Tuesday, September 27, 2011

Du lịch nước Nga

http://www.domodedovo.ru/img/news/2008/01/domodedovo_big.jpgphi trường Domodedovo
http://files.myopera.com/Nguyentaiduc/blog/red_sq.jpgQuảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ hay Hồng trường (tiếng Nga: Красная площадь, Krasnaya ploshchad) là tên gọi của quảng trường nối tiếng nhất tại Moskva. Quảng trường này tách điện Kremli (nằm ở phía tây quảng trường này), thành lũy của hoàng gia trước đây và hiện là nơi sống và làm việc chính thức của tổng thống Nga ra khỏi khu vực thương mại trong lịch sử là Kitay-gorod cũng như GUM ở phía đông. Do các đường phố chính của Moskva tỏa ra từ khu vực này theo các hướng để trở thành các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố, nên quảng trường Đỏ thường được coi là quảng trường trung tâm của Moskva và của toàn Nga.
Khu vực mà hiện nay là quảng trường Đỏ thì trước đây là các công trình xây dựng bằng gỗ, nhưng đã bị phá bỏ đi theo sắc lệnh của Đại công tước Ivan III năm 1493, do các công trình này rất dễ bị cháy. Khu vực mới tạo ra (trước đó đơn giản gọi là Pozhar, tức "khu vực cháy") dần dần chuyển thành như là nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Moskva. Tên gọi khi đó là Torgovaya nghĩa là quảng trường thương mại. Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau cũng như thỉnh thoảng làm nơi diễn ra lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga. Quảng trường đã dần dần được xây dựng từ thời điểm đó, và nó được sử dụng cho các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga kể từ khi nó được xây dựng.

Quảng trường Đỏ

Quảng trường Đỏ với mầu đá xám trên sân

Quảng trường Đỏ

Nhà thờ Vasili Blaejenui
Nhà thờ Vasili Blaejenui:Nằm ở cuối phía Nam của quảng trường Đỏ, giữa một rừng các tòa nhà theo kiến trúc hiện đại và gôtích, nhà thờ tháng Basil nổi bật với lối kiến trúc nhiều màu sắc gồm 9 ngôi tháp chóp hình củ hành trên đỉnh có một dấu thập thánh giá xây bằng gạch đỏ theo kiểu Byzantine Nga.
Nhà thờ nổi tiếng này cao 81 mét ở bên ngoài và 69 mét ở bên trong. Cũng nhờ vào vị trí địa lý của nước Nga mà nhà thờ thánh Basil có một kiến trúc mang sự hòa hợp Đông - Tây độc đáo rất riêng mang đặc trưng Byzantine (phần lãnh thổ phía đông đế chế La mã), không thể lẫn vào đâu được trong hằng hà sa số lâu đài, nhà thờ theo kiểu gotich hay Hy-La của châu Âu.

Năm 1522, để kỷ niệm chiến thắng trước quân Mông Cổ, "Ivan khủng khiếp", vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ hoành tráng trên nền nhà thờ Trinity cũ. Chiến thắng quân Mông cổ diễn ra đúng vào ngày lễ cầu nguyện cho Đức mẹ đồng trinh do đó "Ivan khủng khiếp" đã quyết định đặt tên là “Nhà thờ của sự cầu nguyện”.

Khởi công vào năm 1555, công trình phải mất 11 năm, tức là năm 1561, mới hoàn thành. Lúc ban đầu nhà thờ thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ. Đến năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở rìa phía Đông với mục đích làm nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468-1552), một người rất có ảnh hưởng đối với người dân Moscow thời bấy giờ và với chính "Ivan khủng khiếp". Cũng từ đó nhà thờ được gọi thông thường là "Nhà thờ thánh Basil".

Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ St. Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính). Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Con số 8 mang 2 ý nghĩa: số ngày chúa Jesus phục sinh (theo lịch của người Do Thái cổ), về vương quốc thiên đường được hứa hẹn vào thế kỷ thứ 8. Ngôi sao 8 cánh bản thân nó trong Thiên chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người trong khi đó trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo của Nga, có 3 ngôi sao 8 cánh. Bên cạnh đó 2 hình vuông đặt chồng lên nhau thì 8 đỉnh của nó sẽ tạo ra 1 ngôi sao 8 cánh. Điều này tượng trưng cho sự vững bền, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của thành phố thiên đường.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/03/28/1206722068.img.jpgNgược với vẻ "phô trương màu sắc bên ngoài", bên trong nhà thờ St. Basil có rất ít phòng cho những linh mục mà thay vào đó là chằng chịt phòng nguyện nhỏ và cầu thang. Các bức tường được trang trí bằng những hình ảnh hoa lá màu lam tinh tế cùng những bức tranh treo tường mà nhà thờ nào cũng có. Nhà thờ cũng có nhiều cầu thang gỗ âm trong tường và một trong số đó chỉ mới được phát hiện hồi những năm 1970 trong một lần trùng tu. Đáng chú ý nhất có lẽ là bàn thờ thánh, đặc trưng của các nhà thờ thánh Byzantine làm bằng cẩm thạch có từ thế kỷ 16. Theo truyền thuyết, "Ivan khủng khiếp" đã cho chọc mù mắt kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo thêm ra những công trình có thể "so sánh" với nhà thờ thánh Basil.

Cũng như nước Nga, nhà thờ St. Basil đã trải qua những thời khắc thăng trầm mà đỉnh điểm là 2 lần suýt bị giật sập. Lần đầu tiên là Napoleon. Truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Basil, Napoleon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris. Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoleon đã ra lệnh giật sập nhà thờ thánh Basil. Nhiều kilôgam thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong nhà thờ thánh Basil. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Thế nhưng một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và "cứu sống" nhà thờ St. Basil.

http://farm5.static.flickr.com/4071/4620831849_45f7046e22.jpgLần thứ 2 là vào những năm 1930, khi mà Lazar Kaganovich, một đồng chí thân cận của Stalin, người thực hiện việc quy hoạch lại quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ St. Basil vì nó làm hỏng kiến trúc chung. Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich. Nhưng sau đó Stalin đã quyết định loại bỏ nhà thờ thánh Basil. Lần này không phải nhờ trời mà nhờ vào sự dũng cảm của kiến trúc sư Baranovsky, nhà thờ thánh Basil đã không "chết". Khi chuẩn bị giật sập nhà thờ thánh Basil, Baranovsky đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tính đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin đã quyết định giữ lại nhà thờ St. Basil và chỉ bỏ tù Baranovsky 5 năm.

Kremli

Kremli

Lăng Lênin

Tên gọi quảng trường Đỏ có nguồn gốc từ màu sắc của gạch bao quanh nó, chứ không có liên hệ gì với màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Ngoài ra, tên gọi trong tiếng Nga красная (krasnaya) có thể mang nghĩa "đỏ" hay "đẹp" (nghĩa sau là nghĩa cổ, nay không dùng). Từ này ban đầu được dùng để chỉ (với nghĩa "đẹp") nhà thờ thánh Basil, và sau đó dần dần được chuyển để chỉ quảng trường cạnh đó. Người ta tin rằng quảng trường này có tên gọi như hiện nay (thay thế cho tên gọi Pozhar cũ) vào nửa sau thế kỷ 17 với nghĩa "đẹp". Chỉ từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay. Một số thành thị Nga cổ, chẳng hạn Suzdal, Yelets hay Pereslavl-Zalessky, cũng có quảng trường chính của mình mang tên Krasnaya ploshchad, trùng tên với quảng trường Đỏ của Moskva.
Trong thời kỳ Xô viết thì quảng trường Đỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, trở thành quảng trường chính trong đời sống của quốc gia này. Bên cạnh việc là địa chỉ chính thức của chính quyền Xô viết, nó còn được biết đến như là nơi diễn ra các lễ diễu binh trong các ngày hội.

Nhà thờ Kazan và nhà thờ Iverskaya với cổng Phục sinh đã bị phá hủy để có chỗ cho các loại xe quân sự có thể tiến vào quảng trường. Người ta cũng đã định phá hủy công trình có tiếng nhất tại Moskva là nhà thờ thánh Basil ở phía nam quảng trường (tên gọi khác nhà thờ Pokrovskii). Người ta nói rằng Lazar Kaganovich, một phụ tá của Stalin và là chủ nhiệm dự án tái kiến trúc Moskva, đã chuẩn bị một mô hình đặc biệt cho quảng trường Đỏ, trong đó nhà thờ lớn này cần phải loại bỏ và đem kế hoạch này tới cho Stalin để chỉ ra nhà thờ này là vật cản trở cho các lễ diễu hành và giao thông như thế nào. Nhưng khi ông này gạch nhà thờ ra khỏi bản đồ thì Stalin phản đổi bằng câu nói nổi tiếng của mình: "Lazar! Để nó lại đấy!"
Một trong hai lễ diễu binh quan trọng nhất trên quảng trường Đỏ diễn ra năm 1941, khi thành phố bị quân đội Đức bao vây và quân đội Liên Xô đã đi thẳng từ quảng trường Đỏ ra mặt trận còn lễ diễu binh thứ hai là Lễ diễu hành chiến thắng năm 1945, khi các ngọn cờ của quân đội phát xít Đức đã được ném dưới chân lăng Lenin.
Một sự kiện đáng nói là vào ngày 28 tháng 5 năm 1987, một phi công Đức tên là Mathias Rust đã hạ cánh xuống quảng trường Đỏ.
Mỗi một công trình tại khu vực quảng trường Đỏ đều có thể coi là huyền thoại. Một trong số đó là lăng Lenin, trong đó người ta đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc phức tạp có các vòm hình củ hành của nhà thờ thánh Basil cũng như các cung điện và nhà thờ của điện Kremli. Ở phía đông của quảng trường là GUM, và bên cạnh nó là nhà thờ Kazan đã phục chế. Ở phía bắc là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli. Đài kỷ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường là tượng đồng Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky, những người đã đưa Moskva ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan năm 1612, trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực trong tiếng Nga gọi là Lobnoye mesto (Лобное место), một nền đá tròn khoảng 13 m, tại đây các lễ nghi công cộng được tiến hành.
http://i1.trekearth.com/photos/13490/newly_weds_red_square_ii.jpgnhà thờ thánh Basilhttp://lh3.ggpht.com/_d3NsesY_c44/R9S2PMUOhSI/AAAAAAAAC4M/AwvllDd8c50/Unknown+Soldier+Flame2.jpgngọn lửa vĩnh cửu.

http://img.russia.edu.ru/shop2.jpg
Mua sắm tại siêu thị ngầm.

GUM

Thủ đô Matxcơva lộng lẫy, điện Kremlin và Quảng trường Đỏ tráng lệ, con đường mùa thu lá vàng đẹp như tranh...
Moscow là thủ đô của Liên bang Nga, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và xã hội của toàn Liên bang. Là một thành phố cổ nhất nước Nga với hơn 800 năm lịch sử, Moscow như một bản anh hùng ca mở đất, dựng thành và chiến đấu chống ngoại xâm để trở thành một thủ đô tầm cỡ của một cường quốc như hiện nay: năm 1328 xây dựng các cung điện, chỗ ở quý tộc và các nhà thờ, bên ngoài tường phía Đông, hình thành khu phố thương mại Trung Hoa, sau đó xây dựng tường thành Bạch Thành. Đến thế kỷ XV chính thức trở thành trung tâm chính trị quốc gia của Nga. Đến thế kỷ XVI thêm hai lần phát triển rộng ra nữa, xây dựng thêm tường thành bằng đất nung, phạm vi đạt đến vùng Đại lộ Hoa viên hiện nay; năm 1589 trở thành thủ đô của sa hoàng Nga. Năm 1712 Nga hoàng dời thủ đô về St.Peterburg (tức Leningrad sau này); đến năm 1918 lại trở thành thủ đô của CHLB Nga và năm 1922 trở thành thủ đô của Liên Xô.

Thành phố được xây dựng theo phong cách độc đáo, kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và cổ điển, do các trào lưu kiến trúc thay đổi và chuyển biến qua các thời kỳ lịch sử. Có thể hình dung thành phố được xây dựng theo những hình tròn đồng tâm, từ hẹp đến rộng. Vòng trong cùng là vòng đặc biệt Boliria, bao gồm điện Kremlin, khu phố Trung Hoa và Bạch Thành. Tiếp đến là vòng Hoa viên, vòng các cung đường sắt bao quanh Moscow và vòng các đại lộ Moscow. Các vòng này có lúc hình rẽ quạt, có lúc lại là các hình tròn ôm lấy thành phố.

Moscow có diện tích phủ xanh là 3.400 ha, chiếm hơn 1/3 tổng diện tích toàn thành phố, 22m2 cây xanh cho mỗi con người, mức cao nhất thế giới. Nửa phía Đông thành phố là khu công nghiệp tập trung. Phía Đông Bắc là công nghiệp cơ khí, chế tạo. Phía Đông Nam là các cơ cấu của trung tâm tính toán và chế tạo ôtô Likhachep, các nhà máy cơ khí phần lớn được phân bổ giữa khu thành cổ và các đại lộ khép kín. Phía Nam là khu công nghiệp dệt, phân bổ hai bên bờ sông Moscow và chi lưu của nó. Phía Tây Nam là các trường đại học, viện nghiên cứu, các học viện nghiên cứu và thiết kế gắn kết với khu nhà ở, hình thành nên một đô thị trí tuệ như quan niệm mới của các kiến trúc sư quy hoạch Nga là "đô thị trong đô thị". Và phía Bắc là khu ở chính cho hàng triệu dân với các chung cư cao tầng ngăn nắp nhưng đơn điệu, được quy hoạch theo dạng tiểu khu.

Khu trung ương, trái tim của Moscow và toàn nước Nga, được quy hoạch rõ ràng theo phân khu chức năng, dựa trên các di tích lịch sử và các công trình qua nhiều thời đại, bao gồm quảng trường Đỏ, điện Kremlin, lăng Lênin, cơ quan lãnh đạo chính phủ, nhà hát lớn, bảo tàng và một phần các trường đại học lớn - một trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất nước.

ĐHTH Moscow

ĐHTH Lomonosov:Là nơi đã đào tạo rất nhiều cán bộ khoa học của Việt Nam, đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov (viết tắt: MGU) là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga, được thành lập năm 1755.
Năm 2004, trường đại học có khoảng 4.000 giảng viên và 31.000 sinh viên và 7.000 nghiên cứu sinh. Hiệu trưởng hiện nay là V. A. Sadovnichiy. Cho đến nay, đã có 7 người thuộc đại học này được nhận giải Nobel và 4 người khác nhận được huy chương Fields.

Trường được thành lập theo một sắc lệnh của Nữ hoàng Nga Elizaveta ký vào tháng 01 năm 1755 bằng sự vận động của I. I. Shuvalov và M. V. Lomonosov. Những lớp học đầu tiên được tổ chức vào 26 tháng 4. Ban đầu, trường nằm ở Bảo tàng lịch sử Nga trên Quảng trường Đỏ sau đó được Ekaterina Đại đế dời đến tòa nhà kiến trúc bán cổ trên đường Mokhovaya. Tòa nhà chính được xây dựng khoảng từ năm 1782 đến 1793 theo kiểu “Tân Palladis” theo thiết kế của Matvey Kazakov và được Domenico Giliardi tái thiết sau khi Nga bị Napoléon xâm lược. Các khoa đào tạo chính của trường: triết học, y khoa, luật, toán, địa chất, địa lý, mỹ thuật, biểu diễn nghệ thuật, báo chí, tâm lý học…

Moscow nhìn từ đồi Lênin

Moscow nhìn từ đồi Lênin, nơi có bán rất nhiều Matroska
Matroska

quảng trường Chiến Thắnghttp://cache.virtualtourist.com/2326725-The_State_Historical_Museum_Resurrection_Gate-Moscow.jpg


http://1.bp.blogspot.com/_mGAtjL58Ndk/TUbzoVYzuaI/AAAAAAAABVw/BFqaDQ3OyZQ/s1600/Moscow_State_Historical_Museum.jpgBảo tàng lịch sử Moscow
Là chiến hạm nổi tiếng nhất nước Nga, chiến hạm Rạng Đông hiện nay đang được neo lại vĩnh viễn trên sông Neva, cạnh bức tường Học viện Nakhimov ở Saint Petersburg. Mới đây nó còn được sử dụng như một bảo tàng và có hơn 28 triệu người đến từ 160 quốc gia đến tham quan.
Chiến hạm Rạng Đông được chế tạo trong 3 năm tại xưởng đóng tàu “Tân Đô đốc” ở Saint Petersburg và hạ thuỷ ngày 12-5-1900. Nó dài 126,8 m, rộng 16,8 m và có một thuỷ thủ đoàn gồm 570 người.http://lenviet.ru/vn/images/stories/tours/Aurora.jpg
Từ 1903, tàu tham gia Hạm đội Baltic của Nga. Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, Rạng Động được cử đến Viễn Đông để tăng cường cho Hạm đội Thái Bình Dương thuộc sự chỉ huy của Phó Thuỷ sư đô đốc S.Petrovich Rozhestvenski. Theo nhà sử học Nga Petr Tsvetov, trên đường đi tới đó, cuối tháng 3-1905 Rạng Đông đã thả neo ở vịnh Cam Ranh, Việt Nam gần một tháng để chờ các tàu chiến khác của Nga đến cùng tham chiến.

Năm 1906, kết thúc cuộc chiến tranh Nga- Nhật, Rạng Động quay trở về biển Baltic và được dùng làm tàu giảng dạy cho hải quân Nga. Từ 1907 đến 1914, tàu tham gia nhiều cuộc thám hiểm hải dương không nhằm mục đích quân sự ở biển Baltic, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Năm 1911, Rạng Đông đến Bangkok tham dự nghi lễ chào mừng nhân dịp trao vương miện cho vị vua mới của Thái Lan.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ I, Rạng Đông lại được sử dụng như một tàu chiến và hoạt động ở vùng Baltic. Năm 1916, tàu được chuyển về St. Petersburg để tu sửa. Trong thời gian đó, một bộ phận thuỷ thủ đoàn đã đứng về phía Bolsheviki tham gia cuộc Cách mạng tháng 2 (1917). Sau đó một uỷ ban cách mạng đã được thành lập ở trên tàu, do Alekssandr Belyshev đứng đầu, và hầu hết các thuỷ thủ đều gia nhập đảng Bolsheviki.

Đêm 25-10 (7-11 theo lịch hiện nay), thừa lệnh của Uỷ ban quân sự Petrofrad, Rạng Đông đã nã đại bác báo hiệu cho những người Bolsheviki cùng tiến công vào Cung điện Mùa Đông của Sa hoàng, mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Mười. Cũng từ đó, con tàu được coi là biểu tượng của cuộc cách mạng này.

Từ 1923, Rạng Đông lại được dùng làm tàu giảng dạy cho Hạm đội Baltic và có nhiều chuyến đi thăm một loạt nước Scandinave. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, trong thời gian St. Petersburg (lúc ấy được đổi tên thành Lenigrad) bị phong tỏa suốt 900 ngày đêm, các thuỷ thủ đã tháo gỡ đại bác và pháo của tàu chuyển tới tuyến phòng thủ bên ngoài của thành phố và trực tiếp tham gia chiến đấu. Ngày 30-9-1941, Rạng Đông bị máy bay Đức ném bom đánh chìm ở bến cảng.

Trước khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, chính phủ Liên Xô đã quyết định tu bổ Rạng Đông thành một tượng đài lịch sử. Vì thế ngày 20-7-1944, nó đã được trục vớt. Sau 3 năm tu bổ, từ 17-11-1948, Rạng Đông được neo lại ở "bến đỗ vĩnh cửu" bên sông Neva như hiện nay và được dùng làm tàu đào tạo cho trường Nachimov của hải quân Liên Xô. Nhưng trước nhu cầu của đông đảo cựu chiến binh và những người yêu lịch sử muốn xuống thăm tàu, năm 1956 Bảo tàng Hải quân trung ương Liên Xô đã lập một chi nhánh ở tàu này. Do người đến thăm ngày càng đông, nên từ năm 1961, trường Nachimov chính thức ngừng các hoạt động đào tạo ở đây và từ đó toàn bộ con tàu trở thành một "bảo tàng sống", chỉ phục vụ cho khách tham quan.

Chiến hạm Rạng Đông đã được trao huân chương Cờ đỏ (1927), Huân chương Cách mạng tháng Mười (1968) và từ năm 1960 được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia cần được bảo vệ.

Cho đến ngày nay, Rạng Đông vẫn là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất của St. Petersburg. Không có một con tàu nào trên thế giới được nhiều người đến thăm như chiến hạm này: trên 28 triệu khách trong 50 năm qua, trung bình mỗi năm hơn nửa triệu người, mỗi ngày hơn 1500 người.
St. Petersburg


http://www.portpromotions.com/upload/1273250381_St-Petersburg761.jpg

Nhà thờ ngày chủ nhật đẫm máu
http://josephfriend.com/stpetersburg/WinterPalace1.JPG
The Hermitage - Cung điện mùa Đông của Sa Hoàng
Cung điện mùa đông
: Được xây dựng từ năm 1708, ban đầu là 1 cung điện bằng gỗ. Được xây lại vào năm 1754 và khánh thành năm 1762, là nơi trị vì đất nước của các triều đại vua chúa Nga, thuộc thành phố Saint Peterburg. Cung điện là một trong những công trình mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử. Địa điểm của nó còn đánh dấu những biến cố lịch sử trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XX. Cung điện Mùa Đông gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan, là công sức của hơn 2.300 lao động miệt mài trong suốt 9 năm ròng. Hiện nay là bảo tàng Hermitage - kho tàng nghệ thuật của thế giới với những bộ sưu tập từ khắp các nơi trên thế giới: hội họa, điêu khắc, vũ khí, mỹ nghệ,... Đặc biệt bạn sẽ thấy được những bức tranh trị giá hàng 100 triệu USD của các họa sỹ nổi tiếng như Leonard De Vinci, Picasso, Lorren,... Với một lượng khổng lồ cổ vật, tranh ảnh quý giá được trưng bày cùng số lượng du khách khách đến thăm ngày càng tăng, Viện Bảo tàng Hermitage ở Saint Peterburg được xếp vào danh sách một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới.
Hermitage được ra đời cách nay đã hơn hai thế kỷ, tọa lạc tại cung điện Mùa Đông, có 1.057 phòng với diện tích 46.516 m2 và các hành lang kéo dài gần 2 km. Vào năm 1762, sau khi hoàn tất, cung điện Mùa Đông đã vinh dự đón Nữ hoàng Catherine II đến sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, những dãy phòng tráng lệ, chùm đèn rực rỡ, suối nước phun và cả những khung cửa sổ đậm nét kiến trúc Baroque vẫn chưa làm cho bà hài lòng. Nữ hoàng cảm thấy còn thiếu một hành lang để trưng bày những tác phẩm mỹ thuật, một căn phòng để trưng bày những bộ sách quý và cả một rạp hát để giải trí. Bà mong ước mọi người biết đến mình không chỉ là người sáng suốt , có kiến thức không những của nước Nga mà còn cả khắp châu Âu nữa.

Chính vì thế, các đại sứ và nhân viên tòa đại sứ Nga tại các nước Châu Âu bắt buộc phải đi tìm mua cho bà các tác phẩm hội họa nổi tiếng, những cuốn sách có giá trị với thời gian, phải sục sạo vào các thư viện lớn nhất, các tủ sách quý nhất để mang về điểm tô thêm cho thư viện tương lai. Không những thế, họ cũng thường xuyên thăm hỏi các họa sĩ nổi tiếng, triết gia và nhà văn có tài để phục vụ cho mục đích sau này của Nữ hoàng. Còn ở trong nước, một số nghệ sĩ đặc biệt được cử đi mua cổ vật. Năm 1764, điện Mùa Đông nhận được 225 tác phẩm hội họa từ bộ sưu tập nổi tiếng của Johann Ernest Gotzkowski, tổng hợp nhiều trường phái châu Âu. Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên viện bảo tàng. Trải qua nhiều biến động của thời gian và chính trị, bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Hiện nay, mỗi năm viện bảo tàng Hermitage có khoảng 5 triệu du khách đến tham quan.Viện bảo tàng lớn đến nỗi nếu bạn xem mỗi vật trong 1 phút, thì bạn phải mất 15 năm mới có thể xem hết được tất cả.

Cảnh hùng vĩ của quảng trường được tô đậm với 1 cột đá hoa cương nguyên tảng nặng trên 500 tấn. Được khánh thành vào năm 1834 với tổng độ cao 47,5 m, tượng trưng cho chiến thắng Napoleon năm 1812.

http://eva.vn/upload/news/2010-07-09/1278661372-Saint-Petersburg-8.jpgNằm bên dòng Neva êm ả, nhà thờ Thánh Isaac là một bảo tàng kiến trúc - nghệ thuật nổi tiếng của Saint Petersburg. Đây là nhà thờ cao thứ 4 trên thế giới với độ cao từ chân đến đỉnh tháp là 101m. Nhà thờ được coi là bảo tàng kiến trúc và hội họa lớn của nhân loại với khoảng 3.000 bức họa được làm bằng cách ghép từng mảnh đá nhỏ vào với nhau, với mái vòm được dát bằng vàng thật (khoảng 100 kg vàng) ở độ cao gần 100 m, với 112 cây cột lớn, cao vút rất điển hình của kiến trúc châu Âu thế kỷ XVIII - XIX.http://hlcomp.narod.ru/Piter/isaac.jpgNhà thờ thánh Isaac vĩ đại được xây dựng trong suốt 40 năm(1818-1858) với chiều cao 102 m, dài 111m, rộng 98m. Bên ngoài được thiết kế đối xứng với 48 cột đá, mỗi cột cao 15m, nặng 110 tấn tạo nên vẻ hùng vĩ của nhà thờ. Bên trong nhà thờ được trang trí bởi những bức tranh tuyệt đẹp, những cột đá hoa cương quí hiếm có các màu sắc khách nhau được mang đến từ khắp nơi trên nước Nga, những bức tượng mạ vàng,.

Sông Neva dài 74 km, chảy từ hồ Ladoga qua eo đất Karelia và thành phố Saint Peterburg vào vịnh Phần Lan.
Độ rộng trung bình của nó khoảng từ 400 - 600 m, chỗ rộng nhất tới 1.200 m. Độ sâu trung bình là từ 8 -11 m, chỗ sâu nhất là 24 m (chân cầu Liteinui). Đoạn chảy qua Saint Peterburg dài 28 km. Nếu tính theo đường chim bay thì khoảng cách từ thượng nguồn đến hạ lưu sông này dài 45 km.

Tại cửa sông, một lớp hàng rào cản lũ hiện đang được xây dựng để ngăn không cho thành phố Sanit Peterburg bị ngập do sự dâng lên của nước biển khi có bão. Mặc dù có chiều dài rất ngắn, nhưng sông Neva lại là một trong số các con sông có ý nghĩa lớn trong lịch sử của châu Âu.

Trong thời Trung cổ, con sông rộng và đi lại dễ dàng này là hành trình thương mại quan trọng của người Varjag đến người Hy Lạp, do nó là đường vận chuyển hàng hóa từ biển Baltic sang sông Volga và đến phương Đông. Nó cũng là địa điểm diễn ra trận chiến trên sông Neva nổi tiếng năm 1240.

Vào thế kỷ XVI, cửa sông Neva là địa điểm xây dựng pháo đài Nyen của người Thụy Điển, và trên bờ lạch nhỏ dẫn tới hồ Ladoga là pháo đài Oreshek của người Nga, sau này được đổi tên thành Shlisselburg. Pháo đài đầu tiên sau này được thay thế bằng pháo đài Petropavlovskaija năm 1703. Nằm trên đảo Zayachii (đảo Thỏ), pháo đài này được coi là công trình xây dựng đầu tiên của Sanit Peterburg ngày nay.

http://image.tin247.com/dantri/080916233535-338-769.jpgpháo đài Peter và Paul

Nhà thờ Kazan


Nhà thờ Smolnui


Tượng Peter đại đế

http://image.tin247.com/dantri/080916233535-129-145.jpg

Cung điện mùa hè

Peter Đại đế đã cho xây dựng các cung điện và vườn cảnh nghệ thuật được mệnh danh là: "Versailles của nước Nga". Cung điện nằm ở trung tâm của Peterhof được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Choáng ngợp trước Cung điện mùa hè, Du lịch - Giải trí, Cung điện mùa hè - Di sản văn hóa thế giới

Các đài phun nước hoạt động không cần sử dụng máy bơm, trong đó quần thể Đại thác nước được xây dựng ở mặt trước Đại cung điện. Đây là công trình của kiến trúc sư nổi tiếng Bartolomeo Ras-trelli.

Choáng ngợp trước Cung điện mùa hè, Du lịch - Giải trí, Những bức tượng mạ vàng
Cung điện mùa hè (Peterhof) cách thành phố thành phố St Petersburg khoảng 20 km về hướng Tây bên dòng sông Neva xinh đẹp. Để đi đến Peterhof, đi tàu cao tốc cánh ngầm mất khoảng 30 phút. Giá vé khứ hồi khoảng 400 rúp, hơn 10 Euro... Peterhof được bình chọn là 1 trong 7 địa danh du lịch đẹp nhất nước Nga.

Peterhof được khởi công xây dựng vào năm 1714, dưới thời Đại đế Tzar Peter Romanov (1672-1725), tập hợp hầu hết các bậc thầy kiến trúc của châu Âu thời bấy giờ.

Choáng ngợp trước Cung điện mùa hè, Du lịch - Giải trí, Lộng lẫy bên sông

Đại đế Tzar Peter (sau khi viếng thăm lâu đài Versailles của Pháp) đã quyết tâm cho xây một cung điện trên nền tảng kiến trúc cổ xưa La Mã, một công trình mà ông nghĩ rằng sẽ lưu danh hậu thế với những dinh thự nguy nga, vườn ngự uyển rộng lớn, được tô điểm bằng những tượng đồng hình nhân mạ vàng sáng bóng trong huyền thoại Hy Lạp cùng những tháp phun nước nhân tạo tân kỳ (nước từ nguồn các con suối Ropsha cách xa 22 km) trên một vùng đất rộng lớn (hơn 1000 hecta) và trông ra vịnh Phần Lan (khoảng 100 m).

Cung điện gồm 7 công viên, 20 lâu đài và tiền sảnh, 140 vòi phun nước. Nếu bạn có mặt trước cung điện vào lúc 11 giờ trưa, sẽ được nghe sự hoà thanh của 140 tháp nước đồng loạt khởi xướng bài Hymn to the Great city của Reinhold Glieres, một bài nhạc thủy xướng thánh ca…

Choáng ngợp trước Cung điện mùa hè, Du lịch - Giải trí, Sự diễm lệ bên ngoài cung điện

Choáng ngợp trước Cung điện mùa hè, Du lịch - Giải trí, Sự xa hoa bên trong cung điện

Vẻ đẹp và sự xa hoa của lâu đài được những bức tượng trong đài phun và trong vườn phô diễn hoàn hảo. Những bức tượng thiên thần gợi cảm và được mạ vàng.

Vào mùa hè, cung điện rực rỡ trong ánh nắng và những lối đi mát rượi. Với mùa thu dịu dàng, cả không gian tràn ngập sắc vàng của cây cỏ, của lá và của nắng cuối chiều trên những bức tượng đã vài trăm năm tuổi.

Choáng ngợp trước Cung điện mùa hè, Du lịch - Giải trí,

Cùng với Cung điện mùa đông, cung điện này là một trong những điểm đến được yêu thích nhất của du khách khi ghé thăm đất nước Nga cổ kính và truyền thống, được mệnh danh là "Thủ đô của các đài phun nước."



Mùa thu ở Pushkin

Saint Petersburg là thành phố lớn thứ 2 của nước Nga, với dân số khoảng 4.7 triệu dân, nằm ở đỉnh đầu phía Đông của biển Baltic và sông Neva. Trước kia thành phố này được biết đến với tên Petrograd và sau này là Leningrad.


Thành lập bởi Peter the Great, quê hương của những Nga Hoàng và trung tâm của văn hóa Nga, Saint Petersburg được biết đến như “Venice phương Bắc” trong thời kỳ hoàng kim. Được đặt tên lại là Petrograd trong suốt thời gian Chiến tranh Thế giới, thành phố lại đổi tên thành Leningrad năm 1924 để ghi khắc công ơn nhà cách mạng V.I. Lenin. Bombed, bị phong tỏa và đói khát trong suốt thế chiến thứ II, thành phố lùi lại sau Moscow trong thời kỳ Xô Viết.

Khi Liên Xô sụp đổ, thành phố đã nhanh chóng bù đắp cho khoảng thời gian mất mát và hiện nay là một trong những thành phố theo chủ nghĩa thế giới nhất ở Nga. Đổi tên một lần nữa sau khi Liên Xô thất bại, đa số người Nga gọi nơi này là Piter, từ tắt của Saint Petersburg.


Cầu Triniti ban đêm

Trong suốt 10 ngày của tháng 6, những ngày dài nhất năm, Saint Petersburg ăn mừng Lễ hội Đêm trắng (White Nights) với nhiều lễ hội văn hóa. Trong thời gian này du khách nên đặt chỗ trước, giao thông cũng sẽ rất khó.

Đi khi nào?


St Peters

Hầu hết du khách đều thích đến đây vào mùa hè để tận hưởng cái không khí mát mẻ dễ chịu và tham gia những hoạt động diễn ra sôi nổi suốt cả đêm mà có đôi lúc khiến cho bạn quên mất là trời đã gần sáng và khó có thể nào mà ngủ được. Tháng 7 và tháng 8 là những tháng ấm nhất và cũng là mùa nghỉ chính ở đậy.

Vì vậy thời điểm này rất thích hợp cho du khách làm một chuyến du lịch đi đến Saint Pertersburg. Còn nếu như bạn không thích những đám đông và sự ồn ào thì có thể đi vào tháng 5 – 6 hoặc tháng 9 đến đầu tháng 10. Những tháng này hầu như du khách ít đến Saint Pertersburg, giá cả cũng khá rẻ và có thể dễ dàng tìm được phòng ở khách sạn, bạn sẽ có những phút giây yên tĩnh thực sự trên đất nước này.


Cung điện mùa đông

Mặc dù mùa đông khá là khắc nghiệt nhưng bạn có thể ở trong nhà tận hưởng không khí ấm áp nhờ những lò sưởi, khui một chai rượu Vodka cùng nhâm nhi và ngắm nhìn tuyết rơi thì còn gì tuyệt bằng. Đặc biệt nếu bạn thích đắm mình vào thế giới phủ đầy tuyết trắng thì tháng 12 chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Mặt trời phương Bắc chiếu nhẹ ở tận cuối trời, tuyết phủ trắng xóa khắp nơi và cái lạnh sẽ xua tan những ồn ào của cuộc sống vốn khá quen thuộc với những tiếng xe cộ chạy trên đường.

Vào mùa xuân thì tuyết bắt đầu tan chảy, mọi nơi khá ẩm ướt và lầy lội, nhìn mọi thứ xung quanh trông hơi lộn xộn và rối rắm. Vì vậy bạn nên tránh đi đến Saint Pertersburg vào cuối tháng 2 cho đến đầu tháng 4.

Đến, đi lại bằng gì?


Đến

Máy bay: Sân bay Pulkovo: phục vụ nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa. Ga số 1 phục vụ chuyến bay nội địa còn ga số 2 sử dụng cho chuyến bay quốc tế. Sân bay nằm cách trung tâm khoảng 17km về phía Nam.

Taxi ở Ga số 2 đã tham gia vào chương trình cấu trúc giá dựa theo từng vùng địa lý, đăng tải trên bảng dễ thấy ngoài cửa đến, nơi taxi đậu. Giá taxi vào khu vự trung tâm khoảng 600 Rub, nếu có thêm hành lý phải trả thêm. Trong thành phố, giao thông thường đông đúc, nên bạn phải trừ hao đi taxi vào thành phố mất đến 1, 2 tiếng. Những ai có thể nói tiếng Nga có thể đặt trước taxi bằng điện thoại để có giảm giá hơn taxi sân bay.


Sân bay Pulkovo

Cách rẻ hơn là đón xe buýt đến nhà ga xe điện ngầm gần nhất, Moskovskaya, khoảng 16 Rub. Đón xe buýt số 39 đến/đi từ Ga 1, đón xe buýt số 13 đến/đi từ ga 2). Từ đó bạn có thể đi bất kỳ nhà ga nào của Tàu điện ngầm Saint Petersburg với giá 17 Rub. Những công ty xe buýt tư nhân cũng có hệ thống xe buýt cỡ lớn, thường có không gian rộng cho hành lý, từ Ga xe điện ngầm Pushkinskaya qua Moskovskaya đến cả hai ga sân bay với giá 100 Rub/người.

Xe lửa: Saint Petersburg không phải là trung tâm xe lửa chính. Chuyến xe lửa 5 giờ từ Helsinki (Phần Lan) là cách dễ dàng nhất để đến thành phố này. Xe lửa cũng kết nối nhiều địa điểm ở Baltic và Trung Âu.

Xe buýt: Cách rẻ nhất, dù không thoải mái lắm là đi xe buýt đường dài từ các thành phố khác đến Saint Petersburg. Xe buýt từ Belarus, Ukraine, Đức, Phần Lan và các tiểu bang Baltic cùng Scandinavia dừng tại trạm xe buýt chính Avtovokzal.

Đường thủy: Vào mùa hè, du thuyền từ Helsinki và Tallinn đến Saint Petersburg. Thường xuyên có phà nối từ Helsinki, Stockholm, Kaliningrad và Rostock, đến ngay trạm ở cảng.

Tàu khách cũng hoạt động trong hệ thống đường thủy nội địa “Volga-Baltic” – kết nối Moscow – Sông Volga và Hồ Onega, Ladoga và Neva.


Sông Moyka

Đi lại xung quanh

Giao thông: Đa số các phương tiện giao thông vận tải ngừng hoạt động vào ban đêm. Nhà ga xe điện ngầm đóng cửa từ 12h30 sáng đến 5h40 sáng, tùy trạm có thay đổi một chút. Taxi chỉ chạy 24/7, nhưng ban đêm đắt hơn nhiều. Ở Petersburg, mỗi phương tiện giao thông đều có tiềm năng taxi. Cắm cờ trên xe và trả tiền cho chuyến đi đâu đó ở Nga là chuyện bình thường và khá phổ biến dù với du khách thì không nên thử. Sự an toàn dĩ nhiên là một vấn đề. Đừng bao giờ lên xe taxi có hơn 1 tài xế.

Tàu điện ngầm: Hệ thống tàu điện ngầm của Saint Petersburg là hệ thống lớn thứ hai ở Nga sau Moscow. Đây là cách rẻ nhất và hay nhất để đi xung quanh thành phố. Xe lửa nhanh và chạy thường xuyên. Giá xe điện ngầm tốn khoảng 17 Rub tùy theo khoảng cách.

Xe điện: Tham quan Saint Petersburg bằng xe điện sẽ có thể cảm nhận cảnh đẹp hơn nhưng lại khá chậm. Những năm gần đây, do vấn đề kẹt xe nên nhiều tuyến xe điện đã phải dở bỏ khỏi trung tâm thành phố.

Xe buýt và xe ô tô điện: Xe buýt và xe ô tô điện đều rẻ và thường xuyên, vé bán trên xe buýt. Mỗi xe buýt đều có người hướng dẫn riêng. Nếu không vé sẽ do chính tài xế bán. Tuy nhiên xe buýt và ô tô điện ở các tuyến chính thường cực kỳ đông.

Taxi theo lộ trình: Đôi khi đây là cách nhanh nhất để đến nơi nào đó. Taxi thường có 14 – 20 chỗ, màu trắng hay vàng, luôn có chữ K và số đường, ví dụ K-28. Loại xe này ít khi dừng lại, khi cần xuống bạn phải gọi tài xế, hoặc vẫy tay xuống đường. Khi lên xe bạn trả tiền cho tài xế.

Đi những đâu?


Petergof - Cung điện Mùa hè

Hermitage và Cung điện Mùa đông: di tích kiến trúc barokko Nga. Được xây dựng trong những năm 1754—1762 bởi kiến trúc sư người Ý B. F. Rastrelli. Cung điện trong thời gian dài (đến năm 1918) đã là nơi ở mùa đông cùa các hoàng đế Nga, còn từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Năm 1918 một phần, còn vào năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Ermitazh quốc gia. Cung điện Mùa đông và quảng trường Cung điện tạo nên hạt nhân của thanh phố hiện đại và là một trong những điểm đến chính của du lịch nội địa Nga và quốc tế.

Bảo tàng nước Nga: Một bộ sưu tập lớn tranh vẽ và điêu khắc của Nga. Tòa nhà chính Mikhailovskiy Palace là nơi triển lãm chính, Bảo tàng Nga cũng giám sát những cuộc triển lãm lâu dài và tạm thời ở Stroganov Palace, Cung điện Ngọc bích và Lâu đài Mikhailovskiy.


Nhà tù Kresty

Pháo đài Peter và Paul: Bạn có thể vào cửa miễn phí, nhưng phải mua vé để vào nhà thờ và phòng triển lãm. Bạn có thể mua vé trọn gói hay chỉ mua vé lẻ. Ngoài nhà thờ, đây là nơi chôn tất cả Nga Hoàng của nước Nga từ Peter the Great, phần khác trên đảo không mấy ấn tượng lắm.

Bộ Hải quân, cực Bắc của Nevsky Prospekt – cạnh Cung điện mùa đông. Không mở cửa cho tham quan nhưng xem bên ngoài cũng rất thú vị.

Bảo tàng Phong tục học – Một nơi trưng bày rất thú vị và mang tính giáo dục về truyền thống, trang phục của nhiều nhóm dân tộc khác nhau trên vùng đất của Đế quốc Nga cũ.

Tu viện Alexander Nevskiy – Nằm ở cực Đông của Nevskiy Prospekt cạnh sông Neva. Địa điểm này cũng có Nghĩa trang Tikhvin – nơi chôn nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế giới: Tschaikovsky, Rimsky-Korsakov, Mussorgsky và Borodin, còn có tác giả Fyodr Dostoevsky, với nhiều nhân vật khác nổi tiếng ở Nga.


Tu viện Alexander Nevskiy

Nhà thờ Andreyevsky – Có thể nói là tòa nhà tôn giáo đẹp nhất trên đảo, xây dựng năm 1780. Vòm chính đóng khung trong 3 ngọn tháp mũi tên, bên trên có tháp chuông 2 tầng.

Petergof - Cung điện Mùa hè - có phần nguy nga và lộng lẫy hơn cả. Công trình khởi công năm 1714, nhưng phải 150 năm sau nó mới được hoàn tất. Petergof rộng 1.000 ha, gồm 7 công viên, 20 lâu đài và tiền sảnh, 140 vòi phun nước. Hệ thống vòi phun ở đây được làm bằng tượng đồng mạ vàng khiến cho cung điện càng trở nên xa hoa và tráng lệ. Sau 250 năm, hệ thống này vẫn hoạt động tốt, không cần đến máy bơm. Vào mùa hè, khi tất cả các tượng đồng mạ vàng tuyệt mỹ này phun nước, cảnh chốn thần tiên chắc cũng khó lòng đẹp hơn được nơi đây.

Nhà thờ của Đức mẹ Mary. Tòa nhà 5 mái vòm này xây dựng năm 1897. Trong năm 1935, như nhiều nhà thờ khác ở Nga, nó được dân Xô Viết sử dụng làm nhà kho, nhưng năm 1993 được mở cửa lại để làm lễ

Bảo tàng Hải quân – Tòa nhà Chứng Khoán. Tòa nhà này là trụ sở của Bảo tàng Hải quân, xây dựng năm 1816 theo phong cách Tân cổ điển. Bảo tàng Hải quân là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, triển lãm lịch sử của Hải quân Nga từ ngày thành lập đến nay, kèm theo vũ khí, kiểu tàu, ngay cả những bản gốc báo chí.


Tượng đài Mikhail Lomonosov

Tượng đài Mikhail Lomonosov, bức tượng nổi tiếng của một người Nga Phục Hưng thế kỷ 18, đóng góp nhiều trong toán học, văn học, hội họa, khoa học tự nhiên, hóa học, vật lý, khoáng vật học, lịch sử, triết lý và nghệ thuật.

Học viện Hàng hải – Học viện Hàng hải cũ nhất ở Nga, do Peter the Great thành lập năm 1701. Một trong những nhân vật nổi tiếng tốt nghiệp tại đây có Ivan Kruzenshtern, Rimsky-Korsakov. Tòa nhà được tôn tạo hoàn toàn vào năm 1798.


Cột đá Rostral

Cột đá Rostral – Công trình đầu tiên mà bạn chú ý lập tức ở Strelka là cột đá Rostral, một biểu tượng khác của thành phố. Xây dựng năm 1810, cột đá trang hoàng với 6 mũi tàu chiến, biểu tượng cho sức mạnh của Hạm đội Baltic Nga. Trên đỉnh cột đá bạn sẽ thấy công trình đại diện cho những con sông lớn ở Nga – Volga, Dnieper, Neva và Volkhov. Cột đá này còn được sử dụng như một ngọn hải đăng và ngày nay lửa đốt lên trong ngày lễ hội.

Học viện nghệ thuật Nga – Trung tâm lớn nhất của Nga đào tạo về nghệ thuật, do Lomonosov và Shuvalov xây dựng, là ngôi trường dạy nghệ thuật duy nhất ở Nga cho đến thế kỷ 20.

Lưu ý khác


Nhà tù Kresty

Đừng nên bỏ qua cơ hội dạo thuyền trên sông và xem những vở nhạc kịch, ba lê nổi tiếng như Hồ Thiên Nga, Giselle… tại các nhà hát của Saint Pertersburg như nhà hát Mariinsky, Mikhailovskiy, St. Petersburg Opera…

Có nhiều máy ATM và các cửa hàng thu đổi ngoại tệ tại đây. Đừng đổi tiền trên đường phố, tỷ giá không cao lại có nguy cơ bị lừa đảo.

Chợ Apraksin, thích hợp để xem hàng nhưng nhớ giữ chặt ví và máy ảnh vì đây là nơi hoạt động của bọn móc túi.

Chợ Gostiny, là trung tâm mua sắm lâu đời và rộng nhất thành phố, xây dựn từ giữa thế kỷ 18. Nơi đây có cửa hàng và cũng là nơi ở của các thương gia đến từ xa. Ở đây bán đủ loại hàng, từ máy Playstation đến Vodka của Saint Pegersburg nhưng giá hàng hóa rất cao.

http://istolg.com/pictures/Nevsky_Prospect,_St._Petersburg,_Russia.jpgmua sắm trên đại lộ Nevski


Resurrection church

Catherine Palace, Tsarskoe Selo, Russia Photo Catherine Palace

Peter and Paul Fortress:

http://www.russian-st-petersburg.com/photo/citytour/peter-paul-fortress.jpg

http://www.jakestravels.com/StPetersburg/SmallPics/SpilledBlood8.jpg

nhà thờ Chủ Nhật tắm máu

http://solnishko-tour.ru/images/zolotoe_kolco/zolotoe_kolco_s_vodoi.jpg

http://www.russiablog.org/lavra-sergiyev-posad-main.jpgthành phố cổ Sergiyev-Posad


Hermitage St Petersburg Russia Hermitage St Petersburg Russia Hermitage St Petersburg Russia Vostania Street St Petersburg Russia
Hermitage St Petersburg Russia Hermitage St Petersburg Russia Church on Spilled Blood St Petersburg Russia Hermitage St Petersburg Russia

http://www.cigarettepacks.ru/Z/Z1/7.jpgNgày 1 ( thứ tư / thứ sáu ): khởi hành từ Tp. HCM đi Moscow.
Nghỉ đêm trên máy bay.
Ngày 2: Moscow
- Đến Domodedovo lúc 08:55 sáng.
- Xe và HDV địa phương đón khách tại sân bay và đưa về thành phố.
- Ăn trưa.
- Nhận phòng tại khách sạn.
- Tham quan Quảng trường Đỏ, nhà thờ thánh Basil (bao gồm vé vào cửa ), ngọn lửa vĩnh cửu.
- Mua sắm tại siêu thị ngầm.
- Ăn tối.
Ngày 3: Moscow – St. Petersburg
- Ăn sáng tại khách sạn.
- Thời gian tự do nghỉ ngơi
- Trả phòng trước 12h.
- Ăn trưa.
- Tham quan Thành phố: đồi Lenin, quảng trường Chiến Thắng, tranh tròn trận đấu Borodino (nếu mở cửa), đi du thuyền trên sông Moscow.
- Ăn tối
- Xe đưa khách ra ga đáp chuyến xe lửa đi St. Petersburg. Ngủ đêm trên tàu, 2 giường đôi/4pax
Ngày 4: St. Petersburg
- HDV địa phương đón khách tại ga và đưa đi ăn sáng.
- Tham quan TP: nhà thờ thánh Isaac, pháo đài Peter và Paul.
- Nhận phòng tại KS - Ăn trưa tai khách sạn.
- Chiều tham quan Viện Bảo tàng Hermitage (Cung điện Mùa đông ).
- Ăn tối tai khách sạn.
- Nghỉ đêm tại St. Petersburg.
Ngày 5: St. Petersburg – Moscow
- Ăn sáng tại khách sạn.
- Trả phòng khách sạn
- Tham quan Cung điện Mùa hè. Ăn trưa tại restaurant “…. ”.
- Tham quan mua sắm trên đại lộ Nievski.
- Ăn tối.
- Xe đưa khách ra ga đáp chuyến xe lửa ban đêm về Moscow.
- Nghỉ đêm trên tàu.
Ngày 6 : Moscow
- Xe và HDV đón khách tại ga và đưa đi ăn sáng.
- Tour dã ngoại.Tham quan thành phố cổ Sergiyev-Posad
- Ăn trưa thịt nướng tại restaurant”Zolotoe kolxo”http://ukrmedia.biz/images/products/Ansambl_Zolotoe_Kolco_-_Ah,_sudba.jpg
- Chiều trở về Moscow.
- Ăn tối.
- Nhận phòng tại khách sạn nghỉ đêm.
Ngày 7 ( thứ ba / thứ năm ) : Moscow – Tp. HCM
- Ăn sáng tại khách sạn.
- Xe đưa khách ra sân bay đáp chuyến bay trở về Tp. HCM.
http://3.bp.blogspot.com/_XqT5QI2tKm0/TBRED3U4OAI/AAAAAAAAEog/aMGPAcCFBCM/s1600/miss-russia.jpgGiá Trọn gói: 2,670 US$ / pax
Nhìn chung, nước Nga sau những năm sống dưới chế độ Cộng Sản nghèo quá và thời gian hình như ngưng lại sau khi Sa Hoàng sụp đổ...

Giá bao gồm : visa nhập cảnh CHLB Nga (không hoàn lại), vé máy bay quốc tế khứ hồi, vé máy bay quốc nội, thuế sân bay, lệ phí an ninh sân bay, phụ thu nhiên liệu hàng không, xe đưa đón sân bay và tham quan di chuyển giữ các thành phố, hướng dẫn Việt Nam và Nga, khách sạn 4 sao (2 người/phòng ) và vé tàu lửa, các bữa ăn, vé tham quan theo chương trình.

No comments:

Post a Comment