Tuesday, September 27, 2011

Madagascar

http://images.wildmadagascar.org/pictures/tana_flight/madagascar_erosion_aerial_0.JPG
“Thiên nhiên 5 sao” ở Madagascar
Sau 14 giờ bay, chúng tôi mới đặt chân tới thủ đô của đảo quốc Madagascar nằm giữa Ấn Độ Dương. Antananarivo theo tiếng bản địa có nghĩa là “thành phố của ngàn chiến binh” - tên gọi bắt nguồn từ thời xa xưa, khi Madagascar luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm, vì vậy thủ đô Antananarivo là nơi tập trung hàng ngàn chiến binh bảo vệ đất nước.
Cây bao báp ngộ nghĩnh ở Madagascar - Ảnh: Quốc Toàn
Thiên nhiên 5 sao
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, Antananarivo có khí hậu dịu mát như Đà Lạt. Mùa đông nhiệt độ chỉ 8-100C, mùa hè hiếm khi vượt quá 300C. Hoa ở khắp mọi nơi, còn thảm thực vật đa dạng và phong phú đến mức người dân Madagascar tự hào: “Chúng tôi không có các lâu đài tráng lệ nhưng thiên nhiên của chúng tôi đạt tiêu chuẩn 5 sao”.
Có hai sinh vật được coi là đặc trưng của Madagascar mà theo người dân bản địa, nếu chưa được xem thì coi như chưa đến quốc đảo này: cây bao báp và vượn cáo.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh1I4o98W1Oa5G-v_49m4TTLVn0PIjR0eQbXLokWaiAjuXInMU_-yWUurkCxWyFYwgfYIM2b18FWtHQPAAK7IV03H3qSAsEi_cmKBEfWZxX9fHFcOZgGVllIlCvZkxpBmaBpYyHbxZPU8Oo/s1600/madagascar.jpgQuan sát cây bao báp nhận thấy các cành cây rất ngắn và nhỏ so với phần thân cây bề thế, dễ liên tưởng như thể cây mọc ngược với chùm rễ trên đỉnh. Nên mới có câu chuyện dân gian kể rằng: từ xa xưa các loài cây không dám mọc trên sa mạc, duy có cây bao báp là vẫn hiên ngang vươn lên trên cát bỏng. Thượng đế cho đó là một sự ngỗ ngược nên túm cổ cây bao báp nhổ lên, quay ngược ngọn cây rồi cắm xuống đất. Vậy là từ đó cây bao báp mọc theo kiểu trồng cây chuối (!).
Thành phố vườn Antananarivo nằm trên độ cao hơn 1.000m - Ảnh: Quốc Toàn
Nếu như bao báp còn có thể tìm thấy ở nơi khác trên thế giới thì loài vượn cáo thật sự là “của hiếm” chỉ Madagascar mới có. Khi chúng tôi đến thăm một khu bảo tồn quốc gia, hướng dẫn viên bản địa dẫn chúng tôi vào giữa rừng để tìm những đàn vượn cáo. Chỉ sau vài tiếng hú gọi của ông, những con vượn cáo tinh nghịch và dạn người ào ào lao xuống từ các tán cây, nhảy phóc lên đầu lên cổ chúng tôi để tranh cướp đồ ăn.
Sự giàu có của thiên nhiên Madagascar chưa được khai thác một cách hiệu quả. Antananarivo về đêm thật tối tăm vì chỉ khoảng 10% đường phố được chiếu sáng công cộng, chủ yếu ở vài tuyến phố trung tâm. Vị đại diện chính quyền thành phố giải thích: không thể lắp đèn hết được vì lắp xong chỉ sau 2-3 ngày bị dân tháo hết! Còn bạn chỉ cần bước ra khỏi cửa khách sạn lập tức có sẵn một đội quân ăn xin vây quanh.
Ở Antananarivo người đi bộ rất đông, chiếm tới 68% số dân. Do địa hình nhiều đồi núi, đường sá phần lớn là đèo dốc nên xe đạp chịu thua, xe máy cũng rất ít. Với những tay mê xe cổ thì thành phố này thật sự là miền đất hứa bởi loại ôtô phổ biến ở Antananarivo là kiểu “con cóc” của thập niên 1950, 1960.
Những con vượn cáo rất tinh nghịch và dạn người - Ảnh: Quốc Toàn
Dấu ấn người Việt
Dưới thời Pháp thuộc có một số người Việt bị đưa sang Madagascar nên trong chuyến đi tôi luôn tìm kiếm những manh mối dù là nhỏ nhất về sự hiện diện của người Việt ở đây. Thật may khi đoàn chúng tôi được ông thị trưởng Antananarivo mời ăn tối ở một nhà hàng có chủ nhân là người Việt Nam, vợ là người bản xứ. Chủ nhà hàng khoảng 70 tuổi và chỉ còn nói được vài ba từ tiếng Việt. Ông thật sự xúc động, ôm chầm từng người trong đoàn.
Khi tôi hỏi ở Madagascar có còn nhiều người Việt Nam sinh sống không, ông trả lời hóm hỉnh (bằng tiếng Pháp): “Chỉ còn lại vài người nhưng họ ở hết... ngoài nghĩa trang rồi!”. Bố của ông bị thực dân Pháp đưa sang đây và chính cụ đã dạy ông cách làm các món ăn Việt Nam. Bữa ăn tối có đủ phở bò, nem rán, nem cuốn, thịt luộc, gà rán, sườn rán... tất cả đều có một vị khá lạ.
Vào ngày cuối cùng khi đang trên đường ra sân bay trở về nước, chúng tôi mới được biết ở thủ đô đảo quốc có một đại lộ mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật tiếc khi các bạn Madagascar không giới thiệu sớm với chúng tôi về điều bất ngờ rất lớn này.
Khu chợ trung tâm ở Antananarivo - Ảnh: Quốc Toàn
Cộng hòa Madagascar (tiếng Madagascar: Repoblikan'i Madagasikara; tiếng Pháp: Republique de Madagascar) là một quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi phía đông châu Phi. Người Việt còn gọi Madagascar là Mã Đảo.
http://mydago.com/wp-content/uploads/2011/06/carte_madagascar.gifVới diện tích 587.000 km², Madagascar là hải đảo lớn thứ tư trên thế giới và là quốc gia lớn thứ 46.
Phía đông đảo quốc này là dải duyên hải hẹp, phủ bởi rừng nhiệt đới xen kẽ những ao đầm, kênh rạch kéo dài 460 km. Vượt triền dốc cao vào trong nội địa là vùng cao nguyên ở cao độ từ 750 đến 1350 m. Cao nguyên này bị cắt xẻ bởi những thung lũng sâu, thường đắp thành ruộng bậc thang trồng lúa, trong khi đồi trọc bị soi mòn đáng kể vì đất đai bị sa mạc hóa. Vùng đất này giàu chất sắtnhôm tạo nên sắc đất màu đỏ tiêu biểu của đất laterit. Vì lẽ đó Madagascar còn mệnh danh là "Đảo Đỏ".
Hai đỉnh Maromokotro (2.876 m) và Tsiafajavona (2.643 m) thuộc rặng núi Ankaratra nổi lên phía nam thủ đô Antananarivo là hai ngọn núi cao nhất Madagascar. Vì nằm ở cao độ đáng kể, vùng núi này thỉnh thoảng có tuyết rơi. Lui về phía nam nữa là rặng Andringitra với mấy đỉnh núi hơn 2.400 m.
Theo triền dốc thoai thoải sang phía tây đảo là những cánh rừng thưa chủ yếu mọc cây thay lá (deciduous) và cỏ cao còn gọi là hệ sinh thái savanna. Vùng nam và tây-nam vì nhiệt độ cao cùng vũ lượng thấp nên đất là sa mạc lác đác mọc cây bao báp.
Ven biển phía tây thì có nhiều vũng kín gió nhưng vì nạn đất lở soi mòn trong nội địa nên vịnh biển thường bị đất cát bồi lấp.
Madagascar có hai mùa chính: mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4, và mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10. Bị chi phối bởi gió mậu dịch đông-nam, đảo quốc này đôi khi bị bão.
Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 18 tháng 12 năm 1972.
http://mamatus.m.a.pic.centerblog.net/o/57be2c40.jpgVăn hóa của người Madagascar thể hiện ảnh hưởng của người Châu Đại Dương. Chính ngôn ngữ Malagasy của người Madagascar thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo (Malayo-Polynesian) mà khu vực được sử dụng nhiều là vùng Đông Nam ÁThái Bình Dương.
Madagascar có mặt trong sử sách kể từ thế kỉ thứ 7 khi người Ả Rập đến giao thương dọc bờ biển phía Tây Bắc. Có lẽ trong thời kỳ này chữ Sorabe dựa theo chữ Ả Rập để viết tiếng Malagasy hình thành. Người châu Âu xuất hiện vào những năm 1500 bắt đầu với thương thuyền người Bồ Đào Nha đến mua bán hàng hóa trước tiên.
Năm 1665, François Caron, Tổng giám đốc Công ty Đông Ấn Pháp đến Madagascar định thành lập một thương điếm tại đây. Tuy việc giao thương thất bại nhưng người Pháp đã tạo dựng cơ sở trên vùng đảo Bourbon và Ile-de-France gần đó (nay là đảo RéunionMauritius) nên đến cuối thế kỉ 17, thương thuyền Pháp đã thường xuyên cập bến mua bán bờ biển phía Đông.
Trong thời gian từ năm 1774 đến 1824, Madagascar là sào huyệt của cướp biển thu mua nô lệ. Chính hạt lúa giống du nhập Bắc Mĩ đầu tiên gieo cấy ở Nam Carolina là do thuyền Hoa Kỳ ghé Madagascar lấy giống.

Trong số những sử sách xưa chép về Madagascar là bản tường trình của Robert Drury, một thủy thủ người Anh bị đắm tàu năm 1705 và dạt vào Madagascar nơi ông bị tù đày suốt 15 năm trước khi được một chiếc tàu Anh giải cứu. Cuốn hồi kí ghi chép nhiều chi tiết rõ rệt về đời sống trên đảo Madagascar vào thế kỉ 18.
Xã hội Madagascar lúc bấy giờ phân chia theo từng bộ tộc cho đến năm 1790 thì người Merina chiếm ưu thế, bành trướng ảnh hưởng khắp đảo trong khi bộ tộc Sakalava thì suy yếu dần. Năm 1817 triều đình Merina lại kí hiệp ước với thống đốc đảo Mauritius thuộc Anh để dẹp nạn buôn nô lệ. Ngược lại Anh hứa giúp đỡ quân sự và tài chánh. Ảnh hưởng của người Anh dẫn đến việc triều đình Merina đổi theo đạo Thiên Chúa của Giáo hội Trưởng Lão, Anh giáo và Congregtionalism.
Năm 1883 nại cớ triều đình Merina đã truất hữu của cải của kiều dân Pháp, quân Pháp mở cuộc xâm lăng Madagascar trong cuộc chiến Pháp-Hova thứ I. Triều đình Merina phải kí hòa ước nhường hải cảng Antsiranana (Diego-Suárez) ở phía bắc và chịu trả 560.000 franc bồi hoàn cho kiều dân Pháp. Chính phủ Anh thừa nhận cuộc bảo hộ của Pháp trên đảo Madagascar năm 1890 để đổi lấy đặc quyền ảnh hưởng và kiểm soát Zanzibar và miền duyên hải đông châu Phi.
Năm 1895, Pháp chiếm thêm hải cảng Mahajanga phía tây bắc đảo, mở đầu cuộc chiến tranh Pháp-Hova thứ II rồi tiến đánh thủ đô Antananarivo. Kinh đô Merina thất thủ vì triều đình không ngờ quân Pháp mở cuộc hành chinh từ tây bắc thay vì đánh từ duyên hải phía đông lên. Thương vong quân đội Pháp chỉ có 20 người tử trận nhưng đến 6.000 chết vì bệnh kiết lỵ, sốt rét v.v.
Qua năm 1896 Quốc hội Pháp thông qua việc sáp nhập Madagascar vào lãnh thổ Pháp, chấm chứt 103 năm vương triều Merina. Các hoàng thân thì bị bắt đày sang Algérie.
Trong Thế chiến thứ hai lính mộ Malagasy dưới sự chỉ huy của Pháp tham chiến ở Pháp, MarocSyria. Khi Pháp thất trận thì chính quyền Vichy Pháp giữ quyền cai trị Madgascar nhưng đến năm 1942 thì quân đội Anh đánh chiếm vào trao trả Madagascar lại cho chính phủ Charles de Gaulle.
Phong trào độc lập phát triển sau đó đến năm 1947 thì bạo động bùng nổ. Hai phe giao chiến với kết quả 8.000 tử thương. Chính phủ Pháp cố giải quyết và xúc tiến cải tổ hành chánh với bộ luật Loi Cadre. Năm 1958 là năm thành lập Cộng hòa Malagasy, một nước tự trị trong Cộng đồng Pháp (hậu thân của Liên hiệp Pháp). Thể chế này chấm dứt ngày 26 tháng 6 năm 1960 khi Madagascar tuyên bố hoàn toàn độc lập dưới hiến pháp 1959 mới soạn.
Trong 12 năm đầu sau khi độc lập lãnh tụ đảng Dân chủ Xã hội là Philibert Tsiranana nắm chức tổng thống. Năm 1972 sau nhiều đợt chống đối và xuống đường Tsiranana bị buộc phải từ chức. Phe quân đội do tướng Gabriel Ramanantsoa lên thay nhưng chỉ được ba năm thì trao quyền hành pháp lại cho trung tá Richard Ratsimandrava. Sáu ngày sau Ratsimandrava bị ám sát. Tháng 6 năm 1975 Didier Ratsiraka lên nắm quyền, mở đầu một chế độ độc tài cai trị Madagascar với tên "Đệ nhị Cộng hòa".
Trong suốt 16 năm chính phủ Ratsiraka và đảng AREMA (Andry sy Rihana Enti-Manavotra an'i Madagasikara) chọn theo con đường "cách mệnh xã hội chủ nghĩa", quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp dưới kế hoạch kinh tế tập trung. Hậu quả là nền kinh tế Madgascar suy thoái và tê liệt. Đối lập chính trị và tự do báo chí đều bị hạn chế. Trong thời gian đó Ratsiraka tái đắc cử năm 1982 và 1989 nhưng áp lực cải cách dần càng mạnh. Cuối cùng tình hình kinh tế bế tắc buộc Ratsiraka phải nhượng bộ, nới lỏng chính sách kinh tế và cho phép kinh doanh tư nhân. Năm 1989 thì chính phủ bỏ kiểm duyệt báo chí khiến phong trào đối lập chính trị "Hery Velona" càng lớn mạnh.
Những đợt tổng đình công và xuống đường đầu thập niên 1990 ép Ratsiraka phải thay thủ tướng để cứu vãn tình hình và điều đình với phe đối lập nhưng lập trường của Hery Velona không thay đổi. Ngày 31 tháng 10 năm 1991 Ratsiraka phải ngồi cùng các nhóm đối lập trong Hội nghị Panorama kí kết lập một chính phủ chuyển tiếp. Kết quả là Ratsiraka bị tước hết quyền lực trong khi chính phủ lập hiến soạn một hiến pháp mới sửa soạn cho ngày tổng tuyển cử.
Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1992 Ratsiraka cũng ra tranh cử nhưng bị lãnh tụ nhóm Hery Velona là Albert Zafy đánh bại.
Được ba năm thì Quốc hội Madgascar mở cuộc đàn hặc đem Zafy ra luận tội và giao quyền chính phủ cho Norbert Ratsirahonana nhiếp chính. Cuộc bầu cử năm 1997 diễn ra với hai đối thủ cũ: Zafy và Ratsiraka. Lần này Ratsiraka đắc cử. Với đảng AREMA hậu thuẫn Ratsiraka cho tu chính hiến pháp để củng cố quyền lực ngành hành pháp và nới rộng tự trị cho các tỉnh.
Với cuộc tổng tuyển cử năm 2001, tình hình bất ổn tái diễn: cả hai ứng cử viên Marc Ravalomanana và Didier Ratsiraka đều tuyên bố đắc cử và tranh chấp chức tổng thống. Bạo động kéo dài gây nhiều xáo trộn. Tháng 7 năm 2002 Ratsiraka chọn con đường lưu vong sang Pháp, chấm dứt cuộc bế tắc chính trị và Ravalomanana ra chấp chính.
Năm 2006 Ravalomanana tái đắc cử nhiệm kì hai và cho cải tổ kinh tế chủ yếu là cho phép các công ty ngoại quốc đầu tư vào kĩ nghệ chính, nhất là ngành khoáng sản.
Tháng Ba 2009 phe quân nhân đại diện bởi Andre Ndriarijaona làm cuộc đảo chánh và đưa lãnh tụ đảng đối lập Andry Rajoelina lên làm tổng thống
Cơ chế chính của nước Cộng hòa Madagascar gồm chức tổng thống, lưỡng viện quốc hội, chức thủ tướng cùng nội các và ngành tư pháp độc lập.
Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm (tối đa 3 nhiệm kì) được dân bầu trực tiếp bằng cách đầu phiếu phổ thông.
Hạ viện quốc hội với 160 dân biểu cũng được bầu trực tiếp với nhiệm kì 5 năm. Thượng viện quốc hội có 60 nghị sĩ với nhiệm kì 6 năm; 2/3 nghị sĩ do các đại biểu cấp địa phương bầu lên; 1/3 là do tổng thống bổ nhiệm.




MADAGASCAR

MADAGASCAR




MADAGASCARFlore de Madagascar


Madagascar - Montagne d'Ambre

la fleur de la vanille qui ressemble à une orchidée
  • Adansonia grandidieri– Baobab de Grandidier
Adansonia madagascariensis– Baobab de Madagascar
Adansonia perrieri– Baobab de Perrier (Nord de Madagascar)
Adansonia rubrostipa(syn. A. fony) – Baobab Fony
Adansonia suarezensis– Baobab de Suarez (Diego Suarez)
Adansonia digitata

No comments:

Post a Comment