Lễ hội tự 'hành xác'
Một tín đồn sùng đạo đang tự 'hành xác'
Người ta thản nhiên dùng dao sắc, vật nhọn xuyên qua mồm miệng, thân thể.
Mở đầu cho lễ hội ăn chay trên đảo Phuket (Thái Lan) là những màn trình diễn rùng rợn đáng sợ. Những người tham gia hầu hết là đàn ông, độ tuổi từ vị thành niên, người già và đôi lúc có cả trẻ nhỏ. Sau khi nhịn ăn trong vài ngày, họ thực hiện các hành vi ‘hành xác’ với mục đích cầu may mắn, sức khỏe và an lành cho bản thân và gia đình.
Kim nhọn, súng ngắn, mỏ lết... đều trở thành dụng cụ thể hiện sự "sùng đạo"
Sử dụng những vật dụng sắc nhọn như dao, kim, búa rừu… lần lượt xuyên qua mồm miệng, phần mềm trên mặt và cơ thể… những tín đồ được gọi là ‘lính của Phật’ tin tưởng rằng càng chịu đựng được nhiều đau đớn thì họ sẽ càng thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
Theo giới thiệu, lễ hội ăn chay diễn ra 9 ngày, từ 10/10 đến 19/10 hàng năm. Trong suốt thời gian này, người sùng đạo tuyệt đối không được ‘ăn mặn’, uống rượu và ‘gần phụ nữ’. Lễ hội này xuất hiện từ đầu thế kẻ 19 và được bảo tồn, duy trì mãi đến hiện nay.
Cảnh tượng rùng rợn kinh sợ trên đảo Phuket
Ngoài những màn biểu diễn ‘hành xác’ kinh sợ, khách du lịch đến với lễ hội còn có dịp thưởng thức nhiều món ăn chay hấp dẫn, đa dạng từ các hàng quán dọc đường Ranong trên đảo Phuket. Trong 9 ngày lễ hội, phụ nữ dồn thời gian tập trung nấu nướng món chay để tiếp thêm động lực tinh thần và sức mạnh cho người đàn ông thể hiện sự ‘thành tâm’ và sùng đạo.
Một số hình ảnh trong lễ hội đặc biệt này:
Mũi tiêm, rắn xanh và những đồ vật khó thể gọi tên chính xác đều được dùng để 'tự hành xác'
Họ tin rằng càng chịu đựng đau đớn nhiều bao nhiêu thì sẽ nhận được nhiều may mắn bấy nhiêu
Thách thức giới hạn chịu đựng của con người
Lễ hội đáng sợ của những người sùng đạo tại Thái Lan
Lễ hội sờ ngực ở Trung Quốc
Một loại hình lễ hội truyền thống ở xứ sở mặt trời mọc nhằm tôn vinh sinh thực khí nam đồng thời tuyên truyền việc phòng chống HIV-AIDS.Cứ tới ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, những chàng trai dân tộc Di ở Vân Nam (Trung Quốc) lại nô nức xuống đường để... sờ ngực các cô gái.Vào ngày này, con trai có thể thoải mái chạm vào ngực con gái mà không sợ bị mang tiếng là yêu râu xanh.
Tháng 7 âm lịch tại Trung Quốc được coi là tháng Ma đói (Hungry Ghost). Đối với nhiều người Trung Quốc, đây là khoảng thời gian không may mắn vì họ tin rằng những bóng ma sẽ được trở về dương gian khi Cổng địa ngục mở từ đầu tháng tới cuối tháng.
Trong khi các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo chuẩn bị lễ cúng để mời các vong hồn lang thang thì một bộ tộc thiểu số ở Trung Quốc lại có cách làm thú vị riêng của họ.
Các thiếu nữ chưa chồng dân tộc Di chuẩn bị đi hội. |
Cứ vào ngày 14,15,16 tháng 7 âm lịch hằng năm, những nam thanh nữ tú chưa lập gia đình người dân tộc Di ở thị trấn Ngạc Gia, huyện Song Bách của tỉnh Vân Nam sẽ cùng đổ ra đường để tham gia lễ hội sờ ngực (Monai Jie). Vào những ngày này, các chàng trai sẽ được sờ ngực các cô gái một cách thoải mái mà không sợ bị mang tiếng là "yêu râu xanh".
Truyền thuyết kể rằng lễ hội này bắt đầu vào khoảng thời nhà Tùy (581 - 619) khi hầu hết các chàng trai của bộ tộc Di bị ép đi lính và chết trong chiến tranh. Sau đó, người ta đã tổ chức các buổi lễ vào tháng 7 âm lịch để cầu nguyện cho linh hồn những người đã chết.
Lễ hội còn là nơi để các cô gái giao lưu, gặp gỡ. |
Theo thầy cúng, các linh hồn vẫn không được siêu thoát bởi trước khi chết họ chưa từng được sờ ngực phụ nữ. Vì thế, thầy cúng đã yêu cầu chọn ra 10 người thiếu nữ "trong trắng và chưa bị đàn ông sờ ngực" để đi theo họ sang thế giới bên kia. Để không bị chọn làm vật tế, những cô gái 18 đôi mươi đã nhờ các chàng trai trong bộ tộc sờ lên ngực họ. Tục lệ này cứ thế được truyền từ đời này qua đời khác cho tới tận bây giờ.
Lễ hội "của quý" tại Nhật BảnCái tên quái lạ của lễ hội khiến cho những người mới nghe qua không khỏi giật mình ngạc nhiên. Không hề mang ý nghĩa dung tục, lễ hội sinh thực khí nam của Nhật Bản này vốn xuất phát từ một nghi lễ ăn mừng chiến thắng sau khi những người dân Nhật Bản cổ xưa đã tiêu diệt được một con quỷ cái có răng nanh chuyên cắn vào bộ phận sinh dục của nam giới.
Những biểu tượng mang tính chất tượng trưng nhưng không mang ý nghĩa dung tục
Lễ hội Kanamara (tiếng Nhật, nghĩa là “một sinh thực khí khổng lồ bằng kim loại”) dị thường này được tổ chức hàng năm tại đền Wakamiya Hachimangu ở thành phố Kawasaki của Nhật Bản. Ngôi đền này được xây dựng để vinh danh Đấng thần linh Sắt Thép, bởi sắt thép được lấy từ đây được các vị sư chế tác thành các mô hình sinh thực khí nam khổng lồ có thể tiêu diệt được bọn quỷ dữ chuyên quấy nhiễu ngôi đền.
Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm việc trưng bày và diễu hành các tượng và mô hình điêu khắc "của quý" truyền thống làm từ “daikon” (một loại củ cải khổng lồ của Nhật), các tượng chạm trổ hình sinh thực khí “siêu bự”. Du khách tham quan có thể trèo lên các tượng này để được “tận mục sở thị”. Việc chạm vào những biểu vật thiêng liêng của lễ hội này sẽ đem lại may mắn và an lành cho du khách.
Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm việc trưng bày và diễu hành các tượng và mô hình điêu khắc "của quý" truyền thống làm từ “daikon” (một loại củ cải khổng lồ của Nhật), các tượng chạm trổ hình sinh thực khí “siêu bự”. Du khách tham quan có thể trèo lên các tượng này để được “tận mục sở thị”. Việc chạm vào những biểu vật thiêng liêng của lễ hội này sẽ đem lại may mắn và an lành cho du khách.
Chạm vào "linh vật" sẽ được an lành và may mắn
Các chị em rất thích cưỡi lên "cái ấy"
Có chị em thì lại thích ôm "nó" trong tay
Cười mãn nguyện khi được ôm "nó" trong tay
Tại lễ hội, du khách còn có dịp được “nếm” những cây kẹo mút có hình dạng nhạy cảm này. Không chỉ giới trẻ thành phố Kawasaki và du khách thích thú khi tham gia lễ hội này mà còn rất nhiều các bậc cao niên cũng không kém phần háo hức để hòa mình vào lễ hội vừa đầy màu sắc tôn nghiêm lại vừa thú vị này.
Các du khách rất phấn khích với lễ hội của quý
Một người Nhật tinh nghịch đeo cái "ấy" lên mũi
Hai thiếu nữ Nhật đang mút kẹo hình hình cái "ấy"
Các cụ bà cũng nhí nhảnh tạo dáng với nó
Xuyên suốt lễ hội là các màn trình diễn điệu vũ truyền thống của địa phương kết hợp với diễu hành trống nghi thức. Đỉnh điểm của lễ hội là màn rước ba chiếc kiệu có mô hình sinh thực khí nam về đền sau khi đã diễu hành khắp thành phố.
Đỉnh điểm của lễ hội là màn diễu hành dương vật
Vào thời Edo, khu vực tọa lạc của ngôi đền vốn là một khu nhà thổ “trứ danh”. Vì vậy, ngày nay các cô gái bán hoa cũng nườm nượp kéo về đây vào dịp lễ hội để cầu nguyện “sức khỏe” và không bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Nơi đây còn là chốn nguyện cầu linh thiêng cho những đôi trai gái yêu nhau, những cặp vợ chồng hiếm muộn và các cặp uyên ương đồng tính. Lễ hội này còn là dịp để quyên góp quỹ phòng chống HIV-AIDS.
Cuối cùng, mời các bạn thưởng thức món quà lưu niệm "độc đáo" tại lễ hội:
Các món đồ chơi truyền thống làm bằng gỗ
Kẹo mút đủ màu sắc
Phong phú các loại hình dạng cái "ấy" trong vỏ bọc của thanh kẹo
Bảng báo giá một loại bánh rán
Dây đeo trang trí điện thoại
(Theo 24h)
Lễ hội ném bánh lớn nhất hành tinh
Hằng năm, người dân trong ngôi làng Kapal ở Bali, Indonesia, đều tổ chức ngày hội mừng vụ lúa mới bằng cách ném những chiếc bánh gạo vào người nhau. Sau nhiều năm, lễ hội này ở Bali trở thành lễ hội ném bánh lớn nhất toàn cầu và trở thành dịp cực kỳ hút khách du lịch.
Còn được biết đến là nghi lễ Aci Rah Pengangon, lễ hội ném bánh Tipat bắt đầu bằng nghi thức cầu nguyện trong ngôi đền Pura Desa của làng. Người dân địa phương tỏ lòng cảm ơn vì mùa lúa bội thu và nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào mùa vụ mới. Thông thường, Lễ hội Tipat diễn ra vào tháng thứ 4 theo lịch Bali mỗi năm (khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch).
Sau khi cầu nguyện, một vài người đàn ông để ngực trần bắt đầu “khai hỏa” màn ném bánh ngay chính giữa sân đền. Mọi người chia ra làm hai đội được trang bị đầy bánh Tipat (loại bánh gạo hình vuông được bọc trong lớp vỏ đan bằng lá dừa) để ném nhau.
Mỗi dịp Lễ hội Tipat, có khoảng vài trăm người tham dự, từ lớn bé, già trẻ không phân biệt tuổi tác, họ cùng ném những chiếc bánh sao cho trúng thật nhiều “đối thủ” của đội bạn. Dù bị ném trúng một vài lần, nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ, tất nhiên những người chứng kiến “cuộc chiến” này đều là nạn nhân vì “chiến trường đạn lạc” mà.
Trong khi những chiếc bánh Tipat nát bét nằm ngổn ngang trên đường và được thu dọn rồi chôn ngoài cánh đồng để cầu mong sự giàu sang cho dân làng thì ở ngoài kia, không biết bao nhiêu người đang chết đói vì thiếu lương thực. Theo thống kê của tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), hơn 6 triệu trẻ em chết đói mỗi năm. Tại quốc gia đang bị hạn hán hoành hành - Somalia, cứ 6 phút lại có một em nhỏ chết đói. "Điều này cũng có nghĩa mỗi ngày có khoảng 250 em nhỏ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng qua đời", UNICEF cho hay.
Lễ hội ném bánh chẳng khác gì một hành động lãng phí và phản cảm trong khi nhiều nước trên thế giới phải khốn khổ vì thiếu ăn. Nếu những chiếc bánh Tipat ngon lành của ngôi làng Kapal, thay vì bị ném bừa bãi và thiếu tôn trọng như thế, được mang đến kịp thời với những em nhỏ đang nằm chờ chết ở ngoài kia thì hay biết mấy.
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m, con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. |
Bức ảnh về nạn đói ở Uganda, Châu Phi năm 1980 miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai. |
Đây là hình ảnh 1 em bé châu Phi đang có nguy cơ chết đói, đang được những tình nguyện viên chăm sóc để phục hồi sức khỏe nhưng với thể trạng như vậy, liệu em có thể qua khỏi? |
Những em bé ở Châu Phi đang với tay xin thức ăn cứu trợ. |
Trước khi vứt bỏ các thức ăn còn sót lại trong chén của bạn, xin bạn hãy nghĩ tới những người đang chết đói!
No comments:
Post a Comment