Vùng đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước là khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu mà nếu không hành động ngay sẽ ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo… Theo đó, những mô hình, kịch bản, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được đưa ra thảo luận, phân tích tại Diễn đàn đầu tiên về BĐKH vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 2 ngày (12-13/11) tại TP Cần Thơ.
Sông nước miền Tây
3. Sống chung với nước ngập: Trước đây Hà Lan xây dựng đê nhưng hiện nay họ đang có phương pháp tiếp cận mới là thích nghi, tức sống chung với ngập. Cách tiếp cận này giống mô hình, quan điểm “sống chung với lũ” mà người dân ĐBSCL áp dụng nhiều năm đang chứng minh hiệu quả rất lớn.
Tuy nhiên, báo cáo nói việc mất ozone làm khu vực lạnh đi, ngăn Nam cực khỏi tình trạng trái đất nóng lên.
Nhiệt độ gia tăng tại bán đảo Nam cực khiến cho sự sống trở nên thích hợp đối với các loài xâm nhập cả dưới biển và trên cạn.
Báo cáo có tên Thay đổi khí hậu Nam cực và Môi trường được viết ra với sự đóng góp của 100 khoa học gia hàng đầu thuộc nhiều ngành và được 200 khoa học gia khác đánh giá thêm.
Giám đốc điều hành của SCAR, tiến sĩ Colin Summerhayes, nói báo cáo đưa ra một bức tranh “khiếp đảm về thảm họa toàn cầu mà chúng ta sẽ phải đối mặt”.
Ông nói: “Nhiệt độ không khí đang tăng, nhiệt độ đại dương đang tăng, mức nước biển đang tăng và mặt trời có vẻ hầu như chẳng có mấy ảnh hưởng tới những gì chúng ta đang chứng kiến.”
Báo cáo của SCAR được đưa ra vào dịp tròn 50 năm ngày Hiệp ước Nam cực - là thỏa thuận quốc tế quy định về việc sử dụng lãnh thổ này - được đưa ra để ký, và tròn một tuần trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen.
Tăng cao
Cách đây hai năm, Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng khoảng 28-43cm vào cuối thế kỷ này.
Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng dự báo này hầu như là quá thấp, vì nó không thể mô phỏng “khả năng biến đổi của băng” - là dự báo băng tan nhanh do nhiệt độ không khí và nước biển tăng nhanh.
Đưa ra báo cáo SCAR, trưởng nhóm biên tập John Turner từ Khảo sát Nam cực của Anh cho biết những quan sát từ thực địa đã thay đổi bức tranh, đặc biệt tại các khu vực phía tây của Nam cực.
Ông nói: “Nước biển ấm lên đang tác động đến các cạnh của tây Nam cực, làm gia tăng băng tan đổ vào đại dương.”
Ông nói vào cuối thế kỷ này, bề mặt Nam cực sẽ mất đi một lượng băng đủ để nâng cao mực nước biển trên toàn cầu lên “hàng chục centimet”.
Điều chỉnh
Theo báo cáo, bán đảo Nam cực đã ấm lên khoảng 3 độ C trong vòng 50 năm qua - là mức tăng nhanh nhất tại bất cứ nơi đâu ở nam bán cầu.
Tuy nhiên, phần còn lại của châu lục này vẫn chưa bị tác động bởi xu hướng nhiệt độ gia tăng trên toàn cầu.
Thay vào đó, một phần lớn châu lục, là đông Nam cực, có vẻ lại lạnh đi, mang lại sự gia tăng 10% về khối lượng băng kể từ năm 1980.
Báo cáo ủng hộ lý thuyết cho rằng có sự biến đổi khác với xu hướng toàn cầu này là do mất đi tầng ozone.
Giáo sư Turner nói: “Chúng ta trước đây thường có một tầng ozone lớn, và khi tầng này mất đi, chúng ta chứng kiến nhiệt độ giảm đi.”
“Nam cực đã tránh được tác động của tình trạng trái đất ấm lên.”
Tuy nhiên, báo cáo kết luận rằng hiện tượng này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Lỗ hổng ở tầng ozone dự kiến sẽ tự điều chỉnh trong khoảng 50 năm nữa, khi Nghị định thư Montreal giờ đây đã cắt giảm các chất gây phá hủy tầng ozone.Richard Black(BBC)
ThienNhien.Net - Với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi", cuộc Hội thảo Á - Âu về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 04-05/11/2009. Hội thảo do Việt Nam và Hungari đồng tổ chức, với sự góp mặt của 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học đến từ các nước thành viên Á - Âu (ASEM), các tổ chức quốc tế và đại diện các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu...Đây là hoạt động nhằm triển khai các sáng kiến về chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi do Việt Nam, Hungari và Đan Mạch đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEM 7 (tháng 10/2008 tại Bắc Kinh), Hội thảo này đã trở thành diễn đàn cho các nước trong ASEM cùng tham gia trao đổi và chia sẻ thông tin về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường, sức khỏe và những giải pháp trong hợp tác sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng.Hai nội dung chính được các đại biểu quan tâm thảo luận là: Đánh giá tình hình, nguy cơ biến đổi khi hậu và các bệnh mới nổi; những đáp ứng của các quốc gia về biến đổi khí hậu và các bệnh mới nổi.Tại Hội thảo, Giáo sư Anthony J. McMichael - chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới đã đề cập tới "Tính dễ bị tổn thương" và "sự thích nghi" đối với biến đổi khí hậu trong tham luận "Biến đổi khí hậu và sức khỏe, rủi ro và ứng phó: Khả năng dễ bị tổn thương và sự thích nghi". Còn TS Jae KyangSo - Giám đốc toàn cầu Chương trình Nước và Vệ sinh (Ngân hàng thế giới Wasshington) lại đưa ra những biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu như hỗ trợ nguồn lực cho người nghèo, mô hình xử lý nước thải, xây dựng dịch vụ thích ứng trong tham luận " Ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu".Ngoài ra, những vấn đề về Biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi ở Việt Nam, biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh truyền nhiễm do vi-rút mới nổi, giám sát tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cũng được đề cập tới trong Hội thảo.Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Nguyễn Thái Lai đã khẳng định, biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và quy mô; tác động nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, đời sống và các lĩnh vực kinh tế - xã hội như nông nghiệp, tài nguyên nước, quản lý vùng ven biển, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người."Biến đổi khí hậu với biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đặc biệt với Việt Nam, quốc gia được đánh giá là một trong 5 nước đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu”, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh.Hiện nay ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đã đe dọa đến cuộc sống, sức khỏe của hàng chục triệu người dân, đặc biệt những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt, tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe có thể là các tác động trực tiếp thông qua những thay đổi của mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh, làm nảy sinh những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể con người."Ở Việt Nam, các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng đã và đang diễn ra khá phức tạp và đa dạng. Tuy đã có một số kết quả nghiên cứu về vấn đề này, song cũng chỉ mới ở mức độ ban đầu, cần được tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa những chuyên gia về khí hậu, môi trường, y tế trong và ngoài nước. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2008/QĐ- TTg ngày 02/12/2008 là cơ sở quan trọng để xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam trong thời gian tới"- Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cho biết.Theo Ông Falus Ferenc, Cục trưởng Cục Y tế quốc gia Hungary, một trong những vấn đề quan trọng nhất là cần đầu tư hệ thống y tế đủ mạnh để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hungary đã xây dựng một khung chiến lược trong lĩnh vực này nhằm tạo ra một mạng lưới y tế thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt ưu tiên xác định các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng cường hệ thống cứu hộ y tế, chăm sóc và phục hồi chức năng. "Chúng tôi rất chú trọng đến nâng cao nhận thức cho các chính trị gia, các chuyên gia, các nhóm dễ bị tổn thương - những đối tượng có ảnh hưởng lớn đến chính sách y tế liên quan đến biến đổi khí hậu", ông Falus Ferenc nói.Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - ThS. Lê Công Thành cũng đã có tham luận trình bày về "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam" với kinh phí thực hiện lên tới 1,965 tỉ đồng, trong đó nhấn mạnh những nhiệm vụ và giải pháp như xây dựng các chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực..Thay đổi khí hậu có thể đẩy hơn một triệu loài tới nguy cơ diệt vong
Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature - thay đổi khí hậu có thể đẩy hơn một phần tư số loài động thực vật trên cạn tới nguy cơ diệt vong. Theo đó, trong thời gian từ nay cho tới 2050 sẽ có khoảng 15 tới 37% số loài ở những khu vực đa dạng nhất sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học tin rằng rất có thể sự tuyệt chủng cao cũng có thể xảy ra ở các nơi khác do sự biến đổi về khí hậu. Nhận diện nguy cơ
Những năm qua, nhiều nghiên cứu, khảo sát về ảnh hưởng của BĐKH đối với ĐBSCL đã được thực hiện với các kết quả đáng quan tâm đối với viễn cảnh của vùng đồng bằng này, dù rằng các kịch bản dự báo độ chắc chắn chưa cao.
Theo nghiên cứu do Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Diễn đàn, số đo từ các trạm quan trắc đặt suốt từ Bắc vào Nam và số liệu vệ tinh trong 50 năm qua cho thấy, trung bình mỗi năm nước biển dâng 3mm. Đó là 1 trong 2 biểu hiện của BĐKH, bên cạnh sự nóng lên toàn cầu.
Nghiên cứu này đưa ra kịch bản vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ 21, có thể dâng thêm 75 cm so với thời kỳ 1980-1999. Khi đó, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2-3 độ C. Theo kịch bản này, khu vực ĐBSCL có thể bị ngập 7.580 km2.
Trên góc độ khu vực, để củng cố thêm dấu hiệu của BĐKH đối với vùng đồng bằng rộng 4 triệu ha với 2,4 triệu ha đất nông nghiệp này, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra, từ năm 1951-2000, mỗi thập kỷ nhiệt độ khu vực Đông Nam Á tăng từ 0,1-0,3 độ C, mực nước biển tăng từ 1- 3 cm. Nếu không có các hành động khẩn cấp, nhiệt độ trung bình của Đông Nam Á có thể tăng 4,8 độ C, mực nước biển tăng 70cm vào năm 2100.
Cần sự hợp tác khu vựcCác chuyên gia trong nước và quốc tế đều nhất trí rằng, nếu chúng ta không sớm hành động quyết liệt thì sẽ khó khắc phục các tác động của BĐKH.
Theo ông Nguyễn Bỉnh Thìn, Chánh Văn phòng Thường trực, Phó Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp đang tiến hành quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng và miền Trung trong điều kiện BĐKH, xây dựng chương trình nâng cấp đê sông và đặc biệt, nghiên cứu giống lúa chịu mặn, chịu ngập.
Ông Nguyễn Xuân Hiền, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho rằng, giải pháp thích ứng BĐKH vẫn còn đang ở giai đoạn khởi đầu, chúng ta cần nhanh chóng đi vào giai đoạn thực thi. “Đây là lĩnh vực cần sự tham gia, đóng góp của mọi tầng lớp xã hội”, ông bày tỏ.
Không chỉ vậy, đối với vấn đề mang tính toàn cầu này, sự tham gia phải ở tầm khu vực và quốc tế. Hiện một “Sáng kiến thích ứng” (CCAI) giữa các nước lưu vực sông Mê Kông được đề xuất và sẽ triển khai trong ít nhất 15 năm. Ông Jeremy Bird, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông Viên Chăn, Lào cho biết, ở Việt Nam, tỉnh Kiên Giang được lựa chọn tham gia chương trình. Từ Sáng kiến CCAI, chúng ta có thể hiểu thêm về tác động của BĐKH đối với ĐBSCL từ góc độ tổng thể trên toàn khu vực sông Mê Kông. Tại diễn đàn, ông Jeremy Bird đưa ra một thông điệp thích ứng với BĐKH, đó là “Hiện tượng toàn cầu, cộng tác khu vực, hành động địa phương”.
Ông Juzhong Zhuang, Trợ lý kinh tế cao cấp của ADB cũng đồng tình và cho rằng hợp tác khu vực là phương thức giải quyết các vấn đề xuyên biên giới một cách hiệu quả. “Tài trợ quốc tế và chuyển giao công nghệ là yếu tố quan trọng cho sự thành công của các hành động thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH”, ông cho biết.
Đây cũng là mong muốn của ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương. Theo
ông Thanh, công nghệ “xanh” thân thiện với môi trường cần chi phí đầu tư lớn như công nghệ khai thác, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, địa nhiệt… Vì vậy cần được sự hỗ trợ hơn nữa về kỹ thuật, công nghệ từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các quốc gia phát triển theo tinh thần Công ước khung về BĐKH mà Việt Nam đã tham gia.
Hiện nay, có một số dự án quốc tế về thích ứng BĐKH đã và sẽ được triển khai tại Việt Nam như dự án lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các dự án đang được xây dựng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trị giá 2 triệu USD, dự án tăng cường năng lực về khí hậu và thủy văn cho Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ với trị giá 3,9 triệu USD…
Các chuyên gia bày tỏ tin tưởng, với các giải pháp hiệu quả vừa ngăn chặn vừa thích ứng với BĐKH, vùng ĐBSCL sẽ có sức "đề kháng" tốt hơn trước những tổn thương mà BĐKH gây ra.
Những năm qua, nhiều nghiên cứu, khảo sát về ảnh hưởng của BĐKH đối với ĐBSCL đã được thực hiện với các kết quả đáng quan tâm đối với viễn cảnh của vùng đồng bằng này, dù rằng các kịch bản dự báo độ chắc chắn chưa cao.
Theo nghiên cứu do Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tại Diễn đàn, số đo từ các trạm quan trắc đặt suốt từ Bắc vào Nam và số liệu vệ tinh trong 50 năm qua cho thấy, trung bình mỗi năm nước biển dâng 3mm. Đó là 1 trong 2 biểu hiện của BĐKH, bên cạnh sự nóng lên toàn cầu.
Nghiên cứu này đưa ra kịch bản vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ 21, có thể dâng thêm 75 cm so với thời kỳ 1980-1999. Khi đó, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2-3 độ C. Theo kịch bản này, khu vực ĐBSCL có thể bị ngập 7.580 km2.
Trên góc độ khu vực, để củng cố thêm dấu hiệu của BĐKH đối với vùng đồng bằng rộng 4 triệu ha với 2,4 triệu ha đất nông nghiệp này, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra, từ năm 1951-2000, mỗi thập kỷ nhiệt độ khu vực Đông Nam Á tăng từ 0,1-0,3 độ C, mực nước biển tăng từ 1- 3 cm. Nếu không có các hành động khẩn cấp, nhiệt độ trung bình của Đông Nam Á có thể tăng 4,8 độ C, mực nước biển tăng 70cm vào năm 2100.
Cần sự hợp tác khu vựcCác chuyên gia trong nước và quốc tế đều nhất trí rằng, nếu chúng ta không sớm hành động quyết liệt thì sẽ khó khắc phục các tác động của BĐKH.
Theo ông Nguyễn Bỉnh Thìn, Chánh Văn phòng Thường trực, Phó Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp đang tiến hành quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng và miền Trung trong điều kiện BĐKH, xây dựng chương trình nâng cấp đê sông và đặc biệt, nghiên cứu giống lúa chịu mặn, chịu ngập.
Ông Nguyễn Xuân Hiền, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho rằng, giải pháp thích ứng BĐKH vẫn còn đang ở giai đoạn khởi đầu, chúng ta cần nhanh chóng đi vào giai đoạn thực thi. “Đây là lĩnh vực cần sự tham gia, đóng góp của mọi tầng lớp xã hội”, ông bày tỏ.
Không chỉ vậy, đối với vấn đề mang tính toàn cầu này, sự tham gia phải ở tầm khu vực và quốc tế. Hiện một “Sáng kiến thích ứng” (CCAI) giữa các nước lưu vực sông Mê Kông được đề xuất và sẽ triển khai trong ít nhất 15 năm. Ông Jeremy Bird, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông Viên Chăn, Lào cho biết, ở Việt Nam, tỉnh Kiên Giang được lựa chọn tham gia chương trình. Từ Sáng kiến CCAI, chúng ta có thể hiểu thêm về tác động của BĐKH đối với ĐBSCL từ góc độ tổng thể trên toàn khu vực sông Mê Kông. Tại diễn đàn, ông Jeremy Bird đưa ra một thông điệp thích ứng với BĐKH, đó là “Hiện tượng toàn cầu, cộng tác khu vực, hành động địa phương”.
Ông Juzhong Zhuang, Trợ lý kinh tế cao cấp của ADB cũng đồng tình và cho rằng hợp tác khu vực là phương thức giải quyết các vấn đề xuyên biên giới một cách hiệu quả. “Tài trợ quốc tế và chuyển giao công nghệ là yếu tố quan trọng cho sự thành công của các hành động thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH”, ông cho biết.
Đây cũng là mong muốn của ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương. Theo
ông Thanh, công nghệ “xanh” thân thiện với môi trường cần chi phí đầu tư lớn như công nghệ khai thác, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, địa nhiệt… Vì vậy cần được sự hỗ trợ hơn nữa về kỹ thuật, công nghệ từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các quốc gia phát triển theo tinh thần Công ước khung về BĐKH mà Việt Nam đã tham gia.
Hiện nay, có một số dự án quốc tế về thích ứng BĐKH đã và sẽ được triển khai tại Việt Nam như dự án lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các dự án đang được xây dựng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trị giá 2 triệu USD, dự án tăng cường năng lực về khí hậu và thủy văn cho Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ với trị giá 3,9 triệu USD…
Các chuyên gia bày tỏ tin tưởng, với các giải pháp hiệu quả vừa ngăn chặn vừa thích ứng với BĐKH, vùng ĐBSCL sẽ có sức "đề kháng" tốt hơn trước những tổn thương mà BĐKH gây ra.
Sông nước miền Tây
Diễn đàn biến đổi khí hậu (BĐKH) khu vực ĐBSCL: Sau hai ngày làm việc, chiều 13/11, Diễn đàn Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ I, do Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên&Môi trường đồng chủ trì tổ chức, đã bế mạc. Kết luận Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu bật bảy thách thức lớn cần quan tâm để ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH) của khu vực ĐBSCL.Đó là nguồn lực tài chính phân bổ cho thực hiện các kịch bản BĐKH và cho các địa phương lập kế hoạch thích ứng và phòng chống giảm nhẹ thiên tai cần nâng lên mức độ cấp bách và đảm bảo bền vững. Các cấp, các ngành khi lập kế hoạch phát triển cần phải có định hướng thích nghi với BĐKH. Các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn xây dựng đều phải được tính đến độ an toàn trước tác động của BĐKH. Quy trình quy hoạch và phát triển và phê duyệt dự án cần phải bao gồm việc xem xét yếu tố BĐKH. Các ngành, chính quyền địa phương ở ĐBSCL cần xây dựng kế hoạch thích nghi BĐKH và giảm nhẹ thiên tai gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần nâng cao năng lực và kỹ năng của các cơ quan, tổ chức trong việc thích nghi với BĐKH một cách sáng tạo, hiệu quả. Một thách thức có tính quyết định khác là tiếp tục và liên tục cập nhật nâng cao kiến thức về BĐKH cho mọi người dân và cán bộ lãnh đạo. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh phải làm cho cả cộng đồng thức tỉnh trước một thực tại mới rằng những điều kiện thiên nhiên ưu đãi mà ĐBSCL đã thụ hưởng trong thời gian qua đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi bất lợi kéo theo những hậu quả khó lường.
Theo dự báo những tác động bất lợi này sẽ còn gia tăng lên cùng với dự báo biển dâng và tăng tầng suất bão, lũ, xâm nhập mặn và thay đổi động thái của phù sa. BĐKH là mối đe dọa lớn nhất về kinh tế, xã hội, môi trường đối với ĐBSCL ngay hiện tại và trong tương lai gần. Khu vực này là một trong những điểm chú ý đặc biệt của thế giới về các mối đe dọa do tác động của BĐKH đối với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Một tổ chức nghiên cứu về môi trường của ĐBSCL vừa đưa ra nhận định nhấn mạnh sự mỏng manh dễ tổn thương của khu vực này Nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét thì khoảng 31% diện tích của khu vực ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng.Năng lượng và hạ tầng giao thông sẽ bị tàn phá đo ngập lụt, nhiễm mặn tăng cao, thay đổi nhiệt độ và thiếu hụt nguồn nước.
Diễn đàn kêu gọi cộng đồng chung tay ứng phó với BĐKH trong đó thông tin từ Diễn đàn cho biết, Chính Phủ đã phê duyệt chi 2.000 tỷ đồng và các tổ chức quốc tế cũng đã cam kết hỗ trợ 3,9 tỷ USD cho các hoạt động ứng phó, giảm nhẹ thiên tai do tác động của BĐKH. Nếu cả cộng đồng cùng chung tay ứng phó với BĐKH thì Việt Nam và cả khu vực ĐBSCL đang có nhiều cơ hội để khắc phục tốt những thách thức nêu trên.
Một tổ chức nghiên cứu về môi trường của ĐBSCL vừa đưa ra nhận định nhấn mạnh sự mỏng manh dễ tổn thương của khu vực này Nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét thì khoảng 31% diện tích của khu vực ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng.Năng lượng và hạ tầng giao thông sẽ bị tàn phá đo ngập lụt, nhiễm mặn tăng cao, thay đổi nhiệt độ và thiếu hụt nguồn nước.
Diễn đàn kêu gọi cộng đồng chung tay ứng phó với BĐKH trong đó thông tin từ Diễn đàn cho biết, Chính Phủ đã phê duyệt chi 2.000 tỷ đồng và các tổ chức quốc tế cũng đã cam kết hỗ trợ 3,9 tỷ USD cho các hoạt động ứng phó, giảm nhẹ thiên tai do tác động của BĐKH. Nếu cả cộng đồng cùng chung tay ứng phó với BĐKH thì Việt Nam và cả khu vực ĐBSCL đang có nhiều cơ hội để khắc phục tốt những thách thức nêu trên.
Bảo vệ vựa lúa ĐBSCL
TTCT - Tại Diễn đàn biến đổi khí hậu (BĐKH) khu vực ĐBSCL lần thứ nhất tổ chức tại TP Cần Thơ trong hai ngày 12 và 13-11, các nhà khoa học trong nước và quốc tế quả quyết nếu nước biển dâng thêm 1m sẽ có khoảng 12.300km2, tức 32% diện tích của ĐBSCL, chìm trong nước, trong đó có gần 10.000km2 đất sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.
Cuối thế kỷ 21 sẽ có 9/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL bị ngập. Trong đó tỉnh Bến Tre bị ngập nặng nhất với 50% diện tích, Long An 49,4%, Trà Vinh 45,7%, Sóc Trăng 43,7%, Vĩnh Long 39,7%, Bạc Liêu 38,9%, Tiền Giang 32,7%, Kiên Giang 28,2% và TP Cần Thơ 24,7%.
Giải pháp nào giảm thiểu hậu quả?
Ông Douglas J. Graham, điều phối viên môi trường Ngân hàng Thế giới tại VN, cho rằng VN cần phải hành động ngay để ứng phó với BĐKH. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng kêu gọi: “Thời gian không còn nhiều, chúng ta cần phải hành động ngay!”.
1. Nâng cao nhận thức: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu về nguy cơ, hậu quả của BĐKH và nước biển dâng. Khi đã hiểu rõ, người dân sẽ không hoang mang và tích cực tham gia thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ, của địa phương nhằm làm giảm nhẹ cũng như thích ứng với BĐKH.
2. Nâng cấp đê: Bộ NN&PTNT đang thực hiện các dự án nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL, quy hoạch chống ngập úng cho TP Cần Thơ, xây dựng chương trình nâng cấp đê sông, tổ chức nghiên cứu các giống lúa chịu mặn và ngập theo đề xuất của các chuyên gia quốc tế.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 4 triệu hecta, trong đó 2,4 triệu hecta là đất trồng lúa. Năm 2009 VN xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo, riêng ĐBSCL đóng góp tới 80%. Chính vì thế ĐBSCL đang nuôi sống hàng trăm triệu người trên thế giới. Hội đồng quốc tế của LHQ về biến đổi khí hậu đã kêu gọi sự chú ý đặc biệt của thế giới đến các mối đe dọa đối với ĐBSCL, vì đến năm 2050 sẽ có hơn 1 triệu dân ở đây bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu dưới dạng xâm lấn bờ biển, mất đất đai... |
4. Khôi phục rừng phòng hộ ven biển: TS Klaus Schmitt - cố vấn trưởng dự án Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển Sóc Trăng - cho rằng một trong những biện pháp ứng phó có hiệu quả với BĐKH là khôi phục rừng ngập mặn ven biển. Hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh ĐBSCL bị “biến mất” khá lớn. Điều này làm gia tăng mức độ thiệt hại khi nước biển dâng.
Ông quả quyết: “Chỉ cần đầu tư 1,1 triệu USD cho việc khôi phục rừng ngập mặn sẽ tiết kiệm được 7,3 triệu USD cho việc bảo quản đê. Ngoài ra nếu để 1ha rừng ngập mặn bị mất thì mỗi năm chúng ta sẽ mất thêm 1,08 tấn cá”. Đề xuất này được lãnh đạo các tỉnh ven biển ĐBSCL tán thành vì có thể làm ngay.
5. Nghiên cứu giống cây trồng chịu hạn, mặn: Muốn giữ được diện tích và sản lượng lương thực nhất thiết phải có giống chống chịu hạn, mặn tốt. Chính vì vậy đây được xem là nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu của các nhà khoa học nông nghiệp trong thời gian tới. Những vùng bị nhiễm mặn không sản xuất lúa được thì không nên “ép” vì năng suất sẽ rất thấp. Thay vào đó là nuôi - trồng những loài cây, con phù hợp. Để bù đắp sản lượng lúa bị giảm phải có những bộ giống năng suất cao gấp đôi, gấp ba lần hiện nay (hiện trung bình 3-6 tấn/ha/vụ).
6. Liên kết để ứng phó: Muốn ứng phó có hiệu quả với BĐKH và nước biển dâng cần có bàn tay điều hành thống nhất của Chính phủ (trong mối liên kết với các quốc gia trong khu vực), các địa phương cần làm theo sự điều hành đó một cách đồng bộ.
7. Kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế: Chính phủ VN đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước tích cực giúp đỡ bảo vệ vựa lúa ĐBSCL. Tại các diễn đàn BĐKH, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính phủ Đan Mạch, Chính phủ Úc và các tổ chức phi chính phủ đã cam kết tiếp tục hỗ trợ kinh phí cũng như cử chuyên gia sang giúp VN.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu bật bảy thách thức lớn cần quan tâm để ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH) của khu vực ĐBSCL:Đó là nguồn lực tài chính phân bổ cho thực hiện các kịch bản BĐKH và cho các địa phương lập kế hoạch thích ứng và phòng chống giảm nhẹ thiên tai cần nâng lên mức độ cấp bách và đảm bảo bền vững. Các cấp, các ngành khi lập kế hoạch phát triển cần phải có định hướng thích nghi với BĐKH. Các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn xây dựng đều phải được tính đến độ an toàn trước tác động của BĐKH. Quy trình quy hoạch và phát triển và phê duyệt dự án cần phải bao gồm việc xem xét yếu tố BĐKH. Các ngành, chính quyền địa phương ở ĐBSCL cần xây dựng kế hoạch thích nghi BĐKH và giảm nhẹ thiên tai gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần nâng cao năng lực và kỹ năng của các cơ quan, tổ chức trong việc thích nghi với BĐKH một cách sáng tạo, hiệu quả. Một thách thức có tính quyết định khác là tiếp tục và liên tục cập nhật nâng cao kiến thức về BĐKH cho mọi người dân và cán bộ lãnh đạo. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh phải làm cho cả cộng đồng thức tỉnh trước một thực tại mới rằng những điều kiện thiên nhiên ưu đãi mà ĐBSCL đã thụ hưởng trong thời gian qua đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi bất lợi kéo theo những hậu quả khó lường. Theo dự báo những tác động bất lợi này sẽ còn gia tăng lên cùng với dự báo biển dâng và tăng tầng suất bão, lũ, xâm nhập mặn và thay đổi động thái của phù sa. BĐKH là mối đe dọa lớn nhất về kinh tế, xã hội, môi trường đối với ĐBSCL ngay hiện tại và trong tương lai gần. Khu vực này là một trong những điểm chú ý đặc biệt của thế giới về các mối đe dọa do tác động của BĐKH đối với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Một tổ chức nghiên cứu về môi trường của ĐBSCL vừa đưa ra nhận định nhấn mạnh sự mỏng manh dễ tổn thương của khu vực này Nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét thì khoảng 31% diện tích của khu vực ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng. Diễn đàn kêu gọi cộng đồng chung tay ứng phó với BĐKH trong đó thông tin từ Diễn đàn cho biết, Chính Phủ đã phê duyệt chi 2.000 tỷ đồng và các tổ chức quốc tế cũng đã cam kết hỗ trợ 3,9 tỷ USD cho các hoạt động ứng phó, giảm nhẹ thiên tai do tác động của BĐKH
TP.HCM "chìm" trong sương mù
TTO - Sáng sớm nay 25-11, sương mù xuất hiện dày đặc tại TP.HCM khiến tầm nhìn bị hạn chế. Sương mù kéo dài đến đầu giờ chiều vẫn chưa giảm.
Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đây là dạng sương mù bình lưu, một hiện tượng thời tiết bình thường, và sẽ còn kéo dài 1-2 ngày.Cũng theo bà Lan, nguyên nhân do không khí lạnh lan xuống Nam bộ làm nhiệt độ ban đêm xuống thấp, trời se lạnh cộng với hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới khiến bầu trời nhiều mây mù, dẫn đến độ ẩm trong không khí tăng cao tạo ra lớp sương là đà.
* Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lúc 13g ngày 25-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 6,2 đến 7,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 đến 108,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 13g ngày 26-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 6,5 đến 7,5 độ Vĩ Bắc; 108,5 đến 109,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với đới gió Đông Bắc hoạt động mạnh nên vùng biển phía Tây Nam khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau và Cà Mau - Kiên Giang có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
Tại miền Bắc, đợt rét đậm, rét hại đã kết thúc.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết thời tiết các tỉnh Nam bộ chuyển xấu, có mưa rào và dông, đặc biệt các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có nơi mưa vừa đến mưa to.
Trong khi đó, theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, thời tiết các tỉnh khu vực miền Bắc đang ấm dần lên thì Nam bộ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh bởi không khí lạnh.
Cụ thể nhiệt độ thấp nhất trong hai ngày qua tại Phước Long (Bình Phước) duy trì 18,50C, các nơi khác của Đông Nam bộ xấp xỉ 200C. Khu vực Tây Nam bộ từ 21-230C.
Riêng tại TP.HCM nhiệt độ thấp nhất xuống 210C.
TP.HCM đối mặt triều cường cao 1,52m
TTO - Theo cảnh báo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP.HCM, từ ngày 1 đến 5-12 sẽ xuất hiện một đợt triều cường lớn, với đỉnh triều cao nhất có thể đạt 1,52m (vượt báo động III).
Vào buổi sáng, đỉnh triều cường xảy ra từ 4 - 7g, buổi chiều từ 16 - 20g. Theo dự báo, mực nước cao nhất tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) có khả năng ở mức 1,52m; tại Nhà Bè (kênh Đồng Điền) ở mức 1,50m.
Trong khi đó, bộ phận không khí lạnh tăng cường vẫn tiếp tục di chuyển xuống phía nam và ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đợt triều cường này kết hợp với gió mùa đông bắc mạnh nhiều khả năng sẽ làm dâng cao đỉnh triều đột biến trên các sông rạch ở hạ lưu thuộc khu vực thành phố.
Nhằm chủ động phòng, chống, ứng phó, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do triều cường, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão thành phố yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp ứng phó; kiểm tra, gia cố các đoạn bờ bao xung yếu ở Q.12, Thủ Đức, Gò Vấp, Củ Chi...
BBC: Nam Cực làm gia tăng mực nước biển
Theo một đánh giá lớn về thay đổi khí hậu tại Nam Cực, mực nước biển có khả năng sẽ tăng khoảng 1.4m trên toàn cầu vào năm 2100 khi băng tan ra.
Đánh giá của Ủy ban khoa học nghiên cứu Nam cực, SCAR, nói rằng nước biển ấm lên đang kích thích băng tan nhanh tại phía tây của Nam cực.Tuy nhiên, báo cáo nói việc mất ozone làm khu vực lạnh đi, ngăn Nam cực khỏi tình trạng trái đất nóng lên.
Nhiệt độ gia tăng tại bán đảo Nam cực khiến cho sự sống trở nên thích hợp đối với các loài xâm nhập cả dưới biển và trên cạn.
Báo cáo có tên Thay đổi khí hậu Nam cực và Môi trường được viết ra với sự đóng góp của 100 khoa học gia hàng đầu thuộc nhiều ngành và được 200 khoa học gia khác đánh giá thêm.
Giám đốc điều hành của SCAR, tiến sĩ Colin Summerhayes, nói báo cáo đưa ra một bức tranh “khiếp đảm về thảm họa toàn cầu mà chúng ta sẽ phải đối mặt”.
Ông nói: “Nhiệt độ không khí đang tăng, nhiệt độ đại dương đang tăng, mức nước biển đang tăng và mặt trời có vẻ hầu như chẳng có mấy ảnh hưởng tới những gì chúng ta đang chứng kiến.”
Báo cáo của SCAR được đưa ra vào dịp tròn 50 năm ngày Hiệp ước Nam cực - là thỏa thuận quốc tế quy định về việc sử dụng lãnh thổ này - được đưa ra để ký, và tròn một tuần trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen.
Tăng cao
Cách đây hai năm, Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng khoảng 28-43cm vào cuối thế kỷ này.
Đưa ra báo cáo SCAR, trưởng nhóm biên tập John Turner từ Khảo sát Nam cực của Anh cho biết những quan sát từ thực địa đã thay đổi bức tranh, đặc biệt tại các khu vực phía tây của Nam cực.
Ông nói: “Nước biển ấm lên đang tác động đến các cạnh của tây Nam cực, làm gia tăng băng tan đổ vào đại dương.”
Ông nói vào cuối thế kỷ này, bề mặt Nam cực sẽ mất đi một lượng băng đủ để nâng cao mực nước biển trên toàn cầu lên “hàng chục centimet”.
Điều chỉnh
Theo báo cáo, bán đảo Nam cực đã ấm lên khoảng 3 độ C trong vòng 50 năm qua - là mức tăng nhanh nhất tại bất cứ nơi đâu ở nam bán cầu.
Tuy nhiên, phần còn lại của châu lục này vẫn chưa bị tác động bởi xu hướng nhiệt độ gia tăng trên toàn cầu.
Thay vào đó, một phần lớn châu lục, là đông Nam cực, có vẻ lại lạnh đi, mang lại sự gia tăng 10% về khối lượng băng kể từ năm 1980.
Báo cáo ủng hộ lý thuyết cho rằng có sự biến đổi khác với xu hướng toàn cầu này là do mất đi tầng ozone.
Giáo sư Turner nói: “Chúng ta trước đây thường có một tầng ozone lớn, và khi tầng này mất đi, chúng ta chứng kiến nhiệt độ giảm đi.”
“Nam cực đã tránh được tác động của tình trạng trái đất ấm lên.”
Tuy nhiên, báo cáo kết luận rằng hiện tượng này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Lỗ hổng ở tầng ozone dự kiến sẽ tự điều chỉnh trong khoảng 50 năm nữa, khi Nghị định thư Montreal giờ đây đã cắt giảm các chất gây phá hủy tầng ozone.Richard Black(BBC)
ThienNhien.Net - Với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi", cuộc Hội thảo Á - Âu về các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 04-05/11/2009. Hội thảo do Việt Nam và Hungari đồng tổ chức, với sự góp mặt của 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học đến từ các nước thành viên Á - Âu (ASEM), các tổ chức quốc tế và đại diện các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu...Đây là hoạt động nhằm triển khai các sáng kiến về chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi do Việt Nam, Hungari và Đan Mạch đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEM 7 (tháng 10/2008 tại Bắc Kinh), Hội thảo này đã trở thành diễn đàn cho các nước trong ASEM cùng tham gia trao đổi và chia sẻ thông tin về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường, sức khỏe và những giải pháp trong hợp tác sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng.Hai nội dung chính được các đại biểu quan tâm thảo luận là: Đánh giá tình hình, nguy cơ biến đổi khi hậu và các bệnh mới nổi; những đáp ứng của các quốc gia về biến đổi khí hậu và các bệnh mới nổi.Tại Hội thảo, Giáo sư Anthony J. McMichael - chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới đã đề cập tới "Tính dễ bị tổn thương" và "sự thích nghi" đối với biến đổi khí hậu trong tham luận "Biến đổi khí hậu và sức khỏe, rủi ro và ứng phó: Khả năng dễ bị tổn thương và sự thích nghi". Còn TS Jae KyangSo - Giám đốc toàn cầu Chương trình Nước và Vệ sinh (Ngân hàng thế giới Wasshington) lại đưa ra những biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu như hỗ trợ nguồn lực cho người nghèo, mô hình xử lý nước thải, xây dựng dịch vụ thích ứng trong tham luận " Ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu".Ngoài ra, những vấn đề về Biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi ở Việt Nam, biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh truyền nhiễm do vi-rút mới nổi, giám sát tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cũng được đề cập tới trong Hội thảo.Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Nguyễn Thái Lai đã khẳng định, biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và quy mô; tác động nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, đời sống và các lĩnh vực kinh tế - xã hội như nông nghiệp, tài nguyên nước, quản lý vùng ven biển, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người."Biến đổi khí hậu với biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đặc biệt với Việt Nam, quốc gia được đánh giá là một trong 5 nước đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu”, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh.Hiện nay ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đã đe dọa đến cuộc sống, sức khỏe của hàng chục triệu người dân, đặc biệt những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt, tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe có thể là các tác động trực tiếp thông qua những thay đổi của mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh, làm nảy sinh những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể con người."Ở Việt Nam, các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng đã và đang diễn ra khá phức tạp và đa dạng. Tuy đã có một số kết quả nghiên cứu về vấn đề này, song cũng chỉ mới ở mức độ ban đầu, cần được tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa những chuyên gia về khí hậu, môi trường, y tế trong và ngoài nước. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2008/QĐ- TTg ngày 02/12/2008 là cơ sở quan trọng để xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam trong thời gian tới"- Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cho biết.Theo Ông Falus Ferenc, Cục trưởng Cục Y tế quốc gia Hungary, một trong những vấn đề quan trọng nhất là cần đầu tư hệ thống y tế đủ mạnh để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hungary đã xây dựng một khung chiến lược trong lĩnh vực này nhằm tạo ra một mạng lưới y tế thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt ưu tiên xác định các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng cường hệ thống cứu hộ y tế, chăm sóc và phục hồi chức năng. "Chúng tôi rất chú trọng đến nâng cao nhận thức cho các chính trị gia, các chuyên gia, các nhóm dễ bị tổn thương - những đối tượng có ảnh hưởng lớn đến chính sách y tế liên quan đến biến đổi khí hậu", ông Falus Ferenc nói.Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - ThS. Lê Công Thành cũng đã có tham luận trình bày về "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam" với kinh phí thực hiện lên tới 1,965 tỉ đồng, trong đó nhấn mạnh những nhiệm vụ và giải pháp như xây dựng các chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực..Thay đổi khí hậu có thể đẩy hơn một triệu loài tới nguy cơ diệt vong
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sáu vùng, chiếm khoảng 20% diện tích đất liền và tính toán sự phân bố trong tương lai của 1.103 loài động thực vật. Có ba mức thay đổi được tính đến - thay đổi nhỏ, thay đổi ở mức trung bình và thay đổi lớn – dựa trên khả năng một số loài có thể phát tán, di chuyển thành công tới một vùng khác, nhờ đó hạn chế được ảnh hưởng và đã giảm được sự tuyệt chủng. Nghiên cứu đã sử dụng những mô hình toán học với sự trợ giúp của máy tính để mô phỏng những cách mà các loài có khả năng di chuyển phản ứng lại với những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết. Đây là hợp tác lớn nhất của các nhà khoa học về vấn đề này.
Lee Hannah – Trung tâm Khoa học ứng dụng đa dạng sinh học (CABS) thuộc Conservation International (CI) nhận xét: “Nghiên cứu này làm sáng tỏ một điều là thay đổi khí hậu là yếu tố quan trọng nhất đe dọa sự tuyệt chủng trong thế kỷ này. Tác động tổng hợp của việc giảm đi các ổ sinh thái (đã được xem là một nhân tố quan trọng nhất đe dọa tới các loài) và những thay đổi khí hậu làm giảm khả năng di chuyển và sống sót của các loài.”
Những dự báo về một số loài có thể tuyệt chủng dựa trên những thay đổi khí hậu từ nay đến 2050 không có nghĩa là những loài này sẽ bị tiêu diệt lúc đó.
Nghiên cứu đã dự đoán rằng, tối thiểu sẽ có khoảng 18% (con số trung bình khi sử dụng các mô hình tính toán khác nhau) bị tuyệt chủng với viễn cảnh về thay đổi khí hậu cho đến 2050, khoảng 24% nếu có những thay đổi lớn hơn và 34% nếu có những thay đổi lớn. Như vậy, 15 – 20% các loài sinh vật trên cạn phải được bảo vệ khỏi tuyệt chủng với những thay đổi rất nhỏ về khí hậu.
Chris Thomas – Đại học Tổng hợp Leeds cho biết: “Bằng các dự đoán ngoại suy với các nhóm động thực vật trên cạn khác, những phân tích của chúng tôi cho thấy rằng hàng triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như là hậu quả của thay đổi khí hậu”.
Sự thay dao động nhỏ về khí hậu có thể ảnh hưởng tới khả năng tồn tại trong ổ sinh thái ban đầu của một loài. Nhiệt độ tăng nhẹ có thể tác động tới sự di chuyển một loài về những nơi mát mẻ hơn. Nếu các ổ sinh thái của chúng bị phá hủy hoàn toàn, các loài này sẽ chẳng còn nơi ẩn náu. Theo Hannah, nghiên cứu này cần phải chia thành hai phần:
“Trước tiên, phải giảm nhanh các khí nhà kính và chuyển qua sử dụng các công nghệ mới, sạch hơn có thể giúp bảo vệ vô số các loài.Thứ hai, chúng ta phải tìm các giải pháp để có thể xác định những thay đổi khí hậu sẽ tác động tới toàn bộ hệ sinh thái như thế nào, qua đó sẽ chuẩn bị những phương án khẩn cấp để bảo tồn chúng.
Trong nghiên cứu này, CABS đã hợp tác với Viện thực vật Quốc gia Nam Phi để tính toán hơn 300 loài thực vật ở mũi Cape. Ở vùng này, 30 đến 40% các loài trong họ Proteaceae có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn như là hậu quả của việc thay đổi khí hậu từ nay tới 2050. Proteaceaelà họ thực vật có hoa bao gồm South Africa’s national flower, the King protea cũng như the daystar và the pincushions.
Vùng Cape được xem như là một trong 25 “điểm nóng về đa dạng sinh học” với số lượng lớn các loài đặc hữu và đang bị đe dọa.
Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng một độ F trong thế kỷ trước, và trái đất đang ấm dần lên trong hai thập kỷ qua. Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong thời gian gần đây có nguyên nhân từ các hoạt động của con người làm biến đổi thành phần của khí quyển bằng việc thải ra các khí nhà kính như: carbon dioxide, methane và nitrous oxide đã giữ lại nhiệt phản xạ từ trái đất. Trung tâm đa dạng sinh học Mỹ đã xuất bản một cuốn sách trong đó thống kê 350 loài bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.
Trong danh sách này có loài gấu Bắc cực đang phải đối mặt với mất dần môi trường sống vì băng tan. |
Môi trường sống của loài moóc Thái Bình Dương cũng bị thu hẹp lại vì nước biển dâng cao. Mỹ đang nghiên cứu đưa loài động vật này vào Đạo luật bảo vệ loài có nguy cơ bị đe dọa. |
Loài cú đốm Mexico cũng bị đe dọa sự sống vì rừng ngày càng bị chặt phá và cháy nhiều hơn. |
Rái cá biển cũng nằm trong danh sách này. Nồng độ axit trong nước biển tăng ao khiến loài rái cá biển khó sinh sống. |
Sự sinh sản rùa đực hay rùa cái bị ảnh hưởng bởi lớp cát ngày càng nóng lên. |
Rất nhiều môi trường sống ở đại dương đang bị đe dọa. Cá hồi Đại Tây Dương giảm số lượng đáng kể trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu. |
San hô cũng nằm trong danh sách các loài có nguy cơ bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu và con người trong vòng 30 năm qua. Biến đổi khí hậu, dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi Khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo tổn thất GDP lên tới 10%, cùng với đó là hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi bùng phát. Đây là những đánh giá mới nhất được đưa ra tại hội thảo “Á - Âu chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi”, được tổ chức ngày 4 và 5-11 tại Hà Nội. Đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới chỉ rõ, sự biến đổi khí hậu trong những thập niên gần đây rõ ràng có ảnh hưởng nặng nề nhất tới sức khỏe con người với sự bùng phát nhiều bệnh truyền nhiễm. WHO ước khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp đều có liên quan đến biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người nghèo và cận nghèo. Hậu quả rõ rệt nhất ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là sự hình thành và phát triển một số “vectơ” truyền bệnh dao động qua các năm, với nguy cơ bùng phát rất cao, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa như: tả, thương hàn, tiêu chảy cấp, với hàng chục ngàn người mắc bệnh mỗi năm. Đặc biệt, gần đây đã xuất hiện nhiều loại bệnh mới gây tử vong cao như: SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1. Không chỉ có vậy, các dịch bệnh cũ như sốt xuất huyết, sốt rét cũng gia tăng mạnh số người mắc. Nếu như năm 2000, cả nước chỉ có khoảng hơn 30.000 ca SXH thì tới cuối năm 2009 đã có gần 80.000 người bị SXH. Tuy nhiên đáng lo ngại hơn, sự biến đổi của khí hậu đang ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh thái, gây ra các yếu tố có thể làm tràn lan nhiều bệnh mới (bệnh zoonotic). Ông Lokman Hakim bin Sulaiman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, Viện Nghiên cứu y học Bộ Y tế Malaysia cho biết, trong số 1.400 loài sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho con người, có 61% là bệnh zoonotic. |
No comments:
Post a Comment