Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(3)

Ngày 'Hành động vì biến đổi khí hậu quốc tế'
Hôm nay, chương trình này sẽ nối liền cả thế giới cùng tham gia chống lại biến đổi khí hậu - vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo báo cáo về biến đổi khí hậu của Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), việc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu cùng với việc thiếu những hành động kịp thời đã gây ra những tổn thất nặng nề cho khu vực.
Hướng về hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Copenhaghen (Đan Mạch) vào tháng 12 tới, WWF Việt Nam đang cố gắng kêu gọi mọi người tham gia vào chiến dịch về biến đổi khí hậu và tăng cường sự xuất hiện của Việt Nam trên diễn đàn thế giới.
Mực nước biển tăng đang là vấn đề đe dọa cộng đồng dân cư vùng biển và những biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới các hệ sinh thái của Việt Nam. Cứ một mét dâng lên của mực nước biển có thể phá hủy nghiêm trọng tới 9 điểm đa dạng sinh thái học của chỉ riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Lũ lụt thường xuyên là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu. Ảnh: WWF.
Lũ lụt thường xuyên là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu. Ảnh: WWF.
Trong khoảng năm 1951 tới 2000, nhiệt độ trung bình của Việt Nam đã tăng thêm 0,7 độ C. Sự thay đổi đáng kể này làm cho sức ép lên khu vực càng trầm trọng hơn. Sự mất dần môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng yếu kém và sâu xa hơn nữa là sự suy biến hệ sinh thái, đe dọa đời sống người dân và sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của khu vực.
WWF đưa ra ba chiến lược chính để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đối với khu vực tiểu vùng sông Mekong (Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và một phần Trung Quốc). Theo đó, tập trung bảo vệ hệ sinh thái vùng, giảm tải những gánh nặng không liên quan đến khí hậu như cơ sở hạ tầng không bền vững cùng với sự khai thác thái quá các tài nguyên thiên nhiên và áp dụng bản cam kết thích ứng biến đổi khí hậu cho cả khu vực.
Theo bà Trine Glue Đoàn, chuyên gia tư vấn về biến đổi khí hậu của WWF Việt Nam, khu vực Mekong là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ biến đổi khí hậu. Do đó, hiểu được hiểm họa từ những mối đe dọa này cũng như tầm quan trọng của hệ sinh thái bền vững có thể nâng cao khả năng của cộng đồng trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu. Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam vừa được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý để Bộ Tài nguyên và Môi trường dùng làm cơ sở ban đầu để xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH tại Việt Nam.
Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường)
Chiều 20/8/09, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tổ chức họp báo để công bố nội dung của kịch bản này.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng không phải là những điều chỉ nằm trong dự đoán tương lai. Thực tế, nó đã và đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản là nhằm đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Việt Nam trong tương lai.

Theo Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Kịch bản của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, các ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý…
Ảnh minh họa
Lượng mưa tăng bất thường cũng là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu - ảnh: Tuệ Khanh
Biến đổi khí hậu phụ thuộc vào hành động của con người

Theo các chuyên gia, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng, tính toán dựa trên kịch bản phát thải khí nhà kính. Theo đó, có ba kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam được xây dựng dựa trên ba kịch bản phát thải, đó là phát thải thấp, phát thải trung bình và phát thải cao.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc, dự đoán thực tế sẽ xảy ra theo kịch bản nào, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thục cho rằng, đó là điều mà không một ai có thể khẳng định hay nói trước được. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của chính con người như: Lượng phát thải khí nhà kính, mức độ tăng dân số, cơ cấu kinh tế, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính có được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu hay không.

Nếu thế giới phát thải ít, dân số không gia tăng, nếu ý thức bảo vệ môi trường của con người tốt thì thực tế có thể diễn ra theo kịch bản phát thải thấp. Khi đó, nhiệt độ của năm 2100 chỉ tăng từ 1,4 đến 1,7 độ tùy theo từng vùng. Tuy nhiên, nếu dân số tăng nhanh, nếu các nước tiếp tục gia tăng sự phát thải thì kịch bản phát thải cao rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Khi đó, nhiệt độ có thể tăng từ 2,1 cho đến 3,6 độ, tức là mức tăng gấp đôi kịch bản phát thải thấp.

Kịch bản nước biển dâng cũng đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải thấp - trung bình - cao. Theo đó, vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm lần lượt là 28 - 30 - 33 và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm từ 65 -75 - 100 cm so với thời kỳ 1980 - 1999.

Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập cũng đã được xây dựng, bước đầu là cho khu vực TP Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Lấy kịch bản trung bình làm định hướng

Theo phân tích của các nhà khoa học, do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới, cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính, tính chưa chắc chắn của kết quả mô hình tính toán xây dựng kịch bản nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản Trung bình. Kịch bản này được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để ứng phó với tương lai, dựa vào các kịch bản, các địa phương sẽ tự xây dựng kế hoạch hành động cho phù hợp, trong đó có việc rút ra các kinh nghiệm từ thực tiễn của nhiều nước trên thế giới.

TS Trần Thục đưa ra lời khuyên, người dân ở các vùng có nguy cơ bị nước biển dâng ảnh hưởng có thể tự tìm cách thích ứng với hoàn cảnh bằng nhiều cách, trong đó có thể kể ra một số cách là: Gây trồng các loại cây chịu nước mặn, chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, mua bảo hiểm rủi ro,….
Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6 độ C ở Tây Bắc, 2,5 độ C ở Đông Bắc, 2,4 độ C ở Đồng Bằng Bắc bộ, 2,8 độ C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 độ C ở Nam Trung Bộ, 1,6 độ C ở Tây Nguyên và 2,0 độ C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam . Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè.Cũng theo kịch bản trung bình, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Theo tính toán, nếu kịch bản trung bình xảy ra, vào giữa thế kỷ 21 (khoảng năm 2050), mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Xuất hiện nhiều dị thường
Theo các chuyên gia xây dựng kịch bản “BĐKH, nước biển dâng”, biểu hiện của BĐKH, nước biển dâng ở VN qua kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm rất đáng lưu ý: nhiệt độ trung bình năm của bốn thập niên gần đây (1961-2000) đã cao hơn trung bình năm của ba thập niên trước đó (1931-1960).
Một số nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, nhiệt độ trung bình năm của thập niên 1991-2000 đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 theo các mức Hà Nội 0,80C, Đà Nẵng 0,40C và TP.HCM 0,60C. Riêng năm 2007, nhiệt độ trung bình ở cả ba nơi này đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 từ 0,8-1,30C và cao hơn thập niên 1991-2000 là 0,4-0,50C.
Các kịch bản nước biển dâng
* TP. HCM: khi mực nước biển dâng 65cm, phạm vi ngập 128km2 (6%); dâng 75cm, ngập 204km2 (10%); dâng 100cm, ngập 473km2 (23%).
* Đồng bằng sông Cửu Long: dâng 65cm, ngập 5.133km2 (12,8%); dâng 75cm, ngập 7.580km2 (19%); dâng 100cm, ngập 15.116km2 (37,8%).
Xây dựng kế hoạch hành động
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chấp thuận đề nghị của Bộ TN-MT để bộ này sử dụng các kịch bản BĐKH làm cơ sở ban đầu xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH. Phó thủ tướng giao Bộ TN-MT thông báo các kịch bản BĐKH ở VN để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, kịch bản này mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành việc cập nhật các kịch bản BĐKH và đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100.
Cũng theo các chuyên gia, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới VN đã giảm rõ rệt trong hai thập niên qua. Tuy nhiên các biểu hiện dị thường xuất hiện nhiều hơn, cụ thể đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài tới 38 ngày trong tháng 1 và 2-2008. Đối với bão, những năm gần đây có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, đặc biệt nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.
Tính toán của các chuyên gia cũng cho thấy tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng. Tính chung cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Riêng ở bốn vùng khu vực phía Bắc, lượng mưa năm có thể tăng từ 5-10% so với thời kỳ 1980-1999.
Mới là định hướng ban đầu!
Theo kịch bản nước biển dâng, vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999.
Theo lãnh đạo Bộ TN-MT, mục tiêu của việc xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế BĐKH, nước biển dâng của VN trong tương lai, tương ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các tốc độ phát thải khí nhà kính khác nhau.
Theo đó, các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN bao gồm: mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu; độ chi tiết của kịch bản BĐKH, tính kế thừa, tính thời sự của kịch bản, tính phù hợp địa phương, tính đầy đủ của kịch bản và khả năng chủ động cập nhật.
Các địa phương sẽ xác định số thiệt hại
Theo viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Trần Thục, kịch bản hiện nay chưa chi tiết được tại những nơi như ĐBSCL, TP.HCM có bao nhiêu ngôi nhà, hộ dân, diện tích lúa, hoa màu... sẽ bị ngập chìm khi mực nước biển dâng lên 65cm hay 75cm. Kịch bản mới chỉ xác định được các số liệu như khi nước biển dâng lên 65cm thì phạm vi bị ngập khu vực TP.HCM là bao nhiêu kilômet vuông. Tương tự, khu vực ĐBSCL cũng mới chỉ xác định được khi nước biển dâng theo các mức 65cm, 75cm hoặc 100cm sẽ có bao nhiêu kilômet vuông bị ngập.
Vẫn theo ông Thục, bản thân các tỉnh, địa phương là những đơn vị nắm sát nhất những vấn đề như số hộ dân, nhà cửa bị ảnh hưởng, số diện tích hoa màu, lúa nước bị đe dọa. Ông cho biết trên cơ sở nghiên cứu của kịch bản bước đầu, Bộ TN-MT sẽ cung cấp cho các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH - bản đồ chi tiết các vùng bị ngập theo từng số liệu nước biển dâng. Những địa phương này sẽ được hỗ trợ kinh phí để xác định cụ thể con số thiệt hại từ nhà cửa, vật nuôi, lúa nước và đề ra kế hoạch hành động ứng phó.

Biến đổi khí hậu đe dọa cuộc sống nhân loại(VietNamNet) - Biến đổi khí hậu đang tác động ra sao đến đời sống nhân loại?... TS Nguyễn Hữu Ninh, Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục và Phát triển Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam trả lời những câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vài nét về TS. Nguyễn Hữu Ninh

TS. Nguyễn Hữu Ninh (Ảnh: Ng. Huyền)
Sinh năm 1954 tại Hà Nội. Năm 1971 - 1977, học ở Hungary. Sau đó, công tác tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. 1982 - 1986: Nghiên cứu sinh ở Hungary và tốt nghiệp thạc sỹ về sinh học. Năm 1986: Quay lại ĐH Tổng hợp và bắt đầu nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường toàn cầu. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã hợp tác với các nhà khoa học của hàng chục nước trên thế giới. Năm 1991, ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục và Phát triển Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Tiến sĩ sinh học Nguyễn Hữu Ninh là một trong 6 tác giả chính của chương 10 (Châu Á) thuộc Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC). Năm người còn lại là: Yurij Anokhin (Nga), Batima Punsalmaa (Mông Cổ), Yasushi Honda (Nhật), Mostafa Jafari (Iran) và Congxian Li (Trung Quốc). (Xem: http://www.ipcc-wg2.org)
- Gần đây, bão lũ miền Trung và miền Nam có gia tăng nhiều, vấn đề này có liên quan gì đến biến đổi khí hậu?
- Một điều chắc chắn là vấn đề bão lũ có liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong mấy chục năm qua biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã tác động đến các yếu tố, hiện tượng tự nhiên rất nhiều.
Năm nay là năm hoạt động của hiện tượng Lanina, theo các nghiên cứu khoa học đã đánh giá trong những năm có hiện tượng Lanina các vấn đề bão, mưa lũ ở Việt Nam cao hơn mức bình thường. Tương tự, năm 1999 có hiện tượng Lanina, hoạt động bão lũ ở Việt Nam bao giờ cũng nhiều hơn.

Vấn đề này có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực đoan và chắc chắn có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan của khí hậu tăng lên rất nhiều. Bản chất của biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều vấn đề trong đó làm cho hiện tượng cực đoan của khí hậu tăng lên. Có thể nói đó là một trong những yếu tố quan trọng, là yếu tố tác động chính gây nên.
- Những năm gần đây, báo chí thường nhắc đến "biến đổi khí hậu"... Vậy, biến đổi khí hậu là gì?
- Trước tiên, cần hiểu khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định.
Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch... Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxít, mêtan... khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên.

Hầu hết giới khoa học đều công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.

Sơ đồ hiệu ứng nhà kính (Ảnh: http://www.masternewmedia.org)

- Giới khoa học có bằng chứng gì về biến đổi khí hậu?
- Tất cả các trạm đo nhiệt độ đều có thể đo, đánh giá và xác nhận được bằng chứng về biến đổi khí hậu. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp.
Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 - 6 độ C khả năng xảy ra từ 1,8 - 4 độ C trong đó tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính.
Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên.

Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra.

Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua (Ảnh: www.combatclimatechange.ie)

- Làm thế nào để nhận biết được biến đổi khí hậu?
- Nhận biết rất dễ bởi vì hàng ngày tất cả các trạm quan trắc của các quốc gia đều đo đạc nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác sau đó tập trung lại đưa ra một số liệu trung bình ra biểu đồ của nhiệt độ và đem so sánh với các năm trước.

Chúng ta có thể nhận biết một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè cảm nhận được nhiệt độ của mùa hè các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại... Tất những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống cá nhân của chúng ta.
- Biến đổi khí hậu có nguy hiểm đến cuộc sống của con người không? Nó gây nguy hiểm ra sao?
- Có, biến đổi khí hậu là một điều cực kỳ nguy hiểm đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người.
Biến đổi khí hậu gây nguy hiểm do nó làm cho Trái đất nóng lên, nước biển dâng lên.
Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km trở lại vùng bờ biển. khi nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người. Theo dự báo của các nhà khoa học, thủ đô BangKok (Thái Lan) trong vòng hai mươi năm nữa sẽ bị ngập và hiện Thái Lan không đủ thời gian để chuyển thủ đô sang nơi khác. Còn đối với Việt Nam, Đồng bằng sống Cửu Long cũng là một trong những nơi rất "nhạy cảm" của vấn đề biến đổi khí hậu. Hay, vấn đề triều cường của TP. HCM, bão lũ miền Trung còn nan giải hơn rất nhiều khi tính đến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.
Đối với sự đe dọa của biến đổi khí hậu thì đây là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trong việc giải quyết vấn đề này, tất cả mọi người trên Trái đất sẽ không có ai thắng và cũng không có ai thua,
Trước sự đe dọa ấy, mọi người đều giống nhau về mặt số phận. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra, còn mức độ nghiêm trọng đến đâu là do con người quyết định và con người có đầy đủ, có công nghệ, có tiền chỉ còn thiếu quyết tâm về mặt chính trị của tất cả các quốc gia để giải quyết vấn đề này.
- Nơi nào trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu? Ở Châu Á và tại Việt Nam?
- Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,5 độ C đến năm 2010, từ 1- 2 độ C vào năm 2020, từ 1,5 - 2 độ C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.
- Chúng ta có quá lo lắng về biến đổi khí hậu không?
- Chúng ta phải đặc biệt quan tâm bởi vì nó có tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình thực năng lượng khác như nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử... thay thế các nhiên liệu dùng nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa.
Ảnh minh họa về hiện tượng Trái đất nóng lên do biến đổi khí hậu (Ảnh: http://www.lincsgas.com)
- Giới khoa học và các Chính phủ các nước đã có những động thái nào nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu?
- Tại một cuộc họp hồi gần đây, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã nhận bản báo cáo của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) mà nội dung cho thấy, hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí bản báo cáo đã thể hiện đúng hiện trạng biến đổi khí hậu hiện trạng hiện nay.
Giới khoa học, nói chung đã đồng lòng và nhất trí trong việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
Nhân loại không thiếu tiền, công nghệ, chất xám nhưng vấn đề là ở chỗ: Quyết tâm chính trị của tất cả các nước có nhất trí để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu không? Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề này.
Thực tế là, khi ký Hiệp ước Kyoto, đã có nước đứng ngoài cuộc, có nước gây ra những cản trở này khác, có nhiều nước vẫn cố tình gây ra các chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính... Một số nước trên thế giới còn thiếu quyết tâm chính trị và thiếu sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

- Mọi người nên làm gì để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu?
- Có hai vấn đề cần đặt ra. Đó là là làm giảm tác động biến đổi khí hậu và thứ hai là thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để làm giảm tốc độ của biến đổi khí hậu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế chúng ta phải làm. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như dầu lửa, than đá... Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm khí thải nhà kính.
Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí metan rất nhiều. Có rất nhiều các biện pháp liên ngành và đòi hỏi các chính sách phù hợp với từng nước và từng địa phương với mục tiêu tối đa.

Mặt khác, chúng ta phải làm sao có những biện pháp đối phó thích nghi sống cùng biến đối r khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó. Khi chúng ta đắp đê biển chúng ta trồng rừng ngập mặn ở phía ngoài để bảo vệ.

Đối với mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Bao gồm giữ gìn môi trường, sử dụng giao thông tốt nhất như đi nhiều người một xe, dùng bóng đèn tiết kiệm, ra khỏi phòng tắt điện ngay, tắt máy tính khi không dùng. Mỗi cá nhân phải nhận thức rằng năng lượng và sự bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng sẽ làm cho thế giới tốt hơn.
'Không nơi nào động vật hoang dã giảm nhanh như ở VN'
Những con khỉ quý trở thành "thuốc bổ" như thế này. (WWF)
Cứ 2 người dân Hà Nội thì có 1 người đã và đang tiêu thụ các loài động vật hoang dã. Người càng nhiều tiền càng tiêu thụ mạnh, và ăn "đặc sản" đang trở thành mốt, thành biểu tượng cho địa vị của tầng lớp cán bộ công chức và giới doanh nhân.
Đây là kết quả ban đầu rút ra từ cuộc khảo sát của tổ chức TRAFFIC trên 2.000 hộ dân ở Hà Nội, vừa được công bố chiều nay.
Việt Nam là quốc gia có đa đạng sinh học đứng thứ 16 trên thế giới, với trên 75 loài duy nhất chỉ nước ta mới có.
Khảo sát lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam đã tìm thấy phần lớn người dân Hà Nội không biết đến các quy định cơ bản về việc bảo vệ những loài bị đe doạ và môi trường sống của chúng tại Việt Nam. Mặc dù đa số biết đến khái niệm tuyệt chủng, song họ đều nghĩ rằng những loài động, thực vật quý hiếm đang suy giảm là do bị săn bắn, bị mất nơi cư trú... chứ chẳng liên quan gì đến việc họ "ăn đặc sản" hay dùng chúng làm thuốc bổ, đồ trang sức...
Một xu hướng rõ ràng được tìm thấy là người càng nhiều tiền, địa vị càng cao thì sử dụng càng nhiều động vật hoang dã. Nếu như chỉ có chưa đầy 3% những người có mức lương dưới 1 triệu đồng "dám" mạnh tay tiêu dùng các đặc sản cao cấp, thì con số này ở những người có thu nhập từ 1 đến 5 triệu đồng là 64%. Người có trình độ trên đại học chiếm đến 39% trong các cuộc nhậu đặc sản, trong khi nhóm có trình độ từ phổ thông cơ sở trở xuống chỉ là 6%. Đặc biệt, giới công chức và doanh nhân đang ngày càng chiếm ưu thế trong nhóm tiêu thụ này, và xem chúng như là biểu hiện cho "đẳng cấp" khi vào nhà hàng.
Bất chấp các lệnh cấm, nhiều người vẫn vô tư săn lùng cao hổ cốt, mật gấu, nhung hươu, sừng tê giác... để chữa bệnh hoặc làm đồ trang trí trong nhà. Các kết quả trên đều chứng tỏ việc tuyên truyền hoặc các quy định pháp lý lâu nay của Việt Nam về vấn đề này hầu như mới chỉ có ý nghĩa trên văn bản, chứ chưa tác động được tới người dân.
"Rất nhiều trong số các loài động vật hoang dã được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam lại nằm trong danh sách của Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (Công ước CITES) mà Việt Nam tham gia từ năm 1994, và được luật pháp Việt Nam bảo vệ", ông Sulma Warne, Điều phối viên của TRAFFIC Đông Nam Á, thông báo.
"Việc tiêu thụ các sản phẩm hoang dã đã trở nên nghiêm trọng nhất trong những thập kỷ gần đây khi kinh tế của người dân khá lên, gây phá huỷ hệ sinh thái, ảnh hưởng nặng nề đến các quần thể loài và đến môi trường", ông Warne nhấn mạnh.
Cuộc khảo sát trên đây chỉ là một phần của Dự án "Thay đổi hành vi - Giảm tiêu thụ các sản phẩm động thực vật hoang dã tại Hà Nội, Việt Nam", do Đan Mạch tài trợ, thực hiện từ năm 2005 đến 2007.
"Tuy đã có chế tài xử lý đối với những người tàng trữ, buôn bán... trái phép động thực vật hoang dã, nhưng Việt Nam chưa có chế tài xử phạt đối với người tiêu dùng các loại 'đặc sản' này", ông Nguyễn Văn Cương, phó cục trưởng Cục kiểm lâm Việt Nam.
Song song với cuộc khảo sát,WWF Chương trình Đông Dương cùng TRAFFIC cũng đã phát động một cuộc thi ý tưởng sản xuất phim quảng cáo từ nay đến tháng 5, mà người tham gia là tất cả học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội. Theo đó, mỗi bài thi phải gồm 2 phần, miêu tả và giải thích ý tưởng của một quảng cáo dài 30 giây, nêu bật được khẩu hiệu "Đừng đánh đổi sự sống thiên nhiên để thoả mãn nhu cầu của bạn".
3 ý tưởng hay nhất sẽ được trao giải, phần thưởng là một máy quay kỹ thuật số Canon. Tác giả của ý tưởng sẽ được tham dự một khoá tập huấn về sản xuất phim vào tháng 6, do nhà làm phim Mỹ giảng dạy. Sau khoá học, các em sẽ tự tuyển chọn diễn viên, quay phim. Sau khi hoàn thiện, 3 quảng cáo này sẽ được phát trên VTV nhiều lần trong năm tới. Thể lệ cuộc thi xem chi tiết trên website http://www.wwfindochina.org/news%2Binfo/news.htm
Một đường dây nóng cũng được thiết lập tại Chi cục Kiểm Lâm Hà Nội, số điện thoại 04 -932-3333. Bất cứ ai bắt gặp hành vi buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép đều có thể gọi đến số điện thại này để Chi cục điều tra và giải quyết.
Tại các trường Đại học, WWF cũng sẽ tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn để cảnh báo về tình trạng tiêu thụ trái phép động vật hoang dã.
"Không nơi nào mà các quần thể hoang dã lại bị suy giảm với tốc độ đáng báo động như ở Việt Nam, tất cả đều do buôn bán và tiêu thụ trái phép", ngài Eric Coull, Trưởng đại diện của WWF Greater Mekong phát biểu. Và để Việt Nam đừng trở thành "khoảng trắng" về các sinh vật quý hiếm, cần có sự góp tay của mỗi người, mà trước hết là ngừng ăn thịt các loài động vật hoang dã trái phép.
150 nhà hàng không bán động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Chuỗi "Nhà hàng xanh" cam kết không phục vụ sản phẩm từ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. WWF hy vọng người dân sẽ suy nghĩ đến những nguy cơ với môi trường mỗi khi họ đưa ra quyết định tiêu dùng.
Chiến dịch "Nhà hàng xanh" là hoạt động của dự án "Thay đổi hành vi giảm tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã tại Hà Nội" do WWF và TRAFFIC cùng thực hiện, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA).
Những nhà hàng ký cam kết đồng ý không phục vụ sản phẩm từ động vật hoang dã đang được pháp luật Việt Nam bảo vệ, đồng thời sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin cập nhật về những hoạt động bảo tồn tại Việt Nam, nhằm giúp công chúng hiểu và khuyến khích họ tham gia vào công việc quan trọng này.
WWF và TRAFFIC đánh giá cao sự ủng hộ của các nhà hàng đã tham gia và hai tổ chức này đang nỗ lực quảng bá rộng rãi văn hóa "Nhà hàng xanh". Danh sách các nhà hàng này sẽ được giới thiệu trên trang web của WWF, qua mạng lưới Internet, và tới mạng lưới các cơ quan Chính phủ và phi Chính phủ tại Việt Nam.
Hiện tại, 3 công ty du lịch tại Việt Nam là Intrepid, Buffalo Tours và I-Travel, đã tham gia hợp tác trong chiến dịch này bằng việc khuyến khích khách hàng của họ lựa chọn các "Nhà hàng xanh" cũng như đặt đường liên kết tới danh sách các nhà hàng tại trang web của họ.
Các tình nguyện viên bên một logo đặt tại nhà hàng. Ảnh: WWF.
Các tình nguyện viên bên một logo đặt tại nhà hàng. Ảnh: WWF.
Để thực hiện chiến dịch này, WWF đã nhận được sự hợp tác của trên 30 tình nguyện viên là học sinh, sinh viên ở Hà Nội. Những tình nguyện viện này đã tới các nhà hàng ở 6 quận nội thành để giới thiệu về chiến dịch, về tình trạng cấp thiết của các loài động vật hoang dã cũng như giới thiệu với các nhà hàng cách thức tham gia cam kết.
Trang web của chiến dịch "Nhà hàng xanh" cung cấp đầy đủ thông tin về các loại động vật thường bị buôn bán đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam và chỉ dẫn cho mọi người nếu họ chứng kiến động vật hoang dã bị săn bắt và buôn bán.
Cô Julianne Becker, điều phối viên dự án cho biết: "Ở Việt Nam, đặc biệt là tại Hà Nội, có một thực trạng đáng buồn rằng động vật hoang dã vẫn đang bị tiêu thụ bất hợp pháp một cách phổ biến. Tuy nhiên, khi nhiều nhà hàng tại Hà Nội không tham gia vào các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp này, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi trong cách nghĩ của người Hà Nội. Một điều tích cực nữa là giới trẻ, những người tiêu dùng chính trong tương lai, đang thực sự quan tâm đến việc gìn giữ những tài nguyên thiên nhiên của đất nước".
Với những chiến dịch như thế này, WWF hy vọng rằng người dân sẽ suy nghĩ đến những nguy cơ với môi trường mỗi khi họ đưa ra những quyết định tiêu dùng.

10 thảm họa tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ
Dưới đây là danh sách 10 thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử Mỹ, do LiveScience thống kê.
Bão Tristates - Ngày 18/3/1925
Ảnh: ThinkQuest
Cơn bão đi qua ba bang Illinois, Indiana, Missouri. Chỉ trong ba giờ rưỡi nó đã tàn phá tan hoang miền trung nước Mỹ.
Bão phá hủy 15.000 căn nhà, trong số 700 người bị chết có đến 613 người của bang Illinois. Sau đợt này, các nhà dự báo mới bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo bão.
Cháy rừng ở Peshtigo - 8/10/1871
Thành phố Peshtigo vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán thì một đợt gió bão làm lan một đám lửa nhỏ ở đồng cỏ ra hàng triệu hecta đất rừng. Vụ cháy thậm chí còn vượt qua sông Peshtigo và đánh chìm cả hai bờ của thành phố trong biển lửa. Vụ cháy đã thiêu đốt 12 thị trấn và giết chết gần 1.200 người.
Trận lụt Johnstown - 31/5/1889
Ảnh: AccWeather.com
Trong suốt cuối thế kỷ 19, giới công nghiệp nhỏ ở Johnstown, Pennsylvania nổi tiếng là những nhà sản xuất thép chất lượng cao. Nhưng tất cả đã kết thúc khi chiếc đập South Fork ở vùng núi cách thành phố hơn 20 km bị vỡ.
Những ngày mưa như trút khiến chiếc đập vốn xuống cấp không chịu nổi, đổ ập hơn 20 triệu tấn nước và xuống thành phố với sự giúp sức của thác nước Niagara. Trận lụt nhấn chìm 1.600 ngôi nhà và làm chết 2.209 người.
Đợt nắng nóng hè 1988
Ảnh: themysticalpen.com
Nền nông nghiệp vào thời điểm đó đang bị tàn phá bởi hạn hán kéo dài một năm lại phải gánh chịu thêm đợt nắng nóng năm 1988. Thiệt hại nông nghiệp vượt quá con số 61 tỷ USD.
Thời tiết khô nóng khiến cháy rừng hoành hành dọc theo vườn quốc gia Yellowstone và núi Rushmore. 5.000-10.000 người chết do những biến chứng từ nắng nóng.
Đợt nóng hè 1980
Ảnh: severe-wx.pbworks.com
Là một trong những thảm họa kéo dài và khủng khiếp nhất nước Mỹ. Một vùng áp suất cao đẩy nhiệt độ vùng trung và nam Mỹ lên rất cao, trên 32 độ C, trong hầu hết mùa hè. Thiệt hại của ngành nông nghiệp ước tính 48 tỷ USD vì hạn hán và 10.000 người chết vì nóng và stress.
Bão xoáy Okeechobee - 16/9/1928
Ảnh: projectshum.org
Nhiều người dân vùng hồ Okeechobee, Florida đi sơ tán đã trở về nhà khi biết cơn bão sẽ không đến như dự báo. Nhưng sau đó bão lại ập vào đất liền vào buổi tối ngày 16/9/1928 với sức gió là 224 km/h.
Sức công phá này đã làm vỡ con đê nhỏ ở đầu nam của hồ, gây ra lụt lội nặng kéo dài nhiều tuần và lấy đi mạng sống của ít nhất 2.500 người.
Đại hỏa hoạn và động đất ở San Francisco - 18/4/1906
Ảnh: neveryetmelted.com
Một buổi sáng mùa xuân, người dân San Francisco, Caliornia bất ngờ bị đánh thức bởi một trận động đất kéo dài không đến một phút nhưng những chuỗi sự kiện sau đó thì đã khiến thành phố bị cháy trong 4 ngày ròng.
Động đất mạnh 7,7 đến 7,9 độ Richter không chỉ làm vỡ đường ống dẫn ga, châm ngòi lửa mà còn phá hỏng đường ống nước khiến cho lực lượng cứu hỏa không đủ nước để khống chế đám lửa. Cho đến khi cháy được dập tắt, lửa đã nuốt trọn 500 khối nhà, 3.000 người chết. Trong số sống sót thì 225.000 người mất nhà cửa.
Bão bụi - đầu những năm 1930
Ảnh: thenonconsumeradvocate.files.wordpress.com
Cho đến trước thập niên 30, vùng Đại đồng bằng vẫn được coi là thiên đường của nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao với lúa mì, người nông dân ra sức cày xới vùng đất cỏ của đồng bằng phía nam. Kết quả là đất bị xói mòn vì cỏ và rễ cây vốn có tác dụng giữ ẩm cho đất trong ngày hạn đã bị thay thế với cây mùa vụ.
Hạn hán kéo dài một thập kỷ đã biến lớp đất mặt tơi xốp thành cát bụi, và những cơn gió đã quét lớp cát bụi này và thổi về hướng đông, làm tối đen bầu trời đến cả vùng bờ biển Đại Tây Dương. Không còn hoa màu, một phần ba nông dân phải sống nhờ trợ cấp chính phủ và khoảng nửa triệu người Mỹ không nhà cửa.
Bão Katrina - 29/8/2005
Ảnh: themysticalpen.com
Cơn bão trên Đại Tây Dương bắt đầu chỉ là bão cấp thấp khi nó thổi qua nam Florida, sau đó trở thành tấn thảm kịch chết chóc và tốn kém nhất của nước Mỹ.
Katrina ập vào bờ biển Louisiana với sức gió hơn 200 km/h, làm vỡ những con đê ngăn New Orleans với vùng nước cao hơn xung quanh khiến 80% thành phố ngập trong nước. Katrina đã giết ít nhất 1.836 người và tổn thất ước tính khoảng 125 tỷ USD.

Bão Galveston - 8/9/1900
Ảnh: FoxNews
Galveston vào cuối thế kỷ 19 được mệnh danh là "viên ngọc của Texas" cho đến khi thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ đã cuốn sạch đi tương lai tương sáng của vùng đất này.
Galveston từng là trung tâm buôn bán bông và là thành phố lớn nhất của Texas. Tuy nhiên các quan chức và cư dân thành phố, do tự mãn, đã quyết định không xây dựng một con đê bảo vệ thành phố.
Khi cơn bão với sức gió khoảng 216 km/h ập đến vào sáng sớm, những toà nhà vỡ vụn dưới những đợt sóng cao 4 hoặc 5m. Cho đến quá trưa thì toàn bộ thành phố bị nhấn chìm, 8.000 người chết. Mặc dù thành phố sau đó đã được xây dựng lại, nó không bao giờ có thể lấy lại sự thịnh vượng từng được mệnh danh với cái tên "New York của miền nam" nữa.
www.recoftc.org/site/fileadmin/docs/Themes/.../S1_Hieu_.ppt

No comments:

Post a Comment