Thursday, September 8, 2011

Du lịch Đài Bắc & Việt Nam năm 2011(1)

3g chiều 11-5-2011, tôi lên máy bay đi Đài Loan và VN. Đến Đài Loan vào chiều tối khi phi trường Tao Yuan chìm trong mưa bão dầm dề... Xe bus đưa chúng tôi về ks Novotel (nói là 5 sao nhưng nói thiệt là ... chỉ đáng 3 sao !). Mưa lớn quá nên chúng tôi đành hủy bỏ chương trình đi chợ đêm ở Đài Bắc. Đói bụng mà nhà hàng cũng đóng cửa rồi nên đành mở TV ra coi chút rồi đi ngủ sớm để sáng mai có thể đi chơi Đài Bắc.
http://cdn.wn.com/pd/40/aa/a2fa50d4e55368b37396fd0c90af_grande.jpg
7g sáng, xe bus đưa chúng tôi đi ra nhà ga để lên xe lửa cao tốc đi Đài Bắc. Đến ga trung tâm Đài Bắc, tôi đi ra chụp hình ở cửa Bắc rồi đến Dinh Tổng Thống rồi băng qua bùng binh với Ngọ Môn để tham quan nhà bảo tàng hàng hải với mô hình của các loại tàu bè. http://img.agoda.net/hotelimages/669/66905/66905_1101271259003546279_STD.jpgBên kia đường là đền thờ Tưởng Giới Thạch rộng lớn. Sau khi chụp hình, tôi đi qua nhà bảo tàng quốc gia & Botanical garden. Băng qua Peace Park, tôi đi ăn trưa trong khu Gongyuan trước khi lên metro đi ra khu đền thờ Tôn Dật Tiên.http://www.tivituansan.com.au/Uploads/EditorImage/22072009/2072215226.jpgSau khi chụp hình xong, tôi đi qua City Hall & khu shopping quanh Taipei 101. Bữa nay sương mù nhiều nên không thấy hết nét đẹp của tháp này. Sau đó, tôi đi qua khu World Trade Center & Convention Center. http://www.theodora.com/wfb/photos/taiwan/national_palace_museum_taipei_taiwan_photo_wikipedia.jpgChiều xuống, mưa rơi lất phất, tôi đi qua khu shopping Wufengpu chơi. Đường phố Đài Bắc có khá nhiều xe bus 2 tầng, chưa kể hệ thống xe metro + xe lửa cao tốc đã góp phần làm cho giao thông công cộng của Đài Bắc tốt hơn mà VN phải học hỏi kinh nghiệm của họ nhiều hơn, có thể nói là không thua Hongkong, Singapore, Seoul... Tôi đi Đài Loan nhiều lần nhưng chưa bao giờ có dịp tham quan hệ thống giao thông công cộng của Đài Loan, hệ thống quy hoạch & quản lý đô thị, hệ thống buôn bán & sản xuất nhỏ ở Đài Loan nên lần này tôi cố gắng ghi nhận đầy đủ hơn. Đêm xuống, tôi thuê taxi đi coi chợ đêm Đài Loan. Đầu tiên, tôi đi qua khu Huaxi trên hè phố con rắn (Snake Alley - Hwahsi Jie); nhiều nhất là hàng quán ăn uống, bán quần áo + đồ lưu niệm, etc... Đài Bắc có nhiều chợ đêm, nổi tiếng nhất là Shilin, Shida(gần trường đại học nên có khá nhiều sinh viên đi đến chợ này), Danxui, Zauho, Kungguan, Tunghua, etc... Từ xưa, người Hoa đã có thói quen ăn đêm và dạo phố mua bán về đêm. Dân Đài Loan mê nhất là món tàu hủ thúi nhưng nói thật là tôi không ưa nỗi nên chỉ đi chơi cho biết. Vả lại, tôi cũng đã có thành kiến không tốt về dân Đài Loan nên tham quan, học hỏi cho biết rồi đi ngay về ks chứ tôi không trò chuyện với bất kỳ dân Đài Loan nào hết. Mùa này Đài Loan mưa bão nhiều nên tôi quyết định không đi Huê Liên & Cao Hùng như dự kiến mà sẽ đi về VN ngay ngày hôm sau.

http://top-10-list.org/wp-content/uploads/2009/08/Taipei-101.jpg
Trưa hôm sau, tôi bay về VN. Tới TSN, VN đã không còn bắt du khách làm tờ khai hải quan từ tháng 11-2010 nên ai cũng đi ra thoải mái. Lên taxi, tôi đi về nhà thăm mẹ tôi ngay. Nghĩ ngơ, tắm rửa xong, tôi đi taxi ra Saigon để coi có gì thay đổi. Có 5 điều mà tôi có thể ghi nhận được ngay:
  1. $1 USD hôm nay đổi được trong Agribank là $20.500VNĐ.
  2. Saigon hôm nay vật giá mắc mỏ hơn; nhất là khu nào du khách ưa tụ tập.
  3. Saigon hôm nay có khá nhiều taxi, lớn nhất là công ty Mai Linh, Vinasun...
  4. Saigon hôm nay có khá nhiều khu shopping, siêu thị, chung cư cao tầng, biệt thự sang trọng...; nhất là khu quận 1, 2, 7. Thích nhất là nhiều ngôi nhà rất đẹp nằm ẩn khuất trong những con đường nhỏ hẹp.
  5. Saigon nói riêng, miền Nam nói chung hôm nay có khá nhiều di dân từ miền Bắc & Trung đổ xô vào đây sinh sống lập nghiệp, buôn bán...
Tôi ghé đến 5 công ty du lịch lữ hành, từ Sinh Cafe, Du Lịch Viet, VietSea, Viet Travel đến Saigon Tourist để thăm dò giá tour mới chưng hửng vì giá tour bây giờ mắc quá, nhất là tour nội địa. Tôi muốn du lịch Myanmar nhưng ai cũng cho biết là Myanmar đòi hỏi công dân Mỹ nhiều điều rất vô lý(phải có giấy xác nhận của cơ quan mà tôi làm việc cho phép du lịch Myanmar) nên tôi đành chịu thua cho dù tôi rất muốn xem cảnh chùa và hòn đá vàng ở Myanmar. Ngay như du lịch TQ hôm nay, VietSea cũng cho tôi biết là TQ đòi hỏi công dân Mỹ đóng tiền visa nhiều hơn($140USD) nên thay vì du lịch TQ(Côn Minh, Đại Lý, Lệ Giang, Thạch Lâm) như dự trù, tôi đành mua vé đi Côn Đảo mà giá vé máy bay của VN Airlines đã mất hết phân nửa!
Từ Saigon, tôi theo Air Mekong bay ra Côn Đảo, sau 45' thì đáp xuống sân bay Cỏ Ống. Khi HDV đưa về Côn Đảo resort nhận phòng, chúng tôi đi qua làng Cỏ Ống, Suối Ớt, mũi Chim Chim, Đất Dốc.... Khu du lịch Sài Gòn – Côn Đảo resort thuộc hệ thống Saigontourist, tọa lạc ngay trung tâm đảo Côn Sơn. Ăn trưa tại nhà hàng của resort, chúng tôi mới biết Côn Đảo có rất ít nhà hàng, quán ăn.Chiều, chúng tôi viếng chùa Núi Một; từ trên độ cao 50m nhìn thấy toàn cảnh trung tâm Côn Đảo. Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía Đông-Nam của Việt Nam, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách thành phố Hồ Chí Minh 120 hải lý. Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn nhỏ, với diện tích 76 km2. Trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, có diện tích 51 km2. Dân số khoảng 6.000 người (tính đến cuối năm 2010). So với Phú Quốc, tôi thích Côn Đảo hơn vì nét hoang sơ, không bát nháo...
Nhìn trên bản đồ, Côn Đảo giống như một chú gấu vươn mình ra biển Đông, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp, nước biển trong xanh và bờ cát dài… được che mát bởi những hàng cây Bàng cổ thụ. Côn Đảo còn là vườn Quốc gia với rừng nguyên sinh và thảm động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài cá đủ màu bơi tung tăng bên những rạn san hô nhiều tầng và đầy màu sắc. Rừng có nhiều chủng loại phong lan, động vật rừng có sóc đen, sóc đỏ dạ, chim gầm gì… Đặc biệt Côn Đảo là một trong những nơi duy nhất tại Việt Nam về bảo tồn bò biển (Dugong), cá heo, các loại rùa biển (Vích)...
Côn Đảo từng được biết đến như là trại tù giam giữ những người yêu nước Việt Nam. Ngày nay, Côn Đảo thật sự là một thiên đường hoang sơ để khám phá. Người dân Côn Đảo hiếu khách, hiền lành và thân thiện tạo cho du khách cảm giác như là nhà của mình khi đặt chân đến đây.
Đến với Côn Đảo để tìm về nơi thiêng liêng, hầu như du khách nào cũng được mời đến nghĩa trang Hàng Dương. Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ hiện vật, hình ảnh lịch sử của đảo, nào là chuồng cọp, chuồng bò, cầu Ma Thiên Lãnh... Đến Côn Đảo là tìm đến thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưởng khu rừng nguyên sinh Ông Đụng, Sở Rẩy. Câu cá tại hòn Bông Lan, câu mực ở mủi tàu Bể, lặn snorkelling, diving tại hòn Tre, xem rùa đẻ vào ban đêm tại hòn Bảy Cạnh... (xin xem bài: Côn Đảo - http://xaydungqh.blogspot.com/2010/11/con-ao.html ). Thật lòng mà nói, đến Côn Đảo chơi 2 ngày 1 đêm là đủ ! Ai cũng biết Côn Đảo phải đầu tư nhiều hơn về nhiều mặt thì mới có thể thu hút nhiều hơn du khách từ khắp TG về đây vui chơi, nghĩ dưỡng nhưng bảo vệ thiên nhiên & môi sinh cũng là điều quan trọng không kém.
Giới thiệu Côn Đảo
Rời Côn Đảo, tôi trở về Saigon để kịp đi Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre rồi sau đó phải đi Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ như dự trù. Lần này, tôi đi Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre bằng xe gắn máy cho thoải mái. Sáng sớm, tôi đã ra ăn phở xong là khởi hành ngay, lái ra đường Võ Văn Kiệt qua cầu Nước Lên rồi ra quốc lộ 1A, đến Bình Chánh thì quẹo qua đường Đinh Đức Thiện về Cần Đước, theo quốc lộ 50 qua phà Mỹ Lợi thì về đến Gò Công. Thị xã Gò Công từng là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công trước 1975, là 1 trung tâm phát triển kinh tế-xã hội của miền Tây Nam Bộ, là trung tâm phát triển hạt nhân của khu vực Đông Bắc Tiền Giang gồm các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và huyện mới Tân Phú Đông với vị trí hết sức thuận lợi, có đường biển, QL50 và phà Mỹ Lợi(cầu Mỹ Lợi đang xây dựng thay cho phà Mỹ Lợi) hiện hữu nối Tiền Giang với Long An và TP HCM, giúp phát triển mạnh mẽ hơn cho khu vực này. Thị xã được chính phủ công nhận là đô thị loại 4 vào năm 2003 và phấn đấu trở thành đô thị loại 3 vào cuối năm 2009 và được UBND tỉnh Tiền Giang quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015-2020 mang tầm vóc của một thị xã loại 3 là trung tâm của tỉnh.
http://farm3.static.flickr.com/2060/2073912376_8e37d3a833.jpgGò Công hôm nay thuộc tỉnh Tiền Giang, gồm 2 huyện Gò Công Đông & huyện Gò Công Tây, có biển Tân Thành & cảng Vàm Láng, có đường Trương Định là đẹp nhất. Thị xã Gò Công hôm nay khang trang hơn, có tượng ông Trương Định đồ sộ, 2 chợ( 1 bán đồ khô + 1 bán thịt cá), trường THPT Trương Định cũng khang trang hơn, có nhà thờ Thánh Tâm, có lăng Hoàng Gia...
 http://files.myopera.com/NguyenHuuCanh/albums/5613872/Ti%E1%BB%81n%20Giang%20T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20%C4%91%C3%A0i%20Tr%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%90%E1%BB%8Bnh-%20Monument%20G%C3%B2C%C3%B4ng.jpg
tamtay.vn - photo - HÌNH ẢNH GÒ CÔNG
Tiền Giang Tượng đài TrươngĐịnh Đềnthờ TrươngĐịnh Temple.jpg
Tiền Giang Bến xe khách Gò Công Tây.jpg
Tiền Giang Chợ (cũ) - Gò Công - OldMarket.jpg
tamtay.vn - photo - HÌNH ẢNH GÒ CÔNG
tamtay.vn - photo - HÌNH ẢNH GÒ CÔNG
tamtay.vn - photo - HÌNH ẢNH GÒ CÔNG
tamtay.vn - photo - HÌNH ẢNH GÒ CÔNG
Chiều đến, tôi lái xe vòng quanh thị xã Gò Công rồi lái thẳng ra bãi biển Tân Thành. Mèn ơi, giữa đường mưa to đổ ập xuống, báo hại tôi tắm mưa ướt nhem, y như con chuột lột! Đến bãi biển Tân Thành thì mưa tạnh, trời quang nhưng bùn đen thì làm sao tắm biển? Dọc theo bãi biển Tân Thành là các bãi nghêu nên khá nhiều người vẫn dầm mưa bắt nghêu. Khu du lịch bãi biển Tân Thành chẳng có gì hấp dẫn ngoài nhà hàng và bờ kè đá. Kêu 1 kg cua với giá$ 320.000/kg, 1 dĩa nghêu xào lá quê($80.000), vài chai beer Saigon đỏ($15.000/ chai) nhâm nhi để ngồi ngắm trời mưa trên bãi biển Tân Thành!
http://www.xaluan.com/images/news/Image/1170504920.img.jpgTrở về thị xã Gò Công ăn khuya rồi dạo chơi quanh chợ, ghé mua mắm ruốc, mắm tôm chà - Đây là đặc sản độc đáo trở thành món ăn cung đình triều Nguyễn do được tiến cống từ thời bà Từ Dũ đến hoàng hậu Nam Phương, mắm tôm chà Gò Công ra kinh đô Huế dâng lên vua và được chọn hàng thứ tư trong hàng trăm loại đặc sản ba miền!

http://sgtt.vn/HTMG/2007/0202/16049/02.jpgMắm tôm chà là loại nước mắm cực ngon được chế biến từ thịt của tôm bạc đất! Hiện nay tại thị xã Gò Công chỉ tồn tại hai lò sản xuất mắm tôm chà với hơn 100kg/tháng. Ông Năm Hổ - chủ cơ sở mắm tôm chà Kim Sa ở khu phố 3, phường 2, thị xã Gò Công - cho biết: "Muốn có được một mẻ mắm tôm chà đặc sắc, đúng điệu, người làm mắm phải trải qua nhiều công đoạn rất phức tạp. Nếu sơ ý làm sai một công đoạn nào hay để nước lọt vào thì mẻ mắm sẽ hư ngay...". Nguyên liệu làm mắm tôm chà chủ yếu tận dụng nguồn tôm bạc đất sẵn có ở địa phương. Tôm phải được chọn lọc cùng loại, tươi rói, đem về rửa sạch và ngâm vào rượu trắng. Sau khi tôm đã thấm rượu bơi lờ đờ thì vớt ra cắt bỏ đầu – đuôi, rửa lại thật sạch để ráo nước mới bỏ vào cối quết nhuyễn, vừa quết vừa trộn với muối, tỏi, ớt... rồi đem đậy kín và phơi nắng đôi ba ngày mới đem ra chà ép để lấy nước thịt tôm bằng loại cối có lỗ nhỏ li ti dưới đáy như cái rây. Tiếp đó, nêm thêm gia vị nhằm giữ nước cốt đặc trưng màu hồng nhạt hấp dẫn cho mắm thành dung dịch sền sệt, mịn màng trông thật bắt mắt. Dung dịch này và phần bã ép lại đem phơi nắng trong một tuần nếu nắng tốt, hoặc mười ngày nếu nắng yếu. Đến khi mắm cô đặc lại, phần bã cũng khô hẳn. Trung bình cứ chế biến 3kg tôm bạc đất tươi sẽ cho ra 1kg mắm tôm chà thành phẩm mịn ướt, thơm lừng. Nói thì đơn giản, nhưng thực hiện nghề này không phải dễ. Đây là nghề cha truyền con nối mới có được những bí quyết tuyệt chiêu như: định lượng trong khâu tự chế cách ướp, nêm nếm sao cho hợp khẩu vị! Bởi vì chỉ sơ sẩy trong việc đậy hoặc đồ dùng mất vệ sinh hay nêm quá tay một chút, mắm sẽ bị biến đổi mùi vị, mất ngon! Sức cuốn hút nhiều thực khách của mắm tôm chà Gò Công là hương vị dễ chịu, thơm ngon, không mùi khăm khẳm, lại hợp với các loại rau quả có vị chua... Mắm tôm chà Gò Công đã góp mặt trên thị trường nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada. Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất mắm tôm chà hiệu Kim Sa cung cấp cho thị trường hàng trăm ký mắm thành phẩm!
Đêm Gò Công yên lắng, buồn hiu... nên tôi chỉ ghé qua chợ chơi chút rồi về ngủ thẳng giấc đến sáng. Sáng sớm thì tôi đã chạy ra chợ Gò Công ăn sáng rồi chạy đến đền thờ & mộ ông Trương Định, khu nhà ông Phạm Đăng Hưng, Trường THPT Thị xã Gò Công,nhà thờ Thánh Tâm... ra Quốc lộ 50 - hướng về Chợ Gạo & Mỹ Tho, thay vì về Sài Gòn. Ghé qua Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng, trước 1975 là ổ VC nằm vùng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19; Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.
Ghé vô Mỹ Tho thăm dì 6 xong, tôi qua cầu Rạch Miễu đi thẳng vô thị xã Bến Tre. Bến Tre cũng khang trang hơn, nhất là sau khi có cầu Rạch Miễu thì con đường đi thẳng vô thị xã Bến Tre rộng rãi, thoáng đãng hơn, có dải phân cách trồng cây cảnh & cột đèn. Mưa ập xuống bất ngờ nên tôi lái xe gắn máy đi thẳng về huyện Giồng Trôm. Đến chợ Giồng Trôm thì tạnh mưa, trời nóng như đổ lửa, vừa ăn cơm, vừa uống nước mía (thay vì nước dừa) mà mồ hôi rớt lộp độp ! Leo lên võng đung đưa mà ngủ quên hồi nào không hay... Chiều xuống, lái xe gắn máy đi thẳng về huyện Ba Tri nhưng mưa bất ngờ ập xuống... Mặc kệ, cứ đi. Đến chợ Ba Tri thì tạnh mưa, ghé vào nhà ông 6 coi bói để xem tình duyên, gia đạo, công danh sự nghiệp ra sao. Ra cảng Ba Tri định mua tôm cua nhưng chẳng mua được gì mà vẫn phải trả tiền vé vào cảng. Quẹo vô bãi Ngao thì con đường đang làm nên không đi vô được. Ra chợ Ba Tri thì quán xá đóng cửa, đành ăn chè để nghĩ ngơi rồi chạy thẳng một lèo vô thị xã Bến Tre, ra nhà hàng nổi thấy bảng giá chặt chém kinh khủng nên đành gọi 3 món: lẫu canh chua cá, gỏi tôm thịt cổ hủ dừa, nghêu xào lá quế. Thà ra chợ ăn ngon & rẻ hơn chứ nhà hàng nổi quá tệ & mắc ! Ăn xong, lái xe gắn máy đi thẳng về huyện Giồng Trôm mà đường sá vắng hoe, thiếu ánh sáng của đèn đường nên về đến nhà thì ai nấy tắm rửa, thay đồ xong là lăn đùng ra ngủ khò.
Sáng hôm sau, tôi đi mua bánh tráng Mỹ Lồng với bánh phồng Sơn Đốc cùng với kẹo dừa Bến Tre đem về Mỹ làm quà cho bạn bè. Đây là đặc sản, niềm tự hào của người dân xứ dừa Bến Tre. Mỹ Lồng nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Thứ bánh tráng dừa đó được chia làm ba loại, bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa... Các lò bánh tráng Mỹ Lồng tập trung nhiều nhất ở ấp Nghĩa Huấn, nhưng đặc biệt bánh thuộc các lò ở khu II, khu IV vẫn được đánh giá là ngon hơn. Theo người dân ở đây thì cái khác rõ rệt nhất của bánh tráng Mỹ Lồng với bánh vùng khác là bánh được làm từ gạo dẻo và nước cốt dừa đậm đặc... Công việc của nghề làm bánh tráng bắt đầu từ lúc ba giờ chiều. Ngâm bột, nạo dừa. Khuya đến xay bột, ép nước cốt, gần sáng tráng bánh đi phơi. Nói thì đơn giản, nhưng để có một cái bánh tráng vừa tròn, vừa mỏng đều phải nhờ bàn tay khéo léo và biết bao giọt mồ hôi. Bánh Mỹ Lồng còn có thêm loại bánh nem (bánh tráng cuốn) vừa mỏng, vừa dai, vừa tay cuốn. Loại bánh nem này hiện có mặt ở rất nhiều các nhà hàng sang trọng chốn thị thành...
Từ Mỹ Thạnh đi tiếp về hướng Ba Tri mười cây số, gặp ngã ba có bày bán thiệt nhiều dừa, rẽ tay phải chưa đầy cây số là về đến Sơn Đốc. Chỉ với ba, bốn lò bánh trong vòng vài chục năm trước đây, bánh phồng Sơn Đốc vẫn giữ vững được truyền thống và danh tiếng của mình. Tấm bánh phồng Sơn Đốc thơm lừng, vừa ngọt, vừa giòn, vừa bùi vừa béo vẫn là thứ quà mà trẻ nhỏ ở những vùng quê miền tây trông đợi khi bà, khi mẹ đi chợ về. Có lẽ làm bánh phồng còn cực hơn cả bánh tráng. Nguyên liệu chính được làm từ nếp, nhưng phải đồ thành xôi, cho vào cối "quết" nhuyễn cùng với các phụ liệu khác, rồi mới cán mỏng đem phơi. Cũng như bánh tráng, phơi bánh phồng là một kỳ công. Phải vừa nắng, nắng quá bánh sẽ chai, gặp mưa xuống là kể như bỏ. Một chục lít nếp (1 lít bằng khoảng 600 gam) cán chừng hơn ba trăm bánh, công việc bắt đầu khoảng 3 giờ sáng và kết thúc khi nắng vừa lên. Khó nhất là khâu quết bánh, năm người đàn ông làm cật lực để quết mỗi mẻ năm lít nếp. Vào làng nghề quết bánh phồng mỗi sáng, tiếng chày thậm thịch rộn rã khác thường. Bình thường mỗi lò quết khoảng ba bốn chục lít nếp mỗi ngày. Cao điểm nhất là vào dịp Tết, có khi đến hai trăm lít.
Đặc sản kẹo dừa Bến Tre xuất xứ từ huyện Mỏ Cày, có từ trước những năm 1960, nên lúc đó người ta gọi là kẹo Mỏ Cày. Công thức làm ra những viên kẹo Mỏ Cày thật đơn giản: Đường thùng (đường mía) hòa nước cốt dừa, mạch nha rồi đem lên chảo, quậy cho tới; xuống chảo, vô khuôn rồi xắt ra thành từng viên kẹo nhỏ. Lúc này, kẹo Mỏ Cày hình vuông, dẹt, to chỉ bằng đầu ngón tay cái. Sau năm 1975, cũng với công thức trên, nhưng viên kẹo được xắt to hơn, có hình chữ nhật, được gọi chung là kẹo dừa. Nói công thức làm ra kẹo dừa nghe đơn giản, nhưng để làm ra loại kẹo dừa càng ăn càng bắt ghiền, còn gọi là “kẹo béo”, thì chủ nhân lò kẹo phải có kinh nghiệm tay nghề, nhất là không “mánh” trong khâu pha chế. Nói thế có nghĩa là lượng nước cốt dừa, đường (đường thùng và đường cát), mạch nha trong một nồi nước hòa không bị rút bớt để người sản xuất thu lời nhiều hơn. Đó còn gọi là loại “kẹo ngang”.
Image
Sản xuất kẹo dừa xuất khẩu
Thời bao cấp, bắt đầu từ năm 1982 – 1990, sản phẩm kẹo dừa sản xuất tại Bến Tre đắt như tôm tươi. Toàn tỉnh mà tập trung nhất là tại thị xã Bến Tre và huyện Mỏ Cày, có trên 300 cơ sở sản xuất lớn nhỏ, với mỗi cơ sở từ 30-50 nhân công. Hầu hết nhân công làm kẹo là lao động nghèo tại thành thị, vùng ven, nông thôn. Nghề làm kẹo truyền thống tạo cho họ nguồn thu nhập tương đối sống được. Kẹo dừa sau khi có mặt khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Trung, kẹo tiếp tục mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc và sẵn đà đó tiến luôn sang Campuchia, Lào và đặc biệt là Trung Quốc – thị trường khổng lồ với cả tỷ dân. Tại Trung Quốc, kẹo dừa mang nhãn hiệu Bến Tre của “Bà Hai mắt kiếng” (bà Phạm Thị Tỏ, Công ty TNHH Đông Á) bán rất đắt hàng. Thanh danh một đặc sản của Bến Tre càng lúc được nhiều người Trung Quốc biết đến. Tại quê nhà, Công ty TNHH Đông Á dồn sức sản xuất kẹo dừa cho thị trường Trung Quốc. Công ty TNHH Đông Á lớn mạnh từ đó. Thế rồi, kẹo dừa nhãn hiệu Bến Tre bị người Trung Quốc làm giả. Bị làm giả, bà Hai đi kiện. Một thân một mình bà Hai Tỏ từ Việt Nam lặn lội sang tận Trung Quốc để kiện, mọi việc diễn ra thật cam go nhưng cuối cùng bà đã thắng kiện. Người ta biết nhiều đến “Bà Hai mắt kiếng – Bến Tre” cũng từ vụ đi kiện tiên phong dành lại thương hiệu này.
Tại Lào, những đợt kẹo dừa đầu tiên từ Bến Tre sang đây (1982) cũng được những người bạn trên đất triệu voi ưa thích, kẹo bán rất đắt hàng. Một người bạn của tôi, lúc đó chở kẹo dừa sang Lào bán, nói: “Xe vừa chở kẹo qua, xuống hàng, có người mua ngay một bịch kẹo nửa kí rồi đứng bên cạnh xe, ăn một mạch gần hết bịch. Có phải họ thích chất béo, thứ chất béo từ trái dừa trên đất cù lao Bến Tre?” Thế nhưng, khi kẹo dừa đang bán chạy ngon trớn thì bắt đầu xuất hiện chuyện cạnh tranh không cần nghĩ đến tương lai của các cơ sở sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre. Khi hàng kẹo được đặt làm với số lượng lớn, sản xuất ồ ạt cho kịp thời gian giao hàng, nhiều cơ sở đã mở rộng ra với nhiều “vệ tinh” (cơ sở gia công) và biến kẹo béo xuống thành “kẹo ngang”! Kẹo béo sản xuất với mạch nha nếp, còn “kẹo ngang” được thay vào bằng mạch nha Tây (làm từ củ mì), làm cho viên kẹo cứng hơn kẹo béo, để lâu kẹo lại mau chảy nên khi không bán được, hàng bị trả về kể như chủ cơ sở sản xuất ôm trọn! Rất nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa lúc đó bị phá sản, nợ nần chồng chất cũng từ chuyện làm “kẹo ngang”! Một chủ lò kẹo tâm sự: “Sau năm 1997, dừa khô bắt đầu được xuất thô ào ạt sang Trung Quốc, đó là điều kiện thuận lợi để người Trung Quốc sản xuất ra viên kẹo dừa giống hệt như tại Bến Tre. Với lại, như mọi người biết, công thức và kỹ thuật sản xuất kẹo dừa cũng đâu phải là điều gì kỳ bí, cao siêu”. Nhưng với kẹo dừa như kẹo dừa nhãn hiệu Thanh Long chẳng hạn, doanh nghiệp này không có tham vọng đem sản phẩm của mình đi chinh phục ở hải ngoại. Trên 30 năm rồi, vẫn với công thức và chất lượng truyền thống được gìn giữ, thương hiệu kẹo dừa Thanh Long chiếm thị phần vững vàng trong nước.
Kẹo dừa nhãn hiệu Bến Tre sau thời gian dài xuất khẩu sang Trung Quốc, nay quay về với thị trường trong nước, làm cho cuộc cạnh tranh giữa các “đại gia” kẹo dừa tại Bến Tre nóng lên từng ngày. Trên quốc lộ 60, cửa ngõ vào thị xã Bến Tre hay trên những tỉnh lộ về các huyện, đâu đâu cũng thấy các thương hiệu kẹo dừa tranh nhau quảng bá, san sát. Cuộc cạnh tranh đang hồi nóng lên thì lúc này đây, giá dừa khô để sản xuất kẹo dừa hiện đã lên trên 50.000đ/chục (12 trái), khiến nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre phải tạm ngưng hoạt động vì sản xuất không có lãi hoặc chỉ sản xuất cầm chừng để giữ chân thợ. Tại thị xã Bến Tre và huyện Mỏ Cày, Châu Thành có trên 100 cơ sở sản xuất kẹo dừa, thì hiện nay khoảng 80% cơ sở đang ngưng hoạt động. Các chủ cơ sở sản xuất kẹo dừa cho biết, đây là lần đầu tiên mà họ phải đối mặt và giải bài toán hóc búa giữa nguyên liệu đầu vào, tiền nhân công và giá đầu ra thị trường có thể chấp nhận cho sản phẩm truyền thống này. Khi được hỏi “Giá kẹo dừa ngon (béo) hiện 18.000 - 20.000đ/kg, không thể sản xuất nổi sao?”, chủ lò kẹo Hương Lan giãi bày: “Giá dừa 50.000đ/chục, cộng với giá đường cát, mạch nha như hiện nay, chỉ có thể sản xuất cầm cự. Còn như giá dừa tiếp tục lên cao, tất nhiên giá kẹo bán ra phải tăng thêm nữa, mà tăng như vậy chắc gì được thị trường chấp nhận”.
Image
Đóng gói kẹo dừa
Các cơ sở sản xuất kẹo dừa hiện không thể mua nổi dừa để sản xuất vì tổng sản lượng dừa tại Bến Tre giảm nhiều sau bão Durian (bão số 9 – tháng 12-2006). Càng gay gắt hơn khi chủ vườn xuất bán dừa khô nguyên trái sang Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia với số lượng lớn, liên tục và với giá luôn cao hơn nội địa. Ông Sáu Thịnh, chủ vườn dừa tại xã Bình Phú, thị xã Bến Tre, đăm chiêu: “Tôi có 3,5 công đất trồng dừa (3.500 m2). Năm ngoái, vào thời điểm này, tôi thu hoạch trên 300 dừa khô nhưng hiện nay chỉ còn phân nửa. Hồi bão số 9 đi qua, hầu hết vườn dừa tại Bến Tre đều bị “thần phong” vặn cổ, bông dừa, trái dừa non rụng tơi bời!”. Giá dừa lên cao vút, một chủ lò kẹo vừa cho thợ nghỉ, than: “Trong sản xuất kẹo dừa, việc giữ chân thợ là hết sức quan trọng. Bởi vì, “tay ngang” làm sao đôi ba bữa có thể trở thành người thợ làm kẹo. Thế nên, đã ngưng hoạt động thì sau đó sẽ rất khó tìm thợ cho cơ sở mình!”
Hiện nay, giá nguyên phụ liệu ngày càng lên cao (như dừa chẳng hạn), làm đội giá thành. Vậy nên, để có thể đứng vững và phát triển lâu dài, chúng tôi phải tính toán hết sức chi li: Trong sản xuất, không còn con đường nào khác hơn là phải tạo ra dòng sản phẩm cho cơ sở của mình dựa trên các phương thức sản xuất truyền thống, đặc biệt là từ chất lượng của cây trái trồng trên đất cù lao Bến Tre. Các sản phẩm kẹo của cơ sở chúng tôi không sử dụng chất bảo quản, oxit titan để làm trắng kẹo cũng như đường hóa học hay ét-xăn để tạo mùi”. Vì lợi nhuận cao, không ít cơ sở sản xuất kẹo dừa đã sử dụng những hóa chất trên nên đã đánh mất thanh danh đặc sản kẹo dừa Bến Tre một cách đáng tiếc. Giờ đây, đường đi của sản phẩm kẹo dừa đang hẹp lại, người ta cũng sợ ngọt & béo hơn với bệnh tiểu đường + cao huyết áp; vậy nên sẽ khó tồn tại nếu sản xuất mà không duy trì chất lượng “như thuở ban đầu” của kẹo dừa Bến Tre.
Trưa hôm sau, tôi đi về Saigon, ghé vô chợ Mỹ Tho và Mekong Express... Vừa ra khỏi Tân Hương thì mưa bất ngờ ập xuống... Qua khỏi Tân An thì đường ngập nước, xe tắt máy, dẫn bộ một đoạn mới gặp một chòi sửa xe ven đường do 2 vợ chồng trẻ từ miền Bắc mới vào đây lập nghiệp với 2 đứa con nhỏ. Khổ nỗi tay nghề yếu kém mà 2 vợ chồng trẻ này lại làm ăn thiếu lương thiện khi nói với tôi là phải thay cục pin lửa (IC =Capasitive Dischager Ignition Unit) hàng Nhật với giá $320.000 + cộng tiền công nhưng khi về Saigon thì mới biết họ xài hàng TQ ! Kiểu làm ăn này sẽ khó khá nỗi. Về đến Saigon, tôi đến thẳng Hà Ký trên đường Tạ Uyên(Tôn Thọ Tường) ăn cơm gà + thịt quay rồi qua ăn chè hột gà trà, sâm bổ lượng để tự "bồi dưỡng".

0915-baclieu1.jpg
2 hôm sau, tôi phải đi Bạc Liêu & Cà Mau ngay. Sáng sớm, tui đi xe ôm ra nhà xe đi Bạc Liêu. Đến chiều, tôi đến Bạc Liêu rồi đi xe về nhà anh Sự ở gần Bưu Điện Hòa Bình. 2 anh em kéo nhau ra chợ Bạc Liêu chơi, ăn bún mắm, uống sữa đậu nành, đậu xanh rồi ra khu quy hoạch mới ven sông. Anh Sự cho biết BL sẽ là thành phố với ông bí thư tỉnh ủy mới trẻ hơn, hy vọng sẽ đưa BL lên. Đường Nguyễn Tất Thành, Hòa Bình thênh thang rộng rãi với nhiều công thự nguy nga, đồ sộ, BL giàu thiệt ! Đi qua trường đại học, công viên Lê Thị Riêng với con đường mới sẽ giúp cho bà con đi thẳng về Cà Mau mà không cần đi qua thị xã BL.
Sáng hôm sau, tôi phải đi Hộ Phòng và đi ra Đất Mũi. Hộ Phòng bây giờ khá hơn xưa nhiều. Khoái nhất là ăn cua gạch với giá $100.000/ kg. Đi qua nhà thờ Tắc Sậy với mộ của cha Trương Bửu Diệp, đồng Nọc Nạn, trại giam Cây Gừa...
Đến Cà Mau, chúng tôi hối hả ra bến tàu cao tốc ở gần chân cầu Gành Hào mới để kịp đi ra Đất Mũi. Tàu cao tốc đi từ Cà Mau xuống Đất Mũi chở khách giá mỗi lượt là $130.000/ người, khoảng 2g30' thì đến Rạch Cái Tàu sau khi ghé qua nhiều trạm rước khách(Đầm Cùng, Năm Căn, Nhưng Miên,Ông Trang, v.v...). Trời nắng cháy da. Tôi đón xe ôm vô khu du lịch Đất Mũi, lệ phí vô cửa:$10.000/ người. Khu này có nhà hàng, nhà trọ nhưng nổi bật nhất là Cột Mốc QG và con tàu ghi tọa độ, gần đó là mấy cây do các vị lãnh đạo Đảng & Nhà Nước trồng làm kỷ niệm. Trở ra chợ Đất Mũi ăn trưa, có món vọp hấp lá gừng là độc đáo nhưng 1 trái dừa giá $15.000 thì quả là ....đập đổ. Rời Đất Mũi trở về Cà Mau khoảng 5g chiều.
Tại Năm Căn, bạn có thể đi xe bus về Cà Mau, cũng có thể thưởng thức món ngon tại các quán: Hòa Ký, 155, 222, AAA, Thịt chó Nhật Trường, KS DL Công đoàn ..., uống sinh tố, cafe tại quán Sinh tố Liên. Bạn có thể chụp ảnh kỷ niệm tại Tượng đài của Thị Trấn với Biểu tượng Mũi Cà Mau, đi chợ Năm Căn (nổi tiếng với Cua Năm Căn, hải sản tươi sống, tôm đất khô, các món cá khô) (hoa quả và rau thì đều từ trên mang xuống nên ko phải đặc sản nhé), đũa đước và mật ong; có thể đi thăm vườn chim Cái Nai - một “vương quốc” thu nhỏ của các loài chim, bạn có thể thoả sức ngắm chim muông và tận hưởng những giờ phút thư giãn bên những túp lều mát rượi giữa rừng đước bạt ngàn, thưởng thức những món hải sản bình dị, dân dã của vùng sông nước Cà Mau. Khá nhiều người từ miền Bắc đã vào Cà Mau lập nghiệp, cưới vợ và khá thành công.

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.
Hiện nay nếu xét chi li thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.
Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' (hoặc 8°30') độ vĩ Bắc, 104°40' (hoặc 104°50') độ kinh Đông.
Hòn Khoai
Rừng đước Năm Căn
Hòn đá Bạc
Rừng U Minh

Mũi Cà Mau
Chợ nổi Cái Nước
Tượng đài Năm Căn
Đường về Đất Mũi mênh mông biển- trời
Điện lưới quốc gia đã về Đất Mũi
Đền thờ Bác Hồ ở ngã ba Rạch Ông Trang (ngôi đền được lập từ kháng chiến chống Mỹ)
Đáy
Trại nuôi tôm giống
Chợ Đất Mũi
Vá lưới
Học sinh đi học
Đất Mũi hôm nay
Hành hương về Đất Mũi
Mốc toạ độ
Đước sẽ mọc thành rừng gỗ cứng
Trở về BL khoảng 9g đêm nên tôi tắm xong là lăn ra giường ngủ ngay.Sáng hôm sau, tôi và anh Sự chạy ra thị xã BL thiệt sớm, dạo quanh đường Hòa Bình, Nguyễn Tất Thành... rồi đến đền thờ ông Cao Văn Lầu, ra Giồng Nhãn, Nhà Mát, đến chùa Xiêm Cán, coi cây xoài 300 năm. Trở về thị xã BL, ghé vô ăn sáng ở nhà công tử BL xong là phải ra xe khách Cty Phương Trang để kịp về SG. Đứng thứ 2 sau cty Mai Linh nhưng xe khách Cty Phương Trang có vẻ phục vụ rất chuyên nghiệp; nhất là khi ghé trạm dừng chân ở Cái Bè, Tiền Giang thì tôi mới chưng hửng trước sự bề thế, rộng lớn tuy cơm trưa & hủ tíu cũng như café quá dở & mắc. Về đến bến xe miền tây, tôi phải đón xe về nhà chứ không có xe ôm như các cty xe khách tốc hành khác.

No comments:

Post a Comment