Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(5)

Biến đổi khí hậu đáng sợ hơn đại chiến thế giới
Thủ tướng Anh khẳng định tình trạng ấm lên của trái đất có thể gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế mà mức độ thiệt hại vật chất của nó lớn hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới và Đại suy thoái gộp lại.
Thủ tướng Anh cho rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến hàng trăm nghìn người chết mỗi năm vì lũ lụt và hạn hán. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh cho rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến hàng trăm nghìn người chết mỗi năm vì lũ lụt và hạn hán. Ảnh: Reuters.
Phát biểu tại một hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở thủ đô London hôm qua, Thủ tướng Anh Gordon Brown nói rằng các nhà lãnh đạo thế giới phải đạt được một thỏa thuận để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Nếu nỗ lực đó thất bại, mỗi năm thế giới không chỉ mất hàng trăm nghìn sinh mạng người do hạn hán và lũ lụt, mà còn phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong vài thập niên gần đây.
“Đó là nguy cơ về mặt nhân đạo, sinh thái và kinh tế. Nếu không ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, GDP toàn cầu sẽ giảm 20%. Mức thiệt hại kinh tế này lớn hơn tổn thất do hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc khủng hoảng Đại suy thoái gây nên. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là thời điểm có ý nghĩa hệ trọng đối với thế giới của chúng ta”, ông nói.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc chủ trì vào tháng 12 năm nay tại Copenhagen (Đan Mạch) sẽ tập trung vào nỗ lực ký kết môt thỏa thuận để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Lãnh đạo của khoảng 190 nước sẽ tham dự hội nghị.
Ông Gordon Brown phát biểu tại Diễn đàn các nền kinh tế lớn tại London. Ảnh: AP.
Ông Gordon Brown phát biểu tại Diễn đàn các nền kinh tế lớn tại London. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này các cuộc thương lượng vẫn đang lâm vào thế bế tức do những nước giàu như Mỹ không muốn chấp nhận những cam kết nghiêm ngặt trong việc giảm khí thải carbon. Trong khi đó, các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ từ chối hành động nếu nhóm nước giàu không chịu đưa ra cam kết.
Telegraph cho biết, trong nỗ lực cuối cùng nhằm giải quyết bất đồng giữa các nước, Anh mời bộ trưởng và quan chức từ 17 quốc gia tới London để tham dự Diễn đàn các nền kinh tế lớn. Cuộc họp bắt đầu từ ngày 19/10.
Ông Brown – người sẽ tới Copenhagen vào tháng 12 để tham gia hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc – kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động theo ông. Thủ tướng Anh cho rằng những nước giàu nên cam kết giảm lượng khí thải từ 25 tới 40% trước năm 2020. Cùng lúc đó những nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ cần đưa ra các biện pháp cụ thể để hạn chế mức độ thiệt hại do sự phát triển kinh tế quá nhanh của họ gây nên. Những nước giàu, trong đó có Anh, phải đóng góp khoảng 84 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải carbon.
Xuống đường vì biến đổi khí hậu
http://www.treehugger.com/Sapporo-G8-Demonstration-Reuters.JPG Kỷ niệm Ngày thế giới hành động chống lại biến đổi khí hậu (24-10), hàng ngàn người từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ đã xuống đường biểu tình để cảnh báo những tác hại của biến đổi khí hậu.
http://www.indymedia.ie/attachments/apr2007/climate_change_time_to_act.jpg
Tại Dorset (Anh), khoảng 100 người đã tụ tập trên bãi biển Bournemouth Pier, kêu gọi các lãnh đạo thế giới cắt giảm khí thải carbon. Họ cũng giăng biểu ngữ mang số 350, ám chỉ con số 350 phần triệu (ppm) - được xem là lượng carbon dioxide “lý tưởng” nhất có thể đảm bảo an toàn cho bầu khí quyển.
Tại Philippines, khoảng 1.000 sinh viên, binh sĩ và các nhà hoạt động xã hội xuống đường tại thành phố Iligan, xếp hàng thành con số 350. Tại Sydney, sự kiện này thu hút sự tham dự của hàng ngàn người.
http://knowledge.allianz.com/nopi_downloads/images/climate_talks_bangkok_z.jpgHơn 4.227 sự kiện tương tự cũng được tổ chức tại 170 nước trên thế giới. Mục tiêu của ban tổ chức là kêu gọi các lãnh đạo thế giới quan tâm hơn đến vấn đề cắt giảm khí thải trước thềm Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra vào tháng 12 tới ở Copenhagen (Đan Mạch).
Ở Sydney, Úc - Ảnh: EPA
http://nimg.sulekha.com/Others/original700/indonesia-climate-change-2009-8-29-7-40-40.jpg Indonesia
Le Monde điểm lại báo cáo đồng thời nhìn những thay đổi chậm chạp để thay thế các nguồn năng lượng này, nhắc nhở trong hàng tít lớn : ''năng lượng gây ô nhiễm sẽ vẫn ngự trị vào năm 2030.'' Tức là dầu hoả, khí đốt, than sẽ còn chiếm đến 80% nguồn nhiên liệu mà hành tinh sử dụng. Thiệt hại có thể thấy trước mắt, vì loại năng lượng này là nguồn gốc chính của khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Le Monde không tin là thế giới sẽ có phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ để đối phó với tình hình, cho nên đối với tờ báo, báo cáo của cơ quan AIE, công bố vài tuần trước cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu tại Copenhagen, không chỉ là một lời cảnh báo mà còn là một tiếng kêu tuyệt vọng nữa. Vì tronh 20 năm nữa thì mức sử dụng năng lượng sẽ tăng lên thêm, và khi ấy thì than, dầu hoả sử dụng trong nhiệt điện, sẽ tăng thêm mạnh mẽ.
Nhiệt độ hành tinh vào năm 2100 sẽ lên 6 độ. Le Monde đánh giá là báo cáo này không có những lời khuyên răn mới mẻ hay đưa ra những kịch bản 'cách mạng' để giới hạn hiện tượng khí hâu hâm nóng, nhưng ưu điểm là thông điệp mà họ nhắc đi nhắc lại từ mấy năm nay khá kiên định. Phải thay đổi và phải làm gấp. Tờ báo nhìn thấy là khủng hoảng hiện nay là cơ may duy nhất để các quốc thay đổi một cách sâu sắc chính sách năng lượng. Có điều nếu không có quyết tâm, một dấu hiệu mạnh mẽ và sự phối họp quốc tế, thì hiển nhiên giới công nghiệp sẽ không tự họ gánh vác trách nhiệm. Trong hàng tựa lớn trang kinh tế, tờ Le Figaro, cũng nói đến tiếng chuông cảnh báo, nhưng nêu lên cái khoản tiền phải đầu tư vào năng lượng sạch trong 20 năm tới đây, tức là đến năm 2030, để giới hạn hiện tượng khí hậu hăm nóng, là một khoản khổng lồ : 10 500 tỷ đôla.
Le Figaro cũng nêu bật tình trạng tiêu thụ sẽ gia tăng mạnh mẽ trong khoảng thời gian trên. Theo tờ báo các nước đang vươn lên, đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm đến 93% mức tăng này. Và cho dù quốc tế có nổ lực thay thế các nguồn năng lượng gây ô nhiễm, thì Tổ chức xuất khẩu dầu hỏa OPEP vẫn phải tăng sản xuất của họ đến 30% để đáp ứng nhu cầu hai chàng không lồ này. Nhưng dẫu sao, thế giới không thể chần chừ nữa. Một mặt vì tác hại môi trường rất nguy hiểm như nói trên, mặt khác càng chần chứ thì chi phí càng lớn. Vì nếu khoảng đầu tư rất to lớn dự tính hiện nay là 10 500 tỷ đô là, thì khoản này sẽ cao dần nếu như mọi người không làm gì cả.Như giải thích của của ông Nobuo Tanaka, giám đóc điều hành của cơ quan AIE, cứ mỗi năm khoanh tay ngồi đợi, là phải tốn mất thêm 500 tỷ đô la nữa.
Về Châu Á hôm nay, le Figaro nhìn từ Triều Tiên, qua Nhật Bản và xuống đến Cambốt. Nhìn lên phiá Triều Tiên, Le Figaro tường thuật "cuộc đụng độ trên biển giữa hai miền Triều Tiên", tưạ lớn bài báo trang quốc tế. Tờ báo đăng ảnh bản đồ cũng như tàu chiến Hàn quốc . Le Figaro nhắc lại đây là cuộc đụng độ đầu tiên từ 7 năm qua, và lồng vào bối cảnh ngay trước chuyến viếng thăm Hàn Quốc của tổng thống Mỹ. Theo bộ Tham mưu Hàn Quốc mà tác giả bài báo, Sebastien Faletti, tại Seoul trích dẫn, thì tàu Bắc Triều Tiên đã nổ súng trước bắn vào tàu Hàn Quốc, Hải quân Hàn Quốc phải bắn trả, buộc đối phương rút lui. Bài báo nhắc lại không có ai thiệt mạng, có điều tàu Bắc Triều Tiên đã bị cháy còn vỏ tàu chiến Hàn Quốc bị thủng đến 15 lỗ.
Cuộc chạm súng theo le Figaro chỉ diễn ra trong vòng 2 phút, thôi nhưng nó vang lên như một lời cảnh báo với ông Obama, nhắc nhở ông là cuộc chiến giữa Bình Nhưỡng và Seoul có thể bùng lên bất cứ lúc nào, trong lúc mà tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Le Figaro cũng so sánh vụ đụng độ hôm qua với hai lần trưóoc năm 99 và 2002, nhận thấy trước đây hải quân Hàn Quốc đã phản ứng từ tốn hơn, nhưng lần cuối cùng này, họ đã trả đũa mạnh bạo. Đây theo tờ báo, là ý muốn của tổng thống Lee Myung Back, cứ để quân đội của mình hành động trước khi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp.
Tìm hiểu về phiá Bắc Triều Tiên, theo bài báo hiện nay nhièu chuyên gia không nghĩ là sự vụ có chủ mưu, vì họ không thấy Bình Nhưỡng có rút ra được lợi lộc gì trong sự cố này, ngay vào lúc mà tổng htống Mỹ hé mở cánh cửa đối thoại. Vả lại từ 3 tháng qua, Bình Nhưỡng đang cố gắng đưa ra tín hiệu thiện chí để mở đàm phán song phương. Đụng độ quân sự với Hàn Quốc sẽ làm tiêu tan nhũng nổ lực này.
Nhìn qua Nhật bản, le Figaro nêu bật một chuyến đi "hiểm trở của tổng thống Obama, đến thăm 'một người đồng minh không mấy nhiệt tình", tựa bài báo. Le Figaro đặt chuyến đi của tổng thống Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai bên không thuận thảo, và nhắc lại những yêu sách của Nhật Bản liên quan đến căn cứ Mỹ ở Okinawa, và Tokyo muốn xét lại thỏa thuận hai bên vào năm 2006. Nhìn xuống Đông Nam Á, le Figaro cũng ghi nhận tình hình chông gai giữa Cambốt và Thái Lan. Ông Thaksin đã làm cho sự đối đầu hai bên gay gắt hơn. Bài báo giải thích một cách mỉa mai là cựu thủ tướng Thái Thaksin, đã tìm được một trốn dung thân ở Cam Bốt sau khi lang thang khắp thế giới, mua đá quý ở Châu phi, đánh golf khắp châu Âu, châu Á và giờ đây ông chuẩn bị tấn cộng vào chính trường Thái. Từ khi bị lật đổ, đây là lần đầu tiên ông Thaksin ở sát cạnh Thái lan như thế, ông đã tính toán kỹ khi liên minh với ông Hunsen.

Biến đổi khí hậu = Giảm sản lượng

Đến năm 2050 sản lượng lương thực tại các nước đang phát triển có thể bị sụt giảm nghiêm trọng nếu con người không có biện pháp hạn chế và chống lại biến đổi khí hậu. Một trong những hậu quả là có thêm 25 triệu trẻ em suy dinh dưỡng. Đây là cảnh báo được đưa ra bởi Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tại trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu (Washington, Hoa Kỳ). Báo cáo được vừa được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Bangkok (Thái Lan).
Theo kịch bản A2 của Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu (International Panel on Climate Change: IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên trong khoảng từ 2 đến 5,4 ° và mực nước biển tăng từ 26 đến 59 cm so với mức ở năm 1900 (sau 200 năm). Số liệu tính toán có được từ hai mô hình về biến đổi khí hậu phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia (Hoa Kỳ) và Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (có trụ sở tại Úc).
Đây là báo cáo đầu tiên đề cập đến quan hệ sản xuất lương thực dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thị trường lương thực thế giới.

Tác động đến Châu Á

Biến đổi lương thực có khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa mì và lúa gạo. Sản lượng có thể bị giảm từ 20 đến 35% (tính đến năm 2050) nếu không có biện pháp giảm thiểu tác động. Tác hại nặng nề nhất sẽ đến với các quốc gia đang phát triển tại Châu Á. Với kịch bản xấu nhất, đến năm 2050 sản lượng lương thực ở các nước này có thể mất tới 50% (so với sản lượng tiềm năng nếu không chịu tác động của biến đổi khí hậu).
Giảm sản lượng lương thực sẽ tác động đến thị trường lương thực và cuối cùng: Giảm sản xuất - giảm cung - đẩy giá lên cao sẽ dẫn đến đói và suy dinh dưỡng.
Báo cáo cũng kêu gọi đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp để nông dân có thể thích ứng được với điều kiện sản xuất theo diễn tiến của biến đổi khí hậu kể cả khi kịch bản xấu nhất sảy ra. Ước tính 7 tỷ đôla cần được đầu tư hàng năm cho nghiên cứu Nông nghiệp-biến đổi khí hậu.

Kịch bản xấu nhất

Báo cáo đã kết nối biến đổi khí hậu với an ninh lương thực. Theo Keith Goulding, chuyên gia khoa học đất làm việc tại trung tâm nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất nước Anh có trụ sở tại Hertfordshire thì cả hai vấn đề này phải được cân nhắc khi đề ra chiến lược phòng chống.
Ông cũng cho rằng kết luận chính của bản báo cáo của IPCC đề cập đến tình trạng xấu nhất. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất một số loại cây lương thực tại một số vùng nhất định nhưng chưa tính đến các loại cây khác hay các vùng khác. Hơn nữa, tăng lượng CO2 có thể tác động tích cực đến một số cây trồng. Nếu khía cạnh này được đề cập đến có thể cho những kết quả lạc quan hơn.
Tuy nhiên mất đất canh tác do các khu công nghiệp, sử dụng làm đất ở hay cho sản xuất các cây cung cấp nguyên liệu sinh học v.v. lại chưa được đề cập đến trong mô hình tính toán. Đây là yếu tố nguy cơ đối với an ninh lương thực của các quốc gia và toàn cầu.
Nguồn tin: Naturenews 30.09.2009
BBC:EU bàn viện trợ cho thay đổi khí hậu
Các lãnh đạo EU đang cố gắng phá thế bế tắc về số tiền dành để giúp các nước nghèo đối phó vấn đề ấm nóng toàn cầu.
EU vất vả đi tìm quan điểm thống nhất trong vấn đề tài trợ vì thay đổi khí hậu

Trong ngày cuối cùng của hội nghị ở Brussels, thủ tướng Thụy Điển kêu gọi các nước đưa ra con số cụ thể để mở đường cho các nước giàu như Mỹ và Nhật có cam kết tương tự.
Thủ tướng Anh Gordon Brown nói các lãnh đạo EU đã có đồng thuận về câu hỏi cho các nước khác cái gì tại hội nghị khí hậu Copenhagen tháng 12.
EU cam kết giảm 20% khí thải nhà kính trước năm 2020 và tăng lên 30% nếu các nước khác cũng làm theo.
Có mặt tại hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà tin rằng các nước trong EU sẽ đoàn kết.
Ngoại trưởng Italy Franco Frattini cũng nói cần có quan điểm thống nhất thì EU mới có thể đi đầu trong vấn đề đối phó thay đổi khí hậu.
Nhưng phóng viên BBC ở Brussels nhận định khi mà chỉ vài tuần nữa là diễn ra hội nghị Copenhagen, châu Âu vẫn không đồng ý là sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền giúp các nước nghèo chống lại ảnh hưởng của ấm nóng toàn cầu.
Ủy hội châu Âu đề nghị các nước trong EU trả tối đa 15 tỉ euro mỗi năm, bắt đầu từ 2013.
Một phác thảo văn bản hội nghị, được BBC xem qua, nói rằng các nước đồng ý với ước tính rằng các nước đang phát triển sẽ mất 100 tỉ euro mỗi năm từ nay đến 2020 trong chi phí khí hậu.
Trong đó, tiền viện trợ quốc tế được ước tính là từ 22 đến 50 tỉ euro mỗi năm cho tới 2020.
Nhưng liên minh giữa chín nước nghèo hơn trong EU đe dọa ngăn thỏa thuận trừ phi các nước giàu hơn trả nhiều hơn.
Bộ trưởng tài chính Ba Lan Jacek Rostowski nói với BBC rằng các nước Đông Âu cần được phép đóng góp theo khả năng chứ không phải theo mức gây ô nhiễm.
Trong khi đó, các tổ chức cứu trợ thì nói rất cần có gói tài chính cho các nước nghèo, một yếu tố quan trọng của hội nghị Copenhagen.
BBC: Lãnh đạo Apec bỏ mục tiêu về khí hậu
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi bên cạnh Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết
Hội nghị thượng đỉnh Apec vừa diễn ra tại Singapore
Lãnh đạo các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương cho rằng sẽ không đạt được thỏa thuận về khí hậu trước hội nghị thượng đỉnh Copenhagen.
Sáu hai ngày họp, họ thống nhất là sẽ cố gắng hướng tới "kết quả đầy tham vọng" tại hội nghị thượng đỉnh LHQ ở Đan Mạch.
Nhóm Apec nay bỏ mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải nhà kính vào năm 2050, vốn đã được đưa vào dự thảo.
Các lãnh đạo cũng đồng ý sẽ theo đuổi chính sách phát triển mới sau cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bày tỏ quyết tâm hoàn tất vòng đàm phán Doha vào năm 2010.
Trong thông cáo chung đưa ra vào lúc hội nghị hai ngày kết thúc, các lãnh đạo Apec tuyên bố: "Chúng tôi phản đối mọi hình thức bảo hộ mậu dịch và tái khẳng định cam kết duy trì thị trường mở cũng như không đặt ra các rào cản thương mại mới."
Các nước Apec cũng thống nhất giữ chi tiêu kích cầu cho tới khi tiến bộ kinh tế nhãn tiền.
Tuy nhiên các lãnh đạo đã không thống nhất được về cắt giảm khí thải nhà kính. Nay họ xem hội nghị Copenhagen sắp tới như một diễn đàn chứ không phải nơi kết thúc trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề khí thải carbon.
Thông cáo Apec viết: "Chúng tôi tái khẳng định cam kết đối phó với thay đổi khí hậu và nỗ lực hướng tới kết quả đầy tham vọng tại Copenhagen."
"Hành động toàn cầu về giảm khí thải cần được đi kèm các biện pháp như hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ cho các quốc gia đang phát triển để giúp các nước này khắc phục ảnh hưởng của thay đổi khí hậu."

Vấn đề gây tranh cãi
Một quan chức Trung Quốc tham gia hội nghị nói mục tiêu giảm 50% lượng khí thải "gây tranh cãi gay gắt trong cộng đồng quốc tế" và "có thể làm gián đoạn quá trình thương thảo".
Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Mike Froman, cho hay các vị lãnh đạo đã rút ra kết luận rằng "không thể trông đợi một thỏa thuận đầy đủ, có tính pháp lý được đưa ra trong thời gian kể từ nay tới khi hội nghị Copenhagen bắt đầu trong 22 ngày tới".
Phóng viên BBC có mặt tại hội nghị cho rằng đây là bằng chứng cho thấy khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa phương Tây và phương Đông, nước giàu và nước nghèo rất khó có thể lấp đầy.
Chiều Chủ nhật ông Obama sẽ gặp ông Medvedev, người tương nhiệm của Nga, khi hai quốc gia nắm trong tay kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới cần phải thỏa thuận về giải trừ quân bị.
Thỏa thuận này sẽ thay Hiệp ước Giải trừ Quân bị Chiến lược (Start I), vốn hết hạn vào ngày mùng 5 tháng tới.
Quan chức hai bên cũng cho hay hai ông Obama và Dmitry Medvedev sẽ bàn về chương trình hạt nhân của Iran và Afghanistan trong cuộc họp kéo dài 90 phút bên lề Apec.
Ông Obama bắt đầu chuyến công du châu Á một tuần từ hôm thứ Bảy vừa rồi tại Nhật Bản.
Tại Tokyo, ông nhắc lại cam kết của Washington trong an ninh khu vực và nói Mỹ muốn theo đuổi chính sách "hợp tác có lợi" với Trung Quốc, một cường quốc đang lên tại châu Á.
Theo sau cuộc gặp với ông Medvedev, ông Obama sẽ đi Trung Quốc để tìm cách giảm căng thẳng thương mại giữa hai bên.
BBC: 'Khó thỏa thuận về thay đổi khí hậu'
Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Thụy Điển (phải) muốn có những nhân nhượng về thay đổi khí hậu
Thủ tướng Đan Mạch nói ông không cho rằng một thỏa thuận có giá trị pháp lý về thay đổi khí hậu sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc vào tháng Mười Hai ở Copenhagen.
Ông Laks Loekke Rasmussen tuyên bố như vậy trước cuộc họp thượng đỉnh của Liên Hiệp Châu Âu EU mà trong đó thay đổi khí hậu sẽ là một trong những chủ đề chính.
Các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng còn cần phải quyết định về chuyện làm sao để Cộng hòa Czech thông qua Hiệp ước Lisbon mà tất cả các nước EU khác đã thông qua nhằm cải tổ Châu Âu.
Hiệp ước sẽ tạo ra chức Chủ tịch EU và các nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn tới chuyện ai sẽ giữ vai trò này.
Hội thị Thượng đỉnh Khí hậu ở Copenhagen của Liên Hiệp Quốc sẽ cố gắng đưa ra một hiệp ước khí hậu toàn cầu mới để thay thế Nghị định thư Kyoto.
Nhưng ông Rassmusen nói ông không tin rằng thỏa thuận cuối cùng về giảm khí thải nhà kính có thể đạt được tại cuộc gặp.
''Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có thể quyết định được mọi chi tiết cụ thể cho một cơ chế có giá trị pháp lý,'' ông nói.
Tuy nhiên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng ngay cả khi không có hiệp định ở Copenhagen thì ông vẫn tin rằng có thể đạt được sự đồng nhất về chính trị.
''Chúng tôi không hạ thấp hy vọng,'' ông nói.
''Nếu chúng tôi có thể đồng ý về bốn khía cạnh chính trị, đó đã là thành công lớn về thay đổi khí hậu.''
Tại cuộc họp thượng đỉnh EU ở Brussels, các nhà lãnh đạo Châu Âu sẽ bàn về những khác biệt liên quan tới chuyện mỗi thành viên EU sẽ phải đóng góp bao nhiêu tiền để giúp các nước đang phát triển đối phó với ấm nóng toàn cầu.
Ủy hội Châu Âu đã đề nghị các nước Châu Âu chi ra 22 tỷ đô la mỗi năm từ năm 2013 để giúp các nước phát triển đối phó với thay đổi khí hậu.
Trong khi đó các nhóm vận động môi trường nói Châu Âu phải đóng góp gấp đôi mức này.
'Nguy cơ bế tắc'
Ngay trước hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Fredrik Reinfeldt của Thụy Điển, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Châu Âu, đã thúc giục những người tương nhiệm của ông có thỏa hiệp về số tiền đóng góp cho các nước đang phát triển.
Ống khói
EU muốn giảm 20% khí CO2 vào năm 2020
''Chúng ta có nguy cơ bế tắc trong đàm phán,'' ông nói.
''Những nền kinh tế đang phát triển đang cần tài chính và nếu không có tiền họ sẽ không thể đạt được mục tiêu giảm khí thải nhà kính.''
Ba Lan và các nước Trung và Đông Âu khác nói họ quá nghèo và không thể đóng góp nhiều được, phóng viên đài BBC ở Brussels, Oana Lungescu cho biết.
EU cam kết giảm khí CO2 20% vào năm 2020 và 30% nếu các nước khác cùng tham gia.
Các nước đang phát triển nói rằng các nước phát triển phải chịu trách nhiệm chính trong việc giảm khí CO2 vì chính họ là những nước gây ô nhiễm lớn nhất.
Hội nghị thượng đỉnh hai ngày ở Brussels cũng sẽ còn phải bàn về việc phê chuẩn hiệp ước Lisbon của Cộng hòa Czech.
Tổng thống Czech Vaclav Klaus là nhà lãnh đạo EU duy nhất còn chưa ký hiệp ước.
Ông Klaus, vốn là người hoài nghi về tính chất của EU sợ rằng người Đức thiểu số có thể dùng hiệp ước để đòi lại đất họ mất về tay Cộng hòa Czech sau Thế Chiến II.
BBC: Tiền cho thay đổi khí hậu ở đâu?
Cuộc điều tra của đài BBC phát hiện rằng các nước giàu đã lờ đi khoản tiền lớn hứa trả cho các quốc gia đang phát triển để đối phó thay đổi khí hậu.
Các nước giàu hứa 410 triệu đôla một năm trong một tuyên bố năm 2001 - nhưng không rõ số tiền đã được trả hay chưa.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cáo buộc các nước công nghiệp không giữ lời hứa.
EU nói số tiền đã được trả trong những thỏa thuận song phương, nhưng thừa nhận họ không thể cung cấp dữ liệu để chứng minh.
Số tiền được cam kết trong Tuyên bố Bonn 2001, được 20 nước công nghiệp ký, trong đó có 15 nước làm thành EU khi ấy, cộng thêm Canada, Iceland, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ.
Họ nói họ sẽ trả 410 triệu đôla một năm cho tới 2008. Không rõ ngày bắt đầu trả tiền, nhưng tổng số tiền phải là từ 1.6 tỉ đến 2.87 tỉ đôla.
Nhưng BBC World Service phát hiện rằng chỉ có 260 triệu đôla đã được đưa vào hai quỹ của LHQ.
Ông Ban Ki-moon nói: "Đã có những lời hứa chưa được thực hiện đầy đủ. Đây là vấn đề niềm tin."
Vấn đề tài chính cho các nước đang phát triển là một trong các chủ đề tại hội nghị Copenhagen tháng tới.
Các nước nghèo có thể không ký vào thỏa thuận mới trừ phi họ tin rằng các nước giàu giữ lời hứa, và thỏa mãn với cơ chế quản lý nguồn quỹ.
Các chính phủ công nghiệp ký vào Tuyên bố Bonn thì nói họ chưa bao giờ có ý định chỉ đặt tiền vào các quỹ LHQ.
Họ nói Tuyên bố cho phép họ xài tiền theo những cách "song phương và đa phương".
Artur Runge-Metzger, nhà đàm phán khí hậu của EU, khẳng định EU đã giữ lời.
Ông nói: "Chúng tôi có thể nói chúng tôi đã giữ lời hứa, tài chính khí hậu đã tăng tốc."
Nhưng ông này thừa nhận EU không thể cung cấp dữ liệu để chứng tỏ họ đã trả tiền thông qua các kênh song phương và đa phương.
Richard Myungi, nhà đàm phán cho Các nước Ít Phát triển Nhất, nói: "Chúng tôi bực tức, chúng tôi cảm thấy bị phản bội."
Boni Biagini, người quản lý các quỹ LHQ, cũng tin rằng lẽ ra phải có nhiều tiền hơn được trả.
"Những con số này không đến 410 triệu đôla một năm."
Tuyên bố Bonn có nhiều điểm không rõ ràng và đã dẫn tới sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nói mọi thỏa thuận tài chính được ký tại Copenhagen phải rõ ràng.
BBC:Commonwealth ủng hộ quỹ biến đổi khí hậu
Hội nghị Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad
Khối Thịnh vượng Anh đưa ra thông điệp mạnh mẽ
Giới lãnh đạo trong khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth) ủng hộ kế hoạch lập quỹ giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu và cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.
Ngân quỹ này do hai nhà lãnh đạo Anh và Pháp đề nghị tại cuộc ḥop thượng đỉnh của khối tổ chức ở Trinidad, sẽ bắt đầu năm sau với 10 tỉ USD một năm cho đến 2012.
Nhiều nước trong khối là đảo quốc bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao.
Lãnh đạo các nước cũng kêu gọi hội nghị biến đổi khí hậu của LHQ vào tháng 12 ở Copenhagen làm sao phải đạt kết quả kiên quyết nhất có thể.
Các nước đồng ý cần có thỏa thuận có tính cách ràng buộc quốc tế, nhưng chấp nhận phải chờ đến 2010 may ra mới có được một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý.
''Nghiêm túc''
Thủ tướng Anh, Gordon Brown, và Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đã công bố sáng kiến này tại hội nghị của Khối thịnh vượng Anh ở Trinidad.
Nước Anh cung cấp 800 triệu USD trong vòng 3 năm, và số tiền này đã được đưa vào ngân sách.
"Tôi nghĩ các nước đang phát triển cần biết là chúng ta hoàn toàn nghiêm túc và chúng tôi bắt đầu từ bây giờ," Reuters trích thuật ông Brown đã nói.
AFP thì trích dẫn ông Sarkozy đã đề nghị một chương trình kiếm tiền cho quỹ 10 tỉ/năm từ 2010-12, và "một kế hoạch đầy tham vọng" cho những năm sau đó.
Nhưng ông Sarkozy không cho biết Pháp sẵn sàng đóng góp bao nhiêu.
Ông Sarkozy, cùng với Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, và Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Loekke Rasmussen, là những người có tiếng nói nặng ký tại hội nghị Copenhagen.
Áp lực
Trong diễn văn khai mạc cuộc họp ở Trinidad, Nữ hoàng Anh Elizabeth II nói vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội cho các nước một lần nữa có vai trò dẫn đầu.
"Sự đe dọa đối với môi trường của chúng ta không phải một quan ngại mới nhưng nay là một sự thách thức toàn cầu vốn ảnh ưởng đến an ninh và ổn định của hàng triệu người trong những năm tới," bà nói.
Thủ tướng Úc, Kevin Rudd, ca ngợi sự đồng thuận của khối Thịnh vượng Anh, vì theo ông, ''thời điểm để hành động vì biến đổi khí hậu đã đến''.
Đây là hội nghị thượng đỉnh sau cùng trước khi có hội nghị Copenhagen 7/12 mà trong số các nguyên thủ quốc gia tham dự có Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama.
Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới, đều đã hứa sẽ cắt giảm khí thải.
Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, nói khi nước ông lần đầu tiên công bố chỉ tiêu cắt giảm khí thải đó sẽ là những con số tham vọng.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ chỉ làm vậy với điều kiện các nước khác phải chia sẻ gánh nặng này.
BBC:Thay đổi khí hậu đe dọa Australia
Bãi biển của Úc
Hơn sáu triệu dân Úc sống ở các thành phố ven biển.
Người Úc có thể phải dời nhà xây gần biển để dọn tới chỗ cao hơn vì đe dọa của tình trạng ấm nóng toàn cầu.
Bản tường trình của quốc hội Úc kêu gọi cần hành động khẩn trương, khi các dự đoán nói rằng đến cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 80cm.
Khoảng 80% phần trăm dân số Úc sống ở các vùng ven biển. Tường trình gợi ý trong tương lai luật quy hoạch nên cấm xây dựng khu dân cư gần biển.
Phái viên cho hay giới chức Úc hiện giờ đang chia rẽ giữa việc rút lui khỏi bờ biển hay ở lại để bảo vệ chúng.
Cảnh quan bờ biển
Bản tường trình, tựa đề Quản lý vùng duyên hải trong bối cảnh thay đổi khí hậu, kêu gọi giới chức xem xét khả năng dùng "công cụ chính sách để hạn chế xây dựng nhà ở trong vùng duyên hải, do mực nước biển dâng cao.”
Tường trình dự kiến lượng bất động sản có giá khoảng 137 tỷ USD hiện đang bị mực nước biển dâng cao đe dọa.
Tường trình đưa ra khoảng 50 kiến nghị, từ kế hoạch theo dõi bờ biển và hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan ban ngành, cho đến xem lại luật xây dựng để đối phó với các cơn bão lớn và tình trạng đất đai sói mòn.
Tường trình không kêu gọi chính phủ ép người dân di chuyển vào đất liền. Tuy nhiên những người chấp bút đề nghị thành lập một ủy ban độc lập tìm hiểu về cách di dời dân.
Các thành phố lớn của Úc nằm dọc theo biển. Nơi này có khoảng sáu triệu người Úc sống, theo bản tường trình.
Alan Stokes, giám đốc của ban soạn thảo nói cấm xây cất tại một số khu vực là điều cần thiết nếu chính phủ muốn ngăn chặn việc tổn thất nhân mạng trong trường hợp thiên tai quy mô lớn, như tsunami, ập đến.
Ông nói: "Chuyện nước Úc tiếp tục sống gần biển hay ven biển là điều không cần bàn cãi.
"Tuy nhiên chúng ta cần để ý phần nào của vùng duyên hải nên phát triển, phần nào thì không.”
Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu, cơ quan thành lập dưới sự bảo trợ của LHQ, dự tính rằng, tới năm 2100 mực nước biển sẽ tăng, có nơi tới 80cm.

These are some of the actions we would be prepared to take as individuals

1. Reduce, Reuse, Recycle
Do your part to reduce waste by choosing reusable products instead of disposables. Buying products with minimal packaging (including the economy size when that makes sense for you) will help to reduce waste. And whenever you can, recycle paper, plastic, newspaper, glass and aluminium cans. If there isn't a recycling program at your workplace, school, or in your community, ask about starting one. By recycling half of your household waste, you can save 2,400 pounds of carbon dioxide annually.
2. Use Less Heat and Air Conditioning

Adding insulation to your walls and attic, and installing weather stripping or caulking around doors and windows can lower your heating costs more than 25 percent, by reducing the amount of energy you need to heat and cool your home.
Turn down the heat while you're sleeping at night or away during the day, and keep temperatures moderate at all times. Setting your thermostat just 2 degrees lower in winter and higher in summer could save about 2,000 pounds of carbon dioxide each year.
http://www.greenpeace.org/raw/image_full/international/photosvideos/photos/as-a-part-of-its-campaign-to-p3. Change a Light Bulb
Wherever practical, replace regular light bulbs with compact fluorescent light (CFL) bulbs. Replacing just one 60-watt incandescent light bulb with a CFL will save you $30 over the life of the bulb. CFLs also last 10 times longer than incandescent bulbs, use two-thirds less energy, and give off 70 percent less heat.
If every U.S. family replaced one regular light bulb with a CFL, it would eliminate 90 billion pounds of greenhouse gases, the same as taking 7.5 million cars off the road.
4. Drive Less and Drive Smart
Less driving means fewer emissions. Besides saving gasoline, walking and biking are great forms of exercise. Explore your community's mass transit system, and check out options for carpooling to work or school.
When you do drive, make sure your car is running efficiently. For example, keeping your tires properly inflated can improve your gas mileage by more than 3 percent. Every gallon of gas you save not only helps your budget; it also keeps 20 pounds of carbon dioxide out of the atmosphere.
5. Buy Energy-Efficient Products
When it's time to buy a new car, choose one that offers good gas mileage. Home appliances now come in a range of energy-efficient models, and compact florescent bulbs are designed to provide more natural-looking light while using far less energy than standard light bulbs.
Avoid products that come with excess packaging, especially molded plastic and other packaging that can't be recycled. If you reduce your household garbage by 10 percent, you can save 1,200 pounds of carbon dioxide annually.
6. Use Less Hot Water
Set your water heater at 120 degrees to save energy, and wrap it in an insulating blanket if it is more than 5 years old. Buy low-flow showerheads to save hot water and about 350 pounds of carbon dioxide yearly. Wash your clothes in warm or cold water to reduce your use of hot water and the energy required to produce it. That change alone can save at least 500 pounds of carbon dioxide annually in most households. Use the energy-saving settings on your dishwasher and let the dishes air-dry.
http://www.topnews.in/files/climate-change102.jpg
7. Use the "Off" Switch

Save electricity and reduce global warming by turning off lights when you leave a room, and using only as much light as you need. And remember to turn off your television, video player, stereo and computer when you're not using them.
It's also a good idea to turn off the water when you're not using it. While brushing your teeth, shampooing the dog or washing your car, turn off the water until you actually need it for rinsing. You'll reduce your water bill and help to conserve a vital resource.
8. Plant a Tree
If you have the means to plant a tree, start digging. During photosynthesis, trees and other plants absorb carbon dioxide and give off oxygen. They are an integral part of the natural atmospheric exchange cycle here on Earth, but there are too few of them to fully counter the increases in carbon dioxide caused by automobile traffic, manufacturing and other human activities. A single tree will absorb approximately one ton of carbon dioxide during its lifetime.
9. Encourage Others to ConserveShare information about recycling and energy conservation with your friends, neighbours and co-workers, and take opportunities to encourage public officials to establish programs and policies that are good for the environment. http://weblog.greenpeace.org/climate/ClimateIndiaAlibaagActivity%201.jpg

No comments:

Post a Comment