Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ ngoài nguyên thủy của nó cách đây 200 năm vẫn không thay đổi. Cuối thế kỷ 18, các quan lại triều Nguyễn thường sống trong những ngôi nhà với kiểu dáng như thế. Ngôi nhà với ba gian, hai chái. Hệ thống rường ngắn và mái ngói lợp âm dương đã hình thành một kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc. Những vách gỗ này không chỉ giữ vai trò bảo vệ tốt cho ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời
Ngôi nhà tọa lạc tại: 101 Nguyễn Thái Học, Hội An , Quảng Nam.
Nội thất nhà chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Tất cả đều không có cửa sổ. Thế nhưng, không giống như những ngôi nhà ống trên các dãy phố mới ở các đô thị mới ở Việt Nam hiện nay, nhà cổ ở Hội An không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt nhờ sự thông thoáng ở mặt tiền, mặt hậu và nơi giếng trời.
Căn nhà được dựng nên bởi những đường nét kiến trúc đa quốc gia. Ở đây có thể nhìn thấy những chi tiết của kiến trúc Nhật, thể hiện ở chi tiết trồng rường giả thủ. Kiến trúc Trung Hoa được đan xen với hình ảnh thanh kiếm vắt chéo cùng dải lụa. Kiến trúc Việt Nam cũng không thể thiếu trong căn phòng này thể hiện qua những đường nét kiến trúc trên tầng hai với mái âm dương.
Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Nơi đây, đã có tới bảy thế hệ sinh sống. Theo đại diện của gia đình, Tấn Ký hiện là một trong số ít những những căn nhà cổ còn lại nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài vật liệu gỗ, gạch và đá cũng được sử dụng nhiều ở các chi tiết như sàn, ngoại thất, tường… được mang về từ Bát Tràng, Thanh Hóa, Non Nước… Căn nhà có hệ sàn đá rất bền theo thời gian. Sau nhiều lần nước lụt ngập mênh mông, đến khi nước rút, toàn bộ hệ sàn vẫn còn lại như chưa từng trải qua một biến cố nào.
Nhà cổ Tấn Ký
Đến đây, khách tham quan còn có thể được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử, một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa. Nhưng đây là loại chén đặc biệt, khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa, không thái quá.
Năm 1985, Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
Ngôi chùa cổ nhất Hà Nội
Được xây dựng cách đây 14 thế kỷ và trùng tu nhiều lần, chùa Trấn Quốc là một di tích quan trọng trong quần thể danh thắng Tây Hồ.
Đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang nước ta vào đầu Công nguyên bởi các tăng ni và thương gia Ấn Độ. Từ đó, nhiều ngôi chùa mọc lên. Tại Hà Nội (cũ), Trấn Quốc là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên.
Chùa được xây từ thế kỷ thứ VI, thời Lý Nam Đế, tại thôn Yên Hoa, sau đổi là Yên Phụ, trên một bãi cạnh sông Hồng, với tên đầu tiên là Khai Quốc (nghĩa là mở nước). Đến đời Lê Thái Tông, thế kỷ 15, chùa được gọi là An Quốc. Đầu thế kỷ 17, do bãi sông bị lở, chùa được dời vào đảo Cá Vàng (Kim Ngư) trong Hồ Tây, chính là địa điểm ngày nay. Đời Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa được đổi tên là Trấn Quốc, nghĩa là giữ nước.
Ngôi chùa đã được trùng tu vào các năm 1624, 1628. Đến năm 1639, chùa được xây dựng thêm, quy mô to rộng, chạm trổ tinh khéo. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính ghi lại sự việc này trong văn bia tại chùa: "Nay đắp cao nền chùa cũ, mở rộng thêm, trước tiên dựng các tòa thượng điện, đài đốt hương, tiền đường, hậu đường, cổng có gác, tiếp theo dựng luôn tả hữu hành lang, định ra từng dãy, chia ra từng tòa…".
Đến năm 1815, đời vua Gia Long, chùa một lần nữa chùa được tu sửa, đúc chuông, đắp tượng to đẹp tráng lệ. Trên một bia khác tại chùa do tiến sĩ Phạm Qúy Thích soạn có ghi: "Trước hết làm nhà thờ Phật, nhà thắp hương, tiền đường, cả thảy ba tòa. Sau đó làm hai hành lang, gác chuông, hậu đường, cả thảy bốn nếp nhà. Tất cả đều cao lớn hơn trước, đồng thời đúc tượng Phật và đúc chuông lớn".
Năm 1821, vua Minh Mạng từ Huế ra Bắc có đến thăm chùa, ban hai mươi lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị cũng đến thăm, ban một đồng tiền vàng lớn và 229 quan tiền để sửa chữa. Vua Thiệu Trị còn đổi tên chùa là Trấn Bắc nhưng dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc.
Trấn Quốc có lối kiến trúc độc đáo, khác với nhiều chùa. Phía trước là nhà bái đường rồi đến hậu cung, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có nhiều tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn, chân nọ gác lên chân kia, đầu gối lên tay phải. Đó là lúc đức Thích Ca hóa khi 80 tuổi. Chùa còn có một vườn tháp.
Rời ngôi chùa bốn bề là hồ nước mênh mông, tĩnh lặng, trầm mặc, nhiều du khách vẫn còn nhớ câu mở đầu văn bia do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn và dựng năm 1639: "Quý thay chùa Trấn Quốc, là cảnh đẹp phủ Phụng Thiên, danh lam miền kinh địa... Chùa được xếp vào hàng thứ tư của nước Nam".
Ngôi đền thờ thầy cổ nhất Việt Nam
Trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, có một "Thiên cổ miếu" nằm ẩn mình dưới hai cây táu cổ thụ, gốc to đến năm sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm.
Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đây là ngôi đền thờ người thầy, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam, tương truyền dạy dỗ các Vua Hùng. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và Miếu Thiên Cổ, là thắng tích của Trung chi Hùng lĩnh, đền thiêng của cả trời Nam.
Linh thiêng một truyền thuyết
Thiên Cổ Miếu được người dân làng Hương Lan xây dựng cách đây gần 3.000 năm nhưng những bí ẩn của nó chỉ mới được hé mở cách đây không lâu. Theo như các bô lão trong làng kể lại thì ngày xưa, để bảo vệ ngôi đền khỏi sự tàn phá của các thế lực xâm lược ngoại bang, người dân đã phải giấu một nửa sự thật về ngôi miếu này suốt nhiều năm. Thời kì đó, kẻ thù ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, tìm mọi cách khiến người Việt quên đi truyền thống, gốc tích và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục và chữ viết. Vì thế người dân Hương Lan nhiều đời quyết định giữ bí mật về người được thờ trong ngôi miếu với niềm mong mỏi hai thầy cô giáo có công lớn trong sự nghiệp trồng người của dân tộc được yên nghỉ.
Và bí mật sẽ được giữ kín nếu như không có sự kiện vào hè năm 1978. Ban lãnh đạo hợp tác xã quyết định cho chặt hai cây táu làm củi nung gạch. Biết hung tin, các cụ già của thôn Hương Lan đồng lòng kéo nhau ra miếu. Một cụ ôm lấy cây thét lớn: "Không được phá nơi thờ thầy cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn thể!". Bấy giờ người ta mới biết đây là nơi thờ thầy giáo Vũ Thê Lang, vốn quê ở Mộ Trạch, Hải Dương cùng vợ là Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn, Kinh Bắc lên đây dạy học từ thời Hùng Vương thứ 18 và cũng là người trực tiếp dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai người tạ thế cùng một giờ, một ngày 2 tháng 2 năm Quý Dậu (228 trước Công nguyên).
Sức sống đánh bật thời gian
Ngôi miếu cổ nằm hiền hòa dưới bóng hai cây táu cổ thụ đầy u tịch và cổ kính. Người dân kể rằng, điều thú vị và lạ lùng là cùng một giống cây nhưng một cây cho hoa mầu vàng, một cây cho hoa mầu bạc và lúc nào khoảng đồi đó cũng vi vu gió mát. Đến nay, ngôi mộ của vợ chồng thầy cô giáo Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục vẫn còn ở trong điện, chưa bị dịch chuyển một lần nào. Ngôi đền được nhân dân Hương Lan âm thầm bảo vệ suốt gần 23 thế kỷ.
Hoành phi và câu đối trong Miếu Thiên Cổ có từ thời Tự Đức năm thứ nhất (1848). Trong đền, ngoài ba lư hương cổ bằng gốm từ thời nhà Lý, nhà Lê, còn có một số đồ thờ bằng gỗ như ống hương, hai cây nến... Đặc biệt là các pho tượng: Phụ vương, Mẫu vương và hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa cùng hai thị nữ, đã có trên 70 năm. Trên bàn thờ có tượng của thầy cô và hai thị nữ theo hầu, đó là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngoài ra còn có một bức hoành phi nhỏ ghi: "Thiên Cổ Miếu" và hai câu đối bằng gỗ mộc dài chừng một mét, đều viết bằng chữ Hán: "Hùng lĩnh trung chi thắng tích/ Nam thiên chích khí linh từ" nghĩa là: "Đền thiêng thờ người có chí khí mạnh mẽ, lớn lao của trời Nam".
Thiên Cổ Miếu cùng những chứng tích quí báu ấy đã minh chứng thêm bộ chữ "Khoa đẩu" của dân tộc ta có từ trước công nguyên, khẳng định hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển từ thời Hùng Vương, khẳng định bộ chữ Quốc ngữ được các giáo sỹ phương tây cùng những trí thức Việt Nam La Tinh hóa trên cơ sở bộ chữ Việt cổ.
Theo ông Đỗ Văn Xuyền - người thầy giáo suốt 40 năm nay nghiên cứu, tìm hiểu về chữ Việt cổ khi đến Thiên Cổ Miếu ông đã rưng rưng: Tuy những nghiên cứu khảo cổ chưa tìm được chính xác nền giáo dục nước ta thời đó phát triển đến mức nào, nhưng có thể khẳng định từ thời Hùng Vương, người dân Đại Việt đã có truyền thống hiếu học và chúng ta đã có chữ viết riêng để phục vụ việc học.
Dư âm còn mãi...
Chúng tôi đến thăm, và được biết đến cuốn gia phả còn ghi lại toàn bộ lịch sử của ngôi miếu, về vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang. Ông Trương Đình Cát, người đã 20 năm trông coi nơi này cũng là người đã "cứu" cuốn gia phả quan trọng trong một lần miếu bị cháy, trò chuyện: "Những chứng tích luôn được chúng tôi gìn giữ như báu vật. Ngôi miếu thờ thầy cô giáo không chỉ là niềm tự hào của người dân Hương Lan chúng tôi mà còn là một di tích văn hoá có giá trị của dân tộc. Năm nào khách cũng đến rất đông, lặng lẽ thắp hương bằng sự tôn kính trước người có công với giáo dục nước nhà".
Câu chuyện xung quanh ngôi đền còn nhiều điều bí ẩn nhưng chỉ riêng đây là nơi thờ những người thầy cũng đã khiến cho hàng trăm đoàn người về thăm mỗi năm để tỏ lòng "tôn sư trọng đạo". Các phụ huynh, các học sinh ở mọi miền tổ quốc về đây thắp hương mỗi dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm và trước những kì thi... coi đây là một nơi mang lại may mắn và an lành. Đặc biệt, có một ngôi trường mang tên người thầy giáo Vũ Thê Lang nằm cách miếu 4 cây số, trường đã đưa di tích vào các bài giảng để dạy dỗ các thế hệ học trò.
Thầy Vũ Văn Viết - Hiệu trưởng trường THPT Vũ Thê Lang - chia sẻ: "Ngôi trường ra đời để ghi nhớ công ơn của người thầy giáo gần như lâu đời nhất của quê hương đất Tổ và cũng có thể là một trong những người thầy sớm nhất của nước Việt Nam ta. Thầy trò chúng tôi tự hào vì mang tên người thầy giáo ấy. Những học trò của tôi đỗ đạt nhiều cũng là nhờ một phần vào sự linh thiêng của Thiên Cổ Miếu".
Gần đây nhất, tháng 8/2009, một đoàn nghiên cứu tâm linh của 9 nước trên thế giới gồm 50 người từ Braxin, Chi Lê, Tây Ban Nha, Pháp, Hung Ga Ri, Ý, Ma Xê Đoan, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã đến thăm Thiên Cổ Miếu. Biết được lịch sử ngôi đền, hệ thống giáo dục của nước ta từ thời Hùng Vương, thứ chữ tượng thanh từng bị đóng băng suốt bao năm Bắc thuộc, sự hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ trên cơ sở chữ Việt cổ... tất cả đều không giấu được sự khâm phục.
Rời Thiên Cổ Miếu tôi hiểu vì sao sự nhỏ bé về diện tích của nó không làm giảm đi sự linh thiêng của ngôi miếu thờ những người thầy cổ nhất Việt Nam này. Và điều đó càng khẳng định được sự trường tồn của những giá trị văn hoá, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của người Việt chúng ta.
Khoảng 21h45 ngày 21/2, hỏa hoạn bùng phát đã thiêu cháy toàn bộ căn giữa ba tầng của nhà 47 Hàng Bạc. Cho đến chiều qua, lửa vẫn âm ỉ cháy trong những thân cột gỗ.
Gian giữa tại nhà cổ 47 Hàng Bạc đã bị cháy sập hoàn toàn. Nhà 47 Hàng Bạc có 3 căn: ngoài, giữa và trong cùng (Ảnh: Tienphong)
Ông Nguyễn Văn Ngọc (là một trong những hộ có nhà bị cháy) cho biết: Nguyên nhân ban đầu có thể do sơ suất khi đốt vàng mã, đốt hương tại gian thờ bằng gỗ.
Phần bị cháy có kiến trúc đẹp nhất của căn nhà, được làm chủ yếu bằng gỗ, đã xuống cấp nhiều năm qua nhưng không được tu bổ. Việc cháy căn nhà đã khiến 2 hộ dân rơi vào cảnh không nơi ở, đang phải tá túc tạm tại các hộ liền kề. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. Thiệt hại về tài sản của các gia đình ước tính lên đến hàng chục triệu đồng. May mắn là mặt tiền ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.
Nhà số 47 Hàng Bạc được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và được xếp vào hàng cổ nhất Hà Nội, mang nhiều đặc trưng và vẻ đẹp của đô thị cổ Hà Nội cần được bảo tồn.
Trong căn nhà có tới 6 hộ dân với trên 20 nhân khẩu sinh sống. Mặc dù được xếp vào hàng cổ nhất Hà Nội, xuống cấp trầm trọng, đứng trước nhiều nguy cơ cháy, sập nhưng căn nhà vẫn không được bảo tồn và các hộ dân phải vẫn sống chen chúc.
“Đã có rất nhiều đoàn cán bộ trong và ngoài nước đến nghiên cứu, khảo sát nhưng việc bảo tồn vẫn dậm chân tại chỗ. Thiệt hại về tài sản có thể thống kê được nhưng thiệt hại về giá trị văn hóa - di sản của Hà Nội thì không thể tính hết được”, một người dân tại 47 Hàng Bạc nói.
Hiện nay Hà Nội mới bảo tồn thí điểm một số công trình cổ, còn lại hầu hết nhà cổ do tư nhân quản lý và sử dụng thì chưa có biện pháp nào quản lý, bảo tồn khả thi.
Trước đó, tháng 1/2009, căn nhà cổ tại số 100 Hàng Bạc đã từng bị đổ sập khiến nhiều cơ quan chức năng của Hà Nội lúng túng. Việc bảo tồn, khắc phục sự cố tại số nhà 100 Hàng Bạc cũng như nhiều công trình, nhà cổ khác kéo dài đến nay vẫn chưa xong.
Một chuyên gia khẳng định: “Nếu không khẩn trương hành động, số lượng nhà cổ bị đổ sập sẽ tăng lên nhanh trong thời gian tới”.
Chúng tôi đi cùng một cư dân phố cổ, người có tình yêu cháy bỏng với vùng di sản này để được nghe được, thấy sự "khéo co" của chủ nhân các ngôi nhà cổ đang xuống cấp và chật chội bậc nhất ở khu vực di sản đô thị này.Đến đây, chúng tôi giật mình so sánh, họ còn sống trong điều kiện tồi tệ ở phần diện tích bé hơn nhiều cái tỷ lệ trung bình 80.000 người/km2, một tỷ lệ được liệt vào diện cao nhất...thế giới.
Ngủ phía trên, vật dụng sinh hoạt như xô, chậu, bếp dầu, nồi niêu để dưới gầm phản. Quần áo treo trên tường, ngăn cách với hàng xóm bằng chỉ bằng tấm ri đô. Đã vậy, khoảng trời riêng của bác Phùng Thị Minh Tân, một trong những người đồng thừa kế ngôi nhà ở 100 Hàng Bạc còn bị công cộng hóa. Nghĩa là, từ giường ngủ bước xuống cũng chính là lối đi của hai hộ bên trong. Mọi sinh hoạt riêng tư của bác dù rất tế nhị nhưng luôn trong tình trạng lọt vào mắt người khác bất cứ lúc nào.
Theo bác Tân, ngôi nhà này hơn 100 tuổi, do cụ ngoại bác làm nghề kim hoàn xây dựng. Bác dẫn chúng tôi đến vị trí mà cách đây 1 năm bỗng dưng sập. Trên các bức tường, dấu vết đổ vỡ vẫn còn. Vị trí trước kia được kê giường ngủ, nay để các vật dụng lỉnh kỉnh.Theo bác Tân, từ khi nó bị sụt đến giờ, chẳng ai sửa chữa lại. Hộ gia đình trước đây ở vị trí này, giờ đã chuyển đi nơi khác. Việc này vô tình tạo ra một khoảng trống trong khối nhà có diện tích 68m2 mặt sàn.
Chẳng phải kiến trúc sư nhưng chúng tôi cũng nhận thấy, ngôi nhà có nét đặc trưng của nhà cổ. Nhà hai tầng, có hai sân trời, nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ. Nói về việc bảo tồn, sửa chữa, bác Tân cho biết, phải đợi thành phố áp dụng chương trình giãn dân. Sau khi việc giãn dân được thực hiện, gia đình bác sẽ tự tiến hành sửa chữa, bảo tồn nguyên trạng.
Tại số nhà 47 Hàng Bạc, chúng tôi gặp bác Nguyễn Thị Quế đang ngồi bán quần áo treo trên vách tường sát vỉa hè. Theo bác Quế, số nhà này hiện có 6 hộ dân đang sinh sống. Gia đình bác được sử dụng 16m2 để ở, ngoài ra còn được sử dụng sân, lối đi, công trình phụ chung.
Khu nhà vệ sinh chật chội với đủ vật dụng lỉnh kỉnh. |
Chúng tôi đi sâu vào bên trong, hậu quả của cơn hỏa hoạn xảy ra vào ngày 8 Tết vẫn còn hiển hiện. Những thanh gỗ cháy nham nhở, đen xì. Tấm biển báo, "khu vực nguy hiểm", nhắc nhở chúng tôi phải thận trọng.
Theo bác Quế, cách đây khoảng 6 - 7 tháng, phần mái thẳng của ngôi nhà bị đổ; ngày 28 Tết, lại đổ mái nhà ngoài, người ta khắc phục bằng cách lợp một mái tôn khác; và ngày 8 Tết xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa bắt lên từ gác thờ chung của dòng họ, phá hủy gần hết ngôi nhà trừ phần mặt tiền.
38 năm làm dâu, sống tại ngôi nhà được các nhà nghiên cứu về kiến trúc, lịch sử xếp vào diện đẹp nhất nhì trong 1.000 ngôi nhà cổ nhưng bác Quê lại chịu cảnh sống hết sức chật chội. Sau ngần ấy năm, chứng kiến sự xuống cấp từng ngày của ngôi nhà và mới đây là hỏa hoạn, bác sẵn sàng di dời đến nơi ở mới để cuộc sống đỡ bí bách. Ý kiến của bác khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, bởi theo khảo sát, tỷ lệ người được hỏi sẽ một hai "sống chết" ở phố cổ chiếm đa số.
Cũng tại khu vực phố cổ, cách đây khoảng 20 năm Hà Nội đã tiến hành sửa chữa, cải tạo một số ngôi nhà xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ. Để biết cuộc sống của người dân trong các ngôi nhà đã được cải tạo, chúng tôi trò chuyện với vợ chồng bác Vũ Thị Chất, một trong những cư dân gắn bó cả đời mình với số nhà 41 Hàng Buồm... Khi chúng tôi hỏi, có sự khác biệt nào khi ở nhà cổ và nhà xây mới, bác Chất cho biết, ở nhà mới không lo bị sập. Tuy nhiên, do diện tích không được mở rộng nên không gian sống vẫn rất chật hẹp. Điều kiện sống cũng không được cải thiện bởi vẫn sử dụng chung khu vệ sinh, vòi nước.
Trong cuộc hội thảo hồi tháng 3/2009, "Bảo tồn phố cổ Hà Nội - Tìm kiếm những giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế", một hoạt động của chương trình "Bảo tồn và phát triển khu phố cổ Hà Nội" của các tổ chức trong và ngoài nước đã đánh giá, vệ sinh là vấn đề bức bối nhất tại đây. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng hiện nay ở khu phố cổ. Nó cũng cho thấy, điều kiện sống của cư dân khu vực này rất thấp.
Hà Nội đã và sẽ làm gì để vừa bảo tồn, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân phố cổ, chúng tôi sẽ có bài viết về vấn đề này.
Sập tầng ngôi nhà cổ 80 tuổi trên phố Sơn Tây
Ngày 22/5, UBND TP Hà Nội ra Quyết định 2430/QĐ-UBND về việc tổ chức di dời các hộ dân tại biển số nhà 148-150 phố Sơn Tây (Kim Mã, Ba Đình) vừa xảy ra sự cố sập mái. Theo đó, UBND quận Ba Đình có trách nhiệm chủ trì thành lập Hội đồng di dời. Hội đồng này có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư cho các hộ dân theo Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp (ban hành kèm theo Quyết định 48/2008/QĐ-UBND). UBND quận Ba Đình sẽ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án này. UBND TP giao cho Công ty cổ phần phòng cháy chữa cháy và đầu tư xây dựng Sông Đà làm chủ đầu tư lập dự án xây dựng lại nhà số 148-150 phố Sơn Tây.
Hiện trường vụ sập nhà chiều 19/5
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu tổ chức kiểm định đánh giá chất lượng nhà 148-150 phố Sơn Tây và các công trình liên quan làm cơ sở lập phương án phá dỡ nhà xuống cấp nguy hiểm, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho các hộ dân trong khu vực. Yêu cầu này phải hoàn thành trong tháng 6/2009.
UBND TP cũng có công văn số 4560 chỉ đạo Chủ tịch UBND quận Ba Đình phối hợp với Sở Xây dựng khắc phục ngay hậu quả của sự cố sập mái nhà 148-150 phố Sơn Tây và có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tài sản, nhà ở của nhân dân trong các biển số nhà lân cận. UBND TP đồng ý sử dụng 10 căn hộ tại nhà A khu 2,1ha phường Cống Vị (Ba Đình) và 10 căn hộ nhà 9B khu đô thị mới Đại Kim-Định Công làm nơi tạm cư cho 20 hộ dân ở nhà 148-150 phố Sơn Tây.
Thăm làng cổ Cự Đà
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 cây số, làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội không chỉ được biết đến như một làng hai nghề truyền thống nổi tiếng là nghề làm miến và làm tương, mà còn là một không gian văn hóa độc đáo, nơi vẫn còn lưu giữ được khoảng 50 ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc nhà Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.Vốn di tích vật thể đặc biệt đó tạo cho Cự Đà một nét cổ kính, trầm mặc hiếm gặp đã được nhắc đến trong nhiều công trình khảo cứu. Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người mê tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Những ngôi nhà, con ngõ, mái chùa cong cong trầm mặc đã trở thành những di sản vô giá để Cự Đà được ví như một bức tranh quê chỉ có thể bắt gặp ở những năm đầu thế kỉ 20.
Nức tiếng với hai nghề truyền thống là nghề làm miến và làm tương, đến Cự Đà, du khách cũng có thể được tận mắt chứng kiến khung cảnh sản xuất rộn ràng và hương vị đặc trưng của miến dong hay tương nếp làng Cự.
Với nhiều thế mạnh về mặt di tích, lại là một làng nghề đang ngày đêm nhộn nhịp, Cự Đà đáng để được coi là một địa điểm du lịch về một làng Việt cổ còn bảo toàn nhiều sắc thái truyền thống.
Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhà cổ Tấn Ký nhìn từ bên ngoài. |
Để vào tham quan, du khách phải mua vé và tuân thủ theo giờ làm việc. |
Lối vào nhà sâu hun hút. |
Cầu thang lên gác xép. |
Gian thờ uy nghi và cổ kính. |
Một góc nhà gồm phản, tủ bày đồ gốm sứ cổ, chỉ có chiếc quạt điện là hiện đại. |
Bàn làm việc nằm ở khoảng cách giữa các gian, nhà trên và nhà dưới. |
Chiếc phản và bộ bàn ghế cổ chính giữa ngôi nhà. |
Thư phòng đậm chất cổ kính. |
Phòng khách với bộ salon khảm chai. |
Tủ góc ngay phòng khách. |
Phòng ngủ ngay lối ra vào phòng khách. |
Ngày xưa phòng khách thường chung với vài chiếc giường. |
Giếng nước trước cửa gian nhà sau cùng. |
Hàng ngày, du khách nườm nượp ghé thăm. |
Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 đường Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An được xem là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất của Việt Nam. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp của ba phong cách kiến trúc Hoa, Việt và Nhật.
Như các ngôi nhà cổ khác ở Hội An, nhà có hai mặt phố, phía sau là bờ sông, mặt trước để trưng bày hàng hóa, phía trong ngôi nhà có một giếng trời. Sườn nhà làm bằng gỗ mít, mái lợp ngói âm – dương và nền lát gạch Bát Tràng đã giữ cho ngôi nhà luôn ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè. Trường tồn trên 250 năm, trong ngôi nhà này hiện vẫn còn lưu giữ nhiều báu vật quý hiếm.
Đặc biệt nhất là cái chén Khổng Tử duy nhất được tìm thấy ở Việt Nam.
Đặc biệt nhất là cái chén Khổng Tử duy nhất được tìm thấy ở Việt Nam.
Khổng Tử – một nhà triết học, nhà giáo dục học của Trung Quốc thời cổ đại. Tư tưởng và nhân cách của ông ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đến tận ngày nay. Tương truyền rằng: Một hôm, Khổng Tử đi qua vùng hoang mạc, vừa đói vừa khát tưởng bỏ mạng thì gặp một ông lão. Ông dẫn Khổng Tử đến một ao nước cạn và cho một cái chén để Khổng Tử múc nước uống. Trong cơn khát, Khổng Tử múc nước đầy chén nhưng khi đưa lên miệng thì không còn giọt nào. Thì ra, đáy chén có một cái lỗ và mỗi lần chén đựng đầy nước lại tự tháo ra qua lỗ ấy. Khổng Tử tìm cách bịt lỗ ấy lại nhưng vẫn không được. Sau nhiều lần như thế, Khổng Tử hiểu được muốn giữ nước trong chén thì không được múc đầy.
Từ cái chén kỳ lạ ấy, Khổng Tử hình thành thuyết (còn gọi là đạo) Trung dung, cho rằng con người cần phải biết kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa, không thái quá, không bất cập và sống ở đời theo nhân – nghĩa – lễ – trí và tín để thành người quân tử. Về sau cái chén này được gọi là chén Khổng Tử, gắn liền với nhiều huyền thoại.
Vào bên trong nhà cổ Tấn Ký, cầm Chén Khổng Tử trên tay bạn mới cảm nhận được sự lạ kỳ của nó. Phía trong chén có hình Khổng Tử đang niệm Phật, phía dưới đáy có một lỗ nhỏ. Khi rót nước vào khoảng 80% thì không có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, nếu bạn đổ đầy chén thì tự dưng nước sẽ chảy xuống thông qua lỗ ở dưới đáy đến khi hết mới thôi. Cho đến này, đó vẫn còn là một huyền bí chưa có lời giải đáp chính xác.
Ghé Hội An thăm chén Khổng Tử
Chiếc chén chỉ đủ chứa trong lòng bàn tay – Chiếc chén của vị sư tổ đạo Nho, chứa đựng trong đó tư tưởng Đông phương lớn
lao, và là vưu vật không hề có cái thứ hai tại Việt Nam.
Chiếc chén có một bí ẩn kỳ lạ chưa ai khám phá được: Không thể rót đầy, hễ rót quá tám phần chén là nước tự khắc chảy hết ra ngoài!
Nhà cổ Tấn Ký (số 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, Quảng Nam) thuộc gia tộc họ Lê (gốc Minh Hương – Trung Quốc) được xem là ngôi nhà cổ nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam, với tuổi đời trên 200 năm.
Năm 1990, ngôi nhà cổ này được cấp bằng Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia, và được Hội An chọn là một trong những điểm đến quan trọng cho du khách mỗi khi có dịp thăm Đô thị cổ – Di sản văn hoá thế giới.
Đây cũng là nơi từng lưu giữ hình ảnh của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách nổi tiếng khi ghé thăm Hội An: Tổng Bí thư, Chủ tịch CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân, nữ Thủ tướng Đại công quốc Luxembourg Lydie Polfer, Hoàng hậu Tây Ban Nha …
Giữa gian nhà cổ ấy, chiếc chén Khổng Tử lặng lẽ nằm giữa những cổ vật khác trong chiếc tủ kính đặt giữa nhà.
Thật ưu ái lắm, nữ chủ Huỳnh Thị Tân Xuân (vợ ông Lê Dũng, cháu thế hệ thứ 6, người hiện thay mặt tộc Lê cai quản ngôi nhà) mới mở tủ cho chúng tôi trực tiếp xem chiếc chén.
Chiếc chén bằng đất nung men trắng trang trí hoa văn khá đơn giản, bề ngoài giống như mọi chiếc chén uống trà vẫn gặp đâu đó ở nhà người Hoa tại Hội An. Điều khác biệt là nhô lên từ giữa lòng chén là một tượng hình người nhỉnh hơn ngón tay cái, có lẽ là tượng Khổng Tử ?
Múc một ca nước trong, bà Xuân từ từ rót vào chiếc chén, gần được tám phần thì ngừng lại. Tất cả vẫn bình thường. Nhưng khi rót quá thêm một chút cho nước gần đầy vành chén, thì đột nhiên từ đáy của chiếc chén, một dòng nước thẳng tắp chảy ra ngoài. Cái chén trở nên trống rỗng chỉ sau ít giây.
Lật chiếc chén lên thì thấy ở phần đế bên ngoài có một lỗ nhỏ bằng đầu que diêm. Cái gây thắc mắc với những kẻ vốn tò mò như chúng tôi, là nếu có một “cơ quan” (chữ trong truyện chưởng của Kim Dung) nho nhỏ nào đó được gài trong lòng tượng Khổng Tử có tác dụng như một cái van, thì tại sao nước khi rót đầy lại chảy tuột hết ra ngoài chứ không dừng lại ở mức tám phần ?
Thuyết minh về chiếc chén Khổng Tử tại nhà Tấn Ký ghi lại câu chuyện thú vị: Thời gian 14 năm chu du, một hôm Khổng Tử đi qua một hoang mạc, vừa đói vừa khát tưởng bỏ mạng thì gặp một ông lão. Ông dẫn đến một ao nước cạn và cho một cái chén để Khổng Tử múc nước uống.
Trong cơn khát, Khổng Tử múc nước đầy chén nhưng khi đưa lên miệng thì không còn giọt nào. Thì ra đáy chén có một cái lỗ và mỗi lần chén đựng đầy nước lại tự tháo ra qua cái lỗ ấy. Khổng Tử tìm cách bịt lỗ ấy lại nhưng vẫn không được.
Sau nhiều lần như thế Khổng Tử hiểu muốn giữ được nước trong chén thì không được múc đầy. Sau lần ấy, Khổng Tử hình thành thuyết (đạo) Trung Dung, chủ trương con người cần phải biết kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hoà, không thái quá, không bất cập và sống ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để thành người quân tử.
Cái chén đã cứu Khổng Tử về sau được gọi là Chén Khổng Tử (The Cup of Confucius) và trở thành một huyền thoại với nhiều kỳ bí. Năm 1937, Theodore Tinsley viết truyện “Cái Chén của Khổng Tử” đăng trên tạp chí The Shadow.
Theo truyền thuyết, sau những trận chiến liên miên giữa các nước, Chén Khổng Tử tưởng chừng đã bị phá huỷ sau trận hoả hoạn ở Đền Ngọc (Jade Temple), nhưng thật ra đã được một vị tướng là Sun Wang lấy được và bí mật bán cho một nhà triệu phú tên là Arnold Dixon.
Cái chén từ đó trải qua những thăng trầm của số phận, từ những cuộc rượt đuổi, bắn giết, cháy nhà, đến rơi xuống vực sâu và chìm xuống biển …
Theo bà Tân Xuân, chén Khổng Tử tại nhà Tấn Ký là cái duy nhất có mặt tại Việt Nam. Còn một cái thứ hai hiện đang ở Hy Lạp (?). Các môn đệ đời sau của Khổng Tử đã làm ra nó để giúp người đời dễ hiểu và thực hành thuyết của Ngài, và may mắn, trong số gia bảo của họ Lê từ hai trăm năm nay để lại, có chiếc chén kỳ bí ấy. Có dịp nào đó ghé chơi Hội An, mời bạn đến nhà cổ Tấn Ký thăm Chén Khổng Tử, để chứng kiến một hiện vật lạ hiếm có. Và biết đâu thấm thía hơn một chút về lẽ ở đời.
Bí ẩn những ngôi mộ cổ
Lăng Ông
Lăng Ông ở Bà Chiểu rộng 18.500m², nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên một gò đất cao.
Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt.
Và do lệ kiêng cử tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.
Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Ðức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu.
Trong công trình kiến trúc của lăng, được xây dựng sớm nhất là phần mộ.
Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yểm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.
Trong khu vực lăng còn có mộ vợ ông là bà Đỗ Thị Phận và hai cô hầu. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần...
Kiến trúc
Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.
Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính, từ cổng Tam Quan vào gồm: Nhà bia-lăng mộ-miếu thờ.
hà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia chữ hán tiêu đề Lê công miếu bi do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất[8]. Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang...
Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ...mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
Theo Wikipedia
Phần 2
Mộ tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?
Tả quân Lê Văn Duyệt, công thần khai quốc triều Nguyễn, được dân chúng thờ phụng ở một số nơi tại miền Nam.
Trong đó, hai địa điểm được nhắc đến nhiều nhất vì đều có lăng mộ là Lăng Ông ở quận Bình Thạnh, TP.HCM và quần thể lăng mộ ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang, sinh quán của Tả quân.
Nhiều năm gần đây, một số nhà nghiên cứu có đưa ra nhận định là mộ thực của Tả quân nằm ở Tiền Giang chứ không ở TP.HCM. Nhưng cuộc khảo sát bi ký học ở Tiền Giang vào đầu tháng tư năm nay của nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng đã đưa ra kết luận ngược lại.
Tả quân Lê Văn Duyệt và triều Nguyễn
Vào triều Minh Mạng, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn thành Gia Định, coi cả quân dân trọn vùng Nam bộ, quyền uy rất lớn. Vua Minh Mạng rất úy kỵ Lê Văn Duyệt. Có nhiều lý do:
1. Khi vua Gia Long sắp băng hà có hỏi ý kiến thì Lê Văn Duyệt tâu là nên truyền ngôi cho con của Đông cung Cảnh đã quá cố thay vì hoàng tử Đảm là vua Minh Mạng sau này.
2. Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng.
Lăng Ông
Lăng Ông ở Bà Chiểu rộng 18.500m², nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên một gò đất cao.
Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt.
Và do lệ kiêng cử tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.
Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Ðức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu.
Trong công trình kiến trúc của lăng, được xây dựng sớm nhất là phần mộ.
Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yểm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.
Trong khu vực lăng còn có mộ vợ ông là bà Đỗ Thị Phận và hai cô hầu. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần...
Kiến trúc
Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.
Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính, từ cổng Tam Quan vào gồm: Nhà bia-lăng mộ-miếu thờ.
hà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia chữ hán tiêu đề Lê công miếu bi do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất[8]. Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực "Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang...
Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái "trùng thiềm điệp ốc" và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ...mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.
Theo Wikipedia
Phần 2
Mộ tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?
Tả quân Lê Văn Duyệt, công thần khai quốc triều Nguyễn, được dân chúng thờ phụng ở một số nơi tại miền Nam.
Trong đó, hai địa điểm được nhắc đến nhiều nhất vì đều có lăng mộ là Lăng Ông ở quận Bình Thạnh, TP.HCM và quần thể lăng mộ ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang, sinh quán của Tả quân.
Nhiều năm gần đây, một số nhà nghiên cứu có đưa ra nhận định là mộ thực của Tả quân nằm ở Tiền Giang chứ không ở TP.HCM. Nhưng cuộc khảo sát bi ký học ở Tiền Giang vào đầu tháng tư năm nay của nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng đã đưa ra kết luận ngược lại.
Tả quân Lê Văn Duyệt và triều Nguyễn
Vào triều Minh Mạng, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn thành Gia Định, coi cả quân dân trọn vùng Nam bộ, quyền uy rất lớn. Vua Minh Mạng rất úy kỵ Lê Văn Duyệt. Có nhiều lý do:
1. Khi vua Gia Long sắp băng hà có hỏi ý kiến thì Lê Văn Duyệt tâu là nên truyền ngôi cho con của Đông cung Cảnh đã quá cố thay vì hoàng tử Đảm là vua Minh Mạng sau này.
2. Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng.
3. Lê Văn Duyệt có nhiều hành động ỷ mình là cố mệnh đại thần (đại thần của tiên đế), nặng nhất là vụ chém Hoàng Công Lý, cha một cung tần sủng ái của vua Minh Mạng.
4. Theo Đại Nam liệt truyện chính biên thì khi làm tổng trấn thành Gia Định, Lê Văn Duyệt uy quyền to lắm mà lòng người cũng kính phục nên vua Minh Mạng tuy trong lòng căm ghét nhưng cũng không dám làm gì. Năm 1832 Tả quân qua đời thì vua Minh Mạng bỏ chức tổng trấn Gia Định mà đặt chức tổng đốc Phiên An thay thế, rồi cử Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố chính.
Nguyên là đứa tham bạo lại nói rằng mình nhận mật chỉ đến truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi tra hỏi chứng cớ, trị tội bọn bộ hạ của Tả quân ngày trước, trong đó có Lê Văn Khôi. Khôi nguyên tên Nguyễn Hữu Khôi người Cao Bằng, nhân làm loạn bị quan quân truy đuổi phải chạy vào Thanh Hóa được Tả quân lúc này làm kinh lược ở đấy chiêu dụ. Khôi ra đầu thú được ông Duyệt tin dùng, cho làm con nuôi, đổi tên lại là Lê Văn Khôi, đem theo vào Gia Định.
Khôi mưu cùng quân lính nổi dậy giết cả Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Văn Quế rồi rút vào thành Gia Định chống lại quân triều. Thành này rất kiên cố nên mãi đến tháng 7-1835 sau khi Lê Văn Khôi chết, thành mới bị phá. Quân triều vào giết cả thảy 1.831 người chôn chung một chỗ gọi là Mả ngụy.
Sau vụ án ngụy Khôi, năm 1835 có Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, xin truy đoạt quan chức, vợ con phải giải về Hình bộ xét tội. Vua dụ cho đình thần nghị xử. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, được vua ưng chuẩn giao đình thần kết án. Án nghị Tả quân có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân.
Đoạn quan trọng nhất trong bản án nghị rằng: “Sự biến Phiên An, hắn thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu phản, khép vào tội lăng trì, song hắn đã chịu minh tru, vậy xin truy đoạt cáo sắc, phá bỏ quan quách giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như ông bà đời trước, ông nội bà nội, cha mẹ của hắn nếu được phong tặng cáo sắc, thì xin truy đoạt cả, mồ mả cha mẹ có tiếm dụng phong cáo trái phép nào thì đục bỏ bia đi”.
Nghị án đưa lên, vua dụ có đoạn rằng: “Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”. [Quyền yêm Lê Văn Duyệt thụ (có bản chép “phục”) pháp xứ].
Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích. Đến năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, biết Tiên đế làm tội oan Lê Văn Duyệt, nên xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội cùng xiềng xích và cho xây đắp cả lại, tức là mộ mà nay ta còn thấy ở Bà Chiểu Gia Định.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ tại vùng Bà Chiểu, nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu (trích Tri Tân tạp chí - bài “Lê Văn Duyệt” của Nguyễn Triệu).
Đọc những chữ bị Minh Mạng ra lệnh đục xóa trên các bia mộ của song thân Tả quânCác ngôi mộ tại làng Long Hưng chỉ bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia, chứ không bị san phẳng đeo xiềng xích. Điều này cũng góp phần minh chứng ngôi mộ trên Lăng Ông Bà Chiểu mới chính là mộ thật vì khi án được thi hành chỉ có mộ thật mới bị san phẳng, xiềng khóa và dựng bia sỉ nhục, còn ngôi mộ vọng tại làng Long Hưng không bia thì chẳng bị gia hình gì cả. Mà đối với một trọng án của triều đình thì không bao giờ có chuyện nhầm lẫn mộ thật với mộ vọng. Ngoài ra ông Hoàng Cao Khải, đại thần triều Thành Thái, khi viết bài văn bia kể lại tiểu sử của Tả quân cũng dựng bia tại ngôi mộ ở Gia Định.
Ngày 6-4-2006, chúng tôi về Tiền Giang dự lễ giỗ của song thân Tả quân Lê Văn Duyệt mà nhân dân địa phương ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (nơi sinh của Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt) quen gọi thân mật là giỗ Ông cố, Bà cố.
Đồng bào địa phương và các tỉnh lân cận đến chiêm bái rất đông, khói hương lan tỏa khắp không gian u tịch cổ kính với nhiều cổ thụ vươn tàn rộng mát. Đây là một quần thể lăng mộ gồm hai ngôi mộ cực to và bốn ngôi vừa phải xây bằng đá ong tô ô dước màu rêu đen. Ngôi mộ to bên trái từ ngoài nhìn vào có hai vòng thành: vòng ngoài nay lì sát mặt đất bề ngang 17,75m, bề dài 21,12m; vòng trong bề ngang 10,9m, bề dài 14,43m, bề dày thành mộ 42cm. Mộ hình căn nhà đòn dông dọc, chiều ngang 2,63m, dài 3,6m, cao 2,13m. Bia chiều ngang 0,77m, chiều đứng 1,43m, viền khắc hoa văn, đầu bia hình chữ kim cũng có hoa văn rất đẹp. Bia bằng đá xanh màu xanh thẫm, được đục phẳng rồi mài láng mặt, chữ khắc âm nét rất sắc sảo.
Các chữ trên mặt bia hầu hết bị đục xóa tan nát chẳng thể nào đọc được. Tuy nhiên, may mắn thay, hình như vị quan nhận lệnh triều đình Minh Mạng đục bia đã cảm nghĩa thương tình nên chừa lại những chữ cần thiết để người đời sau có thể xác định được người nằm dưới mộ là ai.
Trong khi chúng tôi đang dang nắng mò mẫm cố đọc những chữ bị đục trong mặt bia thì một số đông đồng bào cùng khách thập phương tò mò đứng phía sau theo dõi, một nhân sĩ sở tại lên tiếng: “Ông tìm hiểu chi cho mệt! Đây là mộ của đức Tả quân đấy. Một nhà văn nổi tiếng đã xác nhận đây đúng là mộ ngài vì trong bia có khắc hai chữ “Thống Chế” .Nhưng theo chúng tôi biết, đây là tước hàm mà vua Minh Mạng đã cáo tặng thân phụ Tả quân khi ông mất năm 1821. Cũng cần phải nói thêm là ngay hàng lạc khoản bên trái còn sót lại bảy chữ: “Tự tử...(các chữ bị đục bỏ) Lê Văn Duyệt bái giám” , nghĩa là: “Người con nối dõi (chức tước bị đục bỏ) là Lê Văn Duyệt cúi lạy xin chứng giám lòng thành (lập bia)”.
Hàng chữ to ở giữa còn bốn chữ: “Hiển khảo... (chữ bị đục) chi mộ” , nghĩa là: “Ngôi mộ của người cha đã qua đời của tôi...(chữ bị đục bỏ)”. Hàng bên phải nơi ghi ngày tháng lập bia còn nguyên tám chữ: “Tuế tại Tân Tỵ trọng xuân cốc nhật” , nghĩa là: “(Bia được lập) ngày tốt tháng hai năm Tân Tỵ (1821)”.
Tuy trọn ngày 6-4-2006 chúng tôi đã cố gắng dùng đủ mọi kinh nghiệm trong nhiều năm nghiên độc bia mộ nhưng cũng đành chịu không thể đọc được chữ nào trong bốn hàng chữ bị đục vỡ, nên đành hẹn tuần sau sẽ quay lại thực hiện phương pháp dập bia của Trung Quốc. Nhưng chỉ căn cứ và những chữ còn sót lại chúng tôi cũng cho rằng người nằm dưới mộ là ông Lê Văn Toại, cha của Tả quân, vì những lý do sau đây:
1. Qua tư liệu lịch sử đích xác thì khi còn sanh tiền ông Lê Văn Toại đã có lần được ra kinh đô Huế triều kiến vua Gia Long, được phong hàm “Vũ Huân tướng quân chưởng cơ hầu” và ân tứ áo khăn. Năm 1819 vua Gia Long băng hà, Lê Văn Duyệt phải ra Huế chịu tang vua và theo lệ phải hiếu tang ba năm. Năm 1821 ông Toại mất, Tả quân phải cáo tang và xin đặc ân chịu tang cha trong khi còn chịu tang vua. Vua Minh Mạng ân tứ và cho sứ giả theo Lê Văn Duyệt vào Gia Định phúng điếu, đồng thời tặng chức hàm Thống chế cho thân phụ Tả quân (trích Đại Nam liệt truyện chính biên).
2. Bia ngôi mộ lớn nhất lập năm Tân Tỵ (1821), Tả quân mất năm 1832. Lạc khoản cũng ghi: “Người lập bia là đứa con nối dõi Lê Văn Duyệt”. Hai chữ “Hiển khảo” khắc ở đầu mộ bia chỉ “Người cha qua đời của tôi” (tức của người lập bia Lê Văn Duyệt) thì người nằm trong mộ không ai khác là ngài Lê Văn Toại, cha của Tả quân.
Hậu học LÝ VIỆT DŨNG
4. Theo Đại Nam liệt truyện chính biên thì khi làm tổng trấn thành Gia Định, Lê Văn Duyệt uy quyền to lắm mà lòng người cũng kính phục nên vua Minh Mạng tuy trong lòng căm ghét nhưng cũng không dám làm gì. Năm 1832 Tả quân qua đời thì vua Minh Mạng bỏ chức tổng trấn Gia Định mà đặt chức tổng đốc Phiên An thay thế, rồi cử Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố chính.
Nguyên là đứa tham bạo lại nói rằng mình nhận mật chỉ đến truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi tra hỏi chứng cớ, trị tội bọn bộ hạ của Tả quân ngày trước, trong đó có Lê Văn Khôi. Khôi nguyên tên Nguyễn Hữu Khôi người Cao Bằng, nhân làm loạn bị quan quân truy đuổi phải chạy vào Thanh Hóa được Tả quân lúc này làm kinh lược ở đấy chiêu dụ. Khôi ra đầu thú được ông Duyệt tin dùng, cho làm con nuôi, đổi tên lại là Lê Văn Khôi, đem theo vào Gia Định.
Khôi mưu cùng quân lính nổi dậy giết cả Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Văn Quế rồi rút vào thành Gia Định chống lại quân triều. Thành này rất kiên cố nên mãi đến tháng 7-1835 sau khi Lê Văn Khôi chết, thành mới bị phá. Quân triều vào giết cả thảy 1.831 người chôn chung một chỗ gọi là Mả ngụy.
Sau vụ án ngụy Khôi, năm 1835 có Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, xin truy đoạt quan chức, vợ con phải giải về Hình bộ xét tội. Vua dụ cho đình thần nghị xử. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, được vua ưng chuẩn giao đình thần kết án. Án nghị Tả quân có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân.
Đoạn quan trọng nhất trong bản án nghị rằng: “Sự biến Phiên An, hắn thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu phản, khép vào tội lăng trì, song hắn đã chịu minh tru, vậy xin truy đoạt cáo sắc, phá bỏ quan quách giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như ông bà đời trước, ông nội bà nội, cha mẹ của hắn nếu được phong tặng cáo sắc, thì xin truy đoạt cả, mồ mả cha mẹ có tiếm dụng phong cáo trái phép nào thì đục bỏ bia đi”.
Nghị án đưa lên, vua dụ có đoạn rằng: “Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”. [Quyền yêm Lê Văn Duyệt thụ (có bản chép “phục”) pháp xứ].
Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích. Đến năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, biết Tiên đế làm tội oan Lê Văn Duyệt, nên xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội cùng xiềng xích và cho xây đắp cả lại, tức là mộ mà nay ta còn thấy ở Bà Chiểu Gia Định.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ tại vùng Bà Chiểu, nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu (trích Tri Tân tạp chí - bài “Lê Văn Duyệt” của Nguyễn Triệu).
Đọc những chữ bị Minh Mạng ra lệnh đục xóa trên các bia mộ của song thân Tả quânCác ngôi mộ tại làng Long Hưng chỉ bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia, chứ không bị san phẳng đeo xiềng xích. Điều này cũng góp phần minh chứng ngôi mộ trên Lăng Ông Bà Chiểu mới chính là mộ thật vì khi án được thi hành chỉ có mộ thật mới bị san phẳng, xiềng khóa và dựng bia sỉ nhục, còn ngôi mộ vọng tại làng Long Hưng không bia thì chẳng bị gia hình gì cả. Mà đối với một trọng án của triều đình thì không bao giờ có chuyện nhầm lẫn mộ thật với mộ vọng. Ngoài ra ông Hoàng Cao Khải, đại thần triều Thành Thái, khi viết bài văn bia kể lại tiểu sử của Tả quân cũng dựng bia tại ngôi mộ ở Gia Định.
Ngày 6-4-2006, chúng tôi về Tiền Giang dự lễ giỗ của song thân Tả quân Lê Văn Duyệt mà nhân dân địa phương ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (nơi sinh của Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt) quen gọi thân mật là giỗ Ông cố, Bà cố.
Đồng bào địa phương và các tỉnh lân cận đến chiêm bái rất đông, khói hương lan tỏa khắp không gian u tịch cổ kính với nhiều cổ thụ vươn tàn rộng mát. Đây là một quần thể lăng mộ gồm hai ngôi mộ cực to và bốn ngôi vừa phải xây bằng đá ong tô ô dước màu rêu đen. Ngôi mộ to bên trái từ ngoài nhìn vào có hai vòng thành: vòng ngoài nay lì sát mặt đất bề ngang 17,75m, bề dài 21,12m; vòng trong bề ngang 10,9m, bề dài 14,43m, bề dày thành mộ 42cm. Mộ hình căn nhà đòn dông dọc, chiều ngang 2,63m, dài 3,6m, cao 2,13m. Bia chiều ngang 0,77m, chiều đứng 1,43m, viền khắc hoa văn, đầu bia hình chữ kim cũng có hoa văn rất đẹp. Bia bằng đá xanh màu xanh thẫm, được đục phẳng rồi mài láng mặt, chữ khắc âm nét rất sắc sảo.
Các chữ trên mặt bia hầu hết bị đục xóa tan nát chẳng thể nào đọc được. Tuy nhiên, may mắn thay, hình như vị quan nhận lệnh triều đình Minh Mạng đục bia đã cảm nghĩa thương tình nên chừa lại những chữ cần thiết để người đời sau có thể xác định được người nằm dưới mộ là ai.
Trong khi chúng tôi đang dang nắng mò mẫm cố đọc những chữ bị đục trong mặt bia thì một số đông đồng bào cùng khách thập phương tò mò đứng phía sau theo dõi, một nhân sĩ sở tại lên tiếng: “Ông tìm hiểu chi cho mệt! Đây là mộ của đức Tả quân đấy. Một nhà văn nổi tiếng đã xác nhận đây đúng là mộ ngài vì trong bia có khắc hai chữ “Thống Chế” .Nhưng theo chúng tôi biết, đây là tước hàm mà vua Minh Mạng đã cáo tặng thân phụ Tả quân khi ông mất năm 1821. Cũng cần phải nói thêm là ngay hàng lạc khoản bên trái còn sót lại bảy chữ: “Tự tử...(các chữ bị đục bỏ) Lê Văn Duyệt bái giám” , nghĩa là: “Người con nối dõi (chức tước bị đục bỏ) là Lê Văn Duyệt cúi lạy xin chứng giám lòng thành (lập bia)”.
Hàng chữ to ở giữa còn bốn chữ: “Hiển khảo... (chữ bị đục) chi mộ” , nghĩa là: “Ngôi mộ của người cha đã qua đời của tôi...(chữ bị đục bỏ)”. Hàng bên phải nơi ghi ngày tháng lập bia còn nguyên tám chữ: “Tuế tại Tân Tỵ trọng xuân cốc nhật” , nghĩa là: “(Bia được lập) ngày tốt tháng hai năm Tân Tỵ (1821)”.
Tuy trọn ngày 6-4-2006 chúng tôi đã cố gắng dùng đủ mọi kinh nghiệm trong nhiều năm nghiên độc bia mộ nhưng cũng đành chịu không thể đọc được chữ nào trong bốn hàng chữ bị đục vỡ, nên đành hẹn tuần sau sẽ quay lại thực hiện phương pháp dập bia của Trung Quốc. Nhưng chỉ căn cứ và những chữ còn sót lại chúng tôi cũng cho rằng người nằm dưới mộ là ông Lê Văn Toại, cha của Tả quân, vì những lý do sau đây:
1. Qua tư liệu lịch sử đích xác thì khi còn sanh tiền ông Lê Văn Toại đã có lần được ra kinh đô Huế triều kiến vua Gia Long, được phong hàm “Vũ Huân tướng quân chưởng cơ hầu” và ân tứ áo khăn. Năm 1819 vua Gia Long băng hà, Lê Văn Duyệt phải ra Huế chịu tang vua và theo lệ phải hiếu tang ba năm. Năm 1821 ông Toại mất, Tả quân phải cáo tang và xin đặc ân chịu tang cha trong khi còn chịu tang vua. Vua Minh Mạng ân tứ và cho sứ giả theo Lê Văn Duyệt vào Gia Định phúng điếu, đồng thời tặng chức hàm Thống chế cho thân phụ Tả quân (trích Đại Nam liệt truyện chính biên).
2. Bia ngôi mộ lớn nhất lập năm Tân Tỵ (1821), Tả quân mất năm 1832. Lạc khoản cũng ghi: “Người lập bia là đứa con nối dõi Lê Văn Duyệt”. Hai chữ “Hiển khảo” khắc ở đầu mộ bia chỉ “Người cha qua đời của tôi” (tức của người lập bia Lê Văn Duyệt) thì người nằm trong mộ không ai khác là ngài Lê Văn Toại, cha của Tả quân.
Hậu học LÝ VIỆT DŨNG
Lăng Cha Cả
Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là "Cha Cả", tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là Phường 1, quận Tân Bình.
Giám mục mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn.
Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt, có bình phong, bái đường và hậu cung.
Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng hai ngàn mét vuông, gồm hai căn lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn. Trước khi di dời, chính quyền giải thích rằng cải táng để chỉnh trang thành phố, giảm ùn tắc giao thông. Người ta nói trong lăng có mộ phần của đức Giám mục Bá Đa Lộc, còn rải rác trong khu lăng thì có mộ của một số thừa sai (người giữ nhiệm vụ truyền giáo), hầu hết đều là người Pháp. Bá Đa Lộc là tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Pháp (Pigneau de Behain).
Lăng Cha Cả, do Émile Gsell chụp năm 1866 (hoặc 1879)
Chuyện ngôi mộ của Đức Giám mục còn nhiều điều đáng lưu ý. Như trên ta đã nói, trong khuôn viên lăng có các ngôi mộ khác của các vị thừa sai. Khi thành phố cải táng, các bộ hài cốt trong khu lăng mộ này đã được đại diện Pháp sang nhận và đem về chôn. Nhưng riêng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây thánh giá bằng vàng tây lớn mà ông vẫn đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước Pháp và Việt trao tặng chứ tuyệt đối không có hài cốt.
Nhà nghiên cứu Phan Thứ Lang, người Công giáo, trình bày: "Nhiều người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng trước đây, tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, quyển XVI, tr. 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: "Bá Đa Lộc, mộ ông... hiện nay ở đâu?" của Vương Gia Bật, cho biết: Lăng Ngọc Hội là một ngôi mộ nằm cách thành phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ, ở giữa đề chữ Hán: "Bá Đa Lộc chi mộ". Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá. Ngày 13-3-1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) ra lệnh cải táng. Bên trong, xương cốt đã mục, hàm còn dính 3 cái răng, có 2-3 cái rơi ra ngoài...".
Ông Phan Thứ Lang kết luận: "Như vậy, đích thị mộ Đức Cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang", và ông đặt giả thuyết: "Theo tôi, ngay sau khi cải táng năm 1925 tại Nha Trang, hài cốt Đức Cha đã được đưa về Pháp, còn ngôi mộ ở khu Lăng Cha Cả tại Sài Gòn chỉ là tượng trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế cờ, nên phải cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng".
Cũng có người nói, khi mở nắp, trong quan tài của Đức Cha Bá Đa Lộc, ngoài các thứ đã kể trên (thánh giá, gậy giám mục, mề đay v.v...) còn có một thanh gươm quý của vua Gia Long tặng cho ngài, vỏ bằng vàng ròng, chuôi nạm ngọc, rút ra khỏi vỏ nước thép còn sáng xanh. Thanh gươm này, được lệnh của Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc ấy, đã được bảo vệ nghiêm ngặt và đưa ra Viện bảo tàng Trung ương Hà Nội, cất giữ cùng chỗ với các bảo vật của triều đình Huế. Tuy nhiên, việc này chưa ai biết một cách đích xác.
Khu Tân Sơn Nhứt sang thế kỷ 20 xây cất lên, hoà nhập vào khu ngoại ô Sài Gòn. Xế về phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt và Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Về phía tây là bến xe lớn. Với những thay đổi đó ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến hết thời Việt Nam Cộng hòa. Sang năm 1980, Nhà nước Việt Nam ra lệnh giải tỏa, đến năm 1983, thì việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay.
Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là "Cha Cả", tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là Phường 1, quận Tân Bình.
Giám mục mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn.
Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt, có bình phong, bái đường và hậu cung.
Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng hai ngàn mét vuông, gồm hai căn lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn. Trước khi di dời, chính quyền giải thích rằng cải táng để chỉnh trang thành phố, giảm ùn tắc giao thông. Người ta nói trong lăng có mộ phần của đức Giám mục Bá Đa Lộc, còn rải rác trong khu lăng thì có mộ của một số thừa sai (người giữ nhiệm vụ truyền giáo), hầu hết đều là người Pháp. Bá Đa Lộc là tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Pháp (Pigneau de Behain).
Lăng Cha Cả, do Émile Gsell chụp năm 1866 (hoặc 1879)
Chuyện ngôi mộ của Đức Giám mục còn nhiều điều đáng lưu ý. Như trên ta đã nói, trong khuôn viên lăng có các ngôi mộ khác của các vị thừa sai. Khi thành phố cải táng, các bộ hài cốt trong khu lăng mộ này đã được đại diện Pháp sang nhận và đem về chôn. Nhưng riêng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây thánh giá bằng vàng tây lớn mà ông vẫn đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước Pháp và Việt trao tặng chứ tuyệt đối không có hài cốt.
Nhà nghiên cứu Phan Thứ Lang, người Công giáo, trình bày: "Nhiều người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng trước đây, tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, quyển XVI, tr. 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: "Bá Đa Lộc, mộ ông... hiện nay ở đâu?" của Vương Gia Bật, cho biết: Lăng Ngọc Hội là một ngôi mộ nằm cách thành phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ, ở giữa đề chữ Hán: "Bá Đa Lộc chi mộ". Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá. Ngày 13-3-1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) ra lệnh cải táng. Bên trong, xương cốt đã mục, hàm còn dính 3 cái răng, có 2-3 cái rơi ra ngoài...".
Ông Phan Thứ Lang kết luận: "Như vậy, đích thị mộ Đức Cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang", và ông đặt giả thuyết: "Theo tôi, ngay sau khi cải táng năm 1925 tại Nha Trang, hài cốt Đức Cha đã được đưa về Pháp, còn ngôi mộ ở khu Lăng Cha Cả tại Sài Gòn chỉ là tượng trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế cờ, nên phải cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng".
Cũng có người nói, khi mở nắp, trong quan tài của Đức Cha Bá Đa Lộc, ngoài các thứ đã kể trên (thánh giá, gậy giám mục, mề đay v.v...) còn có một thanh gươm quý của vua Gia Long tặng cho ngài, vỏ bằng vàng ròng, chuôi nạm ngọc, rút ra khỏi vỏ nước thép còn sáng xanh. Thanh gươm này, được lệnh của Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc ấy, đã được bảo vệ nghiêm ngặt và đưa ra Viện bảo tàng Trung ương Hà Nội, cất giữ cùng chỗ với các bảo vật của triều đình Huế. Tuy nhiên, việc này chưa ai biết một cách đích xác.
Khu Tân Sơn Nhứt sang thế kỷ 20 xây cất lên, hoà nhập vào khu ngoại ô Sài Gòn. Xế về phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt và Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Về phía tây là bến xe lớn. Với những thay đổi đó ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến hết thời Việt Nam Cộng hòa. Sang năm 1980, Nhà nước Việt Nam ra lệnh giải tỏa, đến năm 1983, thì việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay.
Một ngôi mộ cổ trên đường Ngô Quyền(gần ngã tư Ngô quyền-3 tháng 2):
Nằm trong khu vực “cánh đồng mồ mả” xưa kia, ngôi mộ ô dước trên đường Ngô Quyền (gần ngã tư Ngô Quyền - 3 Tháng 2) có quy mô không kém ngôi mộ cổ vừa khai quật trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 tuy kiến trúc đơn giản hơn.
Khi đào xuống huyệt mộ, một bất ngờ xảy ra khi tổ khai quật phát hiện trong lỗ huyệt không có quan tài mà chỉ có một bọc gấm. Chiếc bọc được mở ra, bên trong là hai chiếc đầu lâu, một lớn, một nhỏ, đã bị huỷ hoại. Giám định xương sọ cho thấy đây là đầu của một người đàn ông khoảng 40-50 tuổi và một đứa trẻ ở tuổi vừa thay hết răng (khoảng 8-9 tuổi).
Quanh mộ còn sót lại một góc bia ghi dòng chữ Mạch Tấn Giai. Mất vài năm sau, danh tánh cũng như thân phận của hai người nằm dưới mộ mới được xác định. Năm 1834, khi cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi diễn ra, khoảng 1.500 tuỳ tùng của ông đã bị vua Minh Mạng ra lệnh giết sạch. Riêng 8 nhân vật “đầu sỏ” trong đó có Mạch Tấn Giai, một thuộc hạ thân tín của Lê Văn Khôi, bị đưa ra kinh thành Huế bêu đầu và xác được đưa vào Nam chôn. Con trai Mạch Tấn Giai tên Khôi lúc đó chỉ khoảng 8 tuổi cũng bị trảm theo cha. Vụ án bi thảm trên sau này được thấy ghi trong các báo cáo của cha cố ở Trung tâm Truyền giáo Anh - Ấn đặt tại Ấn Độ. Chính những tài liệu quý này (chỉ có ở Thư viện Quốc gia Hà Nội) đã giúp tổ khai quật tìm ra tung tích của hai chiếc đầu lâu trong mộ.
Nằm trong khu vực “cánh đồng mồ mả” xưa kia, ngôi mộ ô dước trên đường Ngô Quyền (gần ngã tư Ngô Quyền - 3 Tháng 2) có quy mô không kém ngôi mộ cổ vừa khai quật trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 tuy kiến trúc đơn giản hơn.
Khi đào xuống huyệt mộ, một bất ngờ xảy ra khi tổ khai quật phát hiện trong lỗ huyệt không có quan tài mà chỉ có một bọc gấm. Chiếc bọc được mở ra, bên trong là hai chiếc đầu lâu, một lớn, một nhỏ, đã bị huỷ hoại. Giám định xương sọ cho thấy đây là đầu của một người đàn ông khoảng 40-50 tuổi và một đứa trẻ ở tuổi vừa thay hết răng (khoảng 8-9 tuổi).
Quanh mộ còn sót lại một góc bia ghi dòng chữ Mạch Tấn Giai. Mất vài năm sau, danh tánh cũng như thân phận của hai người nằm dưới mộ mới được xác định. Năm 1834, khi cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi diễn ra, khoảng 1.500 tuỳ tùng của ông đã bị vua Minh Mạng ra lệnh giết sạch. Riêng 8 nhân vật “đầu sỏ” trong đó có Mạch Tấn Giai, một thuộc hạ thân tín của Lê Văn Khôi, bị đưa ra kinh thành Huế bêu đầu và xác được đưa vào Nam chôn. Con trai Mạch Tấn Giai tên Khôi lúc đó chỉ khoảng 8 tuổi cũng bị trảm theo cha. Vụ án bi thảm trên sau này được thấy ghi trong các báo cáo của cha cố ở Trung tâm Truyền giáo Anh - Ấn đặt tại Ấn Độ. Chính những tài liệu quý này (chỉ có ở Thư viện Quốc gia Hà Nội) đã giúp tổ khai quật tìm ra tung tích của hai chiếc đầu lâu trong mộ.
Mộ cổ ấp bến đò,phường Long Bình,Quận 9
Đất Sài Gòn - TP.HCM có bao nhiêu ngôi mộ cổ? Lần giở lại lịch sử, lang thang thực địa nhiều nơi và hầu chuyện với các nhà khảo cổ, quản lý văn hóa nhưng tôi vẫn không thể tìm được câu trả lời xác quyết. Song tất cả những người có trách nhiệm đều khẳng định rằng mảnh đất này, với bề dày mấy trăm năm mở cõi, xây dựng và phát triển, đã là nơi yên nghỉ của bao thân phận khác thường.
Dưới bóng cổ thụ ở một góc công viên Tao Đàn là hai nấm mồ cô quạnh. Theo một khảo sát của Ban quản lý di tích thuộc Sở Văn hóa – thông tin TP.HCM, đây là phần mộ của ông bà Lâm Tam Lang, được xây dựng vào “thời Đại Nam, năm 1820 về sau”. Nhưng theo nhà khảo cổ học lão thành Đỗ Đình Truật thì nó có thể là nơi yên nghỉ một vị tướng chết trận của Trương Minh Giảng. Lý do để ông đưa giả thuyết này: đây là một nấm mồ lớn, được chôn cất ngay trong đất thành Gia Định xưa, hẳn phải là thi hài một người có công chứ không thể là “ngụy quân, tạo phản” với triều đình được. Còn nấm mồ thứ hai nhỏ hơn có thể là của bà vợ vị tướng nọ. Bề ngoài mộ dù không còn như buổi ban đầu nhưng vẫn là một bằng chứng về kiểu mộ độc đáo của người Gia Định xưa.
Những gì còn sót lại ở ngôi mộ cổ gần Thảo Cầm Viên,Sài Gòn
Cách đường Nguyễn Thị Minh Khai khoảng 300m, hai ngôi mộ nằm trên khu đất có chiều ngang khoảng 7m, dài 12m; bao bọc xung quanh là một vòng tường thấp khoảng 0,6m, nhưng dày cả 0,5m. Lối vào mộ có hai bệ đá lớn tạo hình hoa sen, và phải qua một tàng phong với bức tường ngang nữa mới vào được đến mộ. Hình như người xưa làm vậy nhằm che chắn bớt tầm mắt tò mò của kẻ xấu.
[Những chữ khắc trên bài vị quá mờ và chữ còn, chữ mất theo thời gian. Điểm đặc biệt của hai ngôi mộ này là đều được xây dựng bằng hợp chất vôi, mật… Phần mộ chính quay đầu về hướng tây bắc, rộng 3,5m, dài 3,7m, được chia thành hai phần với hai bài vị riêng. Ngôi mộ thứ hai nhỏ hơn nằm nép bên trái có hình khối chữ nhật, không có bài vị. Các nhà khảo cổ cho biết khu mộ này may mắn là nằm trong công viên đã được xây dựng từ lâu, nếu không thì chưa biết… đã ra sao!
TP.HCM còn một khu mộ đặc biệt nữa là “Võ Tánh 2” ở đường Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình. Bên cạnh lăng mộ Võ Tánh ở quận Phú Nhuận đã được sử sách ghi nhận, bỗng dưng lại có một lăng mộ Võ Tánh nữa nằm cách xa hàng ngàn mét! Mặc dù không rõ người ta dựng bia ngụy tạo như vậy vì lý do gì, nhưng các nhà sử học và khảo cổ đều khẳng định đây là một khu mộ đặc biệt, được xây dựng theo chiều ngang và ngắn về chiều sâu.
Mộ cổ trong công viên Tao Đàn
Với qui mô lớn như vậy chứng tỏ nó phải là mộ của một vị quan quyền hoặc người có thế lực, giàu có nào đó. Tiếc rằng bây giờ nó đã quá hoang tàn, đổ nát mà nguyên nhân lớn nhất là bàn tay con người. Các trụ mộ chỉ còn là phế tích, tấm bia chính giữa cũng bị gỡ đi, thay vào đó là một tấm bia bằng… tiếng Việt, thật chệch choạc với những bia nhỏ bằng chữ Hán.
Khu mộ được xây bằng hợp chất khá chắc chắn gắn liền với nhiều đồn đại của người dân. Theo họ kể, từ trước giải phóng khu mộ này đã từng là mục tiêu của bọn đào mồ trộm, săn tìm cổ vật. Bọn chúng ít nhất đã ba lần mang cuốc, đục tới nhưng rồi đều phải van vái rồi bỏ về “vì cứ chạm cuốc vào là gãy ngay”. Chuyện xưa thực hư chưa biết thế nào nhưng ngày nay khu mộ này chẳng hề được trân trọng, thậm chí nhiều người còn vào đó để xả rác và… tiểu tiện.
Khi các nhà khảo cổ tìm đến quần thể mộ Phạm Quang Triệt, Phạm Duy Trinh… ở Gò Quéo, quận 2, hầu hết đều không còn bia mộ. Chúng đã bị hư hại nặng và sạt lở vì bọn đào trộm mộ cổ. Riêng ngôi mộ cổ đẹp như một tác phẩm kiến trúc ở phường Long Bình, quận 9, mặc dù được cỏ cây um tùm che lấp cũng không thoát khỏi lòng tham của kẻ gian. Không thể phá nổi ngôi mộ to như căn nhà này, chúng đào hang bên hông để chui vào. Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Đức Mạnh kể: khi ông và các đồng nghiệp tiến hành khai quật hai ngôi mộ cổ bằng hợp chất ô dước ở Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực II thì phát hiện bọn đào mồ đã đi một bước trước từ lúc nào!
Ngôi mộ ông bà tri huyện Nguyễn Hiền Hào, ấp 3, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè
Người không hiểu bọn xấu đã lấy được gì từ mộ cổ và một phần bí ẩn chỉ sáng tỏ khi lòng ngôi mộ thứ hai được mở ra. Đây là mộ nằm ở phía nam, được đắp thành hình mai rùa. Mặt trong của quách có bài vị và bệ rộng còn bút tích của một bài thơ Đường luật với nội dung “Người này mất lúc còn trẻ, là người có tài mà mệnh yểu, thật đáng bi thương”.
Sau khi bóc hết vòm nổi, kẻ gian đào đến áo quan gỗ đã bị hủy hoại gần hết. Di cốt gồm một phần hộp sọ với gần đủ hai hàm răng nằm giữa nền mộ. Chỏm đầu quay về hướng nam với các phần cốt cổ, lồng ngực, cánh tay và cẳng chân. Một số di vật được phát hiện bên trái ngực gồm tiền đồng, khuy đồng, thẻ ngà và một số mảnh vàng vụn. Ngoài ra, trong lòng mộ và bên ngoài còn có một số vật dụng như nồi đồng, đồ sứ hoa lam, đồ sành, gốm tráng men và ấm trà bằng đất nung.
“Một số đồ có giá trị cổ vật nhất định như đồ gốm, sứ, nhưng có lẽ bọn đào mồ thực dụng đã không tìm thấy nhiều vàng bạc như chúng mong muốn. Nếu không bọn chúng đã không tha cả ngôi mộ thứ hai…” - ông Mạnh nói. Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật cũng cho rằng trong hầu hết ngôi mộ, kể cả của giới quan quyền, không chôn theo nhiều tài sản quí giá.
Ngoài lý do xã hội VN lúc ấy còn nghèo, còn có một nguyên nhân khác gắn liền với tôn giáo, tâm linh. Phần lớn người Việt theo Phật giáo và chịu nhiều ảnh hưởng Lão, Trang; họ muốn khi ra đi được “nhẹ nhàng” nên thường không mang theo nhiều của cải quí giá. Thậm chí, ngay bộ phận giàu có nhất là hoàng gia, giới quí tộc khi chết ngoài những đồ đại liệm, tiểu liệm như minh tinh, thất tinh, chăn gấm, gối chèn, phẩm phục, váy lụa, áo thụng… thì những di vật mang theo thường giản dị như túi trầu cau, chiếc quạt, quyển kinh, hộp thuốc lào…
Những trang sử đất
“Theo chúng tôi, những ngôi mộ cổ quí giá ở chỗ chúng là những trang sử đất trung thực và chi tiết nhất…” - nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật nói. Ngay cả cái phần ngoài cùng của mộ là hợp chất ô dước cũng là một nét đặc biệt cần phải khám phá, gìn giữ. Sự chắc chắn của hợp chất này đã được minh chứng trong vụ khai quật “ngôi mộ cổ” ở đường Nguyễn Tri Phương đang được dư luận quan tâm. Để làm ra hợp chất này, người xưa đã phải ra bờ biển nhặt nhạnh vỏ sò, vỏ ốc giã thành vôi nhuyễn trong cối đá, sau đó họ còn làm chất “phụ gia” gồm mật ong, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng, dâm bụt để kết dính. Khi trộn “phụ gia” này với vôi sống, họ cho thêm vào cát và than gỗ tốt để tăng độ kết dính. Những mảnh than vụn có chức năng như miếng chêm, hút ẩm, làm hợp chất xây mộ cứng chắc hơn.
Đến thời điểm hiện nay, các nhà khảo cổ học ở TP.HCM đã khai quật khoảng 500 mộ cổ ở khắp địa bàn thành phố. Trong đó tập trung nhiều nhất là khu “mả hầu” ở Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình và “cánh đồng mộ” ở quận 10, quận 6, quận 5… Có mộ khi mở ra sau mấy trăm năm vẫn còn nguyên thân xác người, có cái chỉ còn nắm xương tàn, thậm chí là mùn đất, nhưng cùng với mộ là biết bao nỗi niềm, câu chuyện lịch sử mà không mấy người đời sau được biết.
Ông Truật kể lại đợt khai quật mộ cổ ở chung cư Xóm Cải, quận 5, 15 công nhân đã phải đục ròng rã suốt 40 ngày liền để xuyên thủng lớp hợp chất đặc cứng sâu đến 7m. Mọi người kiệt sức nhưng tất cả đã sững sờ khi nhìn thấy bí ẩn cuối cùng lộ diện: trong chiếc quan tài gỗ tốt, xác người đàn bà khoảng 60 tuổi như đang ngủ, thi thể vẫn còn nguyên vẹn, các khớp mềm mại, màu da nâu đỏ tươi, thậm chí cả lục phủ ngũ tạng cũng còn… Dưới chín lớp quần áo gấm, tơ, lụa và vải sô, xác nằm trong một dung dịch màu nâu đỏ, cay nồng, không giống bất kỳ chất ướp hiện đại nào. Trong quan có phủ một lớp chiếu, dưới là lá phướn đề “Hoàng gia khâm liệm”.
Ở túi áo ngực còn nguyên vẹn tấm pháp danh “Minh Trường, chùa phái Lâm Tế, đời 23” với hai ấn son. Theo ông Truật, trong mộ cổ này là “bà Nguyễn Thị Hiệu, cô của Thuận Thiên Cao hoàng hậu, vợ vua Gia Long”, nhưng điều đặc biệt là việc phát hiện dung dịch ướp xác độc đáo của người xưa. Bà mất từ năm 1868 mà còn lưu được xác thân như vậy rất đáng để người nay nghiên cứu, học hỏi…
Những bí ẩn trong lòng mộ cổ khi lộ diện cũng làm sáng tỏ bao nghi vấn lịch sử. Trong lần khai quật mộ cổ đơn táng ở Vườn Chuối, quận 3, các nhà khảo cổ đã bất ngờ tìm thấy hài cốt và di vật mang theo của Huỳnh Công Lý, phó tổng trấn Gia Định thành. Vào năm Tân Tỵ đời Minh Mạng (1821), Lý ỷ thế “con gái làm cung phi vua” nên ức hiếp, vơ vét tài sản của dân chúng. Khi Tả quân tổng trấn Lê Văn Duyệt trở về, tra xét đơn kiện với tang vật đến hai vạn quan tiền, đã chiếu theo luật Gia Long, kết án tử hình Lý, đưa ra pháp trường giữa chợ Gia Định xử trảm, tịch thu tài sản trả lại cho dân, rồi đưa đầu Lý về trình vua. Xét là hoàng thân, đầu Lý được cho về chôn cùng với xác. Khi nắp quan tài mở ra, di cốt nằm ngửa, quay đầu về hướng tây nam, mặt ngoảnh về bên trái, não trong sọ chưa tiêu hết cùng các vết tích chiếu cói, hạt cườm mã não, cúc áo dát vàng…
Ông Truật còn kể ấn tượng khó quên nhất trong đời khảo cổ của mình là lần khai quật mộ cổ lớn như ngôi nhà ở đường Hoàng Văn Thụ. Trong lúc đang dò đục lỗ ngang để thăm dò lòng huyệt thì một luồng khí độc phụt ra làm ông bất tỉnh tại chỗ, may là có giáo sư, bác sĩ Phan Bảo Khánh cấp cứu kịp. Dù biết đây là “nấm mồ của hoàng tử Cảnh, bị bệnh đậu mùa chết năm 26 tuổi”, ông vẫn bất ngờ khi áo quan mở ra chỉ thấy nắm xương tàn với quần áo sơ sài, không có tư trang, vật dụng mang theo.
Điều đó giúp ông hiểu sâu thêm “Nội tình triều đình đầy những chuyện thâm cung bí sử. Khi hoàng tử Cảnh bị thất sủng, gia quyến ông bị ghép tội phải chết thảm”. Khi khai quật mộ của chưởng cơ Lê Văn Phong, thượng thư Nguyễn Văn Học, các nhà khảo cổ còn tìm thấy gần như nguyên vẹn trang phục đại thần triều Nguyễn với mão miện, đai lưng, quần áo và nhiều vật dụng bằng ngọc và kim loại quí… Những đồ dùng này cho họ biết rõ hơn cách dệt may, trang phục của người xưa.
Dưới lòng những ngôi mộ cổ còn lưu giữ nhiều bí ẩn về tầng lớp thương buôn, phú hộ của thời đầu mở cõi. Trong huyệt song táng bá hộ Hạ Quang Quới, các nhà khảo cổ đã biết thêm về cuộc sống không quá phô trương của những người giàu có một thời. Hài cốt đã tiêu hủy gần hết. Di vật mang theo không có vàng bạc, châu báu mà chỉ là những vật dụng thường ngày như nồi đồng, chén đĩa, ống nhổ, tẩu thuốc, ống ngoáy trầu, lư hương...
Một nét đặc sắc nữa của mộ cổ là thường có ghi nhiều thơ văn bên trong. Ngoài những lời khóc thương, nhiều bia ký đã để lại không ít câu thơ rất đáng để người đời sau suy ngẫm: “Núi không vì cao, bởi không hoại nên có tên. Nước không vì sâu, bởi tùy thuận mà linh. Dẫu ở chỗ chật hẹp mà đức độ vẫn điều hòa được buồn khổ cho kẻ khác… Rằng người quân tử như vậy có gì thua thiệt đâu …”.
Xác ướp được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Xác ướp này được tìm thấy dưới một ngôi mộ cổ ở xóm Cải (P.8, Q.5, TP.HCM) trong đợt khai quật liên tiếp 16 ngôi mộ cổ quanh vùng để giải tỏa dành đất xây các công trình mới, cách đây 14 năm. Ngôi mộ được xây rất vững chắc bằng một số vật liệu như vôi sống giã nhỏ từ san hô, cát, mật đường mía, than hoạt tính và có thể thêm một số chất khác chưa biết. Tất cả trộn lại thành một hợp chất giúp ngôi mộ "cứng hơn cả bê tông". Vì thế phải vất vả và làm việc cật lực mới đập vỡ được nấm mộ để lộ phần quan quách ra. Trước khi bắt tay vào việc, người ta cũng phải dỡ bỏ những kết cấu được dựng lên quanh nấm mộ với diện tích cả trăm mét vuông, gồm chiếc cổng cao đến 2,4m và dày hơn nửa mét. Cửa ra vào của mộ cũng cao hơn một mét, bên trong có xây nhà mồ, có sân bia, với hai mộ song táng nằm bên nhau, một trong hai mộ này có xác ướp bên dưới.
Để bảo vệ xác ướp, người xưa đã dùng hợp chất trên đổ thành một khối thống nhất và hết sức rắn chắc bọc từ nấm mộ xuống tới đáy huyệt sâu đến 7 mét. Đó là một khối "thép" đúc lại có khả năng ôm giữ bền chặt xác ướp để bảo đảm tồn tại vượt thời gian, bất chấp mưa nắng trở trời. Khi khai quật mộ, các nhà khảo cổ phải nhờ đến 15 công nhân đục từng mảnh, từng miếng ròng rã suốt 41 ngày mới chạm đến lớp cát dày độ 40 cm phủ lên trên quan quách.
* Các nhà khảo cổ học có mặt khi đó tại huyệt mộ đã nói gì về mộ địa và xác ướp này?
Phải kể đến ý kiến của vị chủ trì cuộc khai quật là nhà khảo cổ học lão thành Đỗ Đình Truật. Ông có mặt từ đầu đến cuối và là người viết bản báo cáo mô tả đầu tiên về các chi tiết của ngôi mộ và lai lịch xác ướp. Theo đó, bọc ngoài quan tài là chiếc quách bằng gỗ dài 2,2m và cao nửa thước. Toàn bộ quách và quan tài được phủ một lớp sơn ta cổ, rất tốt và rất kín trông giống như một lớp hắc ín. Nhờ lớp sơn ta ấy nên nước bên ngoài không thể ngấm vào được áo quan và ngược lại nước bên trong cũng không ra ngoài được, giữ cho người nằm bên trong ổn định với những dược liệu giữ xác. Ông Truật kể lại, khi vừa mở nắp áo quan thấy có hai chiếc chiếu cói đắp lên trên. Bên dưới là lớp giấy bản dày độ 0,10m đều thấm dung dịch thuốc. Tiếp đó là một tấm lá triệu bằng lụa, còn nguyên, nhưng khá bở, có một dòng chữ ghi tóm tắt về tên họ và sự nghiệp chủ nhân. Tiếc rằng chữ viết trên đó quá phai mờ, không còn đọc rõ được, song còn mấy chữ: "Hoàng gia...". Nhờ đó, các nhà nghiên cứu biết được chủ nhân xác ướp là bà Nguyễn Thị Hiệu, mất vào khoảng 60 tuổi, là một nữ quý tộc dưới thời Nguyễn.
Đôi hài bên chân xác ướp
Dưới lá triệu là một lớp vải ta có thắt 9 nút, cuối cùng sau lớp vải ấy xuất lộ xác ướp nằm trong một bọc lớn bằng lụa và gấm. Hai chân bà nằm trong bọc còn nguyên vẹn, không rã nát, các ngón chân không long mất ngón, nghĩa là xác bà còn nguyên và được chuyển về nhà lạnh của trường Đại học Y dược TP.HCM nghiên cứu, sau đó đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM trưng bày đến nay. Để giữ gìn xác ướp, bảo tàng chúng tôi có hợp đồng với cơ quan chuyên ngành y dược có biện pháp bảo quản theo phương pháp y học. Cứ định kỳ, lồng kính sẽ được mở ra và xác ướp sẽ được các chuyên gia tiến hành các biện pháp y học giữ cho lâu dài.
* Bên cạnh xác ướp, các đồ tùy táng được chôn theo ra sao?
hôn theo nhiều thứ lắm, như vòng chuỗi, nhẫn đeo tay, lụa vải... Trong đó, có hai chiếc chiếu cói gấp lại còn nguyên và còn rất chắc, không bị mốc ẩm, có hàng trăm xấp giấy để chần đầu và chân tay, tất cả đều được bó tròn như những chiếc gối. Có một lớp vải sô và một lớp lụa gấm quấn quanh xác. Số áo và quần cũng chôn theo với số lượng mỗi thứ 9 cặp, may theo kiểu xưa, rộng và thụng với khuy gài bằng những hạt mã não và kim loại. Vải gấm toàn loại hàng cao cấp tuyệt đẹp là thứ hàng xưa của cung đình thường dùng.
Xác ướp đeo một chuỗi hạt bồ đề cho biết bà là một Phật tử. Hai tay đều đeo vòng kim loại quý. Chân mang một đôi hài dài hẹp khoảng 23 cm, rộng độ 12 cm. Đôi chân nhỏ nhắn cho biết chủ nhân xác ướp thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội xưa. Một đôi hài khác có đế làm bằng loại da mịn, thân bằng một loại vải dày tốt giống như loại bố tơ tằm. Trên mỗi đôi hài trang trí hoa văn có hình bông cúc dây bằng vàng với những sợi chỉ vàng may bện thêm vào. Căn cứ vào cách chôn cất với một lăng mộ nguy nga và các đồ tùy táng nói trên, các nhà nghiên cứu cho đây là xác ướp của một nữ quý tộc dưới triều Nguyễn, mất vào khoảng năm 1868.
* Nhân trường hợp này, ông có thể cho biết thêm về công việc khai quật các mộ có xác ướp ở Việt Nam từ trước đến nay ?
Để trả lời câu hỏi này cần có tầm nhìn bao quát như nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh chẳng hạn. Ông Ninh viết rằng: những cách thức nói trên đã giữ được những ngôi mộ nguyên vẹn cả quan tài và mọi vật chôn theo. Thậm chí cả miếng cau tươi, miếng trầu không, hộp thuốc lào, đều còn đầy đủ, màu sắc gần như khi mới bổ, mới têm. Quần áo, vải vóc, quạt giấy, tràng hạt, quyển kinh mọi thứ đều như không suy suyển. Những tư liệu chân thực của loại mộ này đã giúp rút ra được nhiều kết luận bổ ích về lịch sử.
Riêng về xác người chết, mọi bộ phận nguyên vẹn song đều teo đét lại, vành tai còn như một mảnh giấy mỏng, môi co lại lộ rõ cả hai hàm răng, nội tạng co dúm hoặc lép lại thành màng mỏng. Những nhà y học đã nghiên cứu và kết luận rằng: những vi khuẩn yếm khí trong quan tài tuy còn có thể hoạt động, song chỉ một mức độ nhất định rồi bị diệt. Dầu thơm thẩm hút vào mọi bộ phận của cơ thể. Đến một thời gian sự tan rữa bị đình chỉ hoàn toàn, nhưng cũng phải có hàng trăm năm. Sau đó nếu có để xác ra ngoài không khí thì chỉ bị xám lại, khô đét đi chứ không thối rữa nữa. Thiết tưởng những ghi nhận này của ông Ninh đã giúp ích cho việc tìm hiểu thêm về trường hợp xác ướp của một nữ quý tộc thời Nguyễn được mai táng trên đất Sài Gòn xưa vậy.
Ngôi mộ cổ trên đường Nguyễn Tri Phương-Sài gòn:người phụ nữ trong mộ rất giàu
Quan tài nặng đến mức trong lần nâng đầu tiên, dây bị đứt l Bên cạnh bộ xương một phụ nữ có nhiều di vật như tiền kim loại, chuỗi hạt, miếng khánh kim loại chạm hình 2 con phụng. Hai ngôi mộ tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Từ tờ mờ sáng ngày 25/11/2004, lực lượng bảo vệ địa phương đã phong toả khắp các con hẻm xung quanh ngôi mộ cổ trên đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10. Vì lý do thời tiết và tránh sự tò mò của người dân, mới hơn 6 giờ sáng, tổ công tác đã có mặt tại hiện trường để khai quật hầm mộ.
Tại khu vực ngôi mộ, ngoài tổ khai quật do tiến sĩ khảo cổ Phạm Hữu Mý, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh Sài gòn, đứng đầu còn có tiến sĩ khảo cổ Vũ Quốc Hiền, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN; ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT; bà Trần Nguyệt Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận 10; GS-TS Lê Xuân Diệm của Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; bác sĩ Phan Bảo Khánh, Phó Bộ môn Giải phẫu - Phó trưởng Khoa Y ĐH Y Dược.
Trong quan, ngoài quách
Việc khai quật bắt đầu từ phần hầm mộ phía Tây (mộ nằm gần vách tường Trường Nhật ngữ). Hầm mộ này thuộc dạng trong quan ngoài quách. Phía bên trên quách được bao phủ bởi một lớp cát vàng rất mịn. Các công nhân thi công đã hớt sạch lớp cát vàng xung quanh để làm lộ ra phần quách. Đó là một khối gỗ tốt, nguyên khối, màu chu (màu vôi ăn trầu), dài 2,2 m, ngang 78 cm, cao 90 cm, phần nắp quách được ghép từ 7 miếng gỗ dài, phía 2 đầu có hình bán nguyệt, mỗi bên thân quách ghép từ 2 miếng gỗ bản to.
Do kích thước khá lớn và nặng nên mãi gần 3 tiếng sau, với sự trợ giúp của hơn 10 thanh niên khoẻ mạnh, phần quách mới được nhấc ra khỏi hầm mộ, để lộ trong hầm một chiếc quan tài dài 2,05 m, ngang 63 cm. Nắp áo quan được phủ 7 lớp sơn, giống vóc sơn mài. Toàn bộ quan tài đặt trên một lớp gỗ dày 8 cm, được thiết kế như một bệ kiên cố, lắp vừa khít với quách.
Xây mộ trước khi chết
Tiến sĩ Phạm Hữu Mý cho biết: Căn cứ vào 2 lỗ huyệt mộ và lớp cát phủ bên ngoài 2 quan tài có thể khẳng định hai mộ được chôn ở 2 thời điểm khác nhau, ngăn cách giữa hai huyệt mộ là một lớp hợp chất cực kỳ rắn chắc. Mộ đang khai quật là mộ sinh phần (được xây trước khi người trong mộ qua đời). Mộ còn lại (phía lòng đường Nguyễn Tri Phương) chỉ có quan tài, không có quách, kích thước ngắn hơn huyệt mộ phía Tây. Hai ngôi mộ được an táng theo kiểu nam tả, nữ hữu.
Đúng 9 giờ 45 phút, quan tài được nâng lên nhưng lần nâng đầu tiên do quá nặng nên dây nâng đã bị đứt. Mất đúng 1 tiếng sau, quan tài mới được đưa lên trên mặt đất và chở thẳng về Bảo tàng Sài gòn cùng với quách. Toàn bộ hiện trường khai quật được khử vôi và dung dịch sát trùng để bảo đảm vệ sinh.
Hình hài tương đối nguyên vẹn
Tại Bảo tàng TPHCM, nắp quan tài được mở ra, bên trong là một bộ xương người với búi tóc. Phần xương sọ còn khá tốt, các xương còn lại mục nát nhưng vẫn sắp xếp thành hình hài tương đối nguyên vẹn, riêng phần xương sống hơi xô lệch có thể do bị chìm lâu trong nước, đặc biệt cổ tay trái có đeo một chuỗi hạt màu vàng.Tiếp tục xem xét xung quanh bộ xương, các nhà chuyên môn phát hiện 13 di vật, trong đó có một vài vật đáng lưu ý như 9 đồng tiền kim loại dính chặt vào nhau, chuỗi hạt gồm 40 hạt màu vàng, lược, 1 nút áo bằng đồng ở cổ, 1 dây quấn kim loại có 4 khoen tròn và trên ngực có một miếng khánh kim loại chạm hình 2 con phụng.
Dựa vào đường nét tinh xảo trên chiếc khánh, những cây đinh thuyền (đinh hình chữ U) được rèn đóng bên ngoài quan tài cùng những chiếc móc sắt, tiến sĩ Phạm Hữu Mý nhận định niên đại của ngôi mộ có lẽ khá muộn vì chiếc khánh có kỹ thuật chạm trổ khá cao, không thể làm bằng thủ công, đồng thời ông khẳng định đây là xác một phụ nữ.
Qua các di vật tìm thấy trong mộ, ông Phạm Hữu Mý nhận định đôi nét về địa vị xã hội của chủ nhân ngôi mộ: 1/ Về chủ nhân mộ: "Với sự có mặt của chiếc khánh bằng bạc hình 2 con phụng châu đầu vào nhau cho thấy đây là nhân vật quyền quý, có địa vị trong xã hội lúc đương thời. 2/ Về bối cảnh xã hội: "xét về góc độ văn hóa và lịch sử của các di vật cho thấy chủ nhân của ngôi mộ ở đây đã có sự tiếp xúc với kỹ thuật - văn hóa của phương Tây". 3/ Về niên đại: "Sự xuất hiện của đồng tiền thời Thuận Trị và Khang Hy tại đây chứng tỏ việc sử dụng và lưu hành đồng tiền Trung Quốc của chủ nhân ngôi mộ nói riêng và có thể của những cư dân khác của vùng Sài Gòn xưa - thế kỷ 18. Loại mắt kính của nhân vật nam cũng là dạng kính chỉ được những người giàu có sử dụng trong khoảng thế kỷ 18, nhất là thời Khang Hy ở Trung Quốc. Những di vật này là cơ sở duy nhất có thể làm căn cứ cho việc xác định niên đại của ngôi mộ cổ này".
Niên đại đó không thể xác định tuyệt đối vì ngôi mộ không còn bia và nguyên trạng (để nghiên cứu phong cách kiến trúc) cũng như hoa văn trang trí (để làm cơ sở đoán định). Tuy nhiên kết quả khai quật và những thông tin khoa học bước đầu nêu trên hy vọng sẽ góp thêm nguồn tư liệu để tiếp tục nghiên cứu những ngôi mộ cổ được kiến trúc bằng hợp chất Ô dước tương tự.
Một ngôi mộ cổ trên đường Ngô Quyền(gần ngã tư Ngô quyền-3 tháng 2)
Nằm trong khu vực “cánh đồng mồ mả” xưa kia, ngôi mộ ô dước trên đường Ngô Quyền (gần ngã tư Ngô Quyền - 3 Tháng 2) có quy mô không kém ngôi mộ cổ vừa khai quật trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 tuy kiến trúc đơn giản hơn.
Khi đào xuống huyệt mộ, một bất ngờ xảy ra khi tổ khai quật phát hiện trong lỗ huyệt không có quan tài mà chỉ có một bọc gấm. Chiếc bọc được mở ra, bên trong là hai chiếc đầu lâu, một lớn, một nhỏ, đã bị huỷ hoại. Giám định xương sọ cho thấy đây là đầu của một người đàn ông khoảng 40-50 tuổi và một đứa trẻ ở tuổi vừa thay hết răng (khoảng 8-9 tuổi).
Quanh mộ còn sót lại một góc bia ghi dòng chữ Mạch Tấn Giai. Mất vài năm sau, danh tánh cũng như thân phận của hai người nằm dưới mộ mới được xác định. Năm 1834, khi cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi diễn ra, khoảng 1.500 tuỳ tùng của ông đã bị vua Minh Mạng ra lệnh giết sạch. Riêng 8 nhân vật “đầu sỏ” trong đó có Mạch Tấn Giai, một thuộc hạ thân tín của Lê Văn Khôi, bị đưa ra kinh thành Huế bêu đầu và xác được đưa vào Nam chôn. Con trai Mạch Tấn Giai tên Khôi lúc đó chỉ khoảng 8 tuổi cũng bị trảm theo cha. Vụ án bi thảm trên sau này được thấy ghi trong các báo cáo của cha cố ở Trung tâm Truyền giáo Anh - Ấn đặt tại Ấn Độ. Chính những tài liệu quý này (chỉ có ở Thư viện Quốc gia Hà Nội) đã giúp tổ khai quật tìm ra tung tích của hai chiếc đầu lâu trong mộ.
Theo Giao Hưởng - Thanh Niên
Đất Sài Gòn - TP.HCM có bao nhiêu ngôi mộ cổ? Lần giở lại lịch sử, lang thang thực địa nhiều nơi và hầu chuyện với các nhà khảo cổ, quản lý văn hóa nhưng tôi vẫn không thể tìm được câu trả lời xác quyết. Song tất cả những người có trách nhiệm đều khẳng định rằng mảnh đất này, với bề dày mấy trăm năm mở cõi, xây dựng và phát triển, đã là nơi yên nghỉ của bao thân phận khác thường.
Dưới bóng cổ thụ ở một góc công viên Tao Đàn là hai nấm mồ cô quạnh. Theo một khảo sát của Ban quản lý di tích thuộc Sở Văn hóa – thông tin TP.HCM, đây là phần mộ của ông bà Lâm Tam Lang, được xây dựng vào “thời Đại Nam, năm 1820 về sau”. Nhưng theo nhà khảo cổ học lão thành Đỗ Đình Truật thì nó có thể là nơi yên nghỉ một vị tướng chết trận của Trương Minh Giảng. Lý do để ông đưa giả thuyết này: đây là một nấm mồ lớn, được chôn cất ngay trong đất thành Gia Định xưa, hẳn phải là thi hài một người có công chứ không thể là “ngụy quân, tạo phản” với triều đình được. Còn nấm mồ thứ hai nhỏ hơn có thể là của bà vợ vị tướng nọ. Bề ngoài mộ dù không còn như buổi ban đầu nhưng vẫn là một bằng chứng về kiểu mộ độc đáo của người Gia Định xưa.
Những gì còn sót lại ở ngôi mộ cổ gần Thảo Cầm Viên,Sài Gòn
Cách đường Nguyễn Thị Minh Khai khoảng 300m, hai ngôi mộ nằm trên khu đất có chiều ngang khoảng 7m, dài 12m; bao bọc xung quanh là một vòng tường thấp khoảng 0,6m, nhưng dày cả 0,5m. Lối vào mộ có hai bệ đá lớn tạo hình hoa sen, và phải qua một tàng phong với bức tường ngang nữa mới vào được đến mộ. Hình như người xưa làm vậy nhằm che chắn bớt tầm mắt tò mò của kẻ xấu.
[Những chữ khắc trên bài vị quá mờ và chữ còn, chữ mất theo thời gian. Điểm đặc biệt của hai ngôi mộ này là đều được xây dựng bằng hợp chất vôi, mật… Phần mộ chính quay đầu về hướng tây bắc, rộng 3,5m, dài 3,7m, được chia thành hai phần với hai bài vị riêng. Ngôi mộ thứ hai nhỏ hơn nằm nép bên trái có hình khối chữ nhật, không có bài vị. Các nhà khảo cổ cho biết khu mộ này may mắn là nằm trong công viên đã được xây dựng từ lâu, nếu không thì chưa biết… đã ra sao!
TP.HCM còn một khu mộ đặc biệt nữa là “Võ Tánh 2” ở đường Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình. Bên cạnh lăng mộ Võ Tánh ở quận Phú Nhuận đã được sử sách ghi nhận, bỗng dưng lại có một lăng mộ Võ Tánh nữa nằm cách xa hàng ngàn mét! Mặc dù không rõ người ta dựng bia ngụy tạo như vậy vì lý do gì, nhưng các nhà sử học và khảo cổ đều khẳng định đây là một khu mộ đặc biệt, được xây dựng theo chiều ngang và ngắn về chiều sâu.
Mộ cổ trong công viên Tao Đàn
Với qui mô lớn như vậy chứng tỏ nó phải là mộ của một vị quan quyền hoặc người có thế lực, giàu có nào đó. Tiếc rằng bây giờ nó đã quá hoang tàn, đổ nát mà nguyên nhân lớn nhất là bàn tay con người. Các trụ mộ chỉ còn là phế tích, tấm bia chính giữa cũng bị gỡ đi, thay vào đó là một tấm bia bằng… tiếng Việt, thật chệch choạc với những bia nhỏ bằng chữ Hán.
Khu mộ được xây bằng hợp chất khá chắc chắn gắn liền với nhiều đồn đại của người dân. Theo họ kể, từ trước giải phóng khu mộ này đã từng là mục tiêu của bọn đào mồ trộm, săn tìm cổ vật. Bọn chúng ít nhất đã ba lần mang cuốc, đục tới nhưng rồi đều phải van vái rồi bỏ về “vì cứ chạm cuốc vào là gãy ngay”. Chuyện xưa thực hư chưa biết thế nào nhưng ngày nay khu mộ này chẳng hề được trân trọng, thậm chí nhiều người còn vào đó để xả rác và… tiểu tiện.
Khi các nhà khảo cổ tìm đến quần thể mộ Phạm Quang Triệt, Phạm Duy Trinh… ở Gò Quéo, quận 2, hầu hết đều không còn bia mộ. Chúng đã bị hư hại nặng và sạt lở vì bọn đào trộm mộ cổ. Riêng ngôi mộ cổ đẹp như một tác phẩm kiến trúc ở phường Long Bình, quận 9, mặc dù được cỏ cây um tùm che lấp cũng không thoát khỏi lòng tham của kẻ gian. Không thể phá nổi ngôi mộ to như căn nhà này, chúng đào hang bên hông để chui vào. Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Đức Mạnh kể: khi ông và các đồng nghiệp tiến hành khai quật hai ngôi mộ cổ bằng hợp chất ô dước ở Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực II thì phát hiện bọn đào mồ đã đi một bước trước từ lúc nào!
Ngôi mộ ông bà tri huyện Nguyễn Hiền Hào, ấp 3, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè
Người không hiểu bọn xấu đã lấy được gì từ mộ cổ và một phần bí ẩn chỉ sáng tỏ khi lòng ngôi mộ thứ hai được mở ra. Đây là mộ nằm ở phía nam, được đắp thành hình mai rùa. Mặt trong của quách có bài vị và bệ rộng còn bút tích của một bài thơ Đường luật với nội dung “Người này mất lúc còn trẻ, là người có tài mà mệnh yểu, thật đáng bi thương”.
Sau khi bóc hết vòm nổi, kẻ gian đào đến áo quan gỗ đã bị hủy hoại gần hết. Di cốt gồm một phần hộp sọ với gần đủ hai hàm răng nằm giữa nền mộ. Chỏm đầu quay về hướng nam với các phần cốt cổ, lồng ngực, cánh tay và cẳng chân. Một số di vật được phát hiện bên trái ngực gồm tiền đồng, khuy đồng, thẻ ngà và một số mảnh vàng vụn. Ngoài ra, trong lòng mộ và bên ngoài còn có một số vật dụng như nồi đồng, đồ sứ hoa lam, đồ sành, gốm tráng men và ấm trà bằng đất nung.
“Một số đồ có giá trị cổ vật nhất định như đồ gốm, sứ, nhưng có lẽ bọn đào mồ thực dụng đã không tìm thấy nhiều vàng bạc như chúng mong muốn. Nếu không bọn chúng đã không tha cả ngôi mộ thứ hai…” - ông Mạnh nói. Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật cũng cho rằng trong hầu hết ngôi mộ, kể cả của giới quan quyền, không chôn theo nhiều tài sản quí giá.
Ngoài lý do xã hội VN lúc ấy còn nghèo, còn có một nguyên nhân khác gắn liền với tôn giáo, tâm linh. Phần lớn người Việt theo Phật giáo và chịu nhiều ảnh hưởng Lão, Trang; họ muốn khi ra đi được “nhẹ nhàng” nên thường không mang theo nhiều của cải quí giá. Thậm chí, ngay bộ phận giàu có nhất là hoàng gia, giới quí tộc khi chết ngoài những đồ đại liệm, tiểu liệm như minh tinh, thất tinh, chăn gấm, gối chèn, phẩm phục, váy lụa, áo thụng… thì những di vật mang theo thường giản dị như túi trầu cau, chiếc quạt, quyển kinh, hộp thuốc lào…
Những trang sử đất
“Theo chúng tôi, những ngôi mộ cổ quí giá ở chỗ chúng là những trang sử đất trung thực và chi tiết nhất…” - nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật nói. Ngay cả cái phần ngoài cùng của mộ là hợp chất ô dước cũng là một nét đặc biệt cần phải khám phá, gìn giữ. Sự chắc chắn của hợp chất này đã được minh chứng trong vụ khai quật “ngôi mộ cổ” ở đường Nguyễn Tri Phương đang được dư luận quan tâm. Để làm ra hợp chất này, người xưa đã phải ra bờ biển nhặt nhạnh vỏ sò, vỏ ốc giã thành vôi nhuyễn trong cối đá, sau đó họ còn làm chất “phụ gia” gồm mật ong, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng, dâm bụt để kết dính. Khi trộn “phụ gia” này với vôi sống, họ cho thêm vào cát và than gỗ tốt để tăng độ kết dính. Những mảnh than vụn có chức năng như miếng chêm, hút ẩm, làm hợp chất xây mộ cứng chắc hơn.
Đến thời điểm hiện nay, các nhà khảo cổ học ở TP.HCM đã khai quật khoảng 500 mộ cổ ở khắp địa bàn thành phố. Trong đó tập trung nhiều nhất là khu “mả hầu” ở Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình và “cánh đồng mộ” ở quận 10, quận 6, quận 5… Có mộ khi mở ra sau mấy trăm năm vẫn còn nguyên thân xác người, có cái chỉ còn nắm xương tàn, thậm chí là mùn đất, nhưng cùng với mộ là biết bao nỗi niềm, câu chuyện lịch sử mà không mấy người đời sau được biết.
Ông Truật kể lại đợt khai quật mộ cổ ở chung cư Xóm Cải, quận 5, 15 công nhân đã phải đục ròng rã suốt 40 ngày liền để xuyên thủng lớp hợp chất đặc cứng sâu đến 7m. Mọi người kiệt sức nhưng tất cả đã sững sờ khi nhìn thấy bí ẩn cuối cùng lộ diện: trong chiếc quan tài gỗ tốt, xác người đàn bà khoảng 60 tuổi như đang ngủ, thi thể vẫn còn nguyên vẹn, các khớp mềm mại, màu da nâu đỏ tươi, thậm chí cả lục phủ ngũ tạng cũng còn… Dưới chín lớp quần áo gấm, tơ, lụa và vải sô, xác nằm trong một dung dịch màu nâu đỏ, cay nồng, không giống bất kỳ chất ướp hiện đại nào. Trong quan có phủ một lớp chiếu, dưới là lá phướn đề “Hoàng gia khâm liệm”.
Ở túi áo ngực còn nguyên vẹn tấm pháp danh “Minh Trường, chùa phái Lâm Tế, đời 23” với hai ấn son. Theo ông Truật, trong mộ cổ này là “bà Nguyễn Thị Hiệu, cô của Thuận Thiên Cao hoàng hậu, vợ vua Gia Long”, nhưng điều đặc biệt là việc phát hiện dung dịch ướp xác độc đáo của người xưa. Bà mất từ năm 1868 mà còn lưu được xác thân như vậy rất đáng để người nay nghiên cứu, học hỏi…
Những bí ẩn trong lòng mộ cổ khi lộ diện cũng làm sáng tỏ bao nghi vấn lịch sử. Trong lần khai quật mộ cổ đơn táng ở Vườn Chuối, quận 3, các nhà khảo cổ đã bất ngờ tìm thấy hài cốt và di vật mang theo của Huỳnh Công Lý, phó tổng trấn Gia Định thành. Vào năm Tân Tỵ đời Minh Mạng (1821), Lý ỷ thế “con gái làm cung phi vua” nên ức hiếp, vơ vét tài sản của dân chúng. Khi Tả quân tổng trấn Lê Văn Duyệt trở về, tra xét đơn kiện với tang vật đến hai vạn quan tiền, đã chiếu theo luật Gia Long, kết án tử hình Lý, đưa ra pháp trường giữa chợ Gia Định xử trảm, tịch thu tài sản trả lại cho dân, rồi đưa đầu Lý về trình vua. Xét là hoàng thân, đầu Lý được cho về chôn cùng với xác. Khi nắp quan tài mở ra, di cốt nằm ngửa, quay đầu về hướng tây nam, mặt ngoảnh về bên trái, não trong sọ chưa tiêu hết cùng các vết tích chiếu cói, hạt cườm mã não, cúc áo dát vàng…
Ông Truật còn kể ấn tượng khó quên nhất trong đời khảo cổ của mình là lần khai quật mộ cổ lớn như ngôi nhà ở đường Hoàng Văn Thụ. Trong lúc đang dò đục lỗ ngang để thăm dò lòng huyệt thì một luồng khí độc phụt ra làm ông bất tỉnh tại chỗ, may là có giáo sư, bác sĩ Phan Bảo Khánh cấp cứu kịp. Dù biết đây là “nấm mồ của hoàng tử Cảnh, bị bệnh đậu mùa chết năm 26 tuổi”, ông vẫn bất ngờ khi áo quan mở ra chỉ thấy nắm xương tàn với quần áo sơ sài, không có tư trang, vật dụng mang theo.
Điều đó giúp ông hiểu sâu thêm “Nội tình triều đình đầy những chuyện thâm cung bí sử. Khi hoàng tử Cảnh bị thất sủng, gia quyến ông bị ghép tội phải chết thảm”. Khi khai quật mộ của chưởng cơ Lê Văn Phong, thượng thư Nguyễn Văn Học, các nhà khảo cổ còn tìm thấy gần như nguyên vẹn trang phục đại thần triều Nguyễn với mão miện, đai lưng, quần áo và nhiều vật dụng bằng ngọc và kim loại quí… Những đồ dùng này cho họ biết rõ hơn cách dệt may, trang phục của người xưa.
Dưới lòng những ngôi mộ cổ còn lưu giữ nhiều bí ẩn về tầng lớp thương buôn, phú hộ của thời đầu mở cõi. Trong huyệt song táng bá hộ Hạ Quang Quới, các nhà khảo cổ đã biết thêm về cuộc sống không quá phô trương của những người giàu có một thời. Hài cốt đã tiêu hủy gần hết. Di vật mang theo không có vàng bạc, châu báu mà chỉ là những vật dụng thường ngày như nồi đồng, chén đĩa, ống nhổ, tẩu thuốc, ống ngoáy trầu, lư hương...
Một nét đặc sắc nữa của mộ cổ là thường có ghi nhiều thơ văn bên trong. Ngoài những lời khóc thương, nhiều bia ký đã để lại không ít câu thơ rất đáng để người đời sau suy ngẫm: “Núi không vì cao, bởi không hoại nên có tên. Nước không vì sâu, bởi tùy thuận mà linh. Dẫu ở chỗ chật hẹp mà đức độ vẫn điều hòa được buồn khổ cho kẻ khác… Rằng người quân tử như vậy có gì thua thiệt đâu …”.
Xác ướp được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Xác ướp này được tìm thấy dưới một ngôi mộ cổ ở xóm Cải (P.8, Q.5, TP.HCM) trong đợt khai quật liên tiếp 16 ngôi mộ cổ quanh vùng để giải tỏa dành đất xây các công trình mới, cách đây 14 năm. Ngôi mộ được xây rất vững chắc bằng một số vật liệu như vôi sống giã nhỏ từ san hô, cát, mật đường mía, than hoạt tính và có thể thêm một số chất khác chưa biết. Tất cả trộn lại thành một hợp chất giúp ngôi mộ "cứng hơn cả bê tông". Vì thế phải vất vả và làm việc cật lực mới đập vỡ được nấm mộ để lộ phần quan quách ra. Trước khi bắt tay vào việc, người ta cũng phải dỡ bỏ những kết cấu được dựng lên quanh nấm mộ với diện tích cả trăm mét vuông, gồm chiếc cổng cao đến 2,4m và dày hơn nửa mét. Cửa ra vào của mộ cũng cao hơn một mét, bên trong có xây nhà mồ, có sân bia, với hai mộ song táng nằm bên nhau, một trong hai mộ này có xác ướp bên dưới.
Để bảo vệ xác ướp, người xưa đã dùng hợp chất trên đổ thành một khối thống nhất và hết sức rắn chắc bọc từ nấm mộ xuống tới đáy huyệt sâu đến 7 mét. Đó là một khối "thép" đúc lại có khả năng ôm giữ bền chặt xác ướp để bảo đảm tồn tại vượt thời gian, bất chấp mưa nắng trở trời. Khi khai quật mộ, các nhà khảo cổ phải nhờ đến 15 công nhân đục từng mảnh, từng miếng ròng rã suốt 41 ngày mới chạm đến lớp cát dày độ 40 cm phủ lên trên quan quách.
* Các nhà khảo cổ học có mặt khi đó tại huyệt mộ đã nói gì về mộ địa và xác ướp này?
Phải kể đến ý kiến của vị chủ trì cuộc khai quật là nhà khảo cổ học lão thành Đỗ Đình Truật. Ông có mặt từ đầu đến cuối và là người viết bản báo cáo mô tả đầu tiên về các chi tiết của ngôi mộ và lai lịch xác ướp. Theo đó, bọc ngoài quan tài là chiếc quách bằng gỗ dài 2,2m và cao nửa thước. Toàn bộ quách và quan tài được phủ một lớp sơn ta cổ, rất tốt và rất kín trông giống như một lớp hắc ín. Nhờ lớp sơn ta ấy nên nước bên ngoài không thể ngấm vào được áo quan và ngược lại nước bên trong cũng không ra ngoài được, giữ cho người nằm bên trong ổn định với những dược liệu giữ xác. Ông Truật kể lại, khi vừa mở nắp áo quan thấy có hai chiếc chiếu cói đắp lên trên. Bên dưới là lớp giấy bản dày độ 0,10m đều thấm dung dịch thuốc. Tiếp đó là một tấm lá triệu bằng lụa, còn nguyên, nhưng khá bở, có một dòng chữ ghi tóm tắt về tên họ và sự nghiệp chủ nhân. Tiếc rằng chữ viết trên đó quá phai mờ, không còn đọc rõ được, song còn mấy chữ: "Hoàng gia...". Nhờ đó, các nhà nghiên cứu biết được chủ nhân xác ướp là bà Nguyễn Thị Hiệu, mất vào khoảng 60 tuổi, là một nữ quý tộc dưới thời Nguyễn.
Đôi hài bên chân xác ướp
Dưới lá triệu là một lớp vải ta có thắt 9 nút, cuối cùng sau lớp vải ấy xuất lộ xác ướp nằm trong một bọc lớn bằng lụa và gấm. Hai chân bà nằm trong bọc còn nguyên vẹn, không rã nát, các ngón chân không long mất ngón, nghĩa là xác bà còn nguyên và được chuyển về nhà lạnh của trường Đại học Y dược TP.HCM nghiên cứu, sau đó đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM trưng bày đến nay. Để giữ gìn xác ướp, bảo tàng chúng tôi có hợp đồng với cơ quan chuyên ngành y dược có biện pháp bảo quản theo phương pháp y học. Cứ định kỳ, lồng kính sẽ được mở ra và xác ướp sẽ được các chuyên gia tiến hành các biện pháp y học giữ cho lâu dài.
* Bên cạnh xác ướp, các đồ tùy táng được chôn theo ra sao?
hôn theo nhiều thứ lắm, như vòng chuỗi, nhẫn đeo tay, lụa vải... Trong đó, có hai chiếc chiếu cói gấp lại còn nguyên và còn rất chắc, không bị mốc ẩm, có hàng trăm xấp giấy để chần đầu và chân tay, tất cả đều được bó tròn như những chiếc gối. Có một lớp vải sô và một lớp lụa gấm quấn quanh xác. Số áo và quần cũng chôn theo với số lượng mỗi thứ 9 cặp, may theo kiểu xưa, rộng và thụng với khuy gài bằng những hạt mã não và kim loại. Vải gấm toàn loại hàng cao cấp tuyệt đẹp là thứ hàng xưa của cung đình thường dùng.
Xác ướp đeo một chuỗi hạt bồ đề cho biết bà là một Phật tử. Hai tay đều đeo vòng kim loại quý. Chân mang một đôi hài dài hẹp khoảng 23 cm, rộng độ 12 cm. Đôi chân nhỏ nhắn cho biết chủ nhân xác ướp thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội xưa. Một đôi hài khác có đế làm bằng loại da mịn, thân bằng một loại vải dày tốt giống như loại bố tơ tằm. Trên mỗi đôi hài trang trí hoa văn có hình bông cúc dây bằng vàng với những sợi chỉ vàng may bện thêm vào. Căn cứ vào cách chôn cất với một lăng mộ nguy nga và các đồ tùy táng nói trên, các nhà nghiên cứu cho đây là xác ướp của một nữ quý tộc dưới triều Nguyễn, mất vào khoảng năm 1868.
* Nhân trường hợp này, ông có thể cho biết thêm về công việc khai quật các mộ có xác ướp ở Việt Nam từ trước đến nay ?
Để trả lời câu hỏi này cần có tầm nhìn bao quát như nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh chẳng hạn. Ông Ninh viết rằng: những cách thức nói trên đã giữ được những ngôi mộ nguyên vẹn cả quan tài và mọi vật chôn theo. Thậm chí cả miếng cau tươi, miếng trầu không, hộp thuốc lào, đều còn đầy đủ, màu sắc gần như khi mới bổ, mới têm. Quần áo, vải vóc, quạt giấy, tràng hạt, quyển kinh mọi thứ đều như không suy suyển. Những tư liệu chân thực của loại mộ này đã giúp rút ra được nhiều kết luận bổ ích về lịch sử.
Riêng về xác người chết, mọi bộ phận nguyên vẹn song đều teo đét lại, vành tai còn như một mảnh giấy mỏng, môi co lại lộ rõ cả hai hàm răng, nội tạng co dúm hoặc lép lại thành màng mỏng. Những nhà y học đã nghiên cứu và kết luận rằng: những vi khuẩn yếm khí trong quan tài tuy còn có thể hoạt động, song chỉ một mức độ nhất định rồi bị diệt. Dầu thơm thẩm hút vào mọi bộ phận của cơ thể. Đến một thời gian sự tan rữa bị đình chỉ hoàn toàn, nhưng cũng phải có hàng trăm năm. Sau đó nếu có để xác ra ngoài không khí thì chỉ bị xám lại, khô đét đi chứ không thối rữa nữa. Thiết tưởng những ghi nhận này của ông Ninh đã giúp ích cho việc tìm hiểu thêm về trường hợp xác ướp của một nữ quý tộc thời Nguyễn được mai táng trên đất Sài Gòn xưa vậy.
Ngôi mộ cổ trên đường Nguyễn Tri Phương-Sài gòn:người phụ nữ trong mộ rất giàu
Quan tài nặng đến mức trong lần nâng đầu tiên, dây bị đứt l Bên cạnh bộ xương một phụ nữ có nhiều di vật như tiền kim loại, chuỗi hạt, miếng khánh kim loại chạm hình 2 con phụng. Hai ngôi mộ tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Từ tờ mờ sáng ngày 25/11/2004, lực lượng bảo vệ địa phương đã phong toả khắp các con hẻm xung quanh ngôi mộ cổ trên đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10. Vì lý do thời tiết và tránh sự tò mò của người dân, mới hơn 6 giờ sáng, tổ công tác đã có mặt tại hiện trường để khai quật hầm mộ.
Tại khu vực ngôi mộ, ngoài tổ khai quật do tiến sĩ khảo cổ Phạm Hữu Mý, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh Sài gòn, đứng đầu còn có tiến sĩ khảo cổ Vũ Quốc Hiền, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN; ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT; bà Trần Nguyệt Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận 10; GS-TS Lê Xuân Diệm của Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; bác sĩ Phan Bảo Khánh, Phó Bộ môn Giải phẫu - Phó trưởng Khoa Y ĐH Y Dược.
Trong quan, ngoài quách
Việc khai quật bắt đầu từ phần hầm mộ phía Tây (mộ nằm gần vách tường Trường Nhật ngữ). Hầm mộ này thuộc dạng trong quan ngoài quách. Phía bên trên quách được bao phủ bởi một lớp cát vàng rất mịn. Các công nhân thi công đã hớt sạch lớp cát vàng xung quanh để làm lộ ra phần quách. Đó là một khối gỗ tốt, nguyên khối, màu chu (màu vôi ăn trầu), dài 2,2 m, ngang 78 cm, cao 90 cm, phần nắp quách được ghép từ 7 miếng gỗ dài, phía 2 đầu có hình bán nguyệt, mỗi bên thân quách ghép từ 2 miếng gỗ bản to.
Do kích thước khá lớn và nặng nên mãi gần 3 tiếng sau, với sự trợ giúp của hơn 10 thanh niên khoẻ mạnh, phần quách mới được nhấc ra khỏi hầm mộ, để lộ trong hầm một chiếc quan tài dài 2,05 m, ngang 63 cm. Nắp áo quan được phủ 7 lớp sơn, giống vóc sơn mài. Toàn bộ quan tài đặt trên một lớp gỗ dày 8 cm, được thiết kế như một bệ kiên cố, lắp vừa khít với quách.
Xây mộ trước khi chết
Tiến sĩ Phạm Hữu Mý cho biết: Căn cứ vào 2 lỗ huyệt mộ và lớp cát phủ bên ngoài 2 quan tài có thể khẳng định hai mộ được chôn ở 2 thời điểm khác nhau, ngăn cách giữa hai huyệt mộ là một lớp hợp chất cực kỳ rắn chắc. Mộ đang khai quật là mộ sinh phần (được xây trước khi người trong mộ qua đời). Mộ còn lại (phía lòng đường Nguyễn Tri Phương) chỉ có quan tài, không có quách, kích thước ngắn hơn huyệt mộ phía Tây. Hai ngôi mộ được an táng theo kiểu nam tả, nữ hữu.
Đúng 9 giờ 45 phút, quan tài được nâng lên nhưng lần nâng đầu tiên do quá nặng nên dây nâng đã bị đứt. Mất đúng 1 tiếng sau, quan tài mới được đưa lên trên mặt đất và chở thẳng về Bảo tàng Sài gòn cùng với quách. Toàn bộ hiện trường khai quật được khử vôi và dung dịch sát trùng để bảo đảm vệ sinh.
Hình hài tương đối nguyên vẹn
Tại Bảo tàng TPHCM, nắp quan tài được mở ra, bên trong là một bộ xương người với búi tóc. Phần xương sọ còn khá tốt, các xương còn lại mục nát nhưng vẫn sắp xếp thành hình hài tương đối nguyên vẹn, riêng phần xương sống hơi xô lệch có thể do bị chìm lâu trong nước, đặc biệt cổ tay trái có đeo một chuỗi hạt màu vàng.Tiếp tục xem xét xung quanh bộ xương, các nhà chuyên môn phát hiện 13 di vật, trong đó có một vài vật đáng lưu ý như 9 đồng tiền kim loại dính chặt vào nhau, chuỗi hạt gồm 40 hạt màu vàng, lược, 1 nút áo bằng đồng ở cổ, 1 dây quấn kim loại có 4 khoen tròn và trên ngực có một miếng khánh kim loại chạm hình 2 con phụng.
Dựa vào đường nét tinh xảo trên chiếc khánh, những cây đinh thuyền (đinh hình chữ U) được rèn đóng bên ngoài quan tài cùng những chiếc móc sắt, tiến sĩ Phạm Hữu Mý nhận định niên đại của ngôi mộ có lẽ khá muộn vì chiếc khánh có kỹ thuật chạm trổ khá cao, không thể làm bằng thủ công, đồng thời ông khẳng định đây là xác một phụ nữ.
Qua các di vật tìm thấy trong mộ, ông Phạm Hữu Mý nhận định đôi nét về địa vị xã hội của chủ nhân ngôi mộ: 1/ Về chủ nhân mộ: "Với sự có mặt của chiếc khánh bằng bạc hình 2 con phụng châu đầu vào nhau cho thấy đây là nhân vật quyền quý, có địa vị trong xã hội lúc đương thời. 2/ Về bối cảnh xã hội: "xét về góc độ văn hóa và lịch sử của các di vật cho thấy chủ nhân của ngôi mộ ở đây đã có sự tiếp xúc với kỹ thuật - văn hóa của phương Tây". 3/ Về niên đại: "Sự xuất hiện của đồng tiền thời Thuận Trị và Khang Hy tại đây chứng tỏ việc sử dụng và lưu hành đồng tiền Trung Quốc của chủ nhân ngôi mộ nói riêng và có thể của những cư dân khác của vùng Sài Gòn xưa - thế kỷ 18. Loại mắt kính của nhân vật nam cũng là dạng kính chỉ được những người giàu có sử dụng trong khoảng thế kỷ 18, nhất là thời Khang Hy ở Trung Quốc. Những di vật này là cơ sở duy nhất có thể làm căn cứ cho việc xác định niên đại của ngôi mộ cổ này".
Niên đại đó không thể xác định tuyệt đối vì ngôi mộ không còn bia và nguyên trạng (để nghiên cứu phong cách kiến trúc) cũng như hoa văn trang trí (để làm cơ sở đoán định). Tuy nhiên kết quả khai quật và những thông tin khoa học bước đầu nêu trên hy vọng sẽ góp thêm nguồn tư liệu để tiếp tục nghiên cứu những ngôi mộ cổ được kiến trúc bằng hợp chất Ô dước tương tự.
Một ngôi mộ cổ trên đường Ngô Quyền(gần ngã tư Ngô quyền-3 tháng 2)
Nằm trong khu vực “cánh đồng mồ mả” xưa kia, ngôi mộ ô dước trên đường Ngô Quyền (gần ngã tư Ngô Quyền - 3 Tháng 2) có quy mô không kém ngôi mộ cổ vừa khai quật trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 tuy kiến trúc đơn giản hơn.
Khi đào xuống huyệt mộ, một bất ngờ xảy ra khi tổ khai quật phát hiện trong lỗ huyệt không có quan tài mà chỉ có một bọc gấm. Chiếc bọc được mở ra, bên trong là hai chiếc đầu lâu, một lớn, một nhỏ, đã bị huỷ hoại. Giám định xương sọ cho thấy đây là đầu của một người đàn ông khoảng 40-50 tuổi và một đứa trẻ ở tuổi vừa thay hết răng (khoảng 8-9 tuổi).
Quanh mộ còn sót lại một góc bia ghi dòng chữ Mạch Tấn Giai. Mất vài năm sau, danh tánh cũng như thân phận của hai người nằm dưới mộ mới được xác định. Năm 1834, khi cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi diễn ra, khoảng 1.500 tuỳ tùng của ông đã bị vua Minh Mạng ra lệnh giết sạch. Riêng 8 nhân vật “đầu sỏ” trong đó có Mạch Tấn Giai, một thuộc hạ thân tín của Lê Văn Khôi, bị đưa ra kinh thành Huế bêu đầu và xác được đưa vào Nam chôn. Con trai Mạch Tấn Giai tên Khôi lúc đó chỉ khoảng 8 tuổi cũng bị trảm theo cha. Vụ án bi thảm trên sau này được thấy ghi trong các báo cáo của cha cố ở Trung tâm Truyền giáo Anh - Ấn đặt tại Ấn Độ. Chính những tài liệu quý này (chỉ có ở Thư viện Quốc gia Hà Nội) đã giúp tổ khai quật tìm ra tung tích của hai chiếc đầu lâu trong mộ.
Theo Giao Hưởng - Thanh Niên
Bố cục thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) có 3 vòng rõ rệt: vòng ngoài, vòng trong và vòng giữa đều được đắp bằng đất. Người ta thông thường đào đất ngay tại chỗ đắp tường thành, phần đất bị đào đi tạo nên hào chạy xung quanh thành và hào cũng là bộ phận có tác dụng phòng ngự của thành. Thành Cổ Loa có hình dáng khá đặc biệt giống hình xoáy vỏ ốc. Toàn bộ xung quanh các vòng thành Cổ Loa đều có đào hào, trừ phía Tây Nam và Đông Nam là sông hoặc đầm lầy tự nhiên, còn toàn bộ là hào nhân tạo rộng từ 20-50 m.
Thành Hoa Lư
Thành Hoa Lư (Ninh Bình) là kinh đô thuộc thời nhà Đinh - Tiền Lê. Đây là công trình đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của loại hình công trình phòng ngự trong lịch sử đương thời. Thành Hoa Lư nằm trên một khoảnh đất khá bằng phẳng trong khu vực những dải (dãy) núi đá vôi hiểm trở, bao bọc xung quanh, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên kiên cố. Mười đoạn tường thành nhân tạo nối liền những dải núi đá vôi tạo nên 2 vòng thành khép kín sát cạnh nhau, được gọi là thành ngoài và thành trong, với diện tích toàn bộ khoảng trên 300 ha.
Thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Thành Thăng Long thời nhà Lý gồm nhiều vòng thành. Vòng ngoài cùng là La thành, vừa là nơi phòng ngự, vừa là nơi ngăn lụt, có độ dài khoảng 30 km. Trong khu vực này là Kinh thành bao gồm nhiều phường phố, chợ búa... nơi ăn ở buôn bán sản xuất thủ công nghiệp của nhân dân và quan lại. Hoàng thành được xây bằng gạch, là nơi đóng các cơ quan đầu não của nhà nước và triều đình phong kiến, bên trong có Cấm thành là nơi dành cho vua và gia đình ở, sinh hoạt.
Thành Tây Đô
Bình đồ của tòa thành gần như vuông, diện tích rộng 77 ha, đông tây khoảng 880 m, bắc nam hơn 870 m. Thành tường đắp bằng đất, bọc đá xanh bên ngoài. Kiên cố nhất là bốn cổng lớn trổ ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Cổng nam, tức cổng chính có ba lối đi xây cuốn tò vò, cao gần 10 m.
Đây là công trình kiến trúc bằng đá quy mô rất lớn xây từ thời nhà Trần, và được coi là tòa thành cổ lớn nhất Đông nam Á nên đã được đề cử là Di sản Văn hóa Thế giới ngày 29 tháng 9, 2009 với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).
Thành Huế
Cổng Ngọ Môn của thành HuếVòng thành ngoài là Kinh thành, xây kiểu Vauban, dạng gần hình vuông, mỗi cạnh 2235 m, chu vi gần 9000 m. Tường thành xây ốp bằng gạch hộp dày khoảng trên 2 m và cao khoảng 6,50 m. Vòng thành giữa gọi là Hoàng cung hay Đại nội hình chữ nhật. Vòng thành trong cùng là Tử Cấm thành. Tường xây cao 3,1 m, dày 0,72 m và có 7 cửa.
Kiến trúc cung điện - dinh thự
Kiến trúc cung điện - dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều đại phong kiến Việt Nam. Loại hình kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật tư và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị vì. Có thể nói đây là loại hình kiến trúc phong kiến quy mô nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến, mà di sản còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay
Kiến trúc cung đình Huế
Năm 1802 - sau khi cách mạng Tây Sơn bị hoàn toàn thất bại - Nguyễn Ánh (Gia Long) lập triều Nguyễn và đóng đô ở Huế (Phú Xuân), tập trung nhân lực và vật tư cả nước xây dựng Hoàng cung trong kinh đô Huế. Kiến trúc cung điện dinh thự nhà Nguyễn vẫn được bố cục xây dựng theo kiểu truyền thống triều đình phong kiến Á Đông, gồm có những loại sau đây:
- Dùng là nơi thiết triều và cử hành lễ nghi, có: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, Tả Vu, Hữu Vu v.v..
- Nơi ở của vua và gia đình: điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Xanh v.v..
- Công sở - công quán: điện Văn Minh, điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ, Thị vệ trực phòng, Thái y viện, Thượng thiên đường v.v..
No comments:
Post a Comment