một người phụ thuộc khá lớn vào môi trường sống xung quanh.
Ở Việt Nam, do những đặc điểm riêng về văn hoá - xã hội, đôi khi bác sỹ không thể áp dụng kỷ luật "thép" với bệnh nhân. Do đó, sự phối hợp của giáo dục gia đình, cộng đồng càng trở nên cần thiết hơn nữa.Một báo cáo mới của Ban kiểm soát ma túy Liên Hiệp Quốc (INCB) cho thấy ma túy đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát. Xu hướng lạm dụng và buôn lậu ma túy trên toàn cầu ngày càng phức tạp. Đông Âu là một trong nhiều nơi trên thế giới có tỷ lệ người nhiễm HIV đang gia tăng cùng sự lây lan dịch bệnh tại nhiều nước như Nga và Ukraine. Tuy nhiên, vẫn có một “điểm sáng” đó là việc giảm dùng cần sa tại châu Âu.

Báo cáo của INCB năm 2010 được thể hiện qua phóng sự ảnh sau:
Trung Mỹ và vùng Caribbean tiếp tục là điểm chuyển hàng buôn lậu quy mô lớn vì giao với những nước sản xuất thuốc chính tại Nam Mỹ và những thị trường tiêu thụ tại Bắc Mỹ và Châu Âu.
Lượng trung chuyển qua Trung Mỹ tăng lên.
Mỹ là đích chính để vận chuyển ma túy. Các tổ chức buôn lậu ma túy có cơ sở tại Mexico thống trị thị trường cocaine, heroine và methamphetamine tại Mỹ.
Năm 2009, việc gia tăng sự lạm dụng tất cả các loại ma túy được báo cáo tại Mỹ. Từ năm 2007-2009, nhiều cơ quan báo cáo về tình trạng lạm dụng thuốc được kê đơn là mối nguy lớn nhất liên quan đến ma túy.
Việc lạm dụng cocaine đang lan tràn từ Tây Âu đến nhiều nơi khác. Ở một số nước như Đan Mạch, Tây Ban Nha và Anh, cocaine có thể thay thế amphetamine và ectasy .
Ở châu Âu, việc dùng cây thuốc phiện ở một số nước có xu hướng giảm. Khoảng 1,2% người dân châu Âu dùng cocaine trong năm trước đó, Tây Ban Nha thì cao hơn với 3,1%.
Tây Âu là thị trường tiêu thụ heroine lớn nhất thế giới. Anh, Italy, Pháp và Đức tiêu thụ khoảng 60% số này.
Đông Âu là một trong số ít nơi trên thế giới gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV,đặc biệt tại Nga và Ukraine. Với hơn 1,6%, tỷ lệ người nhiễm HIV ở người lớn ở Ukraine là cao nhất ở châu Âu. Việc dùng các dụng cụ nhiễm bẩn để tiêm chích chiếm 50% ca mắc mới mắc tại Đông Âu.
Buôn lậu cocaine qua châu Phi đến châu Âu lại tăng lên sau khi mới giảm chút ít trong 2 năm qua.
Cần sa vẫn được bào chế, buôn lậu và lạm dụng rộng rãi tại châu Phi. Tỷ lệ lạm dụng thuốc tại lục địa này chủ yếu ở độ tuổi 15-64. Morocco vẫn nơi bào chế cần sa lớn nhất thế giới.
Đông Phi là tuyến trung chuyển buôn lậu heroine từ châu Á sang châu Phi, chủ yếu qua các sân bay lớn. Ước tính khoảng 35 tấn heroine được buôn lậu qua châu Phi mỗi năm, nửa số đó dùng cung cấp cho người mắc nghiện tại châu Phi (khoảng 1,2 triệu người).
Sản xuất, buôn lậu và sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng ở Đông và Đông Nam Á từ năm 2008. Methamphetamine được buôn lậu từ Iran và các nước láng giềng. Ước tính 25% người lạm dụng chích thuốc trên thế giới sống ở đông và đông nam Á.
Số người nghiện cần sa hàng năm tại New Zealand là cao nhất trên thế giới với 14,6% dân số tuổi từ 14-64.
Ở Australia, lượng amphetamine bị bắt giữ tại biên giới tăng 58% trong hai năm qua.

Lính Ecuador đứng trên chiếc tàu ngầm bị phát hiện gần biên giới Colombia - Ảnh: AP
Từ nguồn tin của Cơ quan Chống ma túy Mỹ (DFA), cảnh sát Ecuador đã bắt giữ được con tàu trước khi nó chạy chuyến đầu tiên mà đích đến hẳn nhiên là Mỹ. “Đây là tàu ngầm chở ma túy có khả năng chìm hẳn dưới mặt nước và chạy được trên đại dương” - ông Jay Bergman, giám đốc DFA khu vực Nam Mỹ, cho biết. Trong thời gian qua, tất cả tàu ngầm chở ma túy mà cảnh sát quốc tế thu giữ được đều chỉ có khả năng chìm xuống nước một phần, do đó không thể tránh được công nghệ radar và tầm nhiệt của các loại máy bay chống buôn lậu ma túy.
Con tàu cảnh sát Ecuador thu giữ được “là một đẳng cấp mới” như mô tả của ông Bergman. Được làm từ sợi thủy tinh và composite, con tàu này có tháp điều khiển, kính viễn vọng và hệ thống điều hòa hiện đại. Cao 2,7m, dài 33m, con tàu có khả năng chở 10 tấn ma túy, sáu thủy thủ, hoàn toàn chìm dưới nước và di chuyển trong lòng đại dương trong nhiều ngày.
Cảnh sát Ecuador đã bắt giữ một người và DFA hi vọng người này sẽ cung cấp thông tin. Ông Bergman nhận định sự xuất hiện của tàu ngầm vượt đại dương cho thấy các băng đảng ma túy sẵn sàng đầu tư cực lớn vào phương tiện vận chuyển.
Hiện khoảng 90% lượng cocaine tiêu thụ tại Mỹ có nguồn gốc từ Colombia.

Những thủ đoạn giấu ma túy tinh vi bị phát hiện

Do lợi nhuận kếch xù từ những thương vụ buôn bán trái phép chất ma túy, tội phạm nghĩ ra nhiều chiêu để đối phó cơ quan chức năng như giấu heroin dưới đế giày, trong cúc áo, sách, thậm chí vận chuyển bằng container...

Giấu ma túy trong container là cách Lu Ming Cheng (55 tuổi, ở Quảng Châu, Trung Quốc) - người có nhiều tiền sự, chủ yếu sống bằng nghề cờ bạc - sử dụng. Cheng được người bạn tên A Giải (sống tại Hong Kong) thuê liên hệ với Công ty TNHH Vũ Hải (có trụ sở tại Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam) làm thủ tục nhận và chuyển 2 container hàng sang Trung Quốc và Canada. Hai container này ghi là hàng may mặc nhưng thực chất chỉ một container chứa quần bò, còn lại là khoảng 8 tấn nhựa cần sa.
Vụ việc bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện kịp thời. Lu Ming Cheng và đồng phạm bị bắt cùng toàn bộ tang vật. Ngoài chuyến hàng này, họ còn khai nhận từng vận chuyển thuê cho người Trung Quốc tên A Cường một container thảm len, khăn tắm nhưng bên trong giấu 300 kg nhựa cần sa.
Ma túy giấu dưới đế dày. Ảnh minh họa.
Giấu heroin trong đế dép
Không vận chuyển bằng container, Đoàn Nguyễn Minh Châu (phường 6, quận 10, TP HCM) ung dung đi đôi dép da mới toanh có giấu ma túy dưới đế đến làm thủ tục xuất cảnh sang Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Khi lực lượng chức năng yêu cầu Châu cho kiểm tra đôi dép, mặt người đàn ông này biến sắc. Dưới đế dép, cơ quan công an phát hiện 394g heroin.
Theo lời khai của Châu, đôi dép đó của vợ chồng Phan Thị Thanh Lễ và Nnaji David Ete (người Nigeria) trú tại chung cư Him Lam (huyện Bình Chánh, TP HCM) giao mang sang Trung Quốc đưa cho một người da đen.
Vợ chồng này cùng những người gốc Phi tổ chức đường dây mua bán ma túy từ Ấn Độ qua Lào, Malaysia, Pakistan về TP HCM, bằng thủ đoạn giấu vào quần áo, sách và đế dép. Sau đó họ thuê người Việt Nam vận chuyển đi Trung Quốc.
Cũng tại TP HCM, cơ quan công an phát hiện thủ đoạn cất giấu ma túy trong đế dép của Phạm Thị Thanh Trang (ở quận Tân Bình, TP HCM). Trang bị bắt quả tang cùng với tang vật là 4 bịch nilon chứa heroin giấu trong một cuốn sách và 2 chiếc dép. Theo lời khai của Trang, số hàng này là của hai người gốc Phi (Ozogu và Ben Blessed) đang trú tại TP HCM.
Mở rộng vụ án, cơ quan công an bắt giữ Anyawo Chima Stanley, người cất giấu heroin trong đế dép cho Ben với tiền công mỗi lần là 300 USD. Anyawo Chima Stanley đã khéo léo tách đế dép, nhét heroin vào trong rồi khâu lại theo các mối chỉ cũ.
Tương tự, hướng dẫn viên xinh đẹp 29 tuổi Nguyễn Thị Phước (Đà Nẵng) bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh sang Trung Quốc với tang vật là đôi dép đang đi dưới chân. Dưới đế dép có giấu 146g heroin. Đôi dép là của Kelvin - người nước ngoài mà cô đem lòng yêu say đắm. Kelvin đã nhờ Hà Thị Ngô, sinh viên năm cuối ĐH Kiến trúc TP HCM, chuyển cho Phước trên đường ra sân bay.
Khám xét nơi ở của Hà Thị Ngô, cơ quan chức năng thu giữ thêm một cuốn sách của Kelvin, bên trong có 150g heroin được dán ép khéo léo vào bìa.
Trước đó, Kelvin nhờ Ngô đi Ấn Độ để vận chuyển quần áo về Việt Nam. Kelvin mua vé máy bay và đưa cho Ngô 300 USD cùng số điện thoại của một người tên là Chriss ở Ấn Độ. Tới Ấn Độ, Ngô gặp Chriss rồi nhận một balô và một cuốn sách bên trong có chứa ma túy để chuyển cho Kelvin. Về đến Việt Nam, Kelvin tiếp tục đưa thêm cho Ngô 500 USD nữa nhờ Ngô cất hộ cuốn sách này.
Cúc áo, bánh ngọt, chai lăn nách cũng chứa heroin
Trong những chiếc cúc đính trên 11 chiếc áo váy Nguyễn Thị Hạnh ở quận 10 TP HCM mang theo đều chứa heroin. Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phát hiện và bắt giữ Hạnh tại Hà Nội. Theo biên bản giám định, 11 chiếc áo váy này, mỗi chiếc có từ 26 đến 32 cúc. Tổng trọng lượng heroin chứa trong tất cả số cúc là hơn 870g.
Bị bắt quả tang tại đường biên, Đỗ Thị Kim (Hưng Yên) khai nhận, để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng, Kim đã dùng thủ đoạn giấu ma túy trong ruột những chiếc bánh ngọt hiệu Lucky rồi hàn dính lại như cũ. Trước đó, Kim định mang số hàng này qua biên giới Móng Cái sang Trung Quốc.
Để vận chuyển 477g heroin từ Việt Nam sang Australia, một cặp vợ chồng Việt kiều Australia đã chia nhỏ ma túy và cất giấu trong 11 lọ dầu cù và chai lăn nách. Số hàng được đóng lẫn trong đống quần áo tư trang để chờ ngày xuất cảnh qua Australia thì bị công an phát hiện.
(Theo An ninh Thế giới)

1 comment: