Friday, January 6, 2012

Hoa thơm cỏ lạ(3)

Từ Thù Đổi Thành Bạn: Chuyện Cây Cỏ Ngọt Stevia

Cây cỏ ngọt dùng làm nước sẽ có lợi cho sức khỏe.

Sau bao năm Stevia bị Hoa Kỳ và thế giới Tây phương cấm sử dụng vì “có hại cho sức khỏe”nhưng thật sự ra là để bảo vệ ngôi vị độc quyền của kỹ nghệ chất ngọt hóa học nhân tạo như aspartame, sucralose…
Nay thế cờ đã thay đổi, gió đã xoay chiều. Dân chúng thế giới càng ngày càng sợ các loại đường hóa học hơn bao giờ hết nên thiên về chất ngọt thiên nhiên của cỏ Stévia..
Để bảo vệ hầu bao, kỹ nghệ thực phẩm và nước ngọt(Coca, Pepsi) Hoa Kỳ đành trở cờ ca tụng hết lời chất ngọt thiên nhiên của stévia.
FDA đành phải khuất phục trước áp lực của kỹ nghệ ăn uống.
Cỏ ngọt Syevia trước là thù, nay là bạn.
***
Thèm ngọt là một nhu cầu tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu ăn ngọt quá nhiều và quá thường xuyên cũng sẽ không tốt cho sức khỏe. Hư răng, béo phì và tiểu đường là những vấn đề có thể xảy ra...
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hóa học tạo vị ngọt (Sweetener, Édulcorant) được dùng để thay thế đường. Những loại đường hóa học nầy tuy không có tính dinh dưỡng vì chứa rất ít calorie nhưng lại có vị ngọt gấp cả trăm lần nhiều hơn đường thường.
Mỗi gói đường hóa học nho nhỏ có trộn thêm chất dextrose (là một filler) cho lối 2.2 calo trong khi mỗi muỗng café đường cát đem vào cơ thể khoảng 16 calories…Có thể nêu ra đây một vài thí dụ như: saccharin (Sweet N Low), sodium cyclamate (Sucaryl,Twin Sugar), sucralose (Splenda), AceSulfame potassium (Ace K, Sweet One, Sunnett), và phổ biến nhất là chất aspartame (NutraSweet, Equal, Spoonful, Canderal) mà chúng ta thường thấy hiện diện trong hầu hết các thức ăn và thức uống nhược năng hay diet.
Mặc dù rẻ và tiện lợi nhưng người ta vẫn e ngại ảnh hưởng về lâu về dài của chúng đối với sức khỏe.
Thật vậy, Saccharin nay đã bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia, vì thí nghiệm cho thấy nó tạo ung thư bàng quang ở loài chuột.
Riêng đối với những người mắc bệnh Phenylketonuria (PKU) thì không nên dùng chất aspartame. Đây là một bệnh di truyền, rất hiếm thấy, trong đó vì có sự lệch lạc của một gene nên cơ thể không sản xuất ra được một loại enzyme để khử bỏ chất phenylalanine. Khi ăn vào, aspartame sẽ bị phân cắt ra thành aspartic acid và phenylalanine. Chất sau nầy tích tụ nhiều trong não, gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ương, và có thể chết.
Aspartame cũng còn bị dư luận gán cho nhiều thứ tội danh khác nữa, nhưng tất cả đều bị giới y khoa bác bỏ hết…
Trước viễn ảnh không mấy sáng sủa của các loại đường hóa học, tâm lý chung của người tiêu thụ là quay về với những sản phẩm thiên nhiên…
Trong nhóm những chất tạo vị ngọt thiên nhiên, cây Cỏ ngọt là một thí dụ đang được nhiều người chú ý đến!
Cây Cỏ ngọt là gì"
Cỏ ngọt (Stevia, Sweetleaf, Candyleaf, Sweet herb of Paraguay) còn được gọi là Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt, có nguồn gốc ở thung lủng Rio Monday nằm về phía đông bắc của xứ Panama,Trung Mỹ.
Vào thế kỷ XVI, các thủy thủ Tây Ban Nha đã từng đề cập đến sự hiện diện của loại thảo mộc nầy rồi. Nhưng phải chờ đến năm 1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago Bertoni mới phân loại và chính thức đặt tên gọi nó là Stevia rebaudiana Bertoni.
Thổ dân Guarani ở Paraguay gọi cỏ nầy la Caá-êhê có nghĩa là Cỏ ngọt. Từ cả ngàn năm nay, họ đã dùng loại thảo mộc nầy để làm dịu ngọt các thức ăn thức uống có tính đắng, và cũng để chữa trị một số bệnh như béo phì, bệnh tim, cao áp huyết, v.v…
Cỏ ngọt là cây đa niên bán nhiệt đới, thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Stevia rebaudiana Bertoni là một trong số 154 loại Cỏ ngọt thuộc giống họ Stevia. Cây cỏ ngọt mọc thành bụi, cao lối 75cm lúc trưởng thành. Thân, và cành tròn. Thân non có màu xanh, thân già màu nâu. Bản lá dài 5-7cm, có mép hình răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng. Phấn hoa có thể gây dị ứng. Chất ngọt tập trung trong lá. Lá già, ở dưới thấp chứa nhiều chất ngọt hơn lá non ở phía trên cao. Chất ngọt trong lá giảm đi khi cây trổ hoa vào tháng 9.
Về phương diện hóa học, đây là những diterpenoid glycosides và gồm có 4 loại chính: stevioside (5-10%), rebaudioside A (2- 4%), rebaudioside C (1-2%), và dulcoside A (0.5 -1%). Hai loại phụ là rebaudioside D và E. Chất ngọt stevioside có vị ngọt gấp 300 lần hơn đường thường (saccharose, sucrose), đặc biệt là không tạo calorie và rất ổn định ở nhiệt độ cao 198 độ C (388 độ F), nhưng không trở nên xậm màu, và cũng không trở thành đường caramel đặc kẹo.
Ngày nay, cây Cỏ ngọt được thấy trồng tại rất nhiều quốc gia như: Brazil, Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật bản, Hoa Kỳ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Việt Nam (từ 1988 tại Hà Giang, Hà Tây, Cao Bằng, Lam Đồng).
Riêng Canada, cây Stevia cũng được thấy trồng ở các tỉnh bang Alberta, British Columbia, Ontario và Quebec. Bộ Canh Nông và Thực phẩm Canada cũng có trồng thí nghiệm loại thảo mộc nầy tại nông trại thực nghiệm Delhi (Ontario).
Trồng bằng cách nào"
Theo lời chỉ dẫn, trong điều kiện Canada, hạt Stevia nên được ương trong nhà khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. Tuy nhiên, cũng hơi khó, chỉ có kết quả lối 25% mà thôi. Stevia cũng có thể được giâm cành. Đem cây con ra trồng ngoài vườn khi trời bắt đầu ấm trên 10 độ C. Chịu ăn các loại phân chứa ít đạm 14-14-14, hoặc phân bón thông thường, như loại 4-12-8. Có thể trồng Cỏ ngọt trong chậu kiểng, và hái lá bất cứ lúc nào (nhớ chừa lại 1/3 số lá). Thu hoạch lúc mùa thu trước khi trổ hoa, lá có tỉ lệ chất ngọt stevioside cao nhất.
Lá có thể được ăn sống, có vị hơi lợ lợ ngọt ngọt, phơi khô, sấy khô để bỏ vô trà, hoặc tán nhuyễn để dành thay thế các chất tạo vị ngọt.
Tại các tiệm thực phẩm thiên nhiên ở Canada, liquid Stevia được bán với giá khá đắt, 4$/chai nhỏ xíu 10ml, mỗi khi uống café chỉ cần nhỏ vào 3 giọt là đủ ngọt rồi.
Theo tài liệu của Ds Phan đức Bình & Ts Võ duy Huấn, tại Sài Gòn cũng có bán một loại sản phẩm làm từ Cỏ ngọt, đó là Nature’s Nectar Stevia nhập cảng từ Singapore...
Cỏ ngọt được dùng để làm gì"
Tại nhiều nơi trên thế giới, chất stevioside hay chiết xuất (extract) được dùng làm chất tạo vị ngọt thay thế các loại đường thường hoặc đường hoá học.
Cỏ ngọt phơi khô, sấy khô có thể bỏ vô trà.
Bột lá khô có thể trộn vô bột làm bánh để thay thế đường.
Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân, ngon ăn và tiêu hóa tốt.
Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1000 tấn lá Stevia. Một số lượng lớn cần phải được nhập thêm từ Đại Hàn, Đài Loan và Trung Quốc.
Họ sử dụng chất tạo vị ngọt stevioside trong kẹo chewing gum, bánh trái, và trong các loại nước ngọt như Coca Cola.
Nói chung, các quốc gia Á Châu và Nam Mỹ đều công nhận và cho phép sử dụng stevia như một chất phụ gia (food additive).
Ngược lại các quốc gia Tây phương (Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, v.v…) cho đến 2008 đều không công nhận stevia là chất phụ gia để tạo vị ngọt như các chất aspartame, sodium cyclamate chẳng hạn mà chỉ xem nó như là một loại thực phẩm bổ xung hay một supplement dinh dưỡng (dietary supplement) mà thôi!
Tại Bắc Mỹ, các sản phẩm Stevia có thể được tìm thấy tại những tiệm bán thực phẩm thiên nhiên...
Bột lá khô dùng làm trà, có thể có vị ngọt gấp 30 lần hơn vị ngọt của đường cát.
Dạng lỏng, là những dịch chiết có thể ngọt 70 lần hơn đường.
Tốt nhất là bột tinh chất màu trắng trích từ lá Cỏ ngọt và có chứa chất rebaudioside A và stevioside. Ở dạng nầy, Stevia có vị ngọt gấp 300 lần vị ngọt của đường cát.
Nhiều người cho rằng vị ngọt của Stevia thường để lại trong miệng cái hậu hơi đăng đắng.
Cỏ ngọt nhìn từ phía Đông y và thực phẩm thiên nhiên.
Giới kỹ nghệ thực phẩm thiên nhiên hết lòng ca ngợi và quảng cáo cây Cỏ ngọt như một giải pháp thiên nhiên rất tốt để thay thế các loại đường hóa học.
Cỏ ngọt không tạo calorie nên rất thích hợp để làm giảm cân.
Cỏ ngọt không làm bợn răng, không gây sâu răng, bảo vệ vệ sinh răng miệng, và cũng giúp vào việc làm lành càc vết thương ngoài da.
Bổ tim, lợi tiểu, làm giảm áp huyết ở những người bị cao máu, và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường, cỏ ngọt trợ giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin.
Các bệnh nhân thay gì dùng các loại đường hóa học như aspartame chẳng hạn, thì tốt hơn hết, họ nên dùng chất tạo vị ngọt thiên nhiên lấy từ Cỏ ngọt, vã lại nó cũng không làm tăng đường lượng lên.
Giới chủ trương thuốc thiên nhiên tại Nhật Bản và Nam Mỹ thường đưa ra rất nhiều dẫn chứng về kết quả tốt đẹp do cây Stevia mang đến...
Từ 30 năm nay, các nhà khoa học Phù Tang đã hết lòng nghiên cứu các hoạt chất của Stevia, nhưng cũng không thấy có báo cáo nào nói lên tính chất độc hại hoặc tính gây ung thư của loại thảo mộc nầy cả.
Thí nghiệm thực hiện tại đại học Maringa, Brazil cho biết chiết dịch lá Stevia có khuynh hướng giúp đem glucose vào trong tế bào, nhờ vậy đường lượng trong máu được giảm xuống đi phần nào.
Như thường lệ, các nhà khoa học Âu Mỹ thì họ còn rất dè dặt trước cây cỏ ngọt.
Cỏ ngọt qua cái nhìn của các nhà khoa học phương Tây.
Cho đến ngày nay, Cơ Quan Quản trị Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn giữ quyết định không công nhận Stevia là một chất phụ gia. Lý do được đưa ra là chính phủ chưa thấy có bằng chứng và tài liệu khoa học nào bảo đảm một cách chắc chắn tính không độc hại của Stevia.
Is Stevia an 'FDA approved' sweetener"
FDA has not permitted the use of whole-leaf Stevia or crude Stevia extracts because these substances have not been approved for use as a food additive. FDA does not consider their use in food to be GRAS in light of reports in the literature that raise concerns about the use of these substances. Among these concerns are control of blood sugar and effects on the reproductive, cardiovascular, and renal systems. Food additives and GRAS affirmation petition or pre-petition submissions for the use of such substances that FDA has received in the past have not contained the data and information necessary to establish the safe use of these substances as ingredients in food.( FDA 07/08/2010).
Dưới áp lực của quần chúng tiêu thụ cũng như của giới kỹ nghệ thực phẩm thiên nhiên, năm 1994 luật Dietary Supplement & Health Education Act cho phép Stevia được bán như một loại supplement dinh dưỡng.
Bộ Y Tế Canada (Health Canada) cũng có cùng một chính sách và quyết định giống như phía Chính phủ Hoa Kỳ.
Ủy Ban Khoa Học Âu Châu về Thực Phẩm (The European Commission’s Scientific Committee on Food) cũng không công nhận Stevia là một chất phụ gia. Lý do được nêu ra là các hồ sơ đệ nạp để xin cứu xét đều thiếu sót các dữ kiện về việc định chuẫn (standardization) chất stevioside, về độc tố học cũng như về tính chất an toàn của sản phẩm.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng như Cơ Quan Lương Nông (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc đều tỏ ra rất dè dặt trong việc xem stevioside như là một chất phụ gia.
CSPI (Center for Science in the Public Interest) là một tổ chức tư nhân nhằm bảo vệ sức khỏe của công chúng. Tổ chức nầy thường hay kiểm soát và chỉ trích gắt gao chính phủ cũng như giới kỹ nghệ thực phẩm Hoa Kỳ về những vấn đề then chốt trong sản xuất, chẳng hạn như sự hiện diện của tồn dư kháng sinh, hormone và hóa chất trong thịt, vấn đề xạ chiếu thịt để diệt vi trùng, v.v…
Đối với cỏ Stevia, CSPI cũng đồng ý với Cơ Quan FDA chưa muốn thấy Cỏ Stevia trở thành một chất phụ gia.
Theo Gs Ryan Huxtable thuộc đại học University of Arizona in Tuscon, cho biết có nhiều thí nghiệm đã được thực hiện với chất ngọt steviosid. Xin nói rõ là người ta đã sử dụng những liều lượng khổng lồ để nuôi vật thí nghiệm.
Kết quả cho biết chất stevioside có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chức năng sinh dục, như làm giảm số lượng tinh trùng ở chuột đực, giảm kích thước của tinh nang (seminal vesicle) là tuyến sản xuất tinh dịch, đẻ ra những chuột con rất nhỏ, hoặc có thể dẫn đến tình trạng vô sinh. Cancer cũng là một vấn đề khác có thể thấy xảy ra cho vật thí nghiệm...Chuyển hóa chất của steviosid là steviol có khuynh hướng mutagen nghĩa là làm thay đổi DNA trong tế bào và dẫn đến cancer!
Mối quan tâm chót là với liều lượng thật lớn, chất ngọt stevioside có thể làm xáo trộn sự biến dưỡng của chất bột đường (Carbohydrate) và làm gián đoạn việc chuyển hóa thực phẩm ra thành năng lượng trong tế bào.
Phe ủng hộ Stevia đã la hoảng lên và phản đối kịch liệt. Họ nói rằng các hiện tượng vừa nêu sẽ không thể nào xảy ra ở người được vì trong thực tế hằng ngày chúng ta chỉ sử dụng những liều lượng steviosides rất thấp xa so với những nồng độ dùng để thí nghiệm ở loài chuột và hamster
Có thật sự nguy hiểm không"
Theo Jean Yves Dionne, Quebec, một dược sĩ rất am tường về thuốc thiên nhiên cho biết thì thổ dân Trung và Nam Mỹ đã sử dụng stevia từ cả mấy trăm năm qua mà có thấy họ bị vô sinh đâu.
Chuyện cây cỏ ngọt stevia và hoạt chất của nó là một món mồi quá ngon, quá hấp dẫn cho tư bản và tài phiệt Hoa Kỳ. Khi các tài phiệt không muốn thì họ nói nó nguy hiễm, và khi họ quan tâm , cần đến cỏ ngọt thì nó trở thành một sản phẩm an toàn.
Cuộc chiến giữa Aspartame và Stévia
video: La stevia (2/2)…vs Aspartame
http://www.youtube.com/watch"v=QWF6vC_0b68&feature=related
Ai cũng biết là kỹ nghệ đường hóa học đều nằm trong tay các tư bản Tây phương mà phần lớn là Hoa Kỳ. Năm 1965 aspartame được khám phá ra. Tất cả các phân tử của chất đường hóa học nầy đều được cầu chứng hết.Thị trường aspartame trên thế giới lên cả hằng tỉ dollars/năm. Họ đâu muốn một chất đường thiên nhiên nào nhào vô giành phần ăn của họ.
Họ độc quyền định đoạt thị trường. Những cuộc vận động hành lang lobbies của họ rất quan trọng, và có thể ảnh hưởng không nhỏ vào tập quán ăn uống của chúng ta.
Sự có mặt của Stevia trên thị trường làm họ rất lo sợ. Thôi thì cứ tung bừa những khảo cứu ra nói rằng Stevia nguy hiểm là thiên hạ im hết. Đó là chuyên xưa, stevia là kẻ thù.
Chiết xuất cỏ ngọt (extract) được nhìn nhận
FDA Hoa Kỳ chỉ nhìn nhận và cho phép có chiết xuất tinh khiết rebaudioside A mà thôi.
The most likely answer—the FDA is caving into pressure from artificial sweetener manufacturers who fear they will lose their empire in the wake of a new “natural” sweetener hitting the market. So instead of approving the Stevia plant for use as a natural sweetener the FDA decided to only approve one of Stevia’s active ingredients: rebaudioside.
Năm 2008 chiết suất rébaudioside A tinh khiết được nhìn nhận và cho phép bán tại Hoa Kỳ, Nga, Thụy Sĩ, Úc Châu và Tân Tây Lan.
Năm 2009: Pháp chấp thuận; Canada ban bố luật sử dụng stevia trong nhóm dược phẩm thiên nhiên.
Gió đã xoay chiều, stevia nay là bạn
Càng ngày người ta càng sợ đường hóa học. Sợ đủ thứ, sợ cancer, sợ bệnh, và sợ chết… Có lẽ cũng đúng thôi.
“Tuy nhiên ngày 17 tháng 12, 2008 vừa qua FDA đã thay đổi lập trường và chấp thuận cho phép các chất trích từ cây Stevia được bán ra thị trường. Các công ty Pepsi và Coca Cola tại Hoa Kỳ được sử dụng Stevia trong các loại nước ngọt zero calorie hay diet của họ.
Hai nhà sản xuất chất ngọt Stevia chính vùng Bắc Mỹ là GLG Life Tech Corporation và Pure Circle Limited. Giá cổ phiếu của Stevia hiện nay là 2$ ».(La Presse Montreal, 8 Juin 2009).
Tại Hoa Kỳ Cargill Ltd và Merisant Worlwide là hai công ty chính trích chiết xuất rebaudioside A là một thành phần quan trọng tạo vị ngọt zero calorie một cách thiên nhiên.
Cargill’s stevia có thương hiệu là Truvia
Merisant Worlwide chủ nhân đưòng hóa học Equal (aspartame) thì cho ra đường stevia với thương hiệu là PureVia
Truvia và PureVia được quảng cáo rất mạnh mẻ. Theo Consumer research firm Mintel tiên đoán thị trường các sản phẩm của cỏ ngọt stevia có thề đạt 2 tỉ $ US vào cuối năm 2011.
Công ty Pepsi cola tung ra thị trường loại nước Aquafina co pha thêm vitamin và được tạo vị ngọt bởi PureVia.
Coca cola nối gót theo với Truvia.
Biết rằng hiện nay thương vụ của kỹ nghệ chất ngọt tại Hoa Kỳ ở vào khoảng 10 tỉ US$. Trong số nầy, đường thật sự chiếm 66%, kế đến là mật đường và đường bắp chiếm 16%, đường hóa học 12%, và chót nhất là mật ong chiếm 4%.
Kết luận
Đúng là cây cỏ ngọt được lên ngôi. Trước là kẻ thù nay đổi thành ra bạn.

Nguyễn Thượng Chánh, DVMhttp://www.lamaisondustevia.com/images/lmds_fleur_stevia.jpg

California, đất vàng, đất dầu ô liu?


Giới sành ăn uống Huê Kỳ bấy lâu nay chỉ sính món dầu ô liu xuất phát từ vùng Địa Trung Hải, nhất là trên nhãn hiệu lại có hình cây ô liu, cái cờ Ý và nhất là mấy chữ quảng cáo “dầu chính gốc” là chịu mở hầu bao mà trả tiền mua.
Đến nay thì vị trí “độc tôn” kia bắt đầu lung lay, như lẽ chuyển dịch của trời đất chẳng có gì vĩnh cửu, ô liu vùng Địa Trung Hải đang bị cạnh tranh tơi bời và sắp sửa bị qua mặt cái vèo.

Cây cỏ California tươi tốt nhờ đất màu mỡ, khí hậu tốt, nên từ mươi năm nay những vườn ô liu điạ phương đang nỗ lực gầy dựng tên tuổi cho món dầu ô liu của họ và các nỗ lực kia trên con đường thành công. Nhà vườn California đã gầy cả ngàn mẫu cây ô liu, xây cất các nhà máy ép dầu và đang sản xuất món dầu ô liu ngon không thua nơi nào trên thế giới. Điều dễ hiểu là dầu ngon, sản xuất ngay tại địa phương, đỡ tốn tiền chuyên chở, và nhất là chẳng phải nhập cảng nhập kiếc gì hết nên phe ta đang thắng và thắng lớn!

Kỹ nghệ sản xuất dầu ô liu California bắt đầu từ thế kỷ XVI bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha, hoạt động suốt mấy trăm năm nhưng rồi cơn sốt kỹ nghệ điện tử thổi đến nơi này và người ta bỏ rơi ô liu. Kỹ nghệ sản xuất dầu ô liu hầu như biến mất 20 năm trước, chỉ còn vài xưởng sản xuất nhỏ nhỏ, làm ăn kiểu gia đình. Những hãng sản xuất này cố gắng sống còn với ngành kỹ nghệ suy kém vì yêu thương đất đai, gắn bó với cây cỏ, và nhất là những muỗng dầu ô liu tươi, nguyên chất vừa ép… Dầu ngon lắm, thơm lắm nhưng nhà vườn cò con không biết cách quảng cáo và cũng không thể kiếm ra tiền sinh sống qua vườn tược, công khó của mình. Như ta thấy, giữa những cánh đồng nho và những nhà sản xuất rượu chát, rải rác là những vườn ô liu xanh mướt mắt tại miền Bắc California.
Sản xuất ít nên kỹ nghệ dầu ô liu tại California chỉ chiếm khoảng 2% thị trường dầu ô liu tiêu thụ tại Huê Kỳ, nôm na là 98% kia là dầu ô liu nhập cảng. Nhưng các con số này đang nhúc nhích thay đổi qua các nỗ lực của mấy nhà sản xuất như California Olive Ranch, Corto Olive và Apoliveo. Dầu ô liu từ những công ty này đang lấn lướt dần các món hàng ngoại quốc qua mùi vị thơm ngon. Món ăn vừa ngon vừa rẻ nên dầu ô liu nội địa đang cạnh tranh rất hữu hiệu với dầu ô liu nhập cảng ngay tại các cửa tiệm dành cho những tay sành và kén ăn (gourmet) và tại cả các siêu thị bán rộng rãi.

Nhà vườn ô liu California đang áp dụng hai nguyên tắc căn bản để cạnh tranh: Cách trồng tỉa truyền thống của Địa Trung Hải và nâng cao tiêu chuẩn “thơm ngon” của sản phẩm do họ biến chế.
Khi món hàng “thơm ngon” lại giá phải chăng thì đầu bếp đâu mấy ai đặt câu hỏi sản phẩm kia từ đâu đến? Ngoài ra, khuynh hướng “địa phương” đang thúc đẩy bá tánh tiêu xài, sử dụng, ăn uống các món cây nhà lá vườn, theo đúng nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Mua hàng cây nhà lá vườn là khuyến khích, ủng hộ nền nông nghiệp địa phương, tạo ra công việc làm cho những người sinh sống ở địa phương ấy, lại tiết giảm được việc đốt xăng dầu chuyên chở…, bao nhiêu thứ “nên lắm”!

Yếu tố “nên lắm” mạnh mẽ nhất là sự “tươi mới” của thức ăn. Cây trái thực phẩm thường giữ được nhiều hương vị hơn khi còn tươi, còn mới. Dầu ô liu cũng không ngoại lệ, thơm ngon nhất khi trái chín tới, hái về và đem ép lấy dầu. Vì thế các món dầu nhập cảng vượt qua ngàn trùng mây khói, lênh đênh cả tháng trường mới đến nơi tiêu thụ thì hương vị tất đã kém đi nhiều. Chưa kể đồ cũ được dán nhãn mới hay dán nhãn bậy bạ để bán cho nhiều. Đồ giả nhiều đến nỗi Liên Âu ra luật định cho món “extra-virgin olive oil” (tạm dịch là dầu ô liu rất tinh tuyền) phải đề ngày tháng trên nhãn hiệu. Tất nhiên, nhãn hiệu chỉ là… nhãn hiệu, vì vẫn có của giả lền khên từ những thương gia bất chính.

Đầu năm nay, ông Tom Mueller, một tác giả viết sách về thực phẩm, đã kể chuyện dầu ô liu từ thời Phoenician, nhà vườn vùng Địa Trung Hải đã từng phải lăn lộn với chuyện dầu giả dầu thật hay dầu bị pha chế; cho đến ngày nay, dầu ô liu rẻ tiền thường được mặc áo đội lốt “extra-virgin olive oil”. Ông Mueller, sinh sống trong vùng Liguria, Ý, kể chuyện giả mạo về dầu ô liu khiến các tay đầu bếp xao xuyến và rục rịch thay đổi thói quen nấu nướng với các nguyên liệu mới.
Chuyện kể rằng có những tàu buôn chở dầu ô liu từ Địa Trung Hải sang Mumbai (Ấn Độ), Rotterdam và Galveston, Texas cấu kết với các tay đóng chai để gạt khách hàng. Họ dùng hóa chất để tẩy mùi (dầu cũ), thêm diệp lục tố (chlorophyll) và beta-carotene để dầu có sắc xanh lục vàng óng, rồi cho mặc chiếc áo dễ thu hút như “cold - pressed” (dù chẳng ai biết danh từ này có ý nghĩa gì, ép trái lấy dầu thì cứ ép chứ nóng lạnh chi?) hoặc “100 percent pure” hay “tinh tuyền” và bán như loại dầu tinh chất hạng nhất.

Những món beta carotene hay chlorophyll tuy chẳng hại chi đến sức khỏe nhưng cũng chẳng giúp món dầu ô liu kia có hương vị gì; ngoài ra lại thiếu những tinh dưỡng của loại dầu ô liu nguyên chất. Tóm tắt là dầu hạng bét nhưng pha chế để bán với giá hạng nhất! Và các món hàng này nhan nhản khắp nơi, bán sỉ với giá 10 mỹ kim mỗi gallon trong khi dầu hạng nhất thứ thiệt có bảng giá gấp đôi.

Việc kiểm soát thực phẩm giữa các quốc gia Liên Âu không đồng nhất; dầu ô liu sản xuất tại Tây Ban Nha được chở qua Ý, chuyên ra chai, dán nhãn và bán một cách hợp pháp như dầu ô liu của Ý. Việc gian dối chưa xảy ra với dầu ô liu của Huê Kỳ vì kỹ nghệ sản xuất dầu ô liu địa phương chưa mấy “ăn khách”, chưa bán được nhiều tiền tại ngoại quốc. Vì thế dầu ô liu Huê Kỳ còn tương đối tinh tuyền và nhãn hiệu khá xác thực.

Dầu ô liu là một kỹ nghệ lớn, các nhà sản xuất có cả một hiệp hội thương mại quốc tế, the International Olive Council, trụ sở đặt tại Madrid, Tây Ban Nha. Hội này thử dầu bằng cách đo mức oleic acid (loại chất béo trong ô liu có tính dinh dưỡng cao) và polyphenols (dấu hiệu của mức “tươi” hay “mới” ), rồi thuê người chuyên môn nếm để thẩm định hương vị của dầu ô liu. Bộ Canh Nông Hoa Kỳ áp dụng các tiêu chuẩn kể trên để thẩm định dầu ô liu sản xuất tại Hoa Kỳ để bảo vệ người tiêu thụ.

Cạnh tranh để quảng cáo là chuyện hàng ngày của thương mại, kỹ nghệ sản xuất dầu ô liu cũng không ngoại lệ. Khi California Olive Oil Council, mang dầu ô liu ra thử, phân tích và nếm thì các món dầu nhập cảng cầm đèn đỏ so với dầu địa phương. Thế là lời qua tiếng lại giữa các nhà sản xuất dầu ô liu bắt đầu. Mấy hãng nhập cảng dĩ nhiên bĩu môi chê người nếm hổng biết thử, và chê cả cách trồng tỉa của nhà vườn California. Họ biểu rằng có một mẫu đất mà trồng tới 9,000 cây ô liu thì hoa màu đâu cho đủ để mọc trái ngon, dầu thơm? Ở bên Âu Châu người ta chỉ trồng có 1,000 cây ô liu mỗi mẫu đất!
Câu chê bai kia bị phản đối kịch liệt bởi các nhà canh nông, họ phản pháo rằng cách trồng gần (high-density planting) áp dụng cho một số giống cây như arbequina và arbosana (từ Tây Ban Nha), koroneiki (từ Hy Lạp), và khi thu hái, trái ô liu, dầu ô liu vẫn ngon lành như cách trồng rải rác, rộng đất theo truyền thống.
Ngoài ra cách trồng cây gần nhau giúp nhà vườn thu hái bằng máy móc khi cây chín trong khi cách rồng cây rải rác cần thu hái bằng nhân lực (rung cây cho rụng trái rồi thu góp tại gốc).
Khi các loại dầu sản xuất từ cách trồng cây gần nhau đem ra so sánh (Người thử nếm dầu với mã số và không biết xuất xứ, nguồn gốc) với loại dầu sản xuất từ cách trồng rải rác thì mùi vị quả là không khác gì nhau cả.
Sơ sơ vài hiệp đầu cuộc chiến tranh dầu ô liu địa phương và dầu ô liu nhập cảng chưa ngã ngũ nhưng nói chung, dầu càng mới (tươi) thì hương vị càng ngon; khi đóng chai đem bày bán ít lâu thì dầu nào cũng mất dần hương vị. Dầu mới ép có màu xanh lục trong khi dầu đã cũ ngả vàng. Khác với rượu nho ngon, càng lâu cảng đậm vị, dầu ô liu sau hai năm thì chẳng còn chút hương vị nào nữa. Vì thế khi mua, nhớ dòm nhãn hiệu xem chai dầu nhập cảng đã đóng chai từ bao lâu, sau một năm thì đừng mua, bạn nhé?

Thuốc Nam Trên Đất Mỹ - Trần Việt Hưng

California poppyhttp://conservationtutorials.org/wp-content/uploads/california-poppy.jpg
California fan palmhttp://www.sunpalmtrees.com/gallery/California_Fan_Palms_1-4.jpg
California bayhttp://www.paleotechnics.com/photos/Stringmakingetc/Bayarticle%20photos/bayflowers2.JPGhttp://www.fotothing.com/photos/297/2974bebbaf078eeb1a0341fffa16b928.jpg
California sycamorehttp://www.sandiegozoo.org/CF/plants/images/california_sycamore1.jpghttp://www.laspilitas.com/s/images/plants/522/Platanus_racemosa-7.jpgCalifornia Magnolia http://www.wunderground.com/data/wximagenew/w/Willow13/138.jpg
California Coast Live Oak
http://www.bewaterwise.com/gardensoft/images%5Cplants%5C537a.jpghttp://www.laspilitas.com/s/images/plants/552/Quercus_agrifolia-4.jpg
California Sequoiahttp://www.destination360.com/north-america/us/california/images/s/california-giant-sequoia-trees.jpg
California maple
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjdNMUlmvpNGic9cgUX-JHgEJ4FzpEILMXwHRI-_FlvhXdgwIaC9q0attSoro4XkVmhOckv8McecQPYcZlrpgmTz-ZeTpBulZ6EWDrGNsdxt9Jc7yyLU0vhLcU5_8QsWHKGedu2aTst7IU/s400/california_maple.jpg
Bigcone spruce
Pseudotsuga macrocarpa

Incense cedar
Calocedrus decurrens

White fir
Abies concolor

Jeffrey pine
Pinus jeffreyi

Coulter pine
Pinus coulteri

Gray or Foothill pine
Pinus sabiniana

Knobcone pine
Pinus attenuata

Torrey pine
Pinus torreyana

Bishop pine
Pinus muricata

Lodgepole pine
Pinus contorta ssp. murrayana

Yellow pine
Pinus ponderosa



Sugar pine
Pinus lambertiana

Limber pine
Pinus flexilis

Bristlecone pine
Pinus longaeva

Singleleaf pinyon pine
Pinus monophylla

Four-leaved pinyon pine
Pinus quadrifolia

Tecate cypress
Cupressus forbesii

Cuyamaca cypress
Cupressus arizonica ssp. arizonica

California juniper
Juniperus californica

Western juniper
Juniperus occidentalis var. australis

Utah juniper
Juniperus osteosperma

Western sycamore
Platanus racemosa



Bigleaf maple
Acer macrophyllum



Box elder
Acer negundo



California black walnut
Juglans californica



Valley oak
Quercus lobata



California black oak
Quercus kelloggii



Blue oak
Quercus douglasii


White alder
Alnus rhombifolia


Quaking aspen
Populus tremuloides


Fremont cottonwood
Populus fremontii ssp. fremontii


Black cottonwood
Populus balsamifera ssp. trichocarpa


Arroyo willow
Salix lasiolepis


California buckeye
Aesculus californica


Mexican or blue elderberry
Sambucus mexicana


California ash
Fraxinus dipetala


Velvet or Arizona ash
Fraxinus velutina


Desert ironwood
Olneya tesota


Palo verde
Cercidium floridum ssp. floridum


Bitter cherry
Prunus emarginata


Mountain dogwood
Cornus nuttallii

Coast live oak
Quercus agrifolia var. agrifolia

Canyon live oak
Quercus chrysolepis

Engelmann oak
Quercus engelmannii

Channel Island scrub oak
Quercus pacifica
Interior live oak
Quercus wislizeni var. wislizeni

Tanbark oak
Lithocarpus densiflorus var. densiflorus

Madrone
Arbutus menziesii

Toyon
Heteromeles arbutifolia

Fernleaf ironwood
Lyonothamnus floribundus ssp. aspleniifolius

Santa Catalina Island ironwood
Lyonothamnus floribundus ssp. floribundus


Red shanks
Adenostema sparsifolium

Catalina cherry
Prunus ilicifolia ssp. lyonii

Hollyleaf cherry
Prunus ilicifolia ssp. ilicifolia

California bay
Umbellularia californica










Purple Orchid tree & Crape Myrtlehttp://s2.hubimg.com/u/334253_f520.jpghttp://www.greenhouseplants.com/images/weepingcherry-lg.gif
Weeping cherry
Liquidambars &
Ginkgo biloba






Lagerstroemia, or Crape Myrtle & Chinese Tallow Tree, Sapium seberiferum
http://2.bp.blogspot.com/_nr8sLebLgg4/SwMZrjwCW4I/AAAAAAAAAZ4/EOZQLnoW2lU/s1600/san+diego+landscape+designer+5.jpg
Acer fremanii 'Autumn Blaze' http://www.victoriaavenue.org/Images/D-PurpleOrchidTree.jpg

http://img.ehowcdn.com/article-page-main/ehow/images/a07/fj/b7/prune-magnolia-trees-southern-california-800x800.jpghttp://greenlifeinsocal.files.wordpress.com/2010/02/041-magnolia.jpgMagnolia X Soulangeana

http://johnpaulus.com/blog/wp-content/uploads/2011/05/define-crape-myrtle-1.jpgCrape Myrtlehttp://www.tytyga.com/product/image8/1462/9.jpg?1233958191http://images.fineartamerica.com/images-medium/lone-california-tree-diane-frick.jpg

No comments:

Post a Comment