Ảnh minh họa nhật thực một phần của ncku.edu.tw. |
Theo trang Space, người dân ở phần lớn châu Phi và châu Á có thể quan sát nhật thực. Hành trình của nó bắt đầu tại khu vực Trung Phi và đi qua Ấn Độ Dương, miền nam Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á và kết thúc ở Trung Quốc. China Daily nói rằng đây sẽ là nhật thực một phần (hay còn gọi là nhật thực hình khuyên) thường niên dài nhất trong 1.000 năm tới.
Ở Kampala, thủ đô của Uganda ở châu Phi, mặt mặt trăng bắt đầu che khuất mặt trời vào 7h06. Vào lúc 8h25, mặt trăng sẽ nằm giữa mặt trời và nhật thực kết thúc vào lúc 10h04. Tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, nhật thực bắt đầu lúc 14h22 theo giờ địa phương và chấm dứt vào 17h07.
Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam, cho biết, người dân Việt Nam có thể quan sát nhật thực hình khuyên vào ngày mai. Khi nhật thực xảy ra, mặt trời sẽ giống như một chiếc nhẫn khổng lồ và rực rỡ. Tuy nhiên, ông cũng cho hay do bầu trời ở miền bắc có nhiều mây và khu vực này sắp đón một khối không khí lạnh nên khả năng chiêm ngưỡng nhật thực ở miền bắc thấp hơn so với miền nam.
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời. Nhật thực hình khuyên xảy ra hàng năm khi trái đất ở vị trí gần nhất so với mặt trời và mặt trăng ở vị trí xa nhất so với địa cầu. Vì thế mà mặt trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ mặt trời.
Mặc dù không thú vị như nhật thực toàn phần, nhật thực hình khuyên vẫn là sự kiện đáng chú ý. Nhiều hiệu ứng của nhật thực toàn phần cũng xảy ra trong nhật thực hình khuyên, chẳng hạn như sự suy giảm độ sáng của tia nắng mặt trời và những tác động đối với động vật. Tuy nhiên, nhật thực hình khuyên nguy hiểm hơn nhật thực toàn phần vì mặt trời không bị che khuất hoàn toàn.
Một trong những cách an toàn để ngắm nhật thực hình khuyên là đặt một gương nhỏ có đường kính dưới 2,5 cm trên gờ cửa sổ. Gương sẽ phản chiếu hình ảnh mặt trời bị che khuất vào phòng.
Khi nhật thực hình khuyên diễn ra chúng ta có thể nhìn thấy sao Kim ngay gần mặt trời, bởi hành tinh này phát ra ánh sáng cực mạnh.
Lộ trình của nhật thực ngày 22/7 trên địa cầu. Ảnh: Newscientist. |
1. Nhật thực dài nhất trong lịch sử nhân loại kéo dài 7,5 phút.
2. Chúng ta không thể nhìn thấy nhật thực toàn phần cho tới khi hơn 90% mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng.
3. Khi 99% mặt trời bị che khuất, ngày sẽ trở thành đêm ở những khu vực nhìn thấy nhật thực.
4. Trong khoảng thời gian hơn 5000 năm - từ năm 2000 trước Công nguyên và năm 3000 sau Công nguyên - cư dân trên trái đất từng được chiêm ngưỡng nhật thực 11.898 lần.
5. Số lượng nhật thực tối đa trong một năm bất kỳ là 5, bao gồm nhật thực toàn phần, một phần hoặc vành khuyên. Tại mọi vị trí trên trái đất, chúng ta luôn có cơ hội ngắm nhật thực ít nhất hai lần trong năm.
6. Khi nhật thực xảy ra chim và động vật thường đi ngủ hoặc tỏ ra hoang mang.
7. Mọi nhật thực luôn bắt đầu vào lúc bình minh tại một điểm nào đó trong lộ trình của nó và kết thúc khi mặt trời lặn. Điểm kết thúc cách vị trí bắt đầu khoảng nửa vòng trái đất. Nhật thực toàn phần hôm nay bắt đầu lúc mặt trời mọc ở Ấn Độ và chấm dứt vào lúc hoàng hôn ở bán cầu đông.
8. Cứ 18 năm và 11 ngày nhật thực gần giống hệt nhau (toàn phần, một phần hoặc vành khuyên) xảy ra một lần. Người ta gọi đó là chu kỳ Saros.
Hình ảnh nhật thực tại thành phố New Dehli vào sáng 22/7. Ảnh: Reuters. |
9. Trong thời gian nhật thực diễn ra, bóng của nó di chuyển với tốc độ 1.770,28 km/h ở xích đạo và lên tới 8.046,73 km/h ở cực bắc và cực nam.
10. Bóng của nhật thực có chiều rộng xấp xỉ 273,59 km. Khi nhật thực toàn phần xảy ra, nhiệt độ ở những vùng chìm trong bóng tối có thể giảm tới 20 độ C so với thời điểm trước nhật thực.
10. Bóng của nhật thực có chiều rộng xấp xỉ 273,59 km. Khi nhật thực toàn phần xảy ra, nhiệt độ ở những vùng chìm trong bóng tối có thể giảm tới 20 độ C so với thời điểm trước nhật thực.
11. Trước khi đồng hồ nguyên tử ra đời, những tài liệu nghiên cứu nhật thực từ thời cổ đại cho phép giới thiên văn phát hiện trái đất quay chậm 0,001 giây trong một thế kỷ.
12. Nếu tính trung bình thì cứ một hoặc hai năm nhật thực toàn phần xảy ra một lần. Tuy nhiên, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát từ một dải đất hẹp chiếm chưa tới 1% diện tích địa cầu.
13. Nhật thực hôm nay kéo dài tới 6 phút 39 giây do nó xảy ra chỉ vài giờ sau khi mặt trăng tiến tới cận điểm (điểm gần trái đất nhất trong quỹ đạo của nó). Ở khoảng cách gần như vậy, kích thước của mặt trăng lớn hơn mặt trời 8% đối với người quan sát từ trái đất. Vì thế mà bóng của nhật thực hôm nay lớn hơn bóng của tất cả nhật thực sẽ xảy ra trong thế kỷ 21.
14. Chúng ta không bao giờ quan sát được nhật thực toàn phần nếu đứng ở Nam Cực và Bắc Cực.
15. Vào ngày 11/7/2010, người dân châu Á sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực dài thứ ba trong thế kỷ.
Ngày mai nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21
Ông Nguyễn Đức Phường. Ảnh: N.H. |
Với thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cực đại là 6 phút 39 giây, bắt đầu lúc 9h35 ngày 22/7 (giờ Hà Nội), đây là nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.Tới năm 2132 mới có lần nhật thực toàn phần có thời gian tương đương.
- Trên lãnh thổ Việt Nam, ở đâu có thể quan sát hiện tượng này?
- Lần này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực là lúc 7h sáng, đạt cực đại lúc hơn 8h và kết thúc sau 9h. (Xem chi tiết)
Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất là Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại 75,8% vào lúc 8h11. Càng về phía Nam, tỷ lệ che khuất càng nhỏ. Ví dụ: Hà Nội 67,5%, Đà Nẵng là 46%, TP HCM 27,4%... (Xem chi tiết)
- Nên quan sát nhật thực như thế nào để không ảnh hưởng mắt?
- Cường độ ánh sáng mặt trời rất lớn với nhiều bức xạ tử ngoại có hại nên chỉ cần nhìn thẳng vào mặt trời bằng mắt thường trong giây lát cũng có thể làm tổn thương đến võng mạc, thậm chí gây mù lòa. Kinh râm dù là loại tốt nhất cũng không được thiết kế để quan sát nhật thực. Tốt nhất nên quan sát bằng kính chuyên dụng, kính thợ hàn.
Còn cách phổ thông nhất là đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực để hình ảnh mặt trời nhìn qua đó trở nên dịu hơn. Ngoài ra, cũng có thể dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ rồi hướng tấm bìa về phía mặt trời để ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.
Nhật thực toàn phần với vành nhật hoa. Ảnh: National Geographic. |
- Hiện, vẫn còn quan niệm nhật thực ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ý kiến của ông thế nào?
- Tôi khẳng định, đây hoàn toàn là hiện tượng xảy ra theo quy luật tự nhiên, không có gì thần bí. Hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Một số nơi, do mê tín di đoan và quan niệm sai lệch về hiện tượng tự nhiên này nên có quan niệm rằng mặt trời đang bị "ăn" mất. Bởi vậy, họ dùng các vật dụng hằng ngày gõ vào nhau để xua đuổi "con vật" dám "ăn" mất mặt trời.
- Dưới góc độ khoa học, hiện tượng nhật thực toàn phần có ý nghĩa thế nào với công tác nghiên cứu?
- Nhật thực toàn phần có nhiều ý nghĩa khoa học hơn nguyệt thực toàn phần. Qua hiện tượng này, các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu lớp khí quyển (sắc cầu) của mặt trời mà bình thường rất khó quan sát và nghiên cứu.
Ngoài ra, đối với các nhà vật lý lý thuyết, nhật thực toàn phần, nhất là nhật thực toàn phần kéo dài hiếm có như lần này, đây là cơ hội để kiểm tra những tính chất của lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein.
Từ 7h sáng 22/7, CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi TP HCM (Quận 3), trong khi đó diễn đàn CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng). Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ được hướng dẫn cách quan sát nhật thực an toàn.
Tại Hà Nội, hoạt động quan sát cũng được tổ chức tại Phòng thiên văn (Khoa Vật lý - ĐH Sư phạm).
Hình ảnh ấn tượng về nhật thực dài nhất 1.000 năm
Mặt trời treo trên đầu hai người đàn ông Trung Quốc, chiếc nhẫn màu cam khổng lồ trên bầu trời Myanmar là những hình ảnh khó quên về nhật thực dài nhất thiên niên kỷ diễn ra hôm qua.
Nữ sinh Bangkok say mê ngắm nhật thực hình khuyên ở Thái Lan. Ảnh: Reuters. |
Sinh viên Ấn Độ chuẩn bị ngắm cảnh mặt trăng "ăn" mặt trời ở Lahore. Ảnh: Reuters. |
Cô gái Ấn Độ chăm chú nhìn lên trời. Ảnh: Getty Images. |
Các sinh viên Bangkok chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên qua một tấm kính lớn. Ảnh: Reuters. |
Cô gái ở Jordan vừa nhai kẹo cao su vừa xem nhật thực. Ảnh: Reuters. |
Hai cô gái Ấn Độ cười tươi khi chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú chỉ xảy ra trong 1.000 năm. Ảnh: Getty Images. |
Nhật thực hình khuyên ở Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: AP. |
Mặt trăng che khuất một phần mặt trời trong gần hai giờ đồng hồ trên bầu trời thủ đô Manila của Philippines. Ảnh: AP. |
Nhật thực phía trên sông Tamsui, Đài Loan. Ảnh: Reuters. |
Hai người đàn ông ngồi trên cầu ngắm nhật thực tại thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Nhật thực tại thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: AP. |
Mặt trăng bắt đầu đi ngang qua mặt trời trên bầu trời thành phố Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP. |
Máy bay bay ngang qua mặt trời đang bị che một phần bởi mặt trăng. Ảnh chụp tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: National Geographic. |
Tại Singapore. Ảnh: AP. |
Trong bức ảnh này, mặt trời hiện lên gần lưỡi liềm trên tháp của một giáo đường tại thành phố Rawalpindi, Pakistan. Ảnh: AP. |
Tại thành phố Sidon, Libăng. Ảnh: Reuters. |
Mặt trời giống hình lưỡi liềm trên bầu trời quốc đảo Maldives. Ảnh: AP. |
Trong bức ảnh này, độ che phủ của mặt trời gần đạt mức cực đại trên bầu trời thủ đô Nairobi của Kenya. Ảnh: AP. |
Tại thành phố cổ Bagan của Myanmar. Ảnh: AP. |
Mặt trăng lọt vào giữa mặt trời tại Bagan, Myanmar. Ảnh: AP. |
Cảnh tượng nhật thực ở ngoại ô thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Những giai đoạn khác nhau của nhật thực tại Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Một con chim bay qua ống kính máy ảnh trong nhật thực tại thành phố New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP. |
Phi cơ bay qua mặt trời khi nhật thực xảy ra trên bầu trời thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ảnh: AP. |
Một bức tượng trong công viên ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, trở nên huyền bí dưới ánh sáng của nhật thực. Ảnh: National Geographic. |
No comments:
Post a Comment