Friday, January 6, 2012

Mít

http://www.dinhduong.com.vn/files/u2/mit_to_nu.jpgMít (danh pháp khoa học: Artocarpus integrifolia) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam ÁBrasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), và được cho là có nguồn gốc ở Ấn ĐộBangladesh. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹchâu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt NamIndonesia.
http://riot.typepad.com/photos/flores/jackfruit.jpgGỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ).
Các món ăn có sử dụng mít
  • Gudeg món ăn truyền thống ở Jogyakarta, miền trung Java, Indonesia
  • Các lát mít mỏng
  • Lodeh
  • Sayur Asam
  • Cơmca riSri Lanka
  • Món mít trộn ở Huế, xem tại đây
  • Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh, kho cá, xào với thịt, làm gỏi v.v.
  • Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (10-15%). Xơ mít có thể dùng làm dưa muối (nhút). Hạt mít cũng ăn được và có giá trị dinh dưỡng nhất định.
  • Nhút: sản phẩm làm từ xơ mít chín hoặc từ quả mít xanh. "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" thường để nói đến hai đặc sản của hai vùng quê ở Nghệ An. (Xem thêm Cách làm món nhútCách dùng món nhút.)
  • Mứt mít.
http://trishapatton.com/wp-content/uploads/2010/06/jackfruit.jpgCác quốc gia
Ở Việt Nam
: Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v, ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEht8B-Gm6b30UHoNAU3KUyFag4ljdSs1MxJhlJ9vlQsjBCGdFnECYVK5p5-gGacbH1NauZFQ_rJU7nC-_nVVZED5QcqWaU9fjEyvqerHQ3s7ekuFi8afEc6lfj6lAyo5as1L9ex-8qT5pQ/s1600/qua+mit.jpg
Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.
mít ruột đỏ mã lai ( changai)Mít Thái Changai là giống mít ngoại được du nhập vào Việt nam qua con đường xách tay , được trồng ở các tỉnh miền Nam từ vài năm nay nhưng với nhiều ưu điểm như thời gian cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi , cây mít chanrai đang được nhiều bà con nông dân và các nhà vườn ở miền Bắc tìm mua
Là giống mít mới xuất hiện sau các loại mít được nông dân trồng đại trà trước đây như mít nghệ cao sản , MI99, mít lá bàng ,.... Mít charai đã phát triển rất nhanh và có nhiều nhà nông làm giàu lên nhanh chóng vì giá luôn cao và ổn định trong mấy năm qua . Nếu vẫn giữ giá như hiện tại thì hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây truyền thống xoài , nhản , bưởi, và cả sầu riêng cây được coi như có giá trị cao nhất trong mấy năm qua .Các nhà máy chế biến mít như Vinamit và các cơ sở tương tự đang phát triển mạnh và thu mua ổn định , chắc chắn vùng trồng mít sẽ được mở rộng và bà con nông dân làm giàu từ cây mít sẽ càng nhiều hơn
Ưu điểm:
- Gía bán cao nhất trong các lọai mít hiện tại 24 000 đ/kg nguyên trái (7-3-2011)
- Mít changai là cây cho quả sớm.miền Nam mít chanrai cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng nhưng không nên để mang trái nhiều vì sẽ làm suy cây , ở miền Bắc cây cho trái chậm hơn khoảng 3 – 4 tháng.
- Mít là loại cây khoẻ dễ trồng thích hợp với nhiều loại đất nhất là vùng đất cao như ở Tây Nguyên hay miền bắc , cây phát triển nhanh, ít công chăm sóc , nếu trồng đầu vụ mưa thì có thể không cần tưới ,
- Rất sai quả, chắc chắn phải cắt bỏ bớt trái thì trái mới to và cây khỏe, quả nặng từ 8 – 12kg có quả tới 25kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang non ,Cây trưởng thành có thể cho từ 100 quả/cây.
- Múi mít thịt hồng đậm, ít xơ( xơ cũng có thể ăn được và rất ngon ), giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát, ĐẶC BIỆT THÍCH HỢP CHẾ BIẾN CÔNG NGHIỆP.
So sánh
- Cho quả sớm hơn nhiều loại mít khác như mít nghệ cao sản , mi99 ..
- Tỷ lệ múi không kể hạt lên đến 48% ( thử nghiệm thực tế của chúng tôi ) , có thể đang cao nhất trong các loại mít trên thị trường , múi mít hồng đậm giòn, ráo, ngọt nhẹ (ăn tươi không ngọt bằng mít nghệ)
- Sai trái và trái to hơn mít nghệ cao sản của vinamit , mít mi99 , viên linh , - tương đương mít lá bàng ( có thể đạt 60 tấn/ha )
Thời vụ mật độ
Do đặc thù của cây mít rất khoẻ nên có thể trồng quanh năm. Mùa khô thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng. Tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa để nhẹ công chăm sóc
Mật độ và khoảng cách: Do mít Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.
http://www.bangkoksmiling.com/photogallery/jackfruit.jpg
Thu hoạch từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.



cây nhỏ có nhiều trái. Ảnh LBH
Mít trong ngôn ngữ
Trái mít non còn rất nhỏ cỡ ngón tay cái gọi là dái mít (địa phương Huế gọi là mít đái). Dái mít có vị chát thơm nhẹ được dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay.
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu:
  • Nhà ngói cây mít: tả cảnh nhà nông sung túc.
  • Mít đặc: dốt
  • Mít ướt: hay khóc
Thơ Hồ Xuân Hương có bài "Quả mít":

Thân em như quả mít trên cây
Da nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay
http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2011/04/qua-mit.jpgChi Mít hay chi Chay (danh pháp khoa học: Artocarpus) là một chi của khoảng 60 loài cây thân gỗ sinh sống trong khu vực Đông Nam Á và các đảo trên Thái Bình Dương, thuộc về họ Dâu tằm (Moraceae). Chi này có quan hệ gần và khó phân biệt với chi Ficus chứa các loài đa, sanh, si, sung, đề. Tên gọi chung phổ biến của các loài là mít, chay hay sa kê.
Phần lớn các loài trong chi này là các cây gỗ (một ít là cây bụi) cao 15-20 m; với nhựa mủ, trong đó lá, thân và cành con đều có thể sinh ra nhựa màu trắng sữa.
Các lá thường xanh hay sớm rụng có lá kèm, mọc so le hay vòng hoặc xếp thành hai dãy, dao động từ nhỏ và nguyên (như ở Artocarpus integer) tới lớn và xẻ thùy (như ở Artocarpus communis). Các lá hình tim của Artocarpus communis kết thúc với chóp lá dài và nhọn.
Các loài của chi này là đơn tính cùng gốc, với các hoa đơn tính của cả hai giới đều có mặt trên cùng một cây. Các cụm hoa sinh ra trên thân hay các cành chính. Các hoa đực mọc thành bông đuôi sóc. Các hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế hợp thành. Bầu nhụy thượng. Hạt không có nội nhũ
http://withfriendship.com/images/e/21363/Jackfruit-wallpaper.jpgMột vài loài trong chi này có quả ăn được và được trồng khá phổ biến, như xa kê (Artocarpus altilis), mít tố nữ (Artocarpus integer), mít (Artocarpus heterophyllus) và marang (Artocarpus odoratissimus). Trong sửa đổi gần đây nhất của chi Artocarpus, loài hay thay đổi Artocarpus communis được coi là chứa cả ba loài xa kê: Artocarpus altilis, Artocarpus mariannensisArtocarpus camansi.
Tên gọi 'Artocarpus' có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp 'artos' ( = bánh mì) và 'karpos' ( = quả). Tên gọi khoa học này được Johann Reinhold ForsterJ. Georg Adam Forster, một đội các nhà thực vật học là cha và con trên boong tàu HMS Resolution trong chuyến thám hiểm lần hai của thuyền trưởng James Cook.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiWEWFiqxpe89reBPJsK9_bF6FDlP1OGCbOYtYodAHBeAX9T50MiE1o6IgYhKkDfOs-tNTb-lYl6U-MNTX2tvqV6hKoa2PYdMCaTtB4liuehs-Ee26AOGawilLDBlDLXb-8gl_Xl-P7yQ/s400/mit-ruot-do.jpgXa kê và mít được trồng khá phổ biến tại Đông Nam Á. Các loài khác được trồng có tính chất địa phương hơn để lấy gỗ, quả hay hạt ăn được. Tại Việt Nam hiện đã biết có 13 loài.
http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2010/7/27/27072010174724.JPGMÍT THÁI VIÊN LINH
http://www.spchcmc.com.vn/upload/images/vn/TTNN/thumb/11082011151934.jpgMÍT SIÊU SỚMhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJ2tphLRVExaNVtxZypyW98uARNXh0QiDAcJc9PUKIti6nElJsbJrQHRijC_nL-vVb3k7Nxw8fz9LoCNISPsx4Pf206wGrYeome4S8OcDGhMm9NvtKiUtl_ncq-39p81cYDfgS2mz8Hg/s1600/23658498.DSC02776.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjSZGsmT-Z2cBtrCAK6oCVSXGOmHWC0L4iME9yTInjJSX3TxJLA5mMvIYX_j0ubcbw20AJLu7Q0X2IYxsenfBXTGfnFSh980bNXiOPCOhwJoKcpB2V2uQ_mAnjhP6FxY_aIKyLntUskPgro/s1600/mit.jpgMÍT NGHỆ THÁI TỨ QUÍ
http://www.camnangthuoc.vn/news/images/mit_2.jpg
http://www.sgtt.com.vn/Uploads/Images/1/1cb/11cb50fea3e5aec9596a56d3c0b36241.jpgsa kê
CÂY SA KÊ

Mọi người vẫn thường bảo rằng cây sakê và lá khô của nó là những bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm, mà xưa kia ông bà ta vẫn thường dùng để trị bệnh tại nhà, khi người thầy thuốc ở quá xa, ngoài ra lá sakê khô còn là một trong những vật dụng cần thiết để tạo phông nền cho bức ảnh thêm sinh động, độc đáo và lạ mắt.

Cây Sa Kê còn được gọi là cây bánh mì .
Tên khoa học là Artocarpus altilis (Park) Forb.
Họ dâu tằm- Moraceae, thân gỗ, tán nhiều tầng, lá dài to có thể lên đến 1m.
Bông đực dài 20cm, hoa đực có một nhụy và quả phức hình cầu màu xanh, có nạc trắng, không ngọt nhưng chứa nhiều chất bột . Các nhà khoa học đã tìm thấy 25% tinh bột có ở trong múi của quả, ngoài ra còn chứa 3% protein, 0, 5% lipid.

Ở Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) người dân đã dùng rễ cây để trị hen và các rối loạn dạ dày, ruột, đau răng miệng và một số bệnh về da. Ở Papua New- Guinea vỏ cây dùng trị bệnh ghẻ, ngoài ra nhựa cây pha loãng với nước ấm chữa trị tiêu chảy, lỵ, còn những chiếc lá sakê khô thì phối hợp với lá đu đủ rồi giã với vôi tới khi nhuyễn, lấy hỗn hợp này đắp lên chỗ bị viêm sưng hoặc ung nhọt thì thật công hiệu. Lá sakê còn chữa được bệnh phù thủng và một số rối loạn khi phụ nữ mang thai.

Đây là loại cây có nguồn gốc từ các vùng châu á nhiệt đới Malaysia và các đảo Thái Bình Dương, nhập trồng phổ biến ở phía Nam- Việt Nam. Đặc biệt ở Cái Mơn bà con nhân giống bằng cách chiết cành và đem bán tận Sài Gòn, các tỉnh miền Trung. Cây cao 10- 15m, cành mọc ngang thành nhiều tầng, lá to rậm rạp.

Ngoài nhửng bài thuốc dân gian từ cây sakê thì quả sakê là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn vì chúng chứa rất nhiều chất bột, ví dụ như :

* Quả sakê cắt lấy phần múi hầm với giò heo.

* Nhúng từng khoanh sakê vào hỗn hợp bột với hột gà (đã nêm nếm) đem lên chiên. Ăn giòn giòn như khoai lang chiên.

* Nghiền thành bột dùng làm các loại bánh như : Bánh bột khoai chẳng hạn.

* Nướng bỏ lò hay nấu, chiên như một loại thực phẩm cũng được.

Tán lá rộng lớn của nó đã tạo bóng mát cho mọi người khi ngự trên cành, còn khi lìa cành, thì những chiếc lá màu vàng nâu ấy không phải là thứ đồ bỏ đi như nhiều loái lá khác, mà chúng bỗng hóa thành vật trang trí cho những bức ảnh trong phòng studio hoặc tô điểm cho những bình hoa nơi góc phòng khách. Vì thế có rất nhiều người yêu thích lá sakê to lớn nhưng giản dị ấy.

Trong vô số các loại trái cây có mặt ở nước ta, sa kê chiếm vị trí khiêm tốn trong bữa ăn nhưng tạo cho người ta những hương vị nhớ đời. To cỡ miệng tô, trái sa kê có hình quả trứng, được bao bọc bởi lớp vỏ màu xanh có nhiều gai non, như trái mít. Gọt bỏ lớp vỏ này, sa kê cho một lớp cơm dầy như xơ mít nhưng không có hạt.

Ở VN nhất là miền Tây, sa kê được sử dụng phổ biến dưới hai dạng thức ăn.

1. Đơn giản nhất là người ta chiên sa kê để có món ăn chơi trong những trưa, những chiều nhàn nhã. Những miếng sa kê xắt mỏng, áo lớp bột có trộn lòng đỏ trứng, cho vào chảo chiên vàng ruộm, cắn một miếng, cảm nhận vị ngọt, vị bùi của sa kê cùng vị béo của dầu mỡ hòa quyện vào nhau. Nhai từng miếng giòn giòn, sừn sựt còn tạo cho ta cảm giác thích thú về một món ăn “rặt” miệt vườn.
http://www.tintuconline.com.vn/Library/images/20/2010/07/ngay01/sake.jpg
2. Nhưng rặt miệt vườn hơn và nổi tiếng hơn cả là món "kiểm", thường được người dân lưu vực sông Mekong ưa dùng trong những ngày giỗ chạp, đình đám. Kiểm được hầm từ khá nhiều loại củ, quả, tàu hũ ky, bột bán cùng với đường và nước dừa dão. Khi chín múc ra tô, người ta mới chế nước cốt dừa, rắc một ít đậu phộng rang đâm sơ lên mặt.

Múc một muỗng “thập cẩm” rau, củ này cho vào miệng, ta thưởng thức vị ngọt của chuối xiêm chín, bí rợ, khoai lang, khoai cau và của mít hầm rục. Hòa trong vị ngọt khó tả này là vị ngọt của đường. Hòa trong vị béo của nước cốt dừa là vị béo của đậu phộng rang đâm sơ, như nổ giòn trong răng khi nhai. Nhưng nổi bật lên không gì hơn là cái “vị không vị” của sa kê. Những miếng sa kê làn lạt, dai dai, nhai một chút như có vị ngọt, vị béo khó tả của nước kiểm, càng ăn càng bắt mê. Có lẽ trên đời này chưa có món nào độc đáo cho bằng kiểm. Bởi kiểm có thể dùng như món canh ăn chung với các món xào, mặn khác trong bữa cơm, bữa giỗ mà cũng có thể ăn chơi những khi nhàn nhã việc nhà. Tô “chè” kiểm cũng là một thứ quà quê không phải nơi nào cũng có.

Ngoài 2 món ăn trên, sa kê còn được một vài nơi làm thành một hai món khác khiến người ta mê mẩn khó quên. Đầu tiên là sườn hầm sa kê. Lựa sườn nạc có lân ít mỡ cho vào nồi hầm kỹ, vớt bọt cho trong. Sa kê xắt từng miếng vuông, rửa sạch, để ráo. Khi gần ăn, cho sa kê vào nồi, đun lửa nhỏ để sa kê mềm nhưng không nát. Nêm muối, hành ngò là có món sườn hầm sa kê béo ngậy với hương vị đặc biệt, ăn không biết chán.

Để có món sa kê um, ta cho vào chảo khá nhiều dầu. Thịt ba rọi xắt mỏng ướp muối, tiêu, hành, ngò cho thơm trộn lẫn với sa kê cho vào chảo đậy kín bắc lên bếp, thỉnh thoảng đảo đều sẽ cho ta một thức ăn đậm đà khẩu vị, khó quên.

Từ xưa, sa kê vốn đã hiếm khi góp mặt trong bữa ăn thường nhật của người dân đồng bằng sông Cửu Long thì ngày nay lại càng hiếm hơn, nhất là ở nơi thành thị. Lý do đơn giản là vì không đem lại lợi nhuận nhiều như một số trái cây khác nên sa kê ngày càng vắng bóng trong các khu vườn râm mát của nông dân vùng sông nước này. Cho nên, sa kê chiên lâu lâu mới thấy bày bán trên vỉa hè, thỉnh thoảng mới thấy chợ thị thành có vài trái sa kê chờ khách.
http://www.ars.usda.gov/SP2UserFiles/Place/53200345/PHOTOS/Hart-3.jpg
http://bardezgirl.files.wordpress.com/2010/10/jackfruit.jpgMột số mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn chọn được những trái mít thơm ngon và chế biến món ăn hấp dẫn.

mit - tinsuckhoe.com1. Chọn mít
Mít có nhiều loại: mít mật, mít dai, mít nhão, mít tố nữ… giữa các loại mít có sự khác nhau về khối lượng, cũng như hương vị và độ ngọt. Mít mật màu vàng tươi, ăn giòn, vị ngọt đậm. Mít nhão hay mít tố nữ màu và vị thường nhạt hơn mít mật.
Khi chọn mua mít nên chú ý tới những trái có gai nở to, không nhọn, quả tròn đều, dùng tay ấn vào mềm và búng nghe kêu bình bịch.
Nếu mua mít đã làm sẵn thì mít có màu vàng mới ngon.

2. Để mủ mít không dính vào tay
Khi bổ mít bạn nên đeo găng tay, nếu vướng víu, bạn cũng có thể xoa một lớp dầu ăn bên ngoài lòng bàn tay, hoặc xoa tay vào trong thùng gạo, làm xong rửa tay lại với nước muối ấm, tay sẽ không bị dính mủ.
Để làm sạch mủ mít dính trên dao, bạn hãy cho dao vào trong ngăn đá tủ lạnh, để mủ mít cứng lại, sau đó dễ dàng gỡ ra. Cũng có thể dùng túi bóng để lấy mủ mít dính trên dao.
3. Món ăn từ mít

Bạn hãy kết hợp một số nguyên liệu từ các loại rau thơm trộn với mít để làm gỏi, hay nhồi nhân thịt vào trong múi mít rồi hấp chín, ăn rất ngon.

Các loài

Nghiên cứu phát sinh loài gần đây, dựa trên kiểu sắp xếp lá, các đặc trưng giải phẫu lá và lá kèm, chỉ ra sự tồn tại của ít nhất là 2 phân chi trong chi Artocarpus:
  • Phân chi Artocarpus: Bao hoa của quả là hợp sinh một phần.
  • Phân chi Pseudojaca: Bao hoa hợp sinh hoàn toàn.
Chi Prainea có quan hệ họ hàng gần với phân chi Pseudojaca và một số nhà nghiên cứu coi nó như là phân chi thứ ba của chi Artocarpus. Danh sách một số loài dưới đây là tuân theo cách hiểu truyền thống.
Quả mít (Artocarpus heterophyllus) trên cây
Mít có vị ngọt, khí thơm, tính không độc, có tác dụng chỉ khát, ích khí, giải say rượu. Ăn mít sẽ nhẹ mình, no bụng, đẹp sắc mặt...Mít là loại cây cao to được trồng phổ biến ở khắp nước ta, rất gần gũi với người dân. Ngoài việc cho quả ăn, nhiều bộ phận của cây mít còn được nhân dân dùng để chữa bệnh có hiệu quả.
Dùng lá mít làm thuốc
Phụ nữ không đủ sữa cho con bú: dùng lá mít tươi (khoảng 30-40g/ngày) nấu nước uống làm cho ra sữa hoặc thêm sữa. Cũng có thể dùng dái mít (cụm hoa đực) hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
Chữa tưa lưỡi trẻ em: dùng lá mít vàng, phơi cho thật khô, đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa 2-3 lần/ngày, tối một lần.
Trẻ đái ra cặn trắng: lấy 20-30g lá già của cây mít mật thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
Chữa hen suyễn: lấy lá mít, lá mía và than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.
Ngoài ra, trong dân gian người ta còn lấy lá mít tươi đem giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
Dùng nhựa mít làm thuốc
Vỏ cây mít có nhiều nhựa cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm ăn, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy sẽ mau khỏi.
Dùng gỗ mít làm thuốc
Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nháp, hoặc chỗ nháp của trôn bát, có thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục cho chất gỗ và nhựa mít) ngày uống từ 6-10g gỗ mít mài làm thuốc an thần, chữa tăng huyết áp hay những trường hợp co quắp.
Hoặc dùng 20g gỗ (hay vỏ thân gỗ) phơi khô, chẻ nhỏ, sắc với 200ml còn 50mg, uống một lần trong ngày có tác dụng an thần.
Ngoài ra, quả mít chín còn là thức ăn bổ dưỡng, múi mít chín vàng óng đẹp mắt, ăn rất thơm ngon, có tác dụng long đờm. Khi say rượu nếu ăn vài múi mít chín sẽ có tác dụng giã rượu, tỉnh rượu ngay.Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lam, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người ta trồng mít chủ yếu để lấy trái làm thực phẩm. Quả non luộc làm rau hoặc nấu canh, hạt nướng, luộc ăn vừa thơm vừa bùi rất ngon miệng.
a
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn.
Tuy nhiên, trong hạt mít ngoài tinh bột, protit, lipit, muối khoáng còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh thường dùng xơ mít để muối dưa gọi là nhút, đây là loại dưa muối đặc sản nổi tiếng, chất lượng không thua kém gì các loại dưa muối khác.
Trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Trong y học cổ truyền đã sử dụng mít làm thuốc từ lâu đời. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, ỉa chảy và trị cao huyết áp.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Liều dùng mỗi ngày 30 - 40g lá tươi. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6 - 10g/ngày.
Rễ cây mít sắc uống trị tiêu chảy, mủ cây mít thì dùng đắp rút mủ mụn nhọt. Hạt mít được dùng trị ghẻ lở, kết hạch, sản hậu ít sữa. Múi mít giải say rượu rất tốt.
Ngoài ra, vỏ cây mít còn được dùng làm thuốc an thần, trị cao huyết áp. Dùng lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, nấu với 300ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Lương y Đinh Công Bảy
Chua benh tu cay mit10 lợi ích của mít
Hầu hết chúng ta đều biết đến hương vị ngọt ngào, thơm ngon của mít mà ít biết đến lợi ích thiết thực của nó đối với sức khỏe.
Bạn nên ăn mít thường xuyên để bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào và thu lại những lợi ích sau:
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin C là nguồn dinh dưỡng bổ sung được sử dụng rộng rãi nhất vì nó nổi tiếng là chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và các bệnh lây nhiễm. Một chén múi mít có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng lớn chất chống ôxy hóa.
2. Điều hòa lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao là một trong những biểu hiện của sự thiếu khoáng chất mangan trong cơ thể. Mít chứa một lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu.
3. Phòng ngừa bệnh loãng xương
Mít chứa dồi dào khoáng chất magiê sẽ hỗ trợ cho hoạt động của canxi để xây dựng và củng cố xương luôn chắc khỏe. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, những ai tiêu thụ thực phẩm giàu potassium và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn.
4. Giữ tuyến giáp luôn khỏe mạnh
Đồng là khoáng chất giữ vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ hormone. Ngoài ra, nó còn giúp cho tuyến giáp luôn khỏe mạnh. Mít là nguồn thực phẩm tập hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có khoáng chất đồng.
5. Điều hòa huyết áp
Một chén múi mít chứa một nửa lượng chất potassium được tìm thấy trong trái chuối. Potassium có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh loãng xương và nó được biết đến bởi vai trò làm giảm huyết áp hiệu quả.
6. Phòng ngừa các bệnh đường ruột
Vì chứa lượng chất xơ cao, mít là loại trái cây tuyệt vời có thể giúp bạn giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón.
7. Phòng ngừa chứng quáng gà
Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà.
8. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim
Cũng giống như hầu hết các loại trái cây và rau củ khác, mít cũng là loại trái cây thân thiện đối với tim mạch vì lượng vitamin B6 cao trong mít có thể làm giảm homocystein trong máu(yếu tố gây nên bệnh xơ cứng động mạch).
9. Hỗ trợ điều trị các chứng tắc nghẽn mạch máu
Mít chứa nhiều canxi, một loại khoáng chất không những có lợi cho xương mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.
10. Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Ăn mít cũng là cách tốt để bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Chất sắt giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa các bệnh rối loạn máu thông thường như bệnh thiếu máu.
Theo PNO

No comments:

Post a Comment