Tuesday, September 27, 2011

GALAPAGOS

http://www.ecuador.us/images/mapgalap.gifQuần đảo Galapagos là một trong bốn hạt (provinces) của Ecuador: hạt đảo Galapagos, hạt Duyên Hải (Coast), hạt núi Andes và hạt Amazonia.
Ecuador là nước nhỏ nhất ở châu Mỹ (diện tích 270.670 cây số vuông và có dân số khoảng 13 triệu người) nằm vắt ngang trên đường xích đạo, một phần ở Bắc và một phần ở Nam bán cầu vì thế mới có tên là Nước Xích Đạo Ecuador.
Ecuador rất đa dạng về thiên nhiên và văn hóa. Ecuador đứng đầu về đa dạng sinh học (biodiversity) với 9.2 giống loại (species) trên một cây số vuông. Nổi trội nhất và biết tới nhiều nhất khắp thế giới là quần đảo Galapagos có một không hai trên trái đất này.
Quần đảo Galapagos có 13 đảo lớn, 6 đảo nhỡ và 40 đảo nhỏ ở cách bờ phía Tây Ecuador 600 miles. Quần đảo do núi lửa từ lòng biển đội lên, gồm trên hai ngàn miệng búi lửa. Một vài đảo non, núi lửa hãy còn hoạt động.
http://www.galapagosisland.net/images/galapagos_islands/map_galapagos_islands.jpg
Quần đảo Galapagos là một bảo tàng viện sống về sự tiến hóa. Những thú vật ở đây sống tự do, vô tư, ngây thơ, hồn nhiên và không biết sợ khác hẳn các loài thú ở những nơi khác trên mặt đất này. Cái di thể (gene) không biết sợ (fearless) vốn đã có từ ngàn xưa, giờ vẫn còn tồn tại. Những loài vật ở đây coi con người như một loài thú hiền hòa như chúng. Con người có nhiều kẻ còn mang thú tính thua xa thú vật ở đây. Nơi đây là địa đàng của thú vật. Galapagos là thiên đường hồn nhiên của loài vật. Thú vật sống trong tự nhiên. Những loài thú nhỏ thản nhiên làm mồi cho loài thú lớn theo luật tự nhiên. Không sợ hãi. Sống giờ phút nào “thân tâm thường an lạc” phút đó. Hãy ăn thịt tôi để người sống còn. Nếu không bị ăn thịt, sống còn, tôi sẽ sống hết một cuộc đời an bình tự tại tiếp nối vòng sinh tạo của thiên nhiên, tạo hóa.
Năm 1835, Charles Darwin đi trên con tầu British ship H.M.S. thăm quần đảo này. Những chứng cớ sống ông tìm thấy ở quần đảo núi lửa độc đáo này khiến ông đưa ra luận thuyết về nguồn gốc các loài vật, luận thuyết này đã làm rung chuyển thế giới khoa học.
UNESCO đã tuyên bố Galapagos là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới World Natural Heritage nằm 1978 và sau đó là World Biosphere Reserve vào năm 1985.
Galapagos là nhà của nhiều giống vật bản địa (endemic) không một nơi nào khác có (cần phân biệt bản địa endemic với bản quán native, có nghĩa là các giống sinh sản ở đảo này nhưng là những giống đã có ở những nơi khác và với đem đến introduced là các giống đem từ nơi khác tới).
Trong các giống vật sống ở đây, con vật quí hiếm nhất thế giới là loài rùa bản địa khổng lồ, rùa voi, rùa tượng (elephantopus Geochelone). Dân dã gọi rùa voi, rùa tượng này là rùa “Galapagos”. Tên loài rùa này đã được dùng để đặt tên cho quần đảo. Giống rùa khổng lồ này có cái mai (carapace) phía đầu mai dài che cổ, ở giữa có rãnh lõm trông như chiếc yên ngựa của người Anh mà tiếng Tây Ban Nha gọi là ‘galapago’. Thật ra theo biến âm g= c như gài = cài, ta có galapa(go)=carapa(ce), mai, mu. Yên ngựa palapago là một thứ che chở lưng ngựa hàm nghĩa mai, mái (vật che, tóc mai là tóc che màng tang). Ta cũng thấy theo c = x như còm = xọm, car = xa, xe, ta có car (apace) = xác. Xác là phần cứng của thân thể (to xác). Rùa có mai cứng carapace là loài giáp xác. Ốc sò có vỏ cứng thuộc loài giáp xác. Ốc sò tên Tây Ban Nha ngữ là caracol (có car- = xác). Galapagos là đảo Rùa Mai Yên Ngựa.
Rùa voi Galapagos giống có mai trung gian, hơi khum khum cong tròn (ảnh của tác giả).
Trước đây những người đánh cá voi, săn hải cẩu, thương thuyền, tầu hải quân thường ghé quần đảo này bắt rùa. Trên mười ngàn con rùa đã bị giết. Họ bắt rùa đem theo các chuyến hải hành để bảo đảm có thức ăn tươi hầu tránh không bị chứng thiếu sinh tố C (scurvy) vì rùa có thể sống còn tới 18 tháng mà không cần ăn uống gì. Sau đó những người tới cư ngụ tại quần đảo này mang theo gia súc. Chó mèo giết rùa con. Heo đào xới ăn trứng rùa, dê, lừa tàn phá cây cỏ khiến rùa không còn thức ăn...
Có nhiều giống rùa voi này đã bị tuyệt chủng. Cũng may thời đó chưa có một ông Tầu hay một ông Việt Nam nào biết tới giống rùa này ở đây. Nếu mà biết được thì tất cả các giống rùa ở đây đã bị tuyệt chủng hết rồi. Các ông đã giết rùa lấy mai đem nấu cao qui bản để làm thuốc bổ mu... rùa! (ăn thứ gì bổ thứ đó).
http://www.galapagosonline.com/nathistory/wildlife/marine/whale2.jpg
Chúng tôi đến đảo vào tháng sáu bắt đầu mùa khô, mát và cũng là mùa rùa từ trên núi cao xuống vùng đất thấp làm tổ.
Rùa voi, rùa tượng này được chia ra làm ba loại chính dựa theo hình dáng của mai:
.Rùa voi mai bằng, dẹp như yên ngựa (saddle back) như thấy ở đảo Española.
.Rùa voi mai hình vòm (dome) như thấy ở đảo Pinta.
.Rùa voi mai trung gian (intermediate) hơi khum khum tròn, nằm lưng chừng giữa mai dẹp và mai vòm.
Cả ba loại thật ra có cùng một gốc tổ rùa đến từ lục địa nhưng mai rùa đã biến đổi theo môi sinh.
Khoảng ba triệu năm trước, quần đảo Galapagos thành hình do núi lửa từ lòng Thài Bình Dương phun lên. Rồi các hạt cây cỏ do chim muông đem tới mọc lên thành cây cỏ. Có cây cỏ chim muông tới ở, các loài thú trôi dạt tới có thực phẩm nên sống còn tại đây. Trong số đó có loài rùa. Tùy theo môi sinh, rùa biến dạng thành một giống có mai có hình dạng khác nhau như thấy qua sự phân loại dựa vào chiếc mai ở trên. Ví dụ trên đào Pinta khô cằn có ít cây cỏ mọc sát mặt đất nên có giống rùa nhỏ con, có cổ thật dài, đầu nhỏ và có mai u tròn vun lên thành hình vòm. Rùa nhỏ con có thể vì thức ăn không dư thừa nhưng cũng có thể vì thích ứng với hoàn cảnh. Rùa nhỏ con, mai nhỏ dễ nhấc người cao lên khỏi mặt đất. Cổ dài nên có thể vươn lên cao. Mai rùa hình vòm cũng giúp rùa nhấc người lên cao được dễ dàng. Mai vòm không dài và cạnh ở phía cổ không sắc giúp cổ rùa không bị cản trở bởi phần trước của mai, do đó rùa có thể vươn cổ lên cao. Vì thiếu cây cỏ mọc sát mặt đất, rùa ở đây cần phải nhấc người lên cao, vươn cổ thật cao để với tới ăn cành lá của những cây cao. Ngược lại ở những đảo có mưa nhiều hơn, cây cỏ mọc xanh tươi như đảo Santa Cruz và phía nam đảo Isabela, rùa rất to con, nặng nề và có mai bằng, dẹp...
Năm 1835 Charles Darwin tới viếng thăm các đảo này và đã nhận ra những giống rùa có mai có hình dạng khác nhau ở những đảo khác nhau mặc dù chúng cùng phát xuất từ mội loại rùa đã tuyệt chủng đến từ đất liền. Sự quan sát này là một phần của Thuyết Tiến Hóa Bởi Sự Chọn Lọc Của Thiên Nhiên (Theory of Evolution by Natural Selection).
Tại đây có một chàng đơn thân độc mã, một mình một ngựa nổi tiếng nhất quần đảo này và cả thế giới, đó là “Lonesome George”, George Cô Đơn. Năm 1972 một nhân viên Công Viên Quốc Gia đi giết dê (do những người tới ở đây mang đến) để bảo vệ cây cỏ cho rùa có thức ăn ở trên đảo Pinta, một hòn đảo nhỏ hẻo lánh ở phía bắc quần đảo Galapagos. Ông đã tìm thấy một chàng rùa và đem về nuôi ở trung tâm khảo cứu. Chàng được đặt tên là “Lonesome George”, George Cô Đơn.
George Cô Đơn.
(lưu ý rùa nhỏ con, đầu nhỏ, cổ rất dài và mai rùa hình mái vòm nhằm mục đích để nhấc người lên cao dễ dàng và mai không làm cản trở cổ khi cổ vươn lên cao nên có thể với lên cao ăn cành lá ở các cây cao).
Geroge Cô Đơn là chàng rùa duy nhất còn sống sót của giống ở đảo Pinta (Geochelone elephantopus abingdoni). Nếu chàng chết đi, giống Pinta này sẽ tuyệt chủng. Theo sách Kỷ Lục Thế Giới Guinness, George Cô Đơn là “sinh vật hiếm quí nhất” trên thế giới.
Câu chuyện về George Cô Đơn lan truyền khắp thế giới. Các sở thú treo giải 10.000 Mỹ kim cho ai tìm thấy một nàmg rùa Pinta để đem gả cho George Cô Đơn. Cho tới nay vẫn chưa tìm thấy một bóng hồng Pinta nào cả.
Người ta đã đem nhiều nàng rùa tơ đến mua vui George nhưng anh chàng này vẫn dửng dưng. Hiện nay chàng đang sống với hai nàng rùa có di truyền tính gần giống mình đem đến từ đảo Wolf Valcano nhưng sau 35 năm mà chàng vẫn không màng tới sắc dục, không truyền giống sinh sản được.
George Cô Đơn nổi tiếng đến độ có cả một công ty bán đồ kỷ vật ở Galapagos lấy tên là Lonesome George và hãng hàng không Aerogal (viết tất của AeroGalapagos) có chiếc máy bay mang tên George Cô Đơn bằng tiếng Tây Ban Nha Solitario George.
Ngoài ra Galapagos còn có những loài thú bản địa rất đặc biệt khác hẳn các nơi khác. Xin nói qua một vài giống đặc thù.
-Loài thú có vú sống ở biển
.Hải sư (sea lion).
Những con hải sư hồn nhiên nằm phơi nắng ngủ. Tôi có thể tiến sát lại gần nhưng tôn trọng giấc ngủ của các chú các cô nên chỉ ngồi cách một chút. Một chú phía sau lưng thức giấc, nhấc đầu lên nhìn vào ống kính, xin chụp chung một tấm hình kỷ niệm.
Một con hải sư mới sanh (ảnh của tác giả).
Một con hải sư sơ sinh, mới sanh, mẹ xuống biển kiếm ăn, để con nằm một mình mà không sợ con mình bị hãm hại vì từ ngàn xưa tới giờ trong di thể (gene) chưa có ghi nhớ một trường hợp nào đã xẩy ra.
Cũng cần phân biệt giữa hải sư và hải cẩu (seal). Hai đặc tính dễ thấy ngay là hải sư có miếng da che tai trong khi hải cẩu chỉ có lỗ tai, khi đi trên bờ, hải sư dùng chân màng sau trong khi hải cẩu dùng bụng...
Ngoài ra cũng có các loài có vú khác như dolphin, cá voi.
http://www.galapagosmap.com/pictures/galapagos_dolphin.jpg
-Chim: Galapagos là nhà của nhiều giống chim:
http://users.ecs.soton.ac.uk/km/pics/kirk/boobies.jpg
.Chim boobie
Đây là loài chim nước thuộc họ chim nông, chân có màng như vịt nên có người gọi là vịt biển. Có ba loại boobies: một loại chân xanh (blue footed boobies), một loại chân đỏ và một loại có viền đen quanh mắt và mỏ trông như đeo mặt nạ nên có tên là boobies mặt nạ (masked boobies).
Một cặp boobies chân xanh đang múa điệu tình vũ (ảnh của tác giả).
http://www.birdsasart-blog.com/baa/wp-content/gallery/cache/917__800x800_swallow_tailed_gull_robt_y9c9235-punta-suarez-hood-island-galapagos.jpg
http://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/7383643.jpgTình vũ gồm hai giai đoạn: vũ điệu bồ nông và chỉ trời đạp đất (pelican dance and sky pointing). Mỏ chỉ thẳng lên trời hai chân dậm xuống đất nhịp nhàng như thấy ở hình trên.
Khi đẻ trứng làm tổ trên mặt đất, boobies chân xanh đánh dấu bằng một vòng tròn (guano ring) do chính phân của cặp vợ chồng chim. Ngửi phân của mình sẽ biết là nhà mình và trứng của mình. Ca dao Việt Nam có câu “Cứt ai vừa mũi người ấy”.
Chim boobies mặt nạ là giống to con nhất trong ba giống boobies. Đặc tính của loài chim này là “giết con”. Chim cái thường đẻ hai trứng cách nhau năm ngày. Nên khi trứng nở cũng cách nhau năm ngày. Con nở trước chiếm hết mồi mớm nên con nhỏ nở sau yếu đuối thường bị bỏ rơi cho chết. Cha mẹ không muốn tạo dựng nên một đứa con yếu đuối.
http://www.opentravelinfo.com/files/images/Fragata1.preview.jpg.Frigate, chim cướp biển.
Frigate là tên gọi chung các chiến hạm xung kích cỡ nhỏ vì thế loài chim này có người dịch là chim quân hạm (Nguyễn Văn Khôn). Chúng được gọi là “chiến hạm xung kích” vì chúng lao mình trên mặt biển tấn công các loài chim biển khác để đánh cướp mồi. Vì thế chúng cũng được gọi là chim hải tặc (Pirate birds). Chúng quả thật là một loài điểu tặc, một giống chim đạo tặc. Không biết bơi, không biết lặn, chúng chỉ chuyên sống bằng cách ăn cướp những mồi cá mà các loài chim biển khác bắt được nhưng chưa kịp ăn.
Chim có mỏ dài, cánh xoải rộng và đuôi chẻ hai như chim én. Con đực có chiếc bìu hơi đỏ trước cổ, khi tán mái, ve mái phình lên rất đẹp.
Một chàng frigate đang phình cái bìu hơi đỏ dưới cổ đê ve vãn các nàng. Chú ý ở bên là một chàng “ván đã đóng thuyền rồi”, thấm mệt rồi (“hết xí quách”) nên cái bìu dưới cổ không còn cần phải phình to lên nữa (ảnh của tác giả).
http://freeanimalhelp.files.wordpress.com/2010/06/flightless-cormornt1.jpg
. Chim cốc không biết bay (flightless cormorants).
Cốc không biết bay (ảnh chụp tứ một poster).
Chim cốc ở đây chỉ cần nhẩy xuống biển là có tôm cá ê hề, chẳng cần phải bay đi đây xa. Do đó đôi cánh teo nhỏ lại vì không cần dùng tới. Chúng trở thành một giống cốc không biết bay đặc thù của Galapagos mà không một nơi nào trên thế giới có.
Rất tiếc mấy hòn đảo ghé qua, chúng tôi không gặp một con nào, đành phải chụp hình con cốc này từ một tấm poster ở phi trường.
http://www.planetware.com/i/photo/galapagos-islands-galapagos-ecu142.jpg
.Hồng hạc
Ở đây cũng là thiên đàng của loài hồng hạc (flamingo).
http://www.ilankelman.org/galapagos/Galapagos0935Pelican.jpg
Chim nông (pelican): Chim bồ nông mầu nâu ở đây cũng được coi là chim bản địa.
courtship-display-waved-albatross-galapagos-pictures
. Hải Âu sóng ( waved Albatroses)
Đây là loài hải âu lớn nhất, loài chim biển lớn nhất ở quần đảo này. Chúng có thể sống trôi nổi trên sóng biển, nên có thể ở ngoài khơi hàng tháng không cần bay vào bờ.
Hải âu sóng (ảnh của tác giả).
Đặc điểm của hải âu sóng là trong đất liền chúng phải đi bộ, không thể lấy trớn bay lên. Phải đi bộ ra vách đá, bờ đảo rồi phóng xuống biển mấy lấy đà mới bay được. Vì thế thường thấy chúng ở những nơi có vách đảo dựng đứng. Khi ở dưới nước chúng phải vỗ cánh đi trên mặt nước lấy đà rồi mới cất cánh bay lên được, giống như phi cơ cất cánh.
http://www.zoology.siu.edu/king/304/finches.jpgChim di (gi) sừng (finches)
Galapagos có 14 loại chim di với những biến dạng theo môi sinh, đặc biệt nhất là cái mỏ, khác với chim di ở những nơi khác.
Chim di đất có mỏ chim két sống bằng thực vật. Mỏ như chim két dùng để cắn vỡ các hạt, đục khoét các thân cây cứng (hình trích trong Galápagos, Preserving Darwin’s Legacy, Tui de Roy).
Charles`Darwin cũng đã dùng các loại chim di này làm bằng chứng cho luận thuyết tiến hóa của mình.
Một cặp diều hâu đang đứng nhìn những con vật người đi trên hai chân rất lạ lùng (ảnh của tác giả).
Lưu ý hai con diều hâu đứng chung tảng đá với con kỳ đà biển. Sống chung hòa bình. Diều hâu cũng ăn kỳ đà biển nhưng chỉ ăn những con còn nhỏ, không ăn nên không giết những con lớn. Cũng dễ hiểu thôi. Ăn con lớn thì còn đâu những con trưởng thành để sinh ra những con nhỏ dùng làm mồi mà sống. Loài người ở nhiều nơi còn thua diều hâu ở đây, khi đánh tôm cá chẳng hạn bắt ăn cả những con cái đang có trứng hay những con mới nở.
http://www.greglasley.net/Images/Galapagos-Mockingbird-0008.jpg
.Mockingbird, chim nhái tiếng nhót.
Mockingbird là một giống chim có biệt tài bắt chước tiếng hót của các loài chim khác rất tài tình (vì thế mới có tên gọi là mockingbird).
Một con chim mocking không sợ người cầm gậy đứng sát cạnh cây gậy. Tổ tiên nó hàng ngàn năm nay chưa bị ai cầm cậy đánh nên không có di thể (gene) sợ gậy, sợ con người cầm gậy. Chúng chỉ biết những con người tới đây dùng gậy để đi trên các bờ đá cho vững.
http://people.rit.edu/rhrsbi/GalapagosPages/Pictures/LandBirds/Mockingbirds.jpeg
Chim mockingbirds tại đây ở mỗi đảo cũng khác nhau tùy thuộc vào môi sinh.
http://www.jon-atkinson.com/Large%20Images/La_Galapagos_Penguin.jpg
Ngoài ra ở đây có một loài penguins nhỏ độc đáo, thấy nhiều nhất ở đảo Fernandina và Isabela.
Một đàn kỳ đà biển đang phơi nắng buổi sáng (kỳ đà có máu lạnh) (ảnh của tác giả).
Cũng giống như các loài chim thú khác, kỳ đã cũng được quảng bá tận tình.
Hình kỳ đà trên gói muối, gói tiêu của hãng hàng không Aerogal (ảnh của tác giả).
.Kỳ đà đất (land igunas)
Có hai loại kỳ đà bản địa là Conolophus subcristatus và Conolophus Pellidus (chỉ thấy ở đảo Santa Fe).
Một con kỳ đà đất (ảnh của tác giả).
. Thằn Lằn đá núi lửa (lava lizard)
Một con thằn lằn đá núi lửa (ảnh của tác giả).
.Cắc kè (gecko)
Một con cắc kè (ảnh của tác giả).
.Rắn
Rắn là loài nhút nhát rất khó gặp. Tôi là người duy nhất trong đoàn may mắn được rắn tới thăm. Một con rắn từ đâu không rõ bò ra chiêm ngưỡng đôi giầy mới của tôi.
Một con rắn bò tới chiêm ngưỡng đôi giầy mới của tôi (ảnh của tác giả).
Người nữ hướng dẫn viên nói rằng tôi là người có duyên mới thấy được rắn tại đây. Cô ta hành nghề dẫn du khách đi thăm viếng đảo này một vài lần một tuần mà cả năm nay chưa hề thấy rắn. Bà xã tôi cho cô ta biết tôi có bổn mạng rắn (tuổi rắn). Cô ta ca tụng “ông là một người thông minh”. Câu khen ngợi này đáng được thêm tiền ‘tip’.
Cô ta cho biết ở đây có ba loại rắn, đều là bản địa. Rắn thường không độc, chúng giết con mồi bằng cách quấn chặt để siết cho con mồi chết ngạt như loài trăn.
.Cá
Galapagos là thiên đường của những ai thích lặn xem cảnh đáy biển.
Nước trong xanh như ngọc (ảnh của tác giả).
Hằng hà sa số cá đủ loại (ảnh của tác giả).
Cá mập vào tận bờ (ảnh của tác giả).
Một đàn cá đuối sát bờ (ảnh của tác giả)
.Cua
Đặc biệt nhất là loài cua nhẹ cẳng nhanh chân Sally (Sally light footed crabs) đầy mầu sắc.
Một con cua Sally nhẹ cẳng nhanh chân (ảnh của tác giả).
Khi còn nhỏ cua có mầu đậm đen lẫn với mầu đá núi lửa để sống còn, càng lớn lên càng có mầu rực rỡ, lúc này đã nhanh chân “nhẹ cẳng” (light footed) rồi.
-Thảo mộc
Một thứ cây bản địa đặc biệt là cây xương rồng opuntia cacti (Opuntia Echios Gigantean).
Cây xương rồng lê gai khổng lồ bản địa Opuntia Echios Gigantean (ảnh của tác giả).
Loài xương rồng có gai khổng lồ này thuộc giống “lê gai” (Prickly Pear Cactus) vì nhánh có hình quả lê có gai (lưu ý phần hình quả lê là chồi nhánh chứ không phải là lá như thường lầm là như vậy. Lá xương rồng chính là những gai xương rồng). Giống xương rồng khổng lồ này có cây mọc cao tới 40 bộ (feet) là nơi cư trú và thực phẩm chính của muông thú như hai giống chim di, cu đất, mockingbird, rùa, kỳ đà đất…
………
Galapagos, Nơi Thiên Nhiên Có Quyền Của Thiên Nhiên.
Hiện nay Galapagos nói riêng và Ecuador nói chung là nơi duy nhất trên trái đất này thiên nhiên có quyền của thiên nhiên. Quyền này do hiến pháp Ecuador qui định hẳn hoi.
Một con chim mocking đậu trên bia đá lôi cuốn sự chú ý của du khách để nhắc nhở du khách phải tuân thủ luật lệ bảo tồn thiên nhiên của quần đảo (ảnh của tác giả).
Tháng chín năm 2008, nhân dân Ecuador đã đi bầu chấp thuận đạo luật Quyền của Thiên Nhiên. Ecuador trở thành một quốc gia đầu tiên trên thế giới có Quyền của Thiên Nhiên do hiến định. Thiên Nhiên có ‘quyền hiện hữu, tồn tại, bảo dưỡng, tái sinh và phát triển theo chu kỳ, cơ cấu, chức năng và các quá trình tiến hóa của sự sống của thiên nhiên. Đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng hay sắc tộc phải nhận biết những quyền lợi đối với thiên nhiênMọi chính phủ, sắc tộc và cá nhân Ecuador phải tuân thủ thực thi quyền này…’.
Quyền Thiên Nhiên giống như hay còn hơn cả Nhân Quyền. Thiên nhiên không phải là tài sản riêng ai, không phải là của nhà nước, của những kẻ cầm quyền mà là của nhân dân một nước. Tiến xa hơn, vượt cả ra ngoài ranh giới quốc gia, là của nhân loại.
Hiển nhiên quần đảo Galapagos, rừng mưa Amazonia, rặng Andes hùng vĩ là những kho báu vật thiên nhiên thu hút khách du lịch của Ecuador. Thiên nhiên là mỏ vàng của Ecuador. Nhưng Ecuador không vơ vét lấy hết ngay làm của riêng cho một số người quyền thế. Luật hiến định Quyền của Thiên Nhiên sẽ giúp cho Ecuador sống lâu dài nương vào thiên nhiên và giúp cho Ecuador trở thành một dân tộc ít thú vật nhất, giới lãnh đạo ít súc vật nhất.
Với Quyền của Thiên nhiên luật du lịch ở đây dĩ nhiên có những điểm khắc khe đối với những du khách còn nhiều thú tính.
Số khách du lịch tới đảo được kiểm soát theo một con số qui định. Bước xuống máy bay vào đảo, du khách bước đi trên những thảm ngâm thuốc sát trùng.
Số tầu thuyền du lịch thăm các đảo mỗi ngày chỉ được một hai chuyến và phải đậu thật xa bờ. Mỗi nửa ngày chỉ cho phép một nhóm du lịch lên thăm viếng một đảo. Mỗi chuyến viếng đảo chỉ trong vòng ba bốn tiếng. Du khách phải ăn uống, dùng vệ sinh trên tầu. Tuyệt nhiên không mang theo thực phẩm, ngoại trừ nước lọc. Không có cơ sở vệ sinh trên đảo… (các ông bị chứng tiểu vặt vì chứng tuyến cửa bọng tiểu phì đại ‘hypertrophic prostate’ nên mặc tã).
Những hướng dẫn viên được đào tạo rất chuyên nghiệp. Xin kể một chi tiết nhỏ. Người nữ hướng dẫn viên của chúng tôi có mang theo một cái túi nhặt rác. Cô cúi xuống nhặt từng cái nắp chai nước lọc mà một du khách nào đó vô tình đánh rơi nhưng cố tình không nhặt lên. Thế là chúng tôi giúp cô một tay mỗi khi phát hiện ra một thứ rác rưởi nhân tạo…
Hiển nhiên công việc chính yếu của Galapagos là bảo tồn các giống hiếm quí, các giống trên đà tuyệt chủng. Hiện nay tại Charles Darwin Foundation Headquarters ở Galapagos có trung tâm bảo tồn và gây giống phục hồi lại giống rùa voi. Hiện đã nuôi được chừng 5.000 con.
Sau những giờ thăm đảo dưới ánh nắng nóng cháy của xích đạo, chiều chiều ngồi hóng mát nhìn hoàng hôn xuống trên biển Galapagos thật là tuyệt vời. Thiên nhiên nơi đây dĩ nhiên, tất nhiên thật là tự nhiên, thản nhiên, hồn nhiên…
Hoàng hôn trên biển Galapagos (ảnh của tác giả).
Nhưng có một lúc bỗng thấy lòng buồn vời vợi. Ngồi nghĩ tới những nơi mà thiên nhiên chưa có cái quyền của thiên nhiên. Trái đất này đang hâm nóng dần, bầu khí quyển đang ô nhiễm, rừng già kia đang biến thành đồn điền, đang đem cho thuê, núi non hùng vĩ nọ đang bị gỡ đá đem bán, dòng sông đó đang bị siết cổ bởi những con đập, muông thú kia đang trên đà tuyệt chủng… Chỉ ở nơi này người và thiên nhiên mới có quyền ngang nhau. Người và muôn sinh là tiểu vũ trụ, con của đại vũ trụ. Con người và thiên nhiên, vũ trụ là một. Thời tiền sử con người thờ phượng Mẹ Thiên Nhiên, Cha vũ trụ. Người Ecuador cổ thờ Mẹ Đất Pachamama và ngày nay họ có hiến pháp tôn vinh Quyền của Thiên Nhiên.
Bao giờ quê hương Việt Nam tôi có Quyền của Thiên Nhiên.
Tôi còn nhớ rõ trên mặt biển Vịnh Hạ Long rác rưởi nổi lều bều. Thuyền của chúng tôi bị một thuyền chở du khách khác chen lấn đụng vỡ một bên mạn thuyền…
Tôi không thể nào quên được những hình ảnh thấy chiếu trên truyền hình cho người Việt hải ngoại xem và cho cả thế giới xem những con gấu Việt Nam bị đem làm siêu âm để rà tìm túi mật. Người ta đâm những cái kim lớn vào túi mật hút mật ra để làm thuốc. Con vật quằn quại, kêu gào thảm thiết. Cứ vài tuần con vật lại bị tra tấn dã man như thế để lấy mật một lần (ở Trung Hoa bây giờ người ta đặt một cái ống thông thường trực vào túi mật). Mật đem pha vào rượu. Một kẻ uống ngay tại chỗ, mặt mày hả hê đầy man rợ. Các quốc gia Á châu theo Đông Y như Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Đại Hàn cho rằng ăn uống thứ gì bổ thứ đó. Uống mật bổ mật. Uống mật gấu để trị bịnh gan mật. Ngoài ra còn tin rằng mật gấu còn trị được nhiều chứng bệnh khác, kể cả cho rằng mật gấu có tính cường dương (sic!). Một cái mật gấu có thể bán tới 45.000 Mỹ kim.
Nhưng điều đáng kinh tởm nhất là họ hành hạ gấu một cách man rợ đầy thú tính. Họ tin rằng khi con gấu tức giận, mật sẽ tiết ra nhiều, túi mật sẽ to lớn lên thêm. Việt ngữ có câu ‘to gan lớn mật’, ‘cả gan‘. Con gấu khi tức giận, cuồng nộ dám liều mình làm tất cả mọi thứ, giết người và ngay cả xé toạc ngực của chúng moi gan, moi mật, moi ruột lòng, moi trái tim của chúng ra để tỏ ra… can đảm, can trường. Việt ngữ cũng có câu ‘giận đến ứa gan ứa mật ra’ (vì thế mà có nhiều mật, lớn mật). Pháp ngữ colère, tức giận ruột thịt với chole, mật (gan). Lúc đó quả đúng là lúc nó «to gan lớn mật».
Họ tin rằng ăn thịt gấu nhất là bàn tay gấu (paw) tăng cường sinh lực. Món ăn vương giả là món tay gấu tiềm thuốc Bắc. Đại bổ! Ăn thịt gấu khỏe như gấu, mạnh như cọp. Hùng hổ. Hùng hùng hổ hổ. Tại sao bàn tay gấu lại quí nhất? Bàn tay gấu là biểu tượng cho sức mạnh của con gấu. Con gấu được gọi tên theo bàn tay gấu. Anh ngữ paw chỉ chung tay chân thú có móng vuốt, bầu, cấu, cào bằng móng vuốt. Theo p=b. paw = bấu. Con gấu là con bấu, con paw. Con bear là con béo, con bẹo, con bấu, con cấu, con gấu. Paw ruột thịt với Mường ngữ pầl, con gấu đất (xem Tứ Điển Tương Đống Anh-Việt).
Một bữa tiệc thịt gấu với sự tra tấn tàn bạo con vật trước bàn tiệc cho tới khi con vật hấp hối giá lên tới 9.000 Mỹ kim (Animal Parts and Chinese Medicine http://factsanddetails.com/china). Tại sao phải hành hạ gấu trước khi ăn thịt? Những kẻ hung tàn này tin rằng phải tra tấn, đánh đập con vật thật tàn nhẫn, phải rút móng tay chân gấu, phải chặt tay chân gấu… lúc đó thịt gấu mới được cho là ngon và bổ nhất. Con vật bị tra tấn, bị đánh cho tới dập mật ra đúng như Việt ngữ có câu “đánh cho dập mật nó ra”! Thịt con gấu lúc này đã được chính nó tẩm mật, ướp mật của nó trong khi bị hành hạ đẫm lmáu và đầy nước mắt của nó.
Cái điểm kinh tởm nhất là hành hạ loài vật. Dã man. Tàn bạo. Vô nhân đạo. Còn thú vật, còn mục súc hơn thú vật. Hiện nay có thiếu gì thuốc để trị bệnh thay cho các phần thân thể loài vật. Ôi cái tâm địa quỉ sứ của một lũ người man rợ. Biết đến bao giờ Việt Nam noi theo Ecuador để có được một đạo luật hiến định về Quyền của Thiên Nhiên cho giang sơn đất nước, muôn sinh Việt Nam.Nguyễn Xuân Quang

No comments:

Post a Comment