Monday, September 26, 2011

Israel & Palestine

Hành hương Thánh địa ở Israel
Israel là vùng đất Thánh đối với Thiên Chúa Giáo, là nơi Chúa Jesus sinh ra, lớn lên, rao giảng và chịu chết để cứu rỗi nhân loại. Hành hương đất Thánh là niềm mơ ước của mọi người tín hữu Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới.http://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/00/18/44/87/jerusalem.jpg
Tường thành Jerusalem với đền thờ Hồi Giáo phía sau.
Ngày xưa anh em chúng tôi cùng vượt biên chung trên một con thuyền, vượt qua bao nhiêu sóng gió, hải tặc đã đến bến bờ an toàn. Với niềm tin tôn giáo tôi tin đó là một phép mầu mà Thượng Ðế đã ban ơn nhưng bao năm qua vật lộn với cuộc sống nơi xứ người dường như tôi đã... quên Chúa và chỉ nhớ Chúa mỗi khi lo sợ như phải lên... bàn mổ chẳng hạn! Ðể thống hối tôi nguyện sẽ đi hành hương đất Thánh, để nhìn thấy con đường khổ nạn ngày xưa Chúa đã đi nhưng ngày qua ngày vẫn còn lu bu chưa có dịp thực hiện.
Dịp may đã đến nhân dịp Linh Mục Huỳnh Công Hạnh ở giáo xứ vùng Munster bên Ðức có tổ chức một chuyến hành hương Thánh địa ở Israel mà các em tôi ở bên đó cho hay và rủ tháp tùng có anh có em cho vui. Các em tôi cho biết chuyến hành hương 8 ngày qua rất nhiều nơi được mô tả trong Thánh Kinh với phí tổn chỉ có 1,200 Euro (khoảng 1,600 USD). Chi phí rẻ là vì chỉ ngủ khách sạn 3 đêm, còn lại là ngủ trong dòng tu của các bà phước, giường nệm đơn sơ thanh tịnh. Tôi nói hành hương mà cần gì phù phiếm xa hoa, theo lẽ là phải ngủ trong hang đá bò lừa như ngày xưa Chúa đã ngủ. Nỗi lo sợ khác là Israel nhất là Jerusalem là vùng đất chiến tranh triền miên khói lửa giữa Do Thái và người Ả Rập Palestine, Iran lúc nào cũng hận thù đằng đằng hăm he xóa sạch Israel trên bản đồ thế giới. Tình hình Thánh địa là như vậy từ cả ngàn năm nay chứ đâu phải mới đây! Jesusalem là nơi các tôn giáo lớn như Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo tranh giành nhau quyền sở hữu để làm Thánh địa. Dạo này tình hình đã yên ắng, nếu mình không đi biết đâu chiến tranh sẽ sôi động trở lại. Vả lại các phe phái ở đây dù hiềm khích với nhau vẫn tôn trọng du khách vì đó là nguồn lợi về kinh tế của họ.
http://www.welcometohosanna.com/JERUSALEM_TOUR/jerusalempics/JerusalemPanorama.jpg
Thành Jerusalem từ trên Núi Olive (Núi Cây Dầu) nhìn xuống.
Về mặt giấy tờ đối với người có quốc tịch Mỹ hay Ðức (và nhiều nước khác nữa) chỉ cần có Passport là đủ nhưng Passport phải còn hiệu lực 6 tháng kể từ ngày đặt chân đến Israel (giống như thủ tục mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay). Không cần Visa nhập cảnh vào Israel, những người cần Visa có thể xin ngay tại phi trường khi đến Israel. Về tiền bạc Israel có tiền tệ riêng nhưng đồng đô la Mỹ và đồng Euro Âu Châu lúc nào cũng được mọi người ưa chuộng nhất là đồng đô, đi đâu đều được Welcome!
Ðường đi Israel
Mười một giờ khuya ngày Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010 từ Bremen miền Bắc nước Ðức chúng tôi đi xe lửa (mặc dù bây giờ chạy bằng dầu diesel) về phía Nam đến thành phố Cologne (Koln tiếng Ðức) và đổi xe điện vào phi trường quốc tế Koln/Bonn. Tới nơi mới 3 giờ 30 sáng 23 tháng 2, vật vờ trong phi trường chờ đến sáng mới gặp đủ mặt phái đoàn gồm 17 người (chỉ có 5 đàn ông) và linh mục hướng dẫn Huỳnh Công Hạnh. Linh mục có lẽ đã từng hướng dẫn nhiều chuyến hành hương Israel nên rất nhiều kinh nghiệm cho chuyến đi, cha phân phối cuốn chương trình, bản đồ, các bài Thánh ca và chia đoàn thành 2 nhóm và cử người trưởng nhóm có trách nhiệm đếm đủ số người mỗi khi lên xe rời địa điểm thăm viếng. Có anh Lê Công Du mang theo cây đàn Tây Ban Cầm (guitar) để đệm khi cả đoàn hát Thánh ca trong các Thánh lễ mỗi ngày hay sinh hoạt trên xe buýt. Trong lúc chờ đợi chuyến bay ở phi trường cả đoàn hiệp thông cầu nguyện và hát Thánh ca bằng tiếng Việt Nam.
Hơn 10 giờ sáng chuyến bay thuộc hãng TUIfly bằng phi cơ Boeing 737 đi Israel cất cánh. Máy bay hãng TUIfly sơn màu vàng kẻ chữ đỏ là hãng hàng không lớn thứ 3 ở Ðức sau Lufthansa và Air Berlin. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ bay về hướng Ðông Nam, máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Tel Aviv vào lúc gần 5 giờ chiều. Giờ Israel cùng giờ với Ðông Âu (giờ Greenwich GMT+2) nghĩa là đi trước nước Ðức 1 giờ và mùa Hè cả Israel và Ðức đều đổi giờ vặn thêm lên 1 tiếng gọi là Daylight Saving. Phi trường quốc tế Tel Aviv ở về phía Ðông Nam và cách thành phố Tel Aviv 9 miles (15km). Tel Aviv cũng có phi trường nội địa ở cạnh phía Bắc thành phố.
http://sizedoesntmatter.com/wp-content/uploads/tel_aviv.jpgThành phố Tel Aviv
Tel Aviv theo tiếng Hebrew có nghĩa là “Ðồi Xuân” là thành phố lớn thứ nhì ở Israel có khoảng 393,900 dân cư nằm bên bờ biển Ðịa Trung Hải. Thành phố rộng 51.4 km vuông (19.8 sq. miles) kể cả vùng ngoại ô với dân số tổng cộng 3.2 triệu người. Tel Aviv được thành lập năm 1909 bên ngoài khu cổ thành có hải cảng Jaffa, hai thành phố sáp nhập làm một năm 1950 hai năm sau khi quốc gia Israel được thành lập. Tel Aviv ngày nay là khu kinh tế tài chính lớn nhất Israel là trung tâm thị trường chứng khoán chính của vùng Trung Ðông. Thành phố có nhiều khu thương xá sang trọng và nằm cạnh bờ biển nước xanh cát trắng nên là địa điểm du lịch với các nhà hàng, quán ba, cà phê hoạt động 24 giờ mỗi ngày.
Sau khi lấy hành lý từ các vòng xoay có nhân viên của hãng du lịch cầm bảng chào đón và đưa ra xe buýt lớn 52 chỗ ngồi. Lên xe cha Hạnh giới thiệu bà hướng dẫn viên du lịch suốt cuộc hành hương là bà Malca người Do Thái trên 60 tuổi, bà nói tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính thức của người Israel và khá trôi chảy tiếng Ðức là ngôn ngữ bà nói chuyện với chúng tôi nhưng cha Hạnh cũng thông dịch lại tiếng Việt cho những người không hiểu tiếng Ðức như tôi và những cụ lớn tuổi trong đoàn. Chúng tôi không vào thành phố Tel Aviv mà đi thẳng về Jerusalem ở hướng Ðông và cách phi trường khoảng 50 km.

Xe buýt chúng tôi vào xa lộ khang trang có 3 làn xe mỗi chiều, có một đoạn dọc theo xa lộ dọc rào bằng lưới chì cao như hàng rào biên giới cấm người xâm nhập. Phía ngoài rào là hào sâu nhưng cạn khô không có nước chắc là đào lấy đất để đấp cao thành xa lộ. Lưu thông trên xa lộ khá đông đúc và xe cũng mới thuộc loại nhỏ ít hao xăng được chế tạo tại Ðức, Pháp, Ý cũng có một số ít xe Mỹ và Nhật. Nhà cửa hai bên đường thường là những ngôi nhà lầu 2, 3 tầng bằng bê tông, nóc bằng sơn màu trắng. Ở các thành phố có các chung cư cao tầng, những buyn đinh văn phòng cũng sơn trắng. Vì khí hậu sa mạc ít mưa nên cây cối toàn là những loại cây ít cần nước như các loại cây cọ (palm), cây tùng Cypress cao thẳng đứng, cây Olive để lấy dầu. Các bảng quảng cáo cũng đủ những sản phẩm như bên Mỹ nhưng toàn bằng chữ Hebrew như những que tăm xếp lại, tôi chỉ xem hình mà biết sản phẩm quảng cáo là những món gì như TV mỏng hiệu Samsung, giày thể thao Nike v.v...
Sơ lược về quốc gia Israel
Israel là một quốc gia theo thể chế Cộng Hòa ở vùng Trung Ðông nằm bên bờ Ðịa Trung Hải, rộng 20,770 km2 với dân số năm 2005 là 7 triệu người. Thủ đô là Jerusalem nơi các tôn giáo thường tranh chấp đất đai vì nhìn nhận đây là đất Thánh. Về lịch sử Israel là một vùng đất lâu đời, dân tộc Do Thái bắt đầu định cư nơi đây từ khoảng 1800 năm trước Công Nguyên (TCN) sau đó di cư sang Ai Cập trong một thời gian. Ðến khoảng năm 1255 TCN nhà tiên tri Moses dẫn dắt dân tộc Do Thái về lại đất Israel. Trong thời gian sau đó người Do Thái phải liên tục chiến đấu chống lại dân du mục Palestine xuất phát từ đảo Crete (thuộc Hy Lạp hiện nay). Hơn 3,000 năm qua người Do Thái xem vùng đất Israel là quê hương của họ vừa là Ðất Thánh vừa là vùng Ðất Hứa, đối với họ đây là vùng đất thiêng liêng chứa đựng những địa điểm quan trọng nhất của Do Thái Giáo như di tích của 2 ngôi đền (Ðền Thứ Nhất và Ðền Thứ Hai). Sau khi từ Ai Cập trở về, bắt đầu từ năm 1200 TCN, quốc gia Israel cùng với một số vương quốc nhỏ bên cạnh đã tồn tại liên tục trong hơn 1000 năm. Năm 1028 TCN dòng họ Saoul giỏi về quân sự được các bộ tộc Hebrew tôn lên làm vua Do Thái đó là triều đại vua David (1012-972 TCN). Kế đến là vua Solomon (973-937 TCN), sau khi vua Solomon chết nước Israel bị chia đôi: Israel ở miền Bắc và Judea ở miền Nam, danh từ Judea được phiên âm sang tiếng Hán thành “Do Thái.”
http://www.earlychristians.org/images/Jerusalem/Jerusalem/jerusalem3.jpg
Sau đó bị các cường quốc như Babylonia, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine xâm lăng tiêu diệt, người Do Thái phải di cư tản mác khắp nơi. Nhất là sau khi thất bại trong cuộc khởi nghĩa Bar Kochba chống lại đế quốc La Mã, người Do Thái bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ và La Mã đã đặt lại tên vùng đất này là Syria Palaestina nhằm xóa hết dấu tích của người Do Thái. Hai bản kinh quý giá nhất của Do Thái Giáo cũng được viết ra trong thời kỳ này. La Mã suy tàn được thay thế bằng Byzantine theo Chính Thống Giáo. Kế tiếp người Hồi Giáo đánh bại đế chế Byzantine vào năm 638 và cai trị vùng đất Israel cho tới khi trở thành lãnh thổ thuộc đế chế Ottoman vào năm 1517. Trong giai đoạn người Hồi Giáo cai trị nhiều lần các nước Tây Âu theo Thiên Chúa Giáo đưa những đoàn quân Thập Tự Chinh sang đánh chiếm để giành lấy đất Thánh Jesusalem, người Hồi phải chạy đi nhưng sau đó họ chiếm trở lại. Ðất Israel bị thay đổi chủ nhiều lần, lúc Hồi lúc Thiên Chúa, Chính Thống thay nhau cai trị.
Thế Giới Ðại Chiến Lần Thứ Nhất (1914-1918) kết thúc, đế quốc Ottoman thua trận bị xóa tên trên bản đồ thế giới (thay thế bằng Thổ Nhĩ Kỳ), năm 1920 vùng Israel-Palestine được giao cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi quân Anh. Dịp này làn sóng người Do Thái di cư trở lại vùng đất Israel nhất là khi chủ nghĩa Phát Xít Ðức của Adolf Hitler ở Âu Châu tàn sát người Do Thái. Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945) chấm dứt, Ðức bại trận. Năm 1947 khi xung đột vũ trang ngày càng gia tăng giữa các nhóm quân sự Israel và người Ả Rập, chính phủ Anh quyết định rút khỏi lãnh thổ Palestine mà Hội Quốc Liên giao cho Anh quản lý. Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chia lãnh thổ ra làm 2 quốc gia với vùng Do Thái chiếm 55% diện tích và vùng Ả Rập 45%. Theo kế hoạch thành Jerusalem sẽ do Liên Hiệp Quốc quản lý để tránh xung đột về trạng thái của nó. Khối Ả Rập từ chối sự phân chia này và họ tấn công người Do Thái. Năm 1948 Israel tuyên bố thành lập quốc gia ngay sau khi Anh Quốc hết thời hạn và rút khỏi nơi đây. Hoa Kỳ, Nga Xô cũng như nhiều nước khác công nhận sự độc lập của Israel. Sau khi quốc gia Israel được thành lập khối Ả Rập bắt đầu giai đoạn 2 của cuộc chiến với người Do Thái cùng trong năm 1948. Ðây là cuộc chiến đầu tiên người Do Thái đánh với khối Ả Rập gồm các nước Ai Cập, Lebanon, Jordan và Syria. Hiệp ước ngưng chiến được ký kết và biên giới mới của Israel bao gồm 78% lãnh thổ của Palestine, hơn 700 ngàn người Palestien phải rời bỏ vùng đất bị Israel chiếm đóng. Người Palestine di tản ra khỏi vùng chiến tranh là vì nghe theo lời của các nhà lãnh đạo Ả Rập hứa hẹn sẽ đưa người Ả Rập (Palestine) trở lại sau khi quét sạch người Do Thái. Lúc này dải Gaza và vùng West Bank vẫn do Ai Cập và Jordan chiếm giữ.
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel chiếm West Bank của Jordan, cao nguyên Golan của Syria, Dải Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập. Năm 1982 Israel rút khỏi Sinai và năm 2005 rút khỏi dải Gaza. Chỉ có Sinai là Israel trả lại cho Ai Cập còn các nơi khác như dải Gaza, Golan, West Bank vẫn còn đang tranh chấp chưa được xác định chủ quyền.
http://humus101.com/EN/wp-content/uploads/2007/06/nablus-gate-jerusalem-wall.jpg
Về kinh tế Israel có nền kinh tế phát triển mặc dù không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, kỹ nghệ của Israel là khai thác kim cương, software vi tính, dược phẩm, trang thiết bị quân sự. Ðất hẹp và khô cằn nhưng về nông nghiệp Israel tự túc được lương thực, còn xuất cảng rau trái và bông hoa nhờ hệ thống dẫn thủy nhập điền khoa học, chỉ phải nhập cảng ngũ cốc và thịt bò. Nhờ vận động hành lang của người Mỹ gốc Do Thái mỗi năm Israel nhận của Hoa Kỳ trung bình khoảng 5.5 tỷ USD tiền viện trợ. Dù nhận viện trợ nhưng chính quyền Israel luôn giữ vị trí không lệ thuộc, đôi lúc còn có những đường lối khác biệt với Mỹ. Có tìm hiểu về tình hình Israel trong cuộc hành hương ở những ngày tới sẽ tránh được nhiều bỡ ngỡ trên vùng đất tranh chấp phức tạp này.
Xe buýt đưa phái đoàn hành hương người Việt chúng tôi về đến khách sạn Park Hotel ở Jerusalem thì trời đã tối. Chúng tôi lấy phòng (phòng số 602) và sẽ ngủ ở đây 3 đêm trong thời gian viếng thăm các di tích Jerusalem, Bethlehem, Biển Chết. Lấy phòng xong, tắm táp sạch bụi đường xa chúng tôi tập trung ăn tối trong khách sạn và vì quá mệt nên đi nghỉ sớm. Trên lầu 6 nhìn xuống đường phố Jesusalem xe cộ, người đi vẫn tấp nập, khung cảnh không giống nước Mỹ ngăn nấp, cũng không giống Âu Châu lãng mạn, Á Châu chen chúc mới biết mình thật sự đang ở Thánh Ðịa Israel.
Nhà Thờ Mộ Chúa ở Jerusalem
http://www.sacred-destinations.com/israel/images/jerusalem/garden-tomb/facade-cc-jungle-boy.jpg
http://cache.virtualtourist.com/15/4425728-The_Garden_Tomb_Jerusalem.jpg
Nhà Thờ Mộ Chúa với hai mái vòm trong thành cổ Jerusalem
Nhà Thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre) được hoàng đế La Mã Constantine cho xây vào khoảng năm 326 trên ngọn đồi trong cổ thành Jerusalem nơi các tín đồ Thiên Chúa Giáo tin rằng đó là ngọn đồi Golgotha theo Thánh Kinh Tân Ước là nơi Chúa Jesus chịu nạn trên cây thánh giá. Người ta cũng tin tại nơi đây là nhà mộ an táng xác Chúa Jesus. Cả ngàn năm nay Nhà Thờ Mộ Chúa được nhiều giáo phái Chính Thống (Orthodox) tranh giành quyền quản lý và cũng là địa điểm hành hương quan trọng nhất ở thánh địa Jerusalem nay do Israel kiểm soát.
Rời vườn Gethsemane nhiều cây Olive ở phía Đông Jerusalem chúng tôi lên xe đi vào khu cổ thành qua cửa chính ở hướng Tây là cửa thành Jaffa. Sau đó xuống xe đi bộ trên đoạn đường Chúa Chịu Nạn mà người Công giáo gọi là Đàng Thánh Giá gồm có 14 chặn và điểm cuối cùng là Nhà Thờ Mộ Chúa được xây ở địa điểm của 4 chặn cuối cùng. Nhà Thờ Mộ Chúa tọa lạc trong khu Thiên Chúa Giáo trong thành cổ Jerusalem, là điểm hành hương nổi tiếng nhất ở đây, người ta thường nghĩ rằng đó là một vương cung thánh đường đồ sộ với tháp chuông cao sừng sững, có nhiều cửa ra vào rộng lớn. Nhưng đến nơi mới thấy hoàn toàn khác hẳn, nhà thờ không đứng một mình trong sân rộng mà nằm chen chúc với những kiến trúc khác, nhiều nhà thờ bằng đá xây xung quanh che kín nhà thờ. Nhà thờ có hai vòm mái (dome) ở gần khó thấy vì vòm không cao, nhưng nếu đứng từ phía xa như đồi Olives người ta sẽ thấy ngôi nhà thờ với 2 mái vòm màu xám. Nhà Thờ Mộ Chúa xây lần đầu vào thời La Mã cai trị khoảng năm 326, sau đó bị hỏa hoạn, chiến tranh tàn phá nhiều lần và nhà thờ hiện nay được xây dưới thời đế quốc Thập Tự Chinh (Crusaders) vào năm 1099 và được tôn tạo lần cuối năm 1808. Bình đồ (Floor Plan) nhà thờ theo hướng Đông Tây nhưng cửa chính ra vào hiện nay ở hướng Nam và rất khó thấy vì hai bên là những vách tường của các nhà thờ khác che khuất chỉ chừa một khoảng sân hẹp trước cửa vào nhà thờ. Nhìn kỹ nhà thờ có 2 cửa nhưng cửa bên phải bị bít kín bằng đá là do người Hồi xây bít sau năm 1187 sau khi đánh bại Thập Tự Chinh và giành quyền sở hữu Jerusalem.

http://www.mytripolog.com/wp-content/uploads/2011/05/The-Holy-Sepulcher-Jesus-Tomb-Jerusalem.jpg

Cửa vào Nhà Thờ Mộ Chúa với cửa bên phải bị bít kín sau năm 1187
Nhà thờ theo kiểu Chính Thống giáo nhưng cửa ra vào nhà thờ lại do người Hồi giáo kiểm soát và giữ chìa khóa, đó là truyền thống mấy trăm năm nay vì các giáo phái Chính Thống tranh giành nhà thờ chưa phân định rõ ràng nên họ thỏa thuận để…Hồi giáo giữ chìa khóa nhà thờ cho công bằng. Nhà thờ lớn nhưng chỉ có một cửa hẹp ra vào nên rất nguy hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn như đã từng xảy ra làm thiệt mạng nhiều tín đồ hành hương. Người ta dự định làm thêm một cửa ra vào nữa nhưng đến nay vì còn tranh chấp nên chưa thực hiện được. Hiện nay cai quản nhà thờ được chia cho 3 tôn giáo: Chính Thống Hy Lạp, đạo Armenian Apostolic và Công Giáo La Mã và còn 5 giáo phái Chính Thống khác chia nhau lịch trình làm lễ trong nhà thờ.
BỆ ĐÁ XỨC DẦU
Khi mới bước vào khung cảnh bên trong hơi tối mặc dù được thắp bằng những chùm đèn từ trên trần thả xuống. Hai bên vách cẩn nhiều loại đá màu sắc và kích cỡ khác nhau rất cổ xưa. Dưới nền nhà thờ cũng lát bằng nhiều loại đá như trên vách. Gian phòng đầu tiên gần cửa ra vào có một bệ đá chữ nhật là nơi đã từng đặt xác Chúa để xức dầu (Stone of Unction), tẩm liệm trước khi an táng trong nhà mộ. Nơi đây khi chúng tôi đến rất nhiều tín đồ thành kín cầu nguyện, có nhiều phụ nữ khóc lóc, người ta đặt tràng hạt, thánh giá lên bệ táng xác để “thánh hóa” các món thờ tự này. Có người đặt những chai nước uống để mang về nhà như nước thánh chữa lành những chứng bệnh dai dẳng, ngặt nghèo. Để ý trên mặt đá có vài đường nứt theo chiều dọc, nhiều người cho rằng do động đất xảy ra sau khi Chúa trút hơi thở cuối cùng trên cây thánh giá. Theo thánh kinh ghi lại khi ấy trời đất bổng sầm u tối, mây đen vần vũ và mặt đất rung chuyển khiến những người lính La Mã đang canh xác phải bỏ chạy và họ tin rằng người bị giết trên thánh giá chính thật là con của Chúa Trời mà trước đây họ không tin cho là lộng ngôn, phạm thượng! Phía trên tường của gian phòng đặt bệ đá xức dầu là một bức tranh cẩn đá màu (mosaic) diễn tả cảnh Đức Mẹ và các môn đệ chuẩn bị tẩm liệm Chúa.
http://www.traveljournals.net/pictures/l/11/118301-jesus-tomb-jerusalem-israel.jpg
NGÔI MỘ CHÚA JESUS
Bên hướng trái bệ đá xức dầu là địa điểm chính của nhà thờ là nơi có Mộ Chúa, nơi đây là một nhà nguyện hình hộp chữ nhật nằm ngay phía dưới vòm mái tròn (dome of rotunda) của nhà thờ lớn, các khung cửa kính tỏa ánh sáng từ bên trên xuống. Nhà nguyện Mộ Chúa gọi là “Edicule” có 2 phòng: phòng thứ nhất chứa Tảng Đá Thiên Thần (The Angel’s Stone) là một phần của tảng đá người ta tin rằng là cửa che kín nhà mộ sau khi đã táng xác Chúa vào bên trong. Phòng thứ nhì là mộ Chúa được tìm thấy từ thời vua Constantine nay bên trên là nấm mồ bằng đá cẩm thạch xây từ thời Trung cổ. Mỗi lần vào viếng mộ Chúa chỉ được 4 người nên tín đồ sắp hàng nơi đây khá đông để chờ đến lượt mình.
Phía tay phải của bệ đá xức dầu là những bậc thang dẫn lên nơi xưa kia là đồi Calvary (hay còn gọi là đồi Golgotha, Núi Sọ) là nơi Chúa chịu đóng đinh. Nơi đây ngày nay là một nhà nguyện với các bàn thờ trang trí bằng vàng nguy nga lộng lẫy. Bàn thờ chính thuộc Chính Thống Hy Lạp, nơi đây nhìn xuyên qua tấm kính phía dưới là tảng đá với lỗ sâu là nơi chân thánh giá được chôn trong đó. Công giáo La Mã qua dòng tu Franciscan có bàn thờ bên cạnh tên là Bàn Thờ Kính Đinh Thập Giá là chặn thứ 11 của suy gẫm Chặn Đàng Thánh Giá. Phía trái về hướng bàn thờ của giáo hội Chính Thống Đông Phương có tượng Đức Mẹ Mary, người ta tin rằng là nơi đưa xác Chúa Jesus từ trên thánh giá xuống để trao trả cho thân nhân của Chúa là Đức Mẹ (Chặn thứ 13). Đi qua các nơi trong Nhà Thờ Mộ Chúa khung cảnh đượm vẻ thiêng liêng với tường đá cổ xưa, ánh nến lung linh huyền ảo và tín đồ thành tâm cầu nguyện, nhiều nữ tu xúc động không ngăn được dòng nước mắt khiến tôi nhớ lại lời Chúa nói với các phụ nữ thành Jerusalem đi theo Ngài trên con đường khổ nạn: “Chớ khóc thương tao mà chi, mà hãy khóc thương cho chúng bây và con cháu chúng bây mà chớ!”
http://photos.igougo.com/images/p74188-Jerusalem-Tomb_of_Jesus.jpg

Nhiếp ảnh gia Phùng Khải Tuấn vác thánh giá trên đoạn đường Chúa chịu nạn
LỊCH SỬ NHÀ THỜ MỘ CHÚA
Nhà thờ Mộ Chúa có lịch sử gần 2 ngàn năm và nhà thờ hiện nay là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất còn giữ nguyên kiến trúc cách nay gần một ngàn năm. Tiên khởi vào đầu thế kỷ thứ 2 nơi đây là đền thờ nữ thần Aphrodite trong huyền thoại Hy Lạp là người có sắc đẹp như nữ thần Venus. Đến thời hoàng đế Constantine là người mộ đạo, vào khoảng năm 326 ông truyền lệnh phá bỏ ngôi đền nữ thần để xây nhà thờ kính nhớ cuộc đời của Chúa Jesus. Constantine nhờ mẹ mình là bà Helena đứng ra trông coi việc xây nhà thờ. Trong lúc đào móng bà Helena phát hiện được cây thánh giá và ngôi mộ chôn Chúa Jesus mà theo ông Eusebius: “kiểu cách ngôi mộ với những bằng chứng rõ ràng đây là mộ chôn Jesus” mặc dù có những phản bác từ các đạo sĩ thời ấy. Nhà thờ Constantine xây là hai nhà thờ liền nhau trên 2 địa điểm là đồi Golgotha và Mộ Chúa với tảng đá cửa mồ được lấy ra đặt bên cạnh mộ. Vòm mái bên trên được hoàn tất vào thế kỷ thứ 4.
Nhà thờ bị hỏa hoạn vào năm 614 khi đạo quân “tiền Hồi giáo” Persians dưới quyền chỉ huy của vua Khosrau II chiếm Jerusalem và ông này đã giữ lại được cây thánh giá. Đến năm 630 vua Heraclius của Byzantine đánh bật quân Persians ra khỏi thành, lấy thánh giá và xây lại nhà thờ. Năm 638 quân Hồi giáo trở lại vẫn giữ nguyên khu Thiên Chúa giáo và nhà thờ Mộ Chúa vẫn là nhà thờ Thiên Chúa giáo, đến năm 966 các cánh cửa và mái nhà thờ bị cháy vì một vụ nổi loạn. Năm 1009 nhà thờ bị phá sập vì vua Hồi lúc đó là Al-Hakim bài xích Thiên Chúa giáo. Thời gian sau đó giữa Al-Hakim và đế quốc Byzantine thủ đô đặt ở Constantinople thương lượng để xây lại nhà thờ Mộ Chúa, bù lại Hồi giáo sẽ xây lại các đền thờ ở Constantinople. Thương thuyết hai bên chưa thành thì năm 1099 quân Thập Tự Chinh Lần Thứ Nhất chiếm Jerusalem và họ xây lại nhà thờ những năm sau đó. Nhà thờ bị cháy và được tu bổ nhiều lần, gần đây nhất vào năm 1994 đến 1997 trùng tu mái vòm có từ năm 1870 cũng như tân trang lại toàn bộ nhà thờ.
VÀI NÉT VỀ ĐẠO CHÍNH THỐNG
Nhà Thờ Mộ Chúa cũng như hầu hết nhà thờ xây dựng trên các thánh tích Thiên Chúa giáo ở Jerusalem đều thuộc quyền cai quản của giáo hội Chính Thống còn được gọi là Chính Thống Đông Phương bao gồm Chính Thống Hy Lạp và Chính Thống Nga. Hiện đạo Chính Thống có khoảng từ 150 đến 350 triệu tín đồ phổ biến nhất ở Nga và các nước Đông Âu trong Liên Bang Sô Viết cũ. Từ ngữ “Chính Thống” muốn nói lên đó là giáo hội Kitô giáo nguyên thủy xem mình như giáo hội “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Kitô giáo phát xuất từ đất Do Thái sau ngày Chúa Jesus tử nạn và được truyền bá sang Tây phương (Tây Âu) và Đông phương (Nga Sô).
Phái đoàn hành hương trước Nhà Thờ Mộ Chúa
Trong thiên niên kỷ (1,000 năm) đầu của Kitô giáo, Chính Thống Đông Phương và Công giáo La Mã cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa Đông phương và Tây phương. Chính Thống chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp có trung tâm là Constantinople (nay là Istanbul) còn giáo hội La Mã ảnh hưởng văn hoá Latin, trung tâm đặt ở Roma.Vào thế kỷ thứ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc ly giáo giữa Đông và Tây vào năm 1054, phân chia thành Chính Thống giáo Đông Phương và Công giáo La Mã. Sự chia hai tôn giáo dẫn đến cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh Lần Thứ Tư vào năm 1204 quân Tây Âu theo giáo hội La Mã chiếm đóng và cướp phá thành Constantinople của đế quốc Byzantine tạo một mối hiềm khích giữa hai tôn giáo cho đến ngày nay. Năm 2004, Đức Giáo Hoàng John Paul II chính thức xin lỗi việc tàn phá Constantinople năm 1204 và lời xin lỗi được Thượng Phụ Bartholomew chấp nhận. Ngày nay hai giáo phái có vẻ xích lại gần nhau vì cùng có chung hầu hết tín điều như tin Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh, thiên đàng và hỏa ngục (đạo Chính Thống không tin Luyện Ngục là nơi đền tội nhẹ trước khi đuợc lên thiên đàng), tin Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Còn sự khác biệt nữa là quyền hạn của Đức Giáo Hoàng, đối với Chính Thống quyền này có giới hạn. Chức sắc Chính Thống giáo chỉ có giám mục phải sống độc thân, còn linh mục và phó tế có thể kết hôn trước khi được chịu chức.
Về kiến trúc nhà thờ, đạo Chính Thống xem nhà thờ là biểu tượng của con thuyền Noah từng cứu nhân loại trong cơn Đại Hồng Thủy, nay hội thánh cứu con người khỏi bị nhấn chìm trong cơn lũ của nhiều cám dỗ. Vì vậy hầu hết nhà thờ Chính Thống giáo bình đồ được xây theo hình chữ nhật hay hình thập tự giá. Về việc thờ tự ảnh tượng, Chính Thống chống lại việc thờ các bức tượng nên trong nhà thờ không có tượng mà chỉ có tranh ảnh để thờ kính và trang trí chung quanh bằng đèn dầu hoặc những ngọn nến sáp. Ngoài công dụng chiếu sáng, nến và đèn dầu còn biểu tượng cho sự sáng của thế gian.
Viếng Vườn Gethsemane ở Jerusalem
Vườn Gethsemane (tiếng Việt âm là Giệtsimani) trồng nhiều cây Olive cổ thụ nằm trong thung lũng dưới chân núi Olives, phía Ðông bên ngoài cổ thành Jerusalem. Vườn Gethsemane theo thánh kinh là nơi Chúa Jesus cầu nguyện trong đêm trước ngày chịu nạn, sau đó bị Judas dẫn người đến bắt và giao nộp cho quan Do Thái. Ngày nay vườn Gethsemane là một phần trong thánh địa Jerusalem với nhiều thánh đường của các tôn giáo. Người hành hương không phải chỉ có Thiên Chúa Giáo La Mã mà còn có Chính Thống Giáo và cả Hồi Giáo nữa.http://www.visualphotos.com/photo/2x4284421/view_from_the_mount_of_olives_jerusalem_isreal_1835275.jpg
Từ nhà thờ Chúa Khóc trên núi Olives chúng tôi đi bộ theo con đường nhựa xuống triền núi về hướng Bắc để đến nhà thờ Giệtsimani hay còn được gọi là nhà thờ Các Dân Tộc. Trên đường đến nhà thờ đi ngang qua vườn Gethsemane là nơi Chúa Jesus cầu nguyện cùng các môn đồ trong đêm trước khi người chịu nạn. Theo Thánh kinh Tân Ước viết bởi Thánh Mark (Máccô) ở chương 14: Một người trong 12 môn đệ của Chúa Jesus là Judas dẫn theo sau là cả một đám đông mang gươm dao gậy gộc được các thượng tế sai đến. Trong khi đi Judas nói với họ rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó, các anh bắt lấy!” Khi đến vườn Olives là nơi Chúa đang cầu nguyện, Judas hôn Chúa Jesus, đám đông tiến đến, tra tay bắt ngài. Một trong những kẻ theo Chúa Jesus liền vung tay tuốt gươm ra và chém đứt tai người bắt Chúa. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết!http://www.israelglobal.com/img/mount-of-olives-jerusalem-b.jpg
Hơn hai ngàn năm sau, hôm nay chúng tôi đi qua vườn Giệtsimani dưới chân núi Olives nằm về phía Ðông thành phố Jerusalem. Vườn Giệtsimani ngày trước không biết như thế nào, chứ hôm nay toàn là cây Olive trồng ngay hàng thẳng lối mà cây nào cây nấy đều trở thành cổ thụ với những gốc cây to lớn sần sùi nhưng phía trên lá cũng vẫn xanh tươi. Theo những bản chỉ dẫn cho biết các cây Olive ở đây có tuổi thọ đến 900 năm và không khác gì vườn Olive thời kỳ Chúa Jesus sinh sống. Người Do Thái lấy dầu từ trái Olive, làm dầu ăn chấm với bánh mì, bánh mì vùng Trung Ðông tròn và dẹp như bánh tráng của người Mễ Tây Cơ nhưng lớn và dầy hơn. Trước nhà thờ Giệtsimani là khu đông đảo khách hành hương đến chiêm bái nên vườn Olive được sửa sang đẹp đẽ, giữa những hàng cây, người ta trồng những bông hoa loại ngắn hạn (annual) mùa Xuân trổ bông rất đẹp.



http://images.travelpod.com/tripwow/photos/ta-00e8-555a-9077/mount-of-olives-jerusalem-israel-israel+1152_12979507665-tpfil02aw-23650.jpg

Những cây Olive cổ thụ gần ngàn năm trong Vườn Giệtsimani.

Vườn Giệtsimani theo Thánh Luke (Luca) là nơi Chúa Jesus đến cầu nguyện với nỗi khổ đau cùng cực “mồ hôi của Ngài đỏ thắm như những giọt máu rơi xuống trên nền đất,” Theo đạo Chính Thống Phương Ðông (Eastern Orthodox Church) Giệtsimani là khu vườn nơi Ðức Mẹ Mary được an táng. Vườn Giệtsimani trở thành nơi hành hương từ thời Thiên Chúa Giáo mới thành lập như năm 333 được mô tả qua ký sự hành hương “The Bordeaux Itinerary” của một tín đồ vô danh khởi đi từ Bordeaux (Pháp) bằng ngựa theo đường bộ xuyên qua phía Bắc Ý Ðại Lợi xuống thung lũng sông Danube đến Constantinople (Istanbul ngày nay) rồi qua lục địa Tiểu Á (Asia Minor), nước Syria và cuối cùng tới Jerusalem. Ðây là một thiên nhật ký kể lại chuyến hành hương đến Ðất Thánh cổ nhất được lưu giữ đến ngày nay.
http://www.traveljournals.net/pictures/l/11/118303-tomb-of-the-virgin-mary-jerusalem-israel.jpg

Cửa vào Mộ Ðức Mẹ Mary nằm dưới thung lũng Núi Olives.


Nhà thờ Các Dân Tộc ở Vườn Gethsemane


Giữa khu vườn là nhà thờ Các Dân Tộc (Church of All Nations), có tên như vậy là vì được xây cất bằng kinh phí do nhiều nước đóng góp. Tên chính thức của nhà thờ là Vương Cung Thánh Ðường Agony tức nhà thờ Chúa Thống Khổ thuộc Giáo Hội Vatican và do dòng tu áo nâu Franciscan cai quản. Nhà thờ hiện nay được xây trên nền 2 nhà thờ cổ: nhà thờ của Byzantine xây vào thế kỷ thứ 4 bị sụp đổ vì động đất năm 746 và nhà thờ quân Thập Tự Chinh xây vào thế kỷ 12 và bị bỏ hoang từ năm 1345 vì bị Hồi Giáo chiếm đóng. Thánh đường Các Dân Tộc được xây từ năm 1919 đến 1924 với tiền bạc từ 12 quốc gia đóng góp, lúc ấy Thế Chiến Thứ Nhất vừa kết thúc và người ta hy vọng thế giới sẽ có hòa bình lâu dài nên xây nhà thờ để tạ ơn và đánh dấu một giai đoạn thống khổ vừa đi qua như ngày xưa nơi đây Chúa đã từng bị bắt bớ và sau đó chịu nhục hình.

Nhà thờ được xây theo kiểu Tân Byzantine do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi thiết kế, ông này cũng là người xây nhà thờ Chúa Khóc (Dominus Flevit) gần đó mà buổi sáng đoàn hành hương đã dự Thánh lễ. Mặt trước nhà thờ nhìn về phía Tây có 3 cửa chính được chống bằng 4 hàng cột, phía trên hình tam giác với bức tranh to lớn cẩn bằng những miếng men sứ màu (Mosaic) diễn tả mối dây liên kết giữa nhân loại và Thiên Chúa. Bên trên mái nhà thờ là 12 vòm bán cầu gọi là “cupolas,” phía trong nhà thờ được lát vàng trên 12 vòm mái này với dấu hiệu tượng trưng cho 12 nước đã đóng góp để xây nhà thờ. Bước vào bên trong vì chưa quen mắt nên hơi tối và rất đông người với nhiều phái đoàn hành hương, đang có một đoàn hành hương của một nước Ðông Âu nào đó mà linh mục của họ làm lễ trên bàn thờ chính. Phía dưới toàn là đàn ông dáng dấp to lớn, họ dự thánh lễ rất sốt sắng và hát thánh ca lớn tiếng vang dội nhà thờ. Sáng ngày mai chúng tôi sẽ dự thánh lễ tại đây do linh mục hướng dẫn đoàn làm lễ, còn hôm nay chỉ đến viếng nhà thờ mà thôi.


http://photos.travelblog.org/Photos/11053/550368/f/5673747-Tomb_of_the_Virgin_Mary_-_Jerusalem-_Israel-0.jpg

Bàn thờ linh thiêng cạnh mộ Ðức Mẹ.

Bên trên bàn thờ chính cũng là một bức tranh Mosaic diễn tả Chúa Jesus đang quỳ mọp tựa trên một tảng đá cầu nguyện trong đêm trước khi bị nộp, phía xa nơi gốc Olive là 3 môn đệ đang ngủ. Hai bức tranh hai bên cũng là cảnh trong đêm đó ở vườn Giệtsimani, có một bức diễn tả Judas đang hôn Chúa là dấu hiệu để nhóm người đi theo bắt người. Phía trước bàn thờ có một khu vực được rào lại bằng những vòng gai bằng sắt đen giống như mũ gai mà Chúa đội khi chịu nạn, bên trong là một phiến đá lớn màu vàng trắng (đá ở Jerusalem toàn một màu này) mà người ta tin rằng đây là phiến đá mà Chúa Jesus quỳ mọp trên đó trong đêm cuối cùng được tự do. Biết trước những gì sẽ xảy ra nên nơi đây Chúa cũng nao lòng nên đã cầu xin được ghi lại trong Thánh kinh: “Xin Cha cất chén đắng nếu được, tuy nhiên con cũng xin vâng theo ý Cha quyết định”.


Mộ Ðức Mẹ Ðồng Trinh


Gần đó cũng dưới chân núi Olives là nhà mồ của Ðức Mẹ Mary, mẹ của Chúa Jesus. Ðoàn hành hương chúng tôi 18 người cùng bà hướng dẫn viên du lịch người Do Thái tên Malca đi bộ đến phần mộ về hướng Ðông Nam. Mộ Ðức Mẹ nằm dưới thung lũng trong một hầm đá người ta đã biết đến từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên và những thế kỷ tiếp theo đã xây rất nhiều nhà thờ và nhà thờ hiện nay là do đế quốc Thập Tự Chinh (Crusaders) đến xâm chiếm vùng đất này và xây vào năm 1130.

Xuống hết những bậc thềm bằng đá là đến cửa nhà thờ Mộ Ðức Mẹ cũng xây bằng đá trắng, vào bên trong khung cảnh hơi tối và không khí mát dịu với hàng trăm chùm đèn rất cổ xưa được treo bằng những sợi dây kim khí đính những hạt đá hay thủy tinh từ trên trần hầm thả xuống. Thỉnh thoảng có một chùm đèn được thắp sáng bằng điện để soi tỏ lối đi dẫn vào nhà thờ. Trên vách đá treo những khung hình và tượng từ các thánh cho đến Ðức Mẹ vẽ giống như hình ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp có bồng Chúa Hài Ðồng. Nhà thờ có hai tầng và mộ Ðức Mẹ ở tầng dưới cùng nơi sâu nhất. Trưa nay khi chúng tôi đến các đoàn hành hương hay khách du lịch đến viếng rất đông và bàn tán bằng đủ loại ngôn ngữ khác nhau từ tiếng các nước Ðông Âu cho đến Ấn Ðộ, Ðại Hàn.

Thực sự thánh kinh không có ghi lại những năm cuối cùng của cuộc đời Ðức Mẹ cũng như nơi nào là mộ chôn bà. Một số địa điểm được tôn vinh cho là nơi chôn cất xác Ðức Mẹ như ở Ephesus là thành cổ xưa kia thuộc Hy Lạp trong lục địa Tiểu Á nay thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thế kỷ thứ 2, một số người tin rằng chính dưới thung lũng đồi Olives ở Jerusalem này mới là mộ Ðức Mẹ và thời gian sau đó niềm tin tưởng này càng mạnh hơn khi địa điểm Ephesus bị dư luận tranh cãi và đặt nghi vấn. Theo đạo Chính Thống cho rằng nơi đây là mộ chôn Ðức Mẹ, còn Công Giáo Vatican tin Ðức Mẹ hồn và xác về trời.

Theo các tài liệu lịch sử nhà thờ Mộ Ðức Mẹ tại nơi này được ghi như sau: dưới thung lũng núi Olives khoảng năm 455 một nhà mộ cổ từ bao đời bị che kín bằng những tảng đá được khám phá và người ta khai quật bằng nghi thức như khi khám phá mộ Chúa Jesus thời vua Constantine tại nơi hiện nay là nhà thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre) cũng ở Jerusalem này. Theo tài liệu được ghi lại thì nhà thờ tại địa điểm này có từ thế kỷ thứ 6 là một nhà thờ tròn được xây bên trên nhà mộ cổ do vua Byzantine là Mauritius Tiberius (582-602) xây nhưng bị người Persians tàn phá vào năm 614. Rồi nhà thờ được xây lại và tín đồ hành hương tên Arculf có đến viếng vào năm 680. Ông ta viết rằng nhà thờ có 2 tầng đều hình tròn: tầng trên có 4 bàn thờ và tầng dưới có 1 bàn thờ ở cuối hướng Ðông và mộ Ðức Mẹ ở bên tay phải. Sổ bộ nhà thờ vào thế kỷ thứ 9 ghi rằng nhà thờ được chăm sóc bởi 13 tín đồ, 6 thầy tu và 15 nữ tu. Khi quân Thập Tự Chinh chiếm Jerusalem, nơi này đã hoang tàn, họ xây nhà thờ lại vào năm 1130 kể cả xây dòng tu Benedictine với kiến trúc nhiều cột theo kiểu Gothic và 3 ngọn tháp để bảo vệ nhà dòng. Nữ hoàng Melisande cũng được chôn ở nhà thờ dưới vào năm 1161.

Khi đế chế Thập Tự Chinh sụp đổ vào năm 1187, vua Hồi Salah al-Din đốt phá hầu hết nhà thờ phía trên và lấy đá đem đi sửa chữa bức tường thành Jerusalem nhưng nhà thờ phía dưới hầu như còn nguyên vẹn. Người Hồi Giáo cũng sùng kính Mộ Ðức Mẹ vì trong đêm từ Mecca tới Jerusalem, tiên tri Muhammad đã thấy ánh sáng trên Mộ Ðức Mẹ thêm vào đó vua Caliph Umar của Hồi Giáo chiếm Jerusalem từ Byzantine cũng cầu nguyện ở đây năm 638.

Mặt tiền nơi cửa vào nhà thờ hiện nay được xây năm 1906, năm 1972 nhà thờ bị một trận lụt lớn vì nằm dưới thung lũng phải tu bổ rất nhiều đây cũng là một dịp để các nhà khảo cổ đào xới và tìm thấy thêm nhiều ngôi mộ từ thế kỷ thứ nhất. Nhà thờ Mộ Ðức Mẹ hiện nay thuộc giáo phận Jerusalem của giáo hội Chính Thống Hy Lạp, cùng chia sẻ có đạo Armenian Apostolic (Cơ Ðốc) và 3 tôn giáo Chính Thống là đạo Syriacs, đạo Copts và Abyssinians. Người Hồi giáo có nơi đặc biệt để cầu nguyện trong nhà thờ này.

Khi đến một bàn thờ cổ rất nhiều hoa văn trang trí phức tạp, phía trên có khung ảnh Ðức Mẹ bồng Chúa Hài Ðồng, bà hướng dẫn du lịch Malca nói rằng bức ảnh này rất linh thiêng vì qua nhiều trận lụt khi mực nước dâng lên tới đâu cả bàn thờ và bức ảnh đều dâng lên khỏi mực nước. Bức ảnh Ðức Mẹ thường được luân lưu đi khắp thế giới để giáo dân thờ kính và cầu nguyện.

Viếng núi Olives ở Jerusalem
Núi Cây Dầu, tiếng Anh là Mount of Olives, ở về phía Ðông cổ thành Jerusalem là nơi ngày xưa Chúa Jesus đã rao giảng với các môn đồ. Với Do Thái Giáo là địa điểm hành hương, từ núi Olives nhìn vào Núi Ðền trong cổ thành để cầu nguyện và than khóc cho hai ngôi đền linh thiêng đã bị tàn phá trong thời kỳ trước công nguyên.

http://www.wallpaperstravel.com/wallpapers/mount-of-olives-jerusalem-israel-1280x960.jpg
Nhà thờ Chúa Khóc trên núi Olives.
Buổi sáng đầu tiên ở Jerusalem là Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010 là ngày thứ nhì của chuyến hành hương 8 ngày thánh địa Do Thái. Sau một đêm ngủ nghê lấy sức, mọi người trong đoàn có vẽ hăng hái tươi tỉnh nhất là linh mục hướng dẫn đã thức sớm ngồi ở phòng tiếp tân khách sạn chờ mọi người xuống cùng ăn sáng. Tôi ra ngoài dạo quanh khách sạn xem phong cảnh, sinh hoạt đất nước Israel như thế nào, giống những gì với California và có gì lạ mắt để ghi nhận tường trình cùng độc giả ham thích du lịch. Về cây cối hoa cỏ giống quận Cam Cali, nhiều cây cọ, chà là thuộc họ Palm, những cây tùng Cypress cao nghều nghệu, những vườn Olive để lấy dầu nấu nướng, nhiều cây trở thành cổ thụ, gốc to lớn sần sùi những ai ưa thích thú chơi cây cảnh “bonsai” chắc muốn bứng đem về bỏ trong chậu lớn hay trồng trong vườn. Hoa kiểng cũng như Cali, mùa Xuân đang đến rất nhiều hoa hồng và những hoa của các loại cây Cactus (xương rồng) trồng rất nhiều ở đây. Có những cây hoa lạ chưa thấy bao giờ, tôi chụp ảnh để về xem coi là loại hoa gì?
http://hautevitrine.files.wordpress.com/2011/09/dome-of-the-rock-seen-from-the-mount-of-olives-jerusalem-2011.jpg
Về địa thế vùng đất Jerusalem là vùng khô cằn sỏi đá, cỏ xanh mọc không được nên nhìn quanh toàn là núi đồi màu vàng trăng trắng, nhà cửa cái cao cái thấp cũng sơn màu trắng, mái bê tông trắng, một số ít lợp ngói đỏ. Ðường sá quanh co theo những dốc đồi, buổi sáng thấy từng nhóm trẻ con quảy túi sách trên lưng đi học và những cụ già đội khăn ra chợ mua sắm gì đó.
http://www.jerusalemhousing.com/UserFiles/1306345-View_of_Old_City_from_Mt_Of_Olives-Jerusalem.jpg
Khách sạn Park Hotel nơi đoàn hành hương chúng tôi ngụ 3 đêm ở cạnh xa lộ về hướng Tây của trung tâm thành phố tức thành cổ nơi có nhiều đền thờ linh thiêng và những di tích cổ tôn giáo. Từ khách sạn đến cổ thành khoảng hơn 3 km đi bộ mất tiếng đồng hồ trên đường đi dốc lên dốc xuống. Khách sạn ở địa chỉ 2 Vilnay Street, Jerusalem 95435, Israel được xếp hạng 3 sao rưỡi gồm có 8 tầng lầu với hơn 200 phòng, giá rẻ nhất là 79 USD một đêm bao bữa ăn sáng. Khách sạn phòng ốc sạch sẽ, nhân viên lịch sự nhã nhặn biết nhiều ngoại ngữ, có 2 nhà hàng và các tiện nghi khác. Tuy nhiên trong lúc ngồi chờ xe đến, ngồi bắt chuyện với một bà Mỹ đi du lịch, bà than phiền là thức ăn khách sạn dở tệ, quày buffet trái cây rau cải có nhiều món cũ từ ngày hôm trước để lại. Phòng của bà gối xẹp lép, tấm trải giường có vết ố mà không thay, khoảng 2 giờ 30 sáng có tay say rượu nào đó gõ cửa phòng bà rồi sang phòng khác cũng gõ cửa làm ồn ào mất giấc ngủ. Có thể bà quen với tiêu chuẩn của Mỹ nên khó thông cảm ở những xứ chiến tranh, kém phát triển như vùng Trung Ðông này.

http://hautevitrine.files.wordpress.com/2011/08/jewish-cemetery-mount-of-olives-jerusalem-2011-copy.jpg
Nghĩa trang Do Thái mấy ngàn năm dưới chân núi Olives.
Bảy giờ 30 phút sáng chúng tôi lên đường bằng xe buýt nhỏ 20 ghế hiệu Mercedes. Chương trình hôm nay, ngày đầu tiên ở Jerusalem sẽ lên núi Olives nhìn toàn cảnh Jerusalem trong nắng bình minh. Sau đó viếng Vườn Gethsemane (tiếng Việt là Giệtsimani) và nhà thờ tại đây rồi vào cổ thành viếng các thắng tích như Bức Tường Than Khóc, Phòng Tiệc Ly, Mộ Vua David v.v... Chương trình có thể thay đổi tùy theo điều kiện giao thông, thời tiết do hướng dẫn viên du lịch và tài xế sắp xếp. Xe buýt chạy vào trung tâm thành phố xuyên qua khu cổ thành đông đúc nhưng nhỏ hẹp. Khu cổ thành chia ra là 4 khu vực: phía Tây Bắc là khu Thiên Chúa Giáo hay Cơ Ðốc Giáo (Christian Quarter), phía Tây Nam là khu người Armenian, khu người Do Thái nằm hướng Ðông Nam và khu Hồi giáo lớn nhất ở hướng Ðông Bắc với đền thờ Hồi Giáo Rock Mosque có vòm mái lợp vàng là đền thờ linh thiêng nhất của người Hồi ở Jerusalem. Quanh đền thờ là khoảng sân rộng có tường thành bao bọc nghĩa là tường thành đền thờ nằm trong khu tường thành lớn hơn bao bọc khu phố cổ có 4 khu các tôn giáo như vừa kể. Ðường sá trong khu phố cổ nhỏ hẹp, buổi sáng xe cộ rất đông chen chúc nối đuôi nhau. Hai bên đường là phố xá, tiệm buôn, hàng quán phần nhiều nhà lầu cái cao cái thấp đủ kiểu kiến trúc như phố xá ở Việt Nam. Trên lề đường người ta đi bộ rất đông, nhiều nhất là đàn ông Do Thái mặc bộ đồ veste màu đen, đầu đội chiếc mũ tròn nhỏ màu trắng chụp lên đỉnh đầu gọi là Kippah. Những thầy giảng của Do Thái giáo (gọi là Rabbi) thì để râu quai nón, mặc chiếc áo đen dài xuống tới khỏi gối và đội nón nỉ đen có vành xung quanh. Nơi đây người Do Thái và người Hồi Giáo sống lẫn lộn với nhau có vẻ thái bình, mạnh ai nấy sống. Người đàn ông Hồi đa số là dân Palestine, Ả Rập phục sức như người Tây phương khó phân biệt nhưng đàn bà mặc áo dài đen tới tận gót chân và đầu độ khăn đen che mặt, có những bà lớn tuổi quần áo thường và đầu đội khăn nhiều màu sắc.
Lịch sử thành Jerusalem
Trong lúc xe di chuyển chậm chạp vì kẹt giao thông, bà Malca hướng dẫn viên du lịch người Do Thái thuyết minh bằng tiếng Ðức về thành phố Jerusalem và Linh Mục Huỳnh Công Hạnh linh hướng của đoàn hành hương dịch sang tiếng Việt. Tìm tòi khảo cứu thêm qua các tài liệu trên Internet, được biết một cách khái quát về thành phố Jerusalem như sau:
Jerusalem là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, theo truyền thuyết Do Thái Jerusalem được xây dựng bởi Shen và Ever tổ tiên của Thánh tiên tri Abraham (sinh khoảng 2 ngàn năm TCN, là tổ phụ của dân Do Thái, ông được cả 3 tôn giáo Do Thái, Hồi, Cơ Ðốc sùng kính). Theo các nhà khảo cổ, người ta đã định cư tại Jerusalem từ 3 ngàn năm TCN, ban đầu thành phố được sáng lập do người Canaanite và trở thành thủ đô của người Do Thái và người Do Thái đã xây đền thờ trong thành phố này. Ngôi đền đầu tiên do vua Solomon xây dựng vào thế kỷ 10 TCN và bị người Babylon phá hủy vào năm 586 TCN. Bảy mươi năm sau họ xây dựng lại ngôi đền thứ hai (515 TCN) lại bị người La Mã xâm lăng phá hủy khoảng năm 70 SCN (ngày nay chỉ còn lại bức tường phía Tây mà người Do Thái tin rằng rất thiêng liêng hàng ngày đến cầu nguyện). Ðến thời kỳ người Hồi Giáo Palestine cai trị, Jerusalem vẫn được người Hồi xem là đất thánh và xây đền thờ Hồi Giáo ngay trên phần đất trước kia là đền thờ Do Thái Giáo.
Sau Thế Chiến Thứ Nhất, đế quốc Ottoman của người Hồi thua trận và vùng Jerusalem được giao cho Hội Quốc Liên và người Anh quản trị. Năm 1948 người Do Thái tuyên bố thành lập nước Israel, phía Tây Jerusalem được chọn làm thủ đô trong khi phía Ðông Jerusalem là khu cổ thành có nhiều di tích tôn giáo do nước Jordan bên cạnh cai trị. Năm 1967 cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel (do Tướng Moshe Dayan là bộ trưởng Quốc Phòng chỉ huy) và các nước láng giềng Ả Rập như Ai Cập, Jordan và Syria. Sau cuộc chiến Israel chiếm đóng vùng West Bank (bờ Tây sông Jordan) bao gồm luôn vùng phía Ðông Jerusalem là Thánh địa trong thành cổ trước kia thuộc Jordan. Thật ra trong cuộc chiến 6 ngày Israel không có kế hoạch chiếm Ðông Jerusalem, khi truy kích quân Jordan, Israel đưa quân sang West Bank và rồi Liên Hiệp Quốc ra lệnh ngưng chiến, quân ở đâu thì ở yên đó, đã là lúc Ðông Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel rồi! Ðông và Tây Jerusalem thống nhất thành một và năm 1980 Israel tuyên bố thành luật là Jerusalem như “thủ đô vĩnh viễn, không bị chia cách” của Israel trong khi Ðông Jerusalem được nhiều nước dự trù là thủ đô đang chờ đợi của nước Palestina tương lai. Quyền quản lý những nơi linh thiêng trong thành phố cũng đang còn trong vòng tranh cãi.
Dân số Jerusalem năm 2009 là 763,800 người với 64% là người Do Thái, 32% người Hồi giáo và 2% Thiên Chúa Giáo. Khu vực được gọi là “Thành phố cổ” được bao bọc bởi những bức tường thành và bên trong có 4 khu vực: khu Armenia, Cơ Ðốc, Do Thái và Hồi Giáo như đã nói ở trên.
Viếng núi Olives
Xe chúng tôi đi về hướng Nam cổ thành rồi đổi sang Ðông Bắc để đến núi Olives nằm ở phía Ðông cổ thành Jerusalem. Từ trên đồi Olives có những con đường ngoằn ngoèo với hoa lá xanh tươi nhìn về hướng Tây thấy bức tường thành phía Ðông của Núi Ðền Thờ (Temple Mount) và phía trong là vòm mái đền thờ Hồi Rock Mosque bằng vàng rực rỡ lấp lánh trong nắng ban mai. Ngay dưới chân núi Olives trong thung lũng chạy dài là nghĩa địa lâu đời của người Do Thái từ mấy ngàn năm trước với hàng chục ngàn ngôi mộ trắng chôn theo hướng Ðông, thoai thoải theo triền thung lũng cho tới chân bức tường thành. Trên bức tường thành có một khung cửa ra vào thành đã bị người Hồi lấy đá bít kín, người Do Thái theo sách Cựu Ước tin rằng ngày phán xét Chúa sẽ đến nghĩa địa này bằng cửa thành nói trên. Nay cửa thành bị người Hồi bít kín đó là điều phạm thượng, sỉ nhục đối với người Do Thái.
http://www.eveandersson.com/photos/israel/jerusalem-mount-of-olives-jerusalem-cemetery-from-yeusefiya-cemetery-large.jpg
Về nguồn gốc lịch sử, núi Olives là một nơi linh thiêng đối với đạo Do Thái cũng như Cơ Ðốc, liên hệ đến nhiều nghi thức, tập tục truyền thống của hai tôn giáo này. Núi Olives là một dãy núi thấp gồm 3 ngọn chạy theo hướng Bắc Nam, nơi cao nhất là ngọn “at-Tur” có cao độ 818 mét (2,683 ft). Tên núi Olives là vì có nhiều vườn Olive được trồng ở đây từ mấy ngàn năm trước. Trong thời kỳ Ngôi Ðền Thứ Hai người Do Thái cử hành nghi thức đánh dấu ngày đầu tháng cũng trên núi này. Vào năm 70 SCN đoàn binh La Mã xâm chiếm Do Thái và tàn phá ngôi đền, cũng từng trú đóng tại núi này. Sau khi đền thờ linh thiêng không còn nữa, người Do Thái cử hành lễ Sukkot che những căn lều tạm trên núi Olives, lễ này nhằm nhớ lại 40 năm vượt qua sa mạc từ Ai Cập trở về họ phải ở trong những căn lều tạm. Người Do Thái thường hành hương lên núi Olives vì núi cao 80 mét hơn ngọn Núi Ðền Thờ, ở đây nhìn vào đền thờ là một cảnh quan bao la ngoạn mục. Ở đây cũng là nơi than khóc cho hai ngôi đền thờ đã mất nhất là vào dịp chay thánh “Tisha Be'- Av”, hai ngôi đền bị tàn phá cách nhau 656 năm nhưng đối với lịch Hebrew là cùng trong một ngày, ngày đó là ngày đau buồn nhất trong lịch sử Do Thái. Năm 1481 thầy giảng Rabbi Meshulam Da Volterra người Ý gốc Do Thái khi hành hương về đây đã viết, “Và tất cả cộng đồng Do Thái mỗi năm lên núi Zion trong ngày ‘Tisha Be'- Av’ để ăn chay và than khóc và từ đó xuống thung lũng Yoshafat rồi trèo lên núi Olives. Từ đây họ sẽ thấy toàn cảnh Núi Ðền Thờ để lau nước mắt và than van cho ngôi đền thiêng đã bị hủy diệt!”
Từ thời kinh thánh được viết cho đến bây giờ người Do Thái chết được chôn cất trên núi Olives. Ước lượng có tất cả khoảng 150,000 ngôi mộ trên núi kể cả mộ của nhà tiên tri Zechariah và con thứ 3 của vua David là Absalom. Nhiều vị thầy giảng nổi tiếng từ thế kỷ 15 đến 20 cũng được chôn cất tại đây. Năm 1948 người Do Thái ngưng chôn ở đây và nghĩa trang đã bị xâm phạm, phá phách lớn lao trong khoảng từ 1948 đến 1967 thời gian người Jordan cai trị. Trong 19 năm này có khoảng 40,000 ngôi mộ bị xâm phạm, vua Hussein nước Jordan cho phép xây cất khách sạn Intercontinental trên đỉnh núi Olives đồng thời mở con đường xuyên ngang qua nghĩa địa phá hủy hàng trăm ngôi mộ Do Thái có từ đời Ngôi Ðền Thứ Nhất. Sau cuộc chiến 6 ngày, việc phục hồi tu sửa mới bắt đầu và nghĩa trang mở lại để cho người ta chôn cất. Chính cựu Thủ Tướng Menachem Begin cũng xin được chôn ở đây gần mộ của Meir Feinstein liệt sĩ chống đế quốc Anh, hơn là chôn ở nghĩa trang quốc gia trên núi Herzl.
Trong kinh thánh núi Olives thường được nhắc đến trong Tân Ước (New Testament, Matthew 21:1; 26:30 v.v...) là con đường từ Jerusalem đi Bethany và là nơi Chúa Jesus dừng lại để khóc thương thành Jerusalem. Chúa dừng chân tại đây để rao giảng lời tiên tri cùng các môn đồ của ngài (Matthew 24:25) và trở về mỗi ngày để nghỉ ngơi (Luke 21:37), Chúa cũng đến đây trong đêm bị Juda bội phản (Matthew 26:39). Dưới chân núi Olives là vườn Gethsemane (Giệtsimani) là nơi Chúa cầu nguyện trước khi bị bắt và chịu chết trên Thánh giá.
Ðứng tại nơi thiêng liêng gắn liền với Kinh Thánh của núi Olives, cả đoàn chúng tôi ngắm cảnh, chụp hình. Sau đó đi bộ xuống dốc đến nhà nguyện Domimus Flevit (chữ La Tinh có nghĩa là Chúa Khóc) để tham dự thánh lễ do cha hướng dẫn Huỳnh Công Hạnh cử hành (suốt cuộc hành hương mỗi ngày buổi sáng là chúng tôi tham dự thánh lễ do cha cử hành trong các nhà thờ thuộc các thánh tích). Nhà nguyện Chúa Khóc thuộc dòng Franciscans, Giáo Hội Công Giáo La Mã, nhà dòng đã mua miếng đất này từ năm 1891 và xây nhà nguyện nhỏ ở đây. Nhà thờ hiện nay được xây từ 1953 đến 1955 bởi kiến trúc sư người Ý tên Antonio Barluzzi có kiến trúc như giọt nước (giọt lệ Chúa khóc). Nhà thờ mới trên một vùng đất cổ mấy ngàn năm. Khi đào móng xây nhà thờ đã tìm thấy nhiều cổ vật từ thời dân Canaanite định cư ở Jerusalem, cũng như nhiều ngôi mộ từ thời Ngôi Ðền Thứ Nhất và thời Byzantine cai trị Do Thái. Chung quanh nhà thờ trồng nhiều cây Cactus ra hoa rất đẹp, từ sân nhà thờ nhìn xuống Jerusalem trong nắng ban mai là một cảnh tượng huy hoàng nhưng thanh thản trong tiếng chim hót chào bình minh.
Bức Tường Than Khóc ở Jerusalem
http://www.travel-images.com/pht/israel103.jpg

Bức Tường Than Khóc của người Do Thái ở Jerusalem

Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall) hay còn được gọi là Bức Tường Phía Tây (Western Wall) tọa lạc trong thành cổ Jerusalem là địa điểm Thánh tích rất quan trọng đối với người Do Thái. Tường bằng đá trắng hơi ngà, hơn nửa chiều cao bức tường kể cả 17 tầng đá phía dưới mặt đường có tuổi từ thời Ngôi Ðền Thứ Nhì được xây vào khoảng năm 19 Trước Công Nguyên (TCN) bởi vua Herod (tiếng Việt âm là Hêrôđê là người xử Chúa Jesus). Những tầng đá còn lại trên tường được xây thêm vào thế kỷ thứ 7 và sau đó. Ngày nay Tường Than Khóc được xem như đền thờ Do Thái Giáo lộ thiên dành cho tất cả mọi người tới cầu nguyện hay thăm viếng suốt ngày đêm.

Sau khi viếng nhà thờ Mộ Chúa chúng tôi lên xe buýt của đoàn hành hương để đến Bức Tường Than Khóc nằm cách Mộ Chúa chỉ 600 mét về hướng Tây Nam trong khu vực Do Thái (Jewish Quarter) trong khi nhà thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre) nằm bên khu vực Thiên Chúa Giáo (Christian Quarter). Xe buýt đoàn hành hương đậu vào bãi đậu xe và cả đoàn 18 người chúng tôi cùng với bà hướng dẫn viên du lịch đi vào quảng trường phía Tây cạnh Bức Tường Than Khóc. Bức tường cũng bằng loại đá trắng màu ngà cao nghều nghệu phía bên kia tường mái vòm bằng vàng của ngôi đền Hồi giáo Rock Mosque nhô lên óng ánh trong nắng chiều Xuân. Trước khi bước vào quảng trường đông đảo tín đồ Do Thái Giáo và du khách, mọi người phải qua một bàn kiểm soát của quân đội Israel để xem coi có bom, chất nổ, vũ khí gì hay không? Lính Israel mặc quân phục người ôm ốm và rất trẻ, có cả nữ quân nhân cũng rất xinh đẹp. Họ vui vẻ, vừa làm nhiệm vụ vừa tự nhiên cười giỡn với nhau. Tại đây có một thùng để những chiếc mũ tròn bằng giấy của người Do Thái Giáo thường hay đội khi cầu nguyện gọi là “kippah” cho những ai không có mũ thì lấy đội lên đầu trước khi tới Bức Tường Linh Thiêng nhất của Do Thái Giáo. Do Thái Giáo bắt buộc mọi người đến bức tường không được để đầu trần, tức nhiên là phải đội mũ và dễ dàng là mũ gì cũng được và đàn bà nếu không có mũ thì đội khăn nên đoàn chúng tôi mọi người đều có chiếc nón kết màu trắng nên xem như đủ điều kiện, ai thích thì lấy thêm chiếc “kippah” để kỷ niệm. Ngày xưa phụ nữ không được cầu nguyện ở Bức Tường Than Khóc nhưng ngày nay phụ nữ được bình quyền nhưng họ có khu vực cầu nguyện riêng ở phía Nam.


http://www.planetware.com/i/photo/western-wall-wailing-wall-jerusalem-jerww2.jpg

Những thầy giảng Rabbi cầu nguyện ở bức tường.

Ðến gần bức tường có rất đông người Do Thái đang thành tâm cung kính cầu nguyện, có người đứng với quyển kinh sách để trên giá gỗ trước mặt, có người ngồi trên những chiếc ghế nhựa màu trắng tay cầm sách kinh và những thầy giảng Rabbi mặc đồ Veste đen, đội mũ đen rộng vành hai tay ôm bức tường lâm râm cầu nguyện. Lại có những người lính trong quân phục nhưng đầu đội “kippah” đang quây quần với nhau từng nhóm học kinh thánh hay gì đó. Nhìn kỹ lên bức tường phía trên cao thấy có những bụi cỏ dại mọc trên đó, phía dưới thấp nơi khoảng hở giữa các tảng đá vuông người ta nhét đầy những mảnh giấy trắng ghi lời cầu xin và hai lần một năm được thu gom hết đem chôn trong Núi Olives.

Lịch sử khu vực Núi Ðền

Bức Tường Than Khóc là bức tường cổ có công dụng chận đất (retaining wall) nằm ở bờ phía Tây Núi Ðền (Temple Mount). Núi Ðền được Do Thái Giáo tin là nơi Chúa Trời chọn để thành lập thế gian, thủy tổ loài người là ông Adam được Chúa Trời nắn bằng đất cũng tại nơi đây. Theo Thánh Kinh Hebrew Núi Ðền cũng là nơi ông Abraham được Chúa Trời thử lòng trung thành bằng cách bảo ông hy sinh con trai mình là Isaac để tế lễ. Ông vâng lời chẳng chút đắn đo, đem con trai Isaac lên núi định giết để tế lễ nhưng Chúa cho thiên thần xuống cản ngăn kịp thời và ông Abraham đã giết con dê tế lễ thay cho con mình. Núi Ðền cũng là nơi vua Solomon (con của vua David) xây Ngôi Ðền Thứ Nhất vào năm 957 TCN và bị quân Babylon tàn phá năm 586 TCN. Ngôi Ðền Thứ Nhì được xây năm 516 TCN và bị quân La Mã thiêu rụi năm 70 SCN khi xâm chiếm Jerusalem. Dù bao năm phải sơ tán khắp bốn phương, người Do Thái vẫn giữ truyền thống là sẽ xây lại Ngôi Ðền Thứ Ba là ngôi đền cuối cùng cũng tại nơi này nên mỗi khi cầu nguyện họ hướng về nơi đây. Vì tính chất linh thiêng nên nhiều người Do Thái không dám lên Núi Ðền sợ quấy rầy chốn các đấng thần linh ngự trị là nơi Thượng Ðế phán truyền trực tiếp mệnh lệnh đến các giáo chủ tối cao của Do Thái giáo. Họ tin vùng núi này còn chứa tảng đá khắc Mười Ðiều Răn (Ten Commandments) đang bị vùi lấp đâu đó dưới đống tro tàn đổ nát của đền thờ bị phá hủy.


http://math.sfsu.edu/schuster/jerusalem1%20307.jpgBức Tường Than Khóc.

Về phía người Hồi Giáo, Núi Ðền là thánh địa linh thiêng thứ 3 của họ, là nơi giáo chủ Muhammad kết thúc hành trình đến Jerusalem và đã thăng thiên về trời tại nơi đây. Vì vậy khi người Hồi chiếm Jerusalem năm 637 SCN, vua Abd al-Malik ibn Marwan đã cho xây đền thờ Rock Mosque tại Núi Ðền với vòm mái bằng vàng và hoàn tất năm 692 như chúng ta thấy ngày nay và là một trong những đền Hồi giáo xưa nhất trên thế giới chỉ sau đền Kaaba ở Thánh địa Mecca thuộc nước Saudi Arabia là nơi trong đời người, tín đồ Hồi Giáo phải hành hương đến đó một lần.

Cả hai Do Thái Giáo và Hồi Giáo đều xem Núi Ðền là Thánh địa linh thiêng nên nơi đây trở thành địa điểm tôn giáo bị tranh chấp chủ quyền nhiều nhất. Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel đã kiểm soát vùng Ðông Jerusalem trong đó có Núi Ðền khiến khối Hồi Giáo cực lực phản đối và Núi Ðền Jerusalem là “điểm nóng” trong cuộc căng thẳng giữa Israel và người Palestine. Hiện nay Israel giao quyền quản lý đền thờ Rock Mosque cho một hội đồng Hồi Giáo là Muslim Waqf và để người Hồi không đổ thừa có sự phá hoại từ nước ngoài, Israel ban hành lịnh chỉ có người Hồi giáo được đến cầu nguyện hoặc thăm viếng đền thờ Rock Mosque mà thôi. Vì lý do đó mặc dù mỗi ngày ở Jerusalem đều nhìn thấy vòm mái vàng lấp lánh của đền thờ Hồi huy hoàng nhưng đoàn chúng tôi không có thăm viếng cũng như không đặt chân tới Núi Ðền. Núi Ðền được xây quanh bằng một vòng tường thành hình chữ nhật, nghĩa là thành nhỏ của đền thờ nằm trong thành lớn Jerusalem và Bức Tường Than Khóc của Do Thái giáo là phần tường phía Tây bên ngoài của vòng tường thành Núi Ðền này.

Lịch sử Bức Tường Than Khóc


http://www.travel-images.com/pht/israel336.jpg

Những mảnh giấy ghi lời cầu xin gắn trên bức tường.

Nơi quảng trường chúng tôi đứng là Western Wall Plaza, tổng chiều cao của bức tường từ nền móng là 105 ft. (32 m) với phần lộ thiên nhô lên khỏi mặt đất 62 ft. (19 m). Bức tường có tất cả 45 tầng đá chồng lên nhau, 28 tầng ở trên mặt đất, còn lại 17 tầng được chôn dưới đất. Bảy tầng đầu tiên người ta thấy là nguyên thủy được xây từ niên đại vua Herod bằng đá vôi có thể được lấy từ hầm đá ở hang động Zedekiah nằm dưới khu phố Hồi Giáo (Muslim Quarter) hay ở Ramat Shlomo nằm cách 4 km về hướng Tây Bắc thành cổ Jerusalem. Trung bình mỗi tảng đá hình khối chữ nhật to lớn nặng từ 2 đến 8 tấn và được đục đẻo tinh xảo góc cạnh ngay ngắn. Bốn tầng đá kế tiếp được thêm vào dưới thời vua Hồi Umayyads vào thế kỷ thứ 7. Mười bốn tầng kế tiếp được xây dưới thời Ottoman và 3 tầng trên cùng được xây bởi người Hồi Sunni khi họ cai quản khu thánh địa trước 1967.

Theo Thánh Kinh Do Thái Tanakh, ngôi đền của vua Solomon được xây trên Núi Ðền vào thế kỷ thứ 10 TCN và bị người Babylon tàn phá năm 586 TCN. Ngôi Ðền Thứ Hai được hoàn thành vào năm 516 TCN và khoảng năm 19 TCN vua Herod bắt đầu cho mở rộng các công trình ở Núi Ðền nên phải bành trướng diện tích xây dựng bằng cách xây tường chắn và đem đất đá lấp bằng trên Núi Ðền. Công việc kéo dài đến 11 năm và nhờ thời tiết Jerusalem lúc đó chỉ mưa ban đêm nên họ xây dựng tường ban ngày. Bức Tường Phía Tây ngày nay chính là một phần trong tường chận đất thời Harod. Ngôi đền Harod bị quân lính đế quốc La Mã thiêu rụi cùng lúc với thành Jerusalem vào năm 70 SCN trong cuộc chiến tranh thứ nhất giữa Do Thái và La Mã.

Vào những thế kỷ đầu SCN, quân La Mã cấm người Do Thái cư trú trong thành Jerusalem, thỉnh thoảng chỉ cho họ được phép đến núi Olives hay Núi Ðền để cử hành việc thờ phượng. Khi Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo của La Mã dưới thời vua Constantine I, người Do Thái được phép vào thành mỗi năm một lần trong ngày thứ 9 Tháng Av (theo lịch riêng của người Do Thái) để than khóc về sự mất mát của Ngôi Ðền tại Bức Tường Than Khóc. Theo ký sự hành hương đi từ Bordeaux của tác giả vô danh viết năm 333 SCN ghi lại rằng: “Người Do Thái đến viếng Tảng Ðá Moriah (Rock of Moriah, tảng đá có một lỗ tròn, cả Do Thái và Hồi Giáo tin rằng là vật thể linh thiêng nhất, hiện tảng đá nằm giữa đền thờ Hồi Giáo Dome of the Rock có mái bằng vàng) mỗi năm và cầu nguyện, kêu than, xé rách y phục và rồi lại ra đi.”


http://t1.ftcdn.net/jpg/00/04/36/30/400_F_4363086_Ka18JZzoPMADHCssiU53e5wTTpp09z2K.jpg

La Mã suy tàn được thay thế bằng đế quốc Byzantine theo Chính Thống Giáo, tiếp đến người Hồi đánh thắng Byzantine vào năm 638, năm 1517 Ottoman chiếm Jerusalem cho đến Ðệ Nhất Thế Chiến. Trong thời kỳ Ottoman nhiều lần quân Thập Tự Chinh từ Âu Châu tiến sang đánh chiếm. Luôn bị nước khác xâm chiếm, người Do Thái không có cơ hội làm chủ đất nước của mình phải tha hương lang bạt khắp bốn phương trời, họ không được phép trở về để cầu nguyện nơi đền thờ do Solomon xây dựng, là một trong những tổ phụ của họ được nhắc rất nhiều trong kinh thánh Cựu Ước, là cuốn kinh chỉ Nam của Do Thái giáo là một đạo lâu đời nhất trước cả Thiên Chúa và Hồi Giáo.

Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, Ottoman bại trận bị xóa tên trên bản đố thế giới, người Do Thái trở về đất nước và đất Israel được Hội Quốc Liên giao cho người Anh quản trị nhưng các nhóm Ả Rập kình chống nhau liên tục khiến quân Anh kiểm soát không được phải rút lui, đó là cơ hội ngàn năm muôn thưở người Do Thái đứng lên giành độc lập năm 1948. Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa Israel và các nuớc Ả Rập xung quanh, người Israel lấy lý do truy kích quân Jordan, họ tiến sang Ðông Jerusalem lúc đó do Jordan cai trị. Khi Liên Hiệp Quốc ra lệnh ngưng bắn, quân đội nước nào ở yên vị trí tại chỗ thì... quân đội Israel đã “lỡ bộ” đóng quân ở Ðông Jerusalem rồi và toàn bộ thánh địa linh thiêng Jerusalem với biết bao nhiêu thánh tích như Mộ Chúa, Núi Ðền, Bức Tường Than Khóc, Núi Olives, Vườn Gếtsimani lại trở về với người Israel. Bánh xe lịch sử luôn xoay dần, không một đế quốc, quyền lực nào tồn tại lâu dài, lúc thịnh lúc suy, cơ hội đến người Israel biết nắm lấy và họ đã thành công.

Nay đứng trước Bức Tường Than Khóc của người Do Thái, thấy họ thành kính cầu nguyện, người tựa ôm bức tường đá, kẻ cầu nguyện hàng giờ, các thầy giảng Rabbi đứng nghiêm chỉnh gục gật cái đầu trong khi các quân nhân nam nữ mang súng vui đùa. Họ chiến thắng nhưng không ngủ quên trên chiến thắng, họ không tự kiêu về thành tích của mình mà vẫn đến cầu xin cùng Thượng Ðế, biết đâu nhờ đó mà Thượng Ðế ban ơn và dẫn dắt cho họ? Nếu không có Thượng Ðế thì niềm tin tôn giáo cũng là sức mạnh giúp họ chiến thắng, nhiều người uống dược thảo vô thưởng vô phạt (chỉ tốn tiền) mà cũng hết bịnh, đó cũng là nhờ niềm tin.

Họ rất tin tưởng nên sau khi cầu nguyện nhiều người gỡ mảnh vụn bức tường, ngắt nhánh cỏ khô mọc trên đá, cung kính gói lại làm lá bùa hộ mạng. Người khác gởi những lời cầu xin viết trên những mảnh giấy trắng nhét vào những khe hở trên bức tường. Hãng điện thoại Israeli Telephone Company cũng biết cách làm ăn bằng cách mở ra dịch vụ chuyển những điện thư (fax) cầu xin đến bức tường cho những người không đến được thánh địa. Ngày 26 Tháng Ba, 2000 Ðức Giáo Hoàng John Paul II đặt lá thư của mình trên bức tường và bưu điện Israel đã phát hành tem thư đánh đấu sự kiện này. Trong Tháng Bảy, 2008 ứng cữ viên Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đặt lời cầu xin ở đây và nhật báo Maariv in trên báo mình. Năm 2009 Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng ký thác lời cầu nguyện trên tường và các hãng truyền thông chụp ảnh nội dung và phổ biến trên báo chí. Mỗi năm có hơn 1 triệu mảnh giấy cầu xin gắn nơi đây và được thu nhặt 6 tháng một lần đem chôn trên Núi Olives là nơi ngày xưa Chúa Jesus đã đến cầu nguyện và nghỉ qua đêm.

Những di tích khác liên quan đến cuộc đời Chúa Jesus quan trọng đối với Thiên Chúa giáo nhưng không quan trọng đối với người Do Thái. Do Thái giáo gắn liền với kinh thánh Do Thái, xem mình là dân tộc được Thượng Ðế chọn và họ phải giữ mối liên hệ giao ước với Thượng Ðế. Họ tin rằng tổ phụ là ông Adam do Thượng Ðế tạo dựng, sau đó là Abraham, Moses, Noah, David và Solomon. Solomon đã xây đền thờ để hiệp thông cùng Thượng Ðế, nay đền thờ không còn nữa, chỉ còn lại bức tường nguyên thủy ở phía Tây là di tích duy nhất còn sót lại của tổ phụ nên họ rất thành kính đến cầu nguyện, chiêm bái nơi đây.
Vào đất Palestine thăm Jericho
Chương trình hành hương thánh địa Israel ngày thứ 3 hôm nay là ra khỏi thành phố Jerusalem, đi về hướng Ðông vào vùng sa mạc Judea để thăm làng Jericho là nơi ngày xưa Chúa Jesus đã từng đi qua trên đường đến Jerusalem lần cuối. Rồi tới Qumran là nơi tìm thấy những cuộn sách lâu đời nhất, sau đó đến Biển Chết nước có độ muối thật mặn, không sinh vật nào sống được và khi xuống tắm người nổi lềnh bềnh trên mặt nước, vừa tắm biển vừa đọc báo!

http://cdn1.beeffco.com/files/poll-images/normal/popularity-palestine_3760.jpg


Chuyến đi hôm nay đường không mấy xa nhưng vì ghé những địa điểm khảo cổ là những công viên quốc gia mất rất nhiều thời giờ nên Linh Mục Huỳnh Công Hạnh hướng dẫn đoàn hành hương muốn chúng tôi khởi hành sớm. Sáu giờ sáng báo thức bằng điện thoại, 6 giờ 30 xuống nhà hàng ăn sáng và 7 giờ 15 khởi hành bằng xe buýt nhỏ 20 chỗ ngồi của hãng du lịch, cũng bà Malca hướng dẫn viên người Israel tháp tùng. Vì là đi hành hương thăm thánh địa có tính cách tâm linh chứ không như du lịch vui chơi nên sáng hôm nào cũng tham dự thánh lễ. Xe buýt dừng lại nhà thờ Các Dân Tộc ở vườn Gethsemane là nhà thờ Công Giáo để chúng tôi dự thánh lễ bằng tiếng Việt do linh mục hướng dẫn cử hành. Sau đó lên xe rời khỏi thành Jerusalem đi về hướng Ðông, qua khỏi thành phố nhà cửa thưa dần và đi vào vùng núi đồi không cỏ cây chỉ một màu đất đá vàng cháy. Theo bà Malca phía Ðông Jerusalem là sa mạc, dân cư thưa thớt, khô hạn vì những đám mây mưa bốc hơi nước từ biển Ðịa Trung Hải bị dãy núi dắt ngang hướng Bắc Nam ở Jerusalem chận lại nên chỉ có mưa ở phía Tây Jerusalem mà ít khi mưa bên hướng Ðông. Thêm vào đó vùng phía Ðông là thung lũng sông Jordan cũng chảy theo hướng Bắc Nam đem nước mưa (rất ít) từ vùng núi phía Bắc đổ vào Biển Chết và Biển Chết là một vùng lòng chảo nằm rất thấp, dưới mực nước biển nên khí hậu rất nóng và đất đai khô khan không cỏ cây nào mọc được ngoài những vùng dọc theo sông Jordan hay những con suối phụ lưu của nó. Sông Jordan cũng là biên giới giữa Israel và Jordan một quốc gia Hồi Giáo thuộc khối Ả Rập.

http://www.liquid-blue.com/photos/tour/countries/palestine/images/2007-12-19%20Jericho-Palestine,%20Dead%20Sea%20008.jpg
Xe buýt lên xa lộ số 1 để đi Jericho (Giêricô) là thành phố nhỏ nằm cách Jerusalem khoảng 22 miles (36 km) về hướng Ðông Bắc. Ðây là vùng Bờ Tây (West Bank) thuộc lãnh thổ Palestine nên đi một khoảng xe chúng tôi gặp trạm kiểm soát của quân đội Palestine. Người tài xế nói gì đó với họ và họ nhìn tấm thẻ để sau kính trước chiếc xe là cho qua. Hiện nay lãnh thổ của người Palestine chỉ còn Bờ Tây (West Bank) là phần đất phía Ðông Jerusalem và dải Gaza nằm ở bờ biển Ðịa Trung Hải phía Nam của Israel giáp với Ai Cập. Trong hai phần đất này, người Palestine chỉ kiểm soát những vùng “da beo” là những làng của người Palestine sinh sống trong khi xa lộ, đường biển, không phận do Israel kiểm soát. Vì vậy nên khó biết vùng nào là của Palestine và vùng nào của Israel trừ khi ngang qua những trạm kiểm soát. Trạm kiểm soát của Palestine thì “xuề xòa” còn của Israel họ xem xét giấy tờ, Passport kỹ lưỡng trước khi đi vào phần đất Israel. Một điểm nữa là vùng Palestine đường sá nhỏ hẹp bụi bậm, nhà cửa tiêu điều, phố xá nghèo nàn, trẻ con lang thang chạy chơi trong khi bên đất Israel thì khá hơn. Mỗi sáng người Palestine thường qua biên giới, vào Jerusalem để buôn bán rau cải, trái cây, đồ kỷ niệm cho du khách hoặc đi làm công.


Quốc gia Palestinehttp://farm3.static.flickr.com/2482/3707395890_cb8b270df4.jpg


Ðặt chân vào lãnh thổ Palestine nhân tiện cũng tìm hiểu sơ qua về quốc gia Palestine. Có 3 yếu tố cấu thành quốc gia là: lãnh thổ, dân chúng và chính quyền. Lãnh thổ Palestine trước Thế Chiến Thứ Nhất là toàn vùng Israel nhưng ngày nay chỉ còn Bờ Tây và dải Gaza. Dân chúng Palestine năm 2008 là 4,148,000 người. Chính quyền quốc gia Palestine được thành lập năm 1994 theo Hiệp định Olso giữa tổ chức Giải Phóng Palestine (PLO) và chính phủ Israel với tổng thống hiện tại là ông Mahmoud Abbas. Thủ đô trên hiến pháp là Jerusalem nhưng hiện do Israel chiếm giữ và quốc gia Israel cũng xem Jerusalem là “thủ đô duy nhất, không phân chia” của họ. Phi trường quốc tế và hải cảng chính của Palestine nằm ở dải Gaza nhưng sau khi phong trào Al-Aqsa Intifada nổi dậy hai cửa ngõ giao thương với thế giới bên ngoài bị Israel phá hủy. Palestine cũng không có tiền tệ riêng, dân chúng sử dụng tiền Israel hay đồng đô la Mỹ.

Trước kia tổng thống Palestine là ông Yasser Arafat (1929-2004), ông là chủ tịch của tổ chức Giải Phóng Palestine, đồng thời cũng là lãnh đạo của đảng chính trị Fatah do ông thành lập năm 1959. Arafat đã dành phần lớn cuộc đời mình tranh đấu chống lại Israel, đòi lãnh thổ, quyền tự quyết cho người dân Palestine. Ban đầu ông phản đối sự tồn tại của Israel nhưng ông đã thay đổi quan điểm của mình năm 1988 khi chấp nhận Nghị quyết số 242 của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1994 cùng với 2 nhà lãnh đạo của Israel khi ký Hiệp định Olso. Hiệp định này bị nhóm Hamas và các tổ chức du kích khác của Palestine phản đối, Hamas nổi lên nắm quyền làm lung lay nền móng của chính quyền đảng Fatah. Sau khi ông mất nhóm Hamas kiểm soát dải Gaza, Israel cũng như các nước Tây phương xem Hamas như một lực lượng cực đoan khủng bố và hiện nay Israel phong tỏa bờ biển cũng như không phận dải Gaza không cho các tổ chức khác viện trợ tiếp tế cho Hamas. Vì chính sách phong tỏa này, ngày 31 Tháng Năm, 2010 vừa qua Israel tấn công đoàn tàu cứu trợ nhân đạo làm chết 9 người đa số người Thổ Nhĩ Kỳ gây nên nhiều vụ biểu tình ở các quốc gia lân cận. Hiện tình chính trị ở các khu tự trị Palestine với Israel còn nhiều rối ren và thánh địa Jerusalem không khi nào yên ổn được vì các sắc dân, các tôn giáo tranh giành quyền kiểm soát.

Con đường vào vùng sa mạc khô cằn chúng tôi đang đi hai ngàn năm trước Chúa Jesus cùng 12 môn đệ đã từng đi để đến Jerusalem lần cuối trước khi Người chịu nạn. Cũng trên con đường hoang vắng núi non này sách Phúc Âm (Luca 10:30-37) có mô tả về người Samaritan nhân hậu đã ra tay săn sóc vết thương cho một người đi đường bị cướp đánh nhừ tử, bỏ nằm bên đường mà trước đó có hai thầy tư tế đi ngang, thấy nạn nhân nằm thoi thóp nhưng tránh qua một bên mà đi. Người Samaritan đặt người ấy trên lưng con lừa của mình đưa về quán trọ săn sóc và hôm sau người Samaritan phải lên đường, ông trả tiền cho chủ quán để nhờ người này tiếp tục cho người bị cướp đánh ăn uống.

Con đường hôm nay đi đã trở thành xa lộ mỗi bên có 2 làn xe lưu thông nhưng cũng còn vắng vẻ rất ít xe chạy. Hai bên toàn là núi đá màu vàng, con đường len lỏi qua những sườn núi, một bên là hố sâu, vực thẳm nhìn chóng mặt. Những ai đã từng đến viếng Ðại Vực Grand Canyon ở Arizona (Hoa Kỳ) mới có thể hình dung được quan cảnh ở đây. Cả một vùng sa mạc núi non trùng điệp, hết núi này lại đến ngọn núi khác, không một mái nhà, không cây cỏ hoang dại nào mọc được, kể cả xương rồng cũng không thấy! Thỉnh thoảng nhìn xuống vực sâu hàng trăm mét có một dòng suối nhỏ và bên cạnh là một đám cây chà là lá xanh sum suê. Vùng này tuy đi trên núi cao nhưng nhiều nơi nằm dưới mực nước biển, trước đó tài xế xe buýt có dừng lại tại nơi có cao độ ngang mực nước biển để chúng tôi chụp hình kỷ niệm. Nơi đây có một ông Palestine mặc y phục Ả Rập với áo choàng phủ kín tới chân và trên đầu đội khăn, dắt một con lạc đà để ai muốn ngồi trên lưng chụp hình thì trả ông một đô la tiền Mỹ.


Núi Cám Dỗ


http://0.tqn.com/d/archaeology/1/0/s/F/1/jericho.jpg

Trước khi còn vài cây số nữa đến thành phố Jericho chúng tôi đi ngang qua Núi Cám Dỗ (Mount of Temptation). Núi cao hơn mực nước biển khoảng 350 mét, trên núi có vài chục hang động, ngày xưa Chúa đã từng đến đây và ăn chay trong vùng sa mạc này. Núi cũng nổi tiếng với nhiều ẩn sĩ khổ tu sống trên đây, đêm đêm vang vọng tiếng đọc kinh. Chính Thống Giáo Hy Lạp chiếm ngọn núi và xây tu viện trên đó vào năm 1895 và hiện nay tu viện vẫn còn. Khách hành hương hàng ngày lên viếng tu viện bằng con đường mòn quanh co theo triền núi rất dốc. Nơi đây phúc âm ghi lại việc Chúa bị quỷ cám dỗ như sau: “Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.’ Ðức Giêsu liền nói: ‘Satan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Matthêu 4:8-10).

http://www.traveladventures.org/continents/asia/images/tel-es-sultan06.jpgChúng tôi không lên núi nhưng đến một thương xá có nhiều tầng lầu xây giữa sa mạc tên Ahava, có nhà hàng, chợ thực phẩm bên trong. Phía trước người ta bày nhiều gian hàng bán trái cây. Ngoài những trái cây thường thấy còn có những thổ sản trong vùng như chà là, trái sung, các loại hạt, mật ong v.v... Jericho nằm dưới một thung lũng có 12 con suối chảy về sông Jordan nên đất đai ở đây có vẻ phì nhiêu với cây cối tương đối xanh tươi nhất là chà là, đu đủ, trái sung, chuối. Sau khi mua sắm trái cây, cà phê, giải khát, dùng nhà vệ sinh chúng tôi lên xe đi vào Jericho, đi ngang qua một khách sạn nhiều tầng khá lớn có tên Intercontinent.


Thành phố Jericho (Giêricô)


Jericho nằm gần sông Jordan thuộc lãnh thổ Palestine, là thủ đô của tỉnh Jericho (Jericho Governorate), có dân số hơn 20,000 người chủng tộc Palestine. Jericho theo tiếng Ả Rập có nghĩa là “hương thơm” vì nơi đây ngày xưa sản xuất một loại dầu hương liệu lấy từ cây Balsam trồng nhiều trong vùng. Jericho được người ta tin rằng là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, theo những cuộc đào xới các nhà khảo cổ cho rằng thành phố là nơi dân cư sinh sống từ 9,000 năm TCN.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjsfRyhW0OhwFvBEINEWtzZWSp0tvrUb4OnwD9FIGPlghwIdfPreuOm3Ga7l98kgyJ2TyEOQXDcIyKgV4mWzkmxAkhhEIn21SKcN6U3CUvLfmxZWqREt6QH3WyXzc_JaamHoHkMESzi5NMw/s1600/BethlehemJelricho10June2010+372+copy+copy.jpg
Xe đưa chúng tôi đến một thánh tích có ghi trong thánh kinh Phúc Âm là “Cây Cổ Thụ của ông Dakêu (Zacchaeus)”. Ðến nơi dừng lại và xuống xe chụp hình. Cây cổ thụ là một cây sung (sycamore fig) to lớn, cành lá rậm rạp, dưới gốc sơn trắng có một hốc trống vì thân mục, cây đang được chính quyền Palestine rào lại. Tại cây này người ta cho rằng ông Dakêu đã trèo lên đó để được nhìn thấy Chúa vì ông thấp mà rất đông người vây quanh Chúa. Dakêu là người giàu có, ông làm nghề thu thuế cho La Mã là đế quốc cai trị thời Chúa Giêsu sinh sống nên dân làng không thích. Theo Phúc Âm ghi lại chuyện ông Dakêu như sau: “Sau khi vào Giê-ri-khô, Ðức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy. Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Ðức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Ðức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. Khi Ðức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: ‘Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!’ Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người sầm xì với nhau: ‘Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!’ Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: ‘Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.’ Ðức Giê-su mới nói về ông ta rằng: ‘Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì con người đến để tìm và cứu những gì đã mất (Luca 19:1-10).”

Chúa Jesus đã tới nhà ông và ở đó một đêm, ông đã chia nửa tài sản của ông để cho người nghèo khó. Ở Jericho Chúa còn gặp người mù tên Batimê và đã chữa cho ông ta được sáng mắt. Chúa Jesus nói với ông ta rằng: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!”
Di tích cổ Qumran, Massada và Biển Chết
Gần Biển Chết có hai khu khảo cổ là Qumran và Massada, Qumran là một làng hoặc một tu viện của người Do Thái nơi người ta khám phá gần 900 cuộn Thánh Kinh cổ có niên đại trước Công Nguyên. Massada là một thành trì của Do Thái chống lại đế quốc La Mã, khi bị bao vây cả năm trường, họ đồng lòng cùng nhau tự sát để khỏi rơi vào tay giặc.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg1RJJFCAJDJ2ky4pKBa0hjLY_OceFYnfS6JlYouZS7Mxr8Ayj-6iGq7e-IWkEOWI9VYOZb0V4INiBhdDvqR_dLcZ9mPv1ouU_P_V0OVOxGxGGekUSBO2L7ycX0uTGdd7UFXQpEkirO_fpD/s320/DeadSea.jpg

Khách hành hương nổi người trên mặt nước Biển Chết.

Rời Jericho nơi có ngọn Núi Cám Dỗ và cây sung ông Dakêu chúng theo theo quốc lộ 90 đi về phía Nam để đến di tích khảo cổ Qumran. Ðoạn đường 18 km này cũng là sa mạc núi non không một bóng cây, không một xóm nhà. So với đường đi Las Vegas ngang qua sa mạc Thung Lũng Tử Thần (Death Valley) thì tuy gọi là Thung Lũng Tử Thần nhưng còn có sự sống, còn có cây xương rồng nở hoa, những bụi cỏ xanh màu và những con rắn mối, thằn lằn còn ở đây toàn là đất đá và núi non như Ðại Vực Grand Canyon. Có một bà trong đoàn hành hương hỏi: “Ðất đai khô khan như thế này mà tranh giành làm chi khiến các tổng thống Mỹ từ Biu Cờ-lin-tong cho đến Ô-ba-ma phải đứng ra dàn xếp, mất thời giờ quá. Sao không cho họ sang Mỹ định cư ở các tiểu bang thưa người, hết chiến tranh giành nhau có phải hơn không?” Có tiếng một ông trên xe đáp lại: “Họ giành nhau là vì đây là đất Thánh mà, như bà vậy, sao không du lịch các nơi danh lam thắng cảnh mà đến đây lặn lội làm gì?” Cả đoàn trên xe cười khúc khích, lại có người lên tiếng: “Tại bả muốn lên thiên đàng!” Linh mục trưởng đoàn mới có cơ hội lên tiếng: “Chúa có nói: ‘Ai muốn theo ta thì phải vác Thánh Giá’”.

Câu chuyện đưa đẩy một lúc thì xe đi vào vùng bình nguyên có ruộng trồng lúa mì hay khoai tây, cà rốt gì đó và xa xa thấy một vùng nước xanh lấp lánh ánh bạc. Ðây thuộc vùng West Bank nhưng hiện do Israel kiểm soát, họ có những hồ chứa nước lấy từ sông Jordan và các con suối nhỏ trong những tháng mưa và làn nước phía xa mà chúng ta thấy đó là Biển Chết chúng ta sẽ tới sau. Bây giờ xe rẽ vào tay phải để đến khu khai quật di tích cổ có tên là Qumran.


Công viên quốc gia Qumran




Du khách đến thăm khu khảo cổ Qumran.


Khu di tích Qumran đã trở thành công viên quốc gia của Israel có thu lệ phí vào cửa (20 NIS, đồng New Israel Shekel, 1 USD = 3.87 NIS). Trong công viên ngoài các bãi đất được khai quật lộ ra các bức tường đá nhà cửa thời xưa còn có phòng triển lãm hình ảnh lúc khai quật, phòng chiếu phim và quán ăn. Qumran không có nhà dân, nằm trên một vùng đất cao cách Biển Chết (Dead Sea) khoảng 1 mile (1.6 km) về phía Tây của bờ vịnh phía Bắc Biển Chết, đây là nơi người Do Thái đã sinh sống dưới thờ Vua John Hyrcanus (134-104 TCN) cho đến khi bị đế quốc La Mã xâm chiếm và tàn phá năm 70 SCN cùng thời với thành Jerusalem.


http://www.thisfabtrek.com/journey/asia/israel-palestine/20100220-jerusalem/dead-sea-near-qumran-4.jpg

Các hang động ở Qumran.

Chúng tôi vào công viên quốc gia Qumran xây dựng ở giữa sa mạc và núi đá. Vào phòng tối xem một đoạn video chiếu về phong cảnh là lịch sử Qumran với những tranh vẽ cảnh nhà cửa thời xưa. Sau đó vào các phòng triển lãm xem các hình chụp các toán khảo cổ của nhiều quốc gia khai quật các di tích. Cuối cùng theo người hướng dẫn viên của công viên ra ngoài đến những hiện trường các khu đất được đào xới và khai quật. Một cách tổng quát khu di tích khảo cổ Qumran được mô tả như sau:

Trước đây người ta không biết rằng xưa kia đã có một làng bị chôn ở phía dưới, cho đến năm 1947 một đứa bé chăn dê tình cờ ném một hòn đá vào hang động, bỗng nghe một tiếng vang như chạm vào một chiếc bình nào đó. Từ đó các nhà khảo cổ mới đến xem xét các hang động gần đó và từ 1947 đến 1956 đã tìm thấy gần 900 cuộn giấy có viết chữ làm bằng da thú như dê, lừa. Ðồng thời họ cũng đào và khám phá ra khu định cư thời xưa với hồ chứa nước, nhà tắm của người Do Thái, những nghĩa địa với hàng ngàn bộ xương, những phòng họp, thư phòng nơi viết chữ trên da thú, lò gốm làm bình chứa nước, nồi niêu dùng để nấu ăn. Nhiều sử gia, học giả tin rằng đây là tu viện của người Do Thái có thể là của giáo phái Essenes, có giả thuyết cho là đồn binh của người Hasmonean và sau đó chuyển thành một làng của những gia đình giàu có chuyên sản xuất đồ gốm thời ấy. Người ta không biết rõ số người sinh sống tại nơi đây nhưng ước lượng khoảng vài trăm đến 2,000.

http://images.travelpod.com/users/ashleyheacock/1.1219215240.3-masada.jpg thành trì Massada.

Một nghĩa địa lớn được tìm thấy ở phía Ðông mà hầu hết các ngôi mộ chôn những xác đàn ông, một ít mộ phụ nữ cũng tìm thấy, các nhà khảo cổ xác định là chôn vào thời Trung Cổ. Vì luật của Do Thái giáo không cho phép quật mồ người chết nên người ta chỉ khám nghiệm một số bộ xương trong số trên một ngàn ngôi mộ ở đây. Một giả thuyết cho là đó là những mộ của các tu sĩ tu, giả thuyết khác cho là mộ của dân Jerusalem được mang đến chôn ở đây vì đây là vùng đất cát dễ đào hơn là vùng Jerusalem toàn đá phải đặt xác trong hầm đá như chúng ta đã biết như thời Chúa Jesus.

Gần 900 cuộn da thú viết chữ được tìm thấy trong 11 hang động, nhiều học giả cho các động là thư viện của tu viện vì còn dấu vết như những kệ lưu trữ những cuộn da. Những cuộn da này viết vào thời Ngôi Ðền Thứ Hai bằng chữ cổ phải đem về Jerusalem đến nhờ các nhà cổ ngữ dịch lại. Nhiều đoạn văn đọc được cho thấy họ tin những tín điều của Do Thái Giáo và thờ phượng, cầu nguyện theo cung cách của tôn giáo này. Có những đoạn văn chứng tỏ họ là người Essenes hoặc giáo phái Zadokites chống lại vua chúa và các thầy tu dưới triều Hasmonean. Hầu hết những cuộn da đều viết về thánh kinh Cựu Ước, không có cuộn nào ghi về Tân Ước mà Cựu Ước chính là nền tảng của Do Thái Giáo trong khi Tân Ước do các thánh ghi chép lại những lời Chúa Jesus dạy là nền tảng của Thiên Chúa Giáo (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành v.v...)


Thành trì Massada trên núi


Chúng tôi lên xe tiếp tục đi về hướng Nam để đến thành trì Massada xây trên núi cạnh bờ Tây của Biển Chết. Thành Massada nằm trên vùng bằng phẳng của ngọn núi rất cao, muốn lên phải đi bằng con đường mòn uốn lược quanh co theo triền núi hoặc bằng xe dây cáp treo. Chúng tôi lên bằng xe dây cáp hình như mới xây dựng cách đây vài năm nên kiểu xe cũng như trạm đi và đến còn rất mới. Giàn giá ở trạm trên núi làm bằng thép đục vào đá núi trông rất vững chắc. Có một số vị trong đoàn hành hương lớn tuổi hay vì sợ độ cao nên không lên núi, ngồi lại trong xe buýt chờ. Sau khi lên tới trạm một cách êm ái cũng như có dịp ngắm cảnh Biển Chết mù hơi nước ở hướng Ðông, chúng tôi theo những con đường đi bộ lót bằng ván gỗ ôm theo vách đá, sườn sắt gắn vào trong đá, phía dưới là hố sâu ghê rợn để đến thành trì và cung điện Massada.


http://www.myworldshots.com/p1/m/Israel/Misc/Israel-Massada-1593.jpg

Thành trì Massada.

Câu chuyện thành trì Massada hấp dẫn và cảm động nói lên lòng can đảm và khí phách của dân tộc Do Thái ngày xưa chống giặc ngoại xâm La Mã. Thành Massada được Vua Herod (âm tiếng Việt là Hêrôđê) xây năm 30 TCN. Khi quân đế quốc hùng mạnh La Mã xâm chiếm Do Thái một số tu sĩ Do Thái Giáo từ Jerusalem di tản về đây và tử thủ trên thành trì trên núi này và Massada trở thành điểm cuối cùng chống lại La Mã. Năm 72 SCN quân La Mã vây thành Massada dưới chân núi suốt cả năm. Tu sĩ Do Thái trên núi đánh lại quân La Mã bằng đá và tên gắn lửa nhiều tháng trời mặc dù lương thực và nước uống đã cạn kiệt. Năm 73 quân La Mã xây xong một con đường lên núi bên ngoài thành và đem quân đông đảo lên tấn công căn cứ Massada. Thấy sức yếu không chống chọi được lâu dài, 960 tu sĩ Do Thái trên núi đã chọn cái chết bằng cách tự tử hơn là sa vào tay giặc La Mã. Câu chuyện lịch sử đã để lại hậu thế tấm gương can đảm, anh hùng và tử vì đạo.

Những gì còn lại của thành quách Massada được bảo tồn rất kỹ cũng như xây dựng thêm nhằm vinh danh những anh hùng dân tộc đã từng hy sinh chống giặc ngoại xâm tại di tích lịch sử này. Kiến trúc đáng nhớ nhất là cung điện của Vua Herod ở phía Bắc khu di tích được xây trên đỉnh của 3 ngọn núi nhìn xuống vực sâu phía dưới. Gần cung điện có nhà tắm theo kiểu La Mã với sàn cẩn đá màu mosaic và tường trang hoàng bằng những hoa văn. Nhiều kiến trúc khác như cung điện xa hoa ở phía Tây có phòng tắm kiểu Do Thái, kho chứa đồ đạc, tháp canh và ngôi đền thờ Do Thái (Synagogue) gắn liền với lịch sử của Massada, đặc biệt là các món cổ vật như những thùng chứa, đồ gốm trang trí hoa mỹ, những cuộn da thánh kinh và những đồng tiền kim loại.

Massada là điểm du lịch mà chính phủ Israel muốn du khách tới thăm nên Tour du lịch nào cũng có chuyến lên thành trì Massada. Trong ngôi nhà “Tourist Center” dưới chân núi luôn trình chiếu đoạn phim về lịch sử Massada, mô hình của thành trì ngày trước và trưng bày hình ảnh những gì các nhà khảo cổ khai quật được. Năm 2001 di tích thành trì Massada được tổ chức Unesco liệt kê là di sản thế giới.


Biển Chết (Dead Sea)


Xuống núi chúng tôi lên xe ra Biển Chết cách đó chừng 1 km. Nơi bờ biển này có nhà thay quần áo, phòng vệ sinh cũng như các vòi nước ngọt tắm lại sau khi dưới biển lên. Xe đậu hơi xa nhà thay quần áo nên các bà, các cô ra phía sau xe buýt mà thay. Bọn đàn ông chúng tôi bị ngồi lại hết trong xe và nhìn ra biển mơ màng. Trời chiều mây đen kéo tới, gió lạnh nên nhiều bà cũng không muốn xuống biển tắm. Những người tắm đều là những người tò mò muốn xuống nước để thân mình nổi bềnh bồng, giả bộ cầm tờ báo chụp hình đem về khoe với bạn bè. Các bà kéo nhau rón rén xuống nước cho biết nước khá lạnh và dưới đáy toàn là những hòn đá đóng muối tua tủa góc cạnh nhọn như san hô đâm vào bàn chân rất đau!

Ðược biết Biển Chết nằm ở vị trí thấp nhất trên lục địa, mặt nước có độ cao (phải gọi là độ sâu mới đúng) 422 mét (1,385 ft) dưới mực nước biển. Nơi sâu nhất ở Biển Chết là 378 mét (1,240 ft) là hồ nước mặn sâu nhất trên thế giới. Ðộ muối ở Biển Chết gấp 8.6 lần độ muối của nước biển, nước mặn đến nỗi không có một sinh động vật nào sống được cho nên người ta mới gọi là Biển Chết. Chiều dài của Biển Chết là 67 km (42 miles) và chiều ngang nơi dài nhất là 18 km (11 miles). Phía bờ Tây Biển Chết giáp với West Bank và Israel, bờ Ðông phía bên kia là nước Jordan và đường biên giới ở giữa biển. Biển Chết nhận nước từ sông Jordan và tới đây nước được giữ lại không còn thoát đi đâu được. Biển Chết thu hút du khách trong vùng Ðịa Trung Hải thăm viếng từ hàng ngàn năm trước, theo Thánh Kinh là nơi ẩn náu của Vua David và là nơi nghỉ dưỡng “health resort” đầu tiên trong lịch sử (Vua Herod dùng nơi đây để nghỉ ngơi). Ngày xưa Biển Chết từng cung cấp nhiều khoáng sản như hương liệu để ướp xác và chất potash để làm phân bón. Hiện nay một phần phía Nam của Biển Chết người ta ngăn bằng đất, tách rời với phía Bắc và đấp những con đê để nước bốc hơi làm ruộng muối, năm 2001 Israel đã sản xuất được 1.77 triệu tấn potash, 206 ngàn tấn bromine, 44,900 tấn caustic soda, 25 ngàn tấn magnesium và sodium chloride. Phía bên Jordan cũng khai thác khoáng sản không kém gì phía Israel.
Chúng tôi lên xe để trở về Jerusalem lúc trời đã hoàng hôn, bầu trời một màu xám như sắp mưa với từng cơn gió lạnh tràn về.
Thánh Ðường Bethlehem nơi Chúa Giáng Si
http://www.bibleplaces.com/newsletter/Bethlehem_Church_of_Nativity_courtyard,_tb102603522.jpgơng Cung Thánh Ðường Chúa Giáng Sinh ở thành phố Bethlehem nằm trong vùng Bờ Tây (West Bank) thuộc Palestine là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất thế giới còn sử dụng đến ngày nay. Nhà thờ được xây từ thế kỷ 6 dưới thời Byzantine ngay trên hang đá nơi Chúa Jesus sinh ra.

http://www.daycoumc.org/Portals/116/images/palestine_bethlehem.jpgSáng ngày 26 Tháng Hai, 2010 đoàn hành hương chúng tôi dậy sớm, thu dọn hành lý và trả phòng lại cho khách sạn Park Hotel ở Jerusalem. Hôm nay sẽ từ giã thánh địa Jerusalem để đi Bethlehem (Bêlem) kính viếng nơi Chúa Jesus sinh ra, sau đó lên hướng Bắc để đến vùng Nazareth (Nadarét) là quê hương tuổi thơ của Chúa và ngủ đêm tại đây trong nhà trọ thuộc một dòng các bà sơ.

Sáng hôm nay trời lại mưa lâm râm không dứt hạt vì vùng Trung Ðông còn trong mùa mưa từ Tháng Mười Hai đến Tháng Tư. Bình thường mưa rất ít nhưng năm nay thời tiết thay đổi khắp toàn cầu nên trận mưa từ đêm qua kéo dài đến sáng nay đối với nhân viên làm việc trong khách sạn là trận mưa lớn hiếm thấy.

Bethlehem nằm về hướng Nam và cách Jerusalem khoảng 6 miles (10 km) trong lãnh thổ West Bank của Palestine nên xe chạy một lúc, trước khi vào thành phố là gặp trạm kiểm soát của lính Israel. Vì thấy xe của hãng du lịch nên họ cho qua dễ dàng chứ nếu du khách đi riêng rẽ, phải đi bộ qua một hành lang bằng rào sắt quanh co dài hàng trăm thước, sau đó mới đến trạm kiểm soát sổ thông hành. Nơi biên giới này Israel cho xây bức tường cao khoảng 7, 8 mét bằng sắt phía trên còn chạy thêm những hàng kẽm gai nhọn. Ðổi lại Palestine không cho hướng dẫn viên du lịch Israel vào Palestine nên bà Malca sáng nay không thấy tháp tùng với chúng tôi như thường ngày. Vào thành phố Bethlehem chúng tôi mới gặp anh chàng hướng dẫn viên người Palestine. Anh ta nói rằng tuy là người gốc Ả Rập nhưng anh ta theo đạo Công giáo. Anh cho biết du khách từ Jerusalem nếu muốn viếng Bethlehem có thể tới bến xe buýt trước cổng thành Damacus nơi đây có những xe Van đưa du khách đến trạm biên giới chỉ mất 2 đô la Mỹ. Sau khi qua biên giới lấy Taxi Palestine để vào Bethlehem. Thấy Taxi bên Palestine toàn là những xe cũ kỹ và nhà cửa bên này cũng xơ xác tiêu điều, ngoài đường nhiều con chó ốm đi lang thang trông thật tội nghiệp!
http://www.16beavergroup.org/images/bethlehem.jpg
Bethlehem nằm trên vùng đồi núi có cao độ 2,543 ft (775m) trên mực nước biển, cao 98ft (30m) hơn Jerusalem. Dãy Núi Do Thái (Judean Mountains) này chạy từ Bắc xuống Nam và chia làm 2 miền khác biệt: Israel ở phía Tây cạnh Ðịa Trung Hải tương đối màu mỡ vì có mưa, còn West Bank thuộc Palestine nằm phía Ðông toàn là núi non và sa mạc. Dân số năm 2007 là 25,266 người đa số là người Palestine theo Hồi Giáo, cũng có một số người Ả Rập theo Thiên Chúa Giáo. Nổi tiếng nhất ở Bethlehem là nhà thờ Chúa Giáng Sinh (Church of the Navity) được xây vào thế kỷ thứ 6 tại địa điểm Chúa Jesus sinh ra. Hàng năm trong dịp lễ Giáng Sinh, khách hành hương đến đây rất đông để chiêm bái và ngành du lịch là nguồn lợi kinh tế chính của thành phố cũng như của quốc gia Palestine. Thành phố có tất cả hơn 30 khách sạn và hàng trăm cửa hàng bán các sản phẩm thủ công như tranh tượng tôn giáo điêu khắc bằng gỗ cây Olive. Trung tâm là khu phố cổ đường xá quanh co nhỏ hẹp hiện là khu chợ Bazaar là nơi du khách mua sắm và ăn uống. Nhà thờ Chúa Giáng Sinh nằm về hướng Tây Bắc của phố cổ do Chính Thống giáo cai quản. Ở Bethlehem Do Thái Giáo có một di tích quan trọng được nhắc trong thánh kinh Hebrew là Mộ Rachel (Rachel's Tomb) tọa lạc nơi cổng Bắc đường vào thành phố. Rachel là vợ của thánh Jacob cùng với chồng hành trình từ Shechem đi Hebron, khi ngang qua Bethlehem bà đã chết khi sinh con trai và được chôn tại đây. Người Do Thái xem nhà mộ của bà là một thánh tích linh thiêng nên mặc dù nằm trong địa phận West Bank, Israel cũng rào lại và kiểm soát nhà mộ này. Trong thành phố còn có đền thờ Hồi Giáo, lớn nhất là đền Mosque of Omar được xây từ năm 1860 dưới thời Ottoman.

Về lịch sử Bethlehem, theo thánh kinh Hebrew chữ “Beit Lehem” có nghĩa “house of bread” (nhà chứa bánh mì) là quê hương sinh quán của Vua David (sinh ra năm 1040 TCN) là vua thứ hai của vương quốc Israel thống nhất, là tổ phụ của dân tộc Do Thái và của cả Chúa Jesus nên Bethlehem còn được gọi là thành của Vua David. Năm 132 đến 135 SCN Bethlehem bị người La Mã chiếm đóng và dân Do Thái bị đuổi ra khỏi thành phố. Năm 529 người Samaritans cướp phá thành phố, đốt phá các nhà thờ nhưng sau đó Hoàng Ðế Byzantine là Justinian I cho xây lại. Bethlehem sau đó bị nước Ả Rập chiếm đóng vào năm 63 nhưng họ vẫn để nguyên vẹn các đền thờ thuộc các tôn giáo khác mà không phá hủy. Năm 1099 quân Thập Tự Giá (Crusaders) chiếm thành phố và xây thêm thành lũy vững chắc, họ thay thế các chức giám mục Chính Thống Hy Lạp bằng Công Giáo La Tinh. Sau đó thành phố lại bị người Ai Cập và Syria chiếm đóng và cuối cùng là đế quốc Ottoman theo Hồi Giáo cai trị.Khttp://www.old-picture.com/europe/pictures/Bethlehem.jpgết thúc Ðệ Nhất Thế Chiến, Ottoman tan rã, Anh Quốc thay thế giành quyền kiểm soát thành phố kể cả vào năm 1947 Bethlehem trở thành “khu vực quốc tế” trong kế hoạch của Liên Hiệp Quốc muốn giao đất này cho người Palestine cai trị. Trong chiến tranh Ả Rập và Israel năm 1948 nước Jordan giành Bethlehem vào lãnh thổ của mình. Năm 1967 trong cuộc chiến Sáu Ngày quân Israel chiếm đóng Bethlehem cũng như toàn lãnh thổ West Bank. Hiệp Ước 1995 đặt Bethlehem dưới sự cai trị của chính quyền Palestine và thành phố được điều hành bởi một hội đồng thành phố thuộc nhiều đảng phái do dân chúng bầu lên trong đó có người thuộc Fatah ôn hòa lẫn phe Hamas cực đoan.

Israel cho xây tường cao ở phía Bắc thành phố để cô lập Bethlehem về chính trị, xã hội và kinh tế, mọi sự ra vào thành phố Bethlehem cũng như toàn vùng West Bank đều do Israel chủ động. Mức độ cho phép ra vào nhiều ít tùy thuộc vào tình hình an ninh, người Palestine ở Bethlehem từ West Bank vào Jerusalem phải có giấy phép của chính quyền Israel. Giấy thông hành còn khó khăn hơn từ khi xảy ra cuộc bạo động Intifada vào năm 2002, lúc đó khoảng 200 dân quân Palestine chiếm nhà thờ Chúa Giáng Sinh và bắt các tu sĩ giữ nhà thờ làm con tin trong 39 ngày. Quân đội Israel vào giải cứu khiến 9 dân quân Palestine và người giật chuông thiệt mạng. Người Palestine cũng không được vào Nhà Mồ Rachel bên ngoài thành phố nếu không có giấy phép còn dân quốc tịch Israel thì tự do di chuyển đi đâu cũng được.

http://www.middle-east-pictures.com/middle-east/pictures/Bethlehem-southwest.jpgCánh đồng Thiên Thần

Chàng hướng dẫn viên Palestine đưa chúng tôi đến một vùng nhiều hang động ở làng Bayt Sahur cách Bethlehem 2 km về hướng Ðông và anh ta cho biết đây là hang mà các mục đồng thời Chúa Jesus sinh ra đem các đàn dê cừu vào trú ngụ ban đêm để tránh mưa gió lạnh lẽo. Cũng tại nơi đây thiên thần đã báo các mục đồng rằng “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại. Hôm nay một Ðấng Cứu Ðộ đã được sinh ra trong thành Vua Ða-vít, Người là đấng Ðức Chúa Ki-tô. Anh em sẽ gặp một trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ”. Trong hang đá có một nguyện đường nhỏ với bàn thờ khách hành hương có thể đến dâng thánh lễ.
http://www.lifeintheholyland.com/images/hv/114_Rachel%27s_Tomb_with_Bethlehem_beyondsr.jpgNhà thờ Chúa Giáng Sinh

Thánh kinh Tân Ước của Thánh Matthew viết rằng: Cha mẹ của Jesus sống ở Nazareth nhưng về Bethlehem để khai kiểm tra dân số vì thuộc dòng họ Vua David. Khi hai người đang ở đó thì bà Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, vì không tìm được chỗ trong nhà trọ nên bà sinh con trai đầu lòng và đặt nằm trong máng cỏ. Chúa Jesus đã được sinh ra trước khi gia đình trở về Nazareth.

Chúng tôi tới nhà thờ Chúa Giáng Sinh (Church of the Navity) là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất được xây ngay trên hang đá từ xưa nay được đánh dấu là nơi Chúa sinh ra ở ngay trung tâm Bethlehem. Lịch sử nhà thờ được ghi lại như sau:

Năm 326: Nhà thờ đầu tiên được xây dưới thời Byzantine cai trị do Hoàng Hậu Helena (mẹ của Vua Constantine I) ra lịnh xây cất khi bà đến thăm Bethlehem và hoàn tất năm 333. Sau đó bị giặc người Samaritans đốt cháy năm 529. Chính hoàng hậu mộ đạo này (sau thành nữ thánh Helena) cũng đã xây nhiều nhà thờ khác trong đó có nhà thờ Mộ Chúa (Gongotha) ở Jerusalem.

Năm 565: Nhà thờ được sớm xây lại do lịnh của Vua Justinian I. Nhà thờ có bình đồ (floor plan) theo hình Thánh Giá, chiều dài 54 mét, rộng 26 mét. Có 4 hàng cột đá uy nghiêm cao 6 mét. Nhà thờ hiện nay được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Ðường còn tồn tại sau khi trải qua nhiều thế kỷ chiến tranh tàn phá.

Năm 614: Ðạo binh Hồi Giáo Persians dưới sự chỉ huy của Chosroes II xâm chiếm vùng này và họ tàn phá thiêu rụi hầu hết các nhà thờ Do Thái cũng như Thiên Chúa Giáo nhưng họ đã không phá hủy nhà thờ Giáng Sinh. Theo truyền thuyết khi Tướng Shahrbaraz chỉ huy đoàn quân Ả Rập Persians đến đây vào bên trong nhà thờ thấy hình Ba Vua Phương Ðông đến thăm Chúa Hài Ðồng nằm trong máng cỏ, Ba Vua đã mặc y phục giống như người Persians nên họ cho rằng tổ tiên của họ đã đến đây trước nên không đốt phá nhà thờ.ăm 1095 đến 1291: Thời kỳ đạo binh Thánh Giá (Crusaders) nhà thờ được tu sửa nới rộng nhiều lần. Những thế kỷ sau nhiều thế lực tranh giành chủ quyền nhà thờ. Hai tôn giáo là Chính Thống và Công Giáo La Mã do các thầy dòng Franciscan là hai thế lực lớn nhất tranh chấp cai quản nhà thờ.

Năm 1757: Nhà thờ từ các thầy dòng Franciscan rơi vào tay Chính Thống Giáo cho đến ngày nay.

Ðến khu quảng trường trước nhà thờ điều ngạc nhiên là phía bên ngoài nhà thờ giống như một bức tường thành bằng đá trắng không cùng màu chứ không giống như nhà thờ thường thấy với tháp chuông hay vòm mái bán cầu. Ðiều ngạc nhiên thứ hai là một vương cung thánh đường lớn nhưng cửa vào rất nhỏ hẹp, phải cúi mình khom lưng mới vào được. Xưa kia có 3 cửa chính nhưng 2 cửa đã bị xây tường bít kín. Cửa còn lại theo dấu các tảng đá nhìn thấy, ngày xưa cao chừng 3 mét nay chỉ còn 1 mét 2. Có hai truyền thuyết về sự thay đổi này: một là tránh không cho quân lính cưỡi ngựa vào, hai là để ai muốn vào phải cúi mình xuống cung kính. Chắc giả thuyết thứ nhất đúng hơn vì trải qua biết bao biến cố thăng trầm với nhiều thế lực tấn công đốt phá, nhà thờ vẫn còn tồn tại có thể nhờ tường cao, cổng kín khi đóng lại địch quân khó lọt được bên trong và cánh cửa nhỏ hẹp giữ nguyên cho đến bây giờ.

Bước vào bên trong, nhà thờ cũng rất lớn: Trần cao, hai bên là bốn hàng cột tròn bằng đá chạy dài cho tới cung thánh là bàn thờ chính ở cuối nhà thờ. Bàn thờ chính chỉ có một cây Thánh Giá với nhiều giàn đèn treo từ trên trần thả xuống theo cách trang trí của Chính Thống Giáo. Trong gian sảnh chính của nhà thờ, ở nền nhà để lộ ra một khoảng trống cho thấy nền nhà thờ hiện tại nằm cao hơn nền nhà thờ cũ gần một mét. Nền nhà thờ cũ (do Hoàng Hậu Helena xây năm 326) phía dưới được cẩn bằng đá màu mosaic tuy gần 2,000 năm nhưng màu sắc còn rực rỡ tươi sáng. Ðiều lạ là nền nhà thờ cũ rộng lớn như vậy mà người ta chỉ mới phát hiện năm 1934? Lý do nào khi xây lại nhà thờ năm 565 người ta không xây trên nền cũ mà lại xây nền mới ở bên trên? Giả thuyết thứ nhất cho là để tạo gian khoảng trống gọi là “crypt” dưới nhà thờ để âm thanh thuyết giảng lớn và ấm hơn. Giả thuyết thứ hai cho rằng nền cũ bằng mosaic có nhiều hình Thánh Giá người ta không muốn giẫm đi lên trên đó? Cũng giả thuyết thứ nhất có vẻ hợp lý hơn.

Trong cung thánh giữa nhà thờ, ngay dưới bàn thờ chính nằm sâu trong lòng đất là hang đá nơi Chúa Jesus sinh ra gọi là Grotto. Có hai con đường từ trên nền nhà thờ dẫn xuống Grotto. Tại nơi Chúa sinh ra trên nền đá cẩm thạch được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc 14 cánh. Con số 14 theo sách Phúc Âm như Thánh Matthew diễn tả: “Từ tổ phụ Abraham đến Vua David là 14 đời, từ Vua David đến thời lưu đày ở Babylon là 14 đời, và từ thời lưu đày ở Babylon đến Ðức Kitô cũng là 14 đời” (Matthew 1:17). Trên ngôi sao là hàng chữ khắc bằng tiếng Latinh ý nghĩa là “Nơi này Ðức Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Chúa Giêsu Kitô”. Hang đá Chúa sinh ra dài chừng 12 mét và rộng khoảng 3 mét.

Bên cạnh Vương Cung Thánh Ðường Chúa Giáng Sinh là nhà thờ thánh St. Catherine (tiếng Việt âm là Catarina) do các thầy Franciscan trông coi. Nhà thờ xây năm 1882 theo kiểu Gothic để thay thế nhà thờ nhỏ. Ðêm Giáng Sinh đạo Công Giáo sẽ cử hành thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ này. Dưới lòng đất còn những nhà nguyện khác như nguyện đường Thánh Giuse, ghi nhận việc sứ thần báo mộng cho ông đem hài nhì Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh cuộc tàn sát các hài nhi theo lịnh của Vua Herod vì khi Ba Vua theo hướng sao lạ tìm viếng Chúa mới sinh, tìm không gặp ghé hỏi thăm Herod. Ông này mới biết Chúa đã sinh ra và dặn Ba Vua khi nào tìm được ghé lại cho hay để vua đi thăm. Sau khi gặp Chúa Ba Vua đã tìm đường khác trở về nước. Một nguyện đường khác kính các thánh Anh Hài là những trẻ em nạn nhân của Herod. Một bàn thờ kính Thánh Jerome vì năm 388 Thánh Jerome trở lại Bethlehem sống suốt quãng đời 32 năm khổ hạnh để dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh và chết trong hang đá bên cạnh hang Chúa Giáng Sinh.

Vương Cung Thánh Ðường Chúa Giáng Sinh được cai quản bởi Chính Thống Hy Lạp, Công Giáo La Mã và đạo Armenian Apostolic (một nhánh Thiên Chúa Giáo cổ xưa). Thánh đường hiện tại vì quá lâu đời nên xuống cấp trầm trọng, giàn gỗ rui mè kèo cột đều bị mục nát, các bức tranh đá ghép mosaic trên tường từ thế kỷ 12 bị hư hại vì mưa dột. Nếu một trận động đất mạnh như năm 1834 chắc là nhà thờ sẽ sụp đổ. Ba tôn giáo cai quản nhà thờ, nhà nước Israel và Palestine nên cộng tác với nhau để tu sửa. Nếu mải tranh chấp như hiện nay, di tích tôn giáo cổ xưa 15 thế kỷ sẽ không còn nữa! Bên ngoài trời vẫn mưa nặng hạt là một hiện tượng hiếm hoi ở vùng sa mạc Trung Ðông này, tình cờ tương hợp với câu thánh ca: “Trời cao hãy đổ mưa xuống, mưa Ðấng Nhân Lành”.
Viếng Ein Kerem và Nazareth
http://www.goisrael.com/NR/rdonlyres/907232C9-0692-4498-BEFA-98ED524FA900/10906/EinKerem5.jpg
Từ Bethlehem là nơi Chúa sinh ra chúng tôi lên xe trở về Jerusalem, trước khi vào thành phố cũng phải qua trạm kiểm soát của binh sĩ Israel. Vì là đoàn du lịch đi xe hãng du lịch nên qua dễ dàng không phải xuống đi bộ trình giấy từng người như những bộ hành đi lẻ tẻ. Xe ngừng ở một quán ăn để ăn trưa và có bà hướng dẫn viên du lịch người Israel là bà Malca ngồi chờ sẵn. Sáng nay đi vào Bethlehem là vùng Palestine nên hướng dẫn viên người Israel không được vào, qua vùng Palestine có hướng dẫn viên người Palestine. Thường ăn trưa trong các quán ăn Israel chúng tôi chọn món Kabab là thịt trừu quay, cây thịt được dựng đứng và người bán lấy cây dao thật bén lạng từng miếng thịt mỏng đỏ tươi nhưng đã chín vừa. Món thịt nướng này ăn với bánh mì Trung Ðông hương vị như bánh mì Pizza và người ta nướng từng ổ bánh lớn hình tròn đường kính khoảng 16 inches. Trung bình bữa ăn trưa phải trả khoảng 10 Euro (lối 13 USD). Người Do Thái cũng như Palestine không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt dê, trừu hoặc gà, bò, cá cũng ăn nhưng phải là cá có vẫy. Họ cũng dùng nhiều rau cải, trái cây, tuy là đất khô hạn nhiều sa mạc nhưng Israel tự túc được rau cải, chỉ phải nhập cảng thịt bò thường là từ Mỹ. Họ cũng dùng nhiều dầu Olive và bơ, sữa, phó mát.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjYxW8VuzRgKpJP50mXn61lB8rAIaUXKpNd3c-8IkUtroJeyqgLZf3LEZ4VjgsV-WeJKkumM9PgJLSuY3KJ56LX48k4dA_Pbxf1y6pWAtqYI94PNeTtGI5QjYiDgRnp9AvJmpiF1KTDD2E/s400/ein+kerem+2.jpgĂn trưa xong chúng tôi lên đường đi viếng viện bảo tàng quốc gia Israel ở phía Tây của tân thành Jerusalem.

http://www.sacred-destinations.com/israel/images/jerusalem/israel-museum/shrine-of-book-cc-jpatokal-400.JPGViện Bảo Tàng Israelhttp://lh4.ggpht.com/_tpTafavTd0E/S9eCEPikf6I/AAAAAAAABkY/8s0UxQQd8uY/mini-Israeli%20National%20Museum%20-%20Model%20of%20Jerusalem%20pre-70%20AD%20-%20Herod%27s%20Temple.jpg
Viện Bảo Tàng Israel được thành lập năm 1965 như viện bảo tàng quốc gia, tọa lạc trên một ngọn đồi ở Givat Ram ngoại ô Jerusalem gần Tòa Án Tối Cao Israel và viện Ðại Học Hebrew của Jerusalem. Giám đốc viện bảo tàng hiện nay là James Snyder được bổ nhiệm năm 1997, đã từng là phó giám đốc viện bảo tàng Nghệ Thuật Ðương Ðại (Modern Art) ở New York. Hiện ông đang trông coi việc xây dựng đường vào và cổng chính mới của viện bảo tàng. Khuôn viên viện bảo tàng Israel rộng lớn chiếm diện tích là 50,000 mét vuông, mỗi năm thu hút 800,000 khách đến thăm viếng. Bộ sưu tầm nổi tiếng của viện bảo tàng là những cuộn kinh thánh Do Thái Giáo viết bằng da thú được tìm thấy trong 11 hang động ở Qumran trong các cuộc khai quật từ 1947 đến 1956. Hiện các cuộn kinh thánh này được bảo tồn trong một ngôi nhà mái tròn màu trắng gọi là “Ðền của những Quyển Sách” (Shrine of the Book). Vì các cuộn kinh này quá xưa cũ hơn 2,000 năm dễ hư mục nên không trưng bày thường xuyên được, chỉ trưng bày mỗi cuộn khoảng 3 đến 6 tháng sau đó phải đưa vào phòng bảo quản đặc biệt. Viện bảo tàng còn trưng bày những dụng cụ thời cổ được tìm thấy ở thành trì Massada trên ngọn núi cạnh Biển Chết mà đoàn hành hương chúng tôi đã đến viếng thăm ngày hôm qua. Ngoài ra còn nhiều cổ vật, tượng nghệ thuật tổng cộng bộ sưu tầm của Viện Bảo Tàng Israel lên tới 500,000 món và là viện bảo tàng tổng hợp quốc gia duy nhất của Israel.

Chúng tôi đến đây trời vẫn mưa không ngừng, có lúc còn mưa đá với những hạt nước đá như hạt trái lựu rơi bắn tung tóe trên mặt đất. Bà hướng dẫn viên Malca cho biết rằng ít khi nào thấy trận mưa lớn và dai dẳng như ngày hôm nay. Mấy đứa em tôi vốn ở Ðức tham dự trong đoàn du lịch mới đùa với bả rằng: “Tụi tôi mang mưa từ Âu Châu tới! Có bọn tôi đến, Israel của bà mới đỡ hạn hán.” Bả cười ngặt nghẽo: “Chắc là như vậy!” Trời mưa nên đa số người trong đoàn nấn ná trong viện bảo tàng trong khi ngoài sân có một khu đất tạo mô hình cỡ nhỏ của thành phố Jerusalem trước công nguyên, làm tỉ mỉ chi tiết từng ngôi nhà rất đẹp. Ngôi Ðền Thứ Nhì trong cổ thành mà hiện nay chỉ còn lại bức tường ở hướng Tây, người Do Thái thường đến cầu nguyện gọi là “Bức Tường Than Khóc,” nơi đây cũng có trưng bày mô hình ngôi đền linh thiêng đó, nó hình vuông kín mít chỉ chừa một cửa ra vào ở hướng Nam. Cũng ở ngôi đền này ngày xưa Chúa Jesus đi vào thấy dân chúng biến thành... chợ trời, bán buôn đủ mọi thứ, cho vay nặng lãi (nghề cổ truyền của người Do Thái mà!), lại còn cờ gian bạc lận tráo bài ba lá. Chúa giận quá, giật đổ hàng quán, liệng quăng ra ngoài sân mọi thứ và mắng rằng: “Nhà cha của ta mà chúng bay biến thành nơi ô uế!”
Ein Kerem http://sites.huji.ac.il/binuy/english1/template%207/images/karem2.JPG

Rời Viện Bảo Tàng Israel xe chúng tôi tiếp tục đi về hướng Tây Nam chừng 8 km đến vùng đồi núi cây cối xanh tươi tên là Ein Kerem có nghĩa là “Suối của Vườn Nho.” Ðây là một làng xưa theo Thiên Chúa Giáo là nơi sinh trưởng của thánh Gioan Tẩy Giả hay còn gọi là Thánh Gioan Tiền Hô (John the Baptist) là nơi hiện có nhiều nhà thờ tôn kính Thánh Goan cũng như nhà thờ Thăm Viếng (Church of the Visitation) là nơi Ðức Mẹ Maria thăm viếng người chị bà con là bà thánh Elizabeth (tiếng Việt âm là Isave) là mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả, người đã rửa tội cho Chúa Jesus ở sông Jordan.

Theo thánh kinh ghi lại, bà Mary (hay Maria) đến vùng đồi núi và vào một làng Do Thái để thăm viếng nhà của đôi vợ chồng: ông Zechariah và vợ là bà Elizabeth. Thánh Theodosius vào năm 530 viết rằng thành Jerusalem cách nhà bà Elizabeth khoảng 5 miles. Về lịch sử làng Ein Kerem được ghi trong nhiều di chỉ cổ xưa như: Lịch Jerusalem có trước năm 638 có nói đến làng là nơi hàng năm thường tổ chức lễ hội để kính nhớ bà Elizabeth vào ngày thứ 28 trong tháng 8. Theo ký sự của đoàn hành hương đến Palestine vào năm 1102-1103 viết rằng một tu viện trong vùng Ein Kerem thờ kính thánh Sabas có 300 tu sĩ bị thảm sát bởi người Saracens. Năm 1621 phần đất của nhà thờ do đạo quân Thánh Giá (Thập Tự Chinh) thành lập tại tu viện đã được linh mục Thomas of Novaria mua lại. Ðến năm 1672 các tu sĩ dòng Franxicô (Franciscan) nhận được phép của vua Ottoman cho xây lại nhà dòng với “một số tiền lớn để nới rộng nhà thờ cũng như kế hoạch tái kiến thiết cần thiết”. Theo sổ sách dân số Ein Kerem năm 1931 là 1,637 người và đến năm 1944 là 3,180 người.

Viếng Nhà Thờ Ðức Mẹ Thăm Viếng

Theo thánh kinh Ðức Mẹ Maria đi từ Nazareth ở phía Bắc xuống Ein Kerem để thăm bà Elizabeth. Từ Nazareth tới đây đường dài khoảng 130 km, ngày xưa nếu đi bằng lừa cũng mất hơn 10 ngày. Theo Tin Mừng của Thánh Luca thì hình ảnh Ðức Mẹ lên đường đi Ein Kerem viếng bà Elizabeth là hình ảnh rất đẹp. Một buổi sáng tinh mơ còn hơi sương lạnh, người thiếu nữ trẻ ngồi trên lừa xuyên qua những núi đồi xanh biếc cỏ cây với tiếng nước suối reo róc rách và tiếng chim ca tưng bừng. Ngày ấy Ðức Mẹ đã có mang trong cung mình Chúa Jesus hài nhi. Khi đến Ein Kerem vào nhà bà Elizabeth là chị họ của Ðức Mẹ, bà này cũng có mang thai Thánh Gioan Tẩy Giả. Khi nghe Ðức Mẹ cất tiếng chào thì thai nhi trong lòng bà Elizabeth nhảy lên và bà kêu lớn tiếng rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và đứa con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Luca 1:39-45).

Nhà thờ kính nhớ Ðức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Elizabeth nằm trên một ngọn đồi về hướng Tây Nam của làng Ein Karem. Nhà thờ được xây phần trệt vào năm 1862 trên nền của nhà thờ cổ từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh. Phần lầu hiện nay được xây hoàn tất năm 1955 do kiến trúc sư Ý là Antonio Barluzzi vẽ kiểu. Nhà thờ xây theo kiến trúc Ý Ðại Lợi với tháp chuông cao nằm riêng bên cạnh. Phía trong nhà thờ có nhiều bàn thánh với các tranh ảnh diễn tả Ðức Mẹ gặp bà thánh Elizabeth. Bên ngoài trên một bức tường có nhiều tranh ảnh Ðức Mẹ mặc nhiều quốc phục các nước khác nhau trong số đó có bức tranh Ðức Mẹ mặc áo dài, đội khăn và tay bồng Chúa Hài Ðồng. Trên một bức tường khác gắn bài “Thánh Ca Tin Mừng” mỗi khung là một ngôn ngữ, cũng có bài “Thánh Ca Tin Mừng” bằng tiếng Việt. Ðây là nhà thờ thuộc Công giáo do các tu sĩ dòng Franxicô quản nhiệm bên cạnh là dòng tu kín của các bà sơ người Pháp. Nhà thờ có cổng và hàng rào sắt, giờ nghỉ trưa cũng như buổi tối không ai thăm viếng thì cổng đóng và khóa lại
http://www.christusrex.org/www2/baram/A-baptist1-s.jpgViếng Nhà Thờ Thánh Gioan Tẩy Giả

Rời nhà thờ Ðức Mẹ Thăm Viếng chúng tôi sang ngọn đồi gần đó để viếng nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả. Ở Ein Kerem có hai nhà thờ cùng tên là nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả: một là nhà thờ của giáo phái Chính Thống Eastern Orthodox được xây vào năm 1894 và một nhà thờ thuộc Công giáo La Mã do các tu sĩ dòng Franxicô trông coi. Chúng tôi đến viếng thăm nhà thờ Công Giáo. Nhà thờ hiện tại được xây vào cuối thế kỷ 19 bằng đá trắng ngà có một tháp chuông cao tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi cây cối xanh tươi. Trước đó đất đai và những phần còn lại của nhà thờ cổ được xây từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh được giao cho dòng Franxicô từ năm 1674 và nhà thờ hiện tại được xây trên đống hoang tàn đổ nát của nhà thờ cổ. Từ thời Thập Tự Chinh, dòng Franxicô đã được các Ðức Giáo Hoàng ban chỉ thị coi sóc các thánh địa ở Do Thái và vì vậy có nhiều tu sĩ đã hy sinh để giữ các phần đất linh thiêng này. Trong năm 1941-1942 các tu sĩ đã khai quật vùng đất phía Tây nhà thờ giáp với tu viện, đã khám phá ra nhiều ngăn phòng bằng đá chứa nhiều đồ gốm như bình chậu đựng nước cùng kiểu với khám phá ở Jerusalem có thể từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Ðồng thời còn tìm thấy nhiều mộ chôn ở đây.

Nhà thờ Thánh Gioan cũng có kiểu kiến trúc Ý với tháp chuông cao xây riêng bên cạnh nhưng trông cổ xưa hơn nhà thờ Ðức Mẹ Thăm Viếng vì tiền diện xây với nhiều tảng đá trắng chồng chất nhau lên. Ngoài sân trên một bức tường lớn cũng có một khung vẽ các bản kinh Magnificat với nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó thấy có bản kinh bằng tiếng Việt Nam được vẽ vào năm 2001.

Nazareth quê Chúa Jesus thời thơ ấu

Chúng tôi lên xe đi Nazareth (Nadarét) cũng là lúc bầu trời có vài tia nắng le lói qua những đám mây mưa xám đục. Nazareth là thành phố lớn nhất của tỉnh Cực Bắc Israel được biết như là “thủ đô dân Ả Rập của Israel” vì Nazareth bao gồm luôn vùng ngoại ô (metropolis area) dân số là 185,000 người thì hơn 125,000 là người Ả Rập, trong đó 31% theo Thiên Chúa giáo (Chính Thống Hy Lạp) và 69% theo Hồi Giáo. Người Hồi và Thiên Chúa Giáo sống hòa hợp, thỉnh thoảng cũng có xung khắc như Hồi giáo xây đền thờ không có giấy phép bên cạnh Vương Cung Thánh Ðường Thiên Thần Truyền Tin, nơi thiên thần Gabriel báo tin mừng đến Ðức Bà Maria đã thụ thai Chúa Jesus. Sau đó chính quyền Israel đã phá dỡ đền Hồi vào năm 2003. Người Hồi thỉnh thoảng cũng diễn hành trong thành phố biểu dương sức mạnh cộng đồng (nhưng chắc không có nhóm “xăng pha nhớt” như diễn hành Tết ở Bolsa năm 2010 vừa rồi?).

Theo thánh kinh Tân Ước Nazareth là nơi Chúa Jesus sinh sống thời niên thiếu nên thành phố là địa điểm hành hương của người Thiên Chúa Giáo với nhiều nhà thờ được xây để tôn vinh những sự kiện mô tả trong thánh kinh. Chúa Jesus được sinh ra ở Bethlehem và vua Herod khi hay tin tìm cách giết Chúa để bảo vệ ngôi vị. Do thiên thần báo mộng cho thánh Joseph (Giuse) là cha của Chúa nên hai ông bà đã đem Chúa hài nhi trốn sang Ai Cập. Thánh kinh sau đó chép rằng:

“Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét” (Matthew 2:19-23).

Về địa dư thành phố Nazareth nằm trên cao nguyên có cao độ 1,050 ft (320 m) và nơi cao nhất là 1,600 ft (490 m). Nazareth cách biển Galilee 16 miles (25 km), biển này ở hướng Ðông Bắc và cách núi Tabor 5.6 miles (9 km), núi này ở về hướng Ðông Nazareth
Chúng tôi vào thành phố lúc 7 giờ, trời cũng đã tối, xe cộ người đi nhộn nhịp, đường sá hãy còn sũng nước vì những trận mưa mới vừa kéo qua. Chúng tôi đến tu viện của các bà sơ Công giáo người Pháp và sẽ ngủ tại đây 2 đêm. Các bà sơ dành một số phòng trong tu viện làm nhà trọ cho khách hành hương để kiếm thêm thu nhập. Phòng đơn sơ hai giường nhỏ nhưng sạch sẽ gọn gàng, Bỏ hành lý trong phòng chúng tôi cùng nhau ăn tối ở nhà ăn do các bà sơ nấu, hôm nay có món cá chiên lạ miệng nên chúng tôi ăn ngon lành. Trong tu viện có một bà sơ người Việt Nam, bà ở nơi khác nhưng có khách hành hương người Việt, bà về đây để tiếp đãi.
Các thánh tích của đạo Chúa ở Nazareth và Cana
T hành phố Nazareth là quê hương thời thơ ấu của Chúa Giêsu sống cùng thánh gia thất của ông Giuse và bà Maria. Ðây là thánh địa của Ki Tô Giáo với Thánh Ðường Truyền Tin xây tại nơi sứ thần Gabriel hiện đến báo tin bà Maria được Thiên Chúa chọn làm mẹ cho cuộc sống ở dương trần. Tại Nazareth còn có Giếng Nước Ðức Mẹ Maria và làng Cana ở hướng Ðông Bắc là nơi diễn ra Tiệc Cưới Cana, Chúa làm phép lạ lần đầu để biến nước lã thành rượu.

Sau một đêm nghỉ trong tu viện các bà sơ Pháp thuộc dòng Tiểu Muội (Little Sisters of Jesus) ở thành phố Nazareth thuộc tỉnh Cực Bắc Israel cách Jerusalem khoảng 80 miles (130 km) về hướng Bắc. Sáng ngày Thứ Bảy 27 Tháng Hai 2010 đoàn hành hương chúng tôi dậy sớm đi bộ sang Vương Cung Thánh Ðường Truyền Tin để dự thánh lễ hàng ngày do cha hướng dẫn dâng lễ.

Vương Cung Thánh Ðường Truyền Tin

Vương Cung Thánh Ðường Truyền Tin (Basilica of the Annunciation) là ngôi nhà thờ được xây trên một hang đá nơi thiên thần Gabriel hiện ra để báo tin cùng Ðức Bà Maria là bà được Chúa chọn làm mẹ và bà đã mang thai Chúa Jesus. Ngôi nhà thờ hiện tại là một giáo đường tân thời thuộc quyền giáo hội Công Giáo trông coi. Giáo đường có một tháp hình nón úp ở giữa trung tâm thành phố và xây trên nền những ngôi nhà thờ cũ. Có thể nói nhà thờ hiện tại là nhà thờ thứ 4. Ngôi nhà thờ đầu tiên xây dưới thời Byzantine từ thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5, bình đồ xây theo hình thánh giá có 4 cánh với 3 cung thánh. Nhà thờ tồn tại đến thế kỷ thứ 9 thì bị đoàn binh Thập Tự Giá phá hủy. Sau đó nhà thờ được xây lại lớn hơn trong thời kỳ Thập Tự Chinh cai trị với một dòng tu ở phía Nam và tòa giám mục ở phía Bắc nhà thờ. Vào năm 1187 Hồi Giáo từ Ả Rập đánh chiếm đất Do Thái và tàn sát tất cả những tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Nazareth vào ẩn náu trong nhà thờ. Nhà thờ bị bỏ hoang cho đến năm 1263 thì bị phá hủy thành bình địa. Vào thế kỷ 14 tuy nhà thờ không còn nhưng tín hữu Ky Tô được phép tới kính viếng hang đá nơi thiên thần truyền tin và người Hồi giữ cửa để thu tiền lệ phí. Sau đó miếng đất nền nhà thờ bị làm bãi chứa rác và rồi làm nơi nuôi dê, bò. Mãi đến thế kỷ 16 các thầy tu dòng Francisco mới lấy lại các vùng đất thánh và tái lập tòa nhà giám mục cũng như sửa chữa lại nhà thờ, tuy nhiên sau đó họ bị trục xuất nhiều lần. Cho đến năm 1730 các thầy tu dòng Francisco mới hoàn toàn làm chủ và xây nhà thờ mới, rồi được nới rộng năm 1871. Trải qua hơn 200 năm nhà thờ xuống cấp và hư hại nên phá hủy hoàn toàn năm 1955. Sau đó bắt đầu khởi công xây dựng ngôi giáo đường mới như thấy hiện nay và được thánh hiến nâng lên hàng vương cung thánh đường năm 1969. Hiện Vương Cung Thánh Ðường Truyền Tin là nhà thờ chánh xứ với họ đạo Nazareth có khoảng 7,000 tín đồ Công Giáo và là nhà thờ Công Giáo lớn nhất vùng Trung Ðông
Trên tường bên ngoài nhà thờ có những bức tranh diễn tả Ðức Mẹ Maria cẩn đá màu Mosaic do các cộng đoàn Công Giáo khắp thế giới dâng tặng. Tuy hình ảnh vẫn là Ðức Mẹ nhưng bức tranh mỗi quốc gia mang một sắc thái, đường nét nghệ thuật khác nhau, thấy có các nước như Ðại Hàn, Thái Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha và cả Ðức Mẹ mặc áo dài Việt Nam đang bồng Chúa Hài Ðồng. Chúng tôi vào bên trong nhà thờ mới biết nhà thờ có hai tầng, tầng trên mặt đất là một gian sảnh đường rộng lớn với những hàng ghế gỗ, phía trên là bàn thờ chính đặt ngay dưới mái vòm nhận ánh sáng thiên nhiên từ các cửa sổ bên trên tỏa xuống. Ngay giữa sảnh đường chừa ra một khoảng trống nhìn xuống tầng dưới của nhà thờ. Chúng tôi tham dự thánh lễ được Linh Mục Huỳnh Công Hạnh dâng lễ ở bàn thờ tầng dưới ngay trước hang đá thiên thần Gabriel hiện ra mang tin mừng đến cho Ðức Mẹ. Bên trong hang đá là điểm linh thiêng nhất trong ngôi nhà thờ đặt một bàn thờ khác với nhiều bình hoa tươi, tranh ảnh và đèn nến lung linh rực sáng. Chúng tôi đến đây quá sớm lúc 6 giờ 45 sáng nên khách hành hương chưa đến, ngoài chúng tôi ra chỉ có vài bà sơ đến dọn dẹp, trang trí hoa đèn bàn thờ. Nếu trưa một chút thì tín đồ vào rất đông và họ sẽ đọc kinh, ca hát bằng tiếng của họ một cách sốt sắng nhưng ồn ào, mình nghe không hiểu gì!

Năm 1999 người Hồi Giáo định xây đền thờ bên cạnh Vương Cung Thánh Ðường Truyền Tin mà không xin giấy phép xây dựng của thành phố. Sự kiện này làm tình hình căng thẳng giữa người Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Cuối cùng nhà nước Israel ra phán quyết ngưng chỉ công trình xây dựng ngôi đền này. Khối Hồi Giáo cũng biểu tình và diễn hành trên các con đường chính thành phố. Trong quá khứ nhiều nơi trên đất Israel nơi nào có nhà thờ Ki Tô Giáo là sau đó người Hồi sẽ xây đền thờ Mosque bên cạnh với ngọn tháp cao hơn. Hồi Giáo cùng là một nhánh của Ki Tô Giáo tách ra từ thế kỷ thứ 7 nên nhiều thánh địa của Ki Tô Giáo cũng là thánh tích của người Hồi Giáo. Chúng tôi sang thăm viếng Nhà Thờ Thánh Giuse (Josepth) nằm bên cạnh Vương Cung Thánh Ðường Truyền Tin. Thánh Giuse thuộc dòng dõi Vua David, làm nghề thợ mộc, là hôn phu của Ðức Trinh Nữ Maria. Theo niềm tin của tín đồ Công Giáo, hai người tuy mang tiếng vợ chồng nhưng không chung đụng xác thịt như thánh kinh Tân Ước viết trong đoạn thiên thần Gabriel truyền tin đến Ðức Mẹ Maria:

“Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi Vua Ða-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: ‘Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà.’ Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì?

Sứ thần liền nói: ‘Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Vua Ða-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.’

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: ‘Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!’ Sứ thần đáp: ‘Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Ðấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.’

Rồi sứ thần từ biệt ra đi.” (Luca 1:26-38)

Nhà thờ kính Thánh Giuse được xây ngay trên phần đất xưa kia là xưởng mộc của thánh Giuse. Nhà thờ nhỏ phía trong chỉ đủ chỗ ngồi cho vài trăm người. Trên bàn thánh đơn giản một cây thánh giá và bên trên là bức tranh vẽ Thánh Giuse. Có một bức tranh khác diễn tả Thánh Giuse chết trong tay Chúa Giêsu và Ðức Mẹ. Nhà thờ cũng thuộc giáo hội Công Giáo.

Chúng tôi đi bộ trở về nhà dòng các bà sơ để ăn sáng. Sau đó được linh mục trưởng đoàn hướng dẫn đi thăm Giếng Nước Ðức Mẹ (Mary's Well) cũng ở gần đây cách vài trăm mét trên hướng Bắc gần quảng trường chính của thành phố Nazareth.

Giếng Ðức Mẹ

Giếng Ðức Mẹ là một kiến trúc xây ngay trên giếng nước công cộng nơi ngày xưa dân làng đến lấy nước đem về dùng. Ðức Mẹ cũng thường đến giếng để lấy nước. Theo thánh kinh do Thánh James viết từ thế kỷ thứ 2 Sau Công Nguyên thì Ðức Mẹ được thiên thần truyền tin tại giếng nước này. Thánh James viết rằng: Maria là một trong bảy trinh nữ đạo hạnh thuộc dòng dõi David được chọn để dệt bức màn mới cho Ðền Các Thần Linh trong đền thờ Jerusalem. Cô ta đang làm việc này ở nhà tại Nazareth và đã gặp sứ thần Gabriel khi đang đem nước từ giếng làng về nhà. Theo kinh thánh Tân Ước của Thánh Luca chương 1 từ câu 26 đến 38 vừa được trích dẫn ở trên chỉ viết rằng “Chúa Trời gởi thiên thần Gabriel đến Nazareth” và “thiên thần đã đến với Maria” chứ không nói rõ nơi nào và Ðức Mẹ lúc đó đang làm gì? Mặc dù không xác nhận giếng nước là nơi xảy ra sứ điệp Truyền Tin nhưng rõ ràng giếng là nơi hàng ngày Ðức Mẹ đến đó để lấy nước về dùng. Khi Chúa Giêsu hãy còn thơ ấu chắc Chúa cũng theo Ðức Mẹ đến nơi đâyhời Ðức Mẹ giếng được dòng suối (nay gọi là Suối Maria) chảy vào cung cấp nước. Hiện nay phía thượng nguồn nơi dòng suối chảy qua được giáo hội Chính Thống xây nhà thờ Thánh Gabriel cách giếng vài trăm mét. Ngày nay nhìn xuống giếng chỉ còn một vũng nước trong và người ta đã ném nhiều đồng bạc kim loại xuống đó. Kiến trúc bên trên giếng hiện nay có từ thập niên 1960 xây lại từ mái hiên che giếng có từ thế kỷ 19. Theo những cuộc đào xới gần đây người ta tìm thấy những mương nước ngầm có thể từ thời Byzantine và thời Thập Tự Chinh dẫn nước từ giếng đến các nhà trong vùng. Một số đồ gốm từ thế kỷ thứ 2 cũng tìm thấy nơi đây.

Nhà Thờ Tiệc Cưới ở Cana

Rời Nazareth chúng tôi lên xe buýt hãng du lịch có bà Malca hướng dẫn để đi Cana. Tín hữu Thiên Chúa Giáo chắc đều biết làng Cana của xứ Galilê (Galilee) là nơi Chúa Jesus làm phép lạ đầu tiên trong đời Người để biến nước lã thành rượu trong tiệc cưới ở làng Cana. Kinh thánh Tân Ước được viết bởi Thánh Gioan (John) chép như sau về phép lạ này:

“Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Ðức Giê-su. Ðức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Ðức Giê-su nói với Người: ‘Họ hết rượu rồi.’ Ðức Giê-su đáp: ‘Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.’ Thân mẫu Người nói với gia nhân: ‘Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.’

Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Ðức Giê-su bảo họ: ‘Các anh đổ đầy nước vào chum đi!’ Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: ‘Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.’ Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: ‘Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.’ Ðức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. Sau đó, Người cùng với thân mẫu, anh em và các môn đệ xuống Ca-phác-na-um và ở lại đó ít ngày.” (Gioan 2:1-12)

Cana (tên mới là Kafr Kanna) là một làng nhỏ ở vùng biển Galilee thuộc Israel cách Nazareth 5 miles (8 km) về hướng Ðông Bắc với dân số khoảng 8,500 người vừa Hồi Giáo vừa Thiên Chúa Giáo. Chúng tôi đến viếng Nhà Thờ Tiệc Cưới (Wedding Church) theo truyền thuyết được xây tại nơi Chúa làm phép lạ biến nước thành rượu. Nhà thờ nằm bên trong một khu phố của người Hồi buôn bán sầm uất. Các món hàng được bán cho du khách là rượu vang được dán nhãn làm tại làng Cana hay Galilee. Xe buýt chúng tôi phải đậu ở con đường lớn bên ngoài và đi bộ vào những hẻm nhỏ hai bên là các quán hàng buôn bán phần lớn là dùng cho tiệc cưới như chén bát, dĩa, ly tách, nồi niêu soong chảo, áo cưới cô dâu theo lối Tây phương và rượu vang. Chắc người Ả Rập, Hồi Giáo, Chính Thống Giáo mua sắm những thứ cần thiết cho đám cưới tại nơi đây để được ơn phép lạ như Chúa đã làm trong tiệc cưới ngày xưa tại làng này.

Nhà Thờ Tiệc Cưới khá nhỏ, mặt tiền ốp bằng đá trắng có hai tháp chuông hai bên, được xây năm 1881. Bên trong có hai tầng, nhà thờ trên có vòm mái (dome) hình bán cầu, trước bậc thềm dẫn xuống nhà thờ dưới có một tấm tranh Mosaic thời Byzantine từ thế kỷ 5 hoặc 6 có đề tên người dâng tặng theo ngôn ngữ Aramaic có nghĩa là: “Ðể tưởng nhớ người quá vãng Joseph, con của Tanhum, con của Bota và những đứa con của ông ta đã làm tấm bảng này, có thể nhờ đó mà họ được phép lành. Amen.”

Nhà thờ dưới có một nhà nguyện nhỏ và một phòng bảo tàng chứa những di vật tại địa điểm này như dụng cụ ép nho, một bồn chứa rượu và nhiều lọ bình niên đại khác nhau. Có một bình cũ mà người ta cho rằng là một trong 6 cái chum đựng nước mà Chúa đã làm phép lạ. Linh mục hướng dẫn đoàn cử hành thánh lễ tại bàn thờ nơi nhà nguyện ở tầng dưới này. Từ sáng tới giờ, tôi lấy làm lạ khi thấy 4, 5 chị trong đoàn mặc áo dài và các ông đóng bộ đồ vết, cà vạt đàng hoàng. Hành hương đi bộ nhiều trong thời tiết mưa gió lạnh lẽo như hôm nay, mặc áo dài lượt thượt, lại mang giày cao gót đi lại rất khó khăn (vì chắc là không ai mặc áo dài lại mang... giầy thể thao - tennis shoes?). Bây giờ mới hiểu ra là đến Nhà Thờ Tiệc Cưới này cha linh hướng sẽ làm lễ chúc lành cho các đôi vợ chồng trong đoàn hành hương. Nghi thức chúc lành “hấp hôn” được làm long trọng sau thánh lễ hôm nay. Chúc lành xong cha còn trao tặng bằng phép lành để đem về treo làm kỷ niệm và các bà lấy làm vui mừng cảm động nhớ lại ngày mặc áo cưới, đi một bước dừng lại một bước theo tiếng đờn organ réo rắt vào nhà thờ làm phép hôn phối! Ngày xưa đó thật tình tứ lãng mạn làm sao! Phép lành “hấp hôn” hâm nóng cuộc hôn nhân theo thời gian có chiều phai lạt. Hy vọng rằng khi trở về đời sống thường nhật sẽ không còn:

“Ðêm có tiếng... thở dài. Ðêm có những ngậm ngùi.

Khu phố yên nằm, đôi bàn chân mỏi. Trên lối về mưa bay...”

(“Tôi Với Trời Bơ Vơ” - Tùng Giang)
Núi Tabor và sông Jordan ở Israel
Giã từ Nhà Thờ Tiệc Cưới ở làng Cana là nơi Chúa làm phép lạ đầu tiên trong đời biến nước lã trở thành rượu đãi khách trong tiệc cưới, chúng tôi đi ăn trưa và sau đó lên xe để đến núi Tabor viếng Nhà Thờ Chúa Biến Hình (Church of the Transfiguration) xây trên đỉnh núi. Sau đó đến sông Jordan là nơi ngày xưa Chúa Giêsu được ông Thánh Gioan Tẩy Giả làm Phép Rửa Tội cho Người.

Núi Tabor tọa lạc ở vùng Galilee Hạ trong thung lũng xanh tươi nhiều vườn rau cải và cách biển Galilee (Galilê) 11miles (17 km) về hướng Tây thuộc quốc gia Israel. Trên ngọn núi này người Thiên Chúa giáo tin rằng là nơi Chúa Biến Hình, theo Tin Mừng Thánh Luca đã thuật lại là Ðức Giêsu lên núi cầu nguyện và đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Ðang lúc Người cầu nguyện dung mạo Người đổi khác, y phục trở nên trắng tinh chói lòa và có hai nhân vật đàm đạo với Người là ông Môsê và ông Êlia. Dưới chân núi Tabor có hai làng dân Ả Rập là Shibli-Umm al-Ghanam ở hướng Ðông và Daburiyya ở hướng Tây cũng như một cộng đồng nhỏ người Do Thái mang tên Kfar Tavor
Chúng tôi xuống núi, ngang qua làng Ả Rập, đường sá tráng nhựa sạch sẽ, các cửa hàng tạp hóa, bán đồ lưu niệm như tượng ảnh Chúa tạc bằng gỗ Olive, rượu vang, rượu trái cây bày biện rất vui mắt. Và xe chúng tôi trực chỉ hướng Ðông tiến về biển hồ Galilee để đến sông Jordan là nơi Chúa Jesus ngày xưa chịu phép rửa tội để trở thành một tín đồ bình thường như những tín đồ khác.

Yardenit nơi làm phép rửa trên sông Jordan

Yardenit tọa lạc ở phía Nam phần cuối của biển hồ Galilee tại nơi dòng nước vừa rời khỏi biển hồ đổ vào sông Jordan trên đường chảy xuống hướng Nam đem nước vào Biển Chết cách hơn 100 km. “Yardenit” có nghĩa là “Jordan nhỏ”, “Baptism” (Rửa Tội) từ chữ “Baptizo” tiếng Hy Lạp có nghĩa là “dìm xuống nước.” Rửa tội xuất xứ từ Thánh kinh Cựu Ước là nghi thức tắm rửa và cũng là phong tục của Do Thái Giáo. Yardenit là nơi mà người ta tin rằng Chúa Jesus đã được Thánh Gioan Tẩy Giả (John the Baptist) rửa tội, theo thánh kinh Tân Ước:

“Hồi ấy, Ðức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con.’ (Mark 1, 9-11)”

Sau khi vào cánh cổng nơi bức tường đá có gắn bảng “Yardenit,” chúng tôi đi bộ vào một vùng nhiều cây khuynh diệp và gặp một khúc sông hẹp, mặt nước màu xanh yên tịnh như mặt hồ. Bên bờ sông có nhiều bậc thang xi măng dẫn xuống nước và rất đông tín đồ mặc áo choàng dài màu trắng ngâm mình dưới làn nước, bên cạnh là mục sư làm phép rửa và người khác có lẽ là cha hoặc mẹ phần hồn (đỡ đầu) của người chịu phép rửa. Theo Thiên Chúa Giáo mỗi người khi sinh ra đời dù chưa biết gì cũng đã mang tội tổ tông là tội do ông Adam và bà Eva phạm khi cãi lời ăn trái mà Chúa Trời đã cấm không được ăn. Phép rửa tội nhằm rửa, xóa sạch tội tổ tông và cũng là phép chấp nhận người đó trở thành tín đồ của Thiên Chúa Giáo.

Những người có mặt tại địa điểm rửa tội hôm nay gồm đủ mọi quốc tịch như người Âu hoặc Mỹ Châu da trắng, người Trung Ðông da ngăm và một nhóm người Ðại Hàn. Người chịu phép rửa hụp đầu xuống nước trong vài giây, khi ngoi lên có người sung sướng tươi cười, có người xúc động khóc hòa lên. Người ta ca hát những bài Thánh ca, có nhóm đang nghe mục sư hướng dẫn cầu nguyện thông công cùng Thiên Chúa bằng đủ ngôn ngữ, thứ tiếng khác nhaurên bờ cạnh những cây khuynh diệp, cây olive là những căn nhà bán Kinh Thánh, ảnh tượng, Thánh giá, nước lấy từ sông Jordan đựng trong những chai, những lọ kiểu dáng khác nhau. Có những chai nhựa trong để cho mọi người múc nước trên khúc sông đem về. Những chiếc áo choàng trắng được thuê từ nơi đây với lệ phí tùy hỷ người mướn muốn cho bao nhiêu cũng được. Bên cạnh có nhà thay quần áo và quán ăn uống. Không khí nơi khúc sông phép rửa này vừa ồn ào, nhộn nhịp vừa trang nghiêm, thành kính, linh thiêng. Theo cơ quan vệ sinh y tế Israel thì nước sông nơi đây tuy có màu xanh lá cây nhưng đủ sạch để ngụp đầu, nước cũng không khác nước trong biển hồ Galilee. Khúc sông này người ta cấm chèo thuyền, bơi lội, câu cá và cắm trại. Phía trên bờ nơi những bức tường có những bảng trích Thánh Kinh về Chúa chịu phép rửa được viết bằng nhiều thứ tiếng, trong đó thấy có hai bảng bằng tiếng Việt Nam ghi năm 2007 và 2009 với tên những người dâng tặng từ mục sư đạo Tin Lành đến linh mục Công Giáo ở họ đạo Việt Nam tại Washington D.C.

Chúng tôi lên đường trở về Nazareth để nghỉ đêm thứ nhì trong tu viện Dòng Tiểu Muội (Little Sisters of Jesus) của các bà sơ người Pháp, trong đó có một sơ người Việt là sơ Têrêsa Quý, bà đã và đang sống ở Nazareth suốt cuộc đời để phụng sự Thiên Chúa và người nghèo khổ.
Hồ nước ngọt nơi Chúa Giêsu từng rao giảng
Bình minh trên “biển” Galilee. “Biển” này thực ra là một hồ nước ngọt.

Biển Galilee (Galilê), tuy được nhắc đến trong Kinh Thánh là “biển,” nhưng thực ra là một hồ nước ngọt có mực nước thấp hơn mực nước biển nằm ở miền Bắc nước Israel, cạnh cao nguyên Golan mà Israel đã chiếm của Syria trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Hồ Galilee là đất thánh của Thiên Chúa Giáo vì nơi đây Chúa Jesus (Giêsu) đã từng rao giảng và làm nhiều phép lạ.

Sáng ngày Chủ nhật, 28 tháng 2, 2010 phái đoàn hành hương chúng tôi rời tu viện các bà sơ dòng Tiểu Muội ở Nazareth để đi viếng biển hồ Galilee và các Nhà thờ, Thánh tích quanh vùng thung lũng xanh tươi đó. Hồ Galilee nằm về phía Ðông và cách Nazareth chỉ khoảng 30 miles (48 km) và cách thủ đô Jerusalem 140 miles (224 km) về hướng Bắc. Nằm cạnh bờ Tây hồ là thành phố Tiberias dân số 40,000 người vào năm 135 SCN từng là thủ đô của người Do Thái sau khi bị đế quốc La Mã cấm sinh sống ở Jerusalem, họ phải dời cư về hồ Galilee và nơi đây trở thành trung tâm văn hóa của người Do Thái nên còn được gọi là “Jerusalem Talmud” có nghĩa là “Jerusalem Văn Hóa” để phân biệt với Jerusalem bị La Mã chiếm đóng.


Nhà thờ Tám Mối Phúc Thật.

Hồ Galilee còn có tên là Hồ Genezareth hoặc là Hồ Tiberias là một hồ nước ngọt lấy nước từ những con suối ở phía Bắc vùng Ðồi Golan trước kia là đất của Syria mà Israel đã chiếm đóng trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967. Hồ Galilee nằm dưới mực nước biển 209 mét là hồ nước ngọt nằm thấp nhất trên địa cầu trong khi Biển Chết (Dead Sea) cũng thuộc Israel là hồ nước mặn nằm thấp nhất địa cầu. Diện tích của hồ Galilee là 166 km vuông, chiều dài nhất 13 miles (21 km), chiều rộng nhất 8 miles (13 km) và nơi sâu nhất là 141 ft. (43 m).

Hồ Galilee được Thánh kinh Tân Ước nói đến rất nhiều là nơi Chúa Giêsu rao giảng và làm nhiều phép lạ, cũng là nơi Thánh Phêrô (Peter) cùng các môn đệ hành nghề chài lưới và cùng theo Chúa trong hành trình rao giảng tin mừng khai sáng đạo Thiên Chúa Giáo. Do đó từ thời đế quốc Byzantine vốn theo đạo Thiên Chúa, hồ Galilee được xem là nơi Chúa sinh sống, là thánh địa thu hút rất đông tín đồ đến hành hương. Chúng tôi cũng là những tín đồ hành hương, khách hành hương cũng là du khách, trong khi du khách chỉ vãng cảnh, ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên còn người hành hương thêm niềm tin tôn giáo, tìm đến để chiêm bái những nơi giáo chủ của họ từng sinh sống và hành đạo. Hôm nay chúng tôi đến để chứng kiến nơi Chúa Giêsu đã từng sinh sống và bước đi trên những con đường Chúa và các môn đệ đã từng bước qua và nhìn tận mắt những nơi đã được ghi lại trong thánh kinh qua những việc như:

-Chúa Giêsu bắt đầu công việc rao giảng (Matthew 4:12-17, Luke 4:14-15): “Sau khi ông Gioan bị nộp, Ðức Giêsu đến miền Galilê rao giảng tin mừng của Thiên Chúa. Người nói: ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.’”

-Chúa Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên (Matthew 4:18-22, Luke 5:1-11): “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy ông Simôn với người anh là ông Anrê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Người bảo họ: ‘Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.’ Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.”

Ngoài ra trên hồ Galilee, Thánh kinh còn ghi lại những phép lạ như Chúa Giêsu bước đi trên mặt nước biển để đến ghe các môn đệ đang chài lưới, Chúa làm lặng sóng lúc biển động và làm phép hóa năm chiếc bánh và hai con cá thành nhiều, đủ cho năm ngàn người ăn trong lúc nghe Chúa giảng trên bờ hồ.


Di tích hội trường Do Thái gần nhà Phêrô ở Capernaum.

Nhà thờ Chúa Trao Quyền Cho Phêrô (peter primacy)

Chúng tôi đến hồ Galilee vào thời tiết mùa Xuân, trời lại mưa có lúc tạnh với nhiều mây xám trên bầu trời và mặt hồ bình yên lặng sóng. Ðây là vùng đất nằm sâu dưới mực nước biển nếu vào mùa Hè khí hậu nóng bức chắc sẽ ngột ngạt vô cùng.

Ðịa điểm chúng tôi viếng đầu tiên là nhà thờ Peter Primacy nằm ở làng Tabgha cạnh bờ phía Bắc của hồ Galilee. Ðây là vùng đất quê nhà của Thánh Phêrô và ông là môn đệ được Chúa trao quyền cai quản giáo hội sau khi Chúa chịu hành hình trên thập giá. Theo Thánh kinh của Thánh Gioan chương 21 viết rằng: Chúa Giêsu xuất hiện lần thứ 3 cùng các môn đệ kể từ ngày Chúa sống lại tại bờ hồ Galilee. Trong đêm trước Phêrô cùng vài môn đệ khác đem thuyền ra hồ nhưng không bắt được con cá nào. Buổi sáng một người đàn ông xuất hiện trên bờ là kêu họ thả lưới về phía mạn phải con thuyền. Các môn đệ theo lời thả lưới và bắt được rất nhiều cá đến nỗi không kéo được lên thuyền. Lúc ấy ông Phêrô mới nhận ra Chúa và nhảy xuống nước đi vào bờ để gặp Người. Các môn đệ khác ngồi trên thuyền và kéo lưới đầy cá phía sau thuyền. Khi họ lên bờ Chúa Giêsu sửa soạn than nướng cá cùng với bánh mì và họ cùng ăn sáng với nhau (Gioan 21:9). Người ta tin rằng nơi Chúa ăn sáng trên tảng đá “Mensa Christi” nằm ngay chính điện trong nhà thờ Peter Primacy hiện nay. Sau bữa ăn sáng, Chúa Giêsu trao quyền dẫn dắt giáo hội cho Thánh Phêrô với lời nói: “Hãy cho chiên của ta ăn” (Feed my sheep) (Gioan 21:15-19). Từ đó Thánh Phêrô đi sang các nước rao giảng đức tin, là vị giáo hoàng tiên khởi của Công Giáo và ông đã tử đạo tại Roma dưới thời bạo chúa Nero vào khoảng năm 64 SCN khi truyền đạo sang La Mã.


Trong nhà thờ xây ngay trên di tích ngôi nhà Thánh Phêrô.

Chúng tôi xem lễ sáng Chủ Nhật trong nhà thờ Thánh Phêrô này do linh mục hướng dẫn đoàn cử hành. Nhà thờ xây bằng đá xanh trên phần còn lại của nhà thờ từ thế kỷ thứ 4 và hiện do dòng Fransico trông nom. Phía ngoài sân nhà thờ cây cối xanh tươi nhìn ra bờ biển hồ Galilee buổi sáng mùa Xuân mặt nước xanh phẳng lặng mặc dù trời nhiều mây xám. Ngoài khơi có vài con thuyền nhỏ mỗi thuyền chỉ một vài ngư phủ đang chài lưới buổi sáng. Nhìn về phía Nam thành phố Tiberias nhà cửa trăng trắng chi chít trên sườn núi thoai thoải. Sân nhà thờ có tượng đồng Chúa trao quyền cho Thánh Phêrô đang quỳ, phía dưới ghi dòng chữ “Feed my sheep.” Về phía Bắc bên trong đất liền cách một vùng cây cối có nhà thờ Bánh Và Cá (Church of the Loaves and Fishes) ghi lại phép lạ Chúa đã làm nhưng chúng tôi không có tới.

Nhà thờ Tám Mối Phúc Thật

Chúng tôi lên xe đến nhà thờ Tám Mối Phúc Thật (Church of Beatitudes) ở về Tây và cũng bên trong đất liền trên một ngọn đồi. Ðây là nhà thờ Công Giáo nhưng có kiến trúc kiểu như đền Hồi, bình đồ hình vuông với 4 hành lang 4 mặt. Giữa phía trên là một mái vòm bán cầu đặt trên bệ 8 cạnh tượng trưng cho Tám Mối Phúc Thật. Nhà thờ do kiến trúc sư Barluzzi xây năm 1938 do chính phủ Ý thời Mussolini tài trợ, nhà thờ nay cũng thuộc dòng Francisco trông coi. Tọa lạc trên ngọn đồi cùng tên Beatitudes, phong cảnh nơi đây rất bình yên thanh tịnh, nhìn phía dưới là biển hồ Galilee nước xanh mặt phẳng như tờ. Cây cối trồng xung quanh là những cây cọ với những tàng lá xòe ra trông rất u nhàn. Nhà thờ được xây trên núi ngày xưa Chúa đã giảng về Tám Mối Phúc Lành được diễn tả trong thánh kinh như sau:

Bài Giảng Trên Núi - Tám mối Phúc (Luke 6:20-23):

“Thấy đám đông, Ðức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng:

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.

Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”

Nhà của Thánh Phêrô ở Capernaum

Sau đó chúng tôi ngồi xe men theo bờ hồ lên hướng Bắc đến vùng Capernaum viếng căn nhà của Thánh Phêrô ở ngày xưa và cũng là nơi Chúa Giêsu từng cư ngụ sau khi rời quê hương tuổi thơ ở Nazareth. Capernaum là một làng chài ở bên bờ Tây Bắc của biển hồ Galilee. Hiện nay làng chài chỉ còn lại là một di tích cổ điêu tàn với những nền nhà bằng đá nhưng nơi đây đã từng có người sinh sống từ năm 150 TCN cho đến năm 750 SCN với dân số khoảng 1,500 người. Người La Mã khi xâm lăng đất Do Thái chưa từng đặt chân đến làng này. Những di tích các nền nhà, đền thờ Do Thái chỉ mới được khai quật từ những năm 1800 cho đến nay và những khám phá mới nhất được công bố trên Internet vào năm 2003. Công tác khảo cổ phần lớn được thực hiện bởi dòng Francisco và được tài trợ bởi chính phủ Ý. Khám phá quan trọng nhất vào năm 1968 là tìm thấy nền nhà của Thánh Phêrô trong một quần thể nhà ở xây từ thế kỷ 1 SCN.

Làng chài Capernaum được Tân Ước đề cập đến nhiều lần: trong Tin Mừng của Thánh Luke đó là nơi tọa lạc các ngôi nhà của 4 môn đệ là Phêrô (Peter hay Simon Peter để phân biệt với môn đệ khác cũng tên Simon), Anrê (Andrew, anh của Peter), Giacôbê (James) và Gioan (John) cũng như của người thu thuế là Matthew. Làng chài là nơi Chúa chọn 4 môn đệ đầu tiên là Peter, Andrew, James và John. Theo Tân Ước viết bởi Matthew chương 4, câu 13 làng chài cũng là nơi cư ngụ của Chúa Giêsu. Theo Luke 4:31-44 Chúa Giêsu đã từng giảng dạy trong hội trường Do Thái Giáo ở Capernaum trong ngày Sabbath (Thứ Bảy là ngày nghỉ của đạo Do Thái). Ở Capernaum Chúa cũng chữa lành bệnh cho một người đàn ông bị quỷ ám và chữa bệnh nóng sốt cho mẹ vợ của Thánh Phêrô. Hiện ngôi đền thờ Do Thái vẫn còn di tích tại đây với nền nhà, vài bức tường và nhiều cây cột tròn. Riêng ngôi nhà của Thánh Phêrô chỉ còn lại nền nhà và phần dưới của những bức tường bằng đá tròn đen, hiện người ta xây một nhà nguyện ngay bên trên nền nhà của Thánh Phêrô.

Món đặc sản Cá Phêrô trong nhà hàng bên hồ Galilee.

Rời làng chài chúng tôi đi ăn trưa trong một nhà hàng xây sát cạnh bờ hồ với món đặc sản ở đây là món Cá Phêrô (Peter's Fish. Nhà hàng phía nhìn ra hồ để trống không xây tường để khách vừa ăn vừa ngắm cảnh, thực khách rất đông đủ mọi quốc tịch do các Tour hành hương đưa đến và nhà hàng làm ăn rất khấm khá vì biết khai thác món đặc sản này. Món Cá Phêrô là cá rô Phi (Tilapa) được chiên theo kiểu chiên xù với dầu mỡ thật nóng cho các vi cá dựng đứng lên. Cá bày trong dĩa lớn đi kèm miếng bánh mì tròn dẹp, một lát khoai tây hấp to bảng còn xà lách thì ăn bao nhiêu cũng được, cứ đến quày xà lách lấy cùng với dầu giấm, gia vị. Món đặc sản Cá Phêrô được tính là 15 Euro (tương đương với 20 đô la Mỹ) trong khi ở California cá rô Phi được bán với giá 1.99 USD 1 pound tương đương với 4 USD 1 kg. Cá rô Phi ở Cali người ta nuôi trong trại cá, chắc là Cá Phêrô cũng được người Do Thái nuôi nên mới có nhiều và cùng cỡ như nhau.


Sau chuyến du ngoạn bằng thuyền trên hồ Galilee chúng tôi rời thành phố Tiberias để đi Haifa bằng xe buýt của công ty du lịch. Haifa là thành phố hải cảng lớn thứ ba của Do Thái nằm bên bờ Ðịa Trung Hải ở miền Bắc Do Thái với dân số hơn 265,000 người (2010) và khoảng 300,000 người khác đa số là người sắc tộc Do Thái sống ở các thành phố kế cận như Krayot, Tirat Carmel và Nesher. Tổng cộng vùng đô thị Haifa có gần 600,000 dân gần 90% người Do Thái và số còn lại là người Ả Rập theo Thiên Chúa Giáo. Khoảng 28% người Do Thái ở Haifa trở về từ Liên Bang Xô Viết cũ sau khi khối này tan rã vào đầu thập niên 1990. Haifa còn là nơi đặt trụ sở của đạo Bahai tên chính thức là Bahái'í World Centre với khu đền thờ được Liên Hiệp Quốc công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới, đây là một khu vườn xây dựng trên triền núi phía bắc ngọn Carmel, kiến trúc tuyệt đẹp mà chúng tôi sẽ đến viếng thăm sáng nay.


Thành phố Haifahttp://www.inisrael.com/tour/haifa/img/bab.jpg


Từ Tiberias chúng tôi đi về hướng Tây khoảng 50 miles (80 km) mất khoảng một tiếng rưỡi thì đến Haifa. Haifa được xây dựng dọc theo triền núi Carmel với nhà cửa thoai thoải nhìn xuống biển. Trung tâm thương mại với phố xá nằm cạnh bờ biển và thành phố Haifa giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Israel gồm hải cảng hiện đại, nhiều khu sản xuất điện tử, vũ khí, thuốc men và xưởng lọc dầu. Haifa nằm cách Tel Aviv 56 miles (90 km) về hướng Bắc. Về lịch sử đây là một thành phố lâu đời có từ thời thánh kinh với tên cổ là Tell Abu Hawam, xưa kia là một hải cảng nhỏ được thành lập từ thời đồ đồng khoảng thế kỷ 14 TCN. Thế kỷ 3 SCN Haifa nổi tiếng với nghề nhuộm vải vóc. Qua bao thế kỷ thành phố bị sang tay nhiều chủ quyền, Haifa bị chinh phục và cai trị bởi người Byzantines, Á Rập, Thập Tự Quân, Ottomans, Ai Cập và cuối cùng là người Anh. Từ khi nước Israel được thành lập năm 1948, thành phố Haifa được điều hành bởi Hội Ðồng Thành Phố Haifa.
Chúng tôi tới Haifa trời không còn mưa nữa và nắng đã lên trên thành phố toàn là những ngôi nhà lầu tường trắng, trời xanh và ngoài kia biển Ðịa Trung Hải nước cũng xanh biếc.


Vài nét về đạo Bahai


Hầu hết du khách viếng Haifa đều đến thăm Vườn và Ðền Bahai nằm trên triền núi ở trung tâm thành phố. Ðây là một nơi cảnh trí tuyệt đẹp và là đền thờ linh thiêng thứ nhì của tôn giáo Bahai hoàn thành vào năm 2001 để vinh danh những người sáng lập đạo Bahai. Có thể nói đạo Bahai là một nhánh của Hồi Giáo, hiện tôn giáo này có khoảng từ 5 đến 6 triệu tín đồ trên 200 nước và lãnh thổ trên thế giới. Các tín đồ Bahai hành hương về Haifa để chiêm ngưỡng và kính viếng ngôi mộ của những nhà khai sáng đạo là những người chủ trương đoàn kết mọi nền văn hóa cũng như các tôn giáo.

Haifa là trụ sở tổng tòa quốc tế của đạo Bahai, nguyên thủy tôn giáo này xuất phát từ Persia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào giữa thế kỷ 19 nhưng bị các quốc gia Hồi Giáo cấm đoán vì tách ra khỏi Hồi Giáo. Chữ “Bahai” xuất xứ từ chữ “Bahá” tiếng Ả Rập có nghĩa là “vinh quang” hay “xán lạn.” Ðạo Bahai tin rằng chỉ có một Thượng Ðế nhưng mỗi tôn giáo tin theo một giáo chủ riêng là những người mang tin lành (messengers) do Thượng Ðế (God) gởi xuống như Abraham, Moses, Phật Thích Ca, Jesus và Muhammad ở những thời điểm khác nhau và triết lý tuy có khác để phù hợp với sự thay đổi của xã hội nhưng tựu trung cũng là thông điệp, tin mừng từ Thượng Ðế để nhắc nhở và cứu độ nhân loại.


Hải cảng Haifa khu vực kinh tế quan trọng của Israel.

Về lịch sử đạo phải truy lần theo các người khai sáng đạo kế tiếp nhau. Bắt đầu là ông Siyyid Ali-Muhammad of Shiraz vào ngày 23 tháng 5, 1844 công bố tại Shiraz nước Iran cương lĩnh và hệ thống tổ chức của đạo. Ông nhận mình là “Báb” có nghĩa là “cánh cửa” (gate), ông bị bắt giam và bị hành hình năm 1850. Ðệ tử của ông “Báb” là ông Bahá'u'llá nối tiếp việc truyền giảng đạo và cũng bị bắt bớ, trục xuất khỏi Tehran (thủ đô Iran) đến Baghdad (thủ đô Iraq ngày nay, lúc đó thuộc Ottoman) rồi tới Constantinople (Istanbul ngày nay) và Adrianople (Edirne ngày nay). Năm 1868 ông Bahá'u'llá bị đày sang thuộc địa của Ottoman là Akká tức nước Israel hiện nay và chết ở đây năm 1892. Con trai lớn của ông là Abdul Bahá được cha làm di chúc kế thừa lãnh đạo Bahai, trước đây đạo chỉ được biết ở Trung Á và Phi Châu đến thời ông này đạo được truyền sang Âu và Mỹ Châu. Ông Abdul Bahá cũng bị giam cầm và đến năm 1908 được phóng thích và mất năm 1921 tại Haifa. Thời gian sau khi được phóng thích ông Abdul Bahá đã cải táng xác đạo trưởng Báb tại núi Carmel sau 60 năm giữ ở một nơi bí mật. Hiện đạo được điều hành bởi một hội đồng gọi là The Universal House of Justice trụ sở là tòa nhà nhiều cột trong Vườn Bahai ở Haifa.


Vườn Ðạo Bahai ở Haifa


Vườn đạo Bahai còn được gọi là “Terraces” vì ở đây khu vườn được thiết lập trên sườn núi Carmel thoai thoải nhìn xuống biển và còn được gọi là “Vườn Treo ở Haifa.” Giữa khu vườn là Ðền Thờ Báb tức người khai sáng đạo Bahai, ông được chôn trong ngôi đền này. Ngôi đền có mái vòm hình bán cầu màu vàng nổi bật trên khu vườn hoa cỏ xanh tươi và được chăm sóc kỹ lưỡng. Nhiều người gọi nơi đây là “Kỳ Quan Thứ 8 Thế Giới” vì kiến trúc vĩ đại, hoành tráng lại cân đối hài hòa giữa cảnh trí thiên nhiên trời mây, non nước, núi đồi, hoa cỏ và những kiến trúc nhân tạo như đền đài, lăng mộ, lối đi, hồ nước, suối phun, bậc thềm v.v...

Lối thiết trí khu vườn theo hình bậc thang tạo thành 18 khu vực “terraces” mà tâm điểm là Ðền Thờ Giáo Chủ Bab. Mười tám “terraces” cộng với “terrace” của đền thờ là 19. Mười Chín là con số thiêng liêng của đạo Bahai vì giáo chủ Bab có 18 môn đệ cộng với ông tạo thành nhóm 19 người, lịch của đạo Bahai có 19 tháng trong một năm và mỗi tháng có 19 ngày, như vậy mỗi năm có 361 ngày (19 x 19) so với dương lịch cũng gần giống nhau là 365 ngày. Nếu đọc chương đầu tiên của kinh Quran Hồi Giáo thì môi sẽ chạm nhau đúng... 19 lần! Cũng trong Thánh kinh Quran thì sự Giáng Sinh của Chúa Jesus được mô tả ở chương 19, câu thứ 19 (Quran 19,19). Ðó là ý nghĩa về tâm linh cách thiết kế khu vườn mà kiến trúc sư Fariborz Sahba bắt đầu thực hiện từ năm 1987. Khởi đầu từ dưới thấp, khu vườn được xây dần lên cao kéo dài gần 1 km trên sườn núi Carmel với diện tích khoảng 200,000 mét vuông đất. Trong khu vườn lối đi được nối nhau bằng các hệ thống bậc thang cập theo 2 dòng suối dẫn nước từ trên núi xuống nên có những chiếc cầu bắc ngang, những bậc thang quanh co uốn lượn theo dòng nước. Hệ thống tưới nước khu vườn được điều hành bằng vi tính với những vòi phun tự động được tưới vào ban đêm hoặc rạng sáng để tránh nước mau bốc hơi. Nước dư chảy theo những lối đi và được thu hồi lại để không thất thoát nước. Khu vườn được bày trí theo vườn cảnh kiểu miền Persian nhằm ngăn tiếng động cơ giới từ thành phố vọng lên, giữ cho các đền lăng phía trong được êm đềm thanh tịnh.


Tòa nhà The Universal House of Justice, trụ sở của hội đồng điều hành đạo Bahai.


Có tất cả 3 cửa vào khu vườn: một ở phía trên cao nơi con đường Yefe Nof Street, một giữa lưng chừng núi nơi đường Ha'tzionut Street là cổng chính gần các đền và một ở phía dưới thấp cạnh Hagefen Square. Cửa phía trên cao có hướng dẫn viên của khu vườn nói được nhiếu thứ tiếng hướng dẫn, giải thích, tất cả đều miễn phí kể cả vé vào thăm vườn. Ðoàn hành hương chúng tôi tuy là người Việt nhưng định cư ở Ðức (duy chỉ có tôi là ở Cali), vườn không có hướng dẫn viên nói tiếng Ðức mà chỉ còn một anh chàng nói tiếng Anh. Cả tuần nay đi tới đâu các người hướng dẫn nói tiếng Ðức nên tôi chỉ như “vịt nghe sấm,” hôm nay mới có cơ hội thông dịch lại cho đồng hương ở Ðức những gì anh chàng hướng dẫn nói.


Vườn đạo Bahai theo hình bậc thang trên triền núi Carmel.

Vườn Bahai ở Haifa mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, 7 ngày một tuần, khu vườn phía trong gần đền thờ đóng cửa lúc 12 giờ trưa. Vườn Bahai đóng cửa vào những ngày lễ của đạo (khoảng 9 ngày trong 1 năm). Trong thời tiết mưa vườn có thể tạm thời đóng cửa vì lý do an toàn tránh trượt té vì trơn trợt. Nếu muốn tham dự những Tour có người hướng dẫn để ngoạn cảnh khu vườn, không cần giữ chỗ trước, Tour được tổ chức mỗi ngày (trừ ngày Thứ Tư) bắt đầu ở cổng 45 Yefe Nof Street (cổng nơi cao nhất). Tour kéo dài khoảng 50 phút hướng dẫn bằng các thứ tiếng Hebrew, Anh, Nga và chấm dứt ở cổng giữa. Vườn Bahai là địa điểm tôn giáo nên khách viếng được yêu cầu ăn mặc kín đáo, áo không hở vai và quần phải quá gối, nên mang giày gót thấp để đi bộ dễ dàng, được chụp ảnh và quay video (ngoại trừ bên trong đền thờ). Không được mang theo thú vật và vũ khí, được mang theo nước uống nhưng các loại nước ngọt, thức ăn, kẹo cao su không được phép mang vào vườn.

Vào khu vườn cảm giác đầu tiên là sự thanh tịnh, an vui trong tâm hồn vì cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, hoa cỏ xanh tươi trải dài từ trên cao xuống thấp bố trí cân xứng hài hòa. Các kiến trúc như đền thờ, lăng mộ, trụ sở hội đồng điều hành đều uy nghi, hoành tráng xứng đáng là một trung tâm tôn giáo uy nghiêm. Nhiều du khách cho rằng đây là thắng cảnh đẹp nhất của nước Do Thái và là một nơi khi đến Haifa không thể nào mà không đến thăm viếng.

Rời vườn địa đàng của đạo Bahai nằm trên triền núi nhìn ra biển xanh Ðịa Trung Hải, xe chúng tôi tiếp tục lên đỉnh cao nhất ngọn núi Carmel để viếng tu viện Muhraka. Nơi đây có cao độ 497m nhìn xuống vùng bình nguyên Jezreel Plain với những đồng ruộng, vườn rau cải xanh tươi trông rất mát mắt. Tu viện ngày xưa thời Thập Tự Quân nay chỉ còn lại ngôi nhà nguyện kính nhớ tiên tri Elijah và nhà thờ Sao Biển (Stella Maris, tiếng La Tinh của “Star of the Sea”)

Nhà nguyện Elijah
Elijah là một trong những tiên tri quan trọng trong thánh kinh Cựu Ước, ông sống ở miến Bắc Israel vào thế kỷ thứ 9 trước Thiên Chúa dưới triều Vua Ahab và Hoàng Hậu Jezebel. Ông là người được nhiều tôn giáo tôn sùng như một người chữa lành, làm phép lạ và là một vị anh hùng hiên ngang dám chống lại nhà vua độc tài Ahab và các tiên tri giả thời đó. Elijah được nói đến trong kinh thánh Hebrew của Do Thái Giáo, kinh Qur'an của Hồi Giáo và thánh kinh Tân Ước của Thiên Chúa Giáo. Trong Tân Ước Chúa Jesus và Thánh Gioan Tẩy Giả (John the Baptist) là những tiên tri ra đời sau đó 9 thế kỷ được so sánh với tiên tri Elijah được người Do Thái thờ kính từ nhiều thế kỷ trước. Một chương trong Tân Ước diễn tả Chúa Biến Hình trên núi Tabor có tả sự xuất hiện của tiên tri Elijah và Thánh Moses. Với người Do Thái họ thờ kính tiên tri Elijah như là người có quyền năng thay đổi thời tiết, làm mưa, làm gió bão, làm sấm sét đem lửa xuống từ trời. Ðối với Hồi Giáo trong kinh Qur'an, Elijah là một trong những tiên tri được viết theo chữ Ả Rập là “Ilyas”. Theo kinh Qur'an nhân vật Elijah cũng được diễn tả gần giống như trong thánh kinh Hebrew. Elijah chống lại Vua Ahab và nhóm tiên tri giả Baal và hai nhóm đã hẹn nhau trên núi Carmel để lập 2 bàn thờ xem Thượng Ðế sẽ nhận của lễ của ai? Người Hồi tin rằng Elijah đã biến mất một cách huyền bí sau cuộc tế lễ và trong kinh Qur'an không nói đến việc Elijah được đón lên trời bằng xe kỵ mã như người Do Thái đã tin.
Trên ngọn núi nhiều cây cối xanh tươi, nhà nguyện Elijah hay còn được gọi là Carmel Chapel là một kiến trúc bằng đá trắng với hai tầng lầu được xây vào năm 1883. Giữa nhà nguyện là bàn thờ làm bằng 12 tảng đá lấy ngay tại núi Carmel này để tượng trưng cho 12 bộ lạc của Israel cách nay gần 3,000 năm. Trên nóc nhà nguyện là nơi ngắm cảnh bao quát bình nguyên xanh tươi của vùng hồ Galilee, trên sàn sân thượng người ta vẽ những mũi tên chỉ về hướng các thánh địa. Trước nhà nguyện là khu vườn cây với nhiều tường đá thấp và trồng nhiều cây xương rồng, giữa là tượng tiên tri Elijah tay cầm một thanh gươm giơ lên cao như đang chiến đấu với đoàn quân của tà giáo Baal. Người ta tin rằng nơi khu vườn này là địa điểm ông Elijah chiến đấu và được Thương Ðế đón về trời.

Nhà thờ Sao Biển
Chúng tôi lên xe đổ dốc xuống núi đến nhà thờ Sao Biển (Stella Maris) nằm dưới triền núi Carmel cạnh biển Ðịa Trung Hải. Nhà thờ Sao Biển xây bằng đá màu nâu nhạt với mái vòm bán nguyệt phía trên có nhà tròn như ngọn hải đăng. Về lịch sử vào thế kỷ 12 trong thời kỳ Thập Tự quân chiếm đóng, một nhóm nhà tu khổ hạnh sinh sống ẩn náu trong các hang trên núi Carmel như tiên tri Elijah đã từng sống. Trong vòng một thế kỷ dòng tu Carmelite được thành lập và truyền bá sang Âu Châu trong khi ở núi Carmel họ bị trục xuất dưới thời quân Mamluk xâm lăng vào năm 1291. Mãi cho đến thế kỷ 18 dòng tu mới trở lại và họ xây dựng tu viện cũng như nhà thờ hiện nay bắt đầu vào năm 1836. Năm 1799 khi quân của Hoàng Ðế Pháp Napoléon xâm lăng vùng Trung Ðông trong lúc vây thành Akko (Haifa ngày nay), Napoléon đã dùng tu viện làm nhà thương. Cuộc vây thành thất bại, nhiều thương binh người Pháp bị bỏ lại và quân Thổ Nhĩ Kỳ đã giết họ khi quân Napoléon rút lui.
Bên trong nhà thờ Sao Biển trang trí bằng những bức tranh vẽ trên mái vòm của anh em họa sĩ Luigi Poggi thực hiện vào năm 1924-28 diễn tả cảnh tiên tri Elijah đi xe chiến mã về trời. Có tượng Ðức Mẹ Maria tạc bằng gỗ Cedar của vùng Labanon là nước bên cạnh. Tường nhà thờ xây bằng đá hoa cương Ý Ðại Lợi màu sắc hồng thắm luôn tươi sáng như mới được sơn lại. Trong nhà thờ có nhà bảo tàng với các cổ vật từ nhà thờ Byzantine đã từng được xây nằm bên cạnh và một cửa hàng bán đồ kỷ niệm cho du khách

Trong lúc viếng nhà thờ có những tu sĩ trao cho du khách những tài liệu miễn phí về lịch sử nhà thờ cũng như tu viện nơi đây thành lập từ thế kỷ 12. Các vị này rất tử tế, sẵn sàng trả lời những câu hỏi của du khách và hướng dẫn đến những nơi mà du khách tỏ ra thích thú muốn tìm hiểu. Một ngọn kim tự tháp ở trước sân nhà thờ nhằm tưởng nhớ những người lính Pháp đã chết nơi đây sau khi Tướng Napoléon rút lui. Ngọn tháp được khắc câu của Vua David tương tiếc Saul và Jonathan: “How are the mighty fallen in battle”.
Hang đá tiên tri Elijah
Gần nhà thờ Sao Biển là hang đá Elijah, hang đá này là một trong những động đá linh thiêng ở Israel. Theo nhiều tôn giáo như Do Thái, Thiên Chúa, Hồi Giáo người ta tin rằng tiên tri Elijah từng sinh sống và ẩn náu trong hang đá này khi sinh hoạt truyền giáo vùng núi Carmel cách nay 29 thế kỷ. Du khách đến đây thăm viếng và cầu nguyện mỗi ngày và trong năm nhiều dịp lễ lớn được cử hành tại nơi đây.
Hang đá tiên tri Elijah là động đá thiên nhiên dài khoảng 14m, rộng 8m và chiều cao 5m với nhiều thạch nhũ nhỏ trên trần động. Trong hang có nhiều bàn thờ, đèn nến và bông hoa cũng như tượng tiên tri Elijah. Theo các nhà khảo cổ hang đá từng là nơi người ta cư ngụ qua các triều đại Persian, Hellenistic, La Mã, Byzantine, Crusaders (Thập Tự quân) và Mameluk. Người hành hương đã bắt đầu đến đây rất sớm, theo những chữ vẽ trên tường cho thấy họ đến đây từ thời Byzantine, nhiều hàng chữ ghi lại những chuyến viếng thăm cách nay đến 1,000 năm! Hiện nay hang động được mở cửa cho công chúng thăm viếng, hành hương và đặt dưới sự quản lý của Bộ Tôn Giáo. Gần đó phía dưới gần bãi biển là con đường dẫn về thành phố Haifa với nhiều khách sạn, quán trọ và nhà hàng phục vụ cho khách hành hương. Phía trên núi là ngọn hải đăng Sao Biển (Stella Maris lighthouse) hiện đêm đêm vẫn còn rọi đèn hoạt động để hướng dẫn tàu bè vào cảng Haifa.
Ðêm cuối cùng trong chuyến hành hương thánh địa Israel chúng tôi ngụ trong khách sạn dưới chân núi nằm trên con đường Haifa đi Tel Aviv. Ngày mai sẽ chia tay vì sau khi máy bay hạ cánh trên nước Ðức, mạnh ai nấy đều về thành phố mình ở nên đêm nay sau bữa ăn tối có một buổi sinh hoạt chia tay. Chúng tôi mỗi người lên nói cảm tưởng cũng như nhận xét của mình về chuyến hành hương. Chia tay bao giờ cũng buồn vui lẫn lộn nên cũng có nước mắt lẫn nụ cười, cười vui khi nhắc lại những kỷ niệm khó quên trong chuyến đi, nhỏ lệ khi chia tay không biết dịp nào mới gặp lại? Sau chuyến đi mỗi người đều có nhiều người bạn mới nên trao đổi nhau số điện thoại để rồi còn liên lạc lại sau này


Buổi sáng hôm sau là Thứ Ba 2 Tháng Ba, 2010 sau khi ăn sáng chúng tôi rời khách sạn để đi về hướng Nam trực chỉ Tel Aviv. Nửa đường xe dừng lại để viếng thăm di tích thành phố cổ Caesarea Maritima.
Di tích thành cổ Caesarea Maritima
Caesarea Maritima là một thành phố hải cảng nằm bên bờ Ðịa Trung Hải được xây dựng bởi Vua Herod (Hêrôđê) vào khoảng năm 25 đến 13 Trước Thiên Chúa nằm trên nửa đường Tel Aviv đi Haifa. Thành phố được mô tả chi tiết vào thế kỷ thứ nhất bởi sử gia Do Thái gốc La Mã tên Josephus với nào là hoàng cung Vua Herod xây tận ra biển. Josephus mô tả hải cảng nơi đây lớn không thua hải cảng Piraeus là hải cảng chính ở Athens, Hy Lạp. Di tích những dinh thự lớn do Herod xây và phố xá thời Trung Cổ hiện nay vẫn còn nhìn thấy kể cả bức tường thành, lâu đài và nhà thờ lớn thời Thập Tự quân. Thành phố trở thành thủ đô hành chánh ngay sau khi được thành lập, dưới thời La Mã là một hải cảng lớn, có sân vận động, đấu trường như một thành phố Ý Ðại Lợi. Thời Thập Tự quân đây là trung tâm Thiên Chúa Giáo với vương cung thánh đường to lớn. Khi người Hồi cai trị thành phố vẫn phát triển như thủ đô của Palestine với nhiều đền thờ Mosque hiện nay vẫn còn và trở thành cửa hàng cho du khách mua sắm. Caesarea Maritima trở nên tàn lụi vào khoảng 1870 đến 1880 khi trở thành khu định cư của người tỵ nạn Circassian và người Bosnian. Con cháu của họ bị đuổi ra khỏi khu định cư trong trận chiến 1948. Thập niên 1950, 1960 các toán khảo cổ bắt đầu khai quật những thành lũy thời Thập Tự quân và rạp hát lộ thiên thời La Mã và hiện nay công cuộc khảo cổ vẫn đang tiến hành.
Không khí khu thành cổ vì gần biển nên rất trong lành mát mẻ khiến mọi người vui tươi sảng khoái. Trong vận động trường lộ thiên, ngồi trên những hàng băng đá, đoàn hành hương chúng tôi sinh hoạt đồng ca những bài hát vui tươi. Có lẽ vì còn sáng sớm nên khu di tích cổ thành vắng bóng du khách mặc tình cho các giọng ca “truyền cảm” của chúng tôi gào thét giữa trời mây sóng nước.
Người Việt ở Israel
Rời di tích thành phố cổ thời La Mã, chúng tôi đi về Tel Aviv và dừng chân ăn trưa trong một quán nước. Phi trường Tel Aviv ở về phía Ðông Nam thành phố nên chúng tôi dùng xa lộ vòng đai không có vào trung tâm thành phố. Tel Aviv là thành phố thương mại, tài chánh lớn thứ nhì của Israel nơi đây có cộng đồng Việt Nam vài trăm người. Hàng năm vào ngày Tết Nguyên Ðán đồng hương cũng hẹn nhau tụ họp trong hội trường để cùng nhau hướng về quê hương đất nước và ăn một cái Tết có chút hương vị Việt Nam trên vùng Trung Ðông xa xôi trắc trở. Người Việt ở Israel gồm người tỵ nạn ra đi bằng thuyền và được tàu Israel vớt trên biển Ðông cách nay gần 30 năm. Họ được Israel cho định cư và nhập tịch Israel nhanh chóng dễ dàng. Lớp người tỵ nạn này hội nhập rất mau và thành công cũng nhanh chóng, con cái của họ học hành rất giỏi, nhiều em trở thành đạo diễn điện ảnh đã từng làm phim đi dự các đại hội điện ảnh quốc tế, kể cả đại hội điện ảnh do hội VAALA tổ chức 2 năm một lần ở Quận Cam California. Nhóm người thứ hai là những tu sĩ Công Giáo được Tòa Thánh hay các giáo phận, dòng tu cho đi học, nghiên cứu hay phụng vụ xã hội, các vị này là những linh mục, những bà sơ, có vài bà sơ Việt Nam nhận Do Thái làm quê hương và sẽ ở lại đây suốt đời. Nhóm thứ ba đa số là người miền Bắc (Nghệ An, Hà Tĩnh) là những người sang Israel theo diện xuất khẩu lao động, họ làm việc trong các xưởng may hay giúp việc trong các gia đình.

Phi trường Tel Aviv không lớn lắm nhưng mới mẻ hiện đại. Cũng bằng phi cơ Ðức hãng TUIfly sau 5 giờ bay chúng tôi đáp xuống phi trường Koln/Bonn vào buổi hoàng hôn và kết thúc chuyến hành hương đất Thánh đúng một tuần lễ. Chuyến hành hương rất hữu ích soi tỏ những điều trước đây còn mơ hồ lệch lạc và không gian khổ như tôi tưởng, giờ đây tôi đã biết thánh địa là nơi xuất phát nhiều tôn giáo lớn như thế nào? Jerusalem, Bethlehem, Nazareth, Galilee không còn là những vùng đất xa xôi nữa mà mãi mãi trong trí nhớ.


Rời nhà hàng bán cá Thánh Phêrô ở bên bờ Tây hồ Galilee xe chúng tôi sang bờ Ðông để lên cao nguyên Golan. Cao nguyên Golan (Golan Heights) là một vùng đất chiến lược nhiều núi cao phần cuối của dãy Anti-Lebanon nằm dắt ngang biên giới Syria và Israel. Trước kia thuộc Syria, hai phần ba lãnh thổ cao nguyên Golan hiện bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh chớp nhoáng 6 ngày vào năm 1967. Golan có lịch sử lâu đời từ thời thánh kinh được ghi chép và nổi tiếng với nhiều di tích khảo cổ đồng thời cũng là địa điểm du lịch thu hút khách thăm viếng với nhiều dòng suối, núi non và thác nước tuyệt đẹp.



Thác nước trên cao nguyên Golan.


Tên Golan xuất xứ từ Gaulan hay Jaulan là tên thành phố nói đến trong Thánh kinh, trong thời sơ khai hỗn loạn thành phố Gaulan là một trong những nơi an toàn nằm phía Ðông sông Jordan. Về địa dư cao nguyên Golan có độ cao thay đổi từ 9,230 ft. (2,814 m) ở ngọn núi Hermon phía Bắc xuống đến độ cao bằng mực nước biển (0 m) ở con sông Yarmuk phía Nam. Miền Bắc Golan núi non chớn chở nhiều độ dốc trong khi miền Nam núi đồi thoai thoải hiền hòa với nhiều bãi cỏ xanh và những ruộng rau cải. Về hành chánh, cao nguyên Golan đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Israel từ 1967 đến 1981. Trong năm này Israel thông qua đạo luật về tình trạng cao nguyên Golan đặt Golan dưới luật dân sự có nền hành chánh và tư pháp dân sự. Ða số dân ở cao nguyên Golan thuộc người sắc tộc Hồi giáo Druze, trong vùng Israel chiếm đóng họ vẫn giữ quốc tịch Syria và độ 10% nhập tịch Israel nếu muốn. Người không nhập tịch Israel được Israel cho quy chế thường trú và cấp giấy thông hành để di chuyển. Năm 2009 khu vực Israel chiếm đóng có dân số là 41,400 người trong đó sắc tộc Hồi Druze chiếm 20,500, 17,600 người Do Thái và khoảng 2,200 các sắc dân Hồi khác. Người Druze sinh sống ở các làng như Ein Qinya, Buq'ata, Majdal Shams và Mas'ada hầu hết đều làm nghề nông. Như hành động nhân đạo từ năm 1988 Israel cho phép người Druze xuất cảng 11,000 tấn trái táo sang Syria mỗi năm trong hiệp ước trao đổi mậu dịch giữa Israel và Syria cũng như cho các giáo sĩ mỗi năm sang Syria hành hương. Phần đất Golan vẫn do Syria cai trị có dân số đông hơn là 79,000 người mặc dù diện tích chỉ có 600 km2 so với 1,200 km2 do Israel quản lý. So với các lãnh thổ khác Israel chiếm đóng như Dãy Gaza, Bờ Tây (West Bank, phía Ðông Jerusalem) với dân chúng là người Palestine thì cao nguyên Golan với người Druze hiền hòa, hợp tác với Israel nên ít xảy ra nhiều tranh chấp.




Ðộng Thần Pan trên cao nguyên Golan.


Trong quá khứ đã nhiều lần Syria đòi hỏi quân Israel phải rút quân ra khỏi cao nguyên Golan, trả lại đất đai theo đường biên giới trước ngày 4 tháng 6, 1967 trong khi Israel lại muốn dùng biên giới 1923 do quốc tế thành lập. Dưới thời Thủ Tướng Rabin và Peres, Israel nghe như có vẻ chấp nhận đường biên giới trước 1967 nhưng Israel muốn tiếp tục kiểm soát biển hồ Galilee vì đó là nguồn nước ngọt chính của Israel. Mới đây vào ngày 4 tháng 2, 2010 ngoại trưởng Israel là Avigdor Lieberman báo động Syria “muốn vẽ lại bản đồ Israel bằng một cuộc chiến tranh mới” và ông ta hăm dọa là “sẽ đánh tan và chính phủ Syria sụp đổ trong cuộc chiến mới này.” Ông ta thêm rằng Syria nên bỏ giấc mộng tái chiếm vùng cao nguyên Golan do Israel đang cai trị.


Nguồn sông Jordan ở Banjas


Vùng cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng nằm sát hồ Galilee bao gồm phía Bắc và Ðông của hồ nước ngọt rộng lớn này. Ðất đai ở đây là núi đồi cây cối xanh tươi với nhiều dòng suối từ phía Bắc chảy xuống đổ nước vào hồ Galilee và hồ này sẽ đưa nước vào sông Jordan để tiếp tục chảy xuống hướng Nam và kết thúc ở hồ nước mặn Biển Chết (Dead Sea). Xe chúng tôi vào cao nguyên Golan sau khi dừng lại ở trạm biên giới có binh lính Israel canh gác để xem giấy xe. Chúng tôi được bà Malca hướng dẫn viên du lịch người Do Thái nhưng biết tiếng Ðức dẫn đi thăm vùng Banjas nằm cách hồ Galilee lối 25 miles về phía Bắc và dưới chân núi Hermon. Banjas thời Thánh kinh Tân Ước còn có tên là Caesarea Philippi là nơi có con suối lớn nhất tức nguồn nước phát nguyên của sông Jodan. Mấy hôm nay trời lại mưa là hiện tượng theo bà Malca cho là... mới thấy mưa lớn dai dẳng lần đầu tiên trong đời, nên những thác nước ở đây nước tuôn xuống ầm ầm tạo bọt trắng xóa đẹp mắt.




Ðoàn hành hương trên du thuyền ở biển hồ Galilee.


Vùng Caesarea Philippi dồi dào nguồn nước nên đất đai màu mỡ theo lịch sử thời cổ xưa nơi đây có nhiều đền thờ được xây trong thành phố này dưới thời Hellenistic và thời La Mã. Trong Thánh kinh Cựu Ước nơi đây được gọi là Panias sau khi thần Hy Lạp có tên là “God Pan” được người ta thờ phượng và tế lễ ở đây. Thần Hy Lạp “God Pan” có đầu và thân là người nhưng hai chân là chân... dê có lông và các móng nhọn. Qua các cuộc đào xới khai quật các di tích cổ người ta mới khám phá được những chi tiết như vừa nói. Liên quan đến Thiên Chúa Giáo, trong Thánh kinh Tân Ước, Chúa Giêsu không thấy ghi lại là có đặt chân đến thành phố này nhưng hai sự kiện là “xưng tội” và “biến hình” đều xảy ra trong vùng này (Matthew 16:13) và nơi đây Tân Ước viết với địa danh là Caesarea Philippi.

Chúng tôi tới thăm Ðộng “Thần Pan” (Grotto of Pan) dưới chân núi đá màu đỏ, đây là một hang động khá lớn. Trong động có một dòng suối nước trong chảy ra và nơi đây người ta tế lễ giết dê cừu cho Thần Pan vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Thần Pan được xem là thần của những người chăn nuôi, ông ta cũng sinh sống bằng nghề chăn nuôi và thường thổi tiêu sáo (flute) để giải sầu. Từ đó thành phố này được gọi là Panias và tiếng Ả Rập đọc là Banias và tiếng Hebrew gọi là Banjas. Hiện nay “thành phố” không thấy còn một căn nhà nào, chỉ còn lại nhiều tường cột, nền nhà và các khung cửa được đục trong vách núi, có nơi tạc tượng cha của Thần Pan là Hermes. Ðây là chuyện thần thoại phát xuất từ nền văn hóa Hy Lạp có trước văn hóa La Mã và trước Thiên Chúa Giáo, thời kỳ người ta còn thờ nhiều thần thánh và tô vẽ nhiều huyền thoại cho các nhân vật này.





Thành phố Liberias bên bờ hồ Galilee.

Thành phố Tiberias cạnh hồ Galilee


Rời cao nguyên Golan với núi đồi, thác nước trong cơn mưa lâm râm chúng tôi về lại thành phố Tiberias nằm bên bờ Tây của hồ Galilee và đến khách sạn Leonardo Club Hotel ở về phía Nam của trung tâm thành phố. Chúng tôi lấy phòng và sẽ nghỉ tại đây một đêm. Khách sạn hiện đại xây theo hình chữ L, 10 tầng lầu có đến 398 phòng thuộc công ty khách sạn Leonardo Hotels. Khách sạn có hồ tắm ngoài trời, khu Spa có phòng xông hơi (saunas) và massage. Ðây là khách sạn sang trọng nhất trong chuyến hành hương Do Thái này, phòng chúng tôi có ban công nhìn ra hồ Galilee. Buổi tối nhìn ra hồ thấy những ánh đèn trên các con thuyền đánh cá lung linh trên mặt hồ và phía bờ bên kia là cao nguyên Golan chi chít những ánh đèn của những làng mạc trên vùng núi cao đó.

Sau bữa ăn tối trong khách sạn, chúng tôi lang thang ra phố dạo chơi, thăm dân Do Thái cho biết sự tình. Ðây là thành phố du lịch nổi tiếng từ xưa với nhiều suối nước nóng tin rằng chữa được nhiều chứng bệnh. Thành phố đông khách du lịch nội địa vào mùa Hè nên ở đây có tất cả khoảng 30 khách sạn hiện đại nằm kế bờ hồ Galilee (tên mới là hồ Kineret). Tiberias tiếng Hebrew là “Tverya” đồng nghĩa với “Vacations” nên ở đây du khách có thể thưởng thức nhiều phương tiện nghỉ ngơi thư giãn của thiên nhiên như trượt nước, câu cá, bơi lội, chèo thuyền và tắm suối nước nóng. Trở về với lịch sử bằng cách vào thăm phố cổ, viện bảo tàng vì thành phố vào đầu thế kỷ 2 từng là thủ đô văn hóa của người Do Thái sau khi họ bị quân La Mã không cho cư ngụ tại Jerusalem. Hồ Galilee bên cạnh còn là nơi tín đồ Thiên Chúa Giáo hành hương vì là nơi hoạt động rao giảng của Chúa Giêsu sau khi Người rời khỏi nơi lớn lên ở Nazareth. Chúa Giêsu đã sống với các môn đệ của mình bằng nghề chài lưới trên hồ Galilee và làm nhiều phép lạ được ghi chép trong Tân Ước.

Ra phố thấy thành phố rất nhỏ (dân số 40,000 người), khu phố cổ là trung tâm với nhiều nhà hàng, quán rượu và các biệt thự, các khách sạn nằm cạnh bờ hồ. Dọc bờ hồ là công viên trồng nhiều cây cọ (palm) có lối dạo mát cho người đi bộ và rất nhiều cầu tàu là bến của những chiếc ca nô, du thuyền.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm khi ánh mặt trời vừa nhô lên khỏi núi đồi Golan ở hướng Ðông. Qua cửa kính, trời hôm nay quang đãng, những áng mây mưa còn sót lại trôi nổi nơi chân trời, nên ánh dương vừa mọc cố xuyên qua tạo nên những tia nắng tím hồng phản chiếu trên mặt hồ có vài con thuyền neo đậu tạo nên một cảnh tượng vừa hoành tráng vừa lung linh nhiều màu sắc. Tôi vội lấy máy ra chụp nhiều tấm rất đẹp, không phải vì tài nghệ chụp ảnh mà vì cảnh đẹp tự nhiên ngay ngoài ban công khách sạn.


Nhà thờ Hóa Nhiều Bánh và Cá


Sau khi tập họp ăn sáng trong khách sạn chúng tôi được đưa đến viếng nhà thờ Hóa Nhiều Bánh và Cá (Church of Multiplication of the Loaves and Fishes). Nhà thờ được xây mới trên nền nhà thờ cũ có từ thế kỷ thứ 4 và 5 nhằm vinh danh phép lạ Chúa Giêsu hóa 5 bánh mì và 2 con cá thành nhiều đủ cho 5 ngàn người ăn trong lúc nghe Chúa rao giảng trên bờ hồ Galilee (Mark 6: 40-44). Bên ngoài nhà thờ nhiều cây cọ xanh tươi, có hồ nuôi cá Koi yên tịnh. Bên trong nhà thờ bằng đá trắng đơn sơ với vài hàng ghế gỗ, dưới bàn Thánh còn nền nhà thờ cũ với tranh cẩn đá màu Mosaic hình 2 con cá và một thúng bánh.


Xem chiếc thuyền Chúa Giêsu


Sau đó chúng tôi lên xe di chuyển đến Yigal Allon Center cũng gần đó. Yigal Allon Center là một nhà bảo tàng để tưởng nhớ Yigal Allon (1918-1980) là nhà chính trị Do Thái từng tham gia lập kế hoạch trong cuộc chiến 6 ngày 1967, ông từng giữ chức Thủ Tướng Israel vào năm 1969. Nhà bảo tàng Yigal Allon nằm cạnh bờ hồ Galilee bên trong có trưng bày “Chiếc Thuyền Chúa Giêsu.” Nguyên vào ngày 24 tháng 1, 1986 mực nước hồ Galilee cạn nhất, hai anh em ngư phủ Yuval và Moshe Lufan khám phá thấy một xác thuyền cổ nằm gần bờ hồ. Lúc ấy trên bầu trời Galilee một lúc có hai cầu vòng (rainbow) nằm vắt ngang như là dấu hiệu từ Thiên Chúa. Hai anh em đi báo chính quyền và sau đó một ủy ban được thành lập gồm các nhà khoa học, khảo cổ để trục vớt, bảo tồn và xác định niên đại. Bằng phương pháp Carbon-14 các nhà khoa học cho rằng đây là chiếc thuyền gần 2,000 năm cùng thời với Chúa Giêsu đi đánh cá với các môn đệ trên hồ Galilee nên người ta đặt tên chiếc thuyền là “Jesus Boat”. Chúng tôi xem xác chiếc thuyền, chiều dài khoảng 10 mét bằng gỗ có thể chở được 10 người và vận hành bằng chèo và buồm.http://www.sacred-destinations.com/israel/images/galilee/boat/boat2-c-zyzy.jpg

Xác thuyền thời Chúa Giêsu tìm thấy năm 1986.


Ði du thuyền trên biển Galilee

Chúng tôi tới cầu tàu ngay phía trước nhà bảo tàng để xuống chiếc du thuyền đang nổ máy chờ. Thuyền bằng gỗ có một tài công và một thủy thủ, trên thuyền ngoài những chiếc ghế nhựa, sàn thuyền trống trải để du khách sinh hoạt và phía trên là mái che mưa nắng. Thuyền chạy lòng vòng trên hồ Galilee để chúng tôi ngắm cảnh, cùng nhau sinh hoạt tâm linh và vui chơi. Lúc đầu linh mục hướng dẫn suy niệm lời Chúa cũng như nhắc lại Thánh kinh, sau đó hát Thánh ca, hết Thánh ca hát nhạc yêu nước các bài “Việt Nam, Việt Nam”, “ Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, hết nhạc yêu nước chuyển qua vũ tập thể. Các cô, các bà sắp hàng, lắc lư múa hát tưng bừng tạo không khí vui tươi trẻ trung trong buổi sáng mùa Xuân nắng ấm chan hòa trên mặt hồ xanh phẳng lặng. Anh chàng thủy thủ trẻ tuổi người Do Thái biểu diễn cho chúng tôi xem một màn quăng lưới trên hồ như ngày xưa Thánh Phêrô từng làm. Hai lần quăng lưới không dính một con cá nào mặc dù nước trong thấy nhiều cá chép to lớn bơi lội nhởn nhơ dưới hồ!
Trịnh Hảo Tâm
Ảnh: Phùng Khải Tuấn

No comments:

Post a Comment