Friday, September 30, 2011

Thay đổi khí hậu(10)

Hội nghị biến đổi khí hậu ở Copenhagen kết thúc mà không có chữ ký nào của các "đại gia" trong văn bản cam kết cắt giảm khí thải và cũng không có "đại gia" nào chịu chi ra để giúp cho các nước "đang phát triển" chống biến đổi khí hậu. Có lẽ các nước "đang phát triển" sẽ phải tự lo cứu mình trước khi ...Trời cứu. Tiếng nói của các nước "đang phát triển" trở nên ...lạc lỏng; trong đó có VN khi hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng nhiều hơn. Những kế hoạch cắt giảm khí thải và chống hiệu ứng nhà kính, xây đê + trồng rừng phòng nước biển dâng, v.v... bỗng dưng muốn dẹp luôn vì không có tiền; trong khi các "đại gia" đều phớt lơ Công ước & Hiệp định Kyoto ! Cho dù Sarkozy cố gắng vớt vát nhưng thoả thuận Copenhagen chỉ là ...chính trị nói suông, không ràng buộc được ai; nhất là với các nước kỹ nghệ phát triển.
BBC: Tại sao Copenhagen thất bại?

Khoảng 45.000 người đã về dự hội nghị thượng đỉnh ở Copenhagen và đại đa số tin rằng cần có một thỏa thuận toàn cầu mới.
Nhưng tại sao hội nghị không đạt được thỏa thuận toàn diện, ngoại trừ giữa năm nước do Hoa Kỳ dẫn đầu? Và cũng không có sự đồng ý rằng hội nghị năm sau phải đạt được một cái gì đáng kể hơn.
Phóng viên môi trường BBC, Richard Black thử đi tìm các yếu tố có thể đã làm cho hội nghị Copenhagen thất bại.
1. Không muốn có thỏa hiệp toàn cầu:
Cho đến lúc hội nghị bế mạc, tất cả các chính phủ có vẻ muốn chìa khóa cho vấn đề biến đổi khí hậu chỉ nằm trong khuôn viên của hội nghị mà thôi.
Cuối cùng một thỏa thuận đạt được trong phòng họp kín chứ không tại hội nghị. Đúng ra các nước phải xét đến vị trí của nước khác và thực sự đàm phán như hồi ở Kyoto - các nước phát triển đưa ra nhiều hoài bão, lập trường thay đổi trong đàm phán, và một hiệp ước được thực hiện.
Lần này ở Copenhagen, mọi người nói, nhưng không ai thực sự lắng nghe.
Lãnh đạo Hoa Kỳ và các nước gọi là BASIC gồm có Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý với nhau vào phút chót, cứ như 9 tháng hội đàm trước đó và kế hoạch hành động Bali họ đã cam kết, chưa từng xảy ra.
Kết luận lô-gích có thể đây là cách các nước lớn muốn chơi - một dạng đàm phán bán chính thức, trong đó mỗi nước nói lên những gì họ sẵn sàng làm, không có gì phải đàm phán, và không có gì ràng buộc về mặt pháp lý.
2. Hệ thống chính trị của Mỹ:
Gần như mọi nước tham gia hội nghị, hoặc tổng thống hoặc thủ tướng có tiếng nói và có quyền cam kết thay cho chính phủ.

Hoa Kỳ không như vậy, tổng thống không thể hứa hẹn gì nếu quốc hội không ủng hộ.
Nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ trên thực tế có hai chính phủ, cái này có quyền phủ quyết cái kia.
Dĩ nhiên cha đẻ hợp chủng quốc có lý do để làm như vậy. Nhưng điều đó làm Hoa Kỳ không tham gia được tiến trình đàm phán như thế này, thường không thể nói lên lập trường hoặc thay đổi lập trường - cơn ác mộng của các nhà đàm phán.
3. Thời điểm không đúng:

Kế hoạch hàng động Bali được đưa ra cách đây hai năm cũng tại một hội nghị biến đổi khí hậu, nhưng từ đó đến nay chỉ mới một năm từ khi ông Barack Obama vào Nhà Trắng và bắt đầu tìm cách cắt giảm khí thải ở Mỹ.
Copenhagen có lẽ đến quá sớm cho nhiệm kỳ tổng thống của Obama.
Đã vậy ông còn đang cố gắng thúc đẩy cải tổ y tế - cả hai chuyện đều cho thấy vô cùng khó khăn.
Nếu hội nghị thượng đỉnh Copenhagen diễn ra chậm hơn một năm, tiếng nói của ông Obama có thể mạnh hơn và có thể đưa ra chỉ dấu cho kế hoạch hành động về sau - những dấu hiệu có thể khiến các nước khác phai tăng cường những gì họ cam kết.
Ngay lúc này ông ta không thể cam kết gì được, và các nước khác cũng đáp lại một cách tương xứng.
4. Nước chủ nhà:
Trên nhiều mặt, Đan Mạch là nước chủ nhà tuyệt vời. Copenhagen là một thành phố thân thiện và có khả năng, giao thông tốt, các cửa hàng ăn uống phục vụ cho trung tâm hội nghị Bella Center mở cửa thâu những đêm dài đàm phán.
Các nước đang phát triển cáo giác nước chủ nhà tổ chức đàm phán trong phòng kín.

Nhưng phải nói chính phủ của Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen đã tính toán sai, vô cùng sai lầm.
Ngay từ trước khi hội nghị khai mạc, văn phòng của ông đã đưa ra một dự thảo tuyên bố chính trị cho một nhóm ''các nước quan trọng'' vì vậy tạo sự bất bình cho những nước nào không có trong danh sách, kể cả những nước cảm thấy đang bị đe dọa trầm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.
Nước chủ nhà cứ hối thúc mọi chuyện để có thể kết thúc hội nghị khiến một số nước đang phát triển tố cáo có sự sắp đặt trước, thế là đàm phán liên tục bị đình hoãn.
Sau vụ dự thảo tuyên bố, nước chủ nhà nhiều lần cho biết họ đang chuẩn bị những văn kiện mới - là công việc đáng lý do các chủ trì độc lập của các ủy ban đàm phán đảm nhận.
Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc bị cấm trong ba ngày đầu - một vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết ngay trong ngày đầu.
Đến khi ông Rasmussen chủ trì hội đàm cấp cao, người ta có thể nhanh chóng nhận ra ông không hiểu gì về hội nghị biến đổi khí hậu và tính chính trị của vấn đề.
Điều đó khiến khó tránh được kết luận rằng văn phòng thủ tướng đã đánh giá hội nghị là một cơ hội cho một sự vinh quang kiểu hiệp ước ''Made in Denmark'' cho biến đổi khí hậu.
5. Thời tiết:
Mặc dù không ai nêu chuyện hoài nghi về biến đổi khí hậu trong những ngày đầu của hội nghị, nhưng càng về sau thời tiết lạnh, thậm tuyết phủ mặt đường từ thành phố đến trung tâm hội nghị, khiến các đại biểu không cảm thấy thuyết phục lắm.
Cơ quan khí tượng thế giới WMO ghi nhận thập niên này có nhiệt độ cao nhất... ''ngoại trừ ở Bắc Mỹ''.
Nếu dân chúng Mỹ phải đương đầu với nhiệt độ cao, hạn hán kéo dà, ít mưa trầm trọng như ở những nơi khác trên thế giới, liệu họ có thúc giục các dân biểu có hành động nhiều hơn cho biến đổi khí hậu trong những năm qua?
6. Văn hóa tin tức 24/24:
Hàng ngàn phóng viên theo dõi tường thuật mọi diễn biến tại hội nghị.
Toán truyền thông của Nhà Trắng thực hiện một cú ngoạn mục, và cũng bị dèm pha vì thế, khi tổng thống công bố trực tiếp trên truyền hình trước khi mọi người, kể cả đa số các nước có tham gia, biết là một thỏa thuận đã đạt được.
Tin đầu tiên đến tai các phóng viên đi cùng với tổng thống - những người đáng kính trọng - nhưng phải nhìn nhận họ không thể hỏi những câu hỏi khó như các chuyên gia về môi trường đã tham dự hội nghị trong hai tuần trước đó.
Sau tuyên bố của ông Obama dĩ nhiên các phóng viên chất vấn chi tiết, nhưng nghị trình đã an bài. Đến lúc đó đối với những ai không quan tâm lắm đến chi tiết, sẽ tin rằng đã cọ́ thỏa thuận, và Hoa Kỳ đóng vai trò lãnh đạo cộng đồng thế giới.
Văn hóa tin tức trực tiếp 24/24 không tạo nên Hiệp ước Copenhagen, nhưng chắc chắn đã giúp Nhà Trắng giữ cho ''kiến trúc sư trưởng của hiệp ước'' tránh được mọi săm soi mà công bố chiến lợi phẩm của ông.
7. Chính trị EU:

Có một lúc EU nắm sinh mạng của thỏa thuận Obama-BASIC. EU nói thỏa thuận này thất vọng, nhưng tại sao cuối cùng 27 nước thành viên của khối chấp nhận.
Nếu như EU từ chối vào lúc đó, một số đáng kể các nước đang phát triển cũng sẽ làm theo, và như vậy thỏa thuận chỉ là một sự đồng ý bán chính thức giữa một vài nước mà thôi. Lúc đó tiếng nói của EU có thể mạnh hơn khi đòi hỏi lần sau phải đạt được cái gì đó đáng kể.
Câu trả lời có thể, như thông lệ đừng bao giờ chống lại Mỹ, đặc biệt dưới thời Obama, và luôn tuyên bố thành công vào cuối. Một lý do khác có thể là ngày càng có nhiều chính phủ trong khối không cảm thấy thuyết phục trong chuyện giới hạn khí thải.
Khi các nước quan trọng trong EU - nhất là Pháp và Anh, đã đầu tư chính trị nhiều trước đó để chuẩn bị cho một hiệp ước, chuẩn bị giường chiếu cho Mỹ và Trung Quốc với hy vọng được đối xử như một đối tác ngang hàng - có thể nói vai trò của EU xem ra không được như họ mong muốn.
8. Chiến lược vận động sai:
Đằng sau hậu trường đã diễn ra những cuộc vận động và tư vấn của vô số các nhóm tìm cách phối hợp để tối đa hóa cơ hội đạt được một kết quả như mong muốn.
Thông điệp chung là ca ngợi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước đang phát triển lớn khác đã cam kết giới hạn khí thải - nương tay với Barack Obama - và tấn công các nước (Canada, Nga, và EU) mà các nhà vận động nghĩ rằng có thể và cần làm thêm.
Nay thì tất cả các nhóm vận động đang xem xét lại chiến lược. Các nhóm ở Mỹ cũng vậy vì muốn tranh thủ cả quốc hội chứ không riêng gì tổng thống.
Thỏa thuận đạt được đúng như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển lớn khác mong muốn, các nhà vận động phải đối xử với họ như thế nào đây?
Anh sẽ vận động thế nào ở Trung Quốc, hay ở Ả-rập Saudi? Các nhóm lâu nay vẫn ủng hộ các nước đang phát triển trước sự gây hại của phương Tây cũng phải xem lại.
Sau Copenhagen, không còn thế giới đang phát triển - mà là nhiều thế giới đang phát triển. Đối mặt với trật tự mới này là một thách thức cho các nhóm vận động, cũng như cho các chính trị gia của các nước quyền lực lâu đời.

Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, He Yafei
Thứ trưởng He Yafei nói Trung Quốc sẵn sàng hợp tác nếu giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ.
Obama giục Copenhagen đạt thỏa thuận
Tổng thống Mỹ có mặt tại thủ đô Đan Mạch Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có mặt tại thủ đô Đan Mạch kêu gọi các nước đoàn kết lại, nhưng dường như hy vọng đang bớt dần rằng sẽ có một thỏa thuận chi tiết được ký.
Sự có mặt của Tổng thống Barack Obama là nhằm tạo lực đẩy giờ chót cho các cuộc đàm phán. Ông dự định chỉ ở lại hội nghị khoảng chín tiếng, và sẽ có cuộc gặp với đại biểu của Đan Mạch, Trung Quốc, Brazil và Nga.
Phát biểu trước toàn thể hội đồng, ông kêu gọi các nước cùng có hành động tập thể.
Ông nói ông đến Copenhagen "không phải để nói chuyện, mà là hành động". Ông nói nếu không được kiểm soát, biến đổi khí hậu sẽ tạo ra "rủi ro không thể chấp nhận" cho an ninh quốc tế, kinh tế thế giới và hành tinh này.
Tuy vậy, sau một đêm bàn bạc, các nhân vật cao cấp đã bày tỏ rằng triển vọng có được một thỏa thuận thực chất đang mờ dần.
Theo bộ trưởng môi trường Thụy Điển Andreas Carlgren, một tiếng trước khi các lãnh đạo gặp nhau, vẫn chưa có được một văn bản đồng thuận.
Thư ký điều phối chương trình môi trường LHQ Achim Steiner nói với BBC rằng đàm phán đang trong khủng hoảng.
Các điểm bất đồng chính bao gồm mức độ cắt giảm khí thải của các nước giàu, tiền cho các nước nghèo và khi nào thì sẽ có một hiệp định ràng buộc pháp lý.
Tổng thống Obama sắp gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và giới quan sát nói Mỹ và Trung Quốc - hai nước thải khí carbon lớn nhất thế giới - đóng vai trò chính trong việc có được thỏa thuận hay không. Hai quốc gia đã ra chỉ dấu họ có thể nhượng bộ.
Trung Quốc có thể cho phép kiểm soát mức khí thải của họ ở một hình thức nhất định, còn Mỹ nói họ sẽ dành tiền cho các nước đang phát triển.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sẵn sàng giúp thành lập quỹ 100 tỉ đôla một năm cho các nước đang phát triển nếu có được thỏa thuận đáp ứng đòi hỏi của Mỹ.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra sôi nổi đằng sau hậu trường, nhưng khi chỉ vài giờ nữa là hội nghị kết thúc, không rõ sẽ có được kết quả nào cụ thể hay không.
Tiền đâu?
Mặc dù nhiều nước tỏ ý lo ngại cho các dự phóng về tác động của biến đổi khí hậu nhưng tài chính là yếu quyết định có thỏa thuận được gì hay không.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nói Washington sẵn sàng lập quỹ $100 tỉ đô-la/năm cho các nước đang phát triển nếu hội nghị đạt được thỏa thuận đáp ứng được các đòi hỏi của nước bà.
"Nếu có một hiệp ước mạnh, trong đó tất cả các nền kinh tế chính cam kết các hành động có ý nghĩa để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, và hoàn toàn minh bạch về những hành động đó, thì Hoa Kỳ sẽ làm việc với các nước cho mục tiêu thành lập $100 tỉ/năm để giải quyết nhu cầu của các nước phát triển.''
Đòi hỏi chính về "sự minh bạch" là đối với Trung Quốc - là điều phải có để Thượng viện Hoa Kỳ thông qua luật kiểm soát khí thải.

Theo một phúc trình bị lộ, nhiệt độ địa cầu sẽ tăng 3C nếu mức cắt giảm khí thải vẫn như được cam kết hiện nay.
Chính phủ Trung Quốc lâu nay không mặn mà với ý tưởng đó, nhưng tại Copenhagen Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông He Yafei nói Trung Quốc sẵn sàng tham gia ''đối thoại và hợp tác miễn đó không phải là can thiệp và vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.''
Trước đó Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, kêu gọi "tất cả chúng ta, các nước phát triển và đang phát triển, hãy uyển chuyển" trong vấn đề làm sao xác minh được các biện pháp và hành động kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ông nói đến khả năng thành lập một hệ thống quốc tế để theo dõi việc cắt giảm khí thải.
Cắc giảm không đủ
Một phúc trình của ban thư ký hội nghị biến đổi khí hậu bị lộ ở Copenhagen cho thấy các cam kết đưa ra cho đến nay không đủ để kềm sự ấm nóng địa cầu dưới 2C.
Theo tính toán thì muốn đạt mục tiêu đó, khí thải toàn cầu phải được giới hạn ở hoặc dưới 44 gigatonnes (Gt) CO2, từ nay đến 2020.
Nhưng nếu thực thi mức cam kết tối đa hiện nay của các nước phát triển, lượng khí thải sẽ trên mức đó 1,9Gt - tức còn thiếu 4,2Gt.
Các chuyên gia nói trừ phi khoảng cách này được thu ngắn lại - thí dụ bằng cách các nước phát triển tăng chỉ tiêu cắt giảm từ nay đến 2020 30% so với thời gian 1990 - khí thải trên địa cầu sẽ ''vẫn ở mức không bền vững vốn có thể dẫn đến nhiệt độ tăng khoảng 3C."
Kết luận này được dựa trên một số cuộc nghiên cứu gần đây, quan trọng nhất là dự phóng năng lượng thế giới của cơ quan Năng lượng quốc tế, IEA.
Chuyên gia François Gemenne:Hàng triệu người VN sẽ phải di cư vì biến đổi khí hậu
TT - François Gemenne là giám đốc nghiên cứu của Viện Khoa học chính trị Paris, một chuyên gia hàng đầu về khí hậu và di dân. Trong hai năm 2008, 2009, ông đã cùng nhóm của mình tiến hành một nghiên cứu dài hơi về hậu quả của biến đổi khí hậu tại VN để tìm ra những giải pháp cho vấn đề này.
Phỏng vấn của cộng tác viên Tuổi Trẻ.
* Thưa ông, kết quả nghiên cứu tại VN ra sao?
Nhà nghiên cứu François Gemenne
- Sau khi cân nhắc mọi số liệu khoa học có được cũng như những dữ kiện thu thập tại địa bàn, tôi có thể khẳng định VN sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tình trạng khí hậu ấm lên. Đó là chuyện nước biển dâng, khô hạn và những thiên tai khác như bão lũ mà hậu quả sẽ làm đảo lộn nhiều lĩnh vực: kinh tế, dân số, xã hội.
* Ông có thể dẫn một ví dụ cụ thể?
- Nhóm chúng tôi đã làm việc rất kỹ tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ở đó, dân quen sống với nước nổi từ lâu đời. Họ tổ chức cuộc sống và làm ăn theo mùa nước. Vấn đề hiện nay là nước lũ trở nên khó đoán, thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn. Tình trạng đó làm đảo lộn cuộc sống của họ, gây thiệt hại kinh tế và làm tổn hại tinh thần. Hãy thử tưởng tượng đến năm 2025 khi nước dâng thường xuyên hơn, những người dân đó sẽ sinh sống ở đâu, sẽ làm gì để sống?
* Những người dân mà ông gặp đã ý thức được về thảm kịch khí hậu đó chưa?
"Cần nhớ rằng trận bão Katrina tàn phá bang Louisiana là vì người Mỹ đã phá rừng đước để xây dựng"
- Thật ra lúc này họ đã nhận ra. Người dân vùng ĐBSCL đã thấy tình trạng nước biển xâm nhập sâu hơn lúc trước. Thu nhập kinh tế của họ bị giảm không chỉ vì nước biển xâm nhập mà còn vì những trận bão mạnh liên tục. Họ biết tương lai sẽ tệ hơn nhưng vẫn có thái độ phó mặc cho trời đất. Đó là điều không tốt để cải thiện tình hình. Cần phải ứng phó ở cấp độ địa phương, trong cách sống mỗi ngày, chứ không phải thụ động chờ đợi người khác quyết định giúp mình.
* Các cấp chính quyền ở VN đã ý thức rõ về tình hình?
- Đã rất rõ. Chính quyền cấp cao đã hiểu là phải làm gì đó. Ngay lúc này cũng như trong tương lai. Nhưng chính quyền vẫn chưa biết rõ phải làm cái gì trước cái gì sau và chỉ mới chú ý đến thiệt hại kinh tế mà chưa có tính tổng thể. Ý tôi muốn nói đến khía cạnh xã hội theo nghĩa rộng. Tình trạng quan liêu sẽ khó tạo được hành động phối hợp hợp lý. Hành động của cấp chính quyền địa phương là không đủ tầm và thường chỉ ứng phó theo ích lợi cục bộ địa phương, trong khi hành động ứng phó phải có tầm cấp tỉnh, quốc gia, vùng và toàn cầu.
* Vậy theo ông, cách ứng phó tốt nhất là gì?
- Đó phải là một kế hoạch phối hợp mang tính tổng thể. Từ bây giờ phải giảm lượng khí thải bằng cách tăng sử dụng năng lượng sạch và những kỹ thuật sản xuất ít gây ô nhiễm. Đi lại bằng xe công cộng nhiều hơn. Trồng cấy nên hợp lý theo kiểu truyền thống và sử dụng càng ít phân bón hóa học càng tốt vì phân bón thải ra khí azote.
Hãy định lại chiến lược nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa để không lệ thuộc chỉ vào gạo hoặc cà phê cho xuất khẩu. Tình trạng độc canh thường gây thiệt hại do quá lệ thuộc vào giá thế giới và diễn biến khí hậu. Tăng cường bảo vệ các khu rừng đước và rừng rậm. Những hệ sinh thái này sẽ giúp giảm sốc trước tình trạng khí hậu ấm lên. Đó là ưu tiên hàng đầu.
Cũng cần nhớ rằng hàng triệu người VN sẽ phải di dời vì khí hậu. Tìm chỗ an cư cho họ chỉ là một chuyện. Ngay từ bây giờ cần tính đến những kế hoạch đào tạo và giáo dục, để trong tương lai những con người đó biết làm gì để sinh sống. Chính quyền càng cần đặc biệt lưu tâm đến người nghèo. Những đối tượng ít được bảo vệ này chắc chắn sẽ hứng chịu trước tiên những biến đổi trong vài năm tới. Xét trên bình diện dân số, việc kế hoạch hóa vẫn là phương cách tốt để bảo vệ người dân ở đất nước đông dân như VN.
Nước biển dâng, mức sống chìm
Nước biển dâng sẽ khiến khoảng 11% diện tích đất Việt Nam bị ngập và 9 triệu dân sẽ phải tái định cư. Đó là một thảm họa cho VN theo cảnh báo của các chuyên gia quốc tế.
Có nhiều yếu tố cho thấy biến đổi khí hậu sẽ đặc biệt gây ảnh hưởng nặng nề ở khu vực Đông Nam Á. Ông Christophe Bahuet, giám đốc Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại VN, cảnh báo: “VN sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai này. Sẽ có đến 11% dân số VN bị ảnh hưởng và làm thiệt hại ít nhất 10% GDP. Hàng triệu người VN sẽ rơi vào cảnh nghèo đói. Đó là một thảm kịch cho quốc gia!”.
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không còn là những cảnh báo mơ hồ. Cuộc sống của hàng triệu con người trong khu vực Đông Nam Á đang gắn liền với những dòng sông lớn bắt nguồn từ Himalaya, như sông Mekong, sông Hồng, sông Hằng, sông Irrawaddy...
Tình trạng băng tan nhanh chóng trên dãy Himalaya sẽ làm thay đổi lưu lượng các dòng sông. Trong 2-3 thập niên nữa băng trên đỉnh Himalaya sẽ biến mất và đó là thảm kịch ghê gớm: thoạt tiên là lũ lụt dữ dội rồi sau đó là khô hạn triền miên.
Những vùng duyên hải, nhất là những vùng đồng bằng đông dân như vùng ven sông Mekong và sông Hồng, sẽ bị ngập lụt khi nước biển dâng. Nếu biết rằng ở VN, 72% dân số sống nhờ nông nghiệp mới thấy viễn cảnh 5.000km2 vùng châu thổ sông Hồng và 20.000km2 vùng châu thổ sông Mekong - tức 42% diện tích đất trồng trọt - bị nước biển đe dọa nguy hiểm đến mức nào. Điều đó có nghĩa 4,2 triệu ha đất trồng lúa cùng nhiều diện tích hoa màu khác sẽ bị mất trắng.
Theo ông Steve Price-Thomas, giám đốc Tổ chức Oxfam: “VN thuộc số những quốc gia xóa đói giảm nghèo tốt nhất, nhưng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ đẩy lùi những thành quả đó. Tình trạng nước biển dâng, mưa lũ, đất nhiễm mặn và hạn hán đã gây hại cho bao nhiêu người và những dự báo tồi tệ về khí hậu cho thấy VN sẽ hứng chịu những viễn cảnh không hề lạc quan”.
Cuối năm 2008, các chuyên gia của Oxfam (Mỹ) đã điều tra đời sống của dân chúng tại Bến Tre và Quảng Trị. Và họ nhận thấy người dân đều thừa nhận khí hậu đã thay đổi trong 20-30 năm gần đây khiến cuộc mưu sinh của họ thêm khó khăn.
Biến đổi khí hậu cũng không tha các đô thị. Một bài viết của PGS-TS Trần Thục, viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (VN), được Cơ quan Hợp tác khoa học Pháp đăng tải đã cảnh báo: “TP.HCM nằm trong số những nạn nhân đầu tiên của tình trạng nước biển dâng. Nếu mực nước dâng 65cm thì 128km2 của thành phố (tức 6,3% diện tích) sẽ bị nhấn chìm. Khi mực nước dâng thêm 75cm và 100cm thì diện tích thành phố bị ngập tương ứng là 204km2 và 473km2”. TP Hải Phòng cũng khó thoát viễn cảnh tương tự.
BBC thế giới vụ đã chính thức bắt đầu dự án đặc biệt để tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 7-12. Chuyến đi bằng tàu ba ngày dọc sông Mekong nhằm tìm hiểu những lo ngại, giải pháp từ cơ sở, từ chính những người đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hằng ngày.
Tham gia đoàn là các chính trị gia, các chuyên gia về môi trường, đại diện các tổ chức quốc tế và các nhà báo của BBC. Dự kiến các bài tường thuật, phân tích về sự thay đổi của khí hậu và những ảnh hưởng trong tương lai tới cuộc sống của người dân khu vực, cũng như cách họ đang thích nghi với điều kiện mới sẽ được chuyển tải tới 233 triệu khán thính giả của BBC bằng các ngôn ngữ Việt, Anh, Myanmar, Trung Quốc, Indonesia và Urdu. Phóng viên báo Tuổi Trẻ cũng có mặt trên tàu.
Mỗi người hãy góp phần bảo vệ môi trường, "đánh mất đi thì dễ nhưng lấy lại là rất khó", môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính con người chúng ta gây ra.
Nhưng bây giờ cũng chưa phải muộn, hãy làm lại những gì chúng ta đã đánh mất, những cánh rừng mất đi chúng ta có thể trồng lại, những dòng sông bị ô nhiễm chúng ta có thể cải tạo lại, để môi trường bảo vệ chúng ta. Nhưng điều đó không phải một sớm, một chiều mà phải có sự chung tay, góp sức của mỗi người và chính quyền.
Mỗi người phải tự ý thức rằng môi trường thiên nhiên mang lại cho chúng ta rất nhiều nhưng cũng lấy đi của ta rất nhiều, nếu chúng ta quay mặt lại với thiên nhiên. Bên cạnh đó rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước để những người dân nghèo sống gần rừng bảo vệ rừng, thực tế cho thấy nhiều cánh rừng gần dân bị biến thành đồi trống, bởi vì họ quá nghèo, không có sinh kế để thoát nghèo nên họ phá rừng làm rẫy, phá rừng để mưu sinh.
Những nhà máy xí nghiệp chính quyền phải mạnh tay trong việc xử lý chất thải trước khi ra môi trường, đừng để những vụ việc như công ty "Vedan" tiếp diễn.
* Hãy tưởng tượng mỗi ngày chúng ta đi làm bằng xe máy riêng, ô tô riêng, ngồi phòng máy lạnh và đọc những dòng tin này trong một điều kiện thoải mái, hầu như chúng ta cảm thấy rất ít bị ảnh hưởng bởi khí hậu biến đổi. Thì trong khi đó ở những miền quê xa xôi những người nông dân nghèo đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề: mất đất do nước biển dâng, mất nhà do bão lụt, mất mùa do hạn hán,.... những mảnh cơm ít ỏi của họ đang teo tóp dần đối nghịch với sự phát triển phồn thịnh của những thành phố nóng.
Thật không công bằng, không công bằng giữa những người đang sống tại những quốc gia phát triển và những nước đang phát triển; không công bằng giữa những người đang sống tại những thành thị phồn hoa nơi mỗi ngày thải ra hàng tấn khí thải với những con người đang sống ở những miền quê - nơi mà mà những "sinh vật xanh" đang cùng chia sẻ gánh nặng ô nhiễm toàn cầu; và thật không công bằng cho thế hệ mai sau, con cháu chúng ta, chúng ta đang gây ô nhiễm và để lại hậu quả cho đời sau.
Dù đã muộn nhưng chúng ta phải hành động, phải hành động ngay bây giờ. Hành động vì tương lai thế hệ mai sau, hành động để thể hiện sự nhận thức của chúng ta về hiểm họa biến đổi khí hậu toàn cầu, hành động để chia sẻ những nỗi thống khổ mà đồng bào chúng ta đang phải hứng chịu để thể hiện trách nhiệm của chúng ta.
Mỗi cá nhân hãy làm một cái gì đó nho nhỏ để giảm bớt gánh nặng lên môi trường chúng, để đưa "bàn tay vô hình" của chúng ta đến cứu giúp những người đang phải hứng chịu nặng nề hậu quả biến đổi khí hậu và cũng để giúp chính chúng ta sống trong một môi trường trong sạch. Riêng tôi, tôi đã lập một kế hoạch chuyển việc sử dụng phương tiện đi lại bằng xe máy sang xe đạp trong vài tháng tới.
Tôi nghĩ đi xe đạp vừa là điều kiện tốt cho việc tập luyện thể lực, tốt cho sức khỏe, vừa có thể giảm khí thải ô nhiễm ra môi trường tương đương 300 lít xăng/1 người/1 năm. Còn bạn thì sao, có rất nhiều cách để bạn có thể đóng góp làm sạch môi trường tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của bạn. Hãy hành động, hãy làm một cái gì đó để thể hiện trách nhiệm của chúng ta!
Có rất nhiều cách để chúng ta đóng góp sức mình vào việc làm cho môi trường thêm xanh, sạch:
+ Nếu bạn là doanh nhân, hãy thực hiện việc kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật về luật môi trường.
+ Nếu bạn là một nhân là giáo viên, hãy làm gương và hướng những học trò của mình vào trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường
+ Nếu bạn là một người dân bình thường, hãy làm gương cho mọi người xung quanh bạn ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác, chất thải bừa bãi, thực hiện các "hoạt động xanh" như đi xe công cộng thay vì đi xe máy riêng nếu có thể,...
* Như chúng ta đã thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là các thành phố lớn vì khói bụi từ các phương tiện giao thông. Điều này đã và đang tác động tực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của chúng ta.
Các biện pháp như giảm phương tiện cá nhân, sử dụng phương tiện công cộng, kiểm tra kỹ việc xử lý chất thải, trồng rừng là những giải pháp dài hạn. Trước mắt, mỗi chúng ta có thể góp phần bảo vệ môi trường bằng việc trồng nhiều cây xanh, cây kiểng ở khu vực mình đang sinh sống, trên ban công, trên sân thượng, trước sân. Với các cách như trên, chúng ta cũng góp phần làm bầu không khí trong sạch hơn trong thời gian trước mắt.
Ngày 8-12, tàu Mekong Eyes đã đến địa phận tỉnh Tiền Giang. Đoàn đã lên cồn Thới Sơn hỏi chuyện người dân và đến thăm một trường học ở Cai Lậy, Tiền Giang để tìm hiểu về cách thích nghi với biến đổi khí hậu. Tại đây, đoàn đã triển khai dự án Save the children (Cứu lấy trẻ em) để dạy trẻ em trong vùng học bơi.
Mỹ thừa nhận khí thải đe dọa sức khỏe người Mỹ
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã chính thức thừa nhận hiện tượng Trái đất ấm dần lên do khí thải nhà kính gây ra đang đe dọa sức khỏe người dân Mỹ.
Bà Lisa Jackson, lãnh đạo EPA, khẳng định: “Có đủ bằng chứng khoa học chắc chắn cho thấy nguy cơ này là có thật. Kết luận này xác nhận năm 2009 là năm chính quyền Mỹ bắt đầu giải quyết vấn đề ô nhiễm do khí thải nhà kính gây ra và nắm bắt các cơ hội phát triển năng lượng sạch”.
Với kết luận này, EPA sẽ có quyền ra quy định hạn chế khí thải nhà kính từ ôtô, nhà máy điện, xưởng sản xuất... mà không cần phê chuẩn của quốc hội. Theo đó, trong năm tới EPA sẽ yêu cầu các nhà máy điện, thép, ximăng... trang bị các thiết bị hiện đại để hạn chế khí thải, hoặc sử dụng năng lượng thay thế. Các hãng xe hơi sẽ phải sản xuất những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs khẳng định ông Obama vẫn muốn quốc hội thông qua luật hạn chế khí thải nhà kính.
Từ Copenhagen, các nhà khoa học đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố của EPA. Ông Rajendra Pachauri, chủ tịch Mạng lưới khoa học Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, nhận định: “Đây là một động thái cho thấy quyết tâm của Tổng thống Barack Obama. Động thái này là một tín hiệu mạnh mẽ đến Quốc hội Mỹ”.
2000-2009: thập kỷ nóng nhất
TTO - Quãng thời gian 10 năm từ năm 2000 đến 2009 là thập kỷ nóng nhất kể từ khi giới khoa học bắt đầu đo nhiệt độ Trái đất vào năm 1850, theo khảo sát của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
“Nếu không có một thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình của hành tinh sẽ tăng hơn 2 độ C trong thế kỷ này,” hãng tin AP dẫn lời ông Michael Jarraud, tổng thư ký WMO, phát biểu tại Hội nghị Copenhagen. “Chúng tôi muốn cung cấp những dữ liệu tốt nhất cho các nhà đàm phán. Các bằng chứng cho thấy đây thực tế là quãng thời gian nóng nhất trong vòng hơn 2.000 năm qua”.
AP cho biết dựa trên các nghiên cứu khoa học, chuyên gia khí hậu Thomas Stocker thuộc ĐH Bern (Thụy Sĩ) khẳng định tỷ lệ khí thải CO2 trong không khí hiện đang ở mức “cao nhất trong vòng 800.000 năm qua”.
Theo Reuters, trong thập kỷ 2000-2009, có rất nhiều bằng chứng cho thấy tác động khủng khiếp của hiện tượng Trái đất ấm dần lên. Năm 2007-2009, băng tại Nam Cực tan vào mùa hè với tỷ lệ kỷ lục. Tất cả các sông băng trên thế giới đều đang thu nhỏ lại.
Những sinh vật nguy hại như sứa và bọ cánh cứng ăn vỏ cây đang dịch chuyển về hướng bắc thay cho các hướng di chuyển thường thấy, và nước biển dâng cao đang tấn công các hòn đảo nằm dưới mực nước biển.
Theo WMO, các đợt nóng nghiêm trọng ở Ấn Độ hồi tháng năm, và phía bắc Trung Quốc hồi tháng sáu là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu. Nhiều khu vực ở Trung Quốc trải qua năm nóng nhất trong lịch sử. Thời tiết nóng cũng hoành hành và trở nên nghiêm trọng hơn tại Úc và Nam Mỹ.
Copenhagen là thành phố xanh nhất châu Âu
Theo khảo sát của tập đoàn công nghiệp Đức Siemens, Copenhagen (Đan Mạch), thành phố chủ nhà Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc, là thành phố xanh nhất tại châu Âu. Hãng tin AP cho biết bảng xếp hạng của Siemens bao gồm 30 thành phố châu Âu dựa trên tám tiêu chí, trong đó có lượng khí CO2, chất lượng không khí, sử dụng năng lượng...
Stockholm (Thụy Điển), Oslo (Na Uy), Vienna (Áo) và Amsterdam (Hà Lan) đứng sau Copenhagen trong tốp 10. Những thành phố ít thân thiện với môi trường nhất trong danh sách là Kiev (Ukraine), Sofia (Bulgaria), Bucharest (Rumania), Belgrade (Serbia), và Zagreb (Croatia).
Trong số các thủ đô lớn ở châu Âu, Berlin (Đức) xếp thứ tám, Paris (Pháp) thứ 10, London (Anh) thứ 11, và Rome (Ý) thứ 14. Giới chuyên gia cho biết hầu hết tất cả 30 thành phố đều có tỷ lệ CO2 tính theo đầu người thấp hơn mức trung bình của các nước EU.
Việt Nam nằm trong 11 quốc gia chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nhất
TTO - Ngày 7-12, các nhà khoa học đã đưa ra danh sách 11 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ tình trạng thay đổi khí hậu, trong đó có Việt Nam.
Thông tin này đuợc công bố trong ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Copenhaghen (Đan Mạch)
Theo công bố các chuyên gia tại Copenhaghen, Việt Nam là một trong 11 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hệ quả của nó. Điều này được thể hiện rõ khi thời tiết bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nước ta những năm gần đây như: lũ lụt ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, hạn hán ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng...
Theo TTXVN, báo cáo Chỉ số Rủi ro Khí hậu toàn cầu 2010 do tổ chức Germanwatch công bố, 10 quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất do thiên tai: gồm Bangladesh, Myanma, Honduras, Việt Nam, Nicaragoa, Haiiti, Ấn Độ, Cộng hòa Đôminica, Philippines và Trung Quốc.
Thống kê cho thấy trong giai đoạn từ 1990 - 2008, tại các nước này xảy ra 11.000 trận bão, lũ lụt và hạn hán khiến gần 600.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại 1.700 tỷ USD. Riêng ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của hơn 450 người, thiệt hại ước tính trên 1,5 triệu USD.
BBC:Copenhagen: thịt bò đâu nhỉ?

Những hội nghị lớn như Copenhagen vốn vẫn rất khó đạt được thỏa thuận
Chàng đến. Chàng làm một giao dịch nhanh. Chàng đi.
Đó là cách Tổng thống Mỹ Barack Obama can thiệp vào hội nghị ấm nóng toàn cầu ở Copenhagen và liệu ông đã cứu nó khỏi tình trạng bế tắc hoàn toàn hay chỉ đem lại một mẩu giấy vô nghĩa thì tùy thuộc quan điểm của bạn.
Kết quả là một cam kết chính trị chứ không phải hiệp định.
Ngôn từ nghe cũng hay. "Chúng tôi nhấn mạnh ý chí chính trị để đối phó khẩn cấp biến đổi khí hậu."
Nhưng thịt bò đâu rồi? Hình như đành phải kẹp nó vào bánh mì sau này vậy.
'Phong cách salami'
Thỏa thuận được làm giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, cùng một số nước chủ chốt - Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Nó kể ta nghe thật nhiều về cách ngoại giao diễn ra trong tương lai.
Mỹ và Trung Quốc đã phải giao dịch về vụ lần này. Họ sẽ phải giao dịch với nhau về những vấn đề khác. Ít nhất cũng tích cực là họ đang trò chuyện.
Các tay chơi mới đang bước ra. Nga vắng mặt. EU chẳng thấy đâu. Họ đã ra cam kết rồi và không cần phải được mời tới.
Những nước còn lại phải đi theo.
Một giai đoạn khó khăn nằm trước mặt khi các chính phủ phải ký vào việc cắt giảm và mọi người sẽ theo dõi xem ai làm gì và không làm gì.

Tổng Thư ký LHQ gọi Copenhagen là bước khởi đầu
Có lẽ đã có quá nhiều thứ phải nuốt một lúc. Trong ngoại giao quốc tế, thường thì giải quyết vấn đề theo phong cách "xúc xích salami" sẽ hiệu quả hơn là tìm cách tiêu hóa hết một lúc.
Chân lý còn chỉ ra rằng các đại hội đàm thường rất khó tổ chức. Ngay cả các hội nghị thượng đỉnh châu Âu, nhỏ so với Copenhagen, thường phụ thuộc vào những gì xảy ra tại chỗ - một nhóm các nước kiểm soát và áp đặt ý của họ.
Nhưng không hiểu vì sao Copenhagen không kéo dài hơn - đó là vì hình thức cuộc họp hay vì ai quyết định? Có phải quá nhiều chính phủ tìm cách thương lượng quá muộn, hay thực tế là họ không muốn nhượng bộ hay cam kết, và một số thậm chí không tin cần phải cứu thế giới?
Có lẽ là sự kết hợp của cả hai.
Và có thể sẽ có ích hơn nếu có thêm thời gian. Nhưng thời buổi bây giờ các chính khách không có thời gian. Họ luôn phải di động.
Tổng thống Obama thậm chí phải vội quay về Washington để tránh một đợt bão tuyết.
Ngày xưa nhịp điệu chậm rãi hơn.
Hội nghị Vienna, chia cắt châu Âu sau các cuộc chiến Napoleon, kéo dài từ tháng 11/1814 đến tháng Sáu 1815. Mọi giao dịch được làm phi chính thức. Và không có truyền hình 24 tiếng để hỏi vì sao không có tiến bộ.
Hội nghị Berlin, tìm cách giải quyết vùng Balkan, kéo dài một tháng vào hè năm 1878.
Hiệp ước Versailles theo sau các đàm phán kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Sáu 1919.
Công thức tốt hơn?
Cần so sánh Copenhagen với các cuộc gặp này chỉ là vì nghị trình trong mắt nhiều người còn quan trọng hơn - cứu cả hành tinh chứ không phải lục địa.
Đã có những tiền đàm phán, và chúng nằm trong tay các cấp thứ trưởng và phái đoàn thấp.
Nhưng cũng thế thôi, không ai muốn nhượng bộ cho đến phút cuối và quyết định phải đến từ trên cao.
Tiến trình tương tự đã diễn ra khi đàm phán thương mại thế giới trong Vòng Doha. Phải thừa nhận ở đó, thời gian chẳng là vấn đề. Đàm phán bắt đầu năm 2001 và vẫn còn đang kéo lê thê.
Có khi công thức tốt hơn là có một loạt các cuộc gặp ở cấp cao, để các chính phủ có thể đạt từng chút tiến bộ.
Xúc xích salami có lẽ là giải pháp.
Dưới đây là hình ảnh những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thay đổi khí hậu:

http://sb350.pbworks.com/f/1247713617/700px-Global_Sea_Level_Rise_Risks.png
http://www.dhivehiobserver.com/images3/Sea_Level_Rise.jpgNước biển dâng có thể xóa nhiều quốc gia khỏi bản đồ thế giới và hàng chục triệu người phải di cư đi nơi khác.
Vấn đề này vẫn chưa được coi trọng trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tại Hội nghị Đại dương Thế giới đang diễn ra tại Indonesia, hôm qua các đại biểu đã cảnh báo như vậy và cho rằng các nước phát ra nhiều khí thải nhà kính nhất đã đưa ra mức cắt giảm quá thấp, không ngăn chặn được sự gia tăng của mực nước biển.
Ông Rolph Payet, cố vấn của Tổng thống đảo quốc Seychelles ở phía đông châu Phi, dự báo: “Trong thực tế nạn di dân vì môi trường sẽ tác động đến kinh tế và an ninh toàn cầu nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì mà các cuộc chiến tranh đã gây ra cho hành tinh này”.
Có nhiều quốc gia bị đe dọa nhấn chìm ngay cả khi mức nước biển dâng cao thêm vài tấc. Các quần đảo ở phía nam Thái Bình Dương như Kiribati, Tuvalu, các khu vực duyên hải dân cư đông đúc của Bangladesh có thể bị ngập sâu dưới mặt nước biển.
Năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc đã cảnh báo, đến năm 2050 mực nước biển sẽ cao hơn 59 cm so với hiện nay và 150 triệu người sẽ mất chỗ ở. Tuy vậy, theo ông Payet, đến nay gần như chưa có cuộc thảo luận nghiêm chỉnh nào tại các diễn đàn thế giới hàng đầu về cách thức ứng phó với những làn sóng di cư khổng lồ của “những người tị nạn môi trường” từ những vùng thấp trũng và có nguy cơ bị ngập tới các khu vực khác.
Tại hội nghị Indonesia đang diễn ra, Liên minh các đảo quốc nhỏ đang gây áp lực buộc các nước công nghiệp phải cắt giảm 85% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Liên hiệp Âu châu đã hứa sẽ cắt giảm 80% và chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị cắt giảm 83%. Nhưng chi tiết về một thỏa thuận toàn cầu để thực hiện các cam kết như vậy và bao gồm cả những quốc gia dẫn đầu về phát ra khí thải như Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng.
Hội nghị Indonesia sẽ kéo dài 5 ngày, có sự tham dự của hàng trăm quan chức và chuyên gia của 70 quốc gia, được coi như bước chuẩn bị cho hội nghị cấp cao toàn cầu sẽ họp vào tháng 12 năm nay tại Copenhagen, Đan Mạch, bàn những giải pháp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu sau khi Nghị định thư Kyoto hết hạn.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra tình trạng di cư và mất chỗ ở của loài người. Mặc dù chưa có con số dự báo chính xác về lượng người phải di cư trong vòng nửa thế kỷ tới, song phạm vi và mức độ của tình trạng này có thể sẽ lớn chưa từng có. Người dân ở các quốc gia và quốc đảo kém phát triển nhất sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề hơn cả. Hậu quả của tình trạng di dân và mất chỗ ở xét trên hầu hết mọi khía cạnh của phát triển và an ninh con người có thể mang tính hủy hoại nghiêm trọng. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định chính trị.
Khí hậu toàn cầu nóng lên làm băng ở 2 cực trái đất tan chảy, làm mực nước biển dâng cao. Các đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương có khả năng bị nhấn chìm đầu tiên. Người dân ở đây đang chứng kiến nước biển dâng cao từng ngày...
  • Di dân ồ ạt... né biển
Sắp “biến” khỏi bản đồ thế giới

Ông Veu Lesa, 73 tuổi, ở đảo quốc Tuvalu, không cần phải nắm tin tức khoa học về việc nước biển đang dâng cao bởi ông chứng kiến điều này hàng ngày. Những bãi biển thời trẻ thơ của ông đang biến mất dần. Mùa màng nuôi sống gia đình ông đang bị nhiễm mặn do nước biển. Tháng 4 vừa rồi, ông phải dời nhà đi nơi khác vì thuỷ triều.
Tuvalu là một dải gồm 9 đảo san hô. Khu vực cao nhất của đảo quốc này chỉ cách mặt biển 4m. Phần lớn người dân sống cách mặt biển khoảng 2m. Tại khu vực đảo chính Funafuti, mực nước biển trung bình mỗi năm dâng cao 5,6mm, gấp đôi con số dự báo của Cơ quan thay đổi khí hậu LHQ.
Theo dự báo, nhiều đảo thuộc đảo quốc này chỉ còn tồn tại trong vài thập niên nữa. Người dân phải di cư, đến nay đã có 4.000 người sang định cư ở New Zealand, 10.500 người khác đang chuẩn bị ra đi. Những người đang ở lại phải “chiến đấu” chống biển. Tuvalu đang trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý của thế giới trong chiến dịch vận động chống khí thải làm trái đất nóng lên. Ngoài Tuvalu, còn có quần đảo Gilbert và Ellice, nguyên là thuộc địa của Anh, cũng báo động.
  • Chiến đấu chống cái không thể
Dư luận Tuvalu cho rằng, những nước lớn thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất đã không thèm để ý tới tiếng kêu cứu của người dân Tuvalu. Bà Enate Evi, Bộ trưởng Môi trường Tuvalu, nói: “Họ chỉ quan tâm chính họ, quan tâm lợi ích kinh tế của họ, bất chấp cuộc sống người dân ở đây”. Tại trường tiểu học ở đảo Funafuti, trẻ em được học về thay đổi khí hậu ngay khi vào lớp 1. Em Manuao Taloka, 13 tuổi, nói: “Australia, Mỹ và Anh không thèm để ý tới đất nước chúng em bởi nước này quá nhỏ, họ thì muốn tiếp tục tăng các nhà máy và xe hơi”. Đây có thể là thế hệ cuối cùng sinh sống tại Tuvalu. Thầy Temu Hauma cho biết: “Tôi hoàn toàn cảm thông với các học sinh sẽ di cư. Tại sao lại cứ phải ở đây khi chúng không có tương lai”.http://www.praer.org/Maldives%20capitol%20Male.jpg Male' - thủ đô của Maldives
http://www.instablogsimages.com/images/2008/11/11/maldives-thilafushi-1_6TGYf_18722.jpgMaldives
Sự dâng lên của mực nước biển (SLR- Sea level rise) do thay đổi khí hậu là mối đe doạ nghiêm trọng toàn cầu: Các bằng chứng khoa học hiện nay là rất nhiều. Với việc tiếp tục tăng lượng phát thải các khí nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể thúc đẩy nhanh hơn SLR từ 1-3 mét trong thế kỷ này, việc các tảng băng ở Nam Cực và Greenland bị tan nhanh chóng ngoài mong đợi có thể làm cho mực nước biển tăng lên 5 mét. Bài viết này, chúng tôi đánh giá hậu quả của SLR ở 84 quốc gia. Phần mềm Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) được sử dụng để phân tích một cách tốt nhất các số liệu toàn cầu hiện có về các nhân tố ảnh hưởng quan trọng (đất, dân số, nông nghiệp, phạm vi đô thị, đầm lầy, và GDP) tại các khu vực bị ngập nước với dự đoán mực nước biển tăng lên từ 1-5 mét. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển trên thế giới có khả năng phải di cư do SLR trong thế kỷ này; và thiệt hại kèm theo về kinh tế và sinh thái là rất khốc liệt đối với nhiều người. Ở mức độ quốc gia, hậu quả có sự khác biệt khá lớn, các ảnh hưởng nghiêm trọng bị giới hạn bởi một số ít các nước. Trong số này (Việt Nam, Ai Cập và Bahamas), hậu quả của SLR có thể là một thảm hoạ (catastrophic). Đối với nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước lớn (Trung Quốc), ảnh hưởng tuyệt đối có khả năng là rất lớn. Trong các khu vực, Đông Nam Á và Trung Đồng/Bắc Phi thể hiện ảnh hưởng tương đối là lớn nhất. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho việc cộng đồng quốc tế đã quan tâm một cách nghiêm túc các giải pháp của SLR cho việc phân bố dân cư và quy hoạch cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này phục vụ cho việc quy hoạch ngay lập tức để thích ứng.
I. Giới thiệu
Như đã được đề cập bởi Uỷ ban Quốc tế về Thay đổi Khí hậu (IPCC, 2001b), thay đổi khí hậu sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việc tần xuất lớn hơn của các dòng nước nóng; tăng cường độ các trận bão, lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phán tán nhanh hơn của các bệnh; mất đa dạng sinh học. Sự dâng lên của mực nước biển (SLR) gây nên mối đe doạ nghiêm trọng có các quốc gia có mức độ tập trung cao cả dân cư và các hoạt động kinh tế ở các khu vực ven biển.

http://priceofoil.org/wp-content/uploads/2009/12/maldives-sea-level-rise.jpgCho đến gần đây, các nghiên cứu dự đoán SLR sẽ tăng lên 0-1 mét trong thế kỷ 21 (Church và các cộng sự 2001, IPCC Đánh giá thứ ba, 2001). Ba yếu tố cơ bản được đề cập bao gồm: (i) hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương; (ii) tan băng ở Greenland và Nam Cực (thêm vào đóng góp của việc tan băng ở các khu vực khác); và (iii) thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền. Trong các nhân tố này, hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương đã từng được xem là nhân tố chủ yếu đằng sau sự dâng lên của mực nước biển. Tuy nhiên, số liệu mới về tỷ lệ tan băng ở Greenland và Nam Cực cho thấy rằng ảnh hưởng này lớn hơn. Bởi vì các tảng băng ở Greenland và Nam Cực chứa đủ nước để làm tăng mực nước biển lên 70 mét (Bảng 1), một lượng thay đổi nhỏ của sẽ có ảnh hưởng rất lớn.
Kể từ Báo cáo đánh giá thứ ba của IPCC năm 2001, đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường đo khối lượng bị mất của các tảng băng lớn ở Greenland và đóng góp của nó đối với SLR. Sử dụng quan sát giao thoa vệ tinh, Ringot và Kanagaratnam (2006) đã phát hiện ra sự tăng lên nhanh của các dòng sông băng lớn ở vùng xích đạo thấp trong những năm 1996- 2000, và lan rộng nhanh chóng đến vùng xích đạo cao hơn vào năm 2005. Khi kết hợp cả việc mất băng trên bề mặt bởi Hanna và các cộng sự (2005), họ đã tính toán được tổng lượng mất đã tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. So sánh sự đóng góp của tỷ lệ tảng băng của Greenland đối với SLR với ước tính của IPCC trong thế kỷ 20, các đo lường mới lớn hơn khoảng từ ha đến năm lần. Trong một nghiên cứu khác về sự khối lượng bị mất của các tảng băng ở Greenland bằng phương pháp đo độ cao lặp, Krabill và các cộng sự (2004) đã phát hiện rằng trong những năm 1993-1994 và 1998-1999, các tảng băng đã giảm 54 ± 14 gigatons băng hàng năm (Gt/năm). Ngược lại, khối lượng băng bị mất ròng trong những năm 1997-2003 bình quân là 74 ± 11 Gt/năm. Tại mức giảm này, đóng góp của tảng băng Greenland với SLR khoảng gấp hai lần tỷ lệ được IPCC giả định trong Báo cáo đánh giá thứ ba của IPCC (2001)2.
Tại Nam Cực, sử dụng thiết bị vệ tinh thử nghiệm thời tiết và hồi phục trọng lực (GRACE), Velicogna và Wahr (2006) đã xác định được sự thay đổi lớn của các tảng băng ở Nam Cực trong giai đoạn 2002-20053. Kết quả của họ cho thấy rằng khối lượng các tảng băng đã giảm đáng kể, với tỷ lệ 152 ± 80 km3/năm; phần lớn khối lượng mất này từ các tảng băng phía Tây của Nam Cực (WAIS). Tỷ lệ này lớn hơn gấp nhiều lần so với dự đoán của IPCC trong bản Báo cáo thứ ba, và IPCC cũng đã thừa nhận rằng báo cáo cuối sùng đã không xem xét đến những thay đổi động của các tảng băng phía Tây của Nam Cực. Tăng thêm mối quan tâm đối với tính ổn định của WAIS, hiện chúng đang nằm ở trên nền đá dưới mực nước biển. Mercer (1978) đã dự đoán rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người có thể dẫn đến WAIS được chảy vào đại dương qua việc sập các tảng băng (thường được gọi là sập WAIS). Điều này có thể làm cho mực nước biển tăng lên nhanh chóng, do nó phát sinh duy nhất từ việc phân bố lại WAIS không nhất thiết phải tan. Nếu WAIS sụp đổ, nó có thể làm tăng mực nước biển lên khoảng 5-6 mét (Tol và các cộng sự, 2006).
Mặc dù những vẫn còn tồn tại điều kiện không chắc chắn rất lớn về các kịch bản trên đây, và cùng với thời gian các kịch bản này sẽ lộ ra, các nghiên cứu gần đây ý kiến của các chuyên gia cho thấy rằng SLR có thể xảy ra sớm hơn vẫn thường nghĩ trước đây4. Điều này làm xuất hiện một số lượng đáng kể các nhà nghiên cứu dùng mô hình để ước lượng
các ảnh hưởng của sự tăng lên đáng kể của SLR (những mô hình này thường dùng thuật ngữ “kịch bản khí hậu đặc biệt”). Có khá nhiều nghiên cứu đã cũng cấp những ước lượng của ảnh hưởng tiềm năng đối với các nước phát triển cụ thể (Pháp Hà Lan, Ba Lan, Singapore, và Hoa Kỳ)5­; nước đang phát triển (như Bangladesh, Benin, Trung Quốc, Nigeria, and Senegal)6; hoặc một vùng cụ thể của một nước (chẳng hạn các đồng bằng Nile và Bengal; Đồng bằng Rhine, Cửa sông Thames và đồng bằng Rhone)7. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của SLR tới những khu vực rộng hơn hoặc ở quy mô thế giới. Những nghiên cứu này bao gồm: Darwin và Tol (1999), Hoozemans và các cộng sự (1993), Nicholls và Mimura (1998), Nicholls và các cộng sự (2004), Nicholls và Lowe (2006), và Nicholls và Tol (2006). Một số nghiên cứu trong những nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của các “kịch bản thời tiết đặc biệt” chẳng hạn với SLR ở mức 5 mét (như Nicholls và các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, các chỉ tiêu thường được đo lường ảnh hưởng bao gồm mất đất, dân cư bị ảnh hưởng, giá trị tài vốn bị mất và mất đất đầm lầy, các nghiên cứu khác nhau sử dụng tập hợp các chỉ tiêu khác nhau hoặc khu vực khác nhau, rất khó để so sánh mức độ ảnh hưởng tương đối cho các quốc gia và khu vực.
Bài viết này đưa ra một so sánh rộng hơn, bằng việc đánh giá ảnh hưởng của SLR ở tất cả các nước đang phát triển sử dụng tập hợp chỉ tiêu thống nhất, cho nhiều kịch bản khác nhau. Với kiến thức của chúng tôi, đây là lần đầu tiên thực hiện một công việc như vậy. Mendelsohn và các cộng sự (2006) cung cấp các bằng chứng bổ sung, bằng việc xác định ảnh hưởng của thị trường do thay đổi khí hậu đối với nước giàu và nước nghèo trong nhiều kịch bản thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ đã không đánh giá ảnh hưởng của SLR qua các chỉ tiêu kinh tế và vật chất.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhóm 84 nước đang phát triển ở 5 khu vực (tương ứng với 5 văn phòng khu vực của Ngân hàng Thế giới):9 Mỹ La tinh, Ca-ri-bê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13); Cận Sahara Châu Phi (29); Đông á (13); và Nam Á (4). Đối với mỗi nước và mỗi vùng, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của SLR sử dụng 6 chỉ tiêu: đất, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khu vực thành thị, khu vực nông thôn và đầm lầy. Cuối cùng, những ảnh hưởng này được tính toán cho các kịch bản SLR từ 1 đến 5 mét.

Ngay khi bắt đầu, chúng tôi cũng đã nhận thấy rằng phân tích này sẽ có những hạn chế. Thứ nhất, chúng tôi không đánh giá sinh kế của các kịch bản khác nhau. Chúng tôi lấy mỗi kịch bản như đã được xác định, và đánh giá ảnh hưởng dùng 6 chỉ tiêu cho 84 quốc gia đang phát triển và 5 khu vực. Thứ hai, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của SLR dùng thông tin hiện tại về dân số và các điều kiện kinh tế xã hội, đặc tính sử dụng đất đai, hơn là việc cố gắng dự đoán trong điều kiện tương lai. Bởi vì hoạt động của con người ở khu vực ven biển tăng lên nhanh chóng, phương pháp tiếp cận của chúng tôi không nghi ngờ gì sẽ ước lượng thấp hơn các ảnh hưởng trong tương lai của SLR trong hầu hết trường hợp. Ước lượng thấp này sẽ là rất tốt đối với ảnh hưởng của SLR lên giá trị tuyệt đối của dân số và GDP (số lượng người bị ảnh hưởng hoặc số tiền GDP bị thiệt hại). Thứ ba, nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế bởi vì chúng tôi đã không cân nhắc sự tăng lên của các trận bão. Chỉ cần một mức tăng nhỏ của mực nước biển có thể làm cho ảnh hưởng rất lớn của các đợt bão, nó xảy ra thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng ở một số khu vực bờ biển.
Mặc dầu có những hạn chế này, chúng tôi tin rằng các ước lượng ban đầu toàn diện của chúng tôi về ảnh hưởng của SLR giúp cho các nhà hoạch định chính sách và và thiết chế phát triển quốc tế trong việc phân bổ tài nguyên cho thích ứng với thay đổi khí hậu. Đặc biệt, chúng tôi tin rằng các nghiên cứu cụ thể của chúng tôi, dựa vào điều kiện bờ biển hiện tại, là phù hợp hơn với các nhà ra quyết định so với ước lượng dựa vào dự đoán trong tương lai về dân số và các hoạt động kinh tế ven biển.

Trong phần tới, chúng tôi sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu được sử dụng để ước lượng các ảnh hưởng của SLR ở các nước đang phát triển. Chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ở phần III, ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Phần VI cung cấp tóm tắt và các kết luận.
II. Ảnh hưởng tới các khu vực
(iv) Khu vực Đông Á

http://www.maldivestouristinformation.com/wp-content/uploads/maldives.island01l.jpgĐông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi SLR. Tại mức SLR 5 mét, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các khu vực của các nước đang phát triển. Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR, dân số bị ảnh hưởng là 2% đến 8.6%, trong khi ảnh hưởng của GDP là 2.09% đến 10.2%. Khu vực đô thị và diện tích đầm lầy cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng của SLR (Bảng 7).
Như được chỉ ra ở Biểu đồ 4a, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi SLR: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng với mực tăng 5 mét của SLR, làm cho quốc gia này trở thành nước thứ hai sau Bahamas trong số các nước được phân tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Một phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh kế nằm ở vị trên vùng đồng bằng của hai con sông này. Như được chỉ ra ở Biểu đồ 4c, 10.8% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi mực SLR ở mức 1 mét. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 84 quốc gia (Ai Cập tiếp theo với 10.56%). Dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với SRL ở mức 5 mét. Ảnh hưởng của SLR đến GDP của Việt Nam (Biểu đồ 4e) và khu vực đô thị (Biểu đồ 4f) gần sát với mức ảnh hưởng đến dân số của Việt Nam.
GDP của Thái Lan cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, như được chỉ ra ở Biểu đồ 4.e, ảnh hưởng này sẽ đáng kể chỉ khi SLR ở mức 4 mét đến 5 mét. Trong tất cả các chỉ tiêu, khu vực nông nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nhất ở các nước Đông Á (Biểu đồ 4g). Đồng thời, nông nghiệp của Myanmar, cũng như các vùng đầm lầy (Biểu đồ 4h) cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hầu hết đầm lầy của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng của SLR.
http://www.thisismaldives.com/images/maldives/maldives_198.jpgIII. Kết luận
Kể cả sự phát thải các khí nhà kính (GHS) được ổn định trong tương lai gần, hiện tượng nở vì nhiệt và tan băng sẽ làm cho mực nước biển tiếp tục dâng cao trong nhiều thập kỷ tới. Sự phát thải các khí nhà kính tiếp tục tăng và hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm cho SLR từ 1 mét đến 3 mét trong thế kỷ này, các tảng băng ở Greenland và Bắc Cực đang bị tan rất nhanh ngoài dự kiến có thể làm cho SLR đến 5 mét. Trong bài viết này, chúng tôi đánh giá hậu quả của SLR tiếp tục tăng ở 84 nước đang phát triển. Kết quả là có sự khác biệt rất lớn, với những ảnh hưởng ở một số ít các nước. Trong các nước này (Việt Nam và Ai Cập và Bahamas), hậu quả của SLR có thể là thảm hoạ. Đối với nhiều nước khác, bao gồm cả những nước rộng nhất (như Trung Quốc), ảnh hướng tuyệt đối có thể là rất lớn. Ở một thái cực khác, nhiều nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng rất nhỏ. Trong các khu vực, Đông Á, và Trung Đông/Bắc Phi ảnh hưởng tương đối là lớn nhất.
Trong kết luận này, chúng tôi muốn nhấn mạnh hai suy luận quan trọng. Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng chung của các nước đang phát triển là đúng: Trong thế kỷ này, hàng trăm triệu người sẽ phải di cư do SLR, kèm theo đó các hoạt động kinh tế và sinh thái sẽ là rất nghiêm trọng đối với nhiều nước. Thế giới chưa từng phải đối mặt với khủng hoảng với quy mô như thế này, và quy hoạch để thích ứng phải được thực hiện ngay. Thứ hai, chiến lược phân bổ nguồn lực quốc tế phải biết được mức độ ảnh hưởng đối với từng khu vực hoặc quốc gia khác nhau, đã được chúng tôi phân tích trong bài viết này. Một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng rất ít bởi SLR, trong khi đó các quốc gia khác bị ảnh hưởng rất lớn nó thể đe doạ đến sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Với nguồn lực sẵn có khan hiếm, có thể nên phân bổ nguồn lực theo mức độ bị nguy hiểm.
Dưới sự hỗ trợ của Hiệp định Khung Quốc tế về Thay đổi Khí hậu (UNFCCC), một số công việc đã được bắt đầu cho Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (National Adaptation Programmes of Action - NAPA). Những hành động này bao gồm cả việc tăng cường xác định các hoạt động ưu tiên, bao gồm cả thích ứng đối với SLR ở các nước kém phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ mới có 8 quốc gia đã xây dựng đầy đủ Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia Bangladesh, Bhutan, Comoros, Djibouti, Malawi, Mauritania, Niger và Samoa. Trong các nước này, 5 quốc gia là các nước ven biển có khả năng bị ảnh hưởng bởi SLR. Để so sánh, tóm tắt của chúng tôi ở trên đã cho thấy 10 nước nghèo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi SLR. Ngoại trừ Bangladesh và Mauritania, chưa có quốc gia nào có NAPA được đề cập trong các quốc gia dưới đây:
Benin, Guyana, Suriname, Ai Cập, The Gambia, Guinea-Bissau, Mauritania, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Các quốc gia đang phát triển khác cũng bị ảnh hưởng lớn.

http://activism.greenpeace.org/images/kiribati.jpgChúng tôi xin nhắc lại rằng những kết quả trên đây không phải là dự đoán. Mức độ tập trung của các khí nhà kính hiện nay đủ để làm cho trái đất ấm lên trong thế kỷ tới, và có mức độ tập trung này đương nhiên là sẽ cao hơn trước khi thoả thuận toàn cầu được thực hiện. Với mục đích lưu ý trong quy hoạch, SLR trong khoảng từ 1 mét đến 3 mét có thể trở thành hiện thực. Cho đến này, rất ít các bằng chứng rằng cộng đồng quốc tế đã quan tâm thích đáng về việc quy hoạch phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin được trình bày trong bài viết này sẽ khuyến khích nhiều hành động chống lại thách thức này.
http://climatelab.org/@api/deki/files/466/=bangladesh_sealevelrise.jpg
Sự nóng lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của thế giới đang tăng dần do hiệu ứng nhà kính. Những khí thải nhất định trong khí quyển có thể đuợc ví như tấm kính trong nhà kính, cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua đốt nóng bề mặt trái đất nhưng lại giữ không cho nhiệt lượng tỏa ra không gian. Khi khí nhà kính tích tụ ngày càng nhiều trong khí quyển, trái đất nóng lên.
Desertification Vulnerability Worldwide
Nguyên nhân
Một trong những khí thải nhà kính phổ biến là Các-bon đi-ô-xít (CO2). Cây cối phát triển cần khí CO2 để hô hấp. Khi nó chết đi, CO2 bị thải trở lại môi trường. Nạn chặt phá rừng và đốt cây (thường xảy ra trong những khu rừng nhiệt đới) đang thúc đẩy giai đoạn sau của quá trình này, làm gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển. Nạn phá rừng đang vượt quá tầm kiểm soát. Năm 1987, một phần của rừng mưa nhiệt đới Amazon tương đương với kích cỡ của nước Anh đã bị đốt phá, thải ra 500 triệu tấn CO2. Việc những cánh rừng đang mất đi cũng đồng nghĩa với việc không còn nhiều cây cối để hấp thụ CO2 như trước.

Trận hỏa hoạn gần đây ở In-đô-nê-xi-a, với hơn một triệu héc-ta rừng bị thiêu rụi có chủ đích bởi những công ty khai thác gỗ, dường như đã tác động tới khí hậu toàn cầu. Ảnh hưởng trước mắt là đám mây khói tích tụ bao trùm một phần lớn khu vực Đông Nam Á suốt tháng 9 và đầu tháng 10 năm 1997.

Tuy những “đóng góp” từ nạn phá rừng rất lớn, con số đó vẫn chưa bằng một nửa lượng khí CO2 thải ra hằng năm, phần còn lại bắt nguồn từ hoạt động đốt than, dầu và nhiên liệu thô. Những nhiên liệu thô này được dùng để chạy động cơ xe hơi, máy phát điện ở những quốc gia phát triển như Mỹ, Tây Âu và Liên Bang Xô Viết.

Tivi, đèn và máy vi tính dùng điện phần lớn sản xuất từ việc đốt than. Cứ mỗi lần bật một bóng đèn, chúng ta đang góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Xe hơi cũng là nguồn thải ra CO2 chủ yếu. Trung bình một người châu Âu chịu trách nhiệm cho lượng các-bon khí quyển gấp khoảng 2.5 lần so với người Mỹ La Tinh. Lượng khí CO2 đã tẳng 25% kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, phân nửa của sự gia tăng này diễn ra chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây và dự đoán sẽ gấp đổi trong vòng vài thập kỉ tới.

Những khí thải nhà kính khác
CO2 góp phần khoảng 50% trong hiệu ứng nhà kính. Những chất khí còn lại là Methane, chlorofluorocarbons (CFCs) và nitrous oxide (N2O)

Methane – thải ra trong quá trình khai thác mỏ, khoan dầu hay đốt thực vật để phát quang đất. Nguồn sản xuất khí methane chính là hoạt động nông nghiệp, từ những vùng đất ẩm như ruộng lúa hay từ thú vật, cụ thể là động vật nhai lại như bò. Vấn đề là khi dân số thế giới gia tăng, hoạt động nông nghiệp cũng buộc phải phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khí Methane thải ra. Kể từ thập niên 60, lượng khí methane trong khí quyển tăng 1% mỗi năm – gấp 2 lần khí CO2.

Nitrous oxide – bắt nguồn từ những quá trình tự nhiên lẫn nhân tạo. Những hoạt động của con người, chiếm 45% lượng khí thải ra, chủ yếu là đốt dầu thô trong trạm phát điện, sử dụng phân bón nguồn gốc ni-tơ, đốt rừng, chất thải của con người và động vật. N2O là nguyên nhân của 6% hiệu ứng nhà kính hiện nay.

CFCs – chất làm lạnh có thể được tìm thấy trong tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, các loại bình xịt hơi, vv. là một loại khí nhà kính cực kì nguy hiểm. Mặc dù lượng CFCs tập trung trong khí quyển không nhiều bằng CO2, CFC2 giữ nhiệt nhiều hơn. Một phân tử CFC có thể hút nhiệt hiệu quả gấp 10.000 lần so với 1 phân tử CO2, methane hơn khoảng 30 lần. Những phân tử methane tồn tại 10 năm trong bầu khí quyển, trong khi CFC lên tới 110 năm. Đây là lí do khiến loài người phải triệt tiêu chúng.

Quá trình hoàn ngược
CO2 – khoảng một nửa lượng CO2 từ hoạt động đốt dầu thô được các đại dương hấp thụ, bởi các sinh vật nhỏ bé hay bị cuốn sâu xuống biển bởi sự lưu thông của nước. Nghiên cứu gần đây cho rằng trái đất đang nóng dần lên khiến các đại dương khó hấp thụ CO2 hơn, càng làm nghiêm trọng thêm hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Methane – khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng lớn methane nhốt ở vùng lãnh nguyên băng giá phía nam có thể sẽ thoát ra ngoài. Và methane nén trong thềm lục điạ cũng có thể được giải phóng.
Trái đất nóng lên gây nên quá trình hoàn ngược. Sự gia tăng nhiệt độ giải phóng CO2 và methane khiến nó càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một hiệu ứng nữa của quá trình này là hiện tượng hơi nước bốc lên nhiều hơn tích tụ thành những đám mây, chúng giữ nhiệt ở dưới và phản chiếu ánh sang ngược từ bên trên. Nhiệt độ càng tăng, ảnh hưởng của những đám mây càng lớn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhRXUIoXvdQaFBSgib8R0SD60ZdC9BELKyxPzZZbqaTydEwZh1_XwEQKNWYLwbU3jdYpJZnORPpgjt4zduohA6ncnSbjSKdVdRvg0wGEcqfLafZ3pjug3iPDZ_uoNBn5f-n8tiNTqJCJGYg/s1600/DSCF0851.JPG
Hậu quả
Nếu không có sự can thiệp, hiệu ứng nhà kính sẽ dẫn đến sự gia tăng tới 1.5-4.5 0C nhiệt độ toàn cầu vào đầu năm 2030. Độ tăng chênh lệch nhiều hơn ở 2 cực và ít hơn ở vùng xích đạo. Mùa đông sẽ nóng hơn mùa hè. Nó sẽ làm trái đất nóng hơn nhiều so với trong suốt 100.000 năm qua. Sự gia tăng này diễn ra với tốc độ chóng mặt chưa từng thấy, trước đây phải mất hàng ngàn năm sau kỉ băng hà trái đất mới nóng lên 3oC. Vào cuối thiên niên kỉ tới, nhiệt độ có thể đạt tới mức tương tự thời kì của khủng long, câu hỏi là liệu tới lúc đó loài người có thể sống sót được hay không. Hậu quả đã bày ra trước mắt- 10 năm nóng nhất kể từ thập niên 1860 đã xảy ra trong vòng 15 năm qua.

Bão – bão và lốc xoáy sẽ xuất hiện thường xuyên với cường độ mạnh hơn khi hơi nước bốc hơi ngày càng nhiều. Những hiện tượng này được ghi nhận gia tăng một cách báo động. Vào tháng 9/1991, Nhật Bản bị tấn công bởi cơn bão Mireille tồi tệ nhất trong vòng 30 năm. Đến tháng 9/1993, nước này lại bị bão Yancy tấn công, cơn bão thứ 13 trong cùng năm đó và là cơn bão mạnh nhất trong vòng 50 năm. Tháng 1/1993, mức áp suất không khí quanh Shetland được ghi nhận hạ xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử, 915 mi-li-ba. Tàu chở dầu Braer đã bị đánh vỡ trong cơn bão sau đó. Tháng 5 cùng năm, “Cơn bão thế kỉ” đổ bộ vào Hoa Kì, gây thiệt hại lên đến $1.6 tỉ từ Canada tới Cuba. Đến tháng 12, những cơn bão do lốc xoáy tiếp tục gây ra trận lụt tồi tệ nhất của nước Anh trong vòng 40 năm.

Hạn hán – những vùng trung tâm lục địa sẽ khô cằn hơn vào mùa hè. Năm 1988, nước Mỹ phải trải qua đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài 50 năm. Không thể chứng minh đây là hậu quả của hiệu ứng nhà kính nhưng dựa vào những sự kiện này, chúng ta có thể dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.

Lụt lội – Mực nước biển đang dâng lên 1 tới 2mm hằng năm do những khối băng ở cực tan ra khi các đại dương nóng lên. Năm 2050, dự đoán mức dâng lên sẽ nằm trong khoảng 20 đến 50 cm, gia tăng lụt lội ở những vùng duyên hải và cửa sông như Bangladesh, đồng bằng sông Nile. Luân Đôn và những thành phố duyên hải khác của nước Anh cũng sẽ bị đe dọa. Trong thời điểm hiện nay, gia cố đê điều là ưu tiên hàng đầu của Anh quốc.

Biện pháp ngăn chặn
Cần phải làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu hết mức có thể bằng cách hạn chết sử dụng dầu thô, triệt tiêu khí CFCs và giảm nạn phá rừng.

Vấn đề này có thể giải quyết một cách ổn thỏa thông qua sự tiết kiệm năng lượng, bao gồm sử dụng có hiệu quả hơn các phương tiện chuyên chở và vệ sinh công cộng, xe hơi ít hao xăng; và sử dụng năng lượng hiệu quả bằng cách dùng nhiều hơn khí ga vì nó thải ra ít CO2 hơn than hay dầu, và thông qua các nguồn năng lượng có thể phục hồi như năng lượng mặt trời. Chúng ta cần phải chấm dứt chặt phá rừng bừa bãi và bắt đầu trồng lại cây để hút khí carbon dioxide.
Một cuộc hội thảo diễn ra ở Hoa Kì đã ước lượng chúng ta cần cắt giảm 60% lương xăng dầu sử dụng trên toàn cầu ngay lập tức để ổn định khí hậu. Những cam kết gần đây của các nước chỉ mới cắt giảm được 4-6%. Tuy những quốc gia có nền công nghiệp phát triển thải ra lượng lớn khí CO2, những quốc gia đang phát triển ở Nam Mỹ và châu Á đang gia tăng lượng khí thải với tốc độ nhanh hơn nhiều, và tới năm 1010, họ sẽ chiếm ngôi vị dẫn đầu trong sản xuất CO2 từ phương Tây.

Những nước đang phát triển vẫn chần chừ trước kế hoạch cắt giảm khí thải CO2, lí do được đưa ra là họ không gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, trách nhiệm của các nước phát triển là cắt giảm khí thải và trợ giúp tài chính cho nhóm nước này. Những hoạt động nhằm hạn chết sự thay đổi khí hậu cũng vấp phải sự phản kháng từ các quốc gia sản xuất xăng dầu- bao gồm một phần lớn hành lang nước Mỹ- khi họ không muốn cắt giảm sản lượng.

Năng lượng hạt nhân – không thải ra CO2 nên có thể dùng thay thế những dạng năng lượng khác. Nhưng vẫn cần thiết phải tìm ra phương phát để lọai bỏ những chất phóng xạ độc hại có thể tồn tại hàng trăm hàng ngàn năm trong môi trường.

Năng lượng thay thế - công tác nghiên cứu và phát triển các dạng năng lượng sạch như mặt trời, song và gió cần được đầu tư hơn nữahttp://www.solarpowerninja.com/wp-content/uploads/2009/07/tuvalu-solar.jpg
http://farm2.static.flickr.com/1236/1484729078_264d1e3f59.jpg
Tuvalu - đảo quốc bị đe dọa sẽ chìm mất dưới biển
http://www.holidayforeveryday.com/wp-content/maptuvalu.gif
Biến đổi khí hậu và những tác động không tránh khỏi
Biến đổi khí hậu đã và đang dẫn tới tình trạng mất chỗ ở và di cư. Mặc dù kinh tế và chính trị là những nhân tố chính dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư như hiện nay, song biến đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng rõ rệt.
Sự sụp đổ của các dạng sinh kế phụ thuộc vào hệ sinh thái có lẽ sẽ còn là một nhân tố chính của tình trạng di cư dài hạn trong vòng hai đến ba thập kỷ tới. Biến đổi khí hậu sẽ càng làm tình hình xấu đi trừ phi những cộng đồng bị thiệt thòi, đặc biệt là các nhóm nghèo nhất, được hỗ trợ để tạo dựng sinh kế thích nghi với biến đổi khí hậu.
Các thảm họa tự nhiên sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư tạm thời. Khi biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ của các thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán, số lượng người bị mất chỗ ở tạm thời sẽ tăng lên. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia thất bại trong việc đầu tư vào chiến lược giảm thiểu nguy cơ thiên tai và với các cộng đồng mà khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên có hạn.
Di cư theo mùa đã đóng vai trò quan trọng đối với nhiều gia đình, như một cách chống lại sự thay đổi của môi trường. Điều này dường như đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, khi người dân nông thôn phải di cư từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm những hệ sinh thái phù hợp có thể hỗ trợ sinh kế.
Băng tan sẽ ảnh hưởng lớn tới các hệ thống nông nghiệp ở châu Á. Khi lượng nước tích trữ ở các dòng sông băng giảm xuống, nguy cơ lũ lụt ngắn hạn sẽ tăng lên. Điều này sẽ khiến lưu lượng nước giảm về trung hạn và dài hạn. Cả hai hệ quả này của hiện tượng băng tan đều đe dọa sản xuất lương thực ở một số vùng có mật độ dân cư cao nhất thế giới.
Nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xâm mặn, ngập lụt, sóng thần, xói mòn và các thảm họa khác. Nguy cơ này đặc biệt nghiêm trọng với những cộng đồng sống trên đảo. Thực tế đã chứng tỏ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ phá hủy sinh kế và nền nông nghiệp thương mại ở nhiều hòn đảo nhỏ.
Tại những vùng đồng bằng đông đúc dân cư như đồng bằng sông Hằng, sông Mê Kông và sông Nile, nước biển dâng cao 1m có thể ảnh hưởng tới 23,5 triệu người và làm giảm diện tích đất nông nghiệp chính hiện nay ở mức ít nhất là 1,5 triệu ha. Nước biển dâng cao 2m sẽ ảnh hưởng thêm tới 10,8 triệu người và hủy hoại thêm ít nhất 969.000 ha đất nông nghiệp.
Nhiều người sẽ không thể di chuyển đủ xa để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, trừ khi họ nhận được hỗ trợ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tình huống điển hình cho thấy những người di cư vì lý do môi trường có thể lại tìm đến những nơi có điều kiện sống bấp bênh y như những vùng đất mà họ buộc phải rời đi.
Khuyến nghị chính sách
Một tư duy mới và một cách tiếp cận thực tế là rất cần thiết để đối phó với những nguy cơ mà tình trạng di cư do biến đổi khí hậu gây ra đối với an ninh con người. Trong đó, những nguyên tắc và những cam kết hành động sau đây cần được thực hiện bởi các bên liên quan ở tất cả các cấp:
Tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm: Giảm phát thải khí nhà kính đến mức an toàn.
Nếu Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đang diễn ra không mang lại một sự đồng thuận quốc tế nào, chúng ta gần như chắc chắn sẽ bỏ qua mọi kịch bản về mức phát thải an toàn và sẽ đẩy thế hệ tương lai vào một thế giới nguy hiểm hơn, nơi mà tình trạng di cư và mất chỗ ở do biến đổi khí hậu trên diện rộng là thực sự không thể tránh khỏi.
Tập trung vào vấn đề an ninh con người: Bảo vệ chân giá trị và quyền cơ bản của những người bị mất chỗ ở do biến đổi khí hậu.
Tình trạng mất chỗ ở và di cư liên quan đến khí hậu nên được giải quyết trước hết như một vấn đề “an ninh con người”. Không nên để những cảnh báo mang tính duy cảm châm ngòi cho những chính sách tiêu cực chỉ nhằm ngăn cản luồng di cư của“những người tị nạn môi trường”mà không thực sự quan tâm đến chất lượng cuộc sống của họ.
Đầu tư để tăng khả năng thích nghi: Tăng cường khả năng thích nghi của con người trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để giảm số người buộc phải di cư.
Sự sụp đổ của các dạng sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có lẽ sẽ còn là nguyên do chính của tình trạng di cư dài hạn trong vòng hai đến ba thập kỷ tới. Biến đổi khí hậu sẽ càng làm tình hình xấu đi trừ phi những cộng đồng bị thiệt thòi, đặc biệt là những nhóm nghèo nhất, được hỗ trợ để tạo lập sinh kế thích nghi với biến đổi khí hậu.
Ưu tiên những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất thế giới: Thiết lập những cơ chế và cam kết chặt chẽ để đảm bảo ngân sách hỗ trợ thích nghi đến được với người cần nó nhất.
Các thảo luận trong Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (UNFCCC) hiện nay đang tập trung vào cách thức tạo ra nguồn ngân sách đủ để hỗ trợ thích nghi ở các nước đang phát triển và phương thức quản lý các nguồn ngân sách này. Đây là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, phương thức luân chuyển nguồn quỹ để nó đến được với những người cần nhất cũng là việc quan trọng không kém. Chính vì thế xây dựng những tiêu chuẩn khách quan để đánh giá mức độ tổn thương trước những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nguy cơ mất chỗ ở của con người, để đưa ra hướng dẫn cho hỗ trợ ưu tiên là rất cần thiết.
Lồng ghép di cư vào các chiến lược thích nghi: Thừa nhận và thúc đẩy vai trò không thể phủ nhận của di cư trong các chiến lược thích nghi của cá nhân, hộ gia đình và quốc gia.
Hàng thiên niên kỷ qua, con người đã tiến hành di cư cả ngắn hạn và dài hạn như một cách ứng phó mang tính thích nghi với những sức ép từ khí hậu. Ngày nay, hàng triệu cá nhân và gia đình cũng đang trải qua tình trạng này dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự di chuyển của loài người – cả vĩnh viễn và tạm thời, cả bên trong biên giới và xuyên biên giới – phải được tính đến trong các kế hoạch thích nghi của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Cơ chế hiện tại cho quỹ hỗ trợ thích nghi, vốn dựa trên sự đóng góp tự nguyện, đã bộc lộ những thất bại khi vận hành. Do vậy, các thỏa thuận trong khuôn khổ Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc phải thiết lập những cam kết ràng buộc đối với các quốc gia có mức phát thải cao kéo dài để bổ sung vào những nguồn cam kết hiện có như vốn ODA.
Lấp đầy lỗ hổng trong chiến lược bảo vệ: Lồng ghép biến đổi khí hậu vào trong các khung chương trình đối phó với tình trạng mất chỗ ở và di cư ở tầm quốc gia và quốc tế hiện có.
Những thách thức đặc biệt do biến đổi khí hậu đem lại phải được đưa vào trong các quy chuẩn và các công cụ pháp luật ứng phó với tình trạng mất chỗ ở và di cư.
Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra các quốc gia biến mất và những xứ sở không thể sinh tồn. Không giống những người bị mất chỗ ở do xung đột hoặc khủng bố, vì họ vẫn có hy vọng trở lại quê hương một ngày nào đó, những người bị mất chỗ ở do ảnh hưởng liên tục và thường xuyên của biến đổi khí hậu cần được tái định cư vĩnh viễn ở một vùng đất khác.
Biến đổi khí hậu khiến điều kiện sống bị hủy hoại không thể phục hồi, dẫn tới những trường hợp khó có thể phân biệt là di cư tự nguyện hay di cư bắt buộc. Hiện nay, những người di cư do điều kiện sống dần xấu đi có thể được xếp vào nhóm di cư tự nguyện vì lý do kinh tế, và do vậy nhu cầu được bảo vệ đặc biệt của họ bị phủ nhận.
Để đáp ứng một cách hợp lý các thách thức này, những người có trách nhiệm cần những hướng dẫn rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho người di cư do môi trường.
Các cơ quan bảo vệ quyền lợi cơ bản của dân di cư và người bị mất chỗ ở hiện đang thiếu ngân sách và bị dàn trải quá mức. Biến đổi khí hậu sẽ càng gây thêm sức ép, khiến cho các hoạt động bảo vệ trở nên khó khăn hơn. Do đó, cộng đồng quốc tế phải bắt đầu những thảo luận nghiêm túc về cách thức thực hiện bổn phận của mình trong việc bảo vệ người di cư và mất chỗ ở do sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường. Tăng cường nguồn lực của các cơ quan nhà nước và quốc tế để bảo vệ quyền của những người bị mất chỗ ở do biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách.
Hạn chế biến đổi khí hậu và tình trạng di cư – thách thức và nhiệm vụ toàn cầu
Biến đổi khí hậu đang xảy ra với tốc độ và cường độ mạnh hơn dự đoán ban đầu. Giới hạn an toàn về khí nhà kính trong khí quyển có thể thấp hơn nhiều so với mức chúng ta đã tưởng và chúng ta có lẽ đang tới gần hơn với điểm bùng phát không thể tránh khỏi. Trong khi đó, lượng phát thải khí CO2 toàn cầu đang tăng với mức độ và tốc độ ngày càng cao. Các nỗ lực nhằm giảm phát thải đều quá ít ỏi và muộn màng.
Ảnh hưởng của sự biến đổi về môi trường đối với tình trạng di cư là rất rõ ràng và đang ngày càng tăng lên. Các ước tính hiện tại và dự đoán tương lai về số người buộc phải di cư đang rất cách biệt, dao động từ 25 đến 50 triệu vào năm 2010 cho tới gần 700 triệu vào năm 2050. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đưa ra một con số ở khoảng giữa là 200 triệu người di cư do môi trường vào năm 2050.
Hầu hết những người buộc phải di cư đều tìm kiếm nơi trú ẩn ngay trên đất nước mình, trong khi một số khác sẽ tìm kiếm nơi nương náu tốt hơn bên ngoài biên giới. Sự mất chỗ ở và tình trạng di cư có thể được ngăn chặn bằng cách triển khai các biện pháp thích nghi. Tuy nhiên, các nước nghèo không được trang bị đầy đủ để hỗ trợ thích nghi trên diện rộng.
Kết quả là các cộng đồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như bị nhốt trong vòng xoáy của sự hủy hoại sinh thái mà ở dưới đáy, các mạng lưới an sinh xã hội sẽ sụp đổ khi những căng thẳng và bạo lực gia tăng. Trong kịch bản xấu nhất nhưng hoàn toàn có thể xảy ra này, các cộng đồng lớn sẽ buộc phải lựa chọn di cư như một cách thức để tồn tại.
Tình trạng di cư và mất chỗ ở liên quan đến khí hậu chỉ có thể giải quyết thành công khi nó được nhìn nhận như một tiến trình mang tính toàn cầu chứ không chỉ là sự khủng hoảng địa phương. Nguyên tắc trách nhiệm chung song cũng có sự khác biệt – cả theo hướng giảm tối thiểu sự mất chỗ ở và cả theo hướng hỗ trợ các trường hợp bắt buộc phải di cư – sẽ là nền tảng cho đàm phán về chính sách và những kết quả tiếp sau đó. Trách nhiệm hỗ trợ và bảo vệ những cộng đồng bị mất chỗ ở không thể chỉ đặt lên vai những quốc gia bị ảnh hưởng.
Phạm vi và mức độ của các thách thức mà chúng ta đang phải vượt qua có thể lớn chưa từng có, song chúng ta đã sẵn sàng đối mặt với chúng bằng những nguồn lực sẵn có như kiến thức, kỹ năng và sự hợp tác nhằm bảo vệ chân giá trị và các quyền cơ bản của những người đang bị đe dọa bởi nguy cơ mất chỗ ở do biến động môi trường.

ImageTrước đây, chỉ có các nhà khoa học và những tổ chức bảo vệ môi trường ra sức kêu gọi mọi người quan tâm, còn đại đa số đều hết sức thờ ơ và nghĩ rằng hậu quả của sự thay đổi khí hậu vẫn còn ở xa lắm. Nhưng đến bây giờ, ngay cả những người ít quan tâm đến môi trường cũng không thể không thừa nhận những hậu quả ngày càng nghiêm trọng do trái đất nóng lên. Dự báo đến cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao 5-6 m khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ, liệu con cháu đời sau sẽ sống ra sao và chúng ta phải làm gì để cứu trái đất?
Băng cực tan chảy, nước biển dâng cao.

Khí thải, nhất là CO2, có thể làm thủng tầng ôzôn của khí quyển, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên. Cuối thời kỳ băng hà, nồng độ khí thải CO2 trong không khí chỉ có 180 ppm nhưng qua nửa thế kỷ, con số này đã lên đến 380 ppm. Căn cứ vào số liệu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thì năm 2005 là năm nóng nhất trong lịch sử 100 năm trở lại đây.

Châu Bắc cực và châu Nam cực là hai khu vực nhạy cảm nhất đối với hiện tượng trái đất nóng lên, những núi băng, tảng băng không ngừng tan chảy. Theo số liệu khí tượng trong vòng 30 năm gần đây của Trạm khảo sát Nam cực Anh thì tốc độ nóng lên của Nam cực cao gấp 4 lần trái đất. Từ năm 2002 cho đến nay, băng tan ở Nam cực khiến cho mực nước biển tăng mỗi năm khoảng 0,4 mm. Tình hình ở Bắc cực còn tồi tệ hơn. Tốc độ băng tan của đảo Greenland trong 5 năm gần đây tăng gấp 2 lần. Theo ước tính, nếu cả băng đảo Greenland tan chảy thì nước biển sẽ dâng cao lên 7m. Khi ấy, cả đất nước Bănglađet sẽ chìm ngập dưới biển.
Băng tan ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa mặt trời với trái đất. Băng ở hai vùng Nam cực và Bắc cực đủ để phản xạ lại 90% năng lượng bức xạ mặt trời. Đại dương thì có tác dụng ngược lại, hấp thu 90% năng lượng bức xạ mặt trời. Nếu như băng ở hai cực này không còn tồn tại thì không biết nhiệt độ của trái đất sẽ tăng nhanh như thế nào.
Hiện tượng “tuần hoàn ngược” trên trái đất xảy ra ở những vùng băng đảo. Tại khu vực vĩ độ cao như Alaska và Siberia có rất nhiều băng đảo trong khi băng đảo lại chứa nhiều khoáng chất. Nếu như băng ở những băng đảo tan chảy sẽ phóng thích ra Hyđrô cacbua và CO2 - khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu khí tượng Mỹ, tất cả băng đảo trên trái đất chứa khoảng 200-800 tỷ tấn CO2 (hiện nay, lượng CO2 toàn cầu đã phóng thải chưa quá 0,7 tỷ tấn).
Trái đất nóng lên còn đem đến một hậu quả khủng khiếp: Đại dương càng ngày càng nóng, nhưng nhiệt độ lục địa càng ngày càng thấp đi. Các chuyên gia cho rằng, trong mùa đông năm 2005 cả châu âu bị những đợt lạnh tấn công, rất nhiều nơi nhiệt độ hạ thấp dưới -20 độ F, gây tử vong hàng trăm người là một biểu hiện của hiện tượng này.
Vậy trái đất nóng lên tại sao lại khiến nhiệt độ của lục địa thấp xuống? Chính do trái đất nóng lên làm tăng nhiệt độ nước biển, băng hà tan chảy khiến lượng nước ngọt đổ vào biển. Hơn nữa, nhiệt độ mặt nước biển tăng cao, độ mặn lại bị giảm, có thể sẽ làm cho hải lưu ở Bắc Đại Tây Dương chảy chậm, thậm chí hoàn toàn bị ngừng chảy. Như vậy, nước ở miền nhiệt đới của xích đạo không thể đổ về khu vực Bắc Đại Tây Dương và làm cho nhiệt độ ở Đông Bắc Mỹ và Tây âu lạnh đi.
Ngoài ra, trong bối cảnh trái đất nóng lên, khô hạn cũng là hiện tượng không tránh khỏi, chỉ có điều nó xảy ra ở những nơi khác nhau. Khu vực khô hạn trên những dãy núi như miền Tây nước Mỹ, tuyết phủ trên núi cao là nguồn nước chủ yếu. Nhưng do mấy năm gần đây khí hậu nóng lên, tuyết phủ ở những vùng núi cao thường bị tan chảy sớm, đến mùa khô hạn cần nước thì tuyết đã tan hết. Những khu vực bị khô hạn lại rất rộng, nhiệt độ cao làm cho nước dưới lòng đất nóng lên làm nước bay hơi nhanh, lại càng khô hạn, đồng thời hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương xảy ra liên tiếp khiến cho Đông á và châu Phi ngày càng trở nên khô hạn. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu khí tượng Mỹ, hiện tượng khô hạn hiện nay xảy ra nhiều gấp 2 lần so với thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
Đời sống của động thực vật trên trái đất sẽ ra sao?
Những năm gần đây, ở Mỹ, ôxtrâylia, Inđônêxia…, hiện tượng cháy rừng ngày càng lan rộng, gây ra hiệu ứng “tuần hoàn ngược” khi phóng thích một lượng khí thải CO2, cộng thêm hiệu ứng nhà kính càng làm cho nhiệt độ tăng cao, khiến cho khả năng cháy rừng càng lớn. Cây hút khí CO2, nhả ôxy nên cháy rừng không chỉ làm cho diện tích rừng bị thu hẹp mà còn làm môi trường bị đe doạ.

Tại đại lục Bắc Mỹ, rất nhiều thực vật đang bị ảnh hưởng bởi trái đất nóng lên. Loài Manzanita bất tử ở miền Tây Bắc Mỹ đang dần dần khô héo, xương rồng cũng chuyển sang màu vàng úa. Mùa đông năm 2005 ấm áp lạ thường ở Canada và miền Tây nước Mỹ, khiến cho các loại sâu hại sinh trưởng mạnh, hàng triệu hecta rừng đã bị chúng phá hoại. Động vật cũng đang đứng trước những thảm hoạ. Đến nay, các tổ chức bảo vệ môi trường đã có hàng loạt danh sách các loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ như ở rừng nhiệt đới vốn có hơn 110 loài cóc màu các loại, nhưng chỉ sau hơn 30 năm, số cóc rừng này đã bị tuyệt chủng 2/3. Diện tích băng ở Bắc cực bắt đầu thu hẹp, gấu Bắc cực không còn nơi trú ngụ, buộc phải liều di cư đến gần con người. Đời sống, tập tính của hải cẩu cũng bị thay đổi, do băng ở bờ biển Bắc Mỹ quá mỏng nên năm 2006 có hàng nghìn con hải cẩu phải sinh sản ở lục địa.

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, khí hậu toàn cầu tuy mới chỉ hơi nhích lên nhưng cũng đã đủ để ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Mỗi năm, con số tử vong đã lên đến 15 vạn người. Tháng 8/2003, thời tiết nóng đã làm 2 vạn người ở các nước châu âu tử vong (theo ước tính của tổ chức này thì đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên gấp đôi). Trái đất nóng lên làm ô nhiễm không khí. Nhiệt độ tăng khiến cho khí hôi thối cũng bốc lên. Có rất nhiều nghiên cứu cho biết, chất khí này sẽ làm gia tăng lượng người mắc bệnh tim, phổi. Ngoài ra, hàm lượng khí CO2 tăng sẽ kích thích tăng trưởng của những loài cây có hoa. Do đó, các bệnh liên quan đến hô hấp và dị ứng cũng sẽ phát triển. Số lượng côn trùng có hại cũng tăng, mỗi năm toàn cầu có ít nhất 300 triệu loại virus gây bệnh xuất hiện, gây tử vong cho hơn 1 triệu người.
Quốc đảo đối mặt với sự “thôn tính”
Gần đây, các nhà khoa học ôxtrâylia cảnh báo, trái đất nóng lên sẽ làm mực nước biển tăng, 3 đảo quốc là Tuvalu, Kiribati, Maldives không bao lâu sẽ bị nước biển xâm nhập. Hơn 1 vạn dân ở Tuvalu chỉ còn 26 km2, nơi cao nhất ở đây cũng chỉ cao hơn mực mặt nước biển 4,5 m. Cứ khoảng 2-3 tháng lại có một đợt triều cường, mỗi lần như thế, quốc đảo này lại bị nước biển xâm nhập 30% diện tích, rất nhiều nhà bị nước biển ngập đến sân. Tuvalu đã sớm phải ký hiệp định di dân với New Zealand, mỗi năm di dân sang đó 80 người. Niue của Nam Thái Bình Dương cũng mong muốn giúp đỡ nhân dân Tuvalu, nhưng nếu tốc độ trái đất nóng lên nhanh như thế này thì Niue cũng sẽ chịu chung số phận như Tuvalu.
Diệu kế cứu trái đất
Ngoài việc đốc thúc các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp thiết thực làm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để cứu trái đất. Cho dù rất khó khả thi nhưng ít nhiều cũng mở ra được một cách nhìn mới:
Chôn CO2 dưới đáy biển.
Các nhà khoa học Anh gần đây đã tìm ra một cách giải quyết cho vấn đề trái đất nóng lên, đó là chôn CO2 gây hiệu ứng nhà kính xuống đáy đại dương. Họ tin rằng mỗi năm có thể giấu được hàng triệu tấn CO2 xuống đáy Bắc Hải. Họ đã chọn mỏ dầu Millet của Công ty dầu khí Anh làm nơi thử nghiệm đầu tiên. Họ sử dụng kỹ thuật hoá lỏng CO2, thông qua đường dẫn dầu (không còn sử dụng) bơm CO2 về mỏ dầu Millet. Bằng cách này, mỗi năm mỏ Millet có thể tiếp nhận được 5 triệu tấn CO2 hoá lỏng và thời gian lưu trữ có thể lên đến 1 vạn năm.
Màng che bầu trời
Năm 2004, các nhà khoa học còn đưa ra một ý tưởng kinh ngạc - một màng chắn trị giá khoảng 1 tỷ bảng Anh sẽ được thiết kế nhằm ngăn chặn triệt để bức xạ ánh sáng mặt trời, làm giảm nhiệt độ cho trái đất. Sáng kiến này bắt nguồn từ việc núi lửa ở Indonexia hoạt động năm 1814. Lần ấy, trong quá trình phun trào, núi lửa đã phóng vào khí quyển một lượng lớn vật chất hỗn hợp khiến cho nhiệt độ ở khu vực này giảm 30% so với trước đây. Song kế hoạch này vẫn nằm trong giai đoạn giả tưởng, với điều kiện kỹ thuật hiện nay thì trong tương lai gần khó có thể thực hiện được.
Bổ sung sắt cho đại dương
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học ở bang California (Mỹ) cho rằng việc bổ sung sắt là một biện pháp “nhốt” CO2 trong đại dương. Trong quá trình quang hợp, thực vật nổi hấp thụ cacbon trong lớp nước mặt, tạo ra sự nở hoa của tảo - nguồn thức ăn cho các động vật. Cacbon trong thực vật nổi được thải ra cùng với chất thải từ chính nguồn động vật này và lắng đọng xuống đáy biển - đây được xem là quá trình “bơm sinh học”. Bổ sung chất sắt cho đại dương nghĩa là tăng khả năng loại bỏ cacbon trong tầng nước mặt - là nơi trao đổi trực tiếp cacbon với khí quyển và vận chuyển cacbon xuống tầng sâu hơn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cảnh báo, biện pháp này có thể phá vỡ môi trường sinh thái.
Đến nay, câu hỏi: Trái đất nóng lên, chúng ta phải làm gì? vẫn đang là thách thức lớn với các nhà khoa học.
Các bang miền bắc Ấn Độ đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ do mùa mưa năm nay đến muộn. Ảnh: webshots.com.
Các bang miền bắc Ấn Độ đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ do mùa mưa năm nay đến muộn. Ảnh: webshots.com.
Sự xuất hiện theo chu kỳ của những cơn mưa trong mùa khô giúp cung cấp nước cho các đồng ruộng. Nhưng một báo cáo của Oxfam cho thấy, nông dân ở các nước nghèo đang phải đối mặt với sự dịch chuyển các mùa do tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu. Hậu quả là những cơn mưa đến quá sớm (gây lũ lụt) hoặc không hề xuất hiện (gây hạn hán). Hàng chục triệu nông dân vốn đã nghèo lại càng trở nên khốn quẫn hơn do mất mùa.
Chuyên gia của Oxfam phỏng vấn hàng nghìn nông dân nghèo ở 15 quốc gia, từ Bangladesh tới vùng Siberia (Nga), về sự thay đổi thời tiết trong những năm qua. Phần lớn họ nói rằng những mùa mang tính chuyển tiếp (như mùa xuân) đã giảm về thời gian hoặc biến mất ở nhiều nơi. Thay vào đó là những giai đoạn nóng kéo dài. Mùa đông ngày càng ấm và ngắn hơn so với trước kia. Mưa xảy ra vào các thời điểm chẳng ai ngờ tới và nhiều trận mưa lớn không đổ xuống vào mùa khô.
Chẳng hạn, tại vùng Siberia người dân nhận thấy mùa xuân đến sớm và ẩm ướt hơn, trong khi mùa hè trở nên nóng và dài hơn. Tại Bangladesh không khí khô hơn trong mấy mùa đông gần đây. Ngoài ra, mùa mưa ở quốc gia Nam Á này cũng ngày càng khó dự đoán hơn.
Oxfam nhận thấy hàng chục triệu người đã hứng chịu hậu quả của sự dịch chuyển mùa. Sản lượng ngô tại khu vực phụ cận sa mạc Sahara (châu Phi) và Ấn Độ được dự đoán giảm thêm ít nhất 15% trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2020. Các nước ở phía nam bán cầu cũng sẽ đối mặt với tình trạng suy giảm sản lượng gạo do sự xuất hiện của những kiểu thời tiết bất thường.
Một báo cáo gần đây của Diễn đàn Nhân đạo Toàn cầu - do cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan sáng lập - dự tính rằng khoảng 300.000 người sẽ thiệt mạng mỗi năm do tác động của biến đổi khí hậu và 300 triệu người đã hứng chịu hậu quả của nó.
Trong một báo cáo khác - có tên Technology for a Low Carbon Future - cựu thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định rằng, những giải pháp kỹ thuật đối với hiệu ứng nhà kính hoàn toàn "nằm trong khả năng của chúng ta". Ông cho rằng thứ duy nhất mà các nước cần là sự quyết tâm về mặt chính trị để thực hiện những giải pháp đó.
"Thay đổi khí hậu đang diễn ra khắp hành tinh và những người nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất", Barbara Stocking, giám đốc điều hành Oxfam, phát biểu. Tổ chức này đang kêu gọi các nước giàu cắt giảm 40% lượng khí thải carbon trước năm 2020 và viện trợ khoảng 105 tỷ USD cho các nước nghèo để giúp họ thích nghi với biến đổi khí hậu.

Potential impact of sea level rise: Nile Delta

Potential impact of sea level rise: Nile Delta (map/graphic/illustration)

Click here, or on the graphic, for full resolution.
Potential impact of sea level rise: Nile Delta. Rising sea level would destroy weak parts of the sand belt, which is essential for the protection of lagoons and the low-lying reclaimed lands in the Nile delta of Egypt (Mediterranean Sea). The impacts would be very serious: One third of Egypt's fish catches are made in the lagoons. Sea level rise would change the water quality and affect most fresh water fish. Valuable agricultural land would be inundated.http://viettogo.com/09/07/07/dataimages/200907/original/images1821898_tinan1.jpgCác chuyên gia tiên đoán hiện tượng quả đất nóng dần lên sẽ gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt trong thế kỷ này. Nó đã bắt đầu ở Ấn độ ...

Kashmiri, bây giờ vừa trên bốn mươi, chỉ mới là một thiếu niên khi cuộc chạy trốn bắt đầu. "Chúng tôi chẳng có gì để ăn, cũng không có việc làm. Khô hạn cứ lặp đi lặp lại làm cho đất cằn không canh tác được nữa. Chúng tôi phải bỏ đi."
Ngồi trên chiếc giường gỗ, món đồ duy nhất trong túp lều một chiều 3 thước, một chiều bốn thước, ông ở chung với vợ và hai đứa con gái, Kashmiri kể lại, bằng một loại tiếng Anh mang đậm màu Hindi, rằng trước đây gia đình ông có một khoảnh đất nhỏ trong vùng sa mạc Thar, ở Rajasthan, một bang miền đông Ấn độ. Từ nhiều đời nay, cây barja (kê, cao lương) và một số rau cải mọc được ở đây nuôi sống người dân.
Hơn 25 năm trước đây, vào thời mà thuật ngữ "tỵ nạn môi sinh" mới được đặt ra, bố của Kashmiri là người đầu tiên trong tộc phải bỏ lại mảnh đất của mình. Gia đình ông sống lây lất vài năm ở vùng Pendjab kề bên, cố kiếm sống bằng các việc làm tạm bợ, cuối cùng rớt vào trại Churan Khad ở Himachal Pradesh, một bang phía bắc. Nằm kế bờ sông chỉ cách Dharamsala khoảng 30 phút đi bộ, lúc đó trại này chỉ có khoảng 10 lều.
Kashmiri và gia đình, cũng như đa số 250 hộ dân cư ngày nay sống ở Churan Khad, là những người mà người ta gọi là "dân tỵ nạn môi sinh" - một thân phận không được Liên Hiệp Quốc công nhận. Các yếu tố con người và thiên nhiên hợp lại làm cho môi sinh bị hủy hoại tới mức họ bắt buộc phải bỏ đi nơi khác để sinh sống. Tị nạn ở ngay trong đất nước của mình.
Theo một số chuyên gia, họ là các nạn nhân vô danh của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà thế giới phải đương đầu trong thế kỷ này.
Theo các nguồn tin, con số tổng cộng là từ 30 đến 40 triệu người trên toàn quả địa cầu, nghĩa là nhiều hơn số dân tỵ nạn "bình thường" - các nạn nhân chiến tranh, tranh chấp giữa các chủng tộc và đàn áp chính trị. Và con số có thể tăng lên đến 250 triệu vào năm 2050, theo Norman Myers, chuyên gia về tị nạn môi sinh ở trường đại học Oxford.
Viện Khí Hậu, trung tâm nghiên cứu về các biến đổi khí hậu ở Washington, dự đoán tiến trình sa mạc hóa, nguyên nhân chính làm dân chúng phải di cư, sẽ tăng mạnh trong các thập kỷ sắp tới. Cả 1 tỷ người bị đe dọa, trong đó 300 triệu là ở Ấn độ. Theo Liên Hiệp Quốc, tiến trình này có nguy cơ làm tàn hại tới gần một phần ba diện tích đất trồng trọt trên hành tinh và hơn một nửa đất của Ấn độ. Tất cả mọi vùng trên quả đất đều bị ảnh hưởng. Nhưng người nghèo ở các nước đang phát triển là những nạn nhân đầu tiên.
Ngược lại với thiên tai - như sóng thần ở đông nam Á hay lốc xoáy Nargis làm tàn hại Miến Điện -, các thảm họa làm hàng triệu người phải tị nạn trong vòng một vài phút, tiến trình sa mạc hóa diễn ra chậm chạp, ít gây chấn động. Các hậu quả cũng thảm hại như vậy, nếu không trầm trọng hơn, nhưng chúng không được các phương tiện truyền thông cũng như cộng đồng quốc tế để ý tới, cũng như sự thông cảm của dân chúng.
Khi tôi làm bài tường thuật này, một số lớn người Ấn giàu có hỏi tôi chụp ảnh cái vùng bị bỏ rơi này làm gì. "Ông còn muốn chỉ ra là Ấn độ vẫn còn nghèo, lạc hậu và kém phát triển hay sao?" Những dân di cư này là sự nhục nhã cho đất nước Ấn độ đang phát triển với tốc độ kinh khủng - nhưng không làm giàu cho tất cả mọi người.
Với những chiếc lều bằng polythène màu đen ở bờ sông bị ô nhiễm, các vấn đề vệ sinh, không có nước uống và điện, Churan Khad có đầy đủ mọi vẻ của một trại tị nạn. Chỉ khác là chung quanh không có xe cứu trợ nhân đạo cũng không có các dấu hiệu của Liên Hiệp Quốc, của hội Hồng Thập Tự hay của hiệp hội Bác Sĩ Không Biên Giới. Cái định nghĩa ghi trong công ước về người tị nạn, được Liên Hiệp Quốc chấp nhận năm 1951 loại bỏ người di dân vì môi sinh ra khỏi vòng cứu trợ nhân đạo quốc tế.
Chỉ có cách thừa nhận con số hàng chục triệu người này, Liên Hiệp Quốc mới làm cho họ có thể được chấp nhận với tư cách là người tị nạn vào các nước đã ký công ước Genève, như Canada chẳng hạn. Nhưng mà các nước này cũng đã giới hạn số dân nhập cư loại này. Và họ đặt câu hỏi tại sao Ấn độ không tự giải quyết lấy dân tị nạn của mình !
Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về tị nạn khó khăn lắm mới giải quyết được các nhu cầu về tị nạn loại bình thường, với ngân sách 1,6 tỷ dollard. Việc chấp nhận dân tị nạn môi sinh làm tăng hơn gấp đôi số người cần được giúp đỡ. Không có cách đơn giản nào có thể giải quyết được vấn đề. Và các chuyên gia cũng không đồng ý với nhau về vấn đề này. Những người di dân ở Churan Khad chẳng biết gì đến những vấn đề này. Khi mặt trời mọc, cái quan trọng nhất đối với họ là làm sao sống thêm được một ngày nữa.
Dưới trời mưa đá, thàng bé Rohit 6 tuổi dẫn tôi đi theo con đường mòn lầy lội đi vào trại. Xuyên qua màn sương, người ta thấy đỉnh núi phủ tuyết của ngọn Dhauladhar vĩ đại, tương phản hẳn với cái khốn khổ của vùng này.
Chúng tôi đi qua vài cái lều khói bếp bay đến ngạt thở rồi đến căn lều của Rohit. Nền nhà bằng xi măng là chỗ ngủ của chú bé cùng với mẹ và 3 anh chị em bị ngập nước. Hôm qua trời mưa suốt đêm, nước chảy qua nóc nhà dột và cánh cửa nát.
Vài đứa trẻ ở trần, tóc tai bù rối, tay chân còn đầy dấu rận rệp đốt, chơi trong vũng bùn. Cái lạnh mùa đông có vẻ không có chút gì ảnh hưởng tới chúng cả.
Đời sống ở đây thật dễ sợ. Các bà mẹ và các cô bé phải đi bộ hàng cây số với chiếc xô đội trên đầu để đi lấy nước ở vòi nước công cộng. Mỗi sáng, cả ngàn dân cư của trại đi vệ sinh ở bờ sông, rồi tắm giặt trong lòng sông. Không có người đổ rác, rác rưởi đầy ngập tụ lại kéo theo bệnh dịch. Các thứ bệnh ngoài da, nhiễm trùng, bệnh phổi và bị chuột cắn rất thường xuyên. Nhiều phụ nữ chỉ vừa qua tuổi thiếu niên sinh con trong điều kiện dơ bẩn đó.
Công việc cho người di dân thì thật hiếm hoi. Một số làm việc trong ngành xây dựng cầu đường hay nhà cửa. Mỗi sáng họ đi ra chokti ở Dharamsala, điểm tụ tập công nhân làm việc theo ngày. Đôi khi họ cũng có được hợp đồng làm vài tháng, nhưng thường là trở về trắng tay. Một số khác làm nghề đánh giày, một công việc rất gần với ăn xin. Một số khác đích thực là đi ăn xin.
Trẻ con cũng phải làm việc hoặc đi ăn mày. Một vài roupie chúng kiếm được rất thiết yếu cho gia đình. Bởi vậy phần lớn không được đi học, mong gì sau này thoát khỏi cảnh nghèo.
Santosh 12 tuổi đi đánh giày ở Dharamsala. Các du khách giúp cho cậu có được chút thu nhập. Khi không có khách, cậu đi xin gạo hay sữa bột và đem về bán rẻ cho chủ tiệm. Nhưng không phải ngày nào cũng kiếm được tiền. Khi cậu về nhà không có gì, cậu bị mẹ đánh mắng, bà trông vào cậu là nguồn thu nhập duy nhất để nuôi gia đình.
Dân tị nạn cũng bị dân địa phương kỳ thị. Ví dụ Rita muốn ghi danh cho con lớn là Rohit vào trường Gamru, trường được một nhà từ thiện tài trợ ở Dharamsala, nhận miễn phí các trẻ em nghèo. Một tài xế taxi từ chối không chịu chở chúng tôi đến trường. "Bọn người này chẳng đến trường làm gì; bọn chúng chỉ giỏi đi ăn mày", ông nói một cách khinh miệt. Sự thực, theo Meenakshi Sharma, hiệu trưởng, khi các em được đi học, chúng thường học khá hơn các em xuất thân từ các gia đình khá giả.
Ở Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, người ta nói rằng vì họ vẫn ở lại nước của mình, người tị nạn môi sinh có thể yêu cầu chính quyền giúp đỡ. Tuy nhiên, người tị nạn ở Churan Khad chỉ tiếp xúc được với chính quyền khi họ bị xúc đi.
Khi đi từ bang này qua bang khác, người ti nạn môi sinh bị mất một số quyền, trong đó có quyền sở hữu. Họ sẽ chẳng bao giờ có thể mua được đất hay nhà cửa. Vì vậy trại của họ là bất hợp pháp và hay bị chính quyền phá đi.
Người tị nạn môi sinh Ấn độ cũng bị mất một quyền cơ bản khi họ rời khỏi nơi họ sinh ra : quyền bầu cử.
Kashmiri đã thử chuyển thẻ bầu cử của mình, nhưng ông đụng vào bộ máy hành chánh nặng nề của Ấn độ. các nhân viên chính quyền ở Himachal Pradesh nói trước hết ông phải yêu câu hủy thẻ của Rajasthan. Người ở Rajasthan lại nói không thể hủy được mà phải đến văn phòng ở Hicham Pradesh để chuyển. "Tôi bỏ luôn không làm nữa. 25 năm nay tôi không đi bầu!" Ở Churan Khad tôi không gặp được ai chuyển được thẻ bầu cử của mình.
Như vậy, trong một đất nước mang tiếng là một nền dân chủ lớn nhất thế giới, hàng trăm ngàn dân tị nạn môi sinh chẳng có chút quyền chính trị nào ... chẳng chút hấp dẫn gì với các vị dân biểu.
Trên chuyến xe lửa trở về Delhi, tôi ngồi cùng toa xe với Pusp Jain, là đại biểu Quốc Hội Ấn độ. Ông rất tự hào khi nói về đất nước ông, đang phát triển với tốc độ chóng mặt. "Chúng tôi đã xóa hết đói nghèo, ông nói. Đương nhiên là còn có vài người ăn xin, nhưng họ đi làm đấy. Họ có cả điện thoại di động và tài khoản ngân hàng." Giống như nhiều người khác, Pusp Jain chưa bao giờ đặt chân đến trại Churan Khad...

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2009/11/25/africa.jpgTừ nay đến năm 2050, hàng chục triệu người buộc phải rời bỏ chỗ ở vì biến đổi khí hậu, nhưng số phận của họ không được đưa ra thảo luận tại các cuộc thương lượng quốc tế.
Những đợt di dân ồ ạt xuất phát từ nhiều nguyên nhân do biến đổi khí hậu gây ra, như là mực nước biển tăng, tình trạng hạn hán kéo dài, nạn lũ lụt thường xuyên, lương thực không đủ đề nuôi dân chúng, nước bị thiếu hụt và đất đai bị xói mòn.
Phủ Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) ước tính là hiện nay có 26 triệu người phải tản cư và 12 triệu người tị nạn trên thế giới.
Trước khi Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu mở ra tại Copenhagen, ông Jean-François Durieux, một viên chức của HCR, đặc trách vấn đề biến đổi khí hậu, nói rõ là khái niệm tị nạn chỉ áp dụng cho những người bị đàn áp hay những nạn nhân của những vụ bạo động. Nhưng HCR không có bổn phận phải đón tiếp những nạn nhân của tình trạng nghèo khổ.
Về phần những người tị nạn môi trường, Quỹ Liên Hiệp Quốc vì Dân số (FNUAP) ước tính là từ nay đến năm 2050 sẽ có khoảng từ 50 triệu đến một tỷ người. Nhưng con số thông thường được đưa ra là khoảng 200 triệu người buộc phải bỏ nhà bỏ cửa vì môi trường sống bị hư hại quá nặng khiến cho việc trở về sống tại nơi cũ không thể thực hiện được.
Các đợt di dân ồ ạt sẽ chủ yếu liên quan đến các vùng bờ biển đang được phát triển, các vùng đồng bằng lớn, các hòn đảo nhỏ và các nước Phi châu dưới Sahara.
Một nhà nghiên cứu thuộc Sở khí tượng Pháp nhấn mạnh là hiện nay nhiều chuyên gia nêu lên khả năng mực nước biển sẽ tăng hai mét vào năm 2100, trong khi đó 60% dân số của 39 thành phố lớn nhất sống tập trung tại các vùng bờ biển.
Một viên chức thuộc Viện Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế của Pháp chủ trương là « phải tạo thuận lợi cho các chính sách di dân bên trong một quốc gia và trên thế giới, đồng thời bảo đảm việc cung cấp tài nguyên cho các quốc gia sẽ bị tác động nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu ».
Còn theo một giáo sư thuộc trường đại học Columbia ở New York, câu hỏi được đặt ra là nên để các chính phủ tự giải quyết vấn đề hay là phối hợp ở cấp quốc tế. Đối với giáo sư này, vấn đề là vạch ra những hình thức tốt nhất để giúp tái định cư những người tị nạn khí hậu ngay trên đất nước của họ.
Trong khi đó ông Durieux, thuộc cơ quan HCR, thì nghĩ rằng các chuyên gia về môi trường không sẵn sàng, thậm chí còn chống đối, việc mở thảo luận trên hồ sơ tị nạn khí hậu.
http://c.uploadanh.com/proxy/v2/0/223/1a346baa6db3b4295bea65dbbaeab9ac.jpg
Những di dân tị nạn khí hậu đầu tiên
Ở Kiribati người ta không phải chờ mười năm, hai mươi năm nữa mới thấy được hậu quả ghê gớm của hiện tượng nước biển dâng, bởi điều này đã xảy ra từ mười năm trước.
Giữa tháng 6.1999, tổ chức liên chính phủ Chương trình môi trường khu vực Nam Thái Bình Dương (SPREP) từng công bố hai hòn đảo không người ở của Kiribati là Tarawa và Abanue đã biến mất trong những con sóng lớn.

Sự việc không dừng lại ở đó. Vào ngày 8 và 9.2.2005, hàng chục đảo lớn nhỏ của Kiribati vật lộn trong những con sóng có khi cao đến gần 3m. Có những ngôi làng đã bị sóng biển xoá trắng. Và ở đảo Maungadabu, thứ duy nhất còn lại đến ngày nay chỉ là một cây đước bốn thân mà những ngày sóng lớn chỉ có thể thấy được phần tán. Sự sống trên các hòn đảo có người ở của Kiribati đang bị nước biển gặm dần.

Đảo quốc phó mặc cho sóng gió
Ribita Iobete, 23 tuổi, một ngư dân của Kiribati cho biết: “Mực nước biển ngày một cao hơn. Thay đổi này ảnh hưởng đến những cây trồng của chúng tôi. Trước đây, dừa tôi trồng có thân rất to nhưng giờ thì thân chúng chỉ nhỏ bằng mấy cái nắm tay”. Nước giếng mà mẹ Iobete múc lên hàng ngày giờ đã bắt đầu có vị mằn mặn. Cha anh ông Iobete nay đã 83 tuổi tuyên chiến với biển bằng cách xây một đê bao quanh nhà và lên đứng trên đê canh sóng mỗi tối. Nhưng những con sóng không chịu thua mà mỗi ngày một cao hơn, giết dần giết mòn cây cối sau đê.
Một nghiên cứu được trường đại học Colorado của Mỹ thực hiện vào năm 2008 ước tính nếu như lượng phát thải carbon dioxide trên toàn thế giới không tăng, mực nước biển vẫn sẽ tiếp tục dâng cao thêm 2m vào cuối thế kỷ này. Nhưng một số nhà khoa học dự đoán Kiribati sẽ chìm dưới nước trong 50 năm tới.
Nếu diện tích 811km2 của Kiribati chỉ tập trung trên một hòn đảo, việc xây dựng đê biển chống xâm thực còn có thể thực hiện được, nhưng diện tích ấy lại chia nhỏ trên 33 hòn đảo san hô với cao độ trung bình chỉ khoảng hơn 2m, nên việc xây đê biển là điều không thể. Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Anote Tong của Kiribati đã được giới thiệu mô hình đảo nổi có thể tồn tại giữa biển khơi 1.000 năm. Đó là một giải pháp xem ra khá phù hợp với nhu cầu của Kiribati, nhưng cái giá 2 tỉ USD cho một hòn đảo nổi vượt quá khả năng tài chính của quốc gia nhỏ bé này. Kiribati cũng không giàu có để có thể nghĩ đến những giải pháp như của đảo quốc Maldives là dồn tiền mua đất ở một nơi khác trên thế giới để di dời toàn bộ quốc gia đến đó, hay chi tiền hỗ trợ dân tìm chốn mưu sinh ở nơi khác. Số phận của đảo quốc giờ đành phó mặc cho sóng gió.
Di dân âm thầm
Sẽ phải tái định cư người dân như thế nào? Đó là điều ông Tong băn khoăn nhất hiện nay. Hiệp định di dân Geneva chưa có một quy định nào cho việc di dân nhân đạo do thay đổi khí hậu, nhưng Kiribati đã phối hợp với Úc và New Zealand từ vài năm nay để tái định cư dân đảo. Mỗi năm hiện có 75 người Kiribati được chọn ngẫu nhiên để đưa sang New Zealand định cư. Nhưng với hạn ngạch như thế thì phải mất hơn 1.500 năm mới tái định cư hết 113.000 dân của Kiribati, trong khi theo dự đoán của các nhà khoa học thì người dân ở đây chỉ có thể cầm cự trên 12 đảo có người của Kiribati trong khoảng 30 năm.
Vị tổng thống năng nổ vẫn tìm kiếm những giải pháp khác cho người dân của mình. Viện công nghệ Kiribati (KIT) hiện đang triển khai các chương trình đào tạo để sao cho sinh viên theo học ở đây có thể tìm việc phù hợp ở nước khác sau này. Một chương trình đang được viện này hợp tác với Úc là đào tào y tá điều dưỡng, ngành mà Úc đang thiếu nhân lực. Năm nay có tám người ở Kiribati sang Úc làm y tá, điều dưỡng. Họ đi và mang theo cả gia đình. Việc tái định cư dần dần như thế, theo ông Tong, sẽ tốt hơn chờ đến khi nước biển nhấn chìm các đảo Kiribati rồi mới di tản một lúc hàng chục ngàn người.
Giải pháp di dân có thể giúp người dân Kiribati tiếp tục sống nhưng không thể giúp duy trì văn hoá Kiribati ở một vùng đất khác. Molomolo Tiira, một sinh viên đang học ngành điều dưỡng ở viện KIT, cho biết: “Tôi sẽ nhớ Kiribati, nhớ nền văn hoá ở đây, tiếng nói ở đây, cả ẩm thực và đại dương nữa”. Nước biển dâng không chỉ làm biến mất một quốc gia mà còn làm biến mất nền văn hoá 4.000 năm ở nơi này.
Hội nghị Copenhagen kết thúc trong máu, mồ hôi và sự chia rẽ
Đó là nhận định của nhật báo Telegraph của Anh hôm 20.12, bởi hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về chống biến đổi khí hậu tại Copenhagen bế mạc trong thất vọng vì không đạt được các mục tiêu đề ra. Hội nghị “chữa cháy” bằng một thoả thuận chính trị, không mang tính ràng buộc pháp lý.
Phiên họp cuối cùng kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ. Bên trong và bên ngoài hội nghị có nhiều sức ép. Thậm chí đại diện của Venezuela Claudio Salerno Caldera tự cắt tay để rút máu trước mặt Thủ tướng Đan Mạch chủ nhà Lars Loekke Rasmussen và nói: “Ông phê chuẩn cuộc đảo chính Liên hiệp quốc. Những người muốn lên tiếng nói như chúng tôi phải cắt tay lấy máu để lên tiếng nói đây này”.
“Hiệp ước Copenhagen” do một nhóm nước trong đó có Mỹ và Trung Quốc đưa ra nhằm đối phó với tình trạng ấm lên của trái đất. Chính tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon thừa nhận văn kiện này không đáp ứng kỳ vọng của các nước.
Hiệp ước Copenhagen khẳng định biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ và các nước đều phải có ý chí chính trị mạnh mẽ trong việc chống biến đổi khí hậu trên tinh thần trách nhiệm chung. Thoả thuận nêu rõ sự cần thiết của việc duy trì nồng độ khí thải ở giới hạn cho phép nhằm giữ nhiệt độ trái đất không vượt quá 20C theo khuyến cáo của các nhà khoa học... Ngoài ra, thoả thuận cũng đề cập tới việc thành lập quỹ trợ giúp 100 tỉ USD vào năm 2020, trong đó có quỹ hành động nhanh khoảng 30 tỉ USD cho giai đoạn 3 năm (2010 – 2012), gồm 11 tỉ USD do Nhật Bản đóng góp, 10,6 tỉ USD của Liên minh châu Âu và 3,6 tỉ USD của Mỹ, để giúp các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu.
Nơi ở lý tưởng cho “người tị nạn khí hậu”


http://pilot.vn/upload/files//2009/07/07/Khihau.jpgMột số chuyên gia thậm chí dự báo vào cuối thế kỷ này những khu rộng lớn của các siêu đô thị như London, New York hay Tokyo sẽ bị nhận chìm dưới mực nước biển dâng cao. Nếu thực hiện thành công, những thành phố nổi của Callebaut quả là nơi ở lý tưởng cho “người tị nạn khí hậu” của các đô thị như vậy.
http://picturrs.com/files/funzug/imgs/travel/lilypad_floating_city_13.jpg
Những thành phố nổi trông như bông hoa súng


Theo thiết kế được trao giải của Vincent Callebaut thì mỗi thành phố có dáng vẻ bông hoa súng đồng thời là một hòn đảo nhân tạo này có thể chứa được 50.000 người, mà ở đó họ có thể sống hoà thuận với cuộc sống được tổ chức khá đa dạng trên đảo. Trong đó trung tâm thành phố là một chiếc hồ lớn để hứng và lọc nước mưa, còn xung quanh là 3 bến du thuyền riêng biệt và những dẫy núi nhân tạo để cư dân có thể được thưởng ngoạn phong cảnh biển từ những khung cảnh khác nhau.
http://i.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/baoxaydung/092008/04/13/tgxd_04.09.2008120100730095209.gif
Không chỉ là những hòn đảo, các Lilypad còn có thể trôi nổi trên khắp thế giới như một ngôi nhà độc lập và có khả năng tự cung tự cấp. Bởi Năng lượng của thành phố nổi sẽ được tạo nên bởi gió, năng lượng mặt trời và thuỷ năng. Đó là những nguồn năng lượng tái sinh, không bao giờ cạn và không sinh ra bất cứ khí thải độc hại nào, trong đó có các tấm thu năng lượng mặt trời được đặt ở các sườn núi, turbine gió và trạm khai thác năng lượng từ sóng biển. Theo tính toán, thành phố này sẽ sản sinh ra nhiều năng lượng hơn là mức tiêu thụ.
http://kientrucvn.files.wordpress.com/2009/10/maldives-4-island-resort-587x368.jpg?w=587&h=368
Những hòn đảo tự cung tự cấp
Nhiều đảo quốc sẽ chìm trong nước biển vào năm 2100?

Kiến trúc sư Callebaut cho biết: “Một số nước đã chi hàng tỷ USD cho việc xây những đê quai ngày càng lớn hơn nhằm đối phó với tình trạng mực nước biển dâng cao. Nhưng dự án Lilypad mới thực sự là một giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng đó”. Tuy nhiên, kiến trúc sư 31 tuổi này chưa tính toán cụ thể để hoàn thành một thành phố nổi như vậy sẽ tốn kém như thế nào và giá sinh hoạt ở đây là bao nhiêu. Anh chỉ cho biết: “Đó là một thành phố nửa nổi, nửa chìm và sẽ không có bất cứ con đường nào dành cho ôtô. Cả thành phố được phủ trong cây xanh trồng trong những khu vườn treo. Mục đích là tạo nên một sự chung sống hoà thuận giữa con người và thiên nhiên. Tôi đang cố gắng cung cấp nơi ở cho hàng triệu người vô gia cư do sự thay đổi môi trường - một trong những vấn đề thách thứclớn nhất của thế kỷ 21”.
http://kientructrangkim.com/wp-content/uploads/2011/05/nhung-mau-nha-o-chong-thien-tai-6.jpg
Lilypad thành phố nhỏ nửa nổi nửa chìm
Theo thông báo của nhóm liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu (IPCC) thì đến cuối thế kỷ này - năm 2100 - mực nước biển trên toàn cầu sẽ tăng lên từ 9 đến 88 cm. Ở nhiều nơi, nếu chỉ dâng thêm 50 cm nữa thì toàn bộ bờ biển sẽ không còn. Ở những hòn đảo thấp thuộc Thái Bình Dương như Tuvalu, Kiribati hay Maldives – đỉnh cao nhất cũng chỉ cao hơn mực nước biển 2-3m - nếu dâng thêm 50 cm nữa thì hầu toàn bộ các đảo quốc này sẽ bị biến mất trên bản đồ. Nếu còn lại những dải đất ít ỏi thì con người cũng không thể sống được bởi nước biển sẽ ngấm vào các nguồn nước ngọt. Ngoài ra dự kiến sẽ có hàng trăm triệu người sống ở các vùng duyên hải thấp của Nam Á, như Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Burma cũng có nguy cơ trở thành những người “tị nạn khí hậu”.
Vài nét về kiến trúc sư Vincent Callebaut: Vincent Callebaut sinh năm 1977 ở Bỉ. Năm 2000, anh tốt nghiệp Học viện Kiến trúc Victor Horta ở Bruxelles (Bỉ). Anh từng đoạt Giải thưởng lớn kiến trúc René Serrure hai năm liên tiếp (1999, 2000). Sau khi giành được học bổng Leonardo da Vinci của Cộng đồng châu Âu, Callebaut quyết định tới sống ở Paris nhằm mở rộng tư tưởng và sáng tạo không gian với 2 năm thực tập tại các văn phòng kiến trúc mà anh say mê như Odile Decq Benoit Cornette Architectes Urbanistes, Massimiliano Fuksas... Hiện với văn phòng kiến trúc riêng của mình, Vincent Callebaut đang nỗ lực cho các chiến lược phát triển lâu dài của Lilypad, trong sự hợp tác với một số văn phòng kiên trúc khác.
Những nước tạo ra nhiều khí thải nhất

Mỹ đứng thứ hai trong danh sách những nước tạo ra nhiều khí thải nhất hành tinh, nhường vị trí đầu bảng cho Trung Quốc.

Đây là kết quả mới nhất trong bảng xếp hạng của Maplecroft (Anh), một trong những công ty tư vấn quản lý rủi ro hàng đầu thế giới. Lượng khí thải của Trung Quốc lớn hơn tổng lượng khí thải của Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Canada và Đức.

Trung Quốc đứng đầu thế giới về lượng khí thải.
Với 6.018 tấn khí thải hằng năm, Trung Quốc đứng đầu trong bảng xếp hạng của Maplecroft.

Mỹ đứng thứ hai.
Mỹ đứng thứ hai với 5.903 tấn khí thải.

Nga tạo ra
Nga tạo ra khoảng 1.704 tấn mỗi năm.

Ấn Độ thải ra chừng
Mỗi năm Ấn Độ thải ra chừng 1.293 tấn.

"Sản lượng" khí thải hàng năm của Nhật Bản là 1.247 tấn.

Đức
Đức thải ra chừng 858 tấn/năm.

Canada tạo ra 614 tấn mỗi năm.
Canada đóng góp 614 tấn.

Vị trí thứ 8 thuộc về Anh, với
Vị trí thứ 8 thuộc về Anh, với 586 tấn.
BBC: Anh Pháp đề nghị lập quỹ biến đổi khí hậu

Tổng thống Sarkozy và TTK LHQ Ban Ki Moon tại hội nghị Khối thịnh vượng Anh
Ông Sarkozy là tổng thống Pháp đầu tiên dự hội nghị Khối thịnh vượng Anh
Thủ tướng Anh, Gordon Brown, và Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đề nghị lập một quỹ nhiều tỉ đô-la để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
Ông Brown nói quỹ 10 tỉ USD cũng dùng để giúp các nước đang phát triển cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hai người đã công bố sáng kiến này tại hội nghị của Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth) ở Trinidad - là cuộc họp thượng đỉnh sau cùng trước khi diễn ra hội nghị của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen 7/12.
Nhiều nước trong khối là đảo quốc bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao.
Ông Sarkozy, cùng với Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, và Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Loekke Rasmussen, là những người có tiếng nói nặng ký tại hội nghị Copenhagen.
Trong diễn văn khai mạc cuộc họp ở Trinidad, Nữ hoàng Anh Elizabeth II nói vấn đề biến đổi khí hậu tạo cơ hội cho các nước một lần nữa có vai trò dẫn đầu.
"Sự đe dọa đối với môi trường của chúng ta không phải một quan ngại mới nhưngnay là một sự thách thức toàn cầu vốn ảnh ưởng đến an ninh và ổn định của hàng triệu người trong những năm tới," bà nói.
'Hoàn toàn nghiêm túc'
Ông Brown nói phân nửa ngân quỹ 10 tỉ nên được dùng để giúp các nước đang phát triển giảm cắt giảm khí thải và phân nửa để giúp họ thích nghi với biến đổi khí hậu.
Ông nói số tiền đầu tiên sẽ được giải ngân trong năm tới trước khi mọi thỏa thuận cắt giảm khí thải bắt đầu có hiệu lực.
Nước Anh cung cấp 800 triệu USD trong vòng 3 năm, và số tiền này đã được đưa vào ngân sách.
"Tôi nghĩ các nước đang phát triển cần biết là chúng ta hoàn toàn nghiêm túc và chúng tôi bắt đầu từ bây giờ," Reuters trích thuật ông Brown đã nói.
AFP thì trích dẫn ông Sarkozy đã đề nghị một chương trình kiếm tiền cho quỹ 10 tỉ/năm từ 2010-12, và "một kế hoạch đầy tham vọng" cho những năm sau đó.
Nhưng ông Sarkozy không cho biết Pháp sẵn sàng đóng góp bao nhiêu.
Hai nhà lãnh đạo nói việc lập quỹ này có thể khuyến khích các nước - đang lo ngại cho việc phát triển kinh tế của họ nếu phải cắt giảm khí thải - ký vào một hiệp ước toàn cầu mới để thay thế cho Nghị định thư Kyoto.
BBC: LHQ lạc quan về hội nghị thượng đỉnh khí hậu


Tổng thư ký LHQ kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận có qui mô vào tháng 12
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói rằng hội nghị thượng đỉnh một ngày tại New York có được đà để giải quyết thực trạng ấm nóng toàn cầu.
Ông nói hiện có đà để tiến tới một thỏa thuận tại cuộc họp khí hậu quan trọng vào tháng 12 tại Copenhagen.

Trước đó, Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường các nỗ lực để cải thiện hiệu suất năng lượng và cắt giảm khí thải CO2.

Cam kết này khiến cựu phó tổng thống Hoa Kỳ và cũng là nhà hoạt động môi trường Al Gore ca ngợi giới lãnh đạo Trung Quốc.

Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã không đưa ra chi tiết về các biện pháp cắt giảm khí CO2.
Theo một số cách tính thì Trung Quốc là nước có khí thải gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới.
Biến đổi khí hậu là một thách thức trong thời đại của chúng ta
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon
Hoa Kỳ, quốc gia cũng thuộc danh sách thải khí CO2 chính, nói đề xuất của Trung Quốc là hữu ích, nhưng cần phải thể hiện bằng con số.
Khoảng 100 nhà lãnh đạo các nước tham dự các hội nghị được tổ chức bên lề phiên họp Đại hội đồng LHQ, trước hội nghị thượng đỉnh Copenhagen nơi theo dự kiến sẽ thông qua một thỏa thuận mới.
Khi bế mạc phiên họp, ông Ban Ki-moon nói: "Trong khi hội nghị thượng đỉnh không đảm bảo rằng chúng ta sẽ có được thỏa thuận toàn cầu, chúng tôi chắc chắn rằng ngày hôm nay đã tiến một bước gần hơn tới mục tiêu toàn cầu".

Ông biểu dương các nhà lãnh đạo thế giới về mong muốn của họ nhằm giải quyết thực trạng biến đổi khí hậu.

"Biến đổi khí hậu là một thách thức trong thời đại của chúng ta”, ông nói.

"Hôm nay hội nghị thượng đỉnh gửi đi những tín hiệu về quyết tâm của giới lãnh đạo thế giới nhằm đương đầu với thách thức này và để đạt được một thỏa thuận qui mô tại Copenhagen."

Phóng viên môi trường BBC Matt McGrath nói rằng có rất nhiều cuộc tranh luận về việc giải quyết thực trạng ấm nóng toàn cầu xoay quanh ý tưởng cắt giảm tuyệt đối khí CO2.
Tuy nhiên những nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc cảm thấy rằng hướng đi này có nét không công bằng.
Phóng viên McGrath nói: "Các nước giàu đã sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thế kỷ để phát triển và nay đang yêu cầu các nước đang phát triển ngưng dùng nhiên liệu dạng này trong khi không có giải pháp thay thế rõ ràng".
http://www.nea.gov.vn/Chiendich/nguyennhan_clip_image004_0000.jpg
BBC: Nhật cam kết cắt giảm khí thải

Nhà máy ở Trùng Khánh, Trung Quốc
Thay đổi khí hậu sẽ là trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh ở Copenhagen
Lãnh đạo sắp tới của Nhật Bản đã hứa sẽ cắt giảm mạnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nói rằng ông hướng tới mục tiêu giảm 25% vào năm 2020 - so với mức của năm 1990.
Ông Yukio Hatoyama dự kiến sẽ lên nắm chức Thủ tướng vào ngày 16/9, sau khi giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử vào tháng Tám.
Tuyên bố của ông là một phần trong việc khẳng định chính sách xanh của đảng Dân chủ.
Người tiền nhiệm thuộc đảng Tự do Dân chủ, ông Taro Aso, chỉ cam kết cắt giảm 8%.
Nhật Bản sẽ trình ra mục tiêu mới của họ tại hội nghị thượng đỉnh về môi trường ở Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12 sắp tới.
Phản đối
Chúng tôi nghĩ rằng các nước đang phát triển cũng phải có các nỗ lực nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Tân Thủ tướng Nhật
Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị các tập đoàn kinh doanh tại Nhật phản đối, và một số bộ phận trong ngành xe hơi dự kiến sẽ vận động hành lang để chống lại các mục tiêu này.
Giới phân tích nói tuyên bố của ông Hatoyama hôm thứ Hai tại hội nghị về thay đổi khí hậu ở Tokyo là quá tham vọng, hơn nhiều quốc gia công nghiệp phát triển khác.
Kế hoạch của Nhật đã được lãnh đạo phụ trách về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc khen ngợi.
LHQ khuyến nghị các quốc gia phát triển phải cam kết cắt giảm từ 25 đến 40% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020.
Yvo de Boer, trưởng ban thư k‎ý về thay đổi khí hậu của LHQ, nói tại hội nghị ở Tokyo: “Với mục tiêu như thế, Nhật Bản sẽ đóng vai trò hàng đầu như các nước công nghiệp đã nhất trí nhằm giảm bớt các tác động của thay đổi khí hậu”.
Tân Thủ tướng Nhật Hatoyama
Tân Thủ tướng Nhật đưa ra cam kết lớn hơn nhiều so với của người tiền nhiệm
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và đứng ở vị trí thứ năm xét về mức độ thải khí gây hiệu ứng nhà kính - là yếu tố chính dẫn đến tình trạng Trái đất nóng lên.
Ông Hatoyama nói tại hội thảo: “Trong mục tiêu trung hạn, chúng ta hướng tới việc giảm 25% khí thải vào năm 2020 so với mức của năm 1990, dựa trên mức độ mà khoa học yêu cầu nhằm ngăn chặn việc trái đất nóng lên”.
Lãnh đạo Nhật cho rằng họ có thể thực hiện việc này bằng cách trao đổi hạn mức khí thải, cải tạo nhà cửa, trợ giá cho các thanh năng lượng mặt trời và đưa ra các công nghệ sử dụng ít nhiên liệu trong xe hơi.
Tân lãnh đạo của Nhật nói chỉ tiêu của ông là dựa trên mục tiêu tham vọng mà các quốc gia lớn khác đã đồng ý.
Trong khi không nêu đích danh Trung Quốc hay Ấn Độ, ông Hatoyama nói: "Chúng tôi nghĩ rằng các nước đang phát triển cũng phải có các nỗ lực nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vì cần có nỗ lực của toàn cầu trong vấn đề thay đổi khí hậu".
BBC: TQ 'cam kết' đối phó thay đổi khí hậu

Khoảng 100 lãnh đạo quốc tế gặp nhau ngày hôm nay ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York nhằm đối thoại về thay đổi khí hậu.

Trung Quốc không muốn mang tiếng là nước gây ô nhiễm nhiều nhất
Sự chú ý đang tập trung vào ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc, người dự kiến sẽ công bố nhiều biện pháp mới để giảm bớt mức độ xả thán khí của nước ông.
Cuộc họp diễn ra hai tháng trước khi có một hội nghị lớn tại Copenhangen nhằm đạt được một hiệp ước toàn cầu về thay đổi khí hậu.
Phần lớn tranh luận về sự ấm nóng toàn cầu xoay quanh ý tưởng cắt mức thải khí carbonic một cách tuyệt đối - nhưng các nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc cho rằng điều đó là không công bằng.
Các nước giàu hơn đã có hàng thế kỷ sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nay lại đòi các nước phải ngừng áp dụng trong khi chưa có giải pháp thay thế.
Tại các nước nơi phát triển kinh tế là ưu tiên, họ muốn có các biện pháp đo mức thải khí khác.
Trung Quốc cho rằng một phần lớn lý do của thay đổi khí hậu là nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của phương Tây. Họ cho rằng thật bất công khi họ bị trừng phạt vì sản xuất các loại hàng được các nước giàu hơn tiêu thụ. Đó là thái độ lâu nay của Trung Quốc.
Nhưng dự kiến tại cuộc họp ngày hôm nay ở New York, ông Hồ Cẩm Đào sẽ ra dấu hiệu về một sự thay đổi, theo lời phân tích gia BBC Shirong Chen.
Phân tích gia BBC nhận định Trung Quốc sẽ đề ra hạn mức - không phải để dừng mức thải khí nhưng là để hạn chế cường độ năng lượng và khí carbon trong 5 năm tới. Đồng thời, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ sử dụng nhiều hơn năng lượng sạch từ nước, gió và mặt trời.
Sự thay đổi này một phần là đáp ứng sự chỉ trích quốc tế rằng Trung Quốc là nước gây ô nhiễm nhiều nhất. Trung Quốc muốn được xem là một nước có tinh thần hợp tác và chấp nhận rằng nước này phải cung cấp giải pháp cho các vấn đề toàn cầu.
Theo ông Shirong Chen, Trung Quốc cũng nhận ra rằng một khi áp dụng công nghệ Xanh, nước này có thể có sự phát triển bền vững hơn.
Nhưng vẫn còn nhiều thách thức. GDP đầu người của Trung Quốc vẫn rất thấp, vì thế phát triển kinh tế tiếp tục là ưu tiên chính.
Các ngành công nghiệp như xi măng, thép sẽ vẫn quan trọng trong quá trình đô thị hóa.
Hiện nay 70% năng lượng ở Trung Quốc đến từ các nhà máy điện chạy bằng than, và sẽ đòi hỏi nhiều tiền và công nghệ để giảm bớt sự phụ thuộc này.
BBC - Hạt gạo và biến đổi khí hậu
An ninh lương thực dường như phần nào bị phủ bóng mờ do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốn nhiều giấy mực của báo chí trong hơn một năm qua.
Thế nhưng biến đổi khí hậu với quy mô toàn cầu đã và đang đặt ra thách thức với không chỉ các nước xuất khẩu lương thực mà còn tạo rủi ro mất đất canh tác cho hàng triệu người.
80% lúa gạo từ Đồng bằng Sông Cửu Long là để xuất khẩu, và nguy cơ mực nước biển dâng theo kịch bản 1 mét có nghĩa là nơi đây có thể mất 2 triệu hecta đất trồng lúa.
Trong chuyến đi tìm hiểu về thực trạng biến đổi khí hậu tại Bến Tre, Nguyễn Hoàng đã hỏi chuyện nhà nông và giới chức địa phương về quan ngại đối với nguy cơ của biến đổi khí hậu.
Chiếm gần ba phần tư dân số và đóng góp 20% vào GDP, nhà nông Việt Nam đang làm ra hạt gạo để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Điều đang ngày càng được nhận thấy rõ là cần phải phải có các hành động cụ thế để ứng cứu không chỉ nhà nông tại những nơi trọng yếu như tại ĐBSCL mà cũng là để tránh được một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia và có thể là có tính toàn cầu.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/12/091204_rice_package.shtml
BBC: Tiền cho thay đổi khí hậu ở đâu?

Cuộc điều tra của đài BBC phát hiện rằng các nước giàu đã lờ đi khoản tiền lớn hứa trả cho các quốc gia đang phát triển để đối phó thay đổi khí hậu.
Các nước giàu hứa 410 triệu đôla một năm trong một tuyên bố năm 2001 - nhưng không rõ số tiền đã được trả hay chưa.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cáo buộc các nước công nghiệp không giữ lời hứa.
EU nói số tiền đã được trả trong những thỏa thuận song phương, nhưng thừa nhận họ không thể cung cấp dữ liệu để chứng minh.
Số tiền được cam kết trong Tuyên bố Bonn 2001, được 20 nước công nghiệp ký, trong đó có 15 nước làm thành EU khi ấy, cộng thêm Canada, Iceland, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ.
Họ nói họ sẽ trả 410 triệu đôla một năm cho tới 2008. Không rõ ngày bắt đầu trả tiền, nhưng tổng số tiền phải là từ 1.6 tỉ đến 2.87 tỉ đôla.
Nhưng BBC World Service phát hiện rằng chỉ có 260 triệu đôla đã được đưa vào hai quỹ của LHQ.
Ông Ban Ki-moon nói: "Đã có những lời hứa chưa được thực hiện đầy đủ. Đây là vấn đề niềm tin."
Vấn đề tài chính cho các nước đang phát triển là một trong các chủ đề tại hội nghị Copenhagen tháng tới.
Đã có những lời hứa chưa được thực hiện đầy đủ.
Ban Ki-moon
Các nước nghèo có thể không ký vào thỏa thuận mới trừ phi họ tin rằng các nước giàu giữ lời hứa, và thỏa mãn với cơ chế quản lý nguồn quỹ.
Các chính phủ công nghiệp ký vào Tuyên bố Bonn thì nói họ chưa bao giờ có ý định chỉ đặt tiền vào các quỹ LHQ.
Họ nói Tuyên bố cho phép họ xài tiền theo những cách "song phương và đa phương".
Artur Runge-Metzger, nhà đàm phán khí hậu của EU, khẳng định EU đã giữ lời.
Ông nói: "Chúng tôi có thể nói chúng tôi đã giữ lời hứa, tài chính khí hậu đã tăng tốc."
Nhưng ông này thừa nhận EU không thể cung cấp dữ liệu để chứng tỏ họ đã trả tiền thông qua các kênh song phương và đa phương.
Chúng tôi có thể nói chúng tôi đã giữ lời hứa.
Artur Runge-Metzger
Richard Myungi, nhà đàm phán cho Các nước Ít Phát triển Nhất, nói: "Chúng tôi bực tức, chúng tôi cảm thấy bị phản bội."
Boni Biagini, người quản lý các quỹ LHQ, cũng tin rằng lẽ ra phải có nhiều tiền hơn được trả.
"Những con số này không đến 410 triệu đôla một năm."
Tuyên bố Bonn có nhiều điểm không rõ ràng và đã dẫn tới sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển.Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nói mọi thỏa thuận tài chính được ký tại Copenhagen phải rõ ràng.

BBC:Obama điều chỉnh ngày tới Copenhagen
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama
Tổng thống Obama sẽ dự phần sau phiên họp Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thay đổi lịch trình tham dự cuộc họp về thay đổi khí hậu tại Copenhagen tuần tới.
Ông Obama sẽ tới hội nghị trễ hơn so với kế hoạch ban đầu.
Nay ông đến ngày 18 tháng 12 thay vì mùng 9 như trước.
Tòa Bạch Ốc cho hay sự tham dự của tổng thống vào cuối hội nghị mang lại ý nghĩa tích cực nhất.
Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen có mục đích thảo ra một hiệp ước mới để thay thế nghị định thư Kyoto 1997.
Sau khi hội đàm với một số lãnh đạo quốc tế, và sau khi thấy một số tiến bộ đạt được, ông Obama tin rằng sự xuất hiện của ông vào cuối hội nghị sẽ tạo đà cho việc kết thúc thỏa thuận.
Phái viên BBC Paul Adams từ Washington cho hay Tòa Bạch ốc tin chắc rằng sự có mặt của tổng thống Obama vào thời điểm cuối của hội nghị Copenhagen có thể sẽ tạo cơ hội đạt được thỏa thuận.
Hậu thuẫn cho quỹ thay đổi khí hậu
Tòa Bạch ốc cho hay đại diện của Hoa Kỳ sẽ tham dự cuộc họp Copenhagen từ đầu đến cuối.
Tòa Bạch ốc nói thêm các tiến bộ gần đây đã tạo không khí tích cực cho hội nghị Copenhagen.
Đó là các chỉ số giảm khí thải do Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thành viên khối Liên hiệp Anh đưa ra.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch ốc cho hay tổng thống Obama đã hội đàm với thủ tướng Úc, Kevin Rudd, thủ tướng Đức, Angela Merkel, tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy và thủ tướng Anh, Gordon Brown.
Đại diện tòa Bạch ốc nói ngày càng có thêm hậu thuẫn cho quỹ 10 tỷ đôla hàng năm để giúp các nước nghèo ứng phó với thay đổi khí hậu.
Tòa Bạch ốc cho hay Hoa Kỳ sẽ đóng góp một phần “xứng đáng.”
Thủ tướng Đan Mạch, Lars Lokke Rasmussen nói sự xuất hiện của tổng thống Obama là bằng chứng cho thấy đang có thêm sức mạnh chính trị để đi đến kết thúc thỏa thuận về khí hậu tại Copenhagen.

No comments:

Post a Comment