Tuesday, September 27, 2011

Maroc

Núi AtlasVương quốc Ma Rốc nằm ở Tây Bắc châu Phi, có hai mặt giáp biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, lại nằm trên eo biển Gibranta và là điểm ngắn nhất ngăn cách châu Âu với châu Phi nên Ma Rốc có một vị trí địa lý, chính trị quan trọng. Ma Rốc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha khoảng 13km nhìn qua eo biển Gibraltar. Ngoài ra Ma Rốc còn có biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Ma Rốc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về phía bắc và đông và giáp Mauritania về phía nam. Djemaa el FnaMột khi bạn đã đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ cảm thấy nơi này hoàn toàn khác với những nơi khác mà bạn từng biết. Những đám đông bước đi vội vã, những cuộc trò chuyên, tranh luận sôi nổi ở trên đường phố, không gian chuyển động không ngừng...tất cả điều đó cho thấy cuộc sống nơi đây khá bận rộn và lúc nào cũng nhộn nhịp, hối hả. Đến Ma Rốc, du khách có thể trải qua một tuần thư giãn ở những hòn đảo nhỏ đầy sang trọng ở Marrakesh, Fès hay Rabat, hoặc mua sắm ở những ngôi chợ rực rỡ màu sắc của Ma Rốc, hay thậm chí lái xe dạo chơi trên sa mạc...và còn nhiều địa điểm hấp dẫn khác chỉ nằm cách Châu Âu khoảng 3 giờ bay. Tất cả đang chờ đợi và mời gọi du khách đến đây tham quan và cùng khám phá. Đi khi nào?


Hồ bơi
Nằm trên bờ biển giáp với Đại Tây DươngĐịa Trung Hải, từ tháng 6 đến tháng 9 là những tháng tốt nhất để du khách đến thăm Ma Rốc. Vào thời gian này mặc dù hơi ẩm ướt nhưng thời tiết khá ấm áp, trời lại ít mưa và nhiệt độ cao nhất chỉ vào khoảng 20 độ C. Ở những vùng nằm sâu bên trong đất liền có mưa rải rác quanh năm và khá là nóng. Ở khu vực trung tâm từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 12 là những tháng có thời tiết dễ chịu nhất. Ở khu vực những ngọn núi cao, thời tiết lạnh hơn nhiều so với những nơi khác. Ở vài đỉnh núi cao còn phủ đầy tuyết từ tháng 11 cho đến tận tháng 6.


Campagna
Ở những bờ biển phía bắc, mặc dù vào mùa đông hơi lạnh và ướt nhưng bù lại thời tiết dễ chịu quanh năm. Chính vì thế mà nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến viếng thăm. Những bãi biển ở phía nam phủ đầy sương mù trong những tháng mùa hè, đó là hiện tượng gây ra khi hơi nóng của sa mạc bốc lên gặp không khí lạnh của Đại Tây Dương thổi vào. Ở những vùng đất thấp, thời tiết mát mẻ hơn từ tháng 10 cho đến tháng 4, đó cũng chính là thời điểm mà du khách đến đây du lịch nhiều nhất. Thời tiết ấm và nóng suốt ngày, nhiệt độ ban ngày khoảng 30 độ C và trở nên mát lạnh khi chiều tối với nhiệt độ trung bình giảm còn khoảng 15 độ C. Vào mùa đông, nếu bạn muốn đi du lịch ở những vùng đồi núi thì tốt nhất nên đến đây từ tháng 12 đến tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng 10 là thời điểm du khách đến nhiều và tuyết bắt đầu tan chảy. Từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 là mùa cao điểm, bạn cần phải đặt trước phòng nếu không muốn qua đêm ở những nơi tồi tệ.
Đến, đi lại bằng gì?


Miền quê
Ma Rốc có sân bay quốc tế nằm ở Casablanca, Tangier và Agadir và kết nối với Châu Âu, Châu Phi và vùng Trung Đông. Vì thế nếu muốn đến Ma Rốc, du khách phải đi máy bay quá cảnh sang các nước như Mỹ, Tây Ban Nha...rồi mới có chuyến bay trực tiếp đến nước này. Ngoài ra nếu ở Tây Ban Nha, du khách còn có thể đi phà từ Algericas đến Tangier và Ceuta ở Ma Rốc.
Từ Việt Nam, du khách có thể đi máy bay của hãng Thai Airway hay Pacific Airlines để tới Ma Rốc. Bạn sẽ phải quá cảnh sang Bangkok, Paris rồi mới tới sân bay Rabat của Ma Rốc. Bạn sẽ mất khoảng 33 – 36 tiếng mới tới nơi.
Việc đi lại ở Ma Rốc không phải là chuyện khó khăn gì. Nếu như quỹ thời gian của bạn hạn hẹp và kinh phí của bạn dư giả một chút thì có thể đón những chuyến bay nội địa để đi lại giữa các vùng của Ma Rốc. Văn phòng quốc gia Des Chemins De Fe có hệ thống xe buýt và xe điện ngầm lớn ở Châu Phi, kết nối hầu hết các trung tâm lớn. Xe lửa thì khá tiện lợn, chạy nhanh và là sự lựa chọn tốt hơn là xe buýt. Nếu bạn muốn đi du hành suốt đêm thì hãy chọn xe có giường nằm vố có rất nhiều ở Ma Rốc. Nếu như bạn bị lở chuyến xe lửa thì có thể chọn xe buýt thay thế bởi hệ thống xe buýt ở đây rất lớn và có mặt ở khắp nơi. Bên cạnh đó bạn còn có thể đón taxi để đi lại. Tuy nhiên giá cả lại mắc hơn so với xe buýt.

Đến Ma Rốc bạn đừng ngạc nhiên khi thấy xe ngựa chạy trên đường nhé. Bên cạnh đó bạn sẽ còn bắt gặp nhiều chiếc xe Mercedes cổ chạy trên đường cao tốc hay tụ tập ở gần trạm xe buýt. Bạn có thể thuê xe hơi để tự mình lái xe đi tham quan khắp nơi. Tuy nhiên giá tiền thuê xe không hề rẻ, bạn nên thỏa thuận giá cả trước khi quyết định thuê xe. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các trạm xăng ở khắp nơi. Tuy cảnh sát giao thông thường đứng kiểm soát ở trên những tuyến đường chính nhưng hiếm khi hỏi thăm những vị khách du lịch nước ngoài.

Đi những đâu?

Fès, Marrakech, Keknes và Rabat là những địa điểm mà du khách ghé thăm nhiều nhất. Mỗi nơi đã từng là thủ đô của Ma Rốc trong một khoảng thời gian suốt quá trình lịch sử của đất nước này.
Đến du lịch ở Ma Rốc, trước hết du khách phải ghé thăm thành phố Rabat. Thành phố này là thủ đô hiện tại của Ma Rốc, được tìm thấy từ thế kỷ 12. Nơi đây có nhiều hoa và cây cối cùng với vô số cánh cổng hoành tráng, trong đó phải nhắc đến cổng Ambassadorcổng Oudaias Kasbah.

Thủ đô Rabat Thủ đô Rabat
Nơi đây có nhiều khách sạn lớn và vô số quán cà phê vỉa hè. Ở đây rừng Mamora và nhiều bãi biển khác là những điểm du lịch hấp dẫn, vào mùa hè du khách đến đây vui chơi rất nhiều. Bên cạnh đó còn có nhiều điểm hấp dẫn khác như ngọn tháp Hồi giáo rộng lớn vốn được xây từ thế kỷ 12 để làm nhà thờ cho tín đồ Hồi giáo nhưng tới nay vẫn còn dang dở. Ngoài ra du khách còn có thể đi viếng lăng mộ của Mohammed V, bạn sẽ thấy đó quả thật là một công trình kiến trúc truyền thống nổi bật của người dân xứ Ma Rốc.
Lăng mộ vua Mohammed V Lăng mộ vua Mohammed V
Hay bạn có thể viếng thăm quảng trường Royal, Chellah và tham quan đài kỉ niệm nguy nga, những khu vườn làm say cả lòng người, hay khám phá thành cổ Roma, bảo tàng khảo cổ học, bảo tàng trưng bày hàng thủ công và quán cà phê cổ Moorish. Nơi đây còn có bức tường đầy lỗ châu mai bao quanh khu phố cỗ và một phần của thành phố mới được xây dựng từ giữa thế kỳ thứ 12. Và bạn cũng đừng bỏ qua việc ghé thăm Salé, thành phố song sinh của Rabat nằm ở bờ sông và được cho rằng đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ 11.
Từng là thủ đô của Ma Rốc, Meknes được bảo vệ bởi bức tường châu mai dài đến 25 km, và những ngọn tháp, pháo đài ở xung quanh.

Meknes về đêm Meknes về đêm

Thành phố này cho thấy sức mạnh và tài năng xây dưng của vua Moulay Ismail từng trị vì đất trước trong 55 năm và sống cùng thời với vua Louis XIV. Đến thành phố này du khách có thể nghỉ chân ở hai resort Michlifen và Djebel Habri. Thành phố này thu hút rất nhiều du khách đến thăm vì có một ngôi chợ và thị trấn cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì thế đến tham quan Meknes bạn không nên bỏ qua 2 địa điểm này đấy nhé.

Nằm cách Meknes khoảng 30km là thành cổ
Roma ở Volubilis cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thể giới. Nơi đây được khai quật và cho là có từ thế kỷ thứ 3. Du khách sẽ phải trả một ít tiền để vào tham quan. Ngoài ra bạn còn có thể tham quan Viện bảo tàng khảo cổ học ở nơi đây.
Thành cổ Roma Thành cổ Roma
Bên cạnh 2 địa điểm trên, Fès là nơi ấn tượng nhất và cổ xưa nhất. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 8, nơi này có lịch sử lâu đời và ẩn chứa nhiều bí ẩn hơn bất kỳ nơi nào khác ở Ma Rốc. Fès bao gồm 2 thành phố El Bali và Jadid.
Thành phố P Fès Thành phố Fès
Đến đây, du khách có thể ghé thăm quảng trường Nejjarine, nhà thời Hồi giáo Er Rsif và Andalous, quảng trường Royal hay trường đại học Kasbah – vốn có trước cả đại học Oxford nổi tiếng. Bảo tàng Dar Bath cũng đáng để cho du khách đến tham quan. Khu phố cổ Fès El Bali vẫn còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu và không khí sôi nổi của thời xưa, xung quanh đó là 2 thánh đường Hồi giáo nổi tiếng Al-Qarawiyin và Al-Andalus. Nơi đây giống như là một mê cung khổng lồ với những con đường chằn chịt và nhiều ngôi chợ bao bọc xung quanh. Nếu như không cẩn thận thì bạn có thể bị lạc một cách dễ dàng. Tốt nhất đến nơi đây bạn nên thuê một người hướng dẫn viên địa phương để có thể yên tâm đi tham quan và khám phá thành phố này.
Fès El Bali Fès El Bali
Ngôi chợ ở Fès El Bali là một trong những ngôi chợ lớn nhất trên thế giới và cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ở đây, bạn có thể mua bất kỳ thứ gì từ những tấm thảm dệt bằng tay cho đến những tấm thảm dày trải sàn, những tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại được làm hết sức công phu.
Đã đi tham quan 3 địa điểm trên thì du khách không thể bỏ qua Marrakech nổi tiếng. Marrakech chia làm 2 khu, khu phố cổ bên trong tường thành này, và khu phố Tây nhà cửa theo kiểu mới.

Marrakech Marrakech
Được tìm thấy vào năm 1062, Marrakech từng là thủ độ một thời của đế quốc thống trị từ Toledo cho đến Senegal. Khu vườn của thành phố được cung cấp nước tưới tiêu từ con kênh chảy ngầm ở dưới lòng đất từ thế kỷ thứ 11 cho đến nay. Khu Djemaa El-Fna có nghĩa là “nơi của cái chết” lại trở nên sống động hơn bao giờ hết trời tối. Du khách sẽ bắt gặp nhiều vũ công, thấy bói, những nhạc công, những nhà xiếc rắn đang cùng biểu diễn ở nơi này. Du khách đến đây còn có thể đi tham quan nhà thờ Hồi giáo Koutoubia có từ thế kỷ thứ 12 cao ngang ngửa với tháp Nôtre.

Hay bạn có thể đi tham quan khu Ben Youssef Medersa trải đầy những món đồ được chạm trổ tinh xảo, đá cẩm thạch và đồ gồ được tạc thành nhiều hình dáng khác nhau. Đó là khu vực thần học lớn nhất ở Mahgreb và là công trình kiến trúc lớn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Ben Youssef Medersa Ben Youssef Medersa
Những điểm tham quan thú vị khác ở Marrakech mà du khách có thể ghé thăm đó là quảng trường Bahia lộng lẫy, nhà mộ Saadian xinh đẹp nhắc đến một thời cầm quyền của triều đại Saadian, Viện bảo tàng Dar Sisaid, khu vườn Aquedal và ngôi chợ lạc đà nổi tiếng.
Nếu thích dạo chơi ở biển thì du khách có thể đến bờ biển Mediterranean nằm giữa vùng Tangier và Nador. Nơi đây có nhiều nhánh sông nhỏ, nhiều vùng vịnh và nhiều vách đá nhô ra ngoài biển. Du khách sẽ có thể bơi lội thỏa thích, chèo thuyền trên biển hay câu cá. Al oceima, Mdiq, Taifor và Smir-Restinga là những resort mới có đầy đủ tiện nghi từ những khách sạn sang trọng cho đến khu nhà gỗ một tầng. Bờ biển Đại Tây Dương có bờ cát mịn trải dài chắc chắn sẽ khiến du khách thích thú khi đến đây vui chơi và thư giãn.

d Bờ biển Mediterranean
Mua sắm, giá cả
Nếu bạn muốn đi du lịch ở Ma Rốc một cách thoải mái thì nên tính toán sẽ chi ra từ 80$ đến 120$ cho chi phí sinh hoạt trong một ngày. Những du khách có kinh phí eo hẹp có thể cắm trại hay trọ ở những khách sạn nhỏ, bạn sẽ có thể tiết kiệm khi chỉ mất 40$ cho một ngày. Bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện để đi dạo chơi xung quanh và giá cả cũng khá rẻ. Mặc dù có thể không an toàn ở vào nơi nhưng một trong những phương tiện rẻ nhất đó chính là đi xe đạp.
Nếu du khách muốn đổi tiền thì có thể đổi ở hệ thống ngân hàng có mặt khắp nơi ở Ma Rốc. Nhìn chung, quá trình giao dịch nhanh, tỉ giá có sự chênh lệch giữa các ngân hàng. Có lẽ ngân hàng tốt nhất ở Ma Rốc đó là Banque Marocaine Du Commerce Extérieur (BMCE). Nếu bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng thì sẽ phải trả phí là 1,5%.
Ở những quán ăn sang trọng, việc thưởng tiền boa là điều cần thiết và thường từ 10 – 15%. Đơn vị tiền tệ ở Ma Rốc là đồng Dirham. Kí hiệu là DH. 1 Dh = 1946 VNĐ
Vương quốc Maroc (cũng được gọi Ma Rốc; tiếng Ả Rập: المملكة المغربية, Tên Ả Rập đầy đủ là Al-Mamlaka al-Maghribiya dịch nghĩa là "Vương quốc phía Tây". Al-Maghrib có nghĩa "phía Tây") là một quốc gia tại miền Bắc Phi. Đối với tài liệu lịch sử, các sử gia và các nhà địa lý Ả Rập Trung cổ thường gọi Maroc là Al-Maghrib al Aqşá ("Tối Viễn Tây"), để phân biệt với các khu vực lịch sử láng giềng gọi là al-Maghrib al Awsat ("Trung Tây", Algérie) và al-Maghrib al Adna ("Tối Cận Tây", Tunisia). Tên Latin hóa "Morocco" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Latin trung cổ "Morroch," liên quan đến tên của cựu Almoravid và kinh đô Almohad, Marrakech. Người Ba Tư gọi tên xứ này một cách đơn giản là "Marrakech". Từ "Marrakech" được cho là có nguồn gốc từ Mur-Akush trong tiếng Berber có nghĩa là "Vùng đất của Thượng Đế".
Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là CeutaMelilla. Maroc giáp Địa Trung HảiĐại Tây Dương về phía bắc và đông và giáp Mauritania về phía nam.
Maroc là quốc gia châu Phi duy nhất hiện không là thành viên của Liên minh châu Phi nhưng lại là thành viên của Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải,Nhóm 77đồng minh lớn không phải NATO của Mỹ.
Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Maroc là xứ bảo hộ của PhápTây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này nhưng nhiều người nói một thứ tiếng Berber, đặc biệt là ở nông thôn. Tiếng Phápquân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất quốc gia này. cũng được nói ở các thành phố. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng.
Ta có thể không biết đến Maroc, nhưng không thể không biết cái tên Marrakech. Có thể nói Marrakech giống như đôi mắt to, sắc sảo của người phụ nữ Maroc, mới đầu làm người ta ngần ngại, nhưng càng nhìn sâu vào đôi mắt ấy thì càng bị quyến rũ trước một vẻ đẹp thăm thẳm và huyền bí.
http://news.image.soixam.com/content/753691_2S.jpg
Thánh đường Hồi giáo Koutoubia
Marrakech không thu hút người đến ngay trong lần thăm đầu tiên bởi cái cảm giác đề phòng đè nặng : thành phố tai tiếng với các tệ nạn trộm cắp, lừa lọc, chém giết, hối lộ, hàng giả...
Nhưng chỉ cần hiểu đôi chút về thành phố và con người ở đây để có thể quên đi cảm giác này, định sẵn trước và theo đúng chương trình thăm đã vạch ra thì mỗi điểm đến sẽ là một phát hiện bất ngờ về một lịch sử, một văn hóa, một kiến trúc và một phong tục vô cùng đặc sắc để rồi khi rời thành phố lòng phải luyến tiếc về khoảng thời gian ngắn ngủi không đủ để có thể cảm nhận hết vẻ đẹp ở đây và thầm hẹn sẽ có ngày quay trở lại với thành phố huyền thoại nghìn lẻ một đêm...
Thành phố được chia làm hai khu khác biệt : Guéliz là thành phố mới, được xây dựng bởi người Pháp sau này, mang kiến trúc hiện đại, là trụ sở của các công ty nước ngoài, các ngân hàng và ủy ban hành chính, các hãng du lịch và thương mại cao cấp.
Người tới đây không thể bỏ qua vườn Majorelle độc đáo có ngôi biệt thự của nhà thời trang vĩ đại người Pháp Yves St Laurent, giống như một nhà bảo tàng xinh xắn trưng bày bộ sưu tập tư nhân giá trị của ông.
Đại lộ Mohammed V. dài ba km nối Guéliz và La Medina (thành phố cũ), nơi ngự trị lăng tẩm của bảy vị Thánh, được người dân ở đây tôn sùng là đất Thánh.
Ngược về thế kỷ XII, Marrakech lúc bấy giờ là kinh đô cổ Berber dưới các triều đại Almoravides và Almohades nằm trên miền đồng bằng « Haouz », được bao bọc bởi 19 km tường thành màu đỏ xây nên từ cát hồng và vôi nhằm thay thế hàng rào gai để bảo vệ các trang trại đầu tiên của người Almoravide.
Những trang trại này gồm các bộ lạc quanh núi Atlas, những du mục của sa mạc Sahara, những bộ tộc châu Phi bại trận và các nô lệ da đen... (Ta có thể nhận thấy người dân của Marrakech ngày nay có màu da đen sậm hơn so với dân các vùng khác của Maroc).
Bức tường tượng trưng cho sức mạnh của thành phố với 200 pháo đài vuông, chín cổng thành đồ sộ dẫn vào La Médina, một kiệt tác của kiến trúc thời Trung đại.
Qua khỏi cổng tường thành, sừng sững ngọn tháp của Thánh đường Hồi giáo Koutoubia, với chiều cao 77 mét, được mệnh danh là tháp Eiffel của Maroc, là một công trình nghệ thuật đẹp nhất Bắc Phi, điển hình của kiến trúc Tây Ban Nha Hồi giáo (hispano-mauresque).
Truyền thuyết kể rằng khi mới được xây, Koutoubia bị chảy máu, màu máu đỏ ngấm lên các tường thành, nhuộm đỏ các địa danh làm nên cái tên « Al Hamra » (Đỏ) và trở thành màu của nền cờ Maroc. Marrakech (tiếng Ả rập là Marakush) cũng là gốc của tên nước Marocco.
Tháp được xây bằng những tảng đá hồng với nghệ thuật trang trí các đường viền cong xen kẽ với sơn hoa tiết họa, trạm khắc hình triện tròn. Bốn quả cầu bao quanh đỉnh tháp với quả cầu lớn nhất có chiều ngang 2 mét, là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Truyền thuyết cũng kể rằng những quả cầu đó ở trong bằng vàng, có phép màu nhiệm để giữ cân bằng cho toà Thánh đường, được đúc bằng nữ trang của một hoàng hậu đời vua Yacoub el Mansour. Nàng làm việc này để sám hối vì một ngày đã không theo đúng những nguyên tắc của lễ Ramadan.
Muốn thấy được vẻ đẹp trọn vẹn lung linh của Koutoubia, phải đợi lúc hoàng hôn buông xuống. Bốn phía của ngọn tháp trạm khắc khác nhau ẩn hiện qua ánh sáng huyền ảo của đêm.
Dọc theo một con đường nhỏ rợp bóng cây với những trái cam vàng trĩu nặng là điện La Bahia (Người đẹp). Sidi Moussa là quan thừa tướng dưới triều đại Moulay Hassan.
Phủ điện mang tên người đàn bà được ông sủng ái nhất, là một trong 24 chánh phi của ông, được xây vào năm 1880, kết thúc sau 7 năm là tinh hoa nghệ thuật của những bàn tay thợ giỏi nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng trên toàn xứ, tích tụ nguyên vật liệu quý hiếm thời đó, với 160 sảnh điện và khuê phòng, được bao quanh bởi 8 ha vườn xanh tĩnh lặng um tùm nhiều cam, nhài, bách, cọ....
Ngoại sảnh được lát bằng đá hoa được chuyển đến từ Meknès, có chiều dài 50 mét, rộng 30 mét, nằm giữa những hàng cột khắc chạm tinh tế, được trang điểm bằng ba bồn phun nước.
Nội sảnh được lát bằng đá hoa Ý. Kiến trúc điện mang đậm ảnh hưởng kiến trúc Andalousie được thể hiện qua các tranh khảm trên các vòm trần, các cánh cửa, duyên dáng, cầu kỳ, sang trọng.
Ngoài các khu vườn riêng dành cho bốn người vợ và 24 ái nữ, quan thừa tướng ưu ái cho nàng La Bahia rất nhiều khoảnh vườn thanh nhã nhất và vô số những khuê phòng được trang điểm kỳ công nhất.
Do phải mua lại từ từ đất và nhà xung quanh để xây điện nên kiến trúc của điện không có sự thống nhất về tổng thể. Người thăm nhận được sự khác biệt trong cách trang trí giữa các khu vực khác nhau, nơi trang nghiêm đằm thắm, nơi màu sắc vui tươi, có thể là để chiều theo tâm trạng của các mỹ nữ trong điện.
http://news.image.soixam.com/content/753691_1S.jpg
Kiến trúc nội sảnh của lăng tẩm
Rời phủ điện «Người đẹp », lạc trong mê cung của vô số các phố nhỏ với các tường thành rắc rối của các điện, các phủ, các tòa thánh bao quanh Hoàng cung dưới cái nắng nóng của miền sa mạc, hương hồn các vua, các hoàng tử, công chúa sẽ đưa đẩy, hút chân bạn đến lăng tẩm của triều đại Saadiens.
Đây là một di chứng lịch sử của một triều đại chìm trong tội ác, chém giết, đầu độc và phản bội lẫn nhau được xây từ thế kỷ XVI. Bị bỏ rơi gần hai thế kỷ, phải tới năm 1917, lăng tẩm mới được khám phá và mở cửa đón công chúng. Toàn khu lăng tẩm nằm giữa một khu vườn đầy hoa, là biểu tượng cho thiên đường của Thánh Allah.
Tòa mộ chính gồm một sàn riêng được chia làm ba gian bởi những cột đá hoa trắng. Sàn thứ nhất với vòm trần uốn cong được trang điểm bằng nhũ đá trụ trên bốn cột đá hoa xám làm sàn cầu nguyện. Một tháp sáng nhỏ xuyên tường dẫn ánh sáng vào.
Mộ vua Ahmed el- Mansour đặt ở sàn giữa cùng các vua kế vị với 12 cột đá hoa (một cân đá thời đó đổi bằng một cân mía). Sàn thứ ba dành cho các hoàng tử chết yểu, các công chúa, hoàng hậu, phi tần... Phía ngoài là các ngôi mộ đá của quân hầu và lính có công với triều.
Trước khi rời La Médina, hãy ghé thăm Quảng trường Jamaâ El Fna được dịch là « Hội tận thế », hay là «quảng trường mất trí nhớ ... Người ta kể, ngày xưa, có một tòa Thánh đã bị sụp đổ tại đây trong khi tất cả các ngôi nhà xung quanh còn nguyên vẹn, giống như một sự trừng phạt của Thánh.
Thuở ấy, đây cũng là nơi chém và phơi đầu các tội phạm để làm gương. Người đi qua lại quảng trường nặng mùi chết chóc này đều sợ hãi, nỗi sợ hãi ám ảnh vô hình làm cho con người mất tỉnh táo, không còn ý thức được ngay cả mình là ai.
Nhưng đây là ngã tư qua lại không thể tránh khỏi để tới các điểm khác, tới các Souks (tiệm, cửa hàng) nên dần dần quảng trường đã trở thành một cái chợ khổng lồ, trung tâm buôn bán, văn hóa, du lịch của Marrakech.
Nơi đây có những người kể các câu chuyện huyền thoại li kỳ, có những màn biểu diễn dạo lạ lùng, tập hợp các sáng tạo độc đáo từ kịch nói đến âm nhạc, thể hiện một cách phong phú bản sắc văn hóa truyền thống.
Vào lúc hoàng hôn, khoảng 18 giờ, khách du lịch nếu tới đây lần đầu giật mình khi thấy từ các ngóc ngách của các phố nhỏ đến các đại lộ, từng đoàn người đổ ra đi về hướng của quảng trường. Cuộc sống nhộn nhịp lễ hội của thành phố chỉ bắt đầu lúc này.
Những người biểu diễn vui tính, đầy thiện cảm, mời mọc khách xem tham gia vào các màn trình diễn. Khói bếp trắng dày đặc bốc lên nghi ngút từ các quán ăn, ngào ngạt thơm mùi các món lạ làm cho khách thấy bụng đói cồn cào.
Là một thành phố thủ công, các Souks của La Médina đưa người ta về với những câu chuyện của nàng Sheherazade với vô số các mặt hàng truyền thống mang đậm phong tục của người dân ở đây : trang phục cổ truyền, đồ trang sức, hàng da làm theo cách thức gia truyền, những tầm thảm kỳ công, đèn làm bằng da cừu...
Với khoảng cách ba giờ bay tính từ Paris, giá vé khoảng 140 euros trọn thuế, Marrakech là một trong những điểm du lịch ưa chuộng nhất của người châu Âu. La Médina được Unesco ghi nhận là một Di sản thế giới năm 1985.
Nguyễn Thanh Trà
I. Khái quát
Vị trí: Nằm ở Tây Bắc châu Phi, phía bắc là Địa Trung Hải, phía đông giáp Algeria, phía nam giáp Tây Sahara và phía tây là Đại Tây Dương. Do nằm trên eo biển Gibralta là điểm ngắn nhất ngăn cách châu Âu với châu Phi nên Maroc có một vị trí địa-chính trị quan trọng ở khu vực Bắc Phi.
Quốc khánh: 3 – 3 (1961)
Diện tích: 446,550 km2,
Dân số: 37,76 triệu người (năm 2007) (99% là người Arập Berbe).
Ngôn ngữ: Tiếng A-rập là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến, ngoài ra còn có tiếng địa phương Béc be.
Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo chiếm 98,7%.
Chính phủ: Quân chủ
Đơn vị tiền tệ: Đồng Đi-ham (DH) (1 USD = 8,865 DH)
Tổng thống: Vua MOHAMED VI (từ 30/071999)
Thủ tướng: Driss JETTOU (từ 9/10/2002)
Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 27/0/1961
II. Lịch sử
Maroc vốn là xứ sở của người Berbe. Năm 682, người Ảrập xâm chiếm Maroc. Đến giữa thế kỉ 19, Maroc bị xâu xé bởi nhiều cường quốc phương Tây. Từ năm 1912, Pháp và Tây Ban Nha đô hộ Maroc.
Đến tháng 3/1956, Pháp thừa nhận nền độc lập của Maroc. Tháng 4/1956, Tây Ban Nha cũng thừa nhận nền độc lập của vùng đất Maroc thuộc Tây Ban Nha. Tháng 8/1957, Mohamed V lên ngôi vua, lập ra vương quốc Maroc.
Maroc có chế độ quân chủ lập hiến và đa nguyên chính trị. Vua là người đứng đầu Nhà nước (hiện là Mohamed VI). Thủ tướng đứng đầu Chính phủ. Cơ quan lập pháp là Quốc hội gồm Thượng viện có nhiệm kỳ 9 năm và Hạ viện có nhiệm kỳ 5 năm.
III. Chính trị xã hội
Tình hình chính trị xã hội Maroc hiện nay nhìn chung là ổn định. Tuy nhiên vấn đề Tây Sahara vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Maroc. Giải pháp do Liên Hiệp quốc đưa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Sahara tự quyết định tương lai của mình vẫn không thực hiện được. Trong khi đó chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Arập Sahrawi Dân chủ, tuy chưa được Liên Hiệp quốc và nhiều nước trên thế giới công nhận.
IV. Kinh tế
Đối với nền kinh tế Maroc, thập kỷ 90 được đánh dấu bằng một sự tăng trưởng không cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ đạt 2,2%/năm. Năm 2007, GDP của Maroc đạt 69,1 tỷ USD tăng 2,1% so với năm 2006 và GDP bình quân đầu người đạt 1830 tỷ USD/người năm
Mấy năm gần đây, kinh tế Maroc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm... Cải cách kinh tế mà Chính phủ Maroc đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ. Công tác điều hành vĩ mô và hệ thống pháp lý ngày càng hiệu quả và minh bạch.
Lĩnh vực nông nghiệp của Maroc sử dụng 40% lực lượng lao động, nhưng chỉ đóng góp vào 15% GDP do trình độ kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Một số nông sản chính là lúa mì, mía, ngô, khoai tây, cam…
Công nghiệp của Maroc tăng trưởng với tốc độ trung bình 3%/năm chiếm 38,2% GDP năm 2007. Ngành khai khoáng giữ một vai trò quan trọng. Maroc đứng đầu thế giới về khai thác photphat, với sản lượng hàng năm đạt 10 triệu tấn. Maroc cũng là nước sản xuất kim loại màu quan trọng trong khu vực Bắc Phi. Công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng khoảng 18% trong kinh tế Maroc. Các ngành chính là vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hóa dầu. Riêng về dệt may, phần lớn sản xuất được thực hiện theo hợp đồng với các công ty châu Âu.
Lĩnh vực dịch vụ của Maroc tăng trưởng với tốc độ 2,7% đóng góp 46,8% vào GDP năm 2007. Một số ngành quan trọng là du lịch, giao thông vận tải, viễn thông... Sau một thời gian dài (1990-1997) tăng trưởng chậm, từ năm 1998, du lịch Maroc đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm.. Maroc cũng có một hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc thuộc diện phát triển nhất khu vực Bắc Phi.
Về ngoại thương Maroc khá phát triển so với các nước châu Phi khác và tăng trưởng đáng kể bình quân 5,6%/năm (xuất khẩu tăng 5,8%/năm, nhập khẩu tăng 5,4%/năm).
Bạn hàng lớn nhất của Maroc là các nước EU, thường xuyên chiếm đến trên 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Maroc.
Năm 2007, Maroc dự kiến xuất khẩu 12,73 tỷ USD hàng hoá gồm các mặt hàng chủ yếu là hàng may mặc, thuỷ sản, các sản phẩm từ dầu mỏ, rau quả, các sản phẩm hóa chất...chủ yếu tới Tây Ban Nha (20,6%) và Pháp (20,5%)…Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 của Maroc dự kiến đạt 22,15 tỷ USD gồm các mặt hàng từ nhựa, điện tử viễn thông, lúa mạch..... Các bạn hàng nhập khẩu chính của Maroc cũng đã phần là các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nga và một số nước châu Á như Ả rập Xê út, Trung Quốc..
Đáng lưu ý là cán cân thương mại hàng hóa của Maroc vẫn bị thâm hụt kinh niên, kim ngạch xuất khẩu nhìn chung chỉ bằng 40% - 50% kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân thâm hụt thương mại của Maroc là do hàng năm nước này phi nhập khẩu một khối lượng lớn các sản phẩm nhiên liệu và máy móc thiết bị, chủ yếu là các loại hóa chất, chất dẻo nhân tạo, xe con và phụ kiện, dược phẩm, vi, hàng điện tử, lúa mì, đường, sữa, cà phê, chè, thuốc lá. Ngoài ra, hàng năm Maroc phải nhập hầu như toàn bộ nhu cầu trong nước về dầu mỏ và khí đốt. Maroc xuất khẩu chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, hàng đã sơ chế, hàng tiêu dùng, phốt phát.
Về hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường, Maroc chủ yếu hướng về các nước EU. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác Maroc–EU, có hiệu lực từ 1/3/2000. Hiệp định này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác châu Âu – Địa Trung Hải, dự kiến tự do hóa từng bước quan hệ thương mại song phương trong giai đoạn 12 năm. Theo một hiệp định ký năm 1976, tất cả các sản phẩm công nghiệp của Maroc đã hoàn toàn được tự do vào EU. Với hiệp định mới này, các mặt hàng thuỷ sản của Maroc cũng được tự do vào EU không chịu thuế và hạn ngạch. Còn các mặt hàng nông sản vẫn chịu khống chế bằng hạn ngạch. Đối với EU, tác động lớn nhất của hiệp định này là việc Maroc từng bước loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa EU trong thời hạn 12 năm.
Maroc và Mỹ có quan hệ song phương khá phát triển. Maroc chú trọng thu hút các công ty Mỹ vào đầu tư kinh doanh. Hiệp định thương mại và đầu tư ký năm 1995 giữa Mỹ và Maroc quy định các bên sẽ áp dụng những biện pháp khuyến khích thương mại hàng hóa và dịch vụ, và thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư dài hạn. Các nhóm công tác hỗn hợp gồm các quan chức Mỹ, Maroc và các đại diện khu vực tư nhân đã được lập để xác định các giải pháp cụ thể cho những mục tiêu trên.
Maroc đóng một vai trò tích cực trong các sáng kiến hội nhập khu vực. Tháng 5/2001, Maroc đã ký Tuyên bố Agadir cùng với Tuynidi, Ai Cập và Jordani hướng tới mục tiêu thành lập một khu thương mại tự do giữa các nước phía nam Địa Trung Hải trước đó đã ký Hiệp định hợp tác với EU. Maroc cũng là thành viên tích cực trong Liên minh Arập Maghreb (UMA).
Maroc ngày càng quan tâm phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước châu Á. Với Trung Quốc, Maroc đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận về thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, vận tải hàng không, vận tải đường biển, thanh toán... Với Nhật Bản, Maroc cố gắng tranh thủ vốn vay và đầu tư. Hiệp định thương mại song phương được ký từ năm 1961, với nhiều lần điều chỉnh bổ sung. Ngoài ra hai nước còn ký nhiều thỏa thuận qua đó Nhật Bản cho Maroc vay vốn để phát triển kinh tế xã hội.
Về mở cửa thị trường, phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ WTO, Maroc đã từng bước giảm bớt các rào cản thương mại trong thập kỉ qua, tuy nhiên nhìn chung mức độ bảo hộ vẫn còn cao. Mức thuế nhập khẩu trung bình hiện nay là 35%. Thuế nhập khẩu dao động từ 2,5% đối với nguyên liệu thô, máy móc thiết bị lên đến 349% đối với một số mặt hàng thực phẩm. Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0-20%, trong khi hàng sản xuất trong nước thường không phải chịu loại thuế này. Nói chung, hạn chế định lượng đối với các mặt hàng nông sản và thực phẩm đã được thay bằng thuế nhập khẩu ở mức cao, bình quân các loại phí và thuế nhập khẩu gộp lại khoảng 80%. Hiện nay, 95% các mặt hàng được tự do nhập khẩu vào Maroc. Hầu hết các quy định cấm nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu đã được loại bỏ, ngoại trừ vũ khí, chất nổ, quần áo và lốp xe đã qua sử dụng. Như vậy thuế quan là cơ sở duy nhất để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên thuế nhập khẩu ở mức cao được coi là cản trở chính đối với hàng hóa nhập khẩu vào Maroc.
Về xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng đều được xuất khẩu tự do, trừ các mặt hàng sau phải có giấy phép của Bộ Ngoại thương Maroc: đồ cổ hơn 100 năm tuổi, các sản phẩm khảo cổ, lịch sử, cổ sinh vật học, những mẫu vật về giải phẫu, thực vật, khoáng chất và động vật học, than củi và bột ngũ cốc, ngoại trừ bột gạo.
Chính phủ Maroc đã có nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư trong những năm gần đây, như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình tư nhân hóa, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước…
V. QUAN HỆ VIỆT NAM – MAROC
1. Quan hệ chính trị-ngoại giao
Việt Nam và Maroc lập quan hệ ngoại giao từ ngày 27/3/1961
Cuối năm 2004, trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, hai nước đã thoả thuận thành lập Đại sứ quán.
Tháng 7/2005, Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam đã chính thức thành lập. Tháng 3/2006, Đại sứ quán Maroc tại Việt Nam chính thức được thành lập.
2. Quan hệ kinh tế-thương mại
Maroc có nhiều điểm thuận lợi để thúc đẩy hợp tác thương mại:
- Maroc có tình hình chính trị xã hội ổn định, có một nền kinh tế mở và đang lấy lại đà phát triển sau thời kỳ tăng trưởng chậm của những năm 90
- Hai nước đã ký Hiệp định thương mại tháng 6/2001 với điều khoản MFN đã tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước. Thị trường Maroc có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bình dân, chất lượng vừa phải và giá không cao. Maroc lại có những thế mạnh riêng với một số sản phẩm, đặc biệt là phốt-phát. Vì vậy, Việt Nam và Maroc có nhiều cơ hội trao đổi các sản phẩm thế mạnh của nhau. Một số mặt hàng của nước ta như dệt may, giày dép, cà phê, cao su, giấy và sản phẩm giấy… đã xâm nhập thị trường Maroc một cách ổn định trong thời gian qua.
- Với vị trí địa lý của mình, Maroc có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng Việt Nam sang các nước Tây Bắc Phi cũng như EU.
- Ngoài ra, các chính sách ưu đãi của Chính phủ Maroc cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư liên doanh với các đối tác Maroc, đặc biệt tại các khu công nghiệp hay khu thương mại tự do, từ đó xuất hàng vào nội địa và sang các nước lân cận.
Tuy nhiên thì vẫn tồn tại một số khó khăn với việc phát triển thương mại giữa hai nước. Do khoảng cách địa lý xa xôi nên ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp nhận thông tin kịp thời giữa hai bên. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực ngày càng gay gắt.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Maroc còn ở mức thấp và tăng giảm thất thường. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Maroc là cà phê, hạt tiêu, cao su và các sản phẩm cao su, giày dép, dệt may, sản phẩm giấy... Các mặt hàng nhập khẩu là đồng, gỗ, phân bón, bông, kim loại, đá cẩm thạch....
Trong cơ cấu các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Maroc thì cà phê luôn giữ ở vị trí số 1 với tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thường xuyên ở mức 30 – 40%, tiếp đó là các sản phẩm chế biến từ cao su và gỗ...cũng góp phần không nhỏ vào tổn kim ngạch xuất khẩu của ta.
Kim ngạch thương mại hai nước hiện vẫn còn khiêm tốn và tăng trưởng chưa ổn định.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Maroc từ 2001 - 2007
Đơn vị triệu USD
Năm
Tổng kim ngạch
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2001
1,812
1,765
0,047
2002
3,103
3,034
0,069
2003
3,410
3,334
0,076
2004
8,555
8,230
0,325
2005
8,793
8,147
0,646
2006
12,028
11,128
0,9
2007
27,52
27,053
0,47
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc tăng 143% và đạt giá trị 27,053 triệu USD. Mặc dù giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường này là cà phê (13,7 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…
Giữa Việt Nam và Maroc chưa phát triển thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư. Hai nước chưa có hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ. Nước ta và Maroc đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế và Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).

Vị thế của Tây Sahara

Do xung đột về Tây Sahara, vị thế của cả hai vùng Saguia el-HamraRío de Oro đang bị tranh chấp.
Chính phủ Maroc một tổ chức tự trị, dù thông qua Hội đồng cố vấn hoàng gia về các vấn đề Sahara (CORCAS) cần phải quản lý với một mức độ nhất định xứ tự trị Tây Sahara. Đề án này đã được trình cho Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc giữa tháng 4 năm 2007. Sự bế tắc trong việc xử lý các kiến nghị của Maroc đã khiến Liên Hiệp Quốc trong "Báo cáo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc" gần đây yêu cầu các bên thực hiện thương thảo vô điều kiện và trực tiếp để đạt được một thỏa thuận chính trị được hai bên chấp thuận. Quyền tự trị bị nhóm Polisario, một nhóm chống lại sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha phản đối và hiện nay đang đấu tranh phi thực dân hóa Tây Sahara với tên Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi.
Với diện tích 446,550 km² (172,402 dặm vuông), Maroc là quốc gia có diện tích lớn thứ 57 trên thế giới (nhỏ hơn Uzbekistan). Lớn hơn Iraqtiểu bangCalifornia của Mỹ.
Biên giới phía đông và đông nam với Algérie đã đóng cửa từ năm 1994. Có 4 vùng đất của Tây Ban Nha dọc theo bờ biển Địa Trung Hải lọt trong lãnh thổ của Maroc là: Ceuta, Melilla, Peñón de Vélez de la Gomera, Peñón de Alhucemasquần đảo Chafarinas, cũng như đảo còn tranh chấp Perejil. Đảo Canary ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương thuộc về Tây Ban Nha, trong khi Madeira ở phía Bắc thuộc về Bồ Đào Nha. Về phía Bắc, Maroc có biên giới với Strait of Gibraltar và quản lý một phần đường thủy ra vào Địa Trung Hải. Dãy núi Rif có vai trò là biên giới với Địa Trung Hải từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Dãi núi Atlas như là xương sống chạy từ tây nam đến đông bắc. Hầu hết phần phía Đông là sa mạc Sahara và ít có dân cư sinh sống cũng như các hoạt động kinh tế. Hầu hết dân cư tập trung ở phía Bắc của các dãy núi. Phía nam của Maroc là phần phía tây của sa mạc Sahara, cũng là thuộc địa trước đây của Tây Ban Nha và được sáp nhập vào Maroc năm 1975 (xem thêm Green March). Maroc tuyên bố rằng phía tây Sahara là một phần lãnh thổ của họ và gọi là các tỉnh phía Nam.
Thủ đô của Maroc là Rabat; và thành phố lớn nhất cũng là cảng chính của Maroc là Casablanca.
Các thành phố khác gồm: Agadir, Essaouira, Fes, Marrakech, Meknes, Mohammadia, Oujda, Ouarzazat, Safi, Salè, TangierTétouan.

No comments:

Post a Comment