Friday, September 30, 2011

Môi sinh(3)

Năng lượng mới

Khái niệm về năng lượng


  • Năng lượng là khả năng làm cho các sự kiện xẩy ra.
  • Thế giới sẽ không tồn tại nếu không có năng lượng. sẽ không có gió, chẳng có mây,chẳng có Mặt Trời, chẳng có sông suối và cũng không có sự sống.
  • Vậy năng lượng có ở những đâu?

Năng lượng có ở khắp nơi, nó biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi có bất kỳ một sự kiện nào xẩy ra.

  • Con người là sinh vật thông minh nhất nên đã tìm ra nhiều cách để sử dụng nguồn năng lượng có sẵn nhằm cải thiện điều kiện sống của mình.

  • theo tôi giáo dục môi trường là nhận thức
  • năng lượng mà các bạn viết không có tính xây dựng, năng lượng là một khái niệm rất khó có thể mô tả.Tôi đã tìm hiểu về khái niệm năng lượng với ý nghĩa diễn đạt khác với vật lí học, nhưng không thể tìm thấy.

Theo vật lí hoc, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.Vậy phải chăng, về mặt đời sống kinh tế, năng lượng có nghĩa là những dạng vật chất có khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất và có thể mang lại lợi ích cho con người
Phân loại các dạng năng lượng trong tự nhiên

Người ta có thể chia ra các loại năng lượng chính trong tự nhiên là:

  • Nhiệt năng
  • Quang năng
  • Cơ năng
  • Điện năng
  • Năng lượng hạt nhân
  • Năng lượng sống (năng lượng trong cơ thể sinh vật, giúp cho sinh vật sống hay vận động...)

Vậy theo các bạn còn có bao nhiêu loại năng lượng?

Các bạn hãy cho ý kiến đóng góp nhé

Xin chân thành cảm ơn.

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời.

Thiết bị quang điện tại Berlin (Đức)
Khái niệm

NĂNG LƯỢNG Trắc nghiệm - Trắc nghiệm về nhà năng lượng , các phòng chức năng và mức tiêu thụ điện của mỗi phòng.

Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.

Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là do Mặt Trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ.

Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông thường là dùng để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người thì Mặt Trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là vô tận. Mặt Trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển Trái Đất. Những quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy và nhiệt lượng của Mặt Trời đã được con người sử dụng trong quá khứ. Quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp là sức nước nhìn theo phương diện sử dụng kỹ thuật và theo phương diện phí tổn sinh thái.

Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều. Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại "vô tận" thì phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện trên bình diện kỹ thuật, và phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các lò phản ứng tái sinh (breeder reactor), khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay thorium có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng tái tạo mặc dù là thường thì chúng không được tính vào loại năng lượng này.
Phân loại năng lượng tái tạo

Trang trại gió tại Lübz, Mecklenburg-Vorpommern, Đức

Tập tin:795px-OTEC in Hawaii.jpg
Nhà máy điện dùng nhiệt lượng của biển tại Hawai, Hoa Kỳ

Nguồn gốc từ bức xạ của Mặt Trời


Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.

Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.

Năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.

Một phản ứng quang hóa tự nhiên là quá trình quang hợp. Quá trình này được cho là đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái sinh mà các nền công nghiệp của thế kỷ 19 đến 21 đã và đang tận dụng. Nó cũng là quá trình cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo gia súc và củi đốt, những nguồn năng lượng sinh học tái tạo truyền thống. Trong tương lai, quá trình này có thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái tạo ở nhiên liệu sinh học, như các nhiên liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.

Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai thác được. Trái Đất, trong mô hình năng lượng này, gần giống bình đun nước của những động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời, thành động năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và không khí, và thay đổi tính chất hóa học và vật lý của các dòng chảy này.

Thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy phát điện của các công trình thủy điện. Một dạng tận dụng năng lượng dòng chảy sông suối có trước khi thủy điện ra đời là cối xay nước. Dòng chảy của biển cũng có thể làm chuyển động máy phát của nhà máy điện dùng dòng chảy của biển.

Dòng chảy của không khí, hay gió, có thể sinh ra điện khi làm quay tuốc bin gió. Trước khi máy phát điện dùng năng lượng gió ra đời, cối xay gió đã được ứng dụng để xay ngũ cốc. Năng lượng gió cũng gây ra chuyển động sóng trên mặt biển. Chuyển động này có thể được tận dụng trong các nhà máy điện dùng sóng biển.

Đại dương trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí và do đó thay đổi nhiệt độ chậm hơn không khí khi hấp thụ cùng nhiệt lượng của Mặt Trời. Đại dương nóng hơn không khí vào ban đêm và lạnh hơn không khí vào ban ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ này có thể được khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong các nhà máy điện dùng nhiệt lượng của biển.

Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nước biển, một phần năng lượng đó đã được dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nước mặn của biển. Nhà máy điện dùng phản ứng nước ngọt - nước mặn thu lại phần năng lượng này khi đưa nước ngọt của dòng sông trở về biển.
Nguồn gốc từ nhiệt năng của Trái Đất

Nhiệt năng của Trái Đất, gọi là địa nhiệt, là năng lượng nhiệt mà Trái Đất có được thông qua các phản ứng hạt nhân âm ỉ trong lòng. Nhiệt năng này làm nóng chảy các lớp đất đá trong lòng Trái Đất, gây ra hiện tuợng di dời thềm lục địa và sinh ra núi lửa. Các phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất sẽ tắt dần và nhiệt độ lòng Trái Đất sẽ nguội dần, nhanh hơn nhiều so với tuổi thọ của Mặt Trời.

Địa nhiệt dù sao vẫn có thể là nguồn năng lượng sản xuất công nghiệp quy mô vừa, trong các lĩnh vực như:


Nguồn gốc từ động năng hệ Trái Đất - Mặt Trăng


Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng với trường lực quán tính ly tâm không đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy quyển Trái Đất (và ở mức độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đấtthạch quyển Trái Đất). Hình elipsoit này cố định so với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi Trái Đất tự quay quanh nó, dẫn đến mực nước biển trên một điểm của bề mặt Trái Đất dâng lên hạ xuống trong ngày, tạo ra hiện tượng thủy triều.

Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong các nhà máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do tiêu thụ dần động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của Mặt Trời.
Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ

Ngoài các nguồn năng lượng nêu trên dành cho mức độ công nghiệp, còn có các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ dùng trong một số vật dụng:

  • Một số đồng hồ đeo tay dự trữ năng lượng lắc lư của tay khi con người hoạt động thành thế năng của lò xo, thông qua sự lúc lắc của một con quay. Năng lượng này được dùng để làm chuyển động kim đồng hồ.
  • Một số động cơ có rung động lớn được gắn tinh thể áp điện chuyển hóa biến dạng cơ học thành điện năng, làm giảm rung động cho động cơ và tạo nguồn điện phụ. Tinh thể này cũng có thể được gắn vào đế giầy, tận dụng chuyển động tự nhiên của người để phát điện cho các thiết bị cá nhân nhỏ như PDA, điện thoại di động...
  • Hiệu ứng điện động giúp tạo ra dòng điện từ vòi nước hay các nguồn nước chảy, khi nước đi qua các kênh nhỏ xíu làm bằng vật liệu thích hợp.
  • Các ăngten thu dao động điện từ (thường ở phổ radio) trong môi trường sang năng lượng điện xoay chiều hay điện một chiều. Một số đèn nhấp nháy gắn vào điện thoại di động thu năng lượng sóng vi ba phát ra từ điện thoại để phát sáng, hoạt động theo cơ chế này.
Tầm quan trọng toàn cầu
Các mô hình tính toán trên lý thuyết

Năng lượng tái tạo có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạchnăng lượng nguyên tử. Trên lý thuyết, chỉ với một hiệu suất chuyển đổi là 10% và trên một diện tích 700 x 700 km ở sa mạc Sahara thì đã có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời.

Trong các mô hình tính toán trên lý thuyết người ta cũng đã cố gắng chứng minh là với trình độ công nghệ ngày nay, mặc dầu là bị thất thoát công suất và nhu cầu năng lượng ngày một tăng, vẫn có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về năng lượng điện của châu Âu bằng các tuốc bin gióchâu Phi hay là bằng các tuốc bin gió được lắp đặt ngoài biển (off-shore). Sử dụng một cách triệt để các thiết bị cung cấp nhiệt từ năng lượng mặt trời cũng có thể đáp ứng nhu cầu nước nóng. dọc theo bờ biển phía Tây
Năng lượng tái tạo và hệ sinh thái

  • Người ta hy vọng là việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích về sinh thái cũng như là lợi ích gián tiếp cho kinh tế.

  • So sánh với các nguồn năng lượng khác, năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được các hậu quả có hại đến môi trường. Nhưng các ưu thế về sinh thái này có thực tế hay không thì cần phải xem xét sự cân đối về sinh thái trong từng trường hợp một. Thí dụ như khi sử dụng sinh khối phải đối chiếu giữa việc sử dụng đất, sử dụng các chất hóa học bảo vệ và làm giảm đa dạng của các loài sinh vật với sự mong muốn giảm thiểu lượng CO2.

  • Việc đánh giá các hiệu ứng kinh tế phụ cũng còn nhiều điều không chắc chắn. Sử dụng năng lượng tái tạo rộng rãi và liên tục có thể tác động đến việc phát triển của khí hậu Trái Đất về lâu dài.
Mâu thuẫn về lợi ích trong công nghiệp năng lượng
Khác với các nước đang phát triển, những nơi mà cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển, việc mở rộng xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo trong các nước công nghiệp gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các công nghệ năng lượng thông thường. Về phía các tập đoàn năng lượng mà sự vận hành các nhà máy điện dựa trên năng lượng hóa thạch, sự tồn tại vẫn là một phần của câu hỏi. Nhưng trong mối quan hệ này cũng là câu hỏi của việc tạo việc làm mới trong lãnh vực sinh thái cũng như trong lãnh vực của các công nghệ mới.

Hệ thống cung cấp điện đã ổn định tại các nước công nghiệp như Đức dựa trên một hạ tầng cơ sở tập trung với các nhà máy phát điện lớn và mạng lưới dẫn điện đường dài. Việc cung cấp điện phi tập trung ngày một tăng thông qua các thiết bị dùng năng lượng gió hay quang điện có thể sẽ thay đổi hạ tầng cơ sở này trong thời gian tới.
Mâu thuẫn về lợi ích trong xã hội

Việc sử dụng năng lượng tái tạo có thể làm cho việc can thiệp vào môi trường trở nên cần thiết, một việc có thể trở thành bất lợi cho những người đang sống tại đó. Một thí dụ cụ thể là việc xây đập thủy điện, như trong trường hợp của đập Tam HiệpTrung Quốc khoảng 2 triệu người đã phải dời chỗ ở.Nghị định thư Kyoto năm 1997 là một mốc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Lần đầu tiên chính phủ các nước tham gia nghị định thư đã chấp nhận sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với mức phát thải khí nhà kính của mình.
Đồng thời Nghị định thư cũng đã đưa ra các cơ chế hợp tác nhằm mục đích đạt được chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước phát triển song song với việc hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Trong số các cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto thì Cơ chế phát triển sạch (CDM) đang được quan tâm triển khai rộng nhất.
Cơ chế phát triển sạch CDM là gì ?
CDM là tên viết tắt tiếng Anh: Clean Development Mechanism – cơ chế phát triển sạch – được quy định tại điều 12 của nghị định thư Kyoto.
Quy định này cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển, gọi là dự án cơ chế phát triển sạch (dự án CDM ), để nhận được tín dụng dưới dạng các “chứng nhận giảm phát thải ”, viết tắt là CERs.
CDM khuyến khích các công ty tư nhân và chính phủ các nước phát triển đầu tư cho các dự án tại các nước đang phát triển nhằm giảm hoặc tránh không phát thải, ví dụ như chuyển sang công nghệ sạch.
Nói một cách khác là các nước phát triển có thể giảm chỉ tiêu phát thải của họ qua các chứng nhận giảm phát thải mà họ đã đầu tư cho các nước đang phát triển.
Dự án CDM là dự án phải được đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường, có hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính.
Sở dĩ CDM được các nước phát triển lẫn đang phát triển đặc biệt quan tâm vì dựa trên tinh thần và mục tiêu như trên, CDM sẽ là cơ chế để các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của mình với chi phí hiệu quả hơn.
Trong khi đó, đối với các nước đang phát triển, CDM sẽ mang lại sự đầu tư sạch và gia tăng cho các dự án giảm nhẹ, đồng thời trợ giúp các nước đang phát triển thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước này. Hơn nữa các dự án CDM sẽ là nguồn đầu tư nước ngoài mà bất kỳ một nước đang phát triển nào đều rất cần.
Một trong những mục tiêu chính của CDM là thúc đẩy đạt được phát triển bền vững tại các nước đang phát triển. Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với chính phủ của các nước đang phát triển phải đưa ra được các chính sách phát triển có tính đến các yếu tố trọng tâm là : Kinh tế, môi trường và xã hội.
Theo quy định chung của quốc tế thì các dự án CDM được xây dựng xung quanh 15 lĩnh vực. Tùy theo hòan cảnh mà mỗi nước có thể ưu tiên các lĩnh vực khác nhau.
Một số tiêu chí để xác định dự án CDM ưu tiên là: Chi phí yêu cầu trên một đơn vị (tấn) carbon giảm (khía cạnh tài chính), khả năng tạo công ăn việc làm (khía cạnh xã hội và phát triển), các tác động môi trường địa phương (khía cạnh kinh tế và môi trường) và hiệu quả về công nghệ.
Theo đánh giá của các chuyên gia về môi trường thì Việt Nam có tiềm năng lớn để thực thi các dự án CDM trên các lĩnh vực then chốt như: năng lượng sạch, xử lý rác thải và nước thải, cắt giảm sử dụng xăng dầu, đầu tư về giao thông công cộng, thay thế nguyên vật liệu xây dựng tại chỗ giá rẻ và tiêu hao ít năng lượng…Tuy nhiên theo theo thông tin từ Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì các dự án CDM ở Việt Nam đã đăng ký « chứng nhận phát thải thải CERs » mới chỉ đạt con số hơn một triệu, trong lúc mà hiện tại đã có gần 400 triệu đơn vị của các nước đang phát triển đã đăng ký và được cấp CERs.Đây là cơ chế hợp tác giữa một bên là các nước có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, tức các nước công nghiệp phát triển và một bên là các nước đang phát triển, không có nghĩa vụ giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Thực hiện dự án CDM, các nước đang phát triển sẽ nhận được nguồn đầu tư mới từ nước ngoài và tiếp nhận các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu.
CDM thường được các nhà hoạt động về môi trường nhắc đến. Vậy CDM là gì? Từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, những bằng chứng khoa học liên tiếp được đưa ra về sự biến đổi khí hậu toàn cầu thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của công chúng. Một loạt các hội nghị quốc tế đã được tổ chức để đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp cho một bản hiệp ước chung về vấn đề này. Do đó, công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được 155 nước thông qua vào tháng 06/1992.
Mục tiêu của công ước là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính (GHG) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được trước những tác động của con người. Công ước đã được cụ thể hoá bằng nghị định thư Kyoto (ra đời tháng 12/1997 và có hiệu lực từ 16/02/2005) với những quy định về tỉ lệ giảm phát thải đối với các quốc gia phát triển và các hình thức xử phạt nếu không tuân thủ..Nghị định thư bắt buộc những quốc gia thành viên bằng mọi giá cần phải cắt giảm phát thải khí nhà kính của họ xuống 5% so với mức phát thải tại thời điểm năm 1990. Đây thực sự là trách nhiệm nặng nề đối với những quốc gia công nghiệp hóa. Vì vậy, 3 cơ chế mềm dẻo đã được đưa ra nhằm giúp những nước này có thể đạt được mục tiêu, đồng thời mang lại sự phát triển bền vững cho những quốc gia đang phát triển. Đó là cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation viết tắt là JI), cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (International Emission Trade viết tắt là IET) và cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism viết tắt là CDM). Trong đó cơ chế JI và IET chỉ là sự giao dịch giữa các quốc gia công nghiệp hóa với nhau, còn cơ chế CDM thực sự là một cơ hội cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bà Lê Võ Hoàng Lan – Phòng Quản lý chất thải rắn - Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết:Khí hậu trái đất ngày càng nóng lên dẫn đến nhiều thảm họa thiên nhiên do các khí hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O, CH4, HFC, …) phát sinh từ các hoạt động của con người. Một nghị định thư được ký kết tại Kyoto vào năm 1997 – gọi là Nghị định thư Kyoto – với các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của 39 nước phát triển.
Nhằm giúp các nước này đạt được mục tiêu của mình, Nghị định thư Kyoto thiết lập ba “cơ chế mềm dẻo”: “Mua bán phát thải” (mua bán các chứng chỉ phát thải giữa các nước phát triển); “Đồng thực hiện” (mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua các dự án giảm phát thải thiết lập tại các nước phát triển) và “Cơ chế phát triển sạch - Clean Development Mechanism, CDM”. CDM là cơ chế duy nhất có liên quan tới các nước đang phát triển.
Cơ chế này cho phép các nước phát triển đạt được một phần nghĩa vụ của mình thông qua các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển.
Mục tiêu chính của CDM:
- Giúp đỡ các nước đang phát triển đạt phát triển bền vững.
- Tạo thuận lợi cho các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình thông qua các dự án triển khai tại các nước đang phát triển.
Lượng khí nhà kính thu được từ mỗi dự án CDM sẽ được đo lường bằng các phương pháp đã được quốc tế thông qua và được thể hiện bằng đơn vị đo lường chuẩn gọi là các CERs – Certified Emission Reductions”(1CER = 1 tấn CO2).
Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực vào ngày 15-2-2005, sau khi Cộng hòa Liên bang Nga ký kết tham gia, các CERs này bắt đầu được mua bán trên thị trường và trở thành một loại hàng hóa.
Những lợi ích từ CDMCó thể hiểu nôm na CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.
Với cam kết phải cắt giảm GHG, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án CDM ở những nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở quốc gia mình.
Những quốc gia đang phát triển không bị ràng buộc bởi cam kết phải cắt giảm khí nhà kính của nghị định thư Kyoto có thể cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Bởi vậy ngay từ đầu CDM đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa.
Điều kiện để tham gia vào những dự án CDMĐể có thể hưởng lợi từ những dự án CDM, các nước phát triển và đang phát triển phải thỏa mãn 3 điều kiện: Tự nguyện tham gia, thành lập cơ quan quốc gia về CDM (Ở Việt Nam, cơ quan này là Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tài nguyên môi trường.) và phê chuẩn nghị định thư Kyoto. Ngoài ra, các nước phát triển còn phải đặt ra chỉ tiêu giảm phát thải, có hệ thống tính toán GHG, tiến hành kiểm kê hàng năm…Đối tượng tham gia có thể là chính phủ, cơ quan trực thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên.
Vốn đóng góp từ quốc gia đầu tư (quốc gia phát triển) cho một dự án CDM có thể là một phần, toàn phần, cho vay hoặc cho thuê tài chính hoặc hợp đồng mua CERs.
Các dự án CDM thành công được cấp CERs phải nộp mức phí là 2% tổng vốn đầu tư của dự án cho một quỹ riêng, gọi là quỹ thích ứng. Quỹ này giúp những nước đang phát triển thích nghi với những tác động môi trường tiêu cực do biến đổi khí hậu. Ngoài ra những khoản chi phí khác sẽ góp phần thanh toán những chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, những nước kém phát triển có thể sẽ không phải chịu các khoản phí này.

CDM mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp Việt Nam?
Như đã đề cập, CDM là cơ chế duy nhất mà Việt Nam có thể tham gia trong chương trình giảm khí thải nhà kính. Trường hợp của Việt Nam, một dự án CDM được triển khai với kinh nghiệm kỹ thuật, vốn đầu tư, nhân lực của nước phát triển trên cơ sở được Việt Nam hỗ trợ triển khai tại Việt Nam.
Khi một dự án CDM đi vào hoạt động, sản phẩm của nó sẽ là các CER và lợi nhuận sẽ thu được từ việc mua bán, trao đổi các CER này. Việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận giữa các bên tham gia (đơn vị đầu tư của nước phát triển, đơn vị đầu tư của Việt Nam và các bên liên quan khác nếu có). Như vậy, thông qua CDM, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển về vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, nhân lực.
Doanh nghiệp nào có thể đăng ký thực hiện CDM
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể tham gia thiết lập và triển khai một dự án CDM. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập một danh sách các ngành có tiềm năng thực hiện CDM. Chủ yếu là các ngành: giao thông vận tải; tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng; xử lý tiêu hủy chất thải; xây dựng; trồng và tái tạo rừng; các hoạt động sản xuất phát sinh các khí nhà kính (nuôi heo, sản xuất đồ uống có gas…). (Danh sách chi tiết có thể liên hệ Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc http://www.noccop.org.vn )
Có thể nói, CDM thật sự là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có được nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển về cả tài chính, công nghệ và nhân lực. Ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể thực hiện các dự án CDM loại nhỏ và liên kết với nhau để cùng đạt được các CER và tham dự vào thị trường mua bán giảm phát thải.
Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã có hiệu lực để thi hành kể từ ngày 16/2/2005. Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện "Cơ chế phát triển sạch"(CDM: Clean Development Mechanism). Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển thông qua các dự án CDM.
Nghị định thư Kyoto là một thoả thuận ràng buộc quốc tế có tính pháp lý để giảm thiểu khí nhà kính phát thải gây thay đổi khí hậu. Bản thỏa thuận nêu cam kết của các nước công nghiệp hóa giảm phát thải 6 loại khí nhà kính 5% vào năm 2012. Hơn thế nữa là đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi loại khí, các mục tiêu tổng thể đối với tất cả 6 loại khí sẽ được qui đổi "tương đương với CO2" để chỉ còn một số liệu.
Sự cam kết ghi rõ rằng tất cả các bên ký kết vào Nghị định thư phải tuân thủ một số bước bao gồm:
+ thiết kế và triển khai các chương trình giảm thiểu và thích nghi với sự thay đổi khí hậu.
+ chuẩn bị một số liệu thống kê quốc gia về loại bỏ các phát thải bằng cách giảm cạcbon.
+ khuyến khích chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu.
+ thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu và quan sát thay đổi khí hậu, các tác động và các chiến lược đối phó.
Các nước đang phát triển vẫn chưa có ràng buộc pháp lý đối với những mục tiêu giảm phát thải, vì các quốc gia này chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ của phát thải khí nhà kính trong quá khứ.
Sự triển khai dự án CDM trên thế giới: Dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Rio de Janeiro, Brazil từ năm 2004, với lĩnh vực hoạt động là giảm phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải bằng cách thu hồi khí mêtan để sản xuất điện. Theo tính toán, mỗi năm dự án giảm được 31 ngàn tấn mêtan, tương đương với 670 ngàn tấn CO2. Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường và cộng đồng dân cư trong khu vực, đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp thế giới đạt các mục tiêu ngăn chặn biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Ngành năng lượng là lĩnh vực nóng bỏng nhất cho các dự án CDM trên toàn thế giới (52,68%), sau đó là các ngành xử lý và tiêu hủy chất thải (20,77%) và nông nghiệp (7,8%).
Châu Á Thái Bình Dương hiện đang là khu vực sôi động nhất về các dự án CDM. Trong đó, Ấn Độ là nơi có nhiều dự án CDM nhất, còn Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhận được CERs. Đầu tư vào các dự án CDM nhiều nhất là các nước Anh, Ailen, Hà Lan và Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký Công ước Khí hậu, tính đến ngày 16/10/2008, đã có 1184 dự án CDM được Ban chấp hành CDM đăng ký cho thực hiện. Trung bình mỗi năm các dự án tạo ra gần 228 triệu đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CER), tức là gần 228 triệu tấn CO2 tương đương. Nếu tính đến năm 2012, năm kết thúc giai đoạn đầu thực hiện các cam kết trong Nghị định thư Kyoto, tổng số CER do các dự án đã được đăng ký tạo ra sẽ là hơn 1 tỷ 330 triệu. Nếu tính cho toàn bộ số dự án có trong danh mục, số CERs dự tính đến 2012 là hơn 2 tỷ 700 triệu đơn vị. Bốn nước đứng đầu về số dự án được thực hiện và số CER thu được hàng năm là Ấn Độ, chiếm 30,24% số dự án, thu được hơn 31 triệu CER/năm (13,67% tổng CER thu được); tiếp sau là Trung Quốc, tuy chỉ chiếm 23,73% số dự án nhưng tạo ra hơn 120 triệu CER/năm (52,74%); Brasil chiếm 12,25% số dự án và thu được hơn 19 triệu CER/năm (8,53%); Mexico chiếm 8,95% số dự án với hơn 7 triệu CER/năm (3,25%). Hàn Quốc tuy có số dự án ít hơn Mexico nhưng số CER thu được lại nhiều hơn hai lần, đạt gần 15 triệu CER/năm, chiếm 6,41% tổng CER thu được hàng năm của các dự án CDM.
Tổng số CERs đã được Ban chấp hành CDM phát hành cho các nước chủ trì dự án (tính đến 16/10/2008) là hơn 200 triệu đơn vị, trong đó Trung Quốc nhận được 37,54%, Ấn Độ được 24,59%, Hàn Quốc được 15,35% và Brasil được 12,31%. Việt Nam chỉ có 2 dự án được đăng ký nhưng số CER nhận được cũng chiếm 2,24%, tương đương khoảng 4,5 triệu đơn vị.
Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế.
Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:
QUY TRÌNH DỰ ÁN CDM
1. Thiết kế và xây dựng dự án
2. Phê duyệt quốc gia
3. Phê chuẩn/đăng ký
4. Tài chính dự án
5. Giám sát
6. Thẩm tra/chứng nhận
7. Ban hành CERs
Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).
HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ CÁC DỰ ÁN CDM ĐỒNG HƯỞNG LỢI TẠI VIỆT NAM:
Trong khuôn khổ chuyến thăm thực tế lần thứ nhất đối với việc phát triển các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) Đồng hưởng lợi sử dụng các dự án tín dụng ODA tại Việt Nam, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ) phối hợp với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã tổ chức Hội nghị Bàn tròn thảo luận về vấn đề này tại Câu lạc bộ Báo chí vào ngày 22 tháng 8 năm 2008.
Tham dự Hội nghị có đại diện của Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu Bộ TN&MT; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Tài chính; Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Về phía các Tổ chức Quốc tế có Bộ Môi trường Nhật Bản; Văn phòng JBIC tại Việt Nam; Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES); Trung tâm Hợp tác Môi trường Hải ngoại, Nhật Bản (OECC); Công ty tư vấn Pacific.
Trong chuyến thăm lần này, phía Nhật Bản đã tiến hành khảo sát thực tế tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh để xem xét việc hợp tác thực hiện các dự án CDM Đồng hưởng lợi liên quan đến lĩnh vực năng lượng và xử lý chất thải tại Việt Nam.
Phê duyệt dự án CDM:
Từ tháng 6/2008 đến tháng 8/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đã phê duyệt 23 Tài liệu Thiết kế Dự án (PDD) theo CDM. Bao gồm:
Thuỷ điện Sông Ông Tổng tiềm năng giảm phát thải: 164.782tCO2/07 năm
Thuỷ điện Yan Tann Sien 319.100tCO2/07 năm
Thuỷ điện Khe Soong và Hợp Thành 167.140tCO2/07 năm
Thuỷ điện Thái An 1460.367tCO2/07 năm
Thuỷ điện Bản Chuồng 92.430tCO2/10 năm
Thuỷ điện Yên Lập 37.420tCO2/10 năm
Cụm thuỷ điện Nậm Tha 495.322tCO2/07 năm
Thuỷ điện Đắk Pône 280.286tCO2/07 năm
Nồi hơi đốt trấu 686.581tCO2/10 năm
Đồng phát nhiện điện trấu Đình Hải 287.825tCO2/07 năm
Xử lý nước thải và thu hồi khí mê-tan để phát triển 784.876tCO2/07 năm
điện tại Nhà máy Cồn nhiên liệu Đồng Xanh
Nhà máy điện gió Bình Thuận số 1-30MW 405.921tCO2/07 năm
Thuỷ điện An Điềm II 318.165tCO2/07 năm
Trích khí sinh học từ nước thải sản xuất tinh bột mì 644.273tCO2/07 năm
và sử dụng cho Công ty Cổ phần Nông sản
thực phẩm Quảng Ngãi
Thuỷ điện H’Mun 448.790tCO2/10 năm
Thuỷ điện Bản Rạ 454.740tCO2/10 năm
Thuỷ điện Ia Puch 3 200.810tCO2/10 năm
Thuỷ điện Nậm Xây Luông 1 201.606tCO2/10 năm
Thuỷ điện Mường Hum 559.454tCO2/07 năm
Thuỷ điện Đắk N’Teng 248.773tCO2/07 năm
Thuỷ điện Ngòi Phát 2.157.833tCO2/10 năm
Thuỷ điện Ea Drăng 2 123.851tCO2/07 năm
Thuỷ điện La Hiêng 2 237.951tCO2/07 năm

Theo PDD, các Dự án này sẽ khuyến khích, thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và đáp ứng một phần nhu cầu điện đang gia tăng ở các tỉnh, thành phố trên. Các Dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường ở địa phương và giảm phát thải khí nhà kính.
Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án đang triển khai tiếp các bước cần thiết theo chu trình dự án CDM.Những lợi ích của CDM:
CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận được chứng chỉ dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận” (CER) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ… với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hoá sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hoá triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho loài người. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch… Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.

Tiềm năng của Việt Nam:
Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tích cực nhất vào những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM, được gọi tắt là DNA, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào các dự án CDM quốc tế. Đó là: 1. Tham gia hoàn toàn tự nguyện, 2. Phê chuẩn công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và ký kết nghị định thư Kyoto, 3. Thành lập DNA của quốc gia.
Về mặt quản lý nhà nước, bên cạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường được lựa chọn làm DNA còn có Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành (CNECB) nhằm tư vấn, chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt động và tham gia đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam. Ban này bao gồm 12 đại diện của 9 bộ, ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Tháng 04/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010, trong đó đề cao mục tiêu huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại.
Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM được thể hiện rõ trong Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, trong đó quy định các doanh nghiệp này sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất và trong một số trường hợp sản phẩm của dự án CDM sẽ được trợ giá."Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt".
Kiểm toán môi trường phải trả lời được các câu hỏi mà các nhà quản lý công ty đưa ra:
· Chúng tôi đang làm gì ? Cụ thể, liệu có phải tuân thủ tất cả các luật, quy định của Chính phủ, hướng dẫn hay không?
· Chúng tôi có thể làm tốt hơn không? Cụ thể ở những khu vực không được quy định, các hoạt động có thể được tăng cường để giảm thiểu tác động môi trường ?
· Chúng tôi có thể làm điều đó với chi phí rẻ hơn không ?
· Chúng tôi phải làm gì nữa ?
Mục đích của Kiểm toán môi trường là giúp vào việc bảo vệ môi trường, sức khoẻ, an toàn bằng các biện pháp:
· Tạo điều kiện cho việc kiểm soát, quản lý các thực tế môi trường;
· Đánh giá sự tuân thủ các chính sách công ty, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về quy chế.
Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý chỉ có giá trị khi được hình thành trong một hệ thống quản lý tổng thể. Nó không thể đứng đơn độc. Nó là một công cụ giám sát trợ giúp việc ra quyết định và giám sát quản lý.
Kiểm toán gồm những công việc gì ?
Quy trình chính sẽ gồm các giai đoạn trước Kiểm toán , kiểm toán chính và sau kiểm toán
Những hoạt động trước kiểm toán .
Trên thực tế, tiến trình kiểm toán môi trường được bắt đầu với một số hoạt động trước khi thực sự bước vào giai đoạn kiểm toán chính. Những hoạt động này bao gồm: lựa chọn đối tượng kiểm toán , lên kế hoạch đối với đối tượng đó, tuyển chọn đoàn thanh tra, xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm: xác định phạm vi kiểm toán , lựa chọn những chủ đề ưu tiên, chỉnh lý tài liệu thanh tra và phân bổ nguồn lực của đoàn kiểm toán . Trong giai đoạn này, người ta có thể thực hiện những chuyến thăm trước đến cơ sở cần thanh tra nhằm thu thập những thông tin cơ bản hoặc đưa ra những bản câu hỏi.
Giai đoạn kiểm toán chính.
Giai đoạn kiểm toán chính bao gồm 5 bước
1.Tìm hiểu quy chế và hệ thông quản lý nội bộ.
Bước đầu tiên mà đoàn kiểm toán tiến hành đó là tìm hiểu hệ thống quản lý nội bộ về môi trường, sức khoẻ và an toàn, những hoạt động chính thức hoặc không chính thức nhằm đưa ra những quy định, hướng dẫn về những khâu có thể gây tác động lên môi trường của cơ sở cần kiểm toán . Theo nghĩa rộng, kiểm soát nội bộ bao gồm thủ tục quản lý và trang thiết bị hoặc những công cụ kiểm soát có ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ và sự an toàn. Những tìm hiểu của người kiểm toán thường được tập hợp từ nhiều nguồn thu thập khác nhau như là trao đổi với nhân viên của cơ sở, thông tin từ những bảng câu hỏi, thực địa và trong một số trường hợp, từ những kiểm tra nhỏ, qua đó góp phần giúp cho họ có được những hiểu biết bước đầu về cơ sở. kiểm toán viên thường ghi lại những hiểu biết bước đầu của mình dưới dạng biểu đồ hình cột mô tả tường thuật hoặc kết hợp cả hai hình thức trên nhằm đưa ra được một hình ảnh cụ thể để phục vụ cho công tác kiểm toán .
kiểm toán môi trường không nên kiểm tra quá kỹ bất cứ đối tượng gì thuộc hay không thuộc hệ thống kiểm soát quản lý nội bộ. Mục tiêu của bước này là để hiểu được những cách mà cơ sở cần thanh tra dùng để quản lý những vấn đề liên quan đến môi trường của mình. Trong hầu hết các tổ chức, nhiều lĩnh vực thuộc hệ thống quản lý môi trường nội bộ (như là một sự mô tả toàn diện về chương trình dành cho việc lấy mẫu, phân tích, theo dõi và báo cáo của Hệ Thống Quốc Gia Về Ngăn Chặn Việc Thải Những Chất Gây Ô Nhiễm) sẽ không được lập hồ sơ hoặc mô tả dưới dạng văn bản. Tuy nhiên, những hệ thống được lựa chọn ( như là Kế Hoạch Ngăn Chặn Kiểm Soát Và Ðối Phó Với Dầu Tràn) sẽ có thể được lập hồ sơ với đầy đủ chi tiết để giúp cho việc tìm hiểu những thủ tục cơ bản đồng thời có thể được dùng như là một cái mốc để đội thanh tra sau khi có được những nhận định chính xác về phương pháp và tiến trình quản lý của cơ sở tiến hành so sánh và đi đến kết luận xem cơ sở có tuân thủ những quy định về môi trường hay không. Nhiều công ty đã xây dựng những chương trình khá lớn về quản lý những chất thải độc hại trong đó đề ra những trách nhiệm, quyền hạn, thủ tục, kiểm toán , chương trình đào tạo và những khía cạnh khác của hệ thống kiểm soát chất thải độc hại của nội bộ tổ chức mình. Những kế hoạch như vậy có thể trở lên đặc biệt có ích đối với các thanh tra viên, giúp họ hiểu được phương pháp quản lý của cơ sở.
2 Ðánh giá điểm yếu và điểm mạnh.
Bước thứ 2 trong giai đoạn thanh tra chính là tiến hành đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của những thủ tục và hệ thống quản lý nội bộ đã được xác định trong bước 1. Lúc này thanh tra viên sẽ xem xét những chỉ số như là: Những trách nhiệm đã được quy định rõ, hệ thống phân công tương ứng, những hiểu biết và năng lực của các thành viên, chứng từ sổ sách và kiểm tra nội bộ. Bước này sẽ tạo cơ sở cho những bước thanh tra tiếp theo. Trong trường hợp mô hình của hệ thống quản lý môi trường nội bộ là hoàn chỉnh ( có nghĩa là những kết quả mà nếu hệ thống đó hoạt động đem lại là chấp nhận được) thì những bước kiểm toán tiếp theo sẽ tập trung vào tính hiệu quả mà mô hình đó đem lại khi thực sự được sử dụng và khả năng hệ thống đó sẽ hoạt động như mong muốn. Nếu mô hình của hệ thống quản lý môi trường nội bộ không đủ hoàn chỉnh để có thể đưa ra được kết quả tốt thì những hoạt động kiểm toán tiếp theo sẽ phải tập trung vào tính hiệu quả về mặt môi trường hơn là vào hệ thống quản lý nội bộ. Nói cách khác, các kiểm toán viên không được phép tập trung kiểm tra về chức năng của hệ thống nôị bộ mà họ đã đánh giá là không hoàn chỉnh trong khâu thiết kế.
3 Thu thập chứng cứ kiểm toán :
Bước thứ 3 trong kiểm toán , thu thập chứng cứ kiểm toán , được xem là cơ sở cho các kiểm toán viên đánh giá mức độ tuân thủ vế môi trường của đối tượng được kiểm toán và đi đến kết luận cuối cùng. Ðây cũng là bước để khẳng định những nghi ngờ về sự yếu kém trong quản lý; những hệ thống tỏ ra hoàn hảo được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng có thể hoạt động thường xuyên và như kế hoạch đề ra. Chứng cứ thanh tra có thể được thu thập thông qua thẩm vấn ( qua những bảng câu hỏi chính thức và những cuộc thảo luận không chính thức), quan sát ( xem xét thông thường) và kiểm tra ( nghiên cứu dữ liệu, kiểm tra chứng từ..).
Nhiều công ty theo những hướng dẫn kiểm toán chính thức còn một số lại thực hiện lấy mẫu và đánh giá. Ðội kiểm toán sẽ nhận biết sau đó kiểm tra những hoạt động đó trong tiến trình quản lý môi trường - một nhân tố sẽ giúp đưa ra một cái nhìn sâu sắc về tổng thể chức năng của hệ thống. Chứng cứ kiểm toán ( như nêu trong chương 11) có thể là vật thể, tài liệu hoặc tình huống thực tế.
4 Ðánh giá những thu thập từ công tác kiểm toán .
Sau khi đã thu thập những chứng cứ kiểm toán thì tiến hành đánh giá những kết quả thu được. Mục đích của bước này là kết hợp tất cả những tài liệu những quan sát của mỗi nhóm thành viên sau đó đi đến quyết định hoặc là gửi kèm vào báo cáo chính thức hay thông báo cho ban quản lý của cơ sở được kiểm toán .Việc này thường được thực hiện trong buổi họp giữa các thành viên trong đoàn kiểm toán môi trường trước khi kết thúc thanh tra. Lúc này, những thông tin đã thu thập có thể được sắp xếp lại để xem xem khi chúng là một nhóm thì sẽ có trở nên quan trọng hơn khi còn ở dạng riêng lẻ hay không. Trong quá trình đánh giá những thu thập từ công tác thanh tra, các thành viên của nhóm, đặc biệt là trưởng đoàn kiểm toán môi trường sẽ quyết định xem những chứng cứ kiểm toán môi trường có đầy đủ để hỗ trợ cho kết quả thanh tra hay không và liệu có nên đưa một số hoặc tất cả những chứng cứ vào trong bản báo cáo hay không.
5 Báo cáo những thu thập về công tác kiểm toán môi trường.
Trong trường hợp có những bất đồng xẩy ra, quá trình báo cáo kiểm toán môi trường thường được bắt đầu bằng một cuộc thảo luận không chính thức giữa các thanh tra viên và đại diện phụ trách khâu môi trường của cơ sở được kiểm toán môi trường. Những thu thập sẽ được làm rõ thêm và sau đó thông báo cho phía cơ sở trong buổi họp cuối cùng. Trong buổi họp này, đoàn kiểm tra sẽ thông báo tất cả những gì thu thập được trong quá trình thanh tra và cả những gì sẽ được đưa vào bản báo cáo thanh tra chính thức.
Mục đích và tác dụng của báo cáo kiểm toán môi trường là cung cấp thông tin quản lý, đề xuất phương án sửa chữa và đưa ra những tài liệu thanh tra. Hầu hết các công ty sẽ được giữ một báo cáo chính thức bằng văn bản do trưởng đoàn kiểm toán môi trường viết dựa trên những kết quả thu được của các thành viên. Báo cáo này sẽ chỉ rõ những mối quan hệ của những thông tin thu thập được, nhờ đó, hệ thống quản lý hiện tại có thể biết cần phải làm những gì. Các công ty có thể sử dụng phương pháp báo cáo theo ngành ngang hoặc ngành dọc. Nhưng cho dù phương pháp nào được sử dụng thì một quá trình báo cáo có hiệu quả sẽ đưa ra được những kết quả thanh tra rõ ràng và thông báo kịp thời những vấn đề cần thiết cho những người có chức năng trong công ty.
Nhưng hoạt động sau kiểm toán môi trường
Tiến trình kiểm toán môi trường không dừng lại ở những kết luận trong giai đoạn kiểm toán môi trường . Trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc giai đoạn thanh tra chính, trưởng đoàn thanh tra sẽ lập một báo cáo sơ bộ về những kết quả thu được. Trước khi lập báo cáo chính thức, báo cáo sơ bộ này có thể được gửi cho Sở Môi Trường, Văn Phòng Pháp Luật, Ban quản lý của cơ sở được kiểm toán môi trường .v..v. để xem xét. Trong khi báo cáo chính thức được lập, người ta thường bắt đầu giai đoạn xây dựng kế hoạch hành động. Giai đoạn này đề ra phương hướng giải quyết, giao trách nhiệm cải thiện tình hình và lập biểu thời gian. Bước cuối cùng sẽ được kết thúc bằng một cuộc kiểm toán môi trường bổ sung nhằm đảm bảo những khiếm khuýết đã được sửa chữa
.
Vừa qua, giới khoa học bất ngờ trước kết quả nghiên cứu và chế tạo thành công động cơ cỡ nhỏ sử dụng nhiên liệu khí sinh học - biogas. Đây là cơ hội mới cho người dân, đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa.
Sau thành công của đề tài nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu từ xăng sang gas dành cho xe máy, năm 2005, GS.TSKH Bùi Văn Ga – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cùng đồng sự ở Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ môi trường (thuộc ĐH Đà Nẵng) đã bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo thành công việc sử dụng nhiên liệu khí sinh vật - biogas ở động cơ tĩnh tải cỡ nhỏ. Theo đó, các động cơ sử dụng xăng, diesel,... có công suất nhỏ hơn 10kw, như máy nông cụ, máy xay xát, máy phát điện, máy bơm... đều có thể hoạt động nhờ khí sinh học – biogas khi được thay đổi hệ thống cấp liệu và bộ điều tốc phù hợp.
GS.TSKH Bùi Văn Ga cho biết : “Với đặc điểm hơn 80% dân số nước ta sống ở vùng nông thôn cùng nguồn năng lượng khí sinh vật - biogas là khá phổ biến. Người dân sử dụng nguồn năng lượng này làm khí đốt đã khá phổ biến. Nhưng việc sử dụng cho các động cơ, máy móc phục vụ sản xuất thì vẫn hiếm hoi và chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, biogas là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo được, mà chi phí lại rất rẻ.”
Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, nhóm nghiên cứu đã triển khai ứng dụng đối với động cơ cỡ nhỏ. Ban đầu, các thử nghiệm với động cơ biogas cho kết quả đáng tin cậy và đã đạt được những yêu cầu về tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Để phù hợp với các hộ gia đình, một bộ chuyển đổi hoặc động cơ có giá không cao, khoảng 1,2 – 1,5 triệu đồng nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về tính ổn định, an toàn, sạch sẽ và tiết kiệm do sản phẩm có bộ van điều tiết và kiểm soát lượng khí biogas. Sản phẩm này đã được các trại chăn nuôi trên địa bàn TP. Đà Nẵng sử dụng cho máy phát điện, máy bơm và các máy nông cụ khác.
“Hàng tháng, chúng tôi tiết kiệm gần 3 triệu đồng cho chi phí phát điện, với ưu điểm này, trong thời gian đến, chúng tôi sẽ sử dụng thêm cho các thiết bị đang sử dụng điện và xăng như hệ thống hút lạnh, tưới tắm và sưởi ấm”, ông Huỳnh Ngọc Lanh, Giám đốc Công ty thực phẩm NSB cho biết.
Trước những thành công của xe máy chạy nhiên liệu gas và mới đây là động cơ sử dụng nhiên liệu khí sinh vật – biogas, hãng Toyota Việt Nam đã đồng ý hỗ trợ triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài trên diện rộng ở Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đề xuất đưa kết quả nghiên cứu này vào Chương trình Khoa học công nghệ ASEAN để áp dụng ở các nước trong khu vực.
Đây chính là thành công bước đầu trong việc nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng này cho động cơ xe máy, ô tô,... trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này đặc biệt hữu ích đối với người dân vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện cung cấp năng lượng dầu hoá mỏ còn gặp nhiều khó khăn.
Biogas là năng lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước... là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất biogas.
Khí biogas có khả năng sinh điện, nhưng hiện nay, nguồn biogas ở Việt Nam phân tán rất nhiều, lượng biogas thừa không sử dụng hết trở thành nguồn phát thải chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Trong khi nguồn điện phục vụ chăn nuôi sản xuất lại không ổn định, nhiều cơ sở thiếu điện sản xuất, phải trang bị máy phát điện chạy xăng dầu rất tốn kém.
Để tận dụng khí biogas, các nhà khoa học của ĐH Đà Nẵng đã nghiên cứu để máy phát điện có thể chạy bằng biogas. Đề tài ứng dụng biogas để chạy động cơ diesel đi vào triển khai dưới sự chủ trì của GS.TSKH Bùi Văn Ga (Giám đốc ĐH Đà Nẵng) và sự hỗ trợ của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Go Green – Hành trình Xanh, một trong những chương trình bảo vệ môi trường có quy mô lớn và rộng khắp.
Nguồn năng lượng tái sinh này sẽ góp phần giải quyết hai vấn đề lớn: giảm nồng độ các chất ô nhiễm bầu khí quyển, đặc biệt là khí CO2 và bảo đảm an ninh năng lượng khi nguồn nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất ngày càng cạn kiệt.
Giáo sư Ga cho biết, nếu chăn nuôi có quy mô từ 50 con heo trở lên, sử dụng biogas để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm được khoảng 24 triệu đồng/năm.
Động cơ chạy bằng biogas có thể biến 1m3 biogas thành 1kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít diesel và góp phần làm giảm phát thải 1kg khí CO2 vào bầu khí quyển.
Việc sử dụng chất thải chăn nuôi tạo khí ga không những chủ động được nguồn điện thắp sáng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn giảm ô nhiễm.
Không dừng lại ở thí điểm
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Đà Nẵng, các chủ trang trại chăn nuôi tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng được hầm biogas có thể chọn cách cải tạo động cơ chạy bằng diesel sang chạy bằng biogas và khi cần thiết có thể sử dụng lại diesel với bộ phụ kiện vạn năng để chuyển đổi động cơ tĩnh tại chạy bằng xăng dầu sang chạy bằng biogas/xăng hay biogas/diesel GATEC.
Việc đưa những tiến bộ từ nghiên cứu khoa học vào cuộc sống thường khó khăn đối với các nhà nghiên cứu nếu không có sự hỗ trợ của doanh nghiệp, của cộng đồng.
Dự án thí điểm Sản xuất điện năng quy mô nhỏ bằng biogas là một trong những hoạt động thiết thực đóng góp bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chương trình tổng thể Go Green – Hành trình xanh của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam.
Cho tới nay, 25 cụm máy phát điện chạy bằng diesel sang sử dụng biogas được Toyota Việt Nam hỗ trợ kinh phí lắp đặt cho 25 trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên địa bàn cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, sau một năm thực hiện, dự án thí điểm đã được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước, lan tỏa đến vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa và… (Buôn Ma Thuột). Rất nhiều người tiếp tục đăng ký tham gia chuyển đổi động cơ sau khi giai đoạn thí điểm kết thúc.
Mô hình này cần được nhân rộng nhằm tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường như lời ông Tatsuya Kijimoto - Phó Giám đốc Marketing Cty Ô tô Toyota Việt Nam, phát biểu trong hội thảo tổng kết một năm thực hiện dự án thí điểm.Thuỵ Điển là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu triển khai dự án thí điểm "thành phố biogas". Từ năm 2008, tất cả các phương tiện công cộng như xe bus, taxi hoạt động trong thành phố sẽ sử dụng biogas. Tại đây, cứ 10 trạm bơm nhiên liệu thông thường sẽ có một trạm biogas. Chính phủ Thuỵ Điển đã đề ra các chính sách thuế để đảm bảo giá biogas rẻ hơn 30% so với xăng.

Máy phát điện chạy bằng năng lượng thuỷ triều. Tại Anh, những chiếc turbine phát điện chạy bằng năng lượng của thuỷ triều đầu tiên trên thế giới đã được lắp đặt ngoài khơi vùng biển Devon. Mỗi turbine là một cột thẳng đứng cao 11m, dưới có gắn 2 cánh quạt với tốc độ quay 20 vòng/phút. Công suất của nó có thể lên tới 300kW. Turbine thuỷ triều hoạt động dựa vào sự lên xuống của các con nước trong ngày.

Khí sinh học Biogas: Hầm khí sinh học Biogas kiểu mới được xây dựng bằng gạch có dạng cuốn vòm, có thể tích chứa 5m3 phân gia súc gồm bể phân hủy, bộ phận tích khí và điều khí, bể điều áp. Hầm có khả năng cung cấp lượng khí liên tục cho 2 bếp đun nấu và 3 đèn đốt bằng khí gas từ chất thải của gia súc với quy mô chăn nuôi từ 10 đến 50 con lợn và có tuổi thọ hơn 20 năm. Chi phí xây dựng mỗi hầm khoảng 3 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ 1 triệu đồng/hầm. Tỉnh Đồng Nai đã chọn 1.000 hộ chăn nuôi ở các huyện, ưu tiên cho các hộ có quy mô chăn nuôi lợn trên 10 con ở các xã vùng sâu, vùng xa và trong hơn 1 năm qua đã hoàn thành xây dựng 300 hầm. Cùng với việc thực hiện dự án trên, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đồng Nai hỗ trợ cho các hộ nghèo chăn nuôi lợn xây dựng các hầm và túi ủ Biogas quy mô nhỏ với kinh phí xây dựng và lắp đặt khoảng 1,8 triệu/ hầm, trong đó tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí. Trong 3 năm qua, các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai đã xây dựng được gần 10.000 hầm và túi ủ Bioga với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Riêng xã Sông Trầu có hơn 200 hộ xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas, trong đó hơn 20 hộ nghèo được hỗ trợ vốn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) vừa tổng kết giai đoạn I dự án Hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Chính phủ Hà Lan tài trợ với tổng số tiền 2 triệu USD.
Được triển khai từ tháng 2-2003 tại 12 tỉnh, thành phố gồm Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hoà Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắc Lắc, Đồng Nai và Tiền Giang, dự án đã xây dựng được 18.000 công trình khí sinh học. Hiện tất cả các công trình đều hoạt động tốt, cung cấp khí phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các vùng phát triển chăn nuôi.
Cùng với việc hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình, dự án còn tham gia đào tạo, nâng cao kiến thức về khí sinh học cho các kỹ thuật viên, thợ xây và người sử dụng công trình, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp để đưa công nghệ khí sinh học tới nông dân giúp phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
Trên cơ sở kết quả giai đoạn 1, Chính phủ Hà Lan đã đồng ý tiếp tục hỗ trợ giai đoạn hai của dự án, dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2011 với tổng mức đầu tư 64,4 triệu euro, với mục tiêu xây dựng 180.000 công trình khí sinh học tại 58 tỉnh, thành trong cả nước.
Được triển khai từ tháng 2/2003 tại 12 tỉnh, thành phố gồm Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hoà Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắc Lắc, Đồng Nai và Tiền Giang, dự án đã xây dựng được 18.000 công trình khí sinh học.
Hiện tất cả các công trình đều hoạt động tốt, cung cấp khí phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các vùng phát triển chăn nuôi.Cùng với việc hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình, dự án còn tham gia đào tạo, nâng cao kiến thức về khí sinh học cho các kỹ thuật viên, thợ xây và người sử dụng công trình, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp để đưa công nghệ khí sinh học tới nông dân giúp phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
Trên cơ sở kết quả giai đoạn 1, Chính phủ Hà Lan đã đồng ý tiếp tục hỗ trợ giai đoạn hai của dự án, dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2011 với tổng mức đầu tư 64,4 triệu euro, với mục tiêu xây dựng 180.000 công trình khí sinh học tại 58 tỉnh, thành trong cả nước.Tại ĐBSCL, việc xây hầm biogas đã được thực hiện từ khá lâu ở một số vùng. Tuy nhiên, trừ việc thay thế chất đốt đun nấu, chỉ số ít trang trại chăn nuôi khai thác khá hiệu quả khí biogas thay thế các loại năng lượng khác (điện, xăng - dầu...).

Nhìn chung, "công năng" từ biogas vẫn chưa được khai thác hết; việc nhân rộng mô hình xây hầm biogas vẫn chưa được chú ý đúng mức...


Tiết kiệm 4 - 5 triệu đồng tiền điện/thángTrang trại của kỹ sư Cao Huỳnh Lâm ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) nuôi 120 heo nái. Cách đây khoảng 4 năm, ông Lâm xây 5 hầm biogas (20m3/hầm) với mục đích giải quyết chuyện môi trường. Thế nhưng ngay sau đó, ngoài việc sử dụng khí từ biogas thay chất đốt đun nấu cho trên 10 công nhân, ông Lâm còn sử dụng khí biogas vào nhiều "công đoạn" khác của trang trại: Chạy môtơ máy phát điện, máy nghiền thức ăn cho các hầm nuôi cá tra; sưởi ấm cho heo con bằng thiết bị chuyên dùng...


Ông Lâm cho biết: Việc sử dụng khí từ biogas thay điện để vận hành các thiết bị liên quan tới hoạt động nuôi cá, nuôi heo giúp trang trại của ông tiết kiệm bình quân 4 - 5 triệu đồng tiền điện mỗi tháng. Ấy là kỹ sư Lâm mới sử dụng khí của 2 trong số 5 hầm biogas đã xây dựng.


Chi phí đầu tư xây dựng 1 hầm biogas (20m3) thời điểm ông Lâm thực hiện (năm 2004) khoảng trên 6 triệu đồng (hiện khoảng 15 triệu đồng - theo ông Lâm). Ngoài hiệu quả từ mục đính chính (bảo vệ môi trường), lợi ích mà biogas mang lại từ việc tiết kiệm năng lượng (cho xã hội), tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng (cho gia đình) là rất rõ; nhất là trong tình hình khó khăn về năng lượng như hiện nay - kỹ sư Lâm khẳng định.


Hiện ông Lâm sẵn sàng cho bà con sống chung quanh khu vực trang trại của mình sử dụng miễn phí nguồn khí biogas còn thừa, chỉ với điều kiện: Bà con phải sử dụng các loại ống dẫn khí chất lượng tốt để đảm bảo an toàn. Vì - ông Lâm nhấn mạnh - khí gas rò rỉ có thể gây cháy nổ, ngộ độc.


Chưa khai thác hết tiềm năngTừ sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trường Đại học Cần Thơ, cách đây trên 11 năm, tại làng nghề "làm bột nuôi heo" ở Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp), bà con đã xây 400 hầm biogas (từ 4 - 18m3/hầm). Ông Trần Văn Dũng (cán bộ UBND xã Tân Phú Đông) cho biết: Trừ một số hầm không sử dụng do gia đình không còn nuôi heo, các hầm biogas đều vẫn đang hoạt động tốt; chỉ xảy ra hư hỏng nhỏ.


Cũng theo ông Dũng, 1 hộ nuôi 5 con heo thì lượng phân thải ra dư cung ứng cho hầm biogas sử dụng cho gia đình có 10 nhân khẩu. Nếu gia đình đó sử dụng gas bình, thì sử dụng khí từ biogas thay thế có thể tiết kiệm 4 - 5 trăm ngàn đồng/tháng. Tuy nhiên, hầu hết hộ xây hầm biogas ở Tân Phú Đông chỉ sử dụng khí biogas thay chất đốt (gas bình, củi, than, điện) đun nấu. Cái lợi đã rõ, song rõ ràng vẫn chưa khai thác hết "công năng" mà khí từ biogas có thể mang lại.


Kỹ sư Cao Huỳnh Lâm cho biết: Khí biogas còn có thể sử dụng chạy máy nước nóng, tủ lạnh, thắp sáng, các loại máy sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu... Tuy nhiên, trừ việc sử dụng khí thay chất đốt khá đơn giản, sử dụng khí biogas vận hành các loại thiết bị khác thường phải có chút ít cải tiến. Ví dụ một số loại máy chạy bằng xăng, dầu; nay muốn thay bằng khí biogas phải cải tiến bình xăng con, hệ thống lọc... Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến nhiều hộ dân xây hầm biogas, nhưng chỉ mới sử dụng khí thay chất đốt đun nấu.


Thực tế đó cho thấy: Nếu các nhà khoa học - cụ thể là lực lượng tại sở khoa học - công nghệ các địa phương - hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật, nghiên cứu cải tiến các thiết bị để có thể vận hành bằng khí biogas, thì các hầm biogas sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa. Khi đó, ĐBSCL với lợi thế là vùng chăn nuôi (heo, bò, gà...), việc nhân rộng mô hình xây hầm biogas sẽ không chỉ giúp giải quyết một phần bài toán về vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi, mà còn là phương án tiết kiệm năng lượng (cho xã hội), chi phí sử dụng năng lượng (cho từng gia đình) trong bối cảnh vấn đề tiết kiệm năng lượng đang trở nên bức thiết hiện nay...

Trong số hơn 700 dự án đề xuất từ khắp nơi trên thế giới, "Chương trình Khí sinh học (Biogas) cho ngành chăn nuôi Việt Nam" đã được đề cử để trao giải Năng lượng toàn cầu 2006 - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực năng lượng và môi trường toàn cầu của Liên Hợp Quốc (LHQ).
biogas.jpg
Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được 27.000 công trình biogas (Ảnh igadrhep.energyprojects.net)
Ông Hoàng Kim Giao, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, cùng với hai dự án khác, dự án về chương trình khí sinh học được đề cử theo nhóm dự án "Khí".
Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Nhà Quốc hội châu Âu, Brussels (Bỉ) vào ngày 11/4.
Phái đoàn Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi kiêm Giám đốc Dự án Chương trình Khí sinh học, cùng Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, sẽ tham dự lễ trao giải.
Dự án Chương tình Khí sinh học bắt đầu triển khai từ năm 2003, với sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Hà Lan. Bộ NN-PTNT thực hiện chương trình này thông qua Văn phòng Dự án Khí sinh học, có sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức phát triển Hà Lan SNV. Kinh phí là do các hộ dân đóng góp, cùng nguồn vốn đối ứng của các tỉnh và sự hỗ trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Hà Lan.
Đến nay, 27.000 công trình biogas đã được xây dựng tại 24 tỉnh ở Việt Nam. Dự kiến, đến 2010, dự án sẽ đạt mục tiêu khoảng 167.000 công trình tại 50 tỉnh. Tuy nhiên, ông Hoàng Kim Giao nhận xét, xây mới các hầm biogas chỉ là một khía cạnh của toàn bộ chương trình. Nếu dự án thành công, sẽ đưa ra một phương thức tiếp cận mới: ngành khí sinh học - nguồn năng lượng bền vững cho các hộ gia đình.
Nhờ đó, hàng triệu hộ dân được dùng nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo để đun nấu và thắp sáng.
Theo ông Giao, bất kỳ hộ gia đình nào có 2 con bò, trâu hoặc 4 con lợn đều có thể xây dựng công trình khí sinh học. Chi phí đầu tư khoảng 200-350 Euro, các hộ dân có thể hoàn lại trong vòng 3 năm. Thậm chí, ngay tại Hà Nội - nơi dự án chưa vươn tới, cũng có gia đình cũng đã áp dụng mô hình này để tiết kiệm điện.
Điều quan trọng, với kết cấu khép kín và sử dụng triệt để nguồn chất thải trong chăn nuôi, sinh hoạt, công trình biogas đã góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc hiện nay ở nông thôn là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nguyên Tổng Thư ký LHQ Kofi Anna đánh giá: "Giải thưởng Năng lượng toàn cho thấy, hiện đã có các dạng năng lượng sạch và hiện đại để phục vụ phát triển bền vững và giảm thiểu tác động đối với môi trường. Thay vì thay đổi môi trường, chúng ta hãy tự tạo nên một môi trường cho sự thay đổi, và cho một hướng phát triển an toàn và bền vững hơn". Đây cũng chính là kết quả mà Dự án Chương trình Khí sinh học của Việt Nam đạt được.
Con tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng khí sinh học (biogas) - nguồn năng lượng tái sinh từ chất thải hữu cơ - sẽ được giới thiệu đầu tuần tới tại Thuỵ Điển.
Con tau dau tien chay bang khi sinh hoc
Một con tàu của Fiat.
Con tàu sẽ nối thành phố Linkoeping, miền Nam Thuỵ Điển, với thành phố Vaestervik cách xa 80km, và chỉ có một toa đơn nhất 54 ghế. Carl Lilliehoeoek, Giám đốc công ty Svensk Biogas sở hữu con tàu, cho biết đây là con tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng khí sinh học. Nó là phiên bản cải tiến của tàu Fiat cũ kỹ với hai động cơ diesel được thay thế bằng hai động cơ khí của hãng Volvo. Động cơ khí sẽ giúp tàu thân thiện hơn với môi trường vì việc đốt khí sinh học làm giảm lượng khí thải nhà kính.
Khí sinh học được tạo ra từ thực vật và chất thải động vật. Chúng được trộn với nước trong một chiếc thùng. Ngay khi chất thải phân rã, một loại khí hình thành. Có thể chứa và sử dụng khí đó làm nhiên liệu. Con tàu được trang bị 11 bình khí, đủ để chạy 600km với vận tốc 130km/giờ trước khi cần nạp nhiên liệu. Chi phí chế tạo con tàu này là 1,3 triệu đôla và nó sẽ chính thức hoạt động vào tháng 9 tới.
Ngoài con tàu trên, Thuỵ Điển, quốc gia 9 triệu dân, hiện có 779 xe buýt chạy bằng khí sinh học và hơn 4.500 xe hơi chạy bằng hỗn hợp xăng-khí sinh học hoặc xăng-khí tự nhiên. Mục tiêu của nước này trong năm 2005 là thay thế 3% nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng tái sinh- mục tiêu tham vọng nhất trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Theo Lars Guldbrand, chuyên gia năng lượng thuộc Bộ Môi trường Thuỵ Điển, dầu mỏ này càng đắt đỏ và khan hiếm, do vậy con người cần tìm các nguồn năng lượng khác. Ngoài lợi ích về môi trường, khí sinh học có thêm lợi thế là nguồn cung cấp không phụ thuộc vào nhập khẩu, có thể sản xuất trong nước. Mặc dù các con tàu điện được coi là không ô nhiễm song năng lượng mà chúng sử dụng thì lại không sạch. Mọi phương pháp sản xuất điện hiện nay đều có vấn đề. Đốt nhiên liệu hoá thạch là thủ phạm chính gây ô nhiêm. Thuỷ điện phá huỷ hệ sinh thái trong khi điện gió và điện mặt trời lại phụ thuộc vào thời tiết.
Xây công trình khí sinh học taị các hộ dân - Ảnh: Văn phòng Dự án khí sinh học Trung ương
Văn phòng dự án khí sinh học Trung ương cho biết Chính phủ Hà Lan sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 3,1 triệu euro để xây dựng thêm 140.000 công trình biogas ở 50 tỉnh, thành trên cả nước trong giai đoạn 2007-2010.
Đây là cam kết của đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Andre Haspels sau khi chương trình này đoạt giải thưởng Năng lượng toàn cầu năm 2006.
Trong giai đoạn từ năm 2007-2010, dự án sẽ dần mở rộng triển khai trên khoảng 50 tỉnh thành như Hải Dương, Lạng Sơn, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Ninh, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắc, Hà Nam, Vĩnh Phúc, TT-Huế, Bình Định, Hà Tây, Nam Định, Đồng Nai, Hà Nội, Sơn La, Trà Vinh, Tiền Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang... Mục tiêu là xây dựng thêm 140.000 công trình biogas.
Tổng kinh khí cho giai đoạn này là 44,8 triệu euro bao gồm gần 3,5 triệu euro vốn đối ứng của các tỉnh tham gia dự án, 3,1 triệu euro viện trợ không hoàn lại của phía Hà Lan và hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức phát triển Hà Lan tương đương 0,6 triệu euro. Số còn lại, 28 triệu USD do người dân tự đầu tư.
Chương trình cũng có kế hoạch đề nghị Chính phủ Việt Nam chấp nhận khoản vay phát triển 9,6 triệu euro từ quỹ đặc biệt của Chính phủ Đức và sẽ tài trợ lại cho chương trình thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số còn lại là 28 triệu USD do người dân tự đầu tư.
Theo Văn phòng Dự án Khí sinh học Trung ương, chi phí trung bình xây dựng một công trình 8m3 khí ga hoàn chỉnh là từ 3-5 triệu đồng. Dự án cung cấp một khoản trợ giá là 1 triệu đồng/công trình, tương đương 25% tổng đầu tư một công trình khí sinh học cho các hộ dân tham gia dự án.
Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi của Việt Nam đã vượt qua 700 dự án đề xuất từ khắp nơi trên thế giới và nhận giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, do Liên Hợp Quốc và một số tổ chức năng lượng hàng đầu châu Âu tổ chức.
Giải thưởng bao gồm một bức tượng nặng 17 kg và tiền thưởng trị giá 10.000 euro, đã được ông Hans - Gert Pottering, Chủ tịch Nghị viện châu Âu trao cho tiến Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Dự án khí sinh học cho ngành Chăn nuôi của Việt Nam, hôm 12/4.
Ngoài đóng góp của chương trình vào việc giảm bớt tình trạng trái đất ngày càng nóng lên, Ban giám khảo đặc biệt ca ngợi phương thức tiếp cận ngành của chương trình này.
Nhờ thu hút sự tham gia của cả nhà nước lẫn tư nhân trong công tác quảng bá và xây dựng các công trình khí sinh học, chương trình đã mang lại lợi ích cho 27.000 hộ nông dân tại 50 tỉnh, thành của Việt Nam với phương thức bền vững về kinh tế.
Bắt đầu triển khai từ năm 2003, chương trình Khí sinh học do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện thông qua Văn phòng dự án Khí sinh học, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV. Dự kiến đến năm 2010, dự án sẽ đạt mục tiêu xây dựng khoảng 167.000 công trình tại 50 tỉnh, thành.
Theo các nhà phân tích, dự án chương trình khí sinh học của Việt Nam còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn nhờ nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái tạo (khí sinh học) được dùng để đun nấu và thắp sáng. Chi phí đầu tư cho một công trình khí sinh học, vào khoảng 200-350 euro, có thể được hoàn lại trong vòng vài ba năm.
Với kết cấu khép kín và sử dụng triệt để nguồn chất thải trong chăn nuôi, sinh hoạt, công trình khí sinh học đã góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc hiện nay ở các vùng nông thôn là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Từ khi triển khai vào năm 2003 đến nay, dự án đã xây dựng vượt mức 2.000 công trình. Ban đầu, mục tiêu của dự án chỉ xây dựng 10.000 công trình, tại 10 địa phương là Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Đăk Lăk, Đồng Nai và Tiền Giang. Nhưng sau đó, dự án đã chấp nhận thêm 2 địa phương là Hà Nội và Thái Nguyên và nâng tổng số công trình lên 12.000.
Nhờ có các công trình biogas, trung bình mỗi tháng, các gia đình tiết kiệm được 70.000-80.000 đồng chi phí chất đốt. Phần bã thải sau khi phân huỷ ở bể còn được dùng thay thế phân hoá học phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm chi phí sản xuất.
Trước tình hình triển khai khả quan của dự án, Chính phủ Hà Lan đã đồng ý tiếp tục hỗ trợ thực hiện giai đoạn 2 của Dự án. Dự kiến, đến hết năm 2005, sẽ hoàn thành thêm ít nhất là 6.000 công trình biogas. "Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam" được Chính phủ Hà Lan tài trợ 2 triệu USD.
Theo tính toán của chuyên gia, việc hoàn thành mục tiêu 12.000 công trình khí sinh học và 6.000 công trình trong thời gian tới sẽ làm giảm được 77.500-143.000 tấn C02 một năm.(http://www.biogas.org.vn)

No comments:

Post a Comment