Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(7)

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc chủ trì sẽ diễn ra tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từ ngày 7 tới 18/12. AP dẫn lời chính phủ Đan Mạch cho hay, lãnh đạo của 98/192 nước thành viên Liên Hợp Quốc xác nhận họ sẽ tới Copenhagen. Tuy nhiên, Đan Mạch không công bố danh sách 98 nhà lãnh đạo.
"Điều này khiến tôi cảm thấy hy vọng đang quay trở lại với chúng ta", Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen phát biểu trong một cuộc họp báo hôm qua.
Trước đó nhiều người tỏ ra bi quan sau khi biết chỉ có 65 nhà lãnh đạo thông báo sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu. Thậm chí có nhiều nguyên thủ, chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Barack Obama, dự đoán rằng thế giới không có đủ thời gian cho việc ký kết một thỏa thuận khí hậu thay thế Nghị định thư Kyoto trong hội nghị Copenhagen.TQ, Mỹ và Ấn Độ là 3 nước dẫn đầu về ô nhiễm môi trường và khí thải - nguyên nhân chính đưa đến biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Đan Mạch
Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen. Ảnh: Reuters.
Giới phân tích cho rằng cơ hội hàn gắn bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo về giải pháp chống biến đổi khí hậu đã xuất hiện sau khi các nhà lãnh đạo, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ, tuyên bố họ sẽ tới hội nghị Copenhagen. Theo Telegraph, hy vọng càng tăng lên khi chính phủ Đan Mạch nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có những điều khoản yêu cầu các nước phát triển cắt giảm khí thải.
AP cho biết, ông Obama dự định tới Đan Mạch vào ngày 9/12 sau khi nhận giải Nobel Hòa bình tại Oslo, Na Uy. Phần lớn nhà lãnh đạo sẽ có mặt tại hội nghị vào ngày 17 và 18/12.
Mặc dù vậy, các nước vẫn còn rất nhiều bất đồng cần giải quyết. Ấn Độ vừa thông báo họ phản đối bản dự thảo của Đan Mạch, theo đó tới năm 2050 thế giới phải giảm 50% lượng khí thải so với mức của thập niên 90. Các nước đang phát triển khác, như Trung Quốc và Ấn Độ, muốn những nước giàu phải có những hành động thiết thực hơn - như giảm 40% lượng khí thải từ ngay tới năm 2020 - trước khi đòi hỏi các nước nghèo loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Để thúc đẩy các cuộc thương lượng, phần lớn thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ một kế hoạch mà theo đó các nước đang phát triển sẽ được thưởng nếu họ bảo vệ thành công diện tích rừng hiện tại. Rừng góp phần làm giảm khí thải bởi cây trong rừng hấp thụ khí CO2 trong quá trình sinh trưởng.
Trước đây những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu với các cuộc chiến tại châu Phi chỉ tập trung vào lượng mưa. Nhưng mới đây các nhà khoa học của Đại học California và Đại học Stanford (Mỹ) đã phân tích cả dữ liệu về lượng mưa, nhiệt độ và số lượng các cuộc xung đột vũ trang tại châu Phi từ năm 1981 tới 2002.
Theo New Scientist, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và nguy cơ xung đột vũ trang. Trong những giai đoạn mà nhiệt độ trung bình tăng thì số lượng các cuộc chiến cũng leo thang. Các tính toán dựa trên mô hình khí hậu cho thấy, nguy cơ chiến tranh sẽ tăng lên 54% trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2030, với số người chết tăng thêm 393.000. Marshell Burke và David Lobell, hai trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng lượng khí thải sẽ không giảm trong ngắn hạn nên nhiệt độ trái đất còn tăng và các cuộc chiến trong tương lai sẽ thảm khốc như hiện nay.
Hơn hai triệu người mất nhà cửa và trở thành dân tị nạn vì cuộc nội chiến ở Sudan. Ảnh: ehponline.org.
Hơn hai triệu người mất nhà cửa và trở thành dân tị nạn vì cuộc nội chiến ở Sudan. Ảnh: ehponline.org.
Nhiều nhà khoa học khác đồng ý rằng sự thay đổi nhiệt độ có thể tác động tới nguy cơ chiến tranh, song họ không nghĩ mối tương quan lại mạnh đến thế. “Tôi hoài nghi kết luận của Burke và Lobell”, Peter Brecke, một chuyên gia của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), phát biểu.
Cullen Hendrix, một nhà khoa học chính trị của Đại học North Texas (Mỹ), cho rằng có nhiều vấn đề có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu của Burke và Lobell. Thứ nhất, nghiên cứu tập trung vào giai đoạn mà số lượng các cuộc chiến cao hơn hẳn so với những giai đoạn khác. Thứ hai, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các cường quốc đã cắt viện trợ dành cho châu Phi khiến nhiều nước ở lục địa đen rơi vào cảnh nội chiến. Như vậy sự tăng nhiệt độ không phải là nhân tố hàng đầu dẫn tới nguy cơ chiến tranh.
“Chúng tôi rất vui nếu ai đó chứng minh rằng chúng tôi sai. Nhưng mối liên hệ giữa nhiệt độ và nguy cơ chiến tranh vẫn rất chặt chẽ ngay cả khi chúng tôi loại trừ các yếu tố khác, như mức độ dân chủ và thực trạng kinh tế”, Lobell và Burke tuyên bố.
Burke và Lobell cho rằng khi nhiệt độ tăng, sản lượng lương thực sẽ giảm do cây trồng sinh trưởng kém hơn. Ngoài ra năng suất lao động trong nhiều ngành kinh tế khác cũng giảm. Tình trạng đó khiến kinh tế tụt dốc. Khi nền kinh tế suy yếu, căng thẳng xã hội và nguy cơ xung đột sẽ tăng. Sự ấm lên toàn cầu cũng khiến số lượng nguồn nước ngọt giảm dần. Trong tương lai tranh chấp nguồn nước sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa các quốc gia.
Hội nghị khí hậu toàn cầu khai mạc
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu khai mạc tại Copenhagen giữa những lời kêu gọi quyết liệt của báo chí và dân chúng, thúc giục các nhà lãnh đạo đạt thỏa thuận để cứu trái đất khỏi tình trạng ấm lên nhanh chóng.
Phát biểu trong lễ khai mạc hôm nay, với sự hiện diện của 192 đoàn đại biểu, Bộ trưởng Môi trường Đan Mạch Connie Hedegaard – chủ tịch hội nghị khí hậu – tuyên bố rằng nếu các chính phủ không thể ký kết một thỏa thuận về cắt giảm khí thải tại Copenhagen, thế giới sẽ chẳng bao giờ có cơ hội tốt hơn để chống biến đổi khí hậu.
“Đây là cơ hội của nhân loại. Nếu các nhà lãnh đạo bỏ lỡ nó, chúng ta sẽ phải chờ nhiều năm trước khi có một cơ hội mới và tốt hơn. Thậm chí cơ hội đó chẳng bao giờ tới”, bà nói.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Trong ảnh, những ngôi nhà ở Kon Tum, miền trung Việt Nam, chìm trong nước lũ do bão Ketsana tháng 8/2009 gây nên. Ảnh: AP.
Một xã luận chung đăng trên 56 tờ báo thuộc 45 nước hôm nay viết: "Nhân loại phải đứng trước một tình huống khẩn cấp vô cùng nếu chúng ta không đoàn kết và có hành động quả quyết, biến đổi khí hậu sẽ hủy hoại hành tinh của chúng ta.
"Các chính trị gia ở Copenhagen đang có quyền định đoạt đánh giá của lịch sử đối với thế hệ này: hoặc nhìn thấy thách thức và dũng cảm đương đầu với nó; hoặc ngu dốt đến mức thấy thảm họa đang đến mà không tránh", Reuters trích xã luận.
Mục tiêu chính của hội nghị hai tuần này là nhằm đạt các thỏa thuận về cắt giảm phát thải khí nhà kính và quyên nhiều tỷ đôla trợ giúp các nước nghèo trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và sử dụng công nghệ sạch.
Các nhà hoạt động môi trường biểu tình
Các nhà hoạt động môi trường biểu tình tại thành phố Copenhagen trước giờ khai mạc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu. Biểu ngữ viết: "Các nước giàu hãy trả món nợ khí hậu". Ảnh: Reuters.
Nước chủ nhà cho hay 110 vị lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự phiên họp cuối cùng của hội nghị.
Theo CNN, các đoàn đại biểu vừa bắt đầu quá trình đàm phán trong Trung tâm hội nghị Bella tại thành phố Copenhagen. Hơn 34.000 người đăng ký tham gia các cuộc đàm phán, gấp đôi sức chứa của tòa nhà. Khoảng 3.500 nhà báo đã đăng ký đưa tin về hội nghị.
Giới chức Đan Mạch nói rằng thành viên của các tổ chức phi chính phủ sẽ phải đợi bên ngoài tòa nhà chứ không thể vào bên trong. Tờ Los Angeles Times nhận định rằng, mặc dù hội nghị tập trung vào nỗ lực cắt giảm khí thải, song sự thành bại của nó phụ thuộc vào các vấn đề kinh tế.
Trên lý thuyết, trong vòng hai tuần các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào những biện pháp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, phần lớn cuộc tranh luận sẽ tập trung vào kinh tế: việc cắt giảm khí thải tác động thế nào tới các nước công nghiệp phát triển, hay trật tự kinh tế toàn cầu sẽ ra sao nếu một thỏa thuận mới về khí hậu ra đời?
Hơn 100 tảng băng ở Nam Cực, trong đó một số tảng băng có bề rộng đến 200m, đang trôi về phía New Zealand.

Một tảng băng khổng lồ có kích cỡ gấp đôi con tàu Titanic được phát hiện đang trôi về phía New Zealand.
Vệ tinh đã phát hiện hơn 100 tảng băng này, tách ra từ một núi băng lớn ở Nam Cực có diện tích khoảng 30km2.

Những tảng băng này đã có cuộc hành trình qua vùng Aukland của Ireland. Do nhiệt độ nước biển tăng - hậu quả của biến đổi khí hậu, núi băng đã tan và tách ra thành nhiều tảng băng lớn.

Sự kiện hãn hữu này đã thêm một bằng chứng về hiện tượng khí hậu ấm lên, và là lời cảnh báo đối với tất cả các tàu thuyền qua lại khu vực này.

Năm 2006 cũng từng xảy ra hiện tượng băng trôi về phía New Zealand, nhưng dừng lại khi còn cách bờ biển nước này 25km.

Các nhà khoa học New Zealand lo ngại rằng các núi băng ở Nam Cực sẽ tan nhanh hơn, và các khối băng lớn sẽ tiếp tục nứt vỡ một khi hiện tượng nóng lên trên toàn cầu còn tiếp diễn./.
Gấu mẹ và gấu con hú trên tảng băng trôi ở Nunavut, Canada.
Những con kỳ lân biển lặn dưới đáy biển để bắt cá tuyết và rồi ngoi lên thở.
Con mòng biển bay trên những dãy băng lởm chởm ở Svalbard, Nauy.
Con hải mã to lớn bò lên bờ sau khi chén no nê những con trai biển ở Svalbard, Nauy.
Những dải băng tan tạo thành hình uốn lượn trên mặt băng.
Hải báo và người quay phim dưới nước.
Chim cánh cụt nhìn ngó canh chừng hải báo trước khi đặt hẳn chân xuống đáy biển.
Băng trên đảo lớn nhất thế giới đang tan nhanh
Tốc độ tan băng trên hòn đảo Greenland đang tăng dần và tình trạng đó khiến mực nước biển dâng nhanh hơn trong vài năm qua.
Greenland, nằm ở phía bắc Đại Tây Dương và thuộc Đan Mạch, là đảo lớn nhất thế giới với diện tích hơn 2,166 triệu km vuông. 2/3 diện tích đảo nằm trong vùng Bắc Cực. Giới khoa học khẳng định mực nước biển sẽ tăng thêm tới 7 m nếu tất cả băng trên đảo Greenland tan chảy.
Theo Telegraph, dữ liệu của nhiều vệ tinh cho thấy trước năm 2006, sự tan chảy của băng trên đảo Greenland khiến mực nước biển tăng thêm 0,46 mm. Nhưng trong giai đoạn 2006-2008, mực nước biển đã tăng thêm 0,75 mm.
Reuters cho biết, Michiel van den Broeke, một nhà khoa học của Đại học Utrecht (Hà Lan), cùng một số đồng nghiệp sử dụng các mô hình máy tính để kiểm chứng dữ liệu của vệ tinh.
“Tốc độ tan băng tăng dần trong 10 năm qua và tăng hơn ba lần so với đầu thập niên 90. Một khối lượng băng khổng lồ đã biến mất sau những mùa hè từ năm 2006 tới 2008”, van den Broeke tuyên bố.
Nhóm nghiên cứu nói rằng tốc độ tan băng tăng lên bởi nhiều nguyên nhân, song tình trạng ấm lên toàn cầu là nhân tố lớn nhất.
Jonathan Bamber, một chuyên gia của Đại học Bristol (Anh) và cũng tham gia nghiên cứu, cho rằng, với tốc độ tan băng hiện nay của Greenland, những trận lụt khủng khiếp sẽ xảy ra theo chu kỳ 5 năm thay vì hàng trăm năm như trước kia. Cuộc sống của khoảng 1,2 tỷ người sống ven biển sẽ bị đe dọa.
Lãnh đạo của khoảng 190 nước sẽ nhóm họp tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từ ngày 7 tới 18/12 để thảo luận một thỏa thuận về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Giới khoa học lo ngại tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ làm tăng thêm số lượng bão mạnh, hạn hán, lở đất và đẩy nhiều loài tới bờ vực tuyệt chủng.
Nghiên cứu của nhóm van den Broeke cho thấy Greenland đã mất khoảng 1.500 tỷ tấn băng từ năm 2000 tới năm 2008. Sự tan băng trên đảo Greenland khiến các đại dương nhận thêm hơn 273 tỷ tấn nước mỗi năm. Một tỷ tấn nước có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của 17 triệu người.
Năm 2007 Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu từng dự báo mực nước biển có thể tăng thêm 18-59 cm trước năm 2100. Sự giãn nở tự nhiên của nước khi nhiệt độ tăng sẽ là nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng, chứ không phải hiện tượng băng tan chảy.
Nếu nước không giãn nở tự nhiên, quá trình tan băng của đảo Greenland chỉ làm mực nước biển dâng thêm 0,75 mm/năm. Nhưng van den Broeke cho rằng, nếu tốc độ tan băng của đảo vẫn duy trì trong 100 năm nữa, mực nước biển sẽ tăng thêm 7,5 cm.
Địa cầu có thể nóng thêm 6 độ C
Nhiệt độ trung bình của hành tinh xanh sẽ tăng thêm 6 độ C vào cuối thế kỷ này nếu nhân loại không nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Newscientist cho biết, Global Carbon Project - một tổ chức gồm 37 nhà khoa học tại 7 quốc gia - vừa công bố một báo cáo về tình trạng khí thải trong những năm qua. Báo cáo cho hay khả năng hấp thụ khí CO2 của trái đất đang giảm dần. Theo tính toán của các nhà khoa học, trong 50 năm qua tỷ lệ CO2 bị hấp thụ chỉ đạt 55-60% mỗi năm. Do đó, tỷ trọng của CO2 trong khí quyển tăng 0,3% mỗi năm trong thời kỳ 1959-2008.
Lượng khí CO2 tạo ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch tăng trung bình 3,4% mỗi năm trong 8 năm qua. Trong khi đó con số này chỉ là 1% trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước. Nguyên nhân chính của tình trạng tăng khí CO2 là sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc.
Do tất cả những yếu tố trên, lượng khí CO2 trong khí quyển đã tăng 29% kể từ năm 2000 tới 2009.
Lượng khí thải CO2 trong khí quyển tăng 29% trong giai đoạn 2000-2008. Ảnh:
Lượng khí thải CO2 trong khí quyển tăng 29% trong giai đoạn 2000-2008. Ảnh: blogspots.com.
Corinne Le Quéré, tác giả bản báo cáo, cho rằng nếu hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Đan Mạch vào tháng tới dẫn tới sự ra đời của một thỏa thuận mang tính ràng buộc chặt chẽ, nhiệt độ trung bình của thế giới sẽ tăng hơn 2 độ C - mức được cho là không gây nên thảm họa.
"Nếu các nước ký kết một hiệp định với những điều khoản lỏng lẻo, hoặc các điều khoản ấy không được tôn trọng, nhiệt độ hành tinh sẽ tăng từ 5 tới 6 độ C", bà Le Quéré nói với BBC.
Giáo sư Le Quéré hiện giảng dạy tại Đại học Anglia (Anh) và tham gia dự án khảo sát Nam Cực của Anh.
Tuy nhiên Richard Betts, trưởng nhóm nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu thuộc Cơ quan Khí tượng Anh, cho rằng còn quá sớm để đưa ra dự báo về xu hướng dài hạn của khí hậu.
"Lượng khí thải nhà kính chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, trong khi nền kinh tế thay đổi từng năm. Vì thế chúng ta chưa nên đưa ra dự báo về xu hướng thay đổi dài hạn của khí hậu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có biện pháp nào để giảm mức tăng của khí thải, khả năng chúng ta đối mặt với mức tăng nhiệt độ hơn 4 độ C là rất lớn. Nếu loài người muốn khống chế mức tăng dưới 2 độ C thì chúng ta chỉ còn vài năm để làm việc đó", Betts bình luận.
Giới khoa học cho rằng nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng nhiều hơn 2 độ C thì loài người và môi trường sẽ hứng chịu nhiều thảm họa.
Thủ tướng VN thảo luận với lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu
Tối qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc họp qua truyền hình với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, lãnh đạo một số quốc gia thuộc các châu lục về vấn đề biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, với sự nỗ lực chung của mỗi nước, Việt Nam tin tưởng vào sự thành công của Hội nghị Copenhagen sắp tới - Ảnh Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức Việt Nam trong cuộc họp về biến đổi khí hậu. Ảnh: Chinhphu.vn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những cam kết của các quốc gia để hội nghị thành công tốt đẹp, trong đó nhấn mạnh việc Quỹ Khởi động Copenhagen trị giá 10 tỷ USD trong 3 năm 2010-2013 nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh việc các nước phát triển cần có những cam kết cụ thể cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, công nghệ sạch cho các nước đang và kém phát triển, đồng thời thành lập một tổ chức điều phối chung toàn cầu để thúc đẩy việc thực hiện cam kết tại hội nghị.
Bày tỏ quan điểm của Việt Nam, một trong số ít quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto với việc sửa đổi bổ sung những quy định mới đối với những nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn tiếp tục là các văn bản pháp lý cơ bản để cộng đồng quốc tế hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các nước phát triển cần phải tiên phong đưa ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính có định lượng trong trung hạn, dài hạn mang tính chất nghĩa vụ nhằm giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này. Đồng thời, cần hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng, thông qua các cơ chế mới về tài chính, chuyển giao công nghệ…
Việt Nam hoan nghênh đề xuất về Quỹ Khởi động Copenhagen trị giá 10 tỷ USD được triển khai trong 3 năm 2010-2013 cũng như những sáng kiến mới nhằm giúp các nước đang phát triển giảm thiểu khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nêu rõ, các nước phát triển và các nước có lượng phát thải khí nhà kính cao, các tổ chức tài chính có các cơ chế ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt về vốn, chuyển giao công nghệ và giúp đỡ tăng cường năng lực ứng phó đối với những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, trong đó có Việt Nam.
Các nước đang phát triển cần tích cực đóng góp vào nỗ lực toàn cầu thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện của từng quốc gia (NAMAs) trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam kêu gọi và cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, nhất là của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế đã và sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.“Với sự nỗ lực chung của mỗi nước, Việt Nam tin tưởng vào sự thành công của Hội nghị Copenhagen sắp tới”, thủ tướng bày tỏ. Cùng với nhiều nước nghèo khác, VN hy vọng sẽ sớm nhận được khoản tiền tài trợ cho các kế hoạch ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu-thảm họa trước mắt và lâu dài.
Nhật Hiên, thông tín viên RFA-2009-12-16
Từ ngày 7 đến 18.12 tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc với sự tham dự của các đoàn đại biểu từ 192 nước trên thế giới.
AFP photo
Lũ lớn tại miền Trung và Tây Nguyên
Từ ngày 7 đến 18.12 tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc với sự tham dự của các đoàn đại biểu từ 192 nước trên thế giới. Tầm quan trọng của vấn đề được thể hiện qua việc nhân ngày khai mạc hội nghị, 56 tờ báo lớn tại 45 quốc gia đã cùng nhau đăng một bài xã luận chung bằng 20 thứ tiếng, kêu gọi hội nghị phải đưa ra những chương trình hành động cụ thể nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ tác động đến an ninh cũng như sự phồn thịnh của toàn thế giới; hàng trăm cuộc tuần hành, biểu tình diễn ra tổng cộng tại 130 thành phố trên khắp thế giới và nhất là tại Copenhagen, nhắc nhở thế giới về một thảm họa vô cùng to lớn đang từng ngày từng giờ tàn phá hành tinh xanh của chúng ta nếu con người không có những hành động mạnh mẽ, kiên quyết. Theo BBC, “Một khảo sát do GlobeScan thực hiện cho đài BBC nói quan ngại về thay đổi khí hậu đang gia tăng trên toàn thế giới.
Gần 2/3 trong số 24071 người được hỏi tại 23 quốc gia nói biến đổi khí hậu là vấn đề “rất nghiêm trọng” - tức là tăng nhiều so với mức 44% trong cuộc khảo sát của GlobeScan năm 1998”.
Copenhagen, nhắc nhở thế giới về một thảm họa vô cùng to lớn đang từng ngày từng giờ tàn phá hành tinh xanh của chúng ta nếu con người không có những hành động mạnh mẽ, kiên quyết.
Trên hệ thống báo chí trong nước và hải ngoại của Việt Nam cũng như trên một số trang blog cá nhân đã có những bài viết về hội nghị và tác hại của sự biến đổi khí hậu đối với môi trường và cuộc sống con người tại Việt Nam.

Việt nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Theo thông tin trên nhiều tờ báo, ngay trong ngày khai mạc hội nghị Copenhagen, các nhà khoa học đã đưa ra danh sách 11 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hệ quả của nó, trong đó có Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ khi thời tiết bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nước ta những năm gần đây như: lũ lụt ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, hạn hán ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng...
Báo Dân Trí cho đăng hàng loạt những hình ảnh về Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến đổi về khí hậu-được gửi tới Hội nghị ở Copenhagen, sẽ khiến thế giới không khỏi giật mình. Đó là hình ảnh một ngôi nhà thờ tại Xương Điền (Nam Định) bị nước biển nuốt trọn; những cơn bão đổ vào Việt Nam với tần suất ngày càng cao và mạnh; những cơn lũ hàng năm gây tổn thất cả trăm triệu USD; hay con sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua v.v...Trước hiện tượng chưa bao giờ có là sông Hồng bị cạn khô tới đáy, nhà văn Võ Thị Hảo đã cảm thán trong bài “Thế là sông cạn. Thế là bể đâu!” đăng trên trang bee.net.vn:
Các nhà khoa học đã đưa ra danh sách 11 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hệ quả của nó, trong đó có Việt Nam.
“Chuyện hy hữu trăm năm bây giờ đã thấy. Người dân Hà Nội đi bộ qua đáy sông Hồng. Và người ta trồng rau, đỗ, ngô và lạc, và cả dâu, nếu muốn, ở đáy sông, nơi mà hàng ngàn năm nay là nơi cư ngụ bình yên của Long vương” . Phải chăng thiên nhiên đã đến hồi nổi giận vì sự tham lam, ngu dốt, phá hoại của con người. Nhà văn Võ Thị Hảo viết:

Sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua
Sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua. AFP photo
“Ngập và hạn. Bão và lũ. Triều dâng ngập phố Sài Gòn ở phương Nam. Những dấu hiệu cực đoan, không thể đoán trước của khí hậu. Bãi bể nương dâu không còn là những câu nối mang tính ẩn dụ nữa, mà là sự thật đến, hiển hịên tức khắc, nhỡn tiền. Một sự cảnh báo cấp thiết cho con người. Tương tự lời cảnh báo của Thượng đế hoặc của ông Bụt cho loài người biết để mau chóng tìm một chiếc phao cứu sinh nào đó mà sống sót. Nhìn những cảnh bể dâu đó, sông cạn đá mòn đó, ai cũng biết rằng không chỉ do thời tiết, do khí hậu, mà góp phần không nhỏ là do sự thiển cận và nhiều tác động khác của con người. Và nhìn, mà không thể không ớn lạnh nghĩ đến cái ngày đất trời nổi giận”.

Trách nhiệm của con người

Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu này chính yếu là do con người đang hàng ngày hàng giờ gây ra. Tại những quốc gia phát triển, lượng khí thải xả vào môi trường thật vô cùng lớn. Hội nghị Copenhagen đã liệt kê ra danh sách 10 quốc gia là thủ phạm xả lượng khí thải lớn nhất vào môi trường, trong đó có Trung Quốc thả khoảng 6.018 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, Mỹ với lượng khí thải nhà kính là 5.903 tấn mỗi năm, các nước khác là Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Canada, Anh, Hàn Quốc và Iran...
Đó là hình ảnh một ngôi nhà thờ tại Xương Điền (Nam Định) bị nước biển nuốt trọn; những cơn bão đổ vào Việt Nam với tần suất ngày càng cao và mạnh; những cơn lũ hàng năm gây tổn thất cả trăm triệu USD; hay con sông Hồng đang trải qua mức cạn lịch sử nhất trong vòng 107 năm qua
Trang blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng lại chùm ảnh của một phóng viên người Trung Quốc về những tác hại do sự phát triển quá “nóng” của nước này gây ra cho môi trường và cuộc sống của người dân, nhất là dân nghèo. Những hình ảnh kinh hoàng về những ống khói cao từ các nhà máy phun khói vàng che cả trời xanh, những bãi cỏ lớn giờ thành nơi đổ rác công nghiệp; những dòng sông Dương Tử, Tiền Đường, An Dương, Hoàng Hải...đục ngầu vì chất thải hóa học; những ngôi làng ngày ngày chìm trong một làn bụi mù hoặc một thứ mưa sắt; những khu làng khác thì có rất nhiều trẻ em sinh ra bị khuyết tật hoặc rất nhiều người dân bị ung thư v.v...Dưới cái tít : “Trông người mà ngẫm đến ta” nhà văn viết:
“Đây là một phóng sự ảnh về môi trường cực kì đặc sắc của nhà nhiếp ảnh tự do Lư Quảng, Trung Quốc.
Phóng sự ảnh này cho ta thấy hai điều: Một là Việt Nam ta có hay không những hình ảnh như thế này và các nhà nhiếp ảnh nước ta có làm được như Lữ Quảng không? Hai là phóng sự ảnh này có tiêu đề:Cái giá kinh hoàng mà dân nghèo Trung Quốc phải trả cho tham vọng siêu cường về kinh tế của Trung Nam Hải, vậy câu hỏi tiếp theo là những dự án công nghiệp mà Trung Quốc đang làm trên đất nước ta liệu có gây ra những tình cảnh như thế đối với dân ta hay không?”
Chưa cần nói đến những dự án công nghiệp của Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện trên đất nước Việt Nam và đang vấp phải sự phản đối gay gắt của công luận như dự án khai thác bauxit ở Lâm Đồng, xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận v.v...ngay trong thời điểm hiện tại, ở Việt Nam hàng ngày vẫn đang diễn ra những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường.
Như nạn phá rừng góp phần làm cho bão lũ trở nên thất thường và dữ dội hơn; vụ công ty Vedan xả thải gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải; hàng loạt kênh rạch tại Saigon giãy chết vì bị ô nhiễm nặng; sông Tô Lịch bị ô nhiễm v.v...Một con sông khác là sông Mê Kong cũng đang bị đe dọa bức tử vì sự khai thác vô trách nhiệm của con người, đặc biệt nguy hiểm là những dự án xây đâp thủy điện khổng lồ tại thượng nguồn của của Trung Quốc hay các dự án phá ghềnh thác để mở rộng giao thông thủy... Rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo về tai hại của việc xây dựng các đập thủy điện này trên sông Mê Kông. Trong bài“Mê Kông, câu chuyện dòng sông” của Lê Trung Tĩnh đăng trên trang blog Lê Minh Phiếu, cũng nói về việc này:
Copenhagen đã liệt kê ra danh sách 10 quốc gia là thủ phạm xả lượng khí thải lớn nhất vào môi trường, trong đó có Trung Quốc thả khoảng 6.018 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, Mỹ với lượng khí thải nhà kính là 5.903 tấn mỗi năm, các nước khác là Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Canada, Anh, Hàn Quốc và Iran
“Những dự án đã và đang tiến hành trên có thể thay đổi hoàn toàn điều tiết lưu lưọng tự nhiên của dòng sông, làm cho khô kiệt ở hạ du gay gắt thêm trong mùa hạn và lũ lụt trầm trọng hơn trong mùa lũ nếu các đập xả cùng lúc với lũ tự nhiên. Các đập chắn có nguy cơ gây giảm lượng phù sa, tổn thất môi trường sinh thái, thủy sản, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu ngư dân các nước ven sông. Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do ở cuối nguồn, nhất là về mùa khô. Lại thêm tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng mặn thâm nhập sâu trên toàn vùng. Nếu điều này xảy ra thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ đứng trước nguy cơ không còn là vùng đồng bằng trù phú nữa mà trở thành hoang mạc”.

Biện pháp trước mắt và lâu dài

Rõ ràng biến đổi khí hậu đang từng ngày gây tác động lên Việt Nam với những hậu quả trước mắt cũng như những mối nguy cơ lâu dài. Nhiều chuyên gia quốc tế đã dự đoán trong tương lai, Việt Nam sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng khí hậu ấm lên. Nước biển sẽ dâng lên, bão tố ngày càng thường xuyên và ác liệt hơn, còn mùa hè thì hạn hán, chưa kể nước biển dâng cao sẽ khiến cho khoảng 11% diện tích đất Việt Nam bị ngập và hàng triệu dân ở những vùng duyên hải sẽ phải di dân và hậu quả sẽ làm đảo lộn nhiều lĩnh vực: kinh tế, dân số, xã hội v.v...
Nhưng người dân Việt Nam dường như vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng sống còn của vấn đề, còn chính quyền thì vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu cũng như những chiến lược lâu dài, tổng thể, mang tầm quốc gia, vùng và toàn cầu. Cũng trong bài “Thế là sông cạn. Thế là bể dâu!” nhà văn Võ Thị Hảo viết về sự vô tâm, thiếu ý thức của con người: “Khí hậu nóng lên, không lo.
Nước biển dâng và nhiều cư dân mất chỗ ở, nhiều công trình bị huỷ hoại: đó là chuyện người khác.
Khắp nơi xây dựng, mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy quy hoạch. Mạnh ai nấy khai thác thuỷ địên và tài nguyên, không cần nghĩ đến tương lai và ảnh hưởng môi trường. Rồi các nhà máy, các hộ sản xuất thản nhiên xả độc vào đồng bào.
Người bán thực phẩm nơi nơi lừa bán cho đồng loại những thứ thịt ôi thối và mỡ bẩn cùng các chất độc hại ướp vào rau quả....Nước ngầm bị khai thác cạn kiệt. Sa mạc hoá. Hết lụt là sông suối khô đáy. Lũ quét và lũ bùn...
Khắp nơi xây dựng, mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy quy hoạch. Mạnh ai nấy khai thác thuỷ địên và tài nguyên, không cần nghĩ đến tương lai và ảnh hưởng môi trường. Rồi các nhà máy, các hộ sản xuất thản nhiên xả độc vào đồng bào.
Tất cả, đối với đa phần người Vịêt Nam và nhiều nhà chức trách, vẫn chỉ là những câu chuyện xa xôi quá. Những lời cảnh báo về thảm họa khí hậu nghe ra có vẻ quá nhẹ so với những tai biến hàng ngày như nạn nghèo đói, nạn tham nhũng và tai nạn giao thông cùng nhiều thứ khác. Và khi thảm họa ập đến, trở tay không kịp”.
Nhiều ý kiến tâm huyết của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã được nêu ra. Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, nhà nghiên cứu François Gemenne là giám đốc nghiên cứu của Viện Khoa học chính trị Paris, một chuyên gia hàng đầu về khí hậu và di dân nói rằng cần “một kế hoạch phối hợp mang tính tổng thể. Từ bây giờ phải giảm lượng khí thải bằng cách tăng sử dụng năng lượng sạch và những kỹ thuật sản xuất ít gây ô nhiễm. Đi lại bằng xe công cộng nhiều hơn. Trồng cấy nên hợp lý theo kiểu truyền thống và sử dụng càng ít phân bón hóa học càng tốt vì phân bón thải ra khí azote.
Hãy định lại chiến lược nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa để không lệ thuộc chỉ vào gạo hoặc cà phê cho xuất khẩu. Tình trạng độc canh thường gây thiệt hại do quá lệ thuộc vào giá thế giới và diễn biến khí hậu. Tăng cường bảo vệ các khu rừng đước và rừng rậm. Những hệ sinh thái này sẽ giúp giảm sốc trước tình trạng khí hậu ấm lên. Đó là ưu tiên hàng đầu.
Cũng cần nhớ rằng hàng triệu người VN sẽ phải di dời vì khí hậu. Tìm chỗ an cư cho họ chỉ là một chuyện.
Ngay từ bây giờ cần tính đến những kế hoạch đào tạo và giáo dục, để trong tương lai những con người đó biết làm gì để sinh sống”. Còn GSTS Nguyễn Thu trong bài “Biến đổi khí hậu và những giải pháp khả thi cho Việt Nam: Con đường gian truân… của thế kỷ XXI!” thì thẳng thắn: “Đây là những vấn đề sống còn của đất nước, cần nhiều khối óc thông minh và trung thực nhất của dân tộc góp ý.
Về mặt thượng tầng kiến trúc, nước VN đã đến lúc cần một nhà nước và chính phủ không bạc nhược tham nhũng thì mới tạo nổi một “ý chí quốc gia thống nhất” có khả năng đưa những đề án có tầm cỡ quốc gia thành hiện thực, chứ không phải toàn là những dư án “cây khế ngọt” được Quốc hội thông qua ào ào nhằm thỏa mãn lòng tham của những thành phần cơ hội chính trị cặn bã nhất!”
Nguy cơ sống còn đối với cả dân tộc đã quá rõ ràng. Giải pháp phải được cấp bách đề ra ngay từ bây giờ, với sự kiên quyết của chính quyền, sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, cả khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trước mắt một việc cụ thể cần làm là tuyên truyền giáo dục rông rãi để người dân ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và từng cá nhân phải tích cực góp phần vào việc giảm thiểu tối đa tác hại của việc biến đổi khí hậu. bảo vệ môi trường sống cho 90 triệu người dân Việt Nam.
Dòng sông thánh sắp chết
Sông Jordan, nơi Chúa Jesus được rửa tội, đang bị ô nhiễm nặng nề và có thể “chết” vào năm sau nếu tình trạng ô nhiễm không được ngăn chặn.
Một đoạn sông Jordan. Ảnh: blueguez.com.
Với độ dài 217 km, sông Jordan trải dài từ hồ Galilee tới biển Chết. Các nhánh của nó đổ vào Israel, Jordan, Syria và khu Bờ Tây thuộc Palestine. Tín đồ Cơ đốc giáo tin Chúa Jesus từng rửa tội ở dòng sông này trước khi ngài bị đóng đinh trên thánh giá.
Khi một sĩ quan hải quân Mỹ thám hiểm sông Jordan vào năm 1847, ông miêu tả nó là nơi có nhiều thác lớn thẳng đứng. Nhưng ngày nay chiều rộng của nó chỉ còn vài mét.
Theo AFP, tổ chức Friends of the Earth thông báo sông Jordan chỉ còn là một dòng nước mặn nhỏ ở phía nam biển hồ Galilee (phía đông bắc Israel). Dòng sông bị thu hẹp bởi tình trạng khai thác quá mức, ô nhiễm và sự thờ ơ của chính quyền khu vực. Israel, Syria và Jordan khai thác hơn 98% dòng chảy của sông trong nhiều năm qua. Sông này từng chứa tới 1,3 tỷ m khối nước mỗi năm, nhưng hiện tại nó chỉ cung cấp cho biển Chết khoảng 20 tới 30 triệu m khối nước.
“Dòng chảy còn lại trong sông Jordan chủ yếu chứa rác, nước từ các ao nuôi cá, chất thải nông nghiệp và nước mặn. Nếu không có hành động cụ thể, dòng sông sẽ cạn kiệt vào cuối năm 2011”, báo cáo của Friends of the Earth nêu rõ.
Một con đập cách biển hồ Galilee vài km về phía nam cắt ngang dòng chảy của sông. Ở phía nam con đập này, nước thải phun ra từ một đường ống. Đó chính là nguồn cung cấp nước cho sông Jordan.
“Chẳng ai có thể nói đó là nước thánh nữa. Chẳng ai nói đó là điều có thể chấp nhận đối với một dòng sông nổi tiếng khắp thế giới”, Gidon Bromberg, giám đốc chi nhánh Friends of the Earth tại Israel, phát biểu.
Cách ống nước vài mét có dòng nước mặn chảy vào dòng nước sủi bọt màu nâu. Nước mặn tới từ nhiều suối mặn gần đó, nhưng người ta cho chúng chảy ra sông để bảo vệ biển hồ Galilee.
Bất chấp tình trạng ô nhiễm nặng nề của sông Jordan, vài nghìn tín đồ vẫn tới đây hàng năm để nhảy xuống nước. Trong khi đó những cộng đồng dân cư người Israel, Jordan và Palestine dọc theo bờ sông – tổng cộng có khoảng 34.000 người – đổ rác xuống sông hàng ngày.
Điều nghịch lý là nếu nước thải không tiếp tục chảy vào sông thì nó sẽ “chết” sớm hơn vì sự hiện diện của nước mặn. Tổ chức Friends of the Earth cho rằng giải pháp tốt nhất là bơm một lượng nước ngọt khổng lồ - tối thiểu 400 triệu m khối mỗi năm - vào sông Jordan để giúp nó hồi sinh. Ngoài ra, Israel, Syria và Jordan cũng phải trả lại nước cho sông Jordan. Sự hồi sinh của sông Jordan cũng sẽ dẫn tới một viễn cảnh tươi sáng hơn đối với biển Chết – nơi cũng đang bị ô nhiễm nặng.
Các tín đồ tôn giáo tới sông Jordan hàng năm để thanh tẩy. Ảnh:  prophet
Các tín đồ tôn giáo tới sông Jordan hàng năm để thanh tẩy. Ảnh: greenprophet.com.
“Chúng tôi kêu gọi giới chức trong khu vực cấm người dân thực hiện nghi lễ rửa tội ở hạ nguồn sông Jordan cho tới khi chất lượng nước ở đó đạt tiêu chuẩn dành cho hoạt động du lịch”, AFP dẫn tuyên bố của Friends of the Earth Middle East (FoEME) - tổ chức do các nhà bảo vệ môi trường từ Jordan, Israel và Palestine sáng lập.
AFP cho hay, lời kêu gọi của FoEME được đưa ra sau khi các báo đưa tin Bộ Y tế Israel đề nghị Bộ Du lịch ngăn chặn người dân tắm hay thực hiện nghi lễ rửa tội dưới sông Jordan vì việc đó có thể gây tổn hại tới sức khỏe.
Sông Jordan trải dài từ hồ Galilee tới biển Chết với chiều dài 217 km. Các nhánh của nó đổ vào Israel, Jordan, Syria và khu Bờ Tây. Tín đồ Cơ đốc giáo tin rằng Chúa Jesus từng trải qua nghi thức thanh tẩy bằng nước ở dòng sông này cách đây khoảng 2.000 năm. Trong vài năm gần đây nước sông Jordan ngày càng bẩn do nước thải tăng lên còn nước sạch giảm dần. Ngày nay chiều rộng của nó chỉ còn vài mét.
Bất chấp tình trạng ô nhiễm nặng nề của sông Jordan, vài nghìn tín đồ Thiên Chúa giáo vẫn tới đây hàng năm để thực hiện nghi lễ thanh tẩy. Trong khi đó những cộng đồng dân cư người Israel, Jordan và Palestine dọc theo bờ sông – tổng cộng có khoảng 34.000 người – đổ rác xuống sông hàng ngày.
Thông báo của FoEME cho biết, do Israel, Syria và Jordan đều khai thác dòng chảy của sông Jordan nên nó mất tới 98% lượng nước sạch. Trong khi đó lượng nước thải không được xử lý, rác nông nghiệp, nước mặn và nước từ các ao cá liên tục tăng lên theo thời gian. Nếu tình hình vẫn tiếp diễn, FoEME lo ngại dòng sông sẽ cạn kiệt vào năm 2011.
Jordan và Israel đều khẳng định địa điểm mà Chúa Jesus chịu phép rửa dưới sông Jordan khoảng 2.000 năm trước nằm trên lãnh thổ của họ. Vì thế cả hai nước đều khuyến khích xây dựng khách sạn và cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch và các tín đồ tôn giáo.
Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?
Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm.
Đền thờ Angkor Wat là một trong những di sản của đế quốc Khmer. Ảnh: wikipedia.org.
Đế quốc Khmer từng trải dài trên phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á từ năm 801 tới năm 1400 trước khi biến mất đột ngột. Livescience khẳng định đây là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người trước khi nó suy vong. Trong nhiều thập kỷ qua giới sử học đưa ra vô số lời giải thích về sự diệt vong của đế quốc Khmer. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân là cuộc xung đột với các quốc gia khác, trong khi nhiều người khẳng định đế chế này bị tiêu diệt do đất đai thoái hóa.
Nhưng, theo Livescience, Brendan Buckley - một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor - kinh đô của đế chế - tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên.
Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ - từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay).
“Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.
Nhóm của Buckley cũng tìm thấy bằng chứng về những mùa mưa mạnh khiến hệ thống thủy lợi của kinh đô Angkor bị phá hủy. Trong mùa mưa bình thường, hệ thống thủy lợi khổng lồ - gồm kênh rạch, đê, hồ chứa nước – của Angkor có thể chịu được lượng mưa lớn. Nhưng sau một đợt siêu hạn hán kéo dài, hệ thống ấy có thể bị hủy hoại.
Các chuyên gia cho rằng El Niño, được tạo nên bởi sự ấm lên của dòng nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương khiến một lượng hơi nước rất lớn bay vào không khí, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những mùa mưa ở khu vực xung quanh Angkor khiến hạn hán kéo dài.
“Chúng ta cần nhớ rằng các nền văn minh vẫn có thể bị tổn thương trước biến động của khí hậu”, Kevin Anchukaitis, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Nhiều nghiên cứu trước đây chứng tỏ rằng những thay đổi đột ngột về môi trường có thể đẩy các nền văn minh cổ tới tình trạng diệt vong. Nền văn minh của người Anasazi ở phía tây nam nước Mỹ, đế chế của người Maya ở Trung Mỹ và vương quốc Mesopotamia (phía tây nam châu Á ngày nay) của người Akkadian là những nền văn minh biến mất vì biến đổi khí hậu.
Nhiều triều đại Trung Quốc sụp đổ vì khí hậu
Trong gần hai thiên niên kỷ trước, thời tiết lạnh giá gây nên nhiều cuộc xâm lược, nội chiến tại Trung Quốc và dẫn tới sự diệt vong của các triều đại như nhà Đường, nhà Minh.
Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là cung điện của các vị vua từ giữa triều đại Minh tới cuối thời nhà Thanh. Ảnh: wordpress.com.
AFP cho biết, những cuộc khủng hoảng lương thực gây bạo loạn trong lãnh thổ Trung Quốc hoặc buộc người Mông Cổ xâm lược nước này thường xảy ra vào những giai đoạn mà khí hậu trở nên giá lạnh. Ngược lại, tình trạng ổn định và thịnh vượng của các triều đại tập quyền luôn diễn ra trong những giai đoạn khí hậu ấm áp.
Zhibin Zhang, một chuyên gia thuộc Viện Khoa học tại Bắc Kinh, đã chỉ đạo một nhóm gồm các nhà khoa học Trung Quốc và châu Âu xem lại toàn bộ tài liệu liên quan tới giai đoạn kéo dài hơn 1.900 năm trong lịch sử Trung Quốc. Họ chú ý tới mức độ thường xuyên của các cuộc chiến, giá gạo, sự hoành hành của châu chấu, hạn hán và lũ lụt. Đối với xung đột vũ trang, nhóm nghiên cứu chia thành hai loại: nội chiến và ngoại xâm.
“Sự sụp đổ của nhà Hán (25-220), Đường (618-907), Nam Tống, (960-1125), Bắc Tống (1127-1279) và Minh (1368-1644) xảy ra vào thời kỳ nhiệt độ rất thấp và tốc độ giảm nhiệt diễn ra nhanh”, nhóm nghiên cứu tuyên bố.
Nạn đói do mất mùa có thể làm suy yếu các triều đại trên. Ngoài ra nạn đói còn buộc những bộ tộc ở phía bắc – nơi dễ hứng chịu tác động tiêu cực của tình trạng giảm nhiệt độ hơn so với Trung Quốc – phải xâm lược nước này.
Các chuyên gia cho biết, nếu nhiệt độ trung bình trong năm giảm 2 độ C, mùa sinh trưởng của các loài cỏ trên thảo nguyên ở Mông Cổ sẽ bị rút ngắn tới 40 ngày. Do cỏ là thức ăn quan trọng của gia súc nên nhiệt độ giảm khiến chúng đói hoặc chết hàng loạt. Những bộ tộc Mông Cổ vốn sống bằng nghề chăn nuôi du mục buộc phải tràn vào Trung Quốc để tránh nạn đói.
Một điều kỳ lạ là số lượng những đợt lũ lụt và hạn hán trong những giai đoạn lạnh lại cao hơn so với các thời kỳ nóng. Tuy nhiên, các nhân tố dễ gây nên chiến tranh và sự sụp đổ của triều đại là sự leo thang của giá gạo và sự tàn phá mùa màng của châu chấu. Đế chế La Mã và nền văn minh Maya cũng suy vong trong những thời kỳ mà nhiệt độ xuống thấp.
Cứ sau 160 hoặc 320 năm thì Trung Quốc lại trải qua thời kỳ lạnh giá một lần. Zhan và các đồng nghiệp cho rằng chu kỳ này liên quan tới hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng sự biến đổi đó hoàn toàn do tự nhiên gây nên, chứ không phải con người. Thủ phạm khiến nhiệt độ xuống thấp trong những thời kỳ ấy là hoạt động của mặt trời, quỹ đạo và độ nghiêng của trái đất.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố phát hiện của họ cho thấy biến đổi khí hậu có thể dẫn tới bất ổn xã hội và chiến tranh.
“Các sử gia thường cho rằng sự thay đổi triều đại thời xưa là kết quả của những cuộc xung đột giai cấp và sự yếu kém của vua chúa. Tuy nhiên, biến động của khí hậu cũng là một nhân tố quan trọng đối với xã hội. Nó có thể làm sụp đổ các triều đại hoặc nền văn hóa, đồng thời dẫn tới sự ra đời của thể chế mới”, nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B của Anh.
Nhiệt độ vẫn tăng dù hội nghị Copenhagen thành công
Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng ấm lên toàn cầu có thể vẫn tiếp diễn ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Đan Mạch dẫn tới sự ra đời của một thỏa thuận mới về cắt giảm khí thải.
Triều cường dâng khiến nhiều đường phố tại thủ đô Jakarta của Indonesia ngập nước vào ngày 3/12. Giới khoa học cảnh báo lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters.
Triều cường dâng khiến nhiều đường phố tại thủ đô Jakarta của Indonesia ngập nước vào ngày 3/12. Giới khoa học cảnh báo lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters.
Mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh do Liên Hợp Quốc chủ trì tại thành phố Copenhagen (từ ngày 7 tới 18/12) là ký kết một hiệp định thay thế Nghị định thư Kyoto 1997. Mặc dù nhiều người tỏ ra lạc quan về khả năng thành công của hội nghị, một số nhà khoa học vẫn cảnh báo rằng tăng nhiệt độ là xu hướng không thể tránh khỏi của địa cầu.
Trong một bài viết trên tạp chí Nature, tiến sĩ Mark New của Đại học Oxford (Anh) cùng nhiều nhà nghiên cứu khác tuyên bố nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng dưới mức 2 độ C nếu các nước thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trong hội nghị Copenhagen. Nếu thế giới chỉ đạt được một hiệp định với "những điều khoản yếu", nhiệt độ sẽ tăng thêm ít nhất 4 độ C trước năm 2060. Tình trạng đó sẽ khiến các sông băng tan chảy nhanh hơn, nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán liên tục xảy ra trên diện rộng.
"Ngay cả những nước phát triển cũng sẽ đối mặt với các thảm họa như di cư ồ ạt và thiếu lương thực. Những cộng đồng giàu nhất sẽ chứng kiến những thay đổi to lớn và chưa từng có trong cuộc sống của họ. Phần lớn dân số thế giới sẽ phải thay đổi những thói quen cơ bản để có thể tồn tại trong một thế giới nóng hơn hiện nay", ông New nói.
Tiến sĩ New kêu gọi các nước giàu mạnh tay cắt giảm khí thải, đồng thời hỗ trợ nỗ lực cắt giảm khí thải của nước nghèo bằng tài chính và công nghệ. Ông cho rằng cộng đồng quốc tế cần giúp những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, trong đó có Việt Nam, đối phó với tình trạng nước biển dâng và các tác động khác.
Những bức ảnh dưới đây được trích từ Telegraph.
Tảo bùng phát
Tảo bùng phát trên bờ biển thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 24/6/2008. Ảnh: Telegraph.
Hồ
Hồ Curuai ở Brazil cạn trơ đáy vì một đợt hạn hán khủng khiếp tại khu vực sông Amazon vào năm 2005. Ảnh: Reuters.
Hồ chứa Barros de Luna thuộc tỉnh Leon, Tây Ban Nha cạn trơ đáy vì hạn hán vào ngày 3/11. Ảnh: Reuters.
Nhà máy lọc dầu
Nhà máy lọc dầu Grangemouth tại Scotland. Ảnh: Getty Images.
Những tảng băng
Những tảng băng sụt lở tại một sông băng ở Patagonia, Argentina ngay giữa mùa đông do sự tăng lên của nhiệt độ. Ảnh: Reuters.
Người điều khiển xe máy chờ đèn đỏ tại một giao lộ
Người điều khiển xe máy chờ đèn đỏ tại một giao lộ ở Đài Loan vào ngày 29/10. Đài Loan có khoảng 8,8 triệu xe máy và 4,8 triệu ô tô. Phần lớn phương tiện cơ giới và dân số tập trung tại một khu vực chiếm 1/3 diện tích đảo. Ảnh: Reuters.
Một hồ nước hình thành
Hiện tượng tan chảy của băng tạo nên một hồ nước trên sông băng Humboldt thuộc đảo Greenland. Ảnh được chụp vào ngày 31/7. Ảnh: Reuters.
Một khu vực bị chặt phá trong rừng Amazon - nơi được mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất. Giới khoa học cho rằng Amazon là nơi sinh sống của ít nhất 30% tổng số loài động vật và thực vật trên hành tinh. Ảnh: AP.
Mặc dù lượng khí thải mà máy bay tạo ra chỉ chiếm 3-4% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới, các nhà khoa học lo ngại rằng
Mặc dù lượng khí thải mà máy bay tạo ra chỉ chiếm 3-4% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới, các nhà khoa học lo ngại rằng ngành hàng không sẽ tạo ra nhiều khí thải hơn trong tương lai, khi máy bay trở thành phương tiện giao thông phổ biến hơn. Ảnh: Getty Images.
Đứa bé chạy trong bãi rác chứa đầy chai nhựa gần làng
Đứa bé chạy trong bãi rác chứa đầy chai nhựa gần làng Dhanas thuộc ngoại ô thành phố Chandigarh, Ấn Độ vào ngày 21/11. Ảnh: Reuters.

No comments:

Post a Comment