Vài ý kiến về vấn đề môi sinh ở Saigon
Cho đến nay, Saigon vẫn là vùng kinh tế phát triển nhanh nhất nước nhưng cũng là nơi mà môi sinh bị đe dọa nghiêm trọng nhất.
Về tự nhiên, do Saigon nằm ở hạ lưu của sông Saigon và sông Đồng Nai, lại vừa nằm giữa miền Đông Nam Việt (với các khu kỹ nghệ Biên Hòa và Bình Dương nằm sát bên) và miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nên Saigon chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi sinh bởi tác động tự nhiên, kinh tế và xã hội từ vị trí địa lý này.
Về kinh tế - xã hội, Saigon vẫn là thành phố lớn nhất nước và đông dân nhất nước, có kinh tế phát triển nhanh nhất nước với hoạt động kinh doanh, xây dựng và sản xuất năng động nhất nên Saigon cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Trong 32 năm qua, Saigon đông dân hơn, xe cộ nhiều hơn, mọc lên nhiều nhà mới và công trình xây dựng mới, nhiều nhà cũ cũng đã sửa lại to hơn, cao hơn, đẹp hơn. Saigon hôm nay đã mở rộng lên tới Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Ðức, Thủ Thiêm, Duyên Hải….(bao gồm cả tỉnh Gia Ðịnh cũ lẫn một phần của Hậu Nghĩa và khu Cần Giờ cũ). Dân cứ kéo về Saigon ngày càng nhiều hơn mà diện tích đất đai vẫn vậy thôi. Tuy có tu bổ và xây dựng hay mở thêm (như đường Nguyễn Hữu Cảnh, Ðinh Bộ Lĩnh, đường vành đai qua khu Phú Mỹ Hưng ra Bình Chánh, v.v…) nhưng nhìn chung, đa số cơ sở hạ tầng (như cầu cống, đường sá….) là quá tải, quá cũ kỹ, hư hại nhiều, không đáp ứng được kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cứ tăng nhanh. Từ đó, ai cũng thấy phát sinh vấn đề môi sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng là một vấn nạn cần báo động, cần quan tâm, cần có biện pháp đối phó cụ thể hơn khi mà bị sức khỏe con người bị đe dọa nghiêm trọng hơn. Ai cũng biết chính các tác động trên đã gây ảnh hưởng chồng chéo lên nhau, tạo biến đổi hệ thống sinh thái, gây ra nhiều tai họa mà giới chức thẩm quyền và người dân Saigon cần lưu ý, xem xét và sửa chữa càng sớm càng tốt. Ngay sau khi có công trình xây dựng hồ chứa nước (reservoir) & thuỷ điện ở Trị An và Dầu Tiếng, sau đó là việc rầm rộ khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, rồi lại xảy đến chuyện khai thác gỗ rừng ồ ạt ở thượng nguồn của 2 sông Saigon và Đồng Nai, chuyện đào bới tìm vàng bừa bãi, tiếp đó là việc ngoại quốc đổ xô đầu tư vô với các khu kỹ nghệ mọc lên mà các quy định về an toàn và môi sinh còn quá ư dễ dãi, cuối cùng là sự phát triển đô thị và dân số tăng vọt (“booming” do sinh đẻ tự nhiên và do di dân ồ ạt từ nhiều nơi khác, nhất là nông thôn và các tỉnh phía Bắc) đã khiến ly nước “ô nhiễm môi sinh” ngày càng tràn đầy hơn. Khi “kinh tế thị trường” bộc phát mạnh mẽ thì môi trường tự nhiên của Saigon liên tục biến đổi theo chiều hướng đáng ngại (negative), rõ nhất là qua các biểu hiện sau:
Về kinh tế - xã hội, Saigon vẫn là thành phố lớn nhất nước và đông dân nhất nước, có kinh tế phát triển nhanh nhất nước với hoạt động kinh doanh, xây dựng và sản xuất năng động nhất nên Saigon cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Trong 32 năm qua, Saigon đông dân hơn, xe cộ nhiều hơn, mọc lên nhiều nhà mới và công trình xây dựng mới, nhiều nhà cũ cũng đã sửa lại to hơn, cao hơn, đẹp hơn. Saigon hôm nay đã mở rộng lên tới Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Ðức, Thủ Thiêm, Duyên Hải….(bao gồm cả tỉnh Gia Ðịnh cũ lẫn một phần của Hậu Nghĩa và khu Cần Giờ cũ). Dân cứ kéo về Saigon ngày càng nhiều hơn mà diện tích đất đai vẫn vậy thôi. Tuy có tu bổ và xây dựng hay mở thêm (như đường Nguyễn Hữu Cảnh, Ðinh Bộ Lĩnh, đường vành đai qua khu Phú Mỹ Hưng ra Bình Chánh, v.v…) nhưng nhìn chung, đa số cơ sở hạ tầng (như cầu cống, đường sá….) là quá tải, quá cũ kỹ, hư hại nhiều, không đáp ứng được kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cứ tăng nhanh. Từ đó, ai cũng thấy phát sinh vấn đề môi sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng là một vấn nạn cần báo động, cần quan tâm, cần có biện pháp đối phó cụ thể hơn khi mà bị sức khỏe con người bị đe dọa nghiêm trọng hơn. Ai cũng biết chính các tác động trên đã gây ảnh hưởng chồng chéo lên nhau, tạo biến đổi hệ thống sinh thái, gây ra nhiều tai họa mà giới chức thẩm quyền và người dân Saigon cần lưu ý, xem xét và sửa chữa càng sớm càng tốt. Ngay sau khi có công trình xây dựng hồ chứa nước (reservoir) & thuỷ điện ở Trị An và Dầu Tiếng, sau đó là việc rầm rộ khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, rồi lại xảy đến chuyện khai thác gỗ rừng ồ ạt ở thượng nguồn của 2 sông Saigon và Đồng Nai, chuyện đào bới tìm vàng bừa bãi, tiếp đó là việc ngoại quốc đổ xô đầu tư vô với các khu kỹ nghệ mọc lên mà các quy định về an toàn và môi sinh còn quá ư dễ dãi, cuối cùng là sự phát triển đô thị và dân số tăng vọt (“booming” do sinh đẻ tự nhiên và do di dân ồ ạt từ nhiều nơi khác, nhất là nông thôn và các tỉnh phía Bắc) đã khiến ly nước “ô nhiễm môi sinh” ngày càng tràn đầy hơn. Khi “kinh tế thị trường” bộc phát mạnh mẽ thì môi trường tự nhiên của Saigon liên tục biến đổi theo chiều hướng đáng ngại (negative), rõ nhất là qua các biểu hiện sau:
- Không khí: Không ai không thấy Saigon hôm nay đã quá nhiều ...bụi! Mức độ ô nhiễm không khí đã vượt xa các tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế hạn định (gấp 50 -60 lần), nguy hiểm nhất là các loại khí độc (CO2, SO2, NO...) vẫn tiếp tục từ các nhà máy và các phương tiện giao thông (từ xe các loại) của cả quốc doanh lẫn tư nhân lan tỏa trong bầu không khí Saigon. Trong khi số cây xanh ở Saigon vẫn còn quá khiêm tốn (cây xanh chỉ chiếm 60 - 70% diện tích các công viên Saigon) nên “buồng phổi” thành phố rất “hạn hẹp” (cứ 2 người có 1 mét vuông cây xanh, trong khi mỗi người dân Singapore có đến 20 mét vuông cây xanh, dù Singapore chỉ là đảo quốc nhỏ bé với kinh tế tăng nhanh bậc nhất Á Châu và đô thị vẫn luôn phát triển).
Năm 1994, trong một bài viết, tôi đã báo động tình trạng ô nhiễm không khí này nhưng trong chuyến về thăm nhà năm 2000, tình trạng này vẫn không mấy khả quan hơn, chỉ xuất hiện một hiện tượng mới nhằm đối phó “hữu hiệu” nhất với bụi và khói là việc bà con Saigon đeo khăn che mặt như hiệp sĩ Zoro, hay phụ nữ Hồi ở Trung Đông khi ra đường. Tôi không biết là nên khen hay buồn cười trước mode mới này vì thực ra nếu không khéo thì chính khăn bịt mặt này sẽ là mầm gây bệnh! Rõ ràng là bầu không khí Saigon hôm nay đã quá ô nhiễm mà không biết giới chức thẩm quyền sẽ làm gì để giải quyết bài toán này? Ðể chuẩn bị Olympic 2008, Bắc Kinh đã phải chạy trối chết để “chữa cháy” khi bị quốc tế làm áp lực. Tuy nhiên, bầu không khí Bắc Kinh đã quá ô nhiễm nên …hy vọng đó là bài học cho Saigon !
- Khói và tiếng ồn: đã gây khó chịu cho rất nhiều người vì những ảnh hưởng tệ hại đến sức khoẻ con người nhưng chuyện lên tiếng báo động đã trở thành vô ích khi mà các nhà máy, các cơ sở sản xuất quốc doanh và tư doanh (của người ngoại quốc lẫn dân trong nước) vẫn được cấp giấy phép xây dựng, hoạt động kinh doanh và sản xuất gần khu dân cư đông đúc, gần bệnh viện, trường học hay cạnh nhà trẻ, mẫu giáo. Rõ nhất là các nhà máy vẫn ung dung nhả khói và bụi, hay các quán café nhạc, các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn tỉnh bơ làm ồn giữa các xóm lao động trong đêm khuya cả 7 ngày/ tuần. Các phương tiện giao thông (xe các loại) vẫn cứ nhả khói đen và gây ồn. Nhiều đường xe lửa vẫn tồn tại giữa lòng xóm lao động.
Năm 1991, tôi cũng có viết một bài đề nghị chính quyền Saigon hãy sớm nghĩ đến việc xây một phi trường mới cho một thành phố sầm uất như Saigon; chỉ nên chỉnh trang phi trường Tân Sơn Nhất để dùng tạm thay vì lên kế hoạch mở rộng khi mà các khu dân cư ngày càng mọc lên dày đặc quanh phi trường này cùng với mức gia tăng đáng ngại của khói và tiếng ồn. Phi trường Tân Sơn Nhất hôm nay đã chỉnh trang xong nên đẹp hơn và chắc chắn sẽ tiếp tục có mặt lâu dài hơn, đón tiếp nhiều chuyến bay quốc tế hơn và chắc chắn sẽ có thêm nhiều vấn đề hơn cho những cư dân sống trong phạm vi sân bay và đường bay chứ không chỉ là tiếng ồn. Việc kiểm soát và xử phạt nghiêm ngặt những vi phạm về khói và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở sản xuất và kinh doanh vẫn còn hết sức lỏng lẻo, linh động khi mà hầu hết người sử dụng là dân lao động nghèo chạy cơm từng bữa mà chủ phương tiện thì có lẽ chẳng mấy ai muốn “đụng” đến.
- Nước: Với khoảng 100 km sông rạch nhưng tất cả đều bị ô nhiễm trầm trọng (qua chỉ số DO-oxy hoà tan, số vi khuẩn Coliform... ) bởi hầu hết nhà máy, bệnh viện và nhà dân đều không có hệ thống xử lý nước thải riêng. Cho đến năm 2000, Saigon vẫn chưa có hệ thống cống riêng cho nước mưa, nước sinh hoạt, nước sản xuất và hệ thống xử lý nước thải như ở Mỹ. Ngoài nhà máy lọc nước ở ngã tư Thủ Đức, nhà máy lọc nước ở Tân Hiệp "lâm nguy" trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do các bãi rác, các khu công nghiệp ngày đêm tuôn ra một lượng nước thải khổng lồ xuống sông Saigon mà không qua xử lý khiến ô nhiễm trên sông Sài Gòn không được giải quyết rốt ráo, ảnh hưởng lượng nước thô mà Nhà Máy Nứơc Tân Hiệp nhận vào khoảng 300 ngàn mét khối mỗi ngày. Theo Báo Cáo Môi Trường Quốc Gia năm 2006 thì hệ thống sông Saigon bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Nguồn nước sông Saigon khu vực Saigon không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ngoài ô nhiễm kim loại và dầu, ô nhiễm vi sinh coliform có nơi vượt mức cho phép tới 168 lần. Coliform nói chung là các loại vi sinh vi trùng có thể gây các bệnh đường ruột, còn các loại dầu và kim loại nặng hiện diện trong nguồn nước bị ô nhiễm, có thể gây nhiều thứ bệnh nghiêm trọng cho người sử dụng, kể cả bệnh ung thư. Vấn đề cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cùng với việc thoát nước và xử lý nước thải (sinh hoạt & sản xuất) sẽ là bài toán nan giải cho Saigon trong tương lai không xa.
- Rác: Saigon đã không còn chỗ chứa rác, cũng chưa có tiền để xây nhà máy rác đủ sức xử lý trên 3000 tấn rác / ngày nên rác vẫn là bài toán nan giải. Đường phố Saigon vẫn cần thêm nhiều thùng đựng rác dọc vĩa hè, nơi công cộng và hàng quán. Cần đẩy mạnh việc giáo dục công dân nhằm nâng cao ý thức tự giác của mỗi cá nhân và tập thể trong việc giữ vệ sinh chung, nhất là việc cấm xả rác, cấm tiểu tiện, cấm dán giấy bừa bãi ở những nơi công cộng. Nhà ven sông và các ghe tàu qua lại trên sông rạch cũng xả một lượng rác không nhỏ xuống sông rạch Saigon khi mà họ vẫn múc nước lên để dùng nấu ăn, tắm giặt!Theo báo Tuổi Trẻ, có trên 30,000 cơ sở sản xuất ở TP. HCM. vẫn mặc nhiên làm giàu bất chấp sức khoẻ và vệ sinh của người hàng xóm với đủ loại tiếng ồn, khí độc, chất thải, nước thải. Thiết nghĩ, chúng ta cần giúp Saigon tìm kiếm biện pháp giải quyết trong chừng mực nào đó mà mỗi chúng ta có thể làm được cho Saigon thân yêu của chúng ta, nhất là với các bạn trẻ đang làm việc trong các ngành có liên quan ( như Environmental Studies, Waste Management, Ecology, Regenerative & Sustainable Studies) nên để tâm nghiên cứu hầu có thể thấy tương lai Saigon sẽ sáng sủa hơn.
Bản thân tôi xin được đóng góp vài ý kiến sau:
Năm 1994, trong một bài viết, tôi đã báo động tình trạng ô nhiễm không khí này nhưng trong chuyến về thăm nhà năm 2000, tình trạng này vẫn không mấy khả quan hơn, chỉ xuất hiện một hiện tượng mới nhằm đối phó “hữu hiệu” nhất với bụi và khói là việc bà con Saigon đeo khăn che mặt như hiệp sĩ Zoro, hay phụ nữ Hồi ở Trung Đông khi ra đường. Tôi không biết là nên khen hay buồn cười trước mode mới này vì thực ra nếu không khéo thì chính khăn bịt mặt này sẽ là mầm gây bệnh! Rõ ràng là bầu không khí Saigon hôm nay đã quá ô nhiễm mà không biết giới chức thẩm quyền sẽ làm gì để giải quyết bài toán này? Ðể chuẩn bị Olympic 2008, Bắc Kinh đã phải chạy trối chết để “chữa cháy” khi bị quốc tế làm áp lực. Tuy nhiên, bầu không khí Bắc Kinh đã quá ô nhiễm nên …hy vọng đó là bài học cho Saigon !
- Khói và tiếng ồn: đã gây khó chịu cho rất nhiều người vì những ảnh hưởng tệ hại đến sức khoẻ con người nhưng chuyện lên tiếng báo động đã trở thành vô ích khi mà các nhà máy, các cơ sở sản xuất quốc doanh và tư doanh (của người ngoại quốc lẫn dân trong nước) vẫn được cấp giấy phép xây dựng, hoạt động kinh doanh và sản xuất gần khu dân cư đông đúc, gần bệnh viện, trường học hay cạnh nhà trẻ, mẫu giáo. Rõ nhất là các nhà máy vẫn ung dung nhả khói và bụi, hay các quán café nhạc, các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn tỉnh bơ làm ồn giữa các xóm lao động trong đêm khuya cả 7 ngày/ tuần. Các phương tiện giao thông (xe các loại) vẫn cứ nhả khói đen và gây ồn. Nhiều đường xe lửa vẫn tồn tại giữa lòng xóm lao động.
Năm 1991, tôi cũng có viết một bài đề nghị chính quyền Saigon hãy sớm nghĩ đến việc xây một phi trường mới cho một thành phố sầm uất như Saigon; chỉ nên chỉnh trang phi trường Tân Sơn Nhất để dùng tạm thay vì lên kế hoạch mở rộng khi mà các khu dân cư ngày càng mọc lên dày đặc quanh phi trường này cùng với mức gia tăng đáng ngại của khói và tiếng ồn. Phi trường Tân Sơn Nhất hôm nay đã chỉnh trang xong nên đẹp hơn và chắc chắn sẽ tiếp tục có mặt lâu dài hơn, đón tiếp nhiều chuyến bay quốc tế hơn và chắc chắn sẽ có thêm nhiều vấn đề hơn cho những cư dân sống trong phạm vi sân bay và đường bay chứ không chỉ là tiếng ồn. Việc kiểm soát và xử phạt nghiêm ngặt những vi phạm về khói và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở sản xuất và kinh doanh vẫn còn hết sức lỏng lẻo, linh động khi mà hầu hết người sử dụng là dân lao động nghèo chạy cơm từng bữa mà chủ phương tiện thì có lẽ chẳng mấy ai muốn “đụng” đến.
- Nước: Với khoảng 100 km sông rạch nhưng tất cả đều bị ô nhiễm trầm trọng (qua chỉ số DO-oxy hoà tan, số vi khuẩn Coliform... ) bởi hầu hết nhà máy, bệnh viện và nhà dân đều không có hệ thống xử lý nước thải riêng. Cho đến năm 2000, Saigon vẫn chưa có hệ thống cống riêng cho nước mưa, nước sinh hoạt, nước sản xuất và hệ thống xử lý nước thải như ở Mỹ. Ngoài nhà máy lọc nước ở ngã tư Thủ Đức, nhà máy lọc nước ở Tân Hiệp "lâm nguy" trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do các bãi rác, các khu công nghiệp ngày đêm tuôn ra một lượng nước thải khổng lồ xuống sông Saigon mà không qua xử lý khiến ô nhiễm trên sông Sài Gòn không được giải quyết rốt ráo, ảnh hưởng lượng nước thô mà Nhà Máy Nứơc Tân Hiệp nhận vào khoảng 300 ngàn mét khối mỗi ngày. Theo Báo Cáo Môi Trường Quốc Gia năm 2006 thì hệ thống sông Saigon bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Nguồn nước sông Saigon khu vực Saigon không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ngoài ô nhiễm kim loại và dầu, ô nhiễm vi sinh coliform có nơi vượt mức cho phép tới 168 lần. Coliform nói chung là các loại vi sinh vi trùng có thể gây các bệnh đường ruột, còn các loại dầu và kim loại nặng hiện diện trong nguồn nước bị ô nhiễm, có thể gây nhiều thứ bệnh nghiêm trọng cho người sử dụng, kể cả bệnh ung thư. Vấn đề cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cùng với việc thoát nước và xử lý nước thải (sinh hoạt & sản xuất) sẽ là bài toán nan giải cho Saigon trong tương lai không xa.
- Rác: Saigon đã không còn chỗ chứa rác, cũng chưa có tiền để xây nhà máy rác đủ sức xử lý trên 3000 tấn rác / ngày nên rác vẫn là bài toán nan giải. Đường phố Saigon vẫn cần thêm nhiều thùng đựng rác dọc vĩa hè, nơi công cộng và hàng quán. Cần đẩy mạnh việc giáo dục công dân nhằm nâng cao ý thức tự giác của mỗi cá nhân và tập thể trong việc giữ vệ sinh chung, nhất là việc cấm xả rác, cấm tiểu tiện, cấm dán giấy bừa bãi ở những nơi công cộng. Nhà ven sông và các ghe tàu qua lại trên sông rạch cũng xả một lượng rác không nhỏ xuống sông rạch Saigon khi mà họ vẫn múc nước lên để dùng nấu ăn, tắm giặt!Theo báo Tuổi Trẻ, có trên 30,000 cơ sở sản xuất ở TP. HCM. vẫn mặc nhiên làm giàu bất chấp sức khoẻ và vệ sinh của người hàng xóm với đủ loại tiếng ồn, khí độc, chất thải, nước thải. Thiết nghĩ, chúng ta cần giúp Saigon tìm kiếm biện pháp giải quyết trong chừng mực nào đó mà mỗi chúng ta có thể làm được cho Saigon thân yêu của chúng ta, nhất là với các bạn trẻ đang làm việc trong các ngành có liên quan ( như Environmental Studies, Waste Management, Ecology, Regenerative & Sustainable Studies) nên để tâm nghiên cứu hầu có thể thấy tương lai Saigon sẽ sáng sủa hơn.
Bản thân tôi xin được đóng góp vài ý kiến sau:
- Luật bảo vệ môi sinh cần cập nhật hóa hàng năm, cụ thể hóa từng tiêu chuẩn môi sinh, nhất là phải thích ứng với từng địa phương. Sau đó, cần phổ biến rộng rãi và giáo dục người dân để họ nắm vững về nguy cơ độc hại của việc gây ô nhiễm môi sinh đối với sức khoẻ và quyền lợi của chính họ và con cháu họ sau này.- Mọi hoạt động và phương tiện sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng, nghiên cứu lẫn sinh hoạt đều phải đáp ứng đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời nạn ô nhiễm môi trường. Khói, tiếng ồn, chất thải, nước thải... đều không được vượt quá mức mà Uỷ Ban Môi trường Quốc Gia đã quy định, các loại khí độc và hóa chất phải được xử lý đúng cách theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu không sẽ bị xử phạt nặng.- Cần phân loại rác (rác có thể tái sinh hay không thể tái sinh, các loại dung dịch và hóa chất, các loại có chất phóng xạ, các loại có chất độc) trước khi đem đi xử lý thích hợp cho từng loại theo đúng quy định kỹ thuật. Tuyên truyền & giáo dục dân chúng nên giữ vệ sinh chung qua việc quét dọn sạch sẽ, thường xuyên trong nhà lẫn quanh nhà, nơi công cộng, thu gom rác về đúng nơi quy định, cấm xả rác nơi công cộng, trên đường phố và sông rạch, không khạc nhổ, phóng uế/ tiểu tiện bừa bãi. Nơi công cộng (như nhà hàng, bến cảng, công viên, vĩa hè, sông rạch....) phải được chăm sóc và giữ vệ sinh đúng mức. Mọi vi phạm ảnh hưởng đến môi sinh và trật tự chung đều phải bị nghiêm phạt tức thời nhằm giáo dục công dân đi vào nề nếp.- Cây xanh vẫn phải được chăm sóc đúng mức như một “buồng phổi” của đô thị, cũng nhằm góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự yên tĩnh cần thiết cho sức khoẻ và tinh thần của người dân. Cây xanh sẽ lọc bớt khói, cản bớt tiếng ồn, là tàn che bóng mát cho quần thể sinh vật tránh cái nóng nhiệt đới oi nồng, là niềm vui và nguồn cảm hứng cho kẻ sáng tác nghệ thuật, giúp cư dân đô thị phần nào thư dãn tinh thần sau những giờ phút làm việc mệt nhọc, căng thẳng. Do đó, việc gây trồng và bảo vệ cây xanh cần được chú trọng hơn, nếu được thì nên giáo dục ý thức về việc này trong mọi tầng lớp dân chúng, như cố gắng vận động dân chúng trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà, trên đường phố, trong trường học, nơi làm việc và mọi nơi có thể trồng được cây xanh nhằm phủ xanh thêm Saigon. Nên chú ý tạo thêm nhiều khoảng xanh cho đô thị qua nhiều loại cây cỏ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cảnh quan và môi sinh hiện hữu, tăng vẻ mỹ quan của Saigon qua các thảm cỏ, các bồn hoa (từ loại bedding plant đến các loại annual/ perennial plant, từ loại cây nhỏ hay trung bình đến các cây cao lớn, cổ thụ thuộc nhiều chủng loại khác nhau như loại cây xanh quanh năm, loại rụng lá mùa đông,v.v...), song song với việc bảo vệ những “con đường có lá me bay,” những cây quý lâu năm, những thảm thực vật hiện hữu và nhất là rừng đầu nguồn với nhiều loại động thực vật quý hiếm.
- Mọi công trình xây dựng mới, mọi đề án quy hoạch - chỉnh trang - phát triển đô thị cần phải tránh tác hại môi sinh. Trừng trị mọi hành động cố tình phá hoại môi sinh như xả dầu và hoá chất độc hại vào sông rạch, biển, hồ... (nguồn nước), đốt hay chặt phá rừng bừa bãi, tự ý xây cất hay đào bới ở những khu vực đầu nguồn, hay bịt chắn kênh rạch, v.v... Nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ xây dựng và Uỷ Ban Môi trường trong việc soạn thảo các quy định cho việc xây dựng nhà ở, cơ sở thương mại, nhà máy/ xí nghiệp / cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm (lab),v.v...- Cần khuyến cáo tất cả nhà máy/ xí nghiệp / cơ sở sản xuất phải chấp hành nghiêm ngặt những quy định về Môi Sinh (trong đó cần chú tâm đến việc xử lý khói + nước thải + chất thải + tiếng ồn), khuyến khích trồng thêm hoa - cỏ - cây xanh quanh nhà máy.
- Mọi phương tiện giao thông hay máy móc cần được kiểm tra định kỳ, thường xuyên để hạn chế nhả khói / khí độc, dầu xăng / hoá chất độc hại, tiếng ồn, các chất thải nguy hiểm... vào môi trường sống.
- Cần huấn luyện, đào tạo chính quy và bán chính quy cho lớp trẻ về môi sinh (Environmental Studies), xử lý chất thải (Waste Management),v.v...
- Cấm mọi hình thức săn bắt hay tiêu diệt các loại động thực vật quý hiếm ở trên cạn, dưới nước, trên bầu trời. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ / bảo tồn các sinh vật quý hiếm này.
- Mọi phương tiện giao thông hay máy móc cần được kiểm tra định kỳ, thường xuyên để hạn chế nhả khói / khí độc, dầu xăng / hoá chất độc hại, tiếng ồn, các chất thải nguy hiểm... vào môi trường sống.
- Cần huấn luyện, đào tạo chính quy và bán chính quy cho lớp trẻ về môi sinh (Environmental Studies), xử lý chất thải (Waste Management),v.v...
- Cấm mọi hình thức săn bắt hay tiêu diệt các loại động thực vật quý hiếm ở trên cạn, dưới nước, trên bầu trời. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ / bảo tồn các sinh vật quý hiếm này.
- Từng bước hạn chế qua qui định về setback và building codes khi xây hàng quán, nhà ở dọc theo bờ sông để tạo khoảng trống (open spaces) cạnh sông - đó sẽ là khoảng không gian đô thị công cộng (công viên) mà mọi người có thể ra vào tự do thưởng ngoạn cảnh quan ven sông. Cấm ngặt chuyện hàng quán, tàu bè hay nhà cửa dọc theo bờ sông xả rác hay tiểu tiện xuống sông (giáo dục đi đôi với phạt vạ thật nặng). Nên cố gắng di dời tất cả hãng xưởng (Ba Son), hàng quán, nhà ở dọc theo 2 bờ sông; nhất là những khu vực quá cũ kỹ, nhếch nhác.
- Cố gắng cải thiện và nâng cao đời sống cư dân Saigon (trước mắt là đồng bào lao động nghèo sống trong các khu cần giải tỏa trên kênh rạch, giữa nghĩa địa...) khi mà đô thị đang phát triển để nếp sống văn minh được xây dựng thành nề nếp theo khuôn khổ kỷ luật, trật tự của một xã hội tiến bộ, ý thức tự giác / tự trọng và tôn trọng lẫn nhau trong mỗi người dân ngày một nâng cao, trong đó có ý thức tôn trọng trật tự xã hội, giữ vệ sinh chung và bảo vệ tài sản công cộng. Chẳng hạn như việc cấm xả rác hay đổ nước thải ra nơi công cộng, cấm phóng uế hay vứt rác trên sông rạch, cấm xây nhà trên kênh mương. Tuy nhiên, giáo dục và các cơ quan truyền thông phải đóng vai trò tiên phong chủ lực trong công tác phổ biến và giải thích chính sách về môi trường của quốc gia. Nhắc nhở dân chúng hãy đặt quyền lợi quốc gia lên trên mọi lợi nhuận riêng tư nhỏ nhoi trước mắt, đừng vì ích kỷ mà vô tình hay cố ý gây nên những tác hại không lường nỗi về sau cho thế hệ con em mình.
Rất mong Saigon sẽ mãi là “Hòn Ngọc Viễn Đông” sáng thật sự, với bầu không khí trong lành hơn, với nguồn nước sạch mát hơn, đường phố sẽ không quá ồn ào, không quá nhiều bụi, khói, rác. Saigon sẽ có nhiều hơn những công viên rộng mát, những khu vui chơi cho trẻ em rất an toàn và lành mạnh, hè phố sẽ phủ rợp bóng mát của phượng vỹ hay những vòm me xanh. Cũng mong rằng Saigon sẽ không vì đồng tiền hay áp lực nọ kia mà có ai đó tự đặt mình vượt trên pháp luật, mặc nhiên phạm pháp mà bất chấp luật pháp, mặc nhiên phá hại môi sinh. Vì tương lai của Saigon. Xin hãy hành động ngay hôm nay cho môi trường sống của người Saigon ngày một tốt đẹp hơn. (Viết 2/95, đăng trên Ði Tới/ Canada- udated on Nov 2006)
Rất mong Saigon sẽ mãi là “Hòn Ngọc Viễn Đông” sáng thật sự, với bầu không khí trong lành hơn, với nguồn nước sạch mát hơn, đường phố sẽ không quá ồn ào, không quá nhiều bụi, khói, rác. Saigon sẽ có nhiều hơn những công viên rộng mát, những khu vui chơi cho trẻ em rất an toàn và lành mạnh, hè phố sẽ phủ rợp bóng mát của phượng vỹ hay những vòm me xanh. Cũng mong rằng Saigon sẽ không vì đồng tiền hay áp lực nọ kia mà có ai đó tự đặt mình vượt trên pháp luật, mặc nhiên phạm pháp mà bất chấp luật pháp, mặc nhiên phá hại môi sinh. Vì tương lai của Saigon. Xin hãy hành động ngay hôm nay cho môi trường sống của người Saigon ngày một tốt đẹp hơn. (Viết 2/95, đăng trên Ði Tới/ Canada- udated on Nov 2006)
No comments:
Post a Comment