Friday, January 6, 2012

Mận

Quả mận Trung Lương
http://images.yume.vn/blog/201010/18/1287531376-1287472261_trcay20_1950025008.jpgỔi xá lị Bắc Mỹ Thuận, mận Hồng Đào Trung Lương, khóm Bến Lức, bưởi Biên Hòa... là những thổ sản nổi danh của nước ta.

Trong những trái ngon vừa kể tôi đặc biệt chú ý mận Hồng Đào ở ngã ba Trung Lương thuộc tỉnh Mỹ Tho (Định Tường). Từ Cần Thơ đi Sài Gòn tôi hay mua mận Hồng Đào làm quà cho thân nhân, bè bạn. Mấy ông bạn ở Sài Gòn rất thích mận Hồng Đào, trước nhất vì da trái mận màu hường, màu má của các cô gái miệt vườn ửng hồng tự nhiên dưới nắng ban mai.

Bánh canh trắng, cọng vắn cọng dài

Bánh tằm xe, cọng dài cọng vắn

Xứ Mỹ Tho gạo trắng, nước trong

Gái Mỹ Tho tuy dang nắng

Má vẫn hồng như điểm phấn tô son

Anh ơi, muốn chơi hoa thì kiếm gái Sài Gòn

Còn muốn tìm người lam lụ, anh xuống miệt vườn Trung Lương.


Thứ đến, vỏ trái mận Hồng Đào đầy nên chở đi xa ít bị dập. Mận Hồng Đào lại có vị ngọt đậm đà, nhiều nước, đầy cơm, có trái gần như đặc ruột nên nhiều người đã so sánh mận Hồng Đào với trái bôm hay xá lị vùng ôn đới, nếu chưa được bằng thì cũng không kém bao nhiêu. Những đặc tính quí giá ấy của giống Hồng Đào đã nâng giá trị trái mận từ thứ trái cây ăn chơi, ăn giải khát, lên hàng món ăn tráng miệng sau bữa ăn.

Cả hai giống mận "Hồng Đào Trơn" và "Hồng Đạo Sọc" đều bắt nguồn đầu tiên từ các làng Đạo Thạnh, Lương Hòa Lạc, Long An và Trung An trong khu vực Trung Lương, tỉnh Định Tường. Nhờ Phương pháp chiết cành nhơn giống, mận Hồng Đào đã nhanh chóng bung ra khắp nơi và ngày nay mỗi khi nhắc đến trái mận Việt Nam, mọi người đều nghĩ ngay đến mận Hồng Đào Trung Lương, dù vườn mận hay cây mận không nhất thiết tọa lạc nơi ngã ba Trung Lương trên quốc lộ 4.

NGUYỄN VĂN BA Không biết mận Trung Lương từ đâu đem về, hay chính gốc xuất xứ tại Mỹ Tho, nhưng khi hơi lớn khôn một chút tôi đã biết đến quả mận Trung Lương, đã từng trực tiếp hái và "xử lý" tại chỗ. Ai là người Mỹ Tho chuộng vọng cổ hẳn ít nhiều cũng biết đến loại đặc sản nổi tiếng này qua bài vọng cổ "Quả mận Trung Lương" mà nghệ sĩ Viễn Châu sáng tác, nghệ sĩ Diệu Hiền ca từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Ngày xưa, khoảng những năm 60-70 gì đấy của thế kỷ XX, mận Trung Lương được trồng đại trà trên khắp vùng đất của phường 5 và các xã ven thành phố Mỹ Tho. Nhiều nhất là miệt vườn Đạo Thạnh, Trung An khoảng ngã ba Trung Lương (có lẽ vì vậy mà có tên mận Trung Lương chăng?). Lúc đó, dải đất từ ngã ba bến đò Nhà thiếc (ngã ba quốc lộ 60 đường rẽ về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây bây giờ) chạy dài đến ngã ba Trung Lương, người dân trồng rất nhiều loại mận này. Mận Trung Lương có hai loại "hồng đào sọc" và "hồng đào đá". Hồng đào sọc thì trái tròn, hơi mô lên ở phần cuống có những sọc trắng hồng chạy dài từ cuống đến đít quả mận, hồng đào đá thì có màu da hồng hồng, trái cứng (đá mà lị!), hai loại mận này ăn vừa giòn vừa ngọt, ít có trái chua. Ngày còn nhỏ, chúng tôi thường rủ nhau chất hai, ba đứa lên chiếc xe đạp, chạy lên các vườn mận vào hỏi mua. Lúc đó, người nhà vườn không bán lẻ, nhưng đối với bọn nhỏ chúng tôi thì được "phá lệ" cho mua, ăn tại chỗ hay đem về cũng được, đơn vị tính bằng...thúng chứ không có tính ký lô như bây giờ. Một thúng mận giá chỉ vài đồng bạc mà đựng đầy căng một cái giỏ đệm bàng, ăn tại chỗ chỉ có nước...chết no, nên chúng tôi thường đi vòng vòng vườn, tự tay hái, mua rồi mang về cả nhà xúm lại cùng ăn. Nói thật, lúc ấy chỉ cần một cây ăn một trái thôi là bạn sẽ không đi nỗi vì...no! Mận hồng đào mà ăn với nước mắm đường thì...trên cả tuyệt vời! Trái mận mặc dù không chua, nhưng ăn với nước mắm đường có giầm một trái ớt hiểm thì ngon hết biết, tách đôi một trái mận, bỏ hột chế đầy nước mắm đường vào đó rồi "xực", ăn vào hả hê cả...chân răng. Rồi với đà mở rộng thị xã, dần dần các khu vườn mận sum suê, trĩu quả được thay bằng những ngôi nhà. Tưởng đâu chỉ ở các vùng nội thị, nào ngờ cả khu vườn mận Trung Lương trong xã Đạo Thạnh cũng bị đốn bỏ vì không kinh tế, thay vào đó là những cây xoài, cây nhãn...Bây giờ, muốn tìm một trái mận Trung Lương "chính hiệu con nai vàng" cho dù tìm đến "đỏ con mắt bên phải, ngứa con mắt bên trái, hai mắt đều xốn" cũng khó tìm ra! Những quả mận Trung Lương một thời gắn bó với cái tên Mỹ Tho cũng đi vào quá khứ. Nhưng trong lòng chúng tôi, những đứa học sinh tiểu học của những năm 60- 70, những trái mận Trung Lương ngọt ngào như vẫn còn tồn tại mỗi khi chúng tôi - những thằng còn sống sót - gặp nhau, nhắc nhau về kỷ niệm của cái thời "nhất quỷ, nhì ma...". Cái thời mà xe đạp hiếm hoi, đường sá cách trở khó đi, cả bọn dám cả gan lội bộ từ phường 6 đi theo đường Lý Thường Kiệt, vượt qua cầu đôi "Đạo Ngạn" lên tận Trung Lương mua mận đem về. Vừa đi, vừa ăn cho đến nhà thì chỉ còn cái giỏ đệm không! Bây giờ người ta lại đi tìm giống mận An Phước tận Bến Tre đem về trồng, cho dù có ngọt, có ngon nhưng với tôi cũng không sánh bằng những quả mận Trung Lương vừa ngọt, vừa giòn thuở ấy!.

Mận hồng đào Trung Lương.
KTNT - Ở khu phố 8, phường 5 (TP. Mỹ Tho - Tiền Giang), ai cũng biết anh Tạ Công Dũ (Mười Dũ) bởi anh là người đã thử nghiệm thành công mô hình trồng mận (miền Bắc gọi là quả gioi) Tam hoa, được bà con khắp nơi ưa chuộng.
Năm 2000, anh Mười được bạn tặng 2 nhánh mận ghép giống Tam Hoa (Đài Loan - Trung Quốc). Về nhà, anh trồng và chăm sóc cây rất cẩn thận nhưng thật không may, một cây bị chết. Ba năm sau, cây còn lại cho trái. Qua theo dõi, anh Mười xác định được đặc tính của giống mận này. Trái mận có cuống dài, trọng lượng từ 200 - 400g/trái. Trái có màu xanh hơi ửng vàng, độ bóng hấp dẫn, đặc biệt là có cơm dày, thịt mọng nước, vị ngọt đậm. Nếu chăm sóc tốt, cây có thể cho thu hoạch 8 vụ/năm. Cây 3 năm tuổi, mỗi vụ có thể cho thu hoạch 25 - 30kg/cây. Giống mận Tam Hoa thích ứng với mọi loại đất. Chính vì thế, anh rất tự tin khi đầu tư vào giống cây này.
Đầu năm 2008, anh Mười nhân giống cây và đem đi chào hàng nhưng các chủ vườn rất thờ ơ, thậm chí còn hoài nghi về hiệu quả kinh tế của giống mận mới. Anh nghĩ ra cách tặng cây cho các nhà vườn để họ trồng thử nghiệm. Tin vui đã đến với anh khi 8 tháng sau, giống mận Tam hoa đã được các nhà vườn ưa thích.
Khi đó, giá trị của giống mận Tam Hoa chỉ khoanh lại trong các nhà vườn có mối quan hệ thân tình với vườn mận Mười Dũ. Anh Mười quyết định mang trái mận “trình làng” với nông dân các tỉnh. Mận thành phẩm được đem đi tham dự các hội chợ, triển lãm về giống cây trồng. Mắt thấy, tay sờ, lại được nếm thử, thấy chất lượng tốt nông dân đổ xô về vườn mận Mười Dũ để đặt hàng cây giống. Chỉ tính từ cuối năm 2008 đến tháng 8/2009, vườn mận của anh đã cung cấp cho thị trường gần 20.000 cây giống, giá thấp nhất là 50.000 đồng/cây, cao nhất 350.000 đồng/cây.
Vào vụ, vườn mận Mười Dũ thường xuyên có 20 lao động làm việc. Với các nhà vườn ít vốn, anh Mười cho mua chịu cây giống. Nhiều hộ nông dân đã vươn lên khá giả nhờ phương thức mua trước trả sau của anh.
Hiện, mong ước lớn nhất của anh là tái lập tên tuổi của trái mận Trung Lương, một đặc sản của Mỹ Tho và phát triển thương hiệu giống mận Hồng Đào.
http://vietlist.us/Images_dq/mando.jpgTheo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1977, mận được định nghĩa như sau:
Mận: d. Loài cây thuộc loại hoa hồng, quả thịt, da tía hoặc lục nhạt, vị ngọt hơi chua.
Theo Trung tâm từ điển học, từ điển trực tuyến cũng có định nghĩa tương tự:
Mận: dt (thực) Loài cây thuộc loại hoa hồng, mép lá có răng nhỏ, hoa trắng, quả có vỏ màu đỏ tía hoặc lục nhạt, vị ngọt, hơi chua: Mua mận Lào-cai về làm quà.

photo
Quả có dạng chuông không đều, phình to hơn phía đáy, màu thay đổi từ trắng đến hồng nhạt, thịt giòn, mọng nước và khá thơm ngọt, trong chứa nhiều hột. Phát xuất từ vùng Nam Ấn độ, cây rất phổ biên tại Mã Lai. Tại Indonesia giống mận này được chế tạo thành si-rô mang tên Roejak.
Mận đỏ, Doi đỏ, Roi đỏ, Roi nước, Mận nước.
"Mận" được liệt kê trong danh sách cây trái của Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) phần từ ngữ Việt với tên Latinh Prunus salicina (Lindley). Loài cây này tương ứng với định nghĩa trong 2 từ điển đã nêu, và trong nhiều từ điển Việt-Pháp đã dịch ra thành prunier, prune. Như thế từ "mận" ở đây hiểu theo cách dùng của người miền Bắc.
http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay4/190511-roi.jpgLoại mận này được định nghĩa như sau:
  1. Mận: d. Loài cây thuộc họ Rosaceae, hoa trắng 5 cánh, quả thịt, một hạt, hạt rắn, vị ngọt-chua-chát, màu đỏ tía hoặc lục nhạt. Những loại mận nhập khẩu có màu tím, vàng và đỏ. Mận này thuộc phân chi Mận mơ (Prunus), một phân chi với quả ăn được trong số 6 phân chi của chi Mận mơ (Prunus). Mận ở miền Bắc Việt Nam có tên khoa học Prunus salicina Lindley (đồng nghĩa: Prunus triflora Roxb.) và Prunus domestica L.
    • Tiếng Việt: mận (miền Bắc), táo (miền Nam). Lưu ý là táo của người miền Bắc là các nhóm cây/quả khác.
    • Tiếng Hoa: nhật bản lý, lý, lý tử, lý nhân;
    • Tiếng Anh: Japanese plum, Chinese plum;
    • Tiếng Pháp: Prune du Japon, Prunier du Japon, Prunier japonais;
    • Tiếng Đức: Japanischer Pflaumenbaum, Chinesischer Pflaumenbaum, Dreibluetige Pflaume;Ở miền Nam Việt Nam còn có một số loài cây được gọi là mận, như mận trắng, mận xanh, mận đỏ, mận đỏ đậm, mận hồng đào, mận tím lợt, mận tím đậm v.v., được người miền bắc Việt Nam gọi chung là doi hay gioi hoặc roi.
    • Mận: d. Loài cây thuộc họ Myrtaceae, hoa trắng hoặc đỏ, đài 4 cánh, nhụy dài, đài hoa không rụng sau khi kết trái, quả thịt và nhiều nước, một số loại không hạt, một số nhiều hạt, hạt không rắn, vị ngọt-chua-chát, trái có nhiều màu (ở Việt Nam độ 8 màu). Mận ở miền nam Việt Nam thuộc 2 loài Syzygium samarangense (Blume) Merr. & L. M. Perry và Syzygium aqueum (Burm. f.) Alston (chẳng những người miền Nam Việt Nam gọi cả 2 loài cây này là mận mà thôi, ngay cả trong danh sách đa ngữ trực tuyến MULTILINGUAL MULTISCRIPT PLANT NAME DATABASE cũng có ghi chú: "một số tác giả nghiên cứu đã gộp chung hai loại").
      • Tiếng Việt: mận (miền Nam), doi/gioi/roi (miền Bắc).
      • Tiếng Hoa: Kim Sơn bồ đào, Nam Dương bồ đào, Dương bồ đào, liên vụ, thủy liên vụ;
      • Tiếng Anh: Java apple, Java rose apple, Samarang rose apple, water apple, wax jambu, wax apple, Malacca apple, Malay apple, Malay rose apple, mountain apple, Otaheite cashew, Otaheite apple, rose apple;
      • Tiếng Pháp: Pomme d'eau de Formose, pomme de Java, Jambosier rouge, poire de Malacca, poire Malaque, pomme de Malaisie, pomme de Tahiti, pomme d'eau, pomme Malacca;
      • Tiếng Đức: Java-Apfel, Malacca-Apfel, Malakka-Apfel;
    Một loại cây/trái khác được gọi là "mận đỏ" hay "điều đỏ" hay "mận hồng đào", loại này được gọi ở cực nam của Việt Nam là "điều" (Syzygium malaccense), tên khoa học cho thấy điều cùng chi với mận của người miền Nam. Điều có trái dài trên 10 cm, trái và hoa màu đỏ đậm - vì vậy người Hoa gọi loại cây/trái này là "hồng hoa bồ đào" - có thịt trắng, nhiều nước, vị ngọt/chua, không phảng phất vị chát như mận. Người miền Bắc cũng gọi loại cây/trái này là "doi", người Đồng Nai gọi là "điều đỏ" để phân biệt với từ "điều" mà họ dùng để gọi cây/trái đào lộn hột (Anacardium occidentale L.).
    Loại cây/trái mà người miền Nam gọi là "lý" (Syzygium jambos) cũng được người miền Bắc gọi là "doi". Tóm lại, ba loại cây/trái mận, điều, lý của người miền Nam đều được người miền Bắc gọi chung là "doi".
    Cây gỗ nhỡ, cao 5-10 m. Nhánh non hơi vuông, dẹp. Lá có phiến to, hơi thơm, đáy lá tròn hay hơi hình tim. Hoa mọc thành chùm tụ tán ở nách lá hay cành non. Hoa có cánh màu vàng ngà, mau rụng, nhiều tiểu nhị vàng; bầu nhụy hạ, vòi nhụy xanh dài. Quả mọng hình chuông có màu vàng, đỏ, trắng hay hồng, ăn giòn, ngọt, bên trong có 1-3 hạt nhỏ màu nâu.
    Cây ra hoa vào mùa xuân, tạo quả vào mùa hè. Cũng có giống ra hoa 2 lần trong năm vào mùa xuân và mùa thu. Được trồng phổ biến ở khắp Việt Nam. Hiện nay, nhờ lai tạo, nhiều giống cho quả quanh năm, có màu đẹp.
http://www.sieuthitraicay.vn/images/plg_imagesized_0/877-traicay18.jpgMận / Plum
Scientific: Prunus
Nhờ biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên trong những năm gần đây, hầu hết các vườn cây ăn trái của bà con nông dân đều trúng mùa. Bên cạnh đó, chất lượng trái cây cũng từng bước được nâng lên nên bán được giá cao. Mận An Phước mùa Tết Tân mão 2011 là một ví vụ.
Mận An Phước có màu sắc bắt mắt, chất lượng trái ngon

Trong những ngày này, mận An Phước đang chín đỏ tại các vườn của bà con nông dân khu vực ĐBSCL. Đây là vụ chính trong năm nên hầu hết các vườn mận An Phước đều trúng mùa.
Ngoài màu sắc bắt mắt, chất lượng mận An Phước cũng không thua kém các loại mận khác nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, diện tích đất trồng mận An Phước ngày càng được mở rộng. Theo đó, số lượng mận cung ứng cho thị trường cũng ngày càng nhiều hơn. Nhờ chất lượng ổn định và cung chưa đủ cầu nên mận An Phước bán được giá cao. Trong những ngày, các thương lái đến tận vườn mua mận loại tốt với giá khoảng 10.000đồng/kg, mận loại thường có mức giá từ 7.000 đồng - 8.000đồng/kg. Theo nhiều người trồng mận, giá này cao hơn cùng thời điểm năm trước khoảng 1.000đồng/kg.
Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trồng mận cho biết, mận An Phước rất dễ trồng, thời gian từ khi bắt đầu trồng đến vụ thu hoạch đầu tiên khoảng 2 năm, và từ khi trổ bông đến kỳ thu hoạch hơn 3 tháng. Tuổi thọ trung bình của cây cũng khá cao. Các khoản chi phí đầu tư cũng không nhiều, khoảng 5.000.0000 đồng/công/vụ cho tiền phân bón, thuốc trừ sâu. Trong khi đó, giá mận luôn ở mức cao, thu được lợi nhuận khá nên hiện mận An Phước đang được nhiều nhà vườn quan tâm đầu tư. http://static.panoramio.com/photos/original/52752424.jpg

1 comment: