gốc cây khổng lồ trong Amazon ở Brazil
gốc cây khổng lồ ở Monterey, CALone Cypress ở Pebble Beach
gốc cây khổng lồ trong King National Park
gốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CAgốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CAgốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CA
gốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CA
gốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CA
gốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CA gốc cây khổng lồ trong Sequoia National Park ở CAgốc cây khổng lồ trong Angkor Wat ở Cambodia
gốc cây khổng lồ trong Angkor Wat ở Cambodia
Angkor Wat ở Cambodia
Angkor Wat ở Cambodia
gốc cây khổng lồ trong Angkor Wat ở Cambodia
gốc cây khổng lồ trong Angkor Wat ở Cambodia
gốc cây khổng lồ trong Angkor Wat ở Cambodia
Những cây cảnh "đại khủng triệu đô" đã làm nên một triển lãm cây cảnh độc nhất vô nhị từ trước đến nay. Lần đầu tiên trong lịch sử làng chơi cây cảnh Việt Nam, những cây cảnh “chỉ có trong huyền thoại” đã quần tụ tại Triển lãm cây cảnh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Những tuyệt phẩm chỉ để... ngắm!
Hàng ngàn cây cảnh nghệ thuật từ khắp các mọi miền đất nước đã có mặt trong Đại lễ ngàn năm. Ngày hôm nay, 06/10, mới là ngày BTC mở cửa đón khách tham quan, thế nhưng, hàng ngàn lượt người đã “tranh thủ” tìm mọi cách để… ghé mắt dòm từ ngày 5/10.
Những cây cảnh “siêu khủng” được giới chơi cây định giá nhiều triệu đô khiến người xem phải… choáng. Đương nhiên, với giá trị tài chính tầm đó, những “tuyệt tác” trên, chỉ để… ngắm, và các chủ sở hữu, có lẽ phải dùng… bao tải để đựng tiền, nếu như có ý định chuyển nhượng.
"Chung một cội nguồn" |
"Cửu long tranh châu". |
"Long cuốn thủy" |
Người xem ngợp giữa vườn cây độc nhất vô nhị. |
"Cổ - kỳ - mĩ - văn". |
Siêu cây "Mâm xôi con gà" |
Những tác phẩm chỉ có từ ý tưởng sáng tạo. |
Phối cảnh Khuê Văn Các dưới gốc cây đại thụ. |
Cổng trời? |
"Rồng thời Lý" - tác phẩm gỗ lũa của Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Lũa hình Rồng. |
Tác phẩm đá "Chim Việt" |
Bộ lũa hình... nấm hay hình cây cổ thụ?!. |
Không như những cây đu đủ bình thường, cây đu đủ có một không hai này ra trái từ những... sợi dây treo lủng lẳng, rất đẹp mắt.
Cây đu đủ lạ mắt ra trái rất nhiều và trông rất ngộ nghĩnh.
Cả tháng nay, cây đu đủ trồng trong vườn nhà anh Ngô Việt và chị Nguyễn Thị Bồng (thôn 2, xã Bình Định Bắc, Thăng Bình, Quảng Nam) ra những quả trông khá lạ mắt và ngộ nghĩnh. Không như những cây đu đủ bình thường ra quả trực tiếp từ nách lá, quả của cây đu đủ này được treo lủng lẳng bởi những sợ dây dài thòng có khi cả mét.
Cây đu đủ kỳ lạ này đã kéo hàng trăm người dân địa phương tới nhà anh Việt chiêm ngưỡng khiến nhà anh náo nhiệt suốt cả tháng nay. Nhiều người còn xin giống cây lạ này về trồng trong vườn nhà.
Anh Ngô Việt cho biết: “Khi mới trồng, cây đu đủ này cũng giống như những cây đu đủ bình thường khác. Tuy nhiên khi lớn, thân cây chia làm 2 nhánh; đặc biệt hơn là trái không gắn liền với thân mà vươn ra một dây dài từ 0,5-1m, rất lạ mắt. Cây đu đủ này được tôi gieo hạt từ một quả đu đủ mua ở chợ về ăn và đã trồng hơn 2 năm nay”.
Hiện cây đu đủ ra trái đều đặn, mỗi mùa gần 100 trái và ra thường xuyên, trái chín và ngọt hơn so với các cây đu đủ khác trong vườn nhà nhưng bé hơn.
Cây dừa độc nhất vô nhị Việt Nam
(Dân trí) - Cây dừa một thân mà có tới ba nhánh, mỗi năm “sản xuất” hàng trăm trái. Đặc biệt hơn là vị của trái dừa ở mỗi nhánh lại khác nhau... Đây được xem là cây dừa ba nhánh được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.
Cây dừa có ba nhánh, trái của mỗi nhánh có vị ngọt khác nhau
Cây dừa độc nhất vô nhị này do anh Thương Quang Minh, trú tại tổ 2, ấp Phú Hoà, phường Phú Đức, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước trồng cách đây 13 năm. Cây dừa có chiều cao khoảng 10m, đường kính thân chừng 25cm; 3 nhánh to đều nhau, đường kính khoảng 20 cm.
Cây dừa được trồng từ một trái dừa giống ngẫu nhiên trong vườn nhà anh Minh. Năm 2001, cây dừa cao chừng 3m thì đột nhiên chết không rõ lý do. Sau đó một năm, người nhà phát hiện 3 nhánh mầm nhú ra trên đỉnh và phát triển cho đến bây giờ.
Việc cây dừa này chết rồi sống lại với 3 nhánh chung một thân đã thu hút sự hiếu kỳ của người dân trong vùng. Hàng ngày có rất đông người đổ về nhà anh Minh chiêm ngưỡng cây dừa lạ.
“Cách nay 2 năm, một vị khách lạ đã trả giá 80 triệu đồng để mua cây dừa nhưng tôi không bán. Tôi nghĩ đây là cây dừa thiêng, từ ngày nó đâm ra ba nhánh mầm, gia đình tôi ăn nên làm ra nên không muốn bán” - anh Minh cho hay.
Anh Minh bên cây dừa lạ của gia đình.
Được biết mỗi năm, một nhánh dừa có thể cho trên trăm trái và vị ngọt của trái dừa ở ba nhánh có độ khác nhau: ngọt đậm, ngọt vừa và hơi ngọt.
Jabuticaba:
Trầm Hương và Kỳ Nam
Kỳ Nam và Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây Gió. Ở Campuchia, cây Gió có tên là Can Krasna (Can, cannada: Trầm, Krasna: sẫm). Có lẽ từ âm ấy mà có tên khoa học bằng tiếng La tinh.
+ Tên khoa học : Aquilaria Crasna Pierre
+ Họ: Thymeleaceae
+ Bộ: Thyméales
+ Lớp: Song-tử-diệp
+ Ngành: Hiển hoa (bí tử)
Cây Gió là một loài đại mộc có thể cao 40-50 mét, vỏ màu xám có nhiều sợi có thể làm giấy được, gỗ mềm màu trắng. Lá không lông có 15-18 cặp gân. Trái là nang dài 4cm.
Quá trình tạo thành Trầm hương và Kỳ nam
Không phải bất kỳ thân cây Gió nào cũng có Trầm hương và Kỳ nam. Chỉ một số cây Gió có bệnh mới chứa Trầm ở phần lõi của thân. ở phần này, nếu quan sát kỹ qua độ phóng đại của kính lúp, ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng, mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu), biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm, có rãnh dọc, trong trong, màu sậm; đó là Kỳ nam (Bois d"aloès). Chung quanh Kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều, đó là Tóc (do chữ Camphuchia là Tok); khi đốt cháy Tóc tỏa ra mùi thơm, thường dùng để làm nhang nên gọi là Trầm hương (Bois d"aigle).
Trầm và Kỳ nam đều ở lõi cây Gió do tích tụ nhiều hay ít tinh dầu, cho nên nếu không sành sỏi dễ bị nhầm lẫn khi mua. Muốn phân biệt hai thứ ấy ta phải xem kỹ tính chất và khí vị của chúng: Gỗ Kỳ nam nặng và nhuyễn, có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, thơm tho. Nó tích chứa nhiều tinh dầu nên khi cháy cho ngọn màu xanh, khói lên thẳng và cao, bay lờ lững trong không khí rất lâu.
Gỗ Trầm hương nhẹ hơn, có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng. Khi đốt cháy Trầm hương bốc khói lên hình vòng rồi tan biến nhanh trong không khí.
Muốn phân biệt Kỳ nam tốt xấu thì người ta quan sát loại nào có sớ nhuyễn mịn, có nhiều tinh dầu là tốt, còn loại nào rắn chắc và ít dầu là xấu. Người ta thường gói Kỳ nam trong lá chuối thật kín rồi đem phơi nắng, đến tối đem vào nếu có nhiều chất dầu chảy ra là tốt. Muốn giữ Kỳ nam được tốt và lâu thì nên bọc vào giấy thiếc hoặc bỏ vào hộp có nắp đậy kín để tinh dầu khỏi bay hơi hoặc chảy bớt.
Một số người thường lấy gỗ cây Sơn già (Exoecaria agallocha, Linné, thuộc họ Euphorbiaceae) để bán giả Trầm hương. Ở cây Sơn già nặng và rất cứng, có màu nâu đỏ, có chấm đen hoặc xám, vị đắng, có mùi thơm dễ chịu, nên một số người Ấn Độ hoặc Trung Quốc vẫn thường đốt để xông hương trong nhà cho thơm. Theo Petelot thì đó là một sự sai lầm vì trong gỗ Agallocha có chứa một chất nhựa có tính độc làm hại đến sức khỏe của con người.
Theo kinh nghiệm của những người "đi điệu" (tìm trầm) cho hay, khi nào gặp những cây Gió cao 30-40 mét trở lên, lá đã vàng và nhỏ dần dần, thân cây có nhiều u bướu như những tổ kến hoặc gốc có gò mối đóng thì cây Gió đó có Kỳ nam. Khi gặp cây Gió như vậy họ phải hạ cây, đào tận rễ để tìm, vì Kỳ nam có thể nằm trên ngọn, ở thân hoặc ở rễ. Khi gặp những cây Gió còn non thì người ta thường dùng dao lụi vào thân cây thành những vết thương và theo dõi nhiều năm sau để lấy Trầm - Kỳ.
Người ta cho rằng khi bị thương, cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để băng bó xem như là khả năng tự đề kháng để chống bệnh nên tạo ra Trầm - Kỳ. Theo nhận xét của những người "đi điệu" lão thành thì dạo này đi rừng dễ gặp Trầm kỳ hơn trước kia, có lẽ trong thời gian chiến tranh những mảnh bom đạn đã ghim vào thân cây Gió nên kích thích tạo ra Trầm - Kỳ. Cũng có thể vì vậy mà sau ngày giải phóng có nhiều người đi rừng gặp Trầm và Kỳ nam.
Năm 1977, Julaluodin đã tìm thấy trong vùng Tóc của cây Gió có chứa một loại nấm Cryptosphaeria mangifera. Ông đã thử nghiệm bằng cách cấy những nấm ấy vào thân những cây Gió lành mạnh. Sau một thời gian thì vùng nhiễm khuẩn trở nên sậm màu và biến thành Tóc rõ rệt vì khi đốt tỏa ra mùi trầm.
Phải chăng khi bị thương tích hoặc khi bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó, cây tích tụ nhựa đến để tự băng bó hoặc để tự đề kháng nên đã tạo thành Trầm hương và Kỳ nam.
Những cây Gió mọc trong rừng rậm trùng trùng điệp điệp xen lẫn với những loại cây điệp loại khác nên rất khó tìm kiếm, mà một khi kiếm được cây Gió cũng chắc gì đã có Trầm và Kỳ nam, thành thử nhiều người "đi điệu" phải luồn rừng từ tháng này sang tháng khác để tìm kiếm. Ngoài lương thực tươi mang đi bỏ đầy "ruột tượng" để mang theo người, ăn cầm chừng cho đỡ đói trong lúc đi rừng dài ngày. Có nhiều khi hết lương thực, lúc đi lạc trong rừng, người "đi điệu" phải ngậm củ Ngải (Galanga cyrcuma), một loại riềng dại, có vị thơm dịu làm cho ruột đỡ cồn cào trong lúc tìm đường về.
Vì cuộc hành trình dài ngày và đầy gian lao vất vả nên người "ăn trầm" khi trở về thường hốc hác, râu tóc xồm xoàm, áo quần rách bươm chẳng khác gì dã nhân nên nhiều người đã tưởng tượng ra cảnh "ngậm ngải tìm trầm lâu ngày biến thành người rừng". Việc ngậm ngải cũng không phải để làm cho dã thú tránh xa như một vài người lầm tưởng, vì những người "đi điệu" thường mang theo roi mây hoặc roi dâu, thỉnh thoảng quất vào không khí thành những tiếng xé kêu "trót, trót", chính những âm thanh ấy làm cho cọp beo tránh xa cũng như tiếng roi da của người dạy thú trong gánh xiếc làm cho voi cọp phải gườm.
Không phải ai "đi điệu" cũng kiếm được Trầm, có người kiếm được có người không, nên giới "ăn trầm" thường tin dị đoan rằng những kẻ lương thiện mới được Thiên Y Ana (hóa thân của cây Trầm, Kỳ nam) cho gặp. Vì vậy trước khi đi rừng tìm kiếm, kẻ "đi điệu" phải xem ngày lành tháng tốt để xuất hành, trước đó phải ăn chay 3 ngày, tránh chung đụng với đàn bà, trong khi đi rừng không được có ý nghĩ ám muội, không được nói chuyện cà rỡn, không gây gổ nhau... Đến khi gặp được cây trầm thì người đó phải nhịn đói để giữ mình tinh khiết, tìm đến suối gần đó để tắm rửa cho sạch sẽ, rồi lập đàn thờ cúng vái tạ ơn thần Rừng trước khi hạ cây Gió để tìm lõi Trầm kỳ.
Công dụng của Trầm hương và Kỳ nam
Trầm hương và Kỳ nam của ta rất có giá trị trên thị trường quốc tế, nhất là đối với Trung Quốc. Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản. Đó là những hương liệu quý giá trong việc điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Santal, Nuit d"Orient..., một số xà phòng tắm và nhất là nhang trầm.
Sở dĩ Trầm và Kỳ nam có giá trị cao là vì có công dụng chữa bệnh rất tốt trong Đông y:
- Trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. ở một vài vùng, nhất là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như "bùa hộ mệnh". Trẻ em dưới 1 tuổi đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ.
- Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: ở Campuchia, theo các bác sĩ Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi mài với nước lạnh để uống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân tới 1 chỉ.
- Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan, Sa nhơn, Can khương... trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau.
- Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm kỳ ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện.
- Theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống.
- Chống chỉ định:
+ Trầm kỳ là thuốc trụy thai, nên đàn bà có thai không nên uống hoặc mang trong mình, có thể làm sảy thai.
+ Những người suy nhược và biếng ăn, suy gan... không nên dùng Trầm - Kỳ.
- Tương khắc trầm kỳ có tính kỵ hỏa, thành thử không nên uống chung Trầm - Kỳ với những loại thuốc có tính chất thuộc hành hỏa tính theo âm dương ngũ hành.
Phân bố địa lý của cây Trầm - Kỳ
Trầm kỳ thường tìm thấy trong những cây Gió mọc ở những vùng núi hướng về phía có gió biển nên ta thường gặp ở vùng phía Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn.
Ở Đông Dương, Trầm kỳ có nhiều ở Campuchia và Việt Nam.
Riêng ở Việt Nam, ít tìm thấy Trầm kỳ ở phía trên vĩ tuyến 17.
- Ở Bình Trị Thiên thường tìm thấy ở vùng Cam Lộ của Quảng Trị, vùng A Sao, A Lưới, vùng Thanh Sơn. Ồ ồ và vùng đèo Hải vân thuộc Thừa Thiên.
- Ở Bình Định có từ vùng núi Quy Nhơn đi vào.
- Ở Khánh Hoà. Phú Yên có rất nhiều tại Vạn Giã, Tân Định, An Thành, Bình Khang, Duyên Khánh...
- Ở Bình Thuận có ở vùng núi giáp ranh với Lâm Đồng.
- Ở Lâm Đồng ta có thể tìm thấy Trầm kỳ ở các núi giáp ranh với Bình Thuận.
- Ở các hải đảo thì gặp nhiều Trầm - Kỳ tại Phú Quốc.
Năm 1973, tôi đã hướng dẫn một số sinh viên theo học chứng chỉ Thực vật 2 thuộc trường Đại học Đà Lạt, theo đường Tà In vào Tà Nhiên, đến Sa Mai, Thác Thiêng... tìm đến được một khu rừng có nhiều cây Gió. Ở đó chúng tôi đã được một cụ già "đi điệu" người Chàm hướng dẫn đi xem rừng và đã được cụ cho xem những mẫu Trầm hương và Kỳ nam đã thu được ở vùng này và vùng núi đi dọc giữa Di Linh và Phan Thiết. Chúng tôi nhìn thấy Trầm ở đây tốt chẳng khác gì Trầm hương ở Quảng Trị và Kỳ nam ở đây chũng gần bằng Kỳ nam vùng Khánh Hoà, Phú Yên.
Như vậy Lâm Đồng ngoài những rừng thông bát ngát có trữ lượng lớn để cung cấp gỗ thông, bột giấy và tùng hương, còn có triển vọng khai thác được Trầm kỳ là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị rất cao trên thị trường quốc tế.
Muốn được sản lượng lớn, ngay từ bây giờ phải có kế hoạch ngăn cản không để cho nhân dân hạ cây Gió một cách bừa bãi, đồng thời trồng thêm nhiều cây Gió và cho nhiễm khuẩn để tạo thành Trầm và Kỳ nam do ta chủ động để khỏi đi tìm kiếm vẩn vơ trong rừng rậm như những người "đi điệu" trước đây.
Mỗi xứ sở có một đặc sản tiêu biểu, đó là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Khánh Hòa đã từ lâu nổi tiếng là “xứ trầm hương”, nhưng nếu chúng ta không biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, không chủ động đầu tư để gây trồng thuần hóa cây dó bầu ngay từ bây giờ, không tái tạo lại nó, thì e rằng niềm tự hào đó ngày mai đây sẽ chỉ còn là vang bóng.
1. Trong nguồn tài nguyên rừng, trầm hương và kỳ nam (gọi tắt là trầm kỳ) là hai loại lâm đặc sản có giá trị kinh tế lớn nhất. Trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó bầu mọc hoang trong những cánh rừng già Trung bộ. Cây dó có 2 loại: dó bầu (tên khoa học là Aquilaria agallocha) và dó gạch hay còn gọi là dó niệt (Aquilaria malaccensis). Dó gạch cũng cho trầm nhưng mùi thơm nồng, hắc, có vị tanh và giá trị thấp. Chỉ có dó bầu mới cho ta trầm tốt và kỳ nam. Cây dó bầu cao từ 10m - 40m, vỏ xám, thân thẳng ít nhánh. Dó bầu là loài cây ưa ẩm, chịu bóng râm, thường phân bố trên độ cao từ 300 - 600 mét so với mặt biển. Không phải bất kỳ cây dó bầu nào cũng tạo thành trầm hương. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào làm sáng tỏ một cách rốt ráo cơ chế hình thành trầm hương trong cây dó bầu. Về nguyên nhân tạo trầm kỳ của cây dó, có nhiều giả thuyết khác nhau.
Trầm hương đã tạo nên cho Khánh Hòa tên gọi đặc biệt - Ảnh: Bảo Toàn
Từ thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) đã viết trong sách “Phủ biên tạp lục”: “Hương ấy là do ở ruột cây dó kết thành. Dó có ba loại: dó lưỡi trâu thì thành khổ trầm, dó niệt thì thành trầm hương, dó bầu thì thành kỳ nam hương. Người ta thấy cây già lá vàng mà nhỏ, thân nhiều u bướu, thì biết ngay là có hương, chặt mổ để lấy”. Gần đây, khi trầm hương có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến hương liệu quý này. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng trầm hương là một sản phẩm do bệnh lý cộng sinh với tế bào gỗ tạo thành. Dân đi điệu (đi tìm trầm) chuyên nghiệp cũng cho rằng muốn xác định cây dó bầu có trầm hay kỳ thì trước hết nhìn mặt bì (vỏ) cây dó đó. Mặt bì có dạng kết cấu như thế nào đó thì bên trong mới có trầm kỳ. Người ta nghiệm rằng trên cây dó nơi nào có những chỗ lõm vào hoặc lồi ra mà da cây khô nứt, nổi lên những chấm màu tím, đỏ nâu là dấu hiệu có kỳ nam. Như vậy, mặt bì có thể là một lớp nấm cộng sinh ở vỏ cây báo hiệu bên trong thân cây đã có trầm kỳ.
Sự hình thành trầm hương có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc di truyền của loài, tuổi cây và một loạt các tiêu chí sinh thái khác như cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thành phần đất đai... Về nguyên lý, để cây dó tạo thành trầm phải có hai yếu tố:
- Chấn thương cơ giới mạnh, như bị mảnh bom đạn khi nổ găm vào thân cây, hoặc do con người dùng rìu, rựa chặt sâu vào thân cây, những lỗ hổng lớn do sâu bệnh đục khoét, hoặc những vị trí gãy cành, gãy ngọn do gió bão gây ra, hoặc những vị trí tỉa cành tự nhiên của cây.
- Tại những nơi chấn thương ấy, sau một thời gian dài từ 10 - 15 năm, dưới tác đông mỗi ngày một ít của những chỉ tiêu sinh thái vừa kể trên, những bào tử sẵn có nằm trong không gian môi trường tác động vào vết thương gây ra những phản ứng hóa học bên trong cây dó và từ đó tạo thành trầm hương, tùy theo mức độ tác động mà cho ta trầm tốt hay xấu.
Các sản phẩm là từ Trằm hương - Ảnh: Bảo Toàn
Trong thực tế, không phải vết thương nào trên cây dó cũng tạo trầm, nhưng cách lý giải này xem ra có độ xác thực hơn cả, chẳng thế mà xưa nay những những người đi điệu khi gặp những cây dó bầu chưa ăn trầm, đã biết tác động vào nó bằng cách chém vài nhát rìu sâu vào rễ, thân hoặc nhánh cây- là những nơi có nhiều khả năng tạo trầm- để tạo ra vết thương, với hy vọng sau đó một thời gian cây sẽ được tạo trầm.
2. Người Việt đã biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng trầm kỳ từ bao giờ, đến nay chưa tìm được tài liệu nào xác minh rõ, nhưng chắc chắn đã từ rất lâu đời. Sử sách còn ghi lại rằng trong số những đặc sản, báu vật mà Nhà nước phong kiến xâm lược phương Bắc trực tiếp vơ vét hoặc bắt dân ta cống nạp hàng năm, có trầm hương bên cạnh ngà voi, tê giác, ngọc trai, yến sào, chim sâm cầm... Sách “Thiên nam dư hạ tập” (có thể xem như một bộ từ điển bách khoa của người Việt ở thế kỷ XV) chép rằng hai nguồn Trà Đình, Ô Kim huyện Bồng Sơn; thôn Nha Ca, nguồn Cầu Bông, huyện Phù Ly và huyện Tuy Viễn đều hàng năm cống kỳ nam hương, tức là thứ ấy.
Cách phân loại trầm kỳ từng được người xưa xem xét ti mỉ, kỹ lưỡng. Cũng sách “Phủ biên tạp lục” (soạn năm 1776) của Lê Quý Đôn ghi rõ: “Kỳ nam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là thứ tốt nhất, xuất tự Phú Yên và Quy Nhơn là thứ hai...Họ Nguyễn trước đặt đội Am sơn, hàng năm cứ tháng hai thì đi tìm kiếm, tháng sáu thì trở về, số lượng nhiều ít không nhất định, lấy sắc sáp trắng là tốt nhất, sắc xanh đầu vịt là thứ hai, sắc sáp xanh là kém nữa, sắc sáp vàng lại càng kém nữa, sắc như vằn hổ thì kém nhất; lấy chất mềm như phấn đông, có thể cắt thành miếng là hạng tốt nhất, bền rắn là hạng xấu. Tục ngữ nói: “Nhất bạch, nhị thanh, tam hoàng, tứ hắc”. Muốn phân biệt trầm với kỳ nam thì lấy hình, chất, khí vị mà phân biệt. Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng;, kỳ nam thì mềm nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay ngọt, chua, đắng; đốt trầm hương thì khói kết xoáy rồi sau mới tan, đốt kỳ nam thì hơi khói lên thẳng mà dài. Trầm hương chỉ có thể giáng khí, kỳ nam có thể trị trúng phong, đàm suyễn, cấm khẩu, mọi chứng, mài vào nước mà rỏ và đốt khói cho hơi hương vào mũi thì tỉnh lại ngay. Đau bụng đầy tức thì ngậm là khỏi ngay. Lại có thể trừ được tà khí, uế khí, nên trong chỗ hành dịch, hành quân không thể không dùng. Kiêng nhất là bọc giấy, nên chứa vào đồ sứ hay đồ thiếc, rồi lấy bẹ chuối bọc vào cho kín, phơi giữa chỗ mặt trời, đến chiều lấy ra thì nước dầu tiết ra. Cũng không nên phơi luôn”.
Thăm quan 1 gian hàng trầm hương tại triển lãm nhân
Tuần Văn hóa Phật giáo tại Nha Trang - Ảnh: Bảo Toàn
Hiện nay, việc phân loại trầm kỳ vẫn còn mang tính cảm quan, chưa có tiêu chuẩn nào đánh giá cho thật đúng phẩm cấp của từng loại. Dân gian thường chia trầm hương làm nhiều loại: trầm kiến - có lỗ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ - do rễ cây sinh ra; trầm tốc - ở nơi thân cây sinh ra, miếng trầm đặc, không có lỗ; trầm mắt tử - kết tạo trên nhánh cây. Trầm tốc có nhiều nhất và trên thị trường, chia ra làm nhiều thứ giá bán khác nhau: tốc hoa màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa; tốc nước màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng; tốc xám màu xam xám như tro; tốc lọ nghẹ màu đen đen như bồ hóng và nặng; tốc đá nặng và trông hình sắc như đá; tốc ớt sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm; tốc hương sắc vàng lợt, hương đượm, thường bao quanh kỳ nam, cho nên có nhiều gân nhiều điểm kỳ nam lẫn vào. Trầm ít dùng làm thuốc, thường dùng để đốt lấy hương trong các dịp cúng tế, lễ lạc, giá trị thua kỳ nam nhưng thông dụng hơn. Hình dáng, màu sắc của một miếng trầm rất đa dạng, có khi là một miếng gỗ hình trụ hoặc hình chóp nón, có miếng màu nâu nhạt, miếng màu đen sẫm.
Kỳ nam được phân biệt với trầm hương ở mùi thơm và lượng dầu kết tinh. Dầu ở kỳ nam kết tinh giống như sáp ong, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Dựa vào màu sắc, người ta chia kỳ nam thành 4 loại theo thứ tự giá trị: nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc. Kỳ bạch có màu trắng ngà, chất mềm và rất nhiều dầu; kỳ thanh có màu xanh biếc, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng; kỳ huỳnh vàng như sáp ong, chất cứng và năng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ; kỳ hắc có màu đen bóng. Theo kinh nghiệm dân gian, kỳ nam là vị thuốc quý dùng trị các chứng đau bụng kèm ói mửa, tiêu chảy rất hay (mài với nước hoặc ngâm rượu mà uống) hoặc dùng trong trường hợp người bị trúng gió, bất tỉnh, cấm khẩu (mài với nước cạy miệng đổ vào hoặc đốt xông vào lỗ mũi) hiệu nghiệm như thần. Phụ nữ có thai kỵ kỳ nam, không nên uống hoặc mang theo trong người vì có thể bị sẩy thai. Hình tượng trầm hương và kỳ nam đã được các vua nhà Nguyễn cho khắc trên Cao đỉnh và Nhân đỉnh đặt trong Thế miếu của Hoàng thành Huế. Trầm kỳ không chỉ là nguồn dược liệu mà còn là hương liệu cho nhiều loại mỹ phẩm: xà phòng, nước hoa, dầu gội đầu..., là chất khử độc, khử trùng cho môi trường, làm chất ướp xác và là vật không thể thiếu trong các buổi lễ của nhiều tôn giáo. Mùi thơm của trầm xông lên tại các đình, chùa, đền, miếu tượng trưng cho sự tôn kính thiêng liêng. Vì vậy trầm hương và kỳ nam ngày càng có giá trị trên thị trường thế giới.
Người dân cảm thấy thích thú với các cây trần được triển lãm nhân
Tuần Văn hóa Phật giáo tại Nha Trang - Ảnh: Bảo Toàn
3. Trước đây cây dó bầu mọc nhiều ở các vùng rừng núi của tỉnh Khánh Hòa. Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, phần viết về thổ sản của tỉnh Khánh Hoà cũng ghi: “Vùng núi các huyện đều có kỳ nam, trầm hương. Dân xã An Thành huyện Tân Định hàng năm đi kiếm để nạp, năm nào không có kỳ nam phải nạp thay bằng trầm hương”. Trầm Khánh Hòa tập trung nhiều ở rừng núi các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, trong đó nổi tiếng nhất là vùng Tu Bông, Vạn Giã (thuộc huyện Vạn Ninh) mà danh tiếng đã đi vào ca dao:”Cây quế thiên thai mọc ngoài khe đá, Trầm nơi Vạn Giã hương toả sơn lâm…”. Xưa nay, trầm khai thác được ở Khánh Hòa phần lớn là trầm tốt và có nhiều kỳ nam. Hàng năm nhân dân địa phương tích cực khai thác bán cho Nhà nước để xuất khẩu. Giá xuất tại thời điểm 1989 (thời cực thịnh của nghề khai thác trầm kỳ) như sau: trầm hương loại 1 giá 1.050 USD/kg, loại 2 giá 900 USD/kg, loại 3 giá 700 USD/kg, loại 4 giá 410 USD/kg; kỳ nam loại 1: 2.000 USD/kg, loại 4: 850 USD/kg. Giá cao như vậy nên người dân đổ xô vào việc đi khai thác trầm hương, bỏ cả sản xuất. Tất cả những cây dó bầu, dó gạch từ lớn đến nhỏ đều bị chặt sạch để tìm trầm. Cây dó đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện nay, tìm được một vài cây dó bầu con còn sót lại trong rừng thật vô cùng khó khăn, mà nếu có thì những cây dó non này dễ chừng phải đến bốn năm chục năm sau hoặc lâu hơn mới có lại trầm kỳ. Đối với loại cây quý hiếm và có giá trị kinh tế cao này, không thể trông chờ vào sự phát triển tự nhiên của rừng mà phải tìm cách gây trồng thuần hóa nó. Trầm hương là sản phẩm đặc biệt của cây dó bầu, nhưng nó không phải là sản phẩm tất yếu như ở các loại thực vật khác để rồi cứ đến mùa vụ là thu hoạch. Trầm hương sinh ra từ cây dó bầu, nhưng không phải bất cứ cây dó bầu nào cũng cho ta trầm hương, thậm chí theo lời anh em đi điệu cho biết, có những khu rừng dày đặc cây dó bầu, nhiều cây đã lớn nhưng không một cây nào cho trầm. Bởi vậy, song song với việc gây trồng, thuần hóa, phải đầu tư nghiên cứu để tìm ra quy luật hình thành trầm hương trong cây dó bầu và rút ngắn chu kỳ tạo trầm, đem lại nhiều trầm tốt. Đồng thời phải thấy rằng chu kỳ sinh trưởng của cây dó rất dài, có thể đến hàng chục năm sau khi gây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu đòi hỏi phải có sự kế thừa của nhiều thế hệ cán bộ khoa học để có thể đưa sự nghiệp này đến kết quả.
Mỗi xứ sở có một đặc sản tiêu biểu, đó là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Khánh Hòa đã từ lâu nổi tiếng là “xứ trầm hương”, nhưng nếu chúng ta không biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, không chủ động đầu tư để gây trồng thuần hóa cây dó bầu ngay từ bây giờ, không tái tạo lại nó, thì e rằng niềm tự hào đó ngày mai đây sẽ chỉ còn là vang bóng.
Vườn hoa tử-đằng (glycine) ở NhậtỞ Nhật Bản, loài hoa wisteria hay còn gọi là Hoa Tử Đằng, hoa fuji rất được yêu chuộng; trong khi ở Mỹ nhiều nhà coi hoa này là ...rác (vì khi rụng thì quét dọn hơi mệt, chưa kể là phải chịu khó cắt tỉa để tránh um tùm, tối tăm). Nếu như ở các nước Phương Tây, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thì ở xứ xở phù tang này Hoa tử đằng lại tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Chính vì thế mà ở công viên hoa Ashikaga, người ta đã cho trồng hẳn một rừng hoa wisteria để mọi người có thể thưởng thức và chiêm ngưỡng. Có thể nói không ngoa rằng không ở đâu hoa wisteria lại đẹp và tươi tắn như ở công viên Ashikaga. Những bông blank">hoa wisteria mềm mại như những áng mây và thảm hoa trải dài miên man đến ngút ngàn khiến cho người xem có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hàng ngày có hàng nghìn du khách và người dân Nhật bản đến công viên Ashikaga để ngắm hoa và chụp ảnh lưu niệm. Hoặc đôi khi những cặp tình nhân cũng cùng nhau tới đây, họ không ngắm hoa hay chụp ảnh mà chỉ đơn giản để nắm tay nhau và đi dưới vườn hoa tình yêu tuyệt đẹp này. Chính vì ý nghĩa của loài hoa này đối với người dân Nhật rất quan trọng nên tỉnh Tochigi đã cho xây dựng công viên Ashikaga chỉ chuyên trông hoa wisteria trên một diện tích rộng lớn 8,2 héc ta đất. Ở công viên này người ta cho trồng rất nhiều các giống hoa wisteria với đủ các màu sắc xanh, hồng, trắng và vàng. Ngoài việc trồng hoa wisteria, người ta còn trồng các loài hoa khác để tăng thêm vẻ phong phú cho công viên.
> |
> |
> |
> > |
> |
> |
> |
> |
> |
> |
> |
> |
Bộ sưu tập hoa
1. Bỉ Ngạn hoa
Đây là loài hoa ta thích nhất, thứ hai là hoa Anh Túc a, Bỉ Ngạn hoa nở nơi bỉ ngạn, tương truyền trên con đường Vong Xuyên nở đầy hoa này. Bỉ Ngạn hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa, màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa.
2. Hoa Anh Túc
Người ta nói hoa càng độc thì càng đẹp, đích thị không sai.
3. Hoa Tử Đằng
Hoa Tử Đằng nhìn từ xa như một đàn bướm màu tím bay rợp trời. Hoa Tử Đằng đại diện cho một tình yêu say đắm, nỗi nhớ lưu luyến khôn thôi. Theo ta biết thì còn có một loài tên Ngân Đằng nhưng ta chưa thấy hình qua nên không biết ra sao.
Hoa Sơn Trà còn có tên là Trà Hoa. Hoa Sơn Trà có màu trắng, hồng, vàng, tím, đỏ nhưng ta thích nhất màu trắng. Hoa Sơn Trà màu trắng đơn thuần, trong trắng vô tạp niệm, một loài hoa mộc mạc nhưng xinh đẹp.
5. Hoa Nhài(Lài)
Hoa Nhài trong tiếng trung là 茉莉花, hán việt là Mạt Lị Hoa. Hoa Nhài có ý nghĩa là ” bạn là của tôi “.Nhớ lúc xưa lão sư dạy hát có dạy bài 茉莉花
好一朵美丽的茉莉花
好一朵美丽的茉莉花
芬芳美丽满枝桠
又香又白人人夸
让我来将你摘下
送给别人家
茉莉花茉莉花
好一朵美丽的茉莉花
芬芳美丽满枝桠
又香又白人人夸
让我来将你摘下
送给别人家
茉莉花茉莉花
A, thật đáng hoài niệm a.
6. Tử Thụy Liên:
7. Hải đường ( Begonia)
8.Camellia /Trà mi
9.Cây Trứng cá (Muntingia calabura)
10. Cây Lim sét, Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)
11.Anemone
12.Autumn crocus Colchicum spp
13.Azalea & Rhododendron spp.:
14.Buttercup Ranunculus spp.
15.Clematis
16.Thuỷ Tiên(Daffodil Narcissus spp.)
17.Hyacinth
18.Trúc đào (Nerium oleander)
Oleander, Sister Agnes
Oleander, Sister Agnes
Oleander, Rosebay
Trúc đào cánh kép
Trúc đào cánh kép
19.Lantana
Lantana "Gold Mound" Hort"Miss Huff" Lantana
20.Lobelia / Cardinal flower
21.Iris
22.Hydrangea
23.Delphinum / Larkspur
24.Tulip
25.Rhubarb
26.Periwinkle myrtle
27.Marsh marigold Caltha palustris:
28.Morning glory- Ipomoea spp.:
29. Papua Wax plant (Hoya archboldiana)
30.Hoya Wax
Hoa Sứ
Hoa Hoàng hậu - Ảnh Google
Hồi nhỏ, trước nhà là một ngôi nhà thờ lớn. Trong sân ngôi nhà thờ đó có trồng một cây hoa rất đẹp, bông rất sai, rũ từng chùm như những chiếc lồng đèn vàng treo cao, rực rỡ cả một góc trời. Khi đó ít ai biết loại hoa đó tên gì, chỉ nghe mọi người gọi là hoa hoàng hậu. Có lẽ vì nó quá đẹp chăng?!
Sau này thấy cây hoa này được trồng phổ biến hơn. Và hình như cũng không nghe ai gọi là hoa hoàng hậu nữa. Tìm hiểu mới biết cây này có xuất xứ từ Hawai và có nhiều tên gọi: Osaka, bò cạp nước, muồng hoàng yến, mai dây, cây xuân muộn, mai nở muộn (có lẽ vì nó có màu vàng rực rỡ giống mai?!),...
Ở trên đường Nguyễn Đình Chiểu, gần góc Trần Quốc Thảo, trong sân của tòa Tổng giám mục lúc trước có một cây hoàng hậu cực đẹp. Cây rất to, hoa vàng rực rỡ từng chùm rũ từ ngọn cây. Đẹp đến mức có nhiều khi đi ngang đó phải dừng xe lại, đứng dòm một lúc cho thỏa thuê rồi mới đi tiếp được. Lâu rồi ít đi ngang qua đó, nên không biết bây giờ có còn không!
Hoa này cũng như hoa mai, chỉ đẹp khi ở trên cây, và tụ hội thành chùm. Hái xuống từng bông riêng rẽ thì lại mất đẹp...
Ý định trồng một cây, mà sao khó quá, vì cây thân gỗ, cần nhiều đất, sân nhà thì lại không rộng lắm.
Tiếc!
Hằng năm, cứ thấy những trái cây tròn như trái tắc (quất, hạnh) màu vàng cam hực hỡ mời chào khách qua Bắc Cần Thơ là người ta biết đang mùa viêm nhiệt
Trái cây đó là thanh trà, còn gọi xoài hoang dại (Wild Mango), tên khoa học Bouea Oppositifolia (Roxb.) Meissn., tên cũ Mangifera Oppositifolia Roxb., cùng họ Anacardiaceae với cây xoài. Vì nó giống trái xoài thu nhỏ, có hột to, nên dân địa phương gọi là xoài mút hay xoài hột. Lãnh địa thanh trà hình như chỉ ở khu vực Ðông Thành (Bình Minh, Vĩnh Long). Vì, cứ đến xã Ðông Thành, nhiều nhất là ấp Ðông Hưng 2, trong mùa nắng là người ta thấy thấp thoáng trong màu xanh những tàng lá rậm rạp ẩn hiện những trái thanh trà vàng cam một cách thích mắt.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hà (55 tuổi, Ðông Hưng 2) cho biết nhà bà trồng 20 gốc thanh trà, năm ngoái, trúng, được 600kg, giá 8,000 đồng/kg, bỏ túi 4,800,000 đồng. Năm nay, bán đợt rồi 12,000 đồng/kg, được 7-8 triệu đồng. Có lúc “khủng” (hút hàng), lái tới tận vườn mua tới giá 15,000-16,000 đồng/kg. Trái xanh họ cũng mua, giá thấp hơn, 10,000 đồng/kg. Bà lẩm bẩm: “Hổng biết họ mua mần gì?”
Bà Trần Thị Em (55 tuổi, Ðông Hưng 2) trồng 60 cây thành trà, đầu mùa này bán được 20 triệu đồng. Bà bán được số tiền lớn như vậy nhờ thanh trà lão (trồng 35 năm nay), nên cho trái sai. Mấy ngày qua, mỗi ngày bẻ 500kg trái thanh trà, bán bằng giá nhà bà Tuyết Hà, 12,000 đồng/kg. Nhưng thu hoạch hấp dẫn nhất là thanh trà ngọt, giá bán tại gốc từ 25,000-26,000đồng/kg. Nhà bà Em có 3 cây thanh trà ngọt, 1 cây có trái. Bà mua thanh trà ngọt (lá dài hơn thanh trà chua) từ năm 1975 với giá 50,000 đồng/cây. Sau nầy mới chiết được 2 nhánh sống.Hỏi thanh trà gốc mua ở đâu, bà Tuyết Hà và bà Em đều bảo rằng mua ở nhà Sáu Vẹn. “Ðầu mùa tới giờ, Sáu Vẹn bán cả trăm triệu đồng tiền thanh trà”, bà Em tiết lộ. Sáu Vẹn còn là “vựa” cung cấp thanh trà cho lái đến mua, đó là khẳng định của bất cứ nhà vườn nào ở Ðông Hưng 2 này.
Ông Huỳnh Văn Vẹn (Sáu Vẹn, 76 tuổi) đúng là “đại gia” thanh trà của Ðông Hưng 2. Trước sân và sau vườn nhà ông, những gốc thanh trà xòe tán mát rượi đến nỗi trên nền đất chẳng có cây cỏ nào mọc nổi. Trong bóng mát xanh um, ông đưa chúng tôi thăm vườn nhà được bố trí hệ thống ống tưới qua máy bơm, dù vườn được chia cắt từng khoảnh bằng những con mương với những chiếc cầu bê tông đơn giản bắc ngang. Ông Vẹn cho biết nhà ông trồng 100 cây thanh trà sen bưởi năm roi trên 12 công đất. Mấy ngày qua, vườn nhà ông hái được 400kg thanh trà, có bữa “trúng”, còn lên tới 500kg. Ðó là tính xen kẽ giữa cây mới và cây cũ, vì cây càng lão trái càng sai. Vườn quá rộng nên việc thu hoạch thanh trà ông phải mướn nhân công. Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan (37 tuổi) cho biết hái thanh trà bằng lồng tre, tốt nhất là vợt lưới vì không làm hư trái. Lồng và lưới do chủ cung cấp. Giá nhân công từ 60,000-80,000 đồng/ngày, chủ bao ăn sáng và ăn trưa. Nếu làm nhiều hoặc ít hơn 8 tiếng/ngày thì tính tiền theo giờ. Năm rồi chỉ việc hái thanh trà mướn mà cô có được 2 triệu đồng.
Khi hỏi nguồn gốc thanh trà, ông Sáu Vẹn cười cho biết: Khoảng năm 1950, cha ông (Huỳnh Văn Sung) học chữ Nho với ông Cả ở Rạch Vồn (Cái Vồn, Bình Minh) rồi trở nên thân thiết. Thấy nhà ông Cả có cây thanh trà “ngộ” quá, cha ông xin và được ông Cả cho 7 cây ương (4 cây chua, 3 cây ngọt) về trồng trước sân nhà lấy bóng mát và những mùa trái đẹp làm “kiểng”. Bảy cây “tổ” ấy gốc cả ôm, năng suất đến 1.5 tấn/mùa. Ông Huỳnh Văn Xinh (Sáu Xinh, 74 tuổi), cười vui: “Hồi đó thanh trà ra trái đẹp nhưng hổng ai biết ăn. Con nít tụi tui bẻ chơi nhà chòi rồi liệng bỏ”. Ông Sáu Vẹn tiếp: “Một bữa, khoảng năm 1977, dân mua bưởi năm roi thấy trái lạ và đẹp, nếm thử, thích, hỏi mua vài chục ký đem lên Sài Gòn. Nhắm chừng bán đại, 1.5-2 đồng/kg”. Từ đó, ông Sáu Vẹn, ông Sáu Xinh mới nhân thanh trà ra trồng trên diện tích lớn. Ðể nhân giống, trước kia hai ông ương hột, về sau mới chiết nhánh vì cây mau phát triển. Thanh trà chiết trồng khoảng 2 năm, cao chừng 2m, cho trái chiếng. Bốn năm ngày tưới thanh trà 1 lần, nhưng 3 ngày tưới 1 lần là tốt nhất. Ðặc biệt tưới phân lạnh (uréa) trái lớn, còn phân Kali thì trái chua ít ngọt nhiều. Thanh trà kháng thể mạnh nhưng vẫn xịt ngừa sâu. Chăm sóc thanh trà đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao. Thanh trà cho trái 3 đợt: Tháng 9 Âm lịch, lá già trổ bông, xuống nhụy, 2 tháng rưỡi là thu hoạch. Ðợt đầu thường bắt đầu từ rằm Tháng Giêng Âm lịch. Sau đó, thanh trà cho thu hoạch liên tiếp 2 đợt nữa. Muốn thanh trà ra trễ vụ để bán giá cao, khi “khủng”, ông Sáu Vẹn bật mí: “Nó giống chôm chôm, cứ cầm nước và xịt đọt là có trái theo ý muốn. Nhưng không giống chôm chôm và một số cây trái khác, thanh trà không thể siết nước để cho ra trái nghịch mùa”. Vì vậy, thanh trà chỉ có duy nhất một mùa trong năm: mùa viêm nhiệt. “Thanh trà là cây siêu lợi nhuận”, ông Sáu Vẹn quả quyết, rồi tiếp: “Phân ít, chăm sóc ít, thu hoạch cao”. Tuy nhiên “coi dễ mà khó”, ông Sáu Xinh nhấn mạnh, đó là khi cây ra bông chuẩn bị “xòe” gặp sương, nhất là sương muối thì hư, hoặc gặp cơn mưa buổi tối, sáng lại lâm râm, nhụy rụng hết. Ðược cái, vài hôm sau bông trổ lại, nhưng năng suất không cao.Ly nước thanh trà giải nhiệt mùa nắng nóng. (Hình: Cát Tường/Người Việt)
Thanh trà nhà ông Sáu Xinh (và hầu như cả vùng này) có nguồn gốc từ người anh chú bác là ông Sáu Vẹn. Hiện nay vườn nhà ông rộng 4-5 công, năm 2009 thu hoạch 7 tấn thanh trà. Ðầu mùa năm nay, thất vì ra bông gặp sương muối, chỉ được 2 tấn, hy vọng 2 đợt trái sau. Ông Sáu Xinh cho biết, trên địa bàn ấp Ðông Hưng 2 có khoảng 40ha vườn, trong đó thanh trà chiếm tới 20ha. Năm rồi, cả ấp trúng, thanh trà trĩu cành muốn gãy nhánh, thu hoạch khoảng 40 tấn.
Nổi tiếng là vựa nhưng thật ra nhà ông Sáu Vẹn chỉ là nơi tiếp nhận thanh trà của bà con xung quanh đem tới nhờ bán giùm. Vì nhà ông thu hoạch sản lượng lớn, lái không phải mua lắt nhắt nhiều nơi, việc vận chuyển thuận lợi, do đó ông bán tới 15,000 đồng/kg chua. Còn thanh trà ngọt từ 25,000-26,000 đồng/kg. Mỗi mùa, ông thu hoạch thanh trà ngọt từ 100-150kg. Thanh trà ngọt có giá cao như vậy vì hiếm, trồng từ hột ương khó sống, sống được mất 10 năm mới cho trái. Bây giờ chiết nhánh 2 năm, cao chừng 2m, có trái, nhưng cũng khó có nhánh chiết sống. Trước kia, lái chở thanh trà bằng tắc ráng, mấy năm nay đường sá tráng xi măng nên họ vận chuyển thanh trà đóng thùng bằng xe gắn máy ra quốc lộ 54 rồi cho lên xe tải chở đi Sài Gòn, các tỉnh miền Ðông... Người ta mua thanh trà về, vò mềm vỏ rồi chấm muối ớt, nhưng phần lớn gọt bỏ vỏ dằm đường, chút muối cùng nước đá là có thứ nước giải khát ngon lành.
Ngoài bán trái, nhà vườn còn bán nhánh chiết. Ông Sáu Xinh tâm sự: “Ðầu tiên tụi tui chiết nhánh bằng cách bó rễ rau mác, rễ ra nhóc nhưng yếu xìu, trồng sống hổng được mấy cây”. Ông Sáu Vẹn tiếp: “Rút kinh nghiệm, học hỏi thêm, tụi tui bầu xơ dừa, bó nylon đen nên đạt hiệu quả cao”. Nhánh chiết thanh trà chua bán 10,000 đồng/nhánh. Riêng nhánh ngọt bán tới 20,000 đồng. Có nhà vườn năm rồi bán vài trăm nhánh thanh trà chua. Dân Củ Chi (Sài Gòn), một số tỉnh miền Ðông và Tây Nguyên, nhiều nhất là Daklak, vô mua nhánh đem về trồng. Ông Sáu Vẹn nở nụ cười thích thú: “Năm rồi ngoài Daklak điện vô cho hay thanh trà trồng được 5-6 năm có trái chiếng, tốt lắm”. Rồi ông sung sướng kể: “Hổng biết sao mà ở tận Lào Cai biết số điện thoại nhà tui, điện đòi mua hột, biểu gởi bưu điện ra ngoải cho họ. Tui hổng biết gởi gắm và tiền bạc thâu ra sao nên hổng dám bán”.
Thanh trà bán tại bờ Cái Vồn Bắc Cần Thơ. (Hình: Cát Tường/Người Việt)
Ðể có thêm “đồng ra đồng vào” khi hết mùa thanh trà, nhà bà Em trồng xen dâu xanh, nhà ông Sáu Vẹn trồng măng cụt. Các nhà vườn khác thì trồng thêm xoài, bưởi năm roi... Mùa thanh trà chấm dứt khoảng cuối tháng 3 Âm lịch, khi mưa sa. Nhưng, cũng có những ngày nắng, lúc đó người ta lại nhớ đến vị chua đã khát của trái thanh trà mà không thể nào có được. Cô Phạm Thị Hiệp (32 tuổi) bán thanh trà tại Bắc Cần Thơ, bờ Cái Vồn, cho biết đã làm mứt từ những trái thanh trà hư dập để dành ăn dần. Thanh trà cô mua tại nhà ông Sáu Xinh. Sau khi lựa lọc, cột chùm bán 25,000 đồng/kg trái chua và 40,000 đồng/kg trái ngọt, phần trái hư dập cô gọt bỏ vỏ, bỏ hột, cứ 1kg cơm thì sên 1kg đường rồi cho vô keo. Cách làm của cô khiến ta nghĩ đến cách “giữ” vị chua thanh trà khi hết mùa bằng cách chế biến nó thành mứt, như mứt tắc, mứt chanh. Thứ “confiture” tiện lợi và hữu ích này, nếu được sản xuất công nghiệp, sẽ là mặt hàng bán chạy trong lúc thời tiết nóng bất thường, chẳng phải trong nước mà còn xuất cảng.
“Cây mọc hoang trong rừng luôn xanh, ở Phú Quốc, Châu Ðốc, Vĩnh Long... có nơi cũng trồng để lấy quả (...)
Quả thanh trà có vị chua, ngọt, tính mát, có tác dụng bổ, giải khát, giải nhiệt, sinh tân dịch, ăn nhiều nhuận tràng. Quả còn xanh gọt bỏ vỏ, bỏ hột, nấu canh chua ăn cho mát trong mùa nắng nóng. Lá thanh trà cũng tương tự lá xoài, chứa nhiều hoạt chất có tính kháng sinh (mangiferin, quercetin, acid galic...) dùng nấu cao (1kg lá khô bằm nhỏ thêm 2 lít nước, sắc còn nửa lít rồi cô thành 100ml cao sền sệt) để thoa trị phỏng, rôm sẩy, hăm lở”.
Dược sĩ Phan Ðức Bình
(Tạp chí Thuốc & Sức Khỏe số 331 (1-5-2007)
22 triệu đồng cho 2 quả xoài Nhật
Tại Nhật Bản, từ ngày 5/4 người ta bắt đầu bán loại xoài gọi là “trứng của mặt trời”, một đặc sản của tỉnh Miyazaki. Mỗi hộp xoài gồm 2 quả, được bán với giá 100.000 Yên (khoảng 22 triệu đồng) + thuế VAT là 50.000 Yên (khoảng 11 triệu đồng).
Xoài “trứng của mặt trời” là một thương hiệu cao cấp ở Nhật, nó có trọng lượng trên 350gram/quả, có độ ngọt gấp 15 lần xoài thông thường.
Cửa hàng Iwata là cửa hàng đầu tiên tại thành phố Miyazaki bán loại xoài này trong năm nay. Người quản lý cửa hàng cho biết, cửa hàng đã phải trả giá cao nhất là 200.000 yên cho một hộp 2 quả xoài trong cuộc đấu giá để giành phần bán loại xoài này đầu tiên.
Để kỷ niệm cho sự kiện này, cửa hàng đã quyết định bán 1 hộp xoài với giá đặc biệt, chỉ bằng một nửa giá mua vào.
Theo Hiệp hội kinh tế tỉnh Miyazaki, sản lượng xoài của tỉnh Miyazaki năm nay khoảng 777 tấn, trong đó loại xoài “trứng mặt trời” chiếm khoảng 15%.
22 triệu đồng 1 hộp táo 2 quả xoài “trứng mặt trời” |
Lan Hạc Trắng(Heron Orchid)
gốc cây khổng lồ trong
Plaza del Congreso,ở Buenos Aires, Argentina.
vé máy bay eva air khuyến mãi
vé máy bay đi mỹ hạng thương gia
văn phòng korean air tại việt nam
đặt vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich
ve may bay di canada gia re