Những Điều Cần Biết khi động đất
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại một tòa nhà đổ vì động đất tại tỉnh Thanh Hải vào ngày 14/4. Ảnh: AFP. |
12/1: Một cơn địa chất có cường độ 7,3 độ Richter san phẳng phần lớn thủ đô Port-au-Prince của Haiti và các khu vực lân cận. Đây là trận động đất khủng khiếp nhất trong gần hai thế kỷ tại quốc gia vùng Caribbe.
Thảm họa này giết chết khoảng 270.000 người và gây ảnh hưởng trực tiếp tới 1,5 triệu người khác. Hơn 500.000 người rời khỏi thủ đô. Tổng thiệt hại về vật chất vào khoảng 7 tỷ USD, tương đương hơn 120% tổng sản phẩm quốc nội của Haiti.
27/2: Siêu động đất có cường độ 8,8 độ Richter và sóng thần phá hủy đường sá và nhiều thành phố ở miền trung, miền nam Chile. Đây là cơn địa chấn lớn nhất kể từ năm 1950 trong lịch sử Chile. Thảm họa cướp mạng sống của khoảng 500 người và gây nên thiệt hại vật chất vào khoảng 30 tỷ USD.
28/2: Một dư chấn có cường độ 6,2 độ Richter xảy ra ở miền trung Chile đúng một ngày sau trận siêu động đất hôm 27/2.
5/3: Vùng Biobio của Chile rung chuyển bởi một cơn địa chấn có cường độ 6,6 độ Richter. Đây là một dư chấn của trận siêu động đất ngày 27/2. Trong khoảng 12 giờ trước đó các nhà khoa học thống kê được 7 dư chấn có cường độ trên 5 độ Richter.
6/3: Trận động đất 7,1 độ Richter tấn công khu vực phía tây nam đảo Sumatra, Indonesia. Tâm chấn của nó nằm ở độ sâu 20 km.
8/3: Ít nhất 38 người chết và hàng chục người bị thương bởi cơn địa chấn 6 độ Richter tại tỉnh Elazig ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ.
11/3: Ba dư chấn, trong đó dư chấn đầu tiên có cường độ 7,2 độ Richter, lần lượt xuất hiện trong vòng 25 phút vào ngày tân tổng thống Chile nhậm chức. Các dịch vụ điện thoại di động ngừng hoạt động, còn dịch vụ điện thoại cố định gián đoạn bởi động đất. Tuy nhiên, những cơn dư chấn không gây nên thiệt hại về người.
14/3: Trận động đất 6,6 độ Richter làm rung chuyển khu vực đông bắc Nhật Bản, tạo nên những con sóng lớn ở các khu vực Miyagi, Tochigi, Iwate, Aomori và Akita. Người dân trong phần lớn tòa nhà ở thủ đô Tokyo cũng cảm nhận được động đất.
Cũng trong ngày hôm đó, một cơn địa chấn 7 độ Richter xảy ra ở nhiều khu vực phía đông Indonesia, nhưng không gây thiệt hại về người.
15/3: Bờ biển thành phố Concepcion, Chile rung chuyển bởi dư chấn có cường độ 6,7 độ Richter ngay trước nửa đêm. Cơn địa chấn khiến cả thành phố mất điện vì nhiều hệ thống truyền tải điện bị phá hủy. Đây là một trong số hơn 200 dư chấn kể từ sau trận động đất khủng khiếp ngày 27/2 tại quốc gia Nam Mỹ này.
25/3: Một trận động đất 6,2 độ Richter làm rung chuyển thủ đô Manila của Philippines.
26-28/3: Chile tiếp tục rung chuyển bởi hai dư chấn liên tiếp, có cường độ 6,2 và 6,1 độ Richter.
11/4: Bang Baja California rung chuyển bởi trận động đất có cường độ 7,2 độ Richter. Ít nhất một người ở thành phố Mexicali – thủ phủ bang Baja California – thiệt mạng.Trận động đất tại Trung Quốc ngày 14/4/2010 chỉ là một trong số hàng chục cơn địa chấn mạnh xảy ra từ đầu năm tới nay.
Có lẽ sẽ không quá thừa khi nhắc lại "Những Điều Cần Biết khi động đất" ngay sau khi Los Angeles vừa trải qua một động đất(5.4 độ Ritchter, epicenter ở Chino Hills, đã làm rung chuyển miền Nam California vào lúc 11g42 phút sáng hôm qua, 29.7.2008). Sau vụ động đất ở Tứ Xuyên, TQ thì California cũng chuẩn bị đối phó với một trận động đất tương tự mà người Hoa vẫn bị ám ảnh.
Động đất thường xảy ra ở khoảng thời gian rất ngắn được tính bằng giây cho nên khi xảy ra:
- Không nên chạy ra khỏi nhà, nhất là những nhà cao tầng vì không đủ thì giờ chạy ra khỏi vị trí tòa nhà.
- Hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người bị thiệt mạng.
- Nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường.v.v... để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo.
- Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện, ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao.v.v để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người.
- Sau động đất, cần kiểm tra gas, điện, nước... trong nhà xem có trục trặc gì không? Coi chừng hậu chấn, lập tức xem tin tức qua TV.
- Khi lái xe cần tấp vào lề đường, đừng cố vượt qua cầu ví có thể cầu bị sập, nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất, gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần.
Với các quốc gia tân tiến như Mỹ có niều kiến trúc cao tầng, đường sá chằng chịt, dân số đông, xe cộ tấp nập và nhà cửa được xây cất nhiều loại vật liệu khác nhau cho nên việc phòng động đất rất cần thiết và phải được thực tập một vài lần để mọi người làm quen với sự việc. Động đất đã cướp đi nhiều sinh mạng và tài sản ở tứ Xuyên,TQ vào đầu năm nay và nhiều nơi khác cho nên chúng ta nên chuẩn bị để có thể hạn chế được phần nào thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất.
Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng:
1-Phải hiểu rõ nơi an toàn trong nhà
2-Chuẩn bị nước uống (mỗi ngày cho một đầu người từ 2- 3 lít nước)
3-Chuẩn bị túi balô hay túi cấp cứu bỏ những vật dụng cần thiết vào để ở nơi nào mà cả nhà đều biết như: Đèn pin, nước, lương thực, Radio xách tay, bản copy giấy tờ tùy thân, giấy trương mục ngân hàng, bật lửa, đèn cầy... Ngoài Verizon, hình như ít có cell phone nào có thể liên lạc dưới tầng hầm và khi động đất thường bị mất sóng.
4- Họp cấp cứu ( nếu có bệnh như tim mạch, tiểu đường... thì phải bỏ thuốc điều trị thường dùng mỗi ngày)
5- Mũ bảo vệ, khăn tay, áo quần lót, bao tay
6- Tấm Bạt & mền phòng chống lạnh, không thấm nước, dây thừng.
7- Dùng bản lề để gắn những giá cụ vào tường để tránh bị ngã; nhất là TV treo tường.
8- Dán giấy kiếng lên kính tủ hay cửa để phòng việc thủy tinh vỡ
9- Ghi rõ số điện thoại các nơi cứu cấp, khẩn cấp và những người biết nói ngôn ngữ của mình
10- Phải biết nơi đến lánh nạn hay bệnh viện ở gần nhà và đường đi đến đó.
Đây chỉ là những điều hướng dẫn thông thường, nếu chúng ta thực hiện được thì giúp chúng ta rất nhiều trong trường hợp khẩn cấp. Nếu ở địa phương chúng ta có những cuộc thực tập tránh nạn để chuẩn bị trước thì chúng ta nên tham dự và học hỏi thêm nhiều điều lợi ích để chuẩn bị cho những cơn địa chấn lớn, những trận hỏa hoạn hay bất kỳ thảm họa nào. Ở Nhật Bản, chính phủ thường tổ chức những buổi thực tập cho học sinh. Nhà trường thường dùng loa phóng thanh hay còi hụ để cảnh báo có động đất, radio hat TV cũng có tín hiệu đặc biệt. Khi nghe báo động, việc đầu tiên học sinh cần làm là lập tức cài lấy nón an toàn (đã xếp sẵn phía sau bàn học ở nhiều trường) rồi lần lượt di tản ra ngoài.Quan trọng nhất là dạy cho các em đừng bị hoảng hốt. Luôn chuẩn bị túi cấp cứu cho các em một số vật dụng cần thiết như đã nêu trên.Động đất là một thảm họa ghê gớm của nhân loại cho nên chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng và một số vật dụng cần thiết để phòng chống thì tốt hơn. Trận động đất thảm khốc Hanshin Ăaji của Nhật đã tàn phá vùng Kobe là một bài học để cảnh báo người dân Nhật trong nhiều năm qua và sau đó chính phủ đã đặc biệt quan tâm phòng lập nhiều đội cấp cứu trên toàn quốc. Ở Hoa Kỳ thì việc huấn luyện cho học sinh và người dân phòng chống động đất chưa được rộng rãi lắm.Tóm lại, động đất là một thảm họa mà con người không thể nào chống đỡ lại được mặc dù hiên nay nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu những kỹ thuật mới cho việc xây cất nhà cửa, cao ốc, đường sá.v.v ở mức độ có thể an toàn, nhưng với những chấn động có độ rung lớn thì chưa đạt được điều an toàn mong muốn. Tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị những điều kiện và vật dụng tối thiểu để phòng đỡ cho chính chúng ta và gia đình khi có động đất xảy ra, đó là điều quan trọng cần phải làm hôm nay để giảm thiểu mọi thiệt hại. Are you ready?
*California: Nếu động dất lớn điều gì sẽ xẩy ra ?
Trận Ðộng Ðất Lớn (The ‘Big One’) như người ta vẫn thường dùng để nói về một trận động đất có sức tàn phá lớn lao có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở California, đã được các khoa học gia mường tượng trong một bản báo cáo chi tiết, lần đầu tiên được đưa ra.Khởi đầu là đường nứt San Andreas (San Andreas Fault) nằm về phía Bắc biên giới Mexico, sẽ bị xé rách toang. Trong vòng hai phút sau đó, Los Angeles và khu ngoại ô chung quanh sẽ rung chuyển như ở trong một tô đựng thạch. Sự rung chuyển từ chấn động mức 7.8 sẽ kéo dài trong khoảng 3 phút - 15 lần lâu hơn thời gian của cuộc động đất ở thành phố Northridge năm 1994.Các đường ống nước và ống cống sẽ bắt đầu nứt. Sau đó là mất điện. Một số các đường xa lộ chính sẽ bị nứt gẫy. Một số tòa cao ốc có sườn thép cùng các kiến trúc cũ hơn bằng gạch và xi măng đổ sụp.Các bệnh viện đầy chật bệnh nhân với khoảng 50,000 người bị thương vì cả vùng Nam California đối đầu với tổn thất ở tầm mức ngang với các cuộc tấn công của khủng bố ngày 11 Tháng Chín năm 2001 và bão Katrina: thiệt hại 200 triệu Mỹ kim cho nền kinh tế, và 1,800 người thiệt mạng.Chỉ có khoảng 700 người trong số này chết vì nhà sập. Nhiều người khác chết trong khoảng 1,600 đám cháy khắp vùng-quá nhiều khiến cho lực lượng cứu hỏa không thể nào đáp ứng cùng lúc.Một toán gồm khoảng 300 khoa học gia, viên chức chính quyền, nhân viên cứu nạn và giới chức tư nhân đã cùng làm việc với nhau trong hơn một năm để đưa ra một tình hình giả tưởng nhưng dựa trên những chi tiết thực tế để có thể dùng vào việc chuẩn bị phương thức đối phó, kể cả một cuộc thực tập toàn tiểu bang vào cuối năm nay.Ðược phổ biến bởi Cơ Quan Ðo Ðạc Ðịa Chất Hoa Kỳ (USGS) và Cơ Quan Ðo Ðạc Ðịa Chất California (CGS), bản báo cáo này được công bố ngày Thứ Năm 22 Tháng Năm tại Washington, D.C.Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây không phải là một sự tiên đoán, nhưng viễn ảnh có một cuộc động đất lớn ở California trong vài thập niên tới đây là một điều rất thật.Hồi tháng qua, cơ quan USGS báo cáo rằng tiểu bang Vàng (Golden State) này có xác suất 46% là sẽ xảy ra một vụ động đất cỡ 7.5 Richter hoặc lớn hơn trong vòng 30 năm tới, và trận động đất đó nhiều phần sẽ xảy ra ở Nam California. Như trận động đất Northridge, ở Nam California, đã làm thiệt mạng 72 người và gây thiệt hại lên tới 25 tỉ Mỹ kim, dù ở tầm mức nhỏ hơn nhiều, là 6.7 Richter mà thôi.“Chúng ta không thể nào cứ tiếp tục đưa kế hoạch chuẩn bị cho một vụ động đất kiểu Northridge nữa,” theo lời nhà địa chấn học của USGS, bà Lucy Jones. “Các nghiên cứu cho thấy đó không là trường hợp tệ hại nhất mà chúng ta sẽ phải đối phó.”Nhà địa chất vật lý Kenneth Hudnut của USGS nói thêm rằng các khoa học gia muốn đưa ra một bản tường thuật có tính cách hiện thực và không muốn có hình thức khoa học giả tưởng như bộ phim chiếu trên truyền hình năm 2004 mang tên “10.5” về một trận động đất khủng khiếp hủy diệt vùng bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.“Chúng tôi không muốn đánh mất sự xác thực,” ông Hudnut cho hay. “Chúng tôi không muốn biến đây thành một trường hợp tệ hại nhất, nhưng là một trường hợp có những hậu quả lớn.”Các con số trên được đưa ra dựa theo giả thuyết rằng tiểu bang không có hành động nào để tu bổ các tòa nhà yếu ớt hay thay đổi các kế hoạch đối phó với thiên tai. Con số dự trù về tổn thất nhân mạng thấp hơn rất nhiều so với cuộc động đất 7.9 mới đây ở vùng Tây Trung Quốc, một phần vì California có những điều kiện khắt khe hơn về luật lệ xây cất và các chương trình tu bổ đường sá cầu cống.Sự hình dung ra cuộc động đất này được đặt trên ảnh hưởng của đường nứt San Andreas Fault, ranh giới dài 800 dặm nơi các địa tầng Thái Bình Dương và Bắc Mỹ giao nhau. Ðường nứt này đã là nguồn gây ra những vụ động đất lớn nhất trong lịch sử tiểu bang, kể cả vụ động đất mức 7.8 ở San Francisco khiến thành phố này thành bình địa và làm thiệt mạng 3,000 người vào năm 1906.Khi mường tượng về vụ “Big One” sắp tới, các nhà khoa học chú trọng vào một đoạn của đường San Andreas nơi có tập trung nhiều năng lực và dễ bung ra nhất. Ða số đều đồng ý rằng đó là phần ở phía Nam, vốn chưa hề bung ra từ năm 1690 đến nay, khi gây ra động đất ở mức vào khoảng 7.7 Richter.Các khoa học gia chọn các con số cho cuộc động đất và cho vào máy điện toán để tính ra là đất sẽ rung chuyển như thế nào. Các kỹ sư sau đó tính ảnh hưởng của chấn động trên xa lộ, nhà cửa, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác. Các chuyên gia về thiệt hại sẽ dùng các dữ kiện này để tính số tổn thất nhân mạng và vật chất.Cuộc động đất có thể xảy ra như thế nào?Ðường nứt San Andreas đột nhiên chuyển động vào ngày 13 Tháng Mười Một năm 2008, vào buổi sáng sau giờ đi làm. Ðịa chấn bắt đầu từ phía Bắc của biên giới Hoa Kỳ-Mexico gần biển Salton và đường nứt bung ra trong khoảng 200 dặm (320 cây số) theo hướng Tây Bắc, chấm dứt ở thành phố Palmdale trong vùng sa mạc, nằm cách trung tâm thành phố Los Angeles chừng 40 dặm về phía Bắc.Các nhà khoa học chọn viễn cảnh này vì sẽ gây ra sự rung chuyển rất mạnh ở vùng lòng chảo Los Angeles và các quận lân cận, khu vực với gần 22 triệu người sinh sống.Dưới đây là những nét chính của viễn cảnh nói trên:10 giờ sáng: Ðường San Andreas Fault nứt ra, tạo chấn động lan rộng ở mức 2 dặm một giây.30 giây sau đó: khu vực nông nghiệp Coachella Valley chấn động trước tiên. Các tòa nhà cũ sụp đổ. Có các đám cháy. Nhiều đoạn trên xa lộ liên bang số 10, một trong những xa lộ chính của liên bang chạy theo hướng Ðông-Tây, bắt đầu bị đứt thành từng khúc.1 phút sau đó: Xa lộ liên bang số 15, một xa lộ chính chạy hướng Bắc-Nam bị cắt lìa ở nhiều đoạn. Ðường hỏa xa bị cắt, xe lửa trật đường rầy. Ðịa chấn cảm thấy ở quận Riverside và San Bernadino nằm ở phía Ðông Los Angeles.1 phút 30 giây sau đó: Chấn động tiến về phía lòng chảo Los Angeles, gây chuyển động mạnh mẽ trong 55 giây đồng hồ.2 phút sau đó: Ðộng đất chấm dứt ở gần Palmdale nhưng chấn động tiếp tục di chuyển lên hướng Bắc về phía thành phố Santa Barbara ở bờ biển và vào vùng thung lũng Central Valley, đến thành phố Bakersfield.30 phút sau đó: Các nhân viên cấp cứu bắt đầu tản ra khắp vùng. Một hậu chấn khoảng 7.0 Richter xảy ra nhưng ảnh hưởng khu vực phía Nam về hướng Mexico. Một số hậu chấn lớn khác xảy ra trong những ngày và tháng kế đó.Các đám cháy lớn tiếp theo cuộc động đất sẽ gây phần lớn thiệt hại trong vụ này, theo lời Keith Porter tại đại học University of Colorado, Boulder, người nghiên cứu các thiệt hại vật chất cho viễn cảnh động đất này.
* Nam California đang đối diện một trận động đất có sức phá hủy vô cùng lớn
Các nhà khoa học cho biết một trận động đất lớn tại vùng Nam California sẽ xảy ra, đó chỉ là vấn đề thời gian. Sau khi ngủ yên hơn 300 năm, vùng đất phía Nam nơi chấm dứt của lằn nứt San Andreas Fault e rằng sẽ bị một trận động đất lớn theo các nhà khoa học. Và hậu quả của trận động đất sẽ có sức phá hủy vô cùng lớn. Theo Lucy Jones, một nhà địa chấn học trong bản thăm dò của U.S. Geological Survey cho biết "một trận động đất lớn sẽ giết chết hàng ngàn người và làm mất hàng tỉ đô la."
Bà Jones là một nhà khoa học kỳ cựu trong Southern San Andreas Earthquake Scenario, đó là một nhóm khoa học gia chuyên nghiên cứu về khả năng động đất của vùng Nam California được biết dưới tên the Coachella Valley.
"Qui mô của thảm họa này có thể sánh ngang với thảm họa bão Katrina", bà Jones cho biết. Các dữ liệu lịch sử cho thấy thời gian trung bình giữa hai lần động đất là từ 150 đến 200 năm.
Tuy vậy trận động đất cuối cùng ghi nhận được là cách đây khá lâu vào năm 1680. Các nhà khoa học cũng không thể giải thích tại sao lần nghỉ này dài đến như vậy.
Nhưng ông Tom Fumal một nhà nghiên cứu địa chất cho biết cho dù không có động đất lớn trong thời gian dài nhưng thực tế rồi cũng sẽ có một lần. Trận động đất năm 1680 gây tác hại nhỏ khi nó xảy ra ở khu vực không có dân cư - khu Palm Springs.
Nhưng bây giờ mọi chuyện đã thay đổi, một trận động đất 7.8 độ sẽ đánh vào khu Salton Sea trong khu Coachella Valley, tọa lạc ở phía đông San Diego và Los Angeles, theo lời của bà Jones. Hình: Khu Coachella Valley chụp năm 2006
Bà cho biết thêm trận động đất hướng về phía bắc độ 200 dặm(320 cây số), trận động đất dự đoán sẽ làm sụp các tòa cao ốc, làm hư hỏng đường sá và đường rầy xe lửa, làm rừng bốc cháy, và làm đất bị trượt đi.
Sẽ có một vùng rộng lớn tại Nam California nằm kế cận vết nứt, bà Jones nói sẽ có nhiều người bị rủi ro hơn các trận bão. Tại khu vực Coachella Valley thì tổn thất càng lớn.
Không ai có thể tiên đoán chính xác khi nào động đất xảy ra hay làm bất kỳ chuyện gì để tránh khỏi cho nên chuyện cần làm là chuẩn bị trước cho chuyện này là cách phòng vệ tốt nhất.
Bà Jones nói, "chúng tôi muốn rằng việc chuẩn bị trước trong trường hợp khẩn cấp sẽ trở thành một phần của vùng Nam California.” Động đất là chuyện không thể tránh được, nhưng thảm họa thì lại có thể.
Tâm chấn nằm cách đông bắc thành phố lớn thứ hai Chile, Concepcion, 115km.
Một căn hộ chung cư ở bị xẻ làm đôi ở Concepcion.
Theo nhà khoa học này, một trận động đất mạnh 8,0 độ richter sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng mạnh hơn trận động đất 7,0 độ richter 33 lần. Còn một trận động đất 9 độ richter sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng mạnh gấp 33 nhân 33 lần trận động đất 7 độ richter.
Tổng thống Rene Preval nói hiện chưa thể thống kê được con số chính xác, nhưng ông tin rằng hàng chục nghìn người đã chết.
Trong khi đó, sức tàn phá khủng khiếp của trận động đất khiến các quan chức Haiti dự đoán số người thiệt mạng thậm chí còn cao hơn. Thượng nghị sĩ hàng đầu Youri Latortue nói với báo giới rằng con số này có thể là 500.000 người, dù ông biết chưa ai nói được chính xác là bao nhiêu.
“Tòa nhà quốc hội đổ sụp. Trường học đổ, bệnh viện đổ. Có nhiều trường học và có nhiều người bị vùi lấp trong đó”, Tổng thống Preval nói.
Liên Hợp Quốc hôm qua cũng lập tức tuyên bố chi 10 triệu USD từ quỹ đối phó khẩn cấp để hỗ trợ Haiti.
Nhiều nước đã cam kết cung cấp viện trợ khẩn cấp để giúp Haiti vượt qua khó khăn.
Hai máy bay của Mỹ đã tới Haiti với 72 nhân viên cứu hộ và hàng chục tấn thiết bị, hàng hóa cứu trợ. Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng viện trợ nhân đạo cho Haiti. Ngoại trưởng Mỹ Hillary phát biểu tại Hawaii sau đó cho biết viện trợ của Chính phủ Mỹ sẽ được chuyển tới Haiti qua hai kênh quân sự và dân sự.
Ngân hàng Phát triển châu Mỹ đặt trụ sở tại Washington cho biết sẽ viện trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Haiti dùng để cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men và nơi lánh nạn tạm thời cho nhân dân vùng bị thiên tai.
Nước Pháp trong ngày hôm qua cũng huy động hai máy bay chở nhân viên cứu hộ và hàng hóa tới Haiti.
Liên minh châu Âu khởi động cơ chế đối phó với khủng hoảng, trong khi nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Anh cũng thông báo đưa lực lượng cứu hộ và hàng hóa tới trợ giúp.
Các nước láng giềng của Haiti đã có phản ứng nhanh chóng. Sáng sớm hôm qua, khoảng 50 nhân viên cứu hộ Venezuela và nhiều tấn hàng đã có mặt tại Haiti. Trong khi đó, Tổng thống Brasil Lula da Silva đề nghị giúp đỡ Haiti nhưng ông cũng bầy tỏ lo ngại cho tính mạng của 1.200 binh sĩ Brasil thuộc lực lượng gìn giữ ổn định của Liên Hợp Quốc đang có mặt tại Haiti bởi vì trụ sở của lực luợng này cũng bị đổ nát.
Chính phủ Dominica, nước láng giềng của Haiti, tối 12/1 đã lập tức cho một chuyên cơ của Không quân chở 20 nhân viên cứu hộ và thiết bị liên quan tới Haiti.
http://earthquake.usgs.gov/earthquakes/recenteqsww/
Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm.
Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.
Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể ghi nhận được theo thứ tự đi đến trạm thu như sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh.
Động đất thường xảy ra ở khoảng thời gian rất ngắn được tính bằng giây cho nên khi xảy ra:
- Không nên chạy ra khỏi nhà, nhất là những nhà cao tầng vì không đủ thì giờ chạy ra khỏi vị trí tòa nhà.
- Hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người bị thiệt mạng.
- Nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường.v.v... để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo.
- Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện, ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao.v.v để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người.
- Sau động đất, cần kiểm tra gas, điện, nước... trong nhà xem có trục trặc gì không? Coi chừng hậu chấn, lập tức xem tin tức qua TV.
- Khi lái xe cần tấp vào lề đường, đừng cố vượt qua cầu ví có thể cầu bị sập, nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất, gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần.
Với các quốc gia tân tiến như Mỹ có niều kiến trúc cao tầng, đường sá chằng chịt, dân số đông, xe cộ tấp nập và nhà cửa được xây cất nhiều loại vật liệu khác nhau cho nên việc phòng động đất rất cần thiết và phải được thực tập một vài lần để mọi người làm quen với sự việc. Động đất đã cướp đi nhiều sinh mạng và tài sản ở tứ Xuyên,TQ vào đầu năm nay và nhiều nơi khác cho nên chúng ta nên chuẩn bị để có thể hạn chế được phần nào thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất.
Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng:
1-Phải hiểu rõ nơi an toàn trong nhà
2-Chuẩn bị nước uống (mỗi ngày cho một đầu người từ 2- 3 lít nước)
3-Chuẩn bị túi balô hay túi cấp cứu bỏ những vật dụng cần thiết vào để ở nơi nào mà cả nhà đều biết như: Đèn pin, nước, lương thực, Radio xách tay, bản copy giấy tờ tùy thân, giấy trương mục ngân hàng, bật lửa, đèn cầy... Ngoài Verizon, hình như ít có cell phone nào có thể liên lạc dưới tầng hầm và khi động đất thường bị mất sóng.
4- Họp cấp cứu ( nếu có bệnh như tim mạch, tiểu đường... thì phải bỏ thuốc điều trị thường dùng mỗi ngày)
5- Mũ bảo vệ, khăn tay, áo quần lót, bao tay
6- Tấm Bạt & mền phòng chống lạnh, không thấm nước, dây thừng.
7- Dùng bản lề để gắn những giá cụ vào tường để tránh bị ngã; nhất là TV treo tường.
8- Dán giấy kiếng lên kính tủ hay cửa để phòng việc thủy tinh vỡ
9- Ghi rõ số điện thoại các nơi cứu cấp, khẩn cấp và những người biết nói ngôn ngữ của mình
10- Phải biết nơi đến lánh nạn hay bệnh viện ở gần nhà và đường đi đến đó.
Đây chỉ là những điều hướng dẫn thông thường, nếu chúng ta thực hiện được thì giúp chúng ta rất nhiều trong trường hợp khẩn cấp. Nếu ở địa phương chúng ta có những cuộc thực tập tránh nạn để chuẩn bị trước thì chúng ta nên tham dự và học hỏi thêm nhiều điều lợi ích để chuẩn bị cho những cơn địa chấn lớn, những trận hỏa hoạn hay bất kỳ thảm họa nào. Ở Nhật Bản, chính phủ thường tổ chức những buổi thực tập cho học sinh. Nhà trường thường dùng loa phóng thanh hay còi hụ để cảnh báo có động đất, radio hat TV cũng có tín hiệu đặc biệt. Khi nghe báo động, việc đầu tiên học sinh cần làm là lập tức cài lấy nón an toàn (đã xếp sẵn phía sau bàn học ở nhiều trường) rồi lần lượt di tản ra ngoài.Quan trọng nhất là dạy cho các em đừng bị hoảng hốt. Luôn chuẩn bị túi cấp cứu cho các em một số vật dụng cần thiết như đã nêu trên.Động đất là một thảm họa ghê gớm của nhân loại cho nên chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng và một số vật dụng cần thiết để phòng chống thì tốt hơn. Trận động đất thảm khốc Hanshin Ăaji của Nhật đã tàn phá vùng Kobe là một bài học để cảnh báo người dân Nhật trong nhiều năm qua và sau đó chính phủ đã đặc biệt quan tâm phòng lập nhiều đội cấp cứu trên toàn quốc. Ở Hoa Kỳ thì việc huấn luyện cho học sinh và người dân phòng chống động đất chưa được rộng rãi lắm.Tóm lại, động đất là một thảm họa mà con người không thể nào chống đỡ lại được mặc dù hiên nay nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu những kỹ thuật mới cho việc xây cất nhà cửa, cao ốc, đường sá.v.v ở mức độ có thể an toàn, nhưng với những chấn động có độ rung lớn thì chưa đạt được điều an toàn mong muốn. Tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị những điều kiện và vật dụng tối thiểu để phòng đỡ cho chính chúng ta và gia đình khi có động đất xảy ra, đó là điều quan trọng cần phải làm hôm nay để giảm thiểu mọi thiệt hại. Are you ready?
*California: Nếu động dất lớn điều gì sẽ xẩy ra ?
Trận Ðộng Ðất Lớn (The ‘Big One’) như người ta vẫn thường dùng để nói về một trận động đất có sức tàn phá lớn lao có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở California, đã được các khoa học gia mường tượng trong một bản báo cáo chi tiết, lần đầu tiên được đưa ra.Khởi đầu là đường nứt San Andreas (San Andreas Fault) nằm về phía Bắc biên giới Mexico, sẽ bị xé rách toang. Trong vòng hai phút sau đó, Los Angeles và khu ngoại ô chung quanh sẽ rung chuyển như ở trong một tô đựng thạch. Sự rung chuyển từ chấn động mức 7.8 sẽ kéo dài trong khoảng 3 phút - 15 lần lâu hơn thời gian của cuộc động đất ở thành phố Northridge năm 1994.Các đường ống nước và ống cống sẽ bắt đầu nứt. Sau đó là mất điện. Một số các đường xa lộ chính sẽ bị nứt gẫy. Một số tòa cao ốc có sườn thép cùng các kiến trúc cũ hơn bằng gạch và xi măng đổ sụp.Các bệnh viện đầy chật bệnh nhân với khoảng 50,000 người bị thương vì cả vùng Nam California đối đầu với tổn thất ở tầm mức ngang với các cuộc tấn công của khủng bố ngày 11 Tháng Chín năm 2001 và bão Katrina: thiệt hại 200 triệu Mỹ kim cho nền kinh tế, và 1,800 người thiệt mạng.Chỉ có khoảng 700 người trong số này chết vì nhà sập. Nhiều người khác chết trong khoảng 1,600 đám cháy khắp vùng-quá nhiều khiến cho lực lượng cứu hỏa không thể nào đáp ứng cùng lúc.Một toán gồm khoảng 300 khoa học gia, viên chức chính quyền, nhân viên cứu nạn và giới chức tư nhân đã cùng làm việc với nhau trong hơn một năm để đưa ra một tình hình giả tưởng nhưng dựa trên những chi tiết thực tế để có thể dùng vào việc chuẩn bị phương thức đối phó, kể cả một cuộc thực tập toàn tiểu bang vào cuối năm nay.Ðược phổ biến bởi Cơ Quan Ðo Ðạc Ðịa Chất Hoa Kỳ (USGS) và Cơ Quan Ðo Ðạc Ðịa Chất California (CGS), bản báo cáo này được công bố ngày Thứ Năm 22 Tháng Năm tại Washington, D.C.Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng đây không phải là một sự tiên đoán, nhưng viễn ảnh có một cuộc động đất lớn ở California trong vài thập niên tới đây là một điều rất thật.Hồi tháng qua, cơ quan USGS báo cáo rằng tiểu bang Vàng (Golden State) này có xác suất 46% là sẽ xảy ra một vụ động đất cỡ 7.5 Richter hoặc lớn hơn trong vòng 30 năm tới, và trận động đất đó nhiều phần sẽ xảy ra ở Nam California. Như trận động đất Northridge, ở Nam California, đã làm thiệt mạng 72 người và gây thiệt hại lên tới 25 tỉ Mỹ kim, dù ở tầm mức nhỏ hơn nhiều, là 6.7 Richter mà thôi.“Chúng ta không thể nào cứ tiếp tục đưa kế hoạch chuẩn bị cho một vụ động đất kiểu Northridge nữa,” theo lời nhà địa chấn học của USGS, bà Lucy Jones. “Các nghiên cứu cho thấy đó không là trường hợp tệ hại nhất mà chúng ta sẽ phải đối phó.”Nhà địa chất vật lý Kenneth Hudnut của USGS nói thêm rằng các khoa học gia muốn đưa ra một bản tường thuật có tính cách hiện thực và không muốn có hình thức khoa học giả tưởng như bộ phim chiếu trên truyền hình năm 2004 mang tên “10.5” về một trận động đất khủng khiếp hủy diệt vùng bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.“Chúng tôi không muốn đánh mất sự xác thực,” ông Hudnut cho hay. “Chúng tôi không muốn biến đây thành một trường hợp tệ hại nhất, nhưng là một trường hợp có những hậu quả lớn.”Các con số trên được đưa ra dựa theo giả thuyết rằng tiểu bang không có hành động nào để tu bổ các tòa nhà yếu ớt hay thay đổi các kế hoạch đối phó với thiên tai. Con số dự trù về tổn thất nhân mạng thấp hơn rất nhiều so với cuộc động đất 7.9 mới đây ở vùng Tây Trung Quốc, một phần vì California có những điều kiện khắt khe hơn về luật lệ xây cất và các chương trình tu bổ đường sá cầu cống.Sự hình dung ra cuộc động đất này được đặt trên ảnh hưởng của đường nứt San Andreas Fault, ranh giới dài 800 dặm nơi các địa tầng Thái Bình Dương và Bắc Mỹ giao nhau. Ðường nứt này đã là nguồn gây ra những vụ động đất lớn nhất trong lịch sử tiểu bang, kể cả vụ động đất mức 7.8 ở San Francisco khiến thành phố này thành bình địa và làm thiệt mạng 3,000 người vào năm 1906.Khi mường tượng về vụ “Big One” sắp tới, các nhà khoa học chú trọng vào một đoạn của đường San Andreas nơi có tập trung nhiều năng lực và dễ bung ra nhất. Ða số đều đồng ý rằng đó là phần ở phía Nam, vốn chưa hề bung ra từ năm 1690 đến nay, khi gây ra động đất ở mức vào khoảng 7.7 Richter.Các khoa học gia chọn các con số cho cuộc động đất và cho vào máy điện toán để tính ra là đất sẽ rung chuyển như thế nào. Các kỹ sư sau đó tính ảnh hưởng của chấn động trên xa lộ, nhà cửa, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác. Các chuyên gia về thiệt hại sẽ dùng các dữ kiện này để tính số tổn thất nhân mạng và vật chất.Cuộc động đất có thể xảy ra như thế nào?Ðường nứt San Andreas đột nhiên chuyển động vào ngày 13 Tháng Mười Một năm 2008, vào buổi sáng sau giờ đi làm. Ðịa chấn bắt đầu từ phía Bắc của biên giới Hoa Kỳ-Mexico gần biển Salton và đường nứt bung ra trong khoảng 200 dặm (320 cây số) theo hướng Tây Bắc, chấm dứt ở thành phố Palmdale trong vùng sa mạc, nằm cách trung tâm thành phố Los Angeles chừng 40 dặm về phía Bắc.Các nhà khoa học chọn viễn cảnh này vì sẽ gây ra sự rung chuyển rất mạnh ở vùng lòng chảo Los Angeles và các quận lân cận, khu vực với gần 22 triệu người sinh sống.Dưới đây là những nét chính của viễn cảnh nói trên:10 giờ sáng: Ðường San Andreas Fault nứt ra, tạo chấn động lan rộng ở mức 2 dặm một giây.30 giây sau đó: khu vực nông nghiệp Coachella Valley chấn động trước tiên. Các tòa nhà cũ sụp đổ. Có các đám cháy. Nhiều đoạn trên xa lộ liên bang số 10, một trong những xa lộ chính của liên bang chạy theo hướng Ðông-Tây, bắt đầu bị đứt thành từng khúc.1 phút sau đó: Xa lộ liên bang số 15, một xa lộ chính chạy hướng Bắc-Nam bị cắt lìa ở nhiều đoạn. Ðường hỏa xa bị cắt, xe lửa trật đường rầy. Ðịa chấn cảm thấy ở quận Riverside và San Bernadino nằm ở phía Ðông Los Angeles.1 phút 30 giây sau đó: Chấn động tiến về phía lòng chảo Los Angeles, gây chuyển động mạnh mẽ trong 55 giây đồng hồ.2 phút sau đó: Ðộng đất chấm dứt ở gần Palmdale nhưng chấn động tiếp tục di chuyển lên hướng Bắc về phía thành phố Santa Barbara ở bờ biển và vào vùng thung lũng Central Valley, đến thành phố Bakersfield.30 phút sau đó: Các nhân viên cấp cứu bắt đầu tản ra khắp vùng. Một hậu chấn khoảng 7.0 Richter xảy ra nhưng ảnh hưởng khu vực phía Nam về hướng Mexico. Một số hậu chấn lớn khác xảy ra trong những ngày và tháng kế đó.Các đám cháy lớn tiếp theo cuộc động đất sẽ gây phần lớn thiệt hại trong vụ này, theo lời Keith Porter tại đại học University of Colorado, Boulder, người nghiên cứu các thiệt hại vật chất cho viễn cảnh động đất này.
* Nam California đang đối diện một trận động đất có sức phá hủy vô cùng lớn
Các nhà khoa học cho biết một trận động đất lớn tại vùng Nam California sẽ xảy ra, đó chỉ là vấn đề thời gian. Sau khi ngủ yên hơn 300 năm, vùng đất phía Nam nơi chấm dứt của lằn nứt San Andreas Fault e rằng sẽ bị một trận động đất lớn theo các nhà khoa học. Và hậu quả của trận động đất sẽ có sức phá hủy vô cùng lớn. Theo Lucy Jones, một nhà địa chấn học trong bản thăm dò của U.S. Geological Survey cho biết "một trận động đất lớn sẽ giết chết hàng ngàn người và làm mất hàng tỉ đô la."
Bà Jones là một nhà khoa học kỳ cựu trong Southern San Andreas Earthquake Scenario, đó là một nhóm khoa học gia chuyên nghiên cứu về khả năng động đất của vùng Nam California được biết dưới tên the Coachella Valley.
"Qui mô của thảm họa này có thể sánh ngang với thảm họa bão Katrina", bà Jones cho biết. Các dữ liệu lịch sử cho thấy thời gian trung bình giữa hai lần động đất là từ 150 đến 200 năm.
Tuy vậy trận động đất cuối cùng ghi nhận được là cách đây khá lâu vào năm 1680. Các nhà khoa học cũng không thể giải thích tại sao lần nghỉ này dài đến như vậy.
Nhưng ông Tom Fumal một nhà nghiên cứu địa chất cho biết cho dù không có động đất lớn trong thời gian dài nhưng thực tế rồi cũng sẽ có một lần. Trận động đất năm 1680 gây tác hại nhỏ khi nó xảy ra ở khu vực không có dân cư - khu Palm Springs.
Nhưng bây giờ mọi chuyện đã thay đổi, một trận động đất 7.8 độ sẽ đánh vào khu Salton Sea trong khu Coachella Valley, tọa lạc ở phía đông San Diego và Los Angeles, theo lời của bà Jones. Hình: Khu Coachella Valley chụp năm 2006
Bà cho biết thêm trận động đất hướng về phía bắc độ 200 dặm(320 cây số), trận động đất dự đoán sẽ làm sụp các tòa cao ốc, làm hư hỏng đường sá và đường rầy xe lửa, làm rừng bốc cháy, và làm đất bị trượt đi.
Sẽ có một vùng rộng lớn tại Nam California nằm kế cận vết nứt, bà Jones nói sẽ có nhiều người bị rủi ro hơn các trận bão. Tại khu vực Coachella Valley thì tổn thất càng lớn.
Không ai có thể tiên đoán chính xác khi nào động đất xảy ra hay làm bất kỳ chuyện gì để tránh khỏi cho nên chuyện cần làm là chuẩn bị trước cho chuyện này là cách phòng vệ tốt nhất.
Bà Jones nói, "chúng tôi muốn rằng việc chuẩn bị trước trong trường hợp khẩn cấp sẽ trở thành một phần của vùng Nam California.” Động đất là chuyện không thể tránh được, nhưng thảm họa thì lại có thể.
Sau đây là 10 cơn địa chấn tồi tệ nhất, do Time liệt kê.
1556, Thiểm Tây, Trung Quốc
Trận động đất tồi tệ nhất mọi thời đại có lẽ là trận được nói đến ít nhất, bởi nó xảy ra gần 450 năm trước. Xảy ra tại trung tâm tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, cơn địa chấn mạnh 8 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 830.000 người. Cơ sở hạ tầng thời đó không đủ để chống chọi lại sức mạnh dữ dội của trận động đất, đồng thời các vụ sạt lở đất cũng gia tăng số người thiệt mạng. Tổng cộng, một khu vực rộng hơn 800 km vuông bị quét sạch.
1976, Đường Sơn, Trung Quốc
Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử cũng xảy ra tại Trung Quốc, lần này là ở tỉnh Đường Sơn, vào năm 1976. Đây được coi là trận động đất kép bởi cơn dư chấn xảy ra 16 tiếng sau cơn rung chuyển đầu tiên cũng mạnh 7,8 độ Richter. Số người thiệt mạng ước tính lên tới 250.000.
2004: Ấn Độ Dương
Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter làm rung chuyển đáy biển Ấn Độ Dương, tạo ra sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử. Cơn động đất mạnh nhất trong 40 năm đã tạo ra một cơn sóng thần khủng khiếp, với những con sóng khổng lồ cao 15 m, tràn vào bờ biển của 11 nước. Hàng trăm người bị lôi ra biển trong khi những người khác chết chìm trong các ngôi nhà của mình. Con số thiệt mạng chính thức được báo cáo là gần 227.900 người.
1920, Haiyuan, Trung Quốc
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter năm 1920 tại Haiyuan, Ninh Hạ, Trung Quốc khiến các con sông đổi dòng chảy và một loạt núi sụp đổ. Sự tàn phá xảy ra đồng loạt trên 7 tỉnh Trung Quốc. Ước tính 200.000 người thiệt mạng trong thảm họa này.
1923, Kanto, Nhật Bản
Đúng trưa ngày 1/9/1923, một trận động đất mạnh 7,9 Richter làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tokyo-Yokohama. Rung chấn khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m. Nhưng hậu quả của nó còn kéo dài trong nhiều ngày, một loạt trận hỏa hoạn diễn ra sau vụ động đất khiến 90% các tòa nhà của Yokohama bị hư hỏng nặng, khoảng 2/5 thành phố Tokyo bị phá hủy, một nửa dân số bị mất nhà cửa. Gần 143.000 người chết.
1948, Turkmenistan
Chỉ trong vòng vài phút, một trận động đất mạnh 7,3 Richter đã biến thành phố Ashgabat thành một đống đổ nát. Hàng nghìn bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác từ Matxcơva và các thành phố khác được huy động tới để cứu trợ người dân Turkmenistan. Bất chấp nỗ lực của họ, 110.000 người mất mạng.
2008: Tứ Xuyên, Trung Quốc
Hơn 87.000 người đã chết trong trận động đất kinh hoàng năm 2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa mạnh 7,9 độ Richter làm rung chuyển toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên, phá hủy hàng triệu công trình, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Gần 10.000 trẻ em chết trong các trường học bị sụp đổ, dẫn tới một cuộc điều tra bất thường của chính phủ cho thấy khoảng 20% các trường tiểu học ở nước này được xây trong tình trạng không an toàn.
2005, Kashmir, Pakistan
Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan - càng thêm thảm hại khi một trận động đất dữ dội xảy ra vào ngày 8/10/2005. Với cường độ 7,6 độ Richter, cơn địa chấn giết chết 79.000 người và khiến hàng triệu dân mất nhà cửa. Vùng núi xa xôi hiểm trở càng khiến cho công tác cứu hộ thêm khó khăn.
1908, Messina, Italy
Trận động đất xảy ra ở dải Messina ngăn cách Sicily và Calabria vào ngày 28/12/1908 được xác định mạnh 7,5 độ Richter. Nó kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m càn quét bờ biển Italy. Hơn 80.000 người chết và hàng chục thị trấn bị phá hủy. Các cư dân tại Messina phải đến định cư tại các thành phố khác ở Italy.
1970, Chimbote, Peru
Trận động đất xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru hôm 31/5/1970 mạnh 7,9 độ Richter và có tâm chấn nằm cách đó 24 km nhưng vẫn cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến hơn 800.000 dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó. Sự rung chuyển còn cảm nhận được tại Lima - cách đó 640 km.
Những nước bị đe dọa bởi động đất & sóng thần:
Los Angeles & California: Các trận động đất đã từng tàn phá một vài nơi ở Los Angeles trong quá khứ. Vào năm 1994, một trận động đất với cường độ 6,7 độ richter đã đánh sập toàn bộ khu Northridge của Los Angeles, phá hủy toàn bộ đường đi bộ, hơn 70 người bị thiệt mạng và gây thiệt hại khoảng 20 tỉ USD.
Nhưng theo các nhà khoa học trong tương lai những trận động đất còn gây thiệt hại hơn nữa tại Los Angeles . Theo các quan trắc địa lý thì cứ mỗi 150 năm, Los Angeles lại bị động đất một lần. Thành phố Los Angeles nằm dọc theo vùng cực nam của vết đứt gãy San Andreas, cũng nơi đây vào năm 1857 từng chứng kiến một trận động đất dữ dội với tâm chấn đo được là 7,9 độ richter.
Mặc dù trong vòng 15 năm qua, thành phố Los Angeles đã xây dựng khá nhiều tòa nhà và cơ quan y tế khang trang và vĩ đại, thậm chí tốt hơn các thành phố khác trên đất Mỹ. Một trận động đất với mức độ tàn phá lớn có thể sẽ xảy ra tại thành phố này trong tương lai.
Tokyo - Nhật Bản
Nhật có diện tích khu vực tương đương với diện tích của California (Mỹ), Nhật Bản có kiến tạo đĩa địa chất không ổn định. Quốc gia gồm 4 hòn đảo lớn này luôn phải đối mặt với nhiều trận động đất với các cường độ tàn phá khác nhau.
Dân số của Nhật Bản lại lớn hơn bang California gần 4,5 lần, và phần lớn dân cư Nhật Bản lại sống đông đúc tại các thành phố. Điều đó vô hình trung tạo nên nỗi ám ảnh đáng quan ngại về khả năng "chết chùm", nếu xảy ra động đất, không nhiều thành phố có mật độ dân số đông khủng khiếp như thủ đô Tokyo: 13 triệu người.
Vào năm 1923, thủ đô Tokyo từng chịu một trận động đất kinh hoàng: 150.000 người bị thiệt mạng. Mặc dù Nhật Bản đã xây dựng khá nhiều các công trình cơ sở hạ tầng, kiên cố và cả những tòa nhà có mức độ chống động đất rất cao, nhưng các nhà địa chất học vẫn lo lắng về một trận động đất lớn hơn trực tiếp đe dọa Tokyo và những thiệt hại nhân mạng và tài sản có lẽ cao hơn con số 1.000 tỉ USD.
Tehran - Iran
Toàn bộ đất nước Iran nằm lọt thỏm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng động đất, và trong quá khứ quốc gia Hồi giáo này từng chịu nhiều trận động đất khủng khiếp, điển hình là trận động đất vào năm 2003, với dư chấn động đất lên tới 6,8 độ richter, cả thành phố cổ đại Bam bị hủy hoại và làm thiệt mạng hơn 30.000 người.
Hiện tại các nhà địa chất học chính thức tuyên bố rằng trong tương lai, Tehran sẽ lại bị ảnh hưởng bởi một trận động đất rất lớn , ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 7 triệu người dân đang sinh sống.
Không giống như các tòa nhà chống động đất hiện đang được xây dựng tại các đô thị gặp nguy hiểm động đất như San Francisco (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản), các tòa nhà tọa lạc tại thủ đô Tehran thường được xây dựng khá lỏng lẻo, và nhiều cư dân Tehran hiện đang sinh sống trong nhiều ngôi nhà không được xây dựng bằng sắt thép kiên cố, và cũng bởi vậy mà họ dễ là nạn nhân đầu tiên một khi nhà bị sập khi có dư chấn động đất.
Bộ Y tế Iran ước tính rằng trong tương lai sẽ có một trận động đất với dư chấn khoảng 7 độ Richter, làm sập hơn 90% các bệnh viện tại Tehran. Chính quyền Tehran hiện đang có kế hoạch dời thủ đô đến địa điểm khác, an toàn hơn.
Tây Bắc Thái Bình Dương
Những trận mưa như trút nước từng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các cư dân vùng Cascadia, nơi có diện tích xấp xỉ bằng bang Oregon (Mỹ). Các cư dân ở bang California sống gần bên Cascadia đang nơm nớp lo âu bị vạ lây bởi một trận động đất phát sinh từ ông hàng xóm này.
Được biết, Cascadia nằm trên nóc của một trong những vết đứt gãy chính, nhưng động đất không thường xuyên xảy ra ở đây. Một trong những trận động đất khủng khiếp đã từng xảy ra ở Cascadia vào năm 1700, với cường độ lên tới 9,2 độ richter làm hủy hoại toàn diện địa phương này. Các chuyên gia địa chất dự báo rằng cứ mỗi 500 năm, Cascadia lại hứng chịu một trận động đất. Tuy nhiên, các thành phố nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương như Seattle và Vancouver sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn là thành phố San Francisco và Los Angeles, vì vậy một khi động đất xảy ra, vùng Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ là nơi bị nạn trước tiên.
Indonesia
Đảo quốc này được mệnh danh là "Vòng lửa Thái Bình Dương", nơi tập hợp một vòng bán nguyệt các đĩa đứt gãy và các miệng núi lửa nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ New Zealand đến Chile. Là quốc gia chịu nhiều nguy hại động đất nhất trên hành tinh, "Vòng lửa Thái Bình Dương" luôn phải đối mặt với vô số trận động đất, các vụ phun trào núi lửa và các cơn sóng thần, bao gồm cả cơn sóng thần trên biển Ấn Độ Dương vào năm 2004 đã tiêu diệt 230.000 người, hầu hết là cư dân thuộc khu vực Đông Nam Á.
Trong thảm họa sóng thần này, vùng duyên hải phía bắc của hòn đảo Sumatra thuộc Indonesia bị thiệt hại nặng nề với gần 1.000 người bị thiệt mạng.
Các nhà địa chất học nhấn mạnh rằng trong tương lai, Indonesia sẽ đối mặt với nhiều thảm họa thiên nhiên có mức độ tàn phá lớn hơn rất nhiều.
Nhưng theo các nhà khoa học trong tương lai những trận động đất còn gây thiệt hại hơn nữa tại Los Angeles . Theo các quan trắc địa lý thì cứ mỗi 150 năm, Los Angeles lại bị động đất một lần. Thành phố Los Angeles nằm dọc theo vùng cực nam của vết đứt gãy San Andreas, cũng nơi đây vào năm 1857 từng chứng kiến một trận động đất dữ dội với tâm chấn đo được là 7,9 độ richter.
Mặc dù trong vòng 15 năm qua, thành phố Los Angeles đã xây dựng khá nhiều tòa nhà và cơ quan y tế khang trang và vĩ đại, thậm chí tốt hơn các thành phố khác trên đất Mỹ. Một trận động đất với mức độ tàn phá lớn có thể sẽ xảy ra tại thành phố này trong tương lai.
Tokyo - Nhật Bản
Nhật có diện tích khu vực tương đương với diện tích của California (Mỹ), Nhật Bản có kiến tạo đĩa địa chất không ổn định. Quốc gia gồm 4 hòn đảo lớn này luôn phải đối mặt với nhiều trận động đất với các cường độ tàn phá khác nhau.
Dân số của Nhật Bản lại lớn hơn bang California gần 4,5 lần, và phần lớn dân cư Nhật Bản lại sống đông đúc tại các thành phố. Điều đó vô hình trung tạo nên nỗi ám ảnh đáng quan ngại về khả năng "chết chùm", nếu xảy ra động đất, không nhiều thành phố có mật độ dân số đông khủng khiếp như thủ đô Tokyo: 13 triệu người.
Vào năm 1923, thủ đô Tokyo từng chịu một trận động đất kinh hoàng: 150.000 người bị thiệt mạng. Mặc dù Nhật Bản đã xây dựng khá nhiều các công trình cơ sở hạ tầng, kiên cố và cả những tòa nhà có mức độ chống động đất rất cao, nhưng các nhà địa chất học vẫn lo lắng về một trận động đất lớn hơn trực tiếp đe dọa Tokyo và những thiệt hại nhân mạng và tài sản có lẽ cao hơn con số 1.000 tỉ USD.
Tehran - Iran
Toàn bộ đất nước Iran nằm lọt thỏm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng động đất, và trong quá khứ quốc gia Hồi giáo này từng chịu nhiều trận động đất khủng khiếp, điển hình là trận động đất vào năm 2003, với dư chấn động đất lên tới 6,8 độ richter, cả thành phố cổ đại Bam bị hủy hoại và làm thiệt mạng hơn 30.000 người.
Hiện tại các nhà địa chất học chính thức tuyên bố rằng trong tương lai, Tehran sẽ lại bị ảnh hưởng bởi một trận động đất rất lớn , ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 7 triệu người dân đang sinh sống.
Không giống như các tòa nhà chống động đất hiện đang được xây dựng tại các đô thị gặp nguy hiểm động đất như San Francisco (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản), các tòa nhà tọa lạc tại thủ đô Tehran thường được xây dựng khá lỏng lẻo, và nhiều cư dân Tehran hiện đang sinh sống trong nhiều ngôi nhà không được xây dựng bằng sắt thép kiên cố, và cũng bởi vậy mà họ dễ là nạn nhân đầu tiên một khi nhà bị sập khi có dư chấn động đất.
Bộ Y tế Iran ước tính rằng trong tương lai sẽ có một trận động đất với dư chấn khoảng 7 độ Richter, làm sập hơn 90% các bệnh viện tại Tehran. Chính quyền Tehran hiện đang có kế hoạch dời thủ đô đến địa điểm khác, an toàn hơn.
Tây Bắc Thái Bình Dương
Những trận mưa như trút nước từng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các cư dân vùng Cascadia, nơi có diện tích xấp xỉ bằng bang Oregon (Mỹ). Các cư dân ở bang California sống gần bên Cascadia đang nơm nớp lo âu bị vạ lây bởi một trận động đất phát sinh từ ông hàng xóm này.
Được biết, Cascadia nằm trên nóc của một trong những vết đứt gãy chính, nhưng động đất không thường xuyên xảy ra ở đây. Một trong những trận động đất khủng khiếp đã từng xảy ra ở Cascadia vào năm 1700, với cường độ lên tới 9,2 độ richter làm hủy hoại toàn diện địa phương này. Các chuyên gia địa chất dự báo rằng cứ mỗi 500 năm, Cascadia lại hứng chịu một trận động đất. Tuy nhiên, các thành phố nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương như Seattle và Vancouver sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn là thành phố San Francisco và Los Angeles, vì vậy một khi động đất xảy ra, vùng Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ là nơi bị nạn trước tiên.
Indonesia
Đảo quốc này được mệnh danh là "Vòng lửa Thái Bình Dương", nơi tập hợp một vòng bán nguyệt các đĩa đứt gãy và các miệng núi lửa nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ New Zealand đến Chile. Là quốc gia chịu nhiều nguy hại động đất nhất trên hành tinh, "Vòng lửa Thái Bình Dương" luôn phải đối mặt với vô số trận động đất, các vụ phun trào núi lửa và các cơn sóng thần, bao gồm cả cơn sóng thần trên biển Ấn Độ Dương vào năm 2004 đã tiêu diệt 230.000 người, hầu hết là cư dân thuộc khu vực Đông Nam Á.
Trong thảm họa sóng thần này, vùng duyên hải phía bắc của hòn đảo Sumatra thuộc Indonesia bị thiệt hại nặng nề với gần 1.000 người bị thiệt mạng.
Các nhà địa chất học nhấn mạnh rằng trong tương lai, Indonesia sẽ đối mặt với nhiều thảm họa thiên nhiên có mức độ tàn phá lớn hơn rất nhiều.
Thổ Nhĩ Kỳ(Turkey):
Một trận động đất mạnh 6 độ Richter ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay làm chết ít nhất 51 người, phá sập nhiều nhà cửa.
Trung tâm đối phó với khủng hoảng của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho hay ngoài số thiệt mạng còn có hơn 100 người bị thương, khi động đất kéo đổ những ngôi nhà hoặc thánh đường xây bằng đá hoặc trát vách đất ở các làng thuộc tỉnh Elazig, cách thủ đô Ankara 550 km về phía đông.
Nhân viên cứu hộ đào bới đống đổ nát để tìm người sống sót sau trận động đất ở tỉnh Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Ảnh: AFP. |
AP cho biết địa chấn bắt đầu lúc 4h32 sáng giờ địa phương (tức 9h32 sáng nay Hà Nội), khi mọi người còn đang say ngủ. Sau trận động đất còn có hơn 30 dư chấn, mạnh nhất lên đến 5,5 độ.
Chile:
Tâm chấn nằm cách đông bắc thành phố lớn thứ hai Chile, Concepcion, 115km.
Một căn hộ chung cư ở bị xẻ làm đôi ở Concepcion.
Nhân viên cứu hộ đưa người mắc kẹt trong các căn hộ lên.
Lửa cháy "nuốt" trọn một tòa nhà ở thành phố lớn thứ 2 của Chile.
Một cây cầu ở Concepcion bị động đất đánh sập.
Ít nhất 500 người thiệt mạng trên khắp Chile.
Một căn hộ chung cư bị đổ sập sau động đất ở Chile.
Còi hú ầm ĩ ở Polynesia Pháp để cảnh báo người dân tìm khu đất cao hơn khi cảnh báo sóng thần được đưa ra khắp “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương sau trận động đất 8,8 độ richter ở Chile, khiến ít nhất 122 người thiệt mạng.
Các nước dọc hình cung trải dài từ New Zealand tới Nhật Bản đã đưa ra những kế hoạch khẩn cấp, những kế hoạch đã được củng cố sau thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 làm hơn 220.000 người thiệt mạng.
Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương, được chính phủ các nước thuộc Thái Bình Dương thành lập sau trận sóng thần do trận động đất 9,5 độ richter ở Chile năm 1960 “kích hoạt”, cảnh báo rằng có thể xảy ra “thiệt hại rộng khắp” khi những cơn sóng lớn xuất hiện khắp đại dương.
Giới chức bang Hawaii của Mỹ, nơi trung tâm cảnh báo sóng thần được đặt, cho biết tiếng còi cảnh báo sóng thần đã vang lên khắp nơi.
Theo Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương, một đợt sóng thần cao 2,34m đã ập vào Talcahuano, một trong 11 thị trấn ven biển của Chile. Hiện chưa có thông tin nào về thiệt hại ở đây.
Đảo Robinson Crusoe xa xôi của Chile, cách đại lục khoảng 700km, cũng bị một đợt sóng khổng lồ tàn phá. Trong khi đó Tổng thống Chile Michelle Bachelet thông báo sơ tán một phần đảo Phục Sinh.
Trung tâm cũng ban bố lệnh cảnh báo sóng thần ở Trung Mỹ và giới chức ở tận đảo Sakhalin của Nga cũng đam giám sát khả năng xảy ra sóng thần.
Cường độ của trận động đất ở Chile: Màu vàng nghệ: Rất mạnh; màu vàng: Manh; Màu xanh: Trung bình.
Tại thiên đường du lịch Polynesia Pháp, chính quyền địa phương cho biết những đợt sóng đầu tiên ước tính sắp ập tới quần đảo Gambier. Còi hú, loa phóng thanh thông báo đã làm người dân thức tỉnh giữa đêm khuya.
New Zealand cảnh báo một bức tường nước cao tới 3m có thể ập vào các đảo nằm ở ngoài khơi xa và một phần đảo South Island. Giới chức nước này cũng ước tính sóng thần có thể ập vào bờ biển phía đông từ 7h05 sáng ngày chủ nhật, 28/2.
Trung tâm phối hợp cảnh báo sóng thần Australia cảnh báo có khả năng xuất hiện “những con sóng nguy hiểm, những dòng đại dương mạnh và ngập lụt” dọc bờ biển giữa Sydney và Brisbane.
Giới chức ở Indonesia và Đài Loan cho hay họ đang theo dõi sát tình hình trong khi giới chức Philippines bắt đầu lên kế hoạch có thể phải sơ tán người dân.
"Vành đai lửa" Thái Bình Dương.
Giới chức Australia ước tính, sóng thần có thể ập tới nước này vào khoảng 8h15 sáng ngày chủ nhật.
Trong khi đó sóng địa chấn cao tới 3m có thể vươn tới bờ biển đông của Nhật vào khoảng trưa ngày chủ nhật.
“Chúng tôi muốn người dân phải cảnh giác cao độ và theo dõi thông tin liên quan”, quan chức thuộc cơ quan khí tượng học Nhật Bản cho biết trong một cuộc họp báo gấp. Trong khi đó Thủ tướng Yukio Hatoyama yêu cầu chính phủ sẵn sàng cho công tác cứu trợ.
Sóng thần đã tràn vào bờ biển Chile
“Đây là một trận động đất cực lớn”, nhà khoa học Harley Benz từ Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ nói. “Trận động đất đã gây ra nguồn năng lượng lớn hơn trận động đất ở Haiti tới 500 lần”. Theo nhà khoa học này, một trận động đất mạnh 8,0 độ richter sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng mạnh hơn trận động đất 7,0 độ richter 33 lần. Còn một trận động đất 9 độ richter sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng mạnh gấp 33 nhân 33 lần trận động đất 7 độ richter.
Các chuyên gia cũng cho biết sở dĩ con số thương vong ở Chile thấp hơn Haiti, dù động đất mạnh hơn rất nhiều, đơn giản là do nước này đã chuẩn bị đối phó với động đất tốt hơn. Chile giàu có hơn với những ngôi nhà xây dựng đúng tiêu chuẩn, phản ứng tốt và có lịch sử nhiều năm đối phó với thảm họa kiểu này.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ trước đó đưa tin động đất hôm qua ở Chile kéo dài tới 90 giây kèm với ngay sau đó là 11 dư chấn.
Ngoài ra, cơ quan này đã ghi lại được 34 dư chấn mạnh từ 4,6 đến 6,9 độ richter kể từ sau trận động đất 8,8 độ lúc 3 giờ 34 phút sáng hôm qua (giờ địa phương).
Đài Loan:
Trận động đất mạnh 6,7 độ richter xảy ra ở Đài Loan sáng 4/3 làm 64 người bị thương, nhiều nhà cửa bị hư hại.Tuy chưa có người thiệt mạng nhưng trận động đất ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Đài Loan. Đường xá, nhà cửa bị hư hại, điện mất, giao thông và thông tin liên lạc bị ách tắc. Thêm nữa, ngay sau trận động đất là những vụ lở đất và hoả hoạn xảy ra.
Dưới đây là những hình ảnh về trận động đất này:
Rất nhiều ngôi nhà bị hư hại
Sau động đất là lở đất
Hoả hoạn sau trận động đất
Các em học sinh được hướng dẫn bảo vệ phần đầu khi có động đất
Trung Quốc: Hơn 10.000 người bỏ mạng, hàng trăm người mắc kẹt dưới những tòa nhà bị sập, trong khi các đội cứu hộ vẫn chưa tới được tỉnh Tứ Xuyên là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Một phụ nữ cố vùng vẫy khỏi đống đổ nát của ngôi nhà bị sập sau trận động đất. Ảnh: Reuters. |
Cơn địa chấn mạnh 7,8 độ richter, tâm chấn là tỉnh Tứ Xuyên, xảy ra vào đầu giờ chiều hôm qua làm ít nhất 8 trường học bị sập. Các nhà máy hoá chất và ít nhất một bệnh viện cũng bị phá hủy, khiến hàng trăm người bị kẹt. Số người chết được cho là sẽ còn tăng lên trong trận động đất kinh hoàng nhất ở Trung Quốc trong ba thập kỷ nay.
Khoảng 900 em học sinh bị vùi dưới toà nhà ba tầng của một trường học ở thành phố Đô Giang Yển, Tứ Xuyên. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đau lòng khi 50 thi thể của các em được lôi ra khỏi đống đổ nát.
Một trường học khác ở Đô Giang Yển cũng bị sập khiến 420 em học sinh mắc kẹt. Đội cứu hộ mới đưa được khoảng 100 em ra ngoài. "Chúng ta không thể phí phạm một phút nào được", ông Ôn nói. "Mỗi phút, mỗi giây đáng giá bằng cả sinh mạng của một em học sinh".
Ở Thành Đô, nhiều người phải ngủ ở ngoài đường hoặc trong xe hơi, do lo ngại các dư chấn tiếp theo. Ở đây, ít nhất 45 người chết và 600 người bị thương.
Bắc Kinh đã nhanh chóng điều động quân đội và các nhóm y tế tới cứu người còn sống và điều trị cho những người bị thương. Thủ tướng Ôn thề sẽ nỗ lực cứu trợ và yêu cầu người dân bình tĩnh.
Hạt Wenchuan, cách thủ phủ Tứ Xuyên 100km, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Phần lớn nhà của nông dân ở hai thị trấn đã bị sập trong khi giới chức chưa nhận được thông tin của ba thị trấn gần tâm chấn nhất. Ba thị trấn này có khoảng 24.000 dân.
Giới chức Wenchuan khẳng định có 15 người chết và số thương vong còn tăng lên nhanh chóng. "Chúng tôi rất cần lều, thực phẩm, thuốc và thiết bị liên lạc vệ tinh", bí thư chi bộ đảng cộng sản Trung Quốc ở Wenchuan cho hay.
Hơn 7.000 người được cho là đã bỏ mạng ở hạt Beichuan, tỉnh Tứ Xuyên. Tại đây, 80% các toà nhà đều đã bị sập.
Tai họa lần này ở Tứ Xuyên là cơn địa chấn kinh hoàng nhất ở Trung Quốc kể từ năm 1976, khi một trận động đất san bằng thành phố Đường Sơn, khiến gần 300.000 người chết.
Trận động đất đã đánh sập nhiều tòa nhà ở tâm chấn, Yushu.
Trận động đất cũng đánh sập nhiều tòa nhà, phá hủy nhiều đường sá, làm sập nhiều cột điện và ống dẫn dây điện thoại tại tỉnh Thanh Hải, giáp ranh với Tây Tạng.
Tiếp theo sau trận động đất là nhiều trận hậu chấn, trận lớn nhất đo được 6,3 trên địa chấn kế. Đêm qua hàng ngàn người đã phải ngủ một đêm lạnh giá ngoài trời.
Tâm của trận động đất lớn tập trung quanh quận Yushu của người Tây Tạng, nằm về phía nam tỉnh Thanh Hải. Tại thị trấn Jeigu, gần tâm chấn, hơn 85% các tòa nhà bị sập, trong khi đài truyền hình địa phương chiếu cảnh hai bên đường phố chỉ là những đống đổ nát.
Nhiều trường học bị sập, với ít nhất 56 học sinh thiệt mạng, trong đó có 22 em ở một trường học tại Yushu. Báo chí Trung Quốc dẫn nguồn Hội chữ thập đỏ cho biết hơn 70% trường học tại Yushu bị sập.
Các nhân viên cấp cứu đang ra sức đào bới để giải cứu những người còn bị kẹt trong những đống đổ nát. Trong khi đó, cho đến nay hơn 900 người đã được cứu sống từ các đống đổ nát.
Tâm của trận động đất nằm ở huyện tự trị của người Tây Tạng Yushu.
Ấn Độ:
Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), động đất xảy ra lúc 1g26 sáng (tức 2g26 sáng giờ VN). Tâm động đất nằm cách Mohean, quần đảo Nicobar khoảng 150 km về phía tây, gần khu vực Banda Aceh của Indonesia, ở độ sâu 35 km.
Sau khi động đất xảy ra, PTWC đã phát cảnh báo sóng thần tới các nước Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan và Malaysia.
Bản đồ nơi xảy ra động đất.
Theo đánh giá của PTWC, động đất cường độ này có nguy cơ gây sóng thần tàn phá cục bộ và đôi khi gây tàn phá trên diện rộng dọc khu vực bờ biển nằm trong phạm vi 1.000 km từ tâm động đất.
Tại Ấn Độ, Press Trust of India cho biết động đất được cảm nhận ở nhiều khu vực nằm cách xa tâm chấn hơn 1.000 km; có nơi chấn động mạnh đến nỗi nhiều người đang ngủ phải bật dậy, hốt hoảng chạy khỏi nhà.
Hiện chưa có thông tin về thiệt hại hay thương vong.
Trung tâm thông tin đại dương Ấn Độ đã phát cảnh báo “theo dõi sóng thần” tới 10-15 đảo, tuy nhiên dự báo mực nước biển chỉ dâng lên khoảng 50cm.
Các quần đảo ở Ấn Độ Dương từng bị ảnh hưởng nặng nề trong trận động đất gây sóng thần năm 2004 khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Bồ Đào Nha: Trận động đất Lisboa 1755 là chuỗi sự kiện bao gồm động đất, sóng thần và hỏa hoạn xảy ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1755 tại thủ đô LisboaBồ Đào Nha của . Trận động đất này có thể nói là sự kiên bi thảm nhất Châu Âu trong thế kỉ 18. Trận động đất này đã hủy diệt 85% thành phố Lisboa và giết hơn 1 phần 3 trong tổng số 275000 người của thành phố.Trân động đất mạnh tương đương với 8,5 độ Richter trên thang độ hiện nay. Tâm chấn của nó nằm cách Lisbon 350 km về phía tây nam. Trận động đất này đã gần như xóa sổ thành phố Lisboa ra khỏi bản đồ Châu Âu.
Haiti:Tổng thống Haiti, Rene Preval hôm qua cho rằng trận động đất hôm 12/1 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, còn Thượng nghị sĩ hàng đầu nước này nói 500.000 người có thể đã chết, trong khi các đường phố của thủ đô Port-au-Prince chất đầy xác nạn nhân.
Chưa thể biết chính xác số người thiệt mạng sau động đất
Thủ đô Haiti gần như bị san phẳng sau trận động đất 7,0 độ richter. Đổ nát và chết chóc hiện diện mọi nơi ở Port-au-Prince. Thi thể của trẻ nhỏ được xếp đống gần trường học. Thi thể của những phụ nữ và thi thể của nam giới được phủ bằng những tấm vải nhựa hoặc ga trải giường. Tổng thống Rene Preval nói hiện chưa thể thống kê được con số chính xác, nhưng ông tin rằng hàng chục nghìn người đã chết.
Trong khi đó, sức tàn phá khủng khiếp của trận động đất khiến các quan chức Haiti dự đoán số người thiệt mạng thậm chí còn cao hơn. Thượng nghị sĩ hàng đầu Youri Latortue nói với báo giới rằng con số này có thể là 500.000 người, dù ông biết chưa ai nói được chính xác là bao nhiêu.
“Tòa nhà quốc hội đổ sụp. Trường học đổ, bệnh viện đổ. Có nhiều trường học và có nhiều người bị vùi lấp trong đó”, Tổng thống Preval nói.
Thậm chí nhà tù lớn ở thủ đô cũng bị phá hủy, “và đã có tin những tên tù vượt ngục”, một người phát ngôn cho cơ quan nhân đạo Liên Hợp Quốc nói.
Những người sống sót cố tìm kiếm những người mắc kẹt trong các đống đổ nát
Quốc tế hỗ trợ Haiti khắc phục hậu quả
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon hôm qua ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về thảm họa ở Haiti, trong khi tin tức ban đầu từ cơ quan này cho biết 14 nhân viên Liên Hợp Quốc ở Haiti đã thiệt mạng và 150 người khác vẫn mất tích.Liên Hợp Quốc hôm qua cũng lập tức tuyên bố chi 10 triệu USD từ quỹ đối phó khẩn cấp để hỗ trợ Haiti.
Nhiều nước đã cam kết cung cấp viện trợ khẩn cấp để giúp Haiti vượt qua khó khăn.
Hai máy bay của Mỹ đã tới Haiti với 72 nhân viên cứu hộ và hàng chục tấn thiết bị, hàng hóa cứu trợ. Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng viện trợ nhân đạo cho Haiti. Ngoại trưởng Mỹ Hillary phát biểu tại Hawaii sau đó cho biết viện trợ của Chính phủ Mỹ sẽ được chuyển tới Haiti qua hai kênh quân sự và dân sự.
Ngân hàng Phát triển châu Mỹ đặt trụ sở tại Washington cho biết sẽ viện trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Haiti dùng để cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men và nơi lánh nạn tạm thời cho nhân dân vùng bị thiên tai.
Nước Pháp trong ngày hôm qua cũng huy động hai máy bay chở nhân viên cứu hộ và hàng hóa tới Haiti.
Liên minh châu Âu khởi động cơ chế đối phó với khủng hoảng, trong khi nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Anh cũng thông báo đưa lực lượng cứu hộ và hàng hóa tới trợ giúp.
Các nước láng giềng của Haiti đã có phản ứng nhanh chóng. Sáng sớm hôm qua, khoảng 50 nhân viên cứu hộ Venezuela và nhiều tấn hàng đã có mặt tại Haiti. Trong khi đó, Tổng thống Brasil Lula da Silva đề nghị giúp đỡ Haiti nhưng ông cũng bầy tỏ lo ngại cho tính mạng của 1.200 binh sĩ Brasil thuộc lực lượng gìn giữ ổn định của Liên Hợp Quốc đang có mặt tại Haiti bởi vì trụ sở của lực luợng này cũng bị đổ nát.
Chính phủ Dominica, nước láng giềng của Haiti, tối 12/1 đã lập tức cho một chuyên cơ của Không quân chở 20 nhân viên cứu hộ và thiết bị liên quan tới Haiti.
New Zealand: Thủ tướng New Zealand John Key thông báo ít nhất 65 người đã thiệt mạng trong trận động đất xảy ra đất mạnh 6,3 độ Richter vào lúc 12g51 ngày 21-2 giờ địa phương tại Christchurch. Ông cũng cho rằng số nạn nhân có thể tiếp tục tăng.
Thiệt hại của trận động đất này được cho là tồi tệ hơn trận động đất mạnh 7,1 độ richter hồi tháng 9-2010 - Ảnh: BBC |
AFP dẫn lời Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ nói tâm động đất nằm cách Christchurch 10km về phía tây nam và cách mặt đất chỉ 4km. Đây là thành phố lớn thứ hai của nước này.
Trận động đất này có quy mô nhỏ hơn so với trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái, tuy nhiên rung chuyển mạnh hơn và gây thiệt hại lớn hơn do tâm chấn nằm gần mặt đất, theo tờ New Zealand Herald.
Một tòa nhà đổ sập vì động đất - Ảnh: New Zealand Herald |
Trận động đất khiến nhiều nhà cửa sụp đổ, trong đó có tòa nhà của hãng truyền hình New Zealand (TVNZ) và giáo đường trung tâm thành phố. Đường sá bị nứt toác làm các phương tiện chở người dân hoảng loạn tìm cách thoát ra khỏi thành phố bị mắc kẹt, gây tình trạng lộn xộn.
Chris Hutching, phóng viên báo National Business Review có mặt tại hiện trường, mô tả nhiều con đường “đã biến thành sông” do hệ thống ống nước vỡ, trong khi các dư chấn vẫn còn được cảm nhận vào lúc 14g giờđịa phương.
Trận động đất cũng đã gây thiệt hại nặng nề cho mạng lưới điện và viễn thông trong khu vực.
Sân bay Christchurch đã đóng cửa, bệnh viện bị hư hại, đường cao tốc huyết mạch dẫn vào thành phố xuất hiện một lỗ lớn và đã nuốt chửng một xe tải.
Hiện các quan chức New Zealand đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Philippines: Tối 5/10/2009, một trận động đất mạnh 6,5 độ richter đã làm rung chuyển khu vực miền nam Philippines. Vài giờ trước đó, một trận động đất 6,1 độ richter cũng xảy ra ở đông Indonesia - Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết.
Động đất xảy ra khi nhiều khu vực ở Philippines còn chưa khắc phục được hậu quả của hai cơn bão lớn
Theo cơ quan của Mỹ, trận động đất ở Philippines xảy ra lúc 6 giờ 58 (17 giờ 58 giờ Việt Nam), với tâm chấn nằm cách thành phố Cotabato khoảng 100km về phía tây nam.Các quan chức Philippines cho biết hiện chưa có thông báo về số thương vong, cũng chưa có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra. Ông Renato Solidum, phụ trách Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines, lại cho rằng tâm động đất nằm cách thành phố Cotabato chỉ 30km về phía tây bắc và người dân cảm thấy rất rõ động đất xảy ra trong vài giây. Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm.
Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.
Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể ghi nhận được theo thứ tự đi đến trạm thu như sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh.
Độ Richter
- 1–2 trên thang Richter
- Không nhận biết được
- 2–4 trên thang Richter
- Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại
- 4–5 trên thang Richter
- Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể
- 5–6 trên thang Richter
- Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt
- 6–7 trên thang Richter
- 7–8 trên thang Richter
- Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.
- 8–9 trên thang Richter
- Rất mạnh , phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị , có vết nứt lớn , vài tòa nhà bị lún
- >9 trên thang Richter
- Rất hiếm khi xảy ra
- >10 trên thang Richter
- Cực hiếm khi xảy ra
Các thang đo khác
- Thang độ lớn mô men (Mw)
- Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF)
- Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK)
- Thang Mercalli (viết tắt là MM)
- Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản
- Thang EMS98 tại châu Âu
Nguyên nhân
- Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
- Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
- Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Nên làm gì khi có động đất
Động đất là một thiên tai khó có thể dự báo trước được [1], cho nên những người sống ở một nơi gần những nơi thường có động đất không thể tránh nó được. Tuy nhiên, có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.Trước động đất
- Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ.
- Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngả vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường.
- Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn.
- Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất.
- Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
- Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.
Trong lúc động đất
- Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở. Nếu bàn chuyển động, đi theo bàn.
- Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng. Tránh cửa kính.
- Tránh xa những vật có thể rơi xuống.
- Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn trúng.
- Nếu điện cúp, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
- Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng.
- Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu.
- Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt.
- Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
- Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
Khi ole động đất
- Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.
- Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
- Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.
- Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách.
- Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ.
No comments:
Post a Comment