Thềm lục địa là vành đai mở rộng của mỗi lục địa, trong các thời kỳ băng hà đã là các vùng đất liền còn hiện nay là các biển tương đối nông (còn được biết đến như là các biển cạn) và các vịnh. Các thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-2 °) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (hay còn gọi là đứt gãy thềm lục địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là sườn lục địa có độ dốc cao hơn rất nhiều so với thềm lục địa. Tại chân sườn nó thoải đều, tạo ra rìa lục địa và cuối cùng hợp nhất với đáy đại dương tương đối phẳng, có độ sâu đạt từ 2.200 đến 5.500 m.
Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể. Có rất nhiều khu vực không có thềm lục địa, đặc biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ đại dương nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ, chẳng hạn như các vùng bờ biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thềm lục địa lớn nhất— thềm lục địa Siberi ở Bắc Băng Dương— kéo dài tới 1.500 kilômét. Biển Đông nằm trên một khu vực mở rộng khác của thềm lục địa, thềm lục địa Sunda, nó nối liền các đảo Borneo, Sumatra và Java với châu Á đại lục. Các biển khác cũng nằm trên các thềm lục địa còn có biển Bắc và vịnh Ba Tư . Chiều rộng trung bình của các thềm lục địa là khoảng 80 km. Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao động mạnh. Nó có thể chỉ nông khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m.
Các trầm tích được chuyên chở tới các vùng thềm lục địa do hiện tượng xói mòn từ các vùng đất liền. Kết hợp với độ chiếu sáng từ Mặt Trời tương đối cao đối với các vùng biển nông thì các loài thủy sinh vật tại khu vực thềm lục địa tương đối phong phú khi so sánh với các sa mạc, sinh học của đáy đại dương. Cá tuyết (moruy) của khu vực Grand Banks phía ngoài Newfoundland đã nuôi những người châu Âu nghèo khó hơn 500 năm trước khi chúng bị đánh bắt cạn kiệt. Nếu các điều kiện yếm khí chiếm ưu thế trong các lớp trầm tích tại các thềm lục địa thì theo thời gian địa chất nó sẽ trở thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Xa hơn nữa, việc tương đối dễ tiếp cận của các thềm lục địa là phương thức tốt nhất để tìm hiểu các bộ phận của đáy đại dương. Trên thực tế mọi hoạt động khai thác thương mại, chẳng hạn khai thác dầu mỏ và hơi đốt (gọi chung là khai thác dầu khí) từ đại dương chủ yếu được tiến hành trên các thềm lục địa. Các quyền chủ quyền trên các thềm lục địa của mình đã được đề nghị bởi các quốc gia có biển trong Công ước về thềm lục địa, được đưa ra bởi Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc năm 1958, một số phần trong đó đã được chỉnh sửa và thay thế bởi 1982 United Nations Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.Trên đây là thuật ngữ thềm lục địa khi được hiểu với ý nghĩa khoa học của các lĩnh vực như địa chất học, hải dương học. Tuy nhiên trong lĩnh vực pháp lý thì thuật ngữ này có một số khác biệt so với cách hiểu trên.
Nguyên bản điều 1 của Công ước về thềm lục địa năm 1958 quy định:
Article 1
For the purpose of these articles, the term "continental shelf" is used as referring (a) to the seabed and subsoil of the submarine areas adjacent to the coast but outside the area of the territorial sea, to a depth of 200 metres or, beyond that limit, to where the depth of the superjacent waters admits of the exploitation of the natural resources of the said areas;
(b) to the seabed and subsoil of similar submarine areas adjacent to the coasts of islands.
Bản dịch tiếng Việt:
Điều 1
Để phục vụ cho các điều khoản này, thuật ngữ "thềm lục địa" được sử dụng như là nói đến
(a) phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các khu vực biển tiếp giáp với bờ nhưng ngoài khu vực lãnh hải, tới độ sâu 200 mét hoặc, vượt ra ngoài giới hạn đó, tới độ sâu của các vùng nước chồng lên nhau cho phép khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các khu vực đã nói;
(b) phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các khu vực tương tự tiếp giáp với các bờ của các đảo.
Quy định này không có tính thực tế cao, bất hợp lý và không công bằng do trình độ công nghệ chung của các quốc gia là rất khác nhau. Công ước luật biển năm 1982 đã đưa ra định nghĩa mới có tính công bằng cao hơn, trong đó thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền thuộc quốc gia đó cho đến bờ ngoài của dốc lục địa hoặc cách đường cơ sở dùng để tính lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của dốc lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì quốc gia đó có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa cho mình như sau:
Hoặc theo bề dày trầm tích: Đường nối các điểm cố định tận cùng bất kỳ mà lớp trầm tích có độ dày bằng hoặc lớn hơn 1% khoảng cách từ điểm đó tới chân dốc lục địa.
Hoặc theo khoảng cách: Đường nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý (111,1 km).
Trong cả hai cách tính trên thì chiều rộng tổng cộng của thềm lục địa tính từ đường cơ sở cũng không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km), với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa có trong Công ước luật biển 1982 và phù hợp với các kiến nghị của Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục II của Công ước này.
Ngoài ra, để hạn chế việc mở rộng quá 200 hải lý này, người ta cũng thêm 2 điều kiện nữa là:
Phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa với hạn cuối cùng là năm 2009.
Nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay hiện vật đối với việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần nằm ngoài phần thềm lục địa cơ bản (200 hải lý đầu).
Cơ chế pháp lý
Các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa và các tài nguyên khai thác được từ đó. Ngoài ra, các quốc gia này cũng có quyền tài phán đối với các lĩnh vực sau: các đảo nhân tạo, các thiết bị; công trình trên thềm lục địa, các nghiên cứu khoa học hay bảo vệ môi trường. Các quyền chủ quyền và tài phán này không liên quan và không ảnh hưởng đến các quyền đối với vùng nước và vùng trời phía trên nó.
Xem thêm:
Nội thủy
Lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng biển quốc tế
Hồ sơ thềm lục địa Việt Nam
Việt Nam vừa nộp hai Hồ Sơ liên quan đến thềm lục địa mở rộng của mình, lần lượt ngày 6 và ngày 7 tháng 5 năm 2009. Hồ Sơ ngày 6 nộp chung với Mã Lai, nội dung trình bày ranh giới hải phận 200 hải lý của mỗi nước cùng với khu vực thềm lục địa mở rộng chung giữa hai nước, chiếu theo điều 76, phần 8 của Luật Quốc Tế về Biển 1982. Khu vực này thuộc vùng biển phía nam của biển Đông. Hồ Sơ nộp ngày 7 liên quan ranh giới hải phận 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam, thuộc khu vực phía bắc biển Đông. Hồ Sơ này cũng thiết lập dựa trên tinh thần điều 76, phần thứ 8 của bộ luật Quốc Tế về Biển 1982. Cả hai Hồ Sơ được viết bằng tiếng Anh, có thể tham khảo tại trang web Oceans and Laws of the Sea (Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea) trang “Submissions, through the Secretary-General of the United Nations, to the Commission on the Limits of the Continental Shelf, pursuant to article 76, paragraph 8, of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982” của Liên Hiệp Quốc. Phần một: Hồ Sơ Chung giữa Việt Nam và Mã LaiHồ Sơ gửi Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa. Làm theo điều 76, phần 8 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (gọi tắt là Luật quốc tế về biển 1982), liên quan đến khu vực phía nam Biển Đông. Hồ Sơ này lược dịch như sau:1. Phần dẫn nhập:1.1 Hồ Sơ được hai nước Việt Nam và Mã Lai - là hai quốc gia duyên hải - hợp tác soạn thảo chung theo tinh thần điều 76 của bộ Luật Quốc Tế về Biển 1982. Hai bên dựa trên các Quy tắc hướng dẫn về Khoa Học và Kỹ Thuật của Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (CLCS/11/Add. 1) cũng như các Quy Định về Thủ Tục của Uỷ Ban (CLCS/ 40/ Rev. 1) để phân định thềm lục địa mở rộng của mỗi nước.1. 2 Nước Mã Lai đã ký luật Biển 1982 ngày 10 tháng 12 năm 1982 và thông qua ngày 14 tháng 10 năm 1996. Việt Nam ký ngày 10 tháng 12 năm 1982 và thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.1. 3 Chiếu theo phụ đính I, phần 3 của các Quy Định về Thủ Tục của Uỷ Ban, Hồ Sơ Chung này chỉ liên quan một phần thềm lục địa của hai quốc gia duyên hải (Việt – Mã Lai). Hồ Sơ này liên quan đến một khu vực, minh hoạ trên bản đồ 1 và được giải thích ở mục 5.1, tùy thuộc hoàn toàn vào bờ biển của hai quốc gia duyên hải có thềm lục địa mở rộng. Hai quốc gia duyên hải có thể nộp thêm, chung hay riêng sẽ, những hồ sơ quan hệ các khu vực khác. 2. Các điều khoản thuộc điều 76 của bộ Luật Biển 1982 đã được sử dụng: Hai nước đã sử dụng các điều 76 (4) và 76 (5) để xác định ranh giới thềm lục địa trong khu vực. 3. Các thành viên thuộc Uỷ Ban đã cố vấn việc soạn thảo Hồ Sơ:Trong quá trình soạn thảo Hồ Sơ này, hai nước Việt và Mã Lai đã được sự cố vấn của ông Abu Bakar Jaafar, thành viên thuộc Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa. Ngoài ông này thì không có thêm người nào khác thuộc Uỷ Ban. 4. Những tranh chấp:4.1 Hai quốc gia phải thông báo cho Uỷ Ban biết những tranh chấp chưa giải quyết hiện có trong khu vực. Hồ Sơ Chung này dựa vào các Quy định và điều luật: điều 76 (10) và điều 9 phụ chương II của bộ Luật Biển 1982, Quy định số 46 và các điều thuộc phần 1, 2 và 5 của phụ chương I của Quy Định và Thủ Tục của Uỷ Ban.4.2 Chiếu theo các điều lệ kể trên, hai quốc gia duyên hải (Việt và Mã Lai) bảo đảm với Uỷ Ban, trong phạm vi chấp nhận được, Hồ Sơ Chung này không gây ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới giữa các quốc gia kế cận hay đối diện.4.3 Hai quốc gia duyên hải (Việt – Mã Lai) cam kết bảo đảm sẽ không có sự phản đối đến từ các quốc gia duyên hải láng giềng khác. Hai quốc gia xác nhận Hồ Sơ này phù hợp với phần 5 (b) thuộc phụ chương I của Quy Định về Thủ Tục của Uỷ Ban.
Bản đồ 1: Vùng được tô màu cam trên bản đồ là khu vực "thềm lục địa mở rộng" chung của hai nước Việt Nam và Mã Lai.
5. Mô tả ranh giới thềm lục địa trong Khu Vực được xác định:5.1 Đường ranh giới được tạo sinh và nối kết các tiếp điểm của hình bao các vòng cung với đường ranh giới 200 hải lý của Mã Lai và Phi Luật Tân ở phía đông (điểm A), tiếp điểm của hình bao của hai vòng cung hội tụ với đường ranh giới 200 của hải lý Mã Lai từ điểm A theo hướng tây-nam (điểm B và C), tiếp điểm của đường ranh giới 200 hải lý của Mã Lai với đường biên giới theo hiệp định phân định thềm lục địa giữa Mã Lai và Nam Dương năm 1969 theo hướng tây-nam (điểm D), điểm 25 căn cứ theo hiệp ước vừa nói trên theo hướng tây-bắc, điểm 25 căn cứ theo hiệp định phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Nam Dương năm 2003 theo hướng tây-bắc (điểm F), và giao điểm theo hiệp ước Việt Nam – Nam Dương vừa nói trên theo hướng tây-bắc (điểm G), và đường bao các vòng cung với đường ranh giới 200 hải lý của Việt Nam theo hướng đông-bắc (điểm H và G)Đường ranh giới này bao gồm 810 điểm đã được xác định và liệt kê trong Bảng 1. 6. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc soạn thảo Đề Trình Chung này6.1 Hồ Sơ Chung, đính kèm cùng các bản đồ, số liệu, tài liệu phụ lục và dữ liệu, được soạn thảo bởi các cơ quan nhà nước của hai Quốc Gia Duyên Hải, liệt kê sau đây: Các cơ quan thuộc Chính phủ Mã Lai(a) Hội đồng An ninh Quốc Gia thuộc Phủ Thủ tướng(b) Bộ Ngoại giao(c) Chưởng lý viện(d) Cục Nghiên cứu và Địa hình (e) Cục Khoáng sản và Địa chất(f) Trung tâm Thủy văn học Quốc gia, thuộc Hải quân Hoàng gia Mã Lai(g) Petroliam Nasional Berhad (PETRONAS) Các cơ quan thuộc Chính phủ Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam(a) Bộ Ngoại giao(b) Bộ Tài nguyên và Môi trường(c) Bộ Khoa học và Kỹ thuật(d) Viện Hải Học Vật lý và Địa Chất(e) Viện Địa Dư(f) Cục Nghiên cứu và Địa hình Việt Nam(g) Cục Nghiên cứu Thủy văn học và Địa hình, Hải quân Việt Nam(h) PETROVIETNAM 7. Sơ đồ và toạ độ7.1 Sơ đồ 1 minh hoạ đường ranh giới thềm lục địa trong Khu Vực Được Xác Định, chủ đề của Hồ Sơ Chung này. Những toạ độ địa lý theo hệ thống World Geodetic System 1984 (WGS84) về ranh giới của thềm lục địa trong Khu Vực Được Xác Định, cũng như các những phương pháp tính toán, được liệt kê trong Bảng 1. 7.2 Sơ đồ 2 minh hoạ đường ranh giới phía ngoài của thềm lục địa mở rộng được thiết lập để phụ lục cho Đệ Trình Chung này. Những toạ độ địa lý theo WGS84 của các điểm được xác định do tiêu chuẩn đã được sử dụng để làm thành đường ranh giới phía ngoài của thềm lục địa mở rộng được liệt kê trong Bảng 2.
.
Bản đồ 2: Đường màu cam là đường xác định khu vực thềm lục địa mở rộng của Việt Nam.
7.2 Sơ đồ 2 minh hoạ đường ranh giới phía ngoài của thềm lục địa mở rộng được thiết lập để đính kèm với Hồ Sơ Chung này. Những toạ độ địa lý WGS84 theo tiêu chuẩn xác định các điểm làm thành đường ranh giới phía ngoài của thềm lục địa mở rộng, được liệt kê trong bảng 2. Phần 2: Hồ Sơ của Việt NamGửi Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa. Chiếu theo điều 76, phần 8 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, liên quan đến khu vực bắc Biển Đông. 1. Dẫn nhập Việt Nam là một quốc gia duyên hải, nằm bên bờ biển Đông, có khoảng 3.260 km đường bờ biển, có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, bao phủ một phần rộng lớn của biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa toạ lạc ở phía bắc và Trường Sa ở phiá đông-nam biển Đông. Quốc gia Việt Nam nhìn nhận có đầy đủ cơ sở để hành sử chủ quyền, quyền áp dụng luật pháp quốc gia và thẩm quyền xử lý tại các vùng lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam, căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982)Việt Nam đã ký công ước về Luật Quốc Tế về Biển 1982 ngày 10 tháng 12 năm 1982 và thông qua công ước này vào ngày 23 tháng 6 năm 1994. Chiếu theo các điều ước của luật Biển 1982 và địa hình thiên nhiên của bờ biển và thềm lục địa, quốc gia Việt Nam cho rằng có đủ cơ sở để mở thềm lục địa đến 200 hải lý tính từ đường cơ bản, là đường từ đó tính bề rộng lãnh hải của VN.Theo phần 3 của phụ đính I của Uỷ Ban về Quy Định về Thủ Tục, Hồ Sơ này là một hồ sơ riêng phần (partial submission), nhằm xác định ranh giới phía ngoài của một phần thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ bản, đã được đo đạc trong tinh thần tôn trọng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam: Vùng phía bắc (VNM-N Area) thì thuộc về Việt Nam.Hồ Sơ của Việt Nam về thềm lục địa mở rộng đã được thiết lập từ những dữ kiện thâu thập qua các cuộc nghiên cứu tổng quát vào các năm 2007 và 2008 và những dữ kiện trong lãnh vực đại chúng như về chiều sâu, từ lực, trọng lực và địa chấn.Hồ Sơ Vùng Phía Bắc (VNM-N Area) có quan hệ đến các vùng như sau: Đường biên giới phía bắc là đường cách đều (trung tuyến) giữa các đường cơ bản của VN và Trung Quốc. Đường biên giới phía đông và phía nam là đường ranh giới phía ngoài của thềm lục địa đã được địnnh nghĩa trong Hồ Sơ này, đúng theo tinh thần của điều 76 (8) của bộ Luật Biển 1982. Đường biên giới phía tây là đường cách 200 hải lý tính từ đường cơ bản. 2. Những khoản đặc biệt của điều 76 đã được dùng để dẫn chứngĐường giới hạn phía ngoài được vạch ra trong Hồ Sơ này được đặt cơ sở lên nội dung phần 1, 4, 5 và 7 của điều thứ 76. 3. Thành viên của Uỷ Ban đã cố vấn trong việc soạn thảo Hồ SơKhông một thành viên nào thuộc Uỷ ban Ranh Giới Thềm Lục Địa mở rộng đã giúp Việt Nam để soạn thảo hồ sơ này. 4. Không có tranh chấp Chiếu theo Phần 2 (a) của Phụ đính I về Quy Định về Thủ Tục, Việt Nam thông báo cho Uỷ Ban biết rằng, hiện nay có một ý thức chung, tại vùng thềm lục địa là chủ đề của hồ sơ này, có những chồng chéo về quyền lợi của các quốc gia duyên hải kế cận. Tuy nhiên, căn cứ theo các điều khoản của Luật Biển 1982, quốc gia Việt Nam cho rằng không có tranh chấp nào liên quan đến Khu Vực thềm lục địa mở rộng chủ đề của Hồ Sơ này.Mặt khác, quốc gia Việt Nam muốn bảo đảm với Uỷ Ban rằng, chiếu theo điều 76 (10) của bộ Luật Biển 1982, điều 9 của Phụ Đính II của luật Biển 1982, Quy định số 46 và Phụ Đính I của Uỷ Ban Quy Định về Thủ Tục, Hồ Sơ này không ảnh hưởng đến việc phân định hải phận giữa Việt Nam và các quốc gia duyên hải kế cận khác. Việt Nam đã có những nỗ lực để bảo đảm rằng sẽ không có sự phản đối nào đến từ các cuốc gia duyên hải kế cận khác. 5.2 Chi tiết về đường ranh giới thuộc thềm lục địa mở rộng của Việt Nam: Bắc Phần (VNM-N) Việt Nam đã thiết lập đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa mở rộng của Khu Vực bắc biển Đông (VNH-N) qua việc áp dụng hai công thức: Công thức Gardiner, tính chiều rộng của thềm lục địa mở rộng theo tỉ lệ 1% độ dày của trầm tích và công thức Hedberg, chiều rộng thềm lục địa mở rộng được tính từ “chân của bờ triền” (Foot Of the Slop – FOS) + 60 hải lý. Nhờ đó, 45 điểm đã được xác định và tạo thành đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa mở rộng của Việt Nam: Khu Vực bắc biển Đông (VNH-N). Đường ranh giới được minh hoạ theo Sơ đồ 1.
Bản đồ 3: Vùng khoanh đỏ là khu vực thềm lục địa mở rộng của VN do hiệu lực các đảo Trường Sa.
6. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc soạn thảo Đệ Trình này Đệ Trình này cùng với tất cả các bản đồ, con số, tài liệu đính kèm, phụ lục và dữ liệu đã được soạn thảo bởi một đội ngũ liên ngành, thuộc các cơ quan sau đây: Bộ Ngoại GiaoBộ Tài nguyên và Môi trườngBộ Khoa học và Kỹ thuậtViện Hải Học Vật lý và Địa ChấtCục Nghiên cứu và Địa hình Việt NamCục Nghiên cứu Thủy văn học và Địa hình, Hải quân Việt NamPETROVIETNAM Cố vấn khoa học và kỹ thuật: Trung tâm Hải Học Quốc Gia, Southampton, Vương Quốc Anh
Phần 3: Vài nhận định ban đầuĐây là một hồ sơ thuần tuý kỹ thuật, các số liệu và dữ kiện liên quan đến việc đo đạc tuy được công bố, nhưng việc diễn giải các số liệu đó đòi hỏi một sự hiểu biết nhất định về tình hình địa chất, địa mạo của thềm lục địa Việt Nam.Ở phần này người viết chỉ giới hạn trong sự hiểu biết của mình. 1. Hồ sơ nộp chung giữa Mã Lai và Việt Nam cho thấy một số điểm như sau:
• Đường cơ bản Việt Nam vẫn giữ nguyên theo Tuyên Bố 22 tháng 11 năm 1982. Đây là một điều lợi cho VN. Đường giới hạn 200 hải lý của VN được đo từ đường cơ bản. Khu vực biển đối diện với Mã Lai, điểm A6 (đảo Hòn Hải, cách bờ 74 hải lý) được làm tâm điểm để tính ranh giới vùng biển phía ngoài 200 hải lý.
• Đổi lại, các đảo thuộc Trường Sa của VN trong khu vực này thì không tính hiệu lực.
• Giữa VN và Mã Lai có một vùng «thềm lục địa mở rộng» chung, là khu vực được giới hạn bởi hai đường ranh giới 200 hải lý của hai nước (vẽ màu đỏ), trên bản đồ 2 tô màu màu cam. Khu vực chung này chưa thấy được phân định theo Hồ Sơ nộp chung.
• Đường ranh giới thềm lục địa mở rộng được vẽ màu cam trên bản đồ 2, nằm ngoài khá xa, về phía bắc của khu vực « thềm lục địa mở rộng chung » của VN và Mã Lai, thuộc khoảng giữa bờ VN (Nha Trang – Đại Lãnh) và bờ biển phía bắc đảo Palawan của Phi. Toạ độ các điểm thuộc đường ranh giới thềm lục địa mở rộng được xác định theo bảng 2. Các điểm được xác định theo công thức Hedberg, “chân của bờ triền” thềm lục địa (Foot Of the Slop – FOS) + 60 hải lý.
• Đường ranh giới «thềm lục địa mở rộng» ở trên, về phía bắc, cùng với các đường ranh giới 200 hải lý của VN và Phi (đường đỏ), xác định phía nam là khu vực « thềm lục địa mở rộng » chung giữa Mã Lai và Việt Nam, tạo thành một đa giác « thềm lục địa mở rộng » chưa thấy xác định chủ quyền trên bản đồ.
• Chiếu theo các dữ kiện từ bản đồ và bảng toạ độ các điểm, người viết nghĩ rằng các điểm «chân của bờ triền» thềm lục địa FOS 01, FOS 02, FOS 03, FOS 04… rất có thể tính từ các đảo Trường Sa của VN. Việc này chưa kiểm chứng được, nhưng nếu đúng như thế thì hiệu lực các đảo Trường Sa được tính trong vùng thềm lục địa mở rộng và không tính trong hải phận của các nước (ở đây là Phi Luật Tân). Như vậy vùng «thềm lục địa mở rộng» chưa xác định chủ quyền nói ở phần trên có thể thuộc về Việt Nam. 2. Hồ Sơ Vùng Phía Bắc Việt Nam (VNM-N Area):
• Theo bản đồ và các dữ kiện đính kèm, thềm lục địa VN được mở rộng dựa trên hai tiêu chuẩn: Công thức Gardiner, tính 1% độ dày của trầm thích và Nguyên tắc “chân của bờ triền” (Foot Of the Slop – FOS) + 60 hải lý (Công thức Hedberg).
• Hồ Sơ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam.
• Tuy nhiên, các đảo thuộc quần đảo HS thì không thấy nhắc nhở đến trong việc xác định đường giới hạn hải phận giữa VN và TQ.
• Hồ Sơ của Việt Nam công bố ngày 7 tháng 5 thì ngày hôm sau phía TQ gởi công hàm phản đối đến Tổng Thư Ký LHQ. Hành động này của TQ chưa chắc vô hiệu hóa Hồ Sơ của Việt Nam. Các chi tiết trong công hàm phản đối của TQ chưa được tiết lộ, ngoài tấm bản đồ chín gạch hình chữ U được biết là có đính kèm theo công hàm. Việc này chỉ biểu hiện sự ngang ngược phi lý của TQ thêm lần nữa trước dư luận quốc tế.
• VN nên nhân dịp này yêu cầu đưa toàn vụ tranh chấp chủ quyền HS & TS ra trước một trọng tài quốc tế.
• Hồ Sơ của Việt Nam thì được sự trợ giúp của Trung Tâm Hải Học Quốc Gia, Southampton, Vương Quốc Anh. Theo thông tin Bộ Ngoại Giao Việt Nam, sau khi VN nộp hồ sơ ngày 7-5-2009, thì «phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc công hàm phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam».Sự việc được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng, nhân trả lời phỏng vấn báo chí, cho biết: "Ngày 7/5/2009, Chính phủ Việt Nam đã trình Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo cáo quốc gia xác định Ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6/5/2009, Việt Nam và Ma-lai-xi-a cũng đã phối hợp trình Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 . Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa". Lời tuyên bố của ông Lê Dũng hoàn toàn hữu lý, thái độ cương quyết nhưng ôn hoà. Chúng ta cũng chờ đợi xem nội dung hồ sơ của TQ như thế nào để có những nhận định khác.
Trương Nhân Tuấn, 09/05/2009
© Thông Luận 2009 (http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3753)
Chung quanh vấn đề Việt Nam đăng ký“Thềm Lục Địa Ngoại Biên”
Trước thế kỷ 20 ranh giới biển của các quốc gia có bờ biển (coastal states) gọi là lãnh hải chỉ trong khoảng 3 hải lý (giới hạn bởi tầm súng do sáng kiến của luật sư Cornelius van Bynkershoek người Hòa Lan). Vào đầu thế kỷ 20 nhiều quốc gia muốn nới rộng lãnh hải để rộng tay khai thác khoáng sản dưới đáy biển hoặc bảo vệ quyền đánh cá, và Hội Quốc Liên (League of Nations), tiền thân của Liên Hiệp Quốc hiện nay đã triệu tập một cuộc họp tại The Hague, thủ đô Hòa Lan để thảo luận. Nhưng không tìm ra giải pháp. Năm 1945 tổng thống Truman của Hoa Kỳ đơn phương tuyên bố quyền bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa của mình bất chấp khoảng cách từ bờ ra biển. Tổng thống Truman hiểu thềm lục địa theo nghĩa thông thường là phần đất nằm dưới đáy biển thoai thoải kéo dài từ khối đất lục địa. Trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1950 các nước Nam Mỹ gồm Argentina, Chili, Peru và Ecuador theo chân Hoa Kỳ tuyên bố lãnh hải của họ là 200 hải lý. Sau đó nhiều nước khác nới rộng ra 12 hải lý (1). Đến năm 1967 trên thế giới có 8 nước tuyên bố lãnh hải 200 hải lý, 66 nước tuyên bố 12 hải lý và 25 nước vẫn còn giữ 3 hải lý.Năm 1968 Liên Hiệp Quốc triệu tập một hội nghị về biển và sau 14 năm làm việc hoàn tất một quy ước về biển gọi là Quy ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea – UNCLOS) gồm 320 điều khoản. 157 quốc gia tham dự cùng ký tại Montego Bay, Jamaica ngày 10/12/1982. Điều 308 của Luật Biển quy định khi có đủ 60 quốc gia phê chuẩn Quy ước sẽ có hiệu lực quốc tế sau đó một năm. Tham chiếu điều khoản này Luật Biển có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Việt Nam là một trong 157 nước ký Quy ước về Luật Biển ngày 10/12/1882 và quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 23/6/1994. Ngày 13/5/1999 Liên Hiệp Quốc quyết định rằng các quốc gia đã phê chuẩn Quy ước có thời hạn 10 năm kể từ ngày 13/5/1999 để đăng ký chủ quyền Thềm Lục Địa Ngoại Biên (Extended continenetal shelf) của nước mình cho Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf) (2). Thềm lục địa (Continental shelf) theo định nghĩa của điều 76, khoản 1 của Luật Biển là những gì trên hoặc dưới đáy biển kéo dài một cách tự nhiên từ đất liền ra biển. Nếu thềm kéo dài này chưa đến 200 hải lý (3) kể từ đường chuẩn (baselines) (4) thì giới hạn của Thềm lục địa là 200 hải lý. Nếu thềm kéo dài này vượt quá giới hạn 200 hải lý thì Thềm lục địa ngừng ở thềm đó (qua một cách thức được xác định bởi công thức Gardiner dựa vào độ dày của lớp chất cứng kết tụ dưới đáy biển (sediment) hay theo công thức Hadberg dựa vào độ nghiêng nơi châm thềm cọng thêm 60 hải lý) hoặc ngừng ở khoảng cách 100 hải lý ngoài đường có cùng độ sâu 2.500 mét (quốc gia liên hệ chọn cách tính có lợi nhất cho mình, nhưng trong cả hai trường hợp không được vượt quá giới hạn 350 hải lý kể từ đường chuẩn). Phần thềm lục địa nằm ngoài giới hạn 200 hải lý gọi là Thềm Lục Địa Ngoại Biên (Extended Continental Shelf)Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa chỉ xét giá trị đăng ký Thềm Lục Địa Ngoại Biên và sẽ giải quyết trong trường hợp có tranh chấp giữa nước này với nước khác. Sự đăng ký Thềm lục địa ngoại biên không liên quan gì đến chủ quyền các chòm hải đảo trên biển dù có tranh chấp hay không (thí dụ như các chòm đảo Hoàng Sa và Trường Sa).Theo quy định của Quy ước, hôm 6/5/2009 Việt Nam đã đệ nạp Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa hai bản đăng ký Thềm lục địa ngoại biên trên biển Đông, một bản liên quan đến Thềm lục địa ngoại biên phía Bắc (viết tắt là VNM-N) và một bản liên quan đến Thềm lục địa ngoại biên phía Nam nộp chung với Mã Lai Á (viết tắt là MYS-VNM). Việt Nam và Mã Lai Á đăng ký chung vì ý thức rằng Thềm lục địa ngoại biên này của hai nước chập vào nhau, và hiểu rằng sẽ cùng thương thảo giải quyết sau. Trước Việt Nam nhiều nước đã đăng ký chủ quyền Thềm lục địa ngoại biên. Liên bang Nga đăng ký năm 2001, sau đó Pháp, Anh, Ireland và Tây Ban Nha (Xem: “Suddenly, a widwer world below the waterline”, The Economist, May 16th – 22nd, 2009). Hoa Kỳ đã ký Luật Biển nhưng Thượng nghị viện chưa phê chuẩn cho rằng Luật Biển để cho các nước nhỏ quá nhiều quyền có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Sự đăng ký (hay không đăng ký) Thềm Lục Địa Ngoại Biên của Việt Nam được nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm vì Biển Đông là vùng biển của Việt Nam nhưng Trung Quốc đang lợi dụng thế nước lớn để giành giựt. Bước vào tháng 5/2009 chưa thấy chính quyền Việt Nam động tĩnh gì, dư luận e rằng chính phủ Việt Nam sẽ không đệ nạp sợ đụng chạm với Trung Quốc nên ngày 26/3/2009 (48 ngày trước hạn kỳ đăng ký) diễn đàn điện tử Đối Thoại đã cho lên mạng một đồng hồ đếm giờ ngược hằng giây đồng hồ để nhắc nhở chính phủ Việt Nam, và ông Nguyễn Bá Cẩn, nguyên chủ tịch quốc hội Việt Nam Cộng Hòa và là vị thủ tướng cuối cùng của miền nam Việt Nam đã tập hợp một số chuyên viên chuẩn bị tài liệu để đệ nạp Liên Hiệp Quốc trong trường hợp chính quyền Việt Nam không làm nhiệm vụ của mình (5).Trong phần mở đầu của bản VNM-N (6) Việt Nam xác định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mặc dù Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa đầu năm 1974), sau đó đi vào chi tiết của Thềm lục địa ngoại biên Việt Nam muốn đăng ký. Thềm lục địa ngoại biên phía Bắc Việt Nam đăng ký là một tam giác chúc ngược gồm một cạnh ở phía Bắc, một cạnh ở phía Đông và một cạnh ở phía Tây. Đỉnh phía Nam của tam giác chúc ngược có tọa độ (10o798 N, 112o626E) nằm trên đường cách xa đường chuẩn 200 hải lý. Đỉnh phía Đông có tọa độ (15o067 N, 115o148 E), và đỉnh phía Tây nằm trên đường cách xa đường chuẩn 200 hải lý tọa độ ước chừng (15o500 N, 112o600 E). Cạnh phía Bắc là đường trung tuyến giữa hai đường chuẩn của bờ biển Việt Nam và bờ biển Trung Quốc, cạnh phía Tây là đường giới hạn 200 hải lý tính từ đường chuẩn của bờ biển Việt Nam, và cạnh phía Đông là đường nối 45 điểm (đánh số từ 1 đến 45 từ Bắc xuống Nam) giới hạn ranh giới ngoài của Thềm lục địa ngoại biên của Việt Nam. Điểm số 1 là đỉnh phía Đông, điểm số 45 là đỉnh phía Nam, các điểm từ 2 đến 43 được xác định theo công thức Hedberg, điểm 44 được xác định theo công thức Gardiner (xem bản đồ đính kèm tài liệu chú thích 6).Việt Nam tường trình với Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa rằng bản đăng ký của Việt Nam là kết quả làm việc trong hai năm 2007 và 2008 của một ủy ban liên bộ gồm bộ Ngoại giao, bộ Tài nguyên Thiên nhiên & Môi trường, bộ Khoa học & Kỹ thuật cùng với nhiều cơ sở chuyên môn như Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa Lý, Sở lập bản đồ, Hải quân và công ty dầu khí PetroVietnam. Cùng với bản đăng ký là các tài liệu kỹ thuật chứng minh để Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa kiểm chứng và phê duyệt.Việt Nam ghi trong bản đăng ký rằng Thềm lục địa ngoại biên được đăng ký có thể bị các nước khác phản đối (ý nói Trung Quốc nhưng không ghi ra) nhưng Việt Nam nhấn mạnh theo quan điểm khách quan của Việt Nam thì vùng đăng ký này hoàn toàn thuộc Việt Nam theo các nguyên tắc quy định bởi Luật Biển. Trung Quốc đã không khiếu nại Liên Hiệp Quốc về nội dung bản đăng ký này (7).Bản đệ nạp MYS-VNM (8) chung với Mã Lai Á liên quan đến Thềm lục địa ngoại biên nằm dưới vĩ độ 9oE kẹp giữa hai đường ranh giới 200 hải lý của Việt Nam và Mã Lai Á. Thềm lục địa ngoại biên chung này bao gồm nhiều đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa nên chỉ một ngày sau (7/5/2009) Trung Quốc phản đối và yêu cầu Liên Hiệp Quốc bác bỏ bản đăng ký của Việt Nam và Mã Lai Á với lý do Thềm lục địa ngoại biên mà Việt Nam và Mã Lai Á tuyên bố của chung là thuộc Trung Quốc (9).Các quốc gia có giới hạn 3 tháng để chính thức khiếu nại nội dung các bản đăng ký quyền Thềm lục địa ngoại biên. Và nguyên tắc của Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa là khuyến khích các quốc gia liên hệ giải quyết các bất đồng với nhau. Tuy nhiên Thềm lục địa ngoại biên Việt Nam và Mã Lai Á tuyên bố giành quyền qua bản đăng ký MYS-VNM khó được sự đồng ý của Trung Quốc qua thương thảo tay ba. Cho nên nội vụ có khả năng ra trước tòa án quốc tế The Hague hay trước tòa án đặc biệt ở Hamburg để phân xử. Sự phân xử này sẽ là cơ hội để Việt Nam trưng dẫn bằng chứng lịch sử rằng quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Từ tháng 12/2007 khi Trung Quốc cho thành lập huyện Tam Sa gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhân dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã lên tiếng yêu cầu Hà Nội đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc (để tối hậu đưa vấn đề ra tòa án quốc tế) nhưng Hà Nội vẫn dùng dằng. Việc phân định quyền Thềm Lục Địa Ngoại Biên của Luật Biển và hồ sơ đăng ký chung của Việt Nam và Mã Lai Á bỗng trở thành một cơ hội để Việt Nam có diễn đàn tranh đấu bảo vệ đất đai của tổ tiên để lại.
Trần Bình Nam25/05/2009© Thông Luận 2009
(1) Trong đó có Trung Quốc qua tuyên bố ngày 4/9/1958 và công hàm thừa nhận của thủ tướng miền Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 gây nhiều tranh cãi. Xem Trần Bình Nam, “Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến”, Thông Luận, ngày 11/12/2007.
(2) Một Uỷ ban quy định bởi Annex II của Luật Biển.
(3) 200 hải lý theo Luật Biển là Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusice Economic Zone – EEZ) của mỗi nước.
(4) Đường chuẩn (baselines) theo định nghĩa của Luật Biển là đường bờ biển khi thủy triều thấp nhất. Khi bờ biển lồi lõm hoặc quá nhiều hải đảo nhỏ gần bờ, đường chuẩn là những đường thẳng nối liền các điểm đặc thù trên bở biển hoặc từ hải đảo này đến hải đảo khác.
(5) Sau công việc này ông Nguyễn Bá Cẩn đột ngột qua đời rạng sáng ngày 20/5/2009 tại San Jose, California
(6) Xem: Submission to the Commision on the Limits of the continental shelf pursuant to Article 76, Paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 Partial Submission in Respect of Vietnam’s Extended Continental Shelf: North Area (VNM – N) - Part I – Executive Summary. April 2009.
(7) Lý do dễ hiểu vì vùng đăng ký không bao gồm một hòn đảo nào thuộc quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa
(8) Xem: Join Submission to the Commision on the Limits of the Continental Shelf pursuant to Article 76, Paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 in respect of the southern part of the South China Sea - Part I: Executive Summary . Malaysia & Socialist Republic of Vietnam – May 2009.
(9) “China urges UN commission not to review joint Malaysia-Vietnam submission on outer limits of continental shelf”. China.org.cn, ngày 08/05/2009.
Xem thêm:
http://www.talawas.org/?p=4476&cpage=7
http://www.minhbien.org/?p=901
http://www.ddcnd.org/main/index.php?option=com_content&view=article&catid=13:phat-bieu-binh-luan&id=642:ng-b-thm-lc-a-vit-nam
No comments:
Post a Comment