Tuesday, September 27, 2011

Mông Cổ


Nói đến Mông Cổ là nói đến thảo nguyên, đến Thành Cát Tư Hãn và một thời oanh liệt khi Mông Cổ là 1 đế quốc lừng lẫy tấn công từ Á sang Âu...
U la an ba a ta, cái tên dài ngoằng nghe như tiếng phạn đó là thủ đô của nước Mông Cổ. Tôi đã đọc đến hai chữ Mông Cổ vào năm lớp ba trong giờ sử ký, lúc học đến đời nhà Trần với Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải, Hội nghị Diên Hồng v.v... Lớn lên một chút nữa, tôi được học lại các trận chiến oai hùng của Trần Hưng Đạo đã phá vỡ chiến thuật gọng kềm của quân Mông Cổ cứu đất nước khỏi thảm họa diệt vong. Lớn hơn chút nữa, đọc Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, lại biết tới Quách Tĩnh bị đẻ rơi trên tuyết trong vùng đất Mông Cổ, biết tới Thành Cát Tư Hãn, Đà Lôi, Hoa Tranh Công Chúa ..., những người Mông Cổ sống trên lưng ngựa, cỡi ngựa bắn cung bách phát bách trúng. Chỉ biết thế thôi, ngoài ra, tôi chẳng hình dung được gì về một nước xa xôi đó. Dần dần, khi ý định du lịch thám hiểm hình thành, tôi nghĩ đến Mông Cổ là nơi cần phải đến.Thế là tôi biết đến Ulaanbaatar vì máy bay phải hạ cánh nơi đó.
Ulaanbaatar là tên mới của thành phố Ulga. Nó được bao bọc bởi bốn dãy núi thiêng, thiêng đến độ người dân không dám gọi tên; tôi phải nhờ người hướng dẫn viết lên giấy dùm: Khan Uul, Songino Khairkhan Uul, Bogd Uul, và Bayanzurkh.Nhìn thì núi không cao lắm, sườn thoai thoải, một trong bốn dãy có vẽ chân dung Thành Cát Tư Hãn và biểu tượng của Mông Cổ. Tôi hỏi thăm núi thiêng như thế có cho phép người ta đi bộ lên đó không. Đáp rằng được, có đường riêng cho người đi lên núi, nhưng tuyệt đối không được nhặt đá hay hái bất kỳ lá cây ngọn cỏ nào. Sự thiêng liêng của họ là phải tôn trọng, không được phá hoại thiên nhiên bởi nếu mình phá hoại nó thì chính mình sẽ gánh lấy sự trừng phạt của thiên nhiên.
Có lẽ do sự tôn trọng thiên nhiên gần như tuyệt đối đó cho nên cung cách sống của họ thật thong thả. Mặt trời đã lên cao, nắng bắt đầu chói, vậy mà thành phố vẫn còn im lìm. Mang tính cách vội vã của một cá nhân trong xã hội bon chen, tôi ngạc nhiên quá, nhìn đồng hồ đã tám giờ sáng, tôi đi xuống đường, chỉ thấy người phu quét đường đang nhẹ nhàng quơ mấy nhát chổi dọc theo lề đường. Không dừng được, tôi hỏi thăm người tiếp đón ở khách sạn mới biết rằng chín giờ sáng thì ngày mới bắt đầu.
Tôi vẫn đứng bên lề đường nhìn ngày mới bắt đầu của họ và bắt gặp cái nhìn của hai phụ nữ đang đứng gần đấy. Tôi mỉm cười, nói đại "good morning". Một trong hai người đáp lại. Thế là có bạn rôì.
- "Tôi là du khách, trọ trong khách sạn này.Thành phố có vẻ yên tĩnh quá"
- "Đúng"
- “Các chị đi làm hả?”
- “Đúng, chúng tôi đang chờ xe buýt.”
- "Nhưng đây đâu phải làtrạm xe buýt"
- "Chúng tôi chờ xe buýt của công ty đến đón"
-"Từ đây đến chỗ các chị làm có xa lắm không?"
- " Chừng nửa giờ."
- "Nhà các chị ở đâu?"
- "Chị này ở bên kia đường, còn tôi ở nơi khác, xa hơn.Tôi phải đi bộ đến đây cũng hơn 10 phút".
-“Các chị làm việc cho công ty nào?”
Tôi chưa nghe kịp câu trả lời thì xe buýt tới, giã từ hai chị nhé.
Nhiều người cho rằng nhà nước đã nhầm lẫn khi chọn Ulaanbaatar để làm thủ đô.Lý do nó bị núi bao bọc cả bốn phía cho nên không thể nào mở rộng thành phố được.Kế đến nó bị nằm lọt vào một chỗ thấp cho nên bao nhiêu chất thải đều đọng lại đó làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề.Cũng có phần đúng vì tôi đã chứng kiến chỉ một trận mưa rào không đầy một tiếng đồng hồ mà nhiều đường xá đã ngập nước, còn ngày nắng thì bụi đất và khói xe tưng bừng... Có ý kiến nên dời đô về lại kinh đô cũ, là thành phố Kharakhorum, nhưng nội các chưa có ý kiến gì.Tôi hỏi sao không đưa vấn đề ra trưng cầu dân ý thì được trả lời rằng nền dânchủ của Mông Cổ hãy còn non yếu lắm, chỉ mới 15 năm thôi nên chi chưa quen với lối sinh hoạt này.
Ít ai biết rằng Mông Cổ là quốc gia thứ hai trên thế giới theo chủ nghĩa xã hội, sau Liên xô.Vào năm 1919, người Hoa xâm chiếm Mông Cổ, lãnh đạo Mông Cổ bấy giờ là Bogd Khan sang cầu cứu Liên xô. Hồng quân Liên Xô chiến thắng người Hoa và cai trị Mông Cổ 2 năm. Bắt đầu năm 1924, toàn bộ Mông Cổ đều tổ chức và điều hành theo Liên xô cho đến năm 1989. Ký ức về thời kỳ xã hội chủ nghĩa của cô hướng dẫn viên du lịch là một thời kỳ thơ ấu thiếu thốn đủ mọi mặt. Vào năm 1989, cô còn là một đứa bé, ở với ông bà ngoại và người dì. Các cửa hàng trống trơn, mỗi gia đình mỗi ngày chỉ được phân phối hai ổ bánh mì. Cô còn nhớ cô được giao phận sự đi xếp hàng để mua bánh mì, một em bé đứng giữamột dãy người lớn, cho nên bao nhiêu bánh đưa ra đã bị các người lớn dài tay dài chân dài lưng chớp lẹ cô chỉ còn nước đứng khóc. Cô và người dì nhiều lúc dấu được một ít đường cát để dành ăn với bánh mì, "chao ơi là ngon", cô nói.
Năm 1989, lúc bức tường Bá Linh sụp xuống, tuổi trẻ Mông Cổ đã phản ứng rất kịp thời.Chỉ trong vòng một tháng họ đã thành lập một nhóm hoạt động kêu gọi chấm dứt độc đảng.Vào ngày 10-12-1989, ngày quốc tế nhân quyền, họ cùng xuống đường và hát bài "Sound of the bell", mang ý nghĩa tiếng chuông đánh thức những người mơ ngủ và lười biếng.
Tháng ba năm 1990, họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình bất bạo động và một cuộc đình công rất lớn đã diễn ra trên toàn lãnh thổ, đòi hỏi chế độ đa đảng.Thật may mắn cho họ, chính quyền đã đồng ý cởi mở cho một chế độ đa đảng. Nhiều đảng phái chính trị đã được thành lập sau đó, và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức vào tháng sáu 1990. Hiến pháp dân chủ được thông qua vào năm 1992. Tôi thành thật chúc mừng nhân dân Mông Cổ đã sớm trút bỏ một gánh nặng, thoát được tai ách cai trị kinh hoàng.
Đối với người lớn tuổi, dường như họ không có hoài niệm gì về thời kỳ xã hội chủ nghĩakhó khăn.Tôi đã gặp hai cặp ông bà bác ở hai thành phố cách nhau rất xa, họ đều khoản 63-65 tuổi. Hỏi thăm, được họ cho biết ngày trước là công nhân viên nhà nước, đến 60 tuổi thì nghỉ hưu, bây giờ lãnh lương hưu và vui vầy cùng mấy cháu nội ngoại hay cùng mấy con ngựa, con cừu. Dù không thông hiểu hết những điều các bác ấy nói, trông điệu bộ và vẻ mặt, tôi đóan rằng họ không mấy thích nhắc lại quá khứ mà theo sử sách thì chẳng có gì đáng cho mình hãnh diện.
Tôi nghĩ cũng có phần đúng vì sau khi gặp họ, tôi đến viếng Viện Bảo Tàng lịch sử. Tài liệu nơi đây cho biết thành tích cai trị đất nước của thời kỳ xã hội chủ nghĩa là phá nát gần hết các tu viện lớn nhỏ của Mông Cổ. Có ít nhất là mười bảy ngàn nhà sư đã bị giết bằng cách bị bắn vào đầu, hoặc bị thả trôi sông hoặc bị đánh đập đến chết. Chỉ có các chú tiểu dưới 10 tuổi mới được trả về với gia đình kèm theo lời đe doạ rằng nếu có ý định tái lập hay phục hồi các hoạt động tôn giáo sẽ bị trừng phạt thích đáng. Ơn trên phò trợ, giờ đây họ (dân Mông Cổ) đã sung sướng, thanh thản hít thở không khí tự do, tự chủ, tự lực, tự cường, hãy mừng cho họ trong khi đồng bào tôi vẫn phải sống dưới chế độ CS độc tài.
Tôi nghĩ đến cuộc cách mạng dân chủ êm ảdo tuổi trẻ Mông cổ làm nên vào năm 1989.Họ có một phần may mắn là đảng cai trị đồng ý cởi mở, từ bỏ độc quyền cai trị, nhưng mặt khác tôi cho là nhờ bản lãnh của chính người dân Mông cổ.Chỉ có hai triệu tám dân làm thế nào để tồn tại nếu chính mỗi cá nhân trong đó không có một bản lãnh thích nghi nhanh chóng để làm chủ chính mình, làm chủ hoàn cảnh để mình không bị tiêu diệt.Thật thế, quan sát chung, những người dân ở đây nam cũng như nữ thật sự có cá tính.Trong gia đình thì đúng là người đàn ông được chú ý được săn sóc nhiều hơn, nhưng đó là do người phụ nữ chủ động làm thế chứ không phải do người đànông tự cho mình có quyền hành cao hơn để bắt người phụ nữ hầu hạ mình.Cuộc sống du mục bắt buộc họ phải dở nhà, dựng nhà, đuổi thú, dẫn thú nuôi hoài hoài thì nam nữ gì cũng phải xông xáo làm tận lực cho xong việc, không có chỗ cho phân thứ hạng bên trọng bên khinh.
Ngày nay, trong thể chế cộng hòa, người dân còn được hưởng thụ nhiều thứ:cưỡng bách giáo dục đến hết trung học, gia đình công chức thì sẽ có một đưá con vào học đại học quốc gia miễn phí.Để khuyến khích sinh con, mồi em bé ra đời được trợ cấp 24000 đồng một tháng cho đến 18 tuổi.Kết hôn được thưởng 500000 đồng.Có chính sách ưu đãi như thế nhưng coi bộ không mấy hấp dẫn.Tuổi trẻ (20-30+) lođầu tư vào sự nghiệp hơn là hò hẹn để lập gia đình.Tôi rất khâm phục phụ nữ Mông cổ, họ rất chủ động, độc lập, và tự tin.Đây là một vài dẫn chứng:
Người phụ nữ đầu tiên tôi gặp là các nhân viên hải quan ở phi trường, cả khi vào lẫn khi ra, toàn bộ các nhân viên hải quan đều là phụ nữ.Hai cô ngồi quan sát máy quét hình, các cô khác dịu dàng, nhã nhặn nhanh tay chuyền các khay đựng giày áo cho khách hàng.Lúc đi ra, trong túi xách của tôi có một chai nước.Một cô hải quan rât lễ phép hỏi tôi hình như bà có một chai nước trong túi này, tôi nói phải, tôi mang theo vì phải chờ máy bay lâu quá.Cô lấy chai nước ra và nhỏ nhẹ nói bà vui lòng ngồi lại trong phòng đợi và uống hết trước khi vào cổng bay nhé.
Cô Oyunna, hướng dẫn viên du lịch
Người phụ nữ thứ hai tôi gặp là cô hướng dẫn viên du lịch, một cô gái trẻ, đứng đắn, mang vẻ đẹp tây phương và đã từng du học tại Luân Đôn 2 năm.Cùng đi chung trong một chuyến đi dài, chúng tôi trở thành bạn và có nhiều trao đổi.Với cô, sự nghiệp chiếm vị trí hàng đầu.Nghề chính của cô là dạy học, cô chỉ làm du lịch vào mùa hè để có dịp tiếp xúc với người khác.Cô cho biết dân số Mông cổ đã ít mà càng ngày thì càng ít người muốn sinh thêm con.Tôi hỏi thăm thanh niên nam nữ mới có lối sống chung với nhau trước hôn nhân hay không, cô nói có nghe đâu đó nhưng không chắc lắm.Riêng cô, cô không đồng ý lối sống như vậy."Giống như một "sản phẩm" (product - chữ cô dùng), thích hay vừa khít ( or fit - chữ của cô)thì giữ lại, không thì bỏ đi, giống y hàng hóa, tôi không muốn vậy, tôi muốn phải có một tình yêu thật sự và một gia đình thật sự", cô nói.
Người phụ nữ thứ ba tôi gặp là một bà cụ bán thuốc lá lẻ bên lề đường.Thấy bà cụ dùng cái gắp nước đá để gắp mấy điếu thuốc trao cho khách hàng thật là hay quá nên tôi giơ máy hình lên chụp.Bà cụ bắt gặp và đã phản đối tôi rất quyết liệt bằng cách đứng dậy đi về phía tôi và đưa tay đánh vào tay tôi.Tôn trọng bà cụ, tôi đã delete tấm hình.
Và nhiều người khác, họ xông xáo, hăng hái làm việc từ thành thị đến thôn quê, từ giám đốc công ty, chủ nhà hàng cho đến các cô phục vụ trong các trại trọ xa xôi hẻo lánh giũa sa mạc mênh mông...
Mông Cổ hoang sơẤn tượng đầu tiên của du khách khi đặt chân tới Mông Cổ là những túp lều của người dân du mục. Chúng được xem như một tuyệt tác của cuộc sống hòa quyện với thiên nhiên của người dân. Lều là những ngôi nhà hình tròn với hai cột đặt cách nhau khoảng 1-1,2 mét được đỡ bởi bộ khung. Tâm của vòng tròn, chính giữa nhà, là nơi đặt bếp lò với một ống khói cao, vươn qua mái đưa khói ra ngoài. Bộ khung của lều được phủ ba lớp: bên ngoài cùng là lớp vải bạt màu trắng; kế đến là một lớp vật liệu như kiểu da thô bằng lông thú nén lại, có tác dụng cách nhiệt; bên trong là thảm trang trí hoặc một lớp da lông thú (như lông gấu, lông chó sói hoặc lông chồn cáo). Một khoảng trống trên mái lều đóng vai trò như đồng hồ: Căn cứ vào bóng nắng soi qua cái lỗ này mà người dân xác định giờ chăn thả gia súc. Mọi kích thước của cái lều được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, còn đồ dùng cũng được tính kích thước thích hợp để đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho một gia đình và tiện lợi cho chuyên chở khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Đến đất nước Mông Cổ, du khách bắt gặp những loài gia súc phổ biến của người dân du mục Mông Cổ là ngựa, cừu, bò và lạc đà, trong đó ngựa chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Ngựa là phương tiện giao thông thuận tiện trên thảo nguyên, là nguồn thực phẩm duy nhất vào mùa hè, là nguyên liệu chế biến thực phẩm chủ yếu cho mùa đông. Ngựa cung cấp cho người dân sữa và thịt. Sữa ngựa vắt ra được chứa trong những thùng sắt để qua đêm và hớp lớp váng sữa trên mặt, rồi cho vào những bao da lớn, dùng một cây gỗ khuấy mạnh. Sữa lên men chua, trở thành món sữa ngựa có vị chua thanh như giấm - một trong những thứ thực phẩm chủ yếu của người du mục trong suốt mùa hè. Váng sữa cũng để lên men và phơi khô thành những tấm bánh màu trắng đục, rắn như đá nhưng khi cho vào miệng nhai thì thấy dẻo và có vị bùi béo – đây chính là thứ ăn khoái khẩu của mùa đông.

Thiên nhiên Mông Cổ rất hoang sơ và thơ mộng. Trải dài 1500 dặm từ Đông sang Tây, thiên nhiên ở Mông Cổ làm ngất ngây du khách với những cồn cát vĩ đại ở sa mạc Gobi (Qua Bích), những thảo nguyên bao la để du khách trải lòng mình cùng với những ngọn núi hùng vĩ khiến người ta cảm thấy cái tôi của mình thật nhỏ bé. Nước ngọt tinh khiết ở những con sông và hồ tại đây làm hài lòng bất cứ nhà thám hiểm nào. Đặc biệt, những đền chùa cổ kính tạo bầu không khí hoài cổ và huyền bí của Phật giáo Mật Tông.
http://www.logoi.com/notes/img/genghis-khan.jpgDu khách hãy tham gia vào một chuyến đi ngược về thế kỷ 13 để trải nghiệm cuộc sống của một huyền thoại Mông Cổ. Bắt đầu ở Công viên Quốc gia Khentii, một thắng cảnh kết hợp giữa rừng, núi, thảo nguyên và sông hồ. Để gợi nhớ lại bầu không khí thế kỷ 13, du khách sẽ được mặc giáp trụ và sử dụng vũ khí thời đó để cùng chinh phục những cảnh đẹp trên lưng ngựa xuyên suốt cuộc hành trình. Đến thăm những hòn đá thiêng, nơi Thành Cát Tư Hãn làm lễ xuất binh, đến sông Jargalant, nơi Thành Cát Tư Hãn từng uống nước mỗi khi trở về quê nhà sau những cuộc viễn chinh. Đối diện là thành Uglugh nơi Thành Cát Tư Hãn đã từng đóng quân.
http://www.mongolia-attractions.com/images/genghis-khans-democratic-principles-47357.jpgĐể chuyến đi thêm phần mạo hiểm, bạn thử cưỡi lạc đà dạo chơi trên sa mạc. Lạc đà Bactria có hai bướu là phương tiện di chuyển thoải mái hơn ngựa vì nó đi chậm hơn và từ tốn hơn. Trên đường từ thủ đô Ulaanbaatar đến tỉnh Trung Gobi hãy ghé thăm một con suối với loại nước giúp mắt sáng hơn. Sau đó là Yol Am (Thung lũng Đại Bàng), một cảnh quan ngoạn mục có tuyết rơi ngay cả trong mùa hè và những vách đá dựng đứng làm nên một hẻm núi lạ thường. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cồn cát Khongor, cồn cát lớn nhất Mông Cổ với độ cao 800 mét. Cồn cát thay đổi màu theo từng giờ trong ngày từ màu vàng sang màu bạc rồi đến màu hồng. Cuối cùng là Bayanzag, nơi phát hiện ra trứng và xương khủng long vào năm 1920.
Genghis Khan face on memorial
Chinggis Khaan
Genghis Khan statue
Genghis KhanGenghis Khan on horse
Bạn cũng hãy đến thăm đền Ongi, nơi tu hành của hàng nghìn vị Lama (thầy tu). Đây chỉ là phần còn sót lại của tu viện Bari Yonzon Hamba. Trên đường đi là những khám phá về cuộc sống thảo nguyên.
Naadam là lễ hội chính ở Mông Cổ và là dịp tuyệt vời để du khách khám phá văn hóa và con người xứ thảo nguyên. Lễ hội bắt nguồn từ những cuộc tranh tài của kỵ binh Mông Cổ xưa kia. Mở đầu lễ hội là màn diễu binh và tấu nhạc của quân đội, tăng lữ và các vận động viên trước khi bước vào cuộc vui chính. Trong hai ngày, tại sân vận động Naadam người ta tổ chức 3 môn thể thao yêu thích của người Mông Cổ là đua ngựa, đấu vật và bắn cung.
Với 4000 con sông và hơn 30 hồ nguyên sơ, Mông Cổ là nơi tuyệt vời dành cho những người thích câu cá. Nhiều loại cá ở đây tương tự như ở các con sông của châu Âu nhưng to và ngon hơn nhiều. Taimen, loại cá hồi lớn nhất, sẽ là một thách thức cho bạn. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loại cá khác để du khách tận hưởng cảm giác câu cá giữa thiên nhiên trong lành.
Mongolian flag
Đến Mông Cổ, du khách không thể bỏ qua các thung lũng, các đài tưởng niệm và các hang động ở đây. Chúng là minh chứng hùng hồn cho văn hóa Mông Cổ.
Yolyn Am là thung lũng sâu và thu hẹp dần về phía Nam núi Gurvansaikhan của Mông Cổ. Các thung lũng được đặt theo tên những con kền kền, chúng được gọi là Yol. Lammergeyer là một chim kền kền sống ở Thế giới cổ xưa, vì vậy người ta dùng tên nó để đặt tên cho các thung lũng hay thung lũng của chim đại bàng.
Thung lũng Yolyn Am nằm trong Vườn quốc gia Gobi Gurvansaikhan. Thung lũng được bao quanh bởi các bức tường đá cao và là một trong những nơi đẹp ở Mông Cổ. Khu vực này là một phần của hoang mạc Gobi, lượng mưa ít thấy ở đây. Tuy nhiên, Yolyn Am lại nổi tiếng với các tảng băng dày. Các dải băng được phát hiện dày khoảng vài mét bị đông lại vào cuối mùa đông và trải dài vài km. Trong mùa mưa vào mùa hè xuất hiện hàng trăm thác nước nhỏ được đổ ra từ trong các bức tường đá.
http://gberg.net/mn/MongoliaMap.gif
http://jaxexpeditions.com/images/contents/Tuvkhun1.jpgTu viện Tuvkhun được thành lập vào năm 1654. Tu viện dành cho tôn giáo, nơi học tập và nơi lưu giữ các công trình nghệ thuật. Nó nằm trên một đồi được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng cao 2300m so với mực nước biển cách thủ đô Ulaanbaatar 450km. Năm 1651 người đầu tiên cho xây ngôi đền này là đức vua Zanabazar. Tu viện được đặt tại một nơi có phong cảnh thiên nhiên độc đáo, nơi có hang đá nhỏ có tên là “Bụng mẹ”. Có một truyền thuyết kể rằng, nếu chui qua được hang Bụng Mẹ các tội lỗi sẽ được rửa hết. Cư dân Mông Cổ vẫn bảo vệ cảnh quan độc đáo này và đặt tên nó như là một "Quốc gia của Makhagal".
Taikhar Stone là một địa điểm nổi tiếng ở Ikh Tamir tỉnh Arkhangai, gần sông Khoid Tamir. Các Taikhar bằng đá nổi tiếng về hình dạng kỳ quái. Hiện có 150 biểu tượng khác nhau được viết bằng nhiều ngôn ngữ và biểu tượng lâu đời nhất được viết ở thế kỷ VI – VIII. Nhưng hầu hết các biểu tượng được viết bằng chữ Mông Cổ. Taikhar Stone cao 18m và được làm bằng đá granite.
Mongolian National Circus Building of Ulaanbaatar
Mongolian National Circus Building of Ulaanbaatar
Former Printing House located at Sukhbaatar Square
Skeleton Building at the Circus Square
Soyombo (National Symbol), Aristocrat Building, Mongol Ger and Appartment Building
Statue of Tserendorj, the First Prime Minister of Mongolia
Ulaanbaatar Hotel and Statue of Lenin Bagsh
Các di tích Khosho Tsaidam Turkic bao gồm tổ hợp 4 đài tưởng niệm, gồm các tượng đài được dựng thẳng đứng ở nơi trang trọng của Bilge Khan để tưởng nhớ nhà chính trị nổi tiếng của Đông Đế Quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Kul Tegin, thủ lĩnh lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và anh em của Bilge Khan.
Hang Khoit Tsenkher nằm ở tỉnh Khovd Aimag là địa điểm phong phú với các di tích lịch sử bằng tranh. Tranh đá ở Khoit Tsenkher có cách đây 20.000 – 15.000 năm TCN. Trong góc hang cao 2,5m và sâu 1,5 -2,0m có rất nhiều biểu tượng động vật được vẽ trên trần và tường.

Trên một bức tường trong hang có độ dài 10m và rộng 8m, hình ảnh một con lạc đà với 2 cái bướu được miêu tả sinh động. Hổ, voi, cò, cừu, chim đà điểu, linh dương, lạc đà và các biểu tượng khác như các loài hoa cũng được thấy vẽ ở đây. Hầu hết mọi người bay đến Ulaanbaatar từ Bắc Kinh, Berlin hay Moscow. Tổ chức tour du lịch cũng hoạt động chuyến bay từ Osaka và Seoul. Các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế Mông Cổ là MIAT. Việc trì hoãn và hủy bỏ chuyến bay được phổ biến một phần do người nghèo, thường xuyên trong điều kiện thời tiết xấu.
Người nước ngoài có thể đến và rời Mông Cổ trên đường sắt Trans-Mông Cổ, được liên kết với Bắc Kinh và Moscow. Từ Trung Quốc bạn có thể qua bằng đường ở Ereen-Zamyn-Üüd. Bạn có thể vào Mông Cổ từ Nga tại 3 điểm ở biên giới: Altanbulag-Kyakhta (phía Bắc Mông Cổ), Borzya-Erdeentsav (phía Đông Mông Cổ) và Tashanta-Tsagaanuur (Tây Mông Cổ).
http://scrapetv.com/News/News%20Pages/Everyone%20Else/images/mongolia-bush-asia.jpgTT G.W. Bush
Mông Cổ là nước rộng lớn, dân cư thưa thớt, ít cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào rất nhiều các phương tiện giao thông vận tải. Hãng hàng không nội địa là MIAT và AeroMongolia , cùng nhau cung cấp các chuyến bay tới các tỉnh, thủ đô, thành phố và các điểm du lịch nhưng không phải lúc nào cũng phục vụ. Lịch bay thay đổi thường xuyên và khách hàng thường phải trả giá vé cao gấp nhiều lần hơn người Mông Cổ. Du khách có thể không mua được vé máy bay trong giờ cao điểm mùa du lịch, đặc biệt vé cho các chuyến bay đến các tỉnh miền Tây.
Old Artistocratic Building, Mongol Ger and the Russian Embassy of Ulaanbaatar
Mông Cổ không có xe buýt, giao thông trên đất liền chủ yếu là các phương tiện như xe tải, xe jeep. Đi bất cứ nơi nào đảm bảo rất lâu và chậm chạp. Xe tải không tuân theo một lịch trình nào cả, chỉ khởi hành khi có đủ người và thường mất vài giờ để tìm đủ hành khách đi du lịch. Lái xe say rượu là phổ biến ở đây và xe hỏng máy dường như là một điều báo trước cho bất kỳ hành trình nào.
Đường sắt của Mông Cổ dài 1750km được xây dựng từ Bắc đến Nam, nó là một phần của đường sắt Trans-Mongolian, kết nối Trung Quốc với Nga. Taxi chỉ tiện trong Ulaanbaatar hay cho các chuyến đi ngắn ra khỏi thị trấn. Ngoài thành phố, đường không lát nhựa và còn trong tình trạng nghèo nàn. Tháng 10, mưa nhiều trên đường, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Dự án quốc gia xây dựng tuyến đường quốc gia dài 2500km sẽ được tiến hành nhưng tiến độ chậm và sau 6 năm mới chỉ có 3 đoạn được hoàn thành.
"Chân dài" Mông Cổ: Altantuya pics

Altantuya
Altantuya Shaariibuu
Mongolia model
Altantuya pictures
Altantuya Shaariibuu
Không có cơ quan nào cho thuê xe ô tô, chỉ có thể cho thuê xe jeep và một lái xe trong hầu hết các thành phố, phải trả khoảng 0,25$ cho mỗi km.Đi du lịch tới Mông Cổ thường là từ tháng 5 đến đầu tháng 10, mặc dù ở Ulaanbaatar có thể thăm bất kỳ lúc nào, thời gian nào của năm nếu bạn có thể chịu được lạnh. Đầu tháng 7 là thời tiết tốt nhất cho du lịch đến phía Bắc đất nước và cũng là thời gian ăn mừng lễ hội Naadam ở Mông Cổ. Đây là thời điểm cao của mùa du lịch, chỗ ở không đủ và giao thông rất đông đúc. Mùa mưa, từ cuối tháng 7 qua tháng 8, làm không khí lạnh và màu xanh của những vùng quê được mở ra. Mưa ở phía Bắc cũng sinh ra nhiều ruồi và muỗi. Tháng 6 và tháng 9 là 2 tháng có thể đến thăm Iran nhưng ít khách tới thăm vào tháng này.
Tháng tốt nhất để thăm hoang mạc Gobil là tháng 9 và tháng 10. Nên nhớ rằng giữa tháng 10 và nửa tháng 5 đột ngột có bão tuyết và cực kỳ lạnh có thể có những chuyến bay xung quanh bị chặn đường giao thông vì hệ thống giao thông vận tải ngừng hoạt động. Đối với người Mông Cổ, đặc biệt là dân du cư, giữa tháng 3 tháng 4 là những tháng tồi tệ nhất. Sau mùa đông dài, chăn nuôi sẽ bắt đầu hoạt động trở lại, thiếu mưa nhiều cây trồng sẽ chết, gây khó khăn về tâm lý và tài chính. Ở với gia đình dân du cư tại thời gian này là không được khuyến khích nếu mùa xuân khắc nghiệt.
Mặc dù tự hào vì có hơn 260 ngày nắng trong một năm và được biết đến như là đất của bầu trời xanh, Mông Cổ có một sự khắc nghiệt về khí hậu với nhiệt độ đã được biết đến cao hơn 37 ° C (99 ° F) trong một ngày. Độ ẩm thường thấp và nắng to. Nhiệt độ mùa hè ở Gobil là 40 độ C nhưng mùa đông có gió. Bạn có thể thấy tuyết trên hoang mạc Gobil vào cuối tháng 4 và một số hồ vẫn còn đóng băng cho đến tháng 6. Có một mùa mưa ngắn từ giữa tháng 7 đến tháng 9. Bởi vì áp suất cao nên buổi tối lạnh ngay cả trong mùa hè.
Ulaanbaatar có thể là thành phố lạnh nhất trên thế giới. Nhiệt độ thường bắt đầu xuống dưới 0°C (32°F) trong tháng 10, hạ thấp -30°C (-22 ° F) trong tháng 1 và tháng 2 và duy trì cho đến tháng 4. Bão khủng khiếp diễn ra trong mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 6. Tháng 7 đến tháng 9 là thú vị, nhưng nó có thể vẫn lạnh đột ngột và không may hầu hết các thành phố khi có mưa đều có thể đi bị té trong thời gian này.
Mua sắm, giá cả
: Đồng tiền được sử dụng chính thức ở Mông Cổ là đồng Tugrug (MNT).
1MNT = 13.8134 VNĐ
Nếu bạn đang đi du lịch với một tổ chức, có thể bạn tiêu ốn khoảng 100$US một ngày. Bạn có thể đi lại độc lập, nhìn ngắm phong cảnh và ở một địa điểm thì mất khoảng 80$US một ngày, ít hơn nhiều nếu bạn chia sẻ các chi phí với 1 xe jeep tư nhân và ở các trại hơn là ở lều. Chỗ ở và thức ăn sẽ có giá ít hơn 10$US một ngày ở Ulaan Baatar. Ở quê cũng mất khoảng 15$US một ngày nếu bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng và ở trong khách sạn, nếu bạn mang theo lều và trại, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 8$ một ngày.
Mang theo đô la Mỹ ngân phiếu du lịch và có một số đô la Mỹ bằng tiền mặt. Thẻ tín dụng sẽ có ích ở một số khách sạn và văn phòng đại diện của các hãng hàng không ở Ulaanbaatar, nhưng bạn sẽ không thể mua được bất cứ thứ gì khi dùng thẻ tín dụng bên ngoài thủ đô. Máy rút tiền ATM có ở khắp nơi Ulaanbaatar và ở một số tỉnh thành phố.
Có một bắt buộc là phải trích 10% mức thuế chính ở các nhà hàng sang trọng và khách sạn, nhưng hầu hết các địa điểm cũng không cộng thêm nó vào hóa đơn hoặc không nghe nói về thuế.
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Mông Cổ hoang sơ
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên Trại Hãn
Với điều kiện thời tiết đa dạng, môi trường địa lí đặc trưng: rừng rậm, thảo nguyên, suối nước, đất thịt, khe sâu một thể thống nhất cùng động vật phong phú, cảnh vật hữu hình... Trại Hãn quả là điểm đến thích hợp khi dã ngoại, chụp ảnh và đặc biệt là với nghệ thuật điện ảnh cùng các cảnh quay ngoài trời. Đặc sản thịt bò, sữa ngựa, rau cải xào là ẩm thực mang đậm hương vị và tấm lòng người dân nơi đây.
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên Trại Hãn
Cảm giác đầu tiên khi bạn đặt chân đến nơi này chính là sự rợn ngợp trước vẻ hùng vĩ của thảo nguyên bao la. Khi mặt trời chưa xuất hiện, bạn hãy ngắm từng chùm lúa trĩu bông ướp sương sớm trắng màu sữa bò. Dẫm chân trên nền cỏ ướt đẫm sương, cái man mát dễ chịu từ chân sẽ lan tỏa khắp người bạn. Khi mặt trời ấm áp chiếu rọi những tia nắng đầu tiên trên nền trời trắng là lúc bạn được ngắm nhìn núi Ngũ Sắc hào quang, Khe Sâu mờ hiện. Không khí trong lành của buổi sáng mát mẻ sẽ khiến bạn không thể ngồi im. Máy ảnh và xe ngựa là hai thứ cần ngay trong lúc này để chúng ta đến Núi Ngũ Sắc và khe Bàn Long cách đây khoảng 30 km.
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên Trại Hãn
Theo con đường mòn về phía bắc 10 km, dưới ánh mặt trời lấp lánh, biển hoa cải vàng óng ngút tầm mắt khiến cho cả đoàn người ngất ngây trong mùi hương thơm dịu. Xa xa, thấp thoáng bóng trâu trên đồi ung dung gặm cỏ, chúng hồn nhiên đến mức không hề ngẩng lên quan sát người lạ đang giơ ống kính lại gần. Nếu như không có người dẫn đường thì chắc chắn cả đoàn sẽ lạc trong “trận đồ hoa”. Không chỉ hoa cải thôi đâu mà còn cả đồi hoa dại muôn ngàn sắc biếc đang hiển hiện dưới chân khách du lịch. Đến đây, cỏ dại từng bông trắng ngả đôi đường, hoa sen cạn hồng sẫm, cỏ vàng trải thảm, gió vút trời mây,… toàn cảnh như chiếc áo len đa sắc: đỏ đun, phấn vàng, tím pha hồng.
Độc đáo lều du mục ở Mông Cổ
Là biểu tượng của một đất nước thảo nguyên, bao đời nay, những túp lều là nơi trú ngụ truyền thống của người Mông cổ.
Và ngày nay, khi du lịch phát triển, lều du mục Mông Cổ bắt đầu thu hút khách du lịch. Họ hoàn toàn có thể qua đêm trong những túp lều du mục này để tận hưởng không khí thảo nguyên.

Tờ Thập tự của Pháp mới đây đã giới thiệu về du lịch Mông Cổ qua bài viết với tựa đề: “Lều sinh thái ở Mông Cổ.” Có hai loại lều du mục là lều làm nơi trú ngụ cho các gia đình và lều dành cho khách du lịch.

Lều du lịch tiện nghi hơn, với những trang bị phục vụ hoạt động sinh thái. Trong mỗi túp lều có một lò sưởi bằng mạt cưa, nền đất được trải thảm bằng một loại vải mềm, đêm về dùng đèn cầy để thắp sáng.

Đêm du lịch trôi qua trong bầu không khí gần như yên tĩnh tuyệt đối, đôi khi chỉ có âm thanh khe khẽ từ bầy gia súc của cư dân sống gần đó. Du khách có thể ngắm Mặt Trời lặn và đắm mình vào quang cảnh tuyệt đẹp của bình minh.

Mỗi năm, Mông Cổ đón khoảng 600.000 du khách, đạt doanh thu hàng năm từ du lịch lên đến 70 triệu euro./.
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên Trại Hãn
Theo sự hướng dẫn nhiệt tình của người dân bản địa, đoàn du lịch tiếp tục hành trình tới vùng Tướng Quân Bào Tử. Vùng đất tương đối thấp này nổi bật bởi chiếc hồ tròn nằm giữa, mặt hồ điểm xuyết bởi đàn vịt cỏ bơi lội và chúng la liệt rỉa lông, úp cánh bên bờ cỏ gợi cho du khách nhớ đến nét thân thương thôn dã nơi quê nhà. Qua lời giới thiệu của người dân bản địa thì tối đến, chúng ta có thể tham gia lễ hội nướng thịt dê, hoa đăng, trượt cỏ trượt cát vui nhộn và hài hước trước khi ngủ quên trong những lán trại nhỏ.
Dần dần khi mặt trời đã ở trên cao, trời trở nên ấm và mát mẻ lạ kì, khách du lịch dừng chân nghỉ tại Quân Mã Trường. Ngồi thả hồn trên thảm cỏ xanh mướt một màu, chúng ta lại có dịp ngắm nhìn đàn ngựa hàng trăm con đủ màu, đa khoang gặm cỏ trên bãi xa. Ngựa ở đây đều ăn loại cỏ non còn ngậm nước nên chúng lớn nhanh và rất khỏe để dùng làm ngựa chiến. Buổi sáng người dân bản địa lùa chúng ra bãi, đến chiều lại lùa về nhưng với số lượng mấy trăm con mà không phải con nào cũng biết “nghe lời”, vì thế ít ai hiểu được nỗi vất vả khi chăn đàn ngựa chiến như thế nào.
Cưỡi ngựa trên thảo nguyên Trại Hãn
Một khu du lịch còn đậm chất hoang sơ như những bối cảnh trong phim dã sử qua bao năm tháng vẫn không bị bào mòn bởi thời gian. Từ thủ đô Bắc Kinh đến Quân Mã Trường chỉ khoảng 500 km, ngồi 8 đến 10 tiếng trên ô tô và dừng chân nghỉ tại vài điểm. Hành trình chuyến đi sẽ là Bắc Kinh - Mật Vân - Cố Bắc Khẩu - Thừa Đức – Vi Trường – công viên Trại Hãn Bá Sơn Lâm – Cơ Giới Lâm Trường – Loan Hà Giới Hà - Hồng Sơn Quân Mã Trường. Vé vào tham quan là 33 tệ (66.400 VND)/người. Điểm hẹn chủ yếu là: Núi Ngũ Sắc, bãi Tướng Quân Bào Tử, Hiệp Da Câu, Tiểu Hồng Sơn, Hoa Mộc Câu, Tam Quải Tử Câu, Tứ Đại Bào Tử, Bàn Long Khe... Vùng thảo nguyên xanh vẫn đang chờ đợi những ai muốn quên đi thực tại.
Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол улс) là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam. Vị trí địa lý: Mông Cổ thuộc vùng Trung Á, bắc giáp Liên bang Nga, nam giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tây giáp Kadacstan. Phần lớn lãnh thổ là thảo nguyên, đồng cỏ và đồi núi. Rừng chiếm 10% diện tích, khí hậu lục địa, ít mưa, lạnh giá, mùa đông đến -30, - 40 độ C.

Gorkhi Terelj.
Diện tích : 1,565 triệu km2; có 21 tỉnh.
Dân số : 2,6 triệu người gồm hơn 10 dân tộc. Dân tộc Mông Cổ (Khalkh) chiếm trên 75% số dân.
Thủ đô : U-lan Ba-to, 860 nghìn dân.
Ngày Quốc khánh: 11 tháng 7 (ngày cách mạng Nhân dân thắng lợi - 11/7/1921).




Lịch sử: Mông Cổ có từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Năm 1206, Chingis Khan (Thành Cát Tư Hãn) thống nhất các bộ lạc, lập nên nước Mông Cổ, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, lập nên nhà nước Nguyên - Mông (1271 - 1368). Cuối thế kỷ XIV, Nhà Nguyên suy yếu, từ cuối thế kỷ XVIII Mông Cổ bị phong kiến Mãn Châu thôn tính, thống trị 200 năm. Từ 1911-1919, Mông Cổ trở thành nước phong kiến tự trị.(Theo wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4ng_C%E1%BB%95)
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (thành lập 1/3/1921 do D. Sukhbaathar và Kh. Choibansan lãnh đạo) đã tiến hành cuộc Cách mạng Nhân dân thắng lợi; Ngày 11 tháng 7/1921, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời.
Từ 1921 - 1940, Mông Cổ thực hiện giai đoạn cải cách dân chủ theo hướng xã hội chủ nghĩa, từ 1940 - 1990, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Tình hình hiện nay:Từ 1990, Mông Cổ tiến hành cải tổ, thực hiện đa nguyên, đa đảng. Hiện có 18 chính đảng chính thức hoạt động, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ là chính đảng lớn nhất với 135 nghìn đảng viên).
Quốc hội (nghị viện): 76 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống: Bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống là biểu trưng của đoàn kết, thống nhất dân tộc.
Tổng thống hiện nay: N. Êu-Khơ-bay-a (từ tháng 5/2005), nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ.
Chính phủ: là Chính phủ Liên hiệp, thành lập tháng 1/2006, gồm 18 thành viên (Thủ tướng, 01 Phó Thủ tướng và 16 Bộ trưởng, trong đó có 9 Bộ thuộc Đảng NDCMMC).
Thủ tướng hiện nay: M. Gan-bon-đơ (từ tháng 1/2006), đồng thời là Chủ tịch Đảng NDCMMC.
Kinh tế: Ngành chủ đạo là chăn nuôi đồng cỏ với khoảng 30 triệu con gia súc, khoáng sản dồi dào, mỗi năm khai thác trên 35 nghìn tấn đồng, trên 10 tấn vàng, 13 nghìn tấn dầu thô, sản xuất, chế biến, xuất khẩu 2,7 nghìn tấn lông dê mịn (chiếm 30% thị trường thế giới). Từ 1990, Mông Cổ chuyển sang kinh tế thị trường, thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 70% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2003 đạt 5,3%, năm 2005: 6,3%; 2006: 6,8%. GDP tính theo đầu người khoảng 400 USD/năm.
Tiền tệ: đồng Tugrik (tỷ giá 2003: 1 USD = 1100 tugrik)
Quan hệ đối ngoại: Từ 1990, Mông Cổ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, đa phương và không liên kết. Trong đó, ưu tiên phát triển toàn diện quan hệ với 2 cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, coi đó là sự đảm bảo cho việc củng cố nền dân chủ, cơ chế thị trường ở Mông Cổ, phát triển quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức và với các nước khác.
Mông Cổ phát triển quan hệ nhiều mặt với Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, Nhóm 77. Hiện Mông Cổ là thành viên của WTO, ARF, ASEM và đang phấn đấu để gia nhập APEC...
Hoa hậu Mông Cổ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh6G8wTkL2zC54qKwNbp7O6TASiFXkbO12y0SUpHV_Gbq9Os9H1aQCeRxEoqxQj0OJahgfFEtoudqIjuOnKrkSIcMXst7EccdlgKxb5LAOaAbKLPjse4ie_qlInsVb-VEIJD3EUmcHUzzSn/s400/mongolia_gantogoo_bayarkhuu_23.JPGMông Cổ rất quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài. Mỗi năm Mông Cổ nhận được khoảng 350 triệu USD tài trợ của quốc tế; kim ngạch mậu dịch năm 2003 đạt trên 1.000 triệu USD.
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan. Ðất nước thảo nguyên rộng mênh mông tới 1,565 triệu km2 này, gấp khoảng năm lần nước ta, chỉ có 2,8 triệu dân. Ngành kinh tế chủ đạo ở đây là chăn nuôi đồng cỏ với khoảng 30 triệu con gia súc. Mông Cổ được đánh giá là một trong số 15 quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới nhưng chưa khai thác được bao nhiêu thế mạnh này. Mỗi năm Mông Cổ khai thác hơn 35 nghìn tấn đồng, hơn mười tấn vàng, 13 nghìn tấn dầu thô, sản xuất, chế biến để xuất khẩu 2,7 nghìn tấn lông dê mịn, chiếm khoảng 30% thị trường thế giới.Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007), Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ là Ulan Bator.
Vào thế kỉ 13, người Mông Cổ đã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phục khắp châu Á và châu Âu. Đế chế Mông Cổ lúc bấy giờ trở thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất thế giới. Từ cuối thế kỉ 17 đến năm 1911, Mông Cổ bị cai trị bởi triều Thanh của Trung Quốc. Vào năm 1924, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập và tiến hành xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa có liên kết chặt chẽ với Liên Xô. Sau năm 1990, Mông Cổ đã tiến hành thông qua một bản hiến pháp mới vào năm 1992 đưa nước này chuyển sang thể chế cộng hòa nghị viện đa đảng.
Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 17 tháng 11 năm 1954.
Khách sạn 3 sao: những túp lều Mông Cổ tiêu biểu
Tượng đài
Ốc đảo sa mạc
Đài chiến thắng
Đại bàng thảo nguyên
Thăm gia đình dân du mục
Được mời các món ăn dân dã: sữa chua, rượu tự nấu, phomai...
Xem các kỵ sỹ nhỏ đua ngựa
Nghe ca sỹ Mông cổ trình diễn trên thảo nguyên
Thử bắn cung
Thưởng thức nhạc dân tộc

Nhiếp ảnh gia John Delaney (Mỹ) đã lặn lội tới một trong những nơi xa xôi nhất hành tinh để tìm hiểu một nghề truyền thống đang mai một của người Mông Cổ.
Nghề săn đại bàng ở Mông Cổ
Săn đại bàng là nghề truyền thống của bộ tộc Kazakh ở Mông Cổ. Họ biết sử dụng chim mồi để nhử đại bàng từ thế kỷ 15.
Nghề săn đại bàng ở Mông Cổ
Một người đàn ông của bộ tộc Kazakh và con chim đại bàng của ông. Kazakh là một bộ tộc bán du mục. Họ sống bằng việc chăn thả cừu và bò.
Đã có thời việc săn chim góp phần mang lại thức ăn và lông để người Mông Cổ chống lại mùa đông khắc nghiệt.
Đã có thời việc săn chim góp phần mang lại thức ăn và lông để người Mông Cổ chống lại mùa đông khắc nghiệt.
Ngựa khỏe và đại bàng dữ từng được coi là hai trợ thủ không thể thiếu của chiến binh Mông Cổ. Sử sách ghi lại rằng Thành Cát Tư Hãn từng có hơn 5.000 thợ săn đại bàng trong đội cận vệ của ông.
Mặc dù cuộc sống của người dân Mông Cổ chịu tác động lớn của quá trình toàn cầu hóa, song săn đại bàng vẫn được coi là nghề dành cho những người dũng cảm trong bộ tộc Kazakh và được gìn giữ theo kiểu cha truyền con nối.
Vùng
Bộ tộc Kazakh sống tại vùng Bayaan Olgii nằm gọn trong dãy núi Altai, giáp Trung Quốc, Nga và Kazakstan.
Phụ nữ cũng có thể trở thành thợ săn đại bàng.
Phụ nữ cũng có thể trở thành thợ săn. Mỗi dòng họ có các bí quyết và quy tắc riêng trong việc bắt, nuôi và huấn luyện đại bàng.
Đại bàng luôn được bộ tộc Kazakh đối xử như con người. Sau một thời gian chung sống với con người, chúng được trả về với cuộc sống tự do.
Trong vài năm gần đây người Kazakh đã nhận ra tiềm năng du lịch của nghề săn đại bàng.
Trong vài năm gần đây người Kazakh đã nhận ra tiềm năng du lịch của nghề săn đại bàng.
Trong chuyến viếng thăm Kazakhtan, ở vùng Trung Á, tôi có dịp đi cùng với một nhóm thợ săn, những người này vẫn còn dùng chim ưng như một vũ khí của họ. Tôi không muốn đào sâu vào chuyện “đi săn”, mà chỉ muốn nói rằng, trong trường hợp này, Thiên Nhiên chỉ đơn giản hành động theo lý lẽ uyên nguyên của nó.
Tôi không có thông dịch viên, nhưng chuyện không may mà lại hoá may. Không thể nói chuyện với họ, tôi để ý kỹ hơn đến những gì họ đang làm. Nhóm chúng tôi dừng lại. Người đàn ông có con chim ưng trên cánh tay vẫn ở cách xa chúng tôi một quãng ngắn, tháo chiếc mũ nhỏ bằng bạc trên đầu con chim ưng ra. Tôi không biết tại sao ông ta đã dừng lại ở đó, và tôi cũng không có cách nào để hỏi.
http://us.images.yume.vn/blog/200904/29/5121171240970773.jpgCon chim bay lên, lượn vài vòng, đâm bổ thẳng xuống một khe núi rồi ở dưới đó. Khi chúng tôi đến gần, chúng tôi thấy dưới vuốt chân con chim ưng có một con cáo. Cảnh tượng đó lặp lại một lần nữa trong buổi sáng hôm ấy.
Khi trở lại ngôi làng, tôi gặp những người bạn đang đợi tôi ở đó và tôi hỏi họ làm sao người ta có thể huấn luyện cho con chim ưng làm những việc mà tôi đã thấy, thậm chí việc nó đứng ngoan ngoãn trên cánh tay chủ nó (và trên tay của tôi nữa; họ để một dải băng tay bằng da lên cánh tay tôi và tôi có thể thấy những móng vuốt sắc nhọn của con chim rất gần).
http://www.borderhopping.net/blog/images/08-08-11.jpgĐó là một câu hỏi vô nghĩa. Không ai giải đáp được. Họ nói rằng nghệ thuật đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác — cha truyền cho con trai, và cứ thế mà tiếp tục. Nhưng điều khắc sâu trong tâm trí tôi là phong cảnh núi tuyết sừng sững, bóng những con ngựa và những tay kỵ mã, con chim ưng bay lên từ cánh tay một người đang cưỡi ngựa, và cái đâm bổ chí tử của nó. Và điều làm tôi nhớ mãi là câu chuyện của một người trong nhóm kể lại trong lúc chúng tôi ăn trưa.
Buổi sáng nọ, một chiến sĩ Mông-Cổ, Thành Cát Tư Hãn, và các thuộc hạ của ông đi săn. Những người cùng đi với ông mang theo cung tên, nhưng Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay của ông con chim ưng mà ông yêu thích: nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi vì nó có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.
Tuy nhiên, mặc cho mọi cố gắng nhiệt tình của họ, họ vẫn không thể tìm thấy gì cả. Thất vọng, Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, và để khỏi phải cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm, cỡi ngựa đi một mình. Họ đã ở lại trong rừng lâu hơn dự tính, và Thành Cát Tư Hãn cảm thấy vô cùng mệt mỏI và khát nước. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn, và ông không tìm được nước để uống. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt ông. Ông nhấc con chim ưng ra khỏi cánh tay, và lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào ông cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc và, ngay lúc ông đưa chiếc cốc lên môi mình, con chim ưng bay lên và giật chiếc cốc từ tay ông rồi ném nó xuống đất.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/xuanhong/20090216/thegioi09021672.jpg
Thành Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất, và lại hứng nước vào cốc. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.
Thành Cát Tư Hãn rất quý con chim, nhưng ông không thể chấp nhận sự vô lễ như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào; không chừng có ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và, sau đó, sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại mà lại không thể thuần hoá nổi chỉ một con chim.
Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.
Tuy nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn; và Thành Cát Tư Hãn quyết định tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối. Ông kinh ngạc khi thấy quả nhiên có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn ông đã chết rồi.
Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, ôm theo xác chết của con chim ưng. Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ:Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh.
Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ:
Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.
http://s3.60s.com.vn/image/72008/24/GAME4V_05956957.jpgThành Cát Tư Hãn sinh ra với tên Thiết Mộc Chân (Тэмүүжин = Temüjin, 铁木真), họ Bột Nhi Chỉ Cân (Боржигин/Борджигин = Borjigin, 孛儿只斤) khoảng năm 1155/1162[1]/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (12711368) sau khi lật đổ triều đại Nam Tống. Năm 1271 sau khi lập ra nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại.http://files.myopera.com/thanhcao89/blog/ThanhCatTuHan.jpgThành Cát Tư Hãn sinh khoảng giữa 1155 (hay 1162) và 1167, là con trai cả của Dã Tốc Cai (Yesükhei), một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan (Kiyad, 乞颜). Dã Tốc Cai là người thuộc dòng họ Bột Nhi Chỉ Cân. Mẹ ông là bà Kha Nguyệt Luân (Oát Ngạch Lôn, U Luân hay Hoelun/Өэлүн) từ bộ lạc Hoằng Cát Thích (Olkunut/Олхуноуд, Олхонууд, Олгонууд). Ông là con trai cả của bà này. Theo Bí sử Mông Cổ, ông được đặt tên theo tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại (Thiết Mộc Chân Ngột Cách).
Thiết Mộc Chân có 3 em trai là Cáp Tát Nhi (Khasar hay Qasar), Hợp Xích Ôn (Khajiun), Thiết Mộc Cách (Temüge) và một em gái là Thiếp Mộc Lôn (Temülen hay Temülin), cùng hai anh/em cùng cha khác mẹ khác là Biệt Cách Thiếp Nhi (Bekhter) và Biệt Lặc Cổ Đài (Belgutei) do Tốc Xích Cát Lặc sinh ra.
Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân cực kỳ khó khăn. Khi ông lên 9 tuổi, cha ông đã đưa ông đến gia đình vợ (Börte) tương lai và ông phải sống ở đó cho đến khi đủ tuổi lấy vợ là 12 tuổi. Một thời gian ngắn sau đó cha ông bị đầu độc bởi bộ lạc Tháp Tháp Nhi (Tartar) láng giềng trên đường trở về nhà và Thiết Mộc Chân đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc của mình. Bộ lạc của ông không chấp nhận ông do sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó, sống được là nhờ các loài động vật gặm nhấm. Trong một lần đi săn bắn như vậy ông đã giết chết người anh/em cùng cha khác mẹ là Bekhter trong một cuộc tranh giành chiến lợi phẩm. Một lần khác vào năm 1182, ông đã bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ. Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình. Mẹ ông đã dạy ông nhiều bài học từ sống sót trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh với những người khác, những bài học này đã hình thành nên sự hiểu biết của ông trong những năm sau này về sự cần thiết của thống nhất.
http://images1.gamek.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2009/05/26/c66260509thanh-cat-tu-han5.jpgNăm 16 tuổi, Thiết Mộc Chân lấy Bột Nhi Thiếp (Börte) của bộ tộc Ong-ki-rát (Qonggirat, Chunggirat hay Olkut'hun) sau này là Quang Hiến hoàng hậu, nhưng sau này ông còn nhiều cuộc hôn nhân khác. Bà họ là Hoằng Cát Sắc (Angcatthat), và nhận được áo lông chồn đen như là của hồi môn; đây là tài sản ban đầu để ông tăng thêm sự giàu có về sau từ chiến tranh. Sau đó vợ ông bị bắt cóc trong một cuộc tập kích của bộ tộc Miệt Nhĩ (Merkits) và ông đã nhờ bạn (sau này là kẻ thù) là Trát Mộc Hợp (Jamuka) và người che chở cho ông là Thoát Lý (Toghril hay Toghrul) của bộ tộc Khắc Liệt (Kerait) để giải thoát cho vợ mình. Việc sinh đứa con đầu lòng là Truật Xích (Jochi, 1185-1226) quá sớm đã dẫn đến sự nghi ngờ của ông và Truật Xích cũng như hậu duệ của ông ta không bao giờ được coi là những người kế vị. Bên cạnh Truật Xích, Bột Nhi Thiếp còn sinh ra ba người con trai khác là Sát Hợp Đài (Chagatai, 1187-1241), Oa Khoát Đài (Ögedei, 1189-1241), Đà Lôi (Tolui, 1190-1232). Ông có thể còn nhiều con trai với các bà vợ khác nhưng họ không được liệt kê vào hàng kế vị, còn các con gái thì không có ghi chép cụ thể nào.

Thống nhất các bộ lạc
Châu Á vào khoảng năm 1200.
Vùng cao nguyên Trung Á (miền bắc và tây bắc Trung Quốc) vào khoảng thời gian của Thiết Mộc Chân (cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13) được phân chia giữa một vài bộ lạc hay liên minh, trong số đó có Nãi Man (Naiman), Miệt Nhĩ Khất (Merkit), Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Đảng Hạng (Tangut), Tatar, Mông Cổ (Mongol) và Khắc Liệt (Kerait), thường có xung đột với nhau như được chứng thực bởi những cuộc đột kích, cướp bóc, trả thù ngẫu nhiên.
Thiết Mộc Chân bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách liên kết với bạn của cha mình là Thoát Lý (Toghril, còn gọi là Thoát Oát Lân), một thủ lĩnh ở địa phương (có nguồn cho rằng ông là chư hầu cho Hãn vương này) được nhà Kim phong tước Hãn vương năm 1197. Mối quan hệ này ban đầu được tăng cường khi Bột Nhi Thiếp bị người Miệt Nhĩ Khất bắt (khoảng năm 1177 hay 1180 trước khi sinh ra Truật Xích) và Thiết Mộc Chân phải cần tới sự hỗ trợ của Thoát Lý. Đáp lại, Thoát Lý cho ông mượn 20.000 chiến binh Khắc Liệt của ông này và đề nghị ông mời cả người bạn thời thơ ấu là Trát Mộc Hợp, khi đó đang là thủ lĩnh (hãn) của bộ lạc mình (bộ lạc Trát Đáp Lan hay Jadaran)[6]. Mặc dù chiến dịch này thành công trong việc giải cứu Bột Nhi Thiếp và thất bại hoàn toàn của người Miệt Nhĩ Khất, nhưng nó cũng dọn đường cho sự chia rẽ giữa hai người bạn an đáp (huynh đệ) thời thơ ấu là Thiết Mộc Chân và Trát Mộc Hợp.
Các kẻ thù chính của liên minh Mông Cổ vào khoảng năm 1190-1200 là Nãi Man ở phía tây, Miệt Nhĩ Khất ở phía bắc, Đảng Hạng ở phía nam và Kim cùng Tatar ở phía đông. Vào năm 1190, Thiết Mộc Chân cùng những người theo ông chỉ thống nhất được một lượng nhỏ người Mông Cổ. Trong các bộ lạc chiếm được, ông thực hiện việc cai trị theo cung cách khác với truyền thống của người Mông Cổ bằng cách ủy quyền cho những người xứng đáng và trung thành chứ không dựa trên quan hệ gia đình. Thiết Mộc Chân sau đó đã ban hành bộ luật bằng văn bản cho người Mông Cổ, gọi là Yassa, và ông ra lệnh phải tuân thủ bộ luật này một cách nghiêm ngặt để xây dựng tổ chức và quyền lực trong phạm vi vương quốc của mình. Như là sự khuyến khích cho việc phục tùng tuyệt đối và tuân thủ các quy tắc trong luật pháp của ông, bộ luật Yassa, Thiết Mộc Chân cam kết dành cho thần dân và binh lính sự giàu có từ các chiến lợi phẩm thu được trong tương lai. Khi đánh bại các bộ lạc thù địch, ông không ruồng bỏ binh lính của họ mà đặt các bộ lạc đó dưới sự bảo hộ của mình và hợp nhất các thành viên của các bộ lạc đó vào bộ lạc của mình. Mẹ ông còn nhận những đứa trẻ mồ côi từ các bộ lạc đó để nuôi. Những điểm mới trong chính sách của ông đã gây dựng được niềm tin và lòng trung thành từ những người bị chế ngự, làm cho Thiết Mộc Chân trở thành mạnh hơn sau mỗi chiến thắng.
Năm 1201, một kurultai do Hợp Đáp Cân cùng 11 bộ lạc khác tổ chức đã bầu Trát Mộc Hợp làm cổ nhân hãn (gur khan), một tước hiệu được những người trị vì hãn quốc Cáp Lạt Khiết Đan dùng, để liên binh tấn công Thiết Mộc Chân. Liên minh này bị liên minh giữa Thiết Mộc Chân với Thoát Lý đánh bại và Trát Mộc Hợp phải chạy sang hàng Thoát Lý.
Con trai của Thoát Lý là Tang Côn (桑昆, Senggum) ghen tức với sức mạnh đang lên của Thiết Mộc Chân và sự thân mật của ông với cha mình. Ông này lập kế hoạch ám sát Thiết Mộc Chân. Thoát Lý, được cho là đã được Thiết Mộc Chân cứu mạng nhiều lần, lại ủng hộ con mình và không hợp tác với Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân biết được ý đồ của Tang Côn và cuối cùng đã đánh bại Tang Côn cùng những người trung thành với ông này. Một trong những giọt nước cuối cùng làm đoạn tuyệt quan hệ giữa Thiết Mộc Chân và Thoát Lý là sự từ chối của Thoát Lý năm 1202 khi Thiết Mộc Chân đề nghị cưới con gái ông ta cho Truật Xích, con trai trưởng của ông, một dấu hiệu không tôn trọng trong văn hóa Mông Cổ. Hành động này dẫn tới sự chia cắt hai bên và là điềm báo một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. Thoát Lý liên minh với Trát Mộc Hợp, người khi đó đã chống lại Thiết Mộc Chân; tuy nhiên mâu thuẫn bên trong giữa Thoát Lý với Trát Mộc Hợp, cộng với sự chuyển hướng của một loạt các cựu liên minh sang phía Thiết Mộc Chân đã dẫn tới thất bại của Thoát Lý. Ông này chạy tới chỗ của Tháp Dương Hãn, thủ lĩnh bộ lạc Nãi Man, nhưng bị binh lính Nãi Man giết chết năm 1203. Thất bại này đã làm cho bộ lạc Khắc Liệt bị phân rã hoàn toàn.
Mối đe dọa trực tiếp kế tiếp đối với Thiết Mộc Chân là người Nãi Man, với Trát Mộc Hợp và những người theo ông này đã chạy tới đó tìm nơi nương tựa. Người Nãi Man đã không đầu hàng, mặc dù một bộ phận đã tình nguyện đứng về phía Thiết Mộc Chân. Trước khi Thiết Mộc Chân tấn công người Nãi Man và Trát Mộc Hợp thì thì một số tướng lĩnh của ông này đã chạy sang phía Thiết Mộc Chân, trong đó đáng chú ý có Tốc Bất Đài, sau trở thành một trong tứ khuyển nổi danh của ông. Sau một vài trận chiến, Thiết Mộc Chân đã đánh bại Tháp Dương hãn năm 1204 và Trát Mộc Hợp bị binh lính bắt trao cho Thiết Mộc Chân.
Theo Bí sử Mông Cổ, Thiết Mộc Chân một lần nữa mong muốn duy trì quan hệ bạn bè với Trát Mộc Hợp và đề nghị ông này đứng về phía mình. Ông đã giết những kẻ bán đứng Trát Mộc Hợp vì không mong muốn có những kẻ phản trắc trong hàng ngũ. Tuy nhiên, Trát Mộc Hợp đã từ chối, nói rằng bầu trời chỉ có một mặt trời mà thôi và đề nghị được chết bằng một cái chết cao quý theo tập quán là chết không rơi máu và được đáp ứng bằng cách bẻ gẫy lưng.
Phần còn lại của bộ lạc Miệt Nhĩ Khất đứng về phía người Nãi Man bị Tốc Bất Đài đánh bại. Thất bại của người Nãi Man đã làm cho Thiết Mộc Chân trở thành vị chúa tể duy nhất của bình nguyên Mông Cổ, nghĩa là tất cả các liên minh hùng mạnh khác hoặc là thất bại hoặc là bị hợp nhất dưới trướng của ông.
Với nhu cầu phải bảo vệ biên giới từ các quốc gia phía nam như đế quốc KimTây Hạ là những quốc gia trên địa bàn Trung Quốc ngày nay, ông đã tổ chức hệ thống của mình với sự tăng cường sức mạnh quân sự và đã không bị những người Trung Quốc, khi đó bắt đầu cảm thấy khó chịu với quốc gia mới nổi Mông Cổ dưới thời đại của Thiết Mộc Chân, đánh giá quá mức. Cuối cùng họ đã có những hành động như ngăn cản việc tiếp tế lương thực, thực phẩm đi qua Mông Cổ ngày nay. Với những phẩm chất cá nhân và ý chí mạnh mẽ, Thiết Mộc Chân cuối cùng đã thống nhất được các bộ lạc trong một hệ thống duy nhất, một nét đặc trưng vĩ đại của Mông Cổ, là đất nước có lịch sử lâu đời của những cảnh huynh đệ tương tàn và gian khó về kinh tế.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ thì Чингис Хаан có nghĩa là vua của cả thế giới).

http://steppeasia.pagesperso-orange.fr/images/chingis2.gifThành lập đế chế
Trung Hoa
Bản đồ thể hiện những cuộc hành quân lớn trong đời Thành Cát Tư Hãn.
Cùng thời điểm với hội nghị Kuriltai, Thành Cát Tư Hãn đã bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp với Tây Hạ là quốc gia bắt người Mông Cổ phải phục tùng và nộp cống phẩm hàng năm. Ông đã chiếm được một số thành trì được bảo vệ vững chắc của Tây Hạ. Năm 1209 khi hòa bình với Tây Hạ được ký kết, về thực chất ông đã thu phục được Tây Hạ, đã được vua Tây Hạ là Lý An Toàn thừa nhận là chúa tể, biến quốc gia này trở thành chư hầu chịu cống nộp cho người Mông Cổ và cung cấp binh lính cũng như hậu cần cho các chiến dịch trong tương lai của ông. Sau đó Tây Hạ cũng bị ông lật đổ (1227).[10]
Mục đích chính của ông là xâm chiếm nhà Kim, vừa để trả thù những thất bại trước đây khi những người Mông Cổ còn thù hận lẫn nhau và giành lấy tài sản cùng sự giàu có của miền bắc Trung Quốc. Ông tuyên bố chiến tranh năm 1211, để cho nhà Kim không thể còn là sự đe dọa thường xuyên đối với Mông Cổ về lãnh thổ, tài sản ở phần biên giới phía nam. Mô hình của cuộc chiến tranh chống lại nhà Kim của người Nữ Chân cũng giống như cuộc chiến chống lại Tây Hạ.
Kết quả của chiến thuật siêu đẳng và sự hoàn hảo của chiến lược là Thành Cát Tư Hãn đã xâm chiếm và hợp nhất phần lãnh thổ nhà Kim đến tận Vạn lý trường thành của Trung Quốc năm 1213. Cũng năm đó Hoàn Nhan Doãn Tế (hoàng đế nhà Kim) bị tướng Hồ Sa Hổ giết trong cuộc bạo loạn. Cháu của Hoàn Nhan Doãn Tế là Hoàn Nhan Tuần lên ngôi. Sau đó Thành Cát Tư Hãn chỉ huy ba cánh quân tiến vào phần trung tâm lãnh thổ Kim, giữa Vạn lý trường thành và sông Hoàng Hà. Giống như các vị vua khác tin mình là con trời (thiên tử), ông đã xâm chiếm phần miền bắc Trung Quốc, chiếm giữ hàng loạt thành phố và năm 1215 đã bao vây, chiếm giữ và cướp bóc kinh thành của nhà Kim là Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh). Tuy vậy nhưng vua nhà Kim là Hoàn Nhan Tuần (完顏珣) tức vua Kim Tuyên Tông (宣宗) đã không đầu hàng mà chuyển kinh thành về Khai Phong (開封) vì sự lớn mạnh của người Mông Cổ ở phía bắc. Ở đó những vị vua cuối cùng của nhà Kim là Hoàn Nhan Thừa Lân (完顏承麟) hay Kim Mạt Đế (末帝) đã bị đánh bại vào năm 1234.

http://us.images.yume.vn/blog/200902/24/5651711235470610.jpgBá chủ thế giới
Cùng thời gian đó Khuất Xuất Luật (Kuchlug), vị hãn bị phế truất của bộ tộc Nãi Man, đã chạy về phía tây và cướp hãn quốc Tây Liêu, đồng minh phía tây của Thành Cát Tư Hãn. Trong thời gian này, quân đội Mông Cổ đã mệt mỏi do hơn 10 năm chiến tranh chống lại Tây Hạ và Kim. Vì vậy Thành Cát Tư Hãn chỉ gửi khoảng 20.000 quân dưới sự chỉ huy của viên tướng trẻ Triết Biệt (者別 Jebe) để chống lại Khuất Xuất Luật. Một cuộc nổi dậy trong nước với sự giúp đỡ của người Mông Cổ và sau đó Triết Biệt tràn qua đất nước này. Lực lượng của Khuất Xuất Luật đã bị đánh bại ở phía tây của Kashgar; ông ta bị bắt sống và bị hành hình sau đó, Tây Liêu bị sáp nhập vào Mông Cổ. Năm 1218 vương quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây tới hồ Balkhas và tiếp giáp với đế quốc Khwarezm (dịch theo tiếng Trung là Hoa Lạt Tử Mô), một quốc gia Hồi giáo trải dài từ biển Caspi ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía nam.
Năm 1218 Thành Cát Tư Hãn gửi một đoàn sứ giả sang tỉnh phía đông của đế quốc Khwarezm với mục đích thảo luận khả năng buôn bán với quốc gia này. Thống đốc của tỉnh này đã giết chết họ và làm Thành Cát Tư Hãn giận dữ. Ông đã cho 200.000 quân tràn sang để trả thù. Quân đội Mông Cổ với chiến lược và chiến thuật hơn hẳn đã nhanh chóng hạ thành phố này và hành hình viên thống đốc bằng cách đổ bạc nóng chảy vào tai và mắt ông ta để trả đũa hành động xúc phạm tới Thành Cát Tư Hãn và những ý định tốt đẹp ban đầu của người Mông Cổ.
Cùng thời điểm này (1219) ông quyết định mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ đối với thế giới Hồi giáo. Quân đội Mông Cổ lần lượt hạ các thành phố chính của Khwarezm như Bukhara, SamarkandBalkh, và hoàng đế Khwarezm là Ala ad-Din Muhammad II đã phải chuẩn bị lực lượng chống lại họ. Tuy nhiên, ông ta đã bị vượt qua bởi những người Mông Cổ nhanh nhẹn và lắm mưu kế hơn và phải liên tục rút lui. Cuối cùng, Ala ad-Din Muhammad II đã tìm cách đến ẩn náu ở Khorasan, nhưng bị viêm màng phổi chết ở một hòn đảo trên biển Caspi, gần cảng Abaskun năm 1220, và đế quốc Khwarezm sụp đổ.
Đế quốc Mông Cổ từ năm 1206 đến năm 1294
Sau đó quân đội Mông Cổ chia làm hai đạo quân, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy một nhánh tràn vào Afghanistan và bắc Ấn Độ, nhánh kia do tướng Tốc Bất Đài (Subedei hay Subutai) chỉ huy tiến vào KavkazNga. Không một cánh quân nào bổ sung thêm lãnh thổ cho đế chế nhưng họ đã cướp bóc và đánh bại mọi đội quân mà họ gặp. Năm 1225 cả hai cánh quân đều quay trở lại Mông Cổ.
Những cuộc xâm lăng này đã bổ sung thêm TransoxianaBa Tư vào đế chế vốn đã ghê ghớm và xác lập hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn như một chiến binh khát máu trong những người không biết hoặc không muốn biết rằng ông là ông chủ thực sự của thế giới.

http://www.ubvk.hochiminhcity.gov.vn/images/nhung%20buc%20tuong_tuong%20Thanh%20Cat.bmpChâu Âu
Sau thất bại của Đế quốc Khwarezmian trong năm 1220, Thành Cát Tư Hãn tập hợp lực lượng của ông ở Ba Tư và Armenia để trở về thảo nguyên Mông Cổ. Theo đề nghị của Subutai, quân đội Mông Cổ được chia thành hai thành phần lực lượng. Thành Cát Tư Hãn dẫn quân đội chính về một cuộc tấn công thông qua Afghanistan và bắc Ấn Độ đối với Mông Cổ, trong khi khác 20.000 ngũ hành quân qua vùng Caucasus và vào Nga theo tướng Triết Biệt và Subutai. Họ bị đẩy sâu vào Armenia và Azerbaijan. Người Mông Cổ bị phá hủy Georgia, chiếm được thương mại Genova-pháo đài của Caffa ở Crimea và overwintered gần biển Đen. Nhóm nhà, Subutai của lực lượng tấn công Kipchaks và được chặn bởi các đồng minh nhưng kém phối hợp quân 80.000 Rus Kiev do Mstislav Bold của Halych và Mstislav III của Kiev người đi ra ngoài để ngăn chặn các hành động của quân Mông Cổ trong khu vực. Subutai gửi sứ thần đến các Slav hoàng tử kêu gọi hòa bình riêng biệt, nhưng các sứ thần bị hành quyết. Trong trận sông Kalka năm 1223, các lực lượng của Subutai đánh bại lực lượng Kievskaya Rus lớn hơn, trong khi thua trận Samara Bend chống lại Volga Bulgars lân cận. Các hoàng tử Nga sau đó đã kiện cho hòa bình. Subutai đồng ý nhưng không có tâm trạng để ân xá các hoàng tử. Theo phong tục tại Mông Cổ đã được xã hội cho giới quý tộc, các hoàng tử của Nga được cho một cái chết không đổ máu. Subutai đã có một nền tảng lớn bằng gỗ xây dựng trên đó ông ăn bữa ăn của ông cùng với các tướng khác của ông. Sáu hoàng thân Nga, trong đó có Mstislav III của Kiev, đã được đặt dưới nền tảng này và bị nghiền nát đến chết. Người Mông Cổ đã học được từ kẻ bị giam cầm của các đồng cỏ xanh phong phú ngoài lãnh thổ Bulgar, cho phép lập kế hoạch cho cuộc chinh phục của Hungary và châu Âu. Thành Cát Tư Hãn nhớ lại Subutai Mông Cổ trở lại ngay sau đó, và Triết Biệt chết trên đường trở lại Samarkand. Subutai và đoàn thám hiểm nổi tiếng kỵ binh Triết Biệt, trong đó họ bao vây Caspian toàn bộ biển đánh bại tất cả các quân đội trên con đường của họ, ngoại trừ cho rằng của Bulgars Volga, vẫn còn vô song cho đến ngày nay, và từ những chiến thắng Mông Cổ bắt đầu chảy vào các quốc gia khác, đặc biệt Châu Âu. Hai chiến dịch thường được coi là chiến dịch trinh sát rằng đã cố gắng để có được cảm giác của các yếu tố chính trị và văn hóa của khu vực. Trong năm 1225 cả hai đơn vị trở về Mông Cổ. Những cuộc xâm lược cuối cùng được thêm Transoxiana và Ba Tư vào một đế chế đã ghê gớm trong khi phá hủy bất kỳ kháng trên đường đi. Sau đó theo cháu nội của Thành Cát Tư Hãn Batu và Kim Trướng hãn quốc, quân Mông Cổ trở lại để chinh phục Volga Bulgaria và Rus Kievskaya Rus trong năm 1237, kết thúc chiến dịch trong năm 1240.

http://www.blindloop.com/wp-content/uploads/2010/02/Genghis-Khan.jpgChiến dịch cuối cùng
Đế chế chư hầu Tây Hạ đã từ chối không tham chiến chống lại đế chế Kharezm, và Thành Cát Tư Hãn đã thề dành cho họ sự trừng phạt. Trong khi ông đang ở Iran, Tây Hạ và Kim đã hình thành liên minh chống lại người Mông Cổ. Sau một thời gian nghỉ ngơi để chỉnh đốn quân đội, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị chiến tranh chống lại liên minh này.
Cùng thời gian này, ông cũng phải suy nghĩ về việc chọn người kế nghiệp để xóa bỏ những cuộc tranh giành liên miên giữa các con; ông đã chọn người con trai thứ ba là Oa Khoát Đài (Ögedei) làm người kế nghiệp cũng như thiết lập cơ chế lựa chọn những người kế nghiệp trong tương lai với điều kiện họ phải là hậu duệ của ông. Ông đã nhận được những báo cáo tình báo về lực lượng Tây Hạ, Kim và chuẩn bị lực lượng 180.000 quân cho các chiến dịch mới.
Xâm lăng Nhật Bản-Cung thủ Mông Cổ tấn công các Samurai trên lưng ngựa
Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn tấn công Tây Hạ với cớ là Tây Hạ chứa chấp kẻ thù của Mông Cổ và để trừng phạt sự phản bội của họ. Tháng 2, ông chiếm các thành phố Heisui, Cam Châu (甘州) và Túc Châu (肃州) và trong mùa thu năm đó ông chiếm phủ Tây Lương. Các tướng Tây Hạ đã đánh một trận lớn với quân Mông Cổ gần dãy núi Hạ Lan Sơn (贺兰山). Quân Tây Hạ đại bại. Tháng 11, ông bao vây thành Linh Châu (灵州) và vượt qua sông Hoàng Hà đánh bại quân cứu viện của Tây Hạ.
Năm 1227, ông tấn công kinh đô Tây Hạ, trong tháng 2 chiếm phủ Lintiao, tháng 3 chiếm quận Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải ngày nay) và phủ Tín Đô (信都府). Trong tháng 4 chiếm quận Deshun. Tại Deshun, tướng Tây Hạ Mã Diên Long chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày cả trong và ngoài thành. Mã Diên Long sau đó chết do bị tên bắn. Thành Cát Tư Hãn sau khi chiếm Deshun, tiến quân tới Lục Bàn Sơn (thuộc huyện Thanh Thủy (清水), tỉnh Cam Túc) để tránh mùa hè khắc nghiệt.
Vua Tây Hạ mới, đã chính thức đầu hàng quân Mông Cổ năm 1227 và hẹn xin nộp thành. Tây Hạ bị diệt sau khi tồn tại 190 năm, từ 1038 đến 1227. Trước thời hạn vua Tây Hạ nộp thành vừa đúng một ngày thì Thành Cát Tư Hãn mất. Quân Mông Cổ đã giết vua Tây Hạ và cả hoàng tộc này.
Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn đã chia đế chế của ông cho bốn người con trai. Truật Xích là lớn nhất, nhưng đã chết và quan hệ huyết thống của ông ta cũng bị nghi ngờ, vì thế những vùng đất xa xôi nhất của đế quốc như miền nam Ruthenia đã được chia cho các con của ông này là Bạt Đô thủ lĩnh của Thanh Trướng hãn quốc, và Oát Nhi Đáp (Orda), thủ lĩnh của Bạc Trướng hãn quốc. Sát Hợp Đài (Chagatai) là con trai thứ hai, nhưng là người nóng nảy được chia vùng Trung Á và bắc Iran. Oa Khoát Đài (Ogedei), con trai thứ ba là Đại hãn và nhận được Trung Quốc. Đà Lôi (Tolui), trẻ nhất, nhận Mông Cổ.Tháng 8 năm 1227 sau khi nhận được tin hoàng tử Truật Xích ở Khwarezm qua đời,Thành Cát Tư Hãn bệnh nặng và qua đời. Trên giường bệnh, Thành Cát Tư Hãn phác thảo kế hoạch cho Đà Lôi, sau kế hoạch này được những người kế vị sử dụng để triệt hạ dứt điểm nhà Kim và thông báo người kế vị là Oa Khoát Đài.
Trong chiến dịch cuối cùng của mình chống lại nhà Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đã chết vào ngày 18 tháng 8 năm 1227. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được sáng tỏ, nhiều người cho rằng do ông ngã ngựa vì tuổi già và suy giảm thể lực hay sự ám sát từ phía kẻ thù. Biên niên sử Galicia-Volhynia cho rằng ông bị những người Đảng Hạng giết chết, tuy nhiên đến ngày nay vẫn chưa ai biết rõ.
Sau khi ông ta chết, thân xác ông được đưa về Mông Cổ và được cho là mang về nơi ông sinh ra ở aimag Khentii, là nơi mà nhiều người cho rằng ông đã được hỏa thiêu ở một nơi nào đó gần sông Onon. Đoàn hộ tống lễ tang đã giết hết mọi người và tiêu hủy mọi thứ lạc vào đường của họ tới nơi thiêu xác ông để không ai có thể khám phá ra nơi họ chôn cất người lãnh tụ đáng kính của mình. Trong đám tang của ông (để giữ bí mật) người ta cho rằng đã có ít nhất 40 cung nữ đã bị hỏa thiêu cùng với ông, vì thế ngay cả các bà mẹ của họ cũng không thể xác định được nơi mà các cung nữ đã bị thiêu. Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn là nơi tưởng niệm ông, nhưng không phải là nơi chôn cất ông ta. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2004, người ta đã cho là tìm thấy "cung điện Thành Cát Tư Hãn", được cho là khu mộ của ông.

http://www.viettouch.com/whois/genghis_khan.jpgTài năng của Thành Cát Tư Hãn

Chính trị và kinh tế
Thành Cát Tư Hãn là một nhà lãnh đạo thực thụ có khả năng. Ông đã tạo ra bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ mà mọi người trong đế chế phải tuân thủ. Vì sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và sắc tộc của các công dân và binh lính trong Đế chế Mông Cổ bao gồm cả Trung Quốc, Ba Tưchâu Âu ngày nay, ông đã truyền lại sự trung thành chỉ đối với ông (Đại Hãn) mà không cho một ai khác. Để giữ vững và bổ sung cho các chi phí cho quân đội cũng như các hoạt động khác, ông đã cho phép các thủ lĩnh duy trì quyền lực khi mà họ còn cung cấp được sức mạnh quân sự, nộp cống phẩm và cung cấp nhân lực trong các cơ sở cố định. Chiếm đóng được một khu vực đất đai rộng lớn, ông đã khuyến khích thương nghiệp và trao đổi hàng hóa và người Mông Cổ nhận được hàng hóa và dịch vụ từ những người khác. Các thương nhân, giáo sĩ, đặc sứ đã được đảm bảo sự an toàn và hướng dẫn cần thiết dưới đế chế Mông Cổ, ví dụ một số người trong số họ đã đến Trung Quốc như nhà du hành Giovanni da Pian del Carpini dưới thời Oa Khoát Đài hay nhà du hành người Ý Marco Polo tới Bắc Kinh dưới thời Hốt Tất Liệt, là những người đã viết sách trong chuyến du hành của họ với một độ chính xác cao. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, mọi "cá nhân và tôn giáo là bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ".
http://www.antoniomargheriti.com/images/Genghis%20khan/Genghis02.jpgVì sự mở rộng đế chế của ông, Thành Cát Tư Hãn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung QuốcNga. Ông đã tiêu diệt tầng lớp quý tộc hiện thời trong các vùng lãnh thổ của mình, tạo ra tầng lớp trí thức thô sơ trong thời kỳ đó. Ông cũng tạo ra hệ thống bưu chính rộng lớn và mở rộng sự phổ biến của việc sử dụng hệ thống chữ cái thế giới, mặc dù trong nhiều năm người ta vẫn tin rằng ông là người thất học vì sự xuất hiện gần đây của chữ viết cũng như tuổi tác của ông tại thời điểm thi hành điều đó. Tuy nhiên, gần đây theo các phát kiến của các nhà sử học Mông Cổ và Trung Quốc ta thấy ông là người có học thức cao. Các văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp của Lão giáo[11]. Thương mại và du lịch trong lãnh thổ Trung Quốc, Trung Cận Đôngchâu Âu được phát triển mạnh mẽ bởi sự ổn định chính trị nhất mà Đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại Con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang ythầy đồ, và thiết lập sự tự do tôn giáo. Các ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển và các loại hình tôn giáo đã nảy nở do có tự do tôn giáo. Quân đội Mông Cổ về sau bao gồm rất nhiều người của các nền di sản khác nhau. Người Mông Cổ mở đầu cho phần lớn châu Á biết đến bàn tínhla bàn cũng như cho châu Âu biết đến thuốc súngthuốc nổ được phát minh bởi người Trung Quốc cũng như các phương tiện chiến tranh vây hãm mà người Trung Quốc đã phát triển để đối phó với người châu Âu. Ông cũng là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, là điều mà một số người cho là thành tựu đáng kể nhất của ông. Người ta cũng cho rằng ông là người đầu tiên ngăn chặn sự phân chia bắc và nam Trung Quốc được bắt đầu từ thời kỳ nhà Tống. Liên quan đến việc thống nhất Mông Cổ (một trong những thành tựu ấn tượng nhất của ông) là ông đã kiểm soát tốt để giành được sự hậu thuẫn của người Mông Cổ.
Quân sự
Ông tổ chức quân đội Mông Cổ thành các nhóm theo cơ số 10 (10 lính là một arban (thập hộ), 100 là một zuun (bách hộ), 1.000 là một myangan (thiên hộ), 10.000 là một tumen (vạn hộ)) và mỗi một nhóm binh sĩ có một thủ lĩnh có trách nhiệm báo cáo với cấp trên cho đến tận tumen. Cơ cấu mệnh lệnh này tạo ra một sự mềm dẻo cao và cho phép quân đội Mông Cổ có khả năng tấn công ồ ạt, chia thành các nhóm nhỏ hơn để bao vây và dẫn dắt kẻ thù vào trong mai phục hay chia thành các nhóm nhỏ 10 người để áp chế các nhóm tàn quân đã tan vỡ và đang trốn chạy. Quân đội Mông Cổ là rất mềm dẻo vì sự kiên định của binh sĩ. Mỗi người lính Mông Cổ có thể có từ 2 đến 4 ngựa cho phép họ phi nước đại trong vài ngày mà không cần nghỉ ngơi hay bị mệt mỏi. Binh sĩ Mông Cổ cũng có thể sống vài ngày chỉ cần uống máu ngựa và ăn thịt bò Tây Tạng khô khi thời tiết khắc nghiệt.
Khi bổ sung binh lính mới cho quân đội, Thành Cát Tư Hãn chia họ ra thành nhiều nhóm dưới quyền của các thủ lĩnh khác nhau để tránh tình trạng có quan hệ về sắc tộc hay xã hội, vì thế ở đây không có sự phân chia theo các liên minh sắc tộc. Trong mọi chiến dịch, binh sĩ được phép đem theo gia đình của họ. Chỉ những chiến binh dũng cảm nhất mới được thăng chức. Mỗi một thủ lĩnh của một nhóm nào đó phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của binh lính dưới quyền tại bất kỳ thời điểm nào và có thể bị thay thế nếu như phát hiện được sự tắc trách.
Binh lính Mông Cổ là các khinh kỵ binh (kỵ binh nhẹ) so với các kỵ sĩ châu Âu, điều này cho phép họ tiến hành các chiến thuật và rút lui nhanh chóng. Đây là một thông lệ đối với các đội quân linh hoạt. Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông là sự hoàn hảo của loại hình quân khinh kỵ bắn cung. Một trong những kỹ thuật mà người Mông Cổ sử dụng trong chiến tranh là sự giả vờ rút lui giữa trận đánh, quân Mông Cổ có thể rút lui bất thình lình, làm cho quân đối phương tin rằng người Mông Cổ đã thua trận. Chỉ sau đó trong một khoảng cách nhất định thì họ mới hiểu là đã bị quân Mông Cổ bao vây và cuối cùng là hàng trận mưa tên bắn về phía họ. Người Mông Cổ không thích hợp với các cuộc cận chiến, họ thích đánh nhau từ một khoảng cách nhất định bằng cung tên với khả năng bắn cung khi đang cưỡi ngựa điêu luyện của mình.
Trong các cuộc chiến, thủ lĩnh quân đội Mông Cổ có thể sử dụng cờ hay kèn hiệu để thực hiện chiến lược, chiến thuật của mình. Đối với người Mông Cổ, chiến thắng có vẻ như là vấn đề quan trọng nhất và họ không thể chấp nhận thua trận cũng như mất người bởi vì họ bị thua sút về tiếp viện (ít nhất là hai lần thấp hơn trong phần lớn các trận đánh nếu tính theo lượng binh sĩ) cũng như họ phải di chuyển xa lãnh thổ của mình. Như đã đề cập trên đây, vũ khí chủ yếu của người Mông Cổ là cung của người Hung và kiếm lưỡi cong, nhẹ và hiệu quả để mang vác và đánh nhau hơn là kiếm dài và nặng của người châu Âu. Một quy tắc đơn giản trong giao tranh đã được làm rõ trong thời đại của Thành Cát Tư Hãn là nếu hai hay nhiều hơn binh sĩ tách khỏi nhóm của họ mà không có sự chấp thuận của thủ lĩnh thì họ phải chết. Kiểu giao tranh của người Mông Cổ có vẻ như là phương thức tự nhiên nhất của cuộc sống du cư của họ, nó có nghĩa là trong các cuộc viễn du thì phải có hành lý gọn nhẹ nhất cũng như tốc độ và sự linh hoạt lớn hơn. Do thế Thành Cát Tư Hãn đã bổ sung thêm một thành phần quan trọng, đó là kỷ luật nghiêm minh đối với quân đội của ông mà nó là tương tự như các đội quân khác của thảo nguyên trong thời gian dựa vào kiểu chiến tranh bằng khinh kỵ binh với cung tên.
Trận thủy chiến giữa Hạm đội Mông CổNhật Bản. Người Nhật đang tấn công năm 1293
Triết lý quân sự của Thành Cát Tư Hãn nói chung là đánh bại kẻ thù với ít tổn thất và rủi ro nhất cho người Mông Cổ, dựa trên lòng trung thành và tài năng trong việc lựa chọn các tướng lĩnh và binh sĩ.
Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện rất thành công các kiểu chiến tranh tâm lý, đặc biệt trong các việc mở rộng sự đe dọa, khủng bố đối với các thành phố, thị trấn khác. Nếu ông nhận thấy là ở đó có sự chống cự, ông có thể đưa ra cơ hội để họ đầu hàng và cống nộp. Nếu lời đề nghị bị từ chối, ông có thể tiêu diệt cả thành phố hay thị trấn đó nhưng cho một số người chạy trốn để loan truyền tin về tổn thất của họ cho cư dân của các thành phố khác. Một khi những tin đồn về sức mạnh của đội quân của ông đã loang rộng thì rất khó cho các thủ lĩnh của các thành phố đó trong việc thuyết phục người dân của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn. Quan điểm của Thành Cát Tư Hãn đối với các kẻ thù là: hoặc đầu hàng và chịu cống nộp hoặc là chết. Khi họ đã đầu hàng, Thành Cát Tư Hãn thông thường giữ cho thành phố đó được nguyên vẹn và đảm bảo cho họ sự bảo vệ để họ trở thành nguồn nhân lực và quân nhu cho các chiến dịch trong tương lai. Nếu họ chống lại, ông thực hiện quyền của người cai trị cả thế giới. Người ta cho rằng ông đã giữ được nhiều sinh mạng nhờ chiến tranh tâm lý và sự hăm dọa đối với kẻ thù.
Công nghệ là một mặt quan trọng trong chiến thuật của ông. Những thiết bị vây hãm là một phần trong chiến thuật của ông, đặc biệt trong việc tấn công các thành phố đã tăng cường phòng thủ. Ông sử dụng các nhà kỹ thuật Trung Quốc rất am hiểu các thiết bị vây hãm trong thời gian đó trong quân đội của mình. Các thiết bị vây hãm này được tháo rời và vận chuyển bằng ngựa và được lắp ráp lại ở nơi mà chúng cần sử dụng.
Trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh điển hình và các biến thái của nó, trước khi xâm chiếm, Thành Cát Tư Hãn và các tướng lĩnh của ông thực hiện việc chuẩn bị tích cực ở Kurultai để quyết định xem sẽ chỉ đạo cuộc chiến tranh sắp tới như thế nào cũng như các tướng nào cần tham gia; có nghĩa là họ có thể tích lũy kiến thức hoàn hảo hơn từ những kẻ thù của mình, sau đó sự khiêu chiến sẽ được tính toán, và sau đó họ quyết định bao nhiêu đơn vị là cần thiết. Ở phía khác, các tướng Mông Cổ là những chiến binh với mức độ độc lập cao trong các quyết định khi họ tỏ rõ lòng trung thành với Thành Cát Tư Hãn trong một thời gian dài, điều này làm giảm thiểu sự kiểm tra, giám sát của ông đối với họ trong thời gian diễn ra chiến dịch. Vì bản chất nhẹ của quân đội Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng một mạng lưới tình báo phức tạp trong quân đội Mông Cổ cũng như trong các mạng lưới thương mại hay các nước chư hầu, trong đó tình báo có thể nhanh chóng đến được mọi ngõ ngách của đế chế Mông Cổ. Người ta cho rằng, để chuẩn bị cho chiến tranh, các tướng có thể cử 200 kỵ binh đi theo 4 hướng khác nhau để do thám các hoạt động của kẻ thù và đôi khi binh sĩ đi tới 300 km trong 1 hay 2 ngày, điều này là thông thường trong thời đại của đội quân Mông Cổ.
Mặc dù chiến lược của người Mông Cổ là có sự thay đổi tùy theo phản ứng của kẻ thù, nhưng kỹ thuật của họ có thể vẫn chỉ là một. Người Mông Cổ giao chiến theo hàng dọc, thông thường có ba cánh quân, hai cánh bên hông có thể tách ra từ cánh quân trung tâm khi họ tính toán xem nơi nào họ có thể thọc vào. Các cánh quân bên hông có quân số tương đương có thể đi sâu vào lãnh thổ kẻ thù và bắt đầu chôn vùi kẻ thù bằng các toán quân Mông Cổ được chia thành các cơ, đội 10, 100, 1.000, 10.000 binh sĩ với các thủ lĩnh của họ, nó tạo ra một lực lượng chiến đấu rất tinh tế và có tổ chức cao, gần như không thể ngăn chặn nổi bởi những đội quân nông dân của người châu Âu hay Trung Quốc. Khi họ hiện diện ở một nơi nào đó và do thám các thành phố và cánh đồng xung quanh, họ có thể bằng cách nào đó nhập lại với cánh quân trung tâm và đưa ra đòn đánh quyết định với đội quân chính của kẻ thù. Tư tưởng và ưu thế của việc sử dụng các lực lượng bên hông là lan truyền đe dọa, khủng bố (người Mông Cổ rất giỏi việc này), thu thập tin tức tình báo từ các kẻ thù của họ và loại bỏ các đơn vị nhỏ hơn của kẻ thù để cho họ không thể hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, nó là một dạng của khái niệm phân chia và chế ngự. Các cánh quân bên hông này gửi các thông điệp thông qua tình báo cho các cánh quân khác về những gì xảy ra trên hướng của họ và họ có cần sự hỗ trợ từ các cánh quân đó hoặc hỗ trợ các cánh quân đó hay không. Quân đội Mông Cổ có các cuộc giao chiến với các đội quân nhỏ lẻ trên các cánh đồng trước khi tiêu diệt lực lượng đối địch chính, điều này làm tăng ưu thế của họ trong việc loại trừ khả năng thông tin từ một thành phố cho các thành phố khác của kẻ thù (mà có thể có được sự hỗ trợ từ đó). Người Mông Cổ giỏi chiến tranh vây hãm, giỏi làm lệch dòng chảy của các dòng sông cũng như lương thực, thực phẩm cho các thành phố và gửi những người tỵ nạn tới các thành phố khác để tạo căng thẳng về kinh tế-xã hội cho các thành phố này (lương thực, thực phẩm, nơi ăn ở v.v).
Khi trận đánh chính hay sự vây hãm đã kết thúc, người ta cho rằng quân đội Mông Cổ truy đuổi thủ lĩnh của kẻ thù cho đến khi ông ta hoàn toàn suy sụp để làm ông ta không thể đến điểm thu thập quân đội của mình sau trận đánh. Phần lớn thời gian thủ lĩnh của kẻ thù phải chạy trốn đã nhận ra rằng họ có lẽ đã thua cuộc, nhưng các lực lượng Mông Cổ truy đuổi cho đến khi họ chắc chắn rằng những kẻ này đã chết.

Thành Cát Tư Hãn trong thế giới hiện đại

Nhận thức về ông
Thành Cát Tư Hãn là nhân vật bị phân cực nhiều nhất trong cách đánh giá của người phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây và Trung Đông, hình ảnh của ông là không tích cực lắm vì ông đã giết quá nhiều người cũng như là mối đe dọa đối với cuộc sống và tài sản của họ. Tuy nhiên, ở phương Đông thì ông là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử. Ngày nay, những người Mông Cổ tìm thấy ở ông như là người sáng lập ra và thống nhất Mông Cổ, là điều mà họ không thể có được trước khi có ông. Ngược lại, ở Trung Đông, người ta có cách đánh giá hơi pha trộn về ông và các hậu duệ của ông vì quân đội của họ đã xâm chiếm và tiêu hủy thành Baghdad, nhưng cuối cùng thì một số trong quân đội Mông Cổ đã chuyển sang theo đạo Hồi và có cuộc sống hòa trộn với dân bản xứ. Một số trường phái và các nhà khoa học, phụ thuộc vào gốc gác của họ, cho rằng những người Mông Cổ là những người xây dựng hay những kẻ hủy diệt vĩ đại nhất.
Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ là một trong những chủ đề trái ngược nhau theo các cách hiểu khác nhau tùy theo vị trí mà ta xem xét, trong đó tiêu cực nhất là từ châu Âu và Trung Đông là những nơi đã từng bị đe dọa và tiêu diệt (ví dụ: châu Âu, Ba Lan, Hungary, một phần của Nga).
Nhìn nhận về Thành Cát Tư Hãn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay là mâu thuẫn vì các nhà sử học Trung Quốc vừa nhìn thấy ở ông mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Trong khi người ta nhận thức được những tổn thất nặng nề mà ông gây ra, thì hình ảnh của ông trong một phương diện nào đó được nhìn nhận tốt hơn do ông đã đưa các sự kiện gây ra sự chia rẽ bắc-nam Trung Hoa có từ thời nhà Tống đi vào dĩ vãng. Ngoài ra, sự phỉ báng Thành Cát Tư Hãn là một sự xúc phạm ghê gớm đối với các công dân Trung Quốc có nguồn gốc Mông Cổ, là những người mà giống như bà con của họ ở Mông Cổ coi Thành Cát Tư Hãn như một người anh hùng dân tộc và xu hướng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại đã tránh nói tới điều đó.

Di sản
Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia của ông rộng hơn về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều TiênTây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba LanHungary dưới triều đại của Hãn vương Batu cũng như các mức độ khác nhau của sự thành công đối với Syria, Nhật BảnViệt Nam (vì các lý do như khí hậu nóng bức, nhất là ở Trung Đông như Ả Rập Saudi). Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ (ngày nay) để bầu đại hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh v.v. Người Mông Cổ đã có thể xâm chiếm toàn bộ châu Âu do họ xâm chiếm Ba Lan và Hungary chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời của cháu nội ông, đại hãn Hốt Tất Liệt, nhưng sau đó đã bị chia sẻ thành nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn.
Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ là lớn nhất trong lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên một diện tích 35 triệu km vuông (13,8 triệu dặm vuông). Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi giáo ở Iraq, Ba TưTiểu Á.
Cũng không thể phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ trong một mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. [12][13]Theo như các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad-Din Fadl Allah, thì người Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc cũng chịu sự suy giảm bi thảm về dân số. Trước khi người Mông Cổ xâm lược Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân; sau khi hoàn thành việc xâm lấn năm 1279, điều tra dân số năm 1300 cho thấy chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này không có nghĩa là những người của Thành Cát Tư Hãn phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của 40 triệu người nhưng nó cho thấy mức độ của sự tàn bạo trong các cuộc giao tranh.
Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ, bởi vì đế chế Mông Cổ đã co lại từ những cái mà Thành Cát Tư Hãn đã dựng lên từ năm 1206. Sự miêu tả có ý nghĩa về Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ (dẫu cho không phải thực tế lắm) được viết trong cuốn sách "Những bí mật của lịch sử Mông Cổ".
Cuộc thẩm tra di truyền gần đây tìm thấy các đoạn nhiễm sắc thể Y với những đặc trưng không bình thường trong 8 % đàn ông trong khu vực thuộc đế chế Mông Cổ và 0,5% đàn ông trên thế giới. Tuổi của các đoạn này, tương ứng với tỷ lệ của sự biến đổi, đã đưa nguồn gốc của chúng về thời đại của Thành Cát Tư Hãn, và nó đặc biệt là chung trong những người Hazara, là những người tự nhận là hậu duệ của ông.
Ông được nhớ đến vì sự hủy diệt toàn bộ, sức mạnh ý chí mãnh liệt, khả năng thuyết phục và đặc trưng Mông Cổ của mình đối với mọi người.

http://hieuminh.files.wordpress.com/2010/04/tuong-thanh-cat-tu-han-o-ngoai-thanh-ulan-bator-11.jpgTiểu thuyết hoá
Thành Cát Tư Hãn được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung.
Theo truyện này, ông rất yêu quý nhân vật chính Quách Tĩnh, từng hứa gả con gái Hoa Tranh cho chàng, phong cho chàng tước Kim Đao Phò Mã. Thành Cát Tư Hãn cũng là người bức tử Lý Bình, mẹ của Quách Tĩnh.
Trong truyện, Thành Cát Tư Hãn mất sau khi nói chuyện với Quách Tĩnh trên thảo nguyên, cùng luận về anh hùng.
Tiểu Lâm Chí Linh tên thật là Hồ Trần, một hotgirl nổi tiếng của Trung Quốc đóng cosplay cho tựa game Thành Cát Tư Hãn Online. Nhân dịp Noel, Hồ Trần gửi đến các game thủ bộ cosplay nữ hoàng xinh xắn với lời chúc Giáng Sinh an lành và công việc thành công tốt đẹp.
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Nữ hoàng xinh xắn của Thành Cát Tư Hãn Online
Làn sóng bài Trung Quốc ở Mông Cổ
Tòa nhà Quốc hội Mông Cổ, với tượng Thành Cát Tư Hãn ở chính giữa
Bài hát của ban nhạc 4 Zug được khá nhiều người Mông Cổ biết đến mang tựa đề Buu Davar Khujaa Naraa (tạm dịch 'Bọn Tàu đừng đi quá giới hạn!') có những câu như thế này:
‘Bọn Tàu thực là đang đi quá giới hạn
Trên đất nước chúng ta đầy rẫy dấu dép của chúng...
Chúng ta phải bắn chết tất cả bọn này cho tới khi không còn kẻ nào sót lại
Hãy gọi bọn Tàu lại đây và tiêu diệt chúng đi…’
Những lời lẽ quá khích như vậy không phải là hiếm thấy ở Mông Cổ, bằng chứng của một làn sóng bài Trung Quốc đang hiện hữu và lan rộng trong đất nước rộng lớn mà chỉ có chưa đầy ba triệu dân này.
Bấm Quý vị bấm vào đây để tìm hiểu về phong trào tân phát xít ở Mông Cổ

Không tin Trung Quốc

Trên quảng trường Suukhbataar ở trung tâm thủ đô Ulaan Baatar, một nhóm bạn trẻ đang đùa nghịch và trò chuyện.
Tuguldur Gan-ochir là sinh viên, năm nay 18 tuổi. Khi được hỏi nghĩ thế nào về Trung Quốc, Tuguldur nói ngay không ngần ngừ:
"Tôi không thích người Trung Quốc, vì họ lúc nào cũng nhòm ngó đất đai của chúng tôi."
Thanh niên Mông Cổ
Tuguldur (bên trái) nói Trung Quốc luôn nhòm ngó đất đai của người Mông Cổ
"Họ còn cho rằng chúng tôi phụ thuộc vào họ về mọi mặt, đến văn hóa của chúng tôi họ cũng nhận là của họ. Thí dụ như Thành Cát Tư Hãn, nay họ cũng nói là vua của họ."
Nằm kẹp giữa hai nước lớn là Nga và Trung Quốc, với mật độ dân cư thấp nhất thế giới, quan ngại về sự xâm lăng từ bên ngoài của người Mông Cổ là điều dễ hiểu.
Hai trăm năm nằm dưới quyền thống trị của nhà Thanh Mãn Châu cũng khiến người Mông Cổ có sự nghi ngờ mang tính lịch sử đối với người Trung Quốc.
Giáo sư Orolmaa Munkhbat từ Đại học Quốc gia Mông Cổ giải thích:
"Đây là vấn đề rất tế nhị. Về mặt lịch sử, người Mông Cổ không mấy tin tưởng vào người Trung Quốc nhưng tôi nghĩ sự thiếu tin tưởng này hướng vào nhà cầm quyền Trung Quốc nhiều hơn là vào người dân Trung Quốc bình thường."
"Với chính sách kinh tế đối ngoại mạnh mẽ hiện thời của Trung Quốc, người Mông Cổ lại càng thêm e ngại trước sức mạnh ngày càng lớn của quyền lực cường quốc láng giềng."
Hiện diện của người Trung Quốc trong các lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng ở Mông Cổ ngày càng ồ ạt. Để thỏa mãn nhu cầu năng lượng trong nước, các công ty Trung Quốc vươn cánh tay sang các dự án dầu khí, khai thác than đá của quốc gia bên cạnh.
Hàng hóa và công nhân Trung Quốc có mặt ngày càng nhiều.
Song song với hiện diện của người Trung Quốc là sự xuất hiện của các tổ chức cực hữu, nhiều tổ chức chỉ nhằm vào người Trung Quốc.
Không có thống kê chính xác, nhưng tại Mông Cổ nay có hàng chục tổ chức theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và bài Hoa.

Phong trào cực hữu

Dayar Mongol là một trong các phong trào dân tộc chủ nghĩa thuộc loại lớn nhất ở Mông Cổ, với con số thành viên tuy không công bố chính thức nhưng được cho là khoảng vài trăm người.
Akhbaayar, phát ngôn viên phong trào Dayar Mongol
Phong trào Dayar Mongol chủ trương bảo vệ "sự thuần chủng của giống nòi"
Ông Akhbaayar, phát ngôn viên của phong trào này, cho biết: "Chúng tôi có ba tôn chỉ chính trong hoạt động của mình: đó là giữ gìn sự thuần nhất của dòng máu Mông Cổ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi và phục vụ cho phát triển và tiến bộ của Mông Cổ".
Phong trào Dayar Mongol chủ trương chống lại cái mà họ gọi là sự "đồng hóa" dòng giống Mông Cổ của người Trung Quốc, tiêu biểu là việc đàn ông Trung Quốc lấy vợ người Mông Cổ.
Thống kê của Dayar Mongol nói 70% các cuộc hôn nhân dị tộc ở nước này là giữa phụ nữ địa phương với đàn ông Trung Quốc, điều cần phải ngăn chặn và trừng trị.
Tổ chức này tuyên bố cạo trọc đầu những phụ nữ Mông Cổ nào lấy chồng Trung Quốc và tấn công đàn ông Trung Quốc mà họ cho là tán tỉnh phụ nữ địa phương.
Đã có một số vụ người Trung Quốc bị hành hung, năm 2009 có hai người bị đánh chết. Các vụ đụng độ trên đường phố và tại cộng đồng giữa dân bản địa và người Trung Quốc ngày càng nhiều.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong hướng dẫn du lịch nay phải khuyến cáo công dân gốc Á thận trọng đề phòng bị tấn công nhầm khi tới thăm Mông Cổ.
Bà Enkhee Dagva, một nhà nghiên cứu xã hội học ở Ulaan Baatar, cho rằng làn sóng dân tộc chủ nghĩa bắt đầu phát triển mạnh đột biến trong mấy năm gần đây sau khi Mông Cổ trở thành quốc gia dân chủ:
"Rất nhiều điều đã diễn ra trong những năm chuyển đổi sang thể chế dân chủ, nhưng yếu tố chính dẫn đến khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa quá khích là quyền tư hữu về đất đai."
"Trước kia, đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng nay tư nhân đã có thể sở hữu đất và điều này khiến nhiều người lo ngại đất đai của người Mông Cổ có thể lọt vào tay người nước ngoài."
"Yếu tố nữa là sự bùng nổ của ngành khai thác mỏ, và nó cũng dẫn tới đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào đất nước chúng tôi."
Tuy nhiên, bà Enkhee cũng như một số chuyên gia khác bác bỏ rằng chủ nghĩa dân tộc quá khích có ủng hộ sâu rộng của người dân Mông Cổ.
Theo họ, hiện đó vẫn chỉ là thiểu số rất nhỏ trong dân cư. Nhưng sự tồn tại của thiểu số này có nghĩa nguy cơ vẫn tiềm tàng và nếu không được giải quyết, sẽ gây bất ổn lớn trong xã hội.

1 comment:

  1. Đất nước mông cổ thật tuyệt vời, tôi rất thích đến đây, cảm ơn những gì mà bạn đã chia sẻ. Qua đây mình cũng muốn chia sẻ đến mọi người địa chỉ cung cấp DV phiên dịch, dịch thuật đa ngôn ngữ, đa ngành nghề trên toàn quốc. Công Ty Phiên Dịch - Dịch Thuật A2Z, đơn vị cung cấp DV số 1 tại Việt Nam ngành phiên dịch, dịch thuật. Điểm lợi khi khách hàng lựa chọn DV tại A2Z: tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, hoàn phí khi có lỗi từ DV. Tham khảo chi tiết các ngôn ngữ phiên dịch: Phiên dịch tiếng anh, Phiên dịch tiếng đức, Phiên dịch tiếng pháp, Phiên dịch tiếng Nga, Phiên dịch tiếng Nhật, Phiên dịch tiếng Hàn,
    Phiên dịch tiếng Trung .......................

    ReplyDelete