Du lịch Tiệp Khắc, Romania và Bulgaria
1.Tiệp Khắc: Chúng tôi đi Praha - thủ đô của Cộng hoà Tiệp/ Séc (Czech Republic / Česká republika), gọi tắt là Tiệp (Czech: Česko, IPA: [ʧɛsko])) vì nghe nói Praha là một đô thị đẹp nhất của Âu châu, như nhiều sách hướng dẩn du lịch khẳng định như vậy. Riêng anh bạn ở Tiệp thì cho là Praha đẹp nhất là vào mùa thu. Từ Wien (Áo), chúng tôi bay thẳng đến phi trường Praha. Phi trường nhỏ, du khách tấp nập. Muốn tìm gặp vài anh bạn sinh hoạt trên Paltalk mà lại không biết tên thật, số phone hay địa chỉ nên đành chịu thua. Cũng may là có một anh bạn ở Áo tình nguyện làm tour guide để đưa chúng tôi đi Tiệp.Quốc Hội Czech
a. Praha:
Tiệp Khắc là tên tiếng Việt của Czechslovakia. Thành phố Praha có khoảng 1,2 triệu dân. Thành phố này được xây dựng từ nửa sau thế kỷ thứ 10(trên 1000 năm !), chưa từng bị chiến tranh tàn phá nên còn nguyên vẹn những kiến trúc nguyên thủy. Trên diện tích 500 km2 ở độ cao 177m đến 391m so với mặt biển nhìn xuống sông Vitara, Praha được mệnh danh là “thành phố nạm vàng” hay “thành phố 100 ngọn tháp” với nhiều tu viện, giáo đường theo kiểu Roman và Gothic cùng nhiều ngôi nhà cổ. Praha có tất cả 347 tháp, là thành phố du lịch thu hút rất nhiều du khách cả khi còn thuộc khối Cộng sản. Trước đây thì du khách phần đông là những sinh viên học sinh nhưng sau cuộc “cách mạng nhung” 1989 thì số du khách tăng vọt mỗi năm lên đến khoãng 20 triệu, và đặc biệt mùa Thu là mùa mà thu hút những cặp tình nhân đến với Praha vào những ngày cuối tuần.Từ thế kỷ thứ 9, một lâu đài tên Praha đã được xây trên 45 ha bãi bồi gần cầu Manesuw bây giờ và đến thế kỷ thứ 10, một pháo đài được xây. Praha đã có từ năm 965 và một thương gia Ả Rập, Ibrahim ibu Yakub đã viết ca ngợi vẻ đẹp và sự buôn bán sần uất của Praha. Trào vua Wenceslas I đã cho xây những tường thành (1700m) quanh thị trấn cổ Praha(lúc ấy rộng 140 ha), với nhiều ngôi nhà cổ kiểu Roman quí tộc mà ngày nay vẫn còn mà tầng trệt là những quán rượu (bar).Quận 2 của Praha cũng có tường thành bao bọc (được vua Charles IV nới rộng gấp đôi từ năm 1360), như khu Hungry Wall trên đồi Petrin. Quận 3 được xây từ năm 1320 thời vua John Luxembourg và vua Charles IV(con của John) mở rộng hơn. Quận 4 cũng được vua Charles IV xay từ năm 1348 và được gọi là Praha mới với diện tích 360 ha với 3500m tường thành (lớn hơn Paris, nhỏ hơn Roma). các khu phố được thiết kế vuông vức bên những quảng trường lớn như quảng trường Charles rộng 80.500m2 và nhiều tu viện, nhà thờ rải rác. Mỗi bên bờ sông Vitava là 2 thị trấn, mỗi thị trấn có tòa thị sảnh và huy hiệu riêng với tường thành bao bọc và chỉ hợp nhất từ năm 1784 với vua Joseph.Một vài thắng cảnh nổi tiếng của Praha mà chúng ta nên nhắc đến và phải ghé qua:a. Praha:
- lâu đài Praha: đây là hòang cung được vua Vladislav Jagellon xây từ năm 1492 -1502, thường tổ chức những lễ nghi chính thức; kể cả việc bầu cử và tấn phong Tổng thống. Trong khu này còn có nhà thờ chư thánh (do KTS Peter Parler xây), kế bên là nhà thờ Táhnh George. Tu viện nữ tu Benadictine là 1 trong những tu viện lâu đời nhất vào thế kỷ 10 nằm trong khu này và nay là viện bảo tàng hội họa quốc gia. Đáng kể nhất là cung điện thứ 3 là phần cổ kính nhất (xây từ thế kỷ thứ 9).
- nhà thờ Praha (vương miện của vua Tiệp được cất giữ tại nhà nguyện St Wencaslas và nhiều ông vua Tiệp cũng an nghĩ tại đây).
- Phủ Tổng Thống là 1 trong những lâu đài cổ trên đồi Stranov. Du khách chỉ được xem một phần lâu đài, phần bên kia là nơi làm việc của Tổng thống và bộ tham mưu. Trước cửa lâu đài, 2 lính gác mặc quần áo hiệp sĩ cầm kiếm đứng gác im lìm y như bên Anh, cứ 30 phút đổi gác.
Praha, thành phố vàng của châu Âu, hàng năm đón cả chục triệu lượt khách du lịch về đây tham quan. Một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở thành phố trăm ngọn tháp này là chiếc cầu nối giữa phố cổ Staré Město (Old Town) và khu Malá Strana ở phía bên kia bờ sông Vltava.
Cả nhóm đến Praha vào một ngày tháng tám, thời tiết tuy không chiều lòng người nhưng ai cũng hào hứng đón nhận những gì thành phố này bày ra cho bàn dân thiên hạ thưởng thức. Việc đầu tiên mà chúng tôi phải làm là rảo bước thẳng hướng cây cầu trứ danh: cầu Charles. Ai cũng kêu tôi phải đến coi và chụp hình cầu Charles, hồ nước Krizik, những ngôi nhà thờ & lâu đài cổ và các viện bảo tàng... nhưng phải nói là ai cũng mê kiến trúc Praha, nhà cửa ở đây vẫn tồn tại hình ảnh của thời trung cổ, thời gian gần như dừng lại khi dạo trên phố xá Tiệp.
Cầu Charles được gắn liền với tên của vị hoàng đế Charles IV. Được xây dựng năm 1357 theo kiến trúc gothic của kiến trúc sư Petr Parléř, người xây dựng nhà thờ St.Vitus hoành tráng trong khuôn viên lâu đài (Praský hrad), cây cầu được làm hoàn toàn bằng đá.Theo truyền thuyết, khi xây dựng cầu họ đã cho thêm lòng đỏ trứng vào vữa để nó thêm chắc chắn. Chả thế mà cây cầu vẫn đứng vững sau hơn 650 năm trải qua bao mùa mưa lũ, kể cả trận lũ lớn nhất trong lịch sử 500 năm gần đây, năm 2002.
Cầu Charles |
Cầu Charles không phải là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Vltava ở Praha. Tại địa điểm mà nó hiện tọa lạc, cầu Judith đã đứng đó từ năm 1172-1342 thì bị sụp xuống sông sau một trận lụt. Nhưng hiện tại Charles vẫn là cầu đá lâu đời nhất châu Âu còn được sử dụng.Cầu dài 520m, rộng 9m, hai đầu cầu phía hai bờ sông là tháp Staroměstská ở phía phố cổ và tháp Malostranská ở phía Malá Strana. Dọc hai thành cầu là 30 bức tượng mang kiến trúc barocque được dựng lên từ thế kỷ 17. Phần lớn những tượng hiện được đặt trên cầu là những bản copy, những bức tượng gốc được trưng bày ở Bảo tàng Lapidarium.Bức tượng nổi tiếng nhất trên cây cầu này có lẽ là bức tượng thánh John of Nepomuk. Thánh Nepomuk là cha xứ và phó tổng giám mục Praha. Trên cương vị này ông đã không đồng tình với vua Vaclave IV trong việc cử người cho chức danh tu viện trưởng vùng Kladruby. Vì lý do đó ông bị bắt, tra tấn và cho trôi sông đến chết. 400 năm sau khi chết, (1729) ông được giáo hoàng Benedict XIII và nhà thờ phong thánh và được người đời mến mộ.Truyền thuyết thì kể rằng vua Vaclave cho bắt cha xứ John of Nepomuk vì muốn biết vợ ông đã xưng tội như thế nào. Tất nhiên Nepomuk không tiết lộ nên bị tra tấn, bị giết và ném xuống sông. Ngày nay Thánh Nepomuk được dựng tượng khắp nơi - ông là thánh bảo hộ của những cây cầu, của các cha xứ, của sự bảo mật xưng tội và của cả Bohemia. Có lẽ vì lẽ đó mà ai đi qua cây cầu này cũng đều sờ tay vào bức tượng để cầu may mắn và mong một ngày sẽ trở lại Praha.
Cầu Charles là một cây cầu đẹp, lãng mạn bậc nhất, chả thế mà các đôi tình nhân hay vợ chồng mới cưới đua nhau đến đây chụp ảnh kỷ niệm. Hôm đến đây, chúng tôi đã chứng kiến ít nhất hai đôi cô dâu chú rể đang tươi cười chụp ảnh. Du khách cũng hòa vào niềm vui và cố chụp lấy vài tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của họ.Cầu chỉ dành cho người đi bộ và cũng như mọi lần cây cầu vẫn ngày đêm nhộn nhịp du khách, các quầy bán quà lưu niệm và những nghệ sĩ đường phố. Họ đàn, hát, vẽ và tất nhiên là không thể thiếu những nghệ sĩ diễn kịch rối. Trong khung cảnh lãng mạn như thế du khách có thể bỏ tiền mua đủ thứ mà bình thường chắc cũng chẳng mấy khi để ý tới.Lãng mạn nhất là khi chính mình được hưởng những giây phút ngọt ngào trên cây cầu, khi bạn được cầm tay và hôn người bạn yêu thương, được cùng người ấy tay trong tay lang thang từ đầu cầu bên này đến đầu cầu bên, thi thoảng dừng lại cùng nhau thưởng thức lâu đài Praha và cả thành phố lung linh soi bóng xuống dòng sông Vltava. Đi trên cầu, tôi có cảm tưởng được trở về thời trung cổ châu Âu. Bởi vậy tôi mê Praha hơn Paris.
Và bạn đừng quên cùng người yêu hay bạn đồng hành chạm một lần vào tượng Thánh Nepomuk để cầu mong hạnh phúc, may mắn và hẹn ngày trở lại Praha cũng như trở lại cây cầu này nhé.
- Quảng trường "con gà trống" là nơi mà du khách có thể nghe gà trống gáy vào lúc 12 giờ trưa từ chiếc đồng hồ lớn (Astronomical clock) đặt trên tòa nhà (Town Hall) ở giữa quảng trường. Không chỉ vậy, du khách còn được ngắm những cô gái zigane ngồi đánh bím tóc cho nhau trong khi nghe hòa nhạc hay xem xiếc rong y như ngày xưa.Sau đó, đừng quên đến thăm tu viện St George, tháp Vysehrad Citadel gần Corinthia Towers Hotel (cao 200 m) và Quốc Hội. Cách đó 500m là nhà thờ St Peter và St Paul. Đi thêm 2 km là rạp hát quốc gia(National Theatre) và Charles Square, gần đó là Metro station Vysehrad. Nhớ chụp hình trước dinh tổng thống và phải ghé qua Vương cung thánh đường St. Vitus (St. Vituskatedralen) được xây cất ròng rã trong 580 năm và lâu đài Hradcany (Prague Castle) là 2 thắng tích nổi danh.Praha còn có tháp chuông cổ Orloi, Cung điện mùa hè hoàng gia Tiệp "Belle villa" (tòa nhà đẹp nhất thời phục hưng, xây từ năm 1538, với đài phun nước ngay giữa cung điện là đài phun nước đẹp nhất Praha) và những di tích của các triều đại Bohemia - Charles - Hapsburg -Rudolf II, như cầu Charles (xưa nhất Praha) và cầu Juditin Most (cầu đá lớn thứ 2 ở Trung Âu). Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như trường đại học Charles (xây từ năm 1348), Bảo tàng quốc gia (National Gallery), hay thánh đường Do Thái Jerusalem Synagogue (xây từ 1906 -1907 bởi Wilhelm Stiassny/ Bratislava), hoặc Milunić và Gehry's Dancing House. Praha có một cộng đồng (ghetto) Do Thái rất đông và lâu đời. Đừng quên Praha ở trung tâm châu Âu nên đây là vị trí thuận lợi cho giao thương và du lịch. Từ trên đỉnh đồi Stranov nhìn xuống Praha với dòng sông Vitava mới thấy Praha là một bức tranh tuyệt đẹp ! Hàng chục cầu đá, biết bao tượng đài, các khu phố cổ với nhiều tầng cao thấp bên những biệt thự nằm cheo leo bên sườn đồi và những con đường uốn lượn quanh những thung lũng xanh. Nhớ ngồi tàu dạo chơi trên sông y như đi bateau mouche trên sông Seine ở Paris. Mua vé tàu Prazska paroplavebni spolecnost ships chỉ có 100Kc/người từ Praha qua bên kia Troja, vừa nhâm nhi Smirnoff hay beer, vừa ngắm nhìn quang cảnh 2 bên bờ sông. Qua Troja, ghé thảo cầm viên Praha hay lên thăm lâu đài Troja. Praha có sinh hoạt văn hóa rất phong phú, những nhà hát thành phố, nhà nhạc kịch quốc gia (Nationalteatre), các nhà thờ (St. Nicholaus church) cung ứng nhiều buổi trình diễn nhạc kịch opera, hòa nhạc và còn rất nhiều những bảo tàng viện ở Praha, mà nếu có thời gian thì bạn chớ bỏ qua. Phương tiện di chuyển công cộng của Praha gồm có xe buýt, xe tram, xe lửa rất thuận tiện và rẻ tiền. Lúc đó, chúng tôi trả 12kü/vé (khoảng 40 cent tiền Mỹ) thì có thể đi đủ các loại metro, xe điện, xe buýt trong vòng 90 phút và lịch trình xe chạy cứ 3' -5' là có xe, không phải đợi lâu. Vé phải mua trước ở khách sạn bạn ở là tiện nhất, lên xe phải đưa thẻ vào máy bấm thì có ghi giờ để mình biết là sau một tiếng rưỡi thì vé hết hạn. Muốn sử dụng xe taxi khi di chuyển từ phi trường tới khách sạn và ngược lại thì giá cả phải giao kèo trước khi bước vào xe, không thôi sẽ bị “đập” mà không hay. Sản phẩm của Tiệp nổi tiếng từ lâu là các đồ phalê có phẩm chất cao và giá rẻ, nổi tiếng nhất là hiệu Bohemia trong khu Chrystalex ở quảng trường Malé Námésti hay tiệm Novy Bor, tiệm Art ở Celetná 15, Praha 1. Du khách thích ghé shopping ở khu Flora Palace, khu Metropolis ở Zlicin, bình dân hơn thì vô Tesco trong khu Narodni Trida hay Carrefour trong khu Eden, khu Mustek & Vaclavske Namesti. Đến Tiệp phải uống beer Tiệp(nghe nói beer Budweiser cũng có nguồn gốc từ Tiệp!), nhất là beer đen nấu bằng lúa mạch(malt), ăn bánh mì tỏi(garlic bread) hay làm bằng khoai tây, ghé vô những tiệm “cukrarna” (gọi tắt là “cukr”) mua vài bánh Tiệp , lẩu “Gagu” (3 loại: Lẩu Gagu sườn, Gagu bò, Gagu gà). Vài hiệu beer Tiệp nổi tiếng như: Pilsner Urquell (Plzensky Prazdroj), Staropramen, Gambrinus, Krusovice, Radegast, Budvar, v.v... Chúng tôi ghé vô quán beer U Fleků (Křemencova 11, New Town, Prague 1) nhậu thử 6 loại beer Tiệp, ăn Svičková , Rajská, Guláš, Smažený Sýr,Tatarská Omáčka...
Hôm sau, chúng tôi ghé qua ngôi làng Sedlec thuộc thành phố Kutna Hora. Làng Sedlec có từ thế kỷ 13, ngôi làng này nổi tiếng với ngôi nhà thờ «xương người». Trước khi vào được nhà thờ, du khách phải ngang qua một nghĩa địa. Qua khỏi nghĩa địa, khách bước qua cánh cửa nhà thờ là thấy ngay dàn chào bằng những đầu lâu ngậm xương người treo dán trên tường. Có cái ghi năm 1870 và chữ ký của nghệ nhân Frantisek Rint bằng những khúc xương người. Frantisek Rint là điêu khắc gia nổi tiếng, đã đưa những bộ xương và sọ người để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật. Bước xuống đại sảnh, có chiếc đèn chùm treo rất lớn với đủ loại xương trên cơ thể. Xung quanh bộ đèn, bốn cái tháp đầu lâu là xương đùi, xương cẳng… Những chiếc chân nến, đường viền mái, đường cong vòm nhà đều được trang trí bằng những bộ xương khác nhau. Có khoảng 40,000 sọ người tại đây, tạo cho du khách cảm giác ngộp thở với những hình ảnh con quạ đang rỉa xác chết, hay những con rắn chui ra từ hốc mắt, đầu lâu. Chung quanh tường, có những lỗ sâu hun hút tận bên trong là những kim tự tháp chứa đầy đầu lâu, nhìn mà tự dưng ...nổi da gà!Nhà thờ này trước kia là hầm chứa xương trước khi được thiết kế thành nhà thờ. Khu nghĩa trang này có từ đầu thế kỷ 13. Đến thế kỷ 15, bệnh dịch hạch hoành hành khiến đến ba chục ngàn người thiệt mạng, số người an táng tại nghĩa trang Sedlec không còn chỗ, nên phải khai quật những ngôi mộ cũ, lưu trữ hài cốt vào hầm chứa, dành chỗ cho người mới qua đời. Năm này tiếp đến năm kia, nghĩa trang tiếp tục di dời hài cốt và hầm chứa bị đầy. Đến năm 1870, gia đình quý tộc Áo là Schwarzenberg Orlik đã mua lại nghĩa trang này với một ý nghĩ lạ kỳ là mướn nhà điêu khắc gỗ Frantisek Rint trang trí khắp nhà thờ bằng xương người. Rint đã hoàn thành tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị này cho những đời sau chiêm ngưỡng.
Gian hàng bán đồ lưu niệm bằng xương trong nhà thờ
Chúng tôi rời khỏi làng Sedlec và tiếp tục cuộc hành trình. Chúng tôi được chia ra hai nhóm, nhóm thích vào chợ Sapa Việt Nam và nhóm thăm thành phố Tiệp Khắc. Ai vào chợ, bảy giờ chiều xe sẽ đến đón. Chợ ở Tiệp của người Việt, buôn bán cũng giống như chợ ở Việt Nam, món gì cũng có, nhất là các món ăn. Người Việt buôn bán ở chợ Sapa này đa số từ Việt Nam mới sang, còn lam lũ và chưa thích nghi mấy với nhịp sống bên ngoài Việt Nam. Nhiều người du học, lao động xuất khẩu, có người kết hôn với người Tiệp, có người thành công, có người thất bại... nên chúng tôi cũng muốn tìm hiểu CĐVN ở Tiệp ra sao.
Du khách viếng phòng trưng bày những sản phẩm bằng xương
Đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở Tiệp gồm những du học sinh và công nhân thuộc diện trao đổi lao động nay được thường trú ở Tiệp. Hiện nay có chừng 60,000 người Việt trên tổng số khoảng 10.5 triệu dân của quốc gia này.Bên cạnh đó còn có những người từ VN xin sang kinh doanh. Người Việt ở Tiệp Khắc đa số kinh doanh bán hàng trên tất cả tỉnh thành, làng xã cũng như biên giới. Chỉ một huyện Cheb gần biên giới Đức với dân số trên 40,000 mà người Việt đã chiếm gần 7000 người.
Nằm trên một thửa đất rộng 240.000m2 ở quận 4, Praha, Trung tâm thương mại Sapa của người Việt là chợ châu Á lớn nhất ở Cộng hòa Czech. Không chỉ là nơi làm ăn buôn bán, ban quản lý chợ còn có tham vọng muốn biến nơi đây thành một xã hội VN thu nhỏ.
Chợ Sapa mọc lên trên nền một nhà máy chế biến thực phẩm cũ của Cộng hòa Czech. Nhưng trái ngược với vẻ tiêu điều bên ngoài, bên trong nó là một trung tâm buôn bán tương đối sầm uất với cả ngàn sạp hàng mà 80% là của người VN; 10% của người Trung Quốc và một số chủ hàng nhiều quốc tịch khác. Các mặt hàng bày bán ở đây rất phong phú, hầu hết nhập từ Trung Quốc, VN và Thái Lan.
Từ khoảng trưa đến 4 giờ chiều, chợ lại tấp nập người mua kẻ bán. Hầu như không có người mua lẻ ở đây. Sapa là chợ đầu mối, là nơi cung cấp các chủng loại hàng châu Á cho Praha và thậm chí cả những tỉnh lân cận. Xe tải to, xe tải nhỏ, xe con… ra vào như mắc cửi.
Những người VN buôn bán tại chợ này mỗi người mỗi cảnh. Có những trí thức “chuyển ngành” sang buôn bán, nhưng hầu hết là những người đi xuất khẩu lao động, và gần đây là những người đi sang theo những hợp đồng kinh doanh với Cộng hòa Czech. “Có một số người buôn bán ở đây rất giàu có. Họ là những nhà buôn lớn, trực tiếp lấy hàng từ nước ngoài về đổ ở chợ này - Chi, một cô gái trẻ có quầy tạp hóa ở Praha đến đây lấy hàng, thổ lộ - khoảng 30% tương đối khá, còn thì chỉ đủ ăn thôi. Những năm gần đây làm ăn càng ngày càng khó, vì người Việt và cả những nước khác sang đông quá. Có những nơi cả làng ở VN đưa nhau sang đây hết, chỉ trừ người già và trẻ em”.
Gian hàng thực phẩm của chị Lý không khác gì ở VN. Rau cỏ thứ gì ở VN có thì ở đây cũng có. Thậm chí nơi đây bán cả ốc bươu, cua đồng... “Bên này có những người chuyên đi mò cua, bắt ốc cung cấp cho cửa hàng tôi. Họ kiếm nhiều tiền hơn cả người đi buôn, nhưng phải có sức khỏe” - chị Lý cho biết. Giữa mùa hè, khi xung quanh ai cũng mặc quần áo mát mẻ, thì chị Lý sù sụ cái áo khoác bởi đang ngây ngây sốt. “Ốm cũng có được nghỉ đâu! - chị Lý phàn nàn - quanh năm suốt tháng cứ phải đứng hàng. Thu nhập cũng được nhưng chi phí cao quá. Đa số người Việt bên này chỉ biết có đi từ cửa hàng về nhà chứ mấy khi được vui chơi, thăm thú”.
Một góc quê nhà Hà Nội ở cửa hiệu thực phẩm |
Với một số người sống ở tỉnh lẻ, đến chợ Sapa lấy hàng còn là dịp để được nói tiếng Việt, để được giao lưu dù trong chốc lát với những người đồng hương. Chị Phi sang đây đã được 10 năm và sống cách Praha 6 giờ ôtô. Cứ một, hai tuần vợ chồng chị lại đánh xe lên đây để lấy hàng và để được nói tiếng Việt. “Buồn lắm chị à - chị Phi tâm sự - Cả ngày bán hàng cho Tây, tối về đến nhà cơm nước cho con cái xong một lúc là đến giờ chúng nó đi ngủ. Cả thành phố tôi sống có bốn người Việt thôi nên không có ai để nói chuyện”. Ngay cả khi có thời gian với con, anh chị Phi cũng không trao đổi gì được nhiều với con cái. Vì hai vợ chồng có vốn tiếng Czech rất hạn chế, còn ba đứa con đi học trường Czech thì không hề biết nói tiếng Việt!
Dù buôn bán tấp nập nhưng ở đây không thấy có cảnh xô bồ. Hiếm khi nghe thấy tiếng chửi thề trong chợ và mọi người có vẻ rất đoàn kết, đùm bọc nhau. Vào Sapa, người ta có cảm giác đang ở đâu đó ở VN, vì tất cả biển hiệu cửa hàng đều viết bằng tiếng Việt, và xung quanh hầu như chỉ nghe người ta trao đổi bằng tiếng Việt. Những món ăn ở đây vẫn giữ nguyên khẩu vị VN chứ không bị pha tạp chút nào. Giữa trưa hè xứ người, một cốc chè sen xanh hay một ly sấu dầm thạch đá ở chợ Sapa ngay lập tức giúp bạn quên cái nóng nực khi tận hưởng hương vị quê nhà.
Cổng chợ Sapa - Ảnh: Thi Hương |
Tại chợ có cả nhà trẻ, câu lạc bộ thanh niên, câu lạc bộ phụ nữ, câu lạc bộ võ thuật, lớp dạy tiếng Việt… Tất cả dịch vụ cơ bản như y tế, in ấn, du lịch, tư vấn tài chính… đều có. Chợ bắt đầu hoạt động từ năm năm qua và sẽ còn tiếp tục mở rộng.
Khách hàng phần lớn là người Đức sang du lịch, mua thuốc lá, mua xăng xe hơi và quần áo. Họ cảm thấy rất thích thú khi mua hàng giữa châu Aâu mà được phục vụ rất chu đáo. Người Việt không quản ngại khó khăn đứng bán hàng ở các cửa tiệm ngoài trời giá lạnh, mùa đông châu Âu có khi đến -15 độ C. Các tiệm thường làm bằng gỗ không có cách nhiệt nên đứng bán hàng ở đó lạnh như ngoài trời, chỉ che mưa nắng và phần nào của tuyết cùng gió rét. Vất vả như vậy nhưng không bao giờ kêu ca khổ sở, người bán hàng Việt chỉ mong kiếm được chút tiền và gửi về nhà cho người thân với niềm vui giúp đỡ gia đình hoặc làm vốn khi về nước. Tuy nhiên nhiều năm trôi qua cũng chẳng mấy ai về. Doanh nhân người Việt đã gây dựng được những trung tâm thương mại bán buôn và bán lẻ phục vụ cho hệ thống bán hàng rộng khắp của cộng đồng. Người chủ hàng thì chuyển hàng từ Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, người phân phối bán buôn trong các trung tâm thương mại như Sapa, HKH. Có người bán lẻ ở các cửa hàng nội địa, chợ biên giới Đức, Áo. Thập niên 90, kẻ bán người mua tấp nập. Với phong cách phục vụ khách hàng tận tình của người Việt, hàng sang tới đâu bán hết tới đó. Từ năm 2004 khi Tiệp Khắc gia nhập cộng đồng chung Châu Âu, luật lệ thắt chặt, kinh tế mở rộng, tự do thương mại giữa các nước trở nên cạnh tranh khốc liệt, và đây cũng chính là gia đoạn bắt đầu khó khăn với nhiều người Việt sang Tiệp Khắc làm nghề buôn bán lẻ.Tôi có viếng một trong những khu doanh nghiệp của người Việt là khu chợ SAPA ở Libuse - đây là khu chợ bán sỉ, quần áo, giày dép và các thứ linh tinh nhập từ các nơi khác rồi phân phối cho bạn hàng người Tiệp lẫn Việt. Trong khu chợ này có những hàng quán bán thức ăn Việt Nam, giống y chang như một Little Saigon ở Cali thu nhỏ (hay nên gọi là “Tiểu Hà Nội” cũng nên ?), đủ thứ hết, bánh cuốn, cơm tấm, tiết canh, cháo lòng, bún chả, thịt nướng (nghe nói là có thịt “cầy”, nhưng tôi không dám thử vụ này!), cà phê Trung Nguyên, nhiều thứ khác nữa. Có những tiệm làm đẹp cho các cô, như tiệm uốn tóc, làm móng tay, cho thuê áo/trang điểm cô dâu. Đủ thứ dịch vụ, từ tiệm băng nhạc, sách báo, dịch vụ dạy lái xe, dạy vi tính, dạy tiếng Tiệp, tiếng Hoa… đến du lịch, giấy tờ. Đó là một chút sinh hoạt của một khu kinh doanh lớn nhưng cũng tìm thấy rải rác những tiệm ăn hoặc cửa hàng bán quần áo do người Việt Nam làm chủ. Nhiều nhà hàng Tàu Bắc Kinh mà trong menu cũng có chả giò, phở, hủ tiếu, cháo... Ăn uống ở đây rất rẻ so với giá sinh hoạt ở Tây/Bắc Âu và có lẽ rẻ hơn cả ở Mỹ nữa (rẻ đến không ngờ!). Xe buýt đi về hướng khu phố cổ Staré Mesto, rẽ vào con đường lớn Wilsonova, vượt qua sông Vltava đi về hướng Prague Castle, rồi từ đây theo hướng Bắc mà rời khỏi thủ đô Prague. Càng xa ngoại ô, nhà cửa càng thưa vắng, chỉ còn những căn nhà nhỏ cô đơn, trơ trọi giữa cánh đồng. Một lúc sau đó thì chỉ là núi đồi thoai thoải, kéo dài xa tắp ngút ngàn tới tận chân trời. Con đường số 7 này có từ xa xưa, có lẽ đến hàng ngàn năm rồi, nó chạy theo hướng Tây Bắc nối Prague đến thị trấn từng là đế đô Chomutov gần biên giới Ðức mà rặng núi Krusne là biên giới thiên nhiên giữa Tiệp và Ðức.
b. Chomutov: Từ Prague đi Chomutov chỉ cách nhau 76 km, xe chạy một giờ là tới. Thành phố Chomutov có 52 ngàn dân, êm đềm vắng vẻ, nhà cửa cũ kỹ nhưng cây xanh rất nhiều. Các dinh thự, tòa nhà công quyền ở trung tâm thành phố cũng vắng lặng dù hôm nay là ngày Thứ Hai là ngày làm việc. Chomutov nổi tiếng là vùng kỹ nghệ và nông nghiệp, ngày xưa thời Trung Cổ từng là trung tâm thương mại sầm uất của miền Bắc Bohemia. Trong thành phố có nhà thờ thánh nữ Catherine (xây từ năm 1252), là di sản quí giá cùng với nhà thờ Dean of the Assumption. Ngoài ra, Chomutov hãy còn giữ lại một phần của tường thành bảo vệ thành phố. Thời Trung Cổ Chomutov là lãnh địa của nhóm hiệp sĩ Teutonic và năm 1605 từng là đế đô nơi nhà vua đặt hoàng cung. Ngày nay, Chomutov phát triển về du lịch, du khách có thể bơi lội ở hồ Kamencove hay lên núi Krusne hoặc chèo thuyền, trượt nước trên sông Ohre. Tôi không ngờ rằng trong thành phố nhỏ, đìu hiu vắng vẻ nơi xứ Tiệp này lại có hàng trăm người Việt Nam cư ngụ, đó là một điều lạ mà bạn đọc sẽ hiểu khi đọc phần kế tiếp sau đây.Len lỏi qua những con đường trong thành phố Chomutov, cho biết không dừng lại ở đây mà ra ngoại ô sẽ dừng lại ở một chợ trời bên vệ đường, nơi đây có bán áo quần hàng hiệu giá rẻ vì hàng hiệu giả, ai muốn mua thì mua, ai muốn giải khát, cà phê, vệ sinh thì tùy ý, có nửa giờ ở đây. Qua một cua quẹo, Manfred cho xe buýt chậm lại, ra hiệu và rẽ vào một dãy nhà bên trái con đường. Những hàng quán này xây cất bằng vật liệu nhẹ trông giống như những hàng quán ven đường trên quốc lộ 4 đi về miền Tây Việt Nam nhưng khang trang, sáng sủa hơn. Hàng hóa được bày bán ở đây là quần áo, áo ấm, áo thun, quần jean, giày dép, túi đeo lưng, va li, đồ thủ công mỹ nghệ như hoa lụa, tượng gỗ v.v... Xe dừng lại trong bãi, chúng tôi xuống xe mới thấy nguyên cả dãy hàng quán đều là... đồng hương Việt Nam đến từ miền Bắc. Một số người Ðức trong đoàn và cả tài xế Manfred đều trả giá mua hàng. Chúng tôi không mua gì, muốn uống cà phê nhưng thấy quán nước lèo tèo không một bóng khách, chắc cà phê cũng là cà phê “kho” không khá được nên chỉ sử dụng nhà vệ sinh đề giá 40 xu nhưng anh chàng Việt Nam thu tiền thể hiện “tình hữu nghị” với đồng hương cũng không buồn lấy tiền. Ðọc trên trang nhà của Hội Việt Tiệp được biết có trên 30,000 người Việt sống ở Cộng Hòa Czech và trong số này có khoảng 3,500 người hoạt động thương mại. Ða số họ buôn bán trong các chợ trời trên khắp đất nước, bán đủ mọi mặt hàng từ quần áo cho đến đồ điện tử. Ðã nhiều lần nhân viên hải quan phát giác nhiều hàng hóa giả mạo được bày bán trong các chợ và những lần khám xét này đã khiến xảy ra những cuộc bạo động giữa người buôn bán với nhân viên công lực. Theo Hội Thân Hữu Việt-Tiệp, để tránh việc xô xát đáng tiếc, hội đã yêu cầu tòa đại sứ Việt Nam tại Praha gặp gỡ và có những cuộc họp với Sở Hải Quan để thu thập những nguyên tắc áp dụng trong luật quan thuế hầu chỉ dẫn lại cho các tiểu thương Việt Nam buôn bán trên Cộng Hòa Czech. Nhiều buổi họp giữa tòa đại sứ và các tiểu thương đã được tổ chức ở Praha và được tham dự rất đông để phổ biến một cách tổng quát về luật thương mại cũng như làm thế nào để mở một cửa hàng buôn bán trên đất Tiệp. Tuy nhiên theo Hội Thân Hữu Việt-Tiệp những buổi họp phổ biến về luật lệ này nên mở ra ở các địa phương xa có người Việt buôn bán như ở Karlovy Vary và Znojmo là những tỉnh lớn ở Tiệp.Nhận thấy buôn bán chợ trời ngày càng khó khăn “bán hàng giả thì bị bắt, bán hàng thật thì không cạnh tranh được với các hãng buôn Tiệp” nên một số thương gia Việt Nam sống ở Cộng Hòa Czech đang có dự định mở một hệ thống tiệm tạp hóa trên nước Tiệp.Theo bản tin trên báo tiếng Anh Czech Business Weekly, ký giả Rob Cameron đưa tin như sau: “Một hệ thống tiệm tạp hóa do người Việt Nam làm chủ sẽ mọc lên khắp Cộng Hòa Czech vào thập niên này và dường như khu phố nào cũng sẽ có một tiệm bán những món gia dụng thông thường với giá rẻ, thực phẩm rau trái tươi ngon, nhân viên bán hàng thân thiện vui vẻ và không giống như những cửa hàng Tiệp, họ sẽ không đóng cửa sớm lúc 6 giờ chiều”.Tờ báo trên còn viết tiếp: “Một số thương gia Việt Nam dự định sẽ mở một loạt cửa hàng tạp hóa ở các thị trấn nhỏ để cạnh tranh với hệ thống siêu thị lớn như Tesco và Albert." Cộng đồng người Việt vốn kín đáo về các kế hoạch kinh doanh của họ nên thật khó kiểm chứng các tin đồn này nhưng theo ông Zdenek Juracka, phó chủ tịch Phòng Thương Mại Và Du Lịch, cho biết: “Tôi chưa có văn bản hệ thống tạp hóa đó thành hình nhưng đã nghe những báo cáo và cũng không lấy làm ngạc nhiên nếu vụ này trở thành sự thật. Vì hiện nay thương gia người Việt đang phải rời khỏi chợ trời để dọn vào những tiệm buôn. Khi họ hùn vốn thành công ty, các cửa tiệm này sẽ trở thành một hệ thống tiệm buôn. Tôi chỉ có thể đánh giá khi họ đã mở cửa hoạt động, thấy những gì bày bán trên kệ tủ và giá cả như thế nào? Nói một cách tổng quát, tiên đoán các cửa hàng bán lẻ này có thành công hay không thật là khó khi họ chưa thực sự hoạt động!”Ký giả Rob Cameron còn nhận xét trên tờ báo: “Một số tiệm thực phẩm bán lẻ hiện nay như Delvita và tiệm thuốc tây Droxi đã loan báo là sẽ dọn ra khỏi nước Tiệp để tập trung vào những thị trường nước khác. Vì vậy các tiệm tạp hóa Việt Nam có nhiều cơ hội thành công. Vả lại người Tiệp vốn sẵn sàng chịu khó đi xa để được mua những món hàng rẻ, nếu người Việt bán rẻ, thực phẩm tốt có ngay bên cạnh nhà người tiêu thụ thì hệ thống siêu thị chắc chắn sẽ thành công.” Dọc theo biên giới với Đức, Áo & Ba Lan, tôi cũng thấy chợ VN, ai cũng chịu khó làm ăn.c. Český Krumlov : Đi về phía Nam Bohemian, giáp với Áo, chúng tôi muốn viếng thăm Český Krumlov - một trong những di sản quốc tế đã được công nhận (UNESCO World Heritage Site) mà bất kỳ ai ghé Tiệp cũng phải ghé qua. Đây là một thành phố nhỏ, nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc(lâu đài và khu phố cổ) do người Bohemian xây từ thế kỷ 13 bên bờ sông Vitava theo kiểu Gothic, Renaissance, hay Baroque; chủ yếu là từ 4 gia đình quý tộc (Rosenberg. Rudolf II & Julius, Eggenberg, Schwarzenberg) đã từng làm chủ thành phố này. Cần phân biệt Český Krumlov ("Bohemian Krumlov") khác với Moravský Krumlov ("Moravian Krumlov") ở phía đông nam. Latrán là vùng định cư đầu tiên bên sông Vltava trước khi thuộc về Áo rồi Đức và trở thành vùng đất của Tiệp. Dưới thời Cộng Sản, Krumlov suy sụp nhiều và sau cách mạng (Velvet Revolution) năm1989, nó mới được phục hồi, sửa sang. Tháng 8, 2002, nó lại lụt từ sông Vltava. Lâu đài Krumlov rất nổi tiếng (sau lâu đài Hradčany)với rạp hát cất theo kiểu Baroque từ năm 1766. Krumlov có nhà bảo tàng của họa sư Egon Schiele và đi khỏang 10 km là một di tích lâu đời của Bohemian, Zlatá Koruna ("The Golden Crown"). Đi thêm 30 km nữa là lâu đài Hluboká (xây từ thế kỷ 12).
Krumlov có công viên quốc gia Šumava nằm bên những dãy núi dọc theo biên giới Đức - Áo và con sông Vltava. Gặp vài người VN buôn bán ở đây, mừng quá, tôi hỏi thăm đủ thứ chuyện...
Český Krumlov có hãng bia Pivovar Eggenberg và cũng là nơi quay 2 phim "The Illusionist" và "Hostel" nổi tiếng. Český Krumlov có nhiều nhà hàng ngon như Don Julius, Papa,Tavern Markéta trong khu vườn lâu đài, Na Louži, Pizzeria Latran bên bờ sông. Đến Tiệp nhưng chúng tôi rất tiếcđến lâu đã không ghé đài TELC nằm ở chân đồi khu cao nguyên Morava ở Bohemia, cũng chưa đến được điểm hành hương nổi tiếng: nhà thờ St John ở Zd'ar Nad sázavou của những tu sĩ dòng Cistercian do KTS hàng đầu của Baroque là Johann Blasius Santini và Aichel. Chúng tôi cũng nghe nói đến thành phố cổ Kutná Hora trên một caoo nguyên nhìn xuống bờ sông Vrchlice cách Praha 70 km về phía đông nam với lâu đài Hrádek nguy nga, tráng lệ, hay lâu đài + tu viện Litomyst, hoặc phong cảnh vùng Lednice-Valtica rất đẹp nhưng vì thời gian eo hẹp nên ...hẹn dịp khác ! Đi về phía biên giới Đức, chúng tôi ghé vào 1 chợ trời VN ở Cheb, đa số bán quần áo, đồ gia dụng nhập từ VN + TQ + Thái, vài nhà hàng VN.
Sau đó, chúng tôi đi đến Karlovy Vary hay Carlsbad (tiếng Đức: Karlsbad, người VN gọi tắt là thành phố K), là thành phố suối khoáng nằm về phía Tây nước Tiệp, trên chỗ hợp dòng sông Ohře và Teplá. Tên Karlovy Vary được đặt theo Karel IV, người đã sáng lập ra thành phố trong những năm 1370. Thành phố nổi tiếng nhờ những suối nước nóng (13 suối chính, khoảng 300 suối nhỏ và sông nước nóng Teplá). Thành phố cũng được biết đến nhờ Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary và rượu Séc nổi tiếng Karlovarská Becherovka. Karlovy Vary là thành phố giàu có và là nơi đến của nhiều nhật vật nổi tiếng với nhiều nhà có kiến trúc đẹp tuyệt vời. Phần lớn dân Karlovy Vary (Karlsbad) nói tiếng Đức cho đến năm 1945, khi họ bị trục xuất. Đến đây, tôi mê nhất là kiến trúc, quá đẹp ! Dọc theo đường Palacha & Ostrovsky là con kênh và bờ sông, xung quanh bùng binh Horova, có rất nhiều lâu đài, nhà thờ... với kiến trúc quá đẹp khiến tôi mê thành phố K này đến mê mẩn. Cầm chai suối khoáng uống, ngắm nhìn K., tôi mới thấy du lịch Tiệp thật đáng đồng tiền !
Karlovy Vary cũng là nơi sinh của thủ thành nổi tiếng thế giới Tomas Vokoun (đội Nashville Predators), người chơi tại Bắc Mỹ sau khi kết thúc chơi trong liên đoàn bóng đá trẻ của Cộng Hòa Séc. Karlovy Vary không chỉ nổi tiếng với suối khoáng và du lịch mà cũng là nơi sản xuất pha lê(crystal) nổi tiếng nhất với Moser glass & crystal, Bohemian wineglass, etc.... Gần đó là cơ sở sản xuất sành sứ.
Chúng tôi phải lên đường đi Romania vì có một anh bạn KTS người Romanian nói tiếng Pháp rất sõi tình nguyện làm tour guide miễn phí mà còn cho tá túc free !
2.Romania : Romania là một quốc gia vùng Đông Nam châu Âu phía tây giáp Hungary, Serbia, phiá đông-bắc giáp Moldova và phía nam giáp Bulgaria. Một phần phía đông - nam Romania giáp biển Đen. Dãy núi Carpathia đi qua trung tâm Romania. Bucharest là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Romania. Từ năm 2005, Romania là thành viên của NATO và là thành viên của liên hiệp châu Âu (EU) từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Nước Romania hiện đại được thành lập với sự sát nhập của hai bang Moldavia và Wallachia vào năm 1859 dưới thời domnitor người Moldavia tên là Alexandru Ioan Cuza. Ông ta bị thay thế bởi Hoàng tử Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen vào năm 1866. Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, 1877-78, Romania chiến đấu ủng hộ phía Nga; trong Hiệp định Berlin, 1878 Romania được công nhận như là một nước độc lập bởi các nước Đế quốc. Để đổi lại việc nhượng cho Nga ba quận phía nam của Bessarabia mà sau này được lấy lại bởi Moldavia sau Chiến tranh Crimean vào năm 1852, Vương quốc Romania đoạt lấy Dobruja. Vào năm 1881 bang này được nâng lên thành một vương quốc và Hoàng tử Carol I trở thành Vua Carol I.Quốc Hội
Romania tham gia Thế chiến thứ I cùng phe với Triple Entente. Chiến dịch quân sự của Romania đã kết thúc thảm hại khi các Thế lực Trung tâm chinh phục phần lớn đất nước và bắt hoặc giết phần lớn quân đội Romania chỉ trong vòng 4 tháng. Vào cuối cuộc chiến Áo-Hungary và Đế chế Nga sụp đổ, cho phép Bessarabia, Bukovina và Transylvania tái gia nhập với Vương quốc Romania vào năm 1918. Nước Hungary khôi phục sau cuộc chiến đã bãi bỏ các đặc quyền và danh hiệu của Hoàng tộc Áo-Hung trong Hiệp ước Trianon vào năm 1920.Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1989, Romania phát triển một mối quan hệ thân thiện hơn với các nước Tây Âu, nước này nhanh chóng xin nộp đơn xin gia nhập EU vào tháng 6 năm 1993, năm 1995 trở thành thành viên liên lạc của EU, gia nhập NATO vào năm 2004 và trở thành một nước chuẩn bị hội nhập vào Liên Âu, ở giai đoạn cuối cùng của quá trình gia nhập vào 1 tháng 1, 2007. Hiệp định gia nhập của Romania đã được ký bởi các thành viên của Liên Âu tại Luxembourg, Abbaye de Neumünster vào ngày 25/4/ 2005. Sau khi chế độ Ceauşescu sụp đổ, Mặt trận cứu quốc (National Salvation Front - FSN) đã thiết lập lại trật tự xã hội và khôi phục phần nào các thể chế dân chủ. Do vậy, các đảng phái chính trị từ trước chiến tranh, như Đảng Nông dân dân chủ Thiên chúa giáo Quốc gia (National Christian Democrat Peasant's Party -PNTCD), Đảng Quốc gia Tự do (National Liberal Party -PNL) và Đảng Dân chủ Xã hội Romania (Romanian Social Democrat Party -PSDR) được khôi phục.Vào tháng 4 năm 1990 đã xảy ra một cuộc biểu tình ngồi phản đối kết quả bầu cử quốc hội bắt đầu từ Quảng trường Đại học, Bucharest. Những người biểu tình đã lên án Bộ Chính Trị cộng đảng và ngày 14 /6/1990, những người thợ mỏ Jiu Valley đã làm nên sự kiện lịch sử" Tháng 6,1990 Mineriad".
Bucharest là thủ đô, nằm về phía đông nam của Romania, bên bờ sông Dâmboviţa(từng được gọi là Dâmboviţa citadel), chỉ mới có từ năm 1459 và do lịch sử nên chịu ảnh hưởng khá lớn từ văn hóa và kiến trúc Pháp. Trải qua nhiều biến động và nhất là sau khi chế độ Nicolae Ceauşescu sụp đổ thì Bucharest mới bắt đầu phát triển. Dân số: 1,930,390(nếu kể luôn vùng ngọai ô thì có 2.1 triệu). Khải Hòan Môn (Arch of Triumph) là landmark nổi bật nhất, có kiểu cách rất giống Khải Hòan Môn ở Paris, làm bằng Deva granite, xây từ năm 1936 bởi kTS, Petre Antonescu, cao 85 feet và trang trí bởi các tác phẩm điêu khắc bởi các điêu khắc gia Ion Jalea, Constantin Medrea and Constantin Baraschi. Đi dạo trên con đường xưa nhất thủ đô, Calea Victoriei (có từ năm 1692), nối dài tới lâu đài cổ Old Princely Court và Mogosoaia Palace, với những cây sồi già nua rợp bóng. Gọi là Calea Victoriei từ 1878, sau chiến thắng quân La Mã. Giữa Piata Victoriei và Piata Natiunilor Unite là những công trình kiến trúc như dinh Cantacuzino, quảng trường Cách mạng(Revolution), Military Club, CEC Headquarters và National History Museum. Casa Poporului và đại lộ Unirii rất đáng xem như Champs Elysées, Paris.
Cantacuzino Palace (Palatul Cantacuzino) ở trên đại lộ Calea Victoriei do một "đại gia" La Mã tên Grigore Cantacuzino xây từ 1899. Là quan tòan quyền, ông ta ra lệnh cho KTS Ion Berindei xây dinh này theo kiểu Pháp ở ngay giữa Bucharest. Ngày nay, đây là viện bảo tàng George Enescu Museum.
Quảng trường Cách Mạng (Piata Revolutiei) là nơi TG chứng kiến giây phút cuối cùng của nhà độc tài Cộng sản Nicolae Ceausescu vào ngày 21/12/1989 qua hệ thống TV. Tại đây, ngay balcony của tòa nhà Bộ Chính Trị Cộng đảng, Ceausescu không ngờ là quần chúng đã đứng lên lật đổ ông ta và dù bỏ chạy trên chiếc trực thăng màu trắng của ông nhưng cuối cùng, ông vẫn bị bắt và bị xử tội. Toà nhà ấy bây giờ là Quốc Hội. Bên kia quảng trường là Hoàng cung (là nơi mà vua Carol II và con trai đã ở trước kia; năm 1947, vua Mihai I vừa lên ngôi ở tuổi 18 đã bị phe thân Nazi lật đổ và chấm dứt luôn chế độ phong kiến) mà nay là Bảo tàng viện nghệ thuật quốc gia (National Art Museum), kế bên là Romanian Athenaeum và gần đó là Athenee Palace Hotel. Phía Nam là nhà thờ Kretzulescu. Romanian Athenaeum là công trình của KTS người Pháp, Albert Galleron, cũng là người thiết kế Ngân Hàng Quốc Gia. Athenaeum xây xong vào năm 1888, hòan tòan do đóng góp của dân chúng. Với mái vòm cong và hàng cột Doric, Athenaeum trông giống như một ngôi đền cổ. Đại sảnh và trần đều lát vàng, lan can uốn lượn đều làm bằng vàng và cẩm thạch (marble) lát khắp sàn nhà đã cho thấy đây là dinh thự lộng lẫy, nguy nga nhất Bucharest và rõ ràng đây là nhà của giới quý tộc.
Athenee Palace Hotel ở đường Str. Episcopiei 1-3 xây từ năm 1914 bởi KTS Pháp, Teophile Bradeau. Athenee Palace (bây giờ là Hilton hotel) đã được Olivia Manning(một nhà văn Balkan) đem vào trong tác phẩm của ông nhưng nó đã bị dội bom trong thế chiến thứ 2 và chỉ phục hồi sau 1945.
Nhà Thờ Orthodox làm bằng gạch màu đỏ Kretzulescu ( Calea Victoriei 47) là một di tích lịch sử trong khu Piata Revolutiei, xây từ năm 1722 bởi "đại gia" Iordache Kretzulescu và vợ ông, Safta (con gái của Constantin Brancoveanu) theo kiểu của Brancovenesti và chính Gheorghe Tattarescu lo trang trí nội thất. Nhà Hát Hòang gia(Sala Palatului) nằm cạnh hòang cung, cũng là nơi tổ chức đại hội đảng trước kia. Nicolae Ceausescu đã từng hô hào xây dựng chủ nghĩa cộng sản ngay trên bục này. Ngày nay, đây là nơi tổ chức hội nghị hay những lễ hội, hòa nhạc quốc tế như George Enescu International Festival. Câu lạc bộ quân đội (Cercul Militar National trên đại lộ Regina Elisabeta 21), do KTS Romanian tên là Dimitrie Maimaroiu xây từ 1912 để phục vụ cho quân đội Romanian. Ngân Hàng Tiết Kiệm (Casa de Economii si Consemnatiuni / CEC ở Calea Victoriei 11-13) xây từ thế kỷ 19 bởi KTS Pháp tên Paul Gottereanu (từ năm 1875 đến 1900 đã thêết kế trên 50 buildings ở thành phố này), là một khối vuông với mái vòm ở giữa và 4 vòm nhỏ khác bằng kính và kim loại để nhận ánh sáng từ bên ngoài. Cổng vòm với hàng cột Corinthian là lối kiến trúc phổ biến của thủ đô này.
Khu di tích lịch sử của Bucharest (Centrul Vechi al Orasului) là Lipscani District. Lipscani nằm giữa Calea Victoriei, Blvd. Bratianu, Blvd. Regina Elisabeta và con sông Dambovita. Đã có từ những năm 1400s, là nơi mà các thương gia và nghệ nhân Romanian, Austrian, Greek, Bulgarian, Serbian, Armenian và Do Thái (Jewish) đã mở tiệm buôn ở đây và họ đặt tên là Lipscani vì có rất nhiều người Đức từ Lipsca hay Leiptzig qua đây. Giống như Hà Nội, tên các con đường nói lên mặt hàng buôn bán ở đó như khu Blanari bán đồ da, Covaci là khu đồ sắt và kim lọai, Gabroveni làm dao kéo và Cavafii Vechii bán giày. Ngày nay, đó là khu bán đồ cổ, tranh ảnh nghệ thuật và quán cóc với những con đường lát đá hộc(cobblestone streets) mà du khách đi ngang qua có thể nghe mời gọi hay rao hàng ơi ới y như quê nhà. Đừng quên ghé qua tiệm đồ cổ Hanul cu Tei, giữa Strada Lipscani và Strada Blanari, có rất nhiều món đồ cổ ngộ nghĩnh.
Khu nhà cổ (Palatul si Biserica Curtea Veche- Strada Franceza 25-31, mở cửa từ thứ 3 đến Chủ nhật từ 10:00am – 6:00pm; đóng cửa thứ 2) với những ngôi nhà và nhà thờ cổ xây từ thế kỷ 15 bởi Vlad Tepes (hay Vlad Dracula) qua ngõ hẻm Sinaia. Theo lời kể, Vlad đã giam giữ và tra tấn tù nhân của ông ta và từ nơi đây đã lan truyền chuyện Dracula hút máu người mà sau này phim ảnh Hollywood đã dựng thành phim ma quái rùng rợn. Nghe nói Snagov Monastery Church xây theo kiểu Byzantine cũng có liên hệ tới Dracula và Snagov Monastery cũng giàu sang như Caldarusani Monastery, Cozieni Monastery, Samurcasesti Monastery...
Khu bảo tàng cổ có từ năm 1972 khi các nhà khảo cổ khám phá nhiều đồ sành sứ, đất nung Dacian, hay đồng tiền cổ Roman, cho thấy vết tích của những cư dân đầu tiên ở Bucuresti (Bucharest) này(xưa nhất là đồng tiền có từ 20 tháng 9, 1459 với chữ ký của thái tử Vlad Tepes).
Kế đó là khu nhà thờ cổ (Biserica Curtea Veche), có từ 1559 và được gọi là xưa nhất Bucharest, do các hòang tử La Mã xây nên và bây giờ vẫn được bảo tồn, như Manuc’s Inn (Hanul lui Manuc- Str. Franceza 62-64 có từ 1804-1808 xây bởi nhà buôn Armenian tên là Emanuel Marzaian (theo Turks thì gọi là Manuc Bey), từng là nơi ký thỏa hiệp đình chiến giữa Nga và Thổ vào năm 1812 để kết thúc cuộc chiến 1806-1812. Ngày nay, Manuc's Inn là khách sạn và nhà hàng nơi bán nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng.Điều bực mình là hầu hết những lâu đài này đều cấm chụp hình nên tốt nhất là mua postcards. Nạn kẹt xe cũng khủng khiếp. Coi chừng cảnh sát giả, tài xế taxi lưu manh, nạn ăn xin và kèo nài mua quà lưu niệm y như VN. Vì kinh tế và xây dựng đang phát triển nên KTS & thợ xây dựng khan hiếm.Muốn uống bia, hãy vào quán Beer Cart Restaurant (Carul cu Bere) ở Strada Stavropoleos 3-5, Tel: (21) 313.75.60, mở từ năm 1879, rất nổi tiếng ở Bucharest về bia rượu, thức ăn và kiến trúc độc đáo (từ cột, vòm, đèn treo, kệ tủ, bàn ghế, vách, trần...). Shopping thì vô Bucharest Mall (khai trương vào năm 1999),Unirea Shopping Center,Mario Plaza Mall, Metro, Sellgros Carfour,Orhideea, Gima Supermarket, chợ rau quả... Mua văn hoá phẩm thì vô khu Carturesti, Victoria galleries... Khu Trung tâm Thương mại “Dragonul Rosu” ở thủ đô Bucarest có khá nhiều người VN buôn bán. Nghe nói có khoảng 1000 người VN sống, du học và làm việc tại nước này.Ngân Hàng Quốc gia Romania (Banca Nationala a Romaniei - Str. Lipscani 25)là một công trình kiến trúc nổi tiếng của Romania mà chúng ta phải ghé qua. Xây từ khu Hanul Serban Voda, có từ 1678 - 1883 từng là khu nội trú của nữ sinh, sau 2 trận hỏa họan thì đến năm 1883 mới xây BNR, thiết kế bởi KTS Pháp, Cassien Bernard và Albert Galleron vào năm 1885.
Khu đại học (Piata Universitatii) là khu vui nhất về đêm ở Bucharest. Từ khu đại học kiến trúc, qua khu nhà hát(Bucharest National Theater), đến khu nhà thương (Coltea Hospital) và nhà thờ(có từ 1702-1794) rồi qua khu Sutu Palace( bây giờ là khu bảo tàng viện (Bucharest History Museum). Cả 4 phía lẫn khu trung tâm (có khu tưởng niệm những nạn nhân - sinh viên đã hy sinh trong biến cố 1989 khi lật đổ chế độ CS), từ trên mặt đất lẫn dưới đường hầm đều là những tiệm ăn, quán nước, hiệu buôn.... chạy dài đến những trạm xe. Đại học Bucharest (Universitatea Bucuresti - Blvd. Regina Elizabeta gần University Square)thành lập từ năm 1864 bởi Alexandru Ioan Cuza, từng là hiệu trưởng của Walachia và Moldova. Rất nhiều kiến trúc Moldava và nhiều bức tranh tuyệt đẹp của Byzantine cũng cần được bảo quản.
Bucharest còn có rất nhiều di tích, viện bảo tàng, kiến trúc cổ nhưng thời gian eo hẹp nên chúng tôi phải từ giã để đi qua Bulgaria. Ngoài các nhà hàng Tàu và hàng hóa nhập cảng từ Tàu, Bucharest thật sự làm cho du khách thất vọng vì họ cũng chưa có sản phẩm gì nổi bật để thu hút du khách so với các nước khác. Nạn ô nhiễm do các chất thải và nước thải từ các nhà máy cũng đe dọa nghiêm trọng dòng sông Danube. Romania còn có 4 thắng cảnh nổi tiếng khác là:
- pháo đài Dacian
- nhà thờ gỗ của Manamurres
- di chỉ Sighisvara
- nhà thờ Nam Transylvania
Rời Romania, anh bạn KTS Romanian lại kéo chúng tôi đi Bulgaria chơi với lời dụ khị khá hấp dẫn: con gái Bulgaria là những đóa hoa hồng tuyệt vời, không thua gì con gái Việt Nam !
3. Bulgaria: (tiếng Bulgaria: Република България, Republika Bulgariya) là một quốc gia tại châu Âu. Bulgaria lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 8 tháng 2 năm 1950. So với các quốc gia Tây Âu thì hầu hết các nước Đông Âu vừa từ bỏ chế độ cộng sản nên rất giống ..nhà quê, vẫn giữ được những nét cổ kính, bình dị của một miền quê châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Đàn bà con gái phần lớn còn hiền lành nhưng đàn ông thì lè phè, nhàn nhã, có vẻ lười biếng nhưng coi bộ lém lỉnh. (Có lẽ đây là dấu hiệu phản ảnh con người XHCN ?)
Bulgaria là một thành viên của NATO và gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Là thành viên của Liên hiệp quốc từ năm 1955, và tham gia sáng lập OSCE Ở Sofia, cộng đồng người Việt khá đông, phần lớn là sinh viên và người đi hợp tác lao động. Rất nhiều người đã lập gia đình với người bản xứ và ở lại làm ăn, buôn bán, mở công ty riêng. Đàn là một người có hoài bão và tham vọng. Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, anh ở lại mở công ty kinh doanh đủ loại hàng hóa trải rộng khắp bán đảo Balkan, thậm chí có nhiều chi nhánh ở Istanbul, Hungary và Rumani… Công việc kinh doanh của anh xem ra khá phát đạt với một đội ngũ nhân viên đông đảo phần lớn là người Sofia, Việt Nam và Hungary. Mỗi buổi chiều cùng tôi dạo quanh khu vực trung tâm, Đàn say sưa kể về thành phố xinh đẹp này cùng những dự định đầu tư của anh khi đất nước này hồi phục kinh tế.Quốc Hội
Bulgaria, đất nước của hoa hồng với thủ đô Sofia cổ xưa nhất bán đảo Balkan, có một lịch sử trải dài hàng ngàn năm trước. Người ta đã phát hiện được nhiều ngôi làng vào thời kỳ đồ đá mới, các vết tích của thời kỳ Chalocolithic ngay tại trung tâm hiện đại Sofia. Nhiều công trình khảo cổ gần đây đã cho chúng ta biết về một lịch sử phong phú của thành phố: nào là cổng những lâu đài, những ngọn tháp thời kỳ Serdica, những công trình công cộng và hàng ngàn con đường cũ. Một phần lớn thành cổ Serdica nằm ngay dưới các tòa nhà lớn, tòa nhà Hội đồng thành phố cổ nằm dưới khách sạn “Sheraton”, phần lớn pháp đình La Mã cũng nằm dưới Bảo tàng Lịch sử quốc gia, hồ tắm La Mã nằm dưới nhà tắm nước khoáng Sofia và một khu dân cư La Mã với các chi tiết xây dựng tinh xảo nằm ngay dưới khách sạn Rita. Nói không ngoa, trên đất này, mỗi bước chân đều cho ta cảm giác được chạm vào quá khứ. Không giống như thủ đô của nhiều nước, Sofia cuốn hút mọi người bằng sự đông đúc, ồn ào và tất bật kinh tế mà bởi sự cổ kính và hiện đại được quy hoạch tỉ mỉ, chăm chút ở từng cảnh quan, từng khung cảnh chính như quảng trường Alexander Batenberg, quảng trường Narodno Sabranie và đại lộ Sa hoàng Ossvoboditel lát gạch màu vàng úa. Những quảng trường này là không gian mở của Sofia, nơi du khách và cư dân gặp gỡ nhau hàng ngày, cùng rảo bộ mà không mấy bận tâm về an toàn giao thông với lề đường rộng và cây xanh được trồng kín từ rào cổng cho đến công trình bên trong. Con đường Vitosha có lẽ là con đường đẹp nhất Sofia. Công viên Borisova rất đẹp và Pirin với 70 hồ, nhiều thác nước, nhiều hang động thạch nhũ và rừng thông bạt ngàn là một nơi mà không thể bỏ qua. Xa hơn là khu bảo tồn thiên nhiên Srebarna. Đây là hồ nước từ sông Danube đổ vào, rộng khỏang 600 ha, với nhiều lòai chim quý hiếm. Thị trấn cổ Nesebar nằm trên một ngọn đồi đá bên bờ biển Đen là 1 di tích lịch sử mà người Thrace, Hy Lạp, La Mã và Byzance đã để lại, với nhiều nhà thờ cổ: St. Sofia/ Tsurkva Sveta Sofia, Tsurkva Sveta Nedelya (St Nedelya Church), St George Rotonda, Sveti Sedmochislenitsi, Sveta Petka Church, Stara Mitropolia, đức Mẹ Đồng trinh, hay St Jean Bopust. Lăng mộ của người Thrace xây từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên vừa được tìm thấy năm 1982 với nhiều bích họa nhắc nhở về văn hóa Getes cũng là một nơi đang được bảo tồn. Hầu hết công trình kiến trúc nổi bật nhât Sofia là các công thự của chính phủ, các viện bảo tàng hay nhà văn hoá (y hệt VN). Nga có ảnh hưởng rất lớn với Bulgaria về nhiều mặt.
Ở Sofia, cộng đồng người Việt khá đông, phần lớn là sinh viên và người đi hợp tác lao động. Rất nhiều người đã lập gia đình với người bản xứ và ở lại làm ăn, buôn bán, mở công ty riêng.
Ba ngày tôi ở đây khí hậu ấm áp nên tha hồ dạo phố. Ði bộ dọc đại lộ Vitisha, ghé một vài quầy bán hàng lưu niệm và uống một tách cà phê tại quán Harana nổi tiếng, rồi xuyên qua những khu vườn rậm rạp để đến Viện Văn hóa quốc gia, một kiến trúc hiện đại nằm trong khu đất rộng lớn bao quanh là cây xanh trông giống Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Ngồi đây thật thú vị khi ngắm nhìn một Sofia với những cụ già ngồi trông cháu, những chàng trai cô gái chơi ván trượt, những người lớn tuổi tán gẫu, những cặp tình nhân bên nhau âu yếm. Bên dưới Viện Văn hóa là bến tàu điện ngầm với nhiều hàng quán, nơi trú gió cho Sofia những ngày giá rét. Ngắm chán, tôi đi ngược trở lại đại lộ Entimi, rồi vòng qua đại lộ 6 tháng 9 đến một khu dân cư kiểu mẫu nằm gần khu trung tâm thành phố, một con đường đẹp đơn giản với hoa hồng nở rộ hai bên. Những khu dân cư thấp tầng được quy hoạch ngay ngắn với hoa hồng trồng kín cửa sổ, bên dưới là hàng quán và đặc biệt là quán cà phê, nơi được xem là chợ quà lưu niệm, đồ trang sức, sách, tranh ảnh… Một con đường gạch nhỏ dẫn đến quảng trường Quốc Hội và một tượng đài lớn dành cho những người đấu tranh vì tự do, tượng đài cưỡi ngựa của Sa hoàng Nga Alexander VI, người đã có công chiến đấu vì độc lập của Bulgaria. Phía bên kia là đại lộ Sofia với ngôi mộ của Ivan Vazou (nhà văn Bulgaria nổi tiếng), rồi từ đó hướng về hướng Tây là đến công viên trung tâm thành phố với nhà hát kịch nghệ quốc gia bên trong, được đặt tên là nhà hát Ivan Vazou. Các nhà quy hoạch đã tạo nên một không gian mở sống động với vườn cây, công trình kiến trúc điểm với các tượng đài cổ điển lẫn hiện đại, những tượng đài ghi dấu những thời điểm lịch sử khác nhau đã được giữ gìn trân trọng. Bulgaria giàu có với hoa hồng, hoa hồng tràn ngập trên công viên, lề đường. Ngồi quán cóc trên lề đường Sofia, tận hưởng cái se se lạnh bên vườn hồng vừa hé nụ, màu xanh của lá chen lẫn những đóa hồng còn đẫm hơi sương, vừa nhâm nhi tách cà phê nóng buổi sáng quả thú vị! Nhưng thú vị nhất là được nhìn ngắm những “đóa hồng Sofia” di động trên phố. Phụ nữ Sofia có vóc dáng nhỏ nhắn của người châu Á, làn da nửa Âu nửa Á, khuôn mặt là sự hòa đồng của người Arab với đôi mắt to, đen, lông mày rậm. So với cô gái Đức, Hà Lan quá to cao, cô gái Nga da trắng bệt, cô gái Pháp quá nghiêm nghị… (chỉ là nhận xét vui!) thì cô gái Sofia vẫn toát lên vẻ dịu dàng, đằm thắm, sự e ấp của người châu Á và kín đáo của phụ nữ đạo Hồi. Đi xem 3 toà nhà của nhà thờ Boyana xây từ thế kỷ thứ 10 & 11 ngay ngoại ô Sofia; trong đó có nhà thờ Kayolan nằm giữa với nhiều tranh sơn tường từ thời Trung Cổ(1259). Tu viện Rila xây từ 1834-1860 gần nhà thờ đá Ivanos nằm trên bờ sông Russenski Lom là một quần thể gồm những nhà thờ, nhà nguyện và phòng tu sĩ đẽo trong đá từ năm 1235 đến 1396, khi nước này bị đế chế Ottoman thôn tính. Xem các bích họa theo trường phái Tarnovo(tên kinh đô thứ 2 của Bulgaria) để hiểu lịch sử và văn hóa xứ này. Tượng kỵ sĩ Madara khắc bên hông núi đá từ thế kỷ thứ 8 để tưởng nhớ vua Khans của Bulgaria với nhiều câu khắc kể lại sự kiện lịch sử từ năm 705 đến 831 sau công nguyên về mối đe dọa đến Byzantium cũng là 1 di tích lịch sử mà ai đến Bulgaria cũng nên ghé thăm.Người Việt Nam tại Bulgaria không nhiều, chỉ có khoảng trên dưới 1.000 người, trong đó chiếm khoảng 15% các thanh thiếu niên, khoảng 60% là công nhân xuất khẩu lao động hết hạn hợp đồng giai đoạn 1980-1990 ở lại làm ăn sinh sống. Số còn lại là những người đi du học hoặc nghiên cứu, vì có các điều kiện thuận lợi trong công việc và nuôi dưỡng con cái nên đã ở lại sinh sống và kinh doanh.
Kết: Thời gian dường như dừng lại khi những quốc gia này sống dưới chế độ cộng sản; nhất là khi bước đi trên những con đường lát đá hộc, nhìn những khu phố cổ, nhà thờ cổ, những lâu đài, dinh thự... và cuộc sống của người dân lao động. Chiếc xe hơi là "xa xí phẩm" chỉ dành cho "cán bộ" và nhiều dấu vết của sự sợ hãi vẫn ám ảnh trong tiềm thức. Kinh tế vẫn khó khăn, không dễ gì phục hồi khi mà cơ sở hạ tầng thiếu thốn và ngỗn ngang biết bao vấn đề còn tồn tại sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Hình như sự chuyển hóa kinh tế của TQ và Việt Nam có kết quả hơn khi mà tư bản quốc tế đổ xô đầu tư, cho vay và viện trợ nhiều hơn? Hóa ra dollars và sự đầu tư của tư bản là chiếc đũa thần mầu nhiệm giúp thay đổi mau chóng; cho dù vẫn có nhiều bất cập, bất công và bất hợp lý. Gái điếm và kỹ nghệ sex tour cũng bùng phát sau khi nhiều du khách Tây Âu & Mỹ kéo đến các nước Đông Âu này. Có thể thấy nhiều cô gái điếm từ Liên Sô cũ và các nước Đông Âu khác, với nhiều băng đảng mafia hoạt động với sự dung túng của cảnh sát. Có 5 tệ nạn khá phổ biến: móc túi, tài xế taxi lưu manh, đổi tiền gian xảo, luật pháp khá lỏng lẻo, "bóp cổ" du khách bằng nhiều cách (từ việc thu lệ phí cao mà chẳng cung cấp thông tin cần thiết, ăn xin, kèo nài mua hàng cho đến thái độ, cung cách phục vụ quá kém...) đều là những hình ảnh quen thuộc khá phổ biến. Bán đảo Balkan hôm nay cho thấy sự chia cắt manh mún từ nhiều nước cộng sản cũ với nhiều dị biệt về tôn giáo, sắc tộc. Từ Albania, Bosnia & Herzegovina, qua Bulgaria, Croatia, Macedonia, Montenegro, Romania, Serbia, Slovenia cho tới Tiệp (Czech Republic), Hungary, Ba Lan, Slovakia đều có chung những hoàn cảnh khó khăn, phức tạp sau khi thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, từ bỏ chế độ cộng sản độc tài. Làm sao để thoát khỏi sự trì trệ về kinh tế và giải quyết nhiều nan đề xã hội? Đó là bài toán của chính phủ các nước này sau khi quyết địng theo Mỹ, gia nhập EU.(9-2007)
No comments:
Post a Comment