Friday, January 6, 2012

Cà phê (1)

http://www.phohoa.com/images/coffee.gifCà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai CậpYemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.
http://www.botanical.com/botanical/mgmh/c/coffee82-l.jpgHiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta)cà phê vối cà phê mít - Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của IndonesiaViệt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.http://www.baocongthuong.com.vn/Modules/CMS/Uploads/Users/20/2009_6_24/O23HQFRB1W_coffee-3.jpghttp://www.tradewindsfruit.com/coffee5.jpghttp://www.hi-ren.com/images/Kona-Coffee-Plantations.jpg
http://phohoangnasa.com/images/coffee.jpgKhông giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không phải là giải khát, mặc dù người dân Mỹ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.
http://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/Toi%20vao%20bep/1309/2009914145235-14.jpgCà phê đóng một vai trò quan trọng trong xã hộiMenelik II của Ethiopia. Nó cũng bị cấm ở Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỉ 17 vì lý do chính trị. xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Kết quả là các nhà thờ ở Ethiopia cấm sử dụng cà phê cho đến triều đại
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2004, cà phê được xuất khẩu nông nghiệp tại 12 nước, và vào năm 2005, nó xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp thứ 7 trên thế giới tính theo giá trị.
Một vài tranh cãi liên hệ tới sự trồng trọt cà phê và ảnh hưởng của nó đến môi trường[cần dẫn nguồn]. Một vài ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa sự tiêu thụ cà phê và hoàn cảnh y học hiện tại; và hiệu ứng tích cực hay tiêu cực của cà phê vẫn còn được tranh luận.
Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ café của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, café có gốc từ kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kỳkahveh đến từ qahwa của tiếng Ả Rập.
http://haihungthinh.com.vn/data/upload_file/Image/camnang/rang.jpgTrong tiếng Anh, từ coffee xuất hiện lần đầu tiên từ sớm cho đến giữa những năm 1600, nhưng thể sớm nhất của từ này đến vào khoảng 10 năm cuối của những năm 1500. Xuất phát từ từ caffè của tiếng Ý. Từ trên được giới thiệu ở châu Âu thông qua những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman kahve có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập: قهوة‎, qahweh. Nguồn gốc nguyên thủy của từ Ả Rập là không rõ ràng; nó cũng có nguồn gốc tôn giáo Kaffa ở phía Tây Ethiopia, nơi cà phê được trồng trọt, hoặc sự bới đi từ qahwat al-būnn', có ý nghĩa là "rượu của đậu" trong tiếng Ả Rập. Ở Eritrea, "būnn" (cũng có nghĩa là "rượu của đậu" trong Tigrinya) cũng được dùng. Tên AmharicAfan Oromo cho cà phê là bunna.
http://www.quangcaosanpham.com/images/picture/big_248409_32_day_chuyen_ca_phe_rang_xay.jpg
Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dêKaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.
Một quán cà phê cổ ở Palestine
http://vnbrand.net/images/news/phong-su-thuong-hieu/xay-dung-cafe-dalat.jpgNgười ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.
http://minhan.vn/gioithieu/uploads/News/pic/small_1236269032.nv.jpgCách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát.
Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman (Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) đồ uống này càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Trong những quán nhỏ ở vùng tiểu Á, SyriaAi Cập người ta gặp nhau để thưởng thức loại đồ uống kì lạ. Kể từ năm 1532 các quán cà phê luôn đông nghịt khách. Vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê.
http://www.yowazzup.com/coffee/images/imported-nescafe-uk.jpgỞ Constantinople (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim I chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia. Năm 1650Oxford và năm 1652London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm 1672. Vào năm 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được 500 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất. Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig1694). đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm (
Cây Coffea có nguồn gốc từ châu Phi cận nhiệt đới và phía Nam châu Á. Nó thuộc về giống 10 loại của những cây hoa của họ Rubiaceae. Nó là 1 cây bụi luôn xanh hoặc cây nhỏ có thể cao lên tới 5m (16 ft) khi chưa được tỉa bớt. Lá của nó màu xanh đậm và bóng loáng, thường dài 10-15 cm (3.9-5.9 in) và rộng 6.0 cm (2.4 in). Nó phát ra những bó thơm ngát, trong khi những bông hoa trắng nở ra cùng một lúc.
Trái của cây hình oval, dài khoảng 1.5 cm (0.6 in), và có màu xanh lá khi chưa chín muồi, nhưng chín dần thành màu vàng, sau đó đỏ thắm và trở thành đen lại. Mỗi trái thường có 2 hạt nhưng đến 5-10% trái chỉ có 1; nó được gọi là peaberry. Trái nở từ 7-9 tháng
http://hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn/Portals/0/2009/03/taynguyen.jpgLoại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu PhiẢ Rập, nhưng sau đó người ta đã nghĩ tới việc gieo trồng nó ở các vùng đất thích hợp khác.
http://blogs.venturacountystar.com/dennert/archives/Roasted_coffee_beans.jpgNhững người Hà Lan đã cho trồng cây cà phê trên các vùng đất thuộc địa của họ. Thống đốc vùng bắc Ấn, van Hoorn, đã cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), sau đó đến đảo Java (Indonesia) năm 16961710 người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên đất châu Âu. (hoặc 1699). Năm
http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/Upload/Image/2008/3/3/ca%20phe.jpgNăm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, năm 1725 người Pháp mang tới Cayenne, 1720/1723 tới Martinique v.v. Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.
http://www.melbournecoffeereview.com/mcr_images/inkr7%20coffee-728199.JPGCà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt, dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.
Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 2600 C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng máy tính qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò.
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2008/12/images272536_3.jpgNgười ta có thể rang sơ sài còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.
Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được. Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.
Ban đầu cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này.
Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang von Goethe thì có ý tưởng chưng cất cà phê. Về sau nhà hoá học Friedlieb Ferdinand Runge đã chuyển hoá ý tưởng này thành hiện thực, nhờ vậy mà ông tìm ra caffein.
http://www.movevietnam.com/photo/photo-18-03-08-20-43-33.jpgVào những thời kỳ khủng hoảng, người nghèo không có đủ tiền mua cà phê, họ phải uống các loại đồ uống giả cà phê để thay thế.
http://topnews.ae/images/coffee.jpgNgày nay, ở một số nước người ta coi việc uống cà phê như một thức uống phổ thông (cà phê thường có hàm lượng Cafein thấp) và ăn kèm bánh trái hoặc hoa quả.
Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù cũng phục vụ những thức uống khác.
Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:
  • Ở các nước Đức, Thuỵ SỹMỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz1908. phát minh ra vào năm
  • Phổ biến nhất ở Ýcà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê.
  • Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ". Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên. (xem thêm Mokka)
  • Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.
  • Cà phê tan: loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay.
Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng.
Các cách thưởng thức cà phê trên thế giới

Ý

Bọt cà phê
  • Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
  • Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
  • Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
  • Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
  • Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet ...
  • Doppio – hai phần espresso
  • Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
  • Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
  • Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
  • Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
  • Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Đức

  • Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
  • Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
  • Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
  • Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
  • Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
  • Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
  • Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
  • Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
  • Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã

Áo

  • Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
  • Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
  • Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
  • Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
  • Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
  • Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
  • Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
  • Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
  • Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
  • Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
  • Gespritzter – cà phê đen với rum
  • Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
  • Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla
Cà phê latte
  • Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
  • Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
  • Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
  • Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
  • Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
  • Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
  • Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
  • Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
  • Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
  • Marghiloman – mokka với Cognac
  • Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
  • Melange – nửa cà phê, nửa sữa
  • Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
  • Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
  • Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso không có sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso không có sữa, dùng tách nhỏ
  • Othello – sôcôla nóng với espresso
  • Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
  • Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
  • Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
  • Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
  • Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
  • Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
  • Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
  • Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
  • Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
  • Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
  • Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)

Thụy Sĩ

  • Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
  • Kaffee crème – cà phê với kem sữa
  • Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
  • Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
  • Schale – cà phê sữa

Pháp

  • Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
  • Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
  • Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
  • Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
  • Café natur – cà phê đen
  • Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha

Cà phê espresso
Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.
  • Café solo – đen
  • Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
  • Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
  • Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
  • Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
  • Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha

  • Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
  • Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
  • Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp

  • Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
  • Café frappé – cà phê tan, thêm đá

Mỹ

  • Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá

Nam Mỹ

  • Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Việt Nam

Cà phê sữa pha bằng fin ở Việt Nam
  • Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào fin cà phê, nêm chặt cà phê, rồi chế nước sôi lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới fin. Có hoặc không thêm đường tùy "gu". (fin=filtre, có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Fin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng "
  • Hiện nay trên thị trường xuất hiện một loại hình thưởng thức cà phê mới là "cà phê phin giấy", một sản phẩm mang đầy đủ những yếu tố cà phê phin truyền thống được hình thành do ý tưởng của nhóm thành viên Cafesangtao.vn. Ưu điểm của loại phin giấy này là đáp ứng đầy đủ yếu tố của phin cà phê truyền thốngBản mẫu:Www.thaihungcoffee.com.
  • Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ fin (xem hình bên), quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/ cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
  • Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".
  • Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.
  • Bạc xỉu (không rõ nguồn gốc từ này, có thể từ tiếng Hoa? chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc xỉu đá.
  • Cà phê trứng - có hai loại:
    1. Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
    2. Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
http://files.myopera.com/nguoigialai/blog/viet-tang-co-hang-ca-phe.jpgCà phê chồn (hay gọi theo tiếng IndonesiaKopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.
Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôminox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa[cần dẫn nguồn]. hay
Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, cà phê mang đi còn khá mới mẻ và chưa thật sự được phổ biến rộng rãi.

http://idtrade.net/UploadFolder/images/Tin%20Van/Tin%20kinh%20te/ca_phe.jpgÝ nghĩa kinh tế

Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới như ở London và New York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính.
Tuy nhiên cho đến nay chưa hề có một thống kê nào cho thấy nền kinh tế các nước sản xuất hay tiêu thụ cà phê được hưởng lợi như thế nào hay bị thiệt hại ra sao từ việc người dân tỉnh táo hơn và làm được nhiều việc có hiệu suất cao hơn trong công việc sản xuất hay kinh doanh nhờ uống cà phê. Cũng vậy chưa hề có nghiên cứu nào mang tính tổng hợp về sự thiệt hại của các nền kinh tế, nhất là ở Việt Nam, khi người dân dành nhiều thời gian hơn bình thường để uống cà phê.

http://www.public-domain-photos.com/free-stock-photos-4-big/objects/coffee-beans-2.jpgSản lượng cà phê của thế giới

Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên 1,7 triệu tấn hàng năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa Rica, PeruEl Salvador. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật BảnÝ.
10 nước xuất khẩu cà phê — 2005
Nước Sản lượng ($1.000 quốc tế) Chú thích Sản lượng (MT) Chú thích
Brasil 1.781.684 C 2.179.270
Việt Nam 809.384 C 990.000 *
Indonesia 622.986 C 762.006
Colombia 558.050 C 682.580
Mexico 254.148 C 310.861 F
Ấn Độ 224.829 C 275.000
Ethiopia 212.566 C 260.000 F
Guatemala 177.084 C 216.600 F
Honduras 155.860 C 190.640
Uganda 152.066 C 186.000 F
Không biểu tượng = số liệu chính thức, F = ước tính của FAO, * = số liệu không chính thức, C = số liệu tính toán;Sản lượng theo $1000 quốc tế được tính dựa theo giá cả quốc tế giai đoạn 1999-2001
Nguồn: FAO: Economic And Social Department: The Statistical Devision

Hiệu ứng sinh thái
Nguyên thủy, vườn cà phê được hoàn thành ở bóng râm của các cây, nơi cung cấp chỗ ở cho các loại thú vật và côn trùng. Phương pháp này được chỉ định là phương pháp bóng râm truyền thống. Đa số người làm vườn đã quyết định hiện đại hóa phương pháp sản xuất của họ và chuyển thành phương pháp trồng trọt dưới ánh mặt trời, cà phê được trồng thành hàng dưới ánh nắng mặt trời với ít hoặc không có mái che. Nó giúp cho cây mọc nhanh hơn và bụi cây ra sản lượng nhiều hơn. Nhưng phương pháp cũ có chất lượng cà phê cao cấp. Bên cạnh đó, phương pháp cũ thân thiện với môi trường và tạo ra chỗ ở cho nhiều loài.
Tiêu thụ
Các nước sản xuất cà phê chính của thế giới
Người Phần Lan uống nhiều cà phê nhất thế giới. Năm 1998 mỗi người Phần Lan tiêu thụ khoảng 11,3 kg cà phê, tương đương với 1737 tách mỗi năm hay 5 tách mỗi ngày. Nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ. Năm 1998 dân nước này sử dụng 1.148.000 tấn cà phê (so với 58.000 tấn của Phần Lan). Trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 4,8 kg hay 646 tách một năm (1,8 tách một ngày).
Mỗi người Đức uống trung bình 4 tách cà phê một ngày, tương đương với 160 lít hay 6,7 kg một năm. Vì vậy cà phê là thức uống được ưa thích nhất của người Đức đứng trước bia .
Ở Việt Nam lượng cà phê tiêu thụ nội địa còn rất khiêm tốn. Mỗi người Việt Nam một năm chỉ dùng hết khoảng nửa kg cà phê, bằng một phần mười các nước châu Âu.
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Uploaded/thanhduc/nam%202010/thang%202/ngay%202/5.jpgẢnh hưởng của cà phê
Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì caffein bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ được tốt hơn.
Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận dụng được công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: họ sẽ cảm thấy dễ thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn.
http://3.bp.blogspot.com/_koa6gYvQPWQ/S08D4JfNvHI/AAAAAAAAA0w/8W7VE58f8G8/s800/coffee+_ice_cream.jpgTuy vậy loại đồ uống thơm ngon này cũng có thể có một vài tác dụng xấu đối với sức khỏe. Nó làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như ảnh hưởng không tốt tới tuyến tuỵ. Đặc biệt đối với những người bị viêm tuỵ thì việc sử dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng không nên dùng cà phê, hoặc nếu có thì chỉ được dùng rất ít. Cà phê nếu dùng quá nhiều cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày. Quan niệm cho rằng uống cà phê với sữa sẽ làm giảm bớt nguy cơ này là hoàn toàn sai lầm. Caffein sẽ hoà quyện với chất béo trong sữa và nhờ đó bám được ở màng dạ dày trong thời gian lâu hơn.
Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng tác dụng lợi niệu của cà phê là không rõ ràng. Ở nhiều nhà hàng người ta thường phục vụ một ly nước kèm theo tách cà phê, với mục đích bù đắp lại lượng nước tưởng như sẽ bị mất của cơ thể. Nhưng thực ra việc uống nước sau khi nhấp một ngụm cà phê chỉ có tác dụng tráng miệng để tiếp tục thưởng thức vị ngon của ngụm tiếp theo, hoặc của các đồ ăn thức uống khác mà thôi.
Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có 214 người mắc phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống cà phê, tỉ lệ này là 547/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống ôxy hoá (antioxidant) trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê.
Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng, caffein không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục khác giới mà còn tăng khả năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.
Gần đây nhất, khi người ta e ngại caffeine trong cà phê có thể gây kích thích, và có hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là decaffeinated coffee (hay viết tắt là decaf).
http://hoadaovietnam.com/Pages/Portals/0/uploads/bacaphe400.jpgBã cà phê
Do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên người ta có thể sử dụng bã cà phê như một chất bón cây rất hữu hiệu. Trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, phốt pho, nitơ cũng như các chất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây.
Bã cà phê còn là một chất rửa tay tuyệt vời. Ngoài ra, do bao gồm nhiều hạt nhỏ và không bị bám dính nên người ta thường sử dụng bã cà phê để làm sạch những vật dụng mà tay không thò vào được như chai lọ hay các ấm đun nước.
Cuối cùng, bã cà phê là thức ăn yêu thích của nhiều loài giun, vốn là người bạn gần gũi của cây cối.
Cà Phê Chồn
Cà phê đắt, hiếm và dơ nhất thế giới “cà phê chồn” được chế biến theo một phương pháp rất đặc biệt vì quá trình xử lý và hương vị của nó phục thuộc vào con chồn hương. Loại cà phê đặc biệt này có ở các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines.
190646 300x225 Cà Phê Chồn
Những con chồn hương này ăn những trái cà phê chín đỏ trên cây hoặc người nuôi bỏ trong chuồng. Sau khi ăn những hạt cà phê qua quá trình tiêu hóa làm mất lớp vỏ mà chỉ còn hạt. Qua quá trình tiêu hóa protein trong con chồn hương này sẽ tự phân hủy và làm cho hạt cà phê có một vị đắng hơn bình thường so với các loại cà phê khác.
quyennl2404caphedung1 257x300 Cà Phê Chồn
Phân thải ra là những hạt cà phê được tạo thành khúc, được đem đi làm khô và sẽ được chọn lọc tỷ mỹ. Sau đó đem rửa sạch, rang và xay. Loại “cà phê chồn” này hương vị của nó được thay đổi theo độ nóng trong lúc chế biến. Ở nhiệt độ khác nhau mà “cà phê chồn” sẽ tạo ra một hương vị và vị đắng khác nhau.
090525p6aa2 Cà Phê Chồn
Trước khi đóng gói sẽ qua một khâu khử trùng. Sản phẩm tạo ra là một loại cà phê hảo hạng và đắt tiền có giá trị cao nhất trong các loại cà phê.
Cà phê được công nhân thu hoạch bằng tay. Ảnh: amusingplanet. com
Sau đó, hạt cà phê được lựa chọn kỹ. Ảnh: amusingplanet. com
Tiếp đến là phần nhiệm vụ quan trọng nhất của các chú chồn. Ảnh:amusingplanet. com
Chúng được ăn hạt cà phê. Ảnh: amusingplanet. com
Đây là công việc hàng ngày của chúng. Ảnh: amusingplanet. com
Do chồn không thể tiêu hóa được hạt cà phê, chúng “cho ra” sản phẩm là cà phê nguyên hạt. Ảnh: france24.com
Phân của chúng được công nhân thu lượm. Ảnh: amusingplanet. com
Sản phẩm của các chú chồn….Ảnh: france24.com
rồi được đưa vào giai đoạn làm sạch. Ảnh: amusingplanet. com
Cà phê được phơi khô. Ảnh: amusingplanet. com
Cảnh phơi cà phê chồn. Ảnh: amusingplanet. com
Sau đó rang thủ công… Ảnh: france24.com
.. và đóng gói. Ảnh: france24.com
Từng ly cà phê khi dọn ra đều kèm theo chứng nhận “cà phê làm từ chồn” tại Hong Kong. Ảnh: france24.com
Starbuck Coffee CollageỞ Mỹ, người tiêu dùng đang tò mò với loại cà phê đặc biệt mới du nhập có giá đắt nhất thế giới – 30 USD một tách nhỏ.
Từ Indonesia, [hong trào cà phê Kopi Luwak đang trở thành một hiện tượng tại New York thời gian gần đây. Người Mỹ quan tâm tới cà phê này không chỉ vì mức giá đắt đỏ, mà còn về nguồn gốc thú vị của nó.
Kopi Luwak cũng được làm từ hạt cà phê nhưng phải trải qua một giai đoạn chế biến đặc biệt, với sự trợ giúp của những con chồn. Những người làm cà phê cho biết, đầu tiên họ cho chồn ăn hạt cà phê, sau đó thu hoạch phân của chúng và nhặt ra từng hạt cà phê lẫn trong đống phân đó. Chất axit trong dạ dày của chồn sản xuất ra một loại men khiến hạt cà phê trở nên thơm ngon hơn. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ làm sạch và rang cà phê.
Cà phê chồn Kopi Luwak: “Thơm ngon đến giọt cuối cùng”.
Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá một kg cà phê chồn có thể lên đến 440 USD theo hãng tin AP. Một số cửa hàng trực tuyến còn rao bán loại hảo hạng lên tới 600 USD một kg, theo tờ Jarkata Globe. Mỗi năm, chỉ có khoảng 450 kg cà phê chồn được sản xuất trên thế giới, chủ yếu từ Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mới đây những người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia cho biết, họ có thể sẽ cấm uống loại cà phê này vì nguồn gốc “không sạch sẽ”.
Mặc dù vậy, Tổng thống Indonesia có quan điểm khác về cà phê chồn. Trongchuyến thăm của Thủ tướng Australia Kevin Rudd hồi tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã tặng ông một hộp cà phê chồn làm quà.
Ở Mỹ, mỗi tách cà phê chồn có giá khoảng 30 USD. Nhà hàng Lobby Lounge tại khách sạn Intercontinental Hong Kong bán với giá 165 đôla Hong Kong, tương đương 21 USD một ly. Nhà hàng trong khách sạn Four Seasons của Pháp bán cà phê chồn, một ly 30 USD.
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét Kopi Luwak có vị thơm ngon khác thường, ngọt đắng nhẹ. Nếu thêm từng chút đường một cho đến khi màu cà phê chuyển thành nâu vàng, tách cà phê còn thoang thoảng hương vị socola dịu nhẹ.Cà phê ngon, thơm và gợi nhớ, đến mức nhiều người nếu sáng ra mà chưa “chạm môi” vào ly cà phê thì cứ vẩn vơ như thiếu một điều gì.
Thế nhưng nó còn là một thứ mà các nhà khoa học đã nêu ra 8 lý do để lựa chọn.

Cái lợi của cà phê:
1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn

Hoạt chất trong cà phê là caffeine - một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu.
Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một ly nước giống như nhau, rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy.
Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem.
Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao?

2. Cà phê làm tiêu mỡ

Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để... giữ được một cơ thể săn chắc với những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có chứa caffeine.
Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm caffeine hòa trong alcool, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào tiết ra axid béo, nhờ vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự chuyển hóa chất béo”.
Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly, nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm.

3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh suyễn và chữa được dị ứng

Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị suyễn thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh suyễn, đã viết “Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này.
Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh suyễn. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn suyễn tấn công giảm được 28%.
Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự điều tiết histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng.

4. Cà phê giúp giảm đau

Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng.
Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều).
Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java (một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin.

5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan

Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện Nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa đã chứng minh rằng caffeine trong cà phê và trà giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng” và hiện tượng béo phì gây ra.
Một nghiên cứu trước đó ở Na Uy đã kết luận ba ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong do xơ gan.

6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc

Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học neuron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt.
Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như nhau.
GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy.Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê không đường để làm nên tác phẩm để đời này.

7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp

Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn. Đó là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các lực sỉ trong thi đấu.
Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút caffeine trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượng. Các nghiên cứu khác chứng minh caffeine làm giảm sự mệt mỏi.

8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II

Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống.
Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm 2005 có cùng kết luận này.

Cái hại của cà phê:
Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại! Nói cho đúng, chỉ là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine - là đáng kể.
Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay...
Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai.
Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng uống nhiều, càng buồn ngủ.
Vậy đấy. 8 cái lợi và 1 cái hại của cà phê (mà chủ yếu là của caffeine khi dùng quá liều). Uống hay không, tùy bạn, Vấn đề là nếu biết khống chế liều lượng thì chỉ có lợi.
Luật thưởng thức cà phê
Uống cà phê là cái thú dù là ở nhà, ở quán cũng như ở văn phòng.
Uống cà phê cũng có luật của nó, không bắt buộc nhưng nên tuân thủ, để làm cho thức uống thần diệu này thêm ngon hơn.
Trước hết cà phê dường như sẽ có hương vị ngon hơn nếu bạn dùng chén sứ (porcelain cup) và nếu bên cạnh có bình đựng sữa cũng bằng sứ cùng với một đĩa nhỏ đồ ngọt hay bánh bích quy.
Cà phê trong phòng khách
Khi bạn mang cà phê ra mời khách, nên mời khách thưởng thức cà phê trong phòng khách chứ đừng mời bên bàn ăn hay bàn làm việc.
Nên mời thêm bánh cake hay bánh bích quy. Nên bày ra một bộ chén uống cà phê bằng sứ, sau đó rót cà phê cho khách sau khi đã hỏi khách xem người đó muốn uống cà phê như thế nào.
Sau khi rót, nếu khách uống cà phê có đường, thì mới thêm đường, và đẩy chén về phía khách. Khuấy đường thì nên khuấy nhẹ theo hướng từ trên xuống ưới và ngược lại chứ không khuấy theo vòng tròn.
Gốm hay sứ? (Ceramic or porcelain)
Chén gốm cũng tạm được, nhưng nếu có chén sứ thì nên dùng hơn, và chén nên dùng kèm với tách (đĩa nhỏ để dưới chén). Luật cà phê khuyên người ta tráng chén bằng nước nóng trước khi serve và chỉ rót cà phê đến 2/3 chén. Thìa cà phê nên dùng thìa nhỏ hơn thìa bình thường (gọi là demitasse spoon). Khi uống nếu dùng tay phải nâng chén lên môi, tay trái đỡ cái tách thì thật là duyên dáng.
Ấm cà phê (coffeepot)
Khi chỉ là "trong nhà với nhau" thì cà phê có thể được rót thẳng từ cái ấm pha cà phê mocha vào chén. Tuy nhiên, khi nhà có khách, nên dùng ấm đựng cà phê bằng gốm, sứ, bạc, đồng đỏ, đồng thau hay bằng thép không rỉ, tùy thuộc vào màu sắc của bộ chén cà phê của bạn. Dù làm bằng chất liệu gì đi nữa thì ấm cà phê phải được tráng bằng nước nóng để cà phê không bị nguội trước khi được rót ra chén.
Bát đựng đường (sugar bowl)
Bạn nên mời khách dùng cà phê với vài loại đường khác nhau, đường trắng hay đường nâu (gọi là Demerara sugar) đựng trong những cái bát nhỏ, thường là một phần trong bộ đồ cà phê. Có thể là bằng bạc hoặc bằng sứ. Bát đường có thìa riêng để xúc đường, tục gọi là "sugar shell".
Cốc đựng sữa (cream pitcher)
Vì nhiều người thích pha sữa vào cà phê, nhât thiết bạn nên có một cốc đựng sữa tươi hay cream khi mang cà phê mời khách. Pitcher này có thể bằng pha lê, thủy tinh, sứ hay bạc tùy bạn. Nên tránh dùng sữa đặc có đường vì sữa này chất lượng không cao và lại quá ngọt cho một số người.
Thế còn đồ ngọt?
Có nhiều loại đồ ngọt có thể mời cùng với cà phê, tùy thuộc vào thời điểm thưởng thức. Ví dụ vào buổi sáng bạn nên mời khách bánh brioches (bánh ngọt có nhiều bơ và trứng) hoặc bánh sừng bò (croissants).
Sau bữa trưa hay bữa tối thì nên dùng chocolates, bánh bích quy hoặc vài lát bánh cake. Người Anh thích uống cà phê với kẹo chocolate bạc hà. Nếu bạn mời khách bánh cake hay biscuits, nên bày thêm khăn ăn (napkins) cho khách dùng.
Lỗi nên tránh
Đây là một danh sách ngắn những lỗi thường gặp của những người không sành uống cà phê:
* cho đường vào cốc rồi mới rót cà phê;
* khuấy cà phê theo vòng tròn (dù là ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ) làm ra tiếng lanh canh lanh canh bên trong chén;
* trong khi uống vẫn để thìa cắm trong chén;
* khi nâng ly cà phê lên môi uống lại vểnh ngón tay út lên;
* dùng thìa xúc cà phê lên uống, dù chỉ là một chút để xem cà phê đã đủ ngọt hay chưa.
Phép lịch sự ở quán cà phê
Dù là bạn đến uống ở một quán quen hay là mới thử đến một quán mới lần đầu tiên, nên chào người bán hàng khi vào và ra, it nhất là một từ "hi" đơn giản.
Khi gọi cà phê, nên dùng những từ như "please" và "thank you". Nếu đi uống với bạn là nữ giới, nên hỏi xem họ có muốn dùng đường và sữa không, và giúp họ cho thêm đường và sữa nếu họ muốn. Nếu vô tình gặp bạn, nên offer trả tiền cà phê cho bạn (dù họ là nam hay nữ).
Một lỗi cần phải tránh bằng mọi giá là đừng bao giờ chấm bánh quy, hay bất cứ loại bánh gì vào cà phê và vừa uống vừa ăn, như thế trông rất bần tiện.
Đừng uống cà phê kiểu húp sùm sụp. Ghé môi uống thật êm từ chén. Đừng dùng thìa xúc cà phê lên uống dù là ở tiệm hay ở nhà. Uống cà phê xong thì đừng cắm vào trong cốc cà phê, có thể để thìa trên tách, đĩa.
Khi ở quán cà phê, đừng đặt túi xách hay khuỷu tay của mình lên quầy khi gọi cà phê.

Café ở Sài Gòn

image

Cà phê Cõi Riêng

371D1 Nguyễn Cảnh Chân, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP Sài Gòn
Là một quán cà phê nằm trong chuỗi 5 quán cà phê nổi tiếng ở Sài Gòn (gồm Sonate xanh, Khúc ban chiều, Khúc ban chiều piano, Bản sonate, và Cõi Riêng).

image

Cõi Riêng mang đến cho những người ghé qua một không gian xanh và yên tĩnh với những hồ nước nhỏ chạy vòng quanh khuôn viên của quán, hai hàng tre xanh che mát cả lối vào và rất nhiều cây cảnh trong quán làm cho không khí trở nên vô cùng mát mẻ và dễ chịu.

image
Một góc quán ấm cúng

Quán được thiết kế theo phong cách Ý với nhiều góc ngồi phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.

Nếu bạn muốn một góc nhìn thoáng đãng và mát mè bạn có thể chọn ngối ở khuôn viên bên ngoài quán với đầy hoa và những hồ cá ngay sát chân bạn sẽ tạo cho bạn một cảm giác rất mới lạ và thích thú.

image

Hoặc nếu bạn muốn một không khí ấm cúng hơn hãy chọn cho mình một chỗ trong nhà bên cây đàn piano màu trắng. Hoặc là sự pha trộn giữa sự ấm cúng và thoáng đoãng trong phòng và ban công lầu một.

image
Không gian thoáng đãng

Không chỉ có không gian đẹp, mỗi tối ở Cõi Riêng chúng ta còn được thưởng thức những bản hòa tấu hấp dẫn từ âm thanh của đàn piano và và tiếng vĩ cầm.

image
Cầu thang với cây xanh duyên dáng

Bên cạnh Cõi Riêng nếu bạn muốn tìm một không gian mang không khí Địa Trung Hải hãy đến với Sonate xanh, một không gian xưa hãy đến với Khúc ban chiều... Mỗi quán trong chuỗi quán cà phê này sẽ mang đến cho bạn nhưng cảm nhận mới mẻ và riêng biệt.

Cà phê Cõi Mộc

Địa chỉ: 334A, Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình
Nhắc đến Cõi Mộc chúng ta có thể liên tưởng ngay tới những không gian, vật dụng, đồ trang trí làm bằng gỗ và gắn liền với cây cỏ ở đây.

image

Quán khá rộng với những gian phòng được tạo ra từ các vật liệu làm từ gỗ với bức tường gỗ, trần nhà, cầu thang, bàn ghế, ô cửa sổ những bức thư pháp, đồ trang trí... tất cả đều lấy cảm hứng từ gỗ.

image

Bạn có thể chọn cho mình một chỗ ngồi với những chiếc bàn ghế tre, hay cũng có thể ngồi trên những tấm nệm lót ngay trên sàn gỗ theo kiểu Nhật Bản. Ở Cõi Mộc có một món cơm chiên rất được ưa thích là đặc trưng riêng của quán đó là cơm chiên Cõi Mộc.
image

Gọi như vậy vì những vật liệu để làm món cơm chiên này đều được cắt sợi dài tạo cảm giác như những thân cây. Ở đây bạn cũng có thể thả mình vào những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên... vào các tối thứ 3,5,7 và chủ nhật hàng tuần.
Quản lý quán là một người rất vui vẻ và dễ tính vì thế nếu bạn muốn biết những điều về Cõi Mộc đừng ngại ngần mà hãy nói chuyện trực tiếp với anh ấy. Bạn sẽ được biết thêm nhiều điều thú vị và đặc biệt chỉ có ở đây.

Cà phê Bồng

Địa chỉ: 60/4 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Bình Thạnh
Cảm giác đầu tiên khi đến với Bồng đó là sự gần gũi quen thuộc. Với kiểu thiết kế mang tính Á Đông đậm nét với ngôi nhà gỗ, những chiếc lồng đèn, những cây chuối dàn hoa...

image

Cái tên Bồng như muốn nói chúng ta đang đi vào một không gian bông bềnh, huyền ảo. Bồng đã làm được điều này khi tạo ra những góc phòng riêng tư, những chiếc lồng đèn mờ ảo, cây lá làm cho ánh nắng chỉ vừa đủ lọt qua những tia vàng lấp ló...

image

image
Lối đi vào quán Bồng

Và đặc biệt nếu bạn đến Bồng vào buối tối điều này càng được thể hiện rõ hơn khi bạn bước đi trên những phiến đá đặt trong hồ cá nhỏ ngay cửa quán. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội tung tăng dưới dưới ánh đèn lung linh huyền ảo.

image
Giàn hoa với những chụp đèn xinh xắn

Có một điểm thú vị nữa ở Bồng là việc những khối gỗ nhỏ được kết lại trên tường như những tác phẩm nghệ thuật nhìn rất bắt mắt. Nếu bạn muốn ngắm Bồng yên tĩnh hãy đến vào buối sáng sớm để thấy những tia nắng mới chen qua kẽ lá, chút sương đêm đọng lại lung linh và cả tiếng chim hót nữa.

Cà phê Càlat

Địa chỉ: 69/36D Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận
Cái tên Càlat dễ khiến cho ta lầm tưởng rằng đó là tiếng của một dân tộc thiểu số. Nhưng thực ra đó là tên ghép của hai từ “cà phê và Đà Lạt”.

Đơn giản bởi vì quán cà phê này được thiết kế theo kiểu không gian và kiến trúc của những ngôi nhà ở Đà Lạt. Nhỏ nhắn và ấm cúng với những chiếc ghế salon màu hồng, những bức ảnh về Đà Lạt và nụ cưới trẻ thơ, ánh đèn vàng ấm áp, trần nhà thấp...

image

Quán nhỏ chỉ khoảng hơn mười chiếc bàn với hơn 20 chỗ ngồi thực sự là một góc thu nhỏ của thành phố mộng mơ trong lòng Sài Gòn.

image

Buổi tối ở đây bạn nên ngồi bên ô cửa sổ với chiếc rèm cửa trắng có thắt những chiếc nơ màu đỏ tươi nhìn ra sân với những chậu hoa nhiều màu sắc, lúc này những bức hình trên tường nhìn qua tấm kính như đang được treo trên một bức tường nhiều màu sắc.

Đặc biệt tối thứ 7 hàng tuần hãy ghé qua Càlat để được nghe những người bạn của quán hát những ca khúc tiền chiến với đàn ghita. Dù không được nhiều người biết đến nhưng nếu đã ghé qua bạn sẽ muốn tới đây thêm lần nữa để được thưởng thức và ngắm nhìn.

Mách thêm bạn: ở Sài Gòn nếu bạn muốn tìm một không gian Đà Lạt cũng có thể đến Cà phê Quỳ ở số 400/ 1C Lê Văn Sỹ, Quận 3.

Cà phê Đỏ

Địa chỉ: 118/30 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3
Cái tên nói lên tất cả - đó là điều bạn có thể nói về Đỏ. Nổi bật trong con hẻm nhỏ với một màu đỏ đặc trưng ở mọi góc nhìn. Từ sơn tường, bàn ghế, cầu thang, đồ trang trí, rèm cửa, đèn chùm, khung hình, những chiếc đĩa than,... tất cả đều là màu đỏ.

image
Chỉ riêng tên quán là màu đen nổi bật

Với kiến trúc theo kiểu Ả Rập cộng với màu sắc và cách bài trí lạ mắt đỏ thực sự lôi cuốn những người đã từng ghé qua đây.

image

Ở đây, bạn có thể thấy những chiếc bàn hình lục giác, những chiếc rèm kết bằng hạt xuyến, những bông cỏ lau, những bóng đèn trang trí, và nhiều vật dụng khác mang màu đỏ rất cuốn hút.

image

Có lẽ vì thế mà ánh sáng khi đi qua những ô cửa sổ nhỏ vào trong phòng cũng chuyển thành màu đỏ tạo nên một không gian huyền bí như trong những câu chuyện Nghìn lẻ một đêm của nàng Sheherazade.

Ngoài màu đỏ đặc trưng, quán còn có các thức uống riêng và những chương trình ca nhạc vào các buổi tối do các ca sĩ và nhóm nhạc thể hiện. Đỏ cà phê hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều bất ngờ khi ghé qua.

Cà phê Thứ 7

Địa chỉ: số 37 Nguyễn Đình Chiểu- p. Đa Kao- Quận 1.
Một không gian văn hóa dành cho những người yêu thích và muốn tìm hiểu về văn hóa ở mọi lứa tuổi là tiêu chí mà quán đang xây dựng và hướng tới.

Với các hoạt động sinh hoạt cà phê thú vị và bổ ích như: Cà phê văn học, Cà phê kiến trúc, Cà phê hội họa, Cà phê âm nhạc, Cà phê gặp gỡ và đối thoại, Cà phê điện ảnh, Cà phê ý tưởng mới… vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần dưới sự chủ trì của những trí thức, văn nghệ sĩ hàng đầu của từng lĩnh vực mang đến một nét rất riêng cho Cà phê thứ 7.

image


image

Theo lời của nhạc sĩ Dương Thụ- người đưa ra ý tưởng và điều hành quán Cà phê thứ 7- thì tên gọi của quán như vậy bởi vì sau một tuần làm việc vất vả thì thứ bảy là ngày để chúng ta dừng lại, sống chậm, nghỉ ngơi hồi phục, để suy nghĩ, trao đổi và hình thành những ý tưởng mới mẻ, thứ bảy là cơ hội để giao tiếp văn hóa. Vì thế Cà phê thứ 7 là nơi kết nối và nảy sinh sáng tạo.


image

Quán yên tĩnh với những góc nhìn hướng ra con đường trước mặt với những hàng me xanh mát, chiếc đàn dương cầm lặng lẽ, những bức tranh của các họa sĩ có tên tuổi trong làng hội họa Việt Nam, và một tủ sách với những tác phẩm chứa đựng những giá trị văn hóa về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống được chọn lọc hết sức kỹ càng.

image

Cà phê thứ bảy thực sự là một nét mới về văn hóa cà phê cũng như cách thưởng thức văn hóa mới cho những người có tình yêu và niềm đam mê đối với những giá trị văn hóa của dân tộc cũng như của nhân loại.

Cà phê Yên

Địa chỉ: số 9A Phạm Đình Toái- p.6- Quận 3.
Nằm lặng lẽ trên một con đường nhỏ ít người biết tới, Yên như ẩn mình khỏi cái không khí ồn ào của nhịp sống bên ngoài. Bước vào Yên bạn như được thu mình vào một góc nhỏ nhẹ nhàng, trầm lắng.

image

Quán nhỏ nhưng lại tạo được cảm giác thoải mái khi chủ quán khéo léo sử dụng những đồ vật nhỏ nhắn để trang trí cũng như tiết kiệm không gian bằng việc sặp xếp những giá sách nhỏ như vách ngăn giữu những chiếc bàn với nhau. Vừa tạo điểm nhấn vừa làm nên sự khác lạ ở Yên. Không còn một ô của sổ rộng nhìn ra khoảng cỏ xanh như ở Yên cũ nhưng Yên bây giờ lại có một giếng trời rộng đầy ánh sáng.

image

Ban ngày ở đây là một không gian nhẹ nhàng, tĩnh lặng vì có ít người lui tới. Nhưng buổi tối ở Yên lại mang một hình ảnh khác, với những cây nên lung linh, âm nhạc và những người khách ghé qua nhiều hơn làm cho yên không còn cảm giác trống trải nữa.

image

Những tối đẹp trời bạn có thể lựa cho mình một chỗ ngồi trên lầu và ngắm trang sao lấp lánh qua giếng trời rộng ở đây. Điều này sẽ mang lại cho bạn một cảm giác mới lạ và vô cùng thú vị.

Cà phê Hi-End

Địa chỉ: số 217 Nguyễn Văn Thủ- Quận 1.
Điều đầu tiên có thể nhận ra ở tất cả các quán trong chuỗi cà phê Hi-End, chính là những quán này đều nằm trên những con đường đẹp, nhỏ và đầy bóng cây xanh mát. Gam màu chủ yếu được sử dụng ở Hi-End là nâu tạo nên cảm giác gần gũi và ấm cúng. Đúng như chủ quá vẫn nói rằng:” Hi-End là nơi những người quen bạn bè gặp gỡ và ngồi cùng nhau.”

image

Một điều bạn nên biết khi tới đây chính là mọi thứ ở Hi-End đều được chủ quan tự làm ra nếu có thể. Từ những chiếc ampli đèn, những đồ trang trí bằng gỗ, những chiếc đĩa than với hình ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng… và đặc biệt là một mảng trần bằng gỗ với những khối gỗ vuông được sắp xếp rất đặc biệt.

image

Chủ quán giải thích rằng tất cả những sắp xếp trong quán đều nhằm phục vụ cho việc thưởng thức âm nhạc tốt nhất vì thế phải chính tay mình thiết kế và sắp đặt. Mảng trần đặc biệt cũng nhằm mục đích đạt được sự cộng hưởng tạo ra chất lượng âm thanh tốt nhất cho người nghe.

image

Nét riêng mang lại sự thú vị cho Hi-End chính là việc ở đây chỉ sử dụng âm nhạc của dòng nhạc audiophile với các thiết bị nghe chuyên dụng như ampli đèn, loa còi,… đem lại cho người nghe âm thanh trung thực và ngọt ngào nhất của những bản nhạc không lời, những ca khúc bất hủ của những thập kỷ trước.

image

Buổi tối ở Hi-End bạn sẽ được đắm mình trong không gian lung linh của những ngọn đèn cầy hào mình trong dòng chảy của những bản nhạc du dương. Nếu bạn muốn tìm một nơi để thưởng thức âm nhạc thực thụ thì đây là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Cà phê The Fig

Địa chỉ: số 15 Nguyện Thị Huỳnh- Quận Phú Nhuận.
Không gian lắng đọng, bình yên với tiếng nhạc Thiền như làm cho lòng người quên đi những lo toan bên ngoài khi bước vào the Fig.

Một hồ nước nhỏ với những bông sen hồng soi bong bức tượng phật mang nụ cười từ bi ngay khi bước vào của the Fig làm ta muốn bước chậm lại để nhìn ngắm, để lắng dịu và cảm nhận nét hài hòa ở đây.

image

Với việc tôn trọng các yếu tố gần gũi với thiên nhiên, kết nối năm giác quan của con người trong một không gian thư giãn để tìm lại cân bằng cho cuộc sống. The Fig được thiết kế như một không gian Á Đông đương đại nhưng vẫn rất ấm cúng, với concept Inspirations anh Senses tạm gọi là khơi nguồn cảm hứng và đánh thức giác quan.

image

Nơi đây mang đến cho chúng ta cảm giác như trở về với chính bản thân mình gần gũi và nhẹ nhàng, thoát ra khỏi những suy nghĩ, bon chen của cuộc sống để có những phút nghỉ ngơi cho cơ thể và tâm hồn.

image

Ở đây bạn có thể thưởng thức những đồ uống và món ăn do chính những người chủ của quán tự sáng tạo nên với một phong cách rất riêng của the Fig.

Cà phê Đen và Trắng

Địa chỉ: số 47 Tú Xương- Quận 3.
Người ta có thể nghĩ ngay tới sự đối lập tới sự đối lập về màu sắc khi nghe cái tên Đen và Trắng nhưng ở đây đó lại là sự hài hòa, bổ trợ lẫn nhau tạo nên một không gian cà phê thú vị.

image

Lối đi dài với bức tường trắng và những viên đá màu đen làm đường cho mỗi bước chân của bạn. Phủ đầy không gian là những chiếc rễ Mành che kín lối như tạo ra sự mờ ảo trong ánh sáng của những ngọn đèn dẫn lối.

image

Ở Đen và trắng mọi màu sắc đều được phối hợp với nhau một cách tinh tế, tạo nên sự hài hòa trong một tổng thể đầy màu sắc. Xanh của cây cối, của những bể cá chạy nhỏ; nâu đỏ của gỗ; màu đen của đá, của những chiếc bàn, của cây piano cũ kỹ; màu trắng của những ô cửa sổ những chiếc ghế; vàng ươm của những bông hoa cúc… Đen và Trắng thực sự là một nơi để ngắm nhìn và thưởng thức sự pha trộn của màu sắc.

image

Mỗi tối ở đây bạn có thể được thưởng thức những bản nhạc bằng piano, violon hay ghita sâu lắng và trữ tình.

Một tối bình yên cùng bạn bè bên ly cà phê và những bản nhạc êm ái ở đây thực sự là lựa chọn sẽ đem lại cho bạn niềm vui được lắng nghe, ngắm nhìn và thưởng thức một cách trọn vẹn.
Nhưng nếu uống cà phê tại "Cafe Chợt Nhớ" (San Jose) hoặc "Cafe Lú" (Westminster - Little Saigon) thì Lợi 9 Hại 1 (+ 1 Rữa Mắt).



Jen Tran phục vụ sinh tố dâu cho khách hàng ở Café Lu. Ảnh: USAToday.

Nhân viên tại những nhà hàng cà phê của người Việt thường mặc bikini, đồ lót khêu gợi hoặc váy ngắn bó sát người. "Cửa hàng chúng tôi giống như sự pha trộn giữa Starbucks và Hooters vậy", Tina Nguyen, 19 tuổi, nhân viên ở Café Lu, cho hay. Cô mặc một chiếc áo bó sát và váy bó cực ngắn.Giống như những nhân viên khác trong cửa hàng, Tina đi một đôi giày có đế cao tới 15cm và gót nhựa trong suốt. Cô dừng lại một chút trò chuyện với khách hàng sau khi đưa tới bàn họ cà phê và trà giá chỉ 5 USD.Khách hàng tới Café Lu đa phần là đàn ông người gốc Việt. Trên tường nhà hàng này có gắn 10 màn hình TV cỡ lớn, phát các kênh thể thao và tin tức. "Nơi đây giống như một quán bar bikini vậy", James La, 36 tuổi, vừa tốt nghiệp trường y, nói. "Cửa hàng này rất độc đáo. Tôi không nghĩ các nền văn hóa khác có những thứ thế này".
Natalie Nguyen, 36 tuổi, chủ sở hữu Café Lu, cho biết hình mẫu kinh doanh này đã phổ biến tại Little Saigon từ hai thập kỷ trước, tuy nhiên, gần đây nhiều cửa hàng tương tự mới bắt đầu bung ra. Cô cho biết có khoảng 50-60 nhà hàng tương tự mới mở ở khắp quận Cam, nơi nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ. Giống như các đối thủ, Café Lu không phục vụ rượu hay đồ ăn.
Dan Nguyen, chủ nhà hàng Café Di Vang II, thì cho biết họ đem đến cho khách hàng một trải nghiệm thú vị với giả rẻ. Dù đã cho thêm đường và sữa, cà phê ở đây đặc tới mức không ai có thể uống tới hai cốc. Giá 5-10 USD cộng với tiền hoa hồng là vừa phải cho những vị khách tới đây nhâm nhi cà phê và ngắm các cô gái xinh đẹp.Tại một góc, nhà sản xuất phim John Wilson và diễn viên Darko Ostojic đang trao đổi về việc làm phim ma cà rồng 3D. "Các cô này vừa rất xinh đẹp lại rất đáng yêu", Wilson trầm trồ.Cách đó không xa, quang cảnh ở cửa hàng bán cà phê Starbucks khác hẳn. Ann Hsu cho biết cửa hàng của cô đang nằm trong danh sách có thể bị đóng cửa, tuy nhiên, cô không coi Café Lu là đối thủ cạnh tranh. "Họ phục vụ những khách hàng khác chúng tôi", Hsu, 29 tuổi, nói. "Các anh không tới đó để uống cà phê, mà là vì thứ khác". Trong khi Starbucks vật lộn, nhân viên ở Café Lu vẫn nhận được tiền boa đáng kể. "Khách hàng tới đây rất hào phóng", Tina Nguyen nói. Có vị còn thưởng cho các cô 5 USD.Các cô gái ăn mặc mát mẻ nhưng hiếm khi bị đụng chạm khiếm nhã. "Chúng tôi chỉ phục vụ cà phê", Tina nói. "Đây không phải nhà thổ. Khách hàng tới đây đều biết rõ giới hạn". Tuy nhiên, các cô cũng nhận thấy rằng nhiều người coi nhà hàng kiểu này là chướng mắt. Nhiều cô thậm chí không dám nói với cha mẹ về công việc của họ. "Tôi rất sợ phải nói với bố mẹ", Natalie Tran, 21 tuổi, đã làm việc này 3 năm nay, cho hay. "Phần lớn cha mẹ người Việt đều rất nghiêm khắc".http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs433.snc3/24934_419560272109_332071977109_5904795_1602157_n.jpgDaniel Nguyen, một cha đạo, cho biết cộng đồng ở đây không phản đối hình thức kinh doanh này vì đó chỉ là một cách kiếm ra tiền. "Tôi chỉ thấy buồn cho họ vì họ phải làm điều đó", ông nói.



















Cà phê tươi mát ở Little Saigon

Vanna Truong, nhân viên tại cửa hàng Café Di Vang II lấy cà phê phục vụ khách.

Erica Truong trò chuyện với khách hàng tại Café Di Vang II. Đây là một trong những cửa hàng ở quận Cam, bang California, phục vụ cà phê, nước hoa quả và trà. Nhân viên nữ ở đây thường mặc đồ khêu gợi.


Jen Tran phục vụ sinh tố dâu cho khách hàng ở Café Lu.


Tina Nguyen, 19 tuổi, giúp bạn trang điểm ở Café Lu.

Nhân viên tại Café Di Vang II thường đi giày cao và trong suốt thế này.

Phuong Hoang, giữa, ngồi trò chuyện với hai vị khách quen tại Café Di Vang II.
Tiếp viên Việt gợi cảm trong quán cà phê ở Mỹ
Nhà hàng Café Lú ở khu người Việt tại Mỹ làm ăn phát đạt nhờ nữ tiếp viên xinh đẹp, khoác những bộ đồ khêu gợi để tiếp khách.

Natalie Nguyễn, 35 tuổi, phải, chủ sở hữu của nhà hàng Café Lú chụp ảnh cùng hai nhân viên Annie Pham, 23 tuổi, bên trái, và Quynh Ly, 23 tuổi. Café Lú nằm ở khu người Việt Little Saigon ở bang California, Mỹ.

Bà chủ Natalie Nguyen khởi nghiệp là tiếp viên ở Café Lú và mua lại nhà hàng này 6 năm trước.

Jennifer Truong, 22 tuổi, ngọt ngào hỏi chuyện một vị khách trước khi đổ đầy ly trà cho anh.

Chiếc váy ngắn của Quynh Ly hay bị vén lên cao khi cô di chuyển. Nữ tiếp viên ở những nhà hàng cà phê như thế này thường mặc đồ lót hoặc trang phục khêu gợi và đi giày cao gót.

CeCe Nguyen chờ khách hàng trong Café Lu.

Chanh Nguyen, 19 tuổi, cười duyên trong khi trò chuyện với khách.

Kiểu kinh doanh như thế này đã xuất hiện ở Little Saigon hai thập kỷ nay.

Quynh Ly chơi bài với khách quen. Các tiếp viên ở đây khẳng định họ chỉ bán cà phê và khách hàng tới đây đều biết giới hạn.


Tờ lịch của nhà hàng Café Lú.
Tiếp viên của Café Lú


Quynh Ly cười rạng rỡ khi rót trà cho khách.



Chanh Nguyen mặc trang phục "mát mẻ" khoe đôi chân mượt mà.



Tiếp viên tại nhà hàng thường đi giày cao gót như thế này.



CeCe Nguyen và Jenifer Truong trò chuyện trong lúc làm việc.



Quynh Ly duyên dáng trở lại quầy phục vụ.



Các tiếp viên của Café Lú nhắn tin và gọi điện thoại trong lúc nghỉ ngơi.



Nhiều tiếp viên ở nhà hàng cà phê thế này không dám nói với cha mẹ về công việc của họ vì các bậc phụ huynh người Việt Nam thường rất nghiêm khắc.



Café Lú không phục vụ rượu và đồ ăn. Nhân viên ở đây cũng hiếm khi bị khách hàng sàm sỡ.

Khi khách có nhu cầu mua dâm, chủ quán cà phê sẵn sàng điều nữ nhân viên đến khách sạn gần đó hành lạc. Ngày 18/1, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an TP.HCM đã triệt phá một ổ mại dâm núp bóng cà phê ở quận Bình Tân, má mì kiêm chủ quán cà phê đã cúi đầu nhận tội.
Theo đó, khoảng 15h cùng ngày, trinh sát Đội 5 (PC14) đã ập vào khách sạn N.H số 17 đường 14, khu dân cư Vĩnh Lộc , phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân bắt quả tang 3 cặp nam nữ đang mua bán dâm.
Tại cơ quan CSĐT, các đối tượng khai nhận, má mì của đường dây này là Ngô Thị Mộng Thắm (SN 1982, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) chủ 2 quán cà phê Thanh Thảo và Cây Bàng nằm trên đường Nguyễn Thị Tú phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
Thắm khai nhận mở hai quán cà phê trên được khoảng 3 tháng, nhưng không phải để kinh doanh cà phê mà chủ yếu nhằm hoạt động kích dục, mại dâm. Thắm là người đứng ra điều hành luôn đường dây bán dâm tại khách sạn gần đó khi khách có nhu cầu. Khi khách tới quán cà phê của Thắm sẽ được các nữ nhân viên ở đây phục vụ "tận tình". Khách có nhu cầu mát xa, kích dục, Thắm cho phép nhân viên thực hiện ngay tại quán với giá 80 nghìn đồng/ 1 lần. Sau đó, nhân viên nộp lại cho Thắm một nửa số tiền trên.
Nếu khách có nhu cầu mua dâm, Thắm điều động nhân viên đến khách sạn N.H gần đó để bán dâm cho khách với giá 250 nghìn đồng. Trung bình mỗi ngày, gái mại dâm tiếp khoảng 4 khách.

Bí mật "cà phê võng" Hà Nội




http://images.spaces.covers.com/Upload/UserImages/hoahongden.jpgCafe Ôm
Với vẻ ngoài như quán cà phê bình thường nhưng không ít quán cà phê vùng ven TP.HCM lại có "chân dài" phục vụ từ A đến Z. Cà phê sung sướng, cà phê ôm, cà phê đèn mờ… càng ngày nở rộ ở các vùng ven TP.HCM. Trong đội ngũ “chân dài” làm nhiệm vụ trong quán có những người đã từng "thân tàn ma dại" thậm chí dính HIV.
Khách "nhí" khách già có đủ
Một buổi tối thứ 7, tôi và người bạn tên Sơn quyết định làm cuộc “thâm nhập” vào những quán cà phê “tiên”. Địa điểm chúng tôi đến đầu tiên, đó là dãy quán “đèn mờ” ở quận Bình Tân. Đặc điểm để nhận dạng những quán này cũng rất đơn giản, thường không có không gian rộng, bên ngoài cửa vào được ngụy trang bằng những chậu kiểng, bên trong đèn điện tối lờ mờ không sáng rõ, phía trước mỗi quán thường có nhiều cô gái ăn bận mát mẻ, lại rất xinh đẹp làm nhiệm vụ “chào hàng” để lôi kéo khách.

Sau một hồi quan sát, chúng tôi quyết định vào quán Th. Tr. Vừa rời khỏi xe, một cô gái ăn mặc mát mẻ, tuổi chừng 20 chạy tới tỏ vẻ thân mật: “sao lâu lắm mới ghé quán tụi em chơi”. Câu nói khiến chúng tôi hơi ngượng vì đây là lần đầu tiên cả hai chúng tôi tới quán.

Sau đó, cô gái dắt vào một bàn lọt sâu vào bên trong. Trong ánh điện lờ mờ, tôi nhận thấy cũng có khá nhiều khách. Trong đó có đủ mọi lứa tuổi, từ những cậu bé choai choai cho đến các cụ già hạng U 50.

Vừa ngồi xuống chưa được bao lâu, hai cô gái mặc quần ngắn cũn cỡn, áo thì để lộ ra phần nhạy cảm nhất lại gần… Điều đặc biệt, mặc dù chúng tôi đi có 2 người và kêu 2 chai nước nhưng trên tay các cô gái có đến 4 chai nước. Tôi thắc mắc thì được giải đáp: “ở đây là vậy, nếu anh đi một người tụi em sẽ đem 2 chai nước, đi 4 người đem 8 chai. Khoảng chênh lệch đó coi như tiền lì xì cho tụi em…”.

Sau một lúc với màn “dạo đầu” chào hỏi, cô gái đề nghị thẳng người bạn đi cùng tôi: “anh cho em ngồi lên đùi anh chứ không bà chủ nói em không biết tiếp khách”. Nói xong cô gái ngồi hẳn lên đùi, tay ôm chầm lấy khách.

Vừa “tỉ tê” với Sơn, cô gái thỉnh thoảng lại đi đến phục vụ nhu cầu của các bàn bên cạnh. Cứ như thế, cô gái chạy qua chạy về phục vụ những “thượng đế” đang tràn đầy niềm vui trong tiếng nhạc xập xình.“Tiếp thì nhiều, nhưng ít ai bo lắm anh. Chúng em chỉ được chia 5.000 trong 20.000 tiền nước thôi. Nên tụi em phải tiếp càng nhiều càng tốt và phải làm sao cho khách hài lòng nữa”- cô gái bên cạnh tôi nói.
Anh bạn tên Sơn của tôi đánh liều: “vậy ở đây có tới “Z” được không em ?”. “Nếu anh muốn đi chơi thì 11h em làm xong rồi đi. Còn ở đây không được thoải mái đâu anh”- cô gái thẳng thừng đáp. Theo lời cô gái, sở dĩ không được “thoải mái” trong quán vì “nhiều khách có nhu cầu nên phòng không còn trống.

Qua tìm hiểu thêm, đội ngũ “chân dài” trong các quán khá hùng mạnh, ít nhất trên 10 người. Ngoài chuyện làm vui hết cỡ mỗi khi khách đến, các cô gái ở đây, người nào cũng phải sẵn sàng phục vụ nếu khách có nhu cầu đến Z.

Tưởng "rau sạch" ôm hận cả đời

Rời địa bàn quận Bình Tân, đêm sau chúng tôi đến quận 12. Nơi chúng tôi đến có hàng loạt dãy “phố đèn mờ”. Mỗi quán đều mang cái tên mĩ miều như Lan Hương, Thủy Tiên…

Nhìn bên ngoài vào, nhiều người “non kinh nghiệm” vẫn nghĩ là quán giải khát bình thường ở ven đường lộ, nhưng nhìn kĩ lại có nhiều dấu hiệu rất lạ. Đặc biệt ở đây quán nào cũng giống nhau, phía bên phải quán nào cũng có một chậu cây kiểng cao khoảng 1m. Trên chậu cây kiểng là ánh điện chớp nháy liên tục. Theo dân chuyên nghiệp, chậu cây kiểng là dấu hiệu để phân biệt quán đó “bình thường” và không “bình thường”.

Sau khi quan sát khá lâu, chúng tôi quyết định vào quán Thủy Tiên. Điều đặc biệt, vừa vào tới, cô gái khoảng 23 tuổi kêu vội “anh chạy xe vào nhà luôn”. Mặc dù trong căn nhà rất hẹp lại để nhiều bàn ghế nên tôi hơi phân vân. Thôi thì chiều cô gái, tôi chạy thẳng xe vào nhà.

Vừa chạy xe vào, cô gái kéo cánh cửa sét trước cổng quán và đóng sầm cửa lại như quán đã nghỉ bán. Chúng tôi ngồi xuống ghế, kêu một ly cà phê và một ly nước mát. Tuy nhiên, đáp lại cô gái nói gỏn lọn: “ở đây làm gì có những thứ đó đâu anh, chỉ có ướt hay khô thôi”.

Dường như thông thạo bởi hai “mật mã” ướt hay khô, anh bạn Sơn của tôi đáp vội “ướt”. Còn tôi thì hoàn toàn không hiểu về hai từ này và chỉ ngồi nghe họ nói chuyện, thỏa thuận giá cả… Sau đó, lấy lí do tế nhị chúng tôi vội vã “chuồn” khỏi quán. Cuộc mua bán bất thành.

Theo những gì Sơn cho tôi biết, ướt và khô là cách các cô gái dùng để phân biệt hai hình thức. Nếu ướt thì được lên phòng “mây mưa” theo đúng nghĩa, còn khô là ngồi dưới này và các cô gái dùng miệng cho các quý ông có nhu cầu. Khi khách vào thì đóng cửa bên ngoài để “giao dịch” bên trong. Xong việc, quán mở cửa đón những vị khách mới.

Còn đội ngũ “chân dài” đều là những người “thâm niên” trong nghề bán thân, nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường tình dục cao.... Trong khi đó, không ít "quý ông" cứ vô tư hưởng lạc vì nghĩ mình tìm được "rau sạch" vùng ven để rồi phải ôm hận

Những vị khách này thường đi xe máy một mình đến quán nhưng khi ra về họ chở thêm một cô gái trẻ, dáng vẻ rất tình tứ.
Từ thư của quần chúng kết hợp với quá trình quản lý địa bàn, các trinh sát của Đội CSĐTTP về TTXH CAQ8 (TP.HCM) phát hiện quán cà phê Thanh Tuyền (giao lộ Tạ Quang Bửu - đường số 6 thuộc P6Q8) do Trần Thanh Tuyền (SN 1980, quê Vĩnh Long) làm chủ có nhiều dấu hiệu đáng ngờ: quán lá rất đơn sơ nhưng lượng khách chủ yếu là thanh niên ra vào tấp nập.

Xác định đây là một quán cà phê trá hình, chủ quán cho tiếp viên đi bán dâm cho khách, lúc 19 giờ 45 ngày 7/3, Đội CSĐTTP về TTXH CAQ8 ập đến quán cà phê Thanh Tuyền bắt quả tang chủ quán đang chuẩn bị điều hai tiếp viên đi “tiếp khách” tại nhà nghỉ gần đó.
Cùng lúc, một mũi trinh sát khác cũng đến khách sạn P.A (P5Q8) bắt quả tang hai cặp nam nữ đang mua bán dâm tại phòng 001 và phòng 202.
Chủ quán cà phê kiêm môi giới mại dâm và các cô gái trong đường dây được yêu cầu về cơ quan CA làm việc.
Bước đầu thị Tuyền khai nhận thấy bán cà phê không thu lãi cao nên mở quán cà phê và cho tiếp viên kích dục rủ rê bán dâm từ tháng 3-2009 đến nay.

Mỗi lần “đi khách” giá 200 ngàn đồng, gái phải trả cho Tuyền 80 ngàn đồng. Đường dây của Tuyền có 8 tiếp viên kiêm gái mại dâm, là những cô gái trẻ, ở độ tuổi từ 17 đến 20 quê từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắk Lắk...

Ban đầu, những cô gái này lên thành phố tìm việc, mong có thu nhập bằng công việc đàng hoàng nhưng khi lọt vào bàn tay của Tuyền, họ bị buộc trở thành những gái mại dâm. Để các cô gái răm rắp phục tùng mình, Tuyền tỏ ra vẻ anh chị nhưng mặt khác lại thể hiện sự đỡ đần: trả tiền thuê nhà, nuôi cơm...

Bù lại, các tiếp viên phải hết mình phục vụ khách để mang lại thu nhập cho thị. Mỗi ngày, từ “lao động” của những cô gái này, Tuyền bỏ túi từ 1,6 đến 2 triệu đồng. Khách hàng của đường dây mại dâm này chủ yếu là những khách đến uống cà phê.

Ngoài ra, Tuyền còn tìm thêm một số khách quen ở những nơi khác rồi liên lạc qua điện thoại sau đó thị sẽ điều tiếp viên đến phục vụ.

CAQ8 tiếp tục làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm kẻ đứng đầu đường dây mại dâm này cũng như những đối tượng mua dâm, đồng thời chuyển số gái mại dâm về trung tâm dạy nghề phụ nữ.

(Theo Công an TP.HCM)
Cali cảnh đẹp người xinh,
Cà phê lý tưởng ,giọt tình đắng môi.
Hỡi người xứ lạnh xa xôi,
Cali nắng ấm gọi mời thiết tha,
Tội gì ở tít mù xa.
Về Cali uống ly cà phê ngon.
Một lần,chết cũng sướng hơn,
Năm châu bốn biển đâu bằng Cali.
Tội gì không rủ nhau về,
Cả đời chỉ có cà phê vườn nhà,
Đi xa cho biết người ta.
Cali nổi tiếng có cà phê...San Jose.

Vi sao caphe
Location:
1054 Story Rd, San Jose, CA, 95122
Phone: (408) 292-3300
Cà Phê Không Ôm
Tiếp viên phục sức rất nghèo nàn
Chẳng áo không quần ngó thấy ngang
Giọt đắng cà phê phê quá cỡ
Thơm tho nước uống thật cao sang
Nhưng mà Sex quá đui con mắt
Bởi lẽ ham dzui phải ngỡ ngàng
Mát mẻ thân hình xinh mảnh khảnh
Phi lao hữu túc sướng vô vàn.Song Phương

Bác Cà khen sạch thì xin chịu... chỉ sợ các cô không khéo... kẻo "lấm chân".


quán Cheo Leo thi ở góc Tully-King, san jose, californiahttp://www.ymoi.com/wp-content/uploads/2008/12/120608-2011-nhukmmc1.jpg
Ai ngờ đến nơi mới biết, cà phê thì ít mà… “đấm lưng” thì nhiều.
Cà phê thì ít…
Rời nội thành, chúng tôi ngược hướng thị xã Sơn Tây mong tìm một võng quán nào đó. Trước khi đi chúng tôi được những tay thạo ăn chơi chỉ giáo cho rằng nội đô chưa hề có dịch vụ này, “chỉ những vùng đất rộng, người còn thưa, văng vắng mới là địa điểm lý tưởng cho loại hình dịch vụ này”.
http://buonchuyen.info/wp-content/uploads/2008/10/denmo17.jpgTrời chập choạng tối, hai chúng tôi bước vào một quán cà phê võng ven đường khi chỉ cách thị xã Sơn Tây khoảng chục cây số. Ánh điện trong dãy nhà lờ mờ hắt ra gian ngoài cùng, nơi bố trí rất nhiều võng được nối đầu lại với nhau. Quán cà phê được dựng lên tương đối đơn giản nếu không nói là sơ sài. Ngoài những trụ bằng bê tông, quán cà phê này được trang trang trí bởi lan can bằng tre và mái nhà lợp bằng lá. Gian phòng phía ngoài, nơi để khách nằm uống cà phê được bày trí gồm 4 bàn và khoảng hơn chục cái võng mắc vuông góc với nhau.
Trời về chiều, người qua lại thưa thớt dần. Khác với những gì tưởng tượng ban đầu của chúng tôi, mặc dù có khá nhiều quán xá, nhà trọ, nhà nghỉ và vô số dịch vụ khác mọc san sát nhau nhưng không khí vẫn khá vắng vẻ. Một phần vì không quá nhiều người đi lại ngoài đường vì dù sao đây cũng là ngoại thành. Hơn nữa, có thể sự sôi động nằm bên trong những nhà trọ, nhà nghỉ và quán xá kia.
http://image.tin247.com/vietnamnet/090712175539-42-564.jpgVà sẽ không có gì đáng nói khi những chiếc võng ở quán này phục vụ cho những ai đi xa và muốn dừng chân nghỉ ngơi. Nhưng thực tế nó đang ẩn chứa rất nhiều điều khiến những người mới lần đầu bước vào phải bất ngờ. Chúng tôi tìm cho mình mỗi người một chiếc võng rồi ngả lưng, lập tức có ngay một cô “phục vụ” trẻ măng đon đả chạy ra mời chào bằng tiếng miền Nam:
- Các anh uống cà phê hay là sinh tố để em làm.
Anh bạn tôi thở dài: “ Bây giờ mới làm thì lúc nào cho được uống”.
- “Khách đến đây mấy ai uống cà phê, pha ra hỏng mất” - Cô gái thật thà.
- “Vào quán cà phê không uống cà phê thì uống gì?” - Tôi hỏi.
- “Tẩm quất!” - Cô gái trả lời nhỏ nhẹ, ngắn gọn với giọng đầy ẩn ý.
http://www.ymoi.com/wp-content/uploads/2009/07/1111.jpgNhìn vào phía trong thấy chỉ mỗi căn phòng trống hoác mà chủ quán dùng đó để pha đồ uống, tôi bước ra phía ngoài cổng mới hay chung tường với quán võng cà phê này là một quán đấm lưng gội đầu thư giãn. Có 4 cô gái vận đồ “thiếu vải” ngồi chụm đầu với nhau nói chuyện gì đó, thấy khách ngó đến vội bủa vây lấy chào mời. Mấy cô nàng đó cũng giọng miền Nam
Quay lại võng nằm nhâm nhi ly cà phê, hỏi ra mới biết giữa quán võng cà phê và đấm lưng tuy là hai căn nhà khác nhau nhưng là… một, chúng tôi để ý mới thấy lời phục vụ nói đúng thật. Chẳng mấy ai đến đây uống cà phê cả, những chiếc võng mắc ra chỉ để khách nằm chờ. Có 3 thanh niên, chắc không phải là dân địa phương lao vào quán, chia nhau võng nằm. Một trong ba người đó thả giọng sành sỏi: “ Phải chờ à?”. Cô phục vụ nhẹ nhàng: “Dạ, đang có khách. Các anh chờ chút thôi”. Nằm được một lúc thì cả 3 thanh niên được gọi sang quán đấm lưng.
http://www.phanxineblog.com/wp-content/uploads/2009/07/biaom.jpg…Đấm lưng thì nhiều!
Khi trời đã tối hẳn, chúng tôi đánh bạo bước vào quán tẩm quất thư giãn bên cạnh theo giới thiệu của cô phục vụ bàn. Trong ánh điện đỏ lờ mờ, thứ ánh sáng đặc trưng của các quán tẩm quất thường thấy, anh bạn tôi thả giọng từng trải hỏi chủ quán:
– Em út ở đây thế nào bà chị?
Bà chủ quán vội chối đây đẩy:
- Ở đây chỉ đấm lưng lành mạnh thôi. Không phục vụ chuyện bậy bạ như ở những chỗ khác đâu.
- Đấm lưng miền Tây mà chỉ lành mạnh thôi thì chán chết? anh này giả giọng đầy thất vọng.
Bà chủ miệng thì nói “không” còn tay “chỉ đạo” hai em đang ngồi ở ghế vào làm việc. Không thấy chúng tôi nói gì bà này đon đả trở lại: “ Nói thế chứ, hai em yên tâm, toàn những em chị tuyển từ trong An Giang ra, phục vụ rất chuyên nghiệp, bảo đảm bọn em sẽ hài lòng”.
http://files.myopera.com/marihang/blog/anh3jpg-1%5B1%5D.jpgQuán đấm lưng thư giãn của bà cũng được xây dựng bằng sò và gia trát qua loa. Phía ngoài sân chỉ kê mỗi chiếc bàn uống nước, bên trong các “phòng làm việc” được xây ngăn lại từng ô một. Có 4 ô tất cả. Mỗi “phòng” chưa đến 3m², đủ kê một chiếc ghế nằm thường thấy ở cửa hiệu cắt tóc, còn lại là một lối đi hẹp. Trước khi vào phòng bà này ngã giá luôn: “50 nghìn tiền tẩm quất. Thêm gì thì tính sau”. Nói đoạn, như sực nhớ ra điều gì bà chạy vào nói nhỏ gì đó với hai nhân viên đấm lưng từ nãy giờ vẫn ngồi ở bàn để sẵn sàng phục vụ khách.
Trong gian phòng bé, trần nhà không che đậy gì, tôi giả lả hỏi cô nhân viên đấm lưng cho mình lý lịch trích ngang. Cô này nhất quyết không nói tên, chỉ cho biết rằng quê ở Tiền Giang ra Hà Nội làm ở quán này đã hơn 1 năm.
- Mỗi ngày phục vụ khoảng bao nhiêu khách? – Tôi hỏi.
Cô gái bảo:
- Mỗi ngày khoảng dăm người. Cuối tuần như thế này thường đông khách hơn.
- Sao không mở quán ở quê mà lặn lội ra đây làm gì cho xa?
- Cái nghề này làm gì dân bản địa hành nghề được mà anh cứ hỏi. Với lại đem mấy thứ là lạ từ nơi khác đến thì khách người ta mới thích.
Cô gái đấm lưng này cho biết trước kia cũng làm nghề ở Sài Gòn nhưng dân chơi ở trong đó ngày một không “khoái ” mấy trò này nữa, cho nên “sức lao động” mình bỏ ra bị các chủ quán “hạ giá” không thương tiếc, đành dạt ra Bắc làm ăn.
Vừa trò chuyện, cô vừa đấm thùm thụp. Được một lúc, bất chợt dừng lại, cô gái hỏi lại đến hai lần:
- Đấm thế được rồi, anh có thư giãn không?
-Thư giãn như thế nào? – Tôi thắc mắc.
- “Tàu nhanh”, “tàu chậm” gì cũng được rẻ thôi, một trăm. Ngay cạnh quán gần đây, mỗi lượt khách “đấm lưng” có khi phải “bo” đến 5 hay 6 trăm nghìn, giá cả như chúng em vẫn.. “bèo” – Cô ta trả lời gọn lỏn.
Tôi tỏ vẻ ngần ngại thì cô gái trấn an:
- Vô tư đi, chẳng ai để ý gì đâu. Lúc nãy bà chủ nhắc nhở như thế nhưng tùy cơ mà ứng biến, với lại chúng em không muốn làm khách thất vọng. Chỉ cần “bo” thêm tiền cho em là được…
Bước ra khỏi phòng của cô gái này, trong khi chờ anh bạn đang ở phía trong kia, tôi rảo bước trước cổng quán. Trời đông về đêm khá tĩnh mịch, nhưng thỉnh thoảng lại có khách tìm đến. Và hình như phần lớn khách đến đây đều biết mình cần gì. Đến nơi, chẳng ai hỏi cà phê như chúng tôi mà nằm vật ra võng rồi gọi chủ quán “bố trí”. Thậm chí có đám thanh niên đánh cả taxi tấp vào quán võng, giọng đã nhừa nhựa rượu, nằm vật vạ trên võng… chờ đến lượt.
Đằng sau những chiếc võng vắt vẻo kia, tưởng như là hình thức cà phê đàng hoàng và thú vị, nhưng khi thâm nhập vào mới rõ hoạt động mãi dâm trá hình vẫn âm thầm hoạt động ở nơi đây.
Trong trào lưu nghệ sĩ kinh doanh đang nở rộ ở TP.HCM, siêu mẫu Vũ Thu Phương cũng vừa khai trương quán cà phê... không mang nghệ danh của mình mà có cái tên giản dị là An. Cô tâm sự về "sự nghiệp" bán quán cà phê của mình sau khi đã kinh qua nghề bán thời trang cao cấp:
Kinh doanh loại hình hàng quán ồn ào, nhưng Vũ Thu Phương lại cầu một chữ "An". Ảnh: Phùng Thục Anh
Dù đã có ý tưởng mở quán cà phê từ lâu, nhưng tên quán thì tôi tìm mãi không ra vì tâm niệm cái tên phải thể hiện chất nghệ sĩ của mình. Trong nghệ thuật, tôi đã thành công ít nhiều, nhưng càng thành công tôi càng thấy mình cô độc và bất an. Cuối cùng tôi thấy chữ An là phù hợp nhất. Chữ An tôi đặt ngay trước quán. Tâm mình phải thanh thản, chứ cạnh tranh quá chưa chắc an lành.
Nằm ở mặt tiền đường đắt đỏ, nhiều người "nghi ngờ" chắc Vũ Thu Phương dùng tiền của gia đình để đầu tư chứ chẳng giỏi giang gì. Thật ra, lúc đầu, tôi chỉ tích cóp được 30 triệu đồng, nhưng đã có ý tưởng kinh doanh rồi nên cứ thế mà dành dụm tiếp. Tiền đi diễn thời trang để dành lại, tiền mượn người thân, cha mẹ, tiền cát xê đóng phim Cô nàng bất đắc dĩ, Giao lộ định mệnh...
Thật hạnh phúc khi thành quả có được do chính bàn tay mình tạo nên, như quán cà phê này tất cả đều do một mình tôi lo tất cả.

Kinh doanh quán cà phê như lượm bạc cắc. Cũng vui nhưng khá vất vả. Mở cửa hàng thời trang thì chỉ cần có mẫu là bán, tiền lãi đôi lúc rất nhiều. Nhưng so với niềm vui... đếm tiền lãi, thì niềm vui gặp khán giả bình an, vui vẻ hơn nhiều.
Điều quan trọng nhất trong kinh doanh theo quan điểm của tôi, đó là thương hiệu. Tuy nhiên, gây dựng được thương hiệu rất khó khăn, đòi hỏi một quá trình dài với nhiều yếu tố uy tín, chất lượng, sự tận tình trong chăm sóc khách hàng...
Tôi đã từng thất bại... triền miên trong kinh doanh. Nhớ lần mở cửa hàng thời trang ở con đường thời trang Nguyễn Trãi, dính sự cố liên quan đến mặt bằng, chủ nhà thay đổi, phá vỡ cả hợp đồng, khiến tôi hụt vốn trầm trọng. Khi đó tưởng chừng đã tiêu tan "sự nghiệp kinh doanh" nếu không có quyết định táo bạo vào phút chót để kịp hồi phục dần.

"Mẹ tôi vui lắm, khi nhìn thấy sự trưởng thành của con gái". Ảnh: Phùng Thục Anh
Thế nên, trong quá trình "hành nghề", kinh nghiệm và kiến thức là hai thứ tôi phải tích lũy liên tục, bởi nó giúp mình luôn tự tin trong công việc lẫn đời sống. Mỗi tuần, tôi luôn cố gắng cung cấp món mới trong thực đơn. Sắp tới đây, tôi phải cầu viện "nhân tài" từ miền Bắc để chi viện bổ sung các món đặc sản như bún chả Hà Nội, bún đậu mắm tôm, bún riêu...
Kinh doanh cũng như làm nghệ thuật, đòi hỏi sự đam mê. Phải biết dung hòa sự ngẫu hứng của tính cách nghệ sĩ và sự chính xác trong kinh tế thì mới mong đạt thành công. Tôi rất nóng tính nhưng cũng rất tình cảm, nên giận rồi cũng dễ quên đi. Không biết đây có phải là chất nghệ sĩ không? Nhưng được một điều, biết chủ quán là nghệ sĩ nên khách đến khá đông. Hy vọng họ... mãi yêu thích cô chủ quán này.
Khách nghệ sĩ và khách bình thường được tiếp đãi như thế nào ở An?
- Nghệ sĩ được ưu tiên vì là những người quen biết nhau trong giới làm nghề. Nhưng fan còn quan trọng hơn nhiều, vì người hâm mộ chiếm đến đến 80% lượng khách của quán đấy. Tôi kinh doanh thời trang cao cấp, khán giả ít đến hơn, còn với quán cà phê này thì người hâm mộ đến rất thường xuyên. Fan của tôi rất dễ thương, đến quán chỉ cần được trò chuyện dăm ba câu, hoặc chụp tấm hình kỷ niệm.

Cà phê An có... đặc sản không?

- Dĩ nhiên đặc sản là món... cà phê rồi. Kế đến là món rau câu dừa do tự tay người mẫu Vũ Thu Phương chế biến. Món này nhiều khách thích lắm nhé.
Đến quán, thực khách thỉnh thoảng gặp mẹ của chị...
- Từ thâm tâm, tôi mở quán như một món quà muốn dành tặng mẹ. Tôi thấy mẹ vui lắm, khi nhìn thấy sự trưởng thành của con gái.

Đàn ông có những bí mật kì lạ. Nhiều người nghiện café còn hơn mê bóng đá. Thi thoảng bỏ cơm nhà chỉ để ra hàng nước ngồi ngắm nhìn những giọt nước màu đen sóng sánh thong thả no đầy và rơi nhẹ nhàng xuống đáy li.
Nhiều người thưởng thức café sành điệu nói rằng café đen của Việt Nam đầy caféin và rất béo. Điều kì lạ đó chỉ xảy ra khi họ chọn một vốc café hạt vừa rang thơm lừng, cho vào máy xay rồi chế nước sôi vào phin café dùng tại chỗ để đảm bảo mùi vị béo là từ café chứ không phải từ bất kì một loại phụ gia hay bột trộn nào khác.

Nhiều đàn ông coi cafe là hiện thân của sự khao khát.
Café là một thứ thức uống bình dân. Chỉ cần vài nghìn là có thể bắt đầu một ngày mới với mùi café thơm lừng thư giãn. Người đàn ông trong văn chương gọi Café là hiện thân của sự khao khát.
Họ ngồi chờ café rơi từng giọt như đếm phút chờ người yêu, nhâm nhi từng ngụm nhỏ như trải nghiệm từng khoảnh khắc đắng chát ngọt bùi của cuộc đời. Bỗng chốc bừng tỉnh thoát khỏi mùi thơm mê hoặc của thứ thức uống diệu kì đó bởi những tiếng lách cách leng keng của muỗng, ly. Một tách café phin hiện diện cho sự sảng khoái thư giãn, đồng thời là cái thèm khát sự an nhàn, thảnh thơi.
Đàn ông Việt Nam mê café hơn cả thuốc lá và cảm nhận hương vị café như vẻ đẹp của một người phụ nữ. Buổi sớm có thể dễ dàng bắt gặp những nhóm đàn ông túm tụm ngồi cà kê từ lề đường cho đến những hàng café sang trọng để thưởng thức hương vị buổi sáng. Trước là tờ báo, nay là chiếc laptop đồng hành.
Đàn ông cho rằng café là thứ thức uống đặc trưng cho tính cách của họ: mạnh mẽ, đôi khi nhạt đắng nhưng cũng rất phong lưu tùy tiện. Café có thể uống nóng, uống lạnh, uống với đường hay với sữa, uống một mình hay với bạn, lúc làm việc lẫn khi thanh nhàn tùy sở thích.
Một giám đốc sáng tạo đã chia sẻ cảm xúc của mình với café như sau: "Tôi thích cảm giác khi làm việc có một ly café đặt bên cạnh laptop, chỉ đơn giản là vì nó tạo cảm hứng cho mình. Thỉnh thoảng cầm lên làm một ngụm cũng có thể đánh thức khả năng sáng tạo của cả những người nhàm chán nhất”.
Uống café không nhạt nhẽo nhàm chán như khui một lon soda. Đây là món uống đánh thức nhiều giác quan. Từ khướu giác, thị giác, vị giác cho đến cảm quan thần kinh. Nhiều quý ông mê café chỉ đơn giản vì màu đen lẫn hương vị mạnh mẽ của café mang lại cho họ sự kích thích và hưng phấn trong công việc. Nó khác hẳn vị ngọt béo nhàn nhạt của hương vị café Tây phương.
Café phin của Việt Nam luôn đậm đà, mang hương vị truyền thống và luôn được ưa chuộng bởi mọi tầng lớp. Cuộc sống bận rộn hiện nay khiến nhiều người phải tạm gác hương vị ưa thích vì lí do thời gian. Nhất là khi đi xa, cho thuận tiện, họ dùng café lon hay café hòa tan nhưng vẫn không thể xa rời thứ thức uống đầy mê hoặc phá bỏ mọi lề thói về quy chuẩn thưởng thức và thức dùng kèm đó.
Lấy nguyên liệu café từ DakLak, Lâm Đồng – vốn là những vùng trồng café hàng đầu Việt Nam, được sản xuất trên máy móc hiện đại kết hợp với bí quyết riêng có của Vinamilk, Vinamilk Café Hòa Tan đem đến cho người thưởng thức sành điệu hương vị của những phút giây thư giãn như ngồi bên ly café phin.
Tận hưởng mùi vị đậm đà của một tách café truyền thống trong những lúc làm việc giữa khuya, cần tỉnh táo để hoàn thành nốt bản báo cáo, hay giữa những trận cầu sôi nổi mà bạn không muốn bỏ lỡ bất cứ phút giây nào hoặc trong những chuyến xuất ngoại công tác xa mà không phải đem theo lỉnh kỉnh đồ dùng pha chế. Café hòa tan Vinamilk gồm 2 loại có sữa và không sữa, mang lại cho người đàn ông bận rộn phương thức hiện đại để cảm nhận thức uống đúng với nguyên bản mùi vị của nó một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Một quán cà phê trên quốc lộ 1A đoạn Cai Lậy, Tiền Giang - Ảnh L.M.K
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ đó là nơi để “mát mẻ”, nhưng thật sự đó là những quán cà phê đàng hoàng, nơi dừng chân lý thú cho khách đường xa mỗi khi về miền Tây bằng xe gắn máy...
Xuất phát từ TP.HCM bằng xe máy, tôi chạy rì rì suốt ba giờ đồng hồ mới tới TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Chạy lâu như vậy vì trong suốt đoạn đường tôi dừng lại 3 lần để ghé vào những quán cà phê võng ven đường.
Nơi tôi ghé vào đầu tiên là quán nằm ở đoạn đường thuộc huyện Bến Lức (Long An). Chủ quán Nguyễn Thị Kim Hạnh vốn là nông dân làm ruộng. Công việc đồng áng nhọc nhằn mà vẫn không đủ sống nên chị mở quán cà phê võng để tăng thêm thu nhập. Chị cười tươi mời chúng tôi vào quán, rồi mang ra cho mỗi người một chiếc khăn lạnh để lau mặt cho đỡ mệt. Chuyện trò với chúng tôi, chị bộc bạch: “Hằng ngày quán có khoảng 50 lượt khách đến. Ai đến đây cũng nghỉ thật lâu, từ 30 phút đến 1 tiếng. Có lúc họ nghe xong câu chuyện tôi kể rồi mới đi”. Chuyện gì mà vui vậy? Đó là chuyện làm ăn buôn bán, chuyện ruộng đồng, con cái, chuyện về rượu Gò Đen nổi tiếng ở Bến Lức.
Ghé một quán khác ở đoạn thuộc thị xã Tân An (Long An), quán này ngoài cà phê võng còn phục vụ thức ăn, chủ yếu là hủ tiếu, có khi là cơm trưa. Chính vì vậy mà quán khá xôm tụ với lượng khách vào ra đông. Anh Nguyễn Công Vinh (Q.3, TP.HCM) thường đi công tác bằng xe máy từ TP.HCM xuống Mỹ Tho và lần nào cũng ghé quán này. Anh cho biết: “Cà phê võng trên đường về miền Tây có một điểm chung là mát mẻ, chủ quán niềm nở, giá cả lại “mềm”. Chính vì vậy mà khách đường xa như tôi rất thích”.


Quán cà phê võng của chị Thu Thảo mỗi ngày thu nhập cũng được 300.000 đồng từ bán cà phê
Trên đường về, tại xã Phú An (Cai Lậy, Tiền Giang), sau khi để vuột hàng chục quán chúng tôi quyết định quay đầu xe để ghé quán cà phê võng có phục vụ... cây cảnh. Khá tò mò với bảng hiệu của quán, và khi chúng tôi bước vào thì được cô chủ Nguyễn Thu Thảo giới thiệu: “Quán cà phê này tôi mở được một năm, và sau đó anh Nhân chủ đất mới kết hợp mở thêm dịch vụ cung cấp cây cảnh. Nhiều khách đi đường đã ghé lại và mua cây cảnh chở về. Có người đi thăm vườn cảnh, nằm trên võng ngắm cây cảnh trong vườn cũng khỏe người, nhất là khi ngồi trên xe máy quá lâu”. Nghe cô chủ quán giới thiệu cùng cung cách phục vụ “cây nhà lá vườn” gần gũi, nhẹ nhàng của người miền Tây, những người khách ngồi kế bên bàn chúng tôi nói với nhau: “Đi đường xa mệt, có những quán cà phê võng dọc đường như thế này để nghỉ thì không gì bằng...”.
Điểm nghỉ lý tưởng
Đường dài. Mệt. Mỏi. Có một điểm dừng chân để “nạp năng lượng” vừa thoải mái, vừa rẻ như cà phê võng miền Tây là điều ấn tượng của những tài xế xe máy trên xa lộ. Nhiều khách du lịch là thanh niên muốn đi “bụi” về miền Tây cũng yên tâm vì trên đường đã có cà phê võng nghỉ chân. Anh Minh Thuận, khách du lịch “bụi” ghiền sông nước miền Tây cho biết: “Du lịch “bụi” có nhiều điều thú vị, rẻ, đi được nhiều nơi, có nhiều điều để khám phá. Trong đó, thưởng thức cà phê võng dọc đường về miền Tây là thú vui trong những lần đi “bụi” của tôi”.
Còn vợ chồng anh Thắng, chị Hòa ở Bình Chánh (TP.HCM) có quê ngoại ở tít Vĩnh Long, cho chúng tôi biết: “Chúng tôi đi từ TP.HCM về đến Vĩnh Long thường nghỉ khoảng 3 chặng. Lần nào nghỉ cũng ghé vào cà phê võng, ở đây, nếu buồn ngủ có thể thả hồn ngay trên võng, “đánh” một giấc trước khi tiếp tục hành trình. Còn nếu không, thưởng thức ly cà phê đá cho bớt căng thẳng!”.
Không chỉ là điểm dừng để uống cà phê mà theo chị Nguyễn Thu Thảo, quán chị còn đón cả khách có nhu cầu tá túc qua đêm khi người đi đường bị lủng ruột xe mà không tìm ra chỗ vá. Hoặc khách đi xa từ TP.HCM - Cà Mau mệt quá muốn ngủ qua đêm. Ngủ ở đâu? Chúng tôi hỏi và chị Thảo chỉ cái võng. Khách ngủ ngay trên võng sau khi gọi ly cà phê. Và thế là chủ quán phải thức để canh xe, giữ đồ và đón những ai lỡ đường qua đêm. Thế đấy, nhưng giá cũng chỉ tính gấp đôi (khoảng 16.000 đồng/ly, bao ngủ qua đêm trên võng - PV). Hôm chúng tôi ghé quán chị Thảo thì có hai khách TP.HCM đi về Đồng Tháp ngủ qua đêm vì “đến đó là mệt lả người, không đi tiếp được nữa”. Nhiều quán võng khác ở đây cũng sẵn sàng đón khách như thế.
http://newvietart.com/images/CAPHEVONG.jpgẤn tượng tốt về cách phục vụ cũng như đặc thù cà phê võng dọc quốc lộ 1A - đường về miền Tây cho chúng tôi một nhận xét: cà phê võng miền Tây là điểm nghỉ lý tưởng cho những người đi xe máy về đây!
Uống cà phê ‘nằm’ ở Sài Gòn
Xuất hiện chưa lâu nhưng cà phê “nằm” trở thành thân quen với giới trẻ Sài Gòn. Đến đó, họ không chỉ thưởng thức cà phê, ăn uống mà còn có thể đánh luôn một giấc ngon lành, chẳng phải ngần ngại.
Uống cà phê ‘nằm’ ở Sài Gòn
Tuy nhiên, không ít đôi uyên ương lại trở thành “cái gai” của nhiều người khi… quá thả sức thể hiện tình cảm ở những quán cà phê “thuận tiện” thế này. Như Tố Hương bày tỏ sự bức bối: “Bực nhất khi vào một số quán cà phê nằm là thấy cảnh nhiều đôi trai gái tự nhiên như ở nhà mình không bằng. Đúng là có thể thoái mái nằm ngủ nhưng dù sao đây cũng là chốn đông người”.
Uống cà phê ‘nằm’ ở Sài Gòn
Nhưng cũng có trường hợp quá ... vô tư
Chính vì vậy, để giữ “môi trường” cho số đông khách hàng, nhiều quán cà phê nằm đặt ra các quy định khá khắt khe như không được nói chuyện quá lớn, không hút thuốc, không được có những hành vi “ảnh hưởng” đến những người xung quanh…
Anh Huấn, chủ một quán cà phê nằm trên đường D2 cho hay: “Mở cà phê nằm mục đích là để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách hàng. Tuy nhiên, cũng nhiều bạn trẻ tận dụng sự thuận này để thể hiện tình cảm quá đà. Để không làm ảnh hưởng “đen” đến quán, chúng tôi đều mạnh tay nhắc nhở. Và không ít lần nhiều đôi… được mời ra khỏi quán”.Sài Gòn: Nằm... uống cà phê

Ở Sài Gòn có bao nhiêu quán cà phê... nằm ngủ được? Hãy tưởng tượng một buổi trưa nắng, sau khi làm việc mệt nhoài, bạn tấp vào một quán cà phê máy lạnh và chợt nhận ra rằng: giá như được nằm xuống đánh một giấc. Và đấy là lúc là bạn ao ước có một quán cà phê... nằm.

Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên, đi cà phê sao lại... nằm?! Nhưng bởi là Sài Gòn, nên việc đáp ứng cho nhu cầu này của bạn dường như đã gần trở nên phổ biến. Thật ra, tư thế nằm ngồi, ngủ hay không ngủ trong một quán cà phê là quyền của khách. Nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những quán cà phê mà việc khách nằm, ngủ trưa ở đó được xem như là một việc... chấp nhận được, không bị ai đánh giá, cũng không bị ai làm phiền.
Đầu tiên là quán Le Fenetre Soleil - tầng 2, 135 Lê Thánh Tôn, quận 1 - Cửa sổ mặt trời. Dân sành với cà phê nằm bình chọn, đây là quán rất rất dễ thương bởi phục vụ tốt và gần như là điểm hẹn của rất nhiều người trẻ... thiếu ngủ.
Quán nằm trên một căn gác biệt thự cổ kiểu Pháp góc đường Nam Kì Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn. Quán có hẳn một chiếc giường căng rèm tím trông rất lãng mạn. Ngoài ra còn có những bộ sopha vải cùng nhiều gối ôm, trong nền nhạc nhẹ nhàng kiểu Norah Jones, thật là một điều kiện lý tưởng để... ngủ. Những “cửa sổ mặt trời” rèm trắng, màu hoa chuối cam tươi, màu sen hồng phớt nụ... cùng không gian trong căn biệt thự cổ liệu đã đủ để ru bạn vào một giấc mơ đẹp?!
Le Petit Cafe trên đường Hai Bà Trưng (189 Hai Bà Trưng, quận 3) là một điểm hẹn lý tưởng. Phòng VIP trên căn gác nhỏ có hẳn một dãy giường dài êm ái chất đầy gối ôm. Dưới sàn trải thảm là nhiều túi nằm hạt xốp rất êm, rất... dễ ngủ. Trần nhà quét sơn đen có hệ thống đèn màu li ti trông như một bầu trời đêm kì thú. Ban ngày, nắng tràn qua dãy rèm mỏng vào ô cửa sổ màu trắng xinh xinh cũng gây nhiều cảm xúc lạ thường. Buổi trưa vào Le Petit uống xong ly nước rồi ngủ một giấc là điều cực kì... có lý. Phải chăng vì thế mà trong menu có ghi thêm khoản “Lưu lại quá 3 tiếng tính thêm phí phục vụ”!
Himiko café (88 Huỳnh Tịnh Của, phường 8, quận 3) thực ra là một visual art saloon, nhưng cũng khá thích hợp nếu bạn muốn tìm một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi buổi trưa. Quán vắng, ghế nệm êm, gối êm, nền nhạc Leonard Cohen dìu dặt. Tông màu đen đỏ rất “art”, không khí trong quán khá dễ chịu, thoải mái vì mọi người chỉ dành cho nhau một sự quan tâm vừa phải.
Không gian ba quán cà phê trên đều nhỏ xinh, ấm cúng nên bạn có thể yên tâm rằng giấc mơ mình không “đi lạc” quá xa. Giá nước hơi cao (khoảng từ 30.000 đồng) nhưng cũng chấp nhận được khi ở đó, bạn có những phút giây nghỉ ngơi thoải mái, dễ chịu.
Tất nhiên, Sài Gòn còn rất nhiều quán cà phê như thế nữa. Sổ địa chỉ của những quán cà phê nằm sẽ là một bộ sưu tập dài hơi.
Cà phê ngon, thơm và hương vị đặc trưng gợi nhớ, đến mức nhiều người nếu sáng ra mà chưa “chạm môi” vào ly cà phê thì cứ vẩn vơ như thiếu một điều gì. Thế nhưng nó còn là một thứ đồ uống mà các nhà khoa học hết sức khách quan đã nêu ra 8 lý do để lựa chọn

1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn

Hoạt chất trong cà phê là caffeine – một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu.
Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một cốc nước giống như nhau, rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy. Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem.
Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao?

2. Cà phê làm tiêu mỡ

Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để… giữ được một cơ thể săn chắc với những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có chứa caffeine.
Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm caffeine hòa trong rượu cồn, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào giải phóng axit béo, nhờ vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự chuyển hóa chất béo”.
Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly, nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm.

3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng

Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh hen, đã viết “Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này.
Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn công giảm được 28%.
Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng.

4. Cà phê giúp giảm đau

Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng.
Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều).
Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java (một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin.

5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan

Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện Nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa đã chứng minh rằng caffeine trong cà phê và trà giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng” và hiện tượng béo phì gây ra.
Một nghiên cứu trước đó ở Na Uy đã kết luận ba ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong do xơ gan.

6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc

Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học nơ ron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt.
Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như nhau.
GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy.
Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê không đường để làm nên tác phẩm để đời này.

7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp

Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn. Đó là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các vận động viên trong thi đấu.
Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút caffeine trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượng. Các nghiên cứu khác chứng minh caffeine làm giảm sự mệt mỏi.

8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II

Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống.
Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm 2005 có cùng kết luận này.

Cái hại của cà phê

Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại chứ! Nói cho đúng, chỉ là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine – là đáng kể.
Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay…
Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai.
Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng uống nhiều, càng buồn ngủ.
Vậy đấy. 8 cái lợi và 1 cái hại của cà phê (mà chủ yếu là của caffeine khi dùng quá liều). Uống hay không, tùy bạn, nhưng những cái lợi quả thật là diệu kỳ. Vấn đề là nếu biết khống chế liều lượng thì chỉ có lợi.
ca-phe-suc-khoeChỉ cần uống nửa tách cà phê hay trà mỗi ngày có thể giảm 34% nguy cơ bị u thần kinh đệm. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thuộc Trường ĐH Brown (Rhode Island), vừa được đăng trên tạp chí chuyên ngành dinh dưỡng lâm sàng.
Các nhà khoa học tiến hành phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 410.000 người trong một điều tra về dinh dưỡng và ung thư kéo dài gần chín năm tại chín quốc gia. Những người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn về thói quen ăn uống, trong đó có lượng cà phê hay trà họ sử dụng.
Kết quả cho thấy những người uống khoảng 100ml trà hay cà phê/ngày có thể giảm nguy cơ u thần kinh đệm, nhất là ở nam giới.
Tuy nghiên cứu không đưa ra được lý giải cho mối tương quan này, nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể do tác dụng của các chất chống oxy hóa trong trà và cà phê đã được chứng minh hữu ích với bệnh Parkinson và ung thư gan.
Nhân Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao dành món quà đặc sắc và sáng tạo gửi tặng khách quý. Đó là 20 bức tranh chân dung nguyên thủ được làm từ hạt cà phê.
tranh-Hillary-Clinton-bang-ca-phe
Chân dung Ngoại trưởng Mỹ: Hillary Clinton
Dưới bàn tay khéo léo và đầy đam mê của chuyên gia cà phê, mỗi bức tranh là một tác phẩm nghệ thuật với những đường nét tinh tế, sống động. Các bức chân dung đặc biệt này sẽ được trưng bày trong khuôn khổ chương trình Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17 vào ngày 29/10 tại Trung tâm hội nghị quốc gia trước khi gửi tặng chính thức đến các vị khách quý.
Các chuyên gia đã đầu tư hơn sáu tháng để hoàn thiện 20 bức tranh. Ban tổ chức còn sử dụng sản phẩm cà phê Chồn để gửi tặng các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế tham gia Hội nghị.
chan-dung-ong-on-gia-bao-bang-ca-phe
Chân dung thủ tướng Trung Quốc: Ôn Gia Bảo
Theo Ông Phạm Sanh Châu – Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại & UNESCO – Bộ ngoại giao: “Chúng tôi tiếp tục chọn cà phê làm đại sứ ngoại giao của Việt Nam vì cà phê ngày càng khẳng định vai trò là ngôn ngữ kết nối thế giới, vượt qua mọi rào cản về văn hóa, tôn giáo và chính trị. Hơn nữa, cà phê được đánh giá là một trong những sản vật của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.”
Từ một vài cơ sở tự phát nuôi chồn hương có tính thử nghiệm ban đầu, đến nay nuôi chồn để sản xuất cà phê Chồn sắp trở thành phong trào tràn lan khắp Tây Nguyên. Và điều gì đến cũng đã bắt đầu đến. “Sản phẩm” cà phê Chồn làm ra không kiếm được nguồn tiêu thụ.
san-pham-ca-phe-cho
Con chồn trước sự lựa chọn bất đắt dĩ

Kì 9 : Thực trạng sản xuất cà phê Chồn.

Ghi nhận đầu tiên là tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ nhất năm 2006, anh Nguyễn Quốc Khánh ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, Đak Lak đã trực tiếp đứng ra giới thiệu sản phẩm cà phê Chồn do mình nuôi. Có lẽ do giá bán còn quá cao so với túi tiền của người tiêu dùng nên chỉ mới có một số ít khách hàng mua cà phê Chồn đã rang xay và cà phê Chồn sấy khô của anh Khánh về thưởng thức, chế biến thử nghiệm. Thời điểm ấy, anh có hơn năm tạ cà phê chồn để bán. Theo anh ước tính, nếu bán được với giá 110 USD/kg thì sẽ lãi khoảng 200.000 đồng/kg mới xứng đáng với công người đầu tư chăm sóc.
Anh Hoàng Mạnh Cường ở phường Tân Tiến, Buôn Ma Thuột trong một bài báo được giới thiệu gần đây nhất trên “Sài Gòn Tiếp Thị” như là người đầu tiên sản xuất và kinh doanh cà phê Chồn từ năm 2004 (?). Năm vừa qua anh thu được khoảng 500kg cà phê từ đàn chồn nuôi của mình và chồn giao cho người thân nuôi. Sản phẩm làm ra chủ yếu bán lẻ cho khách du lịch và những người có thu nhập cao với giá 1 ký từ 1 – 1,5 triệu đồng. Anh còn ký hợp đồng cung cấp sản phẩm ổn định cho công ty Sài Gòn Ban Mê để xuất khẩu sang Nhật và các nước châu Âu.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng giá cà phê Chồn thô là không rẻ chút nào. So với mặt bằng thu nhập bình quân của dân chúng hiện nay thì giá cả đó đã buộc gần như tất cả mọi người phải quay lưng lại với sản phẩm cà phê Chồn. Vậy thì cái giá nào mới có thể coi là giá cả hợp lý của sản phẩm cà phê Chồn?
Thế giới đã biết đến cà phê Chồn với sản phẩm có tên gọi Kopi Luwak của Indonesia. Đất nước này sản xuất được mỗi năm từ 224 – 450kg cà phê Chồn thành phẩm. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Châu Âu với giá 1.500USD/kg. Một vài quán cà phê ở đây bán cho khách 1 tách cà phê là 50USD.
“Tại Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ hai năm 2008, lần đầu tiên công ty cà phê Trung Nguyên cho ra mắt sản phẩm cà phê Chồn, mỗi hộp 250g giá 750 USD, một kg bốn hộp giá 3.000 USD, với lời giới thiệu mặt hàng này thích hợp để làm quà ngoại giao hoặc quà tặng cỡ nguyên thủ quốc gia. Hiện nay, Công ty vẫn tiếp tục sản xuất cà phê Chồn đóng hộp với số lượng hạn chế cho khách VIP, và từ chối nhiều đề nghị đặt hàng khối lượng dưới 1 kg do không đáp ứng được chi phí sản xuất. Công ty cũng không có hướng giảm giá mặt hàng cao cấp này nhằm thu hút nhiều khách hàng phổ thông hơn”…(Chi Mai, Tiền Phong). Như vậy có thể nói cà phê chồn Việt Nam còn đắt hơn nhiều so với sản phẩm Kopi Luwak của Indonesia, vốn được báo chí nước ngoài cho là đắt nhất thế giới.
Đại diện một công ty cà phê khác cho biết sau khi thu mua phân chồn lẫn cà phê từ người nuôi, họ chế biến và xuất khẩu với giá hơn 600 USD/kg. “Tuy nhiên chỉ khi nào có đợt đặt hàng chúng tôi mới sản xuất”, anh cho biết.
Cách đây mấy năm, công ty cà phê Thắng Lợi từng có một hợp đồng xuất khẩu 3,5 tấn cà phê Chồn sang Hàn Quốc(?). Công ty cà phê Sài Gòn-Ban Mê cũng có xuất bán sang Châu Âu và Nhật với số lượng còn hạn chế và theo những đơn đặt hàng nhỏ lẻ (?).
Cho đến hiện nay, hai anh em Nguyễn Quốc Khánh và Nguyễn Giang Nam ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, Đak Lak cho biết hiện còn khoảng 7 tạ đóng bao hút chân không đang mòn mõi chờ khách hàng nên không còn hứng thú sản xuất cà phê Chồn nữa. Anh Hoàng Mạnh Cường ở phường Tân Tiến, Buôn Ma Thuột cũng còn khoảng 5 tạ chưa hợp đồng bán cho ai. Mối hàng trước đây hứa hẹn hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm của anh thì nay đã bỏ anh để quay sang hợp đồng và cũng hứa hẹn bao tiêu với sản phẩm cà phê Chồn của anh nông dân trẻ Nguyễn Hữu Phương ở xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng với giá rẻ hơn. Còn anh Nguyễn Văn Thưởng ở thôn 1, thị trấn huyện K’Bang, Kon Tum thì ngay từ năm 2006 đã bán với giá 500.000đ một ký hạt cho những người tò mò thưởng thức. Nhưng mối hàng lớn nhất mà anh có được là chỉ bán một lần duy nhất 10 kg cho một đại gia trong ngành rang xay cà phê. Từ đó thỉnh thoảng anh mới bán được một vài ký cho những người hiếu kỳ, số còn lại gần như không tiêu thụ được. Giờ anh chỉ còn sản xuất cho “đỡ buồn” với số lượng không đáng kể.
Như vậy cà phê Chồn của Việt Nam vốn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới như Kopi Luwak của Indonesia hay Kape Alamid của Philippines mà đã sớm vẽ nên bức tranh ảm đạm. Tương lai của nghề nuôi chồn để lấy cà phê ở nước ta sẽ đi về đâu?
Sau nhiều lần thông báo trên truyền hình cần mua cà phê Chồn, Công ty cà phê Trung Nguyên nhận được nhiều phản hồi từ các chủ trang trại cà phê và người nuôi chồn. Công ty cử nhiều nhóm kỹ thuật viên đến tận nơi theo dõi cách thức nuôi để định giá mặt hàng. Từ đó không thấy Công ty mua của ai nữa, mà theo xu thế nuôi chồn hiện nay ở Tây Nguyên “các chuyên gia của Cty Cà phê Trung Nguyên đang nghiên cứu phương pháp nuôi dưỡng các loại chồn có thể cho ra loại cà phê chồn ngon, xây dựng trang trại nuôi chồn hiện đại, phù hợp các quy định liên quan của pháp luật và công ước quốc tế về nuôi và nhân giống động vật có nguồn gốc hoang dã.” (Chi Mai, Tiền Phong).Cách làm này của công ty Trung Nguyên vừa nhằm ổn định nguồn hàng vừa đảm bảo chất lượng cao nhất cho giòng sản phẩm cà phê Chồn của mình.
Từ một đơn vị sản xuất cà phê hàng đầu như Trung Nguyên mà cũng đã có chiến lược “từ A đến Z” thì miếng bánh thị phần cà phê Chồn khó mà chia sẻ cho bất kỳ ai ở bất cứ công đoạn nào.
Chưa hết, cho rằng sản xuất cà phê Chồn sẽ đem lại siêu lợi nhuận nên người ta đã nghĩ ngay đến chuyện độc quyền. Mùa hè 2009, Cục Sở hữu Trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp mấy vị khách phương xa đưa đến mấy cục “cà phê Chồn” để xin đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Rất may là chuyện nực cười, tưởng chừng như “vô tiền khoáng hậu” đó đã không xãy ra khi Cục từ chối đăng ký.
Người viết không muốn có bất kỳ một lời bình luận nào trước thực trạng sản xuất cà phê Chồn hiện nay ngoài việc hé lộ thông tin không mấy vui vẻ trên. Chỉ xin mượn lời một nhà báo để kết thúc bài viết kỳ này : “Hi vọng tới đây, nhà nước – doanh nghiệp cùng các chủ hộ nuôi chồn lấy cà phê sẽ có sự kết hợp với nhau một cách hài hòa, hiệu quả để sản xuất ra loại cà phê Chồn đặc biệt, không những để xuất khẩu ra thế giới mà ngay cả những người Việt Nam “ghiền” cà phê cũng được thưởng thức” với một giá cả hợp lý, phù hợp với mức sinh hoạt của công chúng hơn.
Nhưng không phải thưởng thức theo kiểu như:
-Hệ thống cửa hàng khắp ba miền của một công ty cà phê trong nước đã đồng loạt bán cà phê Chồn cho khách muốn thưởng thức.
-Một số quán cà phê ở trong nước cũng có treo bảng bán cà phê Chồn…với giá vài chục nghìn đồng cho 1 ly.
Vì thế, cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn có người không biết cà phê Chồn là thế nào nhưng vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến cho rằng không có cà phê Chồn mà chỉ có “cái gọi là cà phê Chồn” mà thôi.
Các bài cùng chuyên đề:
> Kỳ 1: Truyền thuyết về cà phê
> Kỳ 2: Cà phê, một thức uống quý tộc
> Kỳ 3: Cây cà phê với các vùng thuộc địa Châu Á
> Kỳ 4: Cây cà phê ở Việt Nam
> Kỳ 5: Các giống cà phê chính
> Kỳ 6: Hồi ức – Tôi nhặt cà phê chồn
> Kỳ 7: cà phê chồn, một món quà quý hiếm> Kỳ 8 : nghề nuôi chồn hương để sản xuất cà phê Chồn
Café Lú ở Bolsa(Nam Cali)
b78506870z120090521081838000g15hvk1u1_lg
It was talking about a kopitiam! An unique one infact….in the sense that the waitresses serve the coffee in this attractive outfits:
Cafe Lu waitress CeCe Nguyen fills up glasses with tea.
Cafe Lu waitress CeCe Nguyen fills up glasses with tea.
Quynh Ly, 23, right, a waitress at Cafe Lu in Santa Ana pulls down her skirt that has a tendency to ride up as she serves customers at the popular coffee house in Santa Ana. The wearing lingerie and high heels is a common sight in the coffee houses of Little Saigon.
Dressed in revealing lingerie, Cafe Lu waitress CeCe Nguyen refills drinks for customers at the popular coffee house.
Dressed in revealing lingerie, Cafe Lu waitress CeCe Nguyen refills drinks for customers at the popular coffee house.
Quynh Ly, 23, a waitress at Cafe Lu returns to the drink bar after refilling customers drinks.
Quynh Ly, 23, a waitress at Cafe Lu returns to the drink bar after refilling customers drinks.
In addition to wearing lingerie high heeled shoes completes the standard dress for waitresses at Cafe Lu in Santa Ana.
In addition to wearing lingerie high heeled shoes completes the standard dress for waitresses at Cafe Lu in Santa Ana.
Natalie Nguyen, 35, at right, owner of Cafe Lu in Santa Ana is pictured with two of her waitresses, Annie Pham, 23, left, and Quynh Ly, 23, center.
Natalie Nguyen, 35, at right in BLUE, is the owner of Cafe Lu.
Quynh Ly, 23, a waitress at Cafe Lu refills a customer's drink during her afternoon shift. The wearing lingerie and high heels is a common sight in the coffee houses of Little Saigon.
Quynh refills a customer's drink during her afternoon shift. The wearing lingerie and high heels is a common sight in the coffee houses of Little Saigon.
Jennifer Truong, 22, asks a customer at Cafe Lu if he's ready for a refill.
Jennifer Truong, 22, asks a customer at Cafe Lu if he's ready for a refill.
Natalie Nguyen, 35, left, owner of Cafe Lu, sits down to share a laugh with customer Marc Tran, 34. Nguyen, who started out as a waitress at Café Lu and bought the business six years ago.
Natalie Nguyen sits down to share a laugh with customer Marc Tran, 34. Nguyen, who started out as a waitress at Café Lu and bought the business six years ago.
Annie Pham, 23, a waitress at Café Lu, says she likes to shop for her work clothes at Fredericks of Hollywood.
Annie Pham, 23, a waitress at Café Lu, says she likes to shop for her work clothes at Fredericks of Hollywood.
Natalie Nguyen, 35, who started out as a waitress at Café Lu bought the business six years ago.
Natalie Nguyen, 35, who started out as a waitress at Café Lu bought the business six years ago.
b78506870z120090521081838000g15hvk2r1_lg




http://video.datviet.com/pdata/17.jpghttp://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/148707_450710956986_118734426986_5836154_7258464_n.jpg
http://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/148377_450702591986_118734426986_5835875_1432302_n1.jpghttp://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/75109_450733816986_118734426986_5836841_3807622_n1.jpghttp://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/71715_448953756986_118734426986_5804690_2951553_n1.jpghttp://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/66955_441491286986_118734426986_5675893_7760812_n1.jpghttp://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/148669_450727781986_118734426986_5836697_763960_n1.jpg

http://itsjdmyo.files.wordpress.com/2010/11/62987_439038511986_118734426986_5630011_6032423_n1.jpg








1 comment: