Friday, September 30, 2011

Động đất (2)

Báo chí Trung Quốc liên tiếp đưa tin, trước khi xảy ra động đất khủng khiếp mạnh 7,9 độ richter ở tỉnh Tứ Xuyên của nước này hôm thứ Hai, dân địa phương nhìn thấy cóc chạy thành đàn trên một số đường phố khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất. Một cái ao chứa 80.000 tấn nước đột nhiên cạn khô. Hàng triệu con bướm cũng di cư. Và sau đó là trận động đất kinh hoàng ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. Phải chăng thảm họa này đã được báo trước nhưng con người không biết?
Kinh nghiệm dân gian cho biết trước khi xảy ra thảm họa do thiên tai gây ra đều có những điềm báo trước. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra động đất, những điềm báo đó khá cụ thể. Chỉ có điều trong hầu hết các trường hợp, những điềm báo ấy chỉ được giải mã sau khi thảm họa xảy ra. Lúc đó đã quá muộn.

Nước rút, cóc lang thang
Dự báo động đất là một công việc hết sức phức tạp đối với các nhà khoa học. Mặc dù các nhà địa chấn học hiện nay được trang bị máy móc hiện đại đo đạc chính xác hoặc có khả năng dự báo những trận động đất, vẫn có những cơn địa chấn hoàn toàn bất ngờ đối với họ. Trận động đất 7,8 độ Richter ở tỉnh Tứ Xuyên hôm thứ hai vừa qua là một ví dụ.Tuy nhiên, trước đó vài tuần người dân Trung Quốc cho biết có những hiện tượng tự nhiên kỳ bí xảy ra có thể xem là những điềm báo trước bởi sự trùng hợp quá sức lạ lùng. Báo chí địa phương đã tường thuật như sau.Tờ Sở Thiên Đô thị Nhật báo, tỉnh Hồ Bắc, ngày 5-5 dẫn lời cư dân cho biết ao nước Quan âm khá lớn của xã Bạch Quả ở thị trấn Ân Thị sáng 26-4 vào lúc 7 giờ bắt đầu có nước xoáy rất mạnh. Chỉ sau 5 giờ, nước hồ rút cạn. Người dân vui mừng tha hồ bắt cá. 80.000 tấn nước trong hồ bỗng chốc rút đi đâu không biết. Những người dân làng có tuổi lo sợ cảnh báo sắp có thiên tai nhưng ít người tin. Ân Thị nằm cách Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, khoảng 400 km. Tỉnh Hồ Bắc có ranh giới chung với thành phố Trùng Khánh của tỉnh Tứ Xuyên. Thành phố này đã bị tàn phá nặng nề hôm 12-5.Ngày 10-5, tờ Hoa Tây Đô thị Nhật báo, xuất bản tại Tứ Xuyên, đưa tin hàng chục ngàn con cóc đột nhiên rời bỏ chỗ ở của chúng tràn qua những con đường của Miên Dương, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Tứ Xuyên. Xe hơi cán chết chúng rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước. Miên Dương rất gần huyện Vấn Xuyên, trung tâm địa chấn. Dẫn lời giám đốc sở lâm nghiệp tỉnh, tờ báo cho biết hiện tượng cóc di cư này là hoàn toàn bình thường. Hơn nữa nó chứng tỏ hệ thống môi trường địa phương đã được cải thiện. Nếu hỏi lại ngay bây giờ chắc hẳn vị giám đốc này sẽ có một nhận định khác. Đó là thú vật có giác quan nhạy bén hơn con người, có thể cảm nhận được những động kiến tạo bất thường của lớp vỏ trái đất dẫn đến động đất. Hiện tượng cóc di cư cũng được ghi nhận cách nay vài tuần ở Đài Châu, tỉnh Giang Tô.Tại thành phố Mãn Châu, cách trung tâm địa chấn 96 km, cư dân mạng Internet cho biết trước khi thảm họa xảy ra vài tuần có hơn một triệu con bướm nháo nhác bay qua. Có thể đây cũng là một điềm báo động đất. Nhận định này cư dân mạng chỉ biết sau khi hàng chục ngàn người chết vì động đất.Có dữ liệu nhưng không rõ ràngĐối với một bộ phận người dân Trung Quốc, năm 2008 này có vẻ như một năm khủng khiếp. Đầu năm là những trận bão tuyết bất thường làm cho hàng chục triệu người lao động nhập cư ở các thành phố lớn không thể trở về quê nhà ăn Tết. Tháng 4 rồi có một tai nạn xe lửa hết sức nghiêm trọng. Rồi thứ hai vừa qua là trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên.32 năm trước, trận động đất ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, được coi là kinh thiên động địa bởi nó giết hơn 300.000 người. Từ đó đến nay, người dân hy vọng các nhà khoa học, nhất là các nhà địa chấn học, đạt được nhiều tiến bộ. Nhưng trận động đất ở Tứ Xuyên cho thấy công việc dự báo động đất với mức độ chính xác cao là cực kỳ khó khăn.Thảm họa Tứ Xuyên xảy ra hôm trước, hôm sau ông Trương Hiểu Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Mạng động đất Trung Quốc, mở cuộc họp báo, giải thích: “Chúng ta không thể chui vào lòng trái đất để xem giống như chúng ta có thể làm trên không gian vũ trụ”. Ông thừa nhận rằng cơ quan của ông có nghiên cứu những hiện tượng không bình thường trong thế giới động vật và vật lý. Tuy nhiên, những kết quả thu lượm được cho thấy ít liên quan đến những vụ động đất. Ông nói: “Dữ liệu thì không thiếu nhưng chỉ ra một mối quan hệ nào đó là không rõ ràng. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu xem những hiện tượng bất thường đó có liên quan trực tiếp đến động đất hay không”.
Khó biết thời điểm Trận động đất lớn ở Tứ Xuyên đã được biết trước là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không ai biết nó xảy ra vào thời điểm nào. Roger Bilham, giáo sư khoa địa chất Trường Đại học Colorado (Mỹ), đã cho biết như vậy hôm 13-5.Giáo sư Bilham từng nghiên cứu động đất mấy chục năm nay ở vùng núi Himalaya. Ông cũng từng đến Thành Đô. Ông dự báo số người chết có thể lên đến 100.000 người, tính đến hôm nay, 18-5. Ông nói thêm: “Tôi hy vọng là tôi nói sai”.Theo ông Bilham, trận động đất ở Tứ Xuyên là do tác động của tiểu lục địa Ấn Độ trôi về phía châu Á. Cuộc chạm trán đã tạo ra dãy núi Himalaya và cao nguyên Tây Tạng cao 4.572 m. Bởi vì cao nguyên này không thể cao hơn nữa, sức ép của tiểu lục địa Ấn Độ lan sang phía Tây và phía Đông. Ở phía Tây từng xảy ra trận động đất khủng khiếp ở Pakistan năm 2005 giết chết 75.000 người. Trận động đất ở Tứ Xuyên hôm 12-5 là hậu quả của sức ép dồn sang phía Đông. Sự kiện này như vậy đã được biết trước thế nào cũng xảy ra nhưng xảy ra lúc nào thì không rõ. Quá trình nhồi ép này thường kéo dài 1.000 năm mới tạo ra động đất. Thảm hoạ ở Tứ Xuyên, theo giáo sư Bilham, may mà chưa lớn. Thế nhưng bấy nhiêu cũng đủ làm cho cả thế giới kinh sợ. (Theo NLĐ qua website: http://tintuc.timnhanh.com/quoc_te/chau_a/20080518/35A78D31/)
* Ý kiến: California lập tức báo động để người dân chuẩn bị đối phó cho một trận động đất lớn(Big D) có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong một tương lai không xa khi mà đường nứt San Andreas fault đã nhiều lần chuyển động mạnh và vẫn tiếp tục di chuyển. Caltech ở Pasadena vẫn theo dõi nhưng không ai biết trước đích xác bao giờ sẽ xảy ra và mức độ tàn phá của nó sẽ như thế nào? Xin trích thêm 1 bài viết về vụ động đất bên TQ:
* Con rồng cạn nước và Thế Vận Hội Bắc Kinh
Việt Nguyên(Đặc biệt của Ngày Nay)
Ngày lễ Mothers day, tôi có dịp lang thang ở Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Houston với Gs Nguyễn Mạnh Hùng để ngậm ngùi nhìn lại những di tích lịch sử của thành Pompeii bị vùi dưới đống tro tàn sau khi ngọn núi lửa Vusurius nổi giận đúng vào ngày Lễ Thần Hỏa năm 79 sau Tây Lịch. Một nền văn minh vĩ đại của thê giới đã biến mất trong một ngày. Ngắm di tích thành Pompeii lại nhớ đến câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Nên cũ lâu đài bóng tịch dương”. Cuộc đời vô thường trong một nháy mắt. Con người không qua được mệnh trời và lịch sử đã ghi rằng thành phố Pompeii đã bị Thượng Đế phạt vì dân Pompeii ở vào thế kỷ thứ 8 đã sống một đời xa xỉ vô đạo đức.
Hai ngày sau, con rồng Trung Quốc đã dẫy mình ở vùng Tứ Xuyên, không phải con rồng kinh tế như chánh quyền Trung Quốc thường tự hào mà là con rồng đất đã cạn nước. Con Rồng quậy đuôi ngay sau trận hồng thủy ở Miến Điện. Cùng một cảnh “tai trời ách nước” nhưng khác với lần sóng thần Nam Á năm 2004 giết hơn 200,000 người, người ta không nghe nạn nhân kêu gào: “Thượng Đế ở đâu?” mà chỉ nghe lời than oán “Chánh quyền ở đâu? Đảng ở đâu?”. Dân Á Châu nhìn về Trung Quốc với cặp mắt nhân đạo thương xót nạn nhân nhưng nhiều người có cùng một ý: “Trời đã phạt” và chính thân nhân của các nạn nhân bị chôn vùi ở Tứ Xuyên cũng đã lên tiếng: “Đây không phải là tai trời mà là tai nạn do người gây ra”.
Nghèo là một cái tội
“Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật như sô cẩu, Thánh nhân bất nhân, dĩ bá tánh vi sô cẩu” (Trời đất bất nhân xem mọi vât như chó rơm, thánh nhân không nhân từ xem trăm họ như chó rơm). Cộng Sản Trung Quốc từ sau cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông không còn tin vào thuyết Phật, Lão, họ xem những lời dậy của Lão là mê tín nhưng người Tầu vẫn tin chánh quyền vô đạo đưa đến thiên tai. Chánh quyền quân phiệt giết hàng ngàn nhà sư đổi lại hàng trăm ngàn người Miến Điện nghèo khổ lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc trước sau vẫn xem dân như rác. Mao Trạch Đông thay tên người bằng con số tương tự như Lê Nin “Một người chết là một thảm cảnh, triệu người chết chỉ là những con số vô nghĩa”. Mao nhìn người chết trong thời kỳ cách mạng văn hóa cảm thấy sảng khoái chưa từng thấy và tiên đoán 1/2 dân số Trung Quốc sẽ phải chết. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ve vuốt nạn nhân nhưng cái tội giết các nhà sư Tây Tạng và nhạo báng Đức Đạt Lai Lạt Ma “con cáo đội áo nhà sư” đã phải trả một giá đắt với trên 70,000 nạn nhân và năm triệu người vô nhà cửa. Các chánh quyền trở mặt, sau khi vào WTO, không tôn trọng nhân quyền rồi quên lời hứa sau khi ký nhân tổ chức Thế Vận Hội 2008, ngạo mạn đem ngọn đuốc với tinh thần tự ái dân tộc đi khắp nơi nay bị trờichận lại ở miền Tây Trung Quốc.
Động đất đã xẩy ra ở đất Tứ Xuyên nơi có bốn con sông tụ về, miền đất Trung Tâm Nguyên Tử của Trung Quốc nơi Lão Tử đã đi qua về phía Tây và để lại lời dậy “Đạo khả đạo phi thường Đạo” và Đảng CS Trung Quốc đã quên lời dậy để sống vô đạo. Nghèo khổ ở Trung Quốc là một cái tội. Hết bị dịch SARS, AIDS nay đến động đất. Cháy nhà ra mặt chuột. Cái xã hội hài hòa của Hồ Cẩm Đào nay lộ rõ bộ mặt trái “phồn vinh giả tạo”. Đa số nạn nhân là những công nhân di dân đên từ những vùng quê nhỏ để tìm công việc ở thành phố lớn, những người dân nghèo đã bị đảng và chánh quyền bóc lột. Thành phố Thành Đô với mười triệu dân vẫn đứng vững còn trường học, nhà thương bị xập đổ vì xây cất thiếu tiêu chuẩn do nạn tham nhũng từ chánh quyền, cán bộ và nhà thầu.
Động đất là do sự cọ sát liên tục giữa hai mảnh đất Ân và Âu Á từ 50 triệu năm nay, mảnh đất Ấn di chuyển về Bắc 6 cm mỗi năm tạo nên Hy Mã Lạp Sơn và động đất từ A Phú Hãn cho đến Trung Quốc nhưng người dân Trung Quốc vẫn tin là con rồng đã nổi giận vì long mạch bị phá nhanh do xây cất các đô thị nhỏ của chánh quyền Cộng Sản vì mộng bá quyền muốn làm chủ thế giới, buôn bán chỉ muốn thu vào với cái lợi riêng mà không cân biết đến các nước khác như chính sách Bắc thuộc với Phi Châu, Miến Điện và Việt Nam khác với lời dậy của Lão Tử “Phi duy bất tranh, Cố thiên hạ mục năng dữ chi tranh (chỉ vì không tranh giành nên trong thiên hạ không ai tranh giành được với mình).
Xây cất quá nhanh, cái gì thái quá thì không bên. Các nhà cửa cao ốc ở các thành phố thiêu tiêu chuẩn như Bắc Kinh. Các thị trấn nhỏ mọc nên như nấm từ các vùng nông thôn trong mấy năm qua trong chương trình đô thị hóa đã tạo ra sự mất quân bình giầu nghèo trong tất cả các lãnh vực từ y tế đến giáo dục. Kinh tế Trung Quốc được xem là kinh tê mất quân bình nhất trên thế giới. Lợi tức mỗi đầu người ở vùng nông thôn là 500 Mỹ kim một năm trong khi lợi tức ở thành phố lớn là 1500 Mỹ kim một năm và 60% của 1.3 tỷ người Trung Quốc vẫn còn ở vùng quê. 15 triệu người từ các vùng quê đổ lên thành phô nhỏ mỗi năm cần nhà cửa và nội trong năm 2006, xây cất lên đến 19 tỷ square feet vuông; nhà cửa xây nhanh chóng và vật liệu rẻ đã gây thảm cảnh hơn là chính trận động đất 7.9 độ.
Phong thủy không còn thuận lợi
Thế Vận Hội Bắc Kinh với những con số 8 có vẻ kém may mắn hơn nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh mơ tưởng. Tháng Giêng 2008, nước Tầu chịu trận bão nặng nhất trong vòng 50 năm, các tỉnh ở vùng trung ương và miền Nam bị thiệt hại nặng, bị cô lập hàng tuần. Tháng 3, dân Tây Tạng biểu tình ở Lhasa nay lại đến trận động đất. Sau thiệt hại ở Tứ Xuyên người dân sắp phải đối phó với mối lo lụt, bệnh truyền nhiễm và dịch. Các đập nước ở vùng Tứ Xuyên có vẻ như không bị thiệt hại nhưng ở một quốc gia với 22,000 đập nước, nhiều nhất thế giới, với 1/2 số xây để chận lụt và công trình thủy điện đã gây ra rối loạn xã hội như dập Tam giáp đã khiến 1.5 triệu người phải di cư và môi trường bị xáo động. Gió độc với than và chất độc CFC. Nước độc ở những con sông Hoàng Hà, Giang Tử có những thị trấn với số nạn nhân ung thư lên đến 50%. Do kết qủa cuộc những công trình xây cất vội vã.
“Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân hồ? (Việc trời đất còn không kéo dài được, huống gì việc của con người). Phong thủy, điều mà người Tầu tin hàng năm đã bị phá vì Thế Vận Hội 2008.
Để chuẩn bị Thế Vận Hội, chính quyền kiêu ngạo Bắc Kinh đã xây cất khoe khoang những công trình đồ sộ. Vận động trường Olympic, “Water Cube” xây cho những cuộc tranh tài bơi lội, “nhạc hội nước” ở Bắc Kinh kể cả đại hý trường Quốc gia hình quả trứng xây bằng Titanium cạnh Đại sảnh đường Nhân dân sát bên Quảng trường Thiên An Môn, bồn nước lớn nhất thế giới “Thiên Thủy” bắn nước lên cao 134 thước và hàng trăm sân đánh gôn trên 20,000 mẫu đất nuốt một số lượng nước khổng lồ từ các con sông ở Bắc Kinh. Trong những ngày thế vận hội, nước sẽ được dẫn vào từ các tỉnh vào Bắc Kinh, những giọt nước tinh khiết đặc biệt cho Thê Vận Hội.
Hàng triệu khán giả sẽ được thưởng thức những cảnh “hoành tráng” của thế vận mà quên đến con rồng cạn nước do lỗi lầm của đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1953 khi Mao Trạch Đông xây đập và hồ chứa nước ở Quảng Tính. Con đập lớn nhất sắp hoàn thành với chi phí hàng chục tỷ Mỹ Kim “Tam Giáp” ở sông Giang Tử đã bị các nhà môi sinh phản đối. Đảng Cộng Sản biết câu: “Xây một đập là làm khô một con sông” nhưng họ vẫn say mê xây đập. Trong bước nhẩy vọt thập niên 1950, đảng khuyến khích dân xây cất các công trình thủy điện ở mọi nơi. Bước nhẩy vọt lên Cộng Sản đã gây ra những nạn lụt do vỡ đê, gây ra nạn đói, mất mùa, nông dân phải di cư đến các tỉnh khác.
Năm nay vì Thê vận hội, dân ngoài vùng Bắc Kinh phải chịu cảnh thiêu nước cho tinh thần tự ái dân tộc. Nếu 300 năm trước, Bắc Kinh có thể chịu được, mặc dù thành phô bao quanh bởi núi vẫn có năm nguồn nước, hồ và suối nhưng ngày nay Bắc Kinh khác hẳn, 90% các hồ chứa nước đã cạn, nước ở các con sông đang ở mức thấp nhất và dân số gia tăng. Từ 1949 dân số Bắc Kinh tăng tám lần (từ 2.2 triệu năm 1948 lên đến 18 triệu năm 2008). Thành phố 50 lần lớn hơn và nhu cầu nước tăng 35 lân. Trung bình dân Bắc Kinh chỉ có 300 khối nước mỗi đầu người (1/8 so với người Trung Hoa các tỉnh khác và 1/30 so với những người dân khác trên thế giới).
Trung Quốc mới, khoe cái giầu với du khách vào ngày Thế Vận Hội, du khách sẽ không thấy cảnh dân Tầu vùng Bắc và thôn quê đang thiếu nước, tất cả nguồn nước được dẫn vào Bắc Kinh để phục vụ “tinh thần tự ái dân tộc” mà quên đến hậu quả: môi sinh Trung Quốc đang bị đe dọa từ nước, khoáng sản cho đến rừng. Tất cả đang dẫy chết. Một nấm mồ yên lặng của Trung Quốc bên cạnh những cảnh “phồn vinh giả tạo” của những người Cộng Sản.
Trung Quốc có vẻ ở vào cái thời “nhà Minh không còn sáng”, cuối thế kỷ thiên tai giết hơn 1/3 dân số, nhà Minh áp dụng chính sách Bắc thuộc khắp nơi, quên câu của Lão Tử: “Cố, đại quốc, dĩ hạ tiểu quốc tắc thủ tiểu quốc” (nước lớn khi hạ mình với nước nhỏ thì chiêu phục được nước nhỏ) cuối cùng đưa đến chánh sách bế môn tỏa cảng và đưa đến sự ô nhục với năm nước chia chác.
Người Trung Hoa xem thiên tai là điềm trời khác với ý nghĩa của Thánh Alphonsus Liguori: “Thượng đế dùng thiên tai, lụt lội để cảnh cáo con người phải thay đổi hơn là để trừng phạt.”
Năm 1976, điềm trời với cơn động đất với hơn 240,000 người chết của Mao Trạch Đông nhưng họ vẫn chưa biết mệnh trời tiếp tục độc tài. Cuộc động đất ở Armenia năm 1988 với 10,000 dân Sô Viết thiệt mạng đã khiến TT Gorbachev mất các nước chư hầu Đông Au.
Năm nay, tháng 8 với Thế Vận Hội 2008 sắp đến, với những điềm trời hãy chờ xem chánh quyền Bắc Kinh có thay đổi chương trình khai mạc Thế Vận Hội với những màn múa nước trong khi con rồng Trung Quốc đang cạn nước và họ có chịu lắng nghe lời dậy của Tuân Tử: “Dân như nước, kẻ cầm quyền như thuyền. Nước có thể làm thuyền trôi đi và nước cũng có thể làm thuyền đắm”.
Việt Nguyên(Houston 23 tháng 5-2008)
Trung Quốc rút nước hồ do động đất tạo ra để giảm bớt nguy cơ vỡ bờ
Hôm thứ Bảy, các công nhân Trung Quốc đã bắt đầu rút nước trong Hồ Đường Gia Sơn do động đất tạo ra trong tỉnh Tứ Xuyên. Theo tường thuật của thông tín viên Daniel Schearf từ Bắc Kinh thì các quan chức Trung Quốc cho biết mực nước trong hồ vẫn tiếp tục dâng lên, tuy nhiên mối đe dọa hồ bị vỡ bờ đã giảm bớt.Cơ quan truyền thông Trung Quốc loan tin là hàng trăm binh sĩ và cảnh sát đã làm việc trong 6 ngày để đào một con kênh đài 475 mét nhằm rút bớt một cách an toàn nước đang tiếp tục dâng cao trong hồ.
Trận động đất dữ dội hôm 12 tháng 5 gây lở đất làm tắt nghẽn các sông, suối, tạo ra trên 30 hồ. Và Hồ Đường Gia Sơn được xem là trong tình trạng nguy hiểm nhất.
Các vụ đất lở vẫn tiếp tục xảy ra cộng thêm với các cơn mưa lớn khiến cho nước hồ dâng cao nhanh chóng. Nhà cầm quyền Trung Quốc cảnh báo rằng bờ hồ có thể bị vỡ và gây ngập lụt các thị trấn vốn đã bị động đất tàn phá.
Giám đốc văn phòng thủy văn của tỉnh Tứ xuyên nói rằng vì lượng nước chảy vào hồ nhiều hơn nước chảy ra, nên mực nước trong hồ vẫn từ từ dâng lên. Tuy nhiên ông nói rằng lượng nước đang được rút ra cũng tăng dần.
Trên 250,000 người đã được sơ tán ra khỏi khu vực bị đe dọa bởi hồ này. Các quan chức Trung Quốc cho biết họ chuẩn bị sơ tán trên 1 triệu người nữa nếu hồ bị vỡ bờ.
Hồ này cũng đang đe dọa các cây cầu hạ nguồn và đường ống dẫn dầu dài nhất của Trung Quốc.
Tân hoa xã, cơ quan truyền thống chính thức của nhà nước Trung Quốc, nói rằng các kỹ sư đã được phái đến để theo dõi các cấu trúc có thể bị ảnh hưởng do nước rút ra.
Trận động đất trong tỉnh Tứ xuyên đã gây thiệt mạng cho 69,000 người và hàng triệu người mất hết nhà cửa.
Trung Quốc tiếp tục rung chuyển vì động đất
Trong khi Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ thảm họa mới do trận động đất kinh hoàng hôm 12/5 gây ra, 69 con đập thuỷ điện ở Tứ Xuyên có thể đổ sập bất cứ lúc nào, và hàng trăm con đập khác đang trong tình trạng "nguy hiểm", thì ngày 25/5, một cơn dư chấn động đất với cường độ khá mạnh lại xảy ra ở Tứ Xuyên, làm ít nhất 1 người thiệt mạng, 400 người khác bị thương.Gần hai tuần sau vụ động đất kinh hoàng ở tỉnh Tứ Xuyên, đã lại có thêm trận dư chấn mạnh có tác động tới tận Bắc Kinh. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cường độ của dư chấn này là 5,8 độ richter, nhưng Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Cơ quan động đất tỉnh Tứ Xuyên cho rằng, cường độ của dư chấn này là 6,4 độ richter, với tâm chấn tại Qingchuan, cách Thành Đô khoảng 250km về phía Đông Bắc. Cơn dư chấn cũng đã làm hơn 71.000 ngôi nhà bị sập, hơn 200.000 ngôi nhà khác có nguy cơ bị sập đổ. Đây là dư chấn mạnh nhất trong tổng số hơn 8.000 dư chấn xảy ra kể từ sau trận động đất khủng khiếp hôm 12/5 ở tỉnh Tứ Xuyên.Ngày 25/5, Trung Quốc cũng đã xác nhận số người chết do trận động đất hôm 12/5 đã lên tới hơn 62.600 người và còn hơn 23.700 người khác đang mất tích. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục có những điều thần kỳ. Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đưa tin, một cụ ông 80 tuổi, đã được cứu khỏi đống đổ nát sau 266 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát.Trong lúc này, điều mà Trung Quốc đang rất lo lắng là trận động đất đã khiến 69 đập ngăn nước ở tỉnh này đứng trước nguy cơ bị vỡ rất nguy hiểm và 310 con đập ở trong tình trạng nguy hiểm cao. Nhà chức trách Trung Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề này, kể cả việc tháo nước tại 69 hồ chứa và hạ thấp mực nước tại 826 hồ chứa khác. Mối nguy hiểm này càng gia tăng khi Cục Khí tượng Trung Quốc dự báo sẽ có mưa to và rất to ở nhiều vùng tại Tứ Xuyên vào ngày 26/5 gây lũ quét và lở đất. Khoảng 20.000 người đã được sơ tán khỏi vùng thảm họa do nguy cơ lũ lụt. Tổng số người cần được sơ tán có thể lên tới 100.000 người.
Động đất tại Tứ Xuyên có thể vì nhân tai
Một số nhà khoa học đang đưa ra giả thuyết cho rằng, một đập nước nhân tạo có thể là thủ phạm gây nên trận động đất khủng khiếp tháng 5 năm ngoái tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm 87.000 người chết và mất tích.Một nhà địa chất tại Đại học Columbia (Mỹ), người đã nghiên cứu động đất trong nhiều năm, cho rằng sức nặng của 320 triệu tấn nước trong đập Zipingpu khiến một rãnh nứt lớn trong khu vực giãn ra và gây nên cơn địa chấn. Nhiều nhà địa chất Trung Quốc cũng khẳng định áp lực khổng lồ của nước trong đập Zipingpu ở tỉnh Tứ Xuyên làm giãn các khe nứt địa chất, dẫn đến thảm họa.
Fan Xiao, kỹ sư trưởng của Cơ quan Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên, là một trong những người đề xướng giả thuyết trên. “Đập Zipingpu được xây dựng ngay trên khu vực có khe nứt gây nên cơn địa chấn, vì thế rất có thể nó tác động lên khe nứt”, ông nhận định.
Trong giới khoa học, hiện tượng mà Fan nói tới được gọi là “địa chấn do đập chứa nước gây ra”. Trên thực tế, đập chứa nước tại nhiều nơi trên thế giới đã gây nên những trận động đất với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng nếu giả thiết của Fan đúng thì đây sẽ là lần đầu tiên một đập nước gây nên trận động đất có cường độ tới 8 độ Richter.
Đập nước Zipingpu được đưa vào sử dụng từ năm 2004, có độ cao 156 mét và có thể chứa tới 1,1 tỷ mét khối nước. Công trình nằm ở một nơi cách tâm chấn 5 km. Fan cho biết, kể từ cuối năm 2004 tới cuối năm 2005, cơ quan Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên đã ghi nhận 730 cơn địa chấn có cường độ nhỏ hơn 3 độ Richter.
Fan cho biết thêm, vị trí của đập là một nhân tố rất quan trọng. Ông phát hiện ra hiện tượng cơn địa chấn khủng khiếp xảy ra vào đúng thời điểm mực nước trong đập đang giảm rất nhanh. “Đối với những trận động đất do đập nước gây ra, giai đoạn nguy hiểm nhất xuất hiện sau khi mực nước trong đập đạt cực đại và hạ xuống. Sự thay đổi đột ngột ấy có thể khiến khe nứt rơi vào trạng thái mất ổn định. Trong khi đó thì mực nước trong đập Zipingpu giảm cực nhanh ngay trước khi động đất xảy ra”, ông nói.Lei Xinglin, một chuyên gia địa chất thuộc Cơ quan nghiên cứu động đất Trung Quốc, cũng công bố một bản báo cáo vào tháng 12 năm ngoái, trong đó ông khẳng định quá trình tích trữ và xả nước trong đập Zipingpu tác động tới các rãnh nứt địa chất trong khu vực xảy ra động đất.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác tại Trung Quốc lại bác bỏ giả thuyết này và tuyên bố động đất tại Tứ Xuyên là thảm họa tự nhiên chứ không phải nhân tai. Wu Faquan, chuyên gia tại Viện Địa chất và Địa vật lý Trung Quốc, cho rằng một số lực tự nhiên dưới lòng đất gây nên cơn địa chấn.
“Sau nhiều nghiên cứu và khảo sát, phần lớn nhà khoa học Trung Quốc kết luận cơn động đất tại Tứ Xuyên xuất hiện bởi bởi các chuyển động của lớp vỏ Trái đất”, ông phát biểu. Kỹ sư thủy lợi nổi tiếng của nước này là Pan Jiazheng cũng bác bỏ giả thuyết nhân tai và khẳng định: “Đập nước gây nên động đất có cường độ tới 8 độ Richter là sự kiện chưa từng xảy ra trên thế giới".
Từ trước tới nay, thế giới mới chỉ phát hiện 4 cơn địa chấn có cường độ từ 6 độ Richter do đập nước gây nên, trong đó một xảy ra tại tỉnh Quảng Đông. Nhưng kỹ sư trưởng của Cơ quan Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên Fan Xiao cung cấp thêm một bằng chứng rằng, nhiều khu vực từng hứng chịu hiện tượng rung lắc của vỏ địa cầu với cường độ thấp hơn và khu vực xung quanh đập Zipingpu từng rung chuyển bởi một cơn địa chấn có cường độ 6,5 độ Richter.
“Do cơn địa chấn trong khu vực quá mạnh, đập Zipingpu có thể gây nên một trận động đất có cường độ lớn hơn”, ông giải thích. Theo quan điểm của Fan thì ngăn ngừa động đất nên được coi là ưu tiên hàng đầu khi sửa chữa các đập bị hư hại bởi cơn địa chấn tại Tứ Xuyên. Thậm chí ông còn kêu gọi chính phủ hủy bỏ kế hoạch xây dựng lại một số đập.
Nhiều nhà khoa học Trung Quốc cho rằng mối liên hệ giữa đập nước và động đất chưa được chứng minh rõ ràng nên cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ. (theo AFP, IHT)
Đã có chứng cớ cho thấy động đất Tứ Xuyên là do vụ nổ hạt nhân tạo ra ?
Tác giả: Wu Weilin, Epoch Times
Khúc Hạ lược dịch
Càng ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy rủi ro trong một vụ nổ hạt nhân là nguyên nhân tạo ra trận động đất ở Tứ Xuyên và việc trì hoãn những phái đoàn cứu trợ. (Andrew Wong/Getty Images)Một chuyên gia dấu tên cho rằng vụ nổ hạt nhân gần đây đã gây ra trận động đất nặng đến 8.0 ở Sichuan, Trung Quốc, nơi mà sau tai ương ba tuần, con số tử vong đã lên đến hơn 69,000 người. Website Trung Hoa Boxun News ở hải ngoại thông báo rằng chuyên gia này đã xác nhận có một vụ nổ hạt nhân gần trung tâm địa chấn, căn cứ vào lời thuật lại của các nhân chứng, và việc khám phá ra những mảnh vụn xi măng được biết đã đến từ một trung tâm quân đội đặt ngầm dưới mặt đất.Ông He, một cư dân địa phương, nói rằng khi cơn động đất xẩy ra vào ngày 12 tháng Năm, người ta nhìn thấy cái gì đó nổ tung ra từ một đỉnh núi bên cạnh thung lũng, "Nó trông giống như kem đánh răng được ép ra ngoài", ông ta nói. "Không, nó không phải là chất nhão (như kem), mà là những mảnh vụn xi măng này. Sự phun ra kéo dài khoảng ba phút." Theo tin của China News Services (một thông tấn xã Trung Hoa), vào ngày 31 tháng Năm, những chuyên viên cứu cấp và những nhà tâm lý học của nhà thương Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, từ Bắc Kinh đến nơi động đất làm việc vào ngày 23 tháng Năm, đã tìm thấy những mảnh vụn xi măng ở dưới đáy một thung lũng gần chấn tâm. Thung lũng rộng nửa dặm này đã bị bao phủ bởi những mảng vụn dầy từ 10 đến 20 inches, bao trùm đáy thung lũng khoảng 1.5 dặm.Trong lúc xẩy ra cuộc động đất, trong vùng không có một công trình xây cất đang dở dang nào. Chuyên gia của Boxun News nhận định rằng bề dày những mảnh vụn xi măng phù hợp với xi măng dùng ở trung tâm quân đội dưới mặt đất. Ông ta giải thích rằng mặc dù động đất có thể gây ra núi phun lửa, nhưng không có trường hợp động đất nào tạo ra núi phun những mảnh vụn xi măng.Dựa vào tường thuật của CNS (China News Services), và thời điểm của sự nổ tung tại hiện trường, người ta không tìm thấy chứng tích những hoạt động tự nhiên của núi lửa. Chuyên gia này cho biết ông ta có thể xác quyết rằng một vụ nổ vũ khí hạt nhân đã làm gẫy vụn một cấu trúc ngầm dưới mặt đất, và ném tung những mảnh vụn vào không gian.Người ta được biết có ít nhất là một trung tâm nguyên tử của Trung Quốc được đặt ở thành phố Mianyang, Tứ Xuyên, gần trung tâm địa chấn.Những người Trung Hoa chuyên xử dụng mạng lưới Internet bình luận rằng ngay sau khi xẩy ra trận động đất, nhiều lực lượng quân đội đặc biệt đã ngăn chặn giao thông hướng về phía núi gần chấn tâm, và người ta cũng phát hiện nhiều người đàn ông mặc quần áo ngăn hóa chất màu trắng lái những chiến xa quân đội đi về hướng núi. Theo những nhân chứng, tất cả những chuyên viên cứu cấp khu gần chấn tâm đều thuộc quân đội. Chuyên gia này tin rằng vụ nổ hạt nhân đã không chỉ giới hạn quanh vùng thử vũ khí ngầm, mà còn đã gây ra sự ô nhiễm bức xạ. Ông tường thuật rằng trong một cú phôn gọi tới Bắc Kinh ông ta đã khuyên nhà chức trách nên nhận trợ giúp từ những nước khác, cô lập ngay vùng bị động đất, tìm kiếm và trợ giúp những người đã bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm, và áp dụng những biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa việc nước bị làm độc. Những đội cấp cứu Quốc Tế bị trì hoãn. Sau khi trận động đất tại Tứ Xuyên xảy ra, Bắc Kinh đã không cho phép những nhóm cấp cứu quốc tế được bắt đầu công việc giải cứu cho đến 72 giờ sau đó, và vì thế đã làm mất đi khoảng thời gian cần kíp nhất để cứu bao nhiêu mạng người. Ngoài ra còn có sự việc là cơn địa chấn đã được dự đoán trước, nhưng những viên chức chính quyền địa phương trong Khu Aba đã công khai lên tiếng rằng những sự dự đoán này chỉ là những “tin đồn” . Tính cho đến thứ Hai vừa qua, theo tường thuật của các báo chí nhà nước Trung Công, cuộc động đất đã làm thiệt mạng 69, 019 người, làm 373, 573 bị thương, và 18, 627 đang mất tích./.
1/ Hình ảnh 10 phút trước khi động đất Tứ Xuyên xảy ra :Hình ảnh của NASA (May 9th and 10th), NASA's Stereo-B spacecraft
2/ Hình ảnh 10 phút trước khi động đất Tứ Xuyên xảy ra
3/Hình ảnh 30' trước khi động đất xảy ra.
MORE INFORMATION: ..Bizarre glowing cloud phenomenon in the sky was observed about 10 mins before the May 12, 2008 Sichuan earthquake took place. This was recorded in Meixian, Shaanxi province ~550km northeast of epicenter. The phenomenon was said to last for about 1 min.source: http://v.youku.com/v_show/id_cb00XMjc
A map showing two locations where such clouds were sighted relative to Sichuan earthquake epicenters:
See similar clouds appeared ~200km west of this location:
More photos (reported taken 1 hr before the quake):
These clouds seemed to be glowing or somewhat luminous and seemed to resemble some characteristics of the Auroras. I am not sure exactly what they were or whether they indeed had anything to do with the quake. I am no expert anyways. See if any scientists are willing to give a full explanation.If such phenomenon can be proved for its connection with earthquake occurrences, maybe they could be used as warning signs and would be life saving. If not, just learn these clouds as yet another rare atmospheric phenomenon and no need to panic when seeing them.After all, this might well be just a rare atmospheric phenomenon occurred by coincidence. Though, just wondering if there's any possibility the formation of such rare clouds be catalyzed by any event??I guess some of you might find the following articles interesting.
http://online.wsj.com/article/SB12112
For Chinese readers: (about the poem that predicting the quake)四川強震/李白「壓箱詩」預言? �� �屬網路謠言!http://www.nownews.com/2008/05/21/162
Nạn nhân động đất ở Tứ Xuyên được sinh thêm con
Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình ở thành phố Thành Đô (Chengdu) đưa ra thông báo này hôm qua. Chen Xueyun mất con trai duy nhất khi căn hộ của anh bị sập trong động đất. "Lúc này thật khó nói về việc sinh một đứa con khác tuy nhiên về lâu dài, chính sách này sẽ có ích đối với nhiều người", anh nói.
Trận động đất kinh hoàng hôm 12/5 đã lấy đi sinh mạng của 65.000 người. Số thương vong dự kiến còn tăng cao do còn có tới 23.000 người mất tích. Giới chức Trung Quốc chưa xác định được số trẻ em thiệt mạng.
Cơn địa chấn hồi đầu tháng cũng hủy hoại khoảng 7.000 lớp học. Nhiều em học sinh bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Hôm 25/5, vùng tây nam và tây bắc Trung Quốc hứng chịu cơn dư chấn mạnh 6,4 độ Richter làm 6 người thiệt mạng, gần 1.000 người bị thương và hơn 71.000 ngôi nhà bị hư hại, trong khi đang phải vật lộn với thảm hoạ trước đó.
Cơ quan khí tượng Trung Quốc dự báo Tứ Xuyên sẽ có mưa cực lớn trong ngày hôm nay và có thể sẽ tiếp tục gây ra nạn lở đất. Khoảng 20.000 người địa phương đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ bị nhấn chìm dưới nước và tổng số người phải di chuyển chỗ ở có thể lên đến 100.000 người.
Động đất Trung Quốc có thể ảnh hưởng dây chuyền đến Việt Nam
Sau động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên, một đứt gãy sâu khoảng 3 km đang hình thành về phía lòng trái đất, kéo theo ảnh hưởng đến các đới đứt gãy xung quanh, trong đó có Việt Nam, và có thể gây động đất, các chuyên gia địa chất cảnh báo.PGS Nguyễn Đình Hòe, chuyên gia địa chất tại ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, cho biết sự dịch chuyển của các mảng thạch quyển luôn xảy ra, hay nói cách khác, vỏ trái đất của chúng ta luôn di chuyển. Vì thế, những tác động dù mạnh hay nhẹ của mảng thạch quyển này sẽ tác động hiệu ứng lên mảng thạch quyển khác.
Hầu hết những đứt gãy trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều có khả năng gây ra động đất như đứt gãy sông Hồng, sông Cả, sông Mã, Điện Biên... Có thể hình dung, những đứt gãy này như những con hổ đang ngủ yên, bỗng có một cú huých nhẹ làm nó trở mình thức giấc, khi đó, chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Điều nguy hiểm là hiện công nghệ xây dựng, và ngay cả tinh thần ứng phó với loại thiên tai này của Việt Nam còn quá thấp nên những thiệt hại lại càng có khả năng nhân lên nhiều lần.
Cũng theo PGS Hòe, những vùng đã xảy ra động đất thì không đáng quan tâm bằng chính những vùng trước đây chưa từng xảy ra hoặc có nhưng đã diễn ra từ rất lâu. Việt Nam cần cảnh giác vì địa hình chúng ta quá gần với Trung Quốc.
Cùng quan điểm này, giáo sư Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết về mặt lý thuyết, trận động đất ở Tứ Xuyên có thể tác động gây rung chấn ở những đới đứt gãy khác trong đó có các đứt gãy ở Việt Nam, như sông Hồng, sông Lô, đới đứt gãy Sơn La - Lai Châu... Sự tác động đến mức độ nào thì khoa học chưa tính toán cụ thể.
Cũng theo giáo sư Xuyên, những trận động đất mạnh cấp 11-12 mới có thể làm thay đổi địa hình (thay đổi dòng chảy sông, tạo thành hồ mới...), còn ở Việt Nam, động đất cực đại có thể xảy ra là cấp 7, cấp 8 do những rung động 5,5-6 độ richter gây ra. Với mức độ này, động đất ở nước ta không làm thay đổi địa hình, mạnh nhất chỉ là phá hủy nhà cửa, làm biến dạng mặt đất như trượt lở núi, nứt đất...
Tuy nhiên, thời gian thanh bình kéo dài khiến con người lãng quên là mình đang sống trong vùng nguy hiểm, PGS Hòe nhấn mạnh. Động đất còn là loại thảm họa đến nay hầu như không thể dự báo chính xác thời điểm xuất hiện.
Để chung sống với động đất, theo ông, lý tưởng nhất là quy hoạch phát triển phù hợp. Trong đới có nguy cơ động đất, các công trình xây dựng phải được kháng chấn phù hợp với cấp động đất cao nhất. Tránh xây dựng các công trình gây nguy hiểm nếu bị sự cố như đập nước lớn, nhà máy điện hạt nhân, kho hóa chất độc hại... Mật độ các công trình phải thưa thoáng phù hợp với cấp động đất. Tuy nhiên các biện pháp này hay bị "lãng quên" ở những vùng đất chật người đông và thiếu khả năng tài chính cho kháng chấn.
Hoạt động tập dượt ứng xử cho cộng đồng cũng rất hữu ích, nhưng chỉ phù hợp với những vùng hay có động đất như Nhật Bản (chạy ngay ra chỗ trống trải, nếu trong công sở thì chui xuống gầm bàn, tập dượt cứu thương, chữa cháy, cứu sập...). Nâng cao hiểu biết của người dân về ứng xử động đất để họ tự thích ứng cũng là một giải pháp hiệu quả. Có một phản đề là, các vùng hay xảy ra động đất lại ít thiệt hại hơn các vùng rất ít khi bị. Như vậy, thiệt hại do động đất gây ra lại chủ yếu phụ thuộc vào sự chuẩn bị của con người.
California Hồi Hộp Chờ Động Đất
Một trận động đất mạnh cỡ thảm họa ở Tứ Xuyên xảy ra vào ngày 13-11-2008 tại tiểu bang California. Nhờ được chuẩn bị trước, chỉ có 1.800 người chết, 50.000 người bị thương, nhưng thiệt hại vật chất hơn 200 tỉ USD. Đây là kịch bản mà các nhà khoa học vừa trình bày trước một tiểu ban chuyên đề của Hạ viện Mỹ hôm 22-5 vừa qua.Thành phố San Francisco hoang tàn sau trận động đất năm 1906.Không phải các nhà khoa học Mỹ đợi đến trận động đất mạnh 7,8 Richter ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 12-5-2008, giết chết hơn 55.000 người (tính đến ngày 23-5, theo số liệu chính thức), mới nghĩ ra một kịch bản giả lập và dự trù một cuộc tổng diễn tập xử lý những tình huống khẩn cấp sau động đất trên toàn nước Mỹ vào tháng 11 năm nay.Một trận động đất lớn với tên gọi là “Big One” ở vùng đứt gãy San Andreas nổi tiếng, giáp ranh phía Bắc Mexico đã được các chuyên gia Mỹ về động đất cho rằng sẽ không thể tránh khỏi trong tương lai không xa. Trong 2 tháng qua, thung lũng Coachella trong vùng này đã chịu đựng hơn 20 cơn địa chấn nhỏ.30 năm hồi hộpĐó là thời gian mà các nhà khoa học Mỹ dự đoán có đến 46% khả năng xảy ra một trận động đất lớn cỡ 7,5 độ Richter trở lên ở miền Nam Cailifornia. Hơn 1 năm qua, một nhóm 300 người bao gồm các nhà khoa học, viên chức chính phủ, doanh nghiệp... đã làm việc cật lực xây dựng một kịch bản động đất lớn gần với thực tế nhất và trên cơ sở đó tính toán đến những khả năng ứng phó. Toàn bộ kịch bản đã được Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) và Cơ quan Nghiên cứu địa chất California (CGS) phổ biến hôm 22-5 tại Hạ viện.Cơ sở để các chuyên gia về động đất nghĩ đến một địa chấn kinh khủng cỡ 7,8 độ Richter là hoạt động của đứt gãy San Andreas dài 1.280 km do sự dồn ép của địa tầng Thái Bình Dương vào địa tầng Bắc Mỹ tạo nên. Đứt gãy này đã tạo ra những trận động đất lớn nhất ở California như trận động đất 7,8 độ Richter san thành bình địa thành phố San Francisco năm 1906, giết chết hơn 3.000 người.Theo các chuyên gia, một đoạn của đứt gãy San Andreas đang tích trữ năng lượng lớn nhất và sẵn sàng bùng nổ. Trận động đất gần đây nhất của đoạn cực Nam đứt gãy này là năm 1690 ước tính đạt 7,7 độ Richter. Dùng các dàn máy tính điện tử cực mạnh, các chuyên gia đã mô phỏng hoạt động của cấu tạo địa tầng đứt gãy San Andreas để phỏng tính thời điểm bùng nổ và những tác hại của nó đối với hệ thống giao thông, nhà cửa và những cơ sở hạ tầng khác. Trung tâm địa chấn của trận động đất mới lần này có thể là miền Nam California đông đúc dân cư.Khi trình bày trước Tiểu ban Tài nguyên khoáng sản và Năng lượng của Hạ viện, các chuyên gia lưu ý rằng kịch bản nói trên không phải là một lời tiên tri nhưng khả năng xảy ra một trận động đất lớn trong vài thập niên tới là “rất thật”.Ba phút kinh hoàngTheo kịch bản nói trên, trận động đất xảy ra lúc 10 giờ thứ năm 13-11-2008. Nó bắt đầu từ phía Bắc biên giới Mexico gần vùng biển Salton chạy dài theo hướng Tây Bắc và kết thúc gần thành phố Palmdale, cách phía Bắc trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 64 km. Nó sẽ ảnh hưởng đến 22 triệu dân cư trong khu vực. Dưới đây là những diễn biến chính của kịch bản:10 giờ: Đứt gãy San Andreas gây chấn động lớn với tốc độ 3,2 km/giờ.30 giây sau: Vùng nông nghiệp thung lũng Coachella bị rung chuyển mạnh. Nhà cửa đổ sập. Cháy ở khắp nơi. Đường liên bang số 10, một trong những huyết mạch của hành lang Đông-Tây, đứt từng đoạn.1 phút sau: Đường liên bang số 15 hư hỏng nhiều đoạn. Đường xe lửa đứt đoạn, một đoàn tàu lửa lật. Các quận Riverside và Bernadino, phía Đông Los Angeles bị chấn động mạnh.1 phút 30 giây sau: Lòng chảo Los Angeles bị rung chuyển rất mạnh trong 55 giây.2 phút sau: Chấn động kết thúc gần Palmdale nhưng dư chấn vẫn tiếp tục dồn về vùng duyên hải Santa Barbara và thành phố Bakersfield.30 phút sau: Các đội cấp cứu đầu tiên đến các hiện trường. Một cơn dư chấn 7 độ Richter hướng về phía Nam Mexico. Nhiều cơn dư chấn khác tiếp tục làm rung chuyển trong những ngày và tháng kế tiếp.Keith Porter, giáo sư Trường Đại học Colorado, cho biết sẽ có khoảng 16.000 đám cháy thiêu hủy 60 triệu m2 nhà cửa và bất động sản gây thiệt hại từ 40 tỉ đến 100 tỉ USD. Tuy nhiên, kịch bản này chưa tính đến khả năng tác động của gió mạnh đến từ Santa Ana. Nếu chuyện này xảy ra sẽ trở thành một cảnh tượng hết sức rùng rợn.Ước tính sẽ có 1.800 người chết. Trong số này chỉ có 700 người bị vùi dưới đống gạch vụn, ít hơn trận động đất ở Tứ Xuyên nhờ nhà cửa cất theo tiêu chuẩn an toàn xây dựng Mỹ. Số còn lại chết vì các đám cháy. 50.000 người bị thương phải nhập viện. Thiệt hại này không kém cuộc tấn công khủng bố 11-9-2001 và cuồng phong Katrina. Thiệt hại vật chất có thể lên đến 200 tỉ USD.Trận động đất năm 1906 ở San FranciscoTrận động đất tàn phá thành phố San Francisco và vùng duyên hải Bắc California xảy ra lúc 5 giờ 12 phút ngày 18-4-1906. Sức mạnh địa chấn dao động giữa 7,7 và 8,3 độ Richter nhưng con số được nhiều chuyên gia chấp nhận nhất là 7,8. Tâm chấn nằm cách thành phố San Francisco chỉ 3 km và tác động đến tiểu bang Oregon, thành phố Los Angeles, thậm chí ở tận miền Trung Nevada xa xôi.San Francisco nằm trên đường đứt gãy San Andreas. Trận động đất xảy ra do địa tầng di chuyển 8,5 m. Trước trận động đất chính kéo dài 42 giây, có một cơn địa chấn khá lớn diễn ra trong vòng 20 đến 25 giây.Đây gây ra những đám cháy khổng lồ vượt quá tầm kiểm soát của lực lượng cứu hỏa. 90% thiệt hại vật chất và người là do các đám cháy này. Số người chết là 3.000 người, phần lớn do sập và cháy nhà. Thiệt hại kinh tế ngang bằng với thiệt hại do trận bão Katrina gây ra gần đây.Đây được coi là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Cơn địa chấn 7,8 độ Richter ở thành phố Đường Sơn, thuộc tỉnh duyên hải miền đông Hà Bắc đã đi qua được 35 năm, nhưng những hậu quả kinh hoàng của nó vẫn còn trong tâm trí nhiều thế hệ người Trung Quốc.
Mùa hè năm 1976, trận động đất 7,8 độ richter đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người dân thành phố Đường Sơn. Chỉ kéo dài vỏn vẹn 23 giây nhưng đây là trận động đất gây nhiều thương vong nhất trong thế kỷ 20. 15 giờ sau, dư chấn của nó tiếp tục chôn vùi sự sống của những con người còn kẹt lại dưới đống đổ nát. Đến năm 2008, trận động đất tàn phá Tứ Xuyên tiếp tục hủy hoại cuộc đời của biết bao con người. Chính quyền thành phố Đường Sơn đề nghị đạo diễn Phùng Tiểu Cương thực hiện một bộ phim về trận động đất đã phá hủy thành phố của họ vào năm 1976. Aftershock (Đường Sơn đại địa chấn) ra đời vào mùa hè 2010.
Du vi ngot, dang cua "Duong Son dai dia chan"
Cơn động đất năm 1976 ở Đường Sơn (Trung Quốc) được tái hiện lại trong "Đường Sơn đại địa chấn". Ảnh: HuaYi.
Phim bắt đầu với một ngày hè nóng nực tại thành phố Đường Sơn, người dân tại nơi đây vẫn bắt đầu cuộc sống thường ngày của họ với công việc, gia đình. Tuy nhiên chỉ sau một đêm, thành phố nhỏ xinh đẹp đã trở thành đống đổ nát. Xác người chết ở khắp nơi, tiếng trẻ con khóc, tiếng những người sống sót kêu than, mọi thứ trở nên hỗn loạn. Hai chị em sinh đôi Phương Đăng và Phương Đạt mới 7 tuổi bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Trong cơn nguy cấp, bà mẹ Lý Nguyên Ni chỉ có thể cứu được một trong hai đứa trẻ. Đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời, bà đã chọn cứu đứa bé trai.
Nguyên Ni không biết rằng cô con gái Phương Đăng đã nghe thấy quyết định của mình. Bị coi như người đã chết và bỏ lại nơi đổ nát, cô bé 7 tuổi vẫn sống sót một cách kỳ diệu. Tỉnh dậy trong cơn mưa tầm tã, bên cạnh xác của người cha, Phương Đăng mang trong mình cú sốc tinh thần lớn và những ký ức đau thương về quyết định của mẹ. Cô bé quyết định giấu danh tính và trở thành con nuôi của một gia đình quân nhân, trong khi người mẹ đẻ và em trai thì đinh ninh Phương Đăng đã chết. Đường Sơn đại địa chấn là cuộc hành trình tìm về đoàn tụ với gia đình của Phương Đăng sau 32 năm xa cách.
Để tái hiện lại trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn cách đây hơn ba thập kỷ, đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã phải sử dụng nhiều hiệu ứng đặc biệt và hàng trăm diễn viên quần chúng. Cảnh quay chỉ kéo dài hơn một phút nhưng cũng đủ khiến khán giả phải bàng hoàng và xót xa khi nghĩ về số phận những nạn nhân của trận động đất tại Đường Sơn năm xưa. Gần cuối phim, hình ảnh đổ nát sau trận động đất tại Tứ Xuyên với bối cảnh năm 2008 tiếp tục khiến người xem phải rơi lệ. Sự khắc nghiệt của thiên tai đã khiến bao gia đình bị chia ly, khiến những đứa trẻ trở nên mồ côi và mang đến những vết thương tinh thần khôn nguôi trong tâm trí con người.
Du vi ngot, dang cua "Duong Son dai dia chan"
Trong cơn nguy cấp, bà mẹ đã chọn cứu lấy đứa con trai. Ảnh: HuaYi.
Là một bộ phim thảm họa nhưng Đường Sơn đại địa chấn không tập trung vào việc khoe kỹ xảo, hình ảnh như nhiều tác phẩm khác có cùng thể loại của Hollywood. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương chủ yếu khai thác những "dư chấn" mà thiên tai để lại thông qua cuộc đời, số phận và tâm lý của các nhân vật. Từng chi tiết nhỏ nhất trong phim cũng đều mang một ý nghĩa lớn lao mà ông muốn gửi gắm tới khán giả. Ngay từ những phút đầu tiên, Đường Sơn đại địa chấn đã gây chấn động người xem bởi không khí hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau, tìm đường chạy trốn trong cơn động đất.
Kịch bản của Đường Sơn đại địa chấn đã tạo nên những nhân vật hoàn hảo và rất "con người". Không có câu chuyện cổ tích với nàng Lọ Lem và bà tiên tốt bụng, cũng không có những thân phận yếu đuối, hiền lành luôn phải chịu cực khổ và phó mặc cuộc đời cho số phận. Các tuyến nhân vật của Đường Sơn đại địa chấn mạnh mẽ và đời thường đến mức nhiều khán giả phải sửng sốt vì không ngờ rằng họ lại "thật" như vậy. Các chi tiết, hành động của nhân vật cũng mang tính "thời đại" cao, khiến người xem đôi khi bật cười một cách chua chát khi nghĩ về những gì đang diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống hiện đại.
Phim đưa đẩy tâm lý người xem một cách tài tình. Dường như khi nhân vật khóc - khán giả cũng khóc theo, khi nhân vật nhìn lại những kỷ vật trong quá khứ - một mảnh ký ức không tên của những ngày xưa cũ cũng chợt ùa về với mỗi khán giả... Chứng kiến quyết định của mẹ và bị bỏ lại như một người đã chết, Phương Đăng bị sốc và những ký ức đau thương đó vẫn cứ đeo bám cô mãi cho tới tận sau này khi được hội ngộ với gia đình. Người mẹ cũng sống trong nỗi ám ảnh tội lỗi trong suốt 32 năm. Bà có cơ hội để thay đổi cuộc đời mình nhưng bà đã không làm thế và vẫn sống mãi trong sự dày vò, quặn đau. Những nhân vật ấy, hay chính xác hơn là những con người đó tồn tại rất nhiều trong cuộc sống đời thường.
Đường Sơn đại địa chấn đã không thể thành công nếu thiếu đi diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên. Trương Tịnh Sơ khiến người xem xúc động khi lột tả tâm lý của một cô gái lớn lên với cơn chấn động về mặt tinh thần khi còn bé. Quá trình thay đổi về mặt nhận thức tình cảm của nhân vật Phương Đăng qua sự thể hiện của người đẹp họ Trương đã thuyết phục người xem. Không thể không nhắc tới nữ diễn viên nhí Chương Tử Phong trong vai Phương Đăng hồi nhỏ. Diễn xuất tự nhiên và đặc biệt là tiếng khóc của Chương Tử Phong để lại những ấn tượng khó có thể phai nhòa trong tâm trí của mỗi khán giả khi xem xong.
Du vi ngot, dang cua "Duong Son dai dia chan"
Diễn viên nhí Chương Tử Phong vào vai Phương Đăng lúc còn nhỏ. Ảnh: HuaYi.
Nói về vai diễn của mình, Chương Tử Phong tâm sự: "Cảnh quay bị đè do động đất rất tội nghiệp bởi vì cuối cùng mẹ lại chọn cứu em trai. Nghĩ đến như vậy, cháu liền muốn khóc và không hiểu được tại sao lại chọn em trai chứ? Con gái cũng là con của mẹ mà. Cháu cứ nghĩ như thế...". Diễn xuất của nữ diễn viên Từ Phàm trong vai bà mẹ Lý Nguyên Ni được đánh giá là xuất sắc và gây xúc động không chỉ cho khán giả mà cả các diễn viên đóng chung với chị. "Tôi còn nhớ cảnh quay chị Phàm phải quỳ trước mặt tôi, thực sự rất là choáng váng. Cách chị ấy thể hiện quả thực rất có sức sống. Đó không phải là kiểu người mẹ cực khổ điển hình, mà là một người mẹ luôn đấu tranh với cuộc sống và rất mạnh mẽ" - Trương Tịnh Sơ nói về người bạn diễn vào vai mẹ mình trong phim.
Mỗi con người, ai cũng từng ít nhất một lần phải đứng trước những sự lựa chọn khó khăn. Có những lựa chọn đau đớn khiến ta hối hận trong cả cuộc đời, cũng có những lựa chọn mở ra cho con người những chân trời mới, những niềm hy vọng mới. Cuộc sống đôi khi thật quá ngắn ngủi và chứa đựng quá nhiều thứ chúng ta không thể ngờ tới. 23 giây khiến cho một thành phố xinh đẹp, yên bình trở thành bãi đổ nát hoang tàn. 23 giây buộc một bà mẹ phải đưa ra quyết định độc ác nhất là từ bỏ đứa con do mình dứt ruột đẻ ra để cứu lấy đứa còn lại. 23 giây tạo nên một cuộc chia ly tình mẫu tử kéo dài 32 năm...
Đường Sơn đại địa chấn để lại cho người xem nỗi ám ảnh, bàng hoàng về những gì thiên tai đã gây ra, nhưng cũng mang tới những ấm áp của tình người, sự thiêng liêng, cao quý của tình cảm gia đình. Người thân, mãi mãi vẫn là người thân, "khi mất đi rồi mới nhận ra thế nào là mất mát". Cuộc đời này vẫn cần sự tha thứ, chỉ vỏn vẹn hai từ "xin lỗi" nhưng hàm chứa biết bao ý nghĩa. Để đến được với hai từ "xin lỗi", hai mẹ con Phương Đăng và Nguyên Ni đã phải đi qua cả một chặng đường dài với biết bao tủi nhục, cay đắng, hận thù, dằn vặt và cả những cuộc đấu tranh quyết liệt ngay trong tâm tưởng của mỗi người. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã khiến tất cả khán giả không thể kìm được nước mắt khi để hai từ "xin lỗi" vang lên ý nghĩa hơn bao giờ hết ở cuối phim.
Du vi ngot, dang cua "Duong Son dai dia chan"
Mẹ con Nguyên Ni và Phương Đăng hội ngộ sau 32 năm xa cách. Ảnh: HuaYi.
Đời là những cuộc gặp gỡ, chia ly và hội ngộ. Chỉ một khoảnh khắc cũng có thể làm thay đổi mãi mãi số phận một con người. Hãy biết trân trọng cuộc sống này, trân trọng từng giây phút được ở bên cạnh những người yêu thương và biết hướng đến những hy vọng của tương lai. Đừng chôn vùi và áp đặt bản thân mình trong tội lỗi, ám ảnh và những đau thương của những ngày xưa cũ bởi thời gian chính là kẻ thù lớn nhất của mỗi chúng ta. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương muốn dành tặng bộ phim Đường Sơn đại địa chấn cho những con người đã hy sinh trong thảm họa kinh hoàng năm 1976. Bằng những cảm xúc chân thật trong trái tim mình, ông đã tạo nên một tác phẩm mạnh mẽ, sâu sắc và để lại những dư vị ngọt, đắng khó có thể nhạt phai trong tâm trí mỗi khán giả sau khi xem xong.
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Những bó hoa được đặt tại trước những tấm bia tưởng niệm ở thành phố Đường Sơn ngày hôm qua, 28/7. Tròn 35 năm trước, vào ngày 28/7/1976, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ở thành phố này và một số vùng lân cận khiến Trung Quốc phải gánh chịu thảm họa địa chấn tồi tệ nhất được ghi nhận trong thế kỷ 20. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Ước tính ban đầu của chính phủ Trung Quốc cho thấy một con số khủng khiếp: khoảng 655.000 người thiệt mạng ngay sau thời điểm trận động đất xảy ra. Tuy nhiên, con số này sau đó giảm đi hơn một nửa, xuống còn 255.000 người chết, nhưng vẫn là một thống kê kinh hoàng. Chính quyền thành phố Đường Sơn sau này đã cho dựng những tấm bia tưởng niệm lớn ghi tên tất cả các nạn nhân của trận động đất. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
35 năm đã trôi qua nhưng nỗi đau không vì thế bị lãng quên. Người thân của các nạn nhân "Đường Sơn đại địa chấn" không cầm được nước mắt khi đứng trước những tấm bia tưởng niệm. Thành phố Đường Sơn khi đó gần như trở thành bình địa sau cơn chấn động 7,8 độ Richter kéo dài 23 giây. Tình hình càng trở nên khó khăn khi một dư chấn mạnh 7,1 độ Richter xảy ra 16 giờ sau đó khiến những công trình còn sót lại cũng đổ nát gần hết. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Một người phụ nữ khóc trước tấm bia có tên những người thân của mình. Cho tới nay, nhiều nguồn tài liệu vẫn cho rằng số người chết sau cơn đại địa chấn ở Đường Sơn lên tới 779.000 người, tức là đứng thứ hai trong số các thảm họa động đất gây chết người nhiều nhất trên thế giới, xếp sau cơn chấn động được cho là mạnh 8 độ Richter khiến 830.000 người thiệt mạng ở Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1556. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Một người đàn ông đặt bức ảnh người anh em của mình trên giỏ xe trong ngày tưởng niệm 35 năm cơn địa chấn đi qua. Hàng trăm nghìn người thiệt mạng tại Đường Sơn năm đó dẫn tới cảnh ly tán của biết bao gia đình. Chính thảm cảnh này đã khơi nguồn cho sự ra đời của tác phẩm điện ảnh "Đường Sơn đại địa chấn" do Phùng Tiểu Cương làm đạo diễn. Bộ phim này khiến hàng triệu người phải rơi nước mắt khi nó tái hiện quá đỗi chân thật một thảm kịch thế kỷ tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Một mảnh giấy được một người mẹ để lại tại một khu tưởng niệm, để tưởng nhớ tới người con trai đã chết trong thảm họa cách đây 35 năm. Dư chấn của trận động đất không chỉ là những chấn động xảy ra sau đó mà còn là sự tác động mạnh mẽ vào cả một thế hệ người Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Một bà cụ ngồi trước dãy bia tưởng niệm dài dằng dặc. Trên tấm bia trước mặt bà là tên những người thân đã chết sau thảm họa. Những người như cụ bà trong ảnh là những nhân chứng sống của một trong số những thảm họa tự nhiên kinh hoàng nhất mà loài người từng chứng kiến. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Một cụ bà khác dù phải di chuyển trên xe lăn vẫn mang hoa tới đặt tại tấm bia khổng lồ ghi tên những người đã mất gần như cùng trong một khoảng thời gian chỉ tính bằng vài chục giây cách đây 35 năm. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Người đàn ông này ngồi trước tấm bia tưởng niệm để nhớ về vợ và hai con trai, những người không may mắn sống sót giống như ông sau thảm họa động đất Đường Sơn. Ảnh: Xinhua
35 nam tham hoa dong dat kinh hoang o Trung Quoc
Nỗi đau của người phụ nữ này cũng khó có thể nói hết bằng lời khi bà đã mất cả 3 đứa con trong trận động đất năm đó. Trong khoảng nửa tháng trước khi thảm họa xảy ra, các giếng nước trong vùng đồng loạt bị dâng tràn trong khi chuồn chuồn bay rợp trời ở Đường Sơn, cá nhảy lên bờ còn gia súc không chịu ra khỏi chuồng. Không ai biết rằng đó là những dấu hiệu cho thấy một thảm họa kinh hoàng sắp xảy ra. Ảnh: Xinhua

No comments:

Post a Comment