Friday, September 30, 2011

Động đất (5)

Động đất mạnh & sóng thần ở Nhật

http://www.instablogsimages.com/images/2011/03/11/japan-earthquake-tsunami_kqz4h_17022.jpg

Cơn địa chấn tới 8,9 độ Richter kéo theo sóng thần hung dữ quét qua miền đông bắc Nhật Bản, gây lụt lội, cháy nhà và cảnh hoang tàn khắp nơi, trên 20.000 người chết và mất tích, hơn 450.000 người mất hết nhà cửa. Sau đó là hiểm họa phóng xạ từ những nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima. Thiên tai và tai họa dồn dập đổ xuống nước Nhật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và kinh tế nước Nhật. Ông Trời đã nổi giận? Thiên tai dồn dập đổ xuống khắp nơi: từ Úc & New Zealand qua Indonesia, Nhật, Đài Loan, TQ, VN, Philippines.... đến Bangladesh, Pakistan, etc... Trái đất sẽ ra sao?

sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Sóng thần tràn vào bờ biển ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi, hôm qua. Sóng thần cao nhất, 10 mét, ở thành phố Sendai cũng thuộc tỉnh này. Ảnh: AP.
sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Xe hơi rơi xuống những con đường bị sập, lún vì động đất. Ảnh: AFP.
sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Dân chúng ở Sendai đi dọc theo con đường bị tàn phá sau địa chấn. Hơn 1.000 người có thể đã thiệt mạng sau vụ việc này. Ảnh: AFP.
sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Nhà cửa ở thành phố Natori bốc cháy. Hiện Nhật chưa xác định được cụ thể thiệt hại vì động đất và sóng thần. Ảnh: AFP.
sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Xe hơi bẹp dí sau động đất. Ảnh: AFP.
sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AP.
Cảng ở thành phố Oarai, tỉnh Ibaraki, ngập trong nước. Động đất và sóng thần ảnh hưởng chủ yếu tới vùng đông bắc của Nhật. Ảnh: AP.
Sóng thần Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Máy bay hạng nhẹ, xe cộ bị hư hại khi sóng thần tràn vào sân bay ở Sendai. Ảnh: AP.
Động đất xảy ra lúc 14h46 chiều thứ sáu (giờ Tokyo) ở độ sâu 10 km, cách Tokyo 382 km về phía đông bắc, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết và thêm rằng động đất mạnh tới 8,9 độ Richter.
máy bay hạng nhẹ và ô tô bị sóng thần xô đẩy nằm ngổn ngàn giữa đống đổ nát ở Nhật. Ảnh: AP
máy bay hạng nhẹ và ô tô bị sóng thần xô đẩy nằm ngổn ngàn giữa đống đổ nát ở Nhật. Ảnh: AP
Cho đến tối, giới chức Nhật cho hay có khoảng 1.000 thi thể người thiệt mạng được tìm thấy ở thành phố miền đông bắc Sendai, thuộc tỉnh gần tâm chấn động đất nhất. Khoảng 1.000 người nữa được xác nhận đã chết. Bên cạnh đó còn 350 người mất tích và hơn 500 người bị thương.
http://www.bharatchronicle.com/wp-content/uploads/2011/03/japan-earthquake-tsunami-600x355.jpg
Đến đêm, hãng tin Kyodo của Nhật Bản thông báo con số người thiệt mạng có thể lên đến 10.000. Cùng lúc đó, hàng nghìn cư dân ở gần một nhà máy điện nguyên tử ở tỉnh Fukushima được lệnh sơ tán, do hệ thống làm lạnh của nhà máy bị hỏng sau động đất, AFP cho hay. Lo ngại cho độ an toàn của nhà máy, không quân Mỹ đã được huy động đưa chất làm mát đến tức thì.
Mức độ phóng xạ cao gấp 1000 lần thông thường đo được tại một trong hai nhà máy ở Fukushima, tuy nhiên giới chức cho hay mọi việc vẫn an toàn trong tầm kiểm soát.
Xe hơi, xe tải bị sóng cuốn trôi sau động đất. Ảnh: Sky News.
Sóng thần sau động đất ở Nhật Bản. Ảnh: AP.
Động đất cực mạnh gây sóng thần cao tới 7 mét ở đông bắc Nhật Bản, sau đó tiếp tục có đến 50 cơn dư chấn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Hàng chục thành phố và làng mạc dọc theo đường bờ biển dài hơn 2.000 km phía đông Nhật Bản rung lên dữ dội. Chấn động có thể được cảm thấy rõ cả ở thủ đô Tokyo, cách tâm chấn hàng trăm km.
AFP cho hay động đất hôm nay kéo theo những đợt sóng thần cao 4 mét vào bờ biển đông bắc Nhật Bản. Tại cảng Sendai, tỉnh Miyagi, sóng thần còn lên cao tới 10 mét. Truyền hình Nhật phát đi hình ảnh những ngôi nhà bị sóng thần cuốn trôi. Đường băng tại sân bay Sendai ngập nước trong khi hàng chục người phải đứng trên nóc của tòa nhà chờ. Trong khi đó, hãng tin Kyodo cho biết sóng thần cao 7 mét ập vào bờ biển ở tỉnh Fukushima.
Một đoàn tàu chở khoảng 100 hành khách đã bị mất tích do nước cuốn trôi. Nhiều đoàn tàu khác được thông báo mất tích. Một con đê ở tỉnh nói trên bị vỡ khiến nước cuốn trôi nhiều nhà cửa. AFP cho hay một thị trán với 23.000 dân bị quét sạch bởi sóng thần.
Ít nhất 10 vụ hỏa hoạn được ghi nhận ở Tokyo. Nhiều tòa nhà rung chuyển trong vài phút. Hệ thống tàu điện ngầm ngừng hoạt động, tiếng xe còi hú khắp nơi còn dân chúng sơ tán khỏi các tòa nhà.
Hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu gần Tokyo sau động đất. Ảnh: AP.
Hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu ở đông Tokyo sau động đất. Ảnh: AFP.
"Chưa bao giờ thấy trận động đất lớn vậy. Trên tầng 9, rung lắc dữ dội, đồ đạc đổ khắp nơi, máy tính xập xuống bàn, cốc nước cũng lăn", một nghiên cứu sinh người Việt ở Nhật kể. "Tất cả mọi người chui hết xuống gầm bàn, mặt mũi tái mét! Mấy người Nhật bảo chưa bao giờ thấy trận lớn thế này".
Osamu Akiya, 46 tuổi, đang làm việc trong văn phòng ở Tokyo thì động đất xảy ra. Giá sách, máy tính bị xô xuống nền nhà. "Tôi đã chứng kiến nhiều vụ động đất rồi nhưng chưa bao giờ thấy có vụ nào thế này", anh nói. "Tôi không biết đêm nay có về nhà được không nữa".
Trước đó, Nhật Bản đưa ra cảnh báo sóng thần ở mức cao nhất, cho rằng sóng có thể cao tới 6m.
Chứng khoán châu Á giảm giá sau thông tin về động đất và sóng thần ở Nhật khiến bầu không khí của thị trường vốn đã ảm đạm lại càng xấu thêm. Chỉ số Nikkei của Nhật và Hansen của Hong Kong sụt điểm.
David Cohen, bình luận viên kinh tế của Action Economics lo ngại rằng dù đồng yên được cho là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong những tình huống nguy ngập ở các nơi khác trên thế giới, giờ đây họ có thể bán yên để mua USD. Tuy nhiên, Arjuna Mahendaran, giám đốc chiến lược của HSBC tại Singapore không cho rằng thảm họa thiên nhiên này sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới đồng tiền của Nhật Bản, BBC dẫn lời ông cho biết.
Ảnh của Cơ quan địa chất Mỹ. Tâm chấn động đất (vòng tròn đỏ) ở phía đông đảo Honshu của Nhật. Ảnh: AFP.
Ảnh của Cơ quan địa chất Mỹ. Tâm chấn động đất (vòng tròn đỏ) ở phía đông đảo Honshu của Nhật. Ảnh: AFP.
Cơ quan cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng phát cảnh báo đối với một loạt các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nga, quần đảo Mariana, Guam, Philippines, quần đảo Marshall, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Micronesia và Hawaii.
Video sóng thần ập vào cảng Sendai, đông bắc Nhật Bản
Lần cuối cùng một trận động đất dữ dội xảy ra ở Tokyo là vào năm 1923 khi cơn địa chấn Kanto Vĩ đại cướp đi sinh mạng của 140.000 người, đa phần là trong các vụ hỏa hoạn. Năm 1825, động đất mang tên Ansei Edo cũng khiến thành phố này bị hư hại nhiều. Gần đây nhất, trận động đất Kobe năm 1995 khiến 6.400 người chết.
Năm 2004, hơn 220.000 người thiệt mạng khi địa chấn mạnh 9,1 độ Richter ập đến Indonesia, kéo theo sóng thần tàn phá các khu vực quanh Ấn Độ Dương.
Một người dân bàng hoàng nhìn cản tan hoang sau động đất tại Nhật Bản. Ảnh: AP.
Trận động đất tại Tokyo chiều nay không giống bất cứ thứ gì tôi từng trải qua trong suốt thời gian sống ở đây. “Rung chấn” không chỉ đúng với nghĩa rung động mà nó còn khiến tôi cảm thấy cảm thấy chóng mặt kinh hoàng.
Khi nó dừng lại, mọi thứ trở nên yên tĩnh. Rồi còi báo động bắt đầu vang lên.
Tokyo là một thành phố của công nghệ, công nghệ ngăn chặn động đất gây ra nhiều thương vong hơn mức có thể.
Một hệ thống các cửa cống và cổng xả lũ lái dòng nước sóng thần đi. Các tàu điện dừng lại một cách tự động, và chuông báo động sơ tán vang lên trên các tòa nhà chọc trời.
Xuyên suốt tất cả những thứ đó trong tôi là cảm giác náo động, lo sợ, nhưng ngạc nhiên là rất ít hoảng loạn.
Bản đồ những khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần. Nguồn: BBC.
Bản đồ những khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần. Nguồn: BBC.
Trên con phố trước cửa nhà tôi ở phía tây thành phố, những người hàng xóm hiếm khi trò chuyện bắt đầu tụ tập để bàn xem ngôi nhà nào có người già cần phải kiểm tra. Người qua đường dừng lại xem có tin tức gì mới.
Có thông tin về hỏa hoạn ở trung tâm, nhưng Tokyo dường như đã thoát khỏi tâm điểm của thiệt hại.
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng ven biển Thái Bình Dương, bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần ập đến chỉ vài phút sau đợt rung chuyển đầu tiên. Chính phủ ngay lập tức ban bố lệnh sơ tán, nhưng vẫn không kịp để di chuyển lượng người lớn như vậy một cách nhanh chóng. Hình ảnh về những chiếc xe cố gắng vượt qua dòng nước mà nhiều trường hợp thất bại cho thấy số thương vong sẽ còn nhiều.
Khi tôi đánh những dòng này, ba giờ sau đợt rung lắc đầu tiên, tàu điện đang bắt đầu hoạt động trở lại tại Tokyo, nhưng nhiều tuyến vẫn tạm ngừng. Hệ thống đường cao tốc quanh thành phố vẫn đình trệ với nhiều tin tức về các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường. Nhiều khu vực ở cả trung tâm lẫn ngoại ô đều mất điện. Dư chấn đôi lúc vẫn diễn ra ở một số nơi.
Khi màn đêm phủ xuống thành phố, một điều chắc chắn, đêm nay sẽ là một đêm dài.
Trong khi đó, bạn Dương Thị Ngọc Trâm sống gần Tokyo kể lại: "Hôm qua là một ngày kinh hoàng nhất trong đời mà mình gặp. Tất cả xe điện, taxi, xe buýt, điên thoại đều không hoạt động được, khách sạn cũng đầy phòng. Mình đã đi bộ từ 4h chiều đến 12h đêm mới về được đến nhà. Nhìn cảnh tượng của Nhật Bản không thể không khóc".
"Lần đầu tiên mới thấy cảnh tuợng như vậy. Công ty mình ở Tokyo, đang ngồi làm việc tại công ty thì cảm thấy toà nhà rung lên. Mới đầu mọi người vẫn không quan tâm nhưng chỉ một phút sau thì rung lắc dữ dội. Cửa kính đập rầm rầm, mấy cái xe đẩy tay chở hàng của công ty thì chạy qua lại tự do. Tổ trưởng hoảng quá chỉ biết hô mọi người ra khỏi xưởng và thoát xuống đất. Xuống tới nơi thì mọi người đã đứng đầy ngoài đường", một độc giả lấy tên là hana_yuki cho biết.
"Liền sau đó công ty cho về, ra tới ga thì tàu điện đã ngưng hoạt động. Bị kẹt ở ga hơn 3 tiếng, sau đó thì được thông báo là tàu dừng hoạt động cho tới khi nào có thông báo mới. Nhân viên nhà ga cũng không biết khi nào có tàu. Mọi người tập trung ở ga nhìn lên màn hình TV xem tin động đất. Mượn chiếc xe đạp của chị bạn cùng công ty, mình đạp về nhà. Bây giờ là gần 12 giờ đêm (giờ Tokyo), nhà của mình thỉnh thoảng vẫn rung nhẹ. Mình đã thủ sẵn ít đồ khô với chai nước rồi. Nghe đâu đêm nay còn một đợt dư chấn mạnh nữa...".i người xếp hàng dài để tích trữ xăng dầu, nước uống, đồ ăn đóng hộp và máy phát điện, trong khi đó các quan chức khuyến cáo người dân tích trữ nước uống và đổ đầy xăng cho xe hơi.
Cơn sóng thần, bắt nguồn từ trận động đất mạnh 8,9 độ Richter, đã tàn phá bờ biển phía đông Nhật Bản, cuốn trôi xe cộ, tàu thuyền, nhà cửa và người dân, cũng như gây nên các trận hỏa hoạn trên diện rộng. Nó băng qua Thái Bình Dương với vận tốc 800 km/h - nhanh như một phi cơ - và không thay đổi vận tốc cho đến khi va phải đất liền, Kanoa Koyanagi, một nhà địa chất học tại Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương, cho biết.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và cầu nguyện cho điều tốt đẹp nhất”, John Cummings III, phát ngôn viên của cơ quan xử lý khẩn cấp tại Honolulu nói.
Sân bay quốc tế Honolulu vẫn mở nhưng 7-8 chuyến bay dự định tới Hawaii đã phải quay lại. Mọi hải cảng đều đóng cửa và các tàu thuyền được lệnh rời khỏi cảng.
Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng hạt nhân để các quan chức thực hiện các biện pháp đề phòng sau khi một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy hạt nhân ở vùng đông bắc nước này, sau thảm họa động đất.
Tàu thuyền bị sóng thần cuốn trôi. Ảnh: AFP.
Tàu thuyền bị sóng thần cuốn trôi. Ảnh: AFP.
Một quy trình làm lạnh khẩn cấp đã được kích hoạt tại nhà máy hạt nhân Onagawa ở vùng Miyagi, gây ra đám cháy, hãng tin Kyodo cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan loại trừ khả năng rò rỉ phóng xạ tại bốn nhà máy hạt nhân gần với nơi xảy ra động đất. Cả bốn nhà máy này đã được đóng cửa sau khi thảm họa xảy ra.
AFP cho hay 2.000 người dân sống ở khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima cũng đã được sơ tán khẩn cấp, sau khi nhà máy này đóng cửa vì hệ thống làm lạnh bị hỏng.
Chính phủ thành lập ủy ban đặc nhiệm khẩn cấp ở Tokyo.
Trận động đất mạnh 8,9 độ Richter gây nên sự tàn phá trên diện rộng khắp vùng đông bắc Nhật Bản, kéo theo cơn sóng thần cao 10 m nhấn chìm nhiều thành phố ven biển. Một con tàu chở 100 người cũng bị con sóng khổng lồ cuốn đi. Đến nay số phận của con tàu này vẫn chưa được xác định. Con tàu do một hãng tàu biển ở Ishinomaki, Miyagi, sở hữu.
Xe cộ bị sóng thần phá hỏng tại Tagajo thuộc hạt Miyagi
Thủ tướng Naoto Kan nói người Nhật có thể vượt qua khủng hoảng nếu liên kết lại với nhau
Nhật Bản đang gặp khó khăn lớn nhất kể từ Thế Chiến II, Thủ tướng Naoto Kan nói sau khi xảy ra động đất và sóng thần khủng khiếp.
Trong phát biểu trên truyền hình, ông Kan cũng cảnh báo sẽ xảy ra tình trạng mất điện hàng loạt trong thời gian tới.
Ông nói tình trạng của nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi động đất ở Fukushima vẫn trầm trọng, một ngày sau khi xảy ra vụ nổ tại nhà máy.
Trong khi đó cảnh sát nói số người chết vì sóng thần ở riêng hạt Miyagi đã có thể quá con số 10.000.
Hàng triệu người sống sót đang chịu cảnh mất điện trong lúc chính phủ đẩy mạnh công tác cứu hộ.
Khoảng 310.000 người đã được sơ tán tới những khu ở tạm.
Các quan chức Nhật nói số binh lính được điều động tới trợ giúp công tác cứu hộ ở vùng đông bắc sẽ tăng gấp đôi lên 100.000.
'Tin tưởng mạnh mẽ'
Ông Kan nói trên truyền hình:
"Tình hình động đất, sóng thần và các nhà máy điện hạt nhân là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong 65 năm qua kể từ Thế Chiến II," ông Kan nói.
"Việc người Nhật chúng ta có vượt qua được cuộc khủng hoảng này không phụ thuộc vào mỗi chúng ta.
"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta có thể vượt qua được trận động đất ghê gớm và sóng thần này bằng cách liên kết lại."
Ông thủ tướng nói nguồn cung điện đang khá hạn chế do nhà máy Fukushima và một số nhà máy điện hạt nhân khác bị đóng cửa.

Mức ô nhiễm hạt nhân

  • Mức 7 - Ô nhiễm phóng xạ lớn như trong vụ Chernobyl, Ukraine, 1986
  • Mức 6 - Ô nhiễm đáng kể, chẳng hạn vụ Kyshtum, Nga, 1957
  • Mức 5 - Ô nhiễm phóng xạ hạn chế - Three Mile Island, Hoa Kỳ 1979 và Windscale, Anh, 1957
  • Mức 4 - Ô nhiễm phóng xạ không đáng kể với ít nhất một người chết - Tokaimura, Nhật, 1999
  • Mức 3 - Mức ô nhiễm phóng xạ gấp 10 lần luật định cho phép đối với công nhân làm việc tại cơ sở hạt nhân
  • Mức 2 - Mức ô nhiễm phóng xạ đối với công chúng vượt quá 10mSv (mức trung bình hàng năm là 1mSv)
  • Mức 1 - Mức ô nhiễm phóng xạ trên hạn mức luật pháp cho phép. Các vấn đề an toàn ở mức nhỏ.
Ông nói kể từ ngày mai, thứ Hai, tình trạng cắt điện luân phiên sẽ xảy ra và nó sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước, khí đốt và một số cơ sở y tế.
Một số tàu và máy bay cứu hộ đang gặp khó khăn khi tiếp cận những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất ở vùng đông bắc.
Các nước trên thế giới cũng đã cử những đội cứu hộ tới Nhật Bản sau khi chính phủ của ông Naoto Kan kêu gọi giúp đỡ.
Phát biểu sau ông Kan, phát ngôn viên chính phủ Yukio Edano nói cố gắng để làm mát lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima chưa có kết quả rõ ràng.
Hôm thứ Bẩy, một vụ nổ lớn làm vỡ tung tòa nhà chứa lò phản ứng số 1, nơi các chuyên gia kỹ thuật đang dùng hơi nước để làm mát lò phản ứng.
Hệ thống làm mát của cả hai lò phản ứng này tại nhà máy đã bị động đất phá hỏng.
Khoảng 170.000 người sống trong phạm vị 20 km quanh nhà máy đã phải sơ tán.
Cơ quan hạt nhân Nhật Bản đánh giá tình hình ở Fukushima hiện ở Mức 4 của Mức Sự cố Phóng xạ và Hạt nhân Quốc tế.
Cấp cứu nạn nhân
Cơ quan Nguyên tử năng Liên Hiệp Quốc nói khoảng 170.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nhà máy điện bị ảnh hưởng của động đất ở đông bắc Nhật Bản.
Tòa nhà chứa lò phản ứng bị phá hủy trong vụ nổ hôm thứ Bảy, nhưng lò phản ứng được biết vẫn còn nguyên vẹn.
Tin cho hay các nhân viên đang tìm cách làm nguội một lò phản ứng khác, nhưng mức phóng xạ đã cao quá ngưỡng an toàn.
Con số người thiệt mạng trong trận động đất và sóng thần hôm thứ Sáu được ước tính là trên 1.000 người.
Giới chức Nhật Bản đang tăng cường nỗ lực cứu nạn trong khi mức độ thảm họa đang dần rõ ràg hơn.
Chính phủ loan báo rằng con số binh lính được điều tới giúp cứu nạn tại khu vực sẽ được nhân đôi lên thành 100.000.
Tokyo cũng đang tìm cách giảm lo ngại về sự cố ở nhà máy nguyên tử năng Fukushima 1, nói rằng mức phóng xạ xung quanh nhà máy này bắt đầu giảm.
Thế nhưng sáng Chủ nhật 13.03, công ty điện Tokyo (Tepco) cho hay rằng hệ thống làm nguội ở một lò phản ứng khác bị hỏng.
Người phát ngôn cho chính phủ Nhật Yukio Edano nói đã phải xả một lượng khí chứa phóng xạ ra ngoài để giúp làm nguội lò phản ứng.
Ông Edano nói: "Chúng tôi tin là có thể bình ổn tình trạng của lò phản ứng".
"Tuy không khí thải ra có chứa một lượng tối thiểu chất phóng xạ, chúng tôi cho là ở mức độ này nó không ảnh hưởng tới sức khỏe con người."

Đe dọa sức khỏe

Thế nhưng sau đó hãng thông tấn Kyodo lại trích nguồn Tepco nói mức phóng xạ quanh nhà máy đã vượt quá mức cho phép.
Tepco nói thêm rằng điều này không có nghĩa đang có đe dọa cho sức khỏe người dân.
Các nhân viên kỹ thuật đang xử lý tương tự đối với lò phản ứng đầu tiên tại nhà máy Fukushima 1, vài giờ trước khi vụ nổ xảy ra phá hủy tòa nhà chứa lò phản ứng.
Trong khi đó,Tepco cho hay ít nhất 15 người tại một bệnh viện ở gần đó bị phơi nhiễm phóng xạ.
Cấp cứu người bị thương
100.000 binh lính tham gia cứu nạn
Công ty này cũng xác nhận rằng bốn nhân viên của Tepco bị thương trong vụ nổ hôm thứ Bảy, nhưng các vết thương không đe dọa tính mạng.
Chính quyền Nhật Bản đã mở rộng bán kính khu vực cấp cứu quanh nhà máy Fukushima 1 thành 20km sau vụ nổ.
Người dân địa phương được khuyến cáo giữ bình tĩnh và chính quyền chuẩn bị phát iodine cho những người bị ảnh hưởng.
Cơ quan Nguyên tử năng Liên Hiệp Quốc (IAEA) nói trong một thông cáo: "Trong khu vực bán kính 20km xung quanh nhà máy Fukushima Daiichi [số 1], khoảng 170.000 người đã được sơ tán".
"Trong khu vực bán kính 10km quanh nhà máy Fukushima Daini [số 2] khoảng 30.000 người được sơ tán. Các biện pháp sơ tán vẫn còn đang được tiếp tục."

Khung cảnh tàn phá

Sóng thần theo sau trận động đất 8,9 độ Richter đã phá hủy diện rộng dọc bờ biển đông bắc Nhật Bản, tràn vào sâu trong đất liền và tàn phá nhiều thị trấn, làng mạc.
Các cơn dư chấn mạnh vẫn tiếp tục xảy ra trong khu vực.
Phóng viên BBC Damian Grammaticas có mặt tại thành phố Sendai nói mức độ tàn phá thật khủng khiếp.
Các công-ten-nơ chở hàng lớn bị cuốn vào bờ và đập vào các tòa nhà, trong khi lửa tiếp tục cháy ngay gần bờ biển.
Cảnh sát nói chỉ trong một khu phố ở Sendai, đã tìm thấy từ 200 tới 300 thi thể.
Thị trấn Rikuzentakada, địa phận Iwate, gần như hoàn toàn bị ngập nước. Hãng truyền thông NHK nói quân đội đã tìm thấy hàng trăm xác người tại đó.
NHK cũng đưa tin rằng tại cảng Minamisanriku, Miyagi, giới chức cho biết 7.500 người đã được sơ tán tới 25 trại tạm trú, nhưng còn chưa thiết lập được liên lạc với 10.000 người dân khác.
Một quan chức địa phương tại thị trấn Futaba nói hơn 90% các ngôi nhà tại ba cộng đồng duyên hải đã bị sóng thần cuốn trôi.
Koichi Takairin, một tài xế xe tải 34 tuổi ở Sendai nói sóng thần ập tới quá nhanh.
"Các xe hơi nhỏ hơn bị cuốn đi xung quanh tôi. Tôi chỉ còn cách ngồi bên trong xe tải của mình."
Hơn 215.000 người đang trú trong 1.350 trại sơ tán ở năm địa phương.
Các nhóm cứu hộ quốc tế đang được điều tới Nhật Bản, và Liên Hiệp Quốc giúp điều phối hoạt động này.
Tổng thống Barack Obama đã cam kết hỗ trợ, với một hàng không mẫu hạm đã có mặt ở Nhật Bản và một chiếc khác đang trên đường tới đây.
Trận động đất mạnh nhất từ trước tới giờ ở Nhật là 8,3 độ Richter và khiến 143.000 người chết tại Kanto năm 1923. Trận động đất 7,2 độ Richter ở Kobe năm 1995 làm 6.400 người thiệt mạng.

Người ta thấy khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Một vụ nổ lớn đã xảy ra một nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản sau trận động đất khủng khiếp hôm thứ Sáu.
Người ta nhìn thấy một cột khói lớn bốc lên từ nhà máy ở Fukushima và có một số công nhân đã bị thương.
Các quan chức Nhật Bản lo sợ xảy ra tình trạng tan chảy đã xảy ra tại một trong các lò phản ứng của nhà máy sau khi vật liệu phóng xạ được phát hiện bên ngoài.
Chiến dịch cứu trợ lớn đang được tiến hành sau trận động đất 8,9 độ richter và sóng thần, làm hơn 600 người thiệt mạng.
Hàng trăm người vẫn đang mất tích và người ta sợ rằng khoảng 1.300 người có thể đã chết.
Trận động đất ngoài khơi gây ra cơn sóng thần, tàn phá vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản, tràn sâu vào nội địa và phá hủy một số thị trấn, làng mạc.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 và 2 trong lúc các kỹ sư cố gắng xác định xem liệu có phải một lò phản ứng tại một trong những nhà máy này đã bị nóng chảy ra hay không.
Hệ thống làm mát không hoạt động
Các hình ảnh phát trên truyền hình cho thấy đã có một vụ nổ lớn tại một trong những tòa nhà của nhà máy Fukushima 1, nằm cách Tokyo khoảng 250 km (160 dặm) về phía đông bắc.

Một số thị trấn, làng mạc đã trở thành tan hoang sau thảm họa.
Một đám khói bụi khổng lồ và các mảnh vỡ lớn nhỏ đã văng ra từ tòa nhà.
Truyền hình NHK của Nhật Bản chiếu cảnh nhà máy trước và sau khi xảy ra vụ nổ.
Các hình ảnh cho thấy cấu trúc bên ngoài của một trong bốn tòa nhà của nhà máy đã bị sập sau vụ nổ.
Công ty điện lực Tokyo Electric Power Co, hãng điều hành nhà máy này, cho biết có bốn nhân viên bị thương.
Hiện chưa rõ vụ nổ xảy ra ở khu vực nào của nhà máy cũng như nguyên nhân gây nổ.
Chủ nhiệm Văn phòng Nội các Yukio Edano nói các chuyên gia đang cố gắng xác định mức độ phóng xạ tại đây.
Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản cho biết vào hôm thứ Bảy rằng chất phóng xạ caesium và iodine đã được phát hiện ở gần lò phản ứng số một của nhà máy Fukushima 1.
Cơ quan này nói điều này cho thấy có thể các thùng chứa nhiên liệu uranium bên trong lò phản ứng này có thể đã bắt đầu tan chảy.
Không khí và hơi nước có chứa một mức độ phóng xạ nhất định đã được xả ra từ một số các lò phản ứng ở cả hai nhà máy, trong nỗ lực làm giảm áp suất dồn lại bên trong các lò này.
Ông thủ tướng Naoto Kan cho biết lượng phóng xạ được xả ra "rất ít".

Bản đồ năng lượng do Cơ quan nghiên cứu đại dương và khí quyển cung cấp cho thấy trận động đất 8,9 độ richter ở ngoài khơi Nhật bản đã gây ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn.
Hàng ngàn người đã được lệnh sơ tán khỏi khu vực trong vòng bán kính 10km tính từ nhà máy.
Phóng viên BBC Nick Ravenscroft cho biết cảnh sát ngăn đường khi anh còn cách nhà máy Fukushima 1 chừng 60km.
Các lò phản ứng hạt nhân tại bốn nhà máy điện trong vùng bị động đất đã tự động ngưng làm việc hôm thứ Sáu.
Tại một số lò phản ứng thuộc hai nhà máy Fukushima, các hệ thống làm mát, lẽ ra vẫn phải hoạt động nhờ nguồn điện khẩn cấp, đã không làm việc.
Nếu không được làm mát, nhiệt độ trong lõi của lò phản ứng sẽ bị tăng lên, có nguy cơ bị tan chảy qua vỏ chứa để tràn sang ra hệ thống bảo vệ bên ngoài.
Áp suất cũng tăng bên trong vỏ chứa lò phản ứng.
Các nhà phân tích nói rằng việc bị tan chảy không nhất thiết dẫn đến thảm họa lớn, bởi các lò phản ứng nước nhẹ sẽ không phát nổ ngay cả khi quá nóng.
Nhưng Walt Patterson từ Viện nghiên cứu Chatham House đặt tại London nói "đây là điểm khởi đầuu cho một vụ tương tự như vụ nổ Chernobyl".
Ông nói rằng hiện còn quá sớm để có thể nói hậu quả của vụ nổ có tới mức cực kỳ nghiêm trọng như vụ nhiễm phóng xạ từng xảy ra ở Chernobyl hay không.
Ông nói với BBC rằng vụ nổ này hầu như chắc chắn là do nhiên liệu bị tan chảy rồi tiếp xúc với nước mà gây ra.
Vụ động đất 8,9 độ richter xảy ra vào buổi chiều giờ địa phương hôm thứ Sáu ngoài khơi bờ biển của đảo Honshu, ở độ sâu khoảng 24km và cách Tokyo chừng 400km về phía đông bắc.
Các khoa học gia nói rằng vụ này mạnh gần gấp 8.000 lần so với trận động đất hồi tháng trước ở New Zealand, là trận đã tàn phá thành phố Christchurch.
Một số nhóm nghiên cứu và các đội cứu hộ từ khắp nơi trên thế giới, vốn đã tới giúp trong thảm họa Christchurch, nay đang trên đường tới Nhật Bản.
A Japan's Air Defense Force helicopter lands ...
A man snaps a picture of the aftermath of tsunami ...
A car leans against a wire from an electric pole ...
Smokes rise from burning residence in Kesennuma, ...
Vehicles are piled up in Kesennuma, Miyagi prefecture, ...People walk to evacuation centre in Natori City ...
Rubbles and collapsed homes are washed out to ...
Self-Defense Force officers search for missing ...
Self-Defense Force officers rescue people by ...
Fire boats battle a blaze at the Cosmo Oil facility ...
Vessels get stranded in Kesennuma, Miyagi prefecture, ...
An aerial view of the earthquake and tsunami ...
A boat and cars swept by a tsunami are seen on ...
Flames engulf buildings in an industrial complex ...
Cars and destroyed homes swept by a tsunami are ...
Japan quake: live report
Japan quake: live report
Damaged houses are seen after an earthquake and ...People wait to be rescued on the roof of buildings ...
Cars and debris pushed onto a runway after a ...A rescuer uses a sniffer dog to look for missing ...
Container cargoes spread out on the ground in ...
Cars and debris are piled up against a building ...
A man looks at the damage caused by an earthquake ...
Upturned house is seen among rubble in floodwaters ...
Japan Self-Defence Force troops walk atop a wall ...
People use a floating container to escape from ...A man stands on a street scattered with rubble, ...
RETRANSMISSION WITH BETTER QUALITY - Rescue workers ...
A vehicle is buried in mud and debris after it ...
A stranded elderly woman is carried on the back ...

Những gương mặt thất thần, giọt nước mắt lăn dài trên má, hay vẻ mặt hốt hoảng của em bé trong tay người cha là những hình ảnh đầy xúc động tại các khu vực hứng chịu sóng thần và động đất tại Nhật Bản.

Một cụ bà ngồi cầu nguyện trong trại sơ tán ở thành phố Sendai. Ảnh: AFP.
Một cụ bà ngồi cầu nguyện trong trại sơ tán ở thành phố Sendai. Ảnh: AFP.
Người dân Tokyo đau buồn trước thảm họa. Ảnh: Xinhua.
Người dân Tokyo đau buồn trước thảm họa. Ảnh: Xinhua.
Dáng đi thất thểu của những người trở về sau cơn hoạn nạn. Ảnh: Xinhua.
Dáng đi thất thểu của những người trở về tìm nhà sau cơn hoạn nạn. Ảnh: Xinhua.
Một cô gái khóc òa lên khi không tìm được người thân sau trận động đất. Ảnh: Kyodo.
Một cô gái khóc òa lên khi không tìm được người thân sau trận động đất. Ảnh: Kyodo.
Một cụ bà được lính cứu hộ giải cứu. Ảnh: AFP.
Một cụ bà được lính cứu hộ giải cứu. Ảnh: AFP.
Cậu bé được người cha ủ ấm trong một trại sơ tán. Ảnh: AFP.
Cậu bé được người cha ủ ấm trong một trại sơ tán. Ảnh: AFP.
Khuôn mặt đẫm nước mắt của một người mẹ tuyệt vọng. Ảnh: Kyodo.
Khuôn mặt đẫm nước mắt của một người mẹ. Ảnh: Kyodo.
Một phụ nữ gọi con trong tuyệt vọng. Ảnh: AFP.
Một phụ nữ gọi tên người thân trong tuyệt vọng. Ảnh: AFP.
Hai thiếu nữ an ủi nhau khi cùng tá túc tại một khu tập trung dành cho những người sơ tán. Ảnh: Xinhua.
Hai thiếu nữ an ủi nhau khi cùng tá túc tại một khu tập trung dành cho những người sơ tán. Ảnh: Xinhua.
Bà mẹ ôm chầm lấy con gái sau khi tìm được cô trong một khu vực tạm trú ở Ishinomaki. Ảnh: AFP.
Bà mẹ ôm chầm lấy con gái sau khi tìm được cô trong một khu vực tạm trú ở Ishinomaki. Ảnh: AFP.
Hai phụ nữ thất thểu trên con phố bị sóng thần tàn phá ở Ishonomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Hai phụ nữ thất thểu trên con phố bị sóng thần tàn phá ở Ishonomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Một người đàn ông an ủi cô gái trước ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn tại thị trấn Watari tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Một người đàn ông an ủi cô gái trước ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn tại thị trấn Watari tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.

Mọi người trên khắp toàn cầu đều nhận thấy một điều lạ thường trong thảm họa đang diễn ra tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần - không hề có người hôi của, mà ngược lại họ tỏ ra đoàn kết và rất có trật tự.

Người dân Nhật sống sót sau thảm họa tụ tập quanh đống lửa. Ảnh: AP.
Sự hỗn loạn, trộm cắp luôn tiếp diễn sau các thiên tại như động đất, bão lũ và sóng thần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn vắng mặt sau trận động đất mạnh 9 độ Richter tại Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều lượng thức ăn và nước uống có hạn.
"Sự hôi của không xảy ra tại Nhật Bản", CNN dẫn lời Gregory Pflugfelder - một chuyên gia văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia nói. "Tôi không chắc có từ ngữ đó có xuất hiện trong đầu người Nhật không nữa".
Trong khi đó, trong những thảm họa gần đây như động đất năm ngoái ở Chile, lũ lụt năm 2007 ở Anh, hay cơn bão Katrina ở Mỹ, tình trạng phạm tội và cướp bóc diễn ra táo tợn.
"Có vẻ như điều ấn tượng hơn cả sức mạnh công nghệ của Nhật Bản là sức mạnh xã hội của quốc gia này, khi các siêu thị giảm giá và chủ cửa hàng mời mọi người nước uống khi tất cả cùng đoàn kết với nhau để sống sót. Và ấn tượng hơn cả, không hề có chuyện hôi của", Ed West của Daily Telegraph viết.
West cho biết việc sự vắng mặt hành vi xấu xa này là hoàn toàn lạ lẫm trong xã hội loài người. Tình trạng hôi của tại Chile sau trận động đất năm ngoái tồi tệ đến nỗi quân đội phải nhập cuộc. Ở New Orleans, Mỹ, cơn bão Katrina cũng gây nên tình trạng cướp bóc đến mức kinh hoàng.
Vậy đâu là lý do khiến Nhật Bản có được sức mạnh này? Các tờ báo lý giải điều này.

Kỷ luật, kỷ luật, và kỷ luật

"Người Nhật Bản đang thể hiện điều mà họ đã được dạy dỗ và tập huấn ngay từ khi còn bé - trật tự và kiên cường", Federico D. Pasqual tại The Philippine Star nói. "Tại trường học, các bữa trưa miễn phí, nhưng thường "đạm bạc", và trẻ con học cách đón nhận và xử lý những thời điểm khó khăn. Thảm họa này là một trong những thời điểm đó, và việc định hình thái độ đó để nó ăn vào trong máu bây giờ đã có hiệu quả".

Người Nhật không lạ gì trước khó khăn

Câu trả lời đơn giản chính là "sự lịch thiệp muôn đời của người Nhật đang tỏa sáng", Thomas Lifson viết trên The American Thinker nói. Nhưng đó chỉ là một phần của điều đang diễn ra. Xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp - duy trì trật tự và cư xử chuẩn mực. Sức mạnh xã hội to lớn của quốc gia này đã giúp Nhật Bản vượt qua sự tàn phá của Thế chiến II, và so với nó thì những vấn đề đang diễn ra cũng chỉ là tương đối nhỏ.

Người Nhật không cao siêu, chỉ là khác biệt

"Người Nhật được giáo dục rằng sự quy củ và đồng thuận là giá trị cốt lõi", James Picht, The Washington Times, cho biết. Với người Mỹ, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì những giá trị đó nghe có vẻ khó chịu. Những lúc bình thường, việc chú ý tới vẻ bề ngoài và các quy tắc có vẻ cứng nhắc, nhưng vào thời điểm khó khăn, những đức tính này sẽ đánh bại nhu cầu "cướp giật". Nền văn hóa Nhật Bản không cao siêu, nó chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với việc duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.

Người dân thành phố Sendai, nơi gần tâm chấn và bị sóng thần quét qua, xếp hàng dưới tuyết
Người dân thành phố Sendai, nơi gần tâm chấn và bị sóng thần quét qua, xếp hàng dưới tuyết để mua nhu yếu phẩm bên ngoài một siêu thị sáng nay. Ảnh: AFP/JijiPress
Một gia đình ăn bữa tối trong xe hơi tại thành phố
Một gia đình ăn bữa tối trong xe hơi tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima hôm 14/3. Họ sơ tán từ một thị trấn gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Ảnh: AP.
Những cụ già đọc báo trong một khu lều tạm ở thành phố Ikawa, tỉnh Fukushima
Các cụ già đọc báo trong một khu lều tạm ở thành phố Ikawa, tỉnh Fukushima hôm 14/3. Ảnh: AP.
Một phụ nữ mang chăn từ nhà tới trại sơ tán ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi hôm 16/3. Ảnh: AFP.
Người dân lội nước
Người dân lội nước tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Một ông cụ ngắm bức ảnh mà ông tìm thấy trong đống đổ nát của ngôi nhà tại thành phố
Một ông cụ ngắm bức ảnh mà ông tìm thấy trong đống đổ nát của ngôi nhà tại thành phố Ofunato, tỉnh Iwate vào ngày 15/3. Ảnh: AFP.
Những người sơ tán nhận thức ăn miễn phí
Những người sơ tán nhận thức ăn miễn phí tại thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima hôm 15/3. Ảnh: AP.
Một phụ nữ địu con sau lưng trong lúc nấu ăn ngay trước ngôi nhà
Một phụ nữ địu con sau lưng trong lúc nấu ăn ngay trước ngôi nhà sập vì sóng thần tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi hôm 15/3. Ảnh: AP.
Người đàn ông chơi với con trong trại sơ tán ở thành phố Soma, tỉnh Fukushima hôm 14/3. Ảnh: AP.
Cảnh sát giao thông làm việc tại thành phố
Cảnh sát giao thông làm việc tại thành phố Ofunato, tỉnh Iwate hôm 13/3. Ảnh: AP.
Người dân thành phố Hitachi, tỉnh Ibaraki, xếp hàng chờ đến lượt nhận dầu hỏ, ngày 14/3. Ảnh: AP
Người dân thành phố Hitachi, tỉnh Ibaraki, xếp hàng chờ đến lượt nhận dầu hỏa, ngày 14/3. Ảnh: AP

Trong lúc Nhật Bản đang chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả nặng nề của trận động đất và sóng thần, thì một núi lửa ở phía nam hoạt động trở lại.

Cảnh tượng phun trào của núi lửa
Cảnh tượng phun trào của núi lửa Shinmoedake hôm 4/2. Ảnh: AFP.
AP dẫn lời Cục Khí tượng Nhật Bản cho hay, núi lửa Shinmoedake tại tỉnh Kagoshima phun ra đá, khí và tro bụi sau khi ngủ yên vài tuần.
Hồi đầu tháng 2 núi lửa Shinmoedake phun trào liên tục trong nhiều ngày khiến cuộc sống của người dân xung quanh nó đảo lộn. Hoa màu bị hư hại và hàng trăm người phải sơ tán để tránh bụi.
Cục Khí tượng Nhật Bản chưa xác định được lần phun trào này của núi lửa Shinmoedake liên quan tới trận động đất hôm 11/3 hay không.
Núi lửa Shinmoedake hoạt động trong bối cảnh Nhật Bản đang triển khai chiến dịch cứu hộ khổng lồ sau trận động đất và sóng thần. Hàng chục nghìn binh sĩ cùng tàu, trực thăng được triển khai tới thực hiện công tác cứu hộ ở vùng bị ảnh hưởng. Hơn 215.000 người đã được đưa tới 1.350 nơi ở tạm thời tại 5 tỉnh.
Nhiều nước đã cử các nhóm cứu hộ tới Nhật và Liên Hợp Quốc đóng vai trò điều phối. Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa sẽ trợ giúp Nhật trong thời điểm khó khăn. Một tàu sân bay Mỹ đã tham gia công tác cứu hộ trong khi một chiếc khác đang trên đường tới đây.
Đây là trận động đất kinh hoàng nhất ở Nhật trong vòng 140 năm. Năm 1923, cơn địa chấn mạnh 8,3 độ Richter xảy ra đã khiến 143.000 người chết ở Kanto. Năm 1995, 6.400 người thiệt mạng trong động đất mạnh 7,2 độ Richter ở Kobe.
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng cảnh khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau vụ nổ
Đài truyền hình NHK phát cảnh khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau vụ nổ sáng nay. Ảnh: AFP.
AFP đưa tin truyền hình Nhật mô tả các đám khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc tỉnh Fukushima sau khi tiếng nổ vang lên. Truyền hình quốc gia NHK của Nhật Bản phát đi trực tiếp các hình ảnh này.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết tiếng nổ phát ra từ lò phản ứng số 3 của nhà máy. Ông Yukio Edano, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, xác nhận khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 từ lúc 11h05 theo giờ địa phương.
Hiện chưa có thông tin về thương vong liên quan đến vụ nổ ở khu lò phản ứng số 3. Việc bơm nước làm mát vẫn tiếp tục.
Ông Edano, dẫn tin của công ty điện lực Tokyo, Tepco, cho biết phần bao quanh lò nhiều khả năng không bị hư hại và như vậy sẽ ít có khả năng chất phóng xạ bị thoát ra ngoài.
Công ty Tepco, qua JijiPress, vừa cho biết lõi lò phản ứng không bị nổ. Giới chức Nhật cho hay đây là một vụ nổ khí hydro.
Có 4 nhà máy điện hạt nhân ở miền đông bắc Nhật bị hư hại, nhưng hôm nay, mối nguy cơ lớn nhất đang tập trung tạo nhà máy của Dai-ichi ở tỉnh Fukushima, nơi một vụ nổ đã xảy ra hôm thứ bảy, và vừa xảy ra vụ thứ hai. Các nhà điều hành đã không thể làm mát ba lò phản ứng ở nhà máy này và ba lò nữa tại một nhà máy khác theo cách thông thường. Nguyên nhân là bởi động đất gây mất điện và sau đó sóng thần tràn vào nhấn chìm các máy phát dự phòng.
Công nhân đang bơm nước biển vào lò số 1 và số 3 của nhà máy của Dai-chi, bởi không còn cách làm mát nào khác. Họ sẽ đưa nước làm mát vào bốn lò khác cũng đang không làm lạnh được, bất chấp nguy cơ nước biển sẽ ăn mòn các bộ phận và khiến cho các lò phản ứng không còn sử dụng được nữa.
Phát ngôn viên chính phủ Nhật Yukio Edano bác bỏ ý kiến cho rằng có thể đã xảy ra tình trạng nóng chảy trong nhà máy của Dai-ichi, nhưng các quan chức khác nói tình hình hiện chưa rõ ràng.
Hidehiko Nishiyama, một quan chức cấp cao của bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, chỉ ra rằng lò phản ứng số 3 đã tan chảy một phần. Ông nói tại một cuộc họp báo: "Tôi không cho là các thanh nhiên liệu không bị hư hại", hãng thông tấn Kyodo trích.
Một vụ tan chảy hoàn toàn sẽ làm phát tán uranium và các chất nguy hiểm khác vào môi trường, gây nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Ông Edano cho biết cư dân trong vòng bán kính 20 km quanh nhà máy của Dai-ichi được sơ tán đề phòng phát xạ, và mức độ phóng xạ hiện nay trong môi trường chưa đến độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Home

Fukushima nuclear plant

Nồng độ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân vừa bị nổ ở tỉnh Fukushima của Nhật lại tăng vọt lên trên mức cho phép. Thủ tướng Nhật bình luận rằng trạng thái của nó là đáng "báo động".

Cảnh tượng lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau vụ nổ chiều 12/3. Mái và các bức tường bao quanh lò bị thổi bay, chỉ còn lại khung sắt. Ảnh: AP.
Ông Naoto Kan sáng nay cho hay tình trạng của nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima là đáng "báo động", theo AFP. Ông đưa ra tuyên bố này sau khi nhận được báo cáo của công ty điện lực Tokyo (Tepco) về việc nồng độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tăng trở lại trong ngày hôm qua. Trước đó giới chức trấn an dư luận rằng nồng độ phóng xạ ở đó vẫn dưới mức an toàn. Họ vẫn đang tiếp tục bơm nước biển vào để làm mát một lò phản ứng thuộc nhà máy số I.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ngừng hoạt động sau khi trận động đất 9 độ Richter làm rung chuyển miền đông và đông bắc Nhật Bản hôm 11/3. Tuy nhiên, một số lò phản ứng hạt nhân của nhà máy mất khả năng làm lạnh. Một vụ nổ đã xảy ra trong nhà máy vào chiều 12/3 khiến mái và tường bao quanh lò phản ứng số 1 bị phá hủy. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thông báo nồng độ phóng xạ bên trong nhà máy tăng gấp hơn 1.000 lần mức bình thường. Tuy nhiên, ngay tối hôm đó người phát ngôn của chính phủ khẳng định lõi của lò phản ứng chưa bị ảnh hưởng và nồng độ phóng xạ xung quanh nhà máy giảm sau vụ nổ.
Nỗi lo về nguy cơ nổ nhà máy điện hạt nhân lại tăng lên sau khi Tepco cảnh báo hệ thống làm lạnh của lò phản ứng số 3 trong nhà máy Fukushima I ngừng hoạt động và nó có thể phát nổ.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hôm qua nói rằng tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn rất nghiêm trọng.
Ông Yukio Edano, Chánh văn phòng nội các, thông báo rất có thể lõi lò phản ứng số 1 đã tan chảy một phần và nguy cơ tương tự cũng có thể xảy ra với lò phản ứng số 3.
"Một vụ nổ trong lò phản ứng số 3 là sự kiện có thể xảy ra. Tuy nhiên, lò phản ứng này có khả năng chịu được sức công phá của vụ nổ giống như lò phản ứng số 1", AFP dẫn lời ông Edano.
Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nguyên tử. Cộng đồng quốc tế e ngại động đất mạnh ảnh hưởng tới những lò phản ứng của Nhật. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết Nhật đã sơ tán 200.000 người quanh hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và II. Hai nhà máy này, cách Tokyo 200 km về phía bắc, nằm gần nhau với tổng cộng 10 lò phản ứng.
Các quan chức Nhật Bản đang cảnh báo về nguy cơ xảy ra một vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân bị chấn động bởi động đất và sóng thần, và đang chạy đua để ngăn chặn việc lõi lò phản ứng tan chảy.
Tuy nhiên giới chức không thông báo chi tiết họ đã đạt được tiến bộ nào trong việc làm mát các lò phản ứng hay chưa, AP cho hay. Hơn 180.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực bán kính 20 km quanh nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh đông bắc Fukushima, ước tính 160 người đã phơi nhiễm phóng xạ.
Có 4 nhà máy điện hạt nhân ở miền đông bắc Nhật bị hư hại, nhưng hôm nay, mối nguy cơ lớn nhất đang tập trung tạo nhà máy của Dai-ichi ở tỉnh Fukushima, nơi một vụ nổ đã xảy ra hôm thứ bảy, và đang có nguy cơ xảy ra vụ thứ hai. Các nhà điều hành đã không thể làm mát ba lò phản ứng ở nhà máy này và ba lò nữa tại một nhà máy khác theo cách thông thường. Nguyên nhân là bởi động đất gây mất điện và sau đó sóng thần tràn vào nhấn chìm các máy phát dự phòng.
Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano khẳng định nguy cơ vụ nổ thứ hai là có thật.
"Chúng tôi không thể loại trừ khả năng có một vụ nổ nữa", Edano nói. "Nếu có vụ nổ tiếp theo, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng sẽ không nhiều".
Một gia đình Nhật tị nạn tại trung tâm cứu trợ khẩn cấp, chờ được kiểm tra phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: AFP.
Một gia đình Nhật tị nạn tại trung tâm cứu trợ khẩn cấp, chờ được kiểm tra phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: AFP.
Công nhân đang bơm nước biển vào lò số 1 và số 3 của nhà máy của Dai-chi, bởi không còn cách làm mát nào khác. Họ sẽ đưa nước làm mát vào bốn lò khác cũng đang không làm lạnh được, bất chấp nguy cơ nước biển sẽ ăn mòn các bộ phận và khiến cho các lò phản ứng không còn sử dụng được nữa.
Ông Edano cho biết cư dân trong vòng bán kính 20 km quanh nhà máy của Dai-ichi được sơ tán đề phòng phát xạ, và mức độ phóng xạ hiện nay trong môi trường chưa đến độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên những tuyên bố này không đủ trấn an công chúng.
"Đầu tiên tôi lo sợ vì động đất", Kenji Koshiba, một công nhân xây dựng sống gần nhà máy điện hạt nhân, nói. "Giờ tôi lo sợ vì phóng xạ". Anh này đang ở tại một trung tâm lánh nạn cách nơi xảy ra vụ nổ trong lò phản ứng 60 km, và cách Tokyo 190 km.
Hôm nay, mức độ phóng xạ đo được ở nhà máy của Dai-ichi tăng lên, sau khi giảm hôm qua và hôm kia. Một quan chức cơ quan an tòa hạt nhân Nhật Bản cho AP hay một người ở hiện trường một giờ đồng hồ hiện nay sẽ bị nhiễm mức độ phóng xạ tương đương công nhân làm việc 6 tháng trong lò. Một khi lõi lò phản ứng sắp tan chảy, mức độ phóng xạ sẽ cao hơn nhiều.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, sau khi nhận được báo cáo của công ty điện lực, nhận xét rằng tình trạng của nhà máy điện hạt nhân là "đáng báo động", theo AFP.
Tại một trung tâm khẩn cấp ở tỉnh Fukushima, dòng người, gồm chủ yếu là người già, trẻ em và các gia đình có em bé, được các quan chức mang đồ bảo hộ kín mít khám nghiệm.
Cho đến hôm nay khoảng 1500 người đã được xét nghiệm xem có nhễm phóng xạ hay không. Kết quả là 160 người có khả năng đã phơi nhiễm.
Ông Edano cho biết không một lò phản ứng nào của nhà máy thuộc Dai-ichi sắp tan thảy, và vị đại diện chính phủ này tỏ ra tự tin rằng Nhật sẽ tránh khỏi kịch bản tồi tệ nhất.
Tuy thế, giới chức Nhật đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 6 lò phản ứng bởi hệ thống làm lạnh hư hỏng. Cơ quan an toàn hạt nhân của LHQ cho hay tình trạng khẩn cấp cũng được ban bố tại một nhà máy khác, Onagawa, sau khi mức độ phóng xạ ở đó lên cao hơn cho phép.
Edano bác bỏ ý kiến cho rằng có thể đã xảy ra tình trạng nóng chảy trong nhà máy của Dai-ichi, nhưng các quan chức khác nói tình hình hiện chưa rõ ràng.
Hidehiko Nishiyama, một quan chức cấp cao của bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, chỉ ra rằng lò phản ứng số 3 đã tan chảy một phần. Ông nói tại một cuộc họp báo: "Tôi không cho là các thanh nhiên liệu không bị hư hại", hãng thông tấn Kyodo trích.
Một vụ tan chảy hoàn toàn sẽ làm phát tán uranium và các chất nguy hiểm khác vào môi trường, gây nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Tại Nhật có 55 lò phản ứng hạt nhân thuộc 17 nhà máy phân bổ trên khắp đất nước.
Thái Viên Linh đang ở Tokyo. Ông là kỹ sư IT của tập đoàn CISCO (Mỹ) và nhiều năm nay làm việc ở ở Tokyo. Trong những ngày qua, giữa những cơn trở mình của đất, ông đã dùng blog để chia sẻ cảm nhận của mình với bạn bè về những gì đang diễn ra.

Ông Viên Linh, 44 tuổi, là người Mỹ gốc Việt. Ông rời Việt Nam từ nhỏ nên chỉ nói chút ít tiếng Việt. Trên blog, ông dùng tiếng Anh. Dưới đây là bản dịch toàn văn để giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc sống những ngày qua ở Nhật Bản.

Thứ Sáu 11.3.2011

Động đất! Tôi đã gặp quá nhiều từ khi đến nước Nhật này. Hôm nay, khi tôi đang ở trên tầng 24, tòa nhà Tokyo Midtown Tower lúc đầu rung lắc như mọi khi vẫn thế. Sàn nhà, tường và đồ vật bắt đầu dịch chuyển.

Thường thì chuyện này sẽ kết thúc sau vài giây tưởng như vô tận. Hôm nay nó dường như kéo dài nhiều phút. Tòa nhà rung lắc và mọi thứ bị xô dạt từ bên này sang bên kia.

Lắc lư như thế còn chịu được nhưng khi tòa nhà bắt đầu giật nẩy theo chiều thẳng đứng thì thật đáng sợ. Rung lắc theo chiều đứng khiến mọi người chóng mặt hơn. Sự khó chịu tăng dần.

Thường thì khi có động đất, là người nước ngoài, tôi sẽ nhìn các bạn bè và đồng nghiệp Nhật. Nếu họ trông có vẻ điềm tĩnh và tự chủ thì mọi chuyện sẽ được coi như ổn thỏa.

Nhưng trận động đất 8.9 độ hôm nay thì khác. Tôi nhìn các đồng nghiệp và họ lo lắng thấy rõ. Nhiều người chạy ra khỏi phòng họp trong khi nhiều người khác bồn chồn thu gom đồ đạc của họ. Hẳn là rất nhiều điều đáng sợ có thể xảy ra trên tầng 24 này.

Khi thế giới chung quanh quay cuồng mất kiểm soát thì điều duy nhất ta có thể kiểm soát là khả năng hít thở và giữ bình tĩnh của chính mình – nhưng giờ cả điều này cũng gần như bất khả thi. Tôi nhìn ra bên ngoài tòa nhà, lúc thấy chân trời Tokyo rung chuyển thì tôi chấp nhận đây là chuyện dữ.

Tôi nhìn chăm chú những gương mặt quanh mình và thấy nỗi sợ hãi cố nén. Rất Nhật và rất cao cả.

Tất cả chúng tôi sau đó trật tự đi theo một đường về phía cầu thang. Càng đi xuống sâu trong lòng tòa nhà đang nghiêng ngả càng thấy lo lắng, vì chúng tôi cảm nhận và nghe rõ tiếng cọt kẹt của kết cấu công trình.

Cầu thang nóng bức, đông đúc và thiếu ô-xy. Thêm vào đó là tiếng rên rỉ của thép và kính bị dồn ép, nhưng lấn át mọi thứ âm thanh là những hồi còi báo động.

Có lúc không thể không nghĩ đến chuyện chết. Ý nghĩ đó đến rồi đi và bị dập tắt bằng hy vọng và ý thức rằng các cửa thoát hiểm càng lúc càng gần. Cuối cùng, tôi bước ra ngoài ánh sáng.

Ngước nhìn lên, tôi có thể thấy cả tòa nhà lắc lư qua lại. Một đám đông đứng trên các vỉa hè và những khoảng trống ngước nhìn lên hoang mang. Đó là lúc vài người trong đám bật các thiết bị di động có chức năng truyền hình lên.

Tin tức kinh hoàng. Sóng thần, cháy, và tàn phá. Chúng tôi nghe tin toàn bộ một thành phố ven biển đã bị quét sạch chỉ bằng một ngọn sóng lớn. Chúng tôi nhìn thấy cảnh tượng đó trên những màn hình nhỏ.

Không thể tin nổi. Động đất tới 8.9 độ và lớn thứ sáu trong lịch sử. Bầu không khí nặng nề và ảm đạm lộ rõ dù rất kiềm chế.

Tin tức và các biến cố đi đôi với sự hiện diện cụ thể của cơn đại địa chấn này được hàng triệu người kinh qua cùng một lúc. Trong khi chúng tôi đang lo lắng thì cách đó không xa, nhiều sinh linh đang bị tàn diệt.

Hôm nay tất cả chúng tôi là một, hôm nay tất cả chúng tôi đều nhận cùng những điều như nhau. Và hôm nay dẫu tôi là một ngoại kiều tôi vẫn thấy mình Nhật Bản.

Thứ Bảy 12.3.2011

Giống như mọi người, tất cả chúng tôi hôm nay đều dán mắt vào TV và các kênh truyền thông. Tôi xem TV ngay từ lúc mở mắt thức giấc. Hôm nay thực tế mới bắt đầu lộ diện. Tường thuật, hình ảnh, chết chóc, tàn phá.

Không thể nào tin nổi chuyện này xảy ra ngay phía bắc Tokyo. Cách nơi này không xa là một hoang mạc. Thiên nhiên thịnh nộ đã tràn qua những bờ đê chắn sóng và quét sạch bao mạng người.

Trong bản tin trực tiếp buổi chiều, một nhà máy điện hạt nhân đã phát nổ. Cấu trúc phía ngoài lò phản ứng nổ tung, phun ra một đám khói trắng. Quan chức khẳng định rằng tất cả đều trong tầm kiểm soát và phóng xạ không bị rò rỉ nhiều. Tôi rất muốn tin như thế nhưng với tôi, trong tầm kiểm soát phải là không hề có vụ nổ nào kia.

Nhưng cho tới nay tôi hết sức cảm động trước cách dân chúng ở đây xử lý quá tốt cái tai họa kinh hoàng này. Không hề có thông tin giật gân, không hề có cướp phá, không hề có bạo loạn, không hề có trách cứ nhau, và ai cũng tỏ ra có trách nhiệm với người khác. ......


Dù vậy, điều âm ỉ trong lòng tôi suốt ngày nay là không một ai ở đây, hay ở bất kỳ đâu đáng phải chịu thảm cảnh này. Tôi mong ngày mai sẽ mang đến những tin tức tốt…


Chủ Nhật, 13.3.2011

Hôm nay bình lặng và các đường phố nhìn chung đều đã bớt đông đúc. Mọi người vẫn đi lại với một mức độ bình tĩnh nhất định. Nhiều cửa hàng bán hết sạch các loại thực phẩm có thể để lâu, nước uống, đồ dùng vệ sinh, và các nhu yếu phẩm. Lần đầu tiên từ khi sống ở nước này, tôi mới nhìn thấy những kệ hàng trống rỗng.

Dù nhà máy điện hạt nhân ngưng hoạt động, Tokyo vẫn có điện gần như bình thường. Nhưng chúng tôi có khả năng sẽ bị cúp điện định kỳ theo mức phân bổ năng lượng để dành đủ công suất cho miền bắc bị thiệt hại. Mọi người đều phải làm phận sự của mình.

Ở Tokyo chúng tôi còn may mắn. Chúng tôi có bị chấn động và chao đảo nhưng ở đây không có gì khủng khiếp như các khu vực bị ảnh hưởng nặng hơn. Tất nhiên vẫn có nỗi lo về phóng xạ từ nhà máy điện.

Công ty điều hành nhà máy điện là TEPCO (Tokyo Electric Power Company). Họ từ lâu nay nổi tiếng che giấu thông tin và không hề nói sự thật khi đụng tới các vấn đề về lò phản ứng của họ.

Hôm qua, trong một cuộc họp báo trực tiếp truyền hình, bình luận viên cho biết rằng “…mọi việc trong tầm kiểm soát của TEPCO”. Ngay lúc đang phát trực tiếp, một lò phản ứng lại nổ. Rõ ràng trong tầm kiểm soát thì không thể nổ như thế.

Chỗ này đưa tin lượng phóng xạ rò rỉ ở mức bình thường trong khi chỗ khác lại cho biết có lúc lượng phóng xạ gấp 8.000 lần mức chấp nhận được. Cho tới nay chưa ai có ý kiến gì.

Bất chấp mối lo phóng xạ, những cảnh báo dư chấn, và còn động đất nữa, chúng tôi vẫn là những kẻ may mắn ở Tokyo này. Ngay phía bắc Tokyo thôi, tôi đọc thấy có tin cho rằng số người chết có thể hơn 10.000 rồi. Những suy nghĩ và cầu nguyện của tất cả chúng tôi nên hướng về họ thì hơn.

Tin tức tốt nhất và gây phấn chấn nhất của hôm nay đã đến, khi tôi nghe tường thuật một cụ già 60 tuổi được cứu thoát ngoài biển. Cụ bị sóng thần cuốn đi và ngồi bồng bềnh trên một mái nhà cách bờ 15km. Đó là một điểm sáng trong mớ hỗn độn đáng ngại.

Ở Tokyo hôm nay chúng tôi vẫn sinh hoạt bình thường. Công viên vẫn có người dạo chơi, trẻ con vẫn cười vui. Trên đường đi bộ về nhà, tôi nhìn thấy đóa hoa anh đào đầu tiên nở. Ôi, tôi ước gì hoa anh đào năm nay quay về trong một thời điểm hạnh phúc và tinh thần phấn khởi!


Thứ Ba 15.3.2011

Đêm nay tối hơn bình thường. Chúng tôi đang tiết kiệm điện để những ai cần điện hơn chúng tôi có đủ dùng. Đây sẽ là một đêm lạnh cho họ. Tôi nghĩ rằng trong những căn phòng thắp nến tù mù và những chỗ nương náu miền bắc, họ biết và cảm thấy rằng cả thế giới này đều lắng nghe họ.

Nhiều ngọn đèn trong tòa nhà tôi ở và khu lân cận cũng đã tắt. Những ngọn đèn đường vẫn sáng nhưng các vỉa hè và công viên bây giờ là những bóng tối.

Khi mắt ta đã quen với bóng tối thì những vật thể sáng của ban ngày vẫn cứ sáng theo một cách tương đối với bóng đêm. Điều này rất đúng vào lúc này.

Hồi còn sinh viên tôi có học một khóa mỹ thuật và một trong những bài học hay nhất tôi học được khi tập vẽ là: “Màu tối nhất trong các màu tối luôn gần nhất với màu sáng nhất trong các màu sáng”. Tôi đang cố sức tìm kiếm một cái gì đó tươi sáng.

Tin tức hôm nay cũng chẳng khác gì hôm qua. Thêm một lò phản ứng nữa phát nổ. Đi tìm mua thực phẩm và hàng hóa ở những cửa hiệu trống trơ. Đoạn phim quay cảnh tàn phá mới tìm thấy.

Chúng tôi trải qua nhiều đợt động đất và dư chấn khác. Tới lúc này, tôi đã vô cảm với những trận động đất trung bình và nhỏ. Tuy nhiên, cảnh tượng lò phản ứng phát đi phát lại thật đáng báo động. Tokyo cách đó không xa.

Vài người tôi quen sẽ tạm xa thành phố một thời gian. Buồn cười thay, một người bạn của tôi hôm nay vì lo sợ có tai họa hạt nhân ở Tokyo lại đưa vợ cùng 3 đứa con tới Hiroshima.

Đêm nay họ đang ở cách cái cái tòa nhà đổ nát nổi tiếng nơi quả bom nguyên tử đầu tiên đã nổ chỉ vài dãy phố. Khôi hài thật!

Tôi có muốn đi khỏi đây không? Với những ai biết tôi, hai tuần trước đây họ vẫn còn nghe tôi bàn kế hoạch cho một chuyến phiêu lưu mới hay lên đường làm một chuyến viễn du điên rồ. Điều kỳ lạ nhất là, ngay lúc này, tôi không muốn rời khỏi đây.

Tôi có rất nhiều bạn bè ở đây, họ đã trở thành một gia đình mở rộng của tôi. Tôi cảm thấy rằng rời nước Nhật lúc này là trốn chạy khỏi nơi chốn đã là mái nhà của tôi bao năm nay.

Tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi sẽ ở đây đến cùng, làm phận sự của mình, và xem chuyện gì sẽ đến. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất lúc này là chia sẻ những ý nghĩ tích cực, chia sẻ cảm thông, và chia sẻ sự kiếm tìm những gì tươi sáng hơn.



Thứ Tư 16.3.2011

Một chuyện xảy ra trưa hôm qua khiến tôi xót xa. Tim tôi như ngừng đập và thổn thức khi xúc cảm ngập tràn. Một chuyện bình thương như việc bưu phẩm giao tận nhà lại đưa hiện thực đến gần tôi thêm.

Một nhân viên bưu điện mặc đồng phục tin tươm nhấn chuông. Chó sủa. Tôi cảm thấy phiền vì đang bận một cuộc điện thoại công việc.

Tôi ra cửa, ký nhận, bưu phẩm đã đến đúng địa chỉ. Tôi bắt chuyện. Tôi nói bằng tiếng Nhật: “Ồ, tôi ngạc nhiên vì hôm nay ông vẫn đi làm.”

Ông đáp: “Công việc là công việc”. Ông cúi chào như thông lệ.

Chợt tôi hỏi: “Lúc động đất ông có sao không? Gia đình ông ổn cả chứ?”

Vầng trán ông cau lại. Ông nói: “Gia đình đình tôi ở Miyagi”.

Đó là thành phố ước tính có hơn 10.000 người chết. “Tôi không liên lạc được với họ, tôi không tin tức gì của họ cả. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra…”

Rồi ông cúi chào thật thấp một cách khiêm nhường, liên tục nói “Sumimasen, sumimasen…” Đó có nghĩa là tôi xin lỗi, tôi rất tiếc vì đã làm phiền ông với tin buồn này.

Tôi không biết ông ta đã cúi chào bao nhiêu lần và đã thốt lời xin lỗi ấy bao nhiêu lần. Tôi bảo ông ấy không cần phải thế và chia buồn với ông, hy vọng gia đình ông an toàn. Ông đón nhận những cử chỉ cảm thông của tôi trong sự im lặng lúng túng. Tôi cúi chào và ông lật đật quay lưng, hấp tấp xuống cầu thang bên hông nhà.

Thật khó tưởng tượng nhưng tôi có thể hiểu ông ta. Ông không thể làm gì hơn trước biến cố này. Không có cách nào liên lạc được với miền Bắc. Điện thoại bị cắt. Tất cả những gì ông còn lại chỉ là tin tức TV.

Ông đang làm những gì có thể làm và tiếp tục duy trì những công việc bình thường và càng kín đáo càng tốt. Điều này rất Nhật Bản và thảm họa cho biết rất nhiều về đặc tính của dân tộc này.

Đó là sự tôn trọng những người quanh ta. Đó là không làm ầm ĩ và không gây bất an không cần thiết cho mọi người. Biết kiềm chế bản thân và cảm xúc là cách đóng góp vào sự an hòa chung của xã hội. Đó là tinh thần Võ sĩ đạo.

Điều lạ kỳ nhất là nó lại tỏ ra hữu hiệu ngay ở đây, qua cách mọi người xử trí biến cố kinh hoàng này. Ngay bây giờ, chuyện quan trọng nhất là cứu mạng người, khống chế các lò phản ứng, và giữ bình tĩnh trong giao tiếp.

Tình hình này thực sự tồi tệ và không có thời gian nào để dành cho một phút im lặng hay để thương tiếc người chết. Nhân viên bưu điện ấy khiến tôi xúc động, thương cảm, và tôi tự hào được sống giữa những con người tuyệt vời này.

Tối qua chúng tôi lại gặp thêm một trận động đất nữa. Động đất trong đất liền và bây giờ lại ở phía nam Tokyo. Động đất cấp 6. Không có nguy cơ sóng thần nhưng động đất làm rung chuyển cả căn hộ của tôi.

Chúng tôi đã sắp sẵn các túi ngủ sơ tán, giấy tờ, nước uống, thực phẩm, đèn pin và những gì cần thiết. Tình hình bây giờ nghiêm trọng hơn. Động đất mới tàn phá phía bắc đây, giờ lại tới phía nam. Đâu đó ở chính giữa là chúng tôi. Phải giữ bình tĩnh, tập trung, trù hoạch khôn ngoan và không hoảng loạn. Đó là tính cách của mọi người ở đây.

Các bạn có thể nhìn thấy điều đó khi xem tường thuật, phỏng vấn, hay quen biết những người có gia đình ở Nhật. Các bạn có thể nghĩ rằng chúng tôi quá khắc kỷ, quá kiềm chế. Nhưng điều đó có nguyên do và đó là lối sống ở đây.

Tuy nhiên, có một điều tôi nhận ra trong những ngày này là: Sự cảm thông là cảm xúc duy nhất không thể kiềm chế.



Thứ Năm 17.3.2011

Tôi viết lại những cảm nhận của mình trong 24 giờ qua. Buổi sáng. Ly cà phê và tin tức đầu ngày. Một lò phản ứng nữa đã nổ. Bây giờ trong 6 lò phản ứng ở Fukushima thì 3 cái đã hư hại nặng, phơi trần các thanh nhiên liệu và rò rỉ phóng xạ.

Trên TV tôi nghe rất nhiều thông tin phức tạp trong khi quan sát các phóng viên tường thuật. Hình như lúc này họ tưởng họ là các nhà vật lý hạt nhân hay kỹ sư lò phản ứng. Họ trưng ra các biểu đồ, sơ đồ về cách hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.

Những thứ ấy trông cứ như một dự án thuyết trình khoa học của học sinh. Tôi hiểu khái quát về nguyên nhân nổ lò phản ứng nhưng không một ai cho biết thông tin nào rõ ràng về những hiểm nguy. Có lúc chúng tôi nghe rằng phóng xạ rò rỉ ở mức độ thấp và không đáng ngại. Sau đó chúng tôi lại thấy rất nhiều cảnh báo nghiêm trọng và được hướng dẫn cách đề phòng.

Đêm kia tỉnh Shizoka ở phía nam Tokyo, gần Phú Sĩ, động đất cấp 6. Đến gần trưa hôm qua lại có một trận nữa. Hai trận động đất trong vòng chưa đầy 12 giờ. Lần này ở tỉnh Chiba phía đông bắc Tokyo.

Tôi có cảm tưởng như Tokyo là một mục tiêu mà ai đó đang nhắm bắn và càng lúc càng bắn gần tâm điểm hơn. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng tôi đã quen với chuyện động đất khi cả tuần này luôn cảm nhận thế giới đang xê dịch dưới chân mình.

Lúc trưa tôi đi mua sắm vài thứ. Trở về tay không. Đường phố vắng vẻ và các cửa hàng lại trống trơ. Không ai biết khi nào lại có hàng hóa.

Buổi tối truyền hình phát đi thông điệp video của Nhật Hoàng. Lần đầu tiên trọng lịch sử, Nhật Hoàng gửi thông điệp video đến dân chúng. Ồ, tôi vừa được chứng kiến lịch sử!
Ông đọc một bài diễn văn hùng hồn bằng một giọng buồn khe khẽ, dịu dàng. Ông bộc lộ nỗi buồn chân thành và kêu gọi Nhật Bản đừng tuyệt vọng, giữ bình tĩnh, đoàn kết lại. Thông điệp này có mục đích an ủi khi tình hình đang tồi tệ thêm. Đêm nay là những giờ phút tăm tối nhất ở các khu vực bị cô lập vì thiên tai. Nhiệt độ đêm qua tụt xuống mức đóng băng. Trời đổ tuyết buốt giá và nhiều trại tạm cư không có phương tiện sưởi ấm, thiếu hụt thực phẩm. Những chuyện bất tiện của tôi đâu có ý nghĩa gì!
Một ngày dài đã qua với liên tiếp nhiều biến cố. Ngay lúc tôi viết những dòng này, Tokyo tăm tối hơn bình thường. Không hề nghe thấy một tiếng xe cộ nào ngoài đường phố. Ngay lúc này không có dư chấn, không có động đất, không có tiếng nói nào vẳng lên từ hè phố. Sự tĩnh mịch ám ảnh......
Thái Viên Linh .
Người phụ nữ này được cứu sau khi động đất xảy ra ở đông bắc Nhật Bản. Ảnh chụp tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP
Người phụ nữ này được cứu sau khi động đất xảy ra ở đông bắc Nhật Bản. Ảnh chụp tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP
Binh sĩ Nhật Bản trèo qua tường rào giữa đống đổ nát đi tìm người sống sót ở thành phố Kesennnuma, tỉnh Miyagy.
Một em bé được cứu ra khỏi một tòa nhà cao tầng ở thành phố Kesennuma, đông bắc Nhật. Ảnh: AP.
Một em bé được cứu ra khỏi một tòa nhà cao tầng ở thành phố Kesennuma, đông bắc Nhật. Ảnh: AP.
Nhân viên cứu hộ đưa những người sống sót về nơi chữa trị, sau động đất và sóng thần ở tỉnh Miyagy. Ảnh: AP
Nhân viên cứu hộ đưa những người sống sót về nơi chữa trị, sau động đất và sóng thần ở tỉnh Miyagy. Ảnh: AP
Một lính cứu hỏa tình nguyện đi xem xét một ngôi nhà sập chìm trong nước của sóng thần, tại tỉnh Iwate. Ảnh: AP.
Một lính cứu hỏa tình nguyện đi xem xét một ngôi nhà sập chìm trong nước của sóng thần, tại tỉnh Iwate. Trên tờ Ashahi Shimbun hôm nay, nhiều người viết thư bày tỏ lòng cảm kích trước sự giúp đỡ của những người không quen biết. Một phụ nữ ở Tokyo kể chuyện cô được người lạ mời uống trà hoặc giúp sạc pin điện thoại, trên hành trình đi bộ 6 tiếng về nhà hôm động đất. Ảnh: AP.
Những người sống sót trong một ngôi trường ở thành phố Đenai, tỉnh Miyagy, lần lượt đi tới một trung tâm cứu hộ an toàn. Ảnh: AP
Những người sống sót trong một ngôi trường ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, lần lượt đi tới một trung tâm cứu hộ an toàn. Ảnh: AP
Một người Nhật được trực thăng của lực lượng phòng vệ cứu thoát khỏi đống đổ nát sau khi sóng thần ập vào ở tỉnh Iwate. Ảnh: AP
Một người Nhật được trực thăng của lực lượng phòng vệ cứu thoát khỏi đống đổ nát sau khi sóng thần ập vào ở tỉnh Iwate. Ảnh: AP
Người già ở tỉnh Fukushima được các binh sĩ sơ tán hôm qua, do lo ngại nguy cơ phóng xạ. Ảnh: AFP.
Người già ở tỉnh Fukushima được các binh sĩ sơ tán hôm qua, do lo ngại nguy cơ phóng xạ. Ảnh: AFP.
Một phụ nữ Nhật ôm đứa cháu gái trong lòng tại một trung tâm cứu nạn ở thành phố Natorri, Fukushima. Ảnh: AFP
Một phụ nữ Nhật ôm đứa cháu gái trong lòng tại một trung tâm cứu nạn ở thành phố Natorri, Fukushima. Ảnh: AFP
Một cụ bà giữa đống đổ nát ở Fukushima. Ảnh: AFP
Một cụ bà chống gậy đi giữa đống đổ nát ở Fukushima. Ảnh: AFP
Một cụ khác kêu to tên người thân, hy vọng thấy họ sống sót, ba ngày sau thảm họa, Fukusshima 14/. Ảnh: AFP
Một cụ khác kêu to tên người thân, hy vọng thấy họ sống sót, ba ngày sau thảm họa, Fukushima 14/. Ảnh: AFP
Người sống sót ở thành phố Sendai xếp hàng mua thực phẩm, ba ngày sau thảm họa. Ảnh: AFP.
Người sống sót ở thành phố Sendai xếp hàng mua thực phẩm, ba ngày sau thảm họa. Tại Tokyo, các mặt hàng thực phẩm khô trở nên hiếm hơn do người dân mua dự phòng, nhưng không hề có chuyện tăng giá đột biến. Ảnh: AFP.
Một gia đình trong trại cứu hộ ở thành phố bị tàn phá Sendai. Ảnh: AFP.
Một gia đình trong trại cứu hộ ở thành phố bị tàn phá Sendai. Ảnh: AFP.


No comments:

Post a Comment