Thổ Nhĩ Kì là quốc gia đạo Hồi nên cứ chạy trên đường 5 phút là lại bắt gặp nhà thờ Hồi giáo. Buổi sớm tầm 5h lơ mơ ngủ đã nghe tiếng Kinh Koran và tiếng nhạc cầu nguyện nỉ non vang vọng khắp phố phường.
Những mái vòm khum khum, hay ngọn tháp nhọn sừng sững, được chấm phá bằng các đường lượn sóng uyển chuyển thanh thoát… tất cả đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng tôi.
Tiêu biểu nhất có lẽ phải nhắc đến khu Sultan Ahmet, với điểm nhấn là Blue Mosque. Nhà thờ có tên gọi này vì được lát ngoài bằng 20.000 viên gạch tráng men xanh dương nhạt. Lúc chiều tà, ánh xanh dương huyền bí làm cả khung cảnh như lắng đọng lại. Phần sân phía trước Blue Mosque còn có bồn nước như là nơi rửa tay linh thiêng cho các tín đồ với những chiếc vòi xinh xinh bằng đồng nâu khảm hình hoa cúc 7 cánh.
Cầm trên tay bản đồ đã rất chi tiết mà tôi gần như bị lạc. Chỉ biết mải miết đi và khám phá từng ngõ ngách. Đây là một khu công trình kiến trúc quy mô kèm theo cả lăng tẩm của vua Sultan Ahmet và hoàng hậu, những phòng nghỉ lớn được dát cẩm thạch và điện cầu nguyện chạm trổ hoa văn màu mè, bảo tàng và vết tích của 1 đấu trường trung cổ, hoành tráng và uy nghiêm xiết bao.
Bề ngoài đã lung linh, kiến trúc và họa tiết bên trong từng thánh đường cũng không kém phần độc đáo. Những đường viền cửa sổ được trang trí cầu kì bắt mắt Nghe bảo ngày xưa toàn thắp nến, mỗi lần tới giờ cầu nguyện phải châm nến trước 1giờ mới xong cả tòa nhà. Bây giờ thì khác rồi, thánh đường nào cũng có hệ thống đèn chùm vàng rực treo là là mặt đất. Sức ấm của đèn không quá gắt, chỉ mơn man dịu nhẹ đổ xuống, khiến cơ thể dễ chịu cực kì. Bảo sao các bạn bên Thổ rất chăm chỉ đi cầu nguyện.
Điểm độc đáo nữa mà chỉ tìm thấy ở Istanbul là sự hiện hữu của cả đạo Chúa và đạo Hồi trong cùng 1 công trình kiến trúc. Ayasofia Mosque ban đầu được xây nên như một nhà thờ Thiên chúa giáo trong triều đại Byzantine, nhưng sau đó đế chế Ottoman xâm lược và biến Ayasofia thành nhà thờ đạo Hồi. Hình ảnh Đức mẹ Maria ôm Chúa Giesu trong lòng, nằm xen kẽ với các dòng chữ Ả rập uốn éo uyển chuyển, tự dưng tôi thấy bình yên lạ. Cảm giác như mọi ranh giới tôn giáo đều biến mất, thay vào đó là sự hòa trộn khéo léo tinh tế giữa từng bản sắc. Chúng bên nhau nhưng không lấn áp đè ép, mà biết làm nổi bật nhau lên.
Tôi đến lâu đài Dolmabahce vào một ngày nắng đẹp. Đặc trưng bởi lối chạm khắc tinh xảo kiểu Châu Âu, Dolmabahce khiến du khách không khỏi xuýt xoa thán phục. Cả tòa kiến trúc trắng muốt tinh khôi như bừng sáng chói lòa.
Lâu đài có hơn 200 phòng được chia theo từng khu, này là phòng ăn hoàng tộc với những bức tranh hoa quả rực rỡ; phòng thư giãn có những lan can to nhìn thẳng ra dòng Bosphorus, được bày biện thêm cả 1 giàn nhạc cụ thu nhỏ; khu tiếp khách đại sứ giăng rèm đỏ rực với bàn ghế và giấy dán tường màu hồng phấn xuyệt tông; và không thể bỏ qua Dolmabahce Mosque, được mệnh danh là thánh điện đạo Hồi nguy nga nhất Istanbul.
Càng đi sâu vào lâu đài, tôi càng như mơ. Anh hướng dẫn viên người Thổ dong dỏng cao mặc bộ trang phục truyền thống viền hoa văn nền nã, nét mặt tươi cười thấp thoáng hình hài của 1 vị hoàng tử sống trong tiểu thuyết nghìn lẻ một đêm.
Tôi cũng có dịp đi thăm bảo tàng khảo cổ học Istanbul gần công viên Gunhane, Sultan Ahmet. Nằm ngay Địa Trung Hải nên có thể thấy rõ Thổ Nhĩ Kì chịu ảnh hưởng từ kiến trúc La Mã – Hi Lạp nhiều như thế nào. Này là tượng nữ thần có khuôn mặt thanh tú hiền lành, tượng bé trai kháu khỉnh tóc xoăn tít nằm gọn trong đôi cánh lông vũ. Kia là những chiếc quan tài bằng đá chạm khắc cảnh sinh hoạt đời thường. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một tổng thể tuyệt đẹp hoàn hảo níu chân khách tham quan.
Nơi mua sắm nổi tiếng bậc nhất Istanbul không phải một trung tâm thương mại sầm uất như mọi người vẫn thường thấy ở các thành phố lớn, mà lại là khu chợ Grand Bazaar. Bạn có thể tìm thấy bất cứ thứ gì tại đây, từ quần áo mỹ phẩm đến hàng lưu niệm.
Tôi vừa lướt qua đã ưng ý ngay bộ đèn nạm thủy tinh lấp lóa, treo trong phòng ăn thì tuyệt hảo. Giá cả tuy cũng phải cò kè chút đỉnh nhưng nhìn chung là hợp lý, và bác bán hàng thì sau cuộc nói chuyện hỏi han thân tình đã quyết định tặng tôi thêm 1 chiếc đế cắm nến xinh xinh, làm tôi sướng tít cả mắt lại.
Nói tới Thổ Nhĩ Kì, không ai không biết món Doner Kebap. Miếng thịt nướng xiên mềm ngọt, kẹp trong bánh mì giòn rụm và những lát rau xà lách tươi ngon, thêm chút nước sốt màu nâu hổ phách và mayonee. Thơm nức nở. Còn có cả macaroni rưới sữa chua và nước sốt tỏi cà, vị chua dịu lạ miệng.
Người Thổ dùng cơm hoặc mì làm món chính, kèm thịt gà hoặc thịt bò, khai vị bằng súp bột và salad. Trong bữa họ ít ăn tiêu ớt, chính vì thế khi tôi hỏi xin ớt bột gia vị, bác chủ nhà lúng túng tìm mãi, cuối cùng đành đưa tôi chai tương ớt thay thế. Có lẽ đó cũng là lí do giải thích việc làn da của các bạn Thổ lúc nào cũng mịn màng căng mọng như 1 trái đào tươi rói.
Người Thổ ưa ngọt nên nhìn đâu cũng thấy các nhà hàng chuyên bán món tráng miệng. Rice pudding làm từ trứng sữa, dẻo quánh như kem vani, sau đó, được đưa vào lò nướng để tạo ra một lớp váng giòn tan bề mặt. Múc từng thìa lên, màu vàng ruộm sóng sánh ngọt lịm tan ngay trong miệng.
Kẹo dẻo của Thổ khá giống ở Việt Nam, nhưng được bọc với dừa nạo nhuyễn, có nhân hạt dẻ bùi bùi. Đừng quên mua vài túi về nhâm nhi, làm quà cũng hợp lý.
Tôi lang thang nhiều ngõ ngách của Istanbul, và phải thú nhận rằng, có lẽ mình đã phải lòng con người Thổ Nhĩ Kì mất rồi. Từ em bé trai bụ bẫm, 2 mắt xanh biếc như nước dòng Bosphorus ngồi chơi đùa thảnh thơi cùng chú mèo. Thấy máy ảnh lên là cười tươi roi rói, chả hề ngại ngần chi. Đến các bác bán bánh mì vòng thân thiện, mua bánh xong thì khuyến mại thêm cả phômai ăn kèm. Mỗi con người ấy đều là một điểm nhấn mạnh mẽ, khiến mỗi lần ngắm nghía những bức hình tôi lại thèm trở lại Thổ đến cồn cào. Thèm nghe tiếng cầu nguyện rì rầm. Thèm nhìn những đôi tay xẻ thịt nướng nhịp nhàng điêu luyện. Thèm ăn món kem dẻo quánh vỉa hè của các anh bán hàng đẹp trai rất biết pha trò. Thèm sờ vào từng viên đá chạm khắc trăm năm tuổi của bức tường hà thờ.
Thổ Nhĩ Kì, ngủ ngoan trong tim tôi nhé, hẹn ngày gặp lại...
Minh Hằng (Theo http://VnEpress.net)
Chúng tôi đến sân bay quốc tế Ataturk, Istanbul, làm thủ tục nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, nối chuyến bay đến Kayseri (Cappadocia).Xe và Hướng dẫn viên diađ phươđón đoàn tại sân bay Kayseri. Ăn trưa tại nhà hàng trong thành phố. Buổi chiều, xe đưa đoàn tham quan:
• Thung Lũng Nấm - the “Mushroom valleys” với hàng loạt cột đá chóp nhọn như hình ống khói trong truyện cổ tích.
“Mushroom Valley”
• Bảo tàng Goreme Open Air Museum - một trung tâm quan trọng của đạo Cơ Đốc Giáo, với nhiều tu viện, nhà thờ và nhà nguyện được xây dựng trong những năm đầu của thời kỳ Trung Cổ từ thế kỷ 11 - 13.
• Làng cổ Avanos - nơi vẫn còn lưu giữ hai ngành nghề truyền thống nổi tiếng là dệt thảm và gốm sứ.
Ngày thứ 2, chúng tôi tham quan :
• Pigeon house – nơi có rất nhiều chim bồ câu và người dân địa phương đã làm những ngôi nhà khoét sâu vào trong vách núi cho chim bồ câu trú ẩn và sinh sản.
• Khu dân cư Goreme Uchisar được xây dựng trên ngọn đồi, với những ngôi nhà, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng.
• Thành phố ngầm Kaymakli hoặc Ozkonak, hai trong số 40 thành phố lớn và sâu nhất tại khu vực Cappadocia - nơi đây người ta đã tìm thấy một hệ thống thành trì ngầm với đầy đủ nhà cửa, nhà thờ, nơi cất trữ lương thực nằm ẩn sâu trong hang đá.Kaymakli Kaymakli OzkonakOzkonak
• Nhà máy thảm thủ công lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ăn tối tại khách sạn xong, chúng tôi được thưởng thức show xem biểu diễn múa bụng và nghe nhạc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ - nơi quý khách vừa nhâm nhi ly rượu và các đồ nhắm truyền thống, vừa có thể đắm chìm trong những câu chuyện, phong tục hấp dẫn của người dân Thổ.
Ngày thứ 3, chúng tôi khởi hành đi Konya - thủ đô cổ của người Turks trong thế kỷ 12 và 13.
• Tu viện Mevlana với kiến trúc mái vòm hình nón màu xanh là biểu tượng của thành phố Konya, tu viện Mevlana hay còn gọi lăng mộ của nhà hiền triết vĩ đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
• Bảo tàng Karatay Medresen.
Ngày thứ 4, chúng tôi đi Pamukkale tham quan:
• Lâu Đài Bông - Nơi có những dòng suối khoáng nóng chảy lộ thiên từ hàng ngàn năm trước tạo nên những kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ có một không hai trên thế giới.
• Thành phố Thần thánh Hierapolis - Di sản văn hóa Thế giới được Unesco công nhận năm 1988 như nhà tắm hơi công cộng (một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người Thổ), nhà hát ngoài trời, thư viện, trung tâm bảo vệ sức khỏe….
• Cotton Castle - Lâu Đài Bông.
Ngày thứ 5, chúng tôi đi Kusadasi tham quan:
• Nhà tưởng niệm Đức Mẹ Mary, cầu may mắn, hạnh phúc và bình an.
• Ăn trưa tại nhà hàng địa phương xong, chúng tôi đi tham quan:
Thành phố cổ đại Ephesus với các công trình kiến trúc bằng đá như Thư viện Roman, Hí viện - đấu trường ngoài trời, Di tích Vương cung thánh đường Thánh Gioan với câu chuyện “ Thánh chiến” đầy huy hoàng – Nơi người Thổ tin rằng, Đức Maria đã sống và qua đời.
• Đền Artemis thờ nữ thần săn bắn, con gái thần Zeus – 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
• Tham quan nhà máy sản xuất các sản phẩm về da (như quần áo thời trang, túi xách, giầy….) lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày thứ 6, chúng tôi tham quan:
• Quảng trường đua ngựa Hippodrome với sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi, nơi đổ máu của biết bao võ sĩ giao đấu qua những cuộc đua ngựa.
• The Blue Mosque - Đền thờ Xanh của thời đế quốc Osman.
• Giáo đường Hagia Sophia – xây dựng thế kỷ 6, kiệt tác của thời kỳ Đông La Mã, di tích quý giá của thế giới.
Sau đó mua sắm tại khu Grand Bazaar.
Ngày thứ 7, chúng tôi đi tham quan:
• Cung điện Dolmabahce – được vua Abdul Mecid xây dựng năm 1854.
Ăn trưa tại nhà hàng cạnh eo biển Bosphorus.
BosphorusGolden Horn
• Du thuyền Bosphorus Cruise thưởng ngoạn cảnh quan hai bên bờ eo biển; cảng biển nổi tiếng Golden Horn, cung điện Dolmabahce và cây cầu Bosphorus nổi tiếng nối liền hai lục địa Á - Âu.cây cầu Bosphorus
• Mua sắm tại Istinye Park Shopping Mall.
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước nằm trên cả lục địa Âu-Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc; Iran phía đông; Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc; Biển Aegae và Biển Marmara phía tây; Địa Trung Hải phía nam.
Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hoà dân chủ, theo hiến pháp phi tôn giáo. Hệ thống chính trị của họ đã được thành lập từ năm 1923. Thành phố thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thủ đô lịch sử là İstanbul vẫn là một trung tâm văn hoá, kinh tế và tài chính quan trọng của đất nước. Các thành phố quan trọng khác gồm İzmir, Bursa, Adana, Trabzon, Malatya, Gaziantep, Erzurum, Kayseri, İzmit (Kocaeli), Konya, Mersin, Eskişehir, Diyarbakır, Antalya và Samsun. Ước tính 68% dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các vùng thành thị.
Trên danh nghĩa, 99% dân số theo Hồi giáo. Đa số thuộc phái Hồi giáo Sunni. Khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi. Cũng có một thiểu số Twelver Shi'a nhưng có vai trò khá quan trọng, đa phần họ là con cháu người Azeri. 1% dân số còn lại, đa số là người Thiên chúa giáo (Hy Lạp chính thống, Tòa thánh Armenia (Gregoria), Chính thống Syriac, Molokans, Công giáo và Tin lành), Do Thái, Bahá'ís và Yezidis.
Không giống các nước có cộng đồng Hồi giáo đa số khác, ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có truyền thống tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia. Thậm chí nhà nước không có bất kỳ hành động/hay khuyến khích tôn giáo, nhà nước giám sát tích cực những lĩnh vực tôn giáo. Hiến pháp cấm phân biệt giữa các tôn giáo và thực hiện điều này rất chặt chẽ. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ công nhận tự do tôn giáo cho các cá nhân, và các cộng đồng tôn giáo nằm dưới sự bảo vệ của nhà nước, nhưng hiến pháp cũng quy định rõ rằng tôn giáo không được can thiệp vào quá trình chính trị, ví dụ thông qua cách thành lập một đảng phái tôn giáo. Không đảng phái nào được tuyên bố rằng mình được hình thành để đại diện cho một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, những sự nhạy cảm tôn giáo nói chung thường được thể hiện thông qua các đảng bảo thủ.
Trường đạo chính của Hồi giáo Sunni Hanafite phần lớn được nhà nước tổ chức thông qua Diyanet İşleri Başkanlığı (Bộ các vấn đề tôn giáo). Diyanet là cơ cấu chính của Hồi giáo được thành lập sau khi Ulama và Seyh-ul-Islam của chế độ cũ bị bãi bỏ. Vì thế, họ kiểm soát mọi thánh đường Hồi giáo và các tu sĩ. Các thầy tế được đào tạo trong Imam Hatip school và trên lý thuyết nó thuộc sở quản lý các trường đại học. Sở này ủng hộ Hồi giáo Sunni và được phép đưa ra các phán quyết (Fatwa) về các vấn đề Hồi giáo. Một số người Hồi giáo Alevi chỉ trích sở này vì không ủng hộ đức tin của họ.
Thượng phụ Constantinople (Thượng phụ chính thống, Patrik) quản lý Nhà thờ chính thống Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ và hoạt động như một lãnh đạo tinh thần đối với mọi Nhà thờ chính thống trên khắp thế giới, Armenia Patrik (Nhà thờ Armenia), trong khi cộng đồng Do Thái được lãnh đạo bởi Hahambasi, Lãnh tụ Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều đóng trụ sở tại Istanbul. Dân Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất và mạnh nhất bên ngoài Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OSCE, OECD, OIC, Cộng đồng châu Âu và đang đàm phán đề gia nhập Liên minh châu Âu. Vì có vị trí chiến lược ở giữa châu Âu và châu Á và giữa ba biển, Thổ Nhĩ Kỳ từng là ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế, và là nơi phát sinh cũng như nơi xảy ra các trận chiến giữa các nền văn minh lớn.
Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có nền văn hoá lâu đời, từng là đế quốc qua nhiều triều đại. Đầu thế kỷ 11 người Thổ bắt đầu mở rộng bờ cõi về phiá tây tới Amenia và Tiểu Á
Năm 1299 Osman I (1259 †1326), thành lập triều đại Ottoman. Đến thời Mehmet II ngày 29.5.1453 chiếm Konstantinople từ đó đế quốc Byzantine bị xoá tên và đánh chiếm các quốc gia Serben(1459) Griechenland(1461) Bosnien và Albanien (1479), Syrien, Palästina, Ägypten và Bắc phi các năm (1516/1517) Bagdad (1522) và Ungarn. Người Thổ Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại Tiểu Á cuối cùng đã trở thành vương quốc Ottoman
Thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman có lực lượng hải quân hùng hậu thống trị các khu vực rộng lớn trên biển Đại Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương. chiếm cả Anatolia Bắc Phi, Trung Đông, Đông nam và Đông Âu… Trong ý định Hồi Giáo hóa Âu Châu, đế quốc Ottoman đã nhiều lần tấn công vào Trung Âu. Năm 1529, đế quốc Ottoman vây thành Vienna của nước Áo và năm 1683 lại tấn công lần nữa vào thành phố Habsburgs của nước này nhưng bị đánh bại và phải triệt thoái. Đế quốc Ottoman bị suy yếu mất dần các „thuộc điạ“. Năm 1773 Nga chiếm Bulgarien, Mohammed Ali đòi độc lập cho Ai Cập, năm 1827 Hy Lạp được tự do….Dưới thời Abd ül- Medschid I (1839-1861) được sự hổ trợ của Anh-Pháp cuộc chiến Krimkrieg (1853-1856) chống lại Nga. Cuộc chiến 2 năm (1877/78 Nga chiến thắng phải ký hiệp ướcc 1878 tại Berlin Thổ trả „độc lập“ cho Rumanien, Serben, Montenegro, Anh chiếm đảo Zypern, Pháp chiếm Tunesien(1881) Anh chiến Ägypten(1882)….
Thế chiến I (1914-1918) Đế quốc Thổ kiểm soát phần lớn vùng Trung Đông, và theo phe Đức, Đế quốc Áo-Hung. Ngược lại Anh- Pháp liên minh với Nga để chống Đức và Thổ. Ngày 16.4.1917 quân đội Mỹ tham chiến với quân Anh- Pháp-Nga đánh bại liên quân Đức, phe này thua trận. Các dân tộc vùng Trung Đông theo liên quân Anh-Pháp-Mỹ-Nga nổi lên dành độc lập. Hy lạp chiếm Izmir, một phần đất của Thổ bị phe chiến thắng chiếm đóng. Năm 1919 nhờ Mustafa Kemal Atatuerk (1881-†1938) người hùng thời đại đứng lên dành độc lập. Kemal được Quốc Hội trao tên tôn kính Atatürk (nghĩa "Cha của người Thổ") là Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Thổ. Kemal cải cách sâu rộng phát triển phục hưng đất nước và loại bỏ những chính sách từ thời Ottoman. Bãi bỏ luật đa thê, ban hành quyền bình đẳng cho phụ nữ và cấm nhiều biểu hiện Hồi Giáo công khai như đeo khăn che mặt tại công sở và trường học….
Hiêp ước ký ngày 24 Juli 1923 tại Lauranne quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ được thế giới công nhận. Thổ Nhĩ Kỳ thành lập Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ (29/10/1923), chấm dứt sự tồn tại hơn 600 năm của đế chế Ottoman Năm 1939 Kemal qua đời Ismet Inönü thay thế , Thế chiến II Thổ trung lập thời kỳ chiến tranh lạnh Thổ thi hành chính sách thân Mỹ, được Mỹ viện trợ kinh tế cũng như quân sự. Thổ tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và gia nhập Liên hiệp quốc UN năm 1945 và khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO năm 1952. Năm 1964 trở thành thành viên dự khuyết của Cộng đồng Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ là nước ảnh hưởng Tây phương cởi mở và tân tiến, không gò bó như các quốc gia Hồi giáo khác của khối Ả Rập.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nơi phải chịu nhiều trận động đất mạnh. Bospho và Dardanelles nằm trên đường nứt chạy xuyên Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn tới việc thành tạo Biển Đen, nhiều trận động đất xảy ra dọc đường đứt gây thiệt hại. Năm 1999 hai trận động đất mạnh làm rung chuyển miền Tây bắc nước này, làm chết 18.000 người và hư hại nặng.
Khí hậu ôn đới, mùa hè khô, nóng. Mùa đông vùng cao nguyên lạnh ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình 20°C. Dân số 74,9 triệu người mật độ trung bình 90/km², 70% là người Thổ; 20% người Kurden và 10% các dân tộc khác, 99% theo đạo Hồi (Muslime) theo phái truyền thống Sunniten (ahl as-sunna (أهل السنة,) Theo tài liệu có tất cả 2.562 nhà thờ Hồi Giáo lớn (Moscheen) 215 Nhà thờ Hồi giáo nhỏ (Kleinmoscheen/Mescit)
Trước đây các chính quyền Thổ thường thi hành chính sách độc tài, độc đảng. Năm 1982 Thổ ban hành hiến pháp mới hình thành thể chế chính trị dân chủ đại nghị, tôn trọng các quyền con người, có cơ quan tư pháp độc lập, Tổng thống, Thủ tướng, Quốc hội và Hội đồng Toà án tối cao cùng chia sẻ quyền lực điều hành đất nước.. Thủ đô mới là Ankara, tên trước đây là Angora là trung tâm của Cao nguyên Anatolia ở miền Trung Tây Thổ Nhĩ Kỳ diện tích 2516.00 km2 ; 4.104.387 dân số (2009). Nơi đây có các thắng cảnh như Bảo tàng Anitkabir, Bảo tàng Dân tộc Học, Bảo tàng Hội họa và Điêu khắc…
Thủ đô cũ Istanbul hơn 3000 năm văn hóa nỗi tiếng nằm bên Bosphorus có cảng tự nhiên gọi là Sừng Vàng? Istanbul từng là kinh đô của 3 đế quốc khác nhau là Đế quốc La Mã (330-395) Đế quốc Byzantine (395-1453) và Đế quốc Ottoman (1453-1923). Istanbul là thành phố đẹp và có nhiều đền thờ nhất trên thế giới với 450 ngôi đền lớn nhỏ, Istanbul được Unesco công nhận là di sản Thế giới. Đền thờ Sultan-Ahmed-Moschee/Sultanahmet Camii từ thời Sultan Ahmed đệ nhất ( do kiến trúc sư Mehmet Aga, bắt đầu xây năm 1609 và hoàn thành năm 1616) toàn bộ các trang trí đẹp nổi lên màu xanh nên có tên Blaue Moschee, phòng cầu nguyện (Gebestsraum) lộng lẫy với 53 m chiều dài và 51 m chiều rộng, gần như vuông, những mái vòm có đường kính 22,2 m. Cao 43m bốn trụ cột đường kính lớn 5m. Tất cả có 260 cửa sổ chiếu sáng qua cửa kính màu thay đổi từ thứ thế kỷ thứ 17. Đức giáo Hoàng Benedict XVI ngày 30.11.2006 đã viếng thăm và cầu nguyện. Tổng thống Obama ngày 5.04.2009 cũng đến thăm nơi nầy. Istanbul có diện tích 1538,77 km², với hơn 12,8 triệu dân. Có 2 chiếc cầu Bosporus (1973) dài 1074 m và cầu Fatik Sultan-Mehmet dài 1090 m, hai cầu nầy nối liền 2 châu lục: châu Âu và châu Á, được chia làm 3 khu chính. Phần nằm trong khu vực châu Âu lấy ranh giới từ Kim Giáp và được chia làm hai thành phố. Eo Kim Giáp là eo biển nhỏ trông giống như chiếc sừng(Gold Horn), mỗi khi mặt trời mọc hay lặn, eo biển tràn ngập một màu vàng rực rỡ nên gọi là Kim Giáp. Về lưu thông có sân bay quốc tế Ataturk, hai trạm xe bus lớn (Busbahnhöfen) mỗi ngày hơn 15.000 chuyến xe bus di chuyển trong thành phố, hai nhà ga (Bahnhöfen) hải cảng (Hafen) và hệ thống đường xe (Autobahnnetz), tàu điện chạy dưới lòng đất (U Bahn) tối tân. Istanbul có 4.350 trường học và 2.991.320 học sinh. Trường Đại học nỗi tiếng lâu đời Universitesi/Universität Istanbul) được thành lập năm 1453 đến năm 1933 thay đổi theo hệ thống mới, gồm có 16 khoa (Fakultäten) hơn 70.000 Sinh viên và 6.000 khoa học gia, giáo sư và nhân viên, Năm 2010 Istanbul được công nhận là thủ đô văn hoá của Âu Châu (Kulturhaupstadt Europas)
Hoạt động các chính đảng
Hiện Thổ có đảng chính trị tham chính: Đảng Công lý và Phát triển (AKP), Đảng Nhân dân Cộng hoà (CHP), Đảng Dân chủ cánh tả (DSP), Đảng Con đường chân chính (DYP), Đảng Dân chủ nhân dân (DEHAP),…
Hamdi, one of Istanbul’s traditional kebab houses with three levels, sits on a square in the Old City’s Grand Bazaar district. Its rooftop terrace features panoramic views." class="gallery-slideshow-photo" width="333" height="410">
Kinh tế phát triển Tổng Sản Phẩm Nội Địa GDP (Gross Domestic Product) tính theo đầu người 8393 USD. Trình trạng lạm phát cao, tiền mới 1 đồng Lira =100 Kurus. Thổ Nhĩ Kỳ có một nền kinh tế kết hợp giữa công nghiệp và thương nghiệp hiện đại với nông nghiệp và thủ công truyền thống. Ngành công nghiệp quan trọng nhất là ngành dệt, may mặc, kỷ nghệ làm da, đan thảm và du lịch. Công ty nước ngoài được hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn từ các nước EU. Tình hình kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn một khoảng cách lớn giữa phương Tây công nghiệp hóa và công nghiệp hiện đại (51,6% xuất cảng sang EU, 46% hàng nhập cảng từ EU).
Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt, điện tử, thực phẩm, xe, khoáng sản có sắt, thép (Eisen), thuỷ ngân (Quecksiber), than đá (Kohle), lưu huỳnh (Schwefel), dầu khí (Erdöl), đồng. Sản xuất giấy, gỗ xẻ, v.v..
Hệ thống lưu thông : Thổ Nhĩ Kỳ có tổng chiều dài 413.724 km. Trong số này, 62.000 km đường giao thông nông thôn, 350.000 km là đường làng và 1.800 km đường xa lộ và tiếp tục mở rộng. Đường sắt phần lớn tồn tại từ cuối thế kỷ 19. Chiều dài là 10.500 km, trong đó khoảng 20% hoạt động bằng điện. Bờ biển dài hơn 7200 km có 156 cảng, tiềm năng của các tàu trọng tải cao hơn 300 tấn
Các hãng hàng không: Thổ Nhĩ Kỳ Airlines (THY, Turk HAVA, Yollari..) được thành lập vào năm 1933 cho đến những năm 1990 độc quyền trong ngành hàng không. Hiện nay thêm số hãng hàng không tư nhân: Atlasjet, Fly, MNG, Onur, SunExpress). Thổ Nhĩ Kỳ có 117 sân bay, trong đó 15 là sân bay quốc tế, sân bay Atatürk lớn nhất với 23.000.000 hành khách (2007) Antalya với 17.000.000 hành khách (2007) các sân bay khác là của Izmir (Adnan Menderes Havalimanı) và Ankara (Esenboğa). Một số sân bay quốc gia như ví dụ Denizli Çardak…
Ramadan (رمضان / ramaḍān /„Sommerhitze“) là những ngaỳ cầu nguyện để được "sự nhân từ của Allah" (God's Mercy) suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.
Istanbul Modern Restaurant/Cafe." class="gallery-slideshow-photo" width="500" height="371">
Sinh hoạt đời sống: người Thổ khi chào một người bạn thân dù nam hay nữ đều sử dụng cả hai tay hoặc hôn vào cả má. Khi ngồi nói chuyện hai chân nằm trên mặt đất, không nên để lộ đế giày hoặc chân hướng vào người đối diện, không nên khoanh tay trước ngực khi tiếp xúc nói chuyện với người ta, và bỏ tay ra khỏi túi quần, không được hỷ mũi nơi công cộng cần phải có khăn che lại. Không nên hôn, ôm hoặc thậm chí là bắt tay ai đó khác giới nơi công cộng. Chỉ ngón tay hướng vào người nào đó được xem là cử chỉ thô lỗ, nếu mời ai phải đưa cả bàn tay. Đi tắm (hơi) Hamam phải mang theo khăn hoặc mặc quần, Nam Nữ tắm riêng
vấn đề hôn nhân: Lập gia đình phải thuộc đạo Hồi, nếu sống ở Đức đôi khi cũng có trường hợp ngoại lệ, phong tục xa xưa phải nhờ mai mối, mẹ chồng phải đi tắm với cô dâu tương lai hay sơn móng chân… ngày nay không còn phổ thông nửa cha mẹ gả con gái thường cho nữ trang. Ngày lễ rước dâu đơn giản chú rể cùng gia đình mang xe hoa rước dâu lễ vật là nữ trang và tiền. Các con cháu trong gia đình đàn gái, giăng dây trước cửa đòi tiền “cheo” để cho chú rể vào nhà (nhưng họ không quá nhiều lễ nghi như người Việt chúng ta có đầy đủ mâm, quả, rượu, bánh, trái cây đôi khi có con heo quay). Họ rước dâu về nhà theo phong tục đạo Hồi là mời giáo sĩ Hồi giáo đến, hai bên trai gái phải có người làm chứng để đọc kinh Coran, lễ kết hợp vợ chồng, ngoài ra còn có thủ tục ký giấy hôn thú ở phòng hộ tịch (Standesamt). Lễ cưới gia đình hai bên thường mời rất đông khách có thể trên 1 ngàn người trong những hội trường (Saal) lớn nên chỉ có những bàn và ghế dài, tiệc cưới đơn giản nửa con gà nướng một ly nước, họ uống rượu Rake, hát nhạc Thổ, đàn ông nhảy với nhau, quà cưới bằng hiện kim khoảng 50€ hay nữ trang. (riêng một số rất nhỏ người Đức lễ cưới chỉ tặng bông và thiệp chúc mừng)
Cuộc sống có sinh có tử, người Thổ sống làm việc có tài sản nhà cửa ở nước ngoài, nhưng lúc qua đời đều đưa quan tài về mai táng tại quê nhà, nên nghiã trang ở Đức không có mộ phần của người Thổ. Trong các nền văn hóa Hồi giáo, việc cắt bao quy đầu được thực hiện như là một phần của một nghi lễ phong tục. “Thủ thuật circumcision chỉ việc cắt bỏ lớp da bọc trên đầu dương vật. Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài của cơ quan sinh dục nam. Việc giải phẫu cắt bao quy đầu là một nghi thức bắt buộc”. Ở nhà quê không có bác sĩ thì có người chuyên môn cắt cho con trai, lễ cắt da nầy được mời nhiều người tới ăn mừng. Nhiều nơi còn giữ phong tục con gái phải cắt mép âm vật, gọi là labioplasty hoặc vaginoplasty” âm thầm không tổ chức tiệc mừng như con trai. Con gái phải giữ sự trinh tiết trước khi lập gia đình
Hệ thống Giáo dục
Giáo dục là bắt buộc 7 đến 15 tuổi phải đi học, nhưng tỷ lệ người Thổ còn mù chữ (đàn ông 6,65 đàn bà 23,5%). Thổ có 85 Đaị học công lập (2.294.707 Sinh viên), tiền học phí tượng trưng hàng năm khoảng (300-1000€) và 31 đại học tư thục (124.507 Sinh viên) phải đóng tiền học từ (4100-10.000€). Sinh viên ngoại quốc 16.328 người
Có 64 viện nghiên cứu nghiên cứu khoa học kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệp sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng. và 4 Học Viện Quân sự (Militärakademien) và một Học Viện Cảnh sát (Polizeiakademie) …
Thời ở Việt Nam chúng ta học Thế giới sử biết về Thổ Nhĩ Kỳ một phần, nhưng chưa có cơ hội đến thăm xứ sở, tiếp xúc về sinh hoạt văn hoá, phong tục, tập quán của họ. Ở Đức thường thấy đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ để râu, mặc áo Veston không thắt Cà vạt, trên tay cầm chuổi hột màu đen dài có 33 hột (hoặc 99 hột), phần lớn các bà nội trợ trùm khăn khi ra ngoài
Những người đến từ Thổ Nhĩ Kỳ làm việc khắp nơi, đủ các thứ ngành nghề trong xã hội. Người Đức gọi họ là những khách thợ. Thế chiến II (1939-1945) nước Đức bị tàn phá, sau khi chấm dứt chiến tranh không đủ người xây dựng lại quê hương. Chính phủ Đức mời những người khách thợ từ Thổ Nhĩ Kỳ sang làm việc, những người đầu tiên đặt chân đến quê hương nầy được tặng bông hay một chiếc xe gắn máy làm phương tiện.
Những người khách thợ từ Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp mồ hôi để phục hồi kinh tế, xây dựng nước Đức hẳn nhiên họ đi làm lãnh lương. Tiền lương nầy so với đời sống ở Thổ thì khá nhiều. Họ đi làm ở Đức về Thổ trở thành triệu phú chủ nhân ông nhiều tiền „vai mang túi bạc kè kè nói lếu nói láo người ta nghe rầm rầm“.
Chính phủ Đức với chương trình đón nhận thành phần lao động vào làm việc, theo thời gian và luật pháp qui định gia đình đoàn tụ, nên những người khách thợ nầy đã mang gia đình sang sinh sống và lập nghiệp tại Đức, ngày nay dân số Thổ Nhĩ Kỳ tăng hơn 2,5 triệu người sống khắp nơi. Họ sinh hoạt đoàn kết với bản sắc văn hoá giống bên Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp skandal cô Sibel Kekilli 23 tuổi sinh ở Heilbronn đã đóng film khỏa thân „Tierisches Teenie-Reiten“, Sibel là diễn viên chính, xuất sắc trong phim „Gegen die Wand / Chống lại bức tường „ đạo diễn Fatik Akin cũng người Thổ trưởng thành tại Hamburg-Altona (phim dài 121 phút được giải con gấu vàng Goldenen Baeren der Berlinale). Phim diễn tả bi kịch đời sống xã hội, lịch sử tình yêu hạnh phúc không đọan kết ...Giải thưởng là một danh dự lớn, nhưng ngược lại cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ phẩn nộ về việc cô Sibel đã từng đóng các phim không „nghiêm túc“. Ông Mehmet 44 tuổi là thân phụ cô Sibel phải xin lỗi việc gây tổn thương danh dự về Tôn giáo của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, ông tuyên bố từ bỏ con gái đã vượt qua bức tường giáo dục gia đình.. . Dù văn minh phát triển nhưng còn một phần tử nhỏ trong cộng đồng người Thổ bảo thủ cưỡng bức con cái lập gia đình theo quyết định của cha mẹ, đôi khi đánh đập con gái đã gây ra những án mạng đau buồn. Thế hệ thứ II hội nhập vào đời sống xã hội Đức tốt đẹp, giải túc cầu „ World Cup 2010“ tại Nam Phi, đội tuyển quốc gia Đức đã chọn cầu thủ Mesut Özil cũng như cầu thủ Serdar Tasci đều trở thành những cầu thủ giỏi, nhờ trưởng thành và đào tạo tại Đức.
Các cơ sở thương mại của Thổ thường tập trung từng khu buôn bán đồ thủ công nghệ, rau trái cây, nhiều mặt hàng khác nhau. Các thành phố lớn người Thổ có trường học riêng theo chương trình giáo dục của Âu châu. Một vài Moschee được xây cất nguy nga tráng lệ, phát hành nhật báo, nguyệt san... Nhà văn Orhan Pamuk nhận giải Nobel Văn học 2006 tên thật Ferit Orhan Pamuk, sinh ngày 7 tháng 6 năm 1952 tại thành phố Istanbul một trong những nhà văn Thổ nổi tiếng nhất, được trao giải vì trong quá trình đi tìm hiểu “tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương” đã đặt ra những vấn đề bản sắc, cá nhân và dân tộc, phát hiện ra những biểu tượng của sự xung đột, trộn lẫn giữa nhiều nền văn hóa, phản ánh những mâu thuẫn giữa các giá trị Đông và Tây, giữa truyền thống văn hóa Hồi giáo và những thách đố đặt ra cho một xã hội muốn vươn lên thành một nước phát triển và hội nhập với thế giới mở bên ngoài.
Bà Özkan cũng sinh ở Đức (năm 1971), nhưng bố mẹ là người Thổ và xuất thân từ giai cấp thợ thuyền. Thập niên 60 bố bà Özkan qua Đức làm " khách thợ"(Gastarbeiter) và hiện còn đang hành nghề thợ may mặc dù đã 74 tuổi. Bà Özkan tốt nghiệp ngành luật tại đại học Hamburg gia nhập đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) từ năm 2004. Chồng bà Özkan, một bác sĩ chuyên khoa bệnh phụ nữ, cũng là người gốc Thổ. Việc đảng CDU chọn một người gốc Thổ làm bộ trưởng được dư luận coi là điều "bất thường" vì CDU là một đảng bảo thủ thường không ưa hoặc chống người ngoại quốc. Chủ tịch đảng Xanh (Bündnis 90/Die Grünen/ The green party), ông Cem Özdemir, cũng là người Đức gốc Thổ. Dr. Philip Rösler (gốc Việt), thuộc đảng FDP (đảng Dân Chủ Tự Do), bộ trưởng y tế liên bang qua Đức từ lúc còn sơ sinh, bố mẹ nuôi là người Đức, nên mang dòng họ tên Đức
Thiểu số người Đức nhìn người Thổ không được trọng, bởi vì họ là những người khách thợ xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội...Dù thế hệ thứ 2 hay 3 của người Thổ đã hội nhập vào đời sống Đức nhưng vẫn còn những nét dị biệt ... Hàng năm vào đầu tháng 7 và tháng 8, những gia đình Thổ đều trở về quê hương trong thời gian con cái nghỉ hè 6 tuần. Những chuyến bay sang Thổ lúc nào cũng bận rộn, nhiều gia đình Thổ lái xe về quê xa trên 3000km
Đời sống kinh tế ở Âu Châu và Đức đi xuống, làn sóng chống ngoại quốc nẩy sinh, dù không ầm ỷ nhưng cũng là đợt sóng ngầm! Thiểu số quá khích trong xã hội thường có thành kiến với người ngoại quốc, trong đó có thân phận của chúng ta! Nếu không có biến cố 30.4.1975 chúng ta không bỏ nghề nghiệp, tài sản, quê hương ra đi làm người viễn xứ! Nhưng buồn thay ngày nay nhà cầm quyền Việt Nam xuất cảng người đi lao động cùng phong trào lấy chồng ngoại quốc khắp nơi trên thế giới như mua bán nô lệ, họ bị bóc lột và phẩm giá không được tôn trọng! Riêng ở Đức sau khi thống nhất Đông Tây Đức, đã có hơn 40.000 người Việt từ các nước Đông Âu sang Đức xin ở lại. Dù là thiểu số từng buôn thuốc lá, tổ chức đường dây buôn người bất hợp pháp … thời gian vừa qua đã trồng cây cần sa (Cannabis) ở ngoại ô thành phố Nürnberg và Würzburg bị bắt trong khi người Thổ không làm những việc nầy.
Chúng ta là người Việt tỵ nạn dù ở Đức hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhưng thân phận mình so với người Thổ, họ còn may mắn hơn bởi vì họ có quê hương độc lập, tự do và dân chủ, được hưởng quyền lợi của một công dân, có tài sản và tài sản đó được luật pháp bảo vệ, dù họ mang quốc tịch Đức, nhưng chúng ta chỉ là „khúc ruột ngàn dặm“
Thổ Nhĩ Kỳ - ngã tư của các nền văn minh
TTO - Nằm ở ngã tư đường, nơi gặp nhau của châu Á và châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ rất giàu có về lịch sử, văn hóa, tự nhiên và ẩm thực. Vùng đất có phần đông dân số theo đạo Hồi nhưng lại không nằm trong cộng đồng giáo sĩ này có vẻ đẹp cổ xưa hòa quyện với vẻ lộng lẫy của tự nhiên, mở rộng ra hai châu lục.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ Ankara (tỉnh Ankara), thành phố lớn thứ hai sau Istanbul, đang đầu tư 350 triệu USD cho khoảng 400 dự án về văn hóa và nghệ thuật, từ việc trùng tu các bảo tàng và di sản văn hóa đến các sự kiện và hoạt động âm nhạc, biểu diễn sân khấu dự kiến diễn ra suốt năm. Phần nhiều dự án này phục vụ hoạt động quảng bá du lịch.
Nếu đã đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn đừng bỏ lỡ chuyến phiêu lưu tới vùng núi Cappadocia (miền trung Thổ Nhĩ Kỳ), di sản thế giới UNESCO từ năm 1985. Những mỏ khoáng sản núi lửa ở Cappadocia là các khối đá mềm, trong đó đục chạm các ngôi nhà, nhà thờ và tu viện... Dưới vùng này, trên quy mô lớn là những khối đá trầm tích được hình thành trong các hồ và suối, và các mỏ khoáng sản ignimbrite phun trào từ những ngọn núi lửa cách đây chín triệu năm.
Cách tốt nhất để chiêm ngưỡng những kỳ quan tự nhiên hiếm có của vùng là "nới lỏng" túi tiền của bạn, mạnh tay chi cho một chuyến bay trên khinh khí cầu.
Antalaya, Turkey
Từ vị trí thuận lợi này, khách du lịch có thể nhìn bao quát phong cảnh tuyệt đẹp của các thung lũng và quả đồi với những khối đá núi lửa nằm rải rác. Qua nhiều thiên niên kỷ, chúng đã bị bào mòn thành hàng nghìn hình thù lạ lùng, đẹp mắt và có kích thước khác nhau. Những kiệt tác này có vô số màu sắc, từ màu đỏ và vàng tươi đến màu xanh lá và xám nhạt.
Công viên quốc gia Goreme ở Cappadocia đã được "kết nạp" vào danh sách di sản thế giới UNESCO năm 1985. Đây là một trong số vài nơi trên thế giới nơi con người đã sống trong các hang động được đục trong đá 4.000 năm trước Công nguyên.
Karanlik Kilise hay nhà thờ Dark là một tổ hợp tu viện được đục vào trong những khối đá mềm ở bảo tàng ngoài trời Goreme (vùng Cappadocia). Nơi tôn nghiêm của đạo Thiên Chúa này có những bức tranh tường mô tả các cảnh trong Kinh Thánh Tân Ước. Đây là một ví dụ hoàn hảo của Byzantine - phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinople, thủ đô của đế chế La Mã phương Đông (330-1453).
Nằm ở tỉnh Denizli, thành phố Pamukkale, theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "Lâu đài bông", là xứ sở thần tiên với những lâu đài trắng đến lóa mắt cũng rất thu hút khách du lịch. Nơi đây có những suối nước địa nhiệt "trĩu nặng" muối canxi chảy qua các gờ cao nguyên và qua nhiều niên kỷ đã giúp hình thành một chuỗi những nhũ đá, thác nước lớn và thác nước canxi trắng và lòng chảo rất hấp dẫn.
Những suối nước nóng này đã trở thành spa từ thế kỷ thứ hai khi người Roma xây dựng ở đây thành phố spa cổ Hierapolis để người dân đến xoa dịu sự đau đớn, phiền não, nhiều người thậm chí còn chọn nơi đây để về ở ẩn và chết cũng tại đây. Pamukkale/Hierapolis đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1988.
Istanbul - thủ đô văn hóa châu Âu 2010
Thành phố Istanbul, cố đô của ba vương quốc Roman, Byzantine và Ottoman, nay là trung tâm kinh tế, văn hóa sôi động của Thổ Nhĩ Kỳ với dân số 12 triệu người. Năm 2006, Liên minh châu Âu công bố Istanbul là thủ đô văn hóa của châu Âu năm 2010.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mong đợi trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ lâu mặc dù chỉ 5% diện tích nước này (trong đó có thành phố Istanbul) nằm trên đất châu Âu. Sự kiện này thúc đẩy thành phố nói riêng và Thổ Nhĩ Kỳ nói chung trở thành tâm điểm chú ý trên bản đồ du lịch quốc tế.
Theo ông Ertugrul Gunay - bộ trưởng Bộ Văn hóa và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, đự đoán đến năm 2012 sẽ thu hút được 33 triệu lượt khách. Riêng Istanbul đặt mục tiêu thu hút 10 triệu lượt trong năm nay.
|
Hagia Sophia là một trong những điểm du lịch hàng đầu Istanbul. Được ví như hình ảnh thu nhỏ của phong cách kiến trúc Byzantine, đây vốn là hoàng cung La Mã, sau đó là nhà thờ Hồi giáo và hiện là bảo tàng. Nhà thờ lớn nhất thế giới này được xây dựng từ năm 532-537 bởi hoàng đế Đông La Mã Justinian. Năm 1453, kinh đô của đế quốc La Mã Constantinople (330-395, Istanbul ngày nay) bị xâm chiếm và Sultan Mehmed II - vị vua thứ bảy của đế quốc Ottoman đã ra lệnh biến nơi đây thành một nhà thờ Hồi giáo.
Những đặc trưng của đạo Hồi như hốc thờ, giảng đường và bốn ngọn tháp bên ngoài được xây dựng thêm trong quá trình lịch sử dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman.
Bên cạnh đó, cung điện Topkapi là dinh thự chính thức của các vị vua đế quốc Ottoman suốt bốn trăm năm từ năm 1465 - 1856 trong số 600 năm cai trị. Được công nhận di sản thế giới năm 1985, Topkapi là ví dụ tiêu biểu của lối kiến trúc Ottoman. Cung điện hiện là bảo tàng này gồm bốn sân chính và những tòa nhà nhỏ hơn với hàng trăm phòng và buồng ngủ.
Ẩn giấu trong những bức tường là một số di vật thiêng liêng nhất của thế giới đạo Hồi - áo choàng và kiếm của người sáng lập ra đạo Hồi Prophet Muhammed cũng như các bộ sưu tập lớn đồ sứ, áo choàng, vũ khí, bản viết tay và tranh trường. Ngoài ra ở đây còn có trưng bày báu vật và trang sức thời Ottoman.
Được xây dựng giữa thế kỷ 19 trên phần châu Âu của eo biển Istanbul, cung điện luôn khiến du khách phải kinh ngạc với sảnh đón tiếp rộng mênh mông. Đặc biệt cung điện có 56 cây cột và một chúc đài pha lê treo nặng 4,5 tấn, được trang trí bằng 750 bóng đèn.
Chuyến du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ không trọn vẹn nếu bạn không ghé qua Grand Bazaar(chợ có mái che lớn), một trong những khu chợ có mái che lớn và cổ nhất trên thế giới. Ra đời từ năm 1461 với khoảng 58 con phố và hơn 1.200 cửa hàng, chợ thu hút 250.000-400.000 du khách mỗi ngày và nổi tiếng với đồ trang sức, đồ gốm, gai vị và thảm, những trang phục cổ và hàng thủ công địa phương...
Spice Bazaar (chợ gia vị) - tổ hợp mua sắm có mái che lớn thứ hai Istanbul sau Grand Bazaar cũng là nơi rất được yêu thích vì hàng hóa đa dạng.
Topkapi Palace
Ölüdeniz
Constantinople
Çiragan Palace Kempinski
Dolmabahce Palace (Dolmabahce Sarayi)
Kariye Oteli
Nemrut Dagi
Pamukkale
Bodrum
Ankara
Places to visit in Turkey:
- Synod of Ancyra
-
- Museum of Anatolian Civilizations
- Ankara Ethnography Museum
- Çırağan Palace
- Topkapi Palace/ Ottoman Sultans palace
- Galata Tower
- Golden Horn
- Hagia Sophia
Pamukkale - kỳ quan thứ 8 của TG:
Pamukkale (theo tiếng Turkey là "lâu đài bông gòn - cotton castle") ở tỉnh Denizli, Tây -Nam Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều suối khoáng & nước nóng.
Thổ Nhĩ Kỳ cái nôi của nhiều nền văn minh tiền sử, có vị trí chiến lược giao cắt giữa châu Á và châu Âu. Nằm đón những cơn gió hiền hòa của Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ có đến hai thủ đô, một trên chính trị địa lý Ankara, một trên tinh thần lịch sử Istanbul. Đất nước Hồi giáo này luôn được ca ngợi bởi bề dày nghệ thuật, hội họa, điêu khắc và kiến trúc của mình. Đặc biệt, " Nhằm đón chào Tết Dương Lịch 2011 và khai trương đường bay trực tiếp từ Tp Hồ Chí Minh đến Istanbul của Hãng Hàng Không Thổ Nhĩ Kỳ - Turkish Airlines, công ty giới thiệu chương trình tham quan đặc biệt chỉ dành cho ngày khởi hành 30/12/2010 - 08/01/2011 với giá trọn gói là 2.399 $ ".
No comments:
Post a Comment