Friday, January 6, 2012

Măng cụt

http://www.bijlmakers.com/fruits/mangosteen/mangosteen_fruit_in_tree_2.jpgCây măng cụt (tiếng Anh là: mangosteen) nguồn gốc Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philippines, được các nhà truyến giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam Việt Nam, rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một. Ở đây khí hậu cũng nóng ấm nên cây dễ mọc, vì vậy nó không tiến được lên miền Bắc xứ lạnh, xa lắm là đến Huế.
http://26.media.tumblr.com/tumblr_ljss0z2m291qg9hq7o1_400.jpgMăng cụt (danh pháp khoa học: Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút. Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20-25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucroza, fructoza, glucoza và có thể cả maltoza. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định. Nhiều nhất theo phần trăm là hexenol, tương đối ít hơn là octan, đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hoa lài với furfuryl methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd, mùi cỏ với hexenol, hexanal, mùi cỏ héo với pyridin, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với benzaldehyd, mùi hồ đào với d-cadinen. Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam. Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi. Măng cụt không kén đất nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ. Măng cụt không thích hợp trên đất mặn hoặc nhiễm mặn.
Thành phần hóa học
http://www.thegioisuckhoe.com/wp-content/uploads/image/mang%20cut(1).jpgÁo hạt măng cụt không thấy được khảo cứu. Phần lớn các công tác đều hướng về vỏ quả. Thành phần chính đã được xác định là một loạt xanthon mà những chất chính là mangostin, a-mangostin, b-mangostin, g-mangostin, các isomangostin, normangostin, bên cạnh trioxyxanthon, pyranoxanthon, dihydroxy methyl butenyl xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon, pyrano xanthenon. Các garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, benzophenon glucosid tuy số lượng ít cũng đã được tìm ra. Cũng có một vài bản báo cáo trình bày thành phần hóa học của lá măng cụt. Bên cạnh protein (7,8 %), tanin (11,2 %), đã được xác định là các trihydroxy methoxy methyl butenyl xanthon, ethyl methyl maleimid glucopyranosid, cùng các triterpenoid như cycloartenol, friedlin, b-sitosterol, betulin, mangiferadiol, mangiferolic acid, cyclolanostendiol, hydroxy cyclolanostenon. Từ ruột thân cây, tetrahydroxy xanthon và dẫn xuất O-glucosid của nó cùng pentahydroxy xanthon, maclurin, cũng đã được tìm ra. Còn tử y (?) thì chứa đựng mangostin, các calaba xanthon, dihydroxy và trihydroxy dimethyl allyl xanthon.
http://quatethanoi.net/Uploads/Products/2011/7/jjjjz.jpgMăng cụt là một loại trái cây rất được ưa chuộng ở những vùng nhiệt đới. Ở Úc, trái măng cụt có nickname (biệt danh) là “queen of the fruits” (nữ hoàng trái cây)”.
Quả thật, măng cụt là một loại trái cây quý, ngoài hương vị thơm ngon còn là một dược liệu vô cùng quý giá. Có rất nhiều chế phẩm được bào chế từ măng cụt. Măng cụt được dùng trong nền y học cổ truyền của một số nước để điều trị tiêu chảy, làm mau lành vết thương, chữa trị những rối loạn về da.
Thành phần có giá trị dược lý của măng cụt là một nhóm hợp chất có tên “xanthone”. Chất này thuộc nhóm chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật (polyphenol).
Có khoảng 40 xanthone được nhận dạng trong măng cụt, nhiều nhất ở vỏ. Điều này giúp măng cụt là loại trái cây chứa nhiều xanthone nhất.
Dưới đây là những đặc tính “ăn tiền” của xanthone:
- Tác động chống oxy hóa: xanthone là một hợp chất hóa học có hoạt tính chống oxy hóa rất cao, trên cả dâu tây.
- Kháng nấm: nhiều loại xanthone và những dẫn chất của chúng đã được chứng minh có đặc tính kháng nấm và kháng vi khuẩn, kể cả những vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh.
- Kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể chống lại những vi sinh vật lạ xâm nhập.
- Ức chế sự oxy hóa của LDL, vì thế có tác động làm giảm cholesterol.
-Có tác dụng bảo vệ tế bào gan, ức chế những tế bào ung bướu, vì vậy được xem là một chất có tác dụng kháng ung thư.
- Tác động giảm đau: một số xanthone có khả năng ức chế các hoạt động của men cyclo-oxygenase, nên măng cụt được dùng như một loại thuốc cổ truyền điều trị những chứng đau, viêm, làm hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt...
- Tác động kháng dị ứng: rõ rệt nhất là những dị ứng xảy ra trong ruột.
- Xanthone còn được xem là “ứng viên tiềm năng” trong việc chữa trị những chứng bệnh Parkinson và Alzheimer.
Tại Úc, người ta đã dùng măng cụt để chế thành những viên thuốc có tác dụng giảm cân.Chất xanthones trong trái măng cụt có tác dụng chống ôxy hóa, kích thích hệ thống miễn dịch, ức chế tế bào ung bướu…Măng cụt là một loại trái cây rất được ưa chuộng ở những vùng nhiệt đới, nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á. Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana. Tại Úc, măng cụt được xem là một “cô nàng đỏng đảnh” trong làng trái cây vì giá trị của chúng về hương vị cũng như về dược tính.
Điều trị tiêu chảy
Hương vị của măng cụt được xếp trên những loại trái cây “vua” của Úc như kiwi, nho, dâu, lựu… Đặc biệt, măng cụt rất được hai bà hoàng nước Anh là Victoria và Elizabeth ưa chuộng.
Ngoài hương vị thơm ngon, măng cụt còn là một dược liệu vô cùng quý giá. Có rất nhiều chế phẩm được bào chế từ trái măng cụt. Măng cụt được dùng trong nền y học cổ truyền của một số nước để điều trị tiêu chảy, làm mau lành vết thương, chữa trị những rối loạn về da.
Măng cụt có hương vị thơm ngon và chứa nhiều dược liệu quý.
Thành phần có giá trị dược lý của trái măng cụt là một nhóm hợp chất có tên là xanthones. Chất này thuộc vào nhóm chất chống ôxy hóa có nguồn gốc thực vật (phyto chemicals) gọi là polyphenols.
Có khoảng 40 xanthones được nhận dạng trong trái măng cụt, nhiều nhất là ở vỏ quả. Điều này đã giúp cho măng cụt là một loại trái cây có chứa nhiều xanthones nhất.
Dược liệu quý
Xanthones nằm trong “tầm ngắm” của giới khoa học gia từ cổ chí kim bởi những giá trị dược học và những tiềm năng y học. Dưới đây là những đặc tính “ăn tiền” của xanthones:
- Tác động chống ôxy hóa. Xanthones là một hợp chất hóa học có hoạt tính chống ôxy hóa rất cao, trên cả dâu tây rừng (blueberry).
- Kháng nấm. Nhiều loại xanthones và những dẫn chất của chúng đã được chứng minh có đặc tính kháng nấm và kháng vi khuẩn bao gồm cả những vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh.
- Kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể nhằm giúp cơ thể chống lại những vi sinh vật lạ xâm nhập.
- Ức chế sự ôxy hóa của LDL và vì thế có tác động làm giảm cholesterol.
- Có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
- Có tác dụng ức chế những tế bào ung bướu và vì vậy được xem là một chất có tác dụng kháng ung thư.
- Tác động giảm đau. Một số xanthones có khả năng ức chế các hoạt động của men cyclo-oxygenase. Điều này đã giải thích và khẳng định vì sao trái măng cụt được dùng như một loại thuốc cổ truyền để điều trị những chứng đau, viêm, làm hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt.
- Tác động kháng dị ứng. Rõ rệt nhất là những dị ứng xảy ra trong ruột.
- Xanthones được xem là “ứng viên tiềm năng” trong việc chữa trị những chứng bệnh Parkinson và Alzheimer. Những thí nghiệm dùng xanthones trên những tế bào từ hệ thần kinh đã suy đoán rằng xanthones có một khả năng kỳ diệu để điều trị những căn bệnh thoái hóa này.
Tại Úc, trái măng cụt được dùng để chế thành những viên thuốc có tác dụng làm giảm cân. Một số chế phẩm khác được làm từ trái măng cụt được bán rộng rãi tại Úc như nước ép trái măng cụt có tên là xango…Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Curtin – Úc)
Thành phần dược lý: Trái măng cụt thơm ngon cũng còn cống hiến nhiều môn thuốc. Từ lâu, ở Á châu, bên Ấn Độ, hệ thống khoa học đời sống ayurvedic đã kê nó vào nhiều thang thuốc cổ truyền, đặc biệt chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong cuộc điều trị hen suyễn. Nó cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch. Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da. Người Mã Lai, Phi Luật Tân dùng nước sắc vỏ chữa lỵ, đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da. Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón . Cách thức dùng tương đối dễ: bỏ vỏ quả măng cụt khô (60g) vào nước (1.200 ml), có thể thêm hạt mùi (5g), hạt thìa lìa (5g), rồi đun sôi, sắc kỹ cho cạn chừng một nữa, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 120 ml. Nếu là người lớn, đau bụng, có thể thêm thuốc phiện. Những công tác khảo cứu mới cho biết những tính chất của vỏ trái: nhờ chất epicatechin, nó chống oxi hoá; nhờ những flavonoid, nó ức chế hoạt động sản xuất acid của trùng Streptococcus mutans GS-5. Bên phân garcinon E thì có tính chất độc hại cho các tế bào gan, phổi, dạ dày .
Trong số các xanthon, hoạt chất được khảo cứu sâu rộng nhất là những mangostin. Chúng có tác dụng mạnh lên các vi khuẩn Staphylococcus aureus ở nồng độ 7,8µg/ml, lên các nấm Fusarium oxysporum vasinfectum, Alternaria tenuis, Dreschlera oryzae , Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum , Epidermophyton floccosum ở nồng độ 1µg/ml , Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ 6,25 µg/mL. Đem thử trên heo và chuột, nó có khả năng ức chế hệ thống phân vệ tế bào bám dính miễn dịch . Đặc biệt a-mangostin ức chế Bacillus subtilis ở nồng độ 3,13µg/ml, Staphylococcus aureus NIHJ 209p chịu đựng methicillin ở nồng độ 1,57µg/ml, tác dụng tăng cường nếu cho thêm vào vannomycin . g-mangostin thì chống sự oxi hóa lipid , ức chế sự sản xuất nitrit từ lipopolysaccharid do các tế bào đại thực gây ra. Cả hai a- và g-mangostin đều có tính chất chống dị ứng ; thuốc viên rất hiệu nghiệm trên các bệnh nhân bị chứng sổ mũi mùa . Cả hai ức chế sự co của động mạch chủ trên ngực thỏ đã bị histamin và serotonin tác động . Nói chung, cả hai đều là những chất đối kháng thiên nhiên tác dụng của histamin, tức là những tác nhân điều trị đác lực những bệnh biến dị ứng . Hai chất nấy, chiết xuất từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, lại có khả năng khử gốc, kháng oxi hóa . Một phần chiết măng cụt gồm có mangostin và g-mangostin ức chế HIV-1 protease (IC50=5,12 và 4,81µM).
Đứng về mặt ứng dụng, măng cụt được dùng trong thuốc tẩy, thuốc đánh răng, mỹ phẩm có tính chất kháng vi sinh vật. Một chất xanthon trộn lẫn với gartanin hay ergonol ức chế Helicobacter pylori đã được dùng để chữa ung thư, loét hay viêm dạ dày. a-mangostin có công hiệu trên Helicobacter pylori ở nồng độ 1,56µg/ml (38). a- và g-mangostin ức chế glucosyl transferase phát xuất từ trùng sâu răng Streptococcus sobrinus và collagenase do vi khuẩn viêm lợi Porphyromonas gingivalis gây chảy mũi nên được dùng trong thuốc đánh răng, có khả năng ngừa chặn sâu răng và mảng răng. Mangosten được trộn với nhiều hóa chất khác như cetyl alcool, cetyl phosphat, dimethicon, eicosen, disodium, magnesium stearat, dipropylen glycol, triethanolamin,… để làm một loại thuốc bảo vệ chống ánh nắng mặt trời . Nhờ tính chất ức chế hoạt động phosphodiesterase, ở nồng độ 50µg/ml trong một dung dịch 5% dimethyl sulfoxyd, nó được dùng để làm thuốc kích thích tiêu mỡ. Sau cùng, cũng nên biết để trái măng cụt tránh bị rám nâu khi tích trữ trong tủ lạnh, nó cần phải được lắc lay một phút trong một dung dịch 0,25% calcim chlorid + 0,5% citric acid.
Từ xa xưa, nhân dân các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malayxia, Indonexia, Philippin và Việt Nam vẫn dùng vỏ trái măng cụt để điều trị một số bệnh.

Chất xanthone chiết xuất từ trái măng cụt có đặc tính giúp vết thương mau lành, chống ôxy hoá, giảm đau, kháng khuẩn. Khi được sử dụng với liều cao để đắp ngoài da của chuột, chất này đã không gây phản ứng phụ, trị được mụn và vết thương lành rất nhanh.

Đó là kết luận của bác sĩ Pichaet Wiriyachitra và đồng sự tại Trung tâm Thực - Dược châu Á (Thái Lan). Theo ông Pichaet, tác dụng giảm đau của xanthone cũng giống như của phenylbutazon và aspirin. Xanthone diệt được các vi khuẩn như: tụ cầu vàng kháng penicillin hoặc methicillin, liên cầu khuẩn... Trung tâm đang thử nghiệm chất xanthone trên người để bào chế ra loại thuốc kháng sinh ít có nguy cơ kháng thuốc.

Mới đây các nhà khoa học Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu về loại trái cây quý này và phát hiện thêm một số đặc tính quý báu nữa.

Chống mệt mỏi: Khả năng chống mệt mỏi đã được tìm thấy ở trái măng cụt. Những người dùng măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực một cách an toàn và cảm thấy khỏe khoắn trong người.

Giảm bệnh tim mạch: Bệnh tim và chứng xơ vữa động mạch xảy ra khi tính co giãn của các mạch máu quanh tim giảm. Măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn, khi những mạch máu trở nên khỏe mạnh, nguy cơ của bệnh tim mạch cũng giảm theo.

Chống các phần tử gây lão hóa: Măng cụt có nhiều hóa chất đã chứng minh là có khả năng gấp bội so với sinh tố nhóm C và sinh tố nhóm E trong việc chống lão hóa.

Giảm huyết áp: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Những cặn lắng nguy hiểm thường làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có trọng lượng cơ thể trung bình, trong việc giảm huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi.

Củng cố đường tiết niệu: Phụ nữ có tuổi hay bị chứng "Tiểu không tự chủ" thường do sự thoái hóa tự nhiên của cơ bắp vùng xương chậu. Khi đàn ông có tuổi, tuyến tiền liệt tự nhiên to ra khiến đường tiểu hẹp lại và đưa đến tình trạng một phần nước tiểu tồn đọng lại ở bàng quang sau khi tiểu. Cả hai giới tính trong tình trạng này thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Kháng thể Xanthones trong trái cây măng cụt đã tỏ ra có hiệu quả trong việc kháng vi trùng giúp cho đường tiết niệu sẽ được củng cố tốt hơn.

Giảm hơi thở hôi: Kháng thể Xanthones trong trái măng cụt có khả năng diệt khuẩn. Do đó khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm hơi thở hôi trong miệng.

Giữ cân bằng trong dạ dày: Một trong những hậu quả của sự lão hóa là suy giảm tự nhiên chất acid trong dạ dày, dẫn đến sự tăng vi trùng trong dạ dày và gây ra chứng tiêu chảy, đau quặn bụng, ợ hơi và không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Kháng thể Xathones trong trái măng cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn để cải thiện và tái lập sự cân bằng trong dạ dày.

Làm dịu chứng hen suyễn: Măng cụt chính là một lựa chọn lý tưởng vì măng cụt có khả năng chống nhiễm trùng, ngăn chứng viêm và giảm thiểu dị ứng khởi phát một cách tự nhiên.

Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Chứng viêm kinh niên là một trong những căn nguyên hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2; măng cụt là loại trái cây tự nhiên có khả năng chống viêm cho nên nó có thể giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh này. Với khả năng làm giảm và điều hòa lượng đường trong máu, tăng sinh lực và làm giảm nhu cầu thuốc men, măng cụt có thể là câu trả lời cho bệnh tiểu đường.

Có lợi cho hệ thống thần kinh: Hiện tượng lão hóa đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh lý thần kinh, đãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên quan đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như có hiệu quả trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của thần kinh.

Ngăn ngừa bệnh ung thư: Các nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng có thể phòng ngừa bệnh ung thư của trái măng cụt. Kết quả cho thấy nước được rút ra từ trái măng cụt có tác dụng ngăn chặn phần nào sự phát triển của các tế bào ung thư máu trong cơ thể con người, và cũng góp phần ngăn chặn sự bành trướng nhanh chóng của các tế bào gây bệnh ung thư vú của phụ nữ, ung thư gan và các tế bào ung thư liên quan đến dạ đày và phổi.

Ngăn ngừa các bệnh dị ứng: Măng cụt có khả năng kháng histamin cũng như các chứng viêm. Dùng nước ép từ trái măng cụt sẽ thấy thích thú hơn là thuốc trị bệnh dị ứng và nhất là không cảm thấy buồn ngủ như khi dùng thuốc men.

Chống các bệnh truyền nhiễm: Các nhà khoa học đã cấy vi trùng đang phát triển vào dung dịch măng cụt và quan sát thấy măng cụt đã chặn đứng sự phát triển của các vi trùng. Vì khả năng tự nhiên này, măng cụt được coi là "nữ hoàng chống vi trùng" (theo báo The Nation - Thái Lan).

Giúp hưng phấn tinh thần: Măng cụt có khả năng giúp cho người sử dụng có một cảm giác hoàn toàn thư thái trong lòng. Ngoài ra trong trái măng cụt còn có Trytophan acid - chất này có liên hệ trực tiếp với serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị.

Cải thiện làn da: Các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, và chứng ngứa thường được điều trị bằng Steroids và các loại kem chống nấm. Sử dụng nước măng cụt bôi rửa ngay trên vùng da đang bị tổn thương cho thấy các chứng bệnh ngoài da kể trên đã điều trị tự nhiên mà không cần thuốc men và không sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng dược phẩm.

Giảm cholesterol: Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể Xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm tác dụng gây lão hóa của cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm.
Giá Trị Dinh Dưỡng và Dược Tính Của Măng Cụt
Dược Sĩ Trần Việt Hưng
Măng cụt, một trái cây nhiệt đới đã được giới tiêu-thụ Âu-Mỹ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất, Jacobus Bontius đã gọi măng cụt là ‘Hoàng hậu của các loại trái cây (Queen of fruits)’, mà nếu có dịp gặp được quả tươi thì hãy thử ngay, đừng chần chừ. Bên cạnh gíá trị dinh dưỡng cao, măng cụt còn là một nguồn cung cấp dược liệu để trị bệnh khá độc đáo, những nghiên cứu mới đã nhằm vào khả năng trị ung thư của cây.
I/ Tên khoa học và các tên thông thường:
Garcinia mangostana thuộc họ thực vật Clusiaceae (Guttifereae)
Các tên gọi khác: Mangosteen (Anh-Mỹ), Mangoustan (Pháp), Sơn Trúc Tử (Trung Hoa), Mangkhut (Thái lan)
Giống Garcinia được đặt tên để ghi nhớ nhà thực vật học Laurence Garcia, người đã sưu tập các mẫu cây cỏ và sống tại Ấn Độ vào thế kỷ 18. Mangostana và tên Anh ngữ mangosteen đều phát xuất từ tên Mã lai của cây: mangustan.
II/ Đặc tính thực vật:
Măng cụt có nguồn gốc từ Mã Lai và Indonesia, được trồng từ hàng chục thế kỷ, cây đã được Thuyền Trưởng Cook mô tả khá chi tiết từ năm 1770, và được đưa đến Sri Lanka vào năm 1800, được trồng tại Anh trong các nhà kiếng (green house) từ 1855, sau đó đưa đến West Indies từ giữa thế kỷ 19. Đây là một loại cây đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe cần khí hậu nóng và ẩm, cây tăng trưởng rất chậm, sau 2-3 năm cây chỉ cao đến đầu gối, chỉ bắt đầu cho quả sau 10-15 năm.. Cây đã được các nhà truyền giáo du nhập vào Nam Việt Nam từ lâu, trồng nhiều nhất tại Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Việt Nam đã có lúc là nơi có những vườn măng cụt lớn nhất thế giới, với những vườn rộng hàng chục mẫu, có hàng ngàn cây, mỗi cây cho được từ 700 đến 900 quả. Cây hiện được trồng nhiều tại Thái Lan, Kampuchea, Myanmar (Miến điện), Sri Lanka và Philippines.
Hiện có khoảng 100 loài khác nhau được nuôi trồng.
Măng cụt thuộc loại cây to, trung bình 7-12 m nhưng có thể cao đến 20- 25 m, thân có vỏ màu nâu đen xậm, có nhựa (resin) màu vàng. Lá dày và cứng, bóng, mọc đối, mặt trên của lá có màu xậm hơn mặt dưới, hình thuôn dài 15-25 cm, rộng 6-11 cm, cuống dài 1.2-2.5 cm. Hoa đa tính thường là hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa mọc đơn độc hay từng đôi. Hoa loại lưỡng tính màu trắng hay hồng nhạt, có 4 lá đài và 4 cánh hoa, có 16-17 nhị và bầu noãn có 5-8 ô. Quả hình cầu tròn, đường kính chừng 4-7 cm, có mang đài hoa còn tồn tại; vỏ quả màu đỏ nâu, dai và xốp. Quả chứa 5-8 hạt: quanh hạt có lớp áo bọc màu trắng có vị ngọt, thơm và khá ngon. Cây trổ hoa vào tháng 2-5, ra quả trong các tháng 5-8.
(giống Garcinia còn gồm một số cây tương cận, đa số mọc trong vùng Đông Ấn = West Indies, trong đó có thể kể Garcinia cambogia hay Bứa, Garcinia cowa cung cấp quả Cowa-Mangosteen lớn hơn và có khía màu vàng apricot, vị chua; Garcinia indica hay Cocum = Conca cho quả chua, áo hạt màu tím, dùng làm giấm, hạt ép lấy dầu.)
III/ Thành phần dinh dưỡng:
100 gram phần ăn được (quả tươi) chứa
- Calories 60-63
- Chất đạm 0.5-0.60 g
- Chất béo 0.1-0.60 g
- Chất carbohydrates 10-14.7 g
- Chất sơ 5.0-5.10 g
- Calcium 0.01- 8 mg
- Sắt 0.20- 0.80 mg
- Phosphorus 0.02- 12.0 mg
- Thiamine (B1) 0.03 mg
- Vitamin C 1-2 mg
(ngoài ra còn có Potassium, Niacin...)
Quả măng cụt thường được ăn tươi, khía quanh quả, bẻ đôi theo đường khía, để ăn các múi trắng, bỏ hột trong, có vị ngọt, mọng nước. Tại đảo Sulu có giống măng cụt vị hơi chua, được dùng làm mứt trộn với đường thô. Tại Mã Lai, quả chưa chín hẳn được dùng làm mứt halwa manggis.
Măng cụt rất mau hư, có thể giữ 2-3 ngày ở nhiệt độ bình thường, khoảng 1 tuần trong tủ lạnh nhưng không thể giữ trong tủ đông lạnh (freezer)
IV/ Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học thay đổi tùy theo bộ phận:
- Lá chứa nhiều xanthones loại di và tri hydroxy-methoxy (methyl, butyl...)
- Gỗ thân có maclurin, 1,3,6,7-tetrahydroxy xanthone và xanthone-glucosides.
- Vỏ quả: có chrysanthemin, tannins (7-13 %), các hợp chất đắng loại xanthones như mangostin (gồm cả 3-isomangostin, 3-isomangostin hydrate, 1-iso mangostin, alpha và beta mangostin, gamma-mangostin, nor-mangostin...), garcinones A, B, C; kolanone; các xanthones như BR-xanthone-A, -B.
- Áo hạt: calabaxanthone, demethyl calabaxanthone, mangostin.
- Nhựa: chứa xanthones có những hoạt tính kháng sinh, chống sưng và kháng nấm, đặc biệt là một hợp chất loại biphenyl geranylated (Natural Products Tháng 4-2005)
V/ Dược tính:
1- Y dược dân gian:
- Tại Thái Lan: Vỏ măng cụt khô được dùng để trị tiêu chảy, chữa vết thương. Để trị tiêu chảy, vỏ khô được nấu với nước vôi, chắt lấy nước để uống.
- Tại Việt Nam: Vỏ quả được sắc dùng uống để trị tiêu chảy, kiết lỵ; Nước sắc được dùng để rửa vệ sinh phụ nữ.
- Tại Ấn Độ: Cây được gọi là mangustan, vỏ để trị tiêu chảy. Lá nấu để xúc miệng, trị lở trong miệng.
2- Các nghiên cứu dược học về măng cụt: (theo Thai Medicinal Plants)
- Tác dụng ức nén hệ thần kinh trung ương: Mangostin, một hợp chất loại xanthone và các chất chuyển hóa tạo ra nhưng phản ứng ức chế thần kinh trung ương gây các triệu chứng như sụp mi mắt (ptosis), dịu đau, giảm hoạt động của thần kinh vận động, tăng cường hoạt tính gây ngủ và gây mê của pentobarbital.
- Tác dụng trên hệ tim mạch: Mangostin-3, 6-di-O-glucoside tạo ra các hiệu ứng rõ rệt trên hệ tim mạch của ếch và chó: Gây kích thích cơ tim, tăng huyết áp nơi thú vật thử nghiệm. Cả hai tác dụng này đều bị ức chế một phần bởi propranolol.
- Tác dụng chống sưng, viêm: Mangostin, 1-isomanfostin và mangos tin triacetate có những hoạt tính chống sưng khi dùng chích qua màng phúc mô hay khi cho uống nơi chuột bị gây phù chân bằng carrageenan, hay bằng cấy cục bông gòn dưới da..Các chất này không có hiệu ứng ổn định màng tế bào. Các hoạt tính chống viêm này được giải thích là do ở ức chế hoạt động của men IKK (inhibitor kappaB kinase) do đó ngăn được sự chuyển mã (transcription) gen COX-2 và gây giảm bài tiết PGE(2) là tác nhân chính trong tiến trình gây sưng. (Molecular Pharmacology Tháng 9-2004). Gamma-mangostin, một xanthone loại tetraoxygenated diprenylated, có hoạt tính ức chế tương tranh hoạt động của cả COX-1 lẫn COX-2 ở liều IC50=0.8 và 2 micro M (Biochemistry Pharmacology Tháng 1/2002)
- Tác dụng chống ung loét bao tử: Mangostin có hoạt tính chống ung loét khi thử trên chuột.
- Hoạt tính kháng sinh: Có nhiều nghiên cứu ghi nhận khả năng kháng sinh của vỏ măng cụt. Các vi khuẩn thử nghiệm thuộc nhóm gây kiết lỵ như shigella dysenteriae, sh. flexneri, sh. sonnei và sh. boydii hoặc thuộc nhóm gây tiêu chảy như escherichia coli, streptococcus feacalis, vibryo cholerae. Hỗn hợp thô 5 loại xanthones, trích từ vỏ măng cụt (mangostin, beta-mangostin, gamma-mangostin, gartanin và 8-deoxygartanin) có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của s.aureus.
Mangostin ức chế S. aureus (cả chủng bình thường lẫn chủng kháng penicillin ở nồng độ tối thiểu (MIC=Minimal inhibitory concentration là 7.8 mg/ml. Alpha, beta-mangostin và Garcinone B có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ MIC= 6.25 mcg/ml. Dịch chiết vỏ măng cụt bằng ethanol có tiềm năng ức chế được protease của HIV-1. Hoạt tính này được xác định là do mangostin (IC50=5.12 +/- 0.41 microM) và gamma-mangostin (IC50= 4.81 +/- 0.32 microM) (Planta Medica Tháng 8-1996)
- Hoạt tính kháng nấm: Mangostin kháng được trichophyton menta grophytes, microsporum gypseum và epidermophyton floccosum ở nồng độ 1 mg/ml nhưng không tác dụng trên candida albicans. Nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Madras (Ấn độ) ghi nhận xanthones trích từ vỏ măng cụt có hoạt tính chống các loại nấm gây bệnh fusarium oxysporum vasinfectum, alternaria tenuis và dreschlera oryzae.
- Tác dụng diệt cá: Dịch chiết bằng nước vỏ măng cụt cho thấy có tác dụng diệt cá rô phi (Tilapia = Oreochromis niloticus) ở nồng độ 1,000 ppm.
- Hoạt tính chống ung thư: Có khá nhiều nghiên cứu về tác dụng của các xanthone trích từ vỏ măng cụt trên các tế bào ung thư:
- Nghiên cứu tại Veterans General Hospital, Đài Bắc (Trung Hoa Dân quốc) ghi nhận Garcinone E, một chất chuyển hóa xanthone trích từ vỏ măng cụt có hoạt tính diệt bào trên tế bào ung thư gan loại hepatocellular carcinomas, ung thư ruột và ung thư phổi (Planta Medica Số 11-2002).
- Nghiên cứu tại Bộ môn Sinh học về Dược Phân tử tại ĐH Dược Tohoku (Nhật) ghi nhận các xanthones trong vỏ măng cụt một số hoạt tính gây apoptosis (tiến trình tế bào được mã hóa để tự hủy diệt) trên các tế bào ung thư loại pheochromocytoma nơi chuột: Alpha-mangostin được cho là có khả năng ức chế được men Ca(2+)-ATPase là men gây ra apoptosis qua các lộ trình nơi mitochondria (Journal of Pharmacology Sciences (Tháng 5/2004)
- Nghiên cứu tại Bộ Môn Vi trùng Học, ĐH Dược Khoa, Viện ĐH Mahidol (Bangkok-Thai Lan) cho thấy dịch chiết vỏ măng cụt bằng methanol có hoạt tính khá mạnh ngăn chặn được sự phát triển, có tiềm lực oxy hóa mạnh, và gây apoptosis nơi tế bào ung thư vú của người (loại SKBR3) (Jourmnal of Ethnopharmacology Tháng 1/2004)
- Nghiên cứu tại Trường Y Khoa, ĐH Ryukyus (Okinawa-Nhật) cho thấy alpha-mangostin thô có tiềm lực ức chế được sự tăng trưởng, phát triển của các tế bào ung thư ruột loại ‘preneoplastic’ nơi chuột thử nghiệm (Asian Pacific Journal of Cancer Tháng 10/2004)
- Nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Sinh Học Gifu (Nhật) ghi nhận càc xanthone trích từ vỏ măng cụt, nhất là alpha-mangostin, có tác dụng ức chế được sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu nơi người (dòng tế bào ung thư HL60). Liều ức chế hoàn toàn là 10 microM (Journal of Natural Products Tháng 8/2003)
Măng cụt - Garcinia mangostana L, thuộc họ Bứa - Clusiaceae.
Mô tả: Cây to, cao đến 25m, có nhựa vàng. Lá dày cứng, mọc đối, không lông, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên. Hoa đa tính, thường có hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. 4 lá dài, 4 cánh hoa màu trắng, 16-17 nhị và bầu 5-8 ô. Quả tròn mang đài tồn tại có vỏ quả rất dai, xốp màu đỏ như rượu vang chứa 5-8 hạt, quanh hạt có lớp áo hạt trắng, ngọt ngon.
Cây ra hoa tháng 2-5 có quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng: Vỏ quả và vỏ cây - Pericarpium et Cortex Garciniae Mangostanae.
Nơi sống và thu hái: Cây của đảo Xôngdơ và Môluýc, được nhập trồng vào nước ta đã lâu dễ lấy quả ăn. Vỏ quả thu thập vào mùa quả chín, ăn lớp áo hạt, để vỏ phơi khô cất dành dùng làm thuốc. Vỏ cây có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học: Vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. cây cũng chứa tanin.
Tính vị, tác dụng: Vị chát, làm săn da; có tác dụng trừ ỉa chảy và lỵ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Nước sắc vỏ quả cũng được thụt vào âm đạo phụ nữ để rửa trong trường hợp bị bệnh bạch đới, khí hư. Vỏ cây thường dùng trị bệnh ỉa chảy.
Cách dùng: Ðể trị ỉa chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả Măng cụt: Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
Ở vùng nóng người ta còn phối hợp với các vị thuốc khác; vỏ Măng cụt khô 60g, hạt Mùi 5g hạt Thìa là 5g đem sắc trong 1200ml nước. Ðun sôi kỹ, còn lại 600ml chiết ra để uống, ngày hai lần, mỗi lần 120ml. Có thể gia thêm rượu thuốc phiện. Cũng có thể dùng vỏ cây chữa ỉa chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nổi đất với hai bát nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.Măng cụt là loại quả được nhều người Việt Nam ưu thích vì vị ngọt và thanh của của nó. Nhưng đôi khi bạn có thể mua phải quả măng cụt bị sượng một bên hay bên trong có hạt quá to, múi không đều...Sau đây là vài mẹo để bạn không còn phải lo lắng về những điều đó khi chọn mua măng cụt.
* Măng cụt thường chỉ ngon khi vào giữa mùa, măng cụt ngon nhất là đợt trái đầu tiên

* Đầu mùa tỷ lệ trái hư cao.

* Loại măng cụt vỏ rám nâu ngon hơn loại nâu đỏ.

* Quả nhỏ sẽ có hạt nhỏ, sẽ dễ ăn, múi trắng sữa còn quả to hạt cũng to, múi lại có một phần trắng trong nên không ngon bằng.

* Quả càng nhiều múi càng tốt vì càng nhiều múi càng ít hột ( mẹo cho bạn là bạn hãy nhìn ở dưới quả, bao nhiêu cánh hoa thì sẽ có bấy nhiêu múi )

* Măng cụt thì phải mềm đều (chỉ 1 chỗ bị chai cũng bị hư), hoa thị nhiều cánh thì nhiều múi, hạt nhỏ.

* Chọn quả mềm tay nhưng không phải bị dập, nhiều hoa thị, cuống tươi xanh.
Mặc dù hiện không còn là vùng chuyên canh duy nhất nhưng măng cụt Lái Thiêu vẫn là một thương hiệu lớn nhờ mùi vị, chất lượng đặc trưng. Hiện toàn thị xã Thuận An có gần 1500 hécta cây ăn trái, trong đó măng cụt chiếm khoảng 70% diện tích, được trồng nhiều tại các xã ven sông Sài Gòn từ An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm.
Hàng năm, măng cụt ra hoa vào dịp Tết, nhưng năm nay măng cụt Lái Thiêu ra hoa trễ gần một tháng so với mọi năm. Hiện nay, măng cụt mới thực sự vào mùa.
* Một năm được mùa
Năm nay, người trồng măng cụt Lái Thiêu vui hơn vì trúng mùa sau nhiều năm thất bát liên tục. Năng suất năm nay cao gấp 2, gấp 3 so với năm ngoái. Chị Nguyễn Thị Loan ở xã An Sơn, TX.Thuận An có 2800m2 măng cụt, chia sẻ: “So với mọi năm một nách lá thường chỉ trổ 1 trái, năm nay 100% cây trong vườn đều ra trái, nhiều nách lá trổ đến 3-4 trái”. Năm nay chị dự kiến thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Vụ mùa năm nay, giá cả cũng cao hơn. Năm ngoái, thời điểm này măng cụt chỉ còn khoảng dưới 10 ngàn đồng/kg thế nhưng hiện nay loại trái cây này có mức giá 18 - 20 ngàn đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Ngoãn, ở phường An Thạnh, TX.Thuận An, nói thêm: “Do năm nay mưa muộn hơn so với những năm trước nên măng ít có mủ hơn. Hy vọng từ giờ măng cụt giữ giá ổn định để người nông dân gỡ gạc lại qua 3 năm mất mùa liên tục”.
* Và những tín hiệu vui
Theo nhiều chuyên gia, những năm qua, năng suất măng cụt Lái Thiêu giảm do ô nhiễm nguồn nước và tình trạng ngập úng kéo dài. Ngành nông nghiệp Bình Dương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về cách trồng và chăm sóc hỗ trợ phân bón, khai thông kênh rạch... Hiện nay, theo Quyết định 106 của UBND tỉnh Bình Dương, những hộ dân có diện tích vườn trên 1 hécta trở lên sẽ được hỗ trợ 20% phân bón và thuốc trừ sâu để hồi phục vườn cây. Những hỗ trợ này có thể nói cũng đã phần nào giải quyết những khó khăn, giúp bà con vững tâm phát triển loại cây quý này.
Đặc biệt, vào tháng 4 vừa qua, HTX nông nghiệp An Sơn vừa được thành lập với 11 thành viên và 16 hécta vườn. Chức năng chủ yếu của HTX là mua bán trái cây, làm dịch vụ du lịch và phát triển nuôi cá kiểng. Trong đó, lấy thế mạnh nông nghiệp của An Sơn hiện nay có nhiều vườn cây ăn trái lâu năm để hướng đến phát triển du lịch sinh thái. HTX cũng phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ bà con nông dân về khoa học kỹ thuật phân bón, cách bảo quản măng cụt sau thu hoạch, phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ bà con xã viên vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, để nâng cao giá trị thương mại cho loại trái cây đặc sản này, năm ngoái, Sở Khoa học và công nghệ Bình Dương đã triển khai dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể măng cụt Lái Thiêu”. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn giống trái cây ngon, đặc sản, truyền thống của tỉnh Bình Dương.
Bà con nông dân hiện nay ý thức rằng măng cụt Lái Thiêu không chỉ là nguồn sống chủ yếu của họ, mà còn là hồn quê, là nét văn hóa của vùng đất này.
Đan Châu
Du lịch sinh thái vườn, một mô hình mà HTX nông nghiệp An Sơn hướng đến.Gỏi trái măng cụt là một trong những món ăn kết hợp trái cây với đồ mặn, vừa có độ mát của hoa quả, lại vừa bùi bùi của thịt. Vị ngọt của trái măng cụt đan xen với vị mặn của mực, của tôm ăn rất lạ và thú vị.

Măng cụt là loại trái cây được nhiều người ưa thích vì vị ngọt và thanh của nó. Loại quả này thường ăn tráng miệng sau bữa cơm để tận hưởng vị ngọt mát, nhưng ít ai nghĩ rằng măng cụt khi còn ương hay chín lại có thể làm được món gỏi rất ngon.

Để làm được món gỏi trái măng cụt không cầu kì, không tốn nhiều thời gian nên ngày càng được ưa chuộng. Nguyên liệu để làm được đĩa gỏi ngon cần có thịt heo ba chỉ, tôm sú, mực khô xé, dừa tươi nạo, vừng rang chín, ớt và không thể thiếu măng cụt.
Nguyên liệu
50g thịt ba rọi
10 con tôm sú
50g mực tẩm
1 kg măng cụt
30g dừa non nạo
1 thìa súp mè rang đập giập
Gia vị: Hạt nêm, đường
Pha nước trộn: Khuấy tan 2 thìa súp nước cốt tắc + 1/2 thìa cà phê muối + 1,5 thìa hạt nêm
Thực hiện:
Ba rọi luộc chín, thái sợi. Tôm sú luộc chín, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, bổ dọc. Mực tẩm xé sợi
Lấy phần múi măng cụt ra, cho vào tô nước đá lạnh có hòa chút đường, khoảng 1 phút vớt ra thì phần múi này sẽ không bị đen
Cho măng cụt ra đĩa, cho thịt, tôm, mực và dừa nạo vào, sau đó tới rắc mè. Rưới nước trộn vào
http://www.123hotelvietnam.com/vn/wp-content/uploads/2011/10/Goi.jpeg
Khi dùng đảo đều, thưởng thức ngay.
Mách nhỏ:
Khi mua măng cụt nên chọn quả nhỏ, mềm tay nhưng không phải bị dập, hoa thị phía bên dưới quả có nhiều cánh thì quả có nhiều múi, hạt sẽ nhỏ và chọn quả có cuống còn tươi xanh.
Cho phần múi măng cụt vào tô nước đá lạnh có hòa chút đường, khoảng 1 phút vớt ra thì phần múi này sẽ không bị đen.

Với măng cụt còn ương có thể bào sợi, nhưng nếu ai khoái ăn vị ngọt của măng cụt có thể làm trái măng cụt chín. Trái chín thì chỉ cần tách vỏ, gỡ từng múi măng cụt và ngâm trong nước đá lạnh có hòa đường để múi không bị đen. Để món gỏi ngon thì nhất định trái măng cụt phải được chọn lựa kỹ, tránh trái sượng, trái nhiều hạt. Mẹo chọn măng cụt ngon là những trái giữa mùa bao giờ vị cũng ngon nhất, loại quả có vỏ rám nâu thì sẽ ngon và thơm hơn loại vỏ nâu đỏ, cuống trái lúc nào cũng tươi, quả mềm đều nhưng không bị dập…ấy mới là thứ quả ngon.

Bước đầu, luộc chín và thái sợi thịt lợn ba chỉ. Mực xé sợi, tôm sú luộc chín, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, nên để lại đuôi tôm cho đĩa gỏi đẹp mắt. Khi có các nguyên liệu chuẩn bị đầy đủ, đến khâu trộn gỏi. Trộn gỏi măng cụt khác với các món khác, thay vì trộn chung tất cả làm một hỗn hợp thì gỏi măng cụt là theo tầng lớp, cứ một lớp nhân thì một lớp nước gỏi pha chế rưới lên .

Nước gỏi là tổng hợp của nước cốt chanh, đường, nước mắm, tỏi và ớt. Xếp măng cụt vào đĩa, xếp thịt lợn ba chỉ thái sợi, rưới lên nước gỏi, rồi lại xếp mực khô xé, tôm sú, dừa nạo, ớt tươi. Sau cùng, rắc vừng rang đều khắp mặt đĩa gỏi. Đặc biệt, trong quá trình xếp nhân không được trộn gỏi, nếu trộn sẽ làm cho măng cụt vỡ nát ăn mất ngon.

Đĩa gỏi đủ màu sắc ăn có vị chua ngọt của măng cụt, dai dai của mực, sần sật của mực, béo của dừa tươi, thơm nồng của vừng, lại có chút cay, chút mặn, ăn rất lạ miệng, ngồ ngộ.

Với món gỏi này có thể ăn khai vị trong các bữa ăn hay ăn trong bữa cơm cũng là một lựa chọn thú vị.
NƯỚC CỐT VỎ MĂNG CỤT
Theo y học thì cơ thể con người là một bãi chiến trường không ngừng nghỉ. Hàng ngàn phần tử xấu (free radicals) luôn luôn tấn công sự quân bình của các tế bào từng phút từng giây mỗi ngày.
Các tế bào của Hệ Thống Miễn Nhiễm (Immune System) khi còn ở trạng thái khỏe mạnh thường chu toàn nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu một tế bào mất quân bình về điện và qua mặt được Hệ Thống Miễn Nhiễm vốn thiếu dinh dưỡng thì tế bào mất quân bình sẽ đi tìm lại những gì đã mất từ những tế bào khỏe mạnh để có thể quân bình trở lại. Khi tình trạng này xảy ra, một căn bệnh ra đời và thường đòi hỏi một thời gian dài trước khi có triệu chứng để có thể thấy và biết được là có bệnh.
Hê Thống Miễn Nhiễm thường được chúng ta bổ sung bằng các loại thuốc bổ như Vitamine C và E. Vitamine C rất thông dụng vì có chất chống lão hóa.
Riêng đối với trái măng cụt thì Vỏ Măng Cụt đã từng là một phương tiện trị bệnh tại các nước vùng Đông Nam Á. Điều này đã gợi ý cho các chuyên viên y khoa phát động một công trình nghiên cứu y học về trái Măng Cụt trong những năm gần đây. Cuối cùng, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu một số chuyên viên y khoa đã khám phá ra điều mới lạ là “Trong quả đất chúng ta đang sống có nhiều kháng thể chống thoái (lão) hóa, trong đó có khoảng 210 loại mạnh nhất được gọi là Xanthones, thì công trình nghiên cứu y khoa đã tìm thấy khoảng trên 40 Xanthones hiện diện trong vỏ Măng Cụt” , và đây chính là nguyên nhân một số doanh gia đã sản xuất và đưa vào thị trường quốc tế một sản phẩm mới dưới dạng nước cốt măng cụt hòa lẫn với vài loại trái cây khác cho dễ uống và có tác dụng tăng cường sức mạnh cho Hệ Thống Miễn Nhiểm trong cơ thể.
Nói chung, đây chỉ là nước sinh tố mà người Hoa Kỳ gọi là Mangosteen Juice và được xếp loại là một loại nước uống có tác dụng bồi bổ sức khỏe (Functional Health Beverage) và có thể dùng như nước cam. Để bồi bổ sức khỏe và phòng bệnh, quí vị có thể mỗi ngày dùng hai muỗng canh. Đối với người Việt Nam chúng ta thì có nhiều vị cao niên cũng đã từng nghe nói hoặc sử dụng vỏ Măng Cụt như một loại thuốc dân gian ở vùng đồng quê để trị tiêu chảy vv.... May mắn là bây giờ người Hoa Kỳ với nhiều phương tiện khoa học tối tân đã khám phá ra những công dụng khác của vỏ Măng Cụt.
Trên thực tế nước cốt vỏ măng cụt rất đắng và chát nên được trộn lẫn với táo, lê, bưởi cùng một số loại dâu và đã được phổ biến trên thị trường các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Ái Nhĩ Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Phi Luật Tân, Úc, và Tân Tây Lan. Nước Măng Cụt thường được đóng thành chai thủy tinh và được dùng như sau:
CÁCH DÙNG NƯỚC MĂNG CỤT:
- Sau khi đã mở chai phải để chai trong tủ lạnh.
- Lắc chai cho đều trước khi uống.
- Mỗi ngày uống từ 1 đến 3 lần.
- Mỗi lần uống 2 muỗng canh (tương đương 1 oz.).
- Chai có dung tích 25 ounces.
- Nếu uống mỗi ngày 2 muỗng canh (1 oz.) thì sẽ
uống được 25 ngày.
- Nên uống vào lúc bụng đói, chẳng hạn như sáng
sớm hoặc trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút.
- Có thể để nguyên nước cốt mà uống hoặc pha
loãng với nước lạnh nếu bao tử yếu.
Trên thị trường quốc tế, sản phẩm nước măng cụt đã được thương mại hóa trên hai năm qua và được một số báo chí tiên đoán số lượng thương vụ sẽ có thể lên đến hàng tỉ Mỹ Kim.
Những người hiểu rõ về y lý đều công nhận rằng trên cuộc đời này không hề có thuốc trị bá bệnh. Thực tế, nhân loại có thể tìm thấy trong các loài thảo mộc hoặc động vật một số thực phẩm giúp cho Hệ Thống Miễn Nhiễm trong cơ thể được mạnh thêm để có thể chống lại bệnh tật một cách hữu hiệu hơn. Điều này xét ra phù hợp với câu nói của Hippocrates, cha đẻ của ngành tây y: "Thực phẩm của chúng ta phải chính là thuốc và thuốc của chúng ta phải chính là thực phẩm" (Our food should be our medicine and our medicine should be our food).
Theo thiển ý của chúng tôi, Nước Măng Cụt chỉ là một khám phá mới lạ và dù chỉ là nước sinh tố mỗi cá nhân cũng nên tự mình kiểm chứng lấy một cách cẩn thận vì cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau, nhất là trong trường hợp quí vị có những căn bệnh ngặt nghèo thì quí vị lại càng cần phải hỏi qua ý kiến của các vị y sĩ đang hành nghề trong lãnh vực y khoa.
Theo một số báo chí và tài liệu xuất phát từ phía người tiêu thụ ở Hoa Kỳ thì cho đến nay số người sử dụng Nước Măng Cụt tại Hoa Kỳ đã có được một số kết qủa tốt cho sức khỏe của họ về các phương diện như tăng cường sinh lực, giúp tinh thần thêm minh mẫn và bớt buồn chán, cải tiến hệ thống tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn, cũng như cải tiến và ngăn ngừa các chứng viêm, đau nhức, thấp khớp, dị ứng, ung thư, bướu, nấm, và sự thoái (lão) hóa của các tế bào trong cơ thể, vv....
Chúng tôi cũng thừa hiểu rằng người Việt Nam chúng ta cũng đã từng nhức đầu khi nghe nói những lời quảng cáo về NONI NHÀU hoặc CANH DƯỠNG SINH trong suốt 10 năm qua, cho nên chúng tôi xin dè dặt và thận trọng khi giới thiệu sản phẩm mới này.
Theo một số chuyên viên y khoa thì các kháng thể XANTHONES trong vỏ Măng Cụt đã giúp Hệ Thống Miễn Nhiễm tăng cường sức mạnh để phòng ngừa và chống lại bệnh tật nếu có.
XANTHONES là những Kháng Thể Chống Thoái (Lão) Hóa của các tế bào trong cơ thể con người và đã được tìm thấy trong vài loại thảo mộc vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, Úc Châu, Phi Châu, Hawaii, Trung và Nam Mỹ. Trái măng cụt là một loại trái cây được biết là có nhiều hổn hợp kháng thể XANTHONES thiên nhiên.
Cho đến bây giờ công trình nghiên cứu y khoa đã khám phá ra trên bốn mươi loại kháng thể XANTHONES thiên nhiên trong vỏ măng cụt (khoảng 20% của tổng số kháng thể Xanthones đã được khám phá trên địa cầu), và chưa có một loại trái cây nào có thể sánh bằng trái măng cụt về phương diện này.
Tục ngữ Việt Nam ta có câu "PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH", cho nên một trong những việc quan trọng và cần thiết mà mỗi cá nhân có thể tự làm là dùng thực phẩm thiên nhiên có nhiều Kháng Thể Chống Thoái (Lão) Hóa để bồi dưỡng Hệ Thống Miễn Nhiễm cho chính bản thân mình. Trên thực tế, con người thường dùng các loại thực phẩm thiên nhiên với số lượng giá trị ORAC ở mức độ cao để bồi dưỡng cơ thể. ORAC (Oxygen Radical Absorbance Capacity) thường được gọi nôm na là “Khả Năng Tiêu Trừ Các Phần Tử Gây Thoái (Lão) Hóa” của các tế bào trong cơ thể con người.
Thực phẩm càng có số lượng ORAC cao là loại thực phẩm càng có nhiều “Khả Năng Tiêu Trừ Các Phần Tử Gây Thoái (Lão) Hóa” để giúp Hệ Thống Miễn Nhiễm trong cơ thể trở nên mạnh mẽ hầu chống lại các bệnh tật, nếu có. Các chuyên gia về ngành dinh dưỡng tại Hoa Kỳ thường dùng ORAC đễ làm đơn vị đo lường khi so sánh sự hữu dụng của các loại thực phẩm.
Căn cứ vào dung lượng căn bản là một ounce (1 oz.) nước cốt nguyên chất của mỗi loại được dùng khi nghiên cứu và đo lường thì số điểm ORAC của Măng Cụt là 17,000 và số điểm ORAC của Noni là 1,505.
Nhóm biên soạn bài báo này thiết nghĩ chúng ta không nên phê bình ở đây về mực độ khả tín của nội dung các bài báo và tài liệu Hoa Kỳ vì chúng ta không có đủ dữ kiện và quá trình kinh nghiệm mà họ đã thu thập được trong hơn hai năm qua (từ tháng 11, 2002 cho đến nay).
Những lời trình bày của họ có thể bắt nguồn từ những kinh nghiệm góp nhặt nơi những người tiêu thụ đã có dịp dùng nước măng cụt trong hơn hai năm qua. Điều may mắn cho chúng ta là họ đã tiên phong đi trước chúng ta trong việc sử dụng Nước Măng Cụt, và chúng ta sẽ bớt e ngại phần nào khi muốn hoặc cần sử dụng loại sản phẩm này.
Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại ở đây Nước Măng Cụt chỉ là một loại nước trái cây có tác dụng bồi bổ sức khỏe (Functional Health Beverage) và sau khi uống thử loại nước này có thể quí vị sẽ cảm thấy thích và sẽ uống thường xuyện hàng ngày.
TỔNG HỢP
Măng cụt VN thua trước "đối thủ" Thái Lan Măng cụt - loại trái cây quý của Nam Bộ - từng có thời "một mình một chợ", "làm mưa làm gió" trên thị trường hoa quả cao cấp. Còn bây giờ, thứ trái cây một thời là niềm tự hào đặc sản VN phải chịu thêm áp lực cạnh tranh dữ dội từ mặt hàng cùng chủng loại nhập khẩu từ Thái Lan.
Trước đây, măng cụt thuộc loại quả quý hiếm trên thị trường. Có lúc giá cả lên tới 40.000-45.000 đồng/kg tùy loại.
Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, hiện toàn Nam Bộ có khoảng 5.500 ha măng cụt ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang. Số lượng vườn "lão" trên 100 tuổi rất ít. Phần lớn còn lại là vườn "tơ" mới trồng. Gần phân nửa diện tích chuyên canh đang cho trái.
Năm nay măng cụt VN trúng mùa. Diện tích vườn cây gia tăng, năng suất cao, sản lượng khá lớn. Do vậy, giá bán lẻ măng cụt đầu mùa từ 20.000 - 28.000 đồng/kg hiện rớt xuống còn 12. 000-13.000 đồng/kg. Tác động của thị trường đã làm người trồng măng cụt... cụt hứng.
Trên thị trường, mặc dù nhà vườn áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng măng cụt VN chưa được hấp dẫn lắm. Trái to, trái nhỏ không đồng đều. Sắc vỏ màu nâu mét. Thường bị lấm tấm xì mủ vàng. Cuống trái héo hon. Bên trong, nhiều trái có múi ngọt thanh. Cũng có những trái bị sượng, phần thịt cứng chát hoặc úng nước chua...
Chị Ngô Liên Chi, chủ kinh doanh ở chợ đầu mối Chu Văn An - TP.HCM nhận xét: "Măng cụt VN xấu mã nên kém ăn khách. Nguyên do nhà vườn thiếu chăm sóc trái cẩn thận từ khi mới kết quả. Đến khi thu hoạch thì đổ đống, đổ đồng tràn lan. Thương lái thu mua măng cụt còn thói quen đựng hàng bằng cần xé, giỏ bội, đậy đệm qua loa. Vận chuyển thì chồng chất bừa bãi. Đến chợ, đổ đống ra bán trái còn nguyên vẹn, trái bị móp méo, trái bầm dập. Kém hấp dẫn nên mất giá là lẽ đương nhiên".
Anh Trần Văn Thìn, thương lái trái cây miền Tây, than: "Buôn măng cụt có chuyến lời chút ít, chuyến lỗ nặng vì đắt đồng ế chợ". Theo anh, giá măng cụt còn rớt mạnh nữa vào mùa tết Đoan Ngọ này khi các tỉnh thu hoạch rộ, đưa nguồn hàng chính vụ "chủ lực" ra thị trường.
Sản lượng tăng dẫn đến giảm giá cả đã đành. Măng cụt VN còn bị măng cụt Thái Lan cạnh tranh, lấn lướt trên "sân nhà".
Hầu như măng cụt Thái Lan "lấn sân" quanh năm. Từ đầu tháng 4 âm lịch đã rộ lên hàng Thái. Măng cụt Thái bao gói cẩn thận, đóng thùng định lượng chu đáo. Trái to vừa, đều đặn. Vỏ màu nâu sậm, tươi thắm, ít bị xì mủ, cuống lại tươi xanh. Bên trong, múi to đều, thịt trái không bị sượng hoặc úng nước. Vị ngọt thanh. Hạt nhỏ mềm. Loại măng cụt vỏ cám rám sần có chất lượng ngon hơn...
Giá cả măng cụt Thái lại nhỉnh hơn măng cụt VN, bán lẻ chỉ 15.000 đồng/kg. Ông chủ quầy bán trái cây cao cấp trên phố La Kai - TP.HCM, cho biết: "Măng cụt Thái Lan được ưa chuộng nên dễ bán hơn. Măng cụt VN phải bán giá rẻ cho một số khách tiêu dùng so đo, chi li".
Ông cũng thật tình tiết lộ, lắm lúc hút măng cụt Thái Lan, phải trộn mặt hàng Thái lẫn lộn Việt để bán mau hết hơn. Giữa một thị trường phong phú, người tiêu dùng dù có tinh thần "người Việt ủng hộ hàng Việt" cỡ nào rồi cũng chọn măng cụt Thái Lan.
Theo TBKTSG

1 comment: