Tại sao Trung Quốc muốn thuê hàng trăm hecta rừng đầu nguồn của Việt Nam? Có phải là để trồng cây, khai thác rừng… như một kiểu kinh doanh bình thường? Theo một nhà khoa học tại Hà Nội, người từng hoạt động trên Bộ Tài Nguyên Môi Trường VN, có thể tin rằng Trung Quốc đang muốn dò tìm và khai thác mỏ phóng xạ uranium tại các rừng đầu nguồn VN.
Trang web Boxit.net của giới trí thức quốc nội hôm Thứ Sáu đăng bài viết nhan đề “Nấp sau chiêu bài thuê đất trồng rừng là gì?” của nhà khoa học Vũ Ngọc Tiến đã nêu minh bạch về các mỏ phóng xạ uranium trên các rừng đầu nguồn VN.
Lời giới thiệu của trang Bauxite Việt Nam viết, trích:
“Vấn đề đáng lạ không phải chỉ là 10 tỉnh tự tiện cho nước ngoài thuê đất trồng rừng đầu nguồn. Vấn đề là một tình trạng “quân hồi vô phèng” đối với bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Dưới không dám phê bình trên, để cho trên muốn làm gì mặc ý thì trên cũng thả lỏng cho dưới tha hồ đem tài sản của toàn dân ra cứ thế “đổi trao bán chác” để kiếm miếng lợi về mình…”
Nhà khoa học Vũ Ngọc Tiến viết bài báo nguy đúng Ngày Mồng Một Tết Canh Dần từ Hà Nội, trong đó nêu rõ về các mỏ quý của VN — kể cả mỏ uranium, một chất hiếm để dùng làm bom nguyên tử — với tình hình trích như sau:
“Một chiều giáp Tết, bỗng dưng điện thoại nhà riêng của tôi liên tục đổ chuông. Bạn bè khắp nơi gọi đến (GS Nguyễn Xuân Hãn, cựu phóng viên chiến trường Phí Văn Chiến… ở HN; nhà văn Hà Văn Thùy, nhà tình báo quân đội lão thành – cụ Nguyễn Vũ Hiệp ở TP HCM; rồi cả chị bạn đạo diễn Việt Linh bên Pháp…) tất thảy đều đặt cho tôi những câu hỏi cùng một chủ đề: VNT đã đọc bài của hai vị tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh trên trang mạng Bauxite Việt Nam chưa? Bằng góc nhìn của “ba nhà” cộng lại (nhà văn – nhà báo – nhà địa vật lý), VNT hãy thử mổ xẻ tin này cho bạn bè nghe thử?…
Tôi đã đọc kỹ bài viết của hai vị tướng lão thành, khả kính và rất đồng cảm với mối lo ngại sâu sắc của các ông trước sự thật hãi hùng: Gần 300 ngàn ha rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được cắt đất cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê trong thời hạn 50 năm (!?) Khỏi cần bàn đến nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc phòng bởi tướng Nguyên, tướng Vĩnh đã phân tích ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ, sắc lẹm như dao chém chuối. Nguy cơ về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây.
Chỉ xin lưu ý, vào những năm giữa của thập niên 90 thế kỷ trước, tôi cùng cố Kỹ sư Lưu Xuân Viện, nhà văn Bùi Bình Thi tham gia Ban Giáo dục truyền thông về môi trường, thuộc Ủy ban quốc gia về nước sạch – vệ sinh môi trường do GS Bộ trưởng Phạm Song làm Chủ nhiệm. Hồi đó, với sự giúp đỡ của GS Phạm Song, tôi đã có cơ hội khảo sát kỹ nguyên nhân gây lũ lụt, đặc biệt là những trận lũ bùn đất diễn ra khủng khiếp ở Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum. Trong hàng loạt bài báo công bố trên các tờ Nhân dân, Lao động, Pháp luật, Văn nghệ… tôi đã phân tích cụ thể tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức “khai thác thổ phỉ”, được chính quyền sở tại dung túng hoặc thâm chí ăn chia. Đó cũng chính là 2 nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất. Ngoài ra, bằng quan hệ riêng của anh Lưu Xuân Viện, tôi đã gửi 2 bản báo cáo chi tiết lên Văn phòng Chính phủ, kiến nghị kiểm soát chặt chẽ rừng đầu nguồn và đề xuất một số giải pháp chấm dứt ngay tình trạng khai thác thổ phỉ ở các mỏ quặng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Song những kiến nghị ấy hầu như ném đá ao bèo, chìm trong im lặng! Nay nhân bài viết của tướng Nguyên, tướng Vĩnh, tôi muốn đi sâu vào khía cạnh thất thoát tài nguyên khoáng sản, điều mà 2 vị tướng quân chưa bàn xét tới.
Quy luật phân bố khoáng sản, nhất là kim loại màu và kim loại quý hiếm cho thấy chúng thường xuất hiện nhiều ở các vùng “núi già”, tức vùng có địa tầng rất cổ thuộc thời kỳ Pro-te-ro-zoi và Pa-le-o-zoi. Trên bản đồ địa chất nước ta, đó là các vùng thuộc khối nâng Việt Bắc, khối nâng Kon Tum (Tây Nguyên) và đới khâu Con Voi (Lào Cai, Yên Bái), đới khâu Sơn La – Điện Biên. Người không có chuyên môn địa chất chỉ cần nghe qua các thuật ngữ khoa học trên cũng mường tượng ra khả năng Kon Tum và các tỉnh biên giới phía Bắc có nhiều mỏ quặng kim loại màu và kim loại quý hiếm. Kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp, Nga, Việt Nam hơn 100 năm (1905 – 1985) đã chỉ ra hàng trăm mỏ, điểm quặng ở các vùng lãnh thổ này, trong đó đặc biệt quan trọng là các mỏ sulfua đa kim, đất hiếm, thậm chí có cả Uranium…
“…Tôi ngờ rằng, trong 264 ngàn ha rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới đã cho người nước lạ thuê kia không chỉ có gỗ mà còn có cả khoáng sản và đó mới là mục đích sâu sa, thâm hiểm của ông bạn nước lạ chăng? Điều này kiểm tra không khó, nhưng Chính phủ có dám làm, dám xử lý không vẫn còn đang bỏ ngỏ. Tuy nhiên, nếu khả năng này xảy ra thì sự tàn phá rừng đầu nguồn, kết hợp với đào bới quặng sẽ là hai tác nhân gây ra thảm họa lũ bùn đất như đã từng xảy ra ở sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng mà hơn 10 năm trước tôi đã từng đến tận nơi điều ta, nghiên cứu và cảnh báo…”
Chưa thâý có trả lời chính thức nàò từ phía chính phủ Hà Nội trước thông tin về các mỏ quý kim, kể cả phóng xạ uranium, đem cho TQ khai thác. Trong khi đó trang web chính của Bauxite VN hiện vẫn còn bị tin tặc đánh phá.
Về việc các tỉnh cho người nước ngoài
thuê đất đầu nguồn
trồng rừng nguyên liệu dài hạn
Đồng Sĩ Nguyên & Nguyễn Trọng Vĩnh
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (tên thật: Nguyễn Sĩ Đồng; còn được gọi Nguyễn Hữu Vũ; sinh năm 1923) nguyên là một Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam. Ông được Hồ Chí Minh đặt lại tên là Đồng Sĩ Nguyên. Ông là vị Tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Vốn là người có 7 năm phụ trách Chương trình 327 mà mục tiêu là phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng, và môi trường sinh thái; còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989). Hai nhà cách mạng lão thành gửi cho Bauxite Việt Nam bài viết sau đây, nêu rõ hiểm hoạ của việc chúng ta cho Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuê trong thời hạn 50 năm hơn 264 nghìn ha rừng đầu nguồn; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh [các tác giả chỉ liệt kê 9 tỉnh, tức sót một tỉnh – người biên tập] đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
Bauxite Việt Nam
Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm hoạ. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?
Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai hoạ cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng.
Chúng tôi đồng ý với 5 đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xin nói rõ 2 đề nghị đầu:
1. Đối với một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Những tỉnh chưa ký thì đình chỉ ngay; thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để thực hiện. Thực tế đất rừng đã giao cho đồng bào sử dụng gần hết. Nếu ký cho nước ngoài thuê sẽ đụng đến môi trường, đụng đến quyền lợi đồng bào, nhất là đồng bào miền núi, đang thiếu đất, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp.
2. Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường xây dựng bộ phận chuyên trách. Trong vòng 1 năm, chính thức giao đất, khoán rừng cho từng hộ; cấp quyền sử dụng đất vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.
Từ đây, chúng tôi đề nghị mở rộng chương trình xóa đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đất rừng đầu hộ của đồng bào miền núi còn trên 4 ha. Tuy không nhiều, nhưng vẫn gấp 3 lần ở đồng bằng; ở đây, thực hiện được đa canh, đa con. Đặc biệt kết hợp tốt trồng rừng phòng hộ với rừng kinh tế. Lùi về trước đã có mô hình tỉnh Tuyên Quang nhân dân ta tự trồng rừng, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy Bãi Bằng. Vậy bây giờ có điều kiện hơn, tại sao lại dành cho nước ngoài?
Đất đai là thứ nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của nhân dân, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng. Trước mắt đề nghị Chính phủ cho đình chỉ ngay việc cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn dài hạn với diện tích lớn, dù có phải bồi thường cũng được, để tránh thảm hoạ cho dân cho nước.
Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Đồng Sĩ Nguyên - Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguồn: mạng Bauxite VietNam, ngày 11/02/2010
Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung QuốcĐồng Sĩ Nguyên - Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguồn: mạng Bauxite VietNam, ngày 11/02/2010
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người có 13 năm làm Đại sứ Trung Quốc trong những năm mối quan hệ giữa hai nước đang từ anh em trở thành cừu thù, là người có thẩm quyền hơn ai hết trong việc đo lường bụng dạ nông sâu của nước lớn láng giềng phương Bắc, cũng là một trong những bậc lão thành cách mạng có mối quan tâm đặc biệt đến sự “hiện diện” bằng nhiều phương cách của Trung Quốc trên đất nước chúng ta hôm nay. Thiếu tướng lại vừa gửi đến chúng tôi bài viết nóng hổi dưới đây, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại
I. Thủ đoạn bành trướng cứng (bằng lực lượng vũ trang) của Nhà nước Trung Hoa thì Việt Nam cảm thấy rõ hơn ai hết. Năm 1974, họ dùng lực lượng mạnh hơn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1979 họ đem nửa triệu quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam, tuy bị quân dân ta phản kích phải rút lui nhưng nhiều điểm cao sát bên kia thì vẫn nằm lỳ và giở chiến thuật lấn đất, đắp bờ kè trên sông, nhổ cột mốc thừa cơ cắm dịch sâu vào đất ta để tranh từng tấc sông ngọn núi của ta, khiến cuộc đàm phán về đường biên giới giữa hai nước biến thành một cuộc đấu tranh giai dẳng kéo dài – có thể nói là dài nhất trong lịch sử mọi cuộc thương thuyết biên giới ở Việt Nam từ trước đến nay – mà sự lỳ lợm ranh ma của đối phương trong việc hoạch định đường biên giới trên thực địa khiến các đoàn công tác của chúng ta nhiều lúc phải đối phó hết sức vất vả (xem Wikipedia: Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam – Trung Quốc). Năm 1988 họ chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, dùng chiến hạm đánh đắm tàu và giết hại 74 chiến sỹ Việt Nam ra tiếp tế cho quân đồn trú của Việt Nam giữ quần đảo Trường Sa của mình. Họ lại tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” xâm phạm hải phận quốc tế và bao chiếm gần hết biển Đông. Như thế mà mồm họ cứ nói rất giẻo là Trung Quốc muốn bắt tay với các nước để xây dựng một thế giới hài hòa, làm sao mà ai nghe được.
Nhắc lại một lần nữa về quần đảo Hoàng Sa. Từ đời vua Minh Mạng thứ 15, đã có sắc chỉ ban cho Đội trưởng Hải đội quân Hoàng Sa, phái Hải đội ra Hoàng Sa tìm kiếm hải sản, coi giữ các đảo và cắm bia khẳng định chủ quyền của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay). Tại đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi hiện còn miếu Âm Linh, nơi đó dân chúng và Triều đình tế sống các thành viên Hải đội Hoàng Sa trước khi xuất phát. Thời Pháp thuộc thì Hoàng Sa do một phân đội quân Pháp đóng giữ. Thời Việt Nam Cộng hòa thì Hoàng Sa thuộc quyền cai quản của một phân đội quân VNCH. Thử hỏi có bóng dáng một người Trung Quốc nào trên bãi “cát vàng” này trong suốt những thời kỳ dài như vậy?
Cho dầu Trung Quốc có lục hết mọi kho thư tịch cũng không tìm ra được cứ liệu cổ xưa nào ghi danh Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của họ. Ngay cả tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung, Tổng binh trấn thủ Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) vẽ cũng ghi Hoàng Sa là thuộc An Nam (Việt Nam). Bí quá, gần đây họ lại bày trò “khảo cổ” khai quật Hoàng Sa “tìm thấy tự liệu văn vật Trung Quốc” hòng chứng minh cái gọi là chủ quyền. Nhưng tư liệu khảo cổ đâu có thể là tiêu chí để xác định chủ quyền quốc gia của bất cứ nước nào. Chưa nói là những “tư liệu văn vật” mà họ rêu rao, có ai chứng minh được là thật hay giả.
Sự thật rành rành là vậy mà họ luôn luôn trơ tráo lu loa rằng Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Nam Hải (biển Đông) thuộc chủ quyền của TQ “không thể tranh cãi”! Báo chí của Trung Quốc còn nói bừa rằng năm 1974 họ “phản kích” “giành lại” Tây Sa (Hoàng Sa), “đẩy lui” Việt Nam, Malaysia, Philippin “xâm chiếm”, “phá hoại” Nam Sa (Trường Sa) (?!). Rõ là giọng lưỡi kẻ mạnh “vừa ăn cướp vừa la làng”!!
Tham vọng bành trướng cứng của TQ còn lộ rõ trên tạp chí Hoàn cầu thời báo ngày 18/03/2009 và trên “Đài Phượng Hoàng” của Trung Quốc ngày 09/12/2009, qua các bài báo của các tác giả Đới Hy, Mã đinh Thịnh, Tống hiếu Quân. Trích một đoạn sau đây: “Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa (Trường Sa) để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên tại Nam Hải (biển Đông), thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Nam Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác… Tây sa (Hoàng Sa) có sân bay, máy bay vận tải, chiến đấu, tiếp dầu, có thể hạ, cất cánh tại đây, hệ thống ra-đa tiên tiến, là một căn cứ quân sự lớn, cộng thêm khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm thì toàn bộ khu vực Nam Hải (biển Đông) sẽ nằm trong sự khống chế của Hải quân và không Quân Trung Quốc. Như vậy có thể nhìn thấy tương lại Trung Quốc có thể thu hồi toàn bộ các đảo ở Nam hải rồi”.
Dã tâm đến thế mà những người nắm quyền ở Trung Quốc vẫn luôn mồm nói “hữu nghị” ngọt xớt, nhất là đối với Việt Nam để phỉnh phơ những người nhẹ dạ. Ai trong số 85 triệu dân chúng và quan chức nước ta có thể mắc vào “mồi nhử” này được nhỉ?
II. Song song với bành trướng cứng, dựa vào khối dự trữ ngoại tệ rất lớn, những người cầm quyền Trung Quốc hiện đương triển khai thủ đoạn “bành trướng mềm” (bằng đô la). Họ tung tiền ra mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) đất đai, hầm mỏ, núi rừng của các nước nghèo ở Châu Phi, châu Á. Họ đưa người của họ đến khai thác trồng trọt, khai phá, làm nhà, đem vợ con đến hoặc lấy vợ người bản địa, 50 năm sinh con đẻ cháu sẽ thành những làng Trung Hoa, thị trấn Trung Hoa là lãnh địa của họ trong lòng nước sở tại, vô hình trung quốc gia hữu quan mất đứt một phần lãnh thổ. Khu kinh tế đặc biệt Bò Tèn thuộc tỉnh Luông Nậm Thà của Lào chỉ mấy năm lại đây có casino, khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng… phần lớn là của người TQ, một số ít người Lào chỉ làm các việc như vệ sinh, dọn dẹp, khuân vác… Với 97% dân số là người TQ thì tự nhiên huyện Bò Tèn trở thành một thành phố nhỏ của Trung Quốc, còn cựa vào đâu được nữa.
Họ viện trợ không hoàn lại cho nước nghèo để được hàm ơn, từ đó dễ xâm nhập và chi phối. Họ còn nham hiểm đến mức “mua” cả người, là những người có chức quyền nào đó, hoặc có vai vế để dễ đàng hoạt động, bằng cách tặng, biếu, đãi đằng, phỉnh nịnh tâng bốc, nếu mua được những người đứng đầu quốc gia – cái đích ngắm lớn nhất của họ – thì họ tha hồ tự tung tự tác.
Ở Việt Nam họ đã vào được Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu số một của nước ta để khai thác bauxite. Gần đây họ lại cùng Hồng Kông, Đài Loan mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng trong đó có cả một phần rừng đầu nguồn, của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Dương, nói là để trồng nguyên liệu. Chưa biết họ trồng nguyên liệu gì, có trồng hay không, nhưng đã mua được thì họ tự do chặt phá (trong khi ta phát động trồng rừng). Hàng mấy trăm ngàn hecta rừng nhất là rừng đầu nguồn mà bị chặt phá thì đến mùa mưa, lũ lụt vô cùng lớn chắc chắn sẽ gây tai họa khủng khiếp cho dân, phá hoại đường sá, cầu cống, mùa màng. Mùa khô, nước các sông sẽ cạn kiệt, hoa màu thiếu nước tưới, các công trình thủy điện thiếu nước khó hoạt động. Mặt khác cần phải nghĩ tới việc họ sẽ có thể khai thác tài nguyên khoáng sản quý dưới lòng đất mang về nước họ. Nhưng còn quan trọng hơn nữa là trong các khu rừng rộng lớn ấy sẽ chứa đựng bao nhiêu người Trung Quốc sang khai thác rừng và làm gì nữa, có vũ trang không, ai mà biết được. Trách nhiệm thuộc về ai trong mối hiểm họa vô cùng đáng sợ này? Chưa thấy những người cầm cân nẩy mực có câu trả lời.
Đây không chỉ là hành động bành trướng mà là sự phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường, phá hoại đời sống của nhân dân và phá hoại an ninh đất nước một cách gớm ghê, thâm hiểm.
Ở đồng bằng và ven biển nước ta, Trung Quốc sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra cạnh tranh với các nước, đầu tư xây dựng công trình, xí nghiệp và một khi trúng thầu xây dựng nhiều công trình (trên thực tế họ đã trúng thầu khắp từ Bắc, Trung, Nam, nhưng hình như chưa một cơ quan có trách nhiệm nào thống kê xem con số là bao nhiêu), họ đưa ồ ạt lao động của họ vào, cộng với vô số người Trung Quốc vào theo đường du lịch. Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc. Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đã rõ!
Trước những hành động của “Ông láng giềng hữu nghị” trên biển Đông cũng như trên đất liền Việt Nam, hàng triệu người Việt Nam yêu nước đang rất bức xúc và sôi gan. Chúng ta phải làm gì đây?
Ngày 25-2-2010
NTV
Số 23, ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Không phải vô cớ mà trong những ngày gần đây, hai vị lão tướng công thần vào loại nhất nhì của chế độ, Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh, cùng liên tiếp lên tiếng về tình trạng nhiều lãnh đạo cấp tỉnh tùy tiện bán rừng đầu nguồn cho Trung Quốc. Đây là một việc làm tiềm ẩn những nguy cơ hết sức đáng lo ngại, không những thế, nó còn báo hiệu một cung cách xử lý tài sản quốc gia vô trách nhiệm, bất chấp kỷ cương phép nước, cần được chấn chỉnh ngay lập tức, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Vì thế, lẽ ra Chủ nhật là ngày thư giãn, nghỉ ngơi, BVN xin trân trọng giới thiệu tiếp bài trả lời phỏng vấn TuanVietNamNet của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho liền mạch với bài Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa đăng hôm thứ Bảy 27-2-2010. Kế theo đó là bài phiếm luận của GS Vũ Cao Đàm, gợi một liên tưởng sát sóng về tầm nhìn, bản lĩnh, và tư cách buộc phải có của kẻ đảm đương trọng trách trước nhân dân và Tổ quốc, thông qua câu chuyện có thực từng diễn ra trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung đời Lý.
Bauxite Việt Nam
Trách nhiệm phải lên tiếng
- Được biết ông đã có thư gửi các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cảnh báo nguy cơ từ việc cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Vì sao ông không đồng tình với việc này?
Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng.
Đặc điểm nước ta nhỏ hơn một tỉnh của Trung Quốc, chiều ngang hẹp, chiều dài dài, độ dốc núi đổ ra biển rất gần, các cơn lũ quét nhanh ngang tiếng động, thiên tai xảy ra liên tục, môi trường ngày càng xấu đi, đặc biệt nước biển dâng mất thêm diện tích ruộng đồng bằng. Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.
Ngoài chuyện chặt rừng đầu nguồn gây lũ lụt tôi còn băn khoăn ở chỗ nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa-chính trị trọng yếu. Nhớ lại các thời kháng chiến, tất cả các tỉnh đều có căn cứ là các vùng rừng núi, kháng chiến chống Pháp ta có Việt Bắc, kháng chiến chống Mỹ ta có rừng Trường sơn và vùng Tây Nam Bộ. Những đất rừng đầu nguồn này đều nằm trong đất căn cứ hoặc ở vùng biên giới. Ví dụ, Nghệ An đang cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, đây là 3 địa bàn phên dậu quốc gia. Lạng Sơn cũng vậy.
Đảng, Nhà nước ta trong thời đổi mới cần sử dụng đất cho các mục tiêu là cần thiết nhưng phải cân nhắc kỹ quy mô, địa điểm, tính từng mét đất. Trong khi dân ta còn thiếu đất, thiếu nhà, thiếu việc làm, triệt để không bán, không cho nước ngoài thuê dài hạn để kinh doanh, trồng rừng nguyên liệu, địa ốc, sân gôn, sòng bạc…
Tuy đã muộn, nhưng ngay từ bây giờ, bất cứ cấp nào đều phải trân trọng từng tấc đất của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.
Nhiều ý kiến phản đối, chính quyền tỉnh vẫn ký
Tướng Đồng Sĩ Nguyên. Ảnh Thu Hà
- Có ý kiến cho rằng kiến nghị của ông bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác, do đó phản ứng như vậy là có phần cực đoan? Tôi có thông tin chứ không phải chỉ nghe nói đâu đó. Sở dĩ tôi có thông tin là do anh em ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và công an báo lên. Ngay khi nhận được tin báo tôi đã gọi về các địa phương để hỏi, lãnh đạo tỉnh cũng công nhận với tôi là có chuyện đó.
Ở một số địa phương, công an và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên tiếng ngăn cản nhưng chính quyền vẫn ký. Thậm chí, có nơi Chủ tịch tỉnh ký cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn.
Hồi anh Võ Văn Kiệt làm Phó Thủ tướng, anh Kiệt có giao cho tôi làm đặc phái viên hai việc: Một là làm sao chấm dứt được việc đốt rừng; Hai là tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu gỗ. Anh Kiệt cho đến lúc cuối đời vẫn còn trăn trở với 2 phần việc này.
Trong một văn bản ủy quyền cho tôi, anh ghi rõ giao đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có quyền xử lý tại trận không cần báo. Gay gắt đến thế trong việc giữ rừng giữ đất. Để đồng bào có sức trồng rừng, anh Kiệt còn cho chở gạo từ phía Nam ra tiếp trợ.
Trong bảy năm được Đảng, Chính phủ giao phụ trách chương trình 327, tôi đã cùng các Bộ, các địa phương lặn lội khắp mọi nẻo rừng, ven biển, các đảo; đã từng leo nhiều ngọn núi cao hàng 1000m, từ bước chân, qua ống nhòm đã tận mắt thấy cảnh tàn phá rừng để làm nương rẫy, chặt phá gỗ quý để sử dụng và xuất khẩu.
Mối nguy hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn thế nào mọi người đều đã rõ. Bởi vậy, trồng rừng đầu nguồn là vấn đề sống còn, là sinh mệnh của người dân, chúng ta không chỉ trồng rừng mà còn phải bảo vệ rừng.
Đã cho thuê hơn 300 ngàn ha rừng
- Đến nay ông đã nhận được phản hồi nào về kiến nghị của mình chưa?
Khi tôi gửi kiến nghị lên thì có nhận được điện thoại của Thủ tướng. Thủ tướng nói với tôi là đã nhận được thư và đang giao cho Bộ Nông nghiệp đi điều tra thực tế. Bộ Nông nghiệp cũng đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng điều tra xong và gửi lại bằng văn bản cho tôi.
- Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp ra sao, thưa ông?
Bộ Nông nghiệp đồng ý với tôi việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn là sự thật. Bộ đã trực tiếp kiểm tra tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra tổng hợp từ báo cáo của 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
"Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng". Ảnh: Thu Hà
Đó là một tầm nhìn rất ngắn! - Giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Ông nghĩ sao về lập luận này?
Nói như thế là không thuyết phục.
Ngay trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng đã xác nhận một sự thật là một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê.
Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân sẽ mưu sinh thế nào, điều đó cần phải làm rõ. Bao nhiêu cuộc kháng chiến của ta cũng chỉ vì mục tiêu người cày có ruộng, người dân miền núi có rừng. Cách mạng thành công cũng nhờ mục tiêu đó mà người dân hướng theo.
Việc lo cho dân phải là việc đặt lên hàng đầu, trước cả việc thu ngân sách. Cứ dựa vào những lập luận như tăng thu ngân sách để có những quyết định ví dụ như cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn là một tầm nhìn rất ngắn!
Sao không tự hỏi vì sao các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí địa-chiến lược mang tính cốt tử. Bản thân dân nước mình cũng đang thiếu việc làm.Và khi đã thuê được rồi thì liệu họ có sử dụng lao động là người Việt Nam hay là đưa người của họ sang?
Lấy ngay ví dụ việc cho nước ngoài thuê đất ở Đồ Sơn. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra, xung quanh khu vực đó, họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của tôi tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi tôi trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.
Việc một số địa phương nói rằng có những vị trí cho người nước ngoài thuê vì bao lâu nay vẫn để trống, nói như vậy là vô trách nhiệm, địa bàn anh quản lí mà để như thế tức là đã không làm tròn nhiệm vụ. Hồi tôi đi làm dự án 327, tôi rõ lắm, dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, sao có đất để không được.
"Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng". Ảnh: Thu Hà
Kiến nghị đình chỉ ngay những dự án chưa ký - Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì trước hiện trạng này?
Một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, những tỉnh chưa kỷ đình chỉ ngay. Thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn chương trình 5 triệu ha rừng để thực hiện.
Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường lập ra bộ phận chuyên trách. Trong vòng một năm, chính thức giao khoán đất, khoán rừng cho từng hộ. Trong bản, trong xã cấp sổ đỏ quyền sở hữu sử dụng đất rừng vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.
Từ đây, tôi đề nghị mở rộng chương trình xóa đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp bố trí tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng.
Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng.
Nguồn: tuanvietnam.net
BBC: 'Trách nhiệm là phải lên tiếng'Cuối tháng trước, hai nhà cách mạng lão thành là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư cảnh báo về việc chính quyền 10 tỉnh ở trong nước cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng dài hạn.
Hai ông bày tỏ lo ngại trước việc rừng đầu nguồn tại các vị trí xung yếu có thể bị xâm hại, và yêu cầu Nhà nước đình chỉ ngay các dự án này.
Tuy nhiên, giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư và không có chuyện đình chỉ dự án.
Có ý kiến cho rằng kiến nghị của hai vị cựu tướng là bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác.
Đài BBC đã hỏi chuyện Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, xung quanh chủ đề này.
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Đình chỉ hay không đình chỉ dự án là quyết định của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ. Còn lá thư của ông Đồng Sĩ Nguyên và của tôi, chúng tôi căn cứ vào kết quả điều tra của các đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chủ trì.
Không phải tất cả số đất giao cho công ty nước ngoài ấy là rừng đầu nguồn, nhưng có rừng đầu nguồn.
BBC: Thưa ông, giới chức địa phương khẳng định không có chuyện bán, hay chuyển nhượng đất, mà chỉ là cho thuê sử dụng đất.
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Trong bức thư chúng tôi có đề cập tới việc bán, hoặc cho thuê dài hạn 50 năm. Cho thuê với thời hạn dài như vậy, không kiểm soát được. Người ta có thể phá hoại rừng với lý do chặt rừng cũ, trồng rừng mới.
Những chứng cứ đó đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho kiểm tra rồi.
BBC: Khi chúng tôi nói chuyện với giới chức địa phương, thì được biết trong quá trình thẩm định dự án không có chú ý phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Vậy thưa ông, có cần thiết nhắc tới rằng những công ty thuê đất này chủ yếu đều của doanh nghiệp gốc Hoa, như Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc?
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhà đầu tư từ đâu thì chúng tôi chỉ ra họ từ đó tới, chứ tại sao lại không nói?
Giả như nhà đầu tư từ Mỹ, từ Pháp, thì chúng tôi cũng nói là họ từ Mỹ hay Pháp.
Còn đây là các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan, Trung Quốc mua hay thuê rừng dài hạn, thì chúng tôi nói rõ ra như vậy.
Cần phải nhớ tới khía cạnh di dân. Có nhà đầu tư đã có tiền sử chuyển người của mình tới thực hiện dự án, khai thác công trình mà họ đầu tư - đó chính là di dân chứ còn là gì nữa.
Phản hồi hay không phản hồi, những nhà cầm quyền của chúng tôi có giải quyết hay không, thì là những chuyện chúng tôi không thể biết được.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Ngay những công trình mà họ trúng thầu ở dưới đồng bằng ven biển này, họ cũng mang công nhân của họ tới làm chứ có thuê người địa phương của chúng tôi đâu?
BBC: Thư gửi đi đã khá lâu, thưa ông, vậy tới nay đã có phản hồi chưa ạ?
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Bức thư của chúng tôi sau này chúng tôi mới cho đăng trên mạng internet. Nhưng từ trước, tới nay độ một tháng rồi, ông Đồng Sĩ Nguyên và tôi đều đã gửi thư đó lên Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ về các dự án cho nước ngoài thuê rừng.
Hiện chưa có phản hồi gì cả. Từ trước đến nay, thậm chí cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư còn chẳng được phản hồi nữa là chúng tôi!
BBC: Thực lòng mà nói, ông có hy vọng những đề đạt và trăn trở của mình sẽ được ghi nhận và phản hồi không ạ?
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái đó thì chúng tôi không thể nào nói được. Việc chúng tôi thấy cần làm thì chúng tôi cứ làm thôi.
Phản hồi hay không phản hồi, những nhà cầm quyền của chúng tôi có giải quyết hay không, thì là những chuyện chúng tôi không thể biết được.
BBC: Cảnh báo về các dự án cho thuê rừng Hai nhà lão thành cách mạng vừa lên tiếng cảnh báo về việc Việt Nam cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng trong khi địa phương bác bỏ quan ngại.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cuối tháng trước đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Các tỉnh đã ký hợp đồng cho nước ngoài thuê đất nằm ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
Hai ông vạch rõ trong lá thư: "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
Theo phân tích của họ, tiềm ẩn hiểm họa là ở chỗ nước ngoài đã thuê được đất thì cũng có thể "phá rừng vô tội vạ".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Hai vị cựu tướng cũng cảnh báo về nguy cơ di dân, nhất là từ Trung Quốc, vào để thực hiện các dự án thuê rừng này.
Họ yêu cầu đình chỉ các dự án cho thuê rừng ngay lập tức.
Bức thư của hai ông khi công bố đã gây chú ý đặc biệt của dư luận, vì đất đai là tài sản quốc gia, và các mảnh đất địa đầu có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
Đây không phải lần đầu tiên các vị lão thành cách mạng phản đối các dự án khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở Việt Nam mà theo họ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội.
Một số cựu tướng lãnh, trong có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, từng lên tiếng về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng các dự án vẫn được tiến hành.
'Không cho thuê rừng phòng hộ'
Riêng tại tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc, hiện đã có hai dự án cho nước ngoài thuê rừng.
Dự án thứ nhất đang được triển khai gồm 63.000 ha trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp tại địa bàn 7 huyện. Dự án thứ hai chưa thực hiện gồm gần 9.500 ha trồng gỗ nguyên liệu bột giấy tại 4 huyện.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bác bỏ quan ngại về nguy cơ "mất rừng". Ông Đào Đức Hoan, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, nói với BBC rằng khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng "vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia".
Ông Lý Vinh Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lạng Sơn, thì khẳng định rằng đất giao cho chủ đầu tư nước ngoài hoàn toàn là "rừng sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ" và "không có mua bán đất đai, chuyển nhượng sở hữu mà chỉ có cho thuê".
Ông Quang cũng nói cơ quan Tài nguyên-Môi trường tỉnh có cơ chế để giám sát các dự án sao cho bảo đảm về môi trường lâu dài và việc cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy trình quy định của Nhà nước.
Nhận định về lá thư của các vị lão thành cách mạng nói ở trên, ông cho rằng đây "chỉ là ý kiến cá nhân", "có thể bắt nguồn từ thông tin không đúng và sai lệch".
Ông Lý Vinh Quang cũng bác bỏ quan ngại về yếu tố Trung Quốc trong các dự án, với lý do rằng quá trình thẩm định không phân biệt nhà đầu tư đến từ nước nào.
BBC: 'Chúng tôi không phạm luật'
Sau BBC và một số trang mạng, báo chí chính thống Việt Nam những ngày gần đây đưa tin khá dồn dập về lời cảnh báo của hai vị lão thành cách mạng liên quan các dự án cho thuê đất trồng rừng ở trong nước.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hồi cuối tháng 01/2010 đã viết thư lên Bộ Chính trị và Thủ trưởng Chính phủ bày tỏ quan ngại về việc mà hai ông gọi là "bán và cho thuê đất rừng đầu nguồn" để doanh nghiệp nước ngoài trồng rừng.
Bức thư viết, "10 tỉnh trong nước đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Các báo trong nước sau đó đã đăng tải một loạt bài về lời cảnh báo của hai vị tướng và các dự án của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có tập đoàn InnovGreen (Hong Kong).
Tuy nhiên, tiếng nói của chính nhà đầu tư chưa được báo nào phản ánh.
Để rộng đường dư luận, đài BBC đã nói chuyện với ông Dean Wu, Tổng giám đốc InnovGreen Việt Nam.
BBC: Trước tiên chúng tôi xin hỏi thẳng, công ty của ông có khai thác rừng đầu nguồn ở Việt Nam, thí dụ như Lạng Sơn hay bất cứ nơi nào khác hay không ạ?
Ông Dean Wu: Chúng tôi không bao giờ đụng tới rừng đầu nguồn hay bất kỳ cái gì khác mà không có sự chuẩn thuận của chính quyền. Báo chí viết về các dự án của chúng tôi nhưng không hề cho chúng tôi cơ hội giải thích.
Chúng tôi cũng không hề mua đất, mà chỉ được thuê đất trồng rừng thôi. Chúng tôi không lấy đất canh tác của nông dân và cũng không lợi dụng sức lao động của nông dân mà không trả tiền họ. Tuy nhiên, chúng tôi thuê nhân công qua một số nhà thầu, và có thể nhà thầu không trả tiền công đúng hạn.
Việc này chúng tôi sẽ chấn chỉnh.
BBC: Các bài báo gần đây cho thấy quan ngại xung quanh các dự án của InnovGreen, ông có biết quan ngại này không?
Ông Dean Wu: Tôi vừa được mời lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giải trình về các dự án của chúng tôi, không chỉ bây giờ mà về cả quá trình hoạt động các năm gần đây.
Tôi biết là có lo ngại, nhưng các bài báo mới rồi cũng làm tôi rất ngạc nhiên.
InnovGreen vào Việt Nam năm 2005, tới nay đã 5 năm mà chúng tôi mới được giao có tổng cộng 7.000 ha đất trồng rừng thôi trong khi tổng diện tích trồng rừng theo giấy chứng nhận đầu tư dự kiến là gần 350.000 ha.
Ở Lạng Sơn, InnovGreen mới thuê được 485 ha.
BBC: Thưa ông, công ty của ông trồng loại cây gì ở Lạng Sơn?
Ông Dean Wu: Chúng tôi trồng bạch đàn, là loại cây rất phổ biến tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
BBC: Chúng tôi muốn hỏi ông về địa điểm của các dự án. InnovGreen có dự án ở nhiều nơi, như Lạng Sơn, Kon Tum, Quảng Ninh vv..., được cho là các tỉnh xung yếu. Tại sao InnovGreen lại chọn các nơi đó để lập dự án?
Ông Dean Wu: Thực ra chúng tôi có được chọn đâu. Chúng tôi chỉ được phép đầu tư vào một số vị trí nhất định. Thí dụ, chúng tôi không muốn lập dự án ở những nơi biên giới xa xôi mà muốn những địa điểm gần cảng biển, thuận tiện cho việc vận chuyển.
Thế nhưng Nhà nước chỉ cho phép chúng tôi đầu tư vào các địa điểm mà theo tôi nghĩ nhiều nhà đầu tư trong nước không muốn nhận.
BBC: Công ty của ông có trả tiền cho quan chức địa phương để họ giúp đỡ không?
Ông Dean Wu: Không, không có chuyện đó. Cáo buộc này là không có cơ sở.
BBC: Một trong các quan ngại là quá trình thực hiện dự án quá dài - 50 năm. Liệu phía Việt Nam có thể kiểm tra kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của phía nước ngoài trong thời gian dài như thế hay không?
Ông Dean Wu: 50 năm quả là rất dài. Chúng tôi muốn tạo dựng một mô hình mà các bên đều có lợi. Chúng tôi không làm điều gì sai để có thể ảnh hưởng tới uy tín của ông Chủ tịch công ty Steve Chang.
BBC: Một câu hỏi ngoài lề đôi chút, ông là người ở đâu ạ?
Ông Dean Wu: Tôi là người Đài Loan.
BBC: InnovGreen có mang lao động nước ngoài vào các dự án ở Việt Nam hay không, thưa ông?
Ông Dean Wu: Công ty chúng tôi có 350 nhân viên, thì chỉ có 26 người là người nước ngoài làm công việc quản lý và chuyên gia. Chúng tôi không sử dụng nhân công nước ngoài, như nhân công Trung Quốc.
Trong đó 23 chuyên gia, nhân viên kỹ thuật Đài Loan và Trung Quốc đang làm việc tại các tỉnh.
Chúng tôi không có kế hoạch mang nhân công nước ngoài vào Việt Nam.
BBC:Thủ tướng phản hồi về các dự án trồng rừng
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho BBC hay ông đã nhận được "phản hồi miệng" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi gửi thư kiến nghị về các dự án giao đất cho nước ngoài trồng rừng.
Hồi cuối tháng 01/2010, Trung tướng Nguyên và một vị lão thành cách mạng khác, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh), đã gửi thư lên ông Dũng và Bộ Chính trị về việc 10 tỉnh ký hợp đồng giao 300.000 ha đất đầu nguồn cho các công ty nước ngoài để thực hiện dự án trồng rừng.
Ông Đồng Sĩ Nguyên nói ông đã nhận được phản hồi của Thủ tướng Dũng.
"Ông Dũng đã trả lời miệng với tôi, rằng Chính phủ đã gửi đoàn đi kiểm tra và khi nào có kết quả sẽ nói sau."
Tướng Nguyên bác bỏ thông tin nói rằng Thủ tướng Chính phủ đã hứa sẽ cho dừng các dự án trồng rừng của nước ngoài: "Không, cho tới bây giờ thì ông ấy chỉ nói là đã cho đoàn kiểm tra đi tìm hiểu tình hình, xem kết quả thế nào thì sẽ tính sau".
Tuy nhiên, ông cho đây là tín hiệu tốt.
"Phản hồi như thế là cũng tốt, nhanh chứ không quá chậm. Từ xưa tới nay, ít có phản hồi (về các kiến nghị), nhưng lần này có trả lời như vậy là tương đối tốt."
Năm ngoái, cũng chính Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên, khu vực mà ông am tường khi tham gia lãnh đạo hoạt động thời chiến tranh Việt Nam.
Trung tướng cho rằng các dự án bauxite này, nhất là việc đưa công nhân Trung Quốc vào làm việc, không những ảnh hưởng môi trường-xã hội, mà còn có thể gây đe dọa cho an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Tuy nhiên các kiến nghị của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cũng như của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước đó đã gặp phải sự im lặng và các dự án bauxite đang tiếp tục được tiến hành.
Đất Việt Nam cho dân Việt Nam
Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, Tướng Nguyên khẳng định vẫn duy trì ý kiến rằng phải đình chỉ ngay các dự án giao đất đầu nguồn cho nước ngoài để trồng rừng.
"Đó là điều tất yếu vì các lý do đời sống, môi trường... Đất đai Việt Nam chúng ta còn rất ít, không có để mà cho nước ngoài thuê."
Ông Đồng Sĩ Nguyên từng phụ trách đề án 327 của Chính phủ về phủ xanh đồi trọc và ông cho rằng người dân Việt Nam cần được tạo điều kiện "vừa trồng rừng, vừa cải thiện đời sống", chứ không thể giao đất cho người nước ngoài.
"Đất chúng ta thì ít, dân thì đông. Dân không đủ đất làm nên quan điểm của tôi là đất Việt Nam nên chỉ dành cho dân Việt Nam làm thôi."
"Tôi không nói người nước nào, vì nước nào thì cũng vậy."
Ông cho hay phản hồi ông nhận được từ các giới xã hội và người dân về bức thư kiến nghị của mình "rất tốt" và nhiều người đã gọi điện cho ông để bày tỏ ủng hộ.
Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên gửi Bộ Chính trị có đoạn: "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia".
"Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
Ông cũng cảnh báo: "Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
BBC: Ý kiến thủ tướng về các dự án trồng rừng
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến kết luận về việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng, trong đó thừa nhận có tình trạng cho thuê rừng tự nhiên và đất tại các vùng nhạy cảm.
Công văn 405/TTg-KTN của thủ tướng cũng chỉ đạo không cấp mới giấy phép đầu tư và không ký tiếp hợp đồng cho thuê trong một thời gian tới.
Trang mạng Chính phủ Việt Nam hôm thứ Tư 10/03 cho hay ông Dũng đã đưa ra quyết định sau khi nhận báo cáo sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về các dự án cho công ty nước ngoài trồng rừng tại 10 tỉnh.Bộ này đã cử đoàn cán bộ đi thị sát, nghiên cứu tình hình thực tế tại các tỉnh sau khi có cáo giác của một số cán bộ cách mạng lão thành về việc "bán đất cho nước ngoài".
Một số cựu tướng lĩnh, dẫn đầu là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, đã lên tiếng cảnh báo về việc 10 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho một số công ty nước ngoài với tổng diện tích trên 300.000 ha.Họ cho rằng việc giao đất thời hạn 50 năm có thể gây nguy hại cho môi trường, kinh tế và an ninh-xã hội tại các tỉnh, nhiều tỉnh ở các khu vực xung yếu.Lời cảnh báo của các vị tướng lĩnh đã thu hút chú ý đặc biệt của dư luận người dân.
Phản ứng trước các quan ngại này, ông Nguyễn Tấn Dũng nói thực tế, một số địa phương đã "cho thuê đất chưa đúng quy định".Công văn của ông thủ tướng nêu rõ: "Có nơi đã cho thuê đất chồng lấn lên phần đất đã được giao và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình nông dân địa phương".Ông Dũng cũng cho hay "có nơi đã cho thuê cả diện tích đất có rừng tự nhiên; quy hoạch cho các dự án thuê đất vào những vùng nhạy cảm đã phải thu hồi lại".Tuy đánh giá rằng một số dự án đã "góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động", ông thủ tướng vẫn chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh "không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài" trong lĩnh vực lâm nghiệm và nuôi trồng thủy sản trong khi chờ rà soát kiểm tra.
Website Chính phủ nói ông Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan lập đoàn công tác "rà soát kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản".
Đã muộn chưa?
Theo thống kê sơ bộ, 10 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là trên 300.000 ha.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói thực tế cho tới nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được gần 34.000 ha (11% so diện tích dự kiến). Trong số đó, diện tích đã cho thuê là trên 15.600 ha và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là trên 18.000 ha.
Trong một phỏng vấn mới đây với BBC, công ty InnovGreen của Hong Kong cũng nói trong suốt 5 năm mới chỉ được giao 7.000 ha đất trồng rừng.
Kiến nghị của các vị tướng lĩnh gửi Bộ Chính trị và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khi đó yêu cầu đình chỉ các dự án ngay lập tức.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên hồi đầu tuần nói với BBC từ Hà Nội rằng: "Đất đai Việt Nam chúng ta còn rất ít, không có để mà cho nước ngoài thuê."
Ông nhấn mạnh: "Dân không đủ đất làm nên quan điểm của tôi là đất Việt Nam nên chỉ dành cho dân Việt Nam làm thôi."
Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên gửi Bộ Chính trị có đoạn: "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia".
"Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
Ông cũng cảnh báo: "Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Việt Nam trồng cao su ở Miến Điện
Tin cho hay Việt Nam có kế hoạch thuê đất trồng 200.000 ha cao su tại Miến Điện để giải quyết tình trạng thiếu đất cho cây công nghiệp ở trong nước.
Báo Nông nghiệp Việt Nam nói Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Pháp vừa có chuyến thăm Miến Điện hồi tuần trước, trong đó hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc trồng cao su.Tuy nhiên báo này không đăng tải thêm chi tiết về giá cả và thời hạn hợp đồng.
Trước đó, một số doanh nghiệp Việt Nam cả nhà nước vào tư nhân đã đầu tư trồng cao su tại các nước láng giềng Lào và Campuchia.
Nguyên do là diện tích đất trồng trọt tại các khu vực thổ nhưỡng thích hợp cho cây cao su ở Việt Nam như vùng Tây Nguyên đang ngày càng hạn hẹp.
Báo chí trong nước cũng đưa tin Tập đoàn Cao su Việt Nam đang dự tính trồng cao su ở tận Nam Phi.
Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng giám đốc tập đoàn này, được trích lời nói diện tích cao su đang cho khai thác mủ của Việt Nam là 160.000 ha, với sản lượng hàng năm khoảng 300.000 tấn.
Hiện Việt Nam đứng thứ ba thế giới về lượng mủ cao su xuất khẩu.
Theo ông Thuận, tập đoàn này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ quản lý 520.000 ha cao su, một phần lớn ở nước ngoài.
Riêng Campuchia, Lào và Miến Điện, diện tích nông trường cao su Việt Nam quản lý sẽ là 100.000 ha vào năm 2012.
Tại Campuchia, trong thời gian qua Tập đoàn cao su đã đạt thỏa thuận thuê đất trồng cao su với giá thấp, 7 đôla/ha/năm, trong thời gian 70 năm. Trong năm 2009, tập đoàn này đã trồng khoảng 10.000 ha tại xứ Chùa tháp.
Tại Lào, tập đoàn này thuê đất trồng cao su giá 30-50 đôla/ha/năm và đã trồng được hơn 21.000 ha cao su trong năm 2009.
Trong khi đó dư luận trong nước đang xôn xao về việc một số tỉnh cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn để trồng rừng sản xuất thời hạn 50 năm.
Một trong những người phản đối các dự án trồng rừng này, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nói Việt Nam đang thiếu đất.
"Dân không đủ đất làm nên quan điểm của tôi là đất Việt Nam nên chỉ dành cho dân Việt Nam làm thôi."
Kiến nghị của ông Đồng Sĩ Nguyên đang được nhiều người ủng hộ,
Cho thuê rừng phòng hộ: Phải bồi thường cũng nên dừng
No comments:
Post a Comment