Friday, January 6, 2012

Sức khỏe của chúng ta(124)

NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY THIẾU VITAMIN NÀO


Trong cuộc sống có những biểu hiện rõ ràng là chúng ta đang bị thiếu vitamin.

Cơ thể thiếu vitamin nào, dấu hiệu ấy.

Tỷ lệ số người biểu hiện tuy không nhiều nhưng những nhân tố tiềm ẩn trong nó thì không nhỏ.

Nếu như không được chú ý thêm ngay để tình trạng thiếu vitamin này kéo dài có thể sẽ sinh ra bệnh tật.

Khi bị thiếu Vitamin sẽ mắc những bệnh sau: Thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh phù chân, thiếu vitamin C sẽ dẫn đến bệnh hoại huyết, thiếu vitamin A dẫn đến bệnh quáng gà, thiếu vitamin D dẫn đến bệnh gù lưng …

Nếu như bạn phát hiện trên cơ thể mình hoặc hoặc người thân có những biểu hiện như dưới đây thì hãy chú ý bổ sung các loại vitamin đó ngay trong giai đoạn đầu:
http://suckhoeso.com/uploads/News_pictures/Co%20xuong%20khop/VitaminA.jpgThiếu Vitamin A: Các biểu hiện như là da khô, mẩn ngứa, móng tay nổi lên các vệt trắng rất rõ, tóc khô xác, trí nhớ giảm, tính tình bất ổn và mất ngủ, kết mạc mắt khô, sỏi đường niệu… Cần ăn nhiều dầu gan cá, trứng gà, hoa quả và các loại rau có màu vàng, đỏ và xanh…http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/28/vitamin-D.gif

Thiếu Vitamin D: Xương bị yếu, trẻ em có thể bị còi xương. Cần ăn nhiều các loại trứng, cá và thường xuyên tắm nắng.
http://suckhoeso.com/uploads/News_pictures/Co%20xuong%20khop/VitaminB1.jpgThiếu Vitamin B1: Dị ứng với âm thanh, thỉnh thoảng lại bị nhức mỏi cẳng chân, phù chân, viêm da… Nên ăn nhiều các loại đậu, ngũ cốc, các loại quả rắn, hoa quả sữa và rau xanh.
http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/25/VitaminB2.jpgThiếu Vitamin B2: Chốc mép, xuất hiện các loại bệnh trên da như: viêm da, viêm âm nang… cảm giác nóng rát ở chân tay, có phản ứng mẫn cảm quá độ với ánh sáng… Nên ăn nhiều gan, sữa bò, trứng, đậu và các loại rau xanh…http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/images/ency/fullsize/18104.jpgThiếu Vitamin B3: Tưa lưỡi dầy, môi sưng, đau lưỡi, môi và có nhiều gàu, niêm mạc khoang miệng biểu hiện khô. Nên ăn các chất có conmen.
http://thuocbietduoc.com.vn/images/news/2011/12/vitamin_b12_20-101211.jpgThiếu Vitamin B12: Cử động mất cân bằng, đôi lúc cơ thể lại đau nhức, tê tay. Nên ăn các chất có conmen và gan động vật.
http://mangthai.vn/UploadedMirror/ngactv/vitamin-C.jpgThiếu Vitamin C: Các nguyên nhân khách quan như không phải lao động quá sức, cũng không thay đổi một trường đột ngột… nhưng thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, hay bị mắc cảm cúm, ho, sức đề kháng giảm sút, thường chảy máu chân răng, chậm lành vết thương, xuất hiện các vết sâu ở lưỡi… Cần ăn nhiều cam, quýt, bưởi, táo đỏ, táo chua…

Thiếu Vitamin PP: Viêm lưỡi, viêm da, ăn không ngon miệng, tiêu hoá kém, buồn nôn, chóng mặt, trí nhớ giảm sút. Nên ăn các lương thực phụ, rau có màu xanh, gan động vật, lạc, prôtein…

Ngoài ra những dấu hiệu khác thể hiện bên ngoài cơ thể cũng có thể biểu hiện rằng bạn đang bị thiếu vitamin.
Biểu hiện ở phần miệng: Nếu như môi miệng phát ban, khô nẻ kéo dài mà môi và lưỡi lại đau, bạn rất có thể là do bệnh thiếu dinh dưỡng mà nên. Nếu không được chú ý sẽ dẫn đến viêm tuyến dịch limpha. Viêm miệng là nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu sắt, Vitamin B2 và Vitamin B6.

Trong cơ thể nếu như thiếu hai loại Vitamin này có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể. Cách bổ sung chủ yếu là ăn nhiều rau chân vịt, rau có màu xanh, thịt lợn, thịt bò, gan, đậu… cũng có thể uống bổ sung viên Vitamin B.
Biểu hiện ở phần môi: Nẻ môi, bong da, các đường vân trên môi không rõ ràng là những triệu chứng bệnh về môi do thiếu Vitamin B2 và Vitamin C. Cách bổ sung chủ yếu là ăn nhiều rau xanh, cam quýt, hồng, dưa, khoai tây… hoặc uống bổ sung viên Vitamin B và Vitamin C.
Biểu hiện ở phần lưỡi:
Nếu phát hiện đầu lưỡi phẳng lì, nụ vị giác bỗng nhiên sưng đỏ, hai bên đầu lưỡi trắng bạch hoặc vàng điều này nói nên bạn đang bị thiếu Vitamin B11 và sắt. Thiếu những chất này khiến cho quá trình tạo hồng cầu trong tuỷ xương gặp trở ngại. Từ đó dẫn đến viêm lưỡi, thiếu máu, rối loạn chức năng dạ dày, ảnh hưởng xấu cho quá trình sinh trưởng phát dục. Cách bổ sung là ăn nhiều gan, rau chân vịt,bánh mì đen và các thực phẩm có chứa thành phần Vitamin B11 hoặc uống bổ sung Vitamin B.
Tìm Hiểu Về Triglycerides
Triglycerides, chất mỡ trung tính, là một trong những dạng mỡ được tìm thấy trong máu khi làm thử nghiệm về Lipid (Lipid bao gồm cholesterol, triglycerides, lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL)).

Triglycerides được tạo ra trong cơ thể phần lớn từ các thức ăn. Khi ăn, một số calories tiêu thụ được sử dụng cho năng lượng, và một số khác được chuyển đổi thành chất mỡ trung tính (triglycerides) và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Chúng được sử dụng khi cơ thể cần đến năng lượng.

Trong những năm gần đây, qua kết quả của các nghiên cứu, mọi người đã được khuyến cáo nên lưu ý về lượng triglycerides trong cơ thể. Khi có quá nhiều chất triglycerides trong máu, nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng nguy hại đến sức khỏe sau này.
Những điều cần biết về Triglycerides:
- Mọi người đều có ít hay nhiều triglycerides trong cơ thể.

- Nếu như ăn nhiều calories hơn sức tiêu thụ của cơ thể một cách thường xuyên thì mức triglycerides có thể gia tăng rất cao.

- Nếu như bị bệnh tiểu đường, thì có thể có nguy cơ với mức triglycerides rất cao.

- Những người có mức triglycerides cao thường có nguy cơ khác như cao LDL cholesterol (mỡ xấu) và thấp lượng HDL cholesterol (mỡ tốt cần thiết cho cơ thể).
Triglycerides và cholesterol có liên quan như thế nào?
Cholesterol và triglycerides cả hai đều là chất mỡ trong máu. Cholesterol được sử dụng để cấu tạo nên các tế bào và một số kích thích tố. Cholesterol được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và trong thức ăn cho dù chỉ ăn một lượng nhỏ. Cả hai đều rất nguy hại đối với sức khỏe khi ở mức độ cao.

Một điểm hơi khác biệt là người có mức triglycerides cao chưa hẳn có mức cholesterol cao, nhưng ngược lại người có mức cholesterol cao thường có mức triglycerides cao.

Bảng đánh giá về mức độ cholesterol và triglycerides trong cơ thể:
1. Tổng số Cholesterol (mg / dL):
- Nếu ít hơn 200: bình thường
- 200-239: cao
- Từ 240 trở lên: quá cao
2. LDL Cholesterol (mg / dL):
Nếu ít hơn100: bình thường
- 100-129: hơi cao hơn mức bình thường
- 130-159: tương đối cao
- 160-199: cao
- Từ 200 trở lên được xem là quá cao
3. HDL Cholesterol (mg / dL)
- Nam giới nếu ít hơn 40: thấp
- Nữ giới nếu ít hơn 50: thấp
- Từ 60 trở lên: tốt
4. Triglycerides (mg / dL)
- Ít hơn 150: bình thường
- 150-199: cao
- 200-499: quá cao

* Công thức để tính tổng số Cholesterol và LDL:

Tổng số Cholesterol = HDL+ LDL+ (Triglycerides x 0.20)
LDL = Tổng số Cholesterol - HDL - (Triglycerides x 0.20)
LDL(Low –density lipoprotein): mật độ lipoprotein thấp. Lượng LDL cao sẽ góp phần làm gia tăng nhưng mảng bám trong thành động mạch, có thể gây tắc nghẽn dẫn đến đau tim và đột quỵ.
HDL(High –density lipoprotein): mật độ lipoprotein cao giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể, do đó được xem là chất mỡ tốt.
Khi triglycerides cao sẽ tác hại đến cơ thể như thế nào?
Mức triglycerides được xem là bình thường khi ít hơn 150mg.dL. Từ 500mg/dL trở lên thì được xem là quá cao và cần phải điều trị nếu không sẽ dễ mắc phải những chứng bệnh khác về sau.
Các triệu chứng
“Mức triglycerides cao không gây ra triệu chứng có thể nhìn thấy ở bên ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu đây là nguyên nhân gây ra bởi yếu tố di truyền, bệnh nhân có thể nhìn thấy lớp mỡ đóng dưới da gọi là xanthomas.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người có mức triglycerides rất cao có thể phát triển viêm tuyến tụy (viêm tụy) khiến cho có thể bị đau bất ngờ, nặng bụng, buồn nôn, chán ăn, ói mửa và sốt.”
Nguyên nhân gây ra triglycerides cao:
“Thông thường khi khám bệnh nhân có mức triglycerides cao, thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và tìm hiểu xem bệnh nhân có những bệnh liên quan khác như tiểu đường, cholesterol cao, cao huyết áp, bệnh béo phì, suy giáp (hypothyroidism), bệnh thận, và hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) khác hay không để điều trị, vì đây cũng là những nguyên nhân làm tăng triglycerides ở mức rất cao.

Theo tài liệu trên webmd thì một số loại thuốc sau cũng có thể làm tăng chất triglycerides trong máu: Tamoxifen, steroids, Beta-blockers, thuốc lợi tiểu (diuretics), thuốc ngừa thai, estrogen.
Ngoài ra ăn uống cũng ảnh hưởng rất cao đến mức triglycerides nếu như:
• Thường xuyên ăn nhiều calories hơn sự cần thiết của cơ thể.
• Ăn hoặc uống nhiều chất ngọt (đường)
• Uống rượu nhiều.

Trong một vài trường hợp, triglycerides cao cũng có thể là do yếu tố di truyền trong gia đình.”
Phương pháp điều trị:
Có hai phương pháp được áp dụng để điều trị triglycerides cao trong máu:
• Thuốc
• Thay đổi cách sống (ăn uống, vận động)
1. Thuốc
Thông thường trước khi ghi toa thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ thường tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra của căn bệnh:

- Tiểu sử bệnh lý của bệnh nhân
- Đang uống những loại thuốc nào
- Yếu tố di truyền trong gia đình
- Cân lượng của bệnh nhân
- Cách thức ăn uống của bệnh nhân.

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thuốc tuy nhiên vì thuốc có thể gây nhiều phản ứng phụ không tốt đối với cơ thể nhất là hại đến gan, nên bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân nên thử máu lại sau 3 tháng để xem kết quả như thế nào sau khi dùng thuốc. Nhất là ảnh hưởng của thuốc đối với gan để thay đổi thuốc cho thích hợp.

Cũng chính vì lý do này nên đôi khi bác sĩ cần phải cân nhắc lợi hại trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc. Nếu trong trường hợp bệnh nhân có nhiều nguy cơ đến động mạch vành (CAD: coronary artery disease), thì bác sĩ có thể tìm cách làm hạ thấp mức LDL (xấu) cholesterol và nâng cao mức HDL ("tốt") cholesterol trước khi cho bệnh nhân uống thêm thuốc để giảm chất triglycerides.

Ngoài ra bác sĩ có thể cũng sẽ điều chỉnh hoặc tạm ngưng cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào có thể làm tăng cao mức triglycerides.
2. Thay đổi lối sống
Thay đổi cách ăn uống và lối sống là những bước đầu tiên giúp hạ thấp mức triglycerides.

- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối, hay ăn uống hạn chế để giảm cân.
- Hạn chế uống rượu.

“Rượu đặc bịệt có ảnh hưởng rất lớn đối với triglycerides. Uống quá nhiều rượu thường xuyên có thể gây ra một sự gia tăng triglycerides đáng kể. Hoặc uống một lần quá nhiều cũng sẽ làm gia tăng chất triglyceride một cách bất ngờ, khiến có thể bị chứng viêm tụy (pancreatitis).”
- Không hút thuốc lá.
- Nếu bị tiểu đường thì nên kiểm soát lượng đường ở mức giới hạn.
- Tránh ăn những chất béo và carbohydrate không lành mạnh.
- Nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần hoặc uống thêm omega-3 bổ sung. Dầu cá với rất nhiều axít béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, và cá thu. Dầu cá omega-3 fatty acids có thể giúp hạ thấp mức triglycerides trong máu.
- Hoạt động và năng tập thể dục, thể thao nhiều hơn.

Nói tóm lại, trilycerides là một dạng chất mỡ cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần đến. Nếu như ở mức độ thấp ít hơn 150 mg/dl thì được xem là tốt nhưng nếu ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ.

Nếu như thử nghiệm với kết quả cao trên 500 mg/dl thì cũng không nên quá lo sợ, bởi vì mức triglycerides có thể giảm khá nhanh trong một thời gian ngắn nếu như biết điều trị đúng cách.

Nên dùng thuốc để giúp hạ thấp mức triglycerides trước tiên nếu như có mức độ quá cao, nếu không nó có thể ảnh hưởng đến gan, lá mía và tim mạch.

Những phương pháp sau nếu được áp dụng thường xuyên cũng có thể giúp hạ thấp mức triglycerides trong cơ thể:

- Điều quan trọng nhất là phải kiêng cử rượu trong thời gian điều trị.
- Bớt ăn đồ ngọt.
- Nên kiêng ăn thịt heo, thịt bò (thịt đỏ nói chung) và thay thế bằng thịt gà.
- Nên ăn cá thay cho thịt.
- Nên ăn thêm rau cải cũng như trái cây tươi.

Lưu ý: ăn trái cây cũng nên ăn vừa phải vì đường của trái cây là fructose, nếu dư nhiều cũng biến thành triglycerides.

- Thay gạo trắng bằng gạo lức và cũng nên áp dụng phương pháp thực dưỡng Osawa (ăn gạo lức với muối mè) trong một thời gian.
- Tránh ăn thức ăn có nhiều chất mỡ và tinh bột.
- Ăn uống chừng mực và áp dụng phương pháp 2-3-1. Sáng ăn tương đối, trưa ăn nhiều và ăn ít vào buổi tối.
- Nên vận động nhẹ như tập thể dục, dưỡng sinh khí công, đi bộ nhanh…ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
- Có thể tập thêm phất thủ liệu pháp từ 30 – 60 phút vào mỗi tối trước khi ngủ. để giúp cơ thể đốt bớt calories thặng dư sau buổi ăn.
Và điều cuối cùng là phải có sự quyết tâm trong việc điều trị.
Bài viết trên được viết dựa theo các tài liệu y khoa liên quan đến triglycerides trên các trang mạng và chỉ có tính cách tham khảo.
Nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
http://www.ama.edu.vn/images/stories/huong-dan-hoc-tap/smile-that-s-a-message.jpgNhững tác dụng kỳ diệu của nụ cười


Ai cũng biết, cười sẽ khiến tâm trạng vui vẻ sảng khoái, nhưng ngoài ra nó còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mà ít người biết đến. Theo tạp chí Discovery, cười sẽ làm tăng chức năng hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, và giảm đau.


Cười giúp giảm căng thẳng



Lượng hoóc - môn cortisol và epinephrine tiết ra trong cơ thể có khuynh hướng giảm đi khi bạn cười. Đây là những hoóc - môn gây stress, ức chế hệ miễn dịch, tạo kẽ hở cho các viêm nhiễm, bệnh tật. Các nghiên cứu đã chứng minh, cười giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng miễn dịch, hay nói cách khác là tăng cường hoạt động của các tế bào “chiến binh” – đây là một loại bạch cầu chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus. Vì tác dụng to lớn đó của tiếng cười mà những bệnh nhân mắc ung thư hay HIV được khuyến cáo duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, cười nhiều.


Những căng thẳng thể chất và tinh thần có thể khiến các prolactin, insulin, tuyến giáp và các hoóc - môn khác hoạt động không bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể.


Vậy, lần tới, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi đọc những tin tức thời sự đang diễn ra trên thế giới, hãy tìm tới mục truyện cười để lấy lại tâm trạng vui vẻ.


Tiếng cười trong kỹ năng ứng phó tình huống khó khăn


image


Cuộc sống luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, những bất trắc đột ngột ập tới luôn khiến chúng ta bối rối và nản lòng. Xe đột ngột thủng lốp trên đường, một kết quả xét nghiệm không khả quan, hay một công việc thất bại… tất cả đều là những sự việc không mong đợi mà hiếm khi chúng ta chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận. Mặc dù không điều khiển được mọi việc trong cuộc sống, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách phản ứng với những sự kiện đó. Cười là một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng do các tình huống xấu gây ra, giúp chúng ta vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng. Cười cũng sẽ giúp bảo vệ trí não, cơ thể và tinh thần, giải tỏa bầu không khí căng thẳng, khiến cho những người xung quanh cũng cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn.


Vì vậy, khi gặp vận xui, thay vì nhăn nhó bực bội và mang cảm giác khó chịu đó trong suốt 1 ngày dài, hãy thử cười lên, rồi bạn sẽ thấy mọi chuyện lại tốt đẹp ngay.


Cười giúp máu huyết lưu thông, điều hòa huyết áp


http://saga.vn/Upload/nguyhongbc/NguyHong/nucuoi.jpg

Việc cười đối với sức khỏe tim mạch cũng quan trọng như kiểm soát nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu đã cho thấy, cười giúp làm giảm và cân bằng huyết áp, tăng cường lưu thông máu. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) về mối liên hệ giữa việc cười và sức khỏe tim mạch, cười sẽ khiến cho cơ màng trong của thành mạch máu giãn nở, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ khả năng tăng cường lưu thông và tăng oxy máu nên cười là một đồng minh mạnh mẽ của chúng ta trong cuộc chiến chống lại các bệnh tim mạch.
Cười có tác dụng như tập thể dục
Các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 100 nụ cười thành tiếng thì có tác dụng tương đương với khoảng từ 10 - 15 phút tập luyện trên máy thể dục. Với hiệu quả như vậy nhưng bạn lại không cần phải hùng hục vã mồ hôi, hơn nữa còn cảm thấy rất vui vẻ, vậy tại sao bạn không cười nhiều hơn một chút.
Ngoài tác dụng tiêu thụ bớt năng lượng trong cơ thể, cười còn có tác dụng làm vệ sinh hệ hô hấp. Tương tự như khi tập thể dục, bạn thường hít thở thật sâu sau khi cười hết cỡ, việc hít thở này ngay lập tức sẽ làm thông thoáng các đường dẫn khí, gia tăng lượng oxy hít vào. Vì cười cũng có tác dụng như tập thể dục nên đó là lí do tại sao sau mỗi trận cười vỡ bụng bạn thường cảm thấy mệt lả.
Cười tốt cho bệnh nhân tiểu đường
http://tockhoedep.vn/img/article/A4CAEISO_212.jpg
Trong một số nghiên cứu, người ta đã phát hiện rằng việc cười có tác động tích cực đến nồng độ đường trong máu. Tuy chưa rõ cơ chế nào gây ra hiện tượng này nhưng khi tiến hành thí nghiệm trên một nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các nhà nghiên cứu nhận thấy, lượng đường trong máu của họ ổn định hơn khi xem một chương trình tấu hài so với khi nghe một giờ giảng buồn tẻ.
Một nghiên cứu khác theo dõi hiệu quả của liệu pháp cười đối với hệ thống renin-angiotensin ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Kết quả cho thấy, lượng men renin giảm đáng kể khi áp dụng liệu pháp này. Điều này có nghĩa, tiếng cười có thể giúp các bệnh nhân tiểu đường tránh được những biến chứng liên quan đến vi mạch máu.
Cười giúp giảm đau
http://www.tintuconline.com.vn/Library/images/71/2011/10/ngay21/user458043_pic589809_1259411471.jpg
Cười là liều thuốc giảm đau tự nhiên tốt nhất. Nó rất hiệu quả, lại miễn phí, chẳng cần ý kiến bác sĩ và hơn nữa lại sẵn có ở bất cứ đâu.
Có thể bạn sẽ chẳng nghĩ tới việc cười nếu chẳng may vừa bị ngã từ trên cao xuống hay cắt phải tay mình, nhưng hãy cố mà cười đi, vì nó sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau nhanh chóng nhờ vào phản xạ phóng thích endorphin trong não khi cười (một hoóc môn giảm đau có tác dụng như thuốc phiện). Cười giúp xua tan nỗi sợ hãi, hóa giải cơn tức giận, do đó chúng ta sẽ có thể giải quyết tình huống hiệu quả hơn.
Cười giúp thúc đẩy các mối quan hệ xã hội
http://www.cyvee.com/GetPhoto.aspx?name=901.jpg&s=&tp=1
Cười là một hiệu ứng dễ lây lan. Khi bạn cười, những người xung quanh thường có khuynh hướng cười cùng bạn (điều tương tự hiếm xảy ra khi bạn khóc). Mọi người đều thích gần gũi hay giao tiếp với người hay cười.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc cười sẽ giúp mọi người kết thân và giao tiếp với nhau. Càng cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh ai đó thì bạn càng dễ cười. Và theo các nghiên cứu, khi ở trong cộng đồng người ta thường cười nhiều hơn gấp 30 lần so với khi ở một mình.
Ngoài ra cười còn là một ngôn ngữ quốc tế vô cùng thân thiện. Nó là cách phá tan “băng giá” trong những buổi gặp gỡ tập thể, giúp mọi người thoải mái giao tiếp với nhau hơn.
Cười giúp giảm căng thẳng
http://tudienkybi.com/vn/wp-content/uploads/2011/12/smile.jpg
Việc giải tỏa căng thẳng, bực tức, sợ hãi bằng tiếng cười mang lại nhiều lợi ích quan trọng về mặt tâm lý. Ngoài ra, cười còn làm giãn và giảm căng thẳng cho các cơ bắp, là cứu cánh cho những người mắc chứng đau cơ do co thắt. Đây là lý do trước khi tiêm, các bác sĩ hay y tá thường nói chuyện vui để người bệnh cười; làm như vậy để bệnh nhân không bị căng cơ lúc tiêm thuốc.
Cười giúp kích thích và tăng cường hoạt động của các cơ quan
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/89/CE/kim450.jpg
Như đã đề cập phía trên, cười sẽ giúp máu huyết lưu thông, ức chế các hoóc môn gây căng thẳng, và tăng cường thể lực. Nói cách khác, việc cười sẽ có tác động tích cực đến các cơ quan như tim, phổi, não và kích thích chúng hoạt động.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cười còn có lợi cho hệ tiêu hóa, chẳng hạn như có tác động tích cực đối với chứng ruột dễ bị kích ứng hay bệnh viêm túi thừa (túi thừa ở ruột non nằm trong vùng bụng dưới phải, gần với vị trí của ruột thừa).
Cười giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch
http://phunutoday.vn/dataimages/201104/original/images442762_smile.jpg
Các nhà khoa học khẳng định, cười có tác dụng vô cùng tích cực và quan trọng đối với hệ miễn dịch. Họ còn cho rằng nên xếp việc cười ngang hàng với việc dùng vitamin tổng hợp và xà phòng diệt khuẩn. Với những tác dụng như giảm lượng hoóc môn gây căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu, tăng lưu lượng oxy qua hít thở, giải tỏa các cảm xúc tiêu cực, cười sẽ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Với những lợi ích to lớn như trên mà việc thực hiện lại hoàn toàn miễn phí và quá đơn giản, vậy bạn còn chần chừ gì nữa. Hãy quên hết lo toan mà vui vẻ cười lên đi!
Âm nhạc và tiếng cười giúp giảm huyết áp
Từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh điều này.
Lắng nghe một giai điệu mà bạn yêu thích hoặc nở một nụ cười tươi và sảng khoái có thể giúp bạn giảm huyết áp. Hiệu quả mà nó mang lại còn lớn hơn cả việc phải bỏ ra 10 euro để chăm sóc sức khỏe.
Các nhà khoa học cho thấy những người tham gia vào nghiên cứu sau hai tháng sống trong môi trường âm nhạc và cười vui thoải mái đã có tác dụng giảm huyết áp tâm thu trung bình 5-6mmHg.
http://images.thegioididong.com/Files/2011/01/20/28558/177_Lam-the-nao-de-em-be-cuoi-voi-may-anh.jpg
Ngược lại, ở nhóm đối chứng không có sự thay đổi chỉ số này. Họ được nghe nhạc, hát và thoải mái lựa chọn thể loại để nghe như nhạc pop, nhạc cổ điển, nhạc jazz. Họ cũng được khuyến khích nghe nhạc ở nhà, được nghe những câu chuyện hài hước, được khuyến khích cười cho tới khi cười một cách tự nhiên.
Sau ba tháng, huyết áp tâm thu của nhóm được nghe nhạc và chuyện cười giảm khoảng 5 hoặc 6 mmHg, trong khi không có sự thay đổi chỉ số này ở nhóm đối chứng. Hơn nữa, các phép đo được thực hiện ngay lập tức trước và sau mỗi buổi trị liệu cho thấy đôi khi huyết áp còn giảm sâu hơn, tới 7 mmHg.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù âm nhạc và tiếng cười tự nó không đủ để chữa bệnh cao huyết áp, nhưng “đây là công cụ tự nhiên tuyệt vời để cải thiện sức khỏe, nhưng chúng tôi không khuyên bệnh nhân cao huyết áp sử dụng nó thay cho thuốc”, nó chỉ làm tăng khả năng khỏi bệnh và bổ trợ cho thuốc mà thôi.
Hiện cơ chế của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, một số nhà nghiên cứu cho rằng thư giãn có thể làm giảm lượng cortisol - một hocmon stress góp phần làm tăng huyết áp.
Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng âm nhạc và tiếng cười làm tăng kích thước lớp đệm bên trong mạch máu thêm 30%, từ đó làm giãn mạch máu và giảm huyết áp.

Thở bụng: đơn giản mà diệu kỳ
Thử quan sát một đứa bé sơ sinh đang nằm ngủ: phần cơ thể lên xuống đều đều theo nhịp thở không phải là phần ngực như đa phần người lớn mà là bụng! Không may, khi lớn lên rồi thì ngoại trừ số ít người có luyện tập như vận động viên, đạo gia hoặc các nhà khí công… những căng thẳng và ưu tư trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng căng cơ, thở nhanh, thở ngắn dần dần tập nhiễm thành thói quen thở cạn, chỉ thở ở phần ngực.
Thở bụng giúp chống stress, cải thiện sức khoẻ và gia tăng khả năng phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp.
Ảnh: Hồng Thái
Khi quan sát hơi thở, cần chú tâm đến chuyển động phồng lên xẹp xuống ở bụng.
Quả tim thứ hai
Trong khi phép thở bình thường chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực thì ở cách thở bụng, thường gọi là cách thở triệt để, có thể vận dụng cả cơ bụng và các cơ đáy chậu. Hệ thống cơ hoành, cơ ngực, cơ hông và các cơ vùng đáy chậu hình thành nên một cơ chế giống như một “quả tim thứ hai” để thúc đẩy lưu thông khí huyết. Bụng dưới phình lên sẽ kéo theo hoành cách mô hạ xuống để nở rộng dung tích phổi. Ngoài ra, ở thì thở ra, thở chậm và từ từ ép sát bụng dưới vừa có tác dụng xoa bóp nội tạng, thúc đẩy khí huyết đến các nơi hiểm hóc hoặc xa nhất của cơ thể mà trong điều kiện thở bình thường việc trao đổi khí huyết khó xảy ra. Thở bụng, thở sâu, thì thở ra chậm và dài hơn thì hít vào còn có tác dụng tăng cường ức chế hệ giao cảm để điều hoà thần kinh. Về mặt khí công, thở bụng có tác dụng kích hoạt khí đan điền, tăng cường nội khí và đối trị với các chứng hư hoả.
Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
Ngày nay, nhịp sống nhanh và mức độ cạnh tranh cao dễ gây căng thẳng tâm lý, làm rối loạn hoạt động nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiều loại bệnh từ cảm cúm, các chứng đau nhức đến những bệnh tim mạch, tiểu đường. Thỉnh thoảng hướng sự chú ý vào những hơi thở sâu là cách đối trị đơn giản và hữu hiệu. Có một số người bị bệnh khó ngủ, mất ngủ lâu ngày có thể hồi phục giấc ngủ dễ dàng ngay đêm đầu tiên được hướng dẫn quan sát hơi thở ở bụng dưới. Bác sĩ James Gordon, giám đốc trung tâm Y học tâm thể ở Washington (Mỹ) khẳng định: “Sự hô hấp chậm, sâu có lẽ là cách tốt nhất để chống stress”. Những khảo sát của giáo sư Robert Freedman, một chuyên gia về tâm thần và thần kinh cũng cho thấy lối thở bụng đã làm giảm đáng kể những triệu chứng sau mãn kinh và các chứng trầm cảm. Bác sĩ Jon Seskevich, thuộc trung tâm Y học Bắc Carolina luôn quan tâm dạy thở cho hàng chục ngàn bệnh nhân ung thư hoặc những người mắc các loại bệnh về tim, phổi. Ông nói: “Thở bụng không giúp họ khỏi bệnh ung thư, nhưng có thể làm họ giảm đau và tránh được cho họ nhiều ngày lưu trú khổ sở ở các đơn vị chăm sóc tập trung”.
Thở bụng giúp tăng dung tích phổi, điều hoà thần kinh và hoạt động nội tiết nên có thể cải thiện hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan. Tác động dễ thấy nhất là đối với các bệnh lý về tim mạch. Thở bụng và thở dài hơi ở thì thở ra làm nở mạch ngoại biên, tăng cường lưu thông khí huyết và điều hoà thần kinh giao cảm nên cải thiện được các chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp cũng như huyết áp cao.
Luôn có sự tương tác giữa hơi thở, cảm xúc và huyết áp. Lúc lo âu, căng thẳng sẽ thở nhanh, thở gấp và huyết áp tăng. Lúc bình tĩnh, tinh thần thoải mái, nhịp thở chậm, đều và huyết áp hạ. Do đó, thực hành tốt cách quan sát thở bụng sẽ nhanh chóng tạo ra những đáp ứng thư giãn không chỉ làm vắng bặt những nỗi khủng hoảng, lo sợ mà còn có thể giúp cắt cơn cao huyết áp.
Lương y Võ Hà
Phương pháp tập thở bụng
Nằm hoặc ngồi ở nơi yên tĩnh. Buông lỏng cơ thể, đặt một bàn tay trên bụng dưới. Hít vào đến bụng dưới, cảm nhận rõ bụng dưới hơi nhô lên dưới bàn tay. Không cố hít vào quá nhiều để tránh ngộp hơi hoặc làm mệt tim.
Thở ra chậm cho đến cuối hơi trong khi ép dần bụng dưới xuống. Có thể thở ra bằng miệng. Miệng chỉ vừa mở đủ để hơi thở thoát ra. Cảm nhận rõ lúc đang thở ra khi bụng dưới hạ xuống dần dưới bàn tay. Hít vào, thở ra từ hơi thở này đến hơi thở khác. Thì thở ra dài hơn thì hít vào. Khi thuần thục, có thể để hai tay buông lỏng bên thân hoặc trên đùi.
Có thể thở mỗi lần một vài hơi thở ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào hoặc sử dụng như một hình thức thiền trong một buổi tập dài hay ngắn tuỳ điều kiện thời gian và sở thích mỗi người. Lâu dần, thở bụng sẽ được tập nhiễm thành thói quen. Lúc này chuyển động lên xuống ở bụng dưới đã thành một phản xạ tự nhiên, không còn lệ thuộc ý thức của người tập nên được gọi là phản xạ thở bụng.
Tập lúc bụng trống, mỗi lần từ 10 phút trở lên vào những giờ nhất định, sau khi tắm rửa sạch sẽ và đã hoàn tất mọi việc trong ngày.
Thở sâu - sống lâu
Bùi Tín
Xin gửi các bạn một biện pháp tăng sức khoẻ không tốn tiền, lại có hiệu quả rõ. Tôi học từ bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997). Anh Viện tốt nghiệp bác sỹ y khoa Paris, bị lao phổi nặng khi gần 30 tuổi. Anh chịu 7 cuộc giải phẫu, cắt 8 xương sườn, cắt hẳn một lá phổi. Anh khỏi bệnh, chỉ còn 40 kg, nhưng cố luyện sức để sống. Năm 1954, bác sỹ chuyên khoa Pháp ước đoán anh Viện chỉ có thể sống thêm từ 3 đến 5 năm, nghĩa là chỉ đến 1957 - 1959 (khi 46 tuổi). Anh tự tin, luyện tập nơi an dưỡng. Anh khoẻ ra, về Paris làm việc bình thường từ 1960, để năm 1963 anh về nước, làm việc miệt mài, viết sách, viết báo, làm Chủ nhiệm - Tổng biên tập tạp chí Études Vietnamiennes (Nghiên cứu về Việt nam) suốt gần 30 năm. Anh đề ra phương pháp dưỡng sinh - thở sâu sống lâu, qua kinh nghiệm của chính anh. Anh còn là chủ tịch hội đá kiện (đá cầu)Việt Nam, phát triển môn đá kiện (bằng đồng xu, lông gà) trong các trường học miền Bắc, với những cuộc thi đá kiện hằng năm...
Anh Viện mất ngày 10-5-1997. thọ 84 tuổi, vượt 38 năm dự kiến, sống gần gấp đôi 'định mệnh'. Một 'hiện tượng' kỳ diệu, thần kỳ, 'un miracle!'.
Anh Viện là một trí thức lớn, con nhà nòi, con cả của cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, lừng danh vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh, xứ Nghệ và trong giới kẻ sỹ Bắc Hà. Anh từng được Giải thưởng Lớn về Pháp Văn - Grand Prix de la Francophonie năm 1992 của Viện Hàn Lâm Pháp.
Anh Viện nhiều lần gọi điện thoại cho tôi. Tôi nhớ như in năm 1992, khi được thưởng lớn, anh bảo tôi: "Hơn 40 cuốn sách, mấy nghìn bài báo, rồi sẽ qua đi, chỉ được vài tiếng vang nhỏ! Cái quý nhất mình để lại là bài 'vè' thở sâu 12 câu 4 chữ, dễ nhớ; cậu phổ biến rộng hộ mình nhé !".
Bài 'vè' như sau:
Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.
12 câu, 48 chữ, vậy mà hiểu cho thấu đáo, luyện thành nếp, đạt hiểu quả cao, phải khổ luyện từ 3 tháng, 6 tháng đến 2 năm mới thật là nhuần nhuyễn.
Có mấy bí quyết cần nhận rõ:
- khí, khí lực là sức sống con người, từ hô hấp, tiêu hoá,tuần hoàn, vận động, tư duy mà tạo nên,
- nguồn cơ bản của khí là dưỡng khí, một thành phần quyết định của không khí, trong bầu khí quyển của quả đất ta đang sống,
- thở, hít vào và thở ra là thu nạp chất sống, loại chất độc, nuôi dưỡng cơ thể, là việc làm từ khi ra đời cho đến khi chết, tắt thở;
- thở sâu là tăng đáng kể dưỡng khí vào khắp lục phủ ngũ tạng của cơ thể, xoa bóp, bồi dưỡng, tẩy rửa các bộ phận làm cho tiêu hoá thuận lợi, huyết mạch lưu thông, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận, tim mạch khoẻ khoắn, cho đến óc não, tinh thần đều sảng khóai, phòng ngừa và chữa trị tình trạng suy yếu và nhiều bệnh tật;
- cần tự luyện để biết cách thở có hiệu quả nhất, không phải thở chỉ bằng phổi mà thở chủ yếu bằng nâng cơ hoành, từ từ phình bụng cho không khí tràn sâu vào khắp khoang ngực và bụng, rồi thở ra bằng thót nhẹ bụng và ngực cho gần như hết kiệt...
- dưỡng sinh toàn diện là kết hợp âm và dương, tĩnh và động, thể xác và tinh thần, lý trí và cảm xúc, hoạt động thì hoạt bát, hăng say sôi động, nghỉ ngơi thì tĩnh lặng, trống không, thư giãn, ham mê việc tốt cho đời, cho nhân quần xã hội, dửng dưng trước những ham muốn thấp kém vô bổ có hại.
Những câu lạc bộ thở sâu ở Hà Nội có kinh nghiệm luyện thở sâu lúc đầu theo nhịp 1 phút 6 nhịp hít vào - thở ra (mỗi nhịp 10 giây, hít vào 5 giây, thở ra 5 giây) cho quen, sau vài tháng nâng lên dần 1 phút 3 nhịp (hít vào 10 giây, thở ra 10 giây), sau vài tháng có thể nâng lên một phút 2 nhịp là đạt được mức khả quan rồi.
Người bình thường thở 1 phút 18 - 22 nhịp, có người thở gấp, nhịp rất ngắn, 1 phút đến 28 - 30 nhịp.
Khi luyện cho cơ thể quen, không cần nghĩ đến nhịp thở, vẫn thở sâu như thường. Khi đi bộ, đi xe đạp, ngồi trong ô tô, khi đọc sách, ngồi họp, bấm máy computơ, khi nằm, thậm chí khi ngủ cơ thể vẫn giữ nhịp thở sâu, thế là đã đắc đạo dưỡng sinh, sẽ sống lâu hơn được hàng chục năm, thậm chí vài chục năm!
Xin chúc các bạn trẻ, già, nam, nữ, gần, xa đều tự mình kiên trì 'tham gia' câu lạc bộ thở sâu, sống có ích cho xã hội, như mong muốn của b/s Nguyễn Khắc Viện.
Chân thành chúc các bạn sống lâu trên trăm tuổi!
Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị - VN
Ngủ dậy vẹo cổ hãy bấm tay
http://hunghtq.com/wp-content/uploads/2011/11/vi-tri-huyet-lac-cham.jpg

Một sáng nào đó khi thức dậy, bạn chợt phát hiện cổ mình bị căng cứng, cử động rất khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Sự đau nhức càng tăng lên khi cố làm động tác quay cổ, có khi đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả, khiến cho cổ phải nghiêng về một bên trong tư thế rất gò bó để chống đau. Nếu có những biểu hiện đó, rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh vẹo cổ mà y học cổ truyền thường gọi là lạc chẩm hay thất chẩm.

http://img.ciao.vn/tapchi/contents/images/VanNTK/2009/12/24/bam%20tay.jpg
Vị trí huyệt lạc chẩm trên bàn tay. Ảnh: Hồng Thái
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý, đầu gối quá cao hoặc quá cứng khiến cho đầu cổ lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau. Ngoài ra, tình trạng thoái hoá cột sống cổ hoặc cổ bị lạnh cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh phát sinh hoặc nặng thêm. Khi lâm vào tình trạng khó chịu này, trước tiên bạn phải hết sức bình tĩnh và sau đó lần lượt tiến hành các thao tác sau đây:
http://i49.tinypic.com/xpy7o0.jpgDùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ: trong vài phút sao cho tại chỗ nóng lên là được, có thể thoa thêm một chút dầu cao hoặc cồn rượu xoa bóp để làm tăng tác dụng trị liệu. Cũng có thể chườm vùng cổ vai bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu.
Dùng các ngón tay nhẹ nhàng day ấn cổ vai: để xác định được các điểm đau nhiều (áp thống điểm). Sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong vài phút. Chú ý mỗi điểm day đều với một lực vừa phải chừng 30 giây rồi ấn áp thống điểm từ nhẹ đến mạnh trong năm giây, nghỉ hai giây rồi lại tiếp tục ấn, tiến hành chừng 3 – 4 lần như vậy là được. Khi ấn cảm giác đau nhức thường tăng lên nhưng không vì thế mà giảm cường độ tác động.
Dùng ngón tay trỏ hoặc đầu bút bi (không phải đầu nhọn): day ấn huyệt lạc chẩm trong vài phút, mỗi ngày kiên trì day ấn vài lần. Vị trí huyệt lạc chẩm là ở mu bàn tay, nằm giữa hai xương bàn tay 2 và 3, trên khớp xương bàn – ngón khoảng 0,5 thốn (một thốn ở người trưởng thành là từ 2 – 2,2cm). Khi ấn có cảm giác đau tức nhất. Huyệt vị này còn có tên gọi là hạn cường, hay kỳ huyệt, có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như cứng gáy, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau họng, đau vai và cánh tay... Vì là huyệt hết sức hữu hiệu trong trị liệu chứng vẹo cổ nên được gọi là huyệt lạc chẩm. Ngoài thủ thuật day bấm, người ta còn dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5 – 1 thốn, tại chỗ thường có cảm giác căng tức, có khi cảm thấy như bị điện giật lan tới mút ngón tay.
Nói chung, bạn chỉ cần áp dụng thủ pháp trị liệu như trên chừng 3 – 4 lần là có thể chữa khỏi chứng vẹo cổ hoặc ít nhất cũng giúp cho bệnh trạng thuyên giảm nhiều. Nếu hiệu quả không rõ rệt thì cần đi khám để tìm thêm nguyên nhân và loại trừ biến chứng của các bệnh khác.
http://cdn.liva.com.vn/cdn/webphunu.net/sites/default/files/2011-21/massage2.jpg
Một chiếc chân gà nướng độc bằng 60 điếu thuốc?
Đó là thông tin gây sốc đang lan tràn chóng mặt trên các trang mạng Trung Quốc, khiến nhiều bạn trẻ sợ hãi trước tác hại khủng khiếp của món ăn vặt khoái khẩu này. Bài viết có thông tin trên được đăng tải trên trang Weibo. Một số cư dân mạng hoang mang tới mức lập topic bàn riêng về chủ đề chân gà nướng và rôm rả bàn luận. Có người còn quả quyết: “Từ nay về sau thà hút thuốc lá, còn hơn ăn chân gà nướng”.
http://files.myopera.com/ngagems/files/changanuong.jpgTheo bài viết trên, khi thịt được nướng chín ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân giải nhỏ giọt xuống lớp than hoa, sau đó lại bốc hơi quyện vào chất protein trong thịt tạo thành benzopyrene, một chất hydrocarbon thơm và có khả năng gây ung thư cao. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu thường xuyên ăn đồ nướng có benzopyrene, chất này sẽ tích tụ dần trong cơ thể, gây ung thư dạ dày, đại trực tràng. Trong khi đó, thuốc lá cũng chứa benzopyrene. Nếu tính liều lượng, một chiếc chân gà nướng độc hại bằng 60 điếu thuốc.
Dân mạng Trung Quốc đang phát hoảng với tin đồn: Chân gà nướng độc hại bằng 60 điếu thuốc lá.
Cách giải thích này khiến nhiều người giật mình lo lắng. Bạn “Tang xi xi” cho biết sẽ không ăn lại món nướng hấp dẫn này, thậm chí kêu gọi bạn bè tẩy chay đồ nướng.

Vậy mức độ độc hại của món chân gà nướng thực sự đến đâu? Chuyên gia dinh dưỡng Liu Li phát biểu: “Trong chân gà nướng và thuốc lá đều chứa chất benzopyrene gây ung thư, đó là sự thực không phải bàn cãi. Tuy nhiên, nói mức độ độc hại của món ăn vặt này tương đương với 60 điếu thuốc lá chỉ là cách nói phóng đại, ngoa ngôn trên thế giới ảo. Hàm lượng chất benzopyrene trong đồ nướng là 5.000 ng/kg (nanogram/kilogram). Một chiếc chân gà nướng có trọng lượng 100 gr, như vậy lượng benzopyrene trong đó chỉ có khoảng 500 ng. Còn lượng benzopyrene trong một điếu thuốc lá lên tới 100 ng. Như vậy, hàm lượng chất này trong một chiếc chân gà nướng chỉ tương đương với 5 điếu thuốc, không thể đạt con số như lời đồn thổi".
Như vậy, dù chưa đến mức khủng khiếp như đồn đại nhưng chân gà nướng vẫn là món ăn chứa chất độc hại, vì vậy nếu không muốn bị ung thư, bạn không nên ăn món này quá nhiều.

Mai Anh (theo Huanqiu)
Tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Do vậy, vai trò của người thân trong quá trình chăm sóc người bị tai biến mạch máu não rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bạn cần phối hợp với bác sĩ điều trị để chăm sóc cho bố thật tốt. Tư thế nằm của người bệnh cần chú ý đầu giường cao 30 độ với đầu, cổ và thân người thẳng nhau, tránh gối cao gập cổ gây khó thở. Bên cạnh đó, bạn nên xoay trở tư thế nằm (nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nghiêng phải) của người bệnh thường xuyên mỗi giờ để chống loét, giữ quần áo, tấm trải giường, nệm và da bệnh nhân khô ráo, sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn và tránh loét. Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày.
Về vấn đề dinh dưỡng thì tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh nhưng cần cho ăn theo hướng dẫn tránh bị sặc, nôn: cho ăn tư thế ngồi (nếu bác sĩ cho phép) hoặc nằm đầu cao 30 độ; dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn, đợi bệnh nhân nhai nuốt được rồi mới cho tiếp; nếu ăn bằng ống thông thì phải để điều dưỡng (y tá) thử ống, cho ăn, cho uống nước và thuốc. Ngoài ra, để máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ, bạn cần xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay chân cho người bệnh đồng thời phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu để tập cho người bệnh.
BS. Lê Ngọc Liên
Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B (viết tắt là nhiễm HBV) đúng là cũng giống như nhiễm HIV. Tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục; đường máu (từ đường tiêm chích); từ mẹ truyền sang con khi mang thai và lúc sinh. Tuy nhiên, nhiễm HBV có thuốc chữa và thuốc ngừa, chứ không phải hoàn toàn không chữa được. Khi làm xét nghiệm máu và có kết quả chính xác nhiễm HBV, nhưng nếu không có triệu chứng rối loạn (thể hiện các men gan ALT, AST khi xét nghiệm vẫn ở mức bình thường) thì người nhiễm an tâm không cần chữa trị gì cả, bởi vì không phải tất cả mọi người bị nhiễm đều phát bệnh. Có những người tuy mang mầm bệnh HBV suốt đời nhưng vẫn có thể chung sống “hòa bình”, không gây rối loạn chức năng gan nào cả.
Virus viêm gan B.
Trong trường hợp này, nếu người mang mầm bệnh biết giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không uống rượu và dùng bừa bãi thuốc, tinh thần lạc quan, thư thái, không lo âu phiền muộn thì bệnh sẽ không phát. Hiện nay có 2 thuốc tác động thực sự đến HBV và có thể loại trừ nó là: interferon alpha và lamivudin. Nhưng bác sĩ chỉ cho dùng khi người bệnh có dấu hiệu viêm gan mạn hoạt động và có biểu hiện siêu vi đang nhân đôi (xét nghiệm thấy HBsAg dương tính, HbsAg dương tính, HBV DNA dương tính). Người bị nhiễm không cần chữa trị vẫn nên tái khám sau mỗi 6 tháng hay 1 năm để theo dõi.
BS. Phương Hà
Những phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là phụ nữ sinh con đầu lòng, thường có nhiều thắc mắc xung quanh chuyện sinh hoạt và nuôi con.
Dưới đây là những kiến thức hữu ích cho chị em bầu bí để chuẩn bị hành trang đón con yêu chào đời:
Bao lâu mới được "gần gũi" chồng?
Đây là câu hỏi làm nhiều bà mẹ trẻ phân vân. Chính vì sợ ảnh hưởng tới cơ thể, sợ đau… nên nhiều người chỉ dám bắt đầu chuyện chăn gối từ 4-6 tháng sau khi sinh. Trên thực tế với những ca sinh thường, sau khi sản dịch hết, cơ thể hồi phục là có thể có cuộc sống tình dục bình thường. Tình dục sau khi sinh còn là cách tập thể dục bên trong cơ thể, kích thích sự tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi "khởi động" để tránh đau đớn, nếu có, cho phụ nữ . Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh dường như chuyện chăn gối đã thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, giao hợp khó khăn...
Tắm giặt và trang phục
Trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải dồn ứ ở lỗ chân lông, vì vậy không nên kiêng tắm. Tắm gội sớm làm sạch da, tẩy bỏ các tế bào chết và lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da, giúp cơ thể sảng khoái, máu lưu thông tốt hơn.
Sau sinh bao lâu mới được "gần" chồng?, Bà bầu, chu ý sau sinh, luu y sau sinh, sau sinh, ba bau, mang thai, mang bau, bao phu nu,
Chị em nên chọn quần áo thoáng mát và sáng màu để dễ nhận biết vết bẩn. (Ảnh minh họa)
Phải tắm bằng nước ấm, nơi kín gió. Có thể kết hợp tắm nóng lạnh - sau khi tắm nước nóng, nên tắm lại bằng 2 gáo nước thường - để tăng sự tuần hoàn máu và đẩy nhanh quá trình co cơ ở thai phụ.
Trong thời kỳ cho con bú, lượng mồ hôi tiết ra nhiều nên các bà mẹ trẻ cần tắm giặt thường xuyên, giữ cho cơ thể sạch sẽ. Nhiều bà mẹ mới sinh có thói quen mặc đồ màu tối với lý do để... sạch hơn. Tuy nhiên, nên mặc màu sáng, giúp dễ phát hiện ra vết bẩn. Màu sắc trang phục không chỉ làm bạn đẹp hơn mà còn mang lại cảm giác vui tươi cho mình và người thân.
Nhiệt độ phòng nghỉ lý tưởng cho cả mẹ và con là 25 độ C. Tuyệt đối không đốt than. Khí điôxít cacbon trong than sẽ làm thiếu ôxy và có thể gây ngạt thở, ngộ độc não.
Vận động và thể dục
Theo các bác sĩ khoa sản, trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 tiếng là có thể vận động được. Vài ngày sau khi cơ thể hết đau, thai phụ đã có thể bắt đầu với các bài tập vận động nhẹ nhàng như co duỗi tay, nằm ngửa co duỗi chân, thực hiện động tác đạp xe trong không khí, hít thở (hít sâu, đếm đến 8 thì từ từ thở ra).
Phụ nữ không vận động ngay sau khi sinh sẽ làm ứ trệ máu - nên nhớ, càng vận động sớm thì cơ thể càng sớm hồi phục.
Thể dục là cách tốt nhất để lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Các hình thức thể dục phù hợp là đi bộ, lắc vòng, nhảy dây, bơi (sau khi đã hết sản dịch).
Sau sinh bao lâu mới được "gần" chồng?, Bà bầu, chu ý sau sinh, luu y sau sinh, sau sinh, ba bau, mang thai, mang bau, bao phu nu,
Sau sinh chị em nên ăn đồ mát để chống táo bón. (Ảnh minh họa)
Chống táo bón
Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ cần ăn uống đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau quả, trái cây tươi, chất đạm, chất béo (dầu thực vật). Sữa pha nóng là một trong những thức uống rất tốt cho bà mẹ nuôi con bú. Chỉ nên kiêng các gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi và hạn chế các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê. Ăn các rau trái giúp nhuận tràng như thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, các loại canh khoai mỡ, khoai từ.
Nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, kích thích sự tiết sữa và chống táo bón. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, sữa chua cũng góp phần làm sản dịch mau sạch.
Tránh thai trong thời kỳ cho con bú
Chỉ sau 1-1,5 tháng trứng sẽ rụng trở lại, nếu không có biện pháp ngừa thai thì sẽ bị vỡ kế hoạch. Phụ nữ cho con bú đúng 8 lần/ngày thì chu kỳ kinh có thể sẽ lùi lại 3-6 tháng.
Biện pháp tránh thai sau khi sinh thuận tiện nhất là dùng bao cao su. Bao cao su có chất bôi trơn, giúp quan hệ dễ dàng hơn, đồng thời ngăn không cho tinh trùng vào âm đạo, sẽ làm hạn chế sự viêm nhiễm âm đạo. Cách khác cũng được nhiều phụ nữ áp dụng là dùng thuốc viên tránh thai dành riêng cho phụ nữ sau khi sinh. Thuốc không ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị sữa cũng như sức khỏe của mẹ và con.
Những thực phẩm không nên ăn khi còn tươi vì sẽ sinh nhiều chất có hại cho sức khỏe:
1. Sứa
Sứa khi còn sống chứa rất nhiều nước, thịt sứa rất dày và chứa nhiều độc tố. Chất độc chỉ có thể được tiết ra ngoài khi ngâm qua ba lần trong nước muối và phèn. Khi đó thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Sứa chỉ nên sử dụng khi thịt sứa trở nên dai hơn, và không bị chảy nước khi bóp mạnh vào thịt.
3 thực phẩm không nên ăn khi... còn tươi
2. Mộc nhĩ tươi
Nếu ăn mộc nhĩ tươi, da chúng ta rất dễ bị mẩn ngứa, phù nề và nghiêm trọng hơn là hoại tử da nếu đi ra nắng. Mục nhĩ khô là thực phẩm đã qua phơi nắng, các chất độc đã được loại bỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên ngâm trong nước.
3 thực phẩm không nên ăn khi... còn tươi
3. Rau muối dưa
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn rau muối dưa trong vòng 4 tiếng sau khi ngâm. Nếu không, bạn chỉ nên ăn chúng sau vài ngày.
3 thực phẩm không nên ăn khi... còn tươi
Nguyên nhân là vì rau dưa sau khi làm 4 tiếng sẽ sinh ra nhiều nitrit gây ra các triệu chứng bầm tím của tình trạng thiếu oxy, ngoài ra nó còn kết hợp với các amin thực phẩm để tạo các nitrosamine gây ung thư.
Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Rau ngổ - Ảnh: Thái Nguyên
Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.
Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.
Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.
Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.
Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa..., uống trong và kết hợp rửa ngoài.
Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.
Lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
Dược sĩ Lê Kim Phụng
Chứng khó tiêu đầy bụng được PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM) mô tả với những đặc điểm: cảm thấy no hơi, đầy bụng, mau no và no lâu, chán ăn, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, nôn do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày.
Người bệnh nên đi khám sớm để biết mình thuộc dạng nào. Nếu khó tiêu đầy bụng là triệu chứng thông thường thì cải thiện bằng chế độ ăn uống, ăn đúng giờ, tránh các chất có hại cho dạ dày. Nếu kéo dài có thể là bệnh lý, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi đây có thể là nguy cơ của những bệnh lý nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu do lối sống, thói quen ăn quá nhiều chất xơ, tinh bột hoặc trong bữa ăn có nhiều chất béo và gia vị. Ăn quá nhanh, không nhai kỹ, khi ăn uống nhiều nước cũng là những yếu tố nguy cơ. Lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá làm tăng a xít dịch vị khiến bụng khó chịu. Một nguyên nhân nữa là do nuốt nhiều không khí trong và giữa bữa ăn ở những người có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ở trẻ sau khi bú không ợ hơi.
Hệ tiêu hóa kém cũng dẫn tới chứng khó tiêu đầy bụng do thiếu dịch, men tiêu hóa, rối loạn nhu động đường tiêu hóa (rối loạn vận động dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản), không dung nạp lactose có trong sữa, thiếu mật hoặc sự tống mật không tốt, do stress.
Khó tiêu đầy bụng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản hồi lưu, bệnh gan mật, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp. Hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh, sắt, kali, tỏi...
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ khám cận lâm sàng, tiến hành chụp X - quang, nội soi và các xét nghiệm như ion đồ, đường huyết, can xi huyết…
Điều trị bằng thuốc
Theo dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, chứng khó tiêu đầy bụng chủ yếu điều trị bằng thuốc. Đó là các loại thuốc uống sau bữa ăn một giờ như chất hấp thụ khí (Smecta, Carbomint, Carbophos); thuốc chứa chất chống đầy hơi (Kremil - S, Mylanta II, Simelox); thuốc dạng sủi bọt (Normogastryl, Alka - Seltzer).
Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc uống trước bữa ăn như thuốc chống tiết a xít, thuốc điều hòa nhu động, men tiêu hóa (được chiết xuất từ nội tạng súc vật như heo, bò, có trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzyme), men vi sinh, thuốc lợi mật (Hymecromon, a xít dimecrotic, Cyclovalon), thuốc thông mật (có tác dụng kích thích làm túi mật co bóp, giãn nở ống dẫn mật để tống mật có sẵn vào ruột).
Để việc điều trị và phòng bệnh tốt, bên cạnh dùng thuốc phải sửa đổi cách ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng nhiều thực phẩm khó tiêu, thức ăn chua, quá nhiều chất béo, không lạm dụng rượu, thuốc lá, gia vị kích thích. Ăn với tâm trạng thoải mái và chia thành nhiều bữa.

Gia vị và rau thơm có lợi cho hệ tiêu hóa
Gừng tươi: Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Có thể ăn mứt gừng, gừng muối rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, người đang có vết loét, chảy máu thì không nên dùng.
Tỏi: Tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh đường hô hấp, tim mạch, ung thư… Mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi là đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói, nên tránh dùng các món ăn có tỏi (như nem chua, tré, rau xào tỏi…).
Hành tím, hành ta, củ kiệu: Tác dụng trợ tiêu hóa, chống viêm, ngừa cảm lạnh. Thường dùng chữa ăn uống kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, cảm lạnh, ngoài ra còn phòng ngừa được ung thư. Hành tím, củ kiệu làm dưa ăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, chống ngấy do các món ăn nhiều thịt mỡ, hạn chế tác hại của thịt mỡ đối với sức khỏe.
Rau diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, điều kinh. Thường dùng trong món ăn để trợ tiêu hóa, chữa các loại viêm sưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, lòi dom, sốt xuất huyết, trĩ ra máu, kinh nguyệt không đều, phế ung.
Nghệ vàng: Tác dụng trợ tiêu hóa, làm lợi mật, kháng khuẩn, giúp mau lên da non, chống loét dạ dày. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh gan mật, viêm loét dạ dày, phụ nữ sau khi sinh bị đau bụng. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô đều được. Ngày dùng 30-40gr tươi hoặc 10-15gr bột khô.
Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, đắng, tính ấm. Củ và lá hẹ giúp tiêu thực, trợ tiêu hóa, thường dùng chữa đầy bụng, ho (hấp với đường phèn), chữa kiết lỵ, chữa giun kim, đau họng, hen suyễn.
Tía tô: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá, an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.
Trong các bữa ăn của người Việt Nam, rau thơm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tính hàn - nhiệt của các loại thực phẩm, tiêu mùi vị khó chịu của thực phẩm, có kháng sinh thực vật đối với một số vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh tật, kích thích tiêu hóa và đem lại sự ngon miệng. Rau thơm có tác dụng trợ tiêu hóa, tiêu thực, phòng ngừa đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Lương y Đinh Công Bảy
(Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM)
Thời tiết đang chuyển mùa rất dễ khiến chúng ta cảm mạo, viêm họng và ho. Lương y Phạm Như Tá hướng dẫn một số cách làm bài thuốc trị ho từ cây trái. Dùng 50g rễ cỏ lau, một ít cải bẹ xanh, 10g hành củ. Cải bẹ xanh, rễ cỏ lau rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Hành đập dập, rồi cho cả ba loại vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại một chén rưỡi, chia làm hai lần uống trong ngày (uống khi nước âm ấm). Bài thuốc này có công dụng giải phong nhiệt, chủ trị ho do viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nếu dùng thường xuyên còn phòng được cảm trong mùa xuân và mùa hè.
Nấm mèo hấp với đường phèn. Lấy hai loại nấm mèo trắng và đen mỗi loại khoảng 10g, cùng một ít đường phèn vừa đủ dùng. Cách chế biến như sau: đem cả hai loại nấm mèo ngâm trong nước nóng, bỏ cuống, rửa sạch, cắt nhỏ. Cho nấm mèo với đường phèn và một ít nước vào cái tô nhỏ rồi để vào nồi hấp trong 1 giờ, lấy ra dùng. Công dụng của món ăn bài thuốc này là giúp cắt cơn ho, tan đàm...

Cải bẹ xanh - Ảnh: K.Vy

Chanh
Hoàng tinh nấu đường phèn. Nguyên liệu gồm 30g vị thuốc hoàng tinh và 50g đường phèn. Cách làm: cho hoàng tinh vào nước lạnh để ngâm, sau đó cùng đường phèn cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ, dùng nước này để uống trong ngày, công dụng trị ho có nhiều đàm.
Đường phèn nấu gạo tẻ. Nguyên liệu gồm một ít gạo tẻ loại ngon, 20g tỳ bà diệp cùng một ít đường phèn vừa đủ. Cách làm: cho tỳ bà diệp vào túi vải nấu lấy nước, bỏ bã, rồi lấy nước này đem nấu với gạo tẻ, nấu vừa chín tới thì cho đường phèn vào, nêm vừa miệng. Chia làm hai lần dùng hết trong ngày, giúp chữa chứng ho khan, ho do viêm họng bởi thời tiết chuyển mùa.
Lấy một ít lá tía tô và 150g cải xoong, một ít gừng tươi, cho cả ba loại vào chiếc ấm bằng đất cùng với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, rồi chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Dùng củ nghệ tươi gọt sạch vỏ thái lát mỏng (lấy khoảng 7 lát) và một quả chanh để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng (dùng lượng bằng với nghệ), và một lượng gừng tươi (bằng một nửa lượng nghệ). Cho cả 3 vào chén cùng 2 muỗng mật ong (hoặc đường phèn) và một ít nước chín, rồi đem chưng cách thủy. Chưng xong, lấy nước uống, nếu dùng luôn cả xác cũng tốt.
Ngăn chặn biến chứng trong bệnh tiểu đường
Không cần nói đến chuyện xa xưa, nếu so sánh với thập niên trước thì thầy thuốc điều trị bệnh tiểu đường rõ ràng đang có kỹ thuật chẩn đoán chính xác và phương tiện điều trị hiệu quả hơn trước rất nhiều.
Thuốc hạ đường huyết đang lưu hành có tác dụng nhanh, kéo dài và ít phản ứng phụ. Nhưng nếu tưởng thầy thuốc nhờ đó đã “cầm chân” căn bệnh quái ác này thì lầm. Tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm, thậm chí tăng. Ngay cả ở những quốc gia đã có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường từ nhiều chục năm.
Có thể hiểu được mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường ở nước ta như thế nào khi cả nước chỉ có hơn 200 bác sĩ chuyên khoa, khi thông tin về căn bệnh này vẫn còn quá thiếu.
Thống kê liên tục trong 5 năm vừa qua của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức cho thấy:
- Phía sau của không dưới 60 trường hợp tai biến mạch máu não là bàn tay phá hoại của bệnh tiểu đường.
- Tỷ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim cao gần gấp đôi ở nhóm bệnh nhân tiểu đường.
- Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tiếp tục tăng 5 -10%.
- Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử đầu chi do thuyên tắc mạch máu tăng 20%.
Thực trạng đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết dù hiệu quả thế nào, vẫn chỉ là giải pháp “chữa cháy”.
Bằng nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các thầy thuốc đều biết rõ di chứng khó tránh trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm... tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng nếu ổn định vẫn ít bị biến chứng hơn người có lượng đường trong máu tuy không thất cao nhưng trồi sụt quá thường trong ngày.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người thiếu testosterone dễ bị biến chứng. Nhiều thầy thuốc vì thế tán dương việc bổ sung testosterone cho người bệnh tiểu đường như biện pháp dự phòng nhiều di chứng nghiêm trọng bên cạnh chuyện liệt dương.
Đúng là không nên thiếu testosterone nhưng không thể vì thế mà nhắm mắt tiếp sức để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Thay vì liệu pháp đau đâu chữa đó, thiếu gì bù nấy, việc áp dụng các phương tiện sinh học, như hoạt chất trong cây thuốc chọn lọc, để cung cấp cho cơ thể các chất có công năng hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố, đồng thời giải quyết gút mắc trong khâu thần kinh - nội tiết - biến dưỡng, chính là đáp án để người bệnh tiểu đường vẫn có được cuộc sống chất lượng như mong muốn. Không lạ gì nếu thầy thuốc khắp nơi đang đánh giá cao những cây thuốc có công năng đa dạng như Eurycoma longifolia - một thảo dược quý đã được xác minh tác dụng ổn định đường huyết qua nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng.
Từ nhận thức đó, nhiều thầy thuốc ở châu Âu đã từ lâu kết hợp dược thảo trong phác đồ điều trị để vừa hỗ trợ cho tác dụng của thuốc đặc hiệu, vừa bọc lót các nhược điểm trong bệnh tiểu đường như mạch máu, thận, mắt, não, da. Trở về với thiên nhiên rõ ràng là con đường an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

No comments:

Post a Comment