Friday, September 30, 2011

Môi sinh(6)

NƯỚC
Nước là một hợp chất hóa học của ôxyhydro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hydro và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
Bên cạnh nước "thông thường" còn có
nước nặngnước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hydro bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteritriti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề đáng báo động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc hay các khu vực khô cằn khác.
Thậm chí trên tàu thuyền hay trên các đảo giữa đại dương vẫn có hiện tượng "thiếu nước", điều đó có nghĩa là sự thiếu hụt nước ngọt chứ không phải thiếu nước nói chung do nước biển là nước mặn và không thể sử dụng trực tiếp để uống.
Đối với các loài cá và các loài sinh vật khác sinh sống dưới nước thì nồng độ của natri clorua hòa tan trong nước là một yếu tố quan trọng cho sự sống của chúng. Phần lớn các loài không thể sống trong cả nước ngọt lẫn nước mặn, mặc dù có một số loài có thể sống trong cả hai môi trường. Cá nước mặn sinh sống chủ yếu ở các vùng nước mặn có độ chứa muối cao và chúng cố gắng thải các loại muối ra khỏi cơ thể nhiều đến mức có thể đồng thời với việc giữ lại nước. Cá nước ngọt thì làm việc ngược lại: Chúng có quá nhiều nước và có rất ít muối.Nước ngọt được định nghĩa như là nước chứa ít hơn 0,5 phần nghìn các loại muối hòa tan. Các khối nước ngọt trong tự nhiên có phần lớn các hồ và ao, sông, một số khối nước ngầm cũng như nhiều khối nước ngọt chứa trong các vật thể do con người tạo ra, chẳng hạn các kênh đào, hào rãnh và hồ chứa nước nhân tạo. Nguồn chủ yếu tạo ra nước ngọt là giáng thủy từ khí quyển trong dạng mưa hay tuyết.

Diễn đàn Nước Thế giới lần 5 tại Thổ Nhĩ Kỳ
Diễn đàn Nước thế giới (WWF) lần thứ 5 khai mạc tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài từ ngày 16 đến ngày 22-3. Hội nghị với chủ đề “có chủ đề "Chia sẻ nguồn nước, chia sẻ cơ hội - Hàn gắn những bất đồng về vấn đề nước”, là diễn đàn nước lớn nhất, thu hút sự tham gia của 30.000 đại biểu đến từ tất cả các khu vực trên thế giới. Trong đó có 25 nguyên thủ quốc gia và khoảng 180 bộ trưởng. Diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nước, WWF 5 sẽ là cơ sở để cộng đồng quốc tế, các nhà hoạch định chính sách về nước, các tổ chức phi chính phủ cũng như các cá nhân quan tâm vấn đề này tăng cường đối thoại nhằm tìm ra những giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng về nước. WWF lần thứ 5 sẽ trao 3 giải thưởng danh giá về nước cho các tổ chức hoặc cá nhân có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực liên quan đến nước.Theo báo cáo thứ hai của LHQ về phát triển nguồn nước thế giới, khoảng 20% dân số thế giới, tức 1,1 tỷ người, không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn và 40% không được sử dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản do phân phối không công bằng, quản lý tồi và đầu tư không phù hợp cho cơ sở hạ tầng.
Một báo cáo công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos hồi tháng 1 vừa qua cũng cảnh báo thế giới đang rơi vào “thời kỳ phá sản về nước”. Trong khi đó, báo cáo do Chương trình Môi trường LHQ, Ngân hàng Thế giới và Viện các nguồn nước thế giới phối hợp soạn thảo dự báo “cơn khát nước” trên thế giới có thể trở thành một trong những vấn đề gây sức ép căng thẳng nhất trong thế kỷ 21.
Trước đó Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đưa ra lời kêu gọi: “Thế giới cần hành động nhiều hơn để bảo vệ các nguồn nước”. Chủ tịch Ủy ban Nước và cư trú của ICRC, Robert Mardini cảnh báo các hệ thống y tế, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và cung cấp điện là những cơ sở đầu tiên bị rối loạn khi nổ ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. Sự rối loạn này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu các nguồn cung ứng và dịch bệnh lây lan nhanh, khiến nhiều người tử vong, như trong trường hợp ở Iraq, Dải Gaza ở Palestine, Sri Lanka và Somalia. Ông khẳng định ICRC muốn nhân WWF lần thứ 5 này để nâng cao vị trí của vấn đề nước trong chương trình nghị sự quốc tế và nhắc nhở các nước có trách nhiệm với vấn đề này.
WWF được triệu tập 3 năm một lần, do Hội đồng Nước thế giới tổ chức nhằm nâng cao tầm quan trọng của nước trong chương trình nghị sự chính trị quốc tế, tìm giải pháp cho các vấn đề nước toàn cầu và đưa ra những đề xuất cụ thể cho thế giới liên quan đến nước. Khan hiếm nước là một trong những vấn đề then chốt được mang ra thảo luận tại Diễn đàn Nước Thế giới. Tuần trước, Liên Hiệp Quốc đã phổ biến bản phúc trình mới nhất về nguồn nước, trong đó vẽ ra một bức tranh u ám về nhu cầu gia tăng và nguồn cung ứng sút giảm.Ông Gerhart Payen là người cố vấn về vấn đề nguồn nước cho Tổng thư ký Ban Ki Moon của Liên Hiệp Quốc. Ông cũng giữ chức Chủ tịch của Liên đoàn Quốc tế Các nhà cung ứng nước tư nhân – một hiệp hội nối kết các tổ chức quốc tế với những công ty tư nhân trong ngành cung ứng dịch vụ cấp nước và vệ sinh. Ông Payen cho biết bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc là một hồi chuông báo thức rất quan trọng cho thế giới.Ông Payen nói: "Thực tế của ngày nay là nạn khan hiếm nước đang gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới vì lượng sử dụng gia tăng và một phần cũng vì nạn biến đổi khí hậu. Đó là một thực tế. Thời kỳ nước nhiều đã qua rồi. Vì vậy cho nên trong tương lai chúng ta phải quản lý nước cẩn thận hơn. Và có khả năng là sẽ xảy ra những vụ xung đột. Cho nên nếu chính phủ các nước không chú tâm giải quyết, những vụ xung đột sẽ xuất hiện ở cấp khu vực và cấp quốc tế. Đây là một trách nhiệm chung mà mọi người chúng ta ai nấy đều phải góp phần gánh vác. Chúng ta phải nhận thức được rằng số người trên trái đất quá đông và thời kỳ nước nhiều đã qua rồi."Theo phúc trình của Liên Hiệp Quốc, Trung Đông là khu vực mà xung đột có thể xảy ra, đặc biệt là giữa Israel với các nước láng giềng, vì nguồn cung ứng nước ngày càng ít đi.Thổ Nhĩ kỳ, nước đứng ra tổ chức hội nghị lần này, đã đề nghị một giải pháp để giảm bớt căng thẳng – đó là Thổ Nhĩ kỳ sẽ bán nước cho Israel từ vùng duyên hải Đại tây dương ở miền đông.Ông Dogan Altinbilek, cựu Tổng Giám đốc Cục Thủy Lực Quốc gia Thổ Nhĩ kỳ, là một trong những người soạn thảo kế hoạch vừa kể. Ông Altinbilek nói: "Đây là khu vực thiếu nước nhất trên thế giới. Ở nhà tôi, tôi có rất nhiều cuốn sách nói về những cuộc chiến tranh vì nước ở Trung Đông. Có ít nhất 12 tác giả đã nói rằng nếu chiến tranh xảy ra ở Trung Đông thì đó sẽ là cuộc chiến tranh vì vấn đề nguồn nước. Kế hoạch cung ứng nước cho Israel sẽ mang lại một số lợi nhuận cho Thổ Nhĩ kỳ, nhưng không nhiều lắm. Thực ra đây là một tài nguyên mà chúng tôi không có nhiều nhưng chúng tôi sẵn sàng cung ứng."Dự án này hiện đang trong vòng trù hoạch, với các cuộc thảo luận được thực hiện với Israel về các vấn đề an ninh, hậu cần và phí tổn. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã nêu lên những mối quan tâm về vấn đề môi trường của dự án. Vấn đề thương mại hóa nguồn nước và vai trò của khu vực tư nhân là một vấn đề gây nhiều tranh luận.Bên ngoài địa điểm hội nghị, hàng trăm người biểu tình đã phản đối điều mà họ gọi là 'thương mại hóa' nguồn nước. Những người chỉ trích nói rằng Diễn đàn này có liên hệ quá gần gũi với những quyền lợi của giới kinh doanh.Một hội nghị thay thế do mấy mươi tổ chức phi chính phủ dự kiến sẽ khai mạc tại Istanbul trong tuần này.Ông Mark Hayes, thuộc Hội Trách nhiệm Doanh nghiệp Quốc tế nói rằng thương mại hóa nguồn nước không giải quyết được vấn đề nước của thế giới.Ông Hayes nói: "Ngay lúc này, nếu quí vị nhìn kỹ việc thực hiện chính sách nước trong 10 hoặc 15 năm vừa qua, quí vị sẽ thấy là các công ty nước tư nhân này làm việc chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới, thậm chí họ còn làm việc chặt chẽ với một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc – là tổ chức định đoạt chương trình nghị sự. Và kết quả là hiện tượng tư nhân hóa ồ ạt ở Mỹ châu La tinh, Đông Nam Á và Phi châu đã xuất hiện đồng thời với xu thế biến nước thành một thứ hàng hóa, với sự bùng phát của thị trường nước đóng chai. Họ đã có cơ hội để chứng tỏ là tư nhân hóa có thể giải quyết vấn đề này. Nhưng điều rõ ràng là ngay cả những người trong bọn họ cũng thừa nhận rằng đó không phải là một loại thuốc chữa bá bệnh."Vai trò của khu vực tư nhân trong việc góp phần khắc phục những thách thức liên quan tới công tác bảo tồn nước và đưa nước uống sạch tới cho dân chúng là một vấn đề quan trọng khác mà hội nghị Istanbul đã thảo luận.Ông Gerhard Payen của Liên đoàn Quốc tế Các nhà cung ứng nước tư nhân cho biết rằng có một vai trò cho cả khu vực tư lẫn khu vực công. Ông nói thêm rằng mọi người nên có thái độ thực tế, thay vì bám chặt vào hệ tư tưởng của mình.Ông Payen nói: "Ngày nay chúng ta có một sự cách biệt giữa 3 tỉ rưỡi người có nước máy để dùng và 3 tỉ người không có nước máy ở nhà hay ở gần nhà. Có một sự cách biệt rất lớn trên thế giới giữa những người hưởng lợi từ dịch vụ cấp nước công cộng với những người không được hưởng lợi. Trong 15 năm qua, khu vực tư nhân đã mang lại dịch vụ cung ứng nước cho hơn 25 triệu người. Vì vậy vấn đề hiện nay là: Khi nào thì chúng ta mới muốn cho tất cả mọi người ai nấy cũng đều tiếp cận được với nguồn nước an toàn và đáng tin cậy? Đây là vấn đề chính. Đối với những người này, điều quan trọng nhất là tiếp cận với nguồn nước."Diễn đàn Nước Thế giới còn có khóa họp dài một tuần dành riêng cho các đại diện chính phủ. Những cuộc họp này được tiến hành mà không có sự tham dự của công chúng và diễn ra tại một địa điểm khác với địa điểm chính của hội nghị.Sau 7 ngày họp, Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 5 đã kết thúc ngày 22/3 tại thành phố I-xtan-bun (Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ.
Diễn đàn đã ra tuyên bố với cam kết của đại diện hơn 100 quốc gia tham dự về quản lý tốt nguồn nước, phấn đấu cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh tiêu chuẩn cho hàng tỉ người đang có nhu cầu, cũng như tăng cường các biện pháp phòng chống hạn hán và lũ lụt.Tuyên bố kêu gọi những nỗ lực quốc tế nhằm "sửa đổi việc quản lý nước cho phù hợp với tất cả những thay đổi trên toàn cầu và cải thiện sự hợp tác ở tất cả các cấp". Tuyên bố nêu rõ thế giới đang đối mặt với những thay đổi nhanh chóng và không lường trước được như sự tăng trưởng về dân số, tình trạng di cư, thành thị hóa, biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, hạn hán, sự thoái hóa và sử dụng đất, những biến động về kinh tế... Trước những thách thức này, Diễn đàn đã đưa ra một số khuyến nghị về hành động, trong đó có tăng cường hợp tác để giảm những tranh cãi về nước, tập trung các biện pháp khắc phục tình trạng lũ lụt và hạn hán, quản lý tốt hơn các nguồn nước, hạn chế việc để ô nhiễm sông, hồ, ao... Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố tại Diễn đàn, hiện có khoảng 880 triệu người trên thế giới chưa được tiếp cận các nguồn nước uống hợp vệ sinh và khoảng 2,5 tỉ người chưa được tiếp cận hệ thống vệ sinh tiêu chuẩn. OECD cho rằng, vào năm 2030, số người sống trong tình trạng căng thẳng về nước có thể lên tới 3,9 tỉ người, đó là chưa tính đến những tác động của tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Diễn đàn Nước Thế giới được tổ chức ba năm một lần, nhằm tìm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến nước trên thế giới và thúc đẩy hợp tác giữa các nước và các tổ chức. Diễn đàn lần này, khai mạc ngày 16/3, với chủ đề "Hàn gắn những bất đồng về vấn đề nước". Tham dự diễn đàn có gần 30.000 đại biểu, một con số kỷ lục, trong đó có một số nguyên thủ quốc gia, hơn 90 bộ trưởng, 63 thị trưởng, 156 đoàn và 148 nghị sỹ. Đã có khoảng 100 tham luận bao gồm những lĩnh vực rộng lớn từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn đề quản lý và bảo vệ nguồn nước, đến đầu tư vào lĩnh vực nước, được đọc tại Diễn đàn. Một triển lãm và một hội chợ về nước cũng đã được tổ chức trong thời gian diễn ra Diễn đàn với sự tham gia của các công ty Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để giới thiệu các công nghệ và sản phẩm liên quan tới nước.
Nghiên cứu về nguồn nước tại Việt Nam – Sự huy động arsen và mối quan hệ với quá trình tương tác mãnh liệt giữa nguồn nước ngầm và nước mặt ở Đồng bằng sông Hồng. Thời gian thực hiện của dự án kéo dài từ ngày 01/8/2002 tới ngày 31/7/2007 và Jens Christian Refsgaard, Giáo sư Nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát Địa chất của Đan Mạch và Greenland (GEUS) là Bên Chịu trách nhiệm Chính.
Trong một viễn cảnh quốc tế, dự án này nhằm mục tiêu đóng góp giải pháp cho những vấn đề nghiêm trọng về arsen gặp phải đặc biệt ở Bangladesh, Tây Bengal và Việt Nam, nơi hơn 50 triệu người nghèo đang bị ảnh hưởng bởi nồng độ thành phần arsen cao trong nguồn nước ngầm và cây trồng.
Mục tiêu nghiên cứu chính trong dự án đề xuất là đạt được một hiểu biết nền tảng về các quá trình kiểm soát nồng độ arsen trong nước ngầm trong các tầng ngậm nước của đồng bằng cửa sông tại lưu vực sông Hồng ở Việt Nam thông qua các điều tra chi tiết về thủy địa chất và hóa địa chất.
Mục tiêu cuối cùng và viễn cảnh xa hơn cần đạt đến trong một giai đoạn có thể sau này là nâng cao hiểu biết rộng trên quy mô khu vực và phát triển các công cụ có thể ứng dụng để dự đoán tương tác trong các tầng ngậm nước và sự nhiễm độc arsen trong khu vực đồng bằng cửa sông. Theo đó dự án tập trung cung cấp những kiến thức và công cụ vô cùng quan trọng trong quản lý nguồn nước ngầm ở các đồng bằng cửa sông, nơi nguồn cung cấp nước uống và tưới tiêu cho nhiều khu vực đang bị arsen đe dọa nghiêm trọng.
Nỗ lực nghiên cứu chính của dự án này sẽ để thiết lập một khu thực nghiệm cho việc nghiên cứu sự tương tác của các tầng ngậm nước và các động lực huy động arsen trên một quy mô nhỏ. Khu thực nghiệm được lập ra này sẽ sẵn sàng cho các Viện nghiên cứu nguồn nước của Việt Nam tiến hành nghiên cứu các vấn đề môi trường khác có liên quan đến vấn đề quản lý bền vững nguồn nước vượt xa khỏi nhiệm vụ hoàn thành dự án đề xuất.
Dự án được tổ chức một cách độc lập, nhưng có thể cùng lúc tạo nên một cơ sở thích hợp để ứng dụng dự án ở giai đoạn hai, điều mà chúng tôi dự đoán sẽ được chuẩn bị như một sự mở rộng về cả phạm vi và đối tác thực hiện.
Nâng cao năng lực
Mục tiêu của việc nâng cao năng lực là để tăng cường khả năng nghiên cứu của ba tổ chức nghiên cứu của Việt Nam. Sáu nhà khoa học trẻ của Việt Nam sẽ được tập huấn thông qua các chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học dưới sự đồng giám sát của cả Việt Nam và Đan Mạch. Các học viên trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học sẽ ở Đan Mạch trong 3 tháng.
Giảng viên Đan Mạch sẽ tiến hành các khóa học ngắn hạn ở Việt Nam cho các nghiên cứu sinh của các cơ quan đối tác và các tổ chức nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này. Các nhà khoa học Việt Nam sẽ được tập huấn thực hiện các điều tra khoa học ở trình độ quốc tế và công bố các kết quả nghiên cứu của họ trên các tài liệu quốc tế được bình xét trong giới.
Dự án sẽ hợp tác và liên kết chặt chẽ với Chương trình Hỗ trợ Ngành cho ngành nước Việt Nam (WaterSPS). Dự án sẽ bổ sung cho WaterSPS cả về mục tiêu và việc tổ chức. Do đó, trong khi WaterSPS tập trung vào việc nâng cao năng lực quốc gia đến trình độ Cử nhân Khoa học, đề án hiện tại hướng cụ thể vào việc xây dựng năng lực nghiên cứu ở trình độ quốc tế.
Website: http://vietas.er.dtu.dk/
Đối tác
Đan Mạch:Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) - Giáo sư Nghiên cứu Jens Christian Refsgaard
- Nghiên cứu sinh Cao cấp Klaus Hinsby
Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU)
- Học giả, Tiến sĩ Dieke Postma
- Giáo sư trợ giảng , Tiến sĩ Flemming Larsen
Nước và Môi trường DHI
- Tiến sĩ Leif Basberg
Việt Nam:Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội (HUMG)

- Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Học
- Tiến sĩ Phạm Quy Nhân
Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Quốc gia Việt Nam (HUS) - Giáo sư, Tiến sĩ Trần Nghi
- Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hưng Việt
Phòng Thủy Địa chất và Cơ khí Địa chất miền Bắc (NHEGD)
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Dần
- Thạc sỹ Khoa học Tống Ngọc Thanh.

Ngày Trái đất(22-4), tại nhiều nước trên thế giới diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Trái đất như trồng cây, dọn sạch rác, vận động cho một môi trường sạch... Ngày này do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Wisconsin, Mỹ phát động vào ngày 22-4-1970 với 20 triệu người tham gia.
Chiến dịch Giờ Trái đất 2009 của WWF
Giờ Trái đất(tiếng Anh: Earth Hour) là chiến dịch toàn cầu của WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) kêu gọi mọi người tắt đèn trong 60 phút từ 20h30' đến 21h30' tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3) để bảo vệ môi trường và năm nay lần đầu tiên có sự tham gia của Việt Nam. Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên, chương trình Tiểu vùng sông Mekong (WWF Greater Mekong) phụ trách chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam. Cơ quan này sẽ tổ chức sự kiện gây quỹ cho hoạt động trên vào ngày 13/2 dưới hình thức Tiệc trưa xanh tại Hà Nội, trong đó trình bày chi tiết về chiến dịch cũng như quyền lợi của các nhà tài trợ cho chương trình vì môi trường, đồng thời kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp và tổ chức.Giờ Trái đất 2009 là từ 8:30-9:30 ngày 28 tháng 3, 2009 (giờ địa phương). Hiện nay, đã có 82 quốc gia và hơn 2100 thành phố cam kết tham gia Giờ Trái Đất 2009, tăng lên rất nhiều so với 35 quốc gia năm 2008. 1 tỷ phiếu bình chọn cho Giờ Trái Đất 2009 trong cuộc họp 2009 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên cũng có tính hợp lệ về số phiếu không bình chọn là dùng điện rất cần thiết cho cuộc sống công việc. Nhưng đến 1 tỷ người bỏ phiếu thì không thể từ chối và việc này rất có ích cho tương lai của Trái Đất và của chúng ta.
Ngày 5 tháng 2, 2008, Việt Nam tuyên bố tham gia vào hành trình tiết kiệm điện Giờ Trái Đất. Ngày 25 tháng 3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông qua quyết định tiến hành giờ Trái Đất vào ngày 28 tháng 3, từ 8:30-9:30. Hưởng ứng cùng với thành phố Hà Nội còn có Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An và Huế. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện.

Ngày Môi trường thế giới: Hướng đến một nền kinh tế ít cacbon
Ngày diễn ra Hội nghị quốc tế về “Môi trường và con người” (5 - 6.6.1972), được Liên hợp quốc chọn để kỉ niệm hằng năm và khuyến khích nhân dân, chính phủ và các tổ chức của tất cả các nước trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi trường của nước mình. Hội nghị của Liên hợp quốc về “Môi trường và con người” tổ chức tại Xtôckhôm (thủ đô Thuỵ Điển) là kết quả của những nhận thức về sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Kể từ đó, ở nhiều nước, các hoạt động kỉ niệm NMTTG đã thực sự thu hút sự chú ý của giới chính trị và thúc đẩy các hoạt động chính trị nhằm làm cho các chính phủ tham gia kí kết và thông qua các hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường (xt. Hội nghị Riô). Mỗi năm, Liên hợp quốc sẽ chọn ra một thành phố làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm của cả thế giới kỉ niệm NMTTG và đưa ra một chủ đề riêng nào đó làm trọng tâm chính cho các hoạt động môi trường trong năm. Trong NMTTG, nhân dân trên toàn thế giới sẽ nhận được một thông điệp chính thức của tổng thư kí Liên hợp quốc, trong đó nêu lên các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chung trên toàn thế giới. Bắt đầu từ năm 1987, để khuyến khích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn thể nhân dân trên thế giới, Liên hợp quốc đã phát động thêm lễ trao giải thưởng “Global 500” được tổ chức vào đúng NMTTG tại thành phố được chọn làm trung tâm tổ chức lễ kỉ niệm ngày này trên thế giới. Hằng năm, Liên hợp quốc sẽ chọn ra những người có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường để trao giải thưởng “Global 500”. Bắt đầu từ 1982, Việt Nam đã hưởng ứng các hoạt động kỉ niệm NMTTG trong phạm vi cả nước bằng các hoạt động như tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường làm việc... với sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng.Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới (05/06) năm nay sẽ là "Hãy thay đổi thói quen: Hướng đến một nền kinh tế ít cacbon". Ngày Môi trường thế giới năm nay tập trung vào nội dung biến đổi khí hậu - vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc trên khắp hành tinh, trong đó có Việt Nam. Con người đang phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu như dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ở, thiếu đất canh tác, sự suy giảm đa dạng sinh học...
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là CO2. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên từ việc đốt một khối lượng lớn chưa từng có các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển công nghiệp. Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ thiếu bền vững cũng là nguyên nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Đồng thời, Bộ phát động các bộ ngành, đoàn thể và địa phương phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực, trong đó quan tâm đến công tác truyền thông nhằm cung cấp kiến thức, hiểu biết về các vấn đề môi trường liên quan đến chủ đề này. Cụ thể: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện có kết quả Chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; phòng ngừa, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, phục hồi nhanh hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề; tăng cường tiết kiệm năng lượng, hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ khí đốt. Phát động phong trào bảo vệ rừng; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh tại công sở, cơ quan, doanh nghiệp, trường học... nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia; bảo vệ môi trường không khí, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối..

Ngày Khí tượng thế giới 23-3-2009: “Thời tiết, khí hậu và không khí chúng ta đang thở”
Tháng 5-2007, Hội đồng điều hành Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhiệm kỳ 59 đã quyết định chọn chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm nay (23-3-2009) là “Thời tiết, khí hậu và không khí chúng ta đang thở”.
Chủ đề này đặc biệt phù hợp với thời điểm hiện tại, khi mà các cộng đồng trên toàn thế giới đang đoàn kết chặt chẽ để thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe, lương thực, nước sạch và xóa đói giảm nghèo, cũng như tăng cường hiệu quả trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Các nhà khoa học và chuyên gia y tế cũng đang tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về mối quan hệ chặt chẽ giữa thời tiết, khí hậu và các thành phần của không khí mà chúng ta đang thở và những tác động của chúng đến sức khỏe con người.
Nhiều thế kỷ qua, con người đã điều chỉnh để thích ứng với những tác động của thời tiết và khí hậu như sắp xếp nơi cư trú, sản xuất lương thực, cung cấp năng lượng, thay đổi phong cách sống cho phù hợp với các điều kiện khí hậu và môi trường. Tuy nhiên, những thập niên qua, cùng với sự tăng trưởng dân số, việc sử dụng năng lượng ngày càng nhiều và sự phát triển công nghiệp đã phát thải vào khí quyển các loại khí và phân tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Điều đó khiến các bệnh hen suyễn, tim mạch, ung thư phổi và rất nhiều bệnh khác ngày càng gia tăng do sự suy giảm chất lượng không khí. Ô nhiễm không khí cũng tác động đến nền kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực, nước và sự phát triển bền vững. Các nhà khoa học nhận định, biến đổi khí hậu là chắc chắn và rất có khả năng xảy ra do sự gia tăng ngày càng nhiều việc phát thải khí nhà kính vào khí quyển; đồng thời dự báo sự gia tăng về tần suất và cường độ các trận lũ lụt, hạn hán và những hiện tượng thời tiết, khí hậu nguy hiểm khác do khí hậu nóng lên, đặc biệt là sự nóng lên của các đại dương, từ đó có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, làm gia tăng các hiện tượng ô nhiễm và cháy rừng.
Gió, mưa, tuyết, nắng và nhiệt độ có thể gây ra những tác động ở các mức độ khác nhau đến sự vận chuyển và tính bền vững của những chất gây ô nhiễm khí quyển. Sức nóng ở các khu đô thị có thể lưu giữ các nhân tố ô nhiễm, trong khi mưa và tuyết có thể rửa sạch và cuốn trôi chúng từ khí quyển xuống lòng đất và các đại dương. Các nhà khoa học có thể sử dụng các mô hình khí tượng để đi trước một bước trong việc đánh giá và dự báo các hình thái ô nhiễm không khí. Vì vậy, những dự báo kịp thời, chính xác về chất lượng không khí đóng góp một phần đáng kể vào việc bảo vệ mạng sống, tài sản con người và bổ sung cho các bản tin dự báo khí tượng truyền thống.
Do sự phát triển và lan rộng của những đại đô thị, ô nhiễm đô thị đang tác động ngày càng nhiều đến con người trên toàn thế giới. Khoảng một nửa dân số toàn cầu đang sống trong những thành phố lớn; rất nhiều thành phố trong số này thiếu các thiết bị kiểm tra chất lượng không khí, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực và các chính sách phát triển thích hợp để giám sát và đối phó với ô nhiễm không khí tại những nước này lại đang là thách thức lớn. Chương trình Quan sát khí quyển toàn cầu (GAW) và Chương trình Nghiên cứu thời tiết của WMO đã tích cực mở rộng chuỗi các dịch vụ về chất lượng không khí hiện thời của các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia thành viên của WMO. Rất nhiều dự án đã được thực hiện tại nhiều nước để tăng cường dự báo ô nhiễm không khí và phòng tránh những tác động có liên quan.
Thông qua những chương trình liên quan đến chất lượng không khí, WMO và các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia thành viên đang cố gắng tăng cường nhận thức của người dân về quan hệ mật thiết giữa thời tiết, khí hậu và không khí mà chúng ta đang thở, thông qua việc cung cấp những thông tin cụ thể đến các nhà lãnh đạo cũng như toàn cộng đồng. Trong khi chúng ta cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm nay cũng sẽ đóng góp vào sự gắn kết hơn nữa các thành viên của WMO và các đối tác.
Ô nhiễm không khí khiến tuổi thọ của con người có thể giảm từ 4 tới 36 tháng. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) có trụ sở tại Geneva cho biết, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong của 2 triệu người mỗi năm trên thế giới.
Theo Len Barrie, chuyên gia của WMO, ô nhiễm không khí khiến tuổi thọ của con người có thể giảm từ 4 đến 36 tháng. Nhân ngày Khí tượng Thế giới 22/3/2009, với chủ đề "thời tiết, khí hậu và không khí - những thứ chúng ta hít thở hàng ngày", Tổng giám đốc WMO, Michel Jarraud kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực cho 1 năm "quyết định" vì năm nay sẽ diễn ra hai hội nghị quan trọng: Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12/2009 và Hội nghị thế giới lần thứ 3 về khí hậu, dự kiến diễn ra từ ngày 31/8 đến 4/9 tới tại Geneva.WMO cũng cảnh báo hiện tượng khí hậu nóng lên sẽ làm tăng ô nhiễm bầu khí quyển. Hiện tượng sa mạc hóa trên toàn cầu làm tăng nguy cơ gây bão cát và bụi. Ngoài ra, sự gia tăng tần suất và mức độ của các vụ cháy cũng là nguyên nhân khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm.

No comments:

Post a Comment