Friday, January 6, 2012

CÂY SA KÊ

Mọi người vẫn thường bảo rằng cây sakê và lá khô của nó là những bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm, mà xưa kia ông bà ta vẫn thường dùng để trị bệnh tại nhà, khi người thầy thuốc ở quá xa, ngoài ra lá sakê khô còn là một trong những vật dụng cần thiết để tạo phông nền cho bức ảnh thêm sinh động, độc đáo và lạ mắt.

http://locvung.com.vn/pictures/hinhsanpham/sp_sake.jpgCây Sa Kê còn được gọi là cây bánh mì .
Tên khoa học là Artocarpus altilis (Park) Forb.
Họ dâu tằm- Moraceae, thân gỗ, tán nhiều tầng, lá dài to có thể lên đến 1m.
Bông đực dài 20cm, hoa đực có một nhụy và quả phức hình cầu màu xanh, có nạc trắng, không ngọt nhưng chứa nhiều chất bột . Các nhà khoa học đã tìm thấy 25% tinh bột có ở trong múi của quả, ngoài ra còn chứa 3% protein, 0, 5% lipid.

Ở Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) người dân đã dùng rễ cây để trị hen và các rối loạn dạ dày, ruột, đau răng miệng và một số bệnh về da. Ở Papua New- Guinea vỏ cây dùng trị bệnh ghẻ, ngoài ra nhựa cây pha loãng với nước ấm chữa trị tiêu chảy, lỵ, còn những chiếc lá sakê khô thì phối hợp với lá đu đủ rồi giã với vôi tới khi nhuyễn, lấy hỗn hợp này đắp lên chỗ bị viêm sưng hoặc ung nhọt thì thật công hiệu. Lá sakê còn chữa được bệnh phù thủng và một số rối loạn khi phụ nữ mang thai.

Đây là loại cây có nguồn gốc từ các vùng châu á nhiệt đới Malaysia và các đảo Thái Bình Dương, nhập trồng phổ biến ở phía Nam- Việt Nam. Đặc biệt ở Cái Mơn bà con nhân giống bằng cách chiết cành và đem bán tận Sài Gòn, các tỉnh miền Trung. Cây cao 10- 15m, cành mọc ngang thành nhiều tầng, lá to rậm rạp.

Ngoài nhửng bài thuốc dân gian từ cây sakê thì quả sakê là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn vì chúng chứa rất nhiều chất bột, ví dụ như :

* Quả sakê cắt lấy phần múi hầm với giò heo.

* Nhúng từng khoanh sakê vào hỗn hợp bột với hột gà (đã nêm nếm) đem lên chiên. Ăn giòn giòn như khoai lang chiên.

* Nghiền thành bột dùng làm các loại bánh như : Bánh bột khoai chẳng hạn.

* Nướng bỏ lò hay nấu, chiên như một loại thực phẩm cũng được.

Tán lá rộng lớn của nó đã tạo bóng mát cho mọi người khi ngự trên cành, còn khi lìa cành, thì những chiếc lá màu vàng nâu ấy không phải là thứ đồ bỏ đi như nhiều loái lá khác, mà chúng bỗng hóa thành vật trang trí cho những bức ảnh trong phòng studio hoặc tô điểm cho những bình hoa nơi góc phòng khách. Vì thế có rất nhiều người yêu thích lá sakê to lớn nhưng giản dị ấy.

Trong vô số các loại trái cây có mặt ở nước ta, sa kê chiếm vị trí khiêm tốn trong bữa ăn nhưng tạo cho người ta những hương vị nhớ đời. To cỡ miệng tô, trái sa kê có hình quả trứng, được bao bọc bởi lớp vỏ màu xanh có nhiều gai non, như trái mít. Gọt bỏ lớp vỏ này, sa kê cho một lớp cơm dầy như xơ mít nhưng không có hạt.

Ở VN nhất là miền Tây, sa kê được sử dụng phổ biến dưới hai dạng thức ăn.

1. Đơn giản nhất là người ta chiên sa kê để có món ăn chơi trong những trưa, những chiều nhàn nhã. Những miếng sa kê xắt mỏng, áo lớp bột có trộn lòng đỏ trứng, cho vào chảo chiên vàng ruộm, cắn một miếng, cảm nhận vị ngọt, vị bùi của sa kê cùng vị béo của dầu mỡ hòa quyện vào nhau. Nhai từng miếng giòn giòn, sừn sựt còn tạo cho ta cảm giác thích thú về một món ăn “rặt” miệt vườn.

2. Nhưng rặt miệt vườn hơn và nổi tiếng hơn cả là món "kiểm", thường được người dân lưu vực sông Mekong ưa dùng trong những ngày giỗ chạp, đình đám. Kiểm được hầm từ khá nhiều loại củ, quả, tàu hũ ky, bột bán cùng với đường và nước dừa dão. Khi chín múc ra tô, người ta mới chế nước cốt dừa, rắc một ít đậu phộng rang đâm sơ lên mặt.

Múc một muỗng “thập cẩm” rau, củ này cho vào miệng, ta thưởng thức vị ngọt của chuối xiêm chín, bí rợ, khoai lang, khoai cau và của mít hầm rục. Hòa trong vị ngọt khó tả này là vị ngọt của đường. Hòa trong vị béo của nước cốt dừa là vị béo của đậu phộng rang đâm sơ, như nổ giòn trong răng khi nhai. Nhưng nổi bật lên không gì hơn là cái “vị không vị” của sa kê. Những miếng sa kê làn lạt, dai dai, nhai một chút như có vị ngọt, vị béo khó tả của nước kiểm, càng ăn càng bắt mê. Có lẽ trên đời này chưa có món nào độc đáo cho bằng kiểm. Bởi kiểm có thể dùng như món canh ăn chung với các món xào, mặn khác trong bữa cơm, bữa giỗ mà cũng có thể ăn chơi những khi nhàn nhã việc nhà. Tô “chè” kiểm cũng là một thứ quà quê không phải nơi nào cũng có.

Ngoài 2 món ăn trên, sa kê còn được một vài nơi làm thành một hai món khác khiến người ta mê mẩn khó quên. Đầu tiên là sườn hầm sa kê. Lựa sườn nạc có lân ít mỡ cho vào nồi hầm kỹ, vớt bọt cho trong. Sa kê xắt từng miếng vuông, rửa sạch, để ráo. Khi gần ăn, cho sa kê vào nồi, đun lửa nhỏ để sa kê mềm nhưng không nát. Nêm muối, hành ngò là có món sườn hầm sa kê béo ngậy với hương vị đặc biệt, ăn không biết chán.

Để có món sa kê um, ta cho vào chảo khá nhiều dầu. Thịt ba rọi xắt mỏng ướp muối, tiêu, hành, ngò cho thơm trộn lẫn với sa kê cho vào chảo đậy kín bắc lên bếp, thỉnh thoảng đảo đều sẽ cho ta một thức ăn đậm đà khẩu vị, khó quên.

Từ xưa, sa kê vốn đã hiếm khi góp mặt trong bữa ăn thường nhật của người dân đồng bằng sông Cửu Long thì ngày nay lại càng hiếm hơn, nhất là ở nơi thành thị. Lý do đơn giản là vì không đem lại lợi nhuận nhiều như một số trái cây khác nên sa kê ngày càng vắng bóng trong các khu vườn râm mát của nông dân vùng sông nước này. Cho nên, sa kê chiên lâu lâu mới thấy bày bán trên vỉa hè, thỉnh thoảng mới thấy chợ thị thành có vài trái sa kê chờ khách.
Sa kê còn có tên gọi là "cây bánh mì", tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm. Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, trong nước được trồng nhiều ở phía Nam.
Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu.
Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh sau:
1. Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận
Dùng lá sa kê tươi (2 lá - độ 100 gr), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.
2. Trị tiểu đường týp 2
Lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày.
3. Chữa viêm gan vàng da
Dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 - 50 gr cỏ mực khô. Tất cả để chung, nấu nước để uống trong ngày.
4. Trị chứng huyết áp cao dao động
Dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong ngày.
Rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Ngoài ra, lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh như: trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận thì dùng lá sa kê tươi (2 lá), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày; trị tiểu đường týp 2 thì lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non - tất cả để chung, nấu nước uống trong ngày; chữa viêm gan vàng da, thì dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 - 50 gr cỏ mực khô - tất cả để chung, nấu nước uống trong ngày; trịchứng huyết áp cao dao động, thì dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi - để chung nấu nước uống trong ngày.
Lương y Nguyễn Công Đức(ĐH Y Dược TP.HCM)
picture Sa-kê dễ trồng, quả có thể chế biến nhiều món ăn ngon
Cây Sakê - Nét đẹp nghệ thuật và những bài thuốc dân gian
Mọi người vẫn thường bão rằng cây sakê và những chiếc lá khô của nó là những bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm, mà xưa kia ông bà ta vẫn thường dùng để trị bệnh tại nhà, trong khi người thầy thuốc thì ở quá xa. Cứ tưởng chỉ là thế, nhưng thật bất ngờ, trong một lần tôi và đám bạn đi vào một studio để chụp hình, đã phát hiện ra một điều :thì ra ngoài chức năng làm thuốc, chiếc lá sakê khô lại là một trong những vật dụng cần thiết để tạo dáng, tạo phông nền cho bức ảnh thêm sinh động. Bên cạnh đó, trong gốc phòng studio, một bình hoa hồng đỏ thắm cũng được tô điểm thêm bằng vài chiếc lá khô phía sau để tạo nền, trông thật độc đáo và lạ mắt.
Hôm đó, không biết có phải vì niềm vui khi đi cùng đám bạn chụp hình, hay là vì nôn nóng muốn khám phá ra bí mật của cây sakê này không, mà khi về đến nhà, tôi vội vã lục tìm trong tủ sách gia đình quyễn sách thuốc Việt Nam.
Từng trang, từng trang được lật ra. Đây rồi- Cây sakê. Loài cây mà trước đây tôi không thèm quan tâm đến công dụng cũa nó, nhưng bây giờ, những chiếc lá khô quyến rũ ấy đã thu hút tôi bước vào kho tàng thuốc cũa sakê.
Cây còn có tên là cây bánh mì- Tên khoa học là Artocarpus altilis (Park) Forb. Họ dâu tằm- Moraceae, thân gỗ, tán nhiều tầng, lá dài to có thể lên đến 1m. Bông đực dài 20cm, hoa đực có một nhụy và quả phức hình cầu màu xanh, có nạc trắng, không ngọt nhưng chứa nhiều chất bột . Các nhà khoa học đã tìm thấy 25% tinh bột có ở trong múi của quả, ngoài ra còn chứa 3% protein, 0, 5% lipid.
Ở Tân Đảo ( Nouvelle Caledonie) người dân đã dùng rễ cây để trị hen và các rối loạn dạ dày, ruột, đau răng miệng và một số bệnh về da.
Ở Papua New- Guinea vỏ cây dùng trị bệnh ghẻ, ngoài ra nhựa cây pha loãng với nước ấm chữa trị tiêu chảy, lỵ, còn những chiếc lá sakê khô thì phối hợp với lá đu đủ rồi giã với vôi tới khi nhuyễn, lấy hỗn hợp này đắp lên chỗ bị viêm sưng hoặc đinh nhọt thì thật công hiệu.
Lá sakê còn chữa được bệnh phù thủng và một số rối loạn khi phụ nữ mang thai.
Đây là loại cây có nguồn gốc từ các vùng châu á nhiệt đới Malaysia và các đảo Thái Bình Dương, nhập trồng phổ biến ở phía Nam- Việt Nam. Đặc biệt ở Cái Mơn bà con nhân giống bằng cách chiết cành và đem bán tận Sài Gòn và các tỉnh miền Trung. Cây cao 10- 15m, cành mọc ngang thành nhiều tầng, lá to rậm rạp.
Ngoài nhửng bài thuốc dân gian từ cây sakê thì quả sakê là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn vì chúng chứa rất nhiều chất bột, ví dụ như :
* Quả sakê cắt lấy phần múi hầm với giò heo.
* Nhúng từng khoanh sakê vào hỗn hợp bột với hột gà (đã nêm nếm)đem lên chiên. Ăn giòn giòn như khoai lang chiên.
* Nghiền thành bột dùng làm các loại bánh như : bánh bột khoai chẳng hạn.
* Nướng bỏ lò hay nấu, chiên như một loại thực phẩm cũng được.
Thế đấy, cây sakê và những tán lá rộng lớn cũa nó đã tạo bóng mát cho mọi người khi ngự ở trên cành, còn khi lìa cành, thì những chiếc lá màu vàng nâu ấy không phải là thứ đồ bỏ đi như nhiều loái lá khác, mà chúng bỗng hóa thành vật trang trí cho những bức ảnh trong phòng studio hoặc tô điểm cho những bình hoa nơi góc phòng khách. Vì thế có rất nhiều người yêu thích lá sakê to lớn nhưng giản dị ấy.
Và Cậu Hai tôi cũng là một trong những người đam mê chiếc lá sakê kỳ diệu cũa tạo hóa đó, nên trước sân nhà, cậu đã chăm sóc, vun bón cho cây mà mình yêu mến ngày càng cao to. Có lẽ vì cảm động trước sự ưu ái của cậu đối với nó, nên từng chiếc lá đã vươn mình che bớt đi những tia nắng mặt trời.
Cậu Hai vẫn thường ngồi đấy lúc chiều xuống để hóng gió và đọc báo. Từng tia nắng vàng của buổi hoàng hôn len qua kẽ lá chiếu xuống sân nhà tuy yếu ớt nhưng cũng mang theo cơn nóng cũa khí trời. Tuy nhiên, với bóng mát của tán lá sakê rộng và dày thì dường như đã xóa tan sự nóng nực cho Cậu tôi giữa lúc trời oi bức. Từng ngày, từng ngày như thế, cây sakê chẳng những che chở Cậu tôi thoát khỏi cơn nóng của vùng đất nhiệt đới, mà sâu xa hơn nữa, cây sakê đã gắn bó với Cậu như người bạn tri kỷ, còn những tán lá cây như người Mẹ hiền đã che chở cuộc đời Cậu tôi khi tuổi xế chiều.
Thật vậy, cây chẳng những là kho tàng thuốc , là món ăn ngon nơi miền dân dã, mà cây sakê còn là người Mẹ hiền, luôn cố gắng vươn bóng mát cũa mình che chỡ cuộc đời cũa những đứa con trước ánh nắng mặt trời cũng như trước dòng đời nhiều điều khó khăn, bực bội.
Hai Quang sưu tầm
Bất ngờ tại các lễ hội trái cây Nam Bộ năm nay là những quả sa-kê lớn tròn bằng miệng tô, vỏ có gai như mít tố nữ bày bán với giá khá rẻ nhưng được trưng ngang hàng với những loại quả cao cấp khác.

Người dân thường quen gọi đây là quả của cây “bánh mì” - một loại cây gỗ có lá lớn hình khía vốn được trồng làm kiểng trước các biệt thự, sân chùa...

Tại Tp.HCM, trước đây người ta cũng bắt gặp cây “bánh mì” được trồng rải rác ở nhiều con đường vắng. Nhưng dần dần nó đã bị chặt bỏ vì cây cao, tán rộng, dễ va vào dây điện. Trái cây trên ngọn cao, khó thu hoạch, đem ăn sống không có mùi vị ngon; người rành vị thuốc chỉ tìm lá tươi để nấu lên uống cho giải độc, mát gan...

Tưởng đâu dần dần vắng bóng, song thời gian gần đây, qua mạng Internet, trái sa-kê được hướng dẫn chế biến thành các món ăn đặc sản như gọt vỏ xắt lát đem chiên suông hoặc trộn trứng chiên mè; hoặc đem nấu chung trong lẩu thập cẩm, hầm sườn, om với thịt ba rọi... Khi đó cái chất “không vị” của quả sa-kê đã ngấm các loại thịt, củ quả lại trở nên thấm đượm. Thật là khó có loại bột tẩm nào sánh được. Trái sa-kê vì vậy đang được săn tìm ở các lễ hội rau quả.

GS.TS. Nguyễn Văn Luật, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Nam Bộ, từng nhiều năm làm Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long khi có mặt ở bất cứ hội nghị lương thực thực phẩm nào cũng tranh thủ thời gian để trình bày ích lợi của cây “bánh mì”.

Theo ông, từ áp lực của tình trạng “biến đổi khí hậu” và hiểm họa nước biển dâng cao làm giảm diện tích trồng lúa, các nhà khoa học phải có trách nhiệm sưu tầm, phát triển tập đoàn cây lương thực, thực phẩm có ích, dễ trồng.

Trong nước lũ, có các loại cây cho chất bột hoặc chất xanh làm thực phẩm như cây lúa nổi, củ ấu, rau nhút, rau muống bè... Nhưng trong mục tiêu đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, cây sa-kê nổi lên vị trí đáng quan tâm hàng đầu vì nó là một loại cây lâm nghiệp.

Cây dễ trồng ở các vùng gò, đất dốc để chống xói mòn. Có 2 loại giống có hạt và không hạt. Hạt sa-kê đem nướng thơm phức, ăn được. Múi trái như múi mít, chiếm 70% của quả, là một loại bột để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như đã nói, hoặc có thể làm các loại bánh như bánh xèo, bánh khọt, bánh trồi.

Cây trồng chỉ 1,5 đến 2 năm là cho quả, một năm 2 lứa vào mùa xuân và mùa thu. Quả chứa 25% tinh bột, 3% protein và 0,5% lipit và nhiều chất bổ như vitamin C (20 mg/100 gam); kali, kẽm và thiamin.

Cây sa-kê có nguồn gốc từ châu Phi và hoàn toàn không liên quan gì đến loại “rượu sa-kê”, đã được Ấn Độ trồng nhiều, một cây sai quả hàng năm có thể cho đến 200 quả. Tại Malaysia và Philippines cây này cũng được trồng nhiều. Ở Việt Nam, người ta bắt gặp nó cả trong các đình chùa ở miền Trung, Tây Nguyên.

Qua ý kiến của nhiều nhà khoa học uy tín trong, ngoài nước, đưa cây sa-kê vào danh sách các loài cây trồng chính là đáng khuyến khích và rất khả thi.

Cây không kén đất, thích hợp với việc lồng ghép vào các dự án trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, làm cây chắn gió, cây kiểng... Có thể nhân giống vô tính từ rễ khá dễ dàng. Với giống có hột thì ươm hột. Cây “bánh mì” hoàn toàn có thể làm cây “đa chức năng".
Sakê trị tiểu đường
Sa ke tri tieu duong 1Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt.
Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá thú vị, đặc biệt các bộ phận như rễ, thân và lá của cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.
Quả sa kê to như như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng. Quả sa kê mọc thành từng chùm, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thường quả sa kê được xắt ra thành từng lát nhỏ, rổi tẩm với bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. Ngoài ra còn được dùng để nấu cà ri, đặc biệt hơn là người dân thuộc khu vực sông Mê Kông nấu món kiểm để sử dụng trong những ngày giỗ chạp, đình đám vì món này có vị béo ngậy của nước cốt dừa. Sa kê còn được xay thành bột để chế biến thành nhiều món ăn thường ngày như làm thành pho mát, bánh ngọt hay nấu với tôm, cá trộn hay gạo
Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; Lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp…
Sa ke tri tieu duong 2
Sa kê là một loại cây được trồng khá phổ biến ở Malaysia, Thái bình dương, Caribe, Mỹ, Canada, châu âu,… có tên khoa học là Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg, họ dâu tằm – Moraceae.
Trái sa kê có giá trị dinh dưỡng cao, chứa bột đường khoảng 25%, vitamin C 20mg%, vitamin B1 0,1mg% và một số vi chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể (kali, kẽm,…), được dùng làm lương thực ở nhiều quốc gia với tên gọi “quả bánh mì” (breadfruit) vì sau khi chiên, nướng hoặc nấu, món ăn từ loại trái cây này có mùi vị tương tự khoai tây, gần giống bánh mì tươi.
Ngoài trái, việc sử dụng các bộ phận khác của cây sa kê trên người bệnh phải hết sức thận trọng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Tác dụng làm thuốc
Nhiều bộ phận khác của cây sa kê được sử dụng để làm thuốc: nhựa, rễ, lá, vỏ, gỗ thân… Theo kinh nghiệm của nhân dân các nước khu vực thái bình dương, nhựa sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, dùng để xoa bóp, băng bó khi gãy xương, bong gân, đau thần kinh toạ, bôi ngoài da để điều trị các bệnh nhiễm nấm da và niêm mạc.
Khi uống nhựa cây pha loãng có tác dụng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hoá. Y học dân gian Ấn độ và Indonesia dùng lá sa kê cho bệnh nhân xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy các hợp chất flavonoid chiết xuất từ sa kê có hiệu quả ức chế u tuyến tiền liệt, kháng khối u và bệnh bạch cầu (Ragone, D. 1997). Dịch chiết lá sa kê có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư của người như: ung thư phổi (SPC-A-1), ung thư ruột kết (SW-480), ung thư gan (SMMC-7721)… Đồng thời cũng thể hiện hiệu quả giảm cholesterol và giảm tích tụ mảng vữa trong thành động mạch chủ của động vật thí nghiệm. Điều đó cho thấy có nhiều triển vọng ứng dụng trong phòng ngừa đột quỵ.
Không dùng phối hợp các vị thuốc
Cho đến nay, chưa có bằng chứng đáng tin cậy về hiệu quả phối hợp lá sa kê với các vị thuốc khác. Ví dụ bài thuốc trị viêm gan vàng da có lá sa kê tươi, diệp hạ châu tươi, củ móp gai tươi, cỏ mực khô. Trong bài thuốc này có hai vị thuốc là diệp hạ châu và cỏ mực đã được nghiên cứu khá nhiều bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước về hiệu quả bảo vệ gan, chống oxy hoá.
Nếu muốn sử dụng cây cỏ thiên nhiên để bảo vệ gan, chỉ nên sử dụng riêng rẽ từng vị thuốc (diệp hạ châu hoặc cỏ mực) thay vì sử dụng một công thức nhiều thành phần chưa rõ hiệu quả phối hợp.
Dựa vào kinh nghiệm sử dụng của nhân dân các nước và kết quả nghiên cứu về dược lý hoá học của sa kê, lời khuyên cần thiết để bảo vệ sức khoẻ mọi người là chỉ nên dùng trái sa kê để chế biến thành các món ăn chín. Còn việc sử dụng các bộ phận khác của cây sa kê trên người bệnh phải hết sức thận trọng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Theo TS.DS Nguyễn Phương Dung
Trái sa kê có hình dáng như trái mít tố nữ, lớn bằng miệng tô, lớp vỏ màu xanh có gai non. Gọt lớp vỏ ngoài, bên trong là lớp cơm dày như xơ mít đặc biệt là không có hạt, thịt chắc, cơm dày, có vị thơm.
Nhờ sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của các đầu bếp khắp 3 miền, món ngon chế biến từ trái sa kê xuất hiện ngày càng nhiều trong thực đơn của các quán cơm chay.
Sa kê kho chay: Sa kê dùng trái già vỏ có màu xanh, không nên dùng trái non chưa có tinh bột và trái chín, vì như thế sẽ làm món ăn bị nhão. Lấy sa kê gọt vỏ, xẻ dọc, bỏ cùi, xẻ làm 4 rồi ngâm nước muối cho sạch mũ, cắt từng miếng dày 2cm, ướp nước mắm chay. Sau đó, cho vào chảo nhiều dầu, thêm tiêu tỏi, hành vào thắng vừa sánh rồi cho sa kê cùng nước mắm chay vào. Tiếp đó thêm ít nước sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn, đậy kín cho lửa liu riu, nước sánh ngấm gia vị đem lại hương vị thật đậm đà khó quên.
Sa kê món kiểm: Món kiểm là món ăn được dùng nhiều củ, quả như khoai cau, chuối chín, đường, nước dừa, bí rợ, khoai lang, hủ ky, mít… Và có một món có thể gọi là linh hồn món kiểm là sa kê. Bí quyết nấu món kiểm là có sự cân bằng âm dương, ngũ hành cho nên những người có huyết áp thấp, tiểu đường đều dùng được. Kiểm múc ra tô, lúc này chế nước cốt dừa và rắc đậu phộng lên. Nổi bật trên nền ngọt và béo của chuối xiêm, mít, khoai lang, khoai cau xen lẫn vị béo của nước cốt dừa đó là hương vị rất riêng của sa kê. Nó không béo, không ngọt, không giòn, nhưng nhai lâu một chút mới thấy vị vừa ngọt thanh tao, vị béo bùi nhè nhẹ hấp dẫn.

Sa kê chiên: Đây là món ăn được cải biên từ bánh chuối chiên hay bánh khoai chiên. Sa kê chiên vỏ bột ngoài vừa ngòn ngọt, thịt miếng sa kê nhai sần sật, thơm bùi như khoai lang. Để có miếng sa kê chiên hấp dẫn, trước hết gọt vỏ, bổ dọc, cắt bỏ cùi giữa, sau đó đem ngâm muối cho hết mủ. Đánh đều hỗn hợp bột mì, lòng đỏ trứng gà kèm đường, muối và ít nước. Khuấy đều đến khi sền sệt là được. Lấy từng miếng sa kê "tắm" vào lớp bột rồi cho lên chảo chiên. Khi bánh chín vàng, gắp ra để lên giấy cho thấm hết dầu. Sau đó thưởng thức khi còn nóng, rất thơm ngon.
Sườn heo hầm sa kê
Sườn non loại nạc chặt từng miếng nhỏ, sa kê gọt vỏ, bổ dọc làm 6 cắt từng miếng dày 1 phân, rửa sạch để ráo. Cho thịt sườn cùng gia vị vào nấu chín sôi, sau đó cho sa kê vào nấu lại. Sa kê chín mềm mà không nát, ngấm hương vị thịt trở nên thấm đượm mà không có loại bột nào có được, vừa béo vừa bùi, ăn không biết chán.
Salad sa kê thịt gà: Sa kê luộc chín cắt từng lát mỏng cho ngâm vào cùng đường, nước chanh, muối, xì dầu, tiêu ướp chừng 20 phút. Gà luộc chín để nguội xé nhỏ, xà lách, hành tây, bắp chuối xắt mỏng.
Pha đường, chanh tạo vị chua ngọt nhẹ, tiêu muối trộn cùng dầu, hành phi. Dùng đĩa bàn trộn đều sa kê, thịt gà, rau, hành tây. Thế là có món ăn bổ dưỡng.
Vị thuốc từ sa kê: Cây sa kê có rất nhiều công dụng trị bệnh, rễ, vỏ, lá của cây đều trị được nhiều bệnh. Theo đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho. Vỏ sa kê có tác dụng sát trùng, lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Riêng quả sa kê chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và lạ miệng. Trong 100gr phần ăn được của trái sa kê có lượng calo là 105 – 109, chất đạm: 1,3 – 2,24gr; chất béo 0,1-0,86gr; chất carbohydrat 21,5 – 29,49gr; chất xơ: 1,08 – 2,1gr; calcium 18– 32mg; phosphore 52 – 88 mg; sắt: 0,61–2,4 mg; kẽm: 0,12 mg; ma-giê 0,06mg. Ngoài ra còn có vitamin A, viatamin C...
Rõ ràng, trái sa kê có giá trị dinh dưỡng cao, ít béo, rất tốt cho sức khỏe mà lại vừa mang đậm phong cách dân dã của làng quê Việt Nam.
Thất Lang
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.
Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.
Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.
Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.
Trị đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.
Kinh nghiem dan gian dung sa ke tri benh 1
Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá ngon. Cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.
Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.
Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.
Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 - 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.
Trị tiểu đường tuýp 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.
Trị đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

Trên đây là những phương thuốc dựa vào những kết quả trị liệu trong dân gian và một số lương y nên chỉ có giá trị hỗ trợ, cần có thời gian khảo cứu công dụng thực sự của cây sa kê.

Chè Sa Kê
Nguyên liệu
  • 200gr sa kê
  • 100gr khoai lang
  • 50gr táo đỏ
  • 5 tai nấm mèo
  • 50gr lạc
  • 20gr bột báng, bột khoai
  • 2 bát đường
  • 2 bát nước dừa dão
  • 1 bát nước cốt dừa
  • Lá dứa.Thực Hiện:
  • Gọt vỏ sa kê, khoai lang, cắt miếng hình quân cờ
  • Ngâm nở nấm mèo, thái sợi
  • Ngâm bột báng, bột khoai
  • Cho nước dừa dão, lá dứa, khoai lang, sa kê, lạc vào nồi đun gần chín, cho táo đỏ, bột báng, bột khoai, nấm mèo vào
  • Cho nước cốt dừa, đường vừa ăn, nấu 5 phút, nhấc xuốngChè Sa Kê

1 comment: