Friday, September 30, 2011

Tre

Cố tổng thống Ngô Đình Diệm đã từng chọn Tre làm quốc huy của nền đệ I Cộng Hoà (VNCH). Tre là một loại cây rất đa dụng và gần gũi với các nước Đông Nam Á châu nói chung và người Việt nói riêng. Giống như cây dừa, toàn bộ cây tre, từ rễ cho đến ngọn đều được sử dụng trong đời sống. Từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Trên thế giới, Việt Nam không phải là một quốc gia duy nhất có tre. Trừ một số ít vùng châu Úc và châu Âu, tre gần như có mặt ở khắp nơi. Tre có rất nhiều ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia.... Tre có tên khoa học là Bambysaceae, lấy từ gốc Mã Lai là Bambu, xếp chung cho các loài tre - trúc. Ở Việt Nam, tre mọc rất nhiều và khắp nơi. Ngoài được trồng ở thôn xóm, làng xã, tre còn mọc tập trung thành rừng từ Bắc chí Nam.
Tre gồm hơn 40 loài và 15 giống khác nhau như: trúc, bương, lồ ồ, gai, vầu, mỡ, nứa, tàu, mạnh tông, tầm vông, trinh, giang, le, trúc, là ngà, v.v... Ở Mỹ có nhiều khu Vườn Tre (Bamboo Garden) như khu Vườn Tre của trường Foothill College ở thành phố Los Altos, hay khu Vườn Tre Huntington Library ở San Marino, khu Vườn Tre trong khu business & industrial center ở Mira Mesa/ San Diego, tiểu bang California. Các khu vườn tre này có khoảng 70 loại tre trên thế giới, từ các loại tre ở miền nhiệt đới cho đến các loại tre miền ôn đới. Thông thường thì tre đươc trồng bằng gốc. Một gốc tre được ươm trồng thì hai năm đầu chỉ bén rễ, đến năm thứ ba thì mới có măng (tre non).
Tre là một nhóm thực vật thường xanh đa niên thân gỗ, thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre có nhiều loại:
a. Tre khổng lồ (Giant Timber Bamboo-Phyllostachys), cao từ 30 -70 feet: Phyllostachys atrovaginata
Phyllostachys bambusoides ('Albovariegata’,'Allgold', 'Castillon', 'Castillon Inversa', 'Kawadana', 'Marliac', etc.
Phyllostachys decora
Phyllostachys dulcis
Phyllostachys edulis ‘Moso’
Phyllostachys glauca 'Yunzhu'
Phyllostachys iridescens
Phyllostachys nigra (‘Black Bamboo’, ‘Hale’, ‘Bory’, ‘Henon’, ‘Megurochiku’, etc..)
Phyllostachys nuda
Phyllostachys viridis (‘Robert Young’)
Phyllostachys vivax (‘Aureocaulis’, ‘Huangwenzhu’, ‘Huangwenzhu Inversa’ ‘Kimmei Vivax’…)
b.Tre trung bình (Mid size Bamboo), cao từ 15 - 30 feet:
Phyllostachys angusta
Phyllostachys aurea (‘Dr. Don’, 'Flavescens Inversa', 'Holochrysa', 'Koi', ….)Phyllostachys aureosulcata ('Harbin’, 'Harbin Inversa', 'Spectabilis',…)Phyllostachys bambusoides ('Kawadana', 'Marliac', 'Richard Haubrich',etc.)Phyllostachys bissetii
Phyllostachys decora
Phyllostachys flexuosa 'Spring Beauty'
Phyllostachys heteroclada
Phyllostachys meyeri
Phyllostachys nidularia
Phyllostachys nigra (‘Black Bamboo’, ‘Hale’, etc...)
Phyllostachys nuda
Phyllostachys platyglossa
Phyllostachys praecox 'Viridisulcata'
Phyllostachys stimulosa
Phyllostachys violascens
c. Tre lùn: Sasa kurilensis, Sasa kurilensis 'Shimofuri', Sasa oshidensis, Sasa palmate, Sasa palmate, Sasa veitchii, Sasaella masamuneana 'Albostriata', Sasaella ramose, Sasamorpha borealis...
Shibataea chinensis, Shibataea kumasaca...
Pseudosasa owatarii
Chimonobambusa marmorea 'Variegata'
Indocalamus hamadae Indocalamus latifolius, Indocalamus tessellates
Pleioblastus akebono, Pleioblastus distichus, Pleioblastus fortunei,Pleioblastus kongosanensis 'Aureostriatus', Pleioblastus pygmaeus, Pleioblastus shibuyanus 'Tsuboi', Pleioblastus viridistriatus, Pleioblastus viridistriatus 'Chrysophyllus'...
Còn có rất nhiu loại tre khác nhau na.
Tre được sử dụng làm nhà (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng). Trúc làm sáo, cần câu cá, trang trí nội thất và nhiều đồ thủ công mỹ nghệ. Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun. Tre trồng dày đặc làm rào tự nhiên cho các làng ở đồng bằng miền Bắc. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên). Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt. Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn... Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận. Lịch sử có kể về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuật - người đã dựa vào hàng rào cây tre dày đặc mà đạn của Pháp không bắn xuyên qua được. Nhiều đồ thủ công mỹ nghệ sản xuất từ mây, tre, trúc, nứa, luồng và các sản phẩm trang trí nội thất gia đình theo kiểu truyền thống hay cách tân. Tre - loài cây có mặt khắp nơi trên thế giới (trừ châu Âu và Bắc cực) sẽ trở thành vật liệu xây dựng lý tưởng của thế kỷ 21.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgO5EnFI6fQoiA23odZE62Hxe-WzmAkEes5l96AoXiBoAcsxfCM-k0jd9Lvg08mkmRd3Mp7u2wtRy0JUT4yc4lAJ5TV6iEAsejiTpub-hm1LzcczIk4m1WKxnVB5EnmmluXHQ0VnQdC00pu/s1600/tre.jpgCây tre đã đi vào văn hoá – nghệ thuật VN như một hình ảnh truyền thống bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm.

Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai:
Ba đời bảy họ nhà tre
Hễ cất lấy gánh, nó đè lên vai
Hoặc để nói lên lòng thương con vô bờ bến của tình mẫu tử thiêng liêng:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời
...Theo quan niệm của người phương Đông, tre - trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.
Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng. Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ - một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân... Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng.

Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại VN đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú.
Tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương “tre già măng mọc”, chứ không phải tranh sống theo kiểu “cây lớn đè cây nhỏ” giành lấy ánh sáng mặt trời. Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết “vật cùng tắc biến”, hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật.
Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương... cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.
Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa
. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước châu Á.Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc(*). Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ xa xưa để đánh bắt một số loại hải sản, thì ở Australia hiện nay, môn thể thao khá phổ biến là lướt sóng biển bằng ván gần đây có nét mới: loại ván trượt được ưa chuộng được làm bằng tre phủ một lớp nhựa epoxy bằng công nghệ cao.Đất nước Triều Tiên từ xa xưa cũng đã sử dụng tre, nứa trong đời sống. Loại muối tre có tên là Chukyom được dùng ở nước này từ khoảng 1.000 năm, loại muối này còn được hoà tan vào nước dùng như một thứ thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Người ta cho muối vào ống tre, dùng một loại đất sét đặc biệt bịt kín lại rồi nung trong nồi đất kín trong một khoảng thời gian xác định thu được một hỗn hợp. Hỗn hợp này hiện còn được chế biến, đưa cả vào kem đánh răng (hiện đang bán phổ biến trên thị trường VN với tên thương mại là Bamboo Salt). Gần VN hơn là Indonesia, đất nước có nhiều tương đồng với VN về văn hoá. Một số nơi ở nước này, như ở đảo Bali đang phát triển trồng và chế biến tre. Tre đã được sử dụng để làm những căn nhà cao tới 8 m (dùng kèm với các loại vật liệu nhẹ khác) - một dạng nhà kính khung tre, và một số đồ nội thất khác như bàn máy tính bằng tre. Một tổ chức có tên là Tre bảo vệ môi trường đã ra đời ở đảo Bali nhằm cổ vũ cho việc trồng tre và sử dụng sản phẩm từ tre trong đời sống. Tổ chức này hiện có hơn 80 giống tre đã và đang cung cấp rất nhiều cây giống tới nhiều vùng ở Indonesia, cùng với phương pháp chăm sóc tre với những ưu điểm là giá thành thấp, có khả năng chống côn trùng, nấm mốc cho tre. Tổ chức này tin rằng mình đang đi đúng hướng, khi mà hiện nay nhu cầu tiêu thụ gỗ toàn thế giới đang lớn hơn mức cung, và cứ mỗi ngày lại có thêm nhiều cánh rừng biến mất. Cũng dùng tre để làm nhà, nhưng ở Hồng Kông còn có những ngôi nhà cao tới 40 tầng đã được dựng với vật liệu chủ yếu là tre. Trong tương lai gần ở Hồng Kông sẽ mọc lên nhiều ngôi nhà có khung bằng tre đã qua xử lý đặc biệt.
Thái Lan có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm tre. Sản phẩm phụ của một số nhà máy
như thế lại trở thành nguyên liệu cho dân trong vùng nơi có nhà máy chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tre cũng được trồng từ lâu ở Nepan, ấn Độ, và ngày càng được coi trọng vì độ bền và tính hiệu dụng trong cuộc sống người dân ở đây. Nước ta cũng như một số nước quanh vùng đang sử dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Đã có một thời, tre và một số cây thuộc họ tre đã được chúng ta phát triển để chế biến xuất khu. Khi thị trường truyền thống với hàng mây tre VN là Liên Xô và các nước Đông Âu không còn, ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lạc hậu và công nghệ của ta đã suy sụp. Sau một số năm, khi mà các rặng tre làng đã trở nên “hiếm” thì tre nứa chỉ còn được dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy và sử dụng với nhu cầu nhỏ ở thôn quê, chỉ một số loại tre trúc được trồng làm cây cảnh được coi là “có giá trị kinh tế”. Gần đây cây tre đã được quan tâm trở lại. Có một dạo, loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế nhưng trong những năm gần đây,cây tre đã được quan tâm trở lại. Việc nghiên cứu cải tạo giống tre trúc không biết bao giờ mới được tiến hành. Phong trào trồng cây luồng ở một số địa phương, xuất khu sản phẩm trang trí nội thất và nhiu đồ thủ công mỹ nghệ bng mây tre trúc gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Cây tre, loại cây có thời gần gũi với người VN cũng như cây lúa, cây dừa, hy vọng tre sẽ tìm lại được vị thế xứng đáng của nó.
Từ Hawai (Mỹ) tới Việt Nam, cây tre hiện diện không còn chỉ ở những túp lều rẻ tiền đơn sơ nữa mà đã có mặt trong các tòa nhà sang trọng lẫn các khu nghỉ dưỡng xa xỉ, trở thành vật liệu xây dựng từ nhà thờ cho tới các cây cầu lớn. Dưới cái nhìn của giới kiến trúc, tre là "thép thực vật" nhưng tính năng của nó còn ưu việt hơn cả thép. Tre nhẹ hơn thép nhưng có sức bền cao gấp 5 lần bê tông. Không như các cây lấy gỗ vốn cho thời gian khai thác chậm, tre sinh trưởng rất nhanh và có khả năng hấp thụ khí CO2 - thủ phạm làm môi trường trái đất ấm lên - gấp 4 lần so với cây lấy gỗ. Kiến trúc sư người Colombia Simon Velez vừa hoàn tất một công trình kiến trúc từ tre lớn nhất từ trước đến nay, cho rằng mối tương quan giữa trọng lượng với sức bền của tre ở mức hoàn hảo nhất so với bất kỳ vật liệu xây dựng thông thường nào. Công trình mà ông vừa hoàn thành có diện tích tới 5.128 mét vuông, mang tên "Bảo tàng Du mục" ở thủ đô Mexico City của Mexico, được làm chủ yếu bằng tre. Kiến trúc sư Darrel DeBoer sống ở San Francisco (Mỹ), người chuyên nghiên cứu các vật liệu có sức bền cao cho rằng các kết cấu khung tre phù hợp với nhiều loại hình khí hậu. Từ năm 2000 đến nay, tre VN cũng đã xuất hiện nhiều hơn ở nước ngoài qua các sản phẩm trang trí nội thất và các nhà hàng VN cho dù từ xa xưa tre-trúc đã đóng góp không ít vào ngành kiến trúc - xây dựng - trang trí - thủ công mỹ nghệ VN. Bên cạnh những "hiện tượng tiêu cực" và tham nhũng trong ngành xây dựng ở VN, câu chuyện "bê-tông cốt tre" được sử dụng thay cho bê-tông cốt sắt/ thép cũng gây xôn xao dư luận một dạo. Thực ra tre đã được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng cầu (bridge), nhà ở, thuyền (sail boat spars), trang trí, v.v... không chỉ ở VN, TQ, Ấn Độ... mà còn thấy ở nhiều nước khác(**).

http://farm4.static.flickr.com/3170/2324921390_bfd7c2d591.jpg?v=0Vì nhu cầu kỹ nghệ, con người đã nghĩ cách trồng tre bằng hạt nhưng chu kỳ ra hoa, kết quả của tre thường lâu: từ 5 đến 60 năm/ lần ra hoa và sau khi ra hoa tre thường chết hàng loạt. Tre một loài cây chỉ nở hoa lúc cuối đời. Tre và hoa tre chết đứng chứ không rủ xuống như bao loài hoa khác, tre và hoa như đang thi gan cùng tuế nguyệt . Một hình ảnh hiên ngang và bất khuất giữa trời đất mênh mông, giữa muôn ngàn giống loài của thảo mộc. Thản nhiên trong cõi đi về tựa như một triết nhân đã ngộ được chân lý về sự sống chết của cuộc đời. Gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã nghiên cứu kỹ thuật kích thích tre nở hoa trong phòng thí nghiệm bằng dung dịch gồm có nước dừa, muối khoáng, đường, vitamin. Kết quả sau 15 - 20 ngày, tre đã nở hoa. Tre tàn, măng mọc - nói lên sự tiếp nối từ thế hệ trẻ khi thế hệ già hơn về hưu.
Là người Việt Nam thì ai cũng biết cây tre nhưng rất nhiều người không có dịp để thấy được "tre nở hoa". Hoa tre bung nở từng chùm hoa vàng nhạt như màu đất, xen giữa màu xanh của lá tre. Không bao lâu sau, những chùm hoa tre khô cong đong đưa trong gió như những bàn tay đang vẫy chào tiễn biệt. Những cây tre nở hoa từ màu xanh chuyển dần sang màu ngà rồi thân tre khô lại và chết đi. Hình ảnh của quê nhà và bụi tre nở hoa như vẫn còn khắc đậm trong tâm trí người Việt Nam xa xứ, dù ở đâu và làm gì, ai cũng mang trong mình một bóng tre của quê hương, xứ sở. Sau lũy tre làng, nơi quây quần chia xẻ buồn vui của cuộc sống của những cộng đồng người Việt từ hàng bao thế hệ. Hai chữ lũy tre thường gợi cho người nghe hình ảnh tươi mát thân yêu của một làng quê bên nội hay bên ngoại nào đó. Và không biết tự bao giờ, tre đã tham dự vào cuộc sống người Việt như một thành tố không thể thiếu được./. (2-2008)

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/12/26/1261804803.img.jpgLàng tre Phú An nằm tại 124 ấp Bến Giãng, xã Phú An, huyện Bến Cát - Bình Dương. Hàng ngàn bụi tre lớn nhỏ chen nhau trong một màu xanh ngút ngàn là công trình sưu tầm, bảo tồn của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Với mong muốn làm được một điều gì đó cho quê hương, tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh đã lập làng tre và sưu tầm hơn 200 mẫu tre thuộc 17 loài khác nhau
Làng tre Phú An nằm tại 124 ấp Bến Giãng, xã Phú An, huyện Bến Cát - Bình Dương. Hàng ngàn bụi tre lớn nhỏ chen nhau trong một màu xanh ngút ngàn là công trình sưu tầm, bảo tồn của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhiD5XrxUKQdFKygem7tD2cZtmPh5Eypc3oQfR0_deeRZfrgstyzLxlYn_2TCusz1D5ivTcND_9q9rqiGMVYp91kwZeIK5TSWZDl4H3jyERfxxv8SZQHHtEg4fts2gSqU_EMvhkDoz5bWIg/s1600/DSC10.23_008.jpgTrả nợ quê nghèo
Chúng tôi gặp tiến sĩ Hạnh khi bà đang tất bật ở khu thí nghiệm để đánh dấu tên gọi địa phương, tên khoa học, thời gian và tọa độ tìm thấy của những loài tre vừa được bà sưu tầm về.

Vuốt mái tóc bạc bết mồ hôi, bà nói: “Làm như thế mới phân biệt được loài nào có tên trong danh sách, loài nào không có tên để từ đó định danh cho phù hợp. Nhiều người đến đây khi ngắm nhìn những bụi tre đều khen đẹp nhưng ít ai biết rằng để tre có tên, nơi sưu tầm, chúng tôi đã rất vất vả”.
Trước khi trở thành giảng viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, bà từng là Phó Viện trưởng phụ trách khoa học kỹ thuật của Viện Nghiên cứu cây có dầu, đã lai tạo thành công giống dừa PB 121 hiện đang được nhiều người dân trồng bởi năng suất cao, cơm dày.

Cơ duyên đưa bà đến với nghiệp trồng tre là vào năm 1999, trong một lần về quê tại xã Phú An, huyện Bến Cát - Bình Dương. Bà kể: “Khi ấy, gặp lại tôi, nhiều bà con trách móc: mày học cao, hiểu rộng, từng là tiến sĩ ở Tây về mà sao không làm gì cho quê hương? Câu nói bất ngờ của những người dân quê đã khiến tôi giật mình, trăn trở. Đúng là sau chiến tranh quê mình vẫn còn nghèo quá”.
Suy nghĩ phải làm một điều gì đó cho quê nhà luôn nung nấu trong lòng bà. Một lần, khi đi dạo trong xóm, bà nhận ra vùng đất quê mình có thật nhiều tre. Ý tưởng hình thành làng tre khiến bà viết ngay dự án “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” trong đó loài cây được bảo vệ chính là loài tre quê hương. Xã cho đất, dân góp được 10 triệu đồng và làng tre Phú An hình thành.
http://farm3.static.flickr.com/2216/2324100955_1e22d86140.jpgĐưa làng tre... vượt biên giới
Để có kế hoạch phát triển lâu dài, bà gõ cửa nhiều nơi để xin tài trợ. Khi đến Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM, bà được nhận xét rằng dự án quá nhỏ nên bà phải viết lại dự án mang tầm quốc tế với tên gọi “Vườn thực vật” để kêu gọi tài trợ của vùng Rhône Alpes (Pháp).

Bà kể: “Đó là năm 2001. Khi dự án hoàn tất thì ở Pháp tiến hành bầu cử. Chính quyền mới không muốn tiếp tục thực hiện dự án nên cử Phó Chủ tịch vùng Rhône Alpes là ông Jean Philipe Bayon mới đắc cử đến làng với ý định bác bỏ việc tài trợ. Suốt từ TPHCM đến đây, ông ta không nói lời nào. Nhưng khi đến làng, nhìn những bụi tre được chúng tôi sưu tầm, khung cảnh thiên nhiên thoáng mát giống như một khu vườn thực vật, ông ấy thay đổi ngay ý định. Ngay sau đó, bà được mời sang Pháp để trình bày ý tưởng về làng tre tại vùng Rhône Alpes. Bằng tất cả tâm huyết, bà đã thuyết phục được nhiều người dân trong vùng Rhône Alpes hưởng ứng.

Năm 2003, một dự án được hình thành với sự hợp tác giữa 4 đơn vị là vùng Rhône Alpes, tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Ngoài việc vùng Rhône Alpes tài trợ 600.000 euro, tỉnh Bình Dương còn cấp 10 ha đất và thêm một phần kinh phí để xây dựng nhà bảo tàng trên làng tre Phú An.

Bảo tàng sinh thái về cây tre đầu tiên của VN

Hình bài viết Bảo tàng sinh thái về cây tre đầu tiên của VN
Khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái tre đầu tiên của Việt Nam tại xã Phú An, tỉnh Bình Dương. Với diện tích 10ha, đây là "ngôi nhà chung" của hơn 300 giống tre Việt.
Ông Võ Thanh Giàu, giám đốc trung tâm Bảo tàng cho biết, đây không chỉ là nơi tập hợp nhiều nhất các loại tre, mà còn là bảo tàng sinh thái tre đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.
Không gian ngoài trời của bảo tàng là nơi để du khách khám phá thiên nhiên và thư giãn. Có nhiều khu vực tái hiện cảnh đẹp vùng sông nước đồng bằng Nam Bộ, khu vườn thực vật, giải trí, giúp du khách có thể tìm hiểu những nhạc cụ làm từ tre, thưởng thức các món trái cây miền Nam... Đặc biệt là vườn bảo tồn gồm bộ sưu tập hơn 200 mẫu tre sống, thu thập từ nhiều vùng khác nhau từ Bắc đến Nam...
Không gian thứ hai là bảo tàng trong nhà, được thiết kế với nhiều kiến trúc làm từ tre, phòng chiếu phim tài liệu về hình ảnh của cây tre, phòng thí nghiệm là nơi để các nhà khoa học và sinh viên làm việc.
Theo Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên, trưởng dự án Bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật ở Việt Nam, mục đích của việc xây dựng công trình này là nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của cây tre Việt, cùng nhiều loài cây bị đe dọa tuyệt chủng ở Vùng Đông Nam Bộ.
Khu Bảo tàng bảo tồn là kết quả hợp tác của 4 nơi: Vùng Rhône Alpes (Pháp), tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat Cộng hòa Pháp, và đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, với vốn đầu tư 11 tỷ đồng.
Du khách có thể tìm đến địa chỉ: 124, đường 774, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương để tham quan bảo tàng.Đam mê mãnh liệt
Hiện làng có gần 2.000 bụi tre của 200 mẫu thuộc 17 loài. Nếu như ở khu tre Bắc Bộ có các loài: tre sặc, tre mai, cây gầy, lộc ngọc, Phù Đổng, hóp... thì tại khu tre Tây Nguyên những loài: vầu, nứa, le, lèn èn, tre xiêm, lồ ồ vàng, lồ ồ đen... chiếm không gian rộng lớn.
Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ngoài chiếc cầu khỉ bắc qua mương, bà còn cho trồng tre gai, tầm vông... tạo nên khung cảnh yên bình. Đặc biệt, làng còn có những loài tre quý hiếm như vàng sọc, mại muồi, tre mét, tre vuông, vietnamosasa... Niềm đam mê tre khiến bà không ngại khó khăn để tìm ra giống tre mới, làm phong phú khu bảo tồn. Những chuyến xa đến Kon Tum, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Huế, Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn..., bà đều có mặt dù tuổi cao, sức yếu.
Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh cho biết bà đang nghiên cứu ứng dụng tre trong cuộc sống như dùng tre hấp thu chì, kim loại nặng để giải phóng đất bị ô nhiễm hay dùng sợi tre để làm nguyên liệu thay thế composite, nguyên liệu chống thấm nước, túi ni lông sinh học... Nếu những đề tài này thành công, tre không chỉ góp phần làm thay đổi đời sống người dân mà còn bảo vệ môi trường hiệu quả.
Sau đây là vài hình ảnh tại Làng tre Phú An, tỉnh Bình Dương trong ngày đầu tiên khánh thành:
Bảo tàng sinh thái tre đầu tiên tại Việt Nam.
Các nhà khoa học Pháp và Việt Nam đi dạo trong khuôn viên bảo tàng.
Không gian tái hiện cảnh vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.
Chị Isabelle Mangione, sinh viên đại học INPG, Pháp, hiện đang thực tập tại TP HCM cho biết chị rất thích thú với công trình bảo tàng sinh thái tre. "Đây là một nơi lý tưởng để người nước ngoài tìm hiểu về một nét lịch sử văn hóa rất Việt Nam", Isabelle nói.
Một góc gian phòng trưng bày các vật dụng, nông cụ làm từ tre của người Việt.
Một loại tre vàng sọc, giống tre của tỉnh Phú Thọ nằm trong khu Bảo tàng sinh thái.
Em Hanameelle, học sinh lớp 2 trường tiểu học Colette, TP HCM cho biết, em từng xem biết về cây tre Việt Nam qua hình vẽ trong sách, nhưng đây là lần đầu tiên em được nhìn thấy và sờ vào một cái măng tre.
Xin giới thiệu đến các bạn 1 công trình kiến trúc của 1 KTS trẻ bên nhà với vật liệu là TRE mà tôi đã có dịp ghé qua xem. Tôi thích conceptual design và structure khá đơn giản, hoà hợp giữa truyền thống mộc mạc nhưng rất độc đáo, hiện đại khi sử dụng vật liệu sẳn có của quê mình.
Người đàn bà say mê tre
TTCT - Kể từ sau chuyến đi New York (Mỹ) nhận giải thưởng của UNDP trao cho dự án làng tre Phú An, tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh lại tất bật với dự định nghiên cứu phát triển những tính năng của cây tre vào đời sống kinh tế, qua đó góp phần nâng cao giá trị hoạt động bảo vệ môi trường.
Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Trường đại học Khoa học tự nhiên, dành phần lớn thời gian làm việc ở làng tre - Ảnh: Thuận Thắng
Trong những ngày tháng 9-2010 trên đất Mỹ, tại buổi lễ trao giải, tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh đã nói với chúng tôi về mong muốn phát triển hơn nữa khu bảo tồn tre. Ngay khi về nước, bà đã dành phần lớn thời gian cuối năm cho hành trình tìm kiếm các giống tre mới với sự trợ giúp của người dân địa phương. Ra Hà Nội rồi đáp máy bay đi Luang Prabang (Lào), sau đó bà lần ngược lên Điện Biên Phủ, xuôi về Quảng Trị, vào Kon Tum rồi về lại Phú An (Bình Dương).
Chuyến đi hơn một tháng đã giúp bà bổ sung hơn 70 giống tre mới cho vườn ươm và sưu tập (hiện làng tre Phú An trồng trên 175 giống). Chỉ chúng tôi xem một thân tre thật to trồng trong vườn sưu tập, bà nói: “Đây là tre nước, tên gọi như vậy vì ở Thái Nguyên người ta dùng nó làm ống dẫn nước”.
Từ ước mơ giữ lại lũy tre làng
Ngày 21-2, Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre, trong đó có biện pháp miễn giảm thuế sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đầu tư trồng rừng nguyên liệu mây, tre và áp dụng thuế suất nhập khẩu 0% đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong nước chưa sản xuất được theo danh mục do Bộ Công thương ban hành. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5-4-2011 cũng nêu rõ việc ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện việc điều tra trữ lượng, diện tích các giống mây tre, ứng dụng công nghệ sinh học vào các khâu bảo quản, chế biến...
Trong căn nhà lá của vườn sưu tập, một nhóm sinh viên Pháp và Việt Nam đang làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo sư Jacques Gurgand. Đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1989 trong khuôn khổ hoạt động hợp tác của Bộ Ngoại giao Pháp, kể từ khi nghỉ hưu giáo sư Gurgand chủ yếu làm việc thực địa và gắn bó với dự án làng tre Phú An từ những ngày đầu tiên.
Dự án khởi đầu cách nay gần 10 năm, phát triển trên ý tưởng của dân làng Phú An “muốn được sống trong môi trường sạch, đẹp và yên tĩnh” - theo lời bà Hạnh - trên địa bàn rộng hơn 3.000ha ở thời điểm chính quyền địa phương quyết định không phát triển nhà máy tại khu vực vốn đã có quá nhiều khu công nghiệp. Nhưng sâu xa hơn, như bà tâm sự, là mong muốn được góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại quê hương Bến Cát, Bình Dương, trong đó có hình ảnh của làng quê Việt Nam vùng Đông Nam bộ với lũy tre làng.
Triển khai trên diện tích 10ha, dự án nhận được tài trợ 600.000 euro của vùng Rhône-Alpes thông qua vườn Pillat, một khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở Pháp, với hai đối tác ở Việt Nam là Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) và tỉnh Bình Dương.
Với giải thưởng Xích đạo của UNDP, dự án cần được quảng bá nhiều hơn để tạo hiệu quả lan tỏa. Đó là điều mà các sinh viên Pháp tại Đại học Lille III đang đóng góp. Cô Marion Langlois, nghiên cứu sinh năm 2 thạc sĩ chuyên ngành quan hệ văn hóa và hợp tác quốc tế đang thực tập tại làng tre, nói:
“Chúng tôi có khá nhiều dự án về phát triển bền vững nhưng muốn tạo sự liên thông với dự án làng tre, nhất là trong việc quảng bá địa điểm và giúp cư dân địa phương tham gia dự án ở góc độ bảo vệ môi trường sống của chính mình. Hiện chúng tôi đang làm các brochure giới thiệu bộ sưu tập tre cho du khách, đặc biệt là tiếp xúc với các tạp chí, cơ quan, đại học, viện nghiên cứu ở Pháp, Québec (Canada), Thụy Sĩ, Anh, Mỹ... để giúp họ biết đến làng tre này và tiến tới các quan hệ hợp tác”.
Tốt nghiệp ngành sinh lý thực vật Đại học quốc gia Sài Gòn năm 1974, bà Hạnh lấy bằng tiến sĩ về khoa học môi trường tại Đại học Paris 12 (Pháp) năm 1994. Hiện là giảng viên của Đại học Khoa học tự nhiên, nhưng đa số thời gian bà Hạnh làm việc ở làng tre. Nơi đây đang trở thành địa điểm lý tưởng cho học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, nghiên cứu, thậm chí làm đề án.
Trên đường hướng dẫn tham quan vườn sưu tập, thỉnh thoảng bà Hạnh ngừng giải thích bởi các cuộc điện thoại. Gần như ngày nào cũng có khách tham quan, phần nhiều đến từ TP.HCM (cách làng tre 42km). Đối với các đoàn, trong đó có cả trường học, thì phải hẹn trước. “Thứ năm này sẽ có 60 học sinh đến đây. Các em thường vẽ tranh về tre sau khi được giải thích sự khác biệt giữa các giống tre” - bà nói.
Vườn ươm tre tập trung nhiều giống được ưa chuộng - Ảnh: Q.Thái
Tre chữa bệnh và xử lý nước thải
Khi được hỏi về những câu chuyện thú vị trong hành trình tìm tre, bà Hạnh cười bảo: “Ô, nhiều lắm, chẳng hạn cây lèng eng đây”. Chỉ một bụi tre thấp nhỏ có lá xanh tốt, bà cho biết đây là giống tre lấy về từ Quảng Trị. Gần đây có đoàn dân tộc Vân Kiều trên 20 người thuê xe vào tham quan, nghe bà bảo ở đây có tre Quảng Trị gọi là lèng eng, họ cười rần lên.
“Tên đúng của nó là Làng An, nhưng người miền Trung phát âm là “lèng eng”. Thế là họ bảo cứ gọi nó là lèng eng cho vui”. Đây là loại tre có bộ rễ phát triển ngầm dưới đất nên các bụi tre mọc lên cách nhau cả vài mét.
Ngay sau cổng vào khu vườn thực vật có vài bụi tre gai. Theo Từ điển bách khoa dược thảo Larousse của Pháp (Larousse Encyclopédie des Plantes médicinales), gần như tất cả bộ phận của tre gai, từ rễ, lá đến măng đều được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Nước ép từ thân tre gai chứa rất nhiều silice, có tác dụng tốt trong việc làm tăng sức chịu đựng của các mô xương và sụn.
“Tôi đang phối hợp với trường dược để thử dược tính một số giống tre trong điều trị bệnh, chẳng hạn làm hạ nhiệt, giảm căng thẳng. Nếu triển khai thành công thì rất tốt” - bà Hạnh nói.
Tre còn có tính năng xử lý nước thải. Công ty Sài Gòn Tantec do Đức đầu tư ở Khu công nghiệp Việt Hương, chuyên sản xuất và cung cấp da thuộc cho các hãng thời trang thế giới, đã đặt hàng đề tài này với bà Hạnh.
“Tôi cho xây cái hồ, đổ đất vào và áp dụng nguyên tắc lọc gồm có đá lớn, đá nhỏ, cát rồi trồng tre ở bên trên. Nước thải từ nhà máy sẽ thẩm thấu qua bãi trồng tre, rễ tre sẽ hút và cho ra nước xử lý rất tốt. Tôi đã thử làm với lục bình và vetiver, nhưng hai loại cây này chịu không nổi với nước thải. Chỉ có tre là tốt nhất”. Thử nghiệm thành công này đã được công ty đưa vào ứng dụng.
Tiến sĩ Hạnh giới thiệu với sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM một loại tre kiểng (tên khoa học là Bambusa multiplex) có tác dụng xử lý chất độc trong đất và nước - Ảnh: Thuận Thắng
Giá trị môi trường
Thế giới có hơn 1.200 giống tre, theo Wikipedia. Ở khu vực châu Á, nghiên cứu về tre và trồng rừng mạnh nhất là Trung Quốc với những rừng tre bạt ngàn mà phim ảnh đã cho thấy. Bà Hạnh nhấn mạnh: “Ở Trung Quốc là tre ôn đới. Việt Nam có chiều dài với hai hệ thực vật rõ rệt: ở miền Bắc là tre liên quan đến phả hệ Trung Quốc, trong khi miền Nam gắn với phả hệ Indonesia và Malaysia”.
Giá trị kinh tế của tre đã được biết đến nhiều trong chế biến thực phẩm, xây dựng, làm hàng nội thất, thủ công mỹ nghệ... Nhưng giá trị về mặt môi trường còn lớn hơn nhiều, nhất là trong việc giáo dục ý thức bảo vệ sinh thái ở người dân. Trồng tre thành rừng trên đất đồi trọc sẽ giúp chống xói mòn, đồng thời bán được chỉ số carbon cho thế giới.
Tre trồng khai thác lần đầu tiên sau ba năm, các năm sau đó cứ liên tục khai thác. Một hecta trồng 400 bụi tre đến tuổi khai thác, theo tính toán của bà Hạnh, mỗi năm có thể thu hoạch 4-5 cây/bụi. Nhưng thuyết phục được người dân về lợi nhuận của tre so với các cây trồng khác, như cao su chẳng hạn (từ 6-7 năm đã khai thác mủ), là chuyện không đơn giản.
Trong dân gian người ta nói trồng tre làm hư đất vì không trồng được thứ gì khác. Sở dĩ có chuyện này là vì tre mọc quá mạnh, tán lá che hết ánh sáng không cho cây khác phát triển. Bà Hạnh đã cho sinh viên làm đề tài chứng minh trồng tre không làm hư đất. Bà giải thích: “Rễ tre đa số phát triển xung quanh bụi chứ không đi xa, ngoại trừ cây lèng eng.
Khi phân tích so sánh dinh dưỡng của đất trong vườn cao su, điều, tre và đất không trồng loại cây nào thì cây tre là loài thực vật lấy dinh dưỡng của đất ít nhất. Bởi vậy người trồng cao su phải bón phân nhiều, trong khi trồng tre thì không cần. Trong vườn tre có rất nhiều trùn đùn đất lên. Khi phân tích đất trồng tre sau năm năm, kết quả cho thấy hàm lượng hữu cơ tăng lên rất cao so với ban đầu”.
Thực tế làng tre Phú An gần như đã xong giai đoạn sưu tập và bảo tồn các giống tre. Việc góp phần phát triển cộng đồng theo hướng tìm đầu ra sinh lợi cho người trồng tre và đa dạng hóa sản phẩm vẫn còn chờ thời gian. Trước khi gặp chúng tôi, bà Hạnh vừa tiếp nhóm khách đến đặt vấn đề cung cấp măng và tầm vông. Cũng đã có cơ quan, xí nghiệp đặt làm hàng rào bằng tre nhưng bà Hạnh không lấy sản phẩm ở làng tre mà đi tìm trong dân, hướng dẫn họ làm giống để cung cấp. “Đây cũng là một cách giúp người dân có thu nhập từ tre” - bà nói.
Bà Hạnh dự kiến cuối năm 2012 làm một lễ hội tre Việt Nam nhằm một mặt giới thiệu loài thực vật đa dạng này, mặt khác tìm nguồn kinh phí để tiếp tục công việc nghiên cứu và mang lại giá trị thặng dư cho cây tre. “Tôi cũng dự kiến có một mô hình làng nghề sản xuất các dụng cụ bằng tre. Vải được chiết xuất từ tre có sợi rất mịn và mặc rất mát. Ở Pháp, một chiếc áo vải tre có giá khoảng 30 euro” - bà nói.
Trong câu chuyện trao đổi hào hứng với chúng tôi về những dự định tương lai, thỉnh thoảng tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh không giấu được sự lo âu trước những rắc rối về mặt quản lý và cả những khó khăn trong việc tạo nguồn thu cho hoạt động của đội ngũ nhân viên làng tre.
Cũng dễ thông cảm cho một phụ nữ rất ngại nói về bản thân, ít nhắc đến chuyện gia đình và chỉ chuyên tâm vào hướng nghiên cứu gắn liền với việc tăng giá trị cho một sản vật quê hương. Nhưng chúng tôi tin bà không bỏ cuộc, vì xung quanh bà luôn có những cộng sự đang và sẽ chung tay góp sức cho dự án.
“Tôi là nô lệ công việc của cô ấy” - giáo sư Gurgand hiền hậu cười nói với chúng tôi trong căn nhà lá treo lủng lẳng rất nhiều vật dụng làm bằng tre.
Các mẫu anagyre làm từ tre - Ảnh: Q.Thái
Anagyre: chỉ quay đúng hướng
“Đây là một món đồ chơi quay được trên một mặt phẳng, nhưng chỉ quay được theo chiều kim đồng hồ. Nếu dịch chuyển theo chiều trái, nó sẽ chao đảo rồi tự động tìm lại hướng đúng, tức quay ngược lại theo chiều phải. Trong khoa học, người ta gọi đây là động năng hoặc năng lượng chuyển động”. Ông Bruno Minguet, một nghệ nhân điêu khắc gỗ, giải thích với chúng tôi về cái anagyre có hình êlip làm bằng tre ông đang chế tác tại làng tre Phú An.
“Với một miếng gỗ bằng phẳng thì dễ làm ra anagyre, nhưng với cái mắt tre này tôi phải tìm cách tạo ra một định dạng thích hợp, với phần mũi hơi nhô cao hơn. Cái khó là phải phối hợp phần hợp lý của miếng tre để nó quay được như anagyre và phần tự nhiên của nó, tức cái mắt tre, còn giữ lại vài cành nhỏ nhô lên”.
Làm nghề điêu khắc gỗ từ 35 năm nay ở Pháp, ông Bruno hoạt động sáng tác tại Puy du Fou (xem trang web www.sculpture-minguet.com), một khu công viên giải trí có các phân xưởng giới thiệu hoạt động làng nghề.
Ông kể: “Khi đến tham quan công viên này và phát hiện đặc tính kỳ lạ của anagyre, bà Hạnh hỏi tôi liệu có thể làm nó bằng tre. Tôi nghĩ rằng không, vì đối với tôi cây tre quá nhỏ và lại mỏng. Thế là bà ấy mang đến vài mẩu tre để tôi làm anagyre, trong đó có cả rễ tre, rồi đề nghị tôi giúp hướng dẫn vài nhân viên sẽ đưa sang đây học nghề. Tôi trả lời tốt nhất là tôi đến Việt Nam nên mới có chuyến đi này”.
Giới thiệu anh Huyền, một học trò khéo tay mà ông có dịp hướng dẫn làm anagyre bằng gỗ dừa ở Bến Tre, ông Bruno nói thêm: “Anh ta nắm bắt nguyên tắc anagyre rất nhanh và vận dụng nó trong các sản phẩm làm ra dưới nhiều hình dạng, trong đó có cả máy bay, tàu”. Bà Hạnh cho biết sẽ mở phân xưởng để anh Huyền làm các anagyre như một cách đa dạng hóa sản phẩm từ tre.
Ông Bruno nói: “So với xã hội Pháp vốn đã bảo hòa, tôi thấy ở Việt Nam vẫn còn nhiều thứ để khởi đầu, để sáng tạo. Những anagyre do làng tre làm ra có thể bán cho du khách và sẽ thu hút nhờ đặc tính độc đáo của nó”.
Độc đáo Bar “Gió và nước”

Khoảng 1 năm trở lại đây, công trình cafe Gió và Nước tại số 6/28T khu 3 Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương đã trở nên nổi tiếng khắp giới kiến trúc bởi thiết kế độc đáo. Chủ nhân của công trình này là KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự.
Chàng KTS trẻ với khuynh hướng kiến trúc “tranh tre nứa lá” này, sau thành công vang dội cả ở trong và ngoài nước với Café Gió và nước lại gây bất ngờ lớn với Bar “Gió và nước”. Quán bar này đã giành giải Nhì (không có giải Nhất) trong Giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2008, vừa được công bố ngày 8/2 vừa qua.
Quán bar wNw với kiến trúc mái vòm đặc biệt, hoàn toàn bằng tre đã "xuất hiện" tại thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đây là công trình thân thiện với môi trường, không cần máy điều hòa vẫn tạo được không khí mát mẻ.
Công trình Bar “Gió và nước” nằm trên khuôn viên đất rộng 5.000 m2, đã được hoàn thiện trong vòng 3 tháng, từ tháng 10/2007 đến tháng 1/2008.
Công trình này có thể chứa được 150 người, dùng làm quán bar, hoặc nơi tổ chức sự kiện, hội thảo...
Đây là công trình thứ hai của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa ứng dụng nguyên tắc khí động học và xây dựng bằng tre, sau wNw Cafe hoàn thiện năm 2005, từng nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, điểm độc đáo của công trình mới này là hệ kết cấu vòm, cao 10 m và vượt nhịp tới 15 m.
"Thi công một công trình bằng tre vượt nhịp lớn là một đột phá về kỹ thuật nhưng lại có khả năng nhân rộng vì đã được đơn vị hóa, dễ tháo lắp, tái sử dụng cao, có thể giải quyết vấn đề sơ tán cư dân khi có thiên tai lớn xảy ra, cũng có thể dành cho mục đích kinh doanh", tác giả cho biết.
Ngoại trừ phần nền móng, công trình hoàn toàn không sử dụng sắt thép mà chỉ là tre (cho hệ khung chính) và vọt (lợp mái), hai loại cây sinh sản nhanh, có thể khai thác ở nhiều vùng miền, vừa rẻ, lại vừa thân thiện với môi trường. Vật liệu được ngâm bùn và hun khói theo phương pháp dân gian giúp kéo dài tuổi thọ.
Quy mô Bar Gió và nước tuy nằm trong khuôn viên quán café nói trên, nhưng tính kỹ thuật và quy mô kết cấu của nó lại lớn hơn. Công trình này làm bằng tre và không có cột, nhưng vòm của nó lại tới 15m. Khổ vòm như vậy là rất lớn, phải là một kỹ thuật rất hiện đại mới có thể thực hiện được. Không những kỹ thuật khó, mà các cấu kiện của công trình này còn được chế tạo và lắp ghép như các chi tiết của một cỗ máy. Sau khi được sản xuất ở nhà xưởng, chúng mới được mang ra “lắp ghép” trên thực địa.
Điều đặc biệt nữa của quán bar là hệ thống làm mát tự nhiên ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình nằm trên một hồ nước nhân tạo, sử dụng gió và khả năng làm mát không khí từ hồ nước, thông qua những cửa sổ sát mặt nước. Trên đỉnh mái có một lỗ hở với đường kính 1,5 m. Không khí nóng bên trong sẽ được hút lên cao và thoát ra bên ngoài. Khi nhiệt độ ngoài trời
Việc dùng tre và thi công theo dạng lắp ráp sẽ tiết kiệm chi phí, nhân công và thời gian, cùng với việc không sử dụng máy điều hòa nên sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khi đầu tư và cả vận hành.
Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam: “Bar Gió và nước với những kiến trúc đơn sơ mà tinh tế, những vật liệu rẻ tiền mà bền vững, giàu sức biểu cảm, những bài trí tiết kiệm mà tiện nghi, ấm cúng”.
Cận cảnh phía trong của công trình, mọi vật liệu đều được làm bằng tre. Đã lợp mái xong, công trình như một quả rơm khổng lồ vàng ươm trên mặt nước hồ trong xanh.Lối vào Bar gió và nước lọt thỏm giữa không gian xanh như ngọc.Cầu thang đi lên những tầng trên cũng được làm bằng tre. Từ quầy bar nhìn ra là những dãy bàn ghế cách điệu được thiết kế khéo léo từ tre.
Một quầy bar nho nhỏ ở tầng lửng trong không gian toàn tre. Sân khấu bằng tre:
phần mái lấy sáng của Bar gió và nước.





Special thanks to:
http://www.caytreviet.com



Nhân công đang uốn tầm vông

Bám rễ cứng
Đến chân núi Dài (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), hàng ngàn, hàng triệu bụi tầm vông đập vào mắt. Tầm vông sống trên triền dốc, vườn nhà, chúng mọc thành bụi, chẳng cần chăm sóc vẫn xanh um, tươi tốt. Những cây tầm vông vươn mình trong nắng gió, trong cát núi vàng vàng, trong cái khắc nghiệt miệt đất Tri Tôn này tựa như con người xứ núi.
http://www.dalat.gov.vn/web/portals/0/2009/trevn.jpgKhông biết vì sao cây tầm vông lại bám rễ nơi đây, chỉ một sự thật là tầm vông đã có mặt từ trước khi con người khám phá vùng đất Thất Sơn huyền bí. Tầm vông cũng là loại cây dễ trồng, không cần công chăm sóc, chỉ cần đặt một góc, vài năm sẽ thành bụi xanh um và cứ thế lên măng, cứng cáp. Tầm vông vùng đất Tri Tôn này được cái rất chắc, dẻo, thẳng có thể dùng làm nhiều vật dụng khác nhau như sào, thang, nhà, cột… Khi được dùng phổ biến với những ưu thế vượt trội thì tầm vông vùng đất Thất Sơn có thêm tên: cây thoát nghèo.
Dẫn chúng tôi thăm vườn tầm vông lâu đời xứ này, chú 3 Lũy (Diên Văn Lũy, 80 tuổi, ngụ ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) bảo rằng: “Cây tầm vông này ngày trước chỉ để làm đồ lặt vặt trong nhà như cán búa, cán dao hay cột kèo nhà lá. Khoảng chục năm nay, người ta mua tầm vông nhiều, thương lái dọ hỏi quá trời. Nói thiệt, phần nào cũng nhờ bán cây tầm vông mà tui nuôi 5 đứa con đỗ đạt thành tài. Tụi nhỏ dựng vợ gả chồng về thành phố, lên Sài Gòn hết, hai vợ chồng già quây quần bên vườn tầm vông này sống khỏe”. Từ vườn tầm vông gần 3 ha, chú 3 Lũy thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Trải rộng bóng râm
Tại bến Xã (xã Lương Phi) có bãi tầm vông lớn nhất vùng. Trên bờ, hàng chục lò uốn đang hoạt động hết công suất, hàng trăm con người đang nhanh tay uốn thẳng những ngọn tầm vông phất phơ trên ngọn lửa hồng. Hàng trăm con người đang tất bật chặt, róc, uốn, đẻo thang… để kịp những chuyến hàng.
Bến Xã có 5 trại: Hai Ngọc, Bảy Sách, Hai Mẫn, Sáu Kiểng, Ba Bul. Mỗi trại có từ 4 đến 7 lò uốn, thu hút trên chục nhân công làm việc mỗi ngày. Ngoài Bến Xã, còn có các bãi ăn hàng tầm vông như bến Bò, bến đầu lộ ba Chúc… mỗi ngày tiêu thụ khoảng 10 ngàn cây tầm vông đi các tỉnh đồng bằng, nhiều nhất là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Chị 7 Nguyệt (ấp An Ninh), một trong những thợ uốn tầm vông lành nghề, tâm sự: “Năm nay, tầm vông ăn hàng mạnh, vựa luôn đầy hàng nên nhân công uốn, róc như chúng tôi thu nhập cũng khá”. Là lao động nghèo, lại đến 8 mặt con, vợ chồng chị ngày trước làm biết bao nghề mà cái nghèo cái khó vẫn cứ đeo đẳng. Khi cây tầm vông bắt đầu chạy hàng, sẵn biết cách uốn tầm vông từ thuở bé, vợ chồng chị bắt đầu đeo nghề uốn tầm vông quanh năm suốt tháng. Bây giờ vợ chồng chị đã cất được căn nhà để ở, mấy đứa con đều cắp sách đến trường.
Những thợ uốn lành nghề mỗi ngày có thể uốn từ 200 đến 800 cây. Giá công uốn mỗi cây là 500 đồng.
Tầm vông tầm hai năm tuổi bắt đầu thu hoạch. Tầm vông thu hoạch gần như quanh năm, khoảng tháng 6 - 7, tầm vông măng lên thì ngưng bớt.
Sau khi róc lá, cành, tầm vông sẽ được uốn thẳng - khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng và độ sắc xảo của tầm vông. Cây thẳng, ít đốm (do quá lửa) sẽ có giá cao và ngược lại. Người thợ lành nghề mới biết cách đảo chiều tầm vông tạo dáng thẳng, nhìn ngọn lửa, chiếu thổi của gió mà dàn điều thân từ gốc đến ngọn. Mỗi mẻ tầm vông ăn thước củi được trăm cây. Tầm vông thành phẩm chia làm nhiều loại theo kích thước, từ 4 - 9 mét, giá 4.000 - 6.000 đồng/mét.
Nhìn cảnh bến Xã ghe xuống tấp nập lên hàng, chủ vựa Hai Ngọc vui mừng: “Làm ăn được vầy hoài, chẳng mấy năm nữa, cây tầm vông miệt này sẽ trở thành cây làm giàu cho coi. Lúc đó, sẽ chẳng còn ai dám bảo cuộc sống bấp bênh phất phơ như ngọn tầm vông nữa rồi!”.
http://www.floridabamboo.com/images/alphonse2.jpghttp://www.cayxanhsadec.com.vn/upload_images/t/tam-vong__63526.jpg
Cây lồ ô
(Bambusa procera A. Chev. & A. Cam., 1922; Họ: Hoà thảo – Poaceae) Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi thưa, thường không thẳng, chiều cao cây 14- 18m, ngọn cong rủ, đường kính phổ biến 5-6cm, to hơn là 7-8cm; chiều dài trung bình của lóng 40-60cm, các lóng giữa thân dài đến 80-90cm, các lóng gốc chỉ dài 30-50cm; vách thân dầy 1,1cm. Thân tròn đều, nhẵn, vòng mo nổi rõ, được phủ bằng một lớp lông màu nâu xám bạc. Lúc non thân tre màu xanh bạc do được phủ bằng một lớp lông trắng; khi già thân màu lục và có địa y trắng mọc loang lổ từng đốm. Cành chính 1, to, dài 2-3m, đường kính 2-3cm; gốc cành phát triển và ít cành nhỏ. Phiến lá thuôn dài, dài 20-30cm, rộng 2-4cm, đầu nhọn, đuôi hơi thuôn, có 1 gân chính và nhiều gân bên song song, nổi rõ. Bẹ mo hình thang cân, đáy rộng 20-30cm, đầu bẹ mo rộng 5-8cm hơi lõm, cao 28cm; mặt ngoài bẹ mo được phủ một lớp lông màu nâu, mặt trong nhẵn bóng; lá mo hình mũi giáo dài 20cm rộng 4cm, có gân sọc cả 2 mặt; tai mo không phát triển, có dạng lông cứng; lưỡi mo xẻ sâu. Cụm hoa phân nhánh nhiều, ở mỗi nhánh, trên các đốt có 3-5 bông nhỏ, xếp thành hình đầu. Bông nhỏ nhọn đầu, hơi dẹt, màu vàng xanh hay tím, dài 1,5-2,5cm, rộng 5-8mm, mang khoảng 5-7 hoa. Các hoa lưỡng tính ở giữa, các hoa trên ngọn và dưới gốc phát triển không đày đủ. Gốc bông nhỏ mang 2 lá bắc lớn màu vàng nhạt. Mày nhỏ ngoài màu cỏ úa, mày nhỏ trong 8-10mm. Hoa lưỡng tính. Nhị 6, rời; nhuỵ có 2 vòi.
Các thông tin khác về thực vật: Loài tre này trước đây được định nhầm tên khoa học là Schizostachyum zollingeri Steud. Thực ra tên khoa học này là của một loài nứa mo tím phân bố ở Đà Nẵng. Nay đã định lại tên khoa học của loài lồ ô là Bambusa procera A. Chev & A. Camus vì hoa lồ ô có các đặc điểm của chi Tre (Bambusa), chứ không mang đặc điểm của chi Nứa (Schizostachyum). Cần chú ý là tên lồ ô thường được dùng để chỉ rất nhiều loài tre khác nhau của nhiều địa phương ở các tỉnh phía Nam, giống như tên nứa dùng để chỉ nhiều loài tre của miền Bắc. Vì vậy một số loài tre của Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng... có tên địa phương là lồ ô, nhưng không phải là loài lồ ô chính thức - Bambusa procera được giới thiệu trong bài viết này.
Phân bố: Việt Nam: Lồ ô là cây đặc hữu của phần Nam Đông Dương gồm Nam Việt Nam, Nam Lào và Cămpuchia. Ở Việt Nam lồ ô mọc phổ biến từ tỉnh Quảng Nam trở vào; tập trung nhất ở phần Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) và vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt mọc thành rừng có diện tích lớn (được gọi là biển tre) ở tỉnh Bình Phước và Bình Long – Riêng huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước rừng lồ ô chiếm tới 40% diện tích toàn Huyện. Ở hầu hết các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ đều thấy lồ ô mọc rải rác. Thế giới: Nam Lào và Cămpuchia.
Đặc điểm sinh học: Lồ ô phân bố ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa: Nhiệt độ trung bình năm dưới 270C, lượng mưa hàng năm 1500-2000mm tập trung từ tháng 4 đến tháng 11. Độ cao so với mặt biển 100-400m. Địa hình là những đồi thấp, nhấp nhô, lượn sóng. Đất mầu đỏ hoặc nâu vàng, thành phần cơ giới thịt hoặc sét, thoát nước tốt, không có đá lẫn, lớp đất dấy trên 100cm, độ phì cao. Cây rất ưa đất phù sa cổ, đất nâu trên ba zan có tầng dày, sâu và ẩm. Rừng lồ ô đựơc hình thành trong quá trình diễn thế do khai thác rừng gỗ; có khả năng phát triển ở mọi vị trí của các dạng địa hình nhưng tập trung nhất là ở sườn và đỉnh đồi. Chúng mọc tự nhiên thành các khu rừng lớn, thuần loại hoặc hỗn giao với một số loài cây gỗ như: gáo (Adina sp.), đỏ ngọn (Cratoxylon sp.), thị (Diospyros sp.), cò de (Grewia paniculata) hoặc các loài tre khác như mum, nứa … Người dân cho biết lồ ô ra hoa kết hạt ở từng khóm hoặc từng cây trong khóm rồi chết, những cây hoặc những khóm còn lại vẫn sinh trưởng bình thường. Chưa gặp cây ra hoa hàng loạt. Hàng năm măng mọc từ tháng 6 đến tháng 10. Đầu vụ, măng mọc rải rác, tỉ lệ phát triển thành thân khí sinh rất thấp. Giữa vụ (từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8), măng lên nhiều, bình quân một ngày thêm 70-100 măng trên 1ha, rộ nhất vào đầu tháng 8, tới 230 măng trên 1ha một ngày, măng đều to, khoẻ ít bị chết. Cuối vụ (tháng 9 tháng10), măng mọc rải rác và chết nhiều nhất. Lượng măng trên 1ha tuỳ thuộc trạng thái rừng: Rừng già thường 2.500-3.000 măng/ha, rừng ổn định sau khai thác thường 3.500-4.000 măng/ha, sau chặt trắng lên tới 6.000-7.000 măng/ha. Măng thường chết ở độ cao 30cm,tỉ lệ măng chết trong cả vụ khoảng 30-40% nhưng với lượng măng sinh ra cũng đủ cho rừng lồ ô phục hồi ổn định đạt mật độ 6.500 cây/ha. ở rừng nguyên mới hình thành sau khai thác rừng gỗ đến 10.500 cây/ha ở trạng thái rừng sau khai thác đang trong quá trình phục hồi với số khóm từ 550-900 khóm/ha. Phân bố số cây theo tổ tuổi ở rừng già thường là: Tuổi non 19%, tuổi vừa 15%, tuổi già 66% - những rừng này cần phải đưa vào khai thác. Điều cần được quan tâm là sau khi bị tác động, tốc độ phục hồi, tuy nhanh nhưng chất lượng cây (chiều cao, đường kính) giảm mạnh. Thời gian sinh trưởng của măng lồ ô khoảng 70 ngày. Tuổi thành thục của thân tre là sau 3 năm. Tuổi thọ không quá 8-10 năm.
Công dụng :Thân lồ ô có tỉ lệ cellulose trên 50%, lignin 22,37%, chiều dài sợi đạt 1,9-2,2mm; vì vậy được dùng làm nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy trắng cao cấp, có độ dai cao. Lồ ô có tỷ trọng (khô kiệt) là 785kg/m3, độ bền nén dọc thớ 598,7kg/cm2, độ bền uốn xuyên tâm là 3448kg/cm2. đọ bền uốn tiếp tuyến 2499kg/cm2 (Đoàn Thị Thanh Hương - 2001), đáp ứng yêu cầu trong xây dựng. Cây có lóng dài thích hợp để chế biến ván ép. Trong cuộc sống hàng ngày lồ ô được dùng phổ biến từ việc làm đồ dùng đến măng ăn.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống:Lồ ô là loài tre phổ biến khắp nơi, lại thường mọc thành rừng, nên tới nayn vẫn chưa có công trình nào về việc nghiên cứu trồng lồ ô. Thực tế thì lồ ô cũng dễ trồng bằng gốc như các loài tre mọc cụm khác. Để phát triển lồ ô trên qui mô lớn có thể nghiên cứu trồng bằng cành, vì quan sát thấy, trong điều kiện rừng ẩm thường xuyên, đôi khi dưới gốc cành chính cũng xuất hiện rễ. Trồng và chăm sóc:
Khai thác, thu hoạch, chế biến và bảo quản Nghiên cứu cấu trúc rừng lồ ô của Lâm Xuân Sanh (1981), cho biết: trong 1ha rừng lồ ô thuần loại cây non (1 năm tuổi) chiếm 20%; cây trung niên (2-4 tuổi) chiếm 38,7% và cây già (trên 5 tuổi) chiếm 23,7%. Cũng trong 1ha rừng trên có 4.438 cây sống (83,3%) và 887 cây lồ ô chết, do quá già (16,7%). Vì vậy nếu để rừng lồ ô quá già, không khai thác sẽ gây lãng phí. Khi khai thác cần theo phương thức sau: Tuổi chặt: Tốt nhất là chặt các cây trên 3 năm tuổi. Chu kỳ và lượng chặt: chu kỳ chặt 1-3 năm tuỳ điều kiện và yêu cầu. Nếu chu kỳ 1 năm, nên chặt hết các cây trên 4 tuổi và một phần các cây trên 3 tuổi.Tỷ lệ chặt trung bình 25-35%. Chu kỳ này chỉ áp dụng trong điều kiện rừng vườn. Chu kỳ 2 năm thích hợp nhất để khai thác rừng lồ ô, chặt cây 3-4 tuổi và chừa lại cây 1-2 tuổi để sinh và nuôi măng.Tỷ lệ chặt trên 50% trữ lượng ở những khu rừng ổn định và 40-50% ở các khu rừng đang trong quá trình phục hồi. Khai thác cũng là biện pháp đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho các khu rừng này. Chu kỳ 3 năm: chặt các cây trên 3 tuổi (3-5năm) với tỷ lệ sản phẩm khoảng 55-65% trữ lượng rừng. Phương thức này tốt về kinh tế, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng rừng vì rừng bị mở tán quá mạnh, tạo nhiều khoảng trống. Năng suất rừng lồ ô. Sản lượng rừng thay đổi tuỳ theo điều kiện đất đai và trạng thái của rừng. Ở trạng thái phục hồi, rừng đạt sản lượng 2-2,5 tấn/ha/2năm; rừng hỗn giao lồ ô + gỗ 5-5,5 tấn/ha/2năm. Đây là mức năng suất phổ biến của rừng tre trên thế giới. Do rừng lồ lô thường là đối tượng kinh doanh nguyên liệu giấy hay làm nguyên liệu chế biến thủ công mỹ nghệ, nên việc khai thác măng cần rất hạn chế; đồng thời sau khai thác phải tiến hành dọn vệ sinh, phòng trừ sâu hại cho rừng.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Lồ ô là loài LSNG đặc hữu và đa tác dụng, là một trong những loài tre quen thuộc nhất đối với người dân các tỉnh phía Nam. Càng ngày người ta càng tìm ra nhiều giá trị sử dụng mới của lồ ô (làm đũa, làm ván sàn…). Vì vậy cần phải nghiên cứu, bảo vệ và phát triển loài tre có nhiều giá trị này. Đặc biệt chú ý khả năng gieo trồng bằng hạt của lồ ô để phát triển chúng trên qui mô lớn trong tương lai. Hiện nay nhu cầu sử dụng lồ ô rất nhiều, nhưng việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo, khai thác quá lượng cho phép, không đảm bảo vệ sinh sau khai thác... Tình trạng khai thác như hiện nay thì phải sau 10 năm rừng mới có thể phục hồi như ban đầu. Hơn nữa lượng măng cũng bị lấy quá mức cho phép. Vào mùa măng người dân vẫn tự do vào rừng lấy măng. Với các tác động trên, rừng lồ ô ngày càng cạn kiệt về số lượng, suy giảm về chất lượng; đó là chưa kể đến rừng còn bị xâm lấn để sử dụng vào mục đích khác. Vì vậy đối với rừng lồ ô cần áp dụng các biện pháp sau: - Cần quản lý chặt chẽ, khai thác hợp lý để đảm bảo tái sinh rừng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lồ ô một cách lâu dài. - Cần có quy hoạch vùng phát triển lồ ô, khoanh nuôi chăm sóc các rừng thứ sinh có lồ ô để tăng thêm diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng. - Tiến hành nghiên cứu kinh doanh lồ ô một cách khoa học hơn và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất.
Quá trình sản xuất ván ép thân tre
Tre nứa với khoảng 1.300 loài phân bố rộng rãi trên cả Bắc và Nam bán cầu, từ độ cao ngang mặt biển đến độ cao 4000 - 5000m, là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhất của nhiều nước như: Trung Quốc,Nhật Bản, các nước vùng Nam và Đông Nam châu A, trong đó có Việt Nam.
Tre ở Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa, trong giao thông ( làm cầu phà, thuyền, mảng), trong hầm mỏ thay gỗ chèn, trong nông nghiệp làm nông cụ... Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như : giường, chiếu, bàn ghế, mành, thúng mủng, rổ rá, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều làm bằng tre. Hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ sản xuất từ nguyên liệu tre ngày càng nhiều và trở thành hàng hoá tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Măng tre là món ăn phổ biến của mỗi người dân. Gần đây tre được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, chế biến ván thanh, ván ép, than hoạt tính... Việc phát triển gieo trồng, chế biến các mặt hàng tre nứa đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, mang lại công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt người dân vùng nông thôn và miền núi.
Với những giá trị và lợi ích nêu trên, tre đã được xác định là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ cần được ưu tiên trong quá trình phát triển rừng và LSNG của Việt Nam trong thời gian tới. Để cung cấp những kinh nghiệm về chế biến tre trúc của các nước trên thế giới rất mong các kinh nghiệm về chế biến tre của này sẽ được áp dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam và góp phần
phát triển một mặt hàng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường này.
Sau đây là nội dung cơ bản của quá trình sản xuất ván ép lớp thân tre như sau: Cưa đoạn thân tre chuốt sạch gọt mắt xẻ rãnh xử lý mềm hoá trải sấy định hình bào tiện bề mặt xếp lớp quét keo nén nhiệt cắt ngang dọc đánh bóng thành phẩm.
1. Cưa đoạn thân tre: Căn cứ vào độ dài sản phẩm mà cưa thân tre thành từng đoạn, thường trên 8cm, dày trên 5cm.
2. Cạo vỏ và ruột: Căn cứ vào lực học, cần cắt bỏ vỏ 0,2-0,5mm, bỏ ruột 0,5-1mm, đồng thời cắt bỏ mắt trong. Sau đó bổ ra 2 - 3 mảnh để dễ trải. Cần chú ý độ sâu và độ rộng để đảm bảo các kẽ hở khi xếp lớp, ngoài ra còn khắc tuyến, rãnh để tránh nứt sau này, tăng cường lực ép ngang.
3. Xử lý mềm hoá: Mục đích của xử lý mềm hoá là nâng cao tính co giãn của tre, khi trải ra ít kẽ hở. Do cường độ chống kéo ngang thấp (vân dọc 1630kg/cm2, hướng ngang 62kg/cm2). Bán kính độ cong lúc trải rộng rất nhỏ, cho nên, khi trải rộng ứng lực bên trong vượt xa cường độ chịu kéo ngang, dễ xẩy ra nứt. Căn cứ vào tính chất của lignin và hemicenlulose nâng cao hàm lượng nước thân tre và nhiệt độ bản thân thân tre, như vậy có thể tăng cường tính đàn hồi của thân tre, giảm bớt được sự nứt nẻ. Cho nên trước tre trải rộng cần phải xử lý nhiệt, chủ yếu là nâng cao hàm lượng nước và nhiệt độ của bản thân thân tre. Căn cứ vào nghiên cứu và kinh nghiệm sản xuất, đối với thân tre nhất thiết phải áp dụng xử lý mềm hoá trước lúc cắt sẽ tốt hơn. Nhiệt độ xử lý nhiệt cần đạt được 120-140oC. Phương pháp tăng nhiệt độ rất nhiều, có thể áp
dụng đun sôi hoặc chưng cất hoặc xử lý dịch kiềm nhiệt độ cao để làm mềm xenluloza.
4. Trải thân tre, sấy định hình: Dựa vào tác dụng nén sau khi xử lý mềm
hoá trải tre bán nguyệt thành dạng phẳng. Sau trải phẳng vẫn có tính đàn hồi nhất định, hàm lượng nước vẫn còn cao. Cho nên sau khi trải vẫn phải giữ nén vừa đề phòng biến dạng trở lại, lúc đó tiến hành sấy làm sao cho hàm lượng nứơc đạt đến yêu cầu công nghệ dán ( khoảng 6-10%) để bảo đảm hình dạng ổn định.
5 Bào mặt, tiện mép: Sau khi trải tre, sấy định hình bề mặt và độ dày không đều, cần phải gia công bào mặt và tiện mép, cho mặt phẳng và đồng màu. Đồng thời để thoả mãn yêu cầu xếp lớp hai bên mép phải thẳng.
6. Xếp lớp quét keo: Dựa vào các phương pháp tạo ván quét keo để tạo thành ván khác nhau. Thân tre là loại có hướng đặc biệt để làm cho ván ổn định, đề phòng uốn, biến dạng và khuyết tật đồng thời bảo đảm cho chúng có cường độ lớn độ cứng lớn, mảnh tre cần phải bảo đảm những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đối xứng: Nghĩa là tầng đối xứng với hai bên trung tâm, độ dày, loài tre, hướng sợi, hàm lượng nước, số tầng đều như nhau. Như vậy mới bảo đảm tấm ván ổn định.
- Nguyên tắc số lớp lẻ, do kết câu ván keo tre theo hướng sợi vuông góc lại vừa phù hợp với nguyên tắc đối xứng, cho nên tổng số tầng phải lá một số lẻ, như vậy khi tấm ván cong vênh ứng lực sẽ phân bố đều trên các mảnh tre.
- Ván tre là một loại kết cấu công trình nên có tính năng chịu đựng khí hậu, cho nên chất dính keo thường chọn keo nhựa cây phenolaldehit để bảo đảm tính chịu nước và chịu khí hậu. Lượng keo quét khoảng 350-400g/m2.
7. Nén nhiệt định hình: Ván tre nhiều lớp tuy dày, nhưng số lớp ít, nói chung là 3 lớp và 5 lớp. Cho nên có thể áp dụng công nghệ kéo, nén nhiệt ván dày. Lực nén là 20-30kg/cm2, nhiệt độ nén là 135-145oC, thời gian nén là 14-24phút (tuỳ theo độ dày mà xác định). Để bảo đảm chất lượng gắn keo, hạ nhiệt có thể chia ra 3 giai đoạn, nhất là áp lực cao chuyển sang cân bằng, phải giảm áp từ từ, để có đủ thời gian hơi nước trong ván dần dần thoát ra, bảo đảm chất lượng gắn keo ở các lớp tre. Sau khi thành ván, cần xếp lớp dày một thời gian để keo từ từ đông rắn, bảo đảm nâng cao rắn háo nhựa keo, cân bằng hàm lượng nước, thanh trừ ứng lực trong, đề phòng biến dạng.
8. Cắt mép đánh bóng: Tuỳ theo yêu cầu kích thước của ván mà tiến hành cưa mép ngang dọc và đánh bóng nhẵn, nâng cao chất lượng bề mặt.
9. Tính năng cơ lý chủ yếu của ván tre nhiều lớp:
- Dung trọng quan hệ với loài tre, tuổi tre, nhiệt độ nén, lực nén, nói chung khoảng 0,74-090.
- Hàm lượng nước, dùng phenolaldehit hàm lượng nước không vượt quá 10%
- Cường độ gắn keo, sau khi đun nước sôi 3 giờ lớn hơn 30kg/cm2.
- Cường độ uốn hướng dọc vào trong 1653 kg/cm2, hướng ngang 266 kg/cm2
- Cường độ va đập kết cấu 3 lớp 8,3 tấn/cm2, kết cấu 5 lớp 7,59 tấn/cm2.
- Lượng ma sát đàn hồi 1.01x105 zhaobo Tính bền ở nhiệt độ 50oC, ngâm trong 1 giờ- phun hơi nóng 3 giờ- để lạnh(-12oC) 20 giờ- sấy khô (100oC) sau 3 giờ, tất cả 27 giờ là một chu kỳ xử lý tăng tốc xử lý như vậy sau 288 giờ độ đàn hồi của ván 3 lớp giảm xuống 19,87%, cường độ va đập giảm 24,9%.
Phụ: Giới thiệu một số thiết bị sản xuất ván dán tre Xưởng sản xuất lâm nghiệp Tô Châu có máy bóc vỏ thân tre ZQ, máy bóc ruột ZH, máy làm mềm hoá thân tre ZBC, máy trải thân tre BY, máy bào nén MB, máy sấy định hình ZG, máy nén nhiệt thân tre 19Y, máy cắt mép dọc BCZ 1112, máy cắt mép ngang BCZ 2121.

1 comment: