Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(2)

Ảnh minh họa
Một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu là sự phát thải nhà kính
Việt Nam đã là 1 trong những nước bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên việc chuẩn bị giải pháp ứng phó là cần thiết, không thể xem thường. Trước mắt, VN cần có kế hoạch tìm hiểu & đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam, tác động như thế nào đến các lãnh vực & địa phương, hậu quả và biện pháp khắc phục ra sao với con người(sức khỏe, sinh kế, etc...), tài nguyên(nước, đất, nông - lâm - ngư nghiệp, lương thực, giao thông vận tải, etc...) cho vùng ven biển & đồng bằng. Từ đó đề ra chương trình hành động trên cơ sở khoa học và có sự phối hợp với cộng đồng quốc tế & khu vực. Nên có ban chỉ đạo trung ương & địa phương ứng phó với biến đổi khí hậu. Có những việc mà lâu nay VN chỉ mới phát động chiến dịch tuyên truyền nhưng hiệu quả rất ít: tránh phá rừng, giảm khí & chất thải, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, đất & biển, etc... Báo chí cần tiếp tục phổ biến thông tin khoa học để hướng dẫn & giáo dục quần chúng về những ảnh hưởng do sự thay đổi khí hậu & nước biển dâng.

Ảnh minh họa
Mùa mưa, nước sông Hồng hung dữ đe dọa vỡ đê, nhưng mùa khô, sông Hồng ngày càng trở nên khô cạn hơn -Đó cũng là một biểu hiện của biến đổi khi shậu (ảnh: Tuệ Khanh)
Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

- Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa

- Lũ dặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và miền Nam
- Lượng mưa giảm vào mùa khô
- Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước
- Đường đi của bão có xu thế chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm
- Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt
- Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc bộ giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua
- Số ngày rét đậm, rét hại trung bình giảm, nhưng có năm lại xảy ra đợt rét đậm kéo dài với cường độ mạnh kỷ lục như đầu năm 2008
- Số ngày nắng nóng trong thập kỷ 1991-2000 nhiều hơn, nhất là ở Trung bộ và Nam bộ
- Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật là các đợt mưa tháng 11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008.
Biến đổi Khí hậu Biến đổi khí hậu đến nay là một thực tế đã được khoa học khẳng định. Việt Nam, với bờ biển dài 3.260 km và có hai trong số các châu thổ lớn nhất thế giới, là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hâu nhất. Khoảng 20% dân số Việt Nam sống dưới mức chuẩn nghèo. Hầu hết trong số họ sống trong các vùng giàu tài nguyên nhưng nhiều biến động chịu nhiều rủi ro liên quan đến khí hậu.
Thay đổi khí hậu không thể bỏ qua trong khi chúng ta đang nỗ lực gìn giữ thiên nhiên và hỗ trợ người nghèo và dễ bị tổn thương. Những thay đổi khí hậu được dự đoán gồm tăng quay vòng gió mùa, tăng nhiệt độ bề mặt, tăng mức độ và tuần suất của những đợt mưa lớn, và mực nước biển dâng cao. Những thay đổi này có thể dẫn tới những tác động to lớn tới các hệ sinh thái quốc gia và khu vực; tới thủy học và tài nguyên nước; tới nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tới các vùng núi và duyên hải; tới những nơi cư trú và sức khỏe của con người. Thích ứng với thiên tai giờ không phải là sự lựa chọn nữa, mà là sự bắt buộc, nếu chúng ta muốn tránh những tác động tồi tệ nhất của thay đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam đã đề cao ưu tiên đối với các vấn đề thay đổi khí hậu mới nảy sinh. IUCN coi thay đổi khí hậu là một trong những trọng tâm quan trọng của mình và đang xây đựng những kiến thức sâu rộng về những tác động tiềm tàng của thay đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới đa dạng sinh học và các mối liên kết với đói nghèo.
Trọng tâm lớn của IUCN Việt nam là hỗ trợ cho các tiến trình thích ứng trước sự thay đổi về khí hậu. Dựa trên những thế mạnh của IUCN Việt Nam về chuyên môn, đào tạo và xây dựng năng lực, những hoạt động của IUCN sẽ xoay quanh chiến lược để thích ứng với những tác động tiềm tàng của thay đổi khí hậu. Đặc biệt, IUCN Việt Nam sẽ:1. Xác định những tác động tiềm tàng và thúc đẩy các sáng kiến của địa phương để xây dựng những chiến lược thích ứng
Phoíhợp với chính phủ và các đối tác khác, xác định những tác động tiềm tàng của thay đổi khí hậu ở Việt Nam ở các vùng duyên hải và vùng núi, cùng với ác cộng đồng nông thôn, đặc biệt chú trọng tới các nhóm đối tượng chịu bất lợi và bị gạt ra rìa;
Duy trì những đối tác đang có và xây dựng những đối tác mới với các tổ chức tham gia giải quyết những vấn đề về thay đổi khí hậu nhằm xác định những cơ chế thích ứng; và
Hình thành những cơ sở dữ liệu về hiện trạng cho các hệ sinh thái cụ thể nhằm xác định những tác động tiềm tàng của sự thay đổi khí hậu.
2. Đưa những nội dung liên quan tới thay đổi khí hậu vào các cơ chế và công cụ lập kế hoạch hiện có
Đưa sự thay đổi khí hậu và các cách tiếp cận đối với Quản lý Vùng Duyên hải Tổng hợp và hỗ trợ trong việc đảm bảo thông tin phù hợp tới người ra quyết định ở tất cả các cấp;
Thúc đẩy việc đưa những nội dung có liên quan tới thay đổi khí hậu vào quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước đối với các dòng chảy vì mục đích môi trường để đảm bảo một cách tiếp cận toàn diện đối với phân bổ tài nguyên nước; và
Thúc đẩy việc đưa nội dung thích ứng với thay đổi khí hậu vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của Chính phủ
3. Củng cố và phổ biến kiến thức, hiểu biết và thông tin về những tác động tiềm tàng của thay đổi khí hậu
Hội thảo về các vấn đề liên quan tới thay đổi khí hậu với các cơ quan hữu quan, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, và phổ biến rộng rãi tới nhiều đối tượng, trong đó có các nhà báo viết về môi trường và những nhà giáo dục; và
Từ những kiến thức của mạng lưới IUCN và kiến thức trên toàn thế giới cung cấp thông tin và kiến thức về tác động ủa thay đổi khí hậu.
Những hoạt động đang triển khai
Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia về Thay đổi Khí hậu;
Nâng cao nhận thức cho Quốc hội Việt Nam về những vấn đề nảy sinh của thay đổi khí hậu và phát triển;
Giải quyết mức độ khả năng bị tổn thương khi có thiên tai, thay đổi khí hậu và thay đổi thể chế;
Xác định khả năng bị tổn thương do thay đổi khí hậu – thách thức và cơ hội ở Đông Dương.
Tin tức và Sự kiện
2009
Trao giải thưởng cuộc thi Môi trường và Phát triển năm 2008
Việt Nam sẵn sàng trở thành thành viên chính thức của MFF
Hội thảo về biến đổi khí hậu khuyến khích các hành động ứng phó
2008
IUCN VN hỗ trợ lớp tập huấn khu vực về thay đổi khí hậu
Việt Nam có thể bị ảnh hưởng xấu nhất bởi thay đổi khí hậu
IUCN hợp tác với Bộ Tài nguyên Môi trường và Đài Tiếng nói Việt Nam: Nâng cao nhận thức về sự thay đổi khí hậu
Ủy ban Khoa học, Kỹ thuật và Môi trường của Quốc hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA)
Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương về Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu
Chương trình Khía cạnh Con người Quốc tế về Thay đổi Môi trường Toàn cầu
Hệ thống Thay đổi Toàn cầu về Phân tích, Nghiên cứu và Đào tạo
Đối tác Khoa học Hệ thống Trái đất

3 kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam vừa được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý để Bộ Tài nguyên và Môi trường dùng làm cơ sở ban đầu để xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH tại Việt Nam. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng không phải là những điều chỉ nằm trong dự đoán tương lai. Thực tế, nó đã và đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản là nhằm đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Việt Nam trong tương lai.
Theo Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Kịch bản của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, các ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý…

Biến đổi khí hậu phụ thuộc vào hành động của con người
Theo các chuyên gia, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng, tính toán dựa trên kịch bản phát thải khí nhà kính. Theo đó, có ba kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam được xây dựng dựa trên ba kịch bản phát thải, đó là phát thải thấp, phát thải trung bình và phát thải cao.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc, dự đoán thực tế sẽ xảy ra theo kịch bản nào, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thục cho rằng, đó là điều mà không một ai có thể khẳng định hay nói trước được. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của chính con người như: Lượng phát thải khí nhà kính, mức độ tăng dân số, cơ cấu kinh tế, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính có được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu hay không.
Nếu thế giới phát thải ít, dân số không gia tăng, nếu ý thức bảo vệ môi trường của con người tốt thì thực tế có thể diễn ra theo kịch bản phát thải thấp. Khi đó, nhiệt độ của năm 2100 chỉ tăng từ 1,4 đến 1,7 độ tùy theo từng vùng. Tuy nhiên, nếu dân số tăng nhanh, nếu các nước tiếp tục gia tăng sự phát thải thì kịch bản phát thải cao rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Khi đó, nhiệt độ có thể tăng từ 2,1 cho đến 3,6 độ, tức là mức tăng gấp đôi kịch bản phát thải thấp.
Kịch bản nước biển dâng cũng đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải thấp - trung bình - cao. Theo đó, vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm lần lượt là 28 - 30 - 33 và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm từ 65 -75 - 100 cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập cũng đã được xây dựng, bước đầu là cho khu vực TP Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Lấy kịch bản trung bình làm định hướng
Theo phân tích của các nhà khoa học, do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới, cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính, tính chưa chắc chắn của kết quả mô hình tính toán xây dựng kịch bản nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản Trung bình. Kịch bản này được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để ứng phó với tương lai, dựa vào các kịch bản, các địa phương sẽ tự xây dựng kế hoạch hành động cho phù hợp, trong đó có việc rút ra các kinh nghiệm từ thực tiễn của nhiều nước trên thế giới.
TS Trần Thục đưa ra lời khuyên, người dân ở các vùng có nguy cơ bị nước biển dâng ảnh hưởng có thể tự tìm cách thích ứng với hoàn cảnh bằng nhiều cách, trong đó có thể kể ra một số cách là: Gây trồng các loại cây chịu nước mặn, chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, mua bảo hiểm rủi ro,….
Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6 độ C ở Tây Bắc, 2,5 độ C ở Đông Bắc, 2,4 độ C ở Đồng Bằng Bắc bộ, 2,8 độ C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 độ C ở Nam Trung Bộ, 1,6 độ C ở Tây Nguyên và 2,0 độ C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè.
Cũng theo kịch bản trung bình, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Theo tính toán, nếu kịch bản trung bình xảy ra, vào giữa thế kỷ 21 (khoảng năm 2050), mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980 - 1999.

Hơn 1/3 ĐBSCL bị ngập
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Phạm Khôi Nguyên, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở VN đã tăng khoảng 0,5-0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Những tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) làm vấn nạn thiên tai, bão lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng.Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn để các bộ, ngành và địa phương triển khai kế hoạch hành động, thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
Xuất hiện nhiều dị thường
Theo các chuyên gia xây dựng kịch bản “BĐKH, nước biển dâng”, biểu hiện của BĐKH, nước biển dâng ở VN qua kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm rất đáng lưu ý: nhiệt độ trung bình năm của bốn thập niên gần đây (1961-2000) đã cao hơn trung bình năm của ba thập niên trước đó (1931-1960).
Một số nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, nhiệt độ trung bình năm của thập niên 1991-2000 đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 theo các mức Hà Nội 0,80C, Đà Nẵng 0,40C và TP.HCM 0,60C. Riêng năm 2007, nhiệt độ trung bình ở cả ba nơi này đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 từ 0,8-1,30C và cao hơn thập niên 1991-2000 là 0,4-0,50C.
Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường)
Các kịch bản nước biển dâng
* TP. HCM: khi mực nước biển dâng 65cm, phạm vi ngập 128km2 (6%); dâng 75cm, ngập 204km2 (10%); dâng 100cm, ngập 473km2 (23%).
* Đồng bằng sông Cửu Long: dâng 65cm, ngập 5.133km2 (12,8%); dâng 75cm, ngập 7.580km2 (19%); dâng 100cm, ngập 15.116km2 (37,8%).
Xây dựng kế hoạch hành động
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chấp thuận đề nghị của Bộ TN-MT để bộ này sử dụng các kịch bản BĐKH làm cơ sở ban đầu xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH. Phó thủ tướng giao Bộ TN-MT thông báo các kịch bản BĐKH ở VN để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, kịch bản này mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành việc cập nhật các kịch bản BĐKH và đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100.Cũng theo các chuyên gia, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới VN đã giảm rõ rệt trong hai thập niên qua. Tuy nhiên các biểu hiện dị thường xuất hiện nhiều hơn, cụ thể đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài tới 38 ngày trong tháng 1 và 2-2008. Đối với bão, những năm gần đây có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, đặc biệt nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.
Tính toán của các chuyên gia cũng cho thấy tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng. Tính chung cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Riêng ở bốn vùng khu vực phía Bắc, lượng mưa năm có thể tăng từ 5-10% so với thời kỳ 1980-1999.
Mới là định hướng ban đầu!
Theo kịch bản nước biển dâng, vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999.
Theo lãnh đạo Bộ TN-MT, mục tiêu của việc xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế BĐKH, nước biển dâng của VN trong tương lai, tương ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các tốc độ phát thải khí nhà kính khác nhau.
Theo đó, các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN bao gồm: mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu; độ chi tiết của kịch bản BĐKH, tính kế thừa, tính thời sự của kịch bản, tính phù hợp địa phương, tính đầy đủ của kịch bản và khả năng chủ động cập nhật.
Các địa phương sẽ xác định số thiệt hại
Theo viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Trần Thục, kịch bản hiện nay chưa chi tiết được tại những nơi như ĐBSCL, TP.HCM có bao nhiêu ngôi nhà, hộ dân, diện tích lúa, hoa màu... sẽ bị ngập chìm khi mực nước biển dâng lên 65cm hay 75cm. Kịch bản mới chỉ xác định được các số liệu như khi nước biển dâng lên 65cm thì phạm vi bị ngập khu vực TP.HCM là bao nhiêu kilômet vuông. Tương tự, khu vực ĐBSCL cũng mới chỉ xác định được khi nước biển dâng theo các mức 65cm, 75cm hoặc 100cm sẽ có bao nhiêu kilômet vuông bị ngập.
Vẫn theo ông Thục, bản thân các tỉnh, địa phương là những đơn vị nắm sát nhất những vấn đề như số hộ dân, nhà cửa bị ảnh hưởng, số diện tích hoa màu, lúa nước bị đe dọa. Ông cho biết trên cơ sở nghiên cứu của kịch bản bước đầu, Bộ TN-MT sẽ cung cấp cho các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH - bản đồ chi tiết các vùng bị ngập theo từng số liệu nước biển dâng. Những địa phương này sẽ được hỗ trợ kinh phí để xác định cụ thể con số thiệt hại từ nhà cửa, vật nuôi, lúa nước và đề ra kế hoạch hành động ứng phó.TP.HCM kẹt xe vì mưa lớn
Hàng ngàn người đi ôtô, xe gắn máy đã bị kẹt cứng nhiều giờ liền trên đường Hồng Bàng (Q.6 và Q.11, TP.HCM) vào chiều 19-8 do cơn mưa to lúc 13g cùng ngày gây ngập nặng tại khu vực này. Ngoài đường Hồng Bàng, nhiều tuyến đường khác khu vực bùng binh Cây Gõ như Minh Phụng, Ba Tháng Hai, Phú Thọ... đều bị ngập khoảng nửa mét làm hàng trăm xe chết máy gây tình trạng kẹt xe tương tự. Đến 19g tình hình kẹt xe trở nên căng thẳng hơn. Theo ghi nhận, do chờ quá lâu, nhiều hành khách đi xe buýt đã phải xuống đường để thoát khỏi vùng ngập. Trong khi có rất nhiều tài xế, lơ xe của các xe tải, xe khách bị kẹt trên đường Hồng Bàng leo lên nóc xe... xem cảnh ngập vì xe không đi được. Đến gần 20g, nước ngập tại khu vực này mới rút hết, tuy nhiên tình hình kẹt xe vẫn còn kéo dài khoảng 2km trên đường Hồng Bàng đoạn từ đường Nguyễn Thị Nhỏ đến cầu Ông Buông. Mưa cũng làm các tuyến đường khu vực công viên Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) ngập hơn 20cm gây ra tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực này trong nhiều giờ.

Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6 độ C ở Tây Bắc, 2,5 độ C ở Đông Bắc, 2,4 độ C ở Đồng Bằng Bắc bộ, 2,8 độ C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 độ C ở Nam Trung Bộ, 1,6 độ C ở Tây Nguyên và 2,0 độ C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam . Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè.
Cũng theo kịch bản trung bình, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Theo tính toán, nếu kịch bản trung bình xảy ra, vào giữa thế kỷ 21 (khoảng năm 2050), mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Đối phó Biến đổi khí hậu: DN “kích cầu xanh” Alain Cany - Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại VN - Đồng Chủ tịch Diễn đàn DN VN Châu Âu khẳng định: Đã đến lúc các DN cần hành động để chống lại Biến đổi khí hậu.
Ngày 28/8/2009, tại TP HCM diễn ra hội thảo về việc biến đổi khí hậu và hành động của DN trong khuôn khổ sáng kiến của Diễn đàn DN VN-EU (VEUBF). Với hơn 100 đại biểu DN tham gia, diễn đàn đã góp phần nâng cao nhận thức và cam kết của cộng đồng DN tại VN về một vấn đề mang tính toàn cầu.
Nguy cơ hiện hữu
Biến đổi khí hậu đang xảy ra và là nguy cơ lớn nhất đe dọa hành tinh về mặt môi trường sinh thái, xã hội và kinh tế. Quá trình nóng lên của hệ khí hậu đang trở nên rõ nét qua sự gia tăng về nhiệt độ không khí và đại dương, quá trình băng tan và mức nước biển dâng lên. Phần lớn các nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trong 50 năm qua là do tác động của con người. Theo số liệu của các tổ chức nghiên cứu quốc tế, nếu thế giới tiếp tục với tốc độ này thì các quốc gia đang phát triển như Indonesia, Philippines, Thailand và VN sẽ chịu tác động thiệt hại tương ứng với 6% hàng năm vào cuối thế kỷ, chưa kể thiệt hại gây ra bởi cơn bão tài chính hiện nay.
Chính vì thế, các chuyên gia đã nhận định rằng VN và các nước trong khu vực nên hành động ngay để chống lại nguy cơ biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách thực hiện các công trình kích cầu xanh, một phần của gói kích cầu lớn hơn nhằm củng cố nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, giảm nghèo đói và giảm lượng carbon sử dụng. Đã có rất nhiều giải pháp hiệu quả về chi phí được đặt ra để giúp các quốc gia chống lại tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm quản lý nước sạch, hệ thống tưới tiêu, giới thiệu những phương pháp trồng trọt mới, bảo vệ rừng và hỗ trợ xây dựng bảo vệ đường biển. Các chuyên gia cũng cho rằng VN và các nước trong khu vực Đông Nam Á nên hành động ngay để chống lại nguy cơ biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách thực hiện các công trình kích cầu xanh, một phần của gói kích cầu lớn hơn nhằm củng cố nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, giảm nghèo đói và giảm lượng carbon sử dụng. Đã có rất nhiều giải pháp hiệu quả về chi phí được đặt ra để giúp các quốc gia chống lại tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm quản lý nước sạch, hệ thống tưới tiêu, giới thiệu những phương pháp trồng trọt mới, bảo vệ rừng và hỗ trợ xây dựng bảo vệ đường biển.
Ông Alain Cany - Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại VN (Eurocham) và Đồng Chủ tịch Diễn đàn DN VN-EU (VEUBF) cho biết: “VN là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi Biến đổi khí hậu, vì vậy cộng đồng DN, một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, cần phải hành động để góp phần giảm dấu ấn carbon của mình lên môi trường”.
Không chỉ có vậy, VN hiện nay đang là nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất tại Châu Á với nhu cầu lớn về đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giải pháp xanh nhằm ổn định quá trình phát triển bền vững. Vì thế các DN Châu Âu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẵn sàng trở thành đối tác của VN trong lĩnh vực phát triển bền vững. Ông Alain Cany khẳng định: “Tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để các DN cùng chung sức xây dựng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho tương lai phát triển bền vững”.
Và trách nhiệm của DN
Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI khẳng định: “Nếu chỉ có hành động của Chính phủ thì chưa đủ. Đã đến lúc chúng ta cần sự phối hợp của cộng đồng DN – động lực chính trong sự nghiệp phát triển kinh tế - bằng cách thực hiện hữu hiệu những giải pháp xã hội, thực hiện đầy đủ luật pháp và điều lệ, sử dụng những công nghệ, phát minh thân thiện với môi trường, đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp xanh, đóng góp cho sự phát triển xanh của mỗi quốc gia trên thế giới”. Tiếp nối ý tưởng này, ông Steve Chang – người sáng lập Tập đoàn TrendMicro kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn InnovGreen VN, người chủ trì chủ đề “Trách nhiệm xã hội của DN” cho rằng: Ngày nay, trách nhiệm xã hội của DN bao hàm nhiều khía cạnh: hoạt động thân thiện với môi trường, quan tâm đến người lao động, tôn trọng quyền bình đẳng giới, cung ứng những sản phẩm có chất lượng tốt, dành một phần lợi nhuận của DN đóng góp cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng... Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với xã hội đang là một mục tiêu mà các DN chú trọng CSR (trách nhiệm xã hội) hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận lâu dài cho DN.
Theo quan điểm của ông Steve Chang, việc xây dựng một DN xã hội thành công cần dung hòa được ba lợi ích: môi trường – kinh tế - xã hội. Một DN phát triển bền vững cần phải giải quyết tốt xung đột giữa ba lợi ích đó và luôn đảm bảo sự hài hòa trong suốt quá trình hoạt động của mình. Và ông Steve Chang cũng chia sẻ ý tưởng và phương pháp tổ chức của mình để thực hiện một DN xã hội mang tính bền vững.
Ông Alain Cany khẳng định: Hội thảo này là cơ hội tốt để chúng ta đề cập biến đổi khí hậu ở cấp độ DN nhằm kêu gọi tất cả các DN cùng chung tay hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn. Và thông điệp của hội thảo là các DN VN nên quan tâm hơn đến việc thực hiện CSR, đặc biệt trong việc áp dụng các công nghệ và sáng kiến khoa học nhằm nâng cao năng suất chất lượng.

Ảnh minh họa
Lượng mưa tăng bất thường cũng là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu - ảnh: Tuệ Khanh
Chỉ tiêu thực hiện đến 2015 của Chương trình
- Cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế nhằm phối hợp thực hiện các nội dung của Chương trình được hoàn thiện và triển khai toàn diện;
- Quan hệ hợp tác đa phương và song phương về ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế được tiếp tục mở rộng;
- Kêu gọi, khuyến khích được nhiều nước, tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình. Viện trợ của quốc tế dành cho Việt Nam thực hiện các nội dung của Chương trình đạt khoảng 50% tổng kinh phí thực hiện Chương trình.
- Viện trợ của quốc tế cho Việt Nam thực hiện Chương trình phát huy được hiệu quả tốt và phục vụ đúng các mục tiêu, nội dung của Chương trình.
- Trình độ, năng lực nghiệp vụ trong đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu của đội ngũ cán bộ Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đề ra;
- Việc xây dựng và thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam được triển khai rộng rãi trong các lĩnh vực có tiềm năng.

Hội thảo “Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
Hội thảo nhằm cung cấp những thông tin chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, bản chất của biến đổi khí hậu và những tác động của nó đến Việt Nam
Ngày 31/7, tại Quảng Nam, Khối Văn phòng Trung ương gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, phối hợp Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức hội thảo: “Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu”.
Hội thảo nhằm cung cấp những thông tin chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, bản chất của biến đổi khí hậu và những tác động của nó đến Việt Nam cũng như những nỗ lực của chúng ta trong ứng phó tới những cán bộ các Văn phòng Trung ương, cơ quan giúp việc cho lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: Biến đổi khí hậu đã hiện hữu, là thách thức số 1 của nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu tác động đến mọi người, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển kinh tế. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: Đảng, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực triển khai những hoạt động cụ thể như phê chuẩn công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; Phê chuẩn chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu và mới đây nhất, ngày 28/7 Thủ tướng đã thông qua các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, uỷ quyền cho Bộ Tài nguyên Môi trường thông báo cho các địa phương làm cơ sở xây dựng chưong trình hành động ứng phó.Ông Peter Hansen, Đại sứ Vương quốc Đạn Mạch nhấn mạnh: tại Việt Nam, khi biến đổi khí hậu xảy ra sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới 2 khu vực là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - 2 vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Dự kiến nếu mực nước biển dâng cao hơn 1m, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra vào cuối thế kỷ này thì 40.000 km2 đất của đồng bằng sông Cửu long sẽ bị nhấn chìm trong nước, ảnh hưởng đến 14 triệu dân tại khu vực này.
Ông Peter cũng ví 40.000 km2 bị nhấn chìm đó bằng đúng diện tích của vương quốc Đan mạch, để cho thấy Việt Nam bị ảnh hưởng và mất mát lớn như thế nào. Ông cũng không quên nhắc lại những tác động của biến đổi khí hậu lên tỉnh Quang Nam gây hậu quả nặng nề qua cơn bão Chanchu năm 2006 gây thiệt hại lớn về người và của. Chính vì vậy ông Peter đưa ra lời khuyên: Việt Nam cần phải đưa ra tiếng nói và ý kiến của mình một cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là tại hội nghị biến đổi khí hậu (Cop 15) được tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 12 tới.
Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi nguyên cho biết: “Ngày 28/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng do Bộ TN&MT xây dựng. Theo đó, trong vòng 100 năm tới, mực nước biển có thể dâng lên từ 0,75 đến 1,15m. Dựa trên kịch bản này, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành dựa vào kịch bản này nghiên cứu và cụ thể hóa vào ngành của mình, làm thế nào để điều chỉnh chiến lược của các ngành. Trong kịch bản này, chúng tôi định hướng điều chỉnh tới năm 2050, vì diễn biến khí hậu đang diễn biến một cách không lường”.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhận định, Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong ứng phó với biến đổi khí hậu bởi biến đổi khí hậu đã thực sự hiện hữu và sẽ gây ra nhiều hậu quả khốc liệt hơn.
Về đoàn tham dự Hội nghị biến đổi khí hậu (Cop 15) tới, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng cho biết, đoàn Việt Nam sẽ có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao, điều này thể hiện sự quyết tâm cũng như quan điểm của Việt Nam khẳng định các nước phát triển – đối tượng chính gây ra biến đổi khí hậu cần có trách nhiệm với các nước đang phát triển như Việt Nam – quốc gia chịu hậu quả của biến đổi khí hậu. Đồng thời thông qua các hợp tác quốc tế, chúng ta tìm tới những công nghệ sạch và phát triển theo hướng thân thiện môi trường
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng nhấn mạnh để đảm bảo ứng phó có hiệu quả và toàn diện với tác động của biến đổi khí hậu thì cần phải huy động sức mạnh tổng lực, vì biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường, của một ngành riêng lẻ mà nó là vấn đề của phát triển bền vững.

Biến đổi khí hậu đe dọa nhiều mục tiêu phát triển
TTCT - Năm 2007, Ngân hàng Thế giới đưa dự báo VN là một trong năm nước (bốn nơi còn lại là Ai Cập, Suriname, Bahamas, Bangladesh) bị ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Thông tin tư liệu
Bản đồ được thành lập dựa trên cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình tỉ lệ 12.000 và 15.000 cung cấp bởi Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam
Tháng 8-2009, Bộ Tài nguyên - môi trường VN áp dụng các phương pháp và mô hình ước tính quốc tế với sự trợ giúp của một số cơ quan chuyên môn và nhà tài trợ quốc tế, trong đó có Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đã tính toán ba kịch bản biến đổi khí hậu cho VN.
Kịch bản xác định nhiều nguy cơ hiện hữu khi vựa lúa ĐBSCL sẽ bị ngập chìm tới hơn 1/3 diện tích nếu nước biển dâng lên 1m, cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người ven biển bị ảnh hưởng, vấn đề an ninh lương thực bị đe dọa nếu không có những giải pháp ứng phó kịp thời.
Kịch bản biến đổi khí hậu ở VN 2.374 tỉ đồng thực hiện chương trình
Để đạt được mục tiêu của chương trình quốc gia ứng phó với BĐKH, dự tính kinh phí cần cho những hoạt động giai đoạn 2009-2015 (không bao gồm kinh phí triển khai các kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương) là 2.374 tỉ đồng, phân theo các nhóm hoạt động sau: tăng cường hoạt động khoa học, công nghệ: 812 tỉ; tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH: 163 tỉ; nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực: 285 tỉ; tích hợp yếu tố BĐKH và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển: 172 tỉ; xây dựng các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH: 881 tỉ.Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), Chính phủ VN đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Một trong những nội dung quan trọng của chương trình là xây dựng và cập nhật kịch bản BĐKH.
PGS.TS Trần Thục (viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn & môi trường VN) cho biết các kịch bản về BĐKH, nước biển dâng ở VN trong thế kỷ 21 được xây dựng dựa theo kịch bản phát thải thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Do tính chất phức tạp của BĐKH cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản trung bình được khuyến nghị cho các bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Theo đó, kịch bản trung bình (B2) xác định:
Về nhiệt độ: vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ở đồng bằng Bắc bộ, 2,80C ở Bắc Trung bộ, 1,90C ở Nam Trung bộ, 1,60C ở Tây nguyên và 2,00C ở Nam bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Về lượng mưa: tổng lượng mưa và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với khu vực phía Nam.
Về nước biển dâng: mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm 2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm. Tương đương với mực nước biển dâng 75cm thì phạm vi ngập khu vực TP.HCM là 204km2 (10%), ĐBSCL diện tích ngập 7.580km2 (19%).
Những “Nạn nhân” đầu tiên
Ý kiến của các chuyên gia và khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên đều cho rằng hậu quả của BĐKH đối với VN là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên - môi trường, nhiệt độ trung bình ở VN trong khoảng 50 năm qua tăng 0,70C, mực nước biển quan trắc ở các trạm Cửa Ông, Hòn Dấu tăng khoảng 20cm.
Tác động của nước biển dâng là vô cùng nghiêm trọng khi VN có bờ biển dài 3.260km, hơn 1 triệu km2 lãnh hải, trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng thấp ven biển nên những vùng này hăng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và khu dân cư.
BĐKH sẽ làm các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng... trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển. Những vùng, khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, vùng đồng bằng Bắc bộ và ĐBSCL.
BĐKH làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, những vựa lúa như ĐBSCL có thể mất một phần diện tích nếu không có giải pháp ứng phó. Đặc biệt, tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
PGS.TS Trần Thục cho biết ở VN những lĩnh vực, đối tượng được đánh giá dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe, nơi cư trú - nhất là ven biển và miền núi. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo ở các đô thị - những đối tượng ít có sự lựa chọn.
ĐBSCL là ưu tiên hàng đầu của WB
Ngân hàng Thế giới (WB) tuy không tham gia trực tiếp việc xây dựng kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên - môi trường nhưng hợp tác khá chặt chẽ với bộ này trong các vấn đề BĐKH. Ông Douglas Graham, điều phối viên về môi trường và khu vực xã hội của WB, cho biết ông tin các kịch bản sẽ có khả năng xác thực với các dự đoán.
Ông Graham nói: “Tôi có thể khẳng định ĐBSCL sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của WB. Tháng 10 năm nay chúng tôi sẽ đồng tổ chức một diễn đàn quan trọng về BĐKH với Chính phủ VN và 13 tỉnh thuộc ĐBSCL, Đại sứ quán Úc, Ngân hàng Phát triển châu Á và Đại sứ quán Đan Mạch. Chúng tôi hi vọng diễn đàn này sẽ giúp ích cho việc xác định các lĩnh vực đầu tư chính của WB”.
(Ma trận các hoạt động BĐKH tại VN có thể download tại đường link sau, được cập nhật mỗi tháng một lần: http://www.ngocentre.org.vn/files/publication/2009/08/climate_change_activities_in_vn_20090718_pdf_11112.pdf)./.
Oxfam kêu gọi giúp VN ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong một báo cáo vừa phát hành, Tổ chức phi chính phủ Anh Oxfam nhận định, mặc dù là một nước có trách nhiệm ít nhất về khí thải nhà kính, nhưng Việt Nam lại nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Báo cáo chỉ rõ tính đến năm 2000, Việt Nam chỉ phải chịu trách nhiệm cho 0,35% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, một trong những tỷ lệ thấp nhất trên toàn cầu. Do đó, “các nước phát triển là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu phải chịu trách nhiệm và hoàn toàn có khả năng hỗ trợ các nước như Việt Nam.” Nhấn mạnh Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được phần lớn các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo, báo cáo của tổ chức này cũng nêu rõ: “những thành quả đầy ấn tượng của Chính phủ trong việc đưa hàng triệu người thoát nghèo đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gia tăng như mưa lũ, hạn hán cũng những biến đổi khí hậu khác đang diễn ra dần dần như mực nước biển dâng hay nhiệt độ tăng lên.” Ở cấp quốc gia, theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam đã ghi nhận được nhiệt độ hàng năm tăng thêm 0,1độ C trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1931 đến năm 2000, và từ 0,4 – 0,8 độ C tại 3 thành phố chính của Việt Nam từ năm 1991 đến 2000. Bên cạnh đó là sự khác biệt lớn về lượng mưa trong khu vực, các hiện tượng El Nino, La Nina đã trở nên khắc nghiệt hơn trong 50 năm qua. Kết quả khảo sát của Oxfam cũng cho thấy việc người dân tham gia vào các chương trình giảm nhẹ tác động của thiên tai ở địa phương đã giúp giảm tối đa tính dễ bị tổn thương đối với lũ lụt lớn và thường xuyên. Theo đề xuất của Oxfam, để đối phó và thích ứng với sự biến đổi khí hầu toàn cầu, Việt Nam cần có nhiều nghiên cứu cụ thể, nâng cao nhận thức về vấn đề này, lồng ghép các kế hoạch ứng phó với thay đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển ở cấp địa phương. Dẫn ra con số ước tính ngân sách cần cho công tác quản lý thiên tai và gia cố hệ thống đê giai đoạn 2010 - 2020 khoảng 750 triệu USD, chưa tính đến các kế hoạch về biến đổi khí hậu, báo cáo của Oxfam cho rằng cộng đồng quốc tế sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, vì những đầu tư cần thiết nằm ngoài khả năng ngân sách của Việt Nam.Ngày 21/4, tổ chức Oxfam có trụ sở tại Anh đưa ra dự báo, trong vòng 6 năm tới, hàng trăm triệu người sẽ trở thành nạn nhân của những thảm họa do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cần thay đổi cách thức đối phó với vấn đề này. Căn cứ vào số liệu về những thảm họa tương tự kể từ năm 1980, Oxfam ước tính trung bình đến năm 2015, số người bị ảnh hưởng bởi những thảm họa liên quan đến sự biến đổi khí hậu sẽ tăng 54% lên 375 triệu người một năm. Giám đốc điều hành Oxfam Barbara Stocking cho rằng cách thức đối phó của các nước chống tình trạng biến đổi khí hậu luôn thay đổi, chưa đủ mạnh, quá muộn và kém hiệu quả và cần phải tiến hành cải cách triệt để hệ thống các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, chính phủ các nước cần phải hành động tích cực để giảm thiểu ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, Oxfam cũng phát động một chiến dịch mới nhằm thúc giục các nước giàu đến năm 2020 cắt giảm ít nhất 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức năm 1990 để đối phó với tình trạng Trái Đất nóng lên. Ông Steve Price - Thomas, đại diện của Oxfam Anh tại VN, cho rằng phái đoàn VN tham dự hội nghị sẽ có nghĩa vụ và thách thức lớn là giữ vững quan điểm và đưa ra các đòi hỏi mạnh mẽ về cam kết quốc tế trong vấn đề này. Ông cũng hi vọng VN huy động mọi nguồn lực tài chính từ ODA tới vốn trong nước để đáp ứng nhu cầu đối phó với biến đổi khí hậu tại VN.Báo cáo nói trên có thể được tải về tại địa chỉ: http://www.isge.monre.gov.vn/www.oxfam.org/en/policy/right-to-survive-report
Báo cáo năm nay của UNDP - mang tên “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách” - dành hơn một nửa trong số 390 trang (năm nay cũng là lần đầu tiên bản dịch tiếng Việt của báo cáo hoàn thành đồng thời với thời điểm công bố báo cáo, có thể tìm đọc trên trang web http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://www.undp.org.vn//vivavietnam.net/ ) cho chủ đề biến đổi khí hậu. “Trong 15 năm qua, VN đã có tiến bộ vượt bậc về phát triển con người... Tuy vậy, biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa thật sự đối với những thành tựu này, và không đâu nghiêm trọng hơn khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” - báo cáo nêu rõ.
Tại lễ công bố, ông John Hendra - điều phối viên thường trú của LHQ tại VN - cho rằng VN đang chịu hệ quả của việc tăng nhiệt độ: “Bão lụt đang gây nhiều thiệt hại tại các miền duyên hải. Với chiều dài bờ biển lớn và mật độ dân số ở các vùng ven biển cao, VN sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu khi mực nước biển dâng”.
Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu tùy vào việc nó gây nguy hiểm cho ai và ở đâu. “Viễn cảnh biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển có thể được người dân London hoặc vùng hạ Manhattan bình thản đón nhận do họ có hệ thống đê bao kiên cố, nhưng đối với những nơi như Bangladesh, ĐBSCL tại VN, hoàn toàn có cơ sở cho rằng đây là mối hiểm họa đáng lo ngại”.
Báo cáo viết: “Với những ngôi làng trên khắp khu vực này, việc thích ứng với biến đổi khí hậu đơn giản là học cách nổi trong nước”. Theo báo cáo, các cơ quan LHQ và Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn của VN đã vạch ra chiến lược toàn diện nhằm giảm nguy cơ thiên tai ở khu vực ĐBSCL.
HDI năm nay, dựa trên số liệu năm 2005, thể hiện VN đã đi một bước dài trong cải thiện tuổi thọ của người dân, xếp thứ 56 so với 83 trong báo cáo năm ngoái. Số người đi học ở tiểu học, trung học và đại học gia tăng, giúp VN lên hai bậc, từ 123 lên 121. Hai chỉ số còn lại cũng cho thấy mức độ cải thiện ở VN còn chậm so với các nước khác: tỉ lệ biết chữ ở người lớn của VN xếp thứ 57, tụt một bậc so với 56 trong báo cáo năm ngoái, GDP tính trên đầu người VN giảm xuống vị trí 122 từ vị trí 118 năm 2004.
Ông Christophe Bahuet - phó giám đốc quốc gia UNDP - cho biết từ khi báo cáo Phát triển con người ra đời năm 1990 đến nay, vị trí của VN liên tục được cải thiện, và trong nhiều lĩnh vực VN đi trước nhiều nước có thu nhập cao hơn nhưng có thể tăng chỉ số HDI bằng cách tăng thu nhập và đầu tư chất lượng hơn cho giáo dục.
Báo cáo cũng đưa ra một chỉ số khác là chỉ số đói nghèo của con người ở các nước đang phát triển, gọi tắt là HPI-1. VN xếp thứ 36/177 do sự thiếu hụt trầm trọng về sức khỏe theo tỉ lệ số người dự tính không thể sống qua tuổi 40 (VN xếp thứ 76), tỉ lệ mù chữ ở người lớn (82), số người không tiếp cận được nguồn nước được cải thiện (54) và tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân so với tuổi (107).
Một chỉ số quan trọng khác về xây dựng năng lực cho phụ nữ (GDI) cũng được báo cáo phân tích. Giá trị GDI của VN là 0,732 so với giá trị HDI là 0,733, tức là bằng 99,9% giá trị HDI. Trong số 156 nước được xem xét cả hai giá trị trên, chỉ có tám nước có tỉ số cao hơn VN.
Ngoài ra, số đo sự trao quyền cho giới (GEM) cho thấy phụ nữ đóng vai trò tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội hay không. Nó theo dõi số ghế đại biểu quốc hội nữ, số nhà lập pháp, cán bộ cao cấp và quản lý là nữ, và nữ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cũng như sự bất bình đẳng giới trong thu nhập kiếm được và mức độ độc lập về kinh tế. VN đứng thứ 52 trong số 93 nước về GEM với giá trị là 0,561.Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?
Về việc mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số VN bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, Trao đổi với TTCT xung quanh vấn đề ứng phó, giảm nhẹ thảm họa này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Văn Đức cho biết:
- Trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), giai đoạn 2009-2010 được coi là giai đoạn khởi động. Trong khoảng một năm từ nay đến cuối 2010, bộ sẽ phải hoàn thành việc đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu ở VN.
Từng đơn vị sẽ có một năm đánh giá tác động ở một số lĩnh vực, ngành, địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH như tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe, sinh kế, giao thông vận tải, các vùng đồng bằng và dải ven biển. Đến cuối năm 2010, các bộ, ngành, địa phương sẽ hoàn thiện, hoàn chỉnh chương trình hành động của mình, trên cơ sở đó kịch bản BĐKH và nước biển dâng sẽ được cập nhật chi tiết, đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn, được sự thống nhất và chấp thuận của các bộ, ngành và các địa phương để bước vào giai đoạn triển khai 2011-2015.
Nhiều lần làm bờ kè nhưng mũi đất Cà Mau vẫn bị sạt lở nghiêm trọng (ảnh chụp tháng 8-2009) -- Ảnh: Như Ý

* Cụ thể, người dân sẽ phải chuẩn bị những gì và quốc gia sẽ ứng phó ra sao để giảm nhẹ thảm họa này, thưa ông?
- Đây là việc cộng đồng cần phải biết để chủ động giảm lượng phát thải, không gây ô nhiễm môi trường, đừng tàn phá rừng. Còn trong hoàn cảnh chúng ta không làm gì, không có giải pháp ứng phó, thế giới cũng không giảm lượng phát thải thì tình hình mới bi đát như kịch bản BĐKH.
Trên cơ sở chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH sẽ phải có những công trình quan trọng, những giải pháp kịp thời được triển khai để ứng phó thì chắc chắn sẽ giảm nhẹ được thiệt hại. Ví dụ, đối với những vùng quan trọng như đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ, UBND các tỉnh trong vùng sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH cho các tỉnh một cách thiết thực. Cụ thể, nghiên cứu xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống đê biển, đê vùng cửa sông, đê bao quanh các khu vực dân cư trên vùng thấp, tăng khả năng sống chung với lũ lụt và sự dâng lên từ từ của nước biển.
* VN không phải là nước có lượng phát thải lớn nhưng là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nước biển dâng do BĐKH. Trong hội nghị về BĐKH tại Đan Mạch sắp tới, quan điểm của VN ra sao và chúng ta cần hỗ trợ gì từ quốc tế để ứng phó với thảm họa này, thưa ông?
- VN là nước có lượng phát thải carbon thấp nhất nhưng nguy cơ về nước biển dâng và thiên tai lại rất lớn và nghiêm trọng. Tại hội nghị về BĐKH ở Đan Mạch được tổ chức cuối năm nay, có hai vấn đề lớn VN sẽ bày tỏ: thứ nhất, kêu gọi các nước giàu phải giảm thiểu khí phát thải; thứ hai, yêu cầu các nước phát triển phải có trách nhiệm giúp, hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ cho các nước kém phát triển ứng phó với BĐKH. Trên thực tế, hậu quả của BĐKH là do các nước phát triển tạo ra, VN lại là vựa lúa của thế giới nên cộng đồng thế giới phải có trách nhiệm với VN bằng cách hỗ trợ, viện trợ những khoản ngân sách không hoàn lại cũng như công nghệ, kỹ thuật để VN ứng phó với BĐKH.
Quan điểm của Tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh) về cách thức ứng phó với tác động của BĐKH tại VN:
1. Nhu cầu và quan tâm của người dân nghèo, kể cả phụ nữ và nam giới, phải là trọng tâm của công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách về sự thích ứng với BĐKH.
2. Công tác lập kế hoạch dựa vào cộng đồng là khởi điểm cho việc mở rộng các hoạt động ứng phó ở cấp tỉnh và cấp quốc gia.
3. Cần lồng ghép công tác lập kế hoạch có tính đến yếu tố thích ứng với BĐKH ở mọi cơ quan của Chính phủ.
4. Cần lồng ghép nội dung thích ứng vào công tác lập kế hoạch phát triển cấp quốc gia.
5. Cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu cụ thể về BĐKH. Cần đẩy mạnh công tác xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức. Cộng đồng quốc tế sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ VN nhằm thích ứng với BĐKH, vì những đầu tư cần thiết nằm ngoài khả năng ngân sách của VN.
Đưa BĐKH vào quy hoạch không gian
Cho dù các thương lượng quốc tế về khí hậu đang diễn ra có thành công và dẫn tới việc rót thêm tiền cho các nước đang phát triển thì phần lớn nguồn lực sẽ phải đến từ trong nước. Việc tích lũy thu nhập và lập kế hoạch ngân sách ở các khu vực, địa phương phản ánh thực tế là cần nhiều chi phí cho các hành động thích ứng và đối phó với BĐKH.
Thách thức lớn là việc lập quy hoạch không gian ở VN, đặc biệt là mở rộng các thị trấn, thành phố cần khẩn trương cân nhắc tới các tác động của BĐKH. Trong tương lai chúng ta sẽ cần tới các đồng bằng bãi bồi đang tồn tại và vì thế không nên làm xói mòn chức năng của chúng trong quá trình đô thị hóa. Nhiều đồng bằng bồi đắp cũng cung cấp nguồn đất đai phì nhiêu cho trồng lúa, nên dù chịu tác động nước biển dâng cao và nước mặn xâm chiếm, lũ lụt và hạn hán đe dọa, VN vẫn phải duy trì sản xuất lúa gạo cho tiêu dùng nội địa và cung cấp lương thực cho thế giới. Vì thế từ quan điểm an ninh lương thực, các cánh đồng đó cần được bảo vệ để khỏi biến thành các khu công nghiệp hay khu dân cư.
Ông KOOS NEEFJES - cố vấn chính sách về BĐKH của UNDP tại Hà Nội
____________
Các tỉnh ĐBSCL nên thành lập ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH
ĐBSCL sở dĩ được xác định là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH là do địa hình thấp và phẳng, cao độ bình quân của vùng khoảng 1-1,5m so với mực nước biển. Đây cũng là vùng chịu tác động rất lớn sự thay đổi về biên độ triều của mực nước biển. Mực nước biển dâng lên sẽ làm triều cường tiếp tục lên cao hơn. Bên cạnh đó ĐBSCL còn chịu tác động của lũ sông Mekong. Lũ tràn về kết hợp với triều cường xuất hiện sẽ làm mực nước ứ lại khiến nhiều nơi bị ngập nặng. Trong tương lai, nếu mực nước biển dâng lên nữa thì khả năng ngập sẽ tiếp tục tăng cao hơn các năm trước.
Nếu mực nước biển dâng theo kịch bản trung bình cao, theo chúng tôi tiên đoán, sản lượng lương thực của ĐBSCL sẽ giảm gần một nửa, các vùng chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thủy hải sản chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Và như thế vấn đề an ninh lương thực sẽ bị đe dọa nếu chúng ta không có biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó.
Các khu vực ven biển với hệ thống rừng ngập mặn đóng vai trò là lá chắn của vùng. Khi nước biển dâng cao sẽ có một số cây chết do bị ngập, khi ấy diện tích rừng ngập mặn sẽ thay đổi. Khi rừng bị mất thì các sinh vật khác cũng sẽ bị đe dọa.
Tôi cho rằng mỗi tỉnh trong khu vực nên thành lập ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH để đánh giá hiện trạng, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Hiện nay Viện Nghiên cứu BĐKH ĐH Cần Thơ đang giúp nhiều địa phương tại ĐBSCL xây dựng kế hoạch hành động nhằm ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ tổ chức nhiều khóa tập huấn, hội thảo, thuyết trình giúp người dân và cán bộ địa phương hiểu rõ nguy cơ BĐKH, vì thực tế hiểu biết của người dân và cán bộ cơ sở về BĐKH còn quá ít.
Sắp tới đây chúng tôi sẽ tổ chức diễn đàn BĐKH ĐBSCL tại TP Cần Thơ, quy tụ nhiều nhà khoa học tập trung đánh giá BĐKH và làm thế nào bảo tồn sinh thái, môi trường ĐBSCL. Liên quan đến vấn đề sản xuất, sinh kế của người dân, các địa phương nên khuyến cáo người dân tìm cách thích nghi sự bất thường của thời tiết, một phần dựa vào kinh nghiệm của họ, một phần chính quyền địa phương phải giúp người dân thay đổi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn.
Tiến sĩ LÊ ANH TUẤN (Viện Nghiên cứu BĐKH ĐH Cần Thơ)

Việt Nam đối phó thế nào với tình trạng biến đổi khí hậu trái đất

Vấn đề biến đổi khí hậu là chủ điểm chính mà nhiều quốc gia cũng như tổ chức quốc tế bàn thảo suốt bấy lâu nay. Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nhất do tình trạng biến đổi khí hậu trái đất gây nên. Vậy Việt Nam đang có những hoạt động ra sao trong công tác này?
VN một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nhất
Các hiện tượng thay đổi mà mỗi một người chúng ta nhận thấy trong thiên nhiên lâu nay như thời tiết bất thường, thiên tai khắc nghiệt hơn … đều được giới chuyên gia cho là chủ yếu bởi khí hậu trái đất thay đổi mà ra.
Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý Môi trường thuộc Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh cho biết những khả năng tác động mà Việt Nam sẽ gặp phải:
Những ảnh hưởng vì nước biển dâng thì có bốn kịch bản: kịch bản nước dâng cao nhất đến 1 mét là vào năm 2100 như thế sẽ ngập một phần ba diện tích miền nam VN và trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long bị nặng nhất và sau đó là Đồng bằng Sông Hồng.
Thế thì ảnh hưởng về ngập mặn, sau này ảnh hướng tiếp nữa là nước ngầm sẽ bị mặn hóa- ít nhất là ở tầng nước 40 mét. Thứ ba là hệ sinh thái bị biến đổi theo biến đổi khí hậu tức là hệ sinh thái nhiệt đới không còn ở vị trí như cũ nữa mà nó rời chừng 200 kilômét về phía cực; như vậy vùng nhiệt đới bị ảnh hưởng bởi xích đạo nhiều hơn, còn vùng nhiệt đới không phải ở vĩ độ 23 độ bắc nữa mà nó dịch chuyển lên khoảng 26- 27 vĩ độ bắc; còn vùng á nhiệt đới thì còn chuyển lên nữa.
Đó là về hệ sinh thái nặng nhất là hệ sinh thái nông nghiệp : những loại lúa không chịu mặn là bị ảnh hưởng rất là nặng về năng suất, diện tích, sản lượng. Rồi cuộc sống con người mà không theo kịp, thích ứng ngay thì sẽ bị ảnh hưởng đến thu nhập, kế sinh nhai- ví dụ trước đây trồng lúa mà bây giờ bị nhiễm mặn rồi không trồng lúa được nữa thì phải qua một quá trình chuyển đổi dài là qua nuôi tôm hay nuôi cá nước mặn,hoặc làm thủy sản nước mặn hay nước lợ.
Còn sức khỏe thì đương nhiên rồi; khi mà khí hậu thay đổi thì lụt bão bất thường xảy ra. Điều nguy hiểm nhất là chúng ta chưa lường trước được những bất thường, những cái dị thường. Người ta không tiến đoán nổi, kể cả các mô hình máy tính mô phỏng cho đến kinh nghiệm của các nhà chuyên môn cũng vậy, nói là biết bất thường nhưng bất thường như thế nào, mức độ ra sao thì không biết được; ví dụ như những trận mưa lớn hay những trận nóng vừa rồi. Đấy là những khó khăn ảnh hưởng rất lớn và tất nhiên những ảnh hưởng đó sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân.
Nghiên cứu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu trái đất
Tiến sĩ Trần Việt Liễn, người từng tham gia trong công tác soạn thảo báo cáo thứ tư của Ủy Ban Liên chính phủ Về biến đổi khí hậu IPCC, cho biết các công việc mà chính quyền Việt Nam đang thực hiện:
Ở VN trong những năm gần đây thì cũng rất tích cực về những vấn đề này, những nghiên cứu quốc tế thì có những kết quả mà làm cho VN phải suy nghĩ thêm.
Vì thế VN cũng đang xúc tiến và có nhiều tiến bộ trong công tác nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến VN. Một trong những vấn đề đó là tiếp cận những công nghệ mới để đánh giá xem là những biến đổi khí hậu trong tương lai ở VN thì sẽ như thế nào có khác gì với thế giới không- đó là việc xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu đối với VN.
Vừa rồi chúng tôi có những nghiên cứu bước đầu về đánh giá những kịch bản về biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 đối với VN nhưng chủ yếu vẫn là những đặc trưng khí hậu như là nhiệt độ, như là lượng mưa và một số các đặc trưng khác; tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu như là vấn đề ảnh hưởng của nước biển dâng, cụ thể là mức nước biển dâng sẽ như thế nào; với những kịch bản như thế thì những vùng nào của Việt Nam sẽ chịu tác động.
Về vấn đề nước biển dâng thì ngay cả những nghiên cứu trên thế giới cũng còn có nhiều vấn đề phải tranh cải, ở VN có những nghiên cứu nhưng chắc chắn còn nhiều hạn chế và vì thế cũng có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá tác động của nó đối với các vùng ven biển nước ta; đặc biệt là Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, chúng tôi tích cực nghiên cứu về vấn đề này.
GM: Tất cả chỉ còn là trong quá trình nghiên cứu thôi, còn đánh giá về những thay đổi trước mắt trong những năm vừa qua thấy được thì như thế nào?
Ô. Trần Việt Liễn: Song song với việc nghiên cứu cho dự báo tương lai thì những đánh giá hiện tại thì cũng có một số nghiên cứu như xem xét thay đổi của điều kiện khí hậu và đặc biệt là rất quan tâm đến những thay đổi của thiên tai; thế thì những đánh giá sơ bộ cũng cho thấy là những thay đổi đó cũng tương đối rõ nét đối với VN, đánh giá những tác hại của thiên tai đối với đời sống của cộng đồng bao gồm cả những thiệt hại về người, thiệt hại về vật chất cũng đã được đánh giá và cũng đã đi đến khẳng định rằng là biến đổi khí hậu có những phần nhất định trong những biến đổi này cho nên những đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai cảu VN và những giải pháp giảm nhẹ thiên tai cũng đang được tích cực nghiên cứu và cũng đã có một số giải pháp tích cực và tôi cho rằng đó là bước đầu để VN có thể tiếp cận những giải pháp ứng phó.
Gần đây thì chính phủ VN vừa thông qua một chương trình- mục tiêu quốc gia lớn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, chương trình đó đang được vận hành tương đối tích cực trong những tháng vừa qua. Đó là tiền đề để tổ chức nghiên cứu, và đưa ra những giải pháp chiến lược ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ VN.

Giải pháp chiến lược ứng phó lâu dài

GM: Người ta thấy thiên tai thì có những thay đổi rồi, và ứng phó thì ra sao nhất là những chỗ mà nước mặn thâm nhập sâu vào đất liền như ở Đồng bằng Sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến mùa màng; rồi những loại thực vật (nhiệt đới) thì bây giờ người ta phải đi lên cao hơn nữa thì mới tìm thấy; thực tế là như vậy thì VN đã có những biện pháp cụ thể nào?
Ông Trần Việt Liễn: Ở VN thì những giải pháp đang còn ở dạng nghiên cứu để mà lựa chọn; riêng đối với ĐBSCL thì vấn đề này được giải quyết từ lâu nhưng không phải trên góc độ vấn đề biến đổi khí hậu. vấn đề chung sống với lũ ở ĐBSCL lâu nay đã được đặt ra tuy nhiên dưới góc độ chiến lược mới thì vấn đề đang được xem xét thêm.
Nếu nước biển dâng lên ở cỡ tối đa là một mét thì các giải pháp phải như thế nào. Bây giờ cũng đang bàn cãi ta sử dụng giải pháp nào để thực hiện, nếu chung sống theo kiểu trước thì chắc chắn sẽ có những vấn đề bất ổn.
Bây giờ có những vấn đề cần phải được điều chỉnh: những nơi nào phải bảo vệ tích cực, những nơi nào chỉ thích ứng thôi và những nơi nào cần phải rút lui để bảo vệ cuộc sống và tạo ra một môi trường khác để có thể tận dụng được; đây là những vấn đề được đặt ra để nghiên cứu.
Thế còn những vấn đề có thể thấy rồi nhưng mà giải pháp đối với biến đổi khí hậu thì không phải một sớm một chiều có ngay, ví dụ những nghiên cứu gần đây của chúng tôi đối với khu vực Sapa chẳng hạn thì thấy rằng những thực vật nhiệt đới đang leo dần lên vùng trên và có kiến nghị là bây giờ phải tổ chức những khu vực bảo tồn gen.
Vấn đề đã được đưa ra để có giải pháp bảo toàn những nguồn gen quí trong trường hợp biến đổi khí hậu kéo dài và gây ảnh hưởng; VN cũng bắt đầu có những việc này. Nhưng biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới xảy ra năm ngoái và năm nay phải giải quyết hoàn toàn.
Chuyển động quan trọng nhất là vấn đề nhận thức và được đưa vào trong ý thức của những người làm công tác quản lý. Có ý thức về vấn đề này thì sẽ thể hiện ra bằng những chiến lược dài hạn; đấy là chiến lược ứng phó tích cực nhất.
GM: VN là đất nước nông nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp lớn lắm, vậy trong lĩnh vực này đã có những dự phóng ra sao?
Ông Trần Việt Liễn: Ngành nông nghiệp VN hiện có một chương trình lớn song song với chương trình nhà nước thích ứng với biển đổi khí hậu quốc gia, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều chuyển động tích cực nhất.
Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, IPCC, hôm 20 tháng 7 vừa qua có cuộc họp báo tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York nói lên tầm quan trọng của những phát hiện được nêu ra trong báo cáo đánh giá lần thứ tư hình thành những công cụ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định của họ.
Vào trung tuần tháng bảy vừa rồi IPCC cũng họp tại Venice nhằm xem xét lại những tiến triển về mặt khoa học và phát tiển cơ cấu đầy đủ cho báo cáo đánh giá lần thứ 5.
Chừng 200 nhà khoa học hàng đầu đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới gặp nhau để hình thành những mục tiêu và dàn ý cho báo cáo đánh giá lần thứ năm; trong đó đưa ra những kiến thức mới về mặt khoa học khí hậu, cũng như nổ lực đề cập đến những vấn đề cốt lõi cho các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo đánh giá lần thứ năm của Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu sẽ được công bố vào năm 2014.
Mục Khoa học-Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia.Biến đổi khí hậu toàn cầu và nguy cơ xuất hiện “chủ nghĩa thực dân” kiểu mới
Biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được đề cập trên các diễn đàn quốc tế từ vài thập kỷ qua và sự nóng lên của khí hậu là biểu hiện được nói đến nhiều nhất. Tuy nhiên, lần đầu tiên, trong báo cáo 2007, ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC mới thừa nhận sự nóng lên của khí hậu là vấn đề không còn phải nghi ngờ gì nữa...
Cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và UNFCCC có hiệu lực từ tháng 3/1994, là một biểu hiện. IPCC là diễn đàn quan trọng trong đánh giá, ứng phó và thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo của Nhóm công tác III thuộc IPCC, 2007 thừa nhận, với các chính sách giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu hiện nay và với các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững thì khí nhà kính sẽ còn tiếp tục tăng trong vài thập kỷ tới. Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn năm 1997, có hiệu lực năm 2005 và đã sắp hết hiệu lực nhưng vẫn còn tồn tại hàng loạt bất đồng giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các quốc gia có nền công nghiệp phát triển và quốc gia đang phát triển. Tính đến tháng giêng 2007 đã có 168 quốc gia và Cộng đồng kinh tế châu Âu đã ký vào Nghị định thư này. Theo IPCC, 3/4 lượng CO2 phát thải vào khí quyển là do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phần còn lại là do việc chặt phá rừng. Theo Nghị định thư Kyoto, đến 2012, lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển phải giảm đi 5.2% so với mức phát thải năm 1990. Trên thực tế, chỉ riêng Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc Cộng đồng châu Âu, với dân só chiếm 10% dân số toàn cầu, đã thải vào khí quyển 45% tổng lượng CO2 toàn cầu (Heidi Bachram, Climate Fraud and Carbon Colonialism: The New Trade in Greenhouse Gases. Capitalism Nature Socialism, Vol 15, No. 12/2004).
PGS.TS Phạm Văn Cự thuyết trình tại hội thảo quốc tế về Vai trò của giáo dục đại học với biến đổi khí hậu và sinh thái, tháng 8/2009
Theo quan điểm của IPCC (Báo cáo 2007) sức mạnh của Nghị định thư nằm ở điều khoản về cơ chế thị trường trong thương mại phát thải khí nhà kính. Chính cơ chế mang tính khích lệ sự tái phân bố chỉ tiêu (quota) phát thải này lại hàm chứa nhiều thách thức và một trong số các thách thức đó là nhiều nền kinh tế phát thải khí nhà kính lớn nhất vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto (Báo cáo của Nhóm công tác III IPCC). Với bối cảnh như vậy liệu có nên hiểu là đối với từng quốc gia biến đổi khí hậu tuy mang tính toàn cầu nhưng lợi ích thì lại vẫn mang tính quốc gia. Và có một câu hỏi cần được đặt ra: Liệu có nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới trong việc giảm thiểu lượng khí nhà kính do con người thải vào khí quyển? Hãy xem xét một vài khía cạnh của các nỗ lực giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu của các quốc gia.
Khía cạnh thứ nhất: Thông qua cơ chế phát triển sạch CDM (Clean Development Mechanism). Chương trình CDM, các nước có lượng khí nhà kính giảm thiểu sẽ được cấp Chứng chỉ xác nhận giảm phát thải (Certified Emission Reduction CER) hay còn được gọi là chứng chỉ carbon. Một khi có được CER, nước này có thể chuyển nhượng quyền phát thải cho các nước khác để nhận được một hệ quả kép. Ðó là có thu nhập từ việc chuyển nhượng CER và thực hiện được Phát triển sạch, phần nào đồng nghĩa với Phát triển bền vững. Có thể thấy ngay quyền phát thải đã trở thành một loại hình tài nguyên mới, hàm chứa nhiều ý nghĩa xã hội hơn bất cứ tài nguyên nào. Ðể tăng nguồn tài chính của mình, các nước kém phát triển hơn sẽ phải bán tài nguyên cho các nước phát triển hơn. Các nước tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới như Mỹ (20.6 triệu thùng/ngày), Trung Quốc (7.6 triệu thùng/ngày) và Nhật Bản (5.2 triệu thùng/ngày) chắc chắn thuộc nhóm phát thải lớn nhất và họ có nhu cầu mua tài nguyên phát thải của các nước khác, đặc biệt từ các nước có nền công nghiệp kém phát triển. Câu hỏi đặt ra là: Bao giờ thì tài nguyên đặc biệt này ở các nước nghèo sẽ cạn kiệt trước khi họ đạt được mục tiêu phát triển bền vững?
Khía cạnh thứ hai: Ðó là khuynh hướng xuất khẩu công nghệ “kém sạch”, thậm chí cộng nghệ ô nhiễm sang các nước nghèo và nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng được sản xuất tại các nước đang phát triển. Rất nhiều nước đang phát triển lấy xuất khẩu làm động lực kinh tế trong giai đoạn đầu. Hiện tượng tràn ngập hàng Trung Quốc trên thế giới là một minh chứng. Các nước đang phát triển thì lại có nhu cầu nhập khẩu công nghệ từ các nước giầu không loại trừ công nghệ gây ô nhiễm như dây chuyền lắp ráp xe hơi với chuẩn phát thải đã lỗi thời, như các công nghệ khai khoáng đã ngừng sử dụng ở các nước giầu... Xuất khẩu rác thải từ các nước giàu sang các nước đang phát triển cũng là một khuynh hướng mà cộng đồng quốc tế đã cảnh báo.
Khía cạnh thứ ba: Khuynh hướng phát triển nhiên liệu sinh học (biofuel) là loại nhiên liệu sử dụng ngũ cốc làm nguyên liệu. Các nước giầu, đi đầu là Mỹ, đang nỗ lực tìm cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh học. Chỉ riêng năm 2007, diện tích ngô ở Mỹ đã đạt trên 37 triệu ha, tăng 19% so với 2006. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích kinh tế, lượng ethanol sản xuất từ ngũ cốc của Mỹ được dùng để xuất khẩu sang châu Âu là chính, nơi có giá cao hơn ở Mỹ. Mặt khác của vấn đề ở chỗ là tại nhiều quốc gia nghèo, đặc biệt ở châu Phi, nạn đói vẫn đang hoành hành, thì ngũ cốc ở các nước giàu có thể lại được dùng để sản xuất ethanol chạy xe hơi. Trong khi đó, vài thập kỷ trở lại đây chưa bao giờ có xu hướng giảm giá lương thực. Trong khi đó trên các diễn đàn về biến đổi toàn cầu người ta nói rất nhiều đến tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ nghèo đói hoặc tái nghèo của nhiều quốc gia. Liên Hiệp Quốc còn quan ngại là Mục tiêu thiên niên kỷ sẽ không đạt được do tác động của biến đổi khí hậu. Câu hỏi đặt ra là: Trong nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính của toàn thế giới thì nỗ lực sản xuất nhiên liệu sạch ở các nước giÀu và nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia nghèo liệu có thể song hành được với nhau không?
Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, IPCC cũng nêu nguyên tắc đồng phát triển (co-development) như một trong các giải pháp nhằm đạt sự cân bằng giữa các nước phát tiển và các nước đang phát triển để đảm bảo phát triển bền vững (Payne Anthony. 2005, The Global Politics of Unequal Development, New York, Palgrave Macmillan). Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được trình độ phát triển như ngày nay, các nước phát triển đã trải qua ba giai đoạn: 1) Nửa sau thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 là giai đoạn cách mạng công nghiệp với sự tăng trưởng hoang dã (wild growth), 2) từ những năm 70 đến nay là giai đoạn thiết lập phúc lợi và 3) từ nhưng năm 70 trở lại đây là giai đoạn tăng sự quan tâm đên môi trường.
Ý tưởng cho rằng việc biến đổi toàn cầu bao gồm toàn cầu hóa kinh tế và biến đổi khí hậu đang tạo ra “người thắng” (winners) “kẻ thua” (losers) là lẽ tự nhiên và không tránh khỏi đang được chấp nhận rộng rãi. Theo Kaye (Kaye, H. L. 1997. The social meaning of modern biology. New, Brunswick, NJ: Transaction Publishers), Mác là người đầu tiên cho rằng thuyết tiến hóa của Darwin phản Ánh mạnh mẽ quan hệ cạnh tranh tư sản vào tự nhiên. Cũng theo Kaye trong tài liệu đã dẫn, Mác cũng phê phán những người theo thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism) đã sử dụng học thuyết tiến hóa của Darwin như trụ cột về tư tưởng học để bao biện cho sự cạnh tranh tồn tại trong chủ nghĩa tư bản. Có những người khác cũng cho rằng sự hình thành “người thắng”, “kẻ thua” có nguồn gốc xã hội và chính trị và hệ quả tiến hóa hoặc của các quá trình tự nhiên hoặc của bàn tay vô hình trong thị trường tự do (Karen L. O’Brien and Robin M. Leichenko, Annals of the Association of American Geographers, Volume 93, Issue 1 March 2003 , pages 89 - 103). Liệu sự phê phán của Mác như đã nói ở trên có còn giá trị trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay không? Liệu với những gì đang diễn ra trong cuộc vận động thiểu phát thải khí nhà kính vào khí quyển thì sự sử dụng sức mạnh kinh tế để giảm thiểu ô nhiễm cho quốc gia của mình, thôn tính quyền phát thải của các nước nghèo hơn có thể sẽ làm xuất hiện Chủ nghĩa thực dân mới trong phát thải hay không?
PGS.TS Phạm Văn Cự

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=332630&ChannelID=3
Hàng triệu người Nepal đói vì biến đổi khí hậu
Hơn 3,4 triệu người tại Nepal đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do tình trạng ấm lên toàn cầu.
Những người nông dân cày ruộng ở Nepal. Ảnh: daylife.com.
Oxfam International cho biết, sự thay đổi thời tiết khiến sản lượng lương thực giảm đáng kể tại Nepal, đẩy nhiều nông dân vào cảnh nợ nần và thiếu lương thực. Theo báo cáo của Oxfam International, tình hình của họ “rất đáng lo ngại”.
“Các cộng đồng dân cư nói rằng sản lượng lương thực năm nay chỉ bằng gần một nửa so với các năm trước. Năm ngoái nhiều người chỉ có đủ lương thực cho một tháng. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông”, Wayne Gum, một chuyên gia của Oxfam International, nói.
Báo cáo khẳng định nhiệt độ cao, mùa đông khô hạn và sự đến chậm của mùa mưa đã gây nên tình trạng mất mùa. Hơn 3,4 triệu người Nepal cần trợ giúp lương thực. Lượng dự trữ lương thực chỉ đủ cho các cộng đồng sử dụng trong vài tháng.
Oxfam cho rằng hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở Nepal do biến đổi khí hậu. Mực nước trong các dòng sông sẽ giảm do lượng mưa giảm và hiện tượng tan băng trên dãy núi Himalaya. Thực trạng đó khiến nông dân thiếu nước dành cho việc tưới tiêu và chăn nuôi gia súc.
Oxfam kêu gọi chính phủ Nepal và các tổ chức quốc tế can thiệp để giảm bớt tình trạng khan hiếm lương thực ở các khu vực miền núi, đồng thời trợ giúp nông dân trong các vụ mùa sắp tới. Chính phủ nên khuyến khích nông dân trồng các giống mới và cải thiện việc quản lý nước.
Ang Dawa, một thành viên trong ủy ban về biến đổi khí hậu của quốc hội Nepal, thừa nhận rằng các tác động của hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu bùng phát ở Nepal, đặc biệt là khu vực đồi núi phía Bắc.
Anh kêu gọi Việt Nam lên tiếng về biến đổi khí hậu
Phái viên của Anh về an ninh khí hậu cho rằng Việt Nam cần tác động tới kế hoạch toàn cầu về biến đổi khí hậu, bởi nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng ấm lên toàn cầu.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu do nwocs ta có đường bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp. Ảnh: discovereltvietnam.com.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu do nwocs ta có đường bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp. Ảnh: discovereltvietnam.com.
Ông Robin Gwynn, Đặc phái viên của Anh về An ninh Khí hậu cho các quốc gia dễ bị tổn thương, sang thăm Việt Nam từ ngày 7 đến 9/9. Chuyến thăm diễn ra trước thềm Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 15 (UNFCCC) tại Copenhagen vào tháng 12 tới.
Theo kế hoạch mà đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết, ông Robin Gwynn tiếp xúc với cơ quan chính phủ nhằm khuyến khích Việt Nam tác động tới kế hoạch toàn cầu về biến đổi khi hậu cùng với những quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Ông Robin Gwynn nói: “Tôi tin rằng Việt Nam cùng với các quốc gia dễ bị tổn thương khác cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán này. Do mức độ thiệt hại mà Việt Nam có thể phải gánh chịu do biến đổi khí hậu gây ra và vì lợi ích quốc gia, Việt Nam cần phải tác động đến các nền kinh tế lớn, nhằm hành động khẩn cấp hướng tới một hiệp ước toàn cầu công bằng và toàn diện cho giai đoạn sau năm 2012”.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu vì có một đường bờ biển dài và các vùng châu thổ thấp. Chính các vùng châu thổ này tập trung phần lớn các hoạt động kinh tế và dân cư đông đúc nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển. Hơn nữa, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp.
Những điều này đồng nghĩa với việc hậu qủa của biến đổi khí hậu - như những cơn bão với cấp độ mạnh hơn và thường xuyên hơn, hay mực nước biển dâng cao - rất có thể sẽ làm mất đất và kế sinh nhai của người dân. Hàng trăm nghìn người có thể sẽ phải di cư.

No comments:

Post a Comment