Friday, September 30, 2011

Núi lửa

Núi lửa
1. Magma chamber- Lò mácma
2. Country rock- đất đá
3. Conduit (pipe)- ống dẫn
4. Base- chân núi
5. Sill- mạch ngang
6. Branch pipe- ống dẫn nhánh
7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước
8. Flank- sườn núi
9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước
10. Throat- họng núi lửa
11. Parasitic cone- chóp "ký sinh"
12. Lava flow- dòng dung nham
13. Vent- lỗ thoát
14. Crater- miệng núi lửa
15. Ash cloud- mây bụi tro

http://www.mofahcm.gov.vn/mofahcm/tintuc_sk/tulieu/nr051205111545/nr070919155109/15.11.07_Nui%20lua%20EtnaNúi lửanúi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.http://www.awesometheory.info/image/ideas/fuji.jpg
Fujiyama, Japan
Trên thế giới, Indonesia, Nhật BảnMỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
http://media-2.web.britannica.com/eb-media/33/91933-050-4299043E.jpgPhân loại núi lửa

Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại:

  • Núi lửa hoạt động
  • Núi lửa đang ngủ
  • Núi lửa đã tắt
Liên quan giữa núi lửa và động đất
Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần. động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa .
Các núi lửa hoạt động trong lịch sử


Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt trái đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới AlaskaNam Mỹ

Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính núi lửa sẽ gây ra thảm họa rõ rệt cho ít nhất 500 triệu người, tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17.
http://www.cliffshade.com/colorado/images/mauna_loa1984.jpg

Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người.
http://www.solarnavigator.net/geography/geography_images/volcano_hawaii_kilauea_Puu_oo.jpgNúi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giớihttp://keithmartin.home.att.net/MaunaLoaKilaueaLoihi.jpg
http://media-2.web.britannica.com/eb-media/31/20231-004-008EFA7E.jpgMauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9000 mét.Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.
Việt Nam

Hiện tại (2008) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trong lịch sử, cùng với vận động vỏ trái đất trong khu vực (Đông Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích trong kiến trúc địa lý[cần dẫn nguồn].

  • 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa.

http://www.pacificislandtravel.com/nature_gallery/volcanoes1.gifCảnh báo khi núi lửa phun

4- Sóng thần được hình thành do núi lửa phun lên dưới đáy đại dương, tại giao điểm của 4 đứt gẫy sâu và trên nóc của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ, thành phần bazo- kiềm. Khi núi lửa phun lên ( luôn kèm theo động đất mạnh)sẽ nâng khối lượng nước biển trên nóc núi lửa lên cao, do đó làm cho mực nước biển ở ven bờ bị tụt sâu xuống. Sau đó khối lượng nước này trở về vị trí cân bằng để gây ra sóng thần. Từ tiền đề địa chất nêu trên, hoàn toàn có thể lập bản đồ dự báo các tâm điểm có thể gây ra sóng thần, và động đất ( thường là trùng với điểm cực tiểu của dị thường tử tòan phần T), nếu ta có bản đồ trường từ hàng không của các vùng đại dương và mặt đất ( Lập bản đồ dự báo các chấn tâm động đất của Việt Nam. Tác giả Lê Huy Y, Lê Trung Chính, Lê Trung Kiên)
Map of  Active Volcanoes of the Alutian Arc, Alaska
Map  of Active Volcanoes of the Andaman Islands
Map of Active Volcanoes of Antarctica
Map  of Major Volcanoes of Cameroon, West Africa Map of  Major Volcanoes of Chile Map  of Major Volcanoes of colombia Map  of Major Volcanoes of Costa Rica Map of  Major Volcanoes of the Democratic Republic of the Congo Map  of Major Volcanoes of Ecuador Map of Major Volcanoes of El Salvador Map  of Major Volcanoes of Ethiopia Map of  Major Volcanoes of El Salvador Map  of Major Volcanoes of Guatemala Map of Major Volcanoes of the Island of Hawai`i Map  of Major Volcanoes of Iceland Map of Major Volcanoes of the Western Indian Ocean Map  of Major Volcanoes of Indonesia Map of  Major Volcanoes of Italy

Map  of fissures and lava flows from the eruptive episode that began on 17  July 2001
Map of  Major Volcanoes of Japan Map  of Major Volcanoes of Kamchatka Map  of Major Volcanoes of the Mariana Islands Map of  Major Volcanoes of Mexico
Click on image to view individual map



Map of West Indies Map of Montserrat Map of Major Volcanoes of New Zealand Map  of Major Volcanoes of Nicaragua Map of Major Volcanoes of Gorda Ridge Map of  Major Volcanoes of Papau New Guinea Map of Major Volcanoes of the Philippines Map  of Major Volcanoes of the Solomon Islands Map of Major Volcanoes of the South Sandwich Island archipelago. Map  of Major Volcanoes of the Tanzania
Map of  Major Volcanoes of the Tonga Islands Map of  Major Volcanoes of the Western United States
Map  of Major Volcanoes of the Republic of Vanuatu
Map of Northern Kuriles
Núi lửa tại Iceland bừng tỉnh sau 200 năm

Một ngọn núi lửa ở phía nam Iceland hoạt động sau gần hai thế kỷ ngủ yên, thổi ra khói bụi và những cột dung nham cao chót vót.

Dung nham núi lửa
Dung nham núi lửa Eyjafjallajokull phun trào từ một vết nứt dài khoảng 1.000 km ở phía nam Iceland vào rạng sáng ngày 21/3. Ảnh: AP.

AP cho biết, núi lửa Eyjafjallajokull - nằm gần một sông băng cùng tên và cách thủ đô Reykjavik khoảng 120 km về phía đông - bắt đầu hoạt động sau nửa đêm 20/3 theo giờ địa phương. Nó phun ra khói bụi và những cột dung nham có chiều cao tới vài trăm m. Đài truyền hình chiếu cảnh dung nham chảy dọc theo một khe nứt. Nhiều chuyến bay bị hủy do người ta lo ngại khói bụi của núi lửa.

Một quan chức chính phủ cho hay, khoảng 500 người sống gần núi lửa đã sơ tán sa khi nhận được tin nhắn cảnh báo qua điện thoại di động dù các nhà khoa học khẳng định lần phun trào này không gây nguy hiểm và băng xung quanh núi lửa không thể tan để có thể gây ngập lụt. Khu vực xung quanh núi lửa có mật độ dân cư thấp.
Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở miền nam Iceland. Hoạt động giao thông trên nhiều tuyến đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các trung tâm sơ tán được lập nên gần thành phố Hella, nhưng nhiều người đã trở về nhà vào tối qua.

"Tro bụi rơi xuống Fljotshlid và người dân ở khu vực xung quanh nói họ nhìn thấy những chùm sáng phát ra từ sông băng", trang web của đài phát thanh RUV thông báo.

Núi lửa Eyjafjallajokull phun trào sau khi hàng nghìn trận động đất nhỏ xuất hiện tại Iceland trong tháng trước. Giới khoa học lo ngại hoạt động của nó có thể đánh thức một ngọn núi lửa lớn và nguy hiểm hơn ở gần đó.

Iceland, một quốc gia có 320.000 dân, nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương nên có rất nhiều núi lửa, suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ. Hiện tượng núi lửa phun trào xảy ra khá phổ biển tại nước này. Các núi lửa hoạt động sau khi những mảng kiến tạo địa tầng của trái đất dịch chuyển và đá nóng chảy phun lên bề mặt.
Núi lửa Etna:
Eruption at Mt. Etna, SicilyNgọn núi lửa Etna lớn nhất châu Âu ở thành phố Catania trên đảo Sicily, Italia bắt đầu đợt phun trào thường kỳ của mình.

http://www.unipr.it/arpa/dipgeo/Etna.JPGKhông thể đo được độ cao chính xác của nó (tuy con số vẫn được nêu là khoảng 3380 m), bởi con số đó luôn bị thay đổi do những lần phun trào.http://www.agorahostel.com/etna_eruzione.jpghttp://www.decadevolcano.net/photos/europe/etna/2004/etna_46225.jpg

Trang ouramazingplanet.com liệt kê 5 núi lửa hoạt động bền bỉ nhất trên trái đất.


Sangay tại Ecuador

Ảnh: galapagoslastminute.org.

Núi Sangay tại Ecuador đã phun trào một mạch 94 năm. Ngọn núi này, có dốc đứng với chiều cao hơn 5.000 m, hiếm khi có tuyết phủ như nhiều núi lửa khác vì nó hoạt động liên tục. Các tài liệu ghi nhận Sangay phun lần đầu vào năm 1628. Trong giai đoạn 1728 - 1916 nó đã tỉnh giấc nhiều lần. Từ năm 1934 đến nay Sangay hoạt động không ngừng nghỉ.

Santa Maria, Guatemala

Ảnh:
Ảnh: .tboeckel.de.

101 năm là thời gian mà Santa Maria đã phun trào liên tục tới nay. Nằm giữa vùng đồng bằng ven Thái Bình Dương của Guatemala và cao hơn 3.700 m, nó là một phần của dãy núi lửa Sierra Madre. Santa Maria thuộc loại núi lửa chứa nham thạch lẫn tro bụi. Năm 1902, vụ phun trào của nó gây nên thiệt hại nghiêm trọng tại vùng tây nam Guatemala và tạo thêm một miệng núi lửa ở sườn núi. Đây là một trong những lần hoạt động dữ đội nhất của Santa Maria trong thế kỷ 20.

Stromboli, Italy

Ảnh: decadevolcano.net.
Ảnh: decadevolcano.net.

Ngọn núi lửa ngầm khổng lồ dưới biển thuộc miền nam Italia và ở phía bắc đảo Sicily được gọi là Stromboli. Phần nổi trên mặt biển của nó là một hòn đảo cùng tên. Hòn đảo hình thành nhờ hoạt động phun nham thạch của núil lửa. Stromboli đã hoạt động trong suốt 108 năm. Người ta gọi nó là “ngọn hải đăng của Địa Trung Hải".

Kiểu hoạt động của Stromboli rất độc đáo vì nó chứa các lớp tro bụi cứng, dung nham và đá. Các vụ phun trào từ miệng núi lửa thường dẫn đến những vụ nổ nhỏ chỉ kéo dài trong vài giây, tạo ra tro bụi, các mảnh nham thạch nóng rực và làm đá văng lên cao hàng trăm mét. những núi lửa có kiểu hoạt động tương tự được gọi là “Strombolian”.

Dung nham hiếm khi trào ra từ miệng núi lửa Stromboli. Năm 2002 nó phun dung nham lần đầu tiên sau 17 năm. Hiện tượng đó gây ra một trận sóng thần nhỏ và tàn phá ngôi làng Stromboli ở phía bắc đảo.

Etna, Italy

Ảnh:
Ảnh: webatlantis.org.

Thời gian phun trào liên tục của Etna dài hơn Stromboli đúng một năm. Núi lửa này nằm trên đảo Sicily của Italy và cao khoảng 3.340 m. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng Etna là nhà của thần lửa Vulca, khi núi phun trào thì đó là lúc thần Vulca đang rèn binh khí cho thần chiến tranh Mars. Đây là ngọn núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Italy và lớn nhất châu Âu.

Kể từ năm 1500 trước công nguyên, núi Etna đã phun trào khoảng 200 lần với dòng dung nham lan ra vài km tới thị trấn Nicolosi gần đó. Đợt phun trào dữ dội nhất diễn ra vào tháng 3/1669. Dung nham nóng chảy liên tục trào ra trong nhiều ngày liền và đến cuối tháng 4 mới kết thúc. Trong lần hoạt động gần đây nhất, vào tháng 8 năm nay, Etna đã phun ra tro bụi.

Yasur, Vanautu

Ảnh:
Ảnh: volcanodiscovery.com.

Nằm trên đảo Tanna thuộc đảo quốc Vanautu trên Thái Bình Dương, Yasur là một trong những ngọn núi thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Được hình thành do sự chèn ép của mảng kiến tạo Thái Bình Dương đối với mảng kiến tạo Ấn Độ - Australia, Yasur chứa cả nham thạch lẫn bụi. Nó gần như liên tục hoạt động trong vòng 111 năm. Thông thường trong một tiếng nó phun trào vài lần, song cường độ tương đối yếu.

Dung nham đang phun lên tới 20 m trên núi lửa Kilauea ở Hawaii rồi tạo thành sông lửa.


Dung nham từ bên trong núi lửa vọt lên độ cao tới 20 m. Ảnh: AP.

AP dẫn lời Trạm quan sát núi lửa Hawaii cho hay, các nhà khoa học của trạm nhìn thấy dung nham phun trào ngay sau khi một vùng trong miệng Pu'u O'o của núi lửa Kilauea sụp xuống vào khoảng 17h hôm 5/3.

“Đó là những khoảnh khắc mà chúng tôi đang chờ đợi. Ngắm núi lửa phun trào từ những giây phút đầu tiên mang đến cảm giác rất phấn khích đối với những nhà nghiên cứu núi lửa”, Janet Babb, một chuyên gia về núi lửa làm việc tại trạm, phát biểu.

Babb nói với báo Hawaii Tribune-Herald rằng chiều dài khe nứt đã tăng lên 535 m song không có nhà dân nào có thể bị dung nham tấn công.

Dung nham núi lửa Eyjafjallajokull phun trào từ một vết nứt dài khoảng 1.000 km ở phía nam Iceland vào rạng sáng ngày 21/3
Tro bụi núi lửa Iceland dày đặc thêm
Hôm qua tro bụi từ núi lửa ở Iceland bốc lên dày đặc hơn, che mờ hy vọng di chuyển được bằng đường hàng không của hàng triệu người đến và rời châu Âu.
Dải mây bụi treo trên núi lửa ở sông băng Eyjafjallajokull hôm qua, ba ngày sau khi núi lửa phun. Ảnh: National Geographic.
Khoảng 1/5 khối băng dày 200 mét trên miệng núi lửa Eyjafjallajokull được cho là đã tan chảy. Ảnh chụp nước lụt hôm qua. Ảnh: National Geographic.
Khói bụi bốc lên từ một miệng núi lửa nằm sâu 200 mét dưới sông băng Eyjafjallajokull, miền nam Iceland hôm 14/4, khi nó bắt đầu phun trào. Ảnh: China Daily.
Hình ảnh từ radar do lực lượng bờ biển Iceland chụp thể hiện ba miệng hố núi lửa ở sông băng Eyjafjallajokull. Ảnh: China Daily.
Khói bụi bốc lên khí quyển ở độ cao 6 đến 11 km. Nhiều nước châu Âu đóng cửa không phận do bụi khói từ núi lửa Iceland. Ảnh: China Daily.
Một radar ở sân bay Heathrow, London, Anh. Ảnh: China Daily.
Bức ảnh của lực lượng bờ biển Ice land cho thấy cảnh lụt gây ra do núi lửa ở sông băng Eyjafjallajokull phun. Ảnh: China Daily.
Đường cao tốc số 1 ở nam Iceland chìm trong nước. Ảnh: China Daily.
Hình ảnh đám mây hơi nước, bụi và khói ở độ cao 11 km từ miệng núi lửa Eyjafjallajokull. Trung tâm Hàng không châu Á Thái Bình Dương (CAPA) ước tính khoảng 6 triệu hành khách khắp thế giới bị ảnh hưởng vì châu Âu đóng cửa không phận ba ngày nay. Ảnh: National Geographic.

Sườn của núi lửa ở sông băng Eyjafjallajokull nhìn từ trên cao. Hiệp hội giao thông hàng không quốc tế (LATA) ước tính ngành hàng không toàn cầu mất tới gần 200 triệu USD mỗi ngày vì sự cố này. Ảnh: National Geographic.
Hàng không châu Âu tê liệt vì núi lửa
Các chuyến bay xuất phát từ châu Âu sẽ phải hoãn trong hôm nay và ngày mai do khói bụi từ núi lửa ở Iceland, gây tình trạng 'gián đoạn hàng không lớn chưa từng có'.
Bụi bốc lên từ miệng núi lửa dưới sông băng
Bụi bốc lên từ miệng núi lửa dưới sông băng Eyjafjallajokull hôm 14/4. Ảnh: Reuters.
Khói, bụi và hơi nước bốc lên từ một miệng núi lửa bên dưới mặt sông băng Eyjafjallajokull ở Iceland vào ngày 14/4. Nhiều chuyến bay tại châu Âu đã bị hủy sau khi núi lửa phun. Brian Flynn, người phát ngôn của Tổ chức kiểm soát không lưu châu Âu Eurocontrol nói với Reuters rằng do không có nhiều gió nên đám mây bụi di chuyển rất chậm về phía đông và vẫn còn khá dày đặc.
BBC đưa tin tính tới cuối ngày hôm qua khoảng 5.000 chuyến bay chịu ảnh hưởng bởi đám mây bụi này. Anh, Ireland, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ và Hà Lan đã phong tỏa không phận. Pháp đóng cửa 24 sân bay ở phía bắc. Sân bay Berlin và Hamburg tại Đức ngừng hoạt động tối qua. Các chuyến bay tại Ba Lan và Tây Ban Nha cũng bị ảnh hưởng một phần.
Ông Flynn thừa nhận đây là tình trạng gián đoạn hàng không có quy mô "lớn chưa từng có tại châu Âu", đồng thời cảnh báo nó có thể kéo dài trong hôm nay và ngày mai.Các nhà khoa học Iceland cảnh báo rằng hoạt động núi lửa đang tăng cường và không có dấu hiệu dịu bớt. Điều này cũng có nghĩa hàng không châu Âu sẽ hỗn loạn hơn, ít nhất là trong một vài ngày tới. Đây không phải là lần đầu tiên vận tải hàng không bị gián đoạn vì núi lửa nhưng đây là sự cố lớn nhất kể từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Tro cũng có thể ảnh hưởng đến mọi bề mặt hướng về phía trước của máy bay như kính chắn gió buồng lái, cạnh chính của cánh máy bay, đèn hạ cánh và bộ lọc không khí dành cho khoang hành khách.
Ngày thứ 7, một đám mây bụi lớn treo lơ lửng nhiều khu vực ở Tây Âu nên nhiều nước mở rộng lệnh cấm bay. Nếu điều kiện thời tiết không thay đổi, hoạt động núi lửa có thể tạo thêm nhiều khói trong những ngày tới.
Cơ quan Khí tượng Iceland nói rằng lượng tro trong đám mây bụi tăng hôm thứ 7 và đám mây tro to lớn đang di chuyển theo hướng nam và đông nam. Các nhà khoa học dự định bay trên núi lửa để xem băng đã tan bao nhiêu nhằm xác định núi lửa có thể phun bao lâu nữa.
Các chuyên gia hàng không nói rằng mây khói núi lửa đã gây ra tình trạng gián đoạn hàng không tồi tệ nhất ở châu Âu, nếu không muốn nói là toàn cầu. “Tôi đã bay trong suốt 40 năm qua nhưng chưa từng thấy tình trạng nào giống như hiện nay ở châu Âu”, phi công Thụy Điển Axel Alegren nói sau khi hạ cánh xuống sân bay Munich (Đức) dù đích đến thực sự của chuyến bay từ Kabul (Afghanistan) phải là Frankfurt.
Hành khách lỡ dở công việc, trong khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng bị ảnh hưởng kế hoạch đến dự đám tang tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và phu nhân Maria ở thành phố Krakow vào ngày chủ nhật.
Tính đến ngày 17/4, các đoàn Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, New Zealand và Pakistan đã phải hủy kế hoạch dự đám tang cấp nhà nước. Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn quyết tâm đến dự. Tổng thống Slovenia Danilo Turk quyết định đến Ba Lan bằng xe hơi.
Hầu hết không phận ở Bắc và Trung Âu đã đóng cửa, ảnh hưởng nhiều sân bay từ New Zealand tới San Francisco (Mỹ). Ngày 17/4, Thủ tướng Pháp gia hạn lệnh đóng không phận ở phía Bắc nước Pháp đến sáng thứ 2. Không phận Đức và Anh cũng đóng cửa ít nhất là đến 0h GMT ngày chủ nhật. Hãng hàng không Anh British Airways sẽ hủy mọi chuyến bay tầm ngắn cất cánh và hạ cánh tại các sân bay ở thủ đô London trong ngày chủ nhật.
Núi lửa
Núi lửa Eyjafjallajökull tại Iceland phun trào vào ngày 19/4. Ảnh: National Geographic.
Telegraph cho biết, trong một số bài báo đăng trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society A, các nhà khoa học của Đại học London cảnh báo những hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng, bão mạnh và mưa lớn có thể tác động tới lớp vỏ trái đất. Những hiện thảm hoạ này có thể tăng lên cả về số lượng và mức độ do tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngay cả một thay đổi nhỏ trong môi trường cũng có thể gây nên động đất hoặc sóng thần.
Giới khoa học đã tìm thấy bằng chứng về các hậu quả của biến đổi khí hậu đối với hoạt động địa chất ở nhiều nơi như bang Alaska của Mỹ.
Bill McGuire, một nhà nghiên cứu của Đại học London, nói khi nhiệt độ tăng, các tảng băng và sông băng tan chảy khiến lượng nước trong đại dương tăng.
Khi nước vẫn còn ở dạng băng, đất bên dưới băng chịu một lực đè nhất định. Nhưng nếu băng tan, mặt đất sẽ “bật” lên vì không phải chịu lực đè nữa. Ở những nơi như đảo Greenland và Nam Cực, đất chịu lực đè rất lớn vì độ dày của lớp băng lên tới hàng nghìn m. Trong trường hợp xấu nhất, nếu toàn bộ băng ở hai nơi đó tan chảy, đất sẽ bật lên rất mạnh và gây nên động đất.
Sự gia tăng số lượng các trận động đất có thể gây nên lở đất dưới đáy đại dương - một trong những hiện tượng dẫn tới sóng thần.
Khi các khối băng tan vỡ, chúng có thể tạo nên sóng thần đủ khả năng ập tới nhiều nơi như New Zealand, Canada và Chile. Sự suy giảm số lượng băng cũng kích thích hoạt động phun trào của núi lửa.
Do băng tan, khối lượng nước trong các đại dương trở nên lớn hơn và "bẻ cong" vỏ trái đất. Khi vỏ trái đất bị bẻ cong, dung nham sẽ trào lên và gây ra hoạt động núi lửa cũng như địa chấn ở các vùng bờ biển hoặc đảo.
Hoạt động núi lửa tăng lên cũng làm tăng số trận lở đất và gây nên nhiều tác động ở những nơi rất xa núi lửa. Chẳng hạn, đợt phun trào mới nhất của núi lửa tại Iceland khiến tro bụi bay khắp châu Âu và làm tê liệt hoạt động hàng không.
Giáo sư McGuire nói những thay đổi có thể xảy ra trong vài thập kỷ hoặc thế kỷ tới, nhưng không tới một nghìn năm. Thời điểm phụ thuộc vào nhiều nhân tố, như tốc độ dâng lên của nước biển.
Cơ quan kiểm soát hàng không châu Âu Eurocontrol cho biết hai phần ba số chuyến bay từ châu lục này bị hủy hôm qua. Không phận Anh và một phần lớn ở Bắc và Trung Âu đang phải đóng cửa.
AP dẫn lời Brian Flynn, phó giám đốc Eurocontrol, cho biết bầu trời bắc Âu hoàn toàn vắng bóng máy bay và hoạt động hàng không ở châu Âu vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngày mai. Theo cơ quan này, trong ngày thứ sáu có 16.000 chuyến bay của châu Âu bị hủy, gấp đôi so với ngày trước đó.
Hành khách chờ đợi tại sân bay Vienna hôm qua. Hàng loạt các chuyến bay không thể cất cánh vì khói từ núi lửa ở Iceland. Ảnh: Reuters.
Các hãng hàng không Mỹ hủy 280 trong số 330 chuyến bay qua Đại Tây Dương và khoảng 60 chuyến từ châu Á sang châu Âu không cất cánh. Hiệp hội hàng không quốc tế ước tính ngành công nghiệp này tổn thất 200 triệu USD mỗi ngày vì khói từ núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland.
News.com.au dẫn lời David Epstein, phát ngôn viên hãng hàng không Qantas, cho rằng hành khách nên chuẩn bị tinh thần tình trạng gián đoạn hàng không có thể kéo dài ít nhất một tuần. "Ít nhất một tuần nữa mọi chuyện mới trở lại bình thường", ông nói.
Các thành phố lớn của châu Âu bắt đầu tăng cường các phương tiện giao thông khác. Amsterdam tăng chuyến tàu và phát cà phê miễn phí cho những người đang xếp hàng dài chờ mua vé.
Lệnh đặt vé phà đi từ Anh tới Pháp được gửi tới tấp đến ban điều vận. Hãng taxi Addison Lee ở London cho biết họ nhận được đơn đặt hàng đi đến các thành phố xa như Paris, Milan, Amsterdam và Zurich.
Các chuyên gia hàng không nói rằng đây có thể là tình trạng rối loạn giao thông hàng không nghiêm trọng nhất ở châu Âu từ trước đến nay. "Châu Âu không có nhiều núi lửa và gió lại đang thổi sai hướng", David Learmount làm việc cho tạp chí hàng không Flight International bình luận.
Đám mây bụi lơ lửng ở độ cao 6.00-9.000 mét, có thể quan sát rõ từ dưới đất, đã di chuyển từ Iceland xuống Anh, rồi đến phía bắc nước Pháp và Áo. Tiếp đó nó bao phủ bầu trời phía đông và trung nước Nga. Mây bụi bay với tốc độ 40 km/h.
Trong khi đó, hôm qua khói bụi và hơi nước bốc tiếp tục bốc lên nhiều hơn từ miệng núi lửa Eyjafjallajokull, từ độ sâu khoảng 200 m so với mặt sông băng.
Ngày 12/6/1991, núi lửa Pinatubo trên đảo Luzon của Philippines tỉnh giấc. BBC cho biết, trong suốt những lần phun trào, nó giải phóng một lượng tro bụi có thể tích khoảng 10 tỷ m khối vào không khí. Đây là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20.
Khi bay tới tầng bình lưu của khí quyển, tro bụi có thể gây nên tác động ngắn hạn đối với khí hậu trái đất vì nó chặn một phần ánh sáng mặt trời khiến nhiệt độ trên mặt đất giảm. Theo BBC, hoạt động của núi lửa Pinatubo khiến nhiệt độ trung bình trái đất giảm từ 0,4 tới 0,5 độ C.
Ngoài ra, tro bụi núi lửa còn làm giảm chất lượng không khí, gây nên vô số vấn đề về sức khỏe.
Lịch sử còn ghi nhận nhiều vụ phun trào núi lửa khủng khiếp hơn. Khi một núi lửa trên đảo Krakatoa của Indonesia phun trào vào năm 1883, nó gây nên sóng thần khiến hàng nghìn người thiệt mạng, 2/3 diện tích đảo bị phá hủy. Đáy đại dương cũng thay đổi sau đợt phun trào này.
Cột khói bụi khổng lồ bốc lên từ núi lửa
Cột khói bụi khổng lồ bốc lên từ núi lửa Pinatubo trên đảo Luzon của Philippines vào năm 1991. Ảnh: andaman.org.
Tuy nhiên, mức độ khủng khiếp của Krakatoa chẳng là gì nếu so sánh nó với vụ phun trào núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa, Indonesia vào năm 1815. Đó là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người. Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.
BBC cho biết, đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.
Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật. Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.
Tại châu Âu, giá yến mạch – được dùng làm thức ăn cho ngựa – tăng vọt khiến nhà phát minh người Đức Karl Drais tạo ra một dạng phương tiện giao thông không cần sức ngựa: xe đẩy chân. Đây được coi là “tổ tiên” của xe đạp.
Nếu ngược dòng thời gian thêm nữa, tới một thời điểm cách đây khoảng 70.000 năm, chúng ta sẽ thấy một siêu núi lửa từng đe dọa sự tồn vong của loài người. Đó là núi lửa Toba trên đảo Sumatra của Indonesia.
Sau khi siêu núi lửa Toba thức giấc, thế giới trải qua một mùa đông dài tới 6 năm. Sau đó tình trạng băng giá vẫn tiếp tục thống trị địa cầu thêm khoảng 1.000 năm nữa. Những siêu núi lửa thường giải phóng một lượng vật chất có thể tích từ 1.000 tỷ m khối trở lên. Giới khoa học cho rằng sự phun trào của Toba khiến thực vật tuyệt chủng hàng loạt và nhiều loài động vật chết đói vì không có thức ăn. Các nhà sinh học còn tìm thấy bằng chứng cho thấy núi lửa Toba còn tác động tới ADN của người. Cụ thể, số lượng đột biến trong ADN giảm mạnh trong giai đoạn sau khi núi lửa phun trào.
Theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng con người trên địa cầu sau thảm họa này chỉ vào khoảng 5.000-10.000, khiến chủng Homo sapiens đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính nguy cơ tuyệt chủng buộc con người phải trở lên thông minh và khéo léo hơn để có thể tồn tại. Chẳng hạn, tổ tiên của chúng ta biết cách chế tạo công cụ và vẽ tranh trên đá sau khi núi lửa Toba hoạt động.
Tiếp tục ngược dòng thời gian thêm nữa, chúng ta sẽ gặp một ngọn núi lửa từng gây tuyệt chủng hàng loạt trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm. Nó tiêu diệt tất cả đối thủ cạnh tranh của khủng long, đưa loài này lên vị thế thống trị địa cầu trong suốt hàng trăm triệu năm.
Một ngọn núi lửa phun trào cách đây 250 triệu năm cũng gây nên tình trạng tuyệt chủng hàng loạt.
Ngày nay, những siêu núi lửa như Toba vẫn còn là hiểm họa. Các chuyên gia về núi lửa vẫn tiếp tục theo dõi chúng, song họ hầu như không thể dự đoán chính xác thời điểm chúng sẽ phun trào.
Nếu điều kiện thời tiết không thay đổi, hoạt động núi lửa có thể tạo thêm nhiều khói trong những ngày tới
Chính phủ Bỉ và Thụy Sĩ gia hạn lệnh cấm đến tận tối thứ bảy. Hàng không Italia đóng cửa không phận ở phía bắc nước này đến 1hg GMT ngày thứ 7. Hãng hàng không Iberia của Tây Ban Nha hủy hầu hết chuyến bay châu Âu của mình cho đến khi có thông báo mới. Ở Bắc Âu, không phận ở khu vực miền nam và miền trung có thể phải đóng cửa đến ít nhất là chiều chủ nhật.
Ngày thứ 7, ít nhất 45 chuyến bay giữa châu Á và châu Âu bị hủy. Hãng hàng không Qantas của Australia hủy mọi chuyến bay tới châu Âu và chưa biết khi nào nối lại chuyến bay. Cathay Pacific cũng hủy một số chuyến bay từ Hong Kong đến châu Âu.
Hôm thứ 4, núi lửa Eyjafjallajokull ở miền nam Iceland bắt đầu phun trào lần thứ 2 trong vòng một tháng, đưa tro bụi lên cao vài km. Gió thổi khói bụi về phía nam và đông qua Anh, Ireland, bán đảo Scandinavia và vào trung tâm của châu Âu.
Quan chức địa phương yêu cầu người dân trong khu vực ảnh hưởng ở trong nhà nếu họ gặp vấn đề về hô hấp và khuyên mọi người đeo khẩu trang và kính bảo vệ khi ra ngoài.
Cơ quan quản lý hàng không Eurocontrol nói rằng khoảng 16.000 trong số 28.000 chuyến bay hằng ngày của châu Âu bị hủy hôm thứ 6, tăng gấp đôi so với hôm thứ 5. Các hãng hàng không Mỹ hủy 280 trong tổng số hơn 330 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương mỗi ngày.
Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế nói rằng, núi lửa khiến ngành hàng không thế giới thiệt hại ít nhất 200 triệu USD mỗi ngày.
Các đoàn tàu hỏa được tăng cường ở Amsterdam (Hà Lan) và hàng người xếp hàng mua vé dài đến nối công ty đường sắt mang cho họ cà phê miễn phí. Công ty đường sắt Eurostar cho biết đã chở xấp xỉ 50.000 hành khách giữa London, Paris và Brussels.
Các hãng phà ở Anh nhận một loạt yêu cầu đặt vé đi qua eo biển Măng-sơ để tới Pháp trong khi công ty taxi ở London (Anh) tên là Addison Lee nhận được nhiều yêu cầu chở khách tới Paris, Milan, Amsterdam và Zurich.
Hàng loạt chuyến bay bị hủy trên khắp châu Âu
Tình trạng hàng không bị gián đoạn tác động cả khách du lịch, thương nhân và quan chức cấp cao. Thủ tướng Đức Angela Merkel phải đến Bồ Đào Nha thay vì trở về Berlin sau khi đến thăm Mỹ. Thủ tướng Nauy Jens Stoltenberg đã đặt được chỗ trên chuyến bay từ New York đến Madrid những vẫn chưa rõ khi nào hoặc làm thế nào để về nhà.
Lĩnh vực quân sự cũng bị ảnh hưởng. Năm lính Đức bị thương ở Afghanistan không thể về nhà mà phải chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ. Các đợt sơ tán y tế của Mỹ dành cho quân đồn trú ở Iraq và Afghanistan phải bay thẳng từ tiền tuyến về Washington, thay vì tới trung tâm y tế ở Đức. Quân đội Mỹ cũng dừng sử dụng các căn cứ không quân tạm thời đóng cửa ở Anh và Đức.
Ở Iceland, dòng nước chảy xiết đã cuốn trôi nhiều tảng băng to bằng căn nhà nhỏ. Một số đoạn của cung đường chính của nước này bị lũ quét tàn phá.
Lũ sẽ kéo dài (vì băng tan chảy) nếu núi lửa tiếp tục phun. Vào năm 1821, chính ngọn núi lửa này đã phun trong vòng hơn 1 năm.
Iceland, đất nước 320.000 dân, nằm ở điểm nóng về núi lửa ở vành đai trung tâm Đại Tây Dương và từng chứng kiến những đợt phun trào tàn khốc. Năm 1783, núi lửa Laki phun trào tạo thành đám mây độc bao phủ châu Âu, giết chết hàng chục nghìn người.
Tro bụi của núi lửa Eyjafjallajoekull ngày 17-4 vẫn còn lan rộng buộc các nước châu Âu, nhất là các nước Bắc Âu, tiếp tục kéo dài thời hạn đóng cửa không phận. Tới ngày 17-4, ít nhất có 20.000 chuyến bay tại châu Âu đi các nơi khác bị hủy bỏ.
Các quan chức kiểm soát không lưu EU cho biết, gần 2/3 các chuyến bay trên khắp châu Âu đã bị hủy bỏ. Anh, Italia, Đức công bố sẽ kéo dài lệnh cấm bay ít nhất đến giữa ngày 18-4. Mỹ công bố hủy bỏ 280 trong tổng số 330 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương trong ngày 16-4 trong khi châu Á có 60 chuyến bay tới châu Âu bị hủy bỏ.
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, thiệt hại do tro bụi núi lửa Iceland gây ra cho ngành công nghiệp hàng không có thể lên đến ít nhất 200 triệu USD/ngày.
Do hàng không tê liệt nên các chuyến tàu điện nối liền các nước châu Âu bị quá tải, tàu Eurostar vận chuyển gần 50.000 hành khách giữa London, Paris và Brussels. Nhiều chuyến tàu đường dài đã thông báo hết vé trong 2 ngày cuối tuần. Các chuyến phà cũng trở nên quá tải, nhất là những chuyến vượt eo biển Manche. Giới taxi tại Anh bỗng chốc làm ăn khấm khá với các chuyến đi đường dài từ London đến tận Paris, Milan, Amsterdam và Zurich.
Eurocontrol nhận định đám khói bụi bốc lên từ núi lửa sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng đông nam. Theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế, các phi cơ nên hoãn cất cánh vì hoạt động điều khiển không lưu không thể thực hiện trên những vùng trời có bụi từ núi lửa. Các chuyên gia cũng cảnh báo những hạt cát, đá và thủy tinh nhỏ li ti trong đám mây bụi có thể lọt vào động cơ máy bay và gây hỏng hóc.
Lệnh cấm bay khiến vài chục nghìn hành khách mắc kẹt tại các phi trường trên khắp thế giới.
Tim Farish, một hành khách dự định bay từ Oslo tới London, nói rằng hãng hàng không SAS khuyên anh ở nhà.
"Tôi có thể ngửi được mùi sulphur từ đám mây bụi ngay tại nhà. Đám mây bụi có thể tồn tại trong không khí vài ngày. Vì thế tôi chỉ có thể ngồi ở nhà và chờ đợi", BBC dẫn lời Farish.
Phóng viên Mai Liên của VnExpess dự định đáp chuyến bay từ Warsaw tới London chiều hôm qua, nhưng chuyến bay bay bị hủy. "Tôi định đi cách khác, sang Pháp trước rồi từ đó đi Anh, nhưng được thông báo là sân bay Charles de Gaulles ở Paris cũng đóng cửa", cô cho biết.
Một chiếc Boeing 747. Ảnh: flighthistory.net.
Một chiếc Boeing 747. Ảnh: flighthistory.net.
Sự cố xảy ra cách đây 28 năm và đã may mắn kết thúc tốt đẹp. Cơ trưởng chiếc phi cơ đó là Eric Moody, kể lại với BBC trải nghiệm kinh hãi do bụi núi lửa gây ra cho máy bay. Bụi núi lửa đang khiến hàng nghìn chuyến bay ở châu Âu bị hủy hoặc hoãn.
Chiếc Boeing 747 do cơ trưởng Eric Moody điều khiển cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào tối 24/6/1982 để bay tới Perth, Australia. Có 247 hành khách trên máy bay. Phi hành đoàn không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng lo ngại nào khi cất cánh. Thời tiết đẹp và các phi công dự đoán họ sẽ trải qua một buổi tối bình yên.
Dấu hiệu bất thường đầu tiên xuất hiện khi máy bay đạt tới độ cao cần thiết và bay qua đảo Java ở phía đông nam Ấn Độ Dương.
Cơ trưởng Moody vừa đi ra khỏi buồng lái để nghỉ ngơi thì một phi công gọi ông quay trở lại. Khi trèo lên cầu thang ông nhìn thấy khói bốc ra từ các ống trên sàn máy bay và có một mùi cay lan tỏa. Moody mở cửa buồng lái và nhìn thấy kính chắn gió bốc cháy do hiện tượng phóng tĩnh điện.
Nhưng điều đó chưa đủ để phi hành đoàn cảm thấy hoảng hốt.
“Hiện tượng phóng tĩnh điện thường xảy ra trên những đám mây cao. Nhưng sau đó sự việc tiến triển thành một sự kiện mà chúng tôi chưa từng thấy”, Moody kể.
Khói bụi bốc lên từ miệng núi lửa bên dưới sông băng
Khói bụi bốc lên từ miệng núi lửa bên dưới sông băng Eyjafjallajokull tại Iceland vào ngày 14/4. Ảnh: AFP.
Khi nhìn ra ngoài các cửa sổ buồng lái, phi hành đoàn phát hiện phần trước của các động cơ phát sáng như thể chúng bị cháy ở bên trong.
Ngay sau đó kỹ sư trên máy bay xác định bụi là nguyên nhân khiến động cơ phát sáng.
“Động cơ số 2 và số 4 không chạy. Động cơ số 3 cũng ngừng. Tất cả động cơ đều ngừng hoạt động”, người kỹ sư báo cáo.
Trong vòng vài giây, phi cơ chở khách được trang bị 4 động cơ Rolls Royce trở thành một tàu lượn.
Để có thêm thời gian tìm giải pháp, cơ trưởng Moody đưa máy bay về chế độ lái tự động và ra lệnh liên lạc với trung tâm điều khiển dưới mặt đất. Trong lúc phi hành đoàn đang khẩn trường tìm hiểu nguyên nhân khiến động cơ hỏng, hành khách vẫn hầu như không biết chuyện gì đang diễn ra. Nhưng cuối cùng, khi mặt nạ dưỡng khí tự động rơi xuống vì máy bay giảm độ cao, phi hành đoàn buộc phải báo tin dữ.
“Xin chào các quý bà và quý ông. Đây là thông báo của cơ trưởng. Chúng ta gặp một vấn đề nhỏ. Tất cả 4 động cơ ngừng hoạt động. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để chúng hoạt động trở lại. Tôi tin rằng quý vị sẽ không cảm thấy quá lo lắng”, Moody thông báo.
Cơ trưởng Eric Moody
Cơ trưởng Eric Moody vào năm 1982. Ảnh: PA.
Cuối cùng, sau khoảng 15 phút không có điện, các động cơ đã hoạt động trở lại. Nhóm kỹ sư nhận thấy bụi nóng chảy chui vào các động cơ khiến chúng trục trặc. Động cơ chỉ hoạt động trở lại khi bụi chuyển sang thể rắn và văng ra ngoài.
“Chúng tôi rơi tự do từ độ cao hơn 11.000 m tới độ cao 3.600 m trước khi động cơ hoạt động trở lại”, Moody hồi tưởng.
Phi cơ quay trở lại Jakarta và hạ cánh an toàn mặc dù một động cơ lại hỏng trong quá trình đáp xuống.
Hai ngày sau các nhà điều tra mới kết luận 4 động cơ máy bay ngừng hoạt động vì bụi núi lửa. Phi cơ lọt vào một đám mây bụi do hoạt động của núi lửa Galunggung – cách Jakarta chừng 176 km về phía đông nam – tạo nên.
Quá trình kiểm tra cho thấy thiệt hại mà những hạt bụi nhỏ xíu có thể gây nên đối với động cơ. Phần chỏm của những cánh quạt tua bin trong cả 4 động cơ đều biến mất. Phát hiện này sau đó được đưa vào một báo cáo về những mối hiểm họa từ bụi núi lửa đối với máy bay.
Hàng không châu Á hủy chuyến vì núi lửa Iceland
Hàng nghìn du khách bị mắc kẹt tại các sân bay châu Á sau khi nhiều nước châu Âu đóng cửa không phận do bụi khói núi lửa ở Iceland.
Ảnh: Reuters.
Khói từ núi lửa Iceland gây tê liệt hàng không thế giới. Ảnh: Reuters.
Channel News Asia cho biết hãng hàng không Nhật Japan Airlines và All Nippon Airways hủy tới hơn 20 chuyến bay tới các phi trường lớn ở châu Âu do lo ngại bụi khói núi lửa có thể ảnh hưởng tới động cơ máy bay. Hãng Cathay Pacific của Hong Kong cũng hoãn các chuyến bay tới châu Âu.
Singapore Airlines đã hủy hơn 20 chuyến, bao gồm tất cả các chuyến giữa Singapore và London - một trong những tuyến quan trọng của họ. Theo SIA, tình trạng này sẽ tiếp diễn trong cả đợt cuối tuần.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines cũng hủy hàng loạt chuyến tới châu Âu. Hôm qua, 4 chuyến bay từ Pháp và Đức về Việt Nam bị hủy.
Theo Business Week, 12 chuyến bay từ Seoul, Hàn Quốc, đã không thể cất cánh. Trong khi đó, khoảng 1.700 hành khách của hãng Qantas đáng lẽ sẽ tới châu Âu thì bị kẹt lại ở châu Á. Khoảng 1.000 người kẹt lại ở Singapore, số còn lại ở Hong Kong và Bangkok.
Trung tâm Hàng không châu Á Thái Bình Dương (CAPA) ước tính khoảng 6 triệu hành khách khắp thế giới bị ảnh hưởng vì châu Âu đóng cửa không phận 3 ngày nay. Guardian dẫn ước tính của Hiệp hội giao thông hàng không quốc tế (LATA) cho hay ngành hàng không toàn cầu mất tới gần 200 triệu USD mỗi ngày vì sự cố này.
Ước tính trên toàn thế giới trong hai ngày qua có 17.000 chuyến bay bị hủy, do khói bụi từ núi lửa ở Iceland, theo CBS.


1 comment: